1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các cơ hội và thách thức đối với phát triểnquốc gia do xu hướng già hóa dân số thực tếvấn đề này ở nước ta

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG🖎🖎✍

VẤN ĐỀ NÀY Ở NƯỚC TA.

Giáo viên hướng dẫn: Huỳnh Viết Thiên Ân Nhóm: 10

Thành viên:

1 Lê Hoàng Ý Nhi2 Lê Công Ý Nhi3 Ngô Phương Trinh4 Khuonsavanh sadaphone

Đà Nẵng, ngày 25 tháng 04 năm 2023

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà già hóa hiện nay đang là một trong những vấnđề đặt biệt cần quan tâm nhiều, có sức ảnh hưởng đến nền kinh tế chung của Việt Nam.Già hóa dân số hiện nay phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Giáo dục, y tế, trìnhđộ nhận thức, v.v… mà tốc độ già hóa ngày càng lớn hơn.

Già hóa dân số không chỉ xuất hiện các nước phát triển mà vấn đề này đã, đang vàsắp xảy ra ở mọi quốc gia trên thế giới; là xu hướng tất yếu không thể tránh khỏi trongquá trình phát triển kinh tế Theo phát biểu của UNESCAP (Ủy ban Kinh tế và Xã hộikhu vực châu Á – Thái Bình Dương của Liên hợp quốc): Khi tỷ lệ người cao tuổi vượtqua 10% so với tổng dân số của một nước thì dân số nước đó đã bị già hóa.

Dự báo dân số của Tổng cục Thống kê năm 2010 (GSO, 2010) cho thấy tỷ lệ dân sốtừ 60 tuổi trở lên ở Việt Nam sẽ chạm ngưỡng 10% tổng dân số vào năm 2017, tức là dânsố Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn “già hóa” từ năm 2017 Vì vậy, Việt Namđang là một trong top những nước bị già hóa dân số nhanh và sự xuất hiện cùng với tốcđộ vượt quá dự kiến ban đầu nên chính phủ nhà nước cũng đưa ra rất nhiều chính sách đadạng cùng đầu tư thêm vào phúc lợi của người cao tuổi

Tuy vậy, vấn đề già hóa vẫn còn là một mối lo chưa được giải quyết triệt để đồngthời cũng là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội Để làm rõ rằng già hóa dân sốlà yếu tố tiêu cực hay tích cực, nó đem đến cơ hội hay thách thức tác động đến nền kinhtế đối và phát triển của quốc gia như thế nào, nhóm 10 xin trình bày đề tài về “Các cơhội và thách thức đối với phát triển quốc gia do xu hướng già hóa dân số Thực tế vấn đềnày nước ta”.

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

1.2.2 Nguyên nhân dẫn đến xu hướng già hóa dân số: 4

1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến già hóa dân số: 5

CHƯƠNG 2 CÁC CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN QUỐC GIA DO XU HƯỚNG GIÀ HÓA DÂN SỐ 7

3.2 Xu hướng già hoá dân số và đặc trưng nhân khẩu của dân số cao tuổi: 13

3.2.1 Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi, giới tính, dân tộc và khu vực sống: 14

3.2.2 Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi, giới tính và vùng kinh tế xã hội: 15

Trang 4

3.3.2 Áp lực kinh tế xã hội: 18

3.4 Tác động của xu hướng dân số già đến sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam: 19

3.5 Cơ hội và thách thức đối với phát triển của Việt Nam do xu hướng già hoá dân số: 19

3.5.1 Các cơ hội đối với phát triển của Việt Nam do xu hướng già hoá dân số: 19

3.5.2 Các thách thức đối với phát triển của Việt Nam do xu hướng già hoá dân số: 20

CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHO VẤN ĐỀ GIÀ HÓA DÂN SỐ 214.1 Tăng cường giáo dục và tuyên truyền cách tiếp cận tích cực về già hóa dân số: 21

4.2 Đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe cho người già: 21

KẾT LUẬN 23TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Too long to read onyour phone? Save

to read later onyour computer

Save to a Studylist

Trang 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1 Dân số:

1.1.1 Khái niệm:

Dân số được định nghĩa là “tổng số người sinh sống trên một đơn vị lãnh thổ, mộtquốc gia, thành phố hay quận, huyện, khu vực” (Macquarie Dictionary, 2014).

