1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo Trình Thực Tập Ôtô Ii - Trường Cao Đẳng Công Nghệ Tp Hcm.docx

167 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • BÀI 1: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG TRỤC CÁC ĐĂNG (8)
    • I. Nhiệm vụ - yêu cầu - phân loại (8)
      • 1. Nhiệm vụ (8)
      • 2. Yêu cầu (8)
      • 3. Phân loại (8)
    • II. Cấu tạo trục các đăng (9)
      • 1. Trục các đăng 2 khớp (9)
      • 2. Trục các đăng 3 khớp (9)
      • 3. Khớp nối các đăng (0)
    • III. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp sửa chữa (11)
    • IV. Bài tập thực hành (13)
  • BÀI 2: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG CẦU CHỦ ĐỘNG (17)
    • II. Cấu tạo và nguyên lý của bộ truyền lực chính (18)
      • 1. Bộ truyền lực chính loại đơn (18)
      • 2. Bộ truyền lực chính loại kép (19)
    • III. Cấu tạo và nguyên lý của bộ vi sai (20)
      • 2. Nguyên lý làm việc (20)
    • IV. Bán trục (21)
    • II. Cấu tạo, nguyên lý hoạt đông hệ thống lái (38)
    • A. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động hệ thống lái cơ khí (38)
    • B. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động hệ thống lái trợ lực (39)
  • BÀI 4: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG PHANH DẦU (0)
    • II. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động (99)
      • 1. Cấu tạo (20)
      • 2. Nguyên lý hoạt động (38)
    • III. Các bộ phận chính của hệ thống phanh dầu (71)
      • 1. Xylanh chính loại đơn (71)
      • 2. Xylanh phanh chính loại kép (72)
      • 3. Cơ cấu phanh bánh xe kiểu tang trống (73)
      • 4. Phanh đĩa có giá đỡ xylanh di động với một xylanh (75)
    • IV. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp sửa chữa (22)
  • BÀI 5: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG PHANH ABS (96)
    • I. Cơ sở lý thuyết về phanh ABS. (ABS viết tắt của Anti-lock Braking System) (96)
      • 3. Hệ thống phanh ABS (xe Celica ST182 - 1989) (103)
      • 4. Sơ đồ mach điện ABS ECU (Lexus RX 300) (107)
  • BÀI 6: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG PHANH KHÍ NÉN (126)
    • I. Nhiệm vụ, yêu cầu hệ thống phanh khí nén (126)
    • II. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động (126)
    • III. Cấu tạo các bộ phận chính trong hệ thống phanh khí (127)
      • 1. Máy nén khí (126)
      • 2. Bộ điều chỉnh áp suất (128)
      • 3. Van an toàn (129)
      • 4. Bình chứa khí nén (70)
      • 5. Bầu phanh (130)
    • V. Bài tập thực hành (23)
  • BÀI 7: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TREO (0)
    • I. Nhiệm vụ, yêu cầu hệ thống treo (151)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)

Nội dung

Giáo trình bao gồm những kiến thức cơ bản về lý thuyết, cách tháo, kiểm tra sửa chữa, lắp các bộ phận truyền động và di chuyển trên ô tô.Nội dung của giáo trình được viết theo chương trì

SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG TRỤC CÁC ĐĂNG

Nhiệm vụ - yêu cầu - phân loại

- Truyền mômen quay giữa các trục mà khoảng cách và góc truyền thay đổi khi xe làm việc.

 Hiệu suất truyền động cao.

 Không gây ra dao động, các lực va đập.

 Kết cấu đơn giản, chắc chắn, ít phải bảo dưỡng, sửa chữa.

3.Phân loại a Theo số lượng khớp các đăng lắp trên đầu trục:

 Loại đơn: Ttrục truyền có một khớp các đăng.

 Loại kép: Trục truyền có hai khớp các đăng. b Phân loại khớp các đăng theo tốc độ:

 Khớp các đăng đồng tốc: tốc độ góc của trục chủ động và bị động không khác nhau trong một vòng quay.

 Khớp các đăng khác tốc: tốc độ góc của trục chủ động và trục bị động không bằng nhau trong một vòng quay. c Phân loại khớp các đăng theo cách lắp ghép:

Cấu tạo trục các đăng

Trục các đăng là một ống thép cacbon rỗng nhẹ và đủ độ bền để chịu được lực xoắn và uốn, hai đầu được hàn nạng khớp các đăng Thông thường trục các đăng là một đoạn ống ở hai đầu có hai khớp các đăng Trên xe ô tô ngày nay thường dùng loại các đăng 2 đoạn, 3 đoạn nối với nhau bởi vòng bi đỡ trục, thiết kế như vậy để giảm độ rung và tiếng ồn.

Hình 1.1: Cấu tạo trục các đăng 2 khớp nối

Trục gồm 2 đoạn nên chiều dài của mỗi đoạn là ngắn hơn và độ cong trục do sự không cân bằng sẽ ít đi, vì vậy độ rung sẽ giảm đi khi trục quay ở tốc độ cao.Vì những ưu điểm này, ngày nay người ta thường sử dụng kiểu trục các đăng 3 khớp nhiều hơn.

Hình 1.3: Cấu tạo trục các đăng xe Toyota

Trục các đăng chia làm hai phần Phần trên đặt trên một khớp đơn và một gối treo qua ổ bi đúc liền và vỏ tựa cao su Đuôi trục có then hoa di trượt lắp mặt bích ghép với phần thân sau Cấu trúc nhằm tạo điều kiện biến dạng cho phần thân trên, đồng thời có then hoa di trược Khả năng di trượt thay đổi chiều dài thực hiện bằng cách nén một phần khối cao su bao ngoài của ổ đỡ trung gian.

3 Kh pớp n iối các đăng

Chức năng của khớp nối các đăng là hấp thụ sự thay đổi góc độ gây ra sự thay đổi vị trí tương đối của bộ vi sai so với hộp số Như vậy lực truyền từ hộp số đến bộ vi sai đảm bảo độ êm dịu dựa trên các yêu cầu sau:

 Phải truyền lực mà không làm thay đổi vận tốc góc ngay cả khi góc trục các đăng so với hộp số và bộ vi sai lớn.

 Đảm bảo êm dịu, không gây ra tiếng ồn.

 Cấu tạo đơn giản và ít xảy ra hư hỏng.

