1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành kế toán của sinh viên khoa tài chính kế toán trường cao đẳng công nghệ thủ đức

102 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Năm học 2018 - 2019 TÊN ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN NGÀNH KẾ TOÁN CỦA

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Năm học 2018 - 2019

TÊN ĐỀ TÀI

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN NGÀNH KẾ TOÁN CỦA SINH VIÊN KHOA TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN TRƯỜNG CAO ĐẲNG

CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: HUỲNH THỊ HIỀN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019

Trang 3

MỤC LỤC

Phần mở đầu 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Câu hỏi nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Ý nghĩa nghiên cứu 3

7 Bố cục của đề tài 4

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 5

1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài 5

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước 7

1.2 Nhận xét các nghiên cứu và xác định khoảng trống nghiên cứu 9

Tóm tắt chương 1 10

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 11

2.1 Các khái niệm 11

2.1.1 Ngành kế toán 11

2.1.2 Qúa trình ra quyết định chọn ngành 11

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành 13

2.2.1 Đặc điểm chuyên ngành lựa chọn 13

2.2.2 Nỗ lực giao tiếp của khoa chuyên ngành 14

2.2.3 Các cá nhân ảnh hưởng 14

2.2.4 Tương thích đặc điểm cá nhân 15

2.2.5 Khả năng đáp ứng mong đợi 16

Tóm tắt chương 2 17

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

3.1 Quy trình nghiên cứu 18

3.2 Phương pháp nghiên cứu 18

3.3 Thiết kê thang đo 20

3.3.1 Thang đo nhân tố Đặc điểm chuyên ngành lựa chọn (DDCN) 20

3.3.2 Thang đo nhân tố Nỗ lực giao tiếp của khoa chuyên ngành (NLGT) 21

Trang 4

3.3.3 Thang đo nhân tố Các cá nhân ảnh hưởng (CNAH) 21

3.3.4 Thang đo nhân tố Tương thích đặc điểm cá nhân (TTDD) 22

3.3.5 Thang đo nhân tố Khả năng đáp ứng mong đợi (KNDU) 22

3.3.6 Thang đo nhân tố Quyết định chọn ngành kế toán (QUYETDINH) 23

3.4 Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu 23

3.4.1 Mẫu nghiên cứu 24

3.4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 24

3.5 Phương pháp xử lý dữ liệu 24

Tóm tắt chương 3 25

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 26

4.1 Giới thiệu về khoa TCKT và tình hình tuyển sinh 26

4.2 Kết quả thống kê mô tả 27

4.2.1 Thống kê theo giới tính của đối tượng được khảo sát 27

4.2.2 Thống kê theo khóa học của đối tượng được khảo sát 27

4.3 Kết quả hồi quy tuyến tính 28

4.3.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha 28

4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA 32

4.3.2.1 Thang đo của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành kế toán32 4.3.2.2 Thang đo nhân tố Quyết định chọn ngành kế toán 35

4.3.3 Phân tích hồi quy đa biến 36

4.3.3.1 Kiểm định tương quan 36

4.3.3.2 Phân tích mô hình hồi quy và kiểm định giả thuyết 38

4.4 Bàn luận kết quả nghiên cứu 42

4.4.1 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố Đặc điểm chuyên ngành lựa chọn (DDCN) 43

4.4.2 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố Nỗ lực giao tiếp của khoa chuyên ngành (NLGT) 45

4.4.3 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố Các cá nhân ảnh hưởng (CNAH) 47

4.4.4 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố Tương thích đặc điểm cá nhân (TTDD) 48

4.4.5 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố Khả năng đáp ứng mong đợi (KNDU) 50

Tóm tắt chương 4 51

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53

5.1 Kết luận 53

Trang 5

5.2 Kiến nghị 54

5.2.1 Khả năng đáp ứng mong đợi (KNDU) 54

5.2.2 Tương thích đặc điểm cá nhân (TTDD) 55

5.2.3 Nỗ lực giao tiếp của khoa chuyên ngành (NLGT) 56

5.2.4 Các cá nhân ảnh hưởng (CNAH) 56

5.2.5 Đặc điểm chuyên ngành lựa chọn (DDCN) 57

5.3 Hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 58

Tóm tắt chương 5 58 Tài liệu tham khảo

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

KMO Kaiser – Meyer - Olkin

r Rank correlation coefficien Hệ số tương quan hạng

SPSS Statistical Package of the Social

Sciences

Phần mềm máy tính phục vụ công tác phân tích thống kê

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Tổng kết các nghiên cứu nước ngoài 7

Bảng 1.2 Tổng kết các nghiên cứu trong nước 9

Bảng 3.1 Các biến quan sát cho nhân tố Đặc điểm chuyên ngành lựa chọn (DDCN) 20

Bảng 3.2 Các biến quan sát cho nhân tố Nỗ lực giao tiếp của khoa 21

chuyên ngành (NLGT) 21

Bảng 3.3 Các biến quan sát cho nhân tố Các cá nhân ảnh hưởng (CNAH) 21

Bảng 3.4 Các biến quan sát cho nhân tố Tương thích đặc điểm cá nhân (TTDD) 22

Bảng 3.5 Các biến quan sát cho nhân tố Khả năng đáp ứng mong đợi (KNDU) 22

Bảng 3.6 Các biến quan sát cho nhân tố Quyết định chọn ngành kế toán (QUYETDINH) 23

Bảng 4.1 Thống kê đối tượng khảo sát theo giới tính 27

Bảng 4.2 Thống kê khóa học của đối tượng khảo sát 27

Bảng 4.3 Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và hệ số tương quan biến tổng của thang đo nhân tố Đặc điểm chuyên ngành lựa chọn (DDCN) 28

Bảng 4.4 Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và hệ số tương quan biến tổng của thang đo nhân tố Nỗ lực giao tiếp của khoa chuyên ngành (NLGT) 29

Bảng 4.5 Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và hệ số tương quan biến tổng của thang đo nhân tố Các cá nhân ảnh hưởng (CNAH) 30

Bảng 4.6 Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và hệ số tương quan biến tổng của thang đo nhân tố Tương thích đặc điểm cá nhân (TTDD) 30

Bảng 4.7 Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và hệ số tương quan biến tổng của thang đo nhân tố Khả năng đáp ứng mong đợi (KNDU) 31

Bảng 4.8 Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và hệ số tương quan biến tổng của thang đo nhân tố Quyết định chọn ngành kế toán (QUYETDINH) 32

Bảng 4.9 Hệ số KMO và kiểm định Barlett 33

Bảng 4.10 Phương sai trích và các nhân tố rút trích lần thứ nhất 33

Bảng 4.11 Bảng ma trận nhân số sau khi xoay 34

Bảng 4.12 Hệ số KMO và kiểm định Barlett nhân tố 35

Bảng 4.13 Phương sai trích và các nhân tố rút trích 36

Bảng 4.14 Kết quả phân tích nhân tố EFA thang đo 36

Bảng 4.15 Kết quả phân tích tương quan 37

Trang 8

Bảng 4.16 ANOVA cho kiểm định F 38

Bảng 4.17 Hệ số R2 điều chỉnh 38

Bảng 4.18 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội 39

Bảng 4.19 Kết quả kiểm định giả thuyết 42

Bảng 4.20 Bảng thống kê mô tả các giá trị của thang đo 42

Bảng 4.21 Thống kê mô tả các biến quan sát đo lường yếu tố 43

Bảng 4.22 Thống kê mô tả các biến quan sát đo lường yếu tố Nỗ lực giao tiếp của khoa chuyên ngành (NLGT) 45

Bảng 4.23 Thống kê mô tả các biến quan sát đo lường yếu tố Các cá nhân 47

ảnh hưởng (CNAH) 47

Bảng 4.24 Thống kê mô tả các biến quan sát đo lường yếu tố Tương thích đặc điểm cá nhân (TTDD) 48

Bảng 4.25 Thống kê mô tả các biến quan sát đo lường yếu tố Khả năng đáp ứng mong đợi (KNDU) 50

Bảng 5.1 Bảng sắp xếp thứ tự quan trọng theo hệ số Beta của các nhân tố 53

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1 Strategic Marketing for Educational Institutions, (2nd ed.), ew Jersey,

Prentice Hall, USA : Kotler P., Fox K (2001) 11 Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 16 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 18

Trang 10

Phần mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Hệ thống các trường cao đẳng hiện nay ngày càng đa dạng về ngành nghề, hình thức sở hữu, tuy nhiên, khối trường cao đẳng, trung cấp nói chung và cao đẳng nói riêng đang đứng trước nhiều khó khăn và thử thách cần phải vượt qua để tồn tại và phát triển Từ ngày 01/01/2017, Bộ Lao động Thương binh xã hội (LĐTBXH) chính thức quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (trừ các trường sư phạm, ngành đào tạo giáo viên), điều này sẽ gây cho khối trường cao đẳng, trung cấp nhiều khó khăn; nỗi lo của các trường cao đẳng, trung cấp là có cơ sở vì khi chuyển về Bộ LĐTBXH, hệ thống trường cao đẳng, trung cấp không còn xuất hiện trong danh sách nguyện vọng trên hồ sơ của thí sinh do không còn chung hệ thống xét tuyển với Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), điều này sẽ gây cho việc tuyển sinh ở khối này gặp rất nhiều khó khăn

