Giáo trình Nguyên lý kế toán được biên soạn gồm các nội dung chính sau: tổng quan về kế toán, báo cáo tài chính, tài khoản kế toán và ghi sổ kép, tính giá các đối tượng kế toán, kế toán quá trình sản xuất, bán hàng và xác định kết quả kinh doanh. Mời các bạn cùng tham khảo Đề tài Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty TNHH Mộc Khải Tuyên được nghiên cứu nhằm giúp công ty TNHH Mộc Khải Tuyên làm rõ được thực trạng công tác quản trị nhân sự trong công ty như thế nào từ đó đề ra các giải pháp giúp công ty hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tốt hơn trong thời gian tới.
Trang 1TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH
Trang 2TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 6MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN 1
1.1 SƠ LƯỢC LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN KẾ TOÁN 1
1.1.1 Lịch sử kế toán qua các thời kỳ 1
1.1.2 Sự phát triển của kế toán Việt Nam 4
1.2 CÁC KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI KẾ TOÁN 5
1.3 VAI TRÒ VÀ Vị TRÍ CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN: 7
1.4 ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN: 8
1.5 CÁC NGUYÊN TẮC CỦA KẾ TOÁN 10
1.5.1 Các nguyên tắc cơ bản về kế toán 10
1.5.2 Các yêu cầu cơ bản đối với kế toán 12
1.6 HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN: 12
CHƯƠNG 2: BÁO CÁO TÀI CHÍNH 15
2.1 BÁO CÁO TÀI CHÍNH 15
2.1.1 Khái niệm và mục đích của báo cáo tài chính 15
2.1.2 Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính 15
2.2 HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH 15
2.2.1 Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) 15
2.2.2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 30
2.2.3 Bảng lưu chuyển tiền tệ 32
2.2.4 Bảng thuyết minh báo cáo tài chính 37
CHƯƠNG 3 : TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀ GHI SỔ KÉP 68
3.1 TÀI KHOẢN 68
3.1.1 Khái niệm 68
3.1.2 Kết cấu của tài khoản: 69
3.1.3 Phân loại tài khoản: 70
3.1.4 Nguyên tắc ghi chép trên tài khoản: 71
3.1.4.1.Nguyên tắc ghi chép vào tài khoản tài sản 72
3.1.4.2.Nguyên tắc ghi chép vào các tài khoản nguồn vốn: 72
3.1.4.3.Nguyên tắc ghi chép vào các tài khoản trung gian: 73
3.2 GHI SỔ KÉP 74
3.2.1 Khái niệm ghi sổ kép: 74
Trang 73.2.2 Định khoản: 75
3.3 KẾ TOÁN TỔNG HỢP VÀ KẾ TOÁN CHI TIẾT 77
3.3.1 Kế toán tổng hợp 77
3.3.2 Kế toán chi tiết 78
3.4 QUAN HỆ GIỮA TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀ BẢNG CĐKT 81
CHƯƠNG 4: TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN 82
4.1 ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TÍNH GIÁ 82 4.1.1 Khái niệm và ý nghĩa của việc tính giá các đối tượng kế toán 82
4.1.1.1 Khái niệm 82
4.1.1.2 Ý nghĩa 83
4.1.2 Các nguyên tắc và nhân tố ảnh hưởng đến việc tính giá 83
4.1.2.1 Các nguyên tắc: 83
4.1.2.2 Nhân tố ảnh hưởng đến việc tính giá 84
4.2 TÍNH GIÁ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG CHỦ YẾU 84
4.2.1 Tài sản cố định: 84
4.2.2 Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ 86
4.2.3 Nguyên vật liệu 88
4.2.4 Lương và các khoản trích theo lương 90
CHƯƠNG 5 94
KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT, BÁN HÀNG 94
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 94
5.1 KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT 94
5.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 94
5.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 95
5.1.3 Kế toán chi phi phí sản xuất chung: 95
5.1.4 Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành (z) sản phẩm 96
5.2 KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 100
Trang 8CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN
MỤC TIÊU CỦA BÀI:
- Kiến thức
+ Giải thích được lịch sử ra đời và hình thành, phát triển của kế toán + Trình bày được điểm giống và khác nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị
+ Mô tả đặc điểm của từng đối tượng kế toán
- Kỹ năng
Tham gia thực hiện các chức năng của kế toán tài chính và kế toán quản trị
1.1 SƠ LƯỢC LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN KẾ TOÁN
Từ khi hình thành, xã hội loài người luôn phải đương đầu và vượt qua những thử thách của giới tự nhiên nhiều bất trắc để tồn tại và phát triển Nhằm đo lường hiệu quả, đánh giá và tiên liệu hoạt động kinh tế của mình, con người phải dựa vào một công cụ: kế toán Thông qua việc giám sát các quá trình kinh tế về mặt số lượng và chất lượng, kế toán trong đời sống kinh tế để đảm bảo việc thông báo thường xuyên
