1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tuân thủ điều trị của người bệnh loét dạ dày tá tràng theo dõi ngoại trú tại bệnh viện đại học y dược đại học quốc gia hà nội năm 2023

107 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (14)
    • 1.1. Kiến thức về loét dạ dày tá tràng (14)
      • 1.1.1. Định nghĩa (14)
      • 1.1.2. Nguyên nhân và bệnh sinh (14)
      • 1.1.3. Một số yếu tố liên quan đến loét dạ dày tá tràng (16)
      • 1.1.4. Triệu chứng lâm sàng (16)
      • 1.1.5. Các xét nghiệm có giá trị chẩn đoán (19)
      • 1.1.6. Biến chứng (20)
      • 1.1.7. Chẩn đoán và hướng điều trị (20)
      • 1.1.8. Nguyên tắc điều trị LDDTT (20)
      • 1.1.9. Phòng bệnh và tư vấn người bệnh (20)
      • 1.1.10. Kết luận (23)
    • 1.2. Tuân thủ điều trị (23)
      • 1.2.1 Định nghĩa tuân thủ điều trị (23)
      • 1.2.2 Các phương pháp đo lường sự tuân thủ điều trị thường được áp dụng (24)
    • 1.3. Tuân thủ điều trị loét dạ dày tá tràng (25)
      • 1.3.1. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị trên người bệnh (25)
    • 1.4. Các nghiên cứu về loét dạ dày tá tràng (27)
      • 1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới (27)
      • 1.4.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam (29)
    • 1.5. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu (31)
    • 1.6. Khung lý thuyết (32)
  • CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (33)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (33)
      • 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu (33)
      • 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ (33)
    • 2.2. Địa điểm nghiên cứu (33)
    • 2.3. Thời gian nghiên cứu (33)
    • 2.4. Phương pháp nghiên cứu (33)
    • 2.5. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu (34)
    • 2.6. Phương pháp thu thập số liệu (34)
    • 2.7. Biến số và chỉ số nghiên cứu (35)
    • 2.8. Tiêu chí đánh giá (40)
    • 2.9. Xử lý và phân tích số liệu (41)
    • 2.10. Đạo đức trong nghiên cứu (42)
    • 2.11 Sai số và cách khắc phục (42)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (44)
    • 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (44)
      • 3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học (44)
      • 3.1.2. Đặc điểm về bệnh loét dạ dày tá tràng của người bệnh (45)
    • 3.2. Kết quả nội soi dạ dày tá tràng và xét nghiệm vi khuẩn H. Pylori của người bệnh (47)
      • 3.2.1. Kết quả nội soi dạ dày tá tràng (47)
      • 3.2.2. Xét nghiệm vi khuẩn H. Pylori (48)
    • 3.3. Kiến thức về bệnh loét dạ dày tá tràng của người bệnh (48)
    • 3.4. Dịch vụ của cơ sở y tế (49)
    • 3.5. Thông tin về tư vấn hướng dẫn của NVYT với người bệnh (50)
    • 3.6. Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh (51)
      • 3.6.1. Tuân thủ tái khám định kỳ (51)
      • 3.6.2. Mức độ tuân thủ chế độ thuốc của người bệnh (51)
      • 3.6.3. Mức độ tuân thủ chế độ ăn uống của người bệnh (52)
      • 3.6.4. Mức độ tuân thủ chế độ hoạt động thể lực của người bệnh (53)
      • 3.6.5. Mức độ tuân thủ thay đổi lối sống của người bệnh (54)
      • 3.6.6. Mức độ tuân thủ điều trị chung của người bệnh (55)
    • 3.7. Các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị chung (56)
    • 3.8. Một số yếu tố liên quan đến những yếu tố tuân thủ điều trị (60)
  • CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN (67)
    • 4.1. Mô tả đặc điểm người bệnh và sự tuân thủ điều trị của người bệnh loét dạ dày tá tràng (67)
      • 4.1.1. Đặc điểm người bệnh (67)
      • 4.1.2. Sự tuân thủ điều trị của người bệnh (70)
    • 4.2. Một số yếu tố liên quan đến sự tuân thủ điều trị (77)
      • 4.2.1. Một số yếu tố liên quan đến sự tuân thủ các phương pháp điều trị (77)
      • 4.2.2. Một số yếu tố liên quan đến sự tuân thủ điều trị chung (78)
  • KẾT LUẬN (83)
  • PHỤ LỤC (90)

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài “Tuân thủ điều trị của người bệnh loét dạ dày tá tràng theo dõi ngoại trú tại bệnh viện Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội năm

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

NB được chẩn đoán xác định LDDTT

2.1.1.Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu:

- Tất cả những NB có kết quả nội soi LDDTT và được chẩn đoán LDDTT điều trị, theo dõi ngoại trú tại Khoa nội Cán bộ - Tự nguyện, Bệnh viện Đại học Y Dược – Đại học Quốc Gia Hà Nội

- NB đồng ý và tự nguyện tham gia nghiên cứu

- NB có khả năng nhận thức và trả lời câu hỏi

- NB được chẩn đoán xác định bị ung thư dạ dày đã được chẩn đoán bằng nội soi và sinh thiết

- NB LDDTT đang chảy máu

- NB trong quá trình điều trị không cung cấp đầy đủ thông tin

Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại Khoa nội Cán bộ - Tự nguyện, Bệnh viện Đại học Y Dược – Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Thời gian nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Mô tả cắt ngang, có phân tích

* Phiếu thông tin NB dựa trên các nghiên cứu của Nguyễn Thu Hằng (2022) [10] và Nguyễn Thị Phương (2017)[18].

Bao gồm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, bảo hiểm y tế và các dữ liệu lâm sàng bao gồm chẩn đoán, phương pháp can thiệp, thuốc, tái khám định kỳ từ câu A1 →A16

* Bộ câu hỏi đo lường tuân thủ điều trị:

Dựa trên bộ công cụ có sẵn đo lường tuân thủ điều trị thuốc của Morisky (2008) [35] chúng tôi tiến hành xây dựng bộ công cụ đo lường tuân thủ điều trị trên đối tượng NB LDDTT

23 Bộ câu hỏi tập trung vào các hành vi sử dụng thuốc của NB sau 2-3 tuần dùng thuốc, đặc biệt liên quan đến việc không uống thuốc như là quên và các rào cản khác Bộ câu hỏi với độ tin cậy Cronbachs alpha = 0,85, gồm có 8 câu (từ C1 → C8) trả lời bằng cách lựa chọn có/ không

* Dựa vào bộ công cụ có sẵn của nghiên cứu Nguyễn Thu Hằng (2022) [10] và Nguyễn Thị Phương (2017) [18] chúng tôi phát triển bộ công cụ về nội dung:

+ Thông tin đặc điểm NB từ câu B1→ B6 + Tuân thủ chế độ ăn uống, tập luyện, thay đổi lối sống, từ câu D1 → D13 + Kiến thức về bệnh và chế độ điều trị LDDTT từ câu E1 → E10

+ Dịch vụ của cơ sở y tế và tư vấn của nhân viên y tế từ câu F1 → F14

Cỡ mẫu và cách chọn mẫu

- Áp dụng công thức tính cỡ mẫu: n = Z² 1-α/2 x p(1-p) d² n: Cỡ mẫu tối thiểu cần thiết

Z 2 1-α/2 : Hệ số tin cậy = 1,96 với α=0,05 p: Tỷ lệ ước lượng tỷ lệ tuân thủ điều trị của NB LDDTT, do chưa tìm được nghiên cứu tương ứng đã công bố tại Việt Nam (p = 0,808) d: Là sai số mong muốn hoặc sai số cho phép (d=0,05)

- Tính được cỡ mẫu nghiên cứu: 196 NB

- Cách chọn mẫu: Chọn thuận tiện NB được chẩn đoán LDDTT điều trị và theo dõi ngoại trú tại khoa từ tháng 3/2023 đến tháng 10/2023 đáp ứng tiêu chuẩn nghiên cứu (lấy đến khi đủ cỡ mẫu nghiên cứu) Trên thực tế, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã thu thập được thông tin của 221 NB đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu.