Ngoài ra, những thay đổi của Bộ GD&ĐT trong kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia 2017 khiến nhu cầu vào các trường cao đẳng, trung cấp sẽ thấp dần

Kỳ thi THPT quốc gia từ năm 2017, với việc không giới hạn nguyện vọng đăng ký và cho phép thay đổi nguyện vọng sau khi có kết quả thi, Bộ GD&ĐT giúp con đường vào đại học đã thoáng nay còn rộng hơn Điều này đồng nghĩa nhu cầu vào các trường cao đẳng sẽ thấp dần vì các bậc này khó thu hút và tiếp cận được thí sinh, nếu liên tục thiếu chỉ tiêu, không ít trường cao đẳng, trung cấp phải đứng trước nguy cơ đóng cửa hay sáp nhập lại

Ngành kế toán là một ngành khá thu hút thí sinh từ vài năm trước đây, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại xu hướng chọn theo học đang có vẻ trầm hơn, tuy nhiên ngành

kế toán vẫn còn là sự lựa chọn thông minh cho nhiều thí sinh Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê nhân lực ngành kế toán được phân theo các cấp bậc như sau: vị trí giám đốc chiếm 25%, kiểm soát viên tài chính 4%, kế toán trưởng 38%, và còn lại

là kế toán viên 33% Thông thường sinh viên (SV) mới ra trường chưa có kinh nghiệm thì sẽ làm ở vị trí nhân viên kế toán, với nhu cầu thực tế từ xã hội thì ngành kế toán vẫn luôn cần thiết và có nhiều cơ hội để phát triển, từ đó lý giải cho việc hiện các trường đại học cao đẳng hiện nay đào tạo về khối ngành kế toán vẫn không ngừng được gia tăng, số lượng thí sinh nộp hồ sơ tham gia vào ngành vẫn không có xu hướng giảm, chứng tỏ ngành kế toán vẫn đang còn rất nhiều tiềm năng Do đó, đứng trước

Trang 11

những khó khăn chung về tuyển sinh của khối trường cao đẳng và khó khăn riêng về

sự cạnh tranh trong tuyển sinh ngành kế toán, các trường cần phải có một hướng đi riêng, đặc trưng để có thể thu hút được sinh viên (SV) theo học ngành này Muốn làm được điều này, điều đầu tiên cần xác định được những nhân tố nào tác động đến quyết định chọn học ngành kế toán của thí sinh để khoa cũng như nhà trường có hướng tiếp cận tư vấn kịp thời, tốt hơn cho các khóa tiếp theo

2 Mục tiêu nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu tổng quát thì đề tài cần thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành kế toán của SV khoa tài chính kế toán (TCKT) trường cao đẳng Công Nghệ Thủ Đức

- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định chọn ngành kế toán của SV khoa TCKT trường cao đẳng Công Nghệ Thủ Đức

- Đề xuất các giải pháp nhằm thu hút SV khoa TCKT trường cao đẳng Công Nghệ Thủ Đức

3 Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu, đề tài cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

của SV khoa TCKT trường cao đẳng Công Nghệ Thủ Đức?

kế toán của SV khoa TCKT trường cao đẳng Công Nghệ Thủ Đức?

kế toán của SV khoa TCKT trường cao đẳng Công Nghệ Thủ Đức?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về quyết định chọn ngành kế toán của SV khoa TCKT trường cao đẳng Công Nghệ Thủ Đức

Phạm vi nghiên cứu

+ Về không gian

Đề tài giới hạn nghiên cứu quyết định chọn ngành kế toán của sinh viên cao đẳng khóa 2017 và 2018 của khoa tài chính kế toán trường cao đẳng Công Nghệ Thủ Đức Từ ngày 01/01/2017, Bộ Lao động Thương binh xã hội (LĐTBXH) chính thức

Trang 12

quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (trừ các trường sư phạm, ngành đào tạo giáo viên) và phương thức tuyển sinh thay đổi: thí sinh tốt nghiệp phổ thông trung học thì được đăng ký xét tuyển vào các hệ thống trường các đẳng (trước ngày 01/01/2017 xét tuyển theo điểm thi đại học và học bạ), Do đó tác giả chọn mẫu 2 khóa

2017 (SV năm 2) và khóa 2018 (SV năm 1) là 2 khóa có bắt đầu có sự thay đổi theo phương thức tuyển sinh trên

+ Về thời gian

Đề tài dự kiến thực hiện từ tháng 08 năm 2018 đến tháng 01 năm 2019

5 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu định tính

Hệ thống hóa cơ sở lý luận bằng phương pháp tổng hợp, phân tích

Khảo sát sơ bộ, tổng hợp, so sánh, đối chiếu để nhận diện ảnh hưởng các nhân

tố đến quyết định chọn ngành kế toán của SV khoa TCKT trường cao đẳng Công Nghệ Thủ Đức Từ đó xây dựng bảng câu hỏi khảo sát để phỏng vấn SV

Nghiên cứu định lượng

Phương pháp nghiên cứu của đề tài chủ yếu là phương pháp định lượng, tác giả

sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để xử lý dữ liệu Cụ thể:

+ Dùng phân tích nhân tố khám phá EFA để khẳng định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành kế toán của SV khoa TCKT trường cao đẳng Công Nghệ Thủ Đức

+ Dùng phân tích mô hình hồi quy đa biến để đánh giá mối quan hệ nhân quả giữa các nhân tố nói trên với quyết định chọn ngành kế toán của SV khoa TCKT trường cao đẳng Công Nghệ Thủ Đức

+ Dùng phương pháp suy diễn từ kết quả mô hình hồi quy đa biến để bàn luận

và kiến nghị các giải pháp nhằm thu hút thí sinh quyết định chọn ngành kế toán của

SV khoa TCKT trường cao đẳng Công Nghệ Thủ Đức

6 Ý nghĩa nghiên cứu

Đề tài này có ý nghĩa thực tiễn cho Trường cao đẳng Công Nghệ Thủ Đức nói chung và khoa TCKT nói riêng Ý nghĩa cụ thể như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu này nhằm khẳng định lại thang đo về hành vi tiêu dùng trước đây, điều này giúp cho các khoa nói chung và khoa TCKT nói riêng có thể vận dụng thang đo này làm cơ sở cho việc hoạch định các chiến lược quảng bá, tư vấn

Trang 13

tuyển sinh, nhằm thu hút người học, thỏa mãn tối đa lợi ích của người học; đặc biệt là định vị thương hiệu của khoa TCKT và Nhà trường

Thứ hai, kết quả nghiên cứu giúp khoa TCKT và Nhà trường nắm bắt được nhu cầu của người học, từ đó có thể xây dựng các kênh quảng bá nhấn mạnh vào các yếu tố này để tạo hình ảnh tốt, thu hút người học làm tăng khả năng cạnh tranh và làm hài lòng người học

Thứ ba, nghiên cứu này làm tài liệu tham khảo cho các khoa khác, quan tâm đến vấn đề hành vi tiêu dùng của khách hàng, từ đó, làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược quảng bá, tư vấn tuyển sinh hiệu quả

7 Bố cục của đề tài

Nội dung nghiên cứu gồm 5 chương có cấu trúc như sau:

Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu, trình bày các nghiên cứu nước ngoài và

trong nước liên quan đến đề tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết, trình bày các khái niệm nghiên cứu liên quan; các

yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng; các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọ

ngành

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, trình bày phương pháp nghiên cứu sử

dụng để thiết kế và điều chỉnh thang đo, kiểm định mô hình nghiên cứu; mẫu nghiên cứu phương pháp thu thập và xứ lý dữ liệu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận, trình bày kết quả thực hiện nghiên

cứu hồi quy và kiểm định sự tác động của các nhân tố đến quyết định chọn ngành kế toán của SV khoa TCKT trường cao đẳng Công Nghệ Thủ Đức Phân tích dữ liệu thu thập được, tiến hành kiểm định và đánh giá thang đo, kiểm định mô hình nghiên cứu

và các giả thuyết đã đề ra

Chương 5: Kết luận và kiến nghị Tóm tắt những nội dung chính đạt được từ

nghiên cứu, kết quả của nghiên cứu Khuyến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao quyết định chọn ngành kế toán của người học

Trang 14

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài

D.W.Chapman (1981) nghiên cứu mô hình sự lựa chọn của SV bậc cao đẳng bao gồm năm biến độc lập: (1) Đặc điểm gia đình, (2) Đặc điểm cá nhân sinh viên, (3) Đối tượng tham chiếu, (4) Đặc điểm cố định của nhà trường, (5) Nỗ lực giao tiếp của trường và một biến độc lập là Sự chọn lựa của SV cao đẳng Trên cơ sở kết quả thống

kê mô tả, tác giả đã chứng minh có hai nhóm yếu tố ảnh hưởng nhiều đến Sự chọn lựa của SV cao đẳng: Thứ nhất, nhóm yếu tố thuộc về gia đình và cá nhân của SV, đó là những đặc điểm, thành phần gia đình, môi trường tồn tại của người học Thứ hai, nhóm yếu tố không phụ thuộc vào đặc điểm của riêng cá nhân mà phụ thuộc vào các vấn đề xã hội trong môi trường giáo dục hay nói cách khác đó là những đặc điểm của môi trường giáo dục và ngành học mà nó tồn tại trong môi trường đó có ảnh hưởng như: Các đặc điểm cố định của trường, ngành học và nỗ lực giao tiếp của trường học với SV, bên cạnh đó, tác giả cũng cho rằng trong Sự chọn lựa của SV cao đẳng sẽ bị tác động mạnh mẽ bởi sự thuyết phục, khuyên nhủ của người thân trong gia đình và bạn bè