1.1.2 Người cao tuổi:

Là người từ 60 hoặc 65 trở lên (tùy trường hợp trong báo cáo).

1.2 Già hóa dân số:

1.2.2 Nguyên nhân dẫn đến xu hướng già hóa dân số:

Nguyên nhân trực tiếp: Tỷ lệ người cao tuổi tăng trong khi tỷ lệ sinh giảm cùng vớituổi thọ trung bình của con người ngày càng lớn dần Điều khiến cho số lượng trẻ emsinh ra giảm sút khiến cho lượng người trẻ theo đó cũng bị giảm theo, người lớn tuổi thìđang gia tăng về lượng nhanh chóng Chính vì sự chuyển biến về mặt sinh sản này mà tỷlệ già hóa dân số trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

Trang 6

Nguyên nhân gián tiếp: Do điều kiện sống hiện đại được cải thiện một cách rõ rệtkhiến cho tuổi thọ con người được kéo dài thêm; quan niệm về sinh sản và nhận thức đãthay đổi cũng khiến tỷ lệ sinh sản giảm sút; đồng thời áp lực về kinh tế và xã hội củanhiều gia đình hiện nay lựa chọn sinh ít hơn ở quá khứ và xem việc sinh con chỉ là thứyếu trong cuộc sống

1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến già hóa dân số:

Giáo dục: ảnh hưởng đến mức sinh (thay đổi về quan niệm sinh con, về số con vàthời điểm sinh), giảm mức chết của trẻ em.

Y tế: Thay đổi cơ cấu dân số về độ tuổi, đồng thời vừa hạn chế mức sinh (tuổi thọtăng khiến con người không chú trọng đến vấn đề sinh đẻ) vừa tăng mức sinh (tỷ lệ trẻem mới sinh chết giảm), giảm mức chết của dân số.

Văn hóa - xã hội: Giảm mức sinh (hủ tục bị loại bỏ; trình độ hiểu biết về các tri thứcnhư quan hệ an toàn, bình đẳng giới, v.v… lan truyền rộng rãi, tiêu chuẩn về chất lượnglao động của xã hội tăng, v.v…)

1.3 Sự phát triển của một quốc gia:

Sự phát triển của một quốc gia gắn liền với các tiêu chí tiêu chuẩn để đánh giá trìnhđộ phát triển là thu nhập bình quân đầu người, tổng sản phẩm nội địa, mức độ côngnghiệp hóa, bình quân tiêu chuẩn sinh hoạt và số lượng cơ sở hạ tầng công nghệ Chỉ sốphát triển con người (Human Development Index - HDI) là chỉ số so sánh, định lượng vềmức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác của các quốc gia trên thếgiới.

1.4 Tỷ suất sinh thô và tỷ suất chết thô:

● Tỷ suất sinh thô: Số trẻ sinh sống trong năm trên 1000 dân

B: số trẻ sinh sống trong nămP: dân số TB (hoặc giữa kỳ)

Trang 7

Nhìn chung CBR của những nước phát triển khoảng 11%, của những nước đangphát triển khoảng 26% Các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh là: sinh học, tự nhiên, tâm lýxã hội, hoàn cảnh kinh tế, chính sách phát triển dân số, v.v….

● Tỷ suất chết thô: Số người chết trong năm trên 1000 dân

D: Số người chết trong nămP: dân số TB (hoặc giữa kỳ)

Yếu tố tác động chủ yếu: mức sống, môi trường sống, trình độ y học, cơ cấu dân số,chiến tranh, tệ nạn xã hội…

Trang 8

CHƯƠNG 2 CÁC CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN QUỐCGIA DO XU HƯỚNG GIÀ HÓA DÂN SỐ

2.1 Xu hướng già hóa dân số trên thế giới:

Già hóa dân số đang diễn ra trên tất cả các khu vực và các quốc gia với các tốc độkhác nhau Già hóa dân số đang tăng nhanh nhất ở các nước đang phát triển, bao gồm cácnước có nhóm dân số trẻ đông đảo.

Theo dữ liệu năm 2020 của Liên hợp quốc, dân số thế giới ngày càng già với chỉhơn 33% ở độ tuổi dưới 20, giảm đáng kể so với tỷ lệ 44% vào năm 1950 Trong khi đó,tỷ lệ dân số trên 40 tuổi toàn cầu hiện là gần 37%.

Tỷ lệ dân số trên 65 tuổi ở châu Âu là 20%, cao gấp đôi mức bình quân toàn cầu vàcao nhất trong số các châu lục Đối với Mỹ Latin và vùng Caribbean, tỷ lệ dân số từ 65tuổi trở lên có thể tăng gấp đôi từ mức 9% vào năm 2022 lên 19% vào năm 2050.

Dù nói chung vẫn có dân số trẻ hơn, các nước đang phát triển ở Mỹ Latin và châu Áđang lão hóa với tốc độ nhanh hơn so với các nước phát triển Đông Á và Đông Nam Áđược dự báo sẽ có số người từ 65 tuổi trở lên tăng nhiều nhất thế giới trong thời gian từnay đến năm 2050, chiếm hơn 1/3 tổng số tăng thêm trên toàn cầu - theo Liên hiệp quốc.Khoảng 30% dân số Nhật Bản hiện đã ở tuổi từ 65 trở lên.

Đối với Mỹ Latin và vùng Caribbean, tỷ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên có thể tăng gấpđôi từ mức 9% vào năm 2022 lên 19% vào năm 2050.

Năm 2020, trên thế giới có hơn 147 triệu người ở độ tuổi 80-99, chiếm 1,9% dân số.Trong khi đó, vào năm 1950, tỷ lệ này chỉ là gần 0,05%.

Trang 9

2.2 Nguyên nhân chính:

2.2.1 Gia tăng tuổi thọ:

Tuổi thọ trung bình trên thế giới tính đến năm 2020 là 72,27 tuổi, tăng gần 5 năm sovới năm 2000 (67,7 tuổi) Điều này cho thấy chất lượng cuộc sống, cũng như các chínhsách chăm sóc y tế đã có sự cải thiện.

Thành tựu được đánh giá góp công lớn làm tăng tuổi thọ là công nghệ y tế Cáccông nghệ mới như chụp CT, chụp cắt lớp giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh trước khi triệuchứng xuất hiện, cho phép điều trị sớm và ngăn ngừa các biến chứng xảy ra sau này.

Tuổi thọ trung bình toàn cầu tăng còn nhờ những cải thiện về vệ sinh và điều kiệnsống Ví dụ, sự ra đời của hệ thống ống nước và cống rãnh đã giúp con người tránh cácbệnh do thực phẩm hoặc nguồn nước ô nhiễm.

Con người ngày nay nhận thức rõ hơn về sự ảnh hưởng của lối sống (thói quen ănuống lành mạnh, tập thể dục, vận động với cường độ hợp lý) đến sức khỏe và ngày càngnỗ lực thay đổi để có tuổi thọ cao hơn.

2.2.2 Giảm thiểu năng lực sinh sản:

Năng lực sinh sản giảm làm giảm sút số lượng trẻ em được sinh ra, và vì thế, tổngsố người trẻ cũng giảm xuống Trong hai nguyên nhân này, giảm thiểu năng lực sinh sảnlà tác nhân chính gây ra hiện tượng lão hóa dân số trên thế giới hiện nay Cụ thể hơn, tỷ lệ

Trang 10

sinh con giảm sút mạnh mẽ vào nửa cuối thế kỷ 20 chính là lý do quan trọng nhất củahiện tượng lão hóa dân số ở các nước phát triển trên thế giới.

Tỷ suất sinh của thế giới ở mức 3,5 ca sinh trên một phụ nữ vào giữa những năm1980, đã giảm xuống còn 2,72 vào năm 2000, và đến năm 2020 chỉ còn 2,3.

Nguyên nhân khiến mức sinh thấp do xu hướng kết hôn muộn, không muốn đẻ, đẻít, đẻ thưa ngày càng cao; tỷ lệ đô thị hóa tăng và phát triển kinh tế dẫn đến áp lực tìmkiếm việc làm, nhà ở, chi phí sinh hoạt, chi phí nuôi dạy và chăm sóc con…

Trang 11

Đối với một quốc gia, khi dân số già đi và nghỉ hưu, có thể có nhu cầu về hàng hóavà dịch vụ chuyên biệt như chăm sóc sức khỏe, giao thông vận tải và nhà ở Điều này tạocơ hội cho các doanh nhân và doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu này.