Phương pháp thu thập số liệu

- Quy trình thu thập dữ liệu:

+ Bước 1: Lựa chọn đối tượng đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu

+ Bước 2: Nghiên cứu viên giải thích rõ mục đích của nghiên cứu, xin ý kiến đồng ý chấp thuận tham gia nghiên cứu của đối tượng nghiên cứu Hướng dẫn cách trả lời câu hỏi và giải đáp thắc mắc cho đối tượng tham gia nghiên cứu

+ Bước 3: Các thông tin được thu thập qua 2 lần phỏng vấn Lần 1 là phỏng vấn trực tiếp tại bệnh viện để thu thập thông tin về các đặc điểm chung của NB (tuổi, giới,

Thư viện ĐH Thăng Long

24 trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi ở, hoàn cảnh sống) và nhận thức về bệnh của NB

Buổi phỏng vấn 2 đánh giá sự tuân thủ điều trị trong quá trình dùng thuốc của NB được tiến hành sau 2-3 tuần dùng thuốc, phỏng vấn bằng bộ câu hỏi thang đo tuân thủ điều trị của Morisky (Morisky Medication Adherence Scale, MMAS) [35] với 2 hình thức: (1) phỏng vấn trực tiếp tại bệnh viện (đối với người bệnh đến tái khám), (2) phỏng vấn qua điện thoại (đối với NB mà ngiên cứu viên không gặp được khi NB đi tái khám), nghiên cứu viên sẽ gọi điện thoại cho NB tối đa 3 lần trong 3 ngày liên tiếp: 1 lần/ngày (nếu sau 3 lần gọi vẫn không tiếp cận được NB thì NB được loại khỏi nghiên cứu)

+ Bước 4: Sau khi có toàn bộ thông tin, nghiên cứu viên kiểm tra toàn bộ dữ liệu và các số liệu được mã hóa, nhập vào một bảng tính, máy tính chuẩn bị cho việc phân tích dữ liệu.

Biến số và chỉ số nghiên cứu

* Tuân thủ điều trị của NB LDDTT: là sự kết hợp bao gồm tuân thủ dùng thuốc, tuân thủ chế độ sinh hoạt lối sống, luyện tập, tuân thủ tái khám và các thói quen có lợi cũng như các thói quen có hại cho sức khoẻ dạ dày

* Tiêu chí đo lường chế độ dùng thuốc:

Tuân thủ dùng thuốc là chế độ dùng thuốc đều đặn, đúng thuốc, đúng giờ, đúng liều lượng

Những trường hợp quên dùng thuốc thì nên xin ý kiến của bác sĩ và nếu quên thì không nên uống bù vào lần uống sau

Không được tự ý điều chỉnh liều dùng Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ (đặc biệt là đối với viêm do vi khuẩn)

* Tiêu chí đo lường chế độ sinh hoạt lối sống, luyện tập, tái khám và các thói quen có lợi cũng như các thói quen có hại cho sức khoẻ của dạ dày:

- Thay đổi hành vi trong sinh hoạt: Loại bỏ các nguyên nhân gây ra bệnh trong quá trình điều trị Chế độ làm việc và yếu tố thần kinh tâm lý: Cần chú ý đến chỗ để làm việc hợp lý, tránh công việc quá sức, căng thẳng thần kinh, Stress tâm lý,

- Thay đổi thói quen ăn uống: NB nên tập thói quen ăn uống lành mạnh, ăn chậm, nhai kĩ, ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa nhất là bữa sáng, không nên đẻ quá đói hoặc ăn quá no, cần bổ sung vitamin A, D, K, B12, acid folic, canxi, Fe, Zn, … trứng, sữa giúp trung hòa acid dạ dày tốt hơn NB cần tránh ăn những thức ăn và đồ uống gây hại cho niêm mạc dạ dày như: rượu, bia, các gia vị như ớt, hạt tiêu, đồ ăn chua, chát , Không sử dụng các chất kích thích như: thuốc lá, thuốc lào,…

25 - NB uống nhiều nước trong ngày, không nên ăn các thức ăn quá nóng, quá lạnh đẻ tránh gây kích thích dạ dày

- Tăng cường các hoạt động vận động, tập thể dục, thể thao, giải trí nhẹ nhàng phù hợp với quỹ thời gian của mỗi người

- Hạn chế sử dụng các thuốc kháng sinh, kháng viêm, các thuốc giảm đau, khi cần dùng nên tham khảo ý kiến của bác sỹ để được sử dụng các thuốc ít ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày hoặc sử dụng thêm các thuốc hỗ trợ dạ dày

- NB có chế độ nghỉ ngơi, làm việc phù hợp với bệnh - Tái khám đúng hẹn, khi đi khám mang theo kết quả và sổ khám bệnh cũ

* Tiêu chí đo lường không tuân thủ điều trị:

- Không tuân thủ sử dụng thuốc + Sợ tác dụng phụ của thuốc + Không có lời khuyên dùng thuốc + Điều kiện kinh tế khó khăn + Khác

- Không tuân thủ chế độ ăn:

+ Sở thích + Ăn/uống chung với gia đình + Khác……

- Không tuân thủ chế độ luyện tập:

+ Do nhu cầu cuộc sống không có thời gian + Do không quan tâm đến sức khỏe

+ Do không muốn tập luyện + Bản thân nghĩ rằng lao động chân tay cũng là rèn luyện thể dục mỗi ngày - Không tuân thủ tái khám định kỳ

+ Không đi khám theo lịch hẹn của Bác sĩ

Thư viện ĐH Thăng Long

TT Biến số Chỉ số

Phương pháp thu thập I Yếu tố cá nhân Đặc điểm nhân khẩu học

Là tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu tính theo năm sinh dương lịch đến thời điểm hiện tại

2 Giới Giới tính là khái niệm chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ

Trình độ học vấn của một người là bậc học cao nhất của người đó đã hoàn thành trong hệ thống giáo dục quốc dân mà người đó đã theo học

Nghề nghiệp là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội Định danh

5 Hiện tại sống với ai Đối tượng nghiên cứu đang sống với ai Định danh

Bảo hiểm y tế (bảo hiểm sức khỏe) là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng Định danh

Là thời gian đã qua kể từ khi mắc bệnh tính bằng năm đến một thời điểm nào đó (tính theo dương lịch)

Hỗ trợ của gia đình, bạn bè,nhân viên y tế (NVYT)

8 Được nhắc nhở tuân thủ dùng thuốc

% được người thân, bạn bè, NVYT nhắc nhở tuân thủ điều trị không?

10 Được nhắc nhở tuân khám định kì

% được người thân, bạn bè, NVYT nhắc nhở tuân thủ điều trị không?

11 Được nhắc nhở tuân thủ chế độ dinh dưỡng

% được người thân, bạn bè, NVYT nhắc nhở tuân thủ điều trị không?

12 Được nhắc nhở tuân thủ hoạt động thể lực

% được người thân, bạn bè, NVYT nhắc nhở tuân thủ điều trị không?

Kiến thức về bệnh và chế độ điều trị

1 Hiểu biết về dấu hiệu của LDDTT

% nhận biết của đối tượng nghiên cứu về dấu hiệu của LDDTT

Hiểu biết về nguyên nhân gây

% đối tượng nghiên cứu hiểu biết về nguyên nhân gây LDDTT Phân loại Phỏng vấn

3 Hiểu biết về tuân thủ dùng thuốc

% đối tượng ghiên cứu hiểu biết về cách tuân thủ dùng thuốc như thế nào là có hiệu quả nhất cho những NB mắc LDDTT Định danh

4 Hiểu biết về tuân thủ hoạt động thể lực

% đối tượng nghiên cứu hiểu biết về tuân thủ chế độ hoạt động thể lực như thế nào Định danh

5 Hiểu biết về biến chứng của LDDTT

% đối tượng nghiên cứu hiểu biết về biến chứng của LDDTT Định danh

Thư viện ĐH Thăng Long

Hiểu biết về các biện pháp phòng tránh tái phát

% đối tượng nghiên cứu hiểu biết về các biện pháp phòng tránh tái phát LDDTT Định danh

7 Hiểu biết về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh

% ĐTNC biết về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh LDDTT Định danh

8 Hiểu biết về các biện pháp tuân thủ điều trị

% đối tượng nghiên cứu biết ý nghĩa về các biện pháp tuân thủ trong phác đồ điều trị LDDTT Định danh

9 Hiểu biết chế độ dinh dưỡng cho người bệnh

% đối tượng nghiến cứu hiểu biết về những thực phẩm mà người bệnh LDDTT nên ăn, hạn chế hoặc cần tránh Định danh

10 Hiểu biết về chế độ luyện tập cho người bệnh LDDTT

% đối tượng nghiên cứu biết chế độ luyện tập cho người bệnh LDDTT Định danh Phỏng vấn

II Về tuân thủ điều trị Tuân thủ thuốc, tái khám

1 Thời gian dùng thuốc LDDTT

Khoảng thời gian trung bình kể từ lần đầu tiên đối ượng nghiên cứu bắt đầu được điều trị thuốc đến thời điểm phỏng vấn

% Những loại thuốc mà đối tượng nghiên cứu đang dùng để điều trị bệnh LDDTT Định danh

Bình quân số lần đối tượng quên không uống thuốc trong đợt điều trị

4 Tuân thủ đi khám sức khỏe định kỳ

Tái khám là việc bệnh nhân khám lại theo hẹn của bác sĩ điều trị, thường theo nhóm bệnh

Tuân thủ ăn uống, tập luyện, sinh hoạt

1 Mức độ tiêu thụ thực phẩm

Mức độ tiêu thụ một số thực phẩm có lợi và có hại cho sức khoẻ của dạ dày của đối tượng nghiên cứu

2 Loại hình hoạt động thể lực

% những loại hình hoạt động thể lực mà đối tượng hay tập hàng ngày Định danh

3 Thời gian động thể lực hoạt

Thời gian hoạt động thể lực trung bình mỗi ngày của từng loại hình hoạt động thể lực

4 Chế độ làm việc nghĩ ngơi

% đối tượng nghiên cứu có chế độ làm việc nghĩ ngơi hợp lý, tránh thức khuya Định danh

Tiêu chí đánh giá

 Đo lường mức độ tuân thủ điều trị thuốc của NB - Thang đo mức độ tuân thủ điều trị của Morisky (Morisky Medication

Adherence Scale, MMAS) [35] gồm 08 câu, được tính như sau:

+ Đối với 08 câu hỏi (từ C1 → C8) “có/không”: Trả lời “Không” được 1 điểm, trả lời “Có” được 0 điểm

- Tổng số điểm: Tối thiểu là 0 điểm và tối đa là 08 điểm

- MMAS được chia làm 3 mức độ: Tuân thủ tốt (MMAS = 8), tuân thủ trung bình (MMAS = 6-7), tuân thủ kém (MMAS < 6) NB được chia làm 2 nhóm dựa theo mức độ tuân thủ điều trị: nhóm tuân thủ điều trị gồm những NB có mức độ tuân thủ tốt và nhóm không tuân thủ điều trị bao gồm những NB có mức độ tuân thủ trung bình và kém

Thư viện ĐH Thăng Long

30 - Mức độ tuân thủ điều trị thuốc của NB được mã hóa thành 2 nhóm:

+ Nhóm 1- Có tuân thủ: 08 điểm

+ Nhóm 2-Không tuân thủ: < 08 điểm

 Đo lường mức độ tuân thủ chế độ ăn uống và luyện tập của NB - Thang đo mức độ tuân thủ chế độ ăn uống và luyện tập gồm 13 câu (từ D1 →

D13), mỗi câu được áp dụng với thang điểm từ 1 điểm đến 3 điểm: (1 điểm- Không bao giờ; 2 điểm-Thỉnh thoảng; 3 điểm-Thường xuyên)

- Tổng số điểm: Tối thiểu là 13 điểm và tối đa là 39 điểm

- Mức độ tuân thủ chế độ ăn và luyện tập của NB được mã hóa thành 2 nhóm:

+ Nhóm 1-Có tuân thủ: 19-39 điểm

+ Nhóm 2-Không tuân thủ: < 19 điểm

 Đo lường mức độ tuân thủ điều trị nói chung của NB - Tuân thủ điều trị là: Tuân thủ điều trị thuốc, tuân thủ tái khám, tuân thủ chế độ ăn uống sinh hoạt lối sống, luyện tập và các thói quen có lợi cũng như các thói quen có hại cho sức khỏe của dạ dày

- Thang đo mức độ tuân thủ điều trị chung của NB bao gồm thang đo mức độ tuân thủ điều trị thuốc và tuân thủ chế độ ăn uống, luyện tập Theo đó, mức độ tuân thủ chung của NB được mã hóa thành 2 nhóm như sau:

+ Nhóm 1-Có tuân thủ: 28-47 điểm

+ Nhóm 2-Không tuân thủ: < 28 điểm

 Đo lường kiến thức về bệnh của NB - Thang đo kiến thức của người bệnh gồm 10 câu - Kiến thức của NB được mã hóa thành 2 nhóm:

+ Nhóm 1-Có kiến thức đạt >= 8điểm + Nhóm 2-Có kiến thức không đạt < 8 điểm

 Giáo dục tư vấn sức khỏe bao gồm: Tư vấn về bệnh LDDTT, tư vấn về biến chứng bệnh, hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi, hướng dẫn tuân thủ lợi ích chế độ dinh dưỡng, hướng dẫn lợi ích tuân thủ uống thuốc, hướng dẫn lợi ích tuân thủ điều trị

Xử lý và phân tích số liệu

- Mã hoá và nhập bằng phần mềm Epi Data 3.1, sau đó xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 20.0

31 - Phân tích mô tả (tần số, tỷ lệ phần trăm): Được sử dụng để mô tả đặc điểm của người bệnh

+ Biến độc: Yếu tố thuộc về đặc điểm của NB như tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, kiến thức về bệnh, thời gian mắc bệnh

+ Biến phụ thuộc: Mức độ tuân thủ điều trị của NB.

Đạo đức trong nghiên cứu

- Nghiên cứu được tiến hành dưới sự cho phép của Bệnh viện Đại học Y Dược – Đại học Quốc Gia Hà Nội

- Nghiên cứu được thông qua Hội đồng bảo vệ luận văn của trường Đại học Thăng Long theo quyết định số 23051706/QĐ-ĐHTL

- Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu đều đã được giải thích cụ thể về nội dung và mục đích nghiên cứu để đối tượng tham gia tự nguyện và cung cấp thông tin chính xác

- Đảm bảo quyền lợi và sức khỏe, nêu cao tinh thần tự nguyện tham gia nghiên cứu không ép buộc hay lợi dụng

- Đảm bảo trung thực và khách quan trong nghiên cứu

- Bảo đảm thông tin cho người nghiên cứu

- Bệnh nhân và gia đình được quyền từ chối tham gia nghiên cứu hoặc dừng trả lời các câu hỏi của nghiên cứu mà không cần giải thích lý do

- Tất cả các thông tin thu thập được chỉ được sử dụng cho mục đích của nghiên cứu này Mọi thông tin nhận diện cá nhân người trả lời đều được bảo vệ và giữ kín Chỉ nghiên cứu viên và giảng viên hướng dẫn được tiếp cận với phiếu trả lời và các dữ liệu liên quan

Sai số và cách khắc phục

 Một số sai số có thể gặp trong nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu trả lời không đúng sự thật: Không nhớ câu trả lời, trả lời không nhất quán hoặc hiểu sai câu hỏi

- Sai số nhớ lại: sai số này thấp do phần lớn các câu hỏi đề cập ở thời điểm hiện tại hoặc thời gian gần đây của NB khi khai báo các hành vi tuân thủ quy trình điều trị bệnh LDDTT ở NB

- Sai số do nhập liệu có thể xảy ra sai sót

Thư viện ĐH Thăng Long

 Biện pháp khắc phục sai số + Thiết kế bộ câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu

+ Phiếu điều tra được giám sát, làm sạch ngay trong ngày điều tra

+ Đối tượng được thỏa thuận tự nguyện tham gia nghiên cứu, khi đó thì thông tin chính xác hơn

+ Quá trình nhập liệu được tiến hành bởi 2 nghiên cứu viên để so sánh kết quả nhập liệu Sau khi nhập liệu xong lấy 10% phiếu nhập lại để kiểm tra, không có sai sót đảm bảo tính chính xác của thông tin

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học

Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Tần số

Nhóm tuổi Từ 18 đến dưới 30 27 12,2

Trung học cơ sở (cấp 2) 47 21,3

Trung học phổ thông (cấp 3) 66 29,8 Trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học 105 47,5

Nghề nghiệp Còn đi làm 125 56.6

Nghỉ hưu hoặc không đi làm 96 43,4

Hoàn cảnh sống Sống một mình 3 1,4

Sống cùng với người thân 218 98,6

Nhận xét: Kết quả bảng 3.1 cho thấy, tổng số người bệnh tham gia nghiên cứu là 221, trong đó số giới tính nam chiếm tỷ lệ 45,3 %, giới tính nữ chiếm tỷ lệ 54,7%, nhóm tuổi cao nhất là nhóm trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ 67%

- Về trình độ học vấn của ĐTNC, hai nhóm các đối tượng học trung học phổ thông và từ trung cấp trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là 29,8% và 47,5%

Nhóm đối tượng có học vấn thấp nhất là tiểu học với 1,4%

- Nghề nghiệp của ĐTNC có 56,6% còn đi làm, phần lớn đối tượng sống cùng gia đình và người thân (98,6%) và 100% ĐTNC là dân tộc Kinh

Thư viện ĐH Thăng Long

3.1.2 Đặc điểm về bệnh loét dạ dày tá tràng của người bệnh

Bảng 3.2 Đặc điểm về bệnh của người bệnh Đặc điểm Tần số

Hoàn cảnh phát hiện bệnh

Khám sức khỏe định kỳ 13 5,9

Khám vì có triệu chứng loét dạ dày tá tràng 155 70,1

Có mắc bệnh kèm theo Có 147 66,5

Có bảo hiểm y tế Có 212 95,9

Thời gian mắc bệnh loét dạ dày tá tràng

Tiền sử gia đình có người mắc loét dạ dày tá tràng

Biến chứng loét dạ dày tá tràng

Yếu tố nguy cơ loét dạ dày tá tràng

Căng thẳng lo âu quá mức 90 40,7

Có dùng thuốc corticoid 53 24,0 Ít hoặc không vận động thể lực 40 18,1

Hiện tại hút thuốc lá/thuốc lào 42 19,0

Nhận xét: Bảng 3.2 cho thấy 70,1% đối tượng phát hiện bệnh trong hoàn cảnh là đi khám vì có triệu chứng loét dạ dày tá tràng Trong đó, có 66,5% đối tượng có bệnh kèm theo và 95,9% có bảo hiểm y tế Thời gian mắc bệnh loét dạ dày tá tràng phần lớn là > 5 năm chiếm 51,1% 82,8% đối tượng nghiên cứu không có tiền sử gia đình có người mắc loét dạ dày tá tràng và 87,3% không có biến chứng loét dạ dày tá tràng Về các yếu tố nguy cơ loét dạ dày tá tràng, các yếu tố thường gặp nhất là ngủ muộn (sau 21 giờ) chiếm 56,6%; căng thẳng lo âu quá mức chiếm 40,7% và sử dụng thuốc corticoid chiếm 24%

Bảng 3.3 Triệu chứng lâm sàng của người bệnh Đặc điểm lâm sàng Tần số

Tỉ lệ (%) Đau bụng thượng vị 206 93,2

Chán ăn 10 4,5 Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu 121 54,8 Ợ chua, ợ hơi 60 27,2

Nhận xét: Triệu chứng lâm sàng gặp nhiều nhất ở người bệnh là đau bụng thượng vị với tỷ lệ là 93,2%, tiếp đến là các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu với tỷ lệ là 54,8% Triệu chứng lâm sàng ít gặp nhất là nôn chiếm 2,7%

Thư viện ĐH Thăng Long

Kết quả nội soi dạ dày tá tràng và xét nghiệm vi khuẩn H Pylori của người bệnh

3.2.1 Kết quả nội soi dạ dày tá tràng

Biểu đồ 3.1 Vị trí loét

Nhận xét: Kết quả biểu đồ 3.1 cho thấy, vị trí loét thường gặp nhất ở các đối tượng nghiên cứu thông qua kết quả nội soi là loét dạ dày (43,4%), sau đó là loét dạ dày và tá tràng (36,7%) và ít gặp nhất là loét tá tràng (19,9%)

Biểu đồ 3.2 Số lượng ổ loét Nhận xét: Đa số các đối tượng nghiên cứu có 01 ổ loét, chiếm tỷ lệ 72%

Loét dạ dày Loét tá tràng Loét dạ dày và tá tràng

Kích thước ổ loét Tần số Tỷ lệ %

Nhận xét: Hầu hết đối tượng nghiên cứu có kích thước ổ loét là dưới 1cm, chiếm

3.2.2 Xét nghiệm vi khuẩn H Pylori

Bảng 3.5 Kết quả xét nghiệm vi khuẩn H Pylori

Vi khuẩn H Pylori Tần số Tỷ lệ (%)

Loét dạ dày tá tràng có H Pylori ( Dương tính) 122 55,2 Loét dạ dày tá tràng không có H Pylori (Âm tính) 80 36,2

Loét dạ dày tá tràng không làm H Pylori 19 8,6

Nhận xét: Từ bảng 3.5 có thể thấy, 55,2% đối tượng nghiên cứu loét dạ dày tá tràng dương tính với vi khuẩn H Pylori và 36,2% đối tượng loét dạ dày tá tràng âm tính với vi khuẩn H Pylori.