Các nhân tố bên ngoài và bên trong tác động đến tâm lý của SV thông qua những thông tin quan trọng, những thông tin này làm cho suy nghĩ của SV trở nên bao quát và thận trọng hơn, suy nghĩ thận trọng về một chuyên ngành nào đó về cơ hội trong tương lai hay sự thu hút của chính ngành học này và sự tự hào vì chuyên ngành

có danh tiếng đã gây nên ấn tượng trong suy nghĩ cũng như là cách thức tác động hết sức mạnh mẽ đến quyết định chọn lựa của SV Nhìn chung, bản thân của SV là yếu tố bên trong, song song đó có các yếu tố bên ngoài như bạn bè, gia đình, …

Kết quả nghiên cứu của D.W.Chapman (1981) đã chứng minh các yếu tố cố định của chuyên ngành như: học phí, vị trí địa lý, chính sách hỗ trợ về chi phí có ảnh hưởng đến Sự chọn lựa của SV cao đẳng, ngoài ra, ông còn nhấn mạnh Sự tác động nỗ lực của các trường đến Sự chọn lựa của SV cao đẳng, bên cạnh đó các yếu tổ thuộc bản thân SV cũng là một trong những nhóm yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến Sự chọn lựa của SV

Marvin J Burns (2006) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của

SV người Mỹ gốc Phi được nhận vào trường cao đẳng nông nghiệp, thực phẩm và tài

Trang 15

nguyên thiên nhiên Tác giả ứng dụng kết quả nghiên cứu của D.W.Chapman (1981) vào nghiên cứu của mình, kết quả nghiên cứu một lần nữa khẳng định các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định chọn chuyên ngành của người học như: Đặc điểm SV (Student characteristics), Tình trạng kinh tế xã hội (Socioeconomic Status), Năng lực/Năng khiếu của SV (Student Aptitude/Ability), Giáo dục và mức kỳ vọng về công việc (Educational and Occupational Aspiration), Hiệu suất và nguồn lực của trường trung học (High School Performance & Resources), Cá nhân ảnh hưởng (Significant Persons), Gia đình (Family), Đồng nghiệp và bạn bè (Peers and Friends), Cá nhân ở trường trung học (High School Personnel), Đặc điểm cố định của trường cao đẳng (Fixed College Characteristics), Chi phí và hỗ trợ tài chính (Cost and Financial Aid),

Vị trí địa lý, quy mô và môi trường (Geographic Location, Size and Environment), Nỗ lực giao tiếp của các trường (College Efforts to Communicate with Students), Rào cản tâm lý xã hội và nhận thức về các chuyến ngoại khóa (Psychological Social Barriers and Curricular Awareness)

Mei Tang, Wei Pan, Mark D Newmeyer (2008) đã áp dụng mô hình lý thuyết phát triển nghề nghiệp để khảo sát các yếu tố tác động đến xu hướng lựa chọn nghề nghiệp Mô hình gồm các biến độc lập: (1) Kinh nghiệm học tập (Learning Experiences), (2) Tự đánh giá năng lực nghề nghiệp (Career Self Efficacy), (3) Lợi ích (Career Interests), (4) Kết quả mong đợi trong quá trình phát triển nghề nghiệp của người lựa chọn (Outcome Expectations) và biến độc lập Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp (Career Choice) Những phát hiện của nghiên cứu này chứng minh tầm quan trọng của các yếu tố: Kinh nghiệm học tập, Tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, Lợi ích

và Kết quả mong đợi trong quá trình phát triển nghề nghiệp của người lựa chọn đến xu hướng lựa chọn nghề nghiệp Nhóm tác giả đã chứng minh rằng mối quan hệ giữa các yếu tố này là mối quan hệ động, vì vậy, để can thiệp thành công cần phải xem xét mối quan hệ phức tạp giữa các yếu tố và kết hợp nhiều biện pháp Các nhà tư vấn nên góp phần vào sự phát triển và thực hiện một chương trình phát triển nghề nghiệp toàn diện giúp SV phát triển năng lực nghề nghiệp thông qua hoạt động học tập thiết thực

Bromley H Kniveton (2004) nghiên cứu các nhân tố và động lực trong việc chọn nghề nghiệp của SV, trên cơ sở khảo sát 384 thanh thiếu niên (174 nam và 174 nữ) từ 14 đến 18 tuổi đã chứng minh: Cả nhà trường và gia đình đều có thể cung cấp những thông tin và hướng dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề

Trang 16

nghiệp của thanh niên Giáo viên có thể phát hiện những năng khiếu và khả năng của người học để qua đó khuyến khích họ tham gia các hoạt động ngoại khóa, tham gia các hoạt động hướng nghiệp hoặc tham quan các doanh nghiệp, bên cạnh đó, cha mẹ và anh chị em trong gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến việc cung cấp các thông tin thích hợp nhất định đến việc cung cấp những hỗ trợ thích hợp nhất định cho sự lựa chọn nghề nghiệp của người học

Borchert M (2002) nghiên cứu các yếu tố chọn ngành của học sinh trung học vào trường đại học Wisconsin tại Mỹ, trên cơ sở khảo sát 325 học sinh trung học của trường trung học Germantown, bang Wisconsin, tác giả đã chứng minh trong ba nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến sự chọn lựa nghề nghiệp là: Môi trường, Cơ hội và Đặc điểm cá nhân thì nhóm yếu tố Đặc điểm cá nhân có ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự chọn nghề nghiệp của học sinh trung học

Bảng 1.1 Tổng kết các nghiên cứu nước ngoài

Mô hình Quyết định chọn trường, chọn

- Nỗ lực giao tiếp của Trường

- Mức độ kỳ vọng về công việc trong tương lai của ngành lựa chọn

- Mức độ danh tiếng của nghề nghiệp

- Mức độ yêu cầu cao của ngành nghề

Nguồn: Tác giả tổng hợp 1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Nguyễn Đình Ninh (2012): “Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn chuyên ngành tổ chức nhân sự của SV Học viện Hành chính”, tác giả dựa vào mô hình D.W.Chapman (1981) để xây dựng mô hình nghiên nhằm phát hiện ra các nhân tố có thể giúp nhà quản lý có cách hỗ trợ SV lựa chọn và quyết

Trang 17

định chính xác hơn về sự nghiệp của mình để tránh những tổn thất cho bản thân cá nhân SV và xã hội Với 450 bảng câu hỏi phát ra cho các đối tượng từ 18 đến 19 (156

SV đang học học kỳ III năm thứ hai và 261 SV học kỳ I năm thứ nhất), số lượng bảng câu hỏi thu về là 430 (tỷ lệ hồi đáp là 96%), sau quá trình sàng lọc và kiểm tra tính hợp

lệ cũng như phù hợp với tiêu chuẩn phạm vi nghiên cứu thì số lượng bảng câu hỏi còn lại được đưa vào xử lý là 417 bảng (chiếm 93% mẫu thu thập được) Kết quả phân tích

dữ liệu cho thấy: Biến Nỗ lực giao tiếp, Tương thích cá nhân, Khả năng đáp ứng, Cá nhân ảnh hưởng có ảnh hưởng đến Xu hướng lựa chọn chuyên ngành tổ chức nhân sự Trên cơ sở đó, tác giả cũng cho thấy mô hình của D.W.Chapman là một mô hình phù hợp và có khả năng dự báo xu hướng lựa chọn chuyên ngành trong bối cảnh hiện nay

Nghiên cứu của Đỗ Nam Khánh (2016): “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hương đến quyết định chọn học ngành quản trị kinh doanh (QTKD) của SV trường đại học Nha Trang” Trên cơ sở kế thừa từ nghiên cứu của D.W.Chapman (1981) và các nghiên cứu trong nước, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu ban đầu bao gồm các biến độc lập: Cơ hội nghề nghiệp, Cơ hội học tập cao hơn, Cá nhân ảnh hưởng, Đặc điểm cá nhân, Sự hữu ích của kiến thức ngành QTKD, Công tác tư vấn tuyển sinh, Đặc điểm của trường đại học, Đặc điểm của ngành học, Khả năng trúng tuyển, Các phương tiện truyền thông và biến phụ thuộc là Quyết định chọn ngành học QTKD Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, với số bảng câu hỏi phát ra là 320, thu về 298 và số phiếu hợp lệ là 296, mẫu được mô tả theo các đặc trưng như: giới tính, năm học, nơi sinh, hệ đào tạo Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy các biến có ý nghĩa tác động đến Quyết định chọn ngành học QTKD là: Công tác tư vấn tuyển sinh, Đặc điểm cá nhân, Khả năng trúng tuyển, Sự hữu ích của kiến thức ngành QTKD, Các phương tiện truyền thông

