1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

anh chị hãy mô tả những xu hướng thay đổi của nền kinh tế toàn cầu trong 30 năm gần đây những xu thế này tạo ra những cơ hội và thách thức gì cho các doanh nghiệp kinh doanh ở việt nam

16 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Anh Chị Hãy Mô Tả Những Xu Hướng Thay Đổi Của Nền Kinh Tế Toàn Cầu Trong 30 Năm Gần Đây Những Xu Thế Này Tạo Ra Những Cơ Hội Và Thách Thức Gì Cho Các Doanh Nghiệp Kinh Doanh Ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Phương Vũ
Trường học Ueh University
Chuyên ngành Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,59 MB

Nội dung

Cơ hội tạo ra cho các doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam Toàn cầu hóa kinh tế đưa thị trường Việt Nam hội nhập với thế giới và trở thành thị trường cởi mở với cá doanh nghiệp trong và

Trang 1

DAI HOC UEH TRUONG KINH DOANH

KHOA KINH DOANH QUOC TE - MARKETING

=> >*$< UEH

UNIVERSITY

BAI TIEU LUAN

MON KINH DOANH QUOC TE

Hình thức thi: Tiểu luận không thuyết trình trực tuyến

Trang 2

Cau 1 (4 diém)

Anh/chị hãy mô tả những xu hướng thay đổi của nền kinh tế toàn cầu trong 30 năm gần

đây Những xu thế này tạo ra những cơ hội và thách thức gì cho các doanh nghiệp kinh doanh ở Việt Nam?

Trong ba mươi năm gan đây, diện mạo của thế giới đã những thay đổi đáng kể, khác xa với những dự báo đã được đưa ra trước đó Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ lần thứ 3 cùng

với sự ra đời của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 1995 là những sự kiện quan trọng làm thay đối mọi mặt đời sống kinh tế nhân loại Đối nền kinh tế toàn cầu, sự thay đổi này được thê hiện nổi bật qua 3 xu hướng: toàn cầu hóa, kinh tế số và kinh tế xanh

1 Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế 1.1 Khái quát

Xuất hiện từ những năm 1960, toàn cầu hóa kinh tế đã trở thành một trong những khái

miệm được sử dụng rộng rãi nhất trong khoa học kinh tế đương đại Toàn cầu hóa kinh tế có thể

hiểu là “một hiện tượng gắn liền với sự gia tăng về số lượng cũng như cường độ của các cơ chế,

tiến trình và hoạt động nhằm thúc đây sự phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau về kinh tế giữa các

quốc giá” Theo đó, toàn câu hóa kinh tế làm lu mờ các đường biên giới quốc gia, mở rộng

không gian hợp tác, cạnh tranh của các nước, và thúc đây phát triển nền kinh tế toàn cầu Có thể thấy, toàn cầu hoá đã và đang tạo ra những ưu thế nhất định, có thể tóm tắt trong 3 đặc điểm sau:

Thứ nhất, tự do hóa thương mại đang trở thành nội dung quan trọng của quá trình toàn

cầu hóa kinh tế Thứ hai, toàn cầu hóa kinh tế thúc đây tự do hóa các hoạt động tài chính và đầu tư quốc tế Thứ ba, toàn cầu hóa kinh tế tạo điều kiện cho nhiều tổ chức liên kết kinh tế quốc tế được hình thành ở những cấp độ khác nhau (từ liên kết tam giác, tử giác đến liên kết khu vực và

toàn cầu) 1.2 Cơ hội tạo ra cho các doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam

Toàn cầu hóa kinh tế đưa thị trường Việt Nam hội nhập với thế giới và trở thành thị

trường cởi mở với cá doanh nghiệp trong và ngoài nước Bối cảnh chính trị ôn định cùng với các nguyên tắc, quy định của các tô chức liên kết kinh tế mà Việt Nam ký kết, đều bảo đám cho các

Trang 3

doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam có được cơ hội tự do tiếp cận thị trường xuất - nhập khẩu, đầu tư và sản xuất, kinh doanh

