1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo Trình Gầm Ô Tô 1 - Trường Cao Đẳng Công Nghệ Tp. Hcm.doc

90 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Gầm Ô Tô 1
Tác giả Võ Xuân Phúc
Trường học Trường Cao đẳng Công Nghệ TP HCM
Chuyên ngành Cơ điện ô tô
Thể loại Giáo trình
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp HCM
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 9,31 MB

Cấu trúc

  • BÀI 1: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA BỘ LY HỢP (3)
    • 1. BẢO DƯỠNG CƠ CẤU DẪN ĐỘNG LY HỢP (3)
    • 2. Sửa chữa cơ cấu dẫn động ly hợp (4)
      • 2.1. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của bộ ly hợp (4)
      • 2.2. Sửa chữa cơ cấu dẫn động ly hợp (6)
    • 3. Sửa chữa ly hợp (9)
      • 3.1 Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng (9)
      • 3.2 Sửa chữa ly hợp (9)
    • B. Phần thực hành (11)
  • BÀI 2: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỘP SỐ CƠ KHÍ (12)
    • 1. BẢO DƯỠNG HỘP SỐ CƠ KHÍ (12)
    • 2. Sửa chữa hộp số cơ khí ngang (13)
      • 2.1. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của hộp số (13)
      • 2.2. Sửa chữa hộp số ngang (15)
    • 3. Sửa chữa hộp số cơ khí dọc (25)
      • 3.1. Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng (25)
      • 3.2 Sửa chữa hộp số cơ khí dọc (26)

Nội dung

Quy trình lắp: Ngược lại quy trình tháo- Kiểm tra, sửa chữa hệ thống ly hợp điều khiển bằng cơ khí: Thông thường hệ thống lyhợp điều khiển bằng cơ khí thường có những hư hỏng sauBước 1:

BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA BỘ LY HỢP

BẢO DƯỠNG CƠ CẤU DẪN ĐỘNG LY HỢP

Bước 1: Chuẩn bị và An toàn Đảm bảo rằng phương tiện đã được tắt máy và thả tay phanh. Đảm bảo rằng bề mặt làm việc sạch sẽ và thoáng đãng. Đeo đồ bảo hộ như găng tay, kính bảo hộ để đảm bảo an toàn.

Bước 2: Đánh giá Tình trạng

Kiểm tra sự hoạt động của ly hợp bằng cách thử nghiệm qua các bước đi và chuyển số. Đánh giá các dấu hiệu của sự hỏng hóc như tiếng ồn, rung động không bình thường.

Bước 3: Kiểm tra Mức dầu ly hợp

Tìm vị trí nắp bình chứa dầu ly hợp (nếu có).

Mở nắp và kiểm tra mức dầu, thêm dầu mới nếu cần.

Bước 4: Kiểm tra Dây đồng hồ ly hợp

Kiểm tra độ dãn của dây đồng hồ ly hợp (nếu có).

Thay thế dây đồng hồ nếu cần.

Bước 5: Kiểm tra Lực bám côn

Kiểm tra lực bám của côn bằng cách kiểm tra bằng cách thử nghiệm đi bằng số nhả ga nhẹ.

Nếu lực bám không đủ, điều chỉnh hoặc thay thế bộ côn.

Bước 6: Kiểm tra Hệ thống thủy lực (nếu có)

Kiểm tra mức dầu thủy lực (nếu có) và thêm dầu nếu cần.

Kiểm tra các bộ phận thủy lực liên quan đến hoạt động của ly hợp.

Bước 7: Kiểm tra Kết cấu vật lý và Kết nối

Kiểm tra các kết nối vật lý của cơ cấu dẫn động ly hợp để đảm bảo chúng không bị lỏng lẻo hoặc hỏng hóc.

Thay thế bất kỳ phần hỏng hóc hoặc bị mòn nếu cần.

Bước 8: Kiểm tra Hệ thống điện (nếu có)

Kiểm tra các bộ phận điện như cảm biến, dây cáp kết nối. Đảm bảo rằng hệ thống điện liên quan đến ly hợp hoạt động bình thường.

Bước 9: Làm sạch và Bảo trì tổng thể

Lau chùi bề mặt ly hợp và các bộ phận liên quan.

Bôi trơn các điểm tiếp xúc và bộ phận chuyển động cần thiết.

Bước 10: Thử nghiệm và Đánh giá

Thử nghiệm lại hệ thống ly hợp sau khi đã hoàn thành bảo dưỡng. Đánh giá lại hiệu suất và sự hoạt động của cơ cấu dẫn động ly hợp.

Sửa chữa cơ cấu dẫn động ly hợp

2.1 Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của bộ ly hợp

Bảng 2.1: Các dạng hư hỏng thường gặp của bộ ly hợp Hiện tượng Nguyên nhân Biện pháp sửa chữa

1 Bị trượt trong lúc nối khớp ly hợp. Điều chỉnh sai chiều dài cây đẩy gắp vòng bi buýt tê.

Lò xo mâm ép bị gãy. Đĩa ly hợp bị mòn ma sát.

Ba cần bẩy bị cong. Đĩa ly hợp bị dính dầu mỡ.

Tán bố lại, thay đĩa mới.

Chữa lại, không được kẹt.

Rửa sạch hay thay mới.

2 Bị rung, không êm khi nối khớp ly hợp

Mặt bố đĩa ly hợp bị dính dầu mỡ hoặc long đinh tán.

Chiều cao 3 cần bẩy không thống nhất. Đĩa ly hợp bị kẹt trên trục sơ cấp hộp số.

Mặt bố đĩa ly hợp, các lò xo mâm ép bị vỡ.

Thay mới đĩa ly hợp.

Thay mới các chi tiết hỏng.

3 Ly hợp không cắt hoàn toàn được.

Khoảng hành trình tự do của bàn đạp ly hợp không đúng. Đĩa ly hợp hoặc mâm ép bị cong, vênh.

Các mặt bố ma sát ly hợp bị long đinh tán.

Chiều cao 3 cần bẩy không thống nhất.

Moayơ ly hợp kẹt trên trục sơ cấp hộp số.

Thay mới các chi tiết hỏng.

4 Bộ ly hợp bị khua ở vị trí nối khớp.

Moayơ then hoa quá mòn lỏng trên trục sơ cấp hộp số.

Các lò xo giảm dao động xoắn của đĩa ly hợp bị yếu hoặc gãy. Động cơ và hộp số không ngay tâm.

Thay chi tiết mới đã mòn khuyết.

Thay mới đĩa ly hợp. Định tâm và chỉnh lại.

Vòng bi buýt tê bị mòn, hỏng,

5 Bộ ly hợp bị khua ở vị trí cắt khớp. thiếu dầu bôi trơn.

Cần bẩy bị chỉnh sai Vòng bi gối đầu trục sơ cấp trong tâm bánh đà bị mòn hỏng hoặc khô dầu bôi trơn.

Tổ chức bôi trơn hoặc thay mới.