Nghiên cứu của Phan Thị Thanh Thủy và Nguyễn Thị Minh Hòa (2017): “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn theo học chương trình đào tạo theo yếu tố nước ngoài ở trường đại học kinh tế, Đại học Huế” Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu về đặc điểm nhân khẩu học và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định chọn học chương trình liên kết Rennes và chương trình tiên tiến Sudney tại đại học kinh tế, Đại học Huế Nghiên cứu kết hợp phân tích hồ sơ SV và khảo sát 206 trong tổng số

382 SV đang theo học chương trình Dữ liệu khảo sát được xử lý bằng phương pháp thống kê mô tả, ước lượng giá trị trung bình tổng thể bằng khoảng tin cậy đối xứng và

Trang 18

kiểm định giá trị trung bình hai mẫu độc lập Kết quả nghiên cứu chứng minh các yếu

tố ảnh hưởng đến quyết định chọn học chương trình là: Cơ hội du học, Cơ hội học tập trong môi trường ngoại ngữ, Được học với giảng viên nước ngoài và Cơ hội việc làm

Bảng 1.2 Tổng kết các nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến xu

hướng lựa chọn chuyên ngành tổ chức

nhân sự của SV Học viện Hành chính

của Nguyễn Đình Ninh (2012)

- Đặc điểm chuyên ngành lựa chọn

- Nỗ lực giao tiếp của khoa chuyên ngành

- Các cá nhân ảnh hưởng

- Tương thích với đặc điểm cá nhân

- Khả năng đáp ứng sự mong đợi Nghiên cứu các yếu tố ảnh hương đến

quyết định chọn học ngành quản trị

kinh doanh (QTKD) của SV trường đại

học Nha Trang của Đỗ Nam Khánh

(2016)

- Cơ hội nghề nghiệp

- Cơ hội học tập cao hơn

- Cá nhân ảnh hưởng

- Đặc điểm cá nhân

- Sự hữu ích của kiến thức ngành QTKD

- Công tác tư vấn tuyển sinh

- Đặc điểm của trường đại học

- Đặc điểm của ngành học

- Khả năng trúng tuyển

- Các phương tiện truyền thông Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định

chọn theo học chương trình đào tạo

theo yếu tố nước ngoài ở trường đại

học kinh tế, Đại học Huế của Phan Thị

Thanh Thủy và Nguyễn Thị Minh Hòa

(2017)

- Nhóm tham khảo

- Sự phù hợp với sở thích, năng lực cá nhân

- Danh tiếng của chương trình

Như vậy qua việc trình bày các nghiên cứu trước có thể thấy có khá nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường, tuy nhiên mỗi

Trang 19

nghiên cứu của mỗi tác giả chỉ đưa ra một số khía cạnh khác nhau về các nhân tố có thể ảnh hưởng đến quyết định chọn trường

Riêng đối với các nghiên cứu trong nước thì đa số các nghiên cứu chủ yếu thực hiện trong bối cảnh các trường đại học với hình thức tuyển sinh là thi tuyển, chưa thấy các nghiên cứu thực hiện đối với các trường cao đẳng nói chung và tại trường cao đẳng Công Nghệ Thủ Đức nói riêng, đặc biệt là trong giai đoạn từ năm 2017 đến nay khi các trường cao đẳng có sự thay đổi hoàn toàn mới về phương thức tuyển sinh không còn xét điểm tuyển sinh như thời gian trước năm 2017

Chính vì những khe hổng về hình thức tuyển sinh, về bối cảnh và thời gian nghiên cứu, tác giả lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành

kế toán của sinh viên khoa Tài chính - Kế toán Trường Cao đẳng Công Nghệ Thủ Đức” làm đề tài nghiên cứu khoa học của bản thân

Tóm tắt chương 1

Chương 1 trình bày tổng quan về các công trình nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nước đã công bố và có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến những nội dung nghiên cứu mà tác giả thực hiện Qua đó, tác giả xác định khoảng trống nghiên cứu làm cơ sở cho việc lựa chọn nội dung và mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Trang 20

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Các khái niệm

2.1.1 Ngành kế toán

Ngành đào tạo là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn của một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp, khoa học nhất định (Luật giáo dục đại học, 2012); chuyên ngành đào tạo là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn chuyên sâu của một ngành đào tạo (Khoản 4 – Điều 4 Luật giáo dục đại học, 2012)

Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh

tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động (Theo khoản 8 Điều 3 Luật kế toán, 2015) Nói chuyên sâu hơn, kế toán là ngành thực hiện quá trình thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động tài sản trong doanh nghiệp, tổ chức, từ đó cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho việc đưa ra những quyết định về kinh tế - xã hội và đánh giá hiệu quả các hoạt động trong doanh nghiệp

2.1.2 Qúa trình ra quyết định chọn ngành

Theo N Gregory Mankiw: “Quá trình ra quyết định của cá nhân được định hướng bởi sự tối đa hóa tính hữu ích trong một lượng ngân sách hạn chế” Theo Philip Kotler (2001) quá trình thông qua quyết định lựa chọn của khách hàng diễn qua 05 giai đoạn sau:

Hình 2.1 Strategic Marketing for Educational Institutions, (2nd ed.), ew Jersey,

Prentice Hall, USA : Kotler P., Fox K (2001)

Theo Philip Kotler: “Sản phẩm là tất cả những gì có thể thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn và được chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý, mua sử dụng hay tiêu dùng, đó có thể là những vật thể hữu hình, dịch vụ, người, mặt bằng, tổ chức và ý tưởng (Vật thể hữu hình và vô hình)

Nhận thức

nhu cầu

Thu thập thông tin liên quan

Đánh giá các lựa chọn

Đánh giá lựa chọn sau khi

ra quyết định Thực hiện quyết định

Trang 21

Cũng giống như quy trình quyết định mua hàng, quá trình ra quyết định chọn ngành học cũng trải qua 05 giai đoạn: Nhận thức nhu cầu, Thu thập thông tin liên quan, Đánh giá các lựa chọn, Thực hiện quyết định và Đánh giá lựa chọn sau khi ra quyết định

Nhận thức nhu cầu

Tiến trình mua khởi đầu với việc người mua nhận thức được một vấn đề hay một nhu cầu, nhu cầu này xuất phát từ những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, vì thế, trong đời sống hàng ngày, khi vấn đề này nảy sinh, người tiêu dùng tự nhận thức được nhu cầu và mong muốn thỏa mãn nhu cầu đó Khi người học bắt đầu có suy nghĩ hướng đi cho tương lai như: ngành nghề và công việc muốn theo đuổi Hướng đi của người học có thể đã hình thành ước mơ từ nhỏ, từ những năng khiếu, sở thích, tính cách, cũng có thể do tác động từ người thân, bạn bè…

Thu thập thông tin liên quan

Khi đã xác định được nhu cầu, người học sẽ thực hiện việc tìm kiếm thông tin, những nguồn thông tin mà người học có thể tiếp cận từ gia đình, thầy cô, bạn bè, người quen, các tin quảng cáo, website, các chương trình tư vấn tuyển sinh…

Các nguồn thông tin chính mà người học sẽ tìm hiểu, bao gồm 04 nhóm:

- Cá nhân: gia đình, bạn bè, người quen…

- Quảng cáo: các tin quảng cáo, trang website,.…

- Công chúng: Truyền thông đại chúng, các tổ chức đánh giá về chất lượng…

- Trải nghiệm: đã sử dụng qua, người thân đã sử dụng…

Đánh giá các lựa chọn

Thông qua việc tiếp cận các nguồn thông tin, người học sẽ hình thành niềm tin

và thái độ, những điều này sẽ tác động đến hành vi quyết định chọn ngành học của người học Niềm tin là suy nghĩ mô tả về một điều gì đó của một người, thái độ là các đánh giá yêu thích và không yêu thích, cảm giác và xu hướng hành động Do người học có những nguồn thông tin khác nhau và những suy nghĩ khác nhau dẫn đến các quyết định chọn lựa khác nhau

Thực hiện quyết định

Tại một thời điểm nào đó trong quá trình quyết định chọn lựa ngành học, người học sẽ phải dừng việc tìm kiếm lại và đánh giá thông tin liên quan đến những lựa chọn cùng loại trong tập hợp chuẩn đánh giá và đưa ra một quyết định chọn lựa Như là một

Trang 22

kết quả của giai đoạn đánh giá tương quan, người học có thể phát triển thành ý định chọn hay xu hướng chọn ngành học nào đó, ý định chọn ngành học thường dựa trên việc nắm bắt những động cơ với các thuộc tính hay đặc điểm của ngành học trong tập hợp đánh giá, quá trình này đòi hỏi một vài tiểu quá trình cá nhân, như động cơ, nhận thức, hình thành thái độ, và tích hợp