Đối với các doanh nghiệp trong nước, toàn câu hóa kinh tế sẽ góp phần nâng cao sức

cạnh tranh và hiệu quả sản xuất - kinh đoanh cho doanh nghiệp Cụ thể, trong tiễn trình hội nhập,

sự bảo hộ của Nhà nước đối với doanh nghiệp sẽ giảm dần theo các cam kết quốc tế, làm gia tăng áp lực cạnh tranh từ bên ngoài lên doanh nghiệp Đây là một thách thức rất lớn, nhưng cũng là cơ hội và động lực để doanh nghiệp tự vươn lên khăng định mình Đối với các doanh nghiệp nước ngoài, hoạt động đầu tư tại Việt Nam giúp doanh nghiệp có điều kiện tiếp thu, học hỏi trình độ, kinh nghiệm, góp phần nâng cao năng lực quản lý và sản xuất kinh doanh

1.3 Thách thức cho các doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam

Tuy vậy, trong quá trình hội nhập, bên cạnh những cơ hội và thuận lợi nói trên, các doanh

nghiệp kinh doanh tại Việt Nam phái đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức

Trước hết, thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn hình thành, hệ

thống luật pháp, chính sách kinh tế chưa hoàn chỉnh sẽ là một trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh tại đây Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh

của các doanh nghiệp nước ngoài nøay tại thị trường nội địa, trong bối cảnh Việt Nam “mở cửa”

cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được tham gia buôn bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ một cách tự do và bình đăng Nhiều doanh nghiệp trong nước không thể cạnh tranh, phải đối với nguy cơ bị mắt thị phần ngay trong “sân nhà”, thậm chí là phá sản

2 Xu hướng kinh tế số 2.1 Khái quát

Kinh tế số là “một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet” Ở Việt Nam, tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam năm 2019, kinh tế số được hiểu “là toàn bộ hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng số, và phát triển kinh tế số là sử dụng công nghệ số và dữ liệu để tạo ra những mô hình kinh doanh mới”

(HÙNG, 2021)

Trang 4

Too long to read on your phone? Save to read later on your

Hiện nay, kinh té sé duoc ap dung lén tat cé computer

nông nghiệp, dịch vụ; tài chính ngân hàng, giao †

trưởng kinh tế chất lượng cao Tại nhiễu quốc gia, h Save to a Studylist nén phé bién trong cudc séng hang ngay, cy thé la

trực tuyến, quảng cáo trực tuyến, làm việc từ xa, vận chuyên hay giao nhận, đều được tích hợp công nghệ phục vụ cho nhu cầu của người dân Tuy nhiên, nhìn nhận ở tầm vĩ mô hơn, kinh tế số giúp làm giảm rào cản thị trường, tạo ra nhiều cơ hội tiếp cận, chia sẻ thông tin, kiến thức và góp

phần đưa các doanh nghiệp hội nhập vào chuỗi công nghệ toàn cau 2.2 Cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam

“Trong năm 2021, nền kinh tế số của Việt Nam đã cán mốc 21 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái Dự kiến, đạt 57 tỷ USD năm 2025, đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á, tốc độ tăng trưởng khoảng 29% mét nam”, Lynn Hoang, Giam đốc Binance khu vực Đông

Nam Á, cho biết (Vân, 2022) Có thé thay, bối cảnh kinh tế số tăng trưởng mạnh mẽ của Việt

Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các đoanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh và thiết lập các quan hệ với đối tác, khách hàng, bằng cách cung cấp nên táng cần thiết giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình quán lý và sản xuất, thiết lập quan hệ với đối tác

2.3 Thách thức cho các doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam

Nền kinh tế số của Việt Nam có những chuyển biến tích cực với điểm mạnh là cơ cở hạ tầng viễn thông, tuy nhiên, chỉ số an toàn an ninh thông tin tại Việt Nam còn ở mức thấp sẽ là e ngại lớn nhất của các doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam Ngoài ra, việc thiếu hụt nhân lực

chất lượng và độ phủ sóng Internet của người dân chưa tối đa cũng là những thách thức đối với các doanh nghiệp kinh doanh tại đây