Khớp các đăng kiểu chữ thập được sử dụng phổ biến vì cấu tạo của chúng đơn giản, dễ chế tạo, rẻ tiền và làm việc chính xác

Khớp chữ thập có cấu tạo gồm 2 nạng, một nạng được hàn với trục các đăng và nạng khác được gắn liền với bích nối hoặc khớp trượt, trục chữ thập được lắp vào giữa chúng qua các vòng bi Vòng bi đũa kim được lắp vào trong nắp vòng bi, nắp vòng bi được lắp ép vào lổ trên nạng để giảm đến mức tối thiểu sự cản trở khi hoạt động giữa các cổ trục và nạng. Để ngăn cản vòng bi trôi ra ngoài khi trục các đăng quay ở tốc độ cao người ta lắp nắp hãm hoặc vòng hãm, giữ chặt nắp vòng bi.

Hình: 1.4: Khớp các đăng chữ thập

Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp sửa chữa

Hiện tượng Nguyên nhân hư hỏng Phương pháp sửa chữa

Tiếng kêu trục cac đăng khi làm việc.

- Vòng bi trục chữ thập và khớp đồng tốc bị mòn, kẹt hoặc hư hỏng.

- Then hoa của nạng trượt bị mòn.

- Vòng bi đỡ trục các đăng bị

Rung trục các đăng ở mọi tốc độ.

- Lắp không đúng khớp cac đăng.

- Trục chủ động hoặc mặt bích không cân bằng.

- Bu lông lắp vòng bi đỡ trục cac đăng bị lỏng.

- Khớp then hoa bị kẹt.

- Vòng bi trục chữ thập và khớp đồng tốc bị mòn, kẹt hoặc hỏng.

- Ống cao su đỡ vòng bi đỡ trục cac đăng bị hỏng.

- Trục các đăng bị cong.

- Trục cac đăng không cân bằng.

- Kiểm tra sự cân bằng của trục chủ động Xoay mặt bích 180 0 và lắp lại.

- Xiết lại bu lông - Thay thế.

- Cân bằng lại hoặc thay thế.

Bài tập thực hành

TRƯỜNG CAO ĐẨNG CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA CƠ ĐIỆN- Ô TÔ

Số tiết: 5 Bài tập thực hành

Quy trình tháo, kiểm tra sửa chữa, lắp và thay thế các khớp của trục các đăng

Tháo lắp các đăng một cách an toàn và chuẩn xác.

Chẩn đoán được các hư hỏng của các đăng.

Biết cách kiểm tra các hư hỏng của các đăng.

Bộ dụng cụ tay nghề tháo lắp

Dầu diezen, giẻ sạch, khay đựng chi tiết

Kích giá nâng cầu xe và dây treo các đăng.

Bước 1: Tháo trục các đăng từ trên xe xuống

1 Chèn các lốp xe chắc chắn và kéo hãm phanh tay.

- Dùng bơm nước áp suất cao và phun nước rửa sạch các cặn bẩn bên ngoài gầm ô tô.

- Dùng bơm hơi và thổi khí nén làm sạch cặn bẩn và nước bám bên ngoài cụm truyền động các đăng.

2 Treo các đăng lên khung xe và vạch dấu

- Dùng dây chuyên dùng và treo hai đầu trục các đăng lên khung xe.

4 Tháo 2 bu lông và ổ bi đỡ giữa ra khỏi dầm đỡ khung xe.

Momen xiết: (36N.m) 5.Kéo nạng ra khỏi hộp số

Chú ý: Tránh chảy dầu hộp số

Hình 1.5: Vạch dấu và tháo các bu lông ở hai đầu khớp

Bước 2: Tháo rời trục các đăng

1.Tháo ổ bi trục chữ thập và tháo trục trung gian ra khỏi trục các đăng.

Chú ý: Cẩn thận không được kẹp phần ống của trục quá chặt trên êtô sẽ làm biến dạng trục.

2 Tháo vòng bi đỡ giữa khỏi trục trung gian - Dùng búa và đục, nới lỏng phần kẹp đai ốc - Giữ nạng giữa, tháo đai ốc.

- Đánh dấu ghi nhớ trên nạng giữa và trục trung gian thể hiện như hình 1.6.

- Dùng đột đồng và búa, tháo nạng giữa ra khỏi trục trung gian.

- Tháo đệm và bi đỡ giữa ra trục trung gian.

Hình 1.6: Đánh dấu ghi nhớ trên nạng giữa và trục trung gian

1 Kiểm tra hư hỏng và độ đảo của trục các đăng và trục trung gian

2 Kiểm tra các ổ bi của trục chữ thập.

- Kiểm tra mòn và hư hỏng của ổ bi chữ thập.

- Kiểm tra độ êm dịu của ổ bi chữ thập

- Dùng đồ hồ so, kiểm tra độ đảo dọc trục của ổ bi trục chữ thập bằng cách

Hình 1.7: Đo độ đảo của trục các đăng và trục trung gian quay nạng trong khi giữ chặt trục Độ đảo dọc trục lớn nhất: 0,05 mm

Nếu quá, thì thay ổ bi của trục chữ thập.

3 Kiểm tra mòn, hỏng của ổ bi đỡ giữa - Kiểm tra ổ bi quay nhẹ nhàng.

- Nếu ổ bi hỏng, mòn, thay mới Hình 1.8: Kiểm tra độ đảo dọc trục của ổ bi trục chữ thập

Hình 1.9: Kiểm tra mòn và hỏng của ổ bi đỡ giữa

Bước 4: Lắp chi tiết: Ngược lại quy trình tháo

Lưu ý: khi lắp bất kỳ chi tiết nào, phải để các khớp quay về đúng hướng

Hình 1.20: Các khớp quay về đúng hướng

- Lắp đệm và ổ đỡ giữa lên trục trung gian:

Lưu ý: Lắp ổ đỡ giữa phần vát hướng phía sau.

-Lắp nạng giữa lên trục trung gian:

+ Bôi mỡ lên các then hoa của trục trung

Bước 5: Thay thế một số chi tiết a Thay nắp chắn bụi - Dùng tô vít và búa, tháo nắp chắn bụi - Dùng 2 tô vít và búa, lắp nắp che bụi mới và nạng (hình 1.22) b Thay ổ bi trục chữ thập - Tháo trục các đăng.