Bôi trơn hoặc thay mới.

6 Chấn rung bàn đạp ly hợp. Động cơ hộp số không thẳng hàng.

Mâm ép bị vênh, nứt.

Vỏ bộ ly hợp bị lệch tâm với bánh đà.

Catte bộ ly hợp bị lệch.

Bánh đà không được ráp đúng chốt định vị.

Chỉnh lại, hoặc thay mới.

7 Đĩa ly hợp chóng mòn.

Hành trình tự do của bàn đạp ly hợp không đúng.

Ba cần bẩy bị cong, kẹt.

Mâm ép hoặc đĩa ly hợp bị vênh.

Sử dụng liên tục bộ ly hợp.

Người điều khiển xe ấn mãi lên bàn đạp ly hợp.

Chỉnh lại, hoặc thay mới.

Thay mới bộ phận hỏng.

Hạn chế việc sử dụng.

Không gác chân lên bàn đạp ly hợp khi ôtô chạy.

8 Bàn đạp ly hợp nặng.

Bàn đạp bị cong hoặc kẹt.

Các cần đẩy cơ khí không ngay nhau.

9 Ly hợp bị rơ. Đĩa ma sát bị cong.

Do dầu mỡ dính vào đĩa ma sát.

Các răng then hoa trên trục vào hộp số bị sét hoặc bị hư.

Tổ chức bôi trơn, thay mới.

10 Tiếng kêu không bình thường.

Các bộ phận ly hợp bị mòn, có độ rơ.

Các bộ phận không được bôi trơn.

Vòng bi bạc đạn chà bị hỏng hoặc khô mỡ.

Bạc đạn dẫn hướng trên trục khuỷu bị mòn.

Các lò xo trên đĩa ép bị yếu hoặc hư hỏng.

Tổ chức bôi trơn, thay mới.

Thay mới đĩa ly hợp

2.2 Sửa chữa cơ cấu dẫn động ly hợp

Bước 1: Chèn các khối chặn vào dưới các bánh xe Kéo hết phanh tay.

Bước 2: Đạp ly hợp và khởi động động cơ.

Bước 3: Thả bàn đạp ly hợp khi cần gạt số ở vị trí trung gian.

Bước 4: Chuyển cần số chậm và thật nhẹ nhàng đến vị trí lùi mà không đạp lên ly hợp và đợi đến lúc phát ra tiếng va bánh răng.

Bước 5: Khi có tiếng va bánh răng thì đạp ly hợp chầm chậm Nếu tiếng va không còn khi đạp thêm ly hợp và chuyển số êm thì không có trục trặc về cắt ly hợp

- Sự trượt ly hợp: Khi bị trượt thường tốc độ xe không tăng cùng với tốc độ dộng cơ khi tăng đột ngột, giảm công suất khi có mùi cháy khét từ ly hợp.

Bước 1: Chèn các khối chặn vào dưới các bánh xe Kéo hết phanh tay.

Bước 2: Đạp ly hợp và khởi động động cơ.

Bước 3: Cần số ở vị trí cao nhất Tăng đều tốc độ động cơ và thả chậm ly hợp.

Bước 4: Nếu máy bị chết thì ly hợp không trượt.

- Ly hợp rung Bước 1: Tháo khối chặn dưới các bánh xe và chuyển cần gạt số tới số thấp.

Bước 2: Ăn khớp ly hợp và cho xe khởi hành chậm Nếu chuyển động mà không bị rung động, thì không có trục trặc khi ăn khớp.

- Ly hợp có tiếng kêu không bình thường Bước 1: Chèn các khối chặn vào dưới các bánh xe Đạp ly hợp và khởi động động cơ.

Bước 2: Thả bàn đạp ly hợp trong khi để cần số ở vị trí trung gian.

Bước 3: Đạp và nhả nhiều lần để xác định tiếng kêu không bình thường.

- Kiểm tra rò rỉ Bước 1: Kiểm tra mức dầu, rò rỉ dầu của ly hợp

Hình 2.15: Kiểm tra sự rò rỉ

Bước 2: Kiểm tra rằng mức dầu trong bình chứa của xylanh chính nằm giữa vạch MAX và MIN.

Bước 3: Kiểm tra từng chi tiết của ly hợp xem có rò rỉ dầu không - Kiểm tra rằng không có những vấn đề sau khi đạp bàn đạp ly hợp:

• Tiếng kêu không bình thường

Hình 2.16: Kiểm tra bàn đạp

- Kiểm tra độ bao bàn đạp + Hãy dùng thước để kiểm tra xem độ cao bàn đạp có nằm trong tiêu chuẩn hay không.

Nếu nó nằm ngoài tiêu chuẩn, hãy điều chỉnh độ cao bàn đạp.

- Hành trình tự do bàn đạp + Hãy nhấn bàn đạp bằng ngón tay và đo hành trình tự do của bàn đạp bằng thước Kiểm tra xem hành trình tự do có nằm trong tiêu chuẩn hay không Nếu ngoài tiêu chuẩn, hãy điều chỉnh hành trình tự đo.

- Hiệu chỉnh ly hợp Bước 1: Kiểm tra chiều cao bàn đạp:

Bước 1: Chiều cao kể từ sàn: (192.8 - 202.8) mm.

Bước 1: Chiều cao kể tấm asphalt: (186.8- 196.8) mm.

- Nếu cần kiểm tra lại chiều cao bàn đạp:

+ Nới lỏng ốc hãm và vặn bu lông cho đến chiều cao đúng qui định.

- Kiểm tra hành trình tự do bàn đạp, thanh đẩy:

Bước 1: Đạp bàn đạp ly hợp xuống cho đến khi cảm thấy có lực cản.

Bước 2: Hành trình tự do của bàn đạp: 5.0- 15.0 mm.

Bước 3: Đạp nhẹ bàn đạp cho đến khi lực cản bắt dầu tăng lên một chút.

Bước 4: Hành trình tự do thanh đẩy ở đầu bàn đạp 1.0- 5.0 mm.

- Chỉnh hành trình tự do bàn đạp và thanh đẩy

Bước 1: Nới lỏng ốc hãm và vặn thanh đẩy cho đến khi hành trình tự do của bàn đạp và hành trình tự do của thanh đẩy như qui định.

Bước 2: Vặn chặt ốc hãm, kiểm tra lại chiều cao của bàn đạp.

