ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA: LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG ---- ----BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN: QUẢN LÝ TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ Cơ hội và thác
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA: LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN: QUẢN LÝ TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ
Cơ hội và thách thức cho quản lý tài liệu điện tử tại Việt Nam hiện
nay trên các mặt: pháp lý, công nghệ và con người Ví dụ minh
họa/liên hệ thực tế tới lĩnh vực văn phòng và quản trị văn phòng.
Giảng viên: Nguyễn Thị Thùy Linh
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Hồng
Mã số sinh viên: 21031546
Hà Nội, tháng 01 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
I LỜI MỞ ĐẦU 3
II CƠ SỞ LÝ LUÂN 3
1 Khái niệm 3
2 Thực trạng tài liệu điện tử tại Việt Nam hiện nay 3
III NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM 4
1 Cơ hội của tài liệu điện tử tại Việt Nam 4
1.1 Pháp lý 4
1.2 Công nghệ 5
1.3 Con người 7
2 Thách thức đối với tài liệu điện tử 8
2.1 Pháp lí 8
2.2 Công nghệ 9
2.3 Con người 10
3 Đề xuất một số giải pháp 11
IV KẾT LUẬN 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 3Đề bài: Anh/chị có nhận định gì về những cơ hội và thách thức cho quản lý tài liệu điện tử tại
Việt Nam hiện nay trên các mặt: pháp lý, công nghệ và con người Ví dụ minh họa/liên hệ
thực tế tới lĩnh vực văn phòng và quản trị văn phòng
I LỜI MỞ ĐẦU
Quản lý văn bản, tài liệu là một trong những nhiệm vụ cơ bản của cơ quan
nhà nước nhằm đảm bảo hiệu quả cải cách hành chính, chứng minh tính
minh bạch và trách nhiệm giải trình các hoạt động bằng thông tin văn bản
Dưới sự tác động của khoa học công nghệ, bên cạnh tài liệu truyền thống,
tài liệu điện tử ra đời với những tính năng và đặc điểm khác biệt Có thể nói
rằng tài liệu điện tử là công cụ không thể thiếu trong hoạt động quản lý thì
sự ra đời của tài liệu điện tử đã làm cho hoạt động quản lý thì sự ra đời của
tài liệu điện tử đã làm cho hoạt động quản lý và công tác hành chính trở nên
nhanh chống, dễ dàng và tiết kiệm hơn Cùng với sự phát triển của công
nghệ và những tiện ích do nó mang lại, con người cũng phải đối mặt với
hàng loạt những khó khăn Bên cạnh những ưu thế vượt trội khi sử dụng tài
liệu điện tử trong hoạt động quản lý, chúng cũng đặt nền hành chính và
công tác lưu trữ thời kỳ hiện đại trước những thách thức không nhỏ Bài
luận dưới đây sẽ làm rõ về những thách thức và cơ hội mà tài liệu điện tử ở
Việt Nam gặp phải
II CƠ SỞ LÝ LUÂN
1 Khái niệm
Luật lưu trữ năm 2011 định nghĩa về tài liệu điện tử và tài liệu số như sau: Tài
liệu điện tử là vật mang tin được tạo lập ở dạng mà thông tin trong đó được tạo
ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện hoạt động dựa
trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang
học, điện từ hoặc công nghệ tương tự, hình thành trong quá trình hoạt động
của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc là vật mang tin mà thông tin trong đó được
tạo lập bằng việc biến đổi các loại hình thông tin trên các vật mang tin khác
sang thông tin dùng tín hiệu số
Trang 42 Thực trạng tài liệu điện tử tại Việt Nam hiện nay
Khối lượng tài liệu điện tử đã hình thành tại các cơ quan tổ chức nhưng chưa