- Đột dấu ghi nhớ trên trục trung gian hoặc trục các đăng và nạng trượt (ống).

+ Dùng thanh đồng và búa, gõ nhẹ lên ổ bi trục chữ thập.

+ Dùng 2 tô vít, tháo 4 phe ra khỏi các rãnh -Tháo các ổ bi trục chữ thập

+ Dùng cảo, đẩy ổ bi ra khỏi trục

Lưu ý: Nâng lên vừa đủ phần “A” sao cho không chạm vào ổ bi trục chữ thập.

+ Kẹp ổ bi trục chữ thập lên êtô và đóng trục + Lắp 2 ổ bi vừa tháo lên trục chữ thập.

+ Dùng cảo, đẩy ổ bi trục chữ thập ra khỏi nạng giữa.

+ Kẹp ổ bi trục chữ thập lên êtô và đóng nạng ra bằng búa.

Lưu ý: Tháo ổ bi trục chữ thập phía đối diện cùng một qui trình như trên.

Hình 1.22: Tháo nắp chắn bụi

Hình 1.23: Tháo các ổ bi trục chữ thập

SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG CẦU CHỦ ĐỘNG

Cấu tạo và nguyên lý của bộ truyền lực chính

1.Bộ truyền lực chính loại đơn

Gồm một bánh răng chủ động hình quả dứa có dạng côn xoắn Phía đỉnh răng của trục có dạng hình trụ để lắp ổ bi 2, ổ bi này nằm trên gối đỡ bên trong của vỏ hộp cầu sau Phía sau chân răng có lắp ổ bi 3, ổ bi này nằm trên gối đỡ của nắp vỏ hộp, phía sau của ổ bi.

Hình 2.1 Bộ truyền lực chính đơn.

Trên trục có rãnh then hoa 4 để bắt với mặt bích của các đăng Phần cuối của trục có các đường ren 5 để bắt đai ốc hãm mặt bích các đăng.

Bánh răng bị động (Bánh răng vành chậu) 6 có các dạng côn xoắn phía trong của bánh răng có các lỗ để tán chặn với vỏ vi sai Bánh răng chủ động và bánh răng bị động luôn luôn ăn khớp với nhau hình thành bộ truyền lực chính loại đơn.

2.Bộ truyền lực chính loại kép

1 Bánh răng chủ động 2 Bánh răng bị động 3 Bánh răng trung gian nhỏ 4 Bánh răng trung gian lớn

Hình 2.2 Bộ truyền lực chính kép

Bánh răng chủ động quả dứa 1 ăn khớp với bánh răng bị động 2 Cặp bánh răng này có dạng hình côn xoắn Bánh răng bị động 2 được lắp trên cùng một trục với bánh răng trụ 3, bánh răng trụ 4 được lắp chặt với vỏ vi sai bằng đinh tán Cặp bánh răng côn xoắn 1 và 2 luôn ăn khớp với nhau gọi là cặp truyền thứ nhất Cặp bánh răng hình trụ 3 và 4 luôn luôn ăn khớp với nhau gọi là cặp truyền thứ hai Hai cặp bánh răng này luôn tạo thành một tỉ số truyền động lớn nhằm tăng thêm lực kéo ở bánh xe chủ động và được gọi là bộ truyền lực kép.

3.Nguyên lý làm việc của bộ truyền lực chính.

- Đối với bộ truyền lực đơn thì khi bánh răng chủ động 1 quay làm cho bánh răng bị động 2 quay theo cả bộ vi sai quay.

- Đối với bộ truyền lực kép thì khi bánh răng vành chậu 2 quay làm cho bánh răng trụ 3 quay

Cấu tạo và nguyên lý của bộ vi sai

Hình 2.3 Cấu tạo bộ vi sai 1 Bánh răng hành tinh 2 Trục chữ thập.

3 Bánh răng bán trục 4 Vỏ vi sai.

2 Nguyên lý làm vi c.ệc.

Khi chuyển động thẳng trên đường bằng phẳng, vận tốc hai bánh xe bằng nhau, nếu lực cản trên hai bánh xe như nhau, sẽ làm cho các bánh răng bán trục quay cùng tốc độ, như vậy bánh răng hành tinh không quay quanh trục của nó, mà chỉ quay quanh trục của bán trục.

Mô men truyền xuống từ vỏ vi sai cân bằng với mô men cản lăn tại vết tiếp xúc của bánh xe: nt = np = n0 và mt = mp = 0,5 m0

Với: nt: Tốc độ quay của bánh xe trái, (vg/ph). np: Tốc độ quay của bánh xe phải, (vg/ph). n0: Tốc độ quay của vỏ vi sai, (vg/ph).

Khi đi trên đường vòng, sức cản của các bánh xe khác nhau, các bánh răng bán trục quay với các tốc độ góc khác nhau, hoặc lực cản các bánh xe khác nhau dẫn tới tốc độ góc các bánh răng bán trục cũng khác nhau Như vậy bánh răng hành tinh vừa quay quanh trục của nó với tốc độ góc ht và quay quanh đường tâm trục của bánh răng bán trục với tốc độVht Mô men truyền xuống từ vỏ vi sai cân bằng với mô men cản đặt tại tâm trục của bánh răng vi sai mt + mp Do sự không cân bằng của các lực ăn khớp tạo nên mô men quay bánh răng vi sai xung quanh trục của nó với giá trị bằng mt – mp, mô men còn lại bằng giá trị mp tác dụng cho cả các bánh răng bán trục hai bên.

Bán trục

Bán trục dùng truyền mô men xoắn từ bộ vi sai đến bánh xe chủ động.

Bán trục giảm tải 1/2: Loại này vòng bi trong đặt trên vỏ vi sai, còn vòng bi ngoài đặt trực tiếp lên bán trục.

Hình 2.4: Bán trục giảm tải 1/2 Bán trục giảm tải 3/4: Loại này vòng bi trong đặt trên vỏ vi sai, còn vòng bi ngoài đặc trên vỏ cầu (dần cầu) và lồng vào trong moayơ của bánh xe.

Hình 2.5: Bán trục giảm tải 3/4 Bán trục giảm tải 4/4: Loại này vòng bi trong đặt trên vỏ vi sai, còn ở bên ngoài gồm có 2 vòng bi đặt gần nhau Chúng được đặc trên vỏ cầu (dần cầu) và lồng vào trong moayơ của bánh xe.