Hình 2.17: Kiểm tra hành trình tự do

Hình 2.18: Kiểm tra hành trình tự do bàn đạp ly hợp

Sửa chữa ly hợp

3.1 Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng

Hiện tượng Nguyên nhân Biện pháp sửa chữa

1 Bị trượt trong lúc nối khớp ly hợp

– Điều chỉnh sai hành trình tự do bàn đạp ly hợp

– Đĩa ly hợp bị mòn mặt ma sát

– Đĩa ly hợp bị dính dầu mỡ

– Lò xo mâm ép bị gãy

– Ba cần đẩy bị cong

– Chỉnh sai ba cần đẩy

→ Tán bố lại hoặc thay đĩa mới

→ Rửa sạch hoặc thay mới

→ Làm thẳng lại hoặc thay mới

2 Bị rung, không êm khi đóng ly hợp

– Điều chỉnh sai hành trình tự do bàn đạp ly hợp

– Đĩa ly hợp bị mòn mặt ma sát

– Đĩa ly hợp bị dính dầu mỡ

– Lò xo mâm ép bị gãy

– Ba cần đẩy bị cong

– Chỉnh sai ba cần đẩy

→ Tán bố lại hoặc thay đĩa mới

→ Rửa sạch hoặc thay mới

→ Làm thẳng lại hoặc thay mới

3 Ly hợp không cắt hoàn toàn được

– Điều chỉnh sai hành trình tự do bàn đạp ly hợp

– Đĩa ly hợp bị mòn mặt ma sát

– Đĩa ly hợp bị dính dầu mỡ

– Lò xo mâm ép bị gãy

– Ba cần đẩy bị cong

– Chỉnh sai ba cần đẩy

→ Thay mới các chi tiết hỏng

→ Tán đinh lại hoặc thay mới đĩa ly hợp

Bước 1: Kéo hết phanh tay và chèn bánh xe.

Bước 2: Khởi động động cơ và cho chạy không tải

Bước 3: Không đạp bàn đạp ly hợp, từ từ chuyển cần số đến vị trí số lùi cho đến khi các bánh răng ăn khớp với nhau.

Bước 4: Từ từ đạp bàn đạp ly hợp và đo khoảng cách từ điểm bánh răng hết kêu (điểm cắt ly hợp) đến vị trí cuối cùng của bàn đạp.

Bước 5: Khoảng cách tiêu chuẩn: 25mm hoặc hơn (từ vị trí cuối cùng bàn đạp đến điểm cắt).

Bước 6: Nếu khoảng cách không như tiêu chuẩn thì:

Bước 7: Kiểm tra chiều cao bàn đạp.

Hình 2.19: Kiểm tra điểm cắt ly hợp

- Qui trình tháo, lắp, kiểm tra bộ ly hơp Bước 1: Thực hiện tháo bộ ly hợp từ trên xe Bước 2: Tháo bộ ly hợp từ trên xe cầu trước chủ động.

Bước 3: Tháo bộ ly hợp từ trên xe sau trước chủ động.

Bước 4: Tháo rời các chi tiết chính của bộ ly hợp

Hình 2.20: Các chi tiết chính của bộ ly hợp

Quy trình lắp: Ngược lại quy trình tháo - Kiểm tra, sửa chữa hệ thống ly hợp điều khiển bằng cơ khí: Thông thường hệ thống ly hợp điều khiển bằng cơ khí thường có những hư hỏng sau

Bước 1: Kiểm tra các khớp nối giữa các đầu trục xem có bị lỏng hay bị mòn quá gió hạn không, nếu lỏng thì điều chỉnh lại còn không thì thay mới.

Bước 2: Các ren trên dầu các cần đẩy, đòn nối có bị sờn ren hay cháy ren không, nếu có thì tiện ren mới hoặc thay mới.

Bước 3: Các điểm tựa của cơ cấu đổi chiều có bị mòn lỏng hay không, các ống lót bị mòn, xiết ốc điều chỉnh lại hoặc thay mới.

- Xả gió ly hợp: Không khí bị lẫn trong dầu thủy lực phải được tách ra Việc tách khí được thực hiện sau mỗi khi tháo rời một số bộ phận hoặc đường ống của hệ thống thủy lực hoặc khi mức dung dịch giảm quá thấp, vì khi mức dung dịch giảm thấp không khí có thể đi vào xylanh chính của ly hợp Công việc được tiến hành như sau:

Bước 1: Lau chùi tất cả bụi bám quanh bình chứa.

Bước 2: Tháo nắp và tấm màn dưới bình chứa.

Bước 3: Châm dung dịch mới vào bình chứa cho đến dấu FULL (dầu DOT3).

Bước 4: Nối một ống cao su với vít xả trên xylanh làm việc.

Bước 5: Đầu còn lại của ống nối với một bình chứa sẵn một dung dịch.

Bước 6: Nhịp pedal một vài lần, rồi đặt một lực nhẹ vào pedal ly hợp.

Bước 7: Nới lỏng vít xả cho đến khi có dung dịch từ xylanh chảy vào bình chứa (thấy bong bóng khí nổi lên).

Bước 8: Tiếp tục nhấn pedal ly hợp khi pedal hạ thấp nhất thì đóng vít xả.

Bước 9: Lập lại trình tự trên cho đến khi không thấy bong bóng khí xuất hiện trong dung dịch.

Bước 10: Đóng và xiết chặt vít xả.

Bước 11: Nạp đầy dung dịch vào bình chứa lắp màng và lắp bình chứa.

Phần thực hành

- Kiểm tra hành trình tự do bàn đạp ly hợp - Kiểm tra các chi tiết trong bộ ly hợp

CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 1 Câu 1 Trình bày công dụng phân loại, yêu cầu của bộ ly hợp trên xe ô tô?

Câu 2 Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ ly hợp trên xe ô tô?

Câu 3 Nêu hiện tượng nguyên nhân hư hỏng của bộ ly hợp trên xe ô tô?

Câu 4 Trình bày các phương pháp kiểm tra bảo dưỡng bộ ly hợp trên xe ô tô?

SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỘP SỐ CƠ KHÍ

BẢO DƯỠNG HỘP SỐ CƠ KHÍ

Bước 1: Chuẩn bị và an toàn:

 Đảm bảo rằng xe đã được đỗ ở một nơi an toàn và không còn nhiệt độ cao.

 Đảm bảo rằng bạn đã đeo bảo hộ cá nhân như kính bảo hộ và găng tay.

Bước 2: Kiểm tra hộp số:

 Kiểm tra mức dầu hộp số Nếu cần, thêm dầu mới theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

 Kiểm tra các dấu hiệu của sự hỏng hóc như tiếng kêu lạ, khói, hoặc mùi khét.

Bước 3: Thay dầu hộp số:

 Nếu cần, thay dầu hộp số theo lịch trình bảo dưỡng hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

 Lựa chọn dầu hộp số phù hợp với loại hộp số và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

 Kiểm tra sự linh hoạt và tình trạng của dây ly hợp.

 Điều chỉnh lệch cắp ly hợp nếu cần.

Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh dây đai đồng hồ đo tốc độ (nếu cần):

 Kiểm tra tình trạng dây đai và điều chỉnh độ căng nếu cần.

Bước 6: Kiểm tra và bôi trơn các bộ phận:

 Kiểm tra và bôi trơn các bộ phận quan trọng như bạc đạn, trục, và cơ cấu khớp nối.

Bước 7: Kiểm tra và thay các phụ kiện liên quan (nếu cần):

 Kiểm tra và thay các bộ phận kết nối như ống dẫn dầu, ống dẫn khí, và bộ truyền động.