được quản lý khoa học, hiệu quả: Kết quả khảo sát năm 2017 do Cục Văn thư
và Lưu trữ nhà nước thực hiện đã chỉ ra 95% các cơ quan, tổ chức đã hình
thành tài liệu điện tử, hầu hết các cơ quan nhà nước từ trung ương đến cấp
huyện đều đang tiến hành số hóa văn bản đi, đến của cơ quan Tuy vậy, các cơ
quan, tổ chức đang lúng túng trong việc quản lý khối tài liệu điện tử này Tài
liệu điện tử đang được hình thành ở dạng rời lẻ, chưa tích hợp được thành hồ
sơ, chưa được quản lý một cách khoa học, thống nhất Vì vậy, một trong
những mục tiêu của Đề án này là quản lý khoa học, thống nhất hồ sơ, tài liệu
điện tử tại các Lưu trữ cơ quan, phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ quốc gia
đang được bảo quản tại các lưu trữ lịch sử trong thời đại công nghệ số
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về văn thư, lưu trữ chưa đáp ứng những
yêu cầu quản lý tài liệu lưu trữ điện tử Trong bối cảnh Chính phủ điện tử, mọi
yêu cầu cụ thể đối với việc quản lý tài liệu đều gắn với những đặc trưng cơ
bản của công nghệ mạng, công nghệ di động Từ việc tham khảo các nghiên
cứu trên thế giới và Việt Nam cũng như kết quả khảo sát 164 cơ quan nhà
nước của đề tài nghiên cứu cấp cơ sở “Xây dựng Khung cơ bản của việc quản
lý văn bản, tài liệu trong bối cảnh Chính phủ điện tử tại Việt Nam” do Cục
Văn thư và Lưu trữ nhà nước thực hiện năm 2017 đã chứng minh hệ thống
pháp lý hiện hành về văn thư, lưu trữ của Việt Nam chưa đáp ứng những yêu
cầu cụ thể của việc quản lý tài liệu điện tử Cụ thể là, thiếu các quy định pháp
lý cho việc cung cấp các truy cập vào tài liệu của các cơ quan nhà nước thông
qua mạng Internet, thiếu những quy định pháp lý bảo đảm tuân thủ các yêu
cầu về lưu trữ thông tin, tài liệu đối với những nhà cung cấp dịch vụ và giải
pháp công nghệ
III NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ TẠI
VIỆT NAM.
1 Cơ hội của tài liệu điện tử tại Việt Nam
1.1 Pháp lý
Trang 5Theo Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2013 quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật lưu trữ đã khẳng định tài liệu
điện tử cần được quản lý, bảo quản và sử dụng theo phương pháp
chuyên môn nghiệp vụ riêng biệt
Theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng
Chính phủ về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động
của cơ quan nhà nước (viết tắt là Chỉ thị 15/CT-TTg) đã nêu rõ nhứng
nhiệm vụ cần thực hiện đối với các cơ quan nhà nước từ trung ương đến
địa phương, cụ thể như sau:
Tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động nội bộ của mỗi cơ
quan nhà nước: Sử dụng phối hợp giữa hệ thống thư điện tử và hệ thống
quản lý văn bản và điều hành; tăng cường trao đổi điện tử; số hóa văn
bản, tài liệu lưu trữ để phục vụ việc tra cứu thông tin, xử lý thông tin của
cán bộ, công chức, viên chức qua mạng;
Tăng cường sử dụng văn bản điện tử trao đổi giữa các cơ quan nhà nước
với nhau, hoặc giữa cơ quan nhà nước với các cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp, cá nhân khác;
Bảo đảm các điều kiện sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ
quan nhà nước: khẩn trương ban hành quy định bắt buộc thực hiện quản
lý, điều hành công việc, trao đổi văn bản điện tử qua mạng trong quy
trình công việc của cơ quan; đào tạo cán bộ, công chức, viên chức; đẩy
mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về sử dụng văn bản điện tử trong