Kiến thức về bệnh loét dạ dày tá tràng của người bệnh

Biểu đồ 3.3 Kiến thức về loét dạ dày tá tràng của người bệnh Nhận xét: Kết quả biểu đồ trên cho thấy tỷ lệ người bệnh có kiến thức đạt (≥8đ) chiếm 43% và tỷ lệ người bệnh có kiến thức không đạt (=8 điểm Có kiến thức không đạt < 8 điểm

Thư viện ĐH Thăng Long

Dịch vụ của cơ sở y tế

Bảng 3.6 Thông tin về dịch vụ của cơ sở y tế

Dịch vụ CSYT Tần số Tỷ lệ

Số tiền phải trả cho một lần điều trị

Thời gian chờ đợi khám bệnh

Mức độ hài lòng với thái độ của CBYT

Hướng dẫn chế độ điều trị LDDTT

Chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập 80 36,2 Chế độ theo dõi dấu hiệu đau 154 69,7

Chế độ khám bệnh định kỳ 163 73,8

Mức độ được CBYT nhắc nhở về tuân thủ điều trị LDDTT

Thỉnh thoảng, hiếm khi và không có 32 14,5

Nhận xét: Kết quả bảng 3.6 về thông tin về dịch vụ của cơ sở y tế cho thấy, số tiền phải trả cho một lần điều trị là rất rẻ (54,3%); thời gian chờ đợi khám bệnh nhanh chóng (47,5%); hài lòng với thái độ của CBYT (72,9%); được CBYT nhắc nhở về tuân thủ điều trị LDDTT thường xuyên (85,5%), đặc biệt hướng dẫn của CBYT về chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập chiếm tỷ lệ thấp (36,2%)

Thông tin về tư vấn hướng dẫn của NVYT với người bệnh

Bảng 3.7 Thông tin về tư vấn hướng dẫn của NVYT với người bệnh

Tư vấn của NVYT Tần số Tỷ lệ (%)

Tư vấn về bệnh LDDTT

Tư vấn về biến chứng bệnh

Hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi

Hướng dẫn tuân thủ lợi ích chế dinh dưỡng

Hướng dẫn lợi ích tuân thủ uống thuốc

Hướng dẫn lợi ích tuân thu điều trị

Nhận xét: Bảng 3.7 cho thấy, tỷ lệ người bệnh nhận được thông tin tư vấn hướng dẫn từ NVYT về tuân thủ điều trị và lợi ích tuân thủ uống thuốc chiếm tỷ lệ khá cao là 73,8% và 94,1% Mặt khác, tỷ lệ được tư vấn về bệnh LDDTT chiếm tỷ lệ chưa cao 56,1%, hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi và tuân thủ lợi ích chế độ dinh dưỡng còn thấp chiếm 32,1% và 36,2%

Thư viện ĐH Thăng Long

Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh

3.6.1 Tuân thủ tái khám định kỳ

Bảng 3.8 Tỉ lệ khám định kỳ của người bệnh

Khám định kì Tần số Tỉ lệ (%)

Nhận xét: Đa số người bệnh đều tuân thủ tái khám định kỳ với tỷ lệ cao là 96,4%

3.6.2 Mức độ tuân thủ chế độ thuốc của người bệnh

Bảng 3.9 Tuân thủ dùng thuốc của người bệnh

Tuân thủ chế độ dùng thuốc Tần số Tỉ lệ (%) Đôi khi quên không uống thuốc Có 48 21,7

Trong đợt điều trị có quên thuốc ngày nào không

Tự ý dừng thuốc khi cảm thấy khó chịu sau khi uống thuốc

Quên mang theo thuốc khi đi du lịch hoặc vắng nhà

Không 221 100,0 Đã uống thuốc ngày hôm qua Có 221 100,0

Gặp khó khăn trong việc phải nhớ uống thuốc hàng ngày

Tự dừng thuốc khi cảm thấy các triệu chứng tốt lên

Cảm thấy việc dùng thuốc hàng ngày bất tiện/phiền toái

Không 218 98,6 Điểm trung bình tuân thủ điều trị thuốc 7,7 ± 0,6 (Min = 5 và Max = 8)

Nhận xét: Điểm trung bình tuân thủ điều trị thuốc ở các đối tượng nghiên cứu là 7,7 ± 0,6 Trong đó tỷ lệ tuân thủ uống thuốc ngày hôm qua và không quên mang theo thuốc khi đi du lịch hoặc vắng nhà đạt 100%, tuy nhiên có 21,7% người bệnh đôi khi quên uống thuốc

3.6.3 Mức độ tuân thủ chế độ ăn uống của người bệnh

Bảng 3.10 Tuân thủ chế độ ăn uống của người bệnh

Tuân thủ chế độ ăn uống Tần số Tỉ lệ

Chế độ ăn quá no, quá đói

Chế độ ăn uống ít chất béo và mỡ động vật

Không bao giờ 9 4,1 Ăn tăng chất xơ và các loại rau tươi

Không bao giờ 11 5,0 Ăn tăng lượng trái cây tươi

Nhai kỹ, ăn không quá nhanh

Hạn chế ăn chua cay

Hạn chế dùng cà phê

Không bao giờ 3 1,3 Điểm trung bình tuân thủ chế độ ăn uống: 16,4 ± 2,0

Thư viện ĐH Thăng Long

Nhận xét: Bảng mức độ tuân thủ chế độ ăn uống của người bệnh cho thấy, điểm trung bình tuân thủ chế độ ăn uống là 16,4 ± 2,0 Trong đó, các chế độ đạt mức độ tuân thủ tốt cao nhất là hạn chế dùng cà phê với tỷ lệ 73,8% và nhai kỹ, ăn không quá nhanh với tỷ lệ 74,7% Và chế độ ăn uống đạt mức độ tuân thủ thấp nhất là ăn tăng lượng trái cây tươi với mức độ không bao giờ chiếm 32,1%

3.6.4 Mức độ tuân thủ chế độ hoạt động thể lực của người bệnh

Biểu đồ 3.4 Mức độ tuân thủ chế độ hoạt động thể lực của người bệnh Nhận xét: Kết quả ở biểu đồ trên cho thấy việc tập thể dục hàng ngày đạt mức tuân thủ thường xuyên là 19,4% và không bao giờ là 24%

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

3.6.5 Mức độ tuân thủ thay đổi lối sống của người bệnh

Bảng 3.11 Tỉ lệ người bệnh tuân thủ thay đổi lối sống theo hướng dẫn của thầy thuốc

Tuân thủ thay đổi lối sống Tần số Tỉ lệ (%)

Uống rượu bia và các chất kích thích

Vẫn uống đều 12 5,4 Áp dụng các phương pháp để giảm căng thẳng

Kiềm chế được bản thân khi phải đối mặt với bất kỳ sự cố nào

Không bao giờ 10 4,5 Điểm trung bình tuân thủ thay đổi lối sống: 9,4 ± 1,4

Bảng tỷ lệ người bệnh tuân thủ thay đổi lối sống theo hướng dẫn của thầy thuốc cho thấy điểm trung bình tuân thủ thay đổi lối sống là 9,4 ± 1,4 ( với tối đa 12 điểm)

- Đa số bệnh nhân không sử dụng thuốc lá, rượu bia và chất kích thích, tuy nhiên số lượng người bệnh vẫn thỉnh thoảng và sử dụng thường xuyên vẫn ở mức đáng lưu ý ( thuốc lá 19,0%, rượu bia và các chất kích thích 23,1%)

- Số lượng người bệnh ít khi sử dụng các biện pháp giảm căng thẳng chiếm tỷ lệ còn cao 17,2%

Thư viện ĐH Thăng Long

3.6.6 Mức độ tuân thủ điều trị chung của người bệnh

Biểu đồ 3.5 Mức độ tuân thủ điều trị chung của người bệnh Nhận xét: Kết quả biểu đồ trên cho thấy 56,1% người bệnh đã tuân thủ, còn lại người bệnh không tuân thủ điều trị chiếm 43,9%