Bước 8: Kiểm tra và điều chỉnh dây ga (nếu cần):

 Kiểm tra độ tự do của dây ga và điều chỉnh nếu cần.

Bước 9: Kiểm tra các bộ phận khác:

 Kiểm tra các bộ phận liên quan khác như hệ thống làm mát, hệ thống điện, và hệ thống treo.

Bước 10: Thử nghiệm và kiểm tra hoạt động:

 Khởi động xe và kiểm tra các chức năng của hộp số như chuyển số, số lùi, và ly hợp.

 Thử nghiệm xe trong điều kiện thực tế để đảm bảo hoạt động bình thường.

Bước 11: Đánh giá và ghi chép:

 Đánh giá tình trạng tổng thể của hộp số và các bước đã thực hiện.

 Ghi chép lại thông tin về quá trình bảo dưỡng và những phát hiện quan trọng.

Bước 12: Làm sạch và hoàn tất:

 Lau chùi và làm sạch các bộ phận đã thao tác.

 Đảm bảo vệ sinh cho khu vực làm việc và đỗ dầu cũ/hoang hóa đúng cách.

Lưu ý rằng quy trình bảo dưỡng có thể thay đổi tùy theo loại hộp số và xe cụ thể Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, nên tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất và tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia kỹ thuật nếu cần.

Sửa chữa hộp số cơ khí ngang

2.1 Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của hộp số

Bảng 2.1: Các dạng nguyên nhân hư hỏng của hộp số ngang

Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục

- Chỉnh sai cơ cấu cài số.

- Cơ cấu cài số thiếu bôi trơn.

- Khoảng cách hành trình tự do bàn đạp ly hợp quá lớn.

- Gắp cài số bị cong.

- Bánh răng di động hay bộ đồng tốc kẹt trên trục thứ cấp.

- Bánh răng bị sứt mẻ.

- Bộ đồng tốc hỏng hay ráp sai lò xo.

- Vòng bi hay bạc thau đuôi trục khuỷa hỏng làm lệch tâm trục sơ cấp hộp số.

→ Thay mới các chi tiết hỏng.

→ Thay mới chi tiết hỏng hay cả bộ đồng tốc, ráp đúng các lò xo.

→ Bôi trơn hay thay mới vòng bi.

- Các cần cài số chỉnh sai hay bị sút, hỏng.

- Cơ cấu cài số thiếu bôi trơn.

- Các viên bi định vị ống trượt bị kẹt.

- Hộp số thiếu bôi trơn.

→ Bôi trơn, cho di chuyển tốt.

- Hỏng bên trong hộp số. mức quy định.

→ Tháo hộp số, kiểm tra sửa chữa.

- Chỉnh sai cơ cấu cài số.

- Cần sang số bị cong.

- Lo xo bi định vị yếu.

- Bạc đạn hay bánh răng bị mòn.

- Độ lỏng dọc của trục hay của các bánh răng quá lớn.

- Bộ đồng tốc mòn hay hỏng.

- Hộp số xiết không chặt tay bị lệch đối với bộ ly hợp.

- Bộ ly hợp bị lệch đồi với động cơ.

- Bạc thau nơi rốn đuôi trục khuỷa bị vỡ.

- Chụp đậy trục sơ cấp bị lỏng hay vỡ.

→ Thay mới hay sửa chữa.

→ Sửa chữa hoặc thay mới.

→ Chỉnh ngay lại rồi xiết chặt.

→ Xiết chặt hay thay mới.

4 Mô men của trục khuỷa không truyền đến hộp số được

- Bánh răng bị lờn răng.

- Có chi tiết trong cơ cấu cài số bị vỡ.

- Bánh răng hay trục bị vỡ.

5 Hộp số khua ở vị trí số 0

- Các bánh răng mòn, răng bị vỡ hay trờn.

- Bạc đạn gối các trục khô mỡ hay bị mòn.

- Bạc đạn trục sơ cấp hỏng.

- Bạc thau đuôi trục khuỷa mòn hay hỏng.

- Hộp số gắn lệch với động cơ.

- Trục trung gian mòn hay cong, miếng chận hay rôn đen giữ bị hỏng.

→ Thay mới các bánh răng.

→ Bôi trơn hay thay mới.

→ Thay mới các chi tiết hỏng.

6 Hộp số khua khi cài số

- Bạc đạn (vòng bi) sau của trục thứ cấp khô hay mòn cũ.

- Bánh răng lỏng trên trục thứ cấp.

- Bộ đồng tốc mòn hay hỏng.

→ Châm đúng loại và đúng dầu bôi trơn.

→ Bôi trơn hay thay mới.

→ Thay mới chi tiết mòn.

- Bánh răng dẫn động dây cáp tốc độ kế bị mòn.

7 Khua bánh răng trong lúc gài số

- Ly hợp cắt không tốt, hành trình tự do bàn đạp ly hợp quá lớn.

- Cơ cấu thủy lực điều khiển ly hợp hỏng

- Vận tốc cầm chừng động cơ quá cao.

- Bạc thau hay vòng bi cuối đuôi trục khuỷa hỏng.

- Các gắp gài số hỏng.

- Nhớt bôi trơn không đúng loại.

8 Hộp số khua khi cài số

- Bánh răng lùi hay bạc thau gối trục của bánh răng này mòn, hỏng.

- Bánh răng trục trung gian mòn, hỏng.

- Cơ cấu cài số hỏng.

9 Hộp số bị rò, nhiễu dầu nhờn

- Dùng dầu nhờn kém chất lượng làm sủi bọt.

- Mức dầu nhờn trong hộp số quá cao.

- Nút xả nhớt xiết không chặt.

- Bu lông gắn hộp số lỏng.

- Ốc chụp giữ bánh răng dẫn động tốc độ kế lỏng.

2.2 Sửa chữa hộp số ngang

Hình 3.21: Bảo dưỡng hộp số ngang

1 Rò rỉ dầu Kiểm tra những khu vực sau của hộp số xem có rò rỉ dầu không:

• Bề mặt lắp ghép của vỏ hộp số

• Những vùng mà ở đó có các trục và cáp chui ra

• Nút xả và đổ dầu 2 Mức dầu

Tháo nút đổ dầu ra khỏi hộp số Cắm ngón tay bạn vào lỗ và kiểm tra vị trí mà tại đó dầu tiếp xúc với tay bạn

- Thay dầu hộp số thường + Tháo nút đổ dầu, nút xả dầu và 2 đệm Sau đó, xả dầu hộp số.

+ Sau khi xả dầu, lắp lại nút xả với đệm mới.

+ Đổ một lượng dầu tiêu chuẩn.