3 Xu hướng kinh tế xanh

3.1 Khái quát “Kinh tế xanh là nền kinh tế mang lại phúc lợi cho con người và công bằng xã hội, vừa giảm thiểu đáng kế các nguy cơ về môi trường và suy giảm sinh thái” Trên thế giới vẫn còn

nhiều định nghĩa khác nhau về kinh tế xanh nhưng định nghĩa mà Chương trình Môi trường Liên

hợp quốc (UNEP) đưa ra được đánh giá là chính xác và đầy đủ nhất Theo đó, đặc điểm của nền

Trang 5

kinh xanh bao gồm: tỷ lệ phat thai cacbon thap, sir dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và

đảm bảo công bằng xã hội (Linh, 2019)

Tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Seoul (11 - 12/11/2010), kinh tế xanh được thừa nhận

“là một phần của phát triển bền vững, là một chiến lược phát triển chất lượng, cho phép các quốc gia đi trước đón đầu các công nghệ cũ trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cá thông qua việc sử dụng hiệu quả năng lượng và công nghệ sạch” (TRƯỜNG, 2022) Có thể thấy, kinh tế xanh không chỉ thỏa mãn nhu cầu tăng trưởng kinh tế mà còn giải quyết được các thách thức môi trường, sinh thái và vấn đề công bằng xã hội Do đó, kinh tế xanh chính là giải pháp hiệu quả để thể giới vượt qua suy thoái kinh tế, bung né dan sé, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường và biến đối khí hậu; đưa mỗi quốc gia đi tới đích “tăng trưởng xanh” và cuối cùng là phát triển bền vững (ANH, 2021)

3.2 Co hội cho các doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam

Tại Việt Nam, kinh tế xanh đã được Nhà nước chú trọng phát triển từ lâu với nhiều định hướng và chiến lược được ban hành, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đất nước trong quá trình

chuyên đổi Cụ thể, ngày 5/3/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt triển khai chương

trình Nhãn xanh Việt Nam, với mục đích khuyến khích mô hình sản xuất tiêu thụ bền vững, và

nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các vấn đề môi trường Vì vậy, đối với các doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam, việc cung cấp những sản phâm đủ điều kiện Nhãn xanh sẽ đem

đến cho họ những lợi ích to lớn, cụ thể là ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, vốn; miễn, giảm thuế, phí về

bảo vệ môi trường; ưu tiên mua sắm công xanh và hỗ trợ quảng bá tiêu thụ sản phẩm (Trang, 2017) Mặt khác, thực hiện chương trình Nhãn Xanh cũng giúp các doanh nghiệp xây dựng được hình ảnh thương hiệu tôn trọng pháp luật Việt Nam; qua do, lam hong hai long cả cơ quan chức năng và người tiêu dùng trong nước, tạo cơ hội cho doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận và phát triển bền vững trong tương lai

Ngoài ra, xu hướng tiêu dùng xanh đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam, khi người tiêu dùng nước này sẵn sàng chỉ nhiều hơn cho các sản phẩm sạch, chất lượng cao và thân thiện với môi trường Do đó, mô hình “sản xuất xanh” sẽ là ưu thế cạnh tranh giúp doanh nghiệp vươn lên

trong “cuộc chiến” thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị phần tại tỉ trường Việt Nam

3.3 Thách thức cho các doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam

Trang 6

Trước hết, mô hình sản xuất xanh đòi hỏi tiềm lực lớn về tài chính, nguồn vốn, công nghệ và con

người, do đó, phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ không thê đáp ứng điều kiện để đầu tư phát triển mô hình Với tiềm lực cạnh tranh yếu, những doanh nghiệp này sẽ phải đối mặt với nguy cơ tụt lại sau so với đối thủ và đánh mắt tệp khách hàng tiềm năng - những người sẵn sàng chỉ tra

cho các sản phẩm thân thiện với môi trường Tại Việt Nam, mặc dù Nhà nước có những chính sách khuyến khích sản xuất và tiêu thụ sản phẩm xanh, tuy nhiên những nỗ lực này là chưa đủ,

khi hệ thống pháp luật và chính sách khuyến khích còn chưa đồng bộ; đồng thời, hoạt động ủng

hộ, hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất xanh còn hạn chế Vì thế, các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở mục tiêu lợi nhuận, mà chưa mạnh dạn cung cấp sản phẩm bền vững

