Phần 1: Giới thiệu Công ty Sữa VinamilkCông ty cổ phần sữa Việt Nam được thành lập trên quyết định số 155/2003QD-BCN ngày 10 năm 2003 của Bộ Công nghiệp về chuyển doanh nghiệp Nhà nước C
Trang 1LỜI CẢM ƠN 2
Lời nói đầu 3
Phần 1: Giới thiệu Công ty Sữa Vinamilk 4
1.1 Quá trình phát triển: 5
1.2 Ngành nghề, lĩnh vực hoạt động và các sản phẩm chính 6
1.3 Chiến lược kinh doanh, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của công ty vinamik 7
1.4 Chiến lược kinh doanh 8
1.5 Các vấn đề về quản trị: tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý nhân sự… 9
Phần 2: Tình huống về việc sử dụng nguyên tắc quản lý 12
Phần 3: Tình huống về việc thực hiện chức năng lập kế hoạch 16
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho em xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô Khoa Kinh tế trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
được học tập tiếp cận và thực hiện tiểu luận quản trị học Đặc biệt em xin gửi lời
cảm ơn vô cùng sâu sắc đến thầy ĐÀO ĐỨC BÙI đã truyền đạt kiến thức và hướng dẫn em làm bài tiểu luận này
Em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học được trong thời gian học vừa qua để hoàn thành bài tiểu luận Nhưng do kiến thức còn hạn chế và em còn chưa có kinh nghiệm nên khó có thể tránh khỏi những thiết sót trong quá trình nghiên cứu và trình bày Em rất mong có được sự góp ý của quý thầy, cô để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn
Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô trong quá trình em làm bài tiểu luận này
Hưng Yên ngày 05 tháng 05 năm 2023
Sinh viên thực hiện
Ngân
Vũ Thị Ngân
Trang 3Lời nói đầu
Nhiều công ty và doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các công ty và doanh nghiệp nhỏ và vừa họ thường bị cuốn theo vòng xoáy của công việc phát sinh hằng ngày (sản xuất, bán hàng, tìm kiếm khách hàng, giao hàng,thu tiền, ) hầu hết những công việc này được giải quyết theo yêu cầu phát sinh, xảy ra đến đâu giải quyết đến đó chứ không hề được hoạch định hay đưa ra một chiến lược một cách bài bản, quản lý một cách có hệ thống và đánh giá hiệu quả một cách có khoa học các cấp quản lý họ bị các côngviệc “dẫn dắt” đến mức lạc đường lúc nào không biết, không định hướng rõ ràng mà chỉ thấy ở đâu có lối thì đi, mà càng đi lại càng lạc đường Đó là cái mà các công ty và doanh nghiệp việt nam cần phải thay đổi trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, bởi hiện nay chúng ta đang ngày càng cạnh tranh với các công ty, doanh nghiệp hùng mạnh trên thế giới và việc các công ty, Doanh nghiệp phải xác định rõ ràng được mục tiêu, hướng đi, vạch ra một con đường hợp lý và phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu để đảm bảo đi đến mục tiêu đã định trong quỹ thời gian cho phép Và quản trị chiến lược cho phép chúng
ta hoàn thiện quá trình đó Quản trị chiến lược là xương sống của mọi quản trị chuyên ngành Ở đâu cần có một hệ thống quản lý bài bản, chuyên nghiệp được vận hành tốt, ở đó không thể thiếu các cuộc họp quan trọng bàn về quản trị chiến lược vì vậy mà nhiệm vụ hàng đầu của bất kỳ một nhà quản trị nào phải hiểu rõ và nhận thức đúng đắn về công việc này để không để mắc những sai lầm mà đôi khi chúng ta phải trả giá bằng cả sự sống còn của doanh nghiệp
Trang 4Phần 1: Giới thiệu Công ty Sữa Vinamilk
Công ty cổ phần sữa Việt Nam được thành lập trên quyết định số 155/2003QD-BCN ngày 10 năm 2003 của Bộ Công nghiệp về chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công Ty sữa Việt Nam thành Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam
Tên giao dịch là: VIETNAM DAIRY PRODUCTS JOINT STOCK COMPANY.