công việc; triển khai ứng dụng chữ ký số; bảo đảm các hệ thống quản lý
văn bản bà điều hành quản lý lưu trữ đầu đủ các văn bản điện tử phục vụ
xử lý, điều hành công việc và tra cứu thông tin qua mạng
1.2 Công nghệ
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông
tin và nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tiễn đã sản sinh
Trang 6ra một loại hình tài liệu mới Đó là tài liệu điện tử Nội dung thông tin
mà tài liệu điện tử phản ánh rất đa dạng và phong phú như chính hoạt
động đa dạng và phong phú của các cơ quan, tổ chức nhà nước Cùng
với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhu cầu tiếp cận, khai thác, sử
dụng tài liệu điện tử ngày càng tăng
Chương trình cung cấp thông tin không thụ động thông qua hệ thống
thông tin điện tử Intenet (Trang Web điện tử) và hệ thống thông tin viễn
thông thì việc ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại vào bảo quản
lâu dài các tài liệu có giá trị (dần thay cho phương pháp bảo quản truyền
thống) trở thành một nhiệm vụ cấp bách của công tác lưu trữ
Ví dụ: Hiện nay ở Việt Nam đã ứng dụng việc lưu trữ bằng tài liệu bằng
microfim hoặc đĩa từ có dung lượng lớn thông qua các phần mềm xử lý
chuyên ngành
Tài liệu điện tử được ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng được
nâng cấp, giúp quản lí tối ưu hóa các quy trình nghiệp vụ lưu trữ như thu
thập, chính lý, giao nộp, tiêu huy, bảo quản đặc biệt là nghiệp vụ khai
thác tài liệu, tăng khả năng tiếp cận tài liệu lên nhiều lần
Theo số liệu thống kê từ tháng 12/2015 đến 14/3/2019 số lượng văn bản
điện tử được lưu trữ, quản lý trên Chương trình edocTC là 1.624.072 văn
bản Trong đó, có 1.255 253 văn bản đến, 205.485 văn bản đi, 162.206
Tờ trình Bộ và các văn bản nội bộ khác Riêng năm 2019, số lượng văn
bản đến qua chương trình eDocTC ước đạt 137.166 văn bản, tổng số văn
bản đi phát hành ước đạt 24.394 văn bản, trên 70% văn bản gửi đến Bộ
Tài chính luôn được tiếp nhận, phân loại và chuyển giao kịp thời cho các
đơn vị quan phần mềm Edoctc
Sự chu chuyển văn bản nhanh chóng trong môi trường điện tử: đây
chính là ưu thế cơ bản và vượt trội của tài liệu điện tử so với tài liệu
giấy Với sự ra đời của internet, chỉ trong vài giây chúng ta có thể
Trang 7chuyển tài liệu đến bất kỳ nơi nào trên trái đất mà không cần phải rời
khỏi bàn làm việc và màn hình máy tính Khả năng chu chuyển nhanh
chóng của văn bản điện tử đồng nghĩa với sự kịp thời (hầu như ngay lập
tức) của thông tin cũng như của việc xử lý văn bản, tiết kiệm thời gian,
chi phí và tăng đáng kể hiệu quả lao động.
Chỉnh sửa văn bản đơn giản và nhanh chóng cũng là một ưu thế của tài
liệu điện tử: nếu trước đây, với tài liệu truyền thống trên nền giấy, việc
sửa lại một văn bản thường mất nhiều thời gian và công sức (thường
phải chép lại toàn bộ trang tài liệu cần sửa) thì ngày nay, việc soạn thảo
văn bản trên máy tính điện tử cho phép chỉnh sửa nội dung đơn giản và
nhanh chóng Tuy nhiên, đây vừa là ưu thế của tài liệu điện tử vừa là
thách thức đối với nền hành chính và công tác lưu trữ
1.3 Con người
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra “Con người” là yếu tố cốt lõi,
không thể thiếu trong mô hình xây dựng và phát triển một ngành, một
lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội
Đối với nhân lực văn thư, lưu trữ, việc được trang bị và nắm hiểu đầy
đủ kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành là yêu cầu cơ bản nhất
Tuy nhiên, trong bối cảnh Chính phủ điện tử, người làm văn thư, lưu
trữ cần nắm được cặn kẽ, nguyên lý cụ thể của từng khâu nghiệp vụ
văn thư, lưu trữ Có nghĩa là, ở mỗi khâu nghiệp vụ, người làm văn
thư, lưu trữ cần thấu hiểu từ lý luận đến các quy định pháp lý, hướng
dẫn nghiệp vụ liên quan và thực tế triển khai trong từng bối cảnh cụ
thể khác nhau Trong bối cảnh Chính phủ điện tử, tin học hóa, số hóa
các quy trình nghiệp vụ là tất yếu Thực tế cho thấy, nhân lực được
đào tạo ngành công nghệ thông tin thiếu những kiến thức nền tảng và
nghiệp vụ văn thư, lưu trữ Vì vậy, nhiều phần mền quản lý và lưu trữ
văn bản ra đời nhưng không đáp ứng được việc triển khai nghiệp vụ
văn thư, lưu trữ trong thực tế Để khắc phục vấn đề này, trách nhiệm
Trang 8thuộc về nhân lực văn thư, lưu trữ Điều đó có nghĩa là, nhân lực văn
thư, lưu trữ cần nhận thức vấn đề chuyên môn nghiệp vụ của mình ở
mức độ cao và sâu hơn, đủ đề đặt ra những yêu cầu cơ bản về phần
mềm, hệ thống chuyên dụng, là bài toán cụ thể để nhân lực công nghệ
thông tin làm căn cứ ây dựng hệ thống
2 Thách thức đối với tài liệu điện tử
2.1 Pháp lí
Vấn đề bản gốc, bản chính, bản sao: Trong công tác lưu trữ tài liệu trên
nền giấy, bản gốc luôn là bản có giá trị pháp lý cao nhất và luôn là duy
nhất Tuy nhiên, sự đơn giản trong sao chép tài liệu điện tử đã xóa nhòa
ranh giới của bản gốc, bản chính và bản sao Việc tồn tại cùng lúc nhiều
bản gốc (bản chính) và bản sao giống y hệt như bản chính và sự phân
định giá trị giữa những bản này ra sao hiện nay là câu hỏi chưa có lời
giải đáp Ngoài ra, việc tiêu hủy tài liệu điện tử không đồng nghĩa với
việc tiêu hủy hoàn toàn thông tin cũng bởi lý do đơn giản trong sao chép
tài liệu điện tử
Tính pháp lý của tài liệu điện tử hiện nay là một thách thức lớn đối với
nền hành chính và là rào cản đối với vần đề đưa tài liệu điện tử trở nên
thông dụng trong cuộc sống và thay thế hoàn toàn tài liệu giấy Nếu đối
với tài liệu giấy, mọi vấn đề về tính pháp lý đã được giải quyết thì với
tài liệu điện tử, mọi vấn đề liên quan đến giá trị pháp lý còn đang trong
quá trình thử nghiệm Hiện nay, chữ ký số đã được sử dụng trong giao
dịch điện tử, nhưng xung quanh vấn đề sử dụng chữ ký số cũng tồn tại
nhiều bất cập Về lý thuyết, sau khi được ký bằng chữ ký số, tài liệu
điệnn tử có giá trị như tài liệu giấy Tuy nhiên, chữ ký số, thực chất là
một chương trình phần mềm do một tổ chức trung gian có thẩm quyền
cấp cho người sử dụng Dù đây là một bộ mật mã được cấp cho chủ sở
hữu, nhưng chủ sở hữu lại không phải là người duy nhất biết bộ mật mã
này (ít nhất còn có tổ chức trung gian cung cấp chữ ký số được biết bộ
mật mã này) Như vậy, độ an toàn trong vấn đề sử dụng chữ ký số ở đây
Trang 9không tuyệt đối Ngoài ra, mật mã chữ ký số có thể bị đánh cắp, có thể
được chuyển giao cho người khác…
2.2 Công nghệ
Sự lỗi thời nhanh chóng của công nghệ: Tài liệu điện tử là loại hình tài
liệu mà toàn bộ vòng đời của chúng tồn tại trong môi trường điện tử
Chúng không phụ thuộc vào vật mang tin và có thể cùng lúc ở trên
những vật mang tin khác nhau Cũng như tài liệu giấy, khi hết giá trị
hiện hành, tài liệu điện tử cần được chuyển vào lưu trữ Tài liệu điện tử