và chính xác các thông tin về tình hình phát triển tầm vĩ mô cũng như trên phạm vi vĩ
mô của nền kinh tế
Như vậy sự hình thành của kế toán xuất hiện cùng một lúc cùng với sự hình thành đời sống kinh tế và xã hội của loài người
1.1.1 Lịch sử kế toán qua các thời kỳ 1.1.1.1 Thời kỳ cổ đại
Ở Mesopotamian có một nghề tương đương với nghề kế toán hiện này là ghi chép bản thảo Công việc của họ cũng tương tự như một kế toán viên là phải ghi chép lại các giao dịch, và hơn nữa họ còn phải đảm bảo rằng các thoả ước giao dịch phù hợp với yêu cầu về giao dịch thương mại Đã có hàng trăm người được thuê làm công việc này, và đây được coi là một nghề nghiệp có uy thế
Trang 9Khi một giao dịch được thực hiện, các bên tham gia giao dịch đi thuê người
chép bản thảo, mô tả thỏa thuận của họ với người đó, và sau đó nhận lấy bản chép ghi
trên đất sét vì đất sét có rất nhiều trong vùng này
Kế toán trong thời Ai cập cổ đại cũng phát triển tương tự như tại thung lũng
Mesopotamia Tuy nhiên họ sử dụng giấy cói thay cho đất sét và điều này giúp cho
việc ghi chép bản thảo đựơc thực hiện dễ dàng hơn Hiện nay còn lưu giữ được nhiều
bản thảo khổ lớn, dùng riêng cho các kho hàng hoàng cung Tuy vậy, kế toán Ai cập
cổ xưa chỉ dừng lại ở việc ghi chép đơn giản qua hàng nghìn năm tồn tại Nguyên
nhân chính là do tình trạng mù chữ và sự vắng mặt của đồng tiền đúc đã ngăn cản sự
phát triển của nó
Người Hy Lạp đã có đóng góp quan trọng đối với ngành kế toán qua việc sử
dụng đồng tiền đúc vào khoảng 600 năm trước công nguyên Việc đưa đồng tiền đúc
vào tiêu dùng đã khởi nguồn cho một cuộc cách mạng của ngành kế toán Ngành nghề
ngân hàng trong xã hội Hy Lạp cổ xưa rất phát triển so với các xã hội trước đó Các
chủ ngân hàng giữ những sổ tài khoản, trao đổi hoặc cho vay, thậm chí thu xếp
chuyển tiền mặt thông qua những ngân hàng cộng sự tại các thành phố khác nhau
Người La mã đã xây dựng dự toán ngân sách hàng năm, với nỗ lực tổng hợp
hoạt động của các công ty tài chính, hạn chế chi tiêu nhằm đạt được khoản ngân sách
dự tính và đánh thuế người dân
1.1.1.2 Thời kỳ Trung cổ
Hàng nghìn năm sau sự sụp của Đế quốc La mã và trước khi tu sĩ Luca Pacioli
xuất bản “Summa” được xem là thời kỳ ngưng trệ của kế toán, và thường không được
nhắc đến trong lịch sử kế toán Tuy nhiên, theo sử gia Michael Chatfield, kế toán thời
Trung cổ đã đặt nền tảng cho những học thuyết của chủ nghĩa bảo thủ, và đã tạo tiền
đề cho sự phát triển thần tốc của kế toán thời Phục hưng
1.1.1.3 Thời kỳ Phục hưng
Những người Italia cách tân thời kỳ Phục hưng (TK 14 th - 16 th) được cho là
cha đẻ của kế toán hiện đại Họ đã nâng hoạt động mậu dịch và thương mại lên một
tầm cao mới qua việc sáng tạo các phương thức xác định lợi nhuận chuẩn xác hơn
Trang 10Luca Pacioli là đại diện tiêu biểu của thời kỳ Phục hưng, ông thông hiểu các kiến thức về văn học, nghệ thuật, toán học, kinh doanh và các môn khoa học Sinh năm 1445 tại Borgo San Sepulcro, Tuscany, Frater Luca Bartolomes Pacioli thu thập được một lượng kiến thức đáng kinh ngạc về khoa học kỹ thuật, tôn giáo, kinh doanh, khoa học quân sự, toán học, y học, nghệ thuật, âm nhạc, pháp luật và ngôn ngữ Ông đồng tình với quan điểm cho rằng tồn tại mối quan hệ nội sinh giữa vô vàn các quy luật khác nhau và trong mối quan hệ đó luôn duy trì sự hoà hợp và cân bằng như giữa toán học và kế toán
1.1.1.4 Thời kỳ hiện đại
Cuối thế kỷ 19 là thời kỳ phát triển của kinh tế Mỹ song cũng gắn liền với những vụ bê bối tài chính Sự tập trung tư bản thái quá và đầu cơ cổ phiếu là nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài chính giai đoạn 1873-1893
Bước sang những năm 1920, nền kinh tế Mỹ bắt đầu khủng hoảng, giá cả trên thị trường rớt xuống đến 40% Luồng Tiền mặt bị đình chệ, vốn vay trở nên khan hiếm Đáp lại, các doanh nghiệp đã thắt chặt quỹ tiền mặt hiền thời của mình Tại thời điểm đó, người ta không còn lựa chọn nào hơn là phát hành cổ phiếu để thu hút vốn Vào những năm 1940, báo cáo ngân sách được đưa vào sử dụng và nhanh chóng trở thanh bộ phận thiết yếu của báo cáo tài chính Năm 1971, American Institure of Certified Public Accountants bắt đầu yêu cầu nộp báo cáo thu nhập thường niên của các cổ đông
Vào đầu năm 2005, các nước thành viên trong Liên minh châu Âu (EU), bao gồm cũ và mới thay hệ thống tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán riêng của từng nước bằng một chuẩn mực kế toán và kiểm toán chung Khác biệt trong hệ thống kế toán của từng quốc gia đó cản trở về mặt thương mại toàn cầu, báo cáo tài chính, xây dựng cấu trúc và qui trình về mặt luật pháp giữa các doanh nghiệp ở những quốc gia hoặc khu vực khỏc nhau Xu hướng của thế giới là hợp nhất để có một chuẩn mực thống nhất trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán toàn cầu