Đánh giá lựa chọn sau khi ra quyết định

Sau khi quyết định chọn ngành học, người học có thể trải nghiệm sự bất đồng từ việc nhận biết được các đặc điểm đáng lo ngại nào đó hoặc nghe được những điều tốt đẹp về các ngành học khác và sẽ nghi ngờ thông tin đã hỗ trợ cho quyết định chọn ngành của mình Hoạt động truyền thông, tiếp thị nên đem lại niềm tin và các đánh giá củng cố quyết định của người học, đồng thời giúp người học cảm nhận các điểm tốt của quyết định chọn ngành mà mình đã chọn, các phòng ban chức năng cần theo dõi mức độ hài lòng sau khi cung cấp dịch vụ

với nhau

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành

2.2.1 Đặc điểm chuyên ngành lựa chọn

Trong nghiên cứu của D.W.Chapman (1981) cho rằng các vấn đề mang tính chất đặc điểm mang tính chất đặc thù có liên quan đến quyết định chọn lựa của người học, bao gồm: chương trình có các học phần hấp dẫn, đa dạng, dễ tiếp thu, kiến thức

bổ sung nhau và phân bổ phù hợp; đội ngũ giảng viên có danh tiếng; nhiều cơ hội việc làm; tầm quan trọng của ngàng nghề, điều này có nghĩa là những ngành học của trường được hỗ trợ học các điều kiện học tập trên tốt hơn thì thí sinh có xu hướng lựa chọn nhiều hơn

Đối với trường cao đẳng Công Nghệ Thủ Đức, các chuyên ngành đào tạo khá giống nhau về chỗ học, ký túc xá, học phí…tuy nhiên cũng có các điểm khác nhau như: có chuyên ngành hầu hết giảng viên có danh tiếng, đều có kinh nghiệm làm thực

tế tại các doanh nghiệp, sự cần thiết của ngành nghề trong thị trường lao động, các học phần hấp dẫn, tiếp thu tốt, bổ sung lẫn nhau và phân bố hợp lý

Dựa trên cơ sở yếu tố đặc điểm chuyên ngành lựa chọn, tác giả đưa ra giả thuyết H1 như sau:

Trang 23

Giả thuyết H 1 : Đặc điểm chuyên ngành lựa chọn có mối quan hệ cùng chiều dương với quyết định chọn ngành kế toán của SV khoa TCKT trường cao đẳng Công Nghệ Thủ Đức

2.2.2 Nỗ lực giao tiếp của khoa chuyên ngành

Nỗ lực giao tiếp của khoa chuyên ngành liên quan đến các hoạt động tạo liên kết của khoa, nhà trường với các thí sinh, SV có nhu cầu chọn ngành, nghề, trường phù hợp Các khoa chuyên ngành phải tổ chức các buổi tư vấn hướng nghiệp nhằm giới thiệu về năng lực đào tạo, những cam kết hỗ trợ từ phía khoa, sự nhiệt tình giúp

đỡ SV Các thông tin về chuyên ngành như chương trình đào tạo, mức độ hấp dẫn của chuyên ngành, cơ hội việc làm…là những thông tin mà người học quan tâm Các khoa chuyên ngành tư vấn, cung cấp thông tin kịp thời sẽ có tác dụng định hướng ngay từ đầu cho thí sinh có nhiều nguồn lực để đưa ra quyết định Khoa TCKT tạo liên kết với thí sinh có nhu cầu chọn học thông qua nhiều kênh thông tin như: các hoạt động tư vấn tuyển sinh tại chỗ, tư vấn dưới cờ, quảng bá trên website của khoa, phương tiện truyền thông (tivi, radio…), báo, tạp chí, các tài liệu in ấn…

Nghiên cứu của D.W.Chapman (1981) đã nhấn mạnh sự ảnh hưởng của Nỗ lực giao tiếp của khoa chuyên ngành đến quyết định chọn ngành, chọn trường của SV Vì thế, chất lượng thông tin và sự sẵn sàng của thông tin trong tài liệu có sẵn như website hay các tài liệu in ấn khác sẽ là một hỗ trợ không nhỏ trong quyết định chọn chuyên ngành của SV

Dựa trên cơ sở yếu tố đặc điểm chuyên ngành lựa chọn, tác giả đưa ra giả thuyết H2 như sau:

Giả thuyết H 2 : Nỗ lực giao tiếp của khoa chuyên ngành có mối quan hệ cùng chiều dương với quyết định chọn ngành kế toán của SV khoa TCKT trường cao đẳng Công Nghệ Thủ Đức

2.2.3 Các cá nhân ảnh hưởng

Theo lý thuyết hành vi tiêu dùng các nhóm tham khảo của một người là tất cả các nhóm có tác động trực tiếp (mặt đối mặt) hoặc gián tiếp đến thái độ và hành vi của người đó Các nhóm có tác động trực tiếp gọi là các nhóm thành viên, một vài nhóm trong số này gọi là nhóm cận thiết (primary group) bao gồm những người tương tác khá liên tục và thân thiết với cá nhân, chẳng hạn như gia đình, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, con người cũng phụ thuộc vào các nhóm sơ thiết (secondary group), chẳng hạn

Trang 24

như nhóm tôn giáo, nghề nghiệp, các nhóm đoàn thể kinh doanh, thường có xu hướng tương tác trang trọng hơn và ít thường xuyên hơn Các cá nhân ảnh hưởng đề cập đến các thành viên như: cha, mẹ, anh, chị, thầy/cô, bạn bè cùng lớp, bạn bè đã học giới thiệu ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành của thí sinh

Kết quả nghiên cứu D.W.Chapman (1981) cho thấy sự mong muốn, định hướng của người thân (cha, mẹ, anh, chị) ảnh hưởng đến quyết định đăng ký chọn ngành của người học, sự định hướng của người thân trong gia đình có thể là do người thân đã có sẵn việc làm cho họ khi ra trường; hoặc kinh nghiệm đi trước về thị trường lao động khuyên nhủ người học; sự tham khảo ý kiến của bạn bè, những người đã đi làm cũng sẽ ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành, trường của SV

Dựa trên cơ sở yếu tố đặc điểm chuyên ngành lựa chọn, tác giả đưa ra giả thuyết H3 như sau:

Giả thuyết H 3 : Các cá nhân ảnh hưởng có mối quan hệ cùng chiều dương với quyết định chọn ngành kế toán của SV khoa TCKT trường cao đẳng Công Nghệ Thủ

Đức

2.2.4 Tương thích đặc điểm cá nhân

Theo lý thuyết hành vi tiêu dùng đề cập đến các đặc điểm cá nhân bao gồm tuổi tác và giai đoạn trong cuộc sống, nghề nghiệp và tình hình kinh tế, tính cách và tự nhận thức, phong cách sống và các giá trị Các đặc điểm cá nhân tác động đến quyết định của người mua hàng, sử dụng dịch vụ

Kết quả nghiên cứu của D.W.Chapman (1981) chứng minh các chuyên ngành tương thích với đặc điểm cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành của người học; trong các đặc điểm cá nhân thì yếu tố về năng lực và sở thích của bản thân người học là hai yếu tố ảnh hưởng nhiều đến quyết định chọn ngành, chọn trường của người học

Dựa trên cơ sở yếu tố đặc điểm chuyên ngành lựa chọn, tác giả đưa ra giả thuyết H4 như sau:

Giả thuyết H 4 : Tương thích đặc điểm cá nhân có mối quan hệ cùng chiều dương với quyết định chọn ngành kế toán của SV khoa TCKT trường cao đẳng Công Nghệ Thủ Đức

Trang 25

2.2.5 Khả năng đáp ứng mong đợi

Nghiên cứu của D.W.Chapman (1981) cho thấy SV đặt kỳ vọng cao về khả năng phát triển nghề nghiệp của chuyên ngành ở bậc cao hơn và cơ hội nghề nghiệp hứa hẹn thu nhập cao, có địa vị xã hội Ở đó, thị trường lao động ưa chuộng và không khó khăn để tìm kiếm công việc phù hợp Đặc điểm đặc thù ở bậc cao đằng là đào tạo theo hướng dạy nghề, thời gian đào tạo ngắn, do đó các thí sinh chọn lựa học bậc cao đẳng có kỳ vọng nhiều về cơ hội việc làm, công việc có thu nhập ổn định hơn là cơ hội học tập cao hơn sau khi tốt nghiệp

Dựa trên cơ sở yếu tố đặc điểm chuyên ngành lựa chọn, tác giả đưa ra giả thuyết H5 như sau:

Giả thuyết H 5 : Khả năng đáp ứng mong đợi có mối quan hệ cùng chiều dương với quyết định chọn ngành kế toán của SV khoa TCKT trường cao đẳng Công Nghệ Thủ Đức

Mô hình nghiên cứu đề xuất của đề tài:

Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Trang 27

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Quy trình nghiên cứu

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tổng hợp 3.2 Phương pháp nghiên cứu

Hai giai đoạn chính được tiến hành trong nghiên cứu này gồm: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Trước tiên, nghiên cứu định tính nhằm phát hiện và điều chỉnh thang đo sử dụng để đo lường các khái niệm nghiên cứu thông qua kỹ thuật phỏng vấn sâu với 02 giảng viên và 03 SV khoa TCKT Sau đó, nghiên cứu chính thức

sử dụng phương pháp định lượng được thực hiện thông qua hình thức khảo sát SV bằng cách gửi bảng câu hỏi chi tiết đã được hoàn chỉnh sau khi đã qua giai đoạn nghiên cứu định tính Mô hình lý thuyết cuối cùng sẽ được kiểm định và đưa ra kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính

Thiết lập mô hình nghiên cứu, Giả thuyết nghiên cứu, Thang đo các biến

Nghiên cứu định lượng

Kiểm định mức độ ảnh hưởng

Bàn luận nghiên cứu Xác định vấn đề nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu

Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng

Trang 28

Mục tiêu nghiên cứu định tính: đề xuất mô hình nghiên cứu, xây dựng và điều chỉnh các biến quan sát dùng đo lường các nhân tố nghiên cứu Nhóm trả lời phỏng vấn sâu bao gồm 02 giảng viên và 03 sinh viên khoa TCKT

Nghiên cứu định tính được thực hiện qua 02 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính đề xuất mô hình nghiên cứu

+ Giai đoạn 2: Nghiên cứu định tính đề hình thành bảng hỏi chính thức

Đối tượng nghiên cứu định tính: 02 giảng viên và 03 sinh viên khoa TCKT

Phương pháp sử dụng:

+ Giai đoạn 1: Từ cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu liên quan đến

đề tài Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu ban đầu gồm 05 biến độc lập là : (1) Đặc điểm chuyên ngành lựa chọn; (2) Nỗ lực giao tiếp của khoa chuyên ngành; (3) Các cá nhân ảnh hưởng; (4) Tương thích đặc điểm cá nhân; (5) Khả năng đáp ứng mong đợi

và 01 biến phụ thuộc là Quyết định chọn ngành kế toán

+ Giai đoạn 2: Tiến hành phỏng vấn sâu với các chuyên gia nhằm hình thành

bảng hỏi chính thức Đối tượng thảo luận là 02 giảng viên và 03 sinh viên khoa TCKT theo thang đo nháp đã chuẩn bị trước Mục đích của cuộc phỏng vấn sâu nhằm chỉnh sửa bảng hỏi nháp, hình thành bảng hỏi chính thức (Phụ lục 1)

Kết quả nghiên cứu định tính

Các đối tượng được mời phỏng vấn trong giai đoạn nghiên cứu định tính 02 giảng viên và 03 sinh viên khoa TCKT Kết quả phỏng vấn sâu giai đoạn 1, tác giả và các thành viên trong nhóm trả lời đã xác định mô hình nghiên cứu của đề tài gồm 05 biến độc lập: (1) Đặc điểm chuyên ngành lựa chọn; (2) Nỗ lực giao tiếp của khoa chuyên ngành; (3) Các cá nhân ảnh hưởng; (4) Tương thích đặc điểm cá nhân; (5) Khả năng đáp ứng mong đợi và 01 biến phụ thuộc là Quyết định chọn ngành kế toán

Kết quả phỏng vấn sâu giai đoạn 2 nhằm điều chỉnh thang đo nháp hình thành thang đo chính thức gồm 28 biến quan sát Trong đó: Đặc điểm chuyên ngành lựa chọn (gồm 07 biến quan sát DDCN1 -> DDCN7), Nỗ lực giao tiếp của khoa chuyên ngành (gồm 04 biến quan sát NLGT1 -> NLGT4), Các cá nhân ảnh hưởng (05 biến quan sát CNAH1 -> CNAH5), Tương thích đặc điểm cá nhân (gồm 04 biến quan sát TTDD1-> TTDD4), Khả năng đáp ứng mong đợi (gồm 04 biến quan sát KNDU1 -> KNDU4), và

01 biến phụ thuộc: Quyết định chọn ngành kế toán (gồm 04 biến quan sát QUYETDINH1 -> QUYETDINH4)

Trang 29

Phương pháp nghiên cứu định tính nhằm giải quyết mục tiêu thứ nhất của đề

tài: “Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành kế toán của SV khoa

TCKT trường cao đẳng Công Nghệ Thủ Đức

Nghiên cứu định lượng

Mục tiêu nghiên cứu định lượng: phương pháp này là kiểm định mô hình lý thuyết đã đặt ra thông qua việc lượng hóa và đo lường những thông tin thu thập bằng những con số cụ thể Phương pháp này nhằm giải quyết mục tiêu thứ hai của đề tài

“Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định chọn ngành kế toán của

SV khoa TCKT trường cao đẳng Công Nghệ Thủ Đức

Phương pháp sử dụng: phương pháp định lượng được thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát được hiệu chỉnh từ kết quả nghiên cứu định tính để tiến hành thu thập dữ liệu định lượng Thông qua bản câu hỏi khảo sát bao gồm 28 biến quan sát sử dụng thang đo Likert 05 điểm, một số câu hỏi khảo sát yếu tố định tính có liên quan đến ý thông tin chung của người trả lời bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi được thiết kế gồm hai phần:

Thủ Đức Phần trả lời về các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu liên quan đến thái độ của đáp viên Vì vậy, thang đo thích hợp trong trường hợp này là thang đo Likert Để dễ dàng và quen thuộc với các nghiên cứu tại Việt Nam, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 khoảng: từ 1 đến 5 điểm, thể hiện mức độ không đồng ý hoàn toàn hoặc đồng ý hoàn toàn

Phần 2:Những thông tin cụ thể liên quan sinh viên khoa tài chính kế toán

trường cao đẳng Công Nghệ Thủ Đức như: giới tính, khóa học,

3.3 Thiết kê thang đo

3.3.1 Thang đo nhân tố Đặc điểm chuyên ngành lựa chọn (DDCN)

Nhân tố Đặc điểm chuyên ngành lựa chọn (DDCN) được đo lường bằng 07 biến quan sát từ DDCN1 đến DDCN7

Bảng 3.1 Các biến quan sát cho nhân tố Đặc điểm chuyên ngành

Trang 30

Nguồn: Tác giả tổng hợp 3.3.2 Thang đo nhân tố Nỗ lực giao tiếp của khoa chuyên ngành (NLGT)

Nhân tố Nỗ lực giao tiếp của khoa chuyên ngành (NLGT) được đo lường bằng

04 biến quan sát từ NLGT1 đến NLGT4

Bảng 3.2 Các biến quan sát cho nhân tố Nỗ lực giao tiếp của khoa

chuyên ngành (NLGT)

Nguồn: Tác giả tổng hợp 3.3.3 Thang đo nhân tố Các cá nhân ảnh hưởng (CNAH)

Nhân tố Các cá nhân ảnh hưởng (CNAH) được đo lường bằng 05 biến quan sát

từ CNAH1 đến CNAH5

Bảng 3.3 Các biến quan sát cho nhân tố Các cá nhân ảnh hưởng (CNAH)

J Burns (2006); Nguyễn Đình Ninh (2012); Đỗ Nam Khánh (2016)

02 DDCN2 Các học phần ngành kế toán của Trường hấp

dẫn, đa dạng

03 DDCN3 Các học phần ngành kế toán của Trường có

thể tiếp thu tốt

04 DDCN4 Các học phần ngành kế toán của Trường có kiến thức bổ sung lẫn nhau

05 DDCN5 Đội ngũ giảng viên có danh tiếng

06 DDCN6 Cơ hội nghề nghiệp ngành kế toán của

Trường nhiều

07 DDCN7 Sự cần thiết của ngành kế toán trong doanh nghiệp

khảo

Ngành kế toán của Trường được giới thiệu thông qua các hoạt động tư vấn hướng nghiệp

D.W.Chapman (1981); Marvin

J Burns (2006); Nguyễn Đình Ninh (2012); Đỗ Nam Khánh (2016)

02 NLGT2 Thông tin ngành kế toán của Trường được quảng bá trên website của Trường, Khoa

Thông tin ngành kế toán của Trường được quảng bá trên các phương tiện truyền thông (Tivi, radio…)

Thông tin ngành kế toán của Trường được quảng bá trên báo, tạp chí, các tài liệu in ấn khác…

khảo

Trang 31

Nguồn: Tác giả tổng hợp 3.3.4 Thang đo nhân tố Tương thích đặc điểm cá nhân (TTDD)

Nhân tố Tương thích đặc điểm cá nhân (TTDD) được đo lường bằng 04 biến quan sát từ TTDD1 đến TTDD4

Bảng 3.4 Các biến quan sát cho nhân tố Tương thích đặc điểm cá nhân (TTDD)

Nguồn: Tác giả tổng hợp 3.3.5 Thang đo nhân tố Khả năng đáp ứng mong đợi (KNDU)

Nhân tố Khả năng đáp ứng mong đợi (KNDU) được đo lường bằng 04 biến quan sát từ KNDU1 đến KNDU4

Bảng 3.5 Các biến quan sát cho nhân tố Khả năng đáp ứng mong đợi (KNDU)

01 CNAH1 Bạn chọn ngành kế toán do người thân trong

gia đình (cha, mẹ, anh, chị) khuyên bảo D.W.Chapman

(1981); Marvin

J Burns (2006); Nguyễn Đình Ninh (2012); Đỗ Nam Khánh (2016)

02 CNAH2 Bạn chọn ngành kế toán theo ý kiến của bạn bè (cùng lớp, cùng trường)

03 CNAH3 Bạn chọn ngành kế toán theo lời khuyên của Thầy/Cô

04 CNAH4 Bạn chọn ngành kế toán do người thân, bạn

bè đang (hoặc đã) học giới thiệu

05 CNAH5 Bạn chọn ngành kế toán theo ý kiến của

02 TTDD2 Ngành kế toán phù hợp với năng lực học tập của bản thân

03 TTDD3 Ngành kế toán của trường phù hợp với điều

kiện địa phương nơi cư trú

04 TTDD4 Ngành kế toán phù hợp với khả năng tài chính của bản thân

khảo

01 KNDU1 Tốt nghiệp chuyên ngành kế toán sẽ tự tin khi đi tìm kiếm một công việc (1981); Marvin D.W.Chapman

J Burns (2006); Nguyễn Đình Ninh (2012)