được đưa vào lưu trữ trên các vật mang tin khác nhau là sản phẩm của
công nghệ điện tử Do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, những
thế hệ máy móc và chương trình phần mềm cũng nhanh chóng lỗi thời,
sự không tương thích của các thế hệ sẽ có thể dẫn đến sự bất lực của con
người khi không thể tiếp cận thông tin được lưu giữ trong những thế hệ
công nghệ trước
Độ tin cậy và giá trị pháp lý của thông tin tài liệu lưu trữ điện tử: Hiện
nay, chữ ký số là phương tiện duy nhất để khẳng định giá trị pháp lý của
tài liệu điện tử Mặc dù, về lý thuyết, chỉ cần tài liệu được ký khi chữ ký
còn hiệu lực, tuy nhiên, độ tin cậy và giá trị pháp lý của tài liệu sẽ là vấn
đề phải xem xét khi chữ ký số đã được ký hết hiệu lực ở vào thời điểm
tài liệu lưu trữ được sử dụng
Tính an toàn thông tin: Đối với văn bản điện tử, việc bảo đảm an toàn
thông tin cao hơn so với tài liệu giấy Tuy nhiên, sự đơn giản trong vấn
đề sửa đổi và sao chép thông tin là một đe dọa đối vợi dự an toàn thông
tin trong nguồn tài liệu điện tử Chỉ với những kỹ năng sử dụng máy tính
đơn giản nhất, người ta có thể sửa đổi nội dung tài liệu điện tử hoặc sao
chép (một phần hay toàn bộ) tài liệu mà hoàn toàn không để lại dấu vết
Đây thực sự là một mối đe dọa lớn đối với tình an toàn thông tin của
nguồn tài liệu điện tử tồn tại trong môi trường điện tử
Trang 10Hạ tầng kỹ thuật, công nghệ vô cùng quan trọng đối với ngành văn thư,
lưu trữ trong cuộc cách mạng 4.0 Bởi vậy, vấn đề đặt ra là phải có hệ
thống hạ tầng kỹ thuật, công nghệ hiện đại, đồng bộ mới đáp ứng yêu
cầu bảo đảm giá trị pháp lý, tính xác thực, toàn vẹn của văn bản, tài liệu
điện tử
2.3 Con người
Trong khu vực công, người công chức, viên chức cần nêu cao tinh thần
đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp trong bối cảnh bùng nổ công
nghệ thông tin, sử dụng các mạng truyền thông xã hội cũng là yêu cầu
đặt ra đối với đội ngũ công chức văn thư, lưu trữ nhằm gìn giữ bí mật,
bảo đảm an toàn, an ninh thông tin của cơ quan, tổ chức, quốc gia, dân
tộc Bởi lẽ, khi làm việc trong môi trường điện tử với các thiết bị thông
minh, chỉ một chút sơ sẩy của người công chức, viên chức cũng có thể
dẫn đến những sai sót làm lọt lộ thông tin lên mạng xã hội hoặc bị tấn
công mạng, tấn công hệ thống điều hành công việc của cơ quan, tổ chức
Công tác hành chính, văn thư, lưu trữ chưa được các cấp lãnh đạo của cơ
quan, tổ chức, thậm chí kể cả những người làm công tác văn phòng hay
trực tiếp làm văn thư, lưu trữ coi trọng Họ chỉ biết giá trị của nó đối với
công việc trước mắt mà không nghĩ đến giá trị lịch sử của các loại văn
bản, tài liệu hình thành trong hoạt động của cơ quan, tổ chức Nhiều
người làm công tác này không được đào tạo đúng nghề Đa số làm theo
thói quen, theo kinh nghiệm của người đi trước, theo quy định và chỉ đạo
quan liêu của cấp trên
Tiến trình chuyển hóa sang tài liệu điện tử thì nguồn nhân lực cũng có sự
bất cập Nói đến điện tử thì các đơn vị thường sử dụng kỹ thuật viên về
công nghệ thông tin Giới kỹ thuật thường rất tự tin ở nghề của mình
thành ra khinh xuất về nghiệp vụ của người khác Kỹ năng tổ chức ghép
nối giữa kỹ thuật và nghiệp vụ chưa chặt chẽ Đòi hỏi đội ngũ cán bộ,
nhân viên văn thư phải có trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
Những nhân viên, cán bộ văn thư cần phải được đào tạo nhiều hơn trong