Trên thế giới có nhiều hệ thống báo cáo tài chính và tức nhiên, đi theo đó là tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán khác nhau Phổ biến nhất hiện nay là hệ thống chuẩn
Trang 111.1.2 Sự phát triển của kế toán Việt Nam
Kế toán ở nước ta từ năm 1945 đã được Nhà nước đưa vào sử dụng chủ yếu
cho việc thu chi ngân sách, năm 1957, đi đôi với chủ trương thi hành từng bước chế
độ hạch toán kinh tế, Nhà nước đã ban hành chế độ kế toán cho các ngành công
nghiệp và xây dựng cơ bản
Năm 1961 Chính phủ lại ban hành điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước , đồng
thời sửa đổi, cải tiến lại hệ thống kế toán đã ban hành và ban hành các thể lệ chế độ kế
toán cụ thể
Năm 1970 nhà nước lại ban hành Nghị định sửa đổi chương 3 của điều lệ tổ
chức kế toán Nhà nước nhằm tăng cường vai trò của kế toán trưởng các đơn vị, đồng
thời ban hành hệ thống tài khoản kế toán thống nhất áp dụng cho tất cả các đơn vị
trong ngành kinh tế quốc dân
Năm 1988 Nhà nước ban hành mới các pháp lệnh kế toán và thống kê nhằm
góp phần tăng cường quản lý kinh tế – tài chính của các cấp, các ngành, thực hiện
việc kiểm kê, kiểm soát của nhà nước đối hoạt động sản xuất kinh doanh của các
thành phần kinh tế và khai thác tiềm năng của đất nước Trước sự thay đổi mới về cơ
chế quản lý kinh tế, Nhà nước lại ban hành chế độ kế toán mới trên cơ sở đúc kết
những kinh nghiệm qua hơn 30 năm tổ chức và thực hiện công tác kế toán, hệ thống
kế toán mới này ban hành 1989
12/1994, một hệ thống kế toán mới lại ra đời nhằm sửa đổi những thiếu sót so
với sự phát triển kinh tế và đã chỉ áp dụng thử cho một số doanh nghiệp
Ngày 1/11/1995, Bộ tài chính đã ban hành chính thức chế độ kế toán doanh
nghiệp
Để thống nhất quản lý kế toán, bảo đảm kế toán là công cụ quản lý, giám sát
chặt chẽ và có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ,
trung thực, kịp thời, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức, quản lý đều hành
của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân, từ năm 2001 đến năm 2003 Bộ
tài chính đã lần lượt ban hành các chuẩn mực kế toán và Luật kế toán:
- Tháng 1/ 2001, Bộ Tài chính (MOF) đã thông qua chương trình xây dựng một
hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán Việt nam Các chuẩn mực kế toán sẽ được
Trang 12xây dựng dựa theo các chuẩn mực kế toán quốc tế, các chuẩn mực kiểm toán cắn cứ theo Các chuẩn mực kiểm toán quốc tế Các chuẩn mực nói trên sẽ được áp dụng đối với tất cả các doanh nghiệp và công ty kiểm toán hoạt động tại Việt nam
- Tháng 4/ 2001, với nỗ lực xúc tiến phát triển hoạt động kiểm toán ở Việt nam,
Bộ Tài chính (MOF) đã thông qua 6 chuẩn mực mới về kiểm toán có hiệu lực từ 15 tháng 1 năm 2001, số 250, 310, 500, 510, 520, 580
- Tháng 4/2003, Việt nam thông qua các chuẩn mực kế toán Việt nam gồm 10 tiêu chuẩn (số 01, 02, 03, 04, 06, 10, 14, 15, 16, 24) dựa trên một phần từ các tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế có liên quan IAS Những tiêu chuẩn này do Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt thực hiện được áp dụng với các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế khác nhau ở Việt Nam thay thế những nguyên tắc kế toán tương ứng Các chuẩn mực số 02, 03, 04, 14 có hiệu lực áp dụng đối với các báo cáo tài chinh năm 2002, các chuẩn mực còn lại áp dụng cho các báo cáo năm 2003 Ban hành theo theo sắc lệnh ngày 26/6/2003 của Thủ tướng và theo nghị định số 129/2004/ND-CP ngày 31/5/2004 của chính phủ, “Act on Accounting” (Đạo luận kế toán) quy định về
mô hình kế toán tiêu chuẩn và vị trí kế toán trưởng, kế toán viên Theo Nghị định này, doanh nghiệp có thể thuê dịch vụ kế toán của một công ty kế toán hoặc kiểm toán chuyên nghiệp mà không cần bố trí vị trí kế toán chuyên biệt
Ngày 15/3/2006 Bộ Tài chính ban hành hệ thống kế toán mới nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về kế toán bao gồm luật kế toán 2003, chuẩn mực kế toán và chế độ sổ kế toán
Ngày 22/12/2014 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 200/2014/TT-BTC về việc hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp, có hiệu lực từ 01/01/2015
1.2 CÁC KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI KẾ TOÁN 1.2.1 Định nghĩa về kế toán:
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kế toán Tuy nhiên cần nhận thức rằng kế toán là vừa là một môn khoa học vừa là một nghề nghiệp quản lý nên để hiểu kế toán