+ Lắp lại nút đổ dầu và đệm mới1: Nút đổ dầu 2: Nút xả dầu

Hình 3.23: Thay dầu hộp số thường

- Quy trình các bước thay dầu hộp số: Khi xe vừa hoạt động về (dầu hộp số đang nóng), nếu xe không hoạt động ta phải kích cầu chủ động, nổ máy, vào số để một lát cho dầu nóng sau đó tắt máy, xả hết dầu cũ trong hộp số ra khay đựng

Bước 1: Đổ dầu rửa hoặc dầu hoả vào hộp số

Bước 2: Nổ máy, cài số 1 cho hộp số làm việc vài phút để làm sạch cặn bẩn, dầu bẩn, keo cặn sau đó xả hết dầu rửa ra

Bước 3: Có thể cho dầu loãng vào để rửa sạch dầu rửa, nổ máy cài số 1 vài phút, sau đó xả dầu loãng ra

Bước 4: Đổ dầu bôi trơn hộp số đúng mã hiệu, chủng loại đầy ngang lỗ dầu, hoặc đúng vạch qui định

Bước 5: Đối với truyền động các đăng: ta bơm mở vào các ổ bi kim, ổ bi trung gian (nếu có), vào rãnh then hoa, siết chặt các mặt bích

Bước 6: Ở bảo dưỡng các cấp cao người ta tháo rời hộp số để kiểm tra mòn, cong, gãy, rạn nứt các chi tiết

Lưu ý: Với các hộp số, hộp phân phối thuỷ lực phải thay dầu truyền động đúng mã hiệu, chủng loại.

- Phương pháp kiểm tra hộp số trên xe

+ Mỗi bánh răng và vòng bi của hộp số luôn luôn phải chịu ma sát (ma sát lăn và ma sát trượt) Dầu hộp số giúp làm giảm ma sát hoặc tản nhiệt sinh ra bởi ma sát Tuy nhiên các chi tiết không thể được bảo vệ để hoàn toàn không mòn hoặc mỏi trong thời gian dài.

Hầu hết các sự cố liên quan đến hộp số xảy ra khi độ mòn hoặc mỏi vượt qua giới hạn nào đó Các sự cố này được tìm ra theo dạng kêu bánh răng khi chuyển số, khó vận hành cần gạt số, nhảy số, tiếng lêu lạ hoặc ồn từ hộp.

- Tiếng kêu bánh răng khi chuyển số a Hiện tượng:

+ Tiếng kêu hoặc tiếng nghiến các răng nghe được từ bên trong hộp số khi lên số hoặc lùi số trong khi lái xe Vì hiện tượng này liên quan chặt chẽ tới hoạt động của ly hợp, do đó ly hợp nên được kiểm tra trước để xem tính năng của nó chính xác không. b Các bước kiểm tra Bước 1: Kiểm tra chức năng của ly hợp theo các bước kiểm tra “vấn đề khi cắt ly hợp”.

Bước 2: Lái xe, thỉnh thỏang lên số hoặc lùi số Ly hợp hoạt động đúng chức năng nếu bánh răng không kêu ở tất cả các vị trí số.

Bước 3: Nếu kêu bánh răng xảy ra khi chuyển sang một số bất kỳ nào đó, thì hầu như chắc chắn là sự cố xảy ra trong bản thân hộp số Nếu nó xảy ra ở tất cả các vị trí số thì vấn đề chắc chắn là cắt ly hợp kém Nếu vấn đề thuộc về ly hợp thì tiến hành kiểm tra và sửa chữa ly hợp, nếu vấn đề thuộc về hộp số thì tiến hành kiểm tra và sửa chữa hộp số.

- Các vấn đề khi chuyển số a Hiện tượng

+ Các vấn đề khi chuyển số có thể là cần chuyển số cần một lực vận hành lớn để ăn khớp hoặc nhả khớp bánh răng Một vấn đề chuyển số là cẩn chuyển số yêu cầu một lực vận hành rất lớn để ăn khớp hoặc nhả khớp bánh răng. b Các bước kiểm tra Bước 1: Nếu xảy ra hiện tượng sang số khó tiến hành kiểm tra các vấn đề sau:

Bước 2: Kiểm tra xem ly hợp có hoạt động đúng chức năng không.

Bước 3: Chuyển sang kiểm tra các chi tiết trong hộp số: kiểm tra cơ cấu đồng tốc, kiểm tra thanh nối cần chuyền số.

Bước 4: Nếu ly hợp có vần đề thì tiến hành kiểm tra sửa chữa lại Nếu vấn đề thuộc về hộp số thì tiến hành tháo, kiểm tra, sửa chữa hay thay thế các chi tiết hộp số

Lưu ý: Vấn đề chuyển số có xu hướng xảy ra thường xuyên đối với hộp số điều khiển gián tiếp hơn là so với hộp số điều khiển trực tiếp Nó thỉnh thoảng là do mòn hoặc hỏng cơ cấu tránh ăn khớp kép.

+ Trong trường hợp nhảy số, một bánh răng đã ăn khớp đột nhiên không ăn khớp mà không có tác động chuyển số của người lái, nó thường xảy ra khi rung động hoặc thay đổi tải của hộp số Vấn đề cũng hay gặp khi tăng tốc hay giảm tốc nhanh. b Các bước kiểm traBước 1: Nếu xảy ra hiện tượng nhảy số thì ta chuyển sang kiểm tra hộp số

Bước 2: Kiểm tra vị trí tương đối của bánh răng ăn khớp tại thời điểm chuyển số, thay đổi tải hay dao động Tiến hành điều chỉnh lại.

Bước 3: Kiểm tra ống trượt và then của bánh răng, mòn bánh răng, khe hở dọc trục của bánh răng Tiến hành điều chỉnh lại hay thay mới.

- Tiếng kêu lạ hoặc tiếng ồn a Hiện tượng

+ Vấn đề này là tiếng ồn trong hộp số vì khe hở do mòn của các chi tiết bên trong, tiếng kêu lạch cạch, hoặc tiếng ồn rung động từ cần chuyển số. b Các bước kiểm tra: Nếu vấn đề nảy sinh ra từ hộp số hoặc từ các chi tiết khác, ta tiến hành kiểm tra để xác định nguyên nhân và biện pháp sửa chữa

Bước 1: Kiểm tra xem tiếng ồn có xuất phát từ hộp số hay không Cho ly hợp ăn khớp khi xe chạy không tải Nếu tiếng kêu nghe được khi ly hợp ăn khớp và mất khi cắt ly hợp thì ta kết luận nguyên nhân là do hộp số

Bước 2: Tiến hành tháo rã hộp số và kiểm tra các chi tiết hộp số để chỉnh lại hay thay mới.

Bước 3: Kiểm tra khi xe đang chạy vì lúc này hộp số đang hoạt động Nếu có trục trặc tháo và kiểm tra các chi tiết trong hộp số.

- Tháo và lắp hộp số (hộp số C50)

Bước 1: Tháo hộp số Bước 2: Tháo trục cần chọn và chuyển số Bước 3: Tháo trục cần chọn và chuyển số khi hộp số ở vị trớ trung gian

Bước 4: Tháo ốc hãm trục thứ cấp

Hình 3.24: Tháo hộp số (a) Ăn khớp hai bánh răng bất kỳ để ngăn không cho trục xoay.