Ngoài ra, dân số già cũng có thể có nhiều thời gian và của cải hơn để sử dụng chocác hoạt động giải trí, du lịch và phát triển cá nhân Điều này có thể tạo ra thị trường vàcơ hội mới cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch, giáo dục và giải trí.

2.3.2 Về an sinh – xã hội:

Ở các nước, dân số già thường tỷ lệ nghịch với số lượng tội phạm trong xã hội Khitỷ lệ dân số già hóa càng cao, tỷ lệ phạm tội trong xã hội càng giảm Bên cạnh đó, ngườigià có xu hướng làm tình nguyện nhiều hơn so với các nhóm tuổi khác.

2.3.3 Về việc làm và lao động:

Sự già hóa dân số có thể tạo ra nhu cầu về nhân lực giàu kinh nghiệm và nó sẽ manglại cơ hội cho các nhân viên già trở lại thị trường lao động Bên cạnh đó, sự già hóa dânsố cũng có thể đưa đến cơ hội về việc làm cho những người trong các dịch vụ chăm sócsức khỏe và sản xuất sản phẩm phục vụ cho người già.

2.3.4 Về giáo dục và đào tạo:

Cơ hội cũng có thể đến từ sự già hóa dân số, như là cơ hội cho các học viên trungniên và người lớn tuổi trở lại trường để nâng cao trình độ học vấn hoặc đào tạo lại kỹnăng mới phù hợp với thị trường lao động hiện tại.

Ngoài ra, sự già hóa dân số cũng đem lại cơ hội cho các chương trình đào tạo vàgiáo dục về chăm sóc sức khỏe cho nhóm người già.

Trang 12

2.4 Thách thức:

2.4.1 Về kinh tế:

Vì số lượng người lao động giảm, số lượng người có thu nhập giảm và chi phí chocác dịch vụ chăm sóc sức khỏe tăng cao Điều này có thể gây áp lực cho các chính phủ vànền kinh tế đối với việc cung cấp các dịch vụ và chăm sóc cho người già, đồng thời cũngcó thể làm giảm sức tiêu dùng, tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.

2.4.2 Về an sinh – xã hội:

Nhu cầu về các dịch vụ xã hội và chăm sóc người cao tuổi tăng cao, đồng thời quymô và chi phí cho các dịch vụ này cũng tăng Việc đáp ứng nhu cầu này đòi hỏi các chínhphủ và các tổ chức liên quan phải phát triển các chính sách xã hội, chương trình phục vụcộng đồng, hỗ trợ tài chính và các dịch vụ công để giải quyết các thách thức này.

2.4.3 Về việc làm và lao động:

Một trong những thách thức quan trọng là khan hiếm nguồn nhân lực trẻ tuổi thamgia vào lực lượng lao động, do đó những người già phải tiếp tục lao động để đáp ứng nhucầu của xã hội Điều này có thể đưa đến áp lực cho người già phải tiếp tục làm việc trongđộ tuổi cao hơn và trong bối cảnh sức khỏe không còn tốt.

2.4.4 Về giáo dục và đào tạo:

Cần phải tạo ra các chương trình bồi dưỡng nghề nghiệp phù hợp với đối tượngngười già để giúp họ phù hợp với các nhu cầu mới và cải thiện khả năng cạnh tranh trênthị trường lao động.

2.4.5 Về y tế:

Nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người già tăng cao đòi hỏi chínhphủ và các tổ chức y tế cần phải cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe, đáp ứng nhu cầucủa người già cũng như các nhóm khác trong xã hội.

Bên cạnh đó, chi phí y tế cho người cao tuổi tăng cao, gấp bảy đến 10 lần người trẻ;người cao tuổi sử dụng tới 50% tổng lượng thuốc Ngoài ra, nguồn nhân lực cho các dịchvụ chăm sóc sức khỏe cũng là một thách thức quan trọng.

Trang 14

CHƯƠNG 3 LIÊN HỆ ĐẾN VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN QUỐC GIADO XU HƯỚNG GIÀ HÓA DÂN SỐ

3.1 Tổng quan:

Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hoá dân số nhanh nhất thế giới.Những người ở độ tuổi từ 60 trở lên chiếm 11,9% trong tổng dân số vào năm 2019 và đếnnăm 2050, con số này sẽ tăng lên hơn 25% Đến năm 2036, Việt Nam sẽ bước vào thờikỳ dân số già Sự thay đổi nhân khẩu học này xảy ra phần lớn do tỷ lệ sinh giảm mạnh.Tỷ lệ sinh giảm mạnh làm thay đổi cơ cấu dân số của Việt Nam, làm đẩy nhanh tốc độ giàhoá dân số.