là gì cần phải gắn liền với đặc điểm này
- Là một môn khoa học thì kế toán là một hệ thống thông tin thực hiện việc phản
Trang 13vực kinh tế - tài chính của một tổ chức cụ thể ( doanh nghiệp, trường học, …)
thông qua một số phương pháp riêng biệt được sử dụng để thu thập, xử lý, tổng
hợp và cung cấp thông tin
- Là nghề nghiệp thì kế toán đó là công việc tính toán và ghi chép bằng con số của
mọi hiện tượng kinh tế tài chính phát sinh trong đơn vị để cung cấp một cách toàn
diện và nhanh chóng các thông tin về tình hình và kết quả hoạt động của đơn vị,
tình hình sử dụng vốn của đơn vị thông qua 3 thước đo: tiền, hiện vật và thời gian
lao động, trong đó tiền là thước đo chủ yếu
Để hiểu một cách cụ thể hơn, có thể phân tích trên các mặt sau:
+ Về hình thức: kế toán là việc tính toán và ghi chép bằng con số mọi hiện tượng
kinh tế - tài chính phát sinh trong đơn vị vào các loại chứng từ sổ sách có liên
quan và qua đó lập ra được các báo cáo kế toán cần thiết
+ Về nội dung: kế toán là việc cung cấp thông tin về toàn bộ diễn biến thực tế
trong quá trình hoạt động của đơn vị để phục vụ cho yêu cầu kiểm soát, đánh giá
và ra các quyết định kinh tế
+ Về trạng thái phản ánh: kế toán phải phản ánh cả hai trạng thái tĩnh và động
nhưng động là trạng thái thường xuyên và chủ yếu
Trong điều 4 của Luật kế toán thì kế toán được định nghĩa như sau: “Kế toán là
việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính
dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”
1.2.2 Phân loại kế toán:
Theo tính chất và đối tượng sử dụng thông tin, kế toán được phân thành 2 loại: Kế
toán tài chính và kế toán quản trị:
1.2.2.1 Những điểm giống nhau
Cả hai đều có liên hệ với hệ thống thông tin kế toán, kế toán quản trị sử dụng
số liệu ghi chép hàng ngày của kế toán tài chính nhưng có phân tích
Cả hai đều liên quan đến trách nhiệm và việc quản lý doanh nghiệp, kế toán tài
chính liên quan đến hoạt động toàn đơn vị, kế toán quản trị liên quan đến quản lý về
trách nhiệm của từng bộ phận trong đơn vị
1.2.2.2 Những điểm khác nhau
Trang 14Chỉ tiêu Kế toán tài chính Kế toán quản trị
Đối tượng cung cấp thông tin
Trong, ngoài doanh nghiệp, chủ yếu là cá nhân, tổ chức ngoài doanh nghiệp
Trong nội bộ doanh nghiệp – nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp
Đặc điểm thông tin
Toàn bộ tổ chức Từng bộ phận Tuân thủ nguyên tắc chuẩn
mực kế toán
Không tuân thủ nguyên tắc chuẩn mực kế toán
Khách quan, thẩm tra được Linh động và thích hợp
Kỳ báo cáo Định kỳ: tháng, quý, năm Thường xuyên, khi có nhu cầu Quan hệ với các
lĩnh vực chuyên môn
Ít quan hệ nhiều với các lĩnh vực chuyên môn khác
Quan hệ nhiều với các lĩnh vực chuyên môn khác
Pháp định Pháp luật bắt buộc phải thực
hiện
Pháp luật không bắt buộc thực hiện
Tóm lại:
Kế toán tài chính và việc tính toán ghi chép số liệu kế toán từ chứng từ gốc vào
sổ kế toán và tổng hợp số liệu trên báo cáo tài chính những hoạt động ở một đơn vị đã làm, qua đó cho những người bên trong và bên ngoài đơn vị thấy được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị
Kế toán quản trị là việc sử dụng số liệu của kế toán tài chính để soạn thảo các phúc trình với mục đích hoạch định và kiểm soát,…
1.3 VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN:
Thông tin kế toán không những cần thiết cho những người ra quyết định quản
lí ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần cho cả những người bên ngoài doanh nghiệp
Trang 15như những người đầu tư, người cho vay, cơ quan thuế, cơ quan cấp trên, quản lí công
ty…
1.4 ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN:
Kế toán là công cụ không thể thiếu được trong công tác quản lý của bất kỳ đơn
vị nào và việc thực hiện công tác kế toán có tốt hay không đều ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của công tác quản lý
Để thực hiện công tác kế toán thì vấn đề đầu tiên, quan trọng là phải được xác định
đúng đắn nội dung mà kế toán cần phải phản ánh và giám đốc, hay nói cách khác hai
chức năng: phản ánh và giám đốc được thực hiện với cái gì? Ơ đâu? Lúc nào? Trong
trạng thái nào? Xác định những điều đó còn được gọi là xác định đối tượng kế toán
Dưới góc độ của kế toán, kế toán được phân loại tài sản theo hai mặt:
- Một mặt là kết cấu tài sản (Nguồn lực) – Nhằm cho biết đơn vị có những loại
tài sản gì và được phân bổ như thế nào?
- Một mặt là nguồn hình thành của tài sản (Nguồn vốn) – Nhằm cho biết tài sản
do đâu mà có, việc sử dụng nguồn đó như thế nào?