IV Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp sửa chữa.

Hiện tượng Nguyên nhân hư hỏng Phương pháp sửa chữa

Chảy dầu ra ngoài, mức dầu thấp

- Hỏng gioăng phớt, do phớt trục bánh răng quả dứa hoặc phớt đầu ngoài của bán trục

- Kiểm tra, tháo và thay gioăng phớt mới.

Kêu ngắt quãng khi xe quay vòng

- Mòn, hỏng các vòng bi bánh xe hoặc vòng bi bán trục

- Kiểm tra, thay vòng bi mới.

Kêu liên tục khi xe quay vòng

- Mòn, hỏng các bánh răng hành tinh và trục

- Tháo bộ vi sai kiểm tra và thay chi tiết hỏng.

Kêu liên tục ở các bánh răng bộ truyền lực chính và bộ vi sai.

- Mức dầu bôi trơn không đủ.

- Các bánh răng bị mòn hoặc chỉnh độ rơ ăn khớp không đúng.

- Kiểm tra, bổ sung dầu.

- Tháo ra kiểm tra để thay bánh răng hoặ.c chỉnh lại.

Có tiếng kêu va chạm kim loại khi tăng hoặ.c giảm tốc.

- Trục bánh răng hành tinh và lỗ lắp trục trên vỏ bộ vi sai bị mòn rơ.

- Tháo bộ vi sai để kiểm tra, thay chi tiết mòn.

- Kêu đê``u đều khi xe chạy

- Mòn, rơ các ở bi côn của hộp vi sai

- Tháo, kiểm tra vòng bi, chỉnh lại độ rơ.

Kêu đê``u đều khi xe thả trôi dốc

- Mòn, rơ các ổ bi côn bánh răng quả dứa

- Tháo, kiểm tra vòng bi và chỉnh lại độ rơ.

TRƯỜNG CAO ĐẨNG CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA CƠ ĐIỆN- Ô TÔ

Số tiết: 5 Bài tập thực hành 1

Tháo, kiểm tra, bảo dưỡng truyền lực chính

– Tháo lắp cụm truyền lực chính một cách an toàn và chuẩn xác.

– Chẩn đoán được các hư hỏng của cụm truyền lực chính.

– Biết cách kiểm tra các hư hỏng của cụm truyền lực chính.

- Dụng cụ tháo lắp truyền lực chính.

- Cảo tháo ổ bi và khay đựng dụng cụ, chi tiết.

- Đồng hồ so pan me, thước cặp. b Vật tư:

- Nhiên liệu, dầu bôi trơn.

- Roăng đệm và keo dán

3.Quy trình tháo rời cụm truyền lực chính

Stt Bước thực hiện Dụng cụ Hình minh hoạ Chú ý

1 Tháo các chi tiết liên quan

1 Tháo các đăng Dùng Chú ý vị trí

2 Tháo bulông xả dầu, xả hết dầu bôi trơn trong cầu ra.

Dùng lục lăng hoặc khẩu và tay vặn

Hình 2.8: Tháo bulông xả dầu

Tránh dầu đổ xuống sàn.

3 - Nới lỏng các đai ốc bắt bánh xe ra.

- Kích xe lên và tháo bánh xe ra khỏi cầu.

- Tháo các cơ cấu phanh có liên quan

- Dùng khẩu và tay vặn hoăc clê.

- Dùng các bộ kê, kích.

Kê, kích chắc chắn, đảm bảo an toàn.

2 Tháo bán trục ra khỏi cầu xe

1 Tháo các bulông bắt đĩa giữ bán trục với vỏ cầu.

Dùng khẩu và tay vặn

Nới đều, rồi mới tháo hẳn ra.

2 Rút bán trục ra khỏi cầu.

Dùng dụng cụ chuyên dùng.

Hình 2.9: Rút bán trục ra khỏi cầu

3 Tháo các phớt chắn dầu.

3 Tháo cụm bánh răng quả dứa.

1 Tháo đai ốc hãm đầu trục bánh răng quả dứa.

Dùng khẩu, tay vặn và dụng cụ chuyên dùng

Hình 2.10: Tháo đai ốc hãm đầu trục

Tránh làm hỏng ren đầu trục

2 Tháo mặt bích Dùng vam

Tránh làm hỏng ren đầu trục.

Hình 2.12: Tháo phớt chắn dầu

4 Tháo vòng bi phía trước của

5 Đưa cụm bánh răng quả dứa ra ngoài cùng với các căn đệm

Hình 2.14: Lấy cụm bánh răng quả dứa ra ngoài

Tránh làm hư hỏng các căn đệm điều chỉnh.

6 Tháo vòng bi côn thứ hai của trục bánh răng quả dứa.

Hình 2.15: Tháo vòng bi côn thứ hai

Tránh làm hư hỏng vòng bi.

4.Kiểm tra và điều chỉnh cụm truyền lực chính

Dùng cân lực, các đệm để kiểm tra, điều chỉnh độ rơ của bánh răng chủ động và khe hở giữa bánh răng chủ động và bánh răng bị động.

Dùng bột màu để kiểm tra vết ăn khớp của bánh răng chủ động với bánh răng bị động và điều chỉnh các đệm của bánh răng chủ động và bị động a Kiểm tra và điều chỉnh bánh răng chủ động (hình 2.16) Kiểm tra: Sau khi lắp đầy đủ bánh răng chủ động, các ổ bi côn, ống phân cách, các vòng đệm, mặt bích then hoa vào vỏ truyền lực chính (chưa lắp bánh răng bị động) và vặn chặt đai ốc hãm mặt bích đủ lực quy định Dùng lực kế móc kéo mặt bích quay với một lực đúng quy định, nếu không đúng tiêu chuẩn cần điều chỉnh các vòng đệm. Điều chỉnh: Nếu lực quay mặt bích nhỏ hơn tiêu chuẩn cần thêm đệm điều chỉnh, lực

Hình 2.16: Kiểm tra và điều chỉnh bánh răng chủ động quay lớn hơn cần tháo bớt đệm điều chỉnh. b Kiểm tra và điều khe hở bên của bánh răng bị động (hình 2.17)

Sau khi lắp đầy đủ bánh răng chủ động và bánh răng bị động vào vỏ truyền lực chính, vặn vừa chặt một bu lông hãm nắp của đai ốc điều chỉnh hai bên bánh răng bị động ở vị trí chéo nhau, để dễ xoay đai ốc điều chỉnh Gắn cố định đồng hồ so và tựa đầu kim lên bề mặt cạnh của vành răng, xoay hai đai ốc điều chỉnh ở vị trí trung gian sau đó xoay lắc bánh răng bị động ở các vị trí và quan sát các trị số đo trên đồng hồ so để biết khe hở bên và so với tiêu chuẩn cho phép (0,13 - 0,18 mm) và tiến hành điều chỉnh.