(b) Đục các tai của đai ốc hãm.

(d) Nhả khớp hai bánh răng đã cho ăn khớp ở bước đầu.

Bước 5: Tháo vòng hãm của bánh răng số 5

Bước 6: Dùng tuốc nơ vít có chiều dài qui định và búa đóng vòng hãm ra Vòng hãm dùng cho trục càng chuyển số và cho ống trượt có qui trình tháo như nhau

Bước 7: Tháo bánh răng số 5, Moayơ No.3 và vành đồng tốc Bước 8: Dùng SST tháo bánh răng số 5, moayơ No.3 và vành đồng tốc.

Bước 9: Đặt các móc của SST song song với bánh răng Đừng để chúng bị chéo nhau.

Hình 3.26: Tháo vòng hãm và bánh răng hộp số

- Lắp hộp số (hộp số C50)

Bước 1: Lắp moayơ đồng tốc và ống trượt Bước 2: Lắp moayơ ly hợp và các khóa đồng tốc vào ống trượt.

Hình 3.27: Lắp moay ơ đồng tốc

Bước 3: Lắp các chi tiết theo vị trí đúng như chỉ ra ở hình vẽ bên.

Bước 4: Ghi nhớ rằng khóa đồng tốc No.3 đối xứng và phải lắp đúng vị trí.

+ Ống trượt có 3 răng dài (cách nhau 1 góc 120 o ) để lắp vào 3 rãnh sâu trên ống trượt khi lắp ráp.

Bước 5: Lắp các lò xo khóa đồng tốc vào khóa đồng tốc.

Bước 6: Lắp các lò xo đồng tốc đúng vị trí sao cho khe hở các đầu của nó không thẳng hàng.

Hình 3.28: Lắp lò xo đồng tốc

Bước 7: Lắp cụm vòng đồng tốc và ống trượt: Bôi dầu hộp số lên vành đồng tốc và ống trượt, đặt vòng đồng tốc lên bánh răng và gióng thẳng các khe của vòng với khóa đồng tốc.

Bước 8: Lắp ống trượt lên trục sơ cấp theo hướng đứng.

Hình 3.29: Lắp cụm vòng đồng tốc và ống trượt

Bước 9: Lắp moayơ ly hợp No.1, No.2 và No.3 sao cho rãnh vòng và khóa đồng tốc đã được gióng thẳng.

Bước 10: Dùng máy ép lắp cụm ống trượt

+ Lắp ép ống trượt cho đến khi nó chạm vào tấm chặn

+ Sau khi lắp moay ơ, kiểm tra xem bánh răng quay có êm và các vòng đồng tốc không tiếp xúc với bánh răng.

+ Khi lắp ép cụm ống trượt No.2 vào trục thứ cấp, đảm bảo bánh răng bị hãm nằm trong rãnh trên đệm chặn.

Hình 3.30: Lắp cụm ống trượt

+ Chọn vòng hãm sao cho có khe hở dọc trục bé nhất

+ Lắp vòng hãm lên trục.

+ Khi lắp vòng hãm, làm cẩn thận để không làm hỏng cổ trục sơ cấp.

Hình 3.32: Lắp vòng hãm lên trục

Bước 12: Lắp vi sai vào vỏ hộp số.

+ Chọn đệm rất cẩn thận, không bao giờ dùng đệm mà sẽ tạo ra moment xoắn lớn hơn giới hạn trên của moment ban đầu.

+ Tải ban đầu sẽ thay đổi khoảng 3 – 4 kg.cm tương ứng với mỗi chiều dày tấm đệm.

Hình 3.33: Điều chỉnh tải ban đầu của vòng bi bên vi sai

Bước 13: Lắp vỏ hộp số a Loại bỏ bất cứ vật liệu keo nào và cẩn thận đừng làm rơi dầu lên bề mặt tiếp xúc của vỏ hộp số phía vỏ hộp số và vi sai. b Bôi keo làm kín lên vỏ hộp số - Lắp vỏ hộp số ngay khi bôi keo làm kín.

- Bôi keo làm kín cẩn thận để không đẩy vào trong hộp số. c Lắp và xiết 16 bulông Moment xiết: 300 kg.cm (29N.m).

Hình 3.34: Lắp vỏ hộp số

Bước 14: Lắp nắp vỏ hộp số a Loại bỏ bất cứ vật liệu keo nào và cẩn thận đừng làm rơi dầu lên bề mặt tiếp xúc của vỏ và nắp vỏ hộp số. b Bôi keo làm kín vào vỏ hộp số.

- Keo làm kín: 08826 – 00090THREE 1281 hoặc tương đương

- Bôi keo làm kín cẩn thận không để giây vào trong nắp vỏ hộp số. c Lắp và xiết 9 bulông Moment xiết: 185 kg.cm (18N.m).

- Kiểm tra và sửa chữa các chi tiết trong hộp số (HỘP SỐ C50): Kiểm tra và sửa chữa vành đồng tốc

Bước 1: Xoay và ấn vành đồng tốc để kiểm tra tác dụng hãm Nếu tác dụng hãm không đủ thì thay mới.

Sửa chữa hộp số cơ khí dọc

3.1 Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng

Bảng 3.2: Các dạng nguyên nhân hư hỏng của hộp số ngang

Hư hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục

- Chỉnh sai cơ cấu cài số.

- Cơ cấu cài số thiếu bôi trơn.

- Khoảng cách hành trình tự do bàn đạp ly hợp quá lớn.

- Gắp cài số bị cong.

- Bánh răng di động hay bộ đồng tốc kẹt trên trục thứ cấp.

- Bánh răng bị sứt mẻ.

- Bộ đồng tốc hỏng hay ráp sai lò xo.

- Vòng bi hay bạc thau đuôi trục khuỷa hỏng làm lệch tâm trục sơ cấp hộp số.

→ Thay mới các chi tiết hỏng.

→ Thay mới chi tiết hỏng hay cả bộ đồng tốc, ráp đúng các lò xo.

→ Bôi trơn hay thay mới vòng bi.

- Các cần cài số chỉnh sai hay bị sút, hỏng.

- Cơ cấu cài số thiếu bôi trơn.

- Các viên bi định vị ống trượt bị kẹt.

- Hộp số thiếu bôi trơn.

- Hỏng bên trong hộp số.

→ Bôi trơn, cho di chuyển tốt.

→ Châm thêm nhớt đúng mức quy định.

→ Tháo hộp số, kiểm tra sửa chữa.

- Chỉnh sai cơ cấu cài số.

- Cần sang số bị cong.

- Lo xo bi định vị yếu.

- Bạc đạn hay bánh răng bị mòn.

- Độ lỏng dọc của trục hay của các bánh

→ Thay mới hay sửa chữa. răng quá lớn.

- Bộ đồng tốc mòn hay hỏng.

- Hộp số xiết không chặt tay bị lệch đối với bộ ly hợp.