- Sau đây chúng ta xem xét cụ thể cách phân loại này theo mô hình của một
doanh nghiệp
Kết cấu tài sản: bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn:
Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là những tài sản thuộc quyền sở hữu của
doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong 1 năm hoặc 1 chu
kỳ kinh doanh Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có thể tồn tại dưới hình thái tiền
tệ, hiện vật (vật tư, hàng hóa) dưới dạng đầu tư ngắn hạn và các khoản nợ phải thu
ngắn hạn TSNH của doanh nghiệp bao gồm vốn bằng tiền, các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho, các tài sản ngắn hạn khác…
TSNH của doanh nghiệp bao gồm:
Vốn bằng tiền (loại 1 nhóm 1)
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: là những khoản đầu tư về vốn mà doanh
nghiệp nhằm mục đích để kiếm lời và không có ý định nắm giữ trên một năm (loại 1
nhóm 2)
Trang 16 Các khoản phải thu: là tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng do
cá nhân hay doanh nghiệp khác chiếm dụng trong quá trình phát sinh giao dịch kinh
tế, và phải trả lại cho doanh nghiệp, doanh nghiệp có trách nhiệm đối với những khoản phải thu này (loại 1 nhóm 3)
Khoản phải thu khác (loại 1 nhóm 4)
Hàng tồn kho ( loại 1 nhóm 5)
Tài sản dài hạn của doanh nghiệp là những tài sản thuộc quyền sở hữu của
doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trên 1 năm TSDH của doanh nghiệp bao gồm tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính, các khoản đầu tư dài hạn…
Tài sản cố định hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình
Tài sản cố định thuê tài chính: là tài sản mà bên cho thuê tài sản có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích kinh tế gắn liền với quyền lợi sở hữu tài sản cho bên thuê Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê
Tài sản cố định vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh hoặc cho các đối tượng khác thuê
Bất động sản đầu tư là bất động sản (quyền sử dụng đất, nhà, một phần của nhà hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng) do người chủ sở hữu hoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn là những khoản đầu tư có kì luân chuyển dài thường là trên một năm
Nguồn hình thành: bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu:
Nợ phải trả là khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh mà doanh nghiệp phải trả, phải thanh toán cho các chủ nợ, bao gồm: các khoản
nợ vay, các khoản nợ phải trả cho người bán, cho nhà nước, cho công nhân viên và
Trang 17ngắn hạn là khoản tiền mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm trả trong vòng 12 tháng
Nợ dài hạn là khoản nợ mà thời gian trả nợ trên 12 tháng
Vốn chủ sở hữu là vốn của các chủ sở hữu mà doanh nghiêp không có nghĩa
vụ phải cam kết thanh toán Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm:
Vốn đóng góp của nhà đầu tư để thành lập hoặc mở rộng doanh nghiệp
Vốn được bổ sung từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá chưa xử lý và
các quỹ được hình thành trong kinh doanh
Giữa tài sản và nguồn vốn có mối quan hệ mật thiết, do bất kỳ một loại tài sản nào
cũng được tạo ra từ một số nguồn nhất định, từ quan hệ này nên bao giờ cũng có:
Hoặc Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Nợ phải trả + vốn chủ sở hữu
Đối tượng phản ánh quá trình kinh doanh: cho biết sự vận động, chuyển
hóa của các loại tài sản, nguồn vốn Thuộc nhóm này bao gồm: các loại doanh thu, thu
nhập và chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị kế toán
Giữa doanh thu và chi phí có mối quan hệ mật thiết, và gắn liền với nhau để hình
thành nên cân đối sau:
DOANH THU = CHI PHÍ TẠO RA DT + KẾT QUẢ KINH DOANH
1.5 CÁC NGUYÊN TẮC CỦA KẾ TOÁN
1.5.1 Các nguyên tắc cơ bản về kế toán
Kế toán Việt Nam hiện đang trong quá trình hòa nhập với chuẩn mực kế toán
thế giới và những thông lệ kế toán phổ biến của các nước trong khu vực Theo chuẩn
mực chung, các nguyên tắc kế toán cơ bản bao gồm:
(1) Cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp phải được
ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thực tế thu hoặc thực tế chi
tiền hoặc tương đương tiền Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình
hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai
(2) Hoạt động liên tục: Báo cáo tài chính lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp
đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương
lai gần nên các loại tài sản mà nó nắm giữ phải được phản ánh theo giá gốc và báo
Trang 18cáo tài chính được lập trên cơ sở giả định này Chỉ khi nào giả thiết hoạt động liên tục bị vi phạm (DN sắp phải giải thể, sáp nhập, thanh lý,….) thì giá thị trường sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính
(3) Giá gốc: Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc Giá gốc của tài sản được
tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có qui định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể
(4) Phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau Khi ghi nhận một khoản doanh thu thi phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó
(5) Nhất quán: Nguyên tắc này yêu cầu việc sử dụng chính sách và phương pháp
hạch toán phải nhất quán, liên tục trong nhiều kỳ để phục vụ cho nhu cầu so sánh(ít nhất trong kì kế toán năm) Trường hợp muốn thay đổi chính sách và phương pháp hạch toán thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi này trong thuyết minh báo cáo tài chính
(6) Thận trọng: Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập
các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn Nguyên tắc thận trọng theo qui định của Chuẩn mực số 1- Chuẩn mực chung đòi hỏi:
- Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;
- Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;
- Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;
- Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắn chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí
(7) Trọng yếu: Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông
tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên
Trang 191.5.2 Các yêu cầu cơ bản đối với kế toán
Để đảm bảo thực hiện các nguyên tắc kế toán nêu trên, kế toán cần thực hiện
các yêu cầu sau:
(1) Trung thực: Các thông tin số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên
cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất
nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh
(2) Khách quan: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo
đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo
(3) Đầy đủ: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán
phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót
(4) Kịp thời: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp
thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ
(5) Dễ hiểu: Thông tin trình bày trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu đối
với người sử dụng
(6) Có thể so sánh
1.6 HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN:
Để thu thập, phân loại, xử lý, tổng hợp và cung cấp thông tin thì kế toán phải
sử dụng một hệ thống các phương pháp bao gồm: chứng từ kế toán - phương pháp đối
ứng tài khoản và ghi sổ kép - phương pháp kiểm kê tài sản, - phương pháp tính các
đối tượng kế toán - phương pháp tổng hợp- cân đối kế toán
1.6.1 Phương pháp chứng từ kế toán:
Chứng từ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp đều là chứng từ hướng dẫn
Doanh nghiệp tự thiết kế mẫu chứng từ phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và
yêu cầu quản lý nhưng phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu cơ bản của chứng từ phù hợp
với quy định của luật kế toán
1.6.2 Phương pháp đối ứng tài khoản và ghi sổ kép:
Phương pháp đối ứng tài khoản và ghi sổ kép là phương pháp so sánh thông tin
và kiểm tra quá trình vận động của từng đối tượng kế toán khi một nghiệp vụ kế toán
phát sinh trong mối tương quan tác động qua lại giữa các đối tượng này
1.6.3 Phương pháp kiểm kê tài sản:
Trang 20Phương pháp kiểm kê tài sản là phương pháp của kế toán nhằm tiến hành kiểm tra thực tế thông qua việc cân, đo, đong, đếm, kiểm nhận đối chiếu nhằm xác định số lượng và giá trị có thật của tài sản tại đơn vị
1.6.4 Phương pháp tính giá các đối tượng kế toán:
Đây là phướng pháp biểu hiện giá trị của đối tượng kế toán bằng tiền để phục
vụ cho việc tính toán, ghi chép và tổng hợp thông tin
Bên cạnh nguyên tắc giá gốc thì kế toán cho một số trường hợp còn sử dụng giá trị hợp lý (mặc dù luật kế toán chưa quy định về vấn đề này)
Riêng phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho chỉ còn được phép sử dụng một trong ba phương pháp: phương pháp thực tế đích danh, phương pháp nhập trước xuất trước, phương pháp bình quân gia quyền
1.6.5 Phương pháp tổng hợp- cân đối kế toán:
Đây là phương pháp tính Phương pháp tính toán và tổng hợp số liệu từ các sổ
kế toán để lập ra báo cáo kế toán, trong đó có các báo cáo tài chính
Chuẩn mực kế toán Việt Nam là những nguyên tắc và phương pháp kế toán
để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính Bộ tài chính quy định chuẩn mực kế toán phù hợp với chuẩn mực quốc tế về kế toán Tính đến nay Bộ tài chính ban hành được
11 Hợp nhất kinh doanh
Trang 2114 Doanh thu và thu nhập khác 2001
18 Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng
29 Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán & các sai sót 2005
30 Lãi trên cổ phiếu
Trang 22CHƯƠNG 2: BÁO CÁO TÀI CHÍNH
MỤC TIÊU CỦA BÀI:
- Kiến thức
+ Mô tả được báo cáo tài chính là gì, gồm có những bảng nào?
+ Mô tả được nội dung của bảng cân đối kế toán + Mô tả được nội dung của bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo tài chính là sản phẩm của kế toán tài chính dùng để cung cấp thông tin
về tình hình tài chính, kết quả quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp
Báo cáo tài chính được lập cho doanh nghiệp có phân biệt doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục và doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục Trong môn Nguyên lý kế toán chỉ giới thiệu trường hợp doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục
2.1.2 Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính
(Được trình bày chi tiết ở phần 2.2)
2.2 HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2.2.1 Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) 2.2.1.1 Khái niệm:
Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (cuối tháng, cuối quý, cuối năm)
Qua định nghĩa này có thể nêu lên một số đặc điểm của bảng CĐKT như sau:
Trang 23Về hình thức: Đó là việc ghi chép số hiện có của toàn bộ tài sản, toàn bộ nguồn
vốn vào một thời điểm nhất định dưới hình thức tiền tệ vào mẫu biểu đã được quy
định
Về nội dung: Phản ánh một cách tổng quát các loại tài sản và các nguồn hình
thành tài sản đó trong đơn vị
Về chức năng: Cho phép kiểm tra đánh giá những mối quan hệ tài chính vào
thời điểm lập bảng CĐKT cũng như xem xét tính hợp lý của kết cấu tài sản, kết cấu
nguồn vốn
Về thước đo: Chỉ dùng thước đo duy nhất là thước đo tiền tệ
Với các đặc điểm như trên nên BCĐKT là báo cáo tài chính quan trọng đối với
doanh nghiệp, đối với cơ quan chức năng cũng như cho nhiều đối tượng khác có liên
quan hoặc quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp Thông qua BCĐKT có thể tìm
hiểu, xem xét, đánh giá tình hình phân bổ tài sản, phân bổ nguồn vốn cũng như các