02 KNDU2 Tốt nghiệp chuyên ngành kế toán có nhiều cơ hội việc làm

03 KNDU3 Tốt nghiệp chuyên ngành kế toán sẽ có nhiều nơi làm việc để lựa chọn

Trang 32

Nguồn: Tác giả tổng hợp 3.3.6 Thang đo nhân tố Quyết định chọn ngành kế toán (QUYETDINH)

Nhân tố Quyết định chọn ngành kế toán (QUYETDINH) được đo lường bằng 04 biến quan sát từ QUYETDINH1 đến QUYETDINH4

Bảng 3.6 Các biến quan sát cho nhân tố Quyết định chọn ngành kế toán

Trong đó:

+ Các biến độc lập (Xi): DDCN, NLGT, CNAH, TTDD và KNDU + Biến phụ thuộc Quyết định chọn ngành kế toán: QUYETDINH

+ βk là hệ số hồi quy riêng phần (k = 0…6)

+ ε: sai số tiêu chuẩn

3.4 Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu

04 KNDU4 Cơ hội nghề nghiệp có thu nhập ổn định sau

khi tốt nghiệp ra Trường

01 QUYETDINH1 Ngành kế toán của Trường là sự

chọn lựa đầu tiên của tôi D.W.Chapman (1981);

Marvin J Burns (2006); Nguyễn Đình Ninh (2012); Đỗ Nam Khánh (2016); Phan Thị Thanh Thủy và Nguyễn Thị Minh Hòa

(2017)

Tôi cho rằng việc lựa chọn ngành kế toán hiện tại là chính xác

03 QUYETDINH3 Tôi hài lòng với quyết định

chọn ngành kế toán

Tôi sẽ giới thiệu với bạn bè về chuyên ngành kế toán của Trường

Trang 33

3.4.1 Mẫu nghiên cứu

Năm học 2018- 2019 hiện có ba khóa cao đẳng đang theo học là khóa 2016 (220 sinh viên), khóa 2017 (230 sinh viên), khóa 2018 (260 sinh viên) và hai khóa trung cấp là khóa 2017 (20 sinh viên) và khóa 2018 (22 sinh viên) Theo Gorsuch (1983) phân tích nhân tố cần có mẫu ít nhất 50 quan sát; Hachter (1994) cho rằng kích

cỡ mẫu bằng ít nhất 5 lần biến quan sát Những quy tắc kinh nghiệm khác trong xác định cỡ mẫu cho phân tích nhân tố EFA thông thường thì số quan sát (kích thước mẫu)

ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005) Bảng câu hỏi nghiên cứu này bao gồm 28 biến quan sát

Do đó cỡ mẫu khảo sát phù hợp nằm trong khoảng 115 – 140 Với ngân sách thời gian cho phép, nghiên cứu này thực hiện khảo sát 190 bảng khảo sát

3.4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

Đối tượng khảo sát: Từ ngày 01/01/2017 Bộ LĐTBXH chính thức quản lý nhà

nước về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (trừ các trường sư phạm, ngành đào tạo giáo viên) và bắt đầu năm học 2017 – 2018 khoa TCKT – Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức thực hiện phương thức tuyển sinh vào trung cấp, cao đẳng cũng có sự thay đổi: thí sinh tốt nghiệp trung học phổ thông thì được tuyển sinh vào các trường cao đẳng và tốt nghiệp trung học cơ sở được tuyển sinh vào trung cấp Do đó, tác giả tập trung khảo sát khóa 2017 và 2018 Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp phi xác suất, phương pháp chọn mẫu thuận tiện có thể chấp nhận được nhằm tiết kiệm thời gian thực hiện

Hình thức thu thập dữ liệu: Tác giả căn cứ vào các lớp học phần khóa 2017 và

2018 được tổ chức đào tạo trong học kỳ 1 năm học 2018 – 2019 để tiến hành thực hiện khảo sát Tác giả sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp thông qua phiếu khảo sát thiết kế sẵn, cách này được cho là mang lại kết quả rõ ràng

và độ chính xác, độ tin cậy cao nhất của câu trả lời Tác giả gửi 190 bảng câu hỏi khảo sát đến sinh viên khóa 2017 và 2018 Tác giả thu về 185 bảng, sau khi loại bỏ 09 bảng câu hỏi khảo sát các đối tượng không hợp lệ, có 176 bảng được tiến hành nhập liệu Sau khi tiến hành làm sạch dữ liệu, bộ dữ liệu sơ cấp còn lại với 176 bảng được chọn

để tiến hành phân tích

3.5 Phương pháp xử lý dữ liệu

Trang 34

Bảng câu hỏi sau khi thu thập sẽ được xem xét để loại bỏ bớt những bảng không đạt yêu cầu Sau đó, các biến quan sát sẽ được mã hóa, nhập liệu và làm sạch trước khi tiến hành thống kê, phân tích theo các phép thống kê sau:

+ Sử dụng thống kê mô tả các yếu tố và tỷ lệ phần trăm của thông tin mẫu + Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’ alpha và loại bỏ các biến số có hệ số tương quan biến tổng < 0,3 (Nunnally & Bernstein 1994); thang đo sẽ được chấp nhận khi Cronbach’ alpha ≥ 0,6

+ Kiểm định sự hội tụ của thang đo và rút gọn biến bằng phân tích nhân tố khám phá EFA: loại bỏ các biến có thông số (< 0,5) bằng cách kiểm tra các hệ số tại nhân tố (factor loading) và phương sai trích (TVE)

+ Kiểm định điều kiện cần và đủ để phân tích nhân tố khám phá EFA: Kiểm định sự tương quan giữa các biến đo lường bằng kiểm định Barlett với mức ý nghĩa 5% (Hair & ctg 2008; Nguyễn Đình Thọ 2011) và kiểm định KMO với hệ số 0,5<KMO<1 để kiểm định độ chặt chẽ của tương quan ( Kaiser 1958; Nguyễn Đình Thọ 2011)

+ Tiêu chí chọn số lượng nhân tố : Dựa vào chỉ số Initial Eigenvalues >1 và mô hình lý thuyết có sẵn (Nguyễn Đình Thọ 2011)

+ Phân tích hồi qui tuyến tính bội về mức độ phù hợp của mô hình Quyết định chọn ngành kế toán

Tóm tắt chương 3

Chương 3 thiết kế nghiên cứu đã trình bày cụ thể với phương pháp nghiên cứu, chọn mẫu, lấy mẫu, xử lý dữ liệu và quy trình thực hiện nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu thông qua hai giai đoạn chính: nghiên cứu sơ bộ nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến Quyết định chọn ngành kế toán, điều chỉnh và xây dựng các thang đo lường cho từng khái niệm để phục vụ cho việc nghiên cứu chính thức Chương 4 tiếp theo sẽ trình bày kết quả nghiên cứu phân tích từ các thông tin thống kê của các số liệu thu được

Trang 35

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Mục đích của chương 4 là trình bày kết quả có được từ các bước phân tích dữ liệu, chương 4 gồm các phần chính là: kết quả thống kê mô tả, kết quả kiểm định thang

đo Cronbach’s alpha, kết quả phân tích nhân tố EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính bội và kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội

4.1 Giới thiệu về khoa TCKT và tình hình tuyển sinh

Từ ngày 01/01/2017 Bộ LĐTBXH chính thức quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (trừ các trường sư phạm, ngành đào tạo giáo viên), điều này sẽ gây cho các trường cao đẳng, trung cấp nhiều khó khăn vì khi chuyển về Bộ LĐTBXH, hệ thống trường cao đẳng, trung cấp không còn xuất hiện trong danh sách nguyện vọng trên hồ sơ của thí sinh do không còn chung hệ thống xét tuyển với Bộ GD&ĐT, điều này sẽ gây cho việc tuyển sinh gặp nhiều khó khăn, song song đó, việc thay đổi cũng tạo hướng mở cho các thí sinh được trúng tuyển vào cao đẳng, trung cấp Năm 2017 đến nay khoa TCKT – Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức thực hiện phương thức tuyển sinh vào trung cấp, cao đẳng cũng có sự thay đổi: thí sinh tốt nghiệp trung học phổ thông thì được tuyển sinh vào các trường cao đẳng và tốt nghiệp trung học cơ sở được tuyển sinh vào trung cấp