- Bộ ly hợp bị lệch đồi với động cơ.

- Bạc thau nơi rốn đuôi trục khuỷa bị vỡ.

- Chụp đậy trục sơ cấp bị lỏng hay vỡ.

→ Sửa chữa hoặc thay mới.

→ Chỉnh ngay lại rồi xiết chặt.

→ Xiết chặt hay thay mới.

3.2 Sửa chữa hộp số cơ khí dọc

Hình 3.22: Bảo dưỡng hộp số dọc

1 Rò rỉ dầu Kiểm tra những khu vực sau của hộp số thường, vi sai và hộp số phụ xem có rò rỉ dầu hay không:

• Bề mặt lắp ghép của vỏ hộp số

• Những vùng mà ở đó có các trục và cáp chui ra

• Nút xả và đổ dầu 2 Mức dầu hộp số Tháo nút đổ dầu ra khỏi hộp số thường, vi sai và hộp số phụ Cắm ngón tay bạn vào lỗ và kiểm travị trí mà tại đó dầu tiếp xúc với tay bạn

A: Hộp số thường B: Vi sai C: Hộp số phụ (xe 4WD)1: Nút đổ dầu 2: Nút xả dầu

B Phần thực hành - Kiểm tra mức dầu hộp số - Kiểm tra rò rỉ của hộp số - Tháo, lắp hộp số cơ khí - Bảo dưỡng các chi tiết trong hộp số cơ khí

CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 2 Câu 1 Trình bày nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại của hộp số cơ khí trên xe ô tô?

Câu 2 Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số cơ khí trên xe ô tô?

Câu 3 Nêu các chi tiết có trong bộ đồng tốc của hộp số cơ khí trên xe ô tô?

Câu 4 Nêu tác dụng của moay ơ và cách kiểm tra moay ơ trong hộp số cơ khí trên xe ô tô?

Câu 5 Trình bày các phương pháp kiểm tra bảo dưỡng hộp số cơ khí trên xe ô tô?

BÀI 3: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỘP SỐ TỰ ĐỘNG 1 Bảo dưỡng hộp số tự động

Bước 1 Chuẩn bị công cụ và vật liệu: Đảm bảo bạn có đủ công cụ cần thiết như búa, tuýp, ổ cắm, bơm khí, vv.

Chuẩn bị các vật liệu như dầu hộp số mới, bộ lọc, bộ phụ tùng thay thế, vv.

Bước 2 Kiểm tra trạng thái hộp số: Đảm bảo xe đang ở bề ngoài phẳng và đảm bảo an toàn.

Khởi động xe và chạy qua các bánh số để kiểm tra liệu hộp số có vấn đề gì không, như tiếng ồn lạ hoặc chuyển số không mượt mà.

Bước 3 Tháo rã hộp số:

Nếu cần, tháo rã các phần cơ cấu của hộp số để tiếp cận các bộ phận bên trong.

Bước 4 Thay dầu hộp số:

Mở nắp xả dầu hộp số và để dầu cũ chảy ra hết.

Thay bằng dầu hộp số mới theo chỉ định của nhà sản xuất và đảm bảo dầu đạt mức đủ.

Bước 5 Kiểm tra và thay bộ lọc:

Tháo bộ lọc cũ ra để kiểm tra tình trạng của nó.

Nếu cần, thay thế bằng bộ lọc mới để đảm bảo sự lọc tốt cho dầu hộp số.

Bước 6 Kiểm tra và thay đổi bộ phụ tùng:

Kiểm tra các bộ phụ tùng như cáp thắng, cáp ga, bạc đạn, vv và thay thế nếu cần.

Bước 7 Lắp ráp trở lại:

Lắp ráp lại các phần đã tháo rã theo đúng vị trí và cài đặt ban đầu.

Bước 8 Kiểm tra dầu hộp số:

Kiểm tra mức dầu hộp số sau khi lắp ráp để đảm bảo đạt mức đủ và không có rò rỉ.

Bước 9 Kiểm tra hoạt động:

Khởi động xe và chạy qua các bánh số để đảm bảo hộp số hoạt động mượt mà và không có vấn đề gì.

Nếu cần, điều chỉnh các thiết lập liên quan đến hộp số, như điều chỉnh dây curoa, bộ cảm biến, vv.

Bước 11 Kiểm tra lần cuối và kiểm tra rò rỉ:

Kiểm tra lại toàn bộ quá trình và đảm bảo không có rò rỉ dầu hoặc vết dầu dư thừa.

Bước 12 Kiểm tra lái thử:

Thử nghiệm lái xe thử nghiệm để đảm bảo hộp số hoạt động đúng cách và không có vấn đề gì.

2 Sửa chữa hộp số tự động ngang

2.1 Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của hộp số tự động ngang Hiện tượng

- Không đi được với bất kỳ số nào.

- Chảy dầu hộp số - Trượt số

- Xe không sang số di chuyển được

- Đường áp lực dầu thấp

- Mức dầu không đúng - Điều chỉnh bộ phận số không đúng - Bơm dầu bị hỏng hoăc vỡ

- Bộ chuyển đổi mô men bị hỏng - Ổng trượt van điều khiển bị lỗi - Nhả phanh tay bị hỏng

2.2 Ssửa chữa hộp số tự động ngang

Bảng 4.1: Kiểm tra hộp số tự động

Bước Kiểm tra Hành động

1 Tiến hành kiểm tra động cơ trước để xác định chắc chắn động cơ vẫn hoạt động bình thường Sau đó kiểm tra hộp số tự động.

2 Mức dầu hộp số đúng.

OK Tới bước tiếp theo NO Điều chỉnh lại mức dầu cho đúng.

Nếu dầu bẩn thay mới.

3 Khớp nối lựa chọn số không đúng.

OK Tới bước tiếp theo NO Chỉnh lại khớp nối sang số

4 Áp lực nằm trong khoảng áp lực tiêu chuẩn.

OK Kiểm tra: (khi tháo hộp số) - Hỏng bánh răng (bánh răng đầu ra, bánh răng trung gian và bánh răng vi sai)

- Bộ chuyển đổi mô men

- Sự chuyển đổi mô men NO Kiểm tra: (khi tháo hộp số)

-Bơm dầu bị mòn hoặc hỏng - Sự hoạt động của van điều khiển

- Xe không đi được ở số D hoặc số “2”.

Nguyên nhân-Ly hợp tốc độ thập bị trượt-Ly hợp một chiều tốc độ thấp bị trượt

Bảng 4.2: Kiểm tra ly hợp hộp số

Bước Kiểm tra Hành động

Nếu mức dầu và áp lực đúng

(Kiểm tra khi tháo hộp số) Ly hợp tốc độ thấp bị cháy hoặc bị mòn

Sự hoạt động của ly hợp một chiều

- Xe không đi được số “D”, “2” hoặc “L”.