mối quan hệ kinh tế – tài chính khác hiện có trong doanh nghiệp
BCĐKT là một báo cáo bắt buộc, được nhà nước quy định thống nhất về mẫu
biểu, phương pháp lập, nơi phải gửi và thời hạn gửi
2.2.1.2 Kết cấu của bảng cân đối kế toán
Môn nguyên lý kế toán chỉ đề cập đến BCĐKT áp dụng cho doanh nghiệp đáp
ứng giả định hoạt động liên tục
BCĐKT dùng phản ánh tình hình tài sản của doanh nghiệp bằng thước đo tiền tệ tại
một thời điểm nhất định theo 2 mặt là kết cấu tài sản và nguồn hình thành Do vậy để
phản ánh được 2 mặt này thì BCĐKT phải được xây dựng theo kết cấu gồm hai phần:
- Phần bên trái hoặc bên trên dùng phản ánh kết cấu tài sản hay còn gọi là phần
tài sản
- Phần bên phải hoặc bên dưới dùng phản ánh nguồn vốn hình thành của tài sản
hay còn gọi là phần nguồn vốn
- Phần tài sản: phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời
điểm báo cáo theo kết cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp và được chia làm hai loại:
A Tài sản ngắn hạn
Trang 24B Tài sản dài hạn
- Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp và được chia thành 2 loại
A Nợ phải trả
B Vốn chủ sở hữu Hai bên của BCĐKT phản ánh hai mặt khác nhau của tài sản trong doanh nghiệp nên giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau Xét về mặt lượng thì bao giờ cũng có:
Tính chất bằng nhau biểu hiện tính cân đối Tính chất cân đối là tính chất cơ bản của BCĐKT
Kết cấu tổng quát của bản cân đối kế toán như sau:
Trang 25BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Ngày ….tháng….năm……
a 1 ’+
a 2 ’
b 1 ’+
b 2 ’
Trang 26Sau đây là BCĐKT thuộc bảng dọc:
Địa chỉ:……… Ban hành theo thông tư số 200/2014/TT- BTC
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày tháng năm (1)
Số cuối năm (3)
Số đầu năm (3)
I Tiền và các khoản tương đương tiền 110
Trang 273 Phải thu nội bộ ngắn hạn 133
4 Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 134
4 Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ 154
Trang 28- Nguyên giá 222
IV Tài sản dở dang dài hạn
1 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn
2 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
240
241
242
3 Đầu tư khác vào công cụ vốn
4 Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn (*)
253
254
Trang 29Tổng cộng tài sản (270 = 100 + 200) 270
7 Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 317
Trang 307 Phải trả dài hạn khác 337
11 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
- LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước
- LNST chưa phân phối kỳ này
421 421a
421b
Trang 31- Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
(3) Đối với doanh nghiệp có kỳ kế toán năm là năm dương lịch (X) thì “Số cuối năm“ có
thể ghi là “31.12.X“; “Số đầu năm“ có thể ghi là “01.01.X“
(4) Đối với người lập biểu là các đơn vị dịch vụ kế toán phải ghi rõ Số chứng chỉ hành
nghề, tên và địa chỉ Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán Người lập biểu là cá nhân ghi rõ
3 Phải thu của khách hàng: 100.000
6 Tài sản cố định hữu hình: 10.000.000
7 Vay và nợ thuê tài chính: 400.000
8 Phải trả cho người bán: 120.000
9 Phải nộp cho nhà nước: 40.000
Trang 3210 Phải trả CNV: 40.000
11 Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 10.500.000
12 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: 100.000
Yêu cầu: lập bảng cân đối kế toán vào ngày 31/01/2015
Căn cứ vào tài liệu này: ta lập bảng CĐKT theo mẫu như sau (dạng giản đơn)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Trang 332.2.1.4 Sự biến động của bảng cân đối kế toán trong quá trình hoạt động của
đơn vị
Trong quá trình hoạt động của đơn vị, các loại tài sản và các loại nguồn vốn
thường xuyên biến động (tăng lên, giảm xuống): sự biến động này đã làm cho bảng
cân đối kế toán ở những thời điểm khác nhau cũng có những thay đổi tương ứng Mặc
dù nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong đơn vị rất phong phú và đa dạng nhưng nói
chung ảnh hưởng của chúng đến sự biến động của tài sản và nguồn vốn không ngoài 4
trường hợp sau:
Trường hợp 1:
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh chỉ ảnh hưởng đến bên tài sản thì sẽ làm 1 khoản tài
sản này tăng lên, đồng thời một khoản tài sản khác giảm xuống, trong trường hợp này
số tổng cộng của bảng CĐKT không đổi nhưng tỷ trọng của các loại tài sản chịu ảnh
hưởng có sự thay đổi
Ví dụ: Rút TGNH về quỹ tiền mặt 8.000 (đơn vị 1.000đ)
Nghiệp vụ này làm tiền mặt tăng lên 8.000 Lúc này tiền mặt sẽ là 2.000 + 8.000
= 10.000 đồng thời làm TGNH giảm 8.000, lúc này TGNH sẽ là 98.000 - 8.000 =
90.000 tuy thiên tổng cộng tài sản vẫn là l l.200.000 riêng tỉ trọng của tiền mặt, của
TGNH đã có sự thay đổi so với trước lúc phát sinh nghiệp vụ
Tỷ trọng của 2 loại tài sản này trước lúc phát sinh nghiệp vụ kinh tế:
Trang 34Trường hợp 2:
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh chỉ ảnh hưởng đến bên nguồn vốn thì sẽ làm một nguồn tăng lên, đồng thời làm một nguồn giảm xuống, trong trường hợp này, số tổng cộng của bảng CĐKT không đổi, nhưng tỷ trọng của các nguồn vốn chịu ảnh hưởng có sự thay đổi
Ví dụ: Vay và nợ thuê tài chính ngân hàng trả nợ cho người bán 100.000 (đơn
vị 1.000đ) Nghiệp vụ này làm cho khoản Vay và nợ thuê tài chính sẽ là: 400.000 + 100.000 = 500.000, đồng thời khoản phải trả cho người bán sẽ là: 120.000 - 100.000
= 20.000 Số tổng cộng của nguồn vốn vẫn là 11.200.000 Riêng tỷ trọng của 2 loại nguồn vốn này có sự thay đổi như sau:
Trước lúc phát sinh nghiệp vụ:
- Vay và nợ thuê tài chính 400.000 x 100% = 3,57
11.200.000
- Phải trả cho người bán 120.000 x 100% = 1,07
11.200.000 Sau lúc phát sinh nghiệp vụ:
- Vay và nợ thuê tài chính 500.000 x 100% = 4,46
Ví dụ: Nhà nước cấp thêm cho doanh nghiệp l TSCĐ hữu hình có trị giá 500.000