Hình 2.17: Kiểm tra và điều chỉnh khe hở bên bánh răng bị động

Khi khe hở bên không đúng yêu cầu kỹ thuật, tiến hành điều chỉnh xoay các đai ốc điều chỉnh (một bên vặn vào thì bên kia phải vặn ra) sao cho khe hở đạt yêu cầu Loại truyền lực chính chỉ có các đệm điều chỉnh mà không có đai ốc điều chỉnh thì tiến hành thay đổi số đệm từ bên này bánh răng qua bên kia bánh răng (tổng số đệm không đổi) cho đến khi đạt khe hở yêu cầu Sau đó vặn chặt các bu lông đai ốc hãm và ổ bi côn. c Kiểm tra và điều chỉnh khe hở và vết tiếp xúc của bánh răng chủ động và bánh răng bị động (hình 2.17)

Sau khi lắp đầy đủ bánh răng chủ động và bánh răng bị động vào vỏ truyền lực chính Dùng dây chì có đường kính 2 mm kẹp vào giữa hai bánh răng và quay hai bánh răng, sau đó lấy dây chì ra kiểm tra độ dày so với khe hở tiêu chuẩn cho phép Nếu khe hở đúng tiêu chuẩn tiếp tục kiểm tra vết tiếp xúc giữa hai bánh răng, bằng cách quét một lớp bột chủ động và thay đổi số đệm của bánh răng bị động (từ bên này bánh răng qua bên kia bánh răng) cho đến khi đạt khe hở và vết tiếp xúc.

Hình 2.18: Kiểm tra và điều chỉnh khe hở và vết tiếp xúc của bánh răng chủ động và bánh răng bị động d Sửa chữa truyền lực chính xe toyota

Trục và bánh răng chủ động (bánh răng quả dứa)

Nứt, mòn bề mặt lắp ổ bi côn và các răng côn xoắn, mòn phần then hoa của trục và mặt bích.

Trục và bánh răng chủ động: bị nứt, mòn bề mặt răng và phần then hoa quá giới hạn cho phép thay mới.

Các cổ trục lắp bi, bề mặt răng bị rỗ nhẹ có thể phục hồi bằng mạ thép hoặc hàn đắp sau đó gia công lại kích thước danh định.

Bánh răng bị động (bánh răng vành chậu)

Bánh răng bị động: nứt, gãy răng, mòn rỗ bề mặt răng, vênh vành răng.

Bánh răng bị nứt, mòn suốt chiều dài răng, mặt đầu bị sứt mẻ phải được thay mới.

Bánh răng bị nứt, mòn rỗ nhẹ về phía chân răng có thể phục hồi bằng hàn đắp sau đó sửa nguội bằng đá mài đạt hình dạng kích thước ban đầu.

Vành răng bị vênh bề mặt bên có thể gia công mài hết vênh.

Hình 2 19: Kiểm tra bánh răng bị động

 Vỏ cầu chủ động (vỏ truyền lực chính)

Vỏ truyền lực chính: nứt, mòn các lỗ và phần trục lắp ổ bi, chờn hỏng các ren và đai ốc hãm ổ bi côn.

Các lỗ lắp bi mòn quá giới hạn cho phép tiến hành mạ thép hoặc lắp ống lót sau đó doa lại lỗ theo kích thước danh định, các vết nứt nhỏ và các lỗ ren bị chờn hỏng có thể hàn đắp, sửa nguội và gia công lại ren Các vết nứt có tổng chiều dài vượt quá 100 mm thì phải thay vỏ mới.

Mòn phần lắp ổ bi và chờn hỏng ren có thể hàn đắp gia công lại đường kính và ren.

Bề mặt của vỏ (loại rời) bị mòn, vênh tiến hành mài hoặc dũa hết vênh.

Các ổ bi côn Ổ bi côn bị mòn, rỗ các viên bi, vòng trong và vòng ngoài. Ổ bi côn bị mòn, rỗ các viên bi, vòng trong và vòng ngoài thay thế.

TRƯỜNG CAO ĐẨNG CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA CƠ ĐIỆN- Ô TÔ

Số tiết: 5 Bài tập thực hành 2

Tháo, kiểm tra, sửa chữa bộ vi sai xe

– Tháo lắp các đăng một cách an toàn và chuẩn xác.

– Chẩn đoán được các hư hỏng của bộ vi sai.

– Biết cách kiểm tra các hư hỏng của bộ vi sai.

- Dụng cụ tháo lắp bộ vi sai.

- Cảo tháo ổ bi và khay đựng dụng cụ, chi tiết.

- Đồng hồ so pan me, thước cặp. b Vật tư:

- Nhiên liệu, dầu bôi trơn.

- Roăng đệm và keo dán

3 Quy trình tháo rời bộ vi sai toyota:

Stt Bước thực hiện Dụng cụ Hình minh hoạ Chú ý

Tháo hai nửa vỏ cầu ra.

Dùng khẩu và tay vặn.

Hình 2 20: Tháo hai nửa vỏ cầu ra.

2 Tháo nắp ổ bi ở Dùng - Nới các bu hai đầu bộ vi sai khẩu và tay vặn. lông từ từ rồi mới tháo hẳn ra.

- Chú ý dấu lắp ghép (Nếu chưa có thì đánh lại).

3 Đưa cụm vi sai và bánh răng vành chậu ra ngoài.

Hình 2 21: Đưa cụm vi sai và bánh răng vành chậu ra ngoài.

Tránh làm trầy xước ổ bi đỡ hai đầu và bánh răng.

4 -Tháo các bulông bắt xung quanh bánh răng vành chậu.

-Tháo bánh răng vành chậu ra khỏi bộ vi sai

Dùng khẩu và tay vặn

Hình 2 23: Tháo các bulông bắt xung quanh bánh răng vành chậu.