Cổ phiếu của Công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán TP HCM ngày 28/12/2005
Tên đầy đủ:công ty cổ phần sũa Việt Nam
Tên viết tắt: VINAMILK
Trụ sở: 36-38 Ngô Đức Kế, Quận 1 Tp HCM
Web site: www.vinamilk.com.vn
Vốn điều lệ của công ty sũa Việt Nam hiện nay: 1.590.000.000.000 (đ) Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt Nam Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem
và phó mát Vinamilk cung cấp cho thị trường một những danh mục các sản phẩm, hương vị và quy cách bao bì có nhiều lựa chọn nhất
Theo Euromonitor, Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam trong 3 năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007 Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1976, Công ty đã xây dựng hệ thống phân phối rộng nhất tại Việt Nam và đã làm đòn bẩy để giới thiệu các sản phẩm mới như nước ép, sữa đậu nành, nước uống đóng chai và café cho thị trường Hiện tại Công ty tập trung các hoạt động kinh doanh vào thị trường đang tăng trưởng mạnh tại Việt Nam mà theo Euromonitor là tăng trưởng bình quân 7.85% từ năm 1997 đến 2007 Đa phần sản phẩm được sản xuất tại chín nhà máy với tổng công suất khoảng 570.406 tấn sữa mỗi năm Công ty sở hữu một mạng lưới phân phối rộng lớn trên cả nước, đó là điều kiện thuận lợi để chúng tôi đưa sản phẩm đến số lượng lớn người tiêu dùng Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương hiệu
Trang 5“Vinamilk”, thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng” và là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn năm
2006 Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 đến năm 2007 Sản phẩm Công ty chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và cũng xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như Úc, Campuchia, Irắc, Philipines và Mỹ
1.1 Quá trình phát triển:
Tiền thân là công ty Sữa, Café Miền Nam thuộc Tổng Công Ty Thực phẩm, với 6 đơn vị trực thuộc là:
+ Nhà máy sữa Thống Nhất
+Nhà máy Sữa Trường Thọ
+Nhà máy Sữa Dielac
+Nhà máy Café Biên Hòa
+ Nhà máy Bột Bích Chi và Lubico
Một năm sau đó (1978) Công ty được chuyển cho Bộ công nghiệp thực phẩm quản lý và Công ty đổi tên thành Xí nghiệp Liên hợp sữa Café và Bánh kẹo I
và đến năm 1992 được đổi tên thành Công ty sữa Việt Nam thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ Công Nghiệp nhẹ
- Năm 1996 liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập xí nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định Liên doanh này tạo điều kiện cho Công
ty thâm nhập thành công vào thị trường miền trung Việt Nam
- Tháng 11 Năm 2003 đánh dấu mốc quan trọng là chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần đổi tên thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Sau đó Công ty thực hiện việc mua thâu tóm Công ty cổ phần sữa Sài Gòn, tăng vốn điều
lệ đăng ký của công ty lên con số 1.590 tỷ đồng
- Năm 2005 mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công Ty Liên Doanh sữa Bình Định ( sau đổi tên thành nhà máy sữa Bình Định) khánh thành nhà máy sữa Nghệ An, liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập công
Trang 6ty TNHH Liên doanh SABMiller Việt Nam Sản phẩm đầu tiên của công ty mang thương hiệu Zorok được tung ra thị trường