Tuân thủ Không tuân thủ

Các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị chung

Bảng 3.12 Liên quan giữa yếu tố về nhân khẩu học với tuân thủ điều trị

Nghề nghiệp Đang đi làm 48 38,0 77 62,0 1,6 (0,6 - 4,0)

0,245 Chưa đi làm hoặc nghỉ hưu 65 68,0 31 32,0

0,437 Sống cùng với người thân 104 49,0 110 51,0

Nhận xét: Kết quả mô hình hồi quy đơn biến cho thấy có mối liên quan giữa nhóm tuổi và giới tính với việc tuân thủ điều trị chung của người bệnh

- Với tuổi, có xu hướng tuổi càng cao tỷ lệ tuân thủ điều trị càng tăng : 18,5 % lên 28% và 64% sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p3 tuần với 12,87% Từ đó, nhà nghiên cứu đưa ra khuyến cáo: cộng đồng phải tăng cường, nâng cao ý thức sử dụng thuốc an toàn và hợp lý, dùng thuốc theo đơn, đúng phác đồ điều trị [5]

4.1.2.2 Tuân thủ chế độ ăn uống

Một số yếu tố liên quan đến sự tuân thủ điều trị

4.2.1 Một số yếu tố liên quan đến sự tuân thủ các phương pháp điều trị

Kết quả mô hình hồi quy đơn biến cho thấy có mối tương quan giữa trình độ học vấn và nghề nghiệp với sự tuân thủ dùng thuốc của người bệnh Trong đó, đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên có tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc cao hơn so với các đối tượng có trình độ học vấn từ cấp 2 trở xuống Đối tượng đang đi làm có tỷ lệ tuân thủ thuốc cao hơn so với đối tượng chưa đi làm hoặc nghỉ hưu Các mối tương quan đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả có phần tương đồng với kết quả của tác giả Bùi Đặng Phương Chi, có mối liên hệ giữa học vấn cao nhất với tuân thủ điều trị, đối tượng có trình độ học vấn trung học phổ thông và sau trung học phổ thông có tỷ lệ tuân thủ tốt hơn so với đối tượng có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở xuống, mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 [4] Từ những kết quả trên có thể thấy cần quan tâm sát sao hơn nữa đến nhận thức của người bệnh về hiệu quả của việc tuân thủ thuốc đối với quá trình điều trị, từ đó đề ra những chương trình giáo dục, tư vấn cho người bệnh để người bệnh hiểu rõ hơn về lợi ích của việc tuân thủ dùng thuốc Cần phải cân bằng giữa việc cung cấp giáo dục đầy đủ để khuyến khích sự tuân thủ của người bệnh và bên cạnh đó cũng tránh gây sự lo lắng không cần thiết cho cộng đồng

Nghiên cứu của chúng tôi cũng tìm thấy mối liên quan giữa một số yếu tố nhân khẩu học như là tuổi và giới với mức độ tuân thủ chế độ ăn của người bệnh

Trong đó, nữ giới và những người từ 50 tuổi trở lên có tỷ lệ tuân thủ chế độ ăn cao hơn so với nhóm đối tượng còn lại, p < 0,05 mối liên quan có ý nghĩa thống kê Có thể thấy rằng, nữ giới thường có xu hướng quan tâm đến chế độ ăn uống hơn so với nam giới kể cả ở người bình thường, do đó trong quá trình điều trị, tỷ lệ tuân thủ chế độ ăn uống ở nữ giới cao hơn đáng kể so với nam giới Ngoài ra, những người ở độ tuổi trên 50 cũng thường đặt nhiều sự quan tâm hơn về vấn đề sức khỏe, do đó họ cũng thực hiện những chế độ ăn nhằm phòng ngừa cũng như là quản lý các bệnh mạn tính, đó có thể là lý do mà nhóm tuổi này có tỷ lệ tuân thủ chế độ ăn uống cao hơn so với các nhóm tuổi khác

Ngoài ra, nghiên cứu ghi nhận có mối liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học với việc tuân thủ lối sống của đối tượng nghiên cứu Trong đó, các yếu tố như trên 50 tuổi, giới tính nữ, trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên, đang đi làm làm tăng tỷ

67 lệ tuân thủ lối sống của người bệnh, các mối liên quan đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 giữa một số đặc điểm nhân khẩu học với tuân thủ hoạt động thể lực của người bệnh Cụ thể, những yếu tố như là giới tính nữ, trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên làm tăng tỷ lệ tuân thủ hoạt động thể lực của người bệnh Tuy nhiên nhìn chung, tỷ lệ tuân thủ hoạt động thể lực của người bệnh vẫn chưa cao, do đó cần đề ra những phương án cụ thể, chi tiết nhằm nâng cao tỷ lệ này Cần giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người bệnh và thân nhân để họ có thể hiểu được tầm quan trọng của hoạt động thể lực đối với quá trình điều trị bệnh loét dạ dày tá tràng NVYT cũng cần phối hợp với thân nhân của người bệnh để theo dõi sát sao tình hình tuân thủ của người bệnh từ đó đưa ra những hướng dẫn, tư vấn kịp thời cho cả người bệnh và thân nhân

4.2.2 Một số yếu tố liên quan đến sự tuân thủ điều trị chung

Nghiên cứu của chúng tôi tìm thấy mối liên quan giữa một số yếu tố nhân khẩu học đối với việc tuân thủ điều trị của người bệnh Cụ thể, có mối liên quan giữa nhóm tuổi với việc tuân thủ điều trị của người bệnh, trong đó đối tượng có nhóm tuổi trên 50 tỷ lệ tuân thủ cao hơn so với đối tượng ở các nhóm tuổi khác với p = 0,001 < 0,05, OR = 76,4 mối liên quan có ý nghĩa thống kê Và mối liên quan giữa giới tính với việc tuân thủ điều trị, trong đó giới tính nữ có tỷ lệ tuân thủ cao hơn so với nam giới với p < 0,05, OR = 9,1 mối liên quan có ý nghĩa thống kê Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương, bệnh nhân nữ thực hành tuân thủ điều trị tốt hơn bệnh nhân nam, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05, OR = 7,85 [22] và nghiên cứu của Hoàng Hải, nữ giới có tỷ lệ tuân thủ cao hơn nam giới với p = 0,011 < 0,05 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê [2] Qua việc tỷ lệ tuân thủ điều trị của nữ cao hơn so với nam giới và của nhóm tuổi trên 50 cao hơn so với dưới 50 có thể thấy, nhóm tuổi dưới 50 và nam giới thường có sức khỏe tốt hơn so với nhóm tuổi trên 50 và nữ giới, từ đó có thể tạo ra tâm lý chủ quan cho người bệnh trong quá trình điều trị dẫn đến việc tỷ lệ tuân thủ điều trị thấp hơn so với các đối tượng khác Bên cạnh đó, nam giới cũng là đối tượng thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ độc hại như rượu bia, thuốc lá và cả những chất kích thích khác dù là mong muốn hay không mong muốn

Thư viện ĐH Thăng Long

68 Nghiên cứu không ghi nhận mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học khác như trình độ học vấn, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống với tuân thủ điều trị, p > 0,05 các mối liên quan không có ý nghĩa thống kê Nghiên cứu của chúng tôi có phần tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Hoàng Hải, không ghi nhận mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa học vấn và tuân thủ điều trị của người bệnh 92] và kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Phương, những bệnh nhân đang đi làm thực hành tuân thủ điều trị bệnh loét DDTT không hơn so với BN đã nghỉ hưu hoặc chưa đi làm, khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05, OR = 0,48 [18] Kết quả của chúng tôi khác biệt so với nghiên cứu của Bùi Đặng Phương Chi, nghiên cứu ghi nhận mối liên quan giữa trình độ học vấn và tuân thủ điều trị, những đối tượng có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên có tỷ lệ tuân thủ điều trị cao hơn đáng kể so với nhóm đối tượng còn lại, mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Sự khác biệt này có thể do hai nghiên cứu được thực hiện ở hai địa điểm khác nhau tại hai thời điểm khác nhau, sự khác biệt về các yếu tố vị trí địa lý có thể dẫn đến sự khác biệt về các yếu tố phong tục tập quán từ đó dẫn đến mức độ nhận thức chung về bệnh loét dạ dày tá tràng của người dân ở hai địa điểm nghiên cứu có sự khác nhau

Ngoài ra còn tìm thấy một số mối tương quan khác như mối tương quan giữa mắc bệnh kèm theo, số năm mắc bệnh và tuân thủ điều trị của người bệnh, trong đó người bệnh có thời gian mắc bệnh trên 5 năm có tỷ lệ tuân thủ điều trị cao gấp 1,8 lần so với người có thời gian mắc bệnh dưới 5 năm, những người có mắc bệnh kèm theo có tỷ lệ tuân thủ điều trị cao gấp 1,8 lần so với người không có mắc bệnh kèm theo, mối tương quan có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Sự khác biệt này có thể do người bệnh có thời gian mắc bệnh dài hơn đồng nghĩa với việc chất lượng cuộc sống của họ giảm trong thời gian dài hơn, từ đó việc khỏe mạnh cũng là động lực thúc đẩy họ có ý chí điều trị tốt hơn so với người có thời gian mắc bệnh ngắn hơn

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có phần giống với kết quả nghiên cứu của tác giả Hoàng Hải, những đối tượng có mắc bệnh kèm theo có tỷ lệ tuân thủ điều trị cao hơn 1,17 lần so với những đối tượng không có mắc bệnh kèm theo, p < 0,05 mối liên quan có ý nghĩa thống kê [9] Có thể việc đã và đang dùng các thuốc điều trị hằng ngày có thể khiến cho bệnh nhân nhớ việc phải sử dụng thêm một thuốc (điều trị loét dạ dày tá tràng là một trong số đó), từ đó tỉ lệ tuân thủ sẽ cao hơn nhóm

69 không có bệnh kèm theo Ngoài ra điều này cũng có thể liên quan đến nhận thức của họ về tình trạng sức khỏe chung của bản thân Ngoài ra chúng tôi không ghi nhận mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tiền sử gia đình, biến chứng của bệnh và tuân thủ điều trị của bệnh nhân

Nghiên cứu của chúng tôi tìm thấy mối liên quan giữa mối liên quan giữa tuân thủ điều trị và tư vấn của nhân viên y tế, trong đó những người bệnh nhận được sự hướng dẫn về lợi ích của tuân thủ dùng thuốc có tỷ lệ tuân thủ điều trị cao hơn so với nhóm không nhận được sự hướng dẫn 7,2 lần, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p

= 0,012 < 0,05 Kết quả này có phần tương đồng với kết quả nghiên cứu của Hoàng Hải thực hiện tại bệnh viện Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh, trong đó các đối tượng được bác sĩ tư vấn có tỷ lệ tuân thủ điều trị cao gấp 1,16 lần so với những đối tượng không được bác sĩ tư vấn [9] Một vài nghiên cứu cho thấy rằng bệnh nhân có biểu hiện tăng tuân thủ thuốc khoảng 5 ngày sau và trước khi đến gặp bác sĩ, hiện tượng này được gọi là “tuân thủ áo khoác trắng” và một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng đã chứng minh rằng việc tư vấn dùng thuốc và gọi điện nhắc nhở sau khi bắt đầu điều trị làm tăng khả năng tuân thủ thuốc lên đến 90% [25] Điều này có thể lý giải là do khi được bác sĩ tư vấn trực tiếp, người bệnh có thể hiểu và nắm rõ về bệnh, quá trình điều trị và cả hiệu quả điều trị của bản thân, từ đó người bệnh có thể biết được tuân thủ điều trị có ảnh hưởng quan trọng như thế nào đến hiệu quả điều trị bệnh, từ đó người bệnh sẽ có những thay đổi, hình thành những thói quen phù hợp để phục vụ cho quá trình điều trị của mình từ đó làm tăng mức độ tuân thủ điều trị của mỗi cá nhân dẫn đến tăng tỷ lệ tuân thủ điều trị ở người bệnh

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng ghi nhận mối tương quan giữa tuân thủ chế độ ăn uống với tuân thủ điều trị Trong đó, những người bệnh tuân thủ thực hiện chế độ ăn không quá no, quá đói một cách thường xuyên có tỷ lệ tuân thủ điều trị cao hơn rất nhiều so với những người bệnh không tuân thủ chế độ này và những người thỉnh thoảng thực hiện chế độ ăn tăng cường ăn nhiều rau và chất xơ cũng làm tăng tỷ lệ tuân thủ điều trị một cách đáng kể Kết quả này phù hợp cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Vân Lan [6] Đa số người dân đều có nhận thức khá tốt về chế độ ăn uống có tác động lớn thế nào đến bệnh loét dạ dày tá tràng, đặc biệt ở các chế độ ăn tăng chất xơ và chế độ ăn không quá no, quá đói, từ

Thư viện ĐH Thăng Long

70 đó ở những người bệnh có tuân thủ chế độ ăn uống thì tỷ lệ tuân thủ điều trị cũng tốt hơn so với những người không tuân thủ chế độ ăn uống

Nghiên cứu của chúng tôi cũng ghi nhận mối liên quan giữa việc tuân thủ thay đối lối sống với tuân thủ điều trị của người bệnh, các mối liên quan đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Cụ thể, những người không hút thuốc, cà phê có tỷ lệ tuân thủ điều trị cao hơn 37,2 lần những người có hút thuốc, cà phê, những người không uống rượu bia có tỷ lệ tuân thủ điều trị cao hơn những người có uống rượu bia 24,2 lần, những người thỉnh thoảng có áp dụng các phương pháp làm giảm căng thẳng có tỷ lệ tuân thủ điều trị cao hơn so với những người không bao giờ áp dụng 6,2 lần, những người có chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya có tỷ lệ tuân thủ điều trị cao hơn những người không áp dụng chế độ này 29,4 lần Kết quả của chúng tôi có phần tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Hoàng Hải, những người không có tiền sử hút thuốc, sử dụng rượu bia có tỷ lệ tuân thủ điều trị cao hơn từ 1,17 – 2,87 lần những người có sử dụng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <

Ngày đăng: 05/09/2024, 11:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Tổn thương loét dạ dày – tá tràng - tuân thủ điều trị của người bệnh loét dạ dày tá tràng theo dõi ngoại trú tại bệnh viện đại học y dược đại học quốc gia hà nội năm 2023
Hình 1.1. Tổn thương loét dạ dày – tá tràng (Trang 14)
Hình 1.2: Hình ảnh ổ loét dạ dày - tuân thủ điều trị của người bệnh loét dạ dày tá tràng theo dõi ngoại trú tại bệnh viện đại học y dược đại học quốc gia hà nội năm 2023
Hình 1.2 Hình ảnh ổ loét dạ dày (Trang 18)
Hình 1.3: Hình ảnh ổ loét tá tràng - tuân thủ điều trị của người bệnh loét dạ dày tá tràng theo dõi ngoại trú tại bệnh viện đại học y dược đại học quốc gia hà nội năm 2023
Hình 1.3 Hình ảnh ổ loét tá tràng (Trang 19)
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu - tuân thủ điều trị của người bệnh loét dạ dày tá tràng theo dõi ngoại trú tại bệnh viện đại học y dược đại học quốc gia hà nội năm 2023
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (Trang 44)
Bảng 3.2. Đặc điểm về bệnh của người bệnh - tuân thủ điều trị của người bệnh loét dạ dày tá tràng theo dõi ngoại trú tại bệnh viện đại học y dược đại học quốc gia hà nội năm 2023
Bảng 3.2. Đặc điểm về bệnh của người bệnh (Trang 45)
Bảng 3.3. Triệu chứng lâm sàng của người bệnh - tuân thủ điều trị của người bệnh loét dạ dày tá tràng theo dõi ngoại trú tại bệnh viện đại học y dược đại học quốc gia hà nội năm 2023
Bảng 3.3. Triệu chứng lâm sàng của người bệnh (Trang 46)
Bảng 3.4. Kích thước ổ loét - tuân thủ điều trị của người bệnh loét dạ dày tá tràng theo dõi ngoại trú tại bệnh viện đại học y dược đại học quốc gia hà nội năm 2023
Bảng 3.4. Kích thước ổ loét (Trang 48)
Bảng 3.6. Thông tin về dịch vụ của cơ sở y tế - tuân thủ điều trị của người bệnh loét dạ dày tá tràng theo dõi ngoại trú tại bệnh viện đại học y dược đại học quốc gia hà nội năm 2023
Bảng 3.6. Thông tin về dịch vụ của cơ sở y tế (Trang 49)
Bảng 3.7. Thông tin về tư vấn hướng dẫn của NVYT với người bệnh - tuân thủ điều trị của người bệnh loét dạ dày tá tràng theo dõi ngoại trú tại bệnh viện đại học y dược đại học quốc gia hà nội năm 2023
Bảng 3.7. Thông tin về tư vấn hướng dẫn của NVYT với người bệnh (Trang 50)
Bảng 3.8. Tỉ lệ khám định kỳ của người bệnh - tuân thủ điều trị của người bệnh loét dạ dày tá tràng theo dõi ngoại trú tại bệnh viện đại học y dược đại học quốc gia hà nội năm 2023
Bảng 3.8. Tỉ lệ khám định kỳ của người bệnh (Trang 51)
Bảng 3.10. Tuân thủ chế độ ăn uống của người bệnh - tuân thủ điều trị của người bệnh loét dạ dày tá tràng theo dõi ngoại trú tại bệnh viện đại học y dược đại học quốc gia hà nội năm 2023
Bảng 3.10. Tuân thủ chế độ ăn uống của người bệnh (Trang 52)
Bảng 3.11. Tỉ lệ người bệnh tuân thủ thay đổi lối sống theo hướng dẫn của thầy thuốc - tuân thủ điều trị của người bệnh loét dạ dày tá tràng theo dõi ngoại trú tại bệnh viện đại học y dược đại học quốc gia hà nội năm 2023
Bảng 3.11. Tỉ lệ người bệnh tuân thủ thay đổi lối sống theo hướng dẫn của thầy thuốc (Trang 54)
Bảng 3.12. Liên quan giữa yếu tố về nhân khẩu học với tuân thủ điều trị - tuân thủ điều trị của người bệnh loét dạ dày tá tràng theo dõi ngoại trú tại bệnh viện đại học y dược đại học quốc gia hà nội năm 2023
Bảng 3.12. Liên quan giữa yếu tố về nhân khẩu học với tuân thủ điều trị (Trang 56)
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa đặc điểm người bệnh với tuân thủ điều trị - tuân thủ điều trị của người bệnh loét dạ dày tá tràng theo dõi ngoại trú tại bệnh viện đại học y dược đại học quốc gia hà nội năm 2023
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa đặc điểm người bệnh với tuân thủ điều trị (Trang 57)
Bảng 3.14. Liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc với tuổi, giới, học vấn, nghề nghiệp - tuân thủ điều trị của người bệnh loét dạ dày tá tràng theo dõi ngoại trú tại bệnh viện đại học y dược đại học quốc gia hà nội năm 2023
Bảng 3.14. Liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc với tuổi, giới, học vấn, nghề nghiệp (Trang 58)
Bảng 3.15. Liên quan giữa mức độ kiến thức với tuân thủ điều trị - tuân thủ điều trị của người bệnh loét dạ dày tá tràng theo dõi ngoại trú tại bệnh viện đại học y dược đại học quốc gia hà nội năm 2023
Bảng 3.15. Liên quan giữa mức độ kiến thức với tuân thủ điều trị (Trang 59)
Bảng 3.16. Liên quan giữa tuân thủ điều trị với tư vấn của nhân viên y tế - tuân thủ điều trị của người bệnh loét dạ dày tá tràng theo dõi ngoại trú tại bệnh viện đại học y dược đại học quốc gia hà nội năm 2023
Bảng 3.16. Liên quan giữa tuân thủ điều trị với tư vấn của nhân viên y tế (Trang 59)
Bảng 3.18. Liên quan giữa tuân thủ chế độ ăn với tuổi, giới, học vấn, nghề nghiệp - tuân thủ điều trị của người bệnh loét dạ dày tá tràng theo dõi ngoại trú tại bệnh viện đại học y dược đại học quốc gia hà nội năm 2023
Bảng 3.18. Liên quan giữa tuân thủ chế độ ăn với tuổi, giới, học vấn, nghề nghiệp (Trang 61)
Bảng 3.20. Liên quan giữa tuân thủ lối sống với tuổi, giới, học vấn, nghề nghiệp - tuân thủ điều trị của người bệnh loét dạ dày tá tràng theo dõi ngoại trú tại bệnh viện đại học y dược đại học quốc gia hà nội năm 2023
Bảng 3.20. Liên quan giữa tuân thủ lối sống với tuổi, giới, học vấn, nghề nghiệp (Trang 63)
Bảng 3.21. Liên quan giữa chế độ hoạt động thể lực với tuân thủ điều trị - tuân thủ điều trị của người bệnh loét dạ dày tá tràng theo dõi ngoại trú tại bệnh viện đại học y dược đại học quốc gia hà nội năm 2023
Bảng 3.21. Liên quan giữa chế độ hoạt động thể lực với tuân thủ điều trị (Trang 64)
Bảng 3.22. Liên quan giữa tuân thủ hoạt động thể lực với tuổi, giới, - tuân thủ điều trị của người bệnh loét dạ dày tá tràng theo dõi ngoại trú tại bệnh viện đại học y dược đại học quốc gia hà nội năm 2023
Bảng 3.22. Liên quan giữa tuân thủ hoạt động thể lực với tuổi, giới, (Trang 64)
Bảng 3.23. Liên quan giữa việc khám định kì với tuân thủ điều trị - tuân thủ điều trị của người bệnh loét dạ dày tá tràng theo dõi ngoại trú tại bệnh viện đại học y dược đại học quốc gia hà nội năm 2023
Bảng 3.23. Liên quan giữa việc khám định kì với tuân thủ điều trị (Trang 65)
Bảng 3.24. Liên quan giữa thời gian mắc bệnh bệnh với tuân thủ điều trị. - tuân thủ điều trị của người bệnh loét dạ dày tá tràng theo dõi ngoại trú tại bệnh viện đại học y dược đại học quốc gia hà nội năm 2023
Bảng 3.24. Liên quan giữa thời gian mắc bệnh bệnh với tuân thủ điều trị (Trang 65)
Bảng 3.25. Mối liên quan dịch vụ y tế với tuân thủ điều trị - tuân thủ điều trị của người bệnh loét dạ dày tá tràng theo dõi ngoại trú tại bệnh viện đại học y dược đại học quốc gia hà nội năm 2023
Bảng 3.25. Mối liên quan dịch vụ y tế với tuân thủ điều trị (Trang 66)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w