- Nới từ từ rồi mới tháo hẳn ra.

- Chú ý vị trí lắp ghép (Đánh dấu nếu chưa có)

Hình 2 24: Tháo vòng bi ở vỏ vi sai

6 Tháo chốt khoá trục bộ vi sai.

Tháo trục bộ vi sai, đưa các bánh răng hành tinh và vệ tinh ra.

Dùng tông, đột và búa.

Hình 2 25: Tháo chốt khoá trục bộ vi sai Đánh dấu chiều lắp trục ( Nếu chưa có)

4 Kiểm tra bộ vi sai

Khi vận hành ô tô vào đường vòng chú ý nghe tiếng hú, ồn khác thường ở cụm truyền lực chính, nếu có tiếng hú khác thường và ồn cần kiểm tra và sửa chữa kịp thời.

Khi gài khoá vi sai và vận hành, kiểm tra cơ cấu khoá vi sai có hoạt động không

5 Sửa chữa bộ vi sai a Vỏ bộ vi sai

Vỏ bộ vi sai: nứt, mòn các lỗ lắp ổ bi, các lỗ ren và đai ốc hãm ổ bi côn.

Dùng thước cặp và pan me để đo độ mòn của các lỗ so với tiêu chuẩn kỹ thuật (không lớn hơn 0,02mm) Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài vỏ bộ vi sai.

Các lỗ lắp chốt chữ thập mòn quá giới hạn cho phép tiến hành mạ thép sau đó doa lại lỗ theo kích thước danh nghĩa.

Các vết nứt nhỏ và các lỗ ren bị chờn hỏng có thể hàn đắp, sửa nguội và ta rô lại ren.

Các vết nứt có tổng chiều dài vượt quá 100 mm thì phải thay vỏ mới. b Chốt chữ thập

Chốt chữ thập: nứt, mòn bề mặt lắp các bánh răng.

Dùng pan me, để đo độ mòn của của trục (độ mòn của trục không lớn hơn 0,02 mm) và kiểm tra các vết nứt.

Chốt chữ thập mòn bề mặt lắp bánh răng phục hồi bằng mạ thép hoặc hàn đắp sau đó gia công lại kích thước danh định. c Các bánh răng và cơ cấu khoá vi sai (hình 2.26)

Các bánh răng và cơ cấu hãm vi sai: nứt, gãy răng, mòn rỗ bề mặt răng và các chi tiết cơ cấu khoá vi sai.

Cấu tạo, nguyên lý hoạt động hệ thống lái cơ khí

1 Vành lái 2 Trục lái 3 Trục vít 4 Bánh vít 5 Đòn quay đứng 6 Thanh kéo dọc 7 Đòn quay ngang 8 Trụ đứng

9, 12 Tay đòn 10 Thanh kéo ngang 11 Dậm cầu

Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống lái cơ khí với hệ thống treo phụ thuộc

Khi quay vành tay lái (1), đòn quay đứng (5) quay trong mặt phẳng thẳng đứng, tác động cho cần kéo dọc (6) dịch chuyển, thông qua đòn quay ngang (7) làm xoay cam quay(13) và bánh xe dẫn hướng bên trái quanh trụ đứng (8) Cơ cấu hình thang lái có tác dụng làm bánh xe dẫn hướng bên phải xoay theo với góc độ phù hợp.

Cấu tạo, nguyên lý hoạt động hệ thống lái trợ lực

Hình 3.2: Sơ đồ hệ thống lái trợ lực thủy lực

Dầu từ bơm được đưa đến van điều khiển, lúc này van ở vị trí trung gian, tất cả dầu sẽ chảy qua van vào cửa xả rồi về bơm Do không sinh ra áp suất dầu lớn vì áp suất dầu ở hai phía piston như nhau nên piston sẽ không di chuyển

Khi quay vòng sang trái hoặc sang phải:

Khi trục lái chính quay sang trái hoặc sang phải, van điều khiển cũng di chuyển làm đóng một cửa dầu, còn cửa dầu kia được mở rộng hơn Vì vậy làm thay đổi thể tích dầu trong xi lanh, tạo ra sự chênh lệch áp suất dầu lớn Do sự khác nhau về áp suất dầu giữa hai phía piston làm piston dịch chuyển về phía bên phải hoặc bên trái trợ lực cho quá trình lái.

III Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp sửa chữa.

TT Hiện tượng Nguyên nhân hư hỏng Phương pháp sửa chữa

1 Vỏ hộp lái bị nứt, vỡ - Làm rơi trong khi tháo, lắp.

- Kẹp chặt quá khi tháo, lắp.

Hàn đắp lại vết nứt, thay mới

2 Bạc dẫn hướng bị mòn, cào xước.

- Trong mỡ bôi trơn có tạp chất hoặc không có mỡ bôi trơn.

- Tháo lắp không đúng kỹ thuật.

Mòn xước nhiều thay mới -Thay mỡ bôi trơn đúng tiêu chuẩn

3 Thanh răng bị cong, các răng bị mòn.

- Va chạm giữa bánh răng trục chính.

- Nắn lại mòn nhiều thay mới.

4 Vòng bi trục lái bị mòn, dơ lỏng.

- Thay vòng bi - Bổ sung mỡ bôi trơn

5 Bề mặt làm việc của xi lanh lực, piston bị mòn, cào xước.

- Trong dầu có chứa tạp chất hoặc cặn bẩn.

6 Xéc măng, phớt bao kín bị mòn.

- Làm việc lâu ngày - Thay mới

7 Đầu đường ống nối bị hỏng phần ren, ống dẫn dầu bị méo, thủng.

- Khi lắp vặn quá lực.

- Tháo, lắp không đúng kỹ thuật.

- Nắn lại đường ống, ta rô lại ren

8 Chụp cao su, đệm làm kín, phớt bị rách hoặc biến cứng.

- Tháo, lắp không đúng kỹ thuật.

9 Các bu lông, đai ốc bị chờn ren.

- Lực xiết quá lớn - Thay mới

10 Bạc tỳ, lò xo tỳ thanh răng bị mòn, gãy.

- Tháo, lắp không đúng kỹ thuật.