-Năm 2006 Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán TP HCM ngày 19/01/2006,trong đó vốn do Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước nắm giữ
là 50,01% vốn điều lệ
- Năm 2007 mua cổ phần chi phối 55% của công ty sữa Lam Sơn Công ty
đã đạt được rất nhiều doanh hiệu cao quý :
Huân chương lao động Hạng II (1991- do Chủ tịch nước trao tặng)
Huân chương lao động Hạng I (1996- do Chủ tịch nước trao tặng)
Anh Hùng Lao động (2000- do Chủ tịch nước trao tặng)
Huân chương Độc lập Hạng III (2005- do Chủ tịch nước trao tặng)
“siêu cúp” Hàng Việt Nam chất lượng cao và uy tín năm 2006 do Hiệp hội
sở hữu trí tuệ & Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
Top 10 “Hàng Việt Nam chất lượng cao “ ( từ 1995 đến nay)
“Cúp vàng- Thương hiệu chứng khoán uy tín “ và Công ty cổ phần hàng đầu Việt Nam “ ( năm do UBCKNN- ngân hàng nhà nước hội kinh doanh
Chứng Khoán – Công ty Chứng Khoán và Thương mại Công nghiệp ViệtNam Va Công ty Văn Hóa Thăng Long)
1.2 Ngành nghề, lĩnh vực hoạt động và các sản phẩm chính
Cty Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa và sản phẩm từ sữa như sữa đặc, sữa bột cho trẻ em và người lớn, bột dinh dưỡng, sữa tươi, sữa chua uống, sữa đậu nành, kem, phô-mai, nước ép trái cây, bánh biscuits, nước tinh khiết, cà phê, trà Sản phẩm đều phải đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế
Năm 2006, Cty có trên 180 nhà phân phối, hơn 80.000 điểm bán lẻ phủ rộng khắp toàn quốc Giá cả cạnh tranh cũng là thế mạnh của Vinamilk bởi các sản phẩm cùng loại trên thị trường đều có giá cao hơn của Vinamilk Vì thế, trong bối cảnh có trên 40 DN đang hoạt động, hàng trăm nhãn hiệu sữa các loại, trong đó có nhiều tập đoàn đa quốc gia, cạnh tranh quyết liệt, Vinamilk vẫn đứng vững và khẳng định vị trí dẫn đầu trên thị trường sữa Việt Nam Nếu năm 2001, Cty có 70
Trang 7đại lý trung chuyển sữa tươi thì năm 2006 đã có 82 đại lý trên cả nước, với lượng sữa thu mua khoảng 230 tấn/ngày Các đại lý trung chuyển này được tổ chức có hệ thống, rộng khắp và phân bố hợp lý giúp nông dân giao sữa một cách thuận tiện, trong thời gian nhanh nhất
Cty Vinamilk cũng đã đầu tư 11 tỷ đồng xây dựng 60 bồn sữa và xưởng sơ chế có thiết bị bảo quản sữa tươi Lực lượng cán bộ kỹ thuật của Vinamilk thường xuyên đến các nông trại, hộ gia đình kiểm tra, tư vấn hướng dẫn kỹ thuật nuôi bò sữa cho năng suất và chất lượng cao Số tiền thưởng và giúp đỡ những hộ gia đình nghèo nuôi bò sữa lên đến hàng tỷ đồng Nâng tổng số đàn bò sữa từ 31.000 con lên 105.000 con
Cam kết Chất lượng quốc tế, chất lượng Vinamilk đã khẳng định mục tiêu chinh phục mọi người không phân biệt biên giới quốc gia của thương hiệu Vinamilk Chủ động hội nhập, Vinamilk đã chuẩn bị sẵn sàng từ nhân lực đến cơ
sở vật chất, khả năng kinh doanh để bước vào thị trường các nước WTO một cách vững vàng với một dấu ấn mang Thương hiệu Việt Nam - Lĩnh vực hoạt động: Hiện nay (năm 2013), Vinamilk chiếm khoảng 39% thị phần toàn quốc Hiện tại công ty có trên 240 NPP trên hệ thống phân phối sản phẩm Vinamilk và có trên 140.000 điểm bán hàng trên hệ thống toàn quốcBán hàng qua tất cả các hệ thống Siêu thị trong toàn quốc
1.3 Chiến lược kinh doanh, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của công ty vinamik
Điểm mạnh(S): Hệ thống phân phối sâu rộng, thương hiệu mạnh, tiềm lực tài chính vững chắc, quy mô sản xuất lớn, đội ngũ lãnh đạo là những người mạnh Chủ động trong nguồn nguyên liệu, giá thu mua sữa cao hơn, hệ thống xe đông lạnh vận chuyển tốt, dây chuyền chế biến hiện đại( trong sản phẩm sữa tươi thì tỷ trọng sữa tươi của các sản phẩm vinamilk là rất cao, ít nhất từ 70% đế 99% sữa tươi so với các đối thủ chỉ có khoảng 10% sữa tươi)
Điểm yếu(W): Khâu marketing yếudẫn đến chưa tạo được một thông điệp hiệu quả để quảng bá đến người tiêu dùng về nhug74 điểm mạnh của công ty
Trang 8Vinamilk lại chưa có một thông điệp nào mạnh mẽ để khẳng định ưu thế của mình tới người tiêu dùng
Cơ hội(O): Ngành sữa phấn đấu tăng sản lượng sữa toàn ngành trung bình 5-6%/năm giai đoạn 2006-2010, đồng thời sản xuất sữa ra thị trường nước ngoài Tổng vốn đầu tư phát triển ngành sữa đến năm 2010 là gần 2.200 tỷ đồngNgành sẽ xây dựng các nhà máy chế biến sữa gắn liền với các vùng tập trung chăn nuôi bò sữa để có thể tự túc tới 40% nhu cầu sữa vắt từ đàn bò trong nước vào năm 2010.Ngành sữa sẽ huy động tối đa mọi nguồn vốn trong xã hội như vốn tín dụng thuộc các chương trình của nhà nước, huy động từ việc bán trái phiếu, cố phiếu, vốn FDI, ODAcho việc đầu tư các dự án chế biến sữa cũng như các dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu
Thách thức(T)Cạnh tranh với các công ty sữa ngoại nhập khác( tâm lý sính ngoại của người tiêu dùng)Khả năng đáp ứng nguyên liệu của các vùng nguyên liệu nội địa còn kém
1.4 Chiến lược kinh doanh
-TẦM NHÌN “Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người “
-SỨ MỆNH: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”
- Triết lý kinh doanh: Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích nhất ở mọi khu vực, lãnh thổ Vì thế chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành của VinamilkVinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng
-Chính sách chất lượng của Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam : Luôn thỏa mãn
và có trách nhiệm với khách hàng bằng cách đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh tranh, tôn trọng đạo đức kinh doanh và tuân theo luật định
Trang 9- Chiến lược phát triểnMục tiêu của Công ty là tối đa hóa giá trị của cổ đông
và theo đuổi chiến lược phát triển kinh doanh dựa trên những yếu tố chủ lực sau:
+ Củng cố, xây dựng và phát triển một hệ thống các thương hiệu cực mạnh đáp ứng tốt nhất các nhu cầu và tâm lý tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam + Phát triển thương hiệu Vinamilk thành thương hiệu dinh dưỡng có uy tín khoa học
và đáng tin cậy nhất với mọi người dân Việt Nam thông qua chiến lược áp dụng nghiên cứu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của người Việt Nam để phát triển ra những dòng sản phẩm tối ưu nhất cho người tiêu dùng Việt Nam
+ Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh qua thị trường của các mặt hàng nước giải khát tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng thông qua thương hiệu chủ lực VFresh nhằm đáp ứng xu hướng tiêu dùng tăng nhanh đối với các mặt hàng nước giải khát đến từ thiên nhiên và tốt cho sức khỏe con người
+Củng cố hệ thống và chất lượng phân phối nhằm giành thêm thị phần tại các thị trường mà Vinamilk có thị phần chưa cao, đặc biệt là tại các vùng nông thôn và các đô thị nhỏ;