(đơn vị 1.000đ)
Trang 35Nghiệp vụ này làm cho TSCĐ hữu hình tăng thêm 500.000 lúc này TSCĐ sẽ là
10.000.000 + 500.000 = 10.500.000 đồng thời làm Vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng
thêm 500.000 Lúc này Vốn đầu tư của chủ sở hữu sẽ là 10.500.000 + 500.000 =
11.000.000 Số tổng cộng của bảng CĐKT tăng thêm 500.000 (tăng cả 2 bên), lúc này
sẽ là: l l.200.000 + 500.000 = 11.700.000 Riêng tỷ trọng của các loại tài sản, các loại
nguồn vốn thay đổi bởi sau khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì tỷ trọng tính trên tổng
số 11.700.000
Trường hợp 4:
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng cả 2 bên tài sản và nguồn vốn, nếu làm
một khoản tài sản giảm thì đồng thời cũng làm một khoản nguồn vốn giảm tương ứng
Trong trường hợp này số tổng cộng của bảng CĐKT sẽ giảm xuống, còn tỷ trọng của
các loại tài sản các loại nguồn vốn đều có sự thay đổi
Ví dụ: Dùng TGNH thanh toán cho nhà nước 20.000 (đơn vị 1.000đ)
Nghiệp vụ này làm cho TGNH giảm xuống 20.000 và lúc này TGNH sẽ là 90.000
- 20.000 = 70.000 Đồng thời làm cho khoản thanh toán với nhà nước cũng giảm
xuống 20.000 Khi đó khoản thanh toán với nhà nước sẽ là 40.000 - 20.000 = 20.000
Số tổng cộng của bảng CĐKT giảm xuống 20.000 (giảm cả 2 bên) và lúc này sẽ là:
11.700.000 - 20.000 = 11.680.000 Riêng tỷ trọng của các loại tài sản, các loại nguồn
vốn đều có sự thay đổi, bởi trước khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì tỷ trọng được
tính trên tổng số 11.700.000, còn sau khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì tỷ trọng lại
tính trên tổng số: 11.680.000
Sau khi có 4 nghiệp vụ kinh tế trên phát sinh thì tình hình tài sản và nguồn vốn
của đơn vị đã có sự thay đổi và được thể hiện trên bảng CĐKT như sau:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
(Sau khi có 4 nghiệp vụ kinh tế phát sinh)
I: Tài sản ngắn hạn l.200.000 l.180.000 III: Nợ phải trả 600.000 580.000
1 Tiền mặt 2.000 10.000 1 Phải trả cho người bán 120.000 20.000
2 Tiền gửi ngân hàng 98.000 70.000 2 Phải nộp cho nhà nước 40.000 20.000
Trang 36KẾT LUẬN
Kết luận (1) TS tăng, TS giảm
(2) Tổng BCĐKT không đổi (3) % của TS chịu tác động của NVKT thay đổi
Kết luận (1) NV tăng, NV giảm
(2) Tổng BCĐKT không đổi (3) % của NV chịu tác động của NVKT thay đổi (3) TH3 Điều kiện NVKT ảnh hưởng BÊN TÀI SẢN & NGUỒN VỐN
Kết luận (1) TS tăng, NV tăng
(2) Tổng BCĐKT tăng (3) % của tất cả TS và NV đều thay đổi (4) TH4 Điều kiện NVKT ảnh hưởng BÊN TÀI SẢN & NGUỒN VỐN
Kết luận (1) TS giảm, NV giảm
(2) Tổng BCĐKT giảm (3) % của tất cả TS và NV đều thay đổi
3 Phải thu của khách
Trang 37BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến một bên của BCĐKT thì số tổng cộng
của BCĐKT không đổi, nhưng tỷ trọng của các khoản chịu ảnh hưởng có sự thay
đổi
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến 2 bên của BCĐKT thì số tổng cộng
của BCĐKT có sự thay đổi (tăng lên hoặc giảm xuống), tỷ trọng của tất cả các
khoản trong BCĐKT đều có sự thay đổi
Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều không làm mất tính chất của BCĐKT
2.2.2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
2.2.2.1 Khái niệm
BCKQHĐKD là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết
quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh
doanh chính và các hoạt động khác
Tính chất tổng hợp của báo cáo được biểu hiện ở việc xác định các chỉ tiêu trong
bảng – các chỉ tiêu tổng hợp phản ánh doanh thu, chi phí và kết quả các loại hoạt động
khác nhau Tính cân đối của báo cáo được thể hiện:
Doanh thu = chi phí tạo ra doanh thu + kết quả kinh doanh
BCKQHĐKD cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh nên là nguồn thông tin
cần thiết đối với doanh nghiệp cũng như các cơ quan chức năng và các đối tượng khác
có liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp, nó là căn cứ quan trọng để đánh giá
và phân tích tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt khi xem xét
khả năng sinh lời từ hoạt động của doanh nghiệp
2.2.2.2 Kết cấu của BCKQHĐKD
Trang 38Đơn vị báo cáo:…… Mẫu số B 02- DN
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm nay
Năm trước
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Trang 3915 Chi phí thuế TNDN hiện hành
16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Lập, ngày tháng năm
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên)
- Số chứng chỉ hành nghề;
- Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Đối với người lập biểu là các đơn vị dịch vụ kế toán phải ghi rõ Số chứng chỉ
hành nghề, tên và địa chỉ Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán Người lập biểu là cá nhân
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành
và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp Báo cáo lưu chuyển tiền
tệ cung cấp thông tin về các dòng tiền lưu chuyển giúp cho các đối tượng sử dụng có
thể phân tích rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp
2.2.3.2 Kết cấu báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Công ty quản lý quỹ:………
Trang 40Đơn vị báo cáo: Mẫu số B 03 – DN Địa chỉ:………… (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC
Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
(Theo phương pháp trực tiếp) (*)
Năm… Đơn vị tính:
số
Thuyết minh
Năm nay
Năm trước
I Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
1 Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu
khác
01
2 Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ 02
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20
II Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản
3.Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác 23
4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị
khác
24