11 Các đường dẫn dầu bị tắc.

- Trong dầu có cặn bẩn - Thông rửa đường dầu

IV Bài tập thực hành

TRƯỜNG CAO ĐẨNG CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA CƠ ĐIỆN- Ô TÔ

Số tiết : 5 Bài tập thực hành 1

Quy trình tháo, kiểm tra sửa chữa, hệ thống lái xe Toyota corola

- Tháo lắp cơ cấu lái một cách an toàn và chuẩn xác.

- Chẩn đoán được các hư hỏng của cơ cấu lái.

- Biết cách kiểm tra các hư hỏng của cơ cấu lái.

- Bộ dụng cụ tay nghề tháo lắp - Dầu diezen, giẻ sạch, khay đựng chi tiết

3 Các bước thực hiện Bước 1: Tháo hệ thống lái Toyota corola

TT Bước thực hiện Hình minh h Q a Dụng cụ Chú ý

1 Kẹp hộp lái lên êtô.

Hình 3.3: Kẹp hộp lái lên êtô Êtô,kẹp chuyên dùng

- Đánh dấu trên đai ốc hãm với thanh đòn cuối.

- Tháo đai ốc hãm ra.

- Thao thanh cuối ra Hình 3.4: Tháo thanh ngang cuối

3 Tháo các ống dẫn dầu.

- Tháo giắc co đưa đường ống dẫn ra ngoài.

Hình 3.5: Tháo các ống dẫn dầu.

4 Tháo bọc cao su bảo vệ thanh răng.

- Tháo đai giữ và lò xo kẹp.

- Đưa bọc cao su ra ngoài Hình 3.6: Tháo bọc cao su bảo vệ thanh răng.

Tuốc nơ vít hai cạnh

5 Tháo phớt chắn bụi Tay

6 Tháo đòn ngang bên , khớp cầu và vòng đệm.

- Kẹp chặt dòn ngang lên êtô.

- Đưa vòng đệm, đòn ngang ra.

Hình 3.7: Tháo đòn ngang bên, khớp cầu và vòng đệm. Đục, búa thép, clê chuyên dùng 30

- Nới lỏng và tháo đai ốc hãm.

Hình 3.8: Tháo đai ốc khóa

Clê choòng 42, kẹp chuyên dùng

8 Tháo đai ốc điều chỉnh độ rơ ngang, lò xo tỳ, vòng làm kín, đệm bạc tỳ và bạc tỳ.

Hình 3.9: Tháo đai ốc điều chỉnh

Lục lăng 24, kẹp chuyên dùng.

Trách xước bạc, cong và biến dạng lò xo

9 Tháo cụm van phân phối.

- Đánh dấu trên vỏ van và vỏ hộp lái.

- Nới lỏng hai đai ốc cố định trục với vỏ rồi tháo ra.

- Tháo trục chính cùng cụm van.

- Tháo vòng đệm làm kín.

Hình 3.10: Tháo cụm van phân phối.

- Kẹp van phân phối lên êtô.

- Tháo đai ốc điều chỉnh. Êtô, tuýp chuyên dùng, búa nhựa

Hình 3.11: Tháo van phân phối.

11 Tháo gối đỡ bạc dẫn hướng và phớt chắn dầu.

-Tháo gối đỡ bạc ra tháo vòng làm kín đầu xi lanh.

Hình 3.12: Tháo gối đỡ bạc dẫn hướng và phớt chắn dầu.

Hình 3.13: Tháo thanh răng, vòng chắn dầu và ống cách

13 Tháo vòng chắn dầu và ống cách.

Bước 2 Kiểm tra và sửa chữa hệ thống lái Toyota corola

Quan sát bằng mắt: Đệm bị rách, phớt, bọc cao su bị rách, lò xo, các đường ống ren bị hỏng, vỏ hộp bị rạn nứt, móp bẹp…

Hình 3.14: Kiểm tra thanh răng lái

 Nếu độ cong  0,3mm thì uốn lại thanh răng trên máy ép thủy lực.

 Nếu độ cong  0.3 mm sử dụng lại.

Dùng đồng hồ so đo trong và pan me để đo độ mòn, côn và ôvan, khe hở của piston xilanh. Đo đường kính trong của xilanh tại vị trí cách đầu xi lanh 2030 mm, vị trí giữa xi lanh. Độ mòn côn bằng hiệu hai đường kính trên cùng một đường sinh. Độ ôvan bằng hiệu hai đường kính vuông góc trên cùng một mặt phẳng Độ côn, ôvan cho phép: 0,003  0,007 mm.

Nếu trị số đo được lớn hơn tiêu chuẩn cho phép doa lại xi lanh trên máy chuyên dùng và thay piston mới, phải đảm bảo khe hở giữa piston và xilanh 0,025  0,075 mm.

Dùng pan me đo đường kính của piston:

 Hiệu hai đường kính: DXL- DPT = D.

 D: Tiêu chuẩn 0,025  0,075 mm Trong đó: DXL: Đường kính của xi lanh.

DPT : Đường kính của pít tông.

D : Khe hở giữa pít tông và xi lanh.

Dùng lực kế để xác định sức căng của lò xo tỳ Nếu sức căng giảm thay mới

Kiểm tra độ kín của piston và xi lanh Bằng phương pháp áp suất:

 Lắp thiết bị chuyên dùng vào xi lanh Sau đó hút hết không khí trong xi lanh ra, áp suất còn lại là : 400 mmHg, để khoảng 30 phút.

 Quan sát kim đồng hồ: Nếu áp suất bị giảm nhiều ta cần kiểm tra lại vòng làm kín và phớt chắn dầu được thể hiện trên hình 3.15.

Hình 15 Kiểm tra phớt chắn dầu

 Dùng pan me và đồng hồ so đo trong để đo khe hở giữa ngăn kéo và vỏ.

 Hiệu hai đường kính trên cho ta khe hở của chúng.

Khe hở tiêu chuẩn 0,01 mm Nếu khe hở >0,01 mm phải thay trục chính. Ổ bi đầu trục bị hỏng ta xử lý gia nhiệt, dùng trục bậc và máy ép thủy lực ép ổ bi cũ ra và thay ổ bi mới đúng tiêu chuẩn.

Phớt chắn dầu hỏng thay mới.

Cụm bạc tỳ, lò xo tỳ mòn yếu thay mới

Gối đỡ bạc hỏng ren thay gối đỡ khác.

Phần vỏ van phân phối bị nứt ta hàn đắp và gia công lại

Xéc măng phân phối, xéc măng piston bị hỏng thay mới.