Câu 2 (6 điểm)

Hoạt động kinh doanh quốc tế là hoạt động thương mại có sự tham gia của các quốc gia với

nhiều sự khác biệt về văn hóa —xã hội hoặc chính trị — pháp luật Những sự khác biệt này nhiều

khi trở thành rao can đối với hoạt động kinh doanh quốc tế Ngoài những bài tập tình huống đã

được học hoặc làm trên lớp, anh/chị hãy tìm một bài tập tình huống (case-study) khac (trong 5

năm gần đây từ năm 2015 -2020) về một công ty đa quốc gia bị những rào cán vẻ văn hóa-xã

hội hoặc chính trị -pháp luật gây khó khăn dẫn đến thất bại hoặc doanh thu không được như mong đợi khi thâm nhập thị trường mới

Anh/chị hãy trình bày một tình huống cụ thể về một công ty đa quốc gia và chọn một thị trường

mà họ thâm nhập (Ví dụ: công ty D&G bị tẩy chay tại Trung Quốc)

Anh/chị hãy phân tích tình huống đó để chỉ ra khó khăn của doanh nghiệp trong các trường hợp đó?

Anh/chị hãy làm rõ lý do vì sao doanh nghiệp đó lại gặp phải những khó khăn/thất bại trên? Anh/chị hãy để xuất những giải pháp giúp doanh nghiệp khắc phục những khó khăn đó?

2.1 Giới thiệu chung về H&M

H&M Hennes & Mauritz AB (H&M) là một công ty đa quốc gia bán lẻ thời trang được

thành lập năm 1947 bởi doanh nhân người Thụy Dién - Erling Persson Nam 1946, trong chuyén

công tác Hoa Kỳ, Erling Persson tìm thấy ý tưởng kinh doanh sản phẩm quân áo "giá rẻ nhưng

Trang 7

bán khối lượng nhiều vẫn có lãi” Năm 1947, Persson mở cửa hàng đầu tiên của mình - "Hennes"

tại tại Västerảs, chuyên cung cấp quần áo cho phụ nữ Đến năm 1968, ông mua lại công ty

Mauriz Widforss, cho ra mắt bộ sưu tập thời trang nam đầu tiên; và sau đó chính thức đổi tên thanh "Hennes & Mauritz"” (H&M) (htt)

H&M cho dén ngay nay được biết đến với các sản phẩm thời trang dành cho mọi đối tượng đến từ mọi lứa tuổi Với phương châm tập trung vào thiết kế và sự tiện dụng, các sản phẩm của H&M đều cân bằng được giữa yếu tổ hợp xu hướng, chất lượng phong phú và giá cá bình dân Phương châm này chính là tiền đề thúc đây sự thành công của thương hiệu, và biến nó trở thành cái tên “thống trị” thị trường “thời trang nhanh” toàn cầu Sau gần 75 năm thành lập, H&M đã vượt ra ngoài khu vực Bắc Âu để hiện diện tại 76 quốc gia, trong đó có Trung Quốc (năm 2007), trở thành công ty bán lẻ thời trang lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau công ty Inditex

của Tây Ban Nha (HMH)

2.2 H&M tại Trung Quốc

H&M Hennes & Mauritz AB (H&M) chọn phương thức đầu tư trực tiếp dé thâm nhập vào thị trường Trung Quốc từ năm 2007, bằng việc thành lập công ty con Hennes & Mauritz (Shanghai) Commercial Co., Ltd với 100% vốn chủ sở hữu, nắm quyền kiểm soát và quản lý

hoàn toàn đối với các hoạt động của công ty (STA) Sau khi mở cửa hàng chính tại Thượng Hải, H&M tiép tục mở rộng thêm hơn 500 cửa hàng khác tại đại lục Trong quy 1/2021, Trung Quốc