+ Khai thác sức mạnh và uy tín của thương hiệu Vinamilk là một thương hiệu dinh dưỡng có “uy tín khoa học và đáng tin cậy nhất của người Việt Nam” để chiếm lĩnh ít nhất là 35% thị phần của thị trường sữa bột trong vòng 2 năm tới;
+ Phát triển toàn diện danh mục các sản phẩm sữa và từ sữa nhằm hướng tới một lượng khách hàng tiêu thụ rộng lớn, đồng thời mở rộng sang các sản phẩm giá trị cộng thêm có giá bán cao nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận chung của toàn Công ty;
+ Tiếp tục nâng cao năng lục quản lý hệ thống cung cấp;
+ Tiếp tục mở rộng và phát triển hệ thống phân phối chủ động, vững mạnh
và hiệu quả
+ Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định, chất lượng cao với giá cạnh tranh và đáng tin cậy
Trang 101.5 Các vấn đề về quản trị: tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý nhân sự…
- Tổ chức sản xuấtvinamilk đã không ngừng đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất Vinamilk đã sử dụng nhiều loại công nghệ, các dây chuyền thiết bị có tính đồng bộ, thuộc thế hệ mới, hiện đại, tiên tiến
Cơ cấu tổ chức:
Văn phòng cty
Chi nhánh HN
Chi nhánh đà nẵng Chi nhánh cần thơ
Nhà máy sữa Thống Thất Nhà máy sữa Trường Thọ Nhà máy sữa Sài Gòn Nhà máy sữa Dielac Nhà máy sữa Hà
Nội Nhà máy sữa Cần Thơ Nhà máy sữa Nghệ An Nhà máy sữa Bình Định
Xí nghiệp kho vận
Trang 11Cơ cấu quản lý
HỘI ĐỒNG
Phòng kinh doanh
Phòng marketing
Phòng nhân sự
Phòng dự án
Phòng cung ứng điều vận
Phòng kế toán tài chính
TT ngiên cứu phát
triến
Phòng khám đa khoa
Ban kiểm soát
Trang 12Phần 2: Tình huống về việc sử dụng nguyên tắc quản lý
Tình huống
Đây là một cơng ty cĩ đội ngũ và cơng nhân kỹ thuật giỏi, đồng thời cơng ty lại mới trang bị một số máy mĩc thiết bị hiện đại của nước ngồi, do vậy sản phẩm của cơng ty luơn đạt chất lượng cao, cĩ uy tín với khách hàng và cĩ một vị trí thuận lợi trên thị trường Tuy vậy tình hình sản xuất kinh doanh của cơng ty trong thời gian gần đây cĩ những dấu hiệu xấu Trước tình hình đĩ ơng Vân quyết định thành lập một ban tham mưu Ban này tập hợp những chuyên gia giỏi và cĩ nhiều kinh nghiệm của các ngành kinh tế, tài chính, quản lý, kỹ thuật và luật, nhiệm vụ của Ban tham mưu là tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng trì trệ hiện nay Ơng Vân đã chỉ định cho ơng Thanh làm trưởng Ban và ủy nhiệm cho ơng Thanh lãnh đạo ban tham mưu thực hiện các nhiệm vụ đã đề raTrong quá trình hoạt động, các thành viên làm việc rất thận trọng và cĩ trách nhiệmSau một thời gian Ban tham mưu đã hồn thành nhiệm vụ và trình lên giám đốc một bản báo cáo chi tiết, theo
đĩ các nguyên nhân gây ra tình trạng trì trệ chủ yếu bắt nguồn từ những thiếu sĩt
về 93 Quân trị học quản trị của một số phịng ban và phân xưởng với những số liệu chứng minh đầy tính thuyết phục Kèm theo bản báo cáo là một kế hoạch nhằm sửa chữa những sai sĩt mà cơng ty đã mắc phải Tuy nhiên phĩ giám đốc và các trưởng phịng cĩ liên quan đều phản bác những kết luận của Ban tham mưu và cho rằng ban này đã can thiệp qua sâu vào cơng việc của các bộ phận Đồng thời
đề nghị giám đốc hủy bỏ những kết luận của ban tham mưu
Câu hỏi
Ơng giám đốc Vân đã thực hiện chức năng gì trong quản trị ?
Theo anh (chị) tại sao phĩ giám đốc và trưởng phịng liên quan lại phản bác kết luận của Ban tham mưu ?
Nếu là giám đốc anh (chị) sẽ giải quyết tiếp tình huống này như thế nào?