Bước 3 Lắp hệ thống lái Toyota corola

TT Bước thực hiện Hình minh h Q a Dụng cụ Chú ý

Lắp phớt chắn dầu vào đầu xi lanh, ống cách và bạc dẫn hướng.

Bôi keo làm kín mặt ngoài của phớt.

Tay Bôi một lớp mỡ vào bề mặt của thanh răng.

- Lắp phớt chắn dầu vào piston.

Hình 3.18: Lắp phớt chắn dầu

Tay Bôi keo vào bề mặt phớt chắn dầu.

4 Kẹp hộp lái lên êtô.

Hình 3.19: Kẹp hộp lái lên êtô Êtô kẹp chuyên dùng.

5 Lắp khối đỡ bạc xi lanh và phớt chắn dầu.

- Đóng chặt gối đỡ bạc đến phần ren thì dừng lại.

- Vặn chặt gối đỡ lại Hình 3.20: Lắp khối đỡ bạc xi lanh và phớt chắn dầu.

Búa nhựa, tuýp chuyên dùng, đục

Mô men xiết 800 kg.cm

- Lắp đai ốc điều chỉnh rơ vào vỏ van dọc của trục chính.

Hình 3.21: Lắp van điều khiển.

Tuýt 13 Mô men xiết 250 kg.cm

7 Lắp cụm van điều khiển vào.

- Lắp đệm vào trục van.

- Đưa cụm van phân phối vào.

- Lắp hai bu lông cố định vào cụm van.

Hình 3.22: Lắp cụm van điều khiển.

Mô men xiết 180 kg.cm

8 Lắp bạc tỳ thanh răng.

- Lắp lò xo tỳ vào.

- Lắp đai ốc điều chỉnh.

Hình 3.23: Lắp bạc tỳ thanh răng.

Bôi một lớp mỡ mỏng vào bề mặt bạc và gối đỡ của bạc.

Mô men xiết 250 kg.cm

9 Điều chỉnh sự ăn khớp của trục chính và thanh răng lại cho đúng.

- Quay trục chính sang phải và sang trái nhiều lần.

- Vặn đai ốc điều chỉnh sao cho bạc và lò xo tỳ nén lại.

- Quay trục chính và xiết chặt đai ốc điều chỉnh Hình 3.24: Điều chỉnh sự ăn khớp trục chính và thanh răng

Tay vặn chuyên dùng, lục lăng 24

Mô men xiết 713 kg.cm

Hình 3.25: Lắp đai ốc khóa

Lục lăng 24, Clê dẹt 42, kẹp chuyên dùng

Mô men xiết 510 kg.cm

11 Lắp vòng đệm, khớp cầu và thanh ngang cuối.

Hình 3.26: Lắp vòng đệm, khớp cầu và thanh ngang

Búa thép, đục, Clê dẹt 22, 30

Mô men xiết 900 kg.cm

12 Lắp phớt che bụi Phớt

14 Lắp các đuờng ống dẫn dầu.

Hình 3.27: Lắp các đuờng ống dẫn dầu

TRƯỜNG CAO ĐẨNG CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA CƠ ĐIỆN- Ô TÔ

Số tiết: 5 Bài tập thực hành 2

Quy trình tháo, kiểm tra sửa chữa bơm dầu trợ lực lái

- Tháo lắp bơm dầu một cách an toàn chuẩn xác.

- Chẩn đoán được các hư hỏng của bơm dầu.

- Thực hiện được công việc kiểm tra và sửa chữa.

- Bộ dụng cụ tay nghề tháo lắp - Dầu diezen, giẻ sạch, khay đựng chi tiết 3.Những hư hỏng thường gặp ở bơm dầu trợ lực.

- Vòng bi bị mòn dơ, nứt vỡ do làm việc lâu ngày.

- Phớt, vòng bi cao su làm kín bị mòn, rách, biến cứng.

- Rô to cánh gạt, lòng thân bơm bị mòn xước.

- Van an toàn, van phân phối bị mòn lò xo bị gãy làm giảm tác dụng trợ lực.

- Dây đai dẫn động bị chùng, dầu trợ lực yếu hoặc hết do làm việc lâu ngày.

- Hiệu suất bơm giảm, kém trợ lực.

4 Quy trình tháo bơm dầu trợ lực.

TT Nguyên công Hình vẽ Dụng cụ Chú ý

Tháo các đường ống dẫn.

Hình 3.28: Tháo các đường ống dẫn

Dùng êtô kê kẹp chắc chắn.

2 Tháo Pu ly Vam xích tuýp 17

3 Tháo nắp bơm phía trước

Hình 3.29: Tháo nắp bơm phía trước

4 Tháo nắp bơm sau - Đánh dấu trên thân bơm và lắp bơm ra.

- Tháo 4 đai ốc bắt trên nắp bơm.

Vạch dấu clê 14, clê chòng, búa nhựa.

5 Tháo ro to Kìm chuyên dùng, vạch dấu.

-Đánh dấu chiều lắp ghép cánh gạt và

- Tháo vòng hãm và đa vòng hãm ra.

- Dùng máy ép thủy lực ép cả trục bơm vòng bi và ổ bi ra.

Máy ép thủy lực, kìm chuyên dùng.

Tránh cong vênh vòng hãm.

7 - Tháo phớt và vòng bi.

Hình 3.33: Tháo phớt và vòng bi

Búa nhựa -Tránh làm rơi nắp (thân sau ).

-Tránh làm rách gioăng đệm.

8 Tháo nút van vòng kín, van điều áp và lò xo ra.

5 Phương pháp kiểm tra sửa chữa a.Kiểm tra

 Lắp trên đường dầu ra một đồng hồ đo áp suất cho động cơ làm việc ở chế độ không tải, đo áp suất dầu ra phải lớn hơn 70kg/cm2 Nếu không đạt phải tháo ra sửa chữa.

 Tháo rời từng bộ phận của bơm để trên khay sạch, để tiến hành vệ sinh sạch sẽ các chi tiết.

 Dùng các dụng cụ chuyên dùng để kiểm tra các chi tiết (panme, đồng hồ so).

 Dùng căn lá đo khe hở giữa cánh gạt và rãnh trên thân rôto, giữa rôto và lòng thân bơm (khe hở cho phép

Ngày đăng: 05/09/2024, 10:18

w