đóng góp gần 6% cho tông doanh thu của H&M, trở thành thị trường lớn thứ 3 của thương hiệu

chỉ sau Mỹ và Đức (s6 liệu tính đến thời điểm trước khi sự kiện bông Tân Cương diễn ra) (Woo,

2021) Bên cạnh vai trò như một thị trường tiêu thụ tiềm năng, Trung Quốc cũng là thị trường quan trọng trong chuỗi cung ứng nguyên liệu và dây chuyển sản xuất của H&M, khi “khoảng 60% - 70% nguyên liệu của thương hiệu này là đến từ Trung Quốc”, đồng thời, số lượng nhà máy được đặt tại nước này chiếm nhiều nhất trong tổng số các nhà máy của H&M trên toàn cầu (Smith, 2022)

2.3 Phân tích “tai nạn” bông Tân Cương

»

“Sự kiện” bông Tân Cương bắt đầu trong bối cảnh Trung Quốc liên tục bị cáo buộc đàn

áp người Hồi giáo, phần lớn là người Duy Ngô Nhĩ, bằng cách đồn ép các nhóm dân tộc này vào

các "trại cải tạo" ở Tân Cương, và có hành vi tra tấn, cưỡng bức lao động và triệt sản Bắt chấp

Trang 8

sự phủ nhận mạnh mẽ từ chính quyền Trung Quốc, chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố sự đàn áp của

Bắc Kinh đối với người Duy Ngô Nhĩ đã cấu thành “tội diệt chung” (Forced Labor in China’s

Xinjiang Region, 2021) Trước tình hình này, hàng loạt thương hiệu thời trang đứng trước nguy cơ bị cáo buộc có liên quan đến vấn nạn lao động cưỡng bức do nhập nguồn nguyên liệu trong

khu vực Riêng H&M, vào ngày 3/2020, thương hiệu này bị Viện Chiến lược chính sách Úc

(ASPD) chỉ đích danh là hưởng lợi từ hoạt động cưỡng bức lao động tại Tân Cương H&M buộc phải làm rõ lập trường của mình (Macias, 2021)

Thang 9/2020, H&M đưa ra tuyên bồ sẽ loại bỏ bông vải Tân Cương ra khỏi chuỗi cung ứng của mình do "quan ngại sâu sắc về các báo cáo từ những tổ chức xã hội dân sự và truyền thông liên quan đến cáo buộc lao động cưỡng bức và phân biệt đối xử người dân tộc thiểu số"

Tuy nhiên, dén ngày 24/3/2021, vụ việc bỗng bùng lên tranh cãi đữ dội ở Trung Quốc sau bài

đăng của Đoàn thanh niên cộng sản Trung Quốc trên Weibo, với nội dung: "Phi báng và tây chay bông vải Tân Cương trong khi muốn kiếm tiền từ Trung Quốc? Suy nghĩ viễn vông!" Bài đăng

tạo ra làn sóng giận đữ của người dân Trung Quốc, kéo theo hàng loạt lời kêu gọi tây chay được truyền đi khắp cả nước H&M chính thức trở thành tâm điểm tây chay tại đất nước này

Như vậy, việc “vội vàng” bày tỏ lập trường về vấn nạn lao động cưỡng bức tại tỉnh Tân Cương đã khiến H&M vướng vào những rào cản chính trị - pháp luật tại Trung Quốc, và trở thành đối tượng công kích hàng đầy của người tiêu dùng nước này Có thé thấy, thách thức đặt ra

cho H&M là không hề nhỏ 2.3 Rào cản chính trị - pháp luật và những khó khăn H&M phải đối mặt

Đứng trên lập trường của H&M, họ đã bị thế giới chỉ đích danh là kiếm lợi từ tình trạng lao động cưỡng bức với người Duy Ngô Nhĩ Nếu không nhanh chóng loại bỏ bông Tân Cương

ra khỏi chuỗi hoạt động sản xuất của mình, H&M sẽ bị gắn mac là doanh nghiệp vi phạm nhân

quyền cũng như tiếp tay cho các vấn nạn lao động cưỡng bức Ngoài ra, nguy cơ thương hiệu dính vào các rắc rối pháp lý từ Mỹ là rất cao, khi Washington có những động thái mạnh tay cắm nhập khâu nguồn nguyên liệu từ Tân Cương

Ngược lại, đứng trên lập trường của Trung Quốc, cáo buộc nhân quyền tại Tân Cương của Mỹ và phương Tây là hoàn toàn bịa đặt, hòng phá hoại chính quyền và làm mất uy tín của

đất nước họ Việc H&M - 1 doanh nghiệp kinh doanh tại Trung Quốc, kiếm lợi từ người Trung

Trang 9

Quốc nhưng lại có động thái “quay lưng” với nguồn nguyên liệu của nước này là điều không thể chấp nhận được Tẩy chay bông Tân Cương là đang “đập vỡ bát cơm của các công nhân trồng bông” và “bôi nhọ ngành công nghiệp bông của Tân Cương” Do đó, một cuộc tây chay quy mô lớn, với sự tham gia của cả truyền thông, doanh nghiệp trong nước và người tiêu dùng, đưới sự hậu thuẫn của Nhà nước đã diễn ra, nhằm đáp lại hành động từ chối bông Tân Cương của thương

hiệu Thụy Điền,

Về phía truyền thông, hàng loạt các tờ báo quốc gia, các trang thông tin Nhà nước đều

điểm mặt H&M và chỉ trích mạnh mẽ thương hiệu này; đồng thời, kêu gọi người dân cả nước

mạnh mẽ tây chay, tiêu biểu: "Với các đoanh nghiệp động đến lợi ích của đất nước chúng ta, thì phản ứng rất rõ ràng: không mua sản phẩm của họ!" - Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc Bên cạnh đó, hàng loạt người nồi tiếng cũng tham gia vào làn sóng tây chay, tạo ra trào lưu "Tôi

ủng hộ bông Tân Cương" nhằm phản đối những vu khống từ Mỹ và phương Tây, khẳng định lợi

ích quốc gia, và góp phần đưa làn sóng tây chay lan rộng khắp cả nước

về phía các đối tác kinh doanh, họ nhanh chóng cắt đứt quan hệ với H&M Cụ thể, sản phẩm của thương hiệu Thụy Điển bị gỡ bỏ hàng loạt ra khỏi các nền tảng mua sam online như Alibaba, JD.com, taobao.com, Pinduoduo hay Tmall; định vị các của các cửa hàng H&M cũng bị biến mắt khỏi các ứng dụng và dịch vụ bản đề như Baidu Maps, Alibaba; và thậm chí các kết quả

tìm kiếm về thương hiệu trên các trang Baidu và Dianping.eom cũng bị chặn, không thể hién thi

Chua dimg lai, H&M tiép tục đối mặt với một loạt rắc rối khác khi các xưởng sản xuất nội địa

thông báo ngừng hợp tác với thương hiệu, và các chủ mặt bằng tại ít nhất tại 6 thành phố cấp thấp cũng buộc H&M phải đóng cửa hàng

Cuối cùng, về phía người tiêu dùng Trung Quốc, họ thê hiện sự phẫn nộ bằng cách để lại những bình luận công kích trên tài khoản Weibo chính thức của hãng; đồng thời, bày tỏ quan điểm sẽ tiếp tục kiên trì chống lại H&M bắt kế thương hiệu này đưa ra tuyên bố nào Giữa làn song tay chay, các cửa hàng H&M tại Trung Quốc được ghi nhận là vắng bóng khách hàng Cổ phiếu của hãng cũng giảm tới 4,4% tại Stockholm Đến tháng cuối tháng 9/2021, theo như báo cáo quý 3 được H&M công bố, doanh thu của hãng đã sụt giám khoảng 40% tại Trung Quốc, và kéo theo đó là mức giảm 17% trên toàn châu Á so với cùng kỳ năm 2020 (Thomas Mulier &

Anton Wilen, 2021)

Trang 10

Có thê thấy, H&M đang bị nhắn chìm trong làn sóng tây chay toàn diện từ Trung Quốc Trước đây, không ít doanh nghiệp nước ngoài từng vướng vào tranh cãi chính trị tại Trung Quốc; tuy nhiên, phán ứng của quốc gia này đối với H&M được đánh giá là mạnh mẽ nhất từ trước đến

nay và khó có cơ hội dé thương hiệu trở mình Nhưng khó khăn vẫn chưa dừng lại với H&M khi

sự kiện bông Tân Cương góp phân thúc đây xu hướng "tiêu dùng theo chủ nghĩa dân tộc" tại

Trung Quốc, tạo cơ hội cho các thương hiệu trong nước được chu y va chiếm được thiện cảm

người tiêu dùng Cụ thê, Li Ning đã chứng kiến doanh thu và cổ phiếu tăng nhanh chóng sau khi hãng công khai ủng hộ sử dụng bông vải Tân Cương Hay Ochrrly trở thành hãng thời trang được phái nữ yêu thích vì sản phẩm nội địa chất lượng và tôn vinh được vóc dáng của người Trung

Quốc Tuy nhiên, không chỉ có thương hiệu nội địa vươn lên cạnh tranh mạnh mẽ với H&M tại Trung Quốc, đối thủ trực tiếp của thương hiệu Thụy Điển là Umiqlo cũng vươn lên chiếm lĩnh

1,4% thị trường may mặc của quốc gia này (số liệu năm 2021), chính thức vượt qua H&M Nguyên nhân là do sự tiếp cận thông minh đối với các vấn đẻ chính trị nhạy cảm của Uniqlo: “những nơi bán quần áo đều đứng ngoài chính trị” Trong khi các thương hiệu tại Trung Quốc

vội vàng bày tỏ lập trường của mình về các cáo buộc hưởng lợi từ hoạt động lao động cưỡng

bức, thì Uniqlo chọn cách im lặng "Tôi muốn trung lập giữa Mỹ và Trung Quốc", Ông Tadashi Yanai - CEO của Uniqlo, nói Nhờ vậy mà Uniqlo vẫn đứng vững tại Trung Quốc, bất chấp làn sóng tây chay các thương hiệu ngoại của nước này (News, 2022)

2.4 Lý do khiến H&M rơi vào tình thế khó khăn tại Trung Quốc

2.4.1 Nguyên nhân trực tiếp Bóc lột lao động trong ngành công nghiệp thời trang vốn dĩ là vấn đề gây nhức nhối, đặc biệt là tại khu tự trị Tân Cương - nơi cung cấp hơn 22% nguyên liệu bông sợi cho thế giới, cũng là nơi khơi nguồn sự cho vấn đề “nhạy cảm” giữa Mỹ và Trung Quốc H&M vướng vào mâu thuẫn chính trị Mỹ - Trung khi hãng “vội vàng” bày tỏ lập trường của mình về vấn nạn lao động cưỡng bức tại tỉnh Tân Cương, cụ thê là tuyên bố loại bỏ bông Tân Cương ra khỏi chuỗi cung

ứng của mình, để phủ nhận cáo buộc kiếm lợi từ tình trạng lao động cưỡng bức; đồng thời, thể

hiện trách nhiệm xã hội đối với thế giới và làm hài lòng thị trường lớn nhất của mình - Mỹ Tuy

nhiên, trên lập trường Trung Quốc, đây lại là hành động thiếu trách nhiệm xã hội với đất nước

AOD

ho, khi sự việc có ý nghĩa “ngầm ủng hộ” các cáo buộc của phương Tây đối với Trung Quốc, và gây ra “một cuộc diệt chủng ngành công nghiệp Tân Cương” Có thể thấy, tuyên bố “quan ngại

Ngày đăng: 05/09/2024, 14:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w