Nguyên nhân - Ly hợi tốc độ thấp bị trượt - Phanh tốc độ thấp và số lùi bị trượt - 1 Nếu mức dầu và áp lực đúng - Ly hợp tốc độ thấp bị cháy hoặc bị mòn Phanh tốc độ thấp & số lùi bị cháy hoặc mòn

- Xe không đi được ở số “R”

- Ly hợp số lùi bị trượt - Phanh tốc độ thấp và số lùi bị trượt - Nếu mức dầu và áp lực đúng thì Ly hợp số lùi bị cháy hoặc bị mòn Phanh tốc độ thấp

& số lùi bị cháy hoặc mòn - Xe bị di chuyển ở số “N”

- Kẹt làm cháy hoặc hỏng ly hợp tốc độ thấp Nếu khớp nối đúng kiểm tra sự hoạt động của ly hợp số lùi - Tốc độ thấp hơn tốc độ cực đại bình thường hoặc tăng tốc kém.

- TCM bị hỏng - Công tắc O/D bị hỏng - Cảm biến nhiệt độ dầu bị hỏng - Van đường áp lực bị hỏng - Bơm dầu bị mòn hoặc hỏng - Bộ chuyển đổi mô men bị lỗi - Van điều khiển bị lỗi

- Ly hợp tốc độ cao bị trượt hoặc lỗi - Phanh dải 2-4 bị trượt hoặc lỗi

Bảng 4.3: Kiểm tra mã chẩn đoán

Bước Kiểm tra Hành động

Xuất hiện mã chẩn đoán khi kiểm tra.

YES Tùy thuộc vào mã chẩn đoán, kiểm tra các chi tiết sau:

- Công tắc O/D (không có mã chẩn đoán)

-Cảm biến nhiệt độ dầu -Van điện đường áp lực

-Van điện sang số NO Tới bước 2

2 Hết lỗi nếu thay hộp điều khiển TCM từ xe khác?

YES Thay hộp điều khiển hộp số TCM NO Tới bước 3

3 Tháo hộp số và kiểm tra bên trong

Kiểm tra: (khi tháo hộp số) -Tháo bơm dầu và kiểm tra xem có bị mòn hoặc hỏng hay không

-Kiểm tra van điều kiển bị trượt - Kiểm tra sự hoạt động của ly hợp tốc độ cao (có bị cháy)

Kiểm tra phanh dải có bị cháy.

4 Nếu không có lỗi trong bước 3 Thay bộ chuyển đổi mô men

3 Sửa chữa hộp số tự động dọc

3.1 Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng

Chảy dầu hộp số Nguyên nhân chảy dầu ở hộp số là do gioăng bị lão hóa, phớt bị vênh do tiếp xúc va chạm mạnh hở gioăng và gây chảy dầu Sang số tốc độ xe không phù hợp

Nguyên nhân là do đĩa ma sát bị mòn hoặc bị cháy, các van điện từ bị hỏng ở các cấp số trong hộp số.

Xe không sang số di chuyển được hỏng khớp một chiều hoặc hỏng cánh tua-bin bên trong biến mô hộp số

3.2 Sửa chữa hộp số tự động dọc.

- Không đi số được Không vào được số 2 từ số 1 Nguyên nhân:

- Công tắc vị trí và hạn chế không đúng - Công tắc hạn chế bị hỏng

- Van điện sang số A bị lỗi- Cảm biến tốc độ xe bị lỗi- TCM bị lỗi

- Phanh dải bị lỗi - Van diều khiển bị lỗi

Bảng 4.4: Kiểm tra các van điện cảm biến

Bước Kiểm tra Hành động

1 Xuất hiện mã chẩn đoán khi kiểm tra.

YES Tùy thuộc vào mã kiểm ra chẩn đoán kiểm tra các chi tiết sau:

-Van điện sang số A bị lỗi -Van điện sang số B bị lỗi -Cảm biến tốc độ xe Công tắc vị trí và hạn chế bị hở 2

Ngắn mạch bên trong công tắc.

Hết lỗi nếu thay hộp điều khiển TCM từ xe khác?

YES Thay hộp điều khiển hộp số TCM NO Tới bước 3

4 Áp lực của đường áp lực trong tiêu chuẩn?

YES Kiểm tra: (khi tháo hộp số)

- Sự hoạt động của phanh dải NO Kiểm tra: (khi tháo hộp số)

Sự hoạt động của van điều khiển - Không vào được số từ số 3 từ số 2

- Công tắc vị trí bị hỏng - Công tắc vị hạn chế bị hỏng - Van điện sang số bị lỗi - Không vào được số 4 từ số 3.

Nguyên nhân -Công tắc hạn chế bị hỏng -Van điện sang số bị lỗi -Công tắc O/D bị hỏng -Cảm biến nhiệt độ dầu bị hỏng

Bảng 4.5: Kiểm tra thay thế TCM

Bước Kiểm tra Hành động

1 Xuất hiện mã lỗi chẩn đoán khi kiểm tra?

YES Tùy thuộc và mã chẩn đoán, kiểm tra các chi tiết sau: Van điện sang số bị lỗi Cảm biến nhiệt độ dầu Công tắc vị trí và hạn chế bị hở/ngắn

Công tắc O/D (không có mã chẩn đoán)

Hết lỗi nếu thay hộp điều khiển TCM từ xe khác?

YES Thay TCM NO Kiểm tra: (khi tháo hộp số)

Sự hoạt động của van điều khiển.

- Điểm sang số cao hoặc thấp Nguyên nhân

-Cảm biến bướm ga bị lỗi -Cảm biến tốc độ xe bị lỗi - Xe bị sốc trong khi chạy khi chuyển số từ vị trí “N” hoặc “D”.

-Áp lực dầu quá cao hoặc thấp (sang số sai với tiêu chuẩn) -Vị trí công tắc hạn chế bị sai

-Ly hợp tốc độ thấp bị lỗi -Bơm dầu bị vỡ hoặc hỏng -Cảm biến nhiệt độ dầu bị lỗi -Van điện từ đường áp lực bị lỗi -Van điều khiển bị lỗi

- Tháo lắp hộp số tự động- Kiểm tra mức dầu hộp số tự động- Kiểm tra cơ cấu điều khiển hộp số tự động

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4

Câu 1 Trình bày nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hộp số tự động trên xe ô tô?

Câu 2 Nêu cấu tạo và nguyên lý làm việc của hộp số tự động trên xe ô tô?

Câu 3 Trình bày nguyên lý làm việc của cơ cấu điều khiển của hộp số tự động trên xe ô tô?

Câu 4 Trình bày cấu tạo của bộ điều khiển thủy lực hộp số tự động trên xe ô tô?

Câu 5 Trình bày hiện tượng hư hỏng thường gặp hộp số tự động xe ô tô?

Câu 6 Nêu phương pháp kiểm tra hộp số tự động trên xe ô tô?

CHƯƠNG 4 : BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA CƠ CẤU CÁC ĐĂNG Ko giống CTMH A Phần lý thuyết

- Bài này giới thiệu về truyền động các đăng, các nