TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI:
QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘPHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ VẬN DỤNG
VÀO SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Ngọc ThảoMã sinh viên: 2011380204
Lớp hành chính: Anh 01 – CTTT Tài Chính Ngân Hàng – Khóa 59GV hướng dẫn: Ths Nguyễn Tùng Lâm
Hà Nội, tháng 12 năm 2020
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3PHẦN NỘI DUNG 4I.Lý thuyết chung về quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độphát triển của lực lượng sản xuất 4
1 Khái niệm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất 4 2 Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất 4
II.Vận dụng vào sự nghiệp đổi mới của nước ta hiện nay 7
1 Thực trạng 7 2 Giải pháp việc vận dụng quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta 10
PHẦN KẾT LUẬN 14TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Trong quá trình hơn 30 năm đổi mới với những đường lối đúng đắn của Đảng, nước ta đã có những chuyển biến tích cực, ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần đưa đất nước sánh vai với các nước trong khu vực và trên thế giới Bên cạnh đó, nền kinh tế nông nghiệp thô sơ đang dần được thay thế bởi nền kinh tế thị trường Vấn đề lao động sản xuất trở thành một trong các yếu tố quan trọng cho sự phát triển của mỗi quốc gia
Trong đó, quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đã được Mác và Ăng-ghen khái quát qua mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Xã hội ngày càng phát triển thì mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là không thể tách rời, đây là quy luật chung của sự phát triển và là một trong những quy luật quan trọng quy định sự tồn tại, phát triển và tiến bộ xã hội.
Việc nghiên cứu về quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất sẽ giúp em có nhiều nhận thức về lao động sản xuất nói riêng hay kinh tế xã hội nói chung Vì vậy, em xin đưa ra những nhận định của mình về vấn đề này thông qua đề tài
tiểu luận: “Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất và vận dụng vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay”
Mục đích nghiên cứu
Phổ cập kiến thức về quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Vận dụng quy luật vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay
Dựa trên cơ sở lí luận để đề xuất những giải pháp thực tiễn vào sự nghiệp đổi mới đất nước
Trang 4 Đối tượng nghiên cứu: Sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay
PHẦN NỘI DUNG
I Lý thuyết chung về quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độphát triển của lực lượng sản xuất
1 Khái niệm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất
Lực lượng sản xuất là tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần tạo thành sức mạnh thực tiễn cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn, phát triển của con người.
Lực lượng sản xuất là nhân tố cơ bản, tất yếu tạo thành nội dung vật chất của quá trình sản xuất; không một quá trình sản xuất hiện thực nào có thể diễn ra nếu thiếu một trong hai nhân tố là người lao động và tư liệu sản xuất Thế nhưng, chỉ có lực lượng sản xuất vẫn chưa thể diễn ra quá trình sản xuất hiện thực được, mà còn cần phải có những quan hệ sản xuất đóng vai trò là hình thức xã hội của quá trình sản xuất.
Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với người trong quan hệ sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội) Quan hệ xã hội bao gồm: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức – quản lý quá trình sản xuất và quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất đó Những quan hệ sản xuất này tồn tại trong mối quan hệ thống nhất và chi phối, tác động lẫn nhau trên cơ sở quyết định của quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.
2 Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thốngnhất biện chứng – trong đó lực lượng sản xuất quyết đinh quan hệ sản xuất vàquan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất
Trang 5Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt cơ bản, tất yếu của quá trình sản xuất, trong đó lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của quá trình sản xuất, còn quan hệ sản xuất là "hình thức xã hội" của quá trình đó Trong đời sống hiện thực, không có sự kết hợp các nhân tố của quá trình sản xuất để tạo ra năng lực thực tiễn cải biến các đối tượng vật chất tự nhiên nào có thể diễn ra bên ngoài những hình thức kinh tế nhất định Ngược lại, cũng không có 1 quá trình sản xuất nào có thể diễn ra trong đời sống hiện thực chỉ với những quan hệ sản xuất không có nội dung vật chất của nó Như vậy, lực lượng sản xuất vả quan hệ sản xuất tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, thống nhất với nhau Đây là yêu cầu tất yếu, phổ biến diễn ra trong mọi quá trình sản xuất hiện thực của xã hội Tương ứng với trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất cũng tất yếu đòi hỏi phải có quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ đó trên cả ba phương diện: sơ hữu tư liệu sản xuất, tổ chức — quản lý quá trình sản xuất và phân phối kết quả của quá trình sản xuất Chỉ có như vậy, lực lượng sản xuất mới có thể được duy trì, khai thác — sử dụng và không ngừng phát triển Ngược lại, lực lượng sản xuất của một xã hội chỉ có thể được duy trì, khai thác-sử dụng và phát triển trong một hình thức kinh tế - xã hội nhất định.
Mối quan hệ thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tuân theo tính tất yếu khách quan: quan hệ sản xuất phải phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong mỗi giai đoạn lịch sử xác định, bởi vì, quan hệ sản xuất chỉ là hình thức kinh tế - xã hội của quá trình sản xuất, còn lực lượng sản xuất là nội dung vật chất, kỹ thuật của quá trình đó Tuy nhiên, quan hệ sản xuất, với tư cách là hình thức kinh tế - xã hội của quá trình sản xuất, luôn luôn có khả năng tác động trở lại sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất Sự tác động này có thể diễn ra theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực, điều đó phụ thuộc vào tính phù hợp hay không phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của phát triển của lực lượng sản xuất Nếu phù hợp sẽ có tác dụng tích cực và ngược lại, không phù hợp sẽ có tác dụng tiêu cực.
Trang 6Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thốngnhất có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh mâuthuẫn.
Trong phạm vi tương đối ổn định của một hình thức kinh tế - xã hội xác định, lực lượng sản xuất của xã hội được bảo tồn, không ngừng được khai thác – sử dụng và phát triển trong quá trình sản xuất, tái sản xuất của xã hội Tính ổn định, phù hợp của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất càng cao thì lực lượng sản xuất càng có khả năng phát triển, nhưng chính sự phát triển của lực lượng sản xuất lại luôn luôn tạo ra khả năng phá vỡ sự thống nhất của những quan hệ sản xuất từ trước đến nay đóng vai trò là hình thức kinh tế - xã hội cho sự phát triển của nó Những quan hệ sản xuất này, từ chỗ là những hình thức phù hợp và cần thiết cho sự phát triển của các lực lượng sản xuất đã trở thành những hình thức kìm hãm sự phát triển đó, nó đã tạo ra mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, từ đó xuất hiện nhu cầu khách quan phải thiết lập lại mối quan hệ thống nhất giữa chúng Khi phân tích sự vận động của mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, C.Mác đã từng chỉ ra rằng: "Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển Từ chỗ là những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội" Chính nhờ các cuộc cách mạng xã hội mà những quan hệ sản xuất cũ của xã hội được thay thế bằng mối quan hệ sản xuất mới, phù hợp với nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuẩt đã phát triển, tiếp tục phát huy tác dụng tích cực, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất trong một hình thức quan hệ sản xuất mới.
Trang 7Như vậy, mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ mâu thuẫn biện chứng giữa nội dung vật chất, kỹ thuật với hình thức kinh tế - xã hội của quá trình sản xuất Sự vận động của mâu thuẫn này là một quá trình đi từ sự thống nhất đến những khác biệt và đối lập, xung đột, từ đó làm xuất hiện nhu cầu khách quan phải được giải quyết theo nguyên tắc quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Sự vận động của mâu thuẫn này cũng tuân theo quy luật "từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại", quy luật "phủ định của phủ định", khiến cho quá trình phát triển của nền sản xuất xã hội vừa diễn ra với tính chất tiệm tiến, tuần tự, lại vừa có tính nhảy vọt với những bước đột biến, kế thừa và vượt qua của nó ở trình độ ngày càng cao hơn.
Mâu thuẫn và sự vận động của mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là nội dung cơ bản của "quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất" Sự tác động của quy luật này tạo ra nguồn gốc và động lực cơ bản nhất đối với sự vận động, phát triển của phương thức sản xuất, nền sản xuất vật chất và do đó là sự vận động, phát triển của toàn bộ đời sống xã hội.
II Vận dụng vào sự nghiệp đổi mới của nước ta hiện nay1 Thực trạng
a) Việt Nam trong thời kì đầu đi lên chủ nghĩa xã hội
Sau ngày 30/04/2020, nước ta hoàn toàn giải phóng, chúng ta đã đạt được những thành tựu trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta vẫn là nền kinh tế nông nghiệp kém phát triển mang nặng tính tự cung tự cấp Trang bị kỹ thuật và kết cấu xã hội còn yếu kém, cơ cấu kinh tế mất cân đối, cơ cấu kinh tế tập trung quan liêu bao cấp để lại nhiều hậu quả nặng nề Nền kinh tế tăng trưởng thấp, năng suất lao động thấp, khủng hoảng
Trang 8kinh tế kéo dài, sản xuất không có tích lũy, chỉ số giá bán lẻ hàng hóa năm sau so với năm trước luôn tăng ở mức hai con số Đảng Cộng sản còn non, đội ngũ cán bộ còn yếu về năng lực Các thế lực đế quốc và phản động ráo riết thực hiện chiến lược diễn biến hòa bình, phá hoại và bao vây kinh tế Nếp sống văn hóa, đạo đức bị xói mòn và lòng tin vào Đảng và Nhà Nước giảm mạnh
Thực trạng trên xảy ra do nguyên nhân sâu xa là lịch sử để lại vag hậu quả của nhiều năm chiến tranh, song, chủ yếu là chúng ta đã vi phạm sai lầm chủ quan duy ý chí, vi phạm các quy luật khách quan trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Chúng ta đã sai lầm khi tiến hành xây dựng quan hệ sản xuất tiên tiến rồi mới thúc đẩy lựa chọn lực lượng sản xuất phát triển, biến đổi Sự biến đổi đó bao giờ cũng bắt đầu bằng sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất biến đổi dẫn đến mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất hiện có và xuất hiện một đòi hỏi khách quan là xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, thay bằng kiểu quan hệ sản xuất mới thích ứng với một trình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất C.Mác viết: “ Tới một giai đoạn phát triển nào đó của lực lượng sản xuất vật chất xã hội sẽ mâu thuẫn với quan hệ sản xuất hiện có mà trong đó từ trước đến nay các lực lượng xã hội vẫn phát triển Từ chỗ là hình thức phát triển của các lực lượng sản xuất, những quan hệ sản xuất ấy trở thành xiềng xích của các lực lượng sản xuất Khi đó bắt đầu thời đại của một cuộc cách mạng xã hội Kết quả là đã tạo ra cho chúng ta một nhận thức bản chất của phép biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong phạm vi hình thái kinh tế xã hội mới sẽ không chứa đưng sự tác động qua lại lẫn nhau, không còn mâu thuẫn biện chứng giữa chúng mà sự lựa chọn lực lượng sản xuất sẽ dần phù hợp với khoảng không gian rộng lớn của quan hệ sản xuất.
b) Việt Nam chuyển đổi sang cơ chế kinh tế mới
Trang 9Trước tình hình trên đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề xuất việc tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế là đúng đắn: Phải giải phóng sức sản xuất, đồng thời đưa ra chủ trương điều chỉnh lớn cơ cấu sản xuất, bố trí lại cơ cấu đầu tư; xây dựng va hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, cải tạo xã hội chủ nghĩa theo nguyên tắc bảo đảm phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người lao động.
Đại hội VII của Đảng cũng chỉ rõ: “ phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sỡ hữu Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hôi, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước.”
Cải tạo và củng cố quan hệ sản xuất nhưng bao giờ cũng phải gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất, và được đảm bảo bằng sự phát triển của lực lượng sản xuất Đó là điều kiện cơ bản cho cuộc cách mạng quan hệ sản xuất phát triển vững chắc Với trình độ của mình lực lượng sản xuất yêu cầu phải có những quan hệ sản xuất phù hợp với nó mưới có thể bộc lộ hết khả năng của mình và mới có khả năng phát triển nhanh chóng Việc phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta luôn luôn được tiến hành đồng thời với việc không ngừng đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế nhằm bảo đảm cho sự phát triển đó không xa rời định hướng xã hội chủ nghĩa Hiện nay các thành phần kinh tế của ta đang vận động theo cơ chế thị trường và sự điều tiết quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Nhà nước quản lí thị trường bằng pháp luật, bằng cơ chế chính sách, và các đồn bẩy kinh tế để phát triển để sản xuất phục vụ mọi nhu cầu của xã hội.
c) Những ưu điểm và hạn chế trong cơ chế kinh tế mới
Ưu điểm:
Trang 10Trong cơ chế kinh tế mới, sự cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ Do đó tính năng động sáng tạo được phát huy, người lao động đã không còn tính ỷ lại vào nhà nước như trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp mà không biết chủ động tìm việc và tăng thu nhập Đối với các doanh nghiệp bước đầu đổi mới phân phối lợi nhuận, thực hiện cơ chế giá tiêu thụ sản phẩm theo quan hệ cung cầu trên thị trường và hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Do được bình đẳng trước pháp luật nên quan hệ cạnh tranh trên thị trường ngày càng tăng, phạm vi độc quyền nhà nước gắn với các mặt hàng thuộc diện cấm hay hặn chế các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đã thu hẹp rõ rệt Các thành phần kinh tế có điều kiện tìm tòi sáng tạo và phát triển Ví dụ về ngành Bưu điện hay Điện lực, đây là hai ngành độc quyền về kinh doanh ở nước ta hiện nay.
Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm là những hạn chế đó là việc chuyển snag cơ chế thị trường còn có nhiều mặt thiếu nhất quán đặc biệt trong tài chính tiền tệ, quản lý còn lỏng lẻo, đội ngũ cán bộ còn chưa theo kịp với yêu cầu thị trường mới, vai trò của Nhà nước trong quản lý hoạt động đời sống kinh tế xã hội còn yếu Trong lĩnh vực kinh doanh, Nhà nước chưa tạo được động lực khuyến khích nâng cao năng suất kinh doanh Người lao động chưa có động lực thường xuyên và chưa cảm thấy gắn bó đối với sản xuất kinh doanh cà quá trình phát triển của doanh nghiệp Tình trạng làm dụng kinh doanh còn nhiều, thị trường vốn còn chậm phát triển, lãi suất, chưa phù hợp với kinh tế thị trường dẫn đến hạn chế đầu tư phát triển.
2 Giải pháp việc vận dụng quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất trình độphát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta
a) Phát triển lực lượng sản xuất