Khoa tài chính - Kế toán (TCKT) thành lập từ năm 2008, đến nay khoa đã thực hiện tuyển sinh được 11 khóa đào tạo bậc cao đẳng các ngành kế toán, kế toán doanh nghiệp và 01 khóa tài chính ngân hàng Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, khoa TCKT đã không ngừng phấn đấu trong đào tạo; gắn kết doanh nghiệp và cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp Chương trình đào tạo ngành kế toán nhằm mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao thuộc lĩnh vực kế toán, tài chính ngân hàng cho TPHCM và cả nước, có đủ kiến thức, kỹ năng, đáp ứng phù hợp với các vị trí: kế toán viên, kế toán tổng hợp, kế toán trưởng, giao dịch viên, cán bộ tín dụng tại các ngân hàng thương mại các tổ chức tài chính, đơn vị hành chính sự nghiệp… Với đội ngũ giảng viên đạt chuẩn, có năng lực chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm thực tiễn, say mê công tác nghiên cứu và giảng dạy, liên tục trong nhiều năm qua, giảng viên của khoa đều đạt thành tích cao tại hội thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố và quốc gia Cùng với trang thiết bị đáp ứng đủ điều kiện giảng dạy và học tập với các phòng học lý thuyết khang trang, hiện đại, bên cạnh đó, sinh viên khoa TCKT còn có các giờ thực hành thú vị tại các phòng mô phỏng hiện đại, mô phỏng theo mô hình

Trang 36

hoạt động thực tế tại doanh nghiệp Tại đây, sinh viên được thực hành trên chứng từ thật của một số doanh nghiệp được khoa xin phép sử dụng đưa vào giảng dạy Đối với ngành tài chính ngân hàng: sinh viên được thực tập các công việc thực tế tại các ngân hàng đã tham gia ký kết với nhà trường Với phương thức tuyển sinh có thay đổi từ hai năm trở lại đây gây cũng nhiều khó khăn và thử thách cho các trường cao đẳng nói chung và trường cao đẳng Công Nghệ Thủ Đức nói riêng, tuy nhiên tỷ lệ sinh viên chọn học ngành kế toán không chênh lệch đáng kể: Số lượng sinh viên đăng ký học ngành kế toán 3 năm trở lại đây theo thống kê như sau: năm 2016: 261SV, năm 2017:235 SV, năm 2018: 270 SV

4.2 Kết quả thống kê mô tả

4.2.1 Thống kê theo giới tính của đối tượng được khảo sát

Về giới tính của mẫu điều tra hợp lệ, tỷ lệ nam và nữ khá chênh lệch nhau, trong đó nữ giới là 163/176 người chiếm tỷ lệ 92,6% và nam giới là 13/176 người chiếm tỷ lệ 7,4% trong tổng số mẫu khảo sát, kết quả này khá phù hợp với tình hình thực tế là đa số sinh viên chọn học chuyên ngành kế toán là nữ giới

Bảng 4.1 Thống kê đối tượng khảo sát theo giới tính

GIOITINH

Giới tính

Bảng 4.2 Thống kê khóa học của đối tượng khảo sát

Trang 37

TC khóa 2018 11 6,3 6,3 100,0

Nguồn: Kết quả truy xuất từ phần mềm SPSS 4.3 Kết quả hồi quy tuyến tính

4.3.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha

Hệ số Cronbach’s alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau Nếu các biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlaion) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại Tiêu chuẩn để chọn thang đo là khi giá trị Cronbach’s alpha ≥ 0,6 Sau đó, toàn bộ các biến quan sát được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA) để khám phá cấu trúc thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến Quyết định chọn ngành kế toán (QUYETDINH)

Kết quả phân tích Cronbach’s alpha được thể hiện với kết quả sau:

(1) Thang đo nhân tố Đặc điểm chuyên ngành lựa chọn (DDCN)

Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Đặc điểm chuyên ngành lựa chọn (DDCN) là 0,919 đạt yêu cầu (> 0,6) Đồng thời, các hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) của nhân tố Đặc điểm chuyên ngành lựa chọn (DDCN) đều đạt tiêu chuẩn (> 0,3)

Bảng 4.3 Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và hệ số tương quan biến tổng của thang

đo nhân tố Đặc điểm chuyên ngành lựa chọn (DDCN)

Cronbach's

Alpha

Số biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang

đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến này

Nguồn: Kết quả truy xuất từ phần mềm SPSS

Bảng 4.3 cho thấy nếu loại biến DDCN6 thì hệ số Cronbach's Alpha sẽ tăng từ 0,919  0,928, tuy nhiên biến DDCN6 “Cơ hội nghề nghiệp ngành kế toán của

Trang 38

Trường nhiều”, theo kết quả thảo luận nhóm thì đây là một nội dung được nhiều sinh viên quan tâm khi học tập tại môi trường cao đẳng, thời gian đào tạo ngắn và tìm được công việc thích hợp Thêm vào đó mức Cronbach's Alpha khi loại biến tăng không đáng kể (0,928 - 0,919 = 0,009), vì vậy tác giả quyết định giữ lại biến DDCN6 Do vậy, tất cả 07 biến quan sát đo lường của thang đo này được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA (bảng 4.3)

(2) Thang đo nhân tố Nỗ lực giao tiếp của khoa chuyên ngành (NLGT)

Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Nỗ lực giao tiếp của khoa chuyên ngành (NLGT) là 0,934 đạt yêu cầu (> 0,6) Đồng thời, các hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) của nhân tố Nỗ lực giao tiếp của khoa

chuyên ngành (NLGT) đều đạt tiêu chuẩn (> 0,3)

Bảng 4.4 Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và hệ số tương quan biến tổng của thang

đo nhân tố Nỗ lực giao tiếp của khoa chuyên ngành (NLGT)

Cronbach's

Alpha

Số biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang

đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến này

Nguồn: Kết quả truy xuất từ phần mềm SPSS

Bảng 4.4 cho thấy nếu loại biến NLGT3 thì hệ số Cronbach's Alpha sẽ tăng từ 0,934  0,939, tuy nhiên biến NLGT3 “Thông tin ngành kế toán của Trường được

quảng bá trên các phương tiện truyền thông (Tivi, radio…)” theo thảo luận nhóm thì là đây là một yếu tố được nhiều sinh viên quan tâm và mức tăng Cronbach's Alpha cũng không đáng kể (0,939 - 0,934 = 0,005), vì vậy tác giả quyết định giữ lại biến NLGT3

Do vậy, cả 04 biến quan sát đo lường của thang đo này được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA (bảng 4.4)

(3) Thang đo nhân tố Các cá nhân ảnh hưởng (CNAH)

Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Các cá nhân ảnh hưởng (CNAH) là 0,924 đạt yêu cầu (> 0,6) Đồng thời, các hệ số tương quan biến tổng

Trang 39

(Corrected Item-Total Correlation) của nhân tố Các cá nhân ảnh hưởng (CNAH) đều đạt tiêu chuẩn (> 0,3) Do vậy, cả 05 biến quan sát đo lường của thang đo này được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA (bảng 4.5)

Bảng 4.5 Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và hệ số tương quan biến tổng của thang

đo nhân tố Các cá nhân ảnh hưởng (CNAH)

Cronbach's

Alpha

Số biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang

đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến này

Nguồn: Kết quả truy xuất từ phần mềm SPSS

(4) Thang đo nhân tố Tương thích đặc điểm cá nhân (TTDD)

Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Tương thích đặc điểm cá nhân (TTDD) là 0,913 đạt yêu cầu (> 0,6) Đồng thời, các hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) của nhân tố Tương thích đặc điểm cá nhân (TTDD) đều đạt tiêu chuẩn (> 0,3) Do vậy, cả 04 biến quan sát đo lường của thang đo này được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA (bảng 4.6)

Bảng 4.6 Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và hệ số tương quan biến tổng của thang

đo nhân tố Tương thích đặc điểm cá nhân (TTDD)

Cronbach's

Alpha

Số biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang

đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến này

Trang 40

(5) Thang đo nhân tố Khả năng đáp ứng mong đợi (KNDU)

Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Khả năng đáp ứng mong đợi (KNDU) là 0,901 đạt yêu cầu (> 0,6) Đồng thời, các hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) của nhân tố Khả năng đáp ứng mong đợi (KNDU) đều đạt tiêu chuẩn (> 0,3)

Bảng 4.7 Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và hệ số tương quan biến tổng của thang

đo nhân tố Khả năng đáp ứng mong đợi (KNDU)

Cronbach's

Alpha

Số biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang

đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến này

Nguồn: Kết quả truy xuất từ phần mềm SPSS

Bảng 4.7 cho thấy nếu loại biến KNDU3 thì hệ số Cronbach's Alpha sẽ tăng từ 0,901  0,918, tuy nhiên biến KNDU3 “Tốt nghiệp chuyên ngành kế toán sẽ có nhiều

nơi làm việc để lựa chọn” theo kết quả thảo luận nhóm thì đây là một nội dung được nhiều sinh viên quan tâm khi học tập tại môi trường cao đẳng, thời gian đào tạo ngắn

và có nhiều cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp, thêm vào đó mức Cronbach's Alpha khi loại biến KNDU3 tăng không đáng kể (0,918 - 0,901 = 0,007), vì vậy tác giả quyết định giữ lại biến KNDU3 Do vậy, tất cả 04 biến quan sát đo lường của thang đo này được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA (bảng 4.7)

(6) Thang đo nhân tố Quyết định chọn ngành kế toán (QUYETDINH)

Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố Quyết định chọn ngành kế toán (QUYETDINH) là 0,835 đạt yêu cầu (> 0,6) Đồng thời, các hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) của nhân tố Quyết định chọn ngành kế toán (QUYETDINH) đều đạt tiêu chuẩn (> 0,3) Do vậy, cả 04 biến quan sát đo lường của thang đo này được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA (bảng 4.8)

Ngày đăng: 09/10/2023, 09:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w