Già hoá dân số đặt ra các cơ hội cũng như thách thức đối với sự phát triển về mặtkinh tế, xã hội Già hoá dân số nhanh chóng có thể khiến cho tình trạng thiếu hụt laođộng trong tương lai trở nên trầm trọng, nhu cầu an sinh xã hội cho người cao tuổi giatăng Khi số lượng người cao tuổi tăng thì các dịch vụ xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu chohọ cũng tăng theo

Già hoá dân số là vấn đề cần tự quan tâm sát sao của Nhà nước và Chính phủ.Chính phủ nước ta đã ban hành Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợgiúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó có các mức trợ cấp cho người caotuổi không có lương hưu từ ngày 1/7/2021

Mặc dù già hoá dân số đặt ra thách thức cho xã hội và nền kinh tế, song một bộchính sách phù hợp sẽ cho phép cá nhân, gia đình, xã hội giải quyết được các vấn đề nàyvà gặt hái được những lợi ích mà nó mang lại Do đó Nhà nước cần đưa ra các chính sáchcó thể giải quyết vấn đề già hoá dân số một cách chặt chẽ và toàn diện

3.2 Xu hướng già hoá dân số và đặc trưng nhân khẩu của dân số cao tuổi:

Tổng dân số Việt Nam tại thời điểm 1/4/2019 là 96,21 triệu người thì tại thời điểm1/4/2021 là 98,28 triệu người Số lượng người cao tuổi năm 2019 là 11,41 triệu (chiếm11,86% trên tổng dân số), năm 2021 là 12,58 triệu (chiếm 12,80% trên tổng dân số) Nhưvậy, trong giai đoạn 2019-2021, tổng dân số tăng thêm 2,07 triệu người, số người cao tuổităng thêm 1,17 triệu người (chiếm 56,52%)

Trang 15

3.2.1 Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi, giới tính, dân tộc và khu vực sống:

Trong số 12,58 triệu người cao tuổi, có 4,62 triệu người cao tuổi sống ở khu vựcthành thị (chiếm 36,72%) và 7,96 triệu người cao tuổi sống ở khu vực nông thôn (chiếm63,28%) Theo giới tính, có 5,30 triệu nam giới (chiếm 42,18%) và 7,28 triệu phụ nữ(chiếm 57,82%) Theo dân tộc, có 11,29 triệu người dân tộc Kinh (chiếm 89,75%) và1,29 triệu người dân tộc khác (chiếm 10,25%)

Xét theo từng độ tuổi và cả khu vực thành thị và nông thôn, tỷ lệ phụ nứ cao tuổiluôn lớn hơn tỷ lệ nam giới cao tuổi Cùng lúc đó, độ tuổi càng cao, người cao tuổi có xuhướng sống ở nông thôn nhiều hơn ở thành thị

Trang 16

3.2.2 Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi, giới tính và vùng kinh tế xã hội:

Theo vùng kinh tế - xã hội, khoảng 50% người cao tuổi Việt Nam sống ở hai vùngĐồng bằng sông Hồng (chiếm 28,29% tương đương với 3,56 triệu người cao tuổi), BắcTrung Bộ và Duyên hải miền Trung (chiếm 22,43% tương đương với 2,82 triệu người).Hai vùng có số lượng và tỷ trọng người cao tuổi thấp nhất là Trung du và miền núi phíaBắc (chiếm 11,6% tương đương với 1,46 triệu người) và Tây Nguyên (chiếm 4,33%tương đương với gần 544 ngàn người).

Xét theo từng vùng kinh tế - xã hội, vùng Đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ người caotuổi cao nhất (15,45%) trong khi vùng Tây Nguyên có tỷ lệ người cao tuổi thấp nhất(9,05%) Chia theo giới tính, cũng cho thấy tỷ lệ nam giới cao tuổi và phụ nữ cao tuổitrong tổng số dân số nam và nữ của Đồng bằng sông Hồng cao hơn vùng Tây Nguyên Ởtất cả các vùng, tỷ lệ nữ giới cao tuổi luôn lớn hơn tỷ lệ nam giới cao tuổi

Ngày đăng: 27/05/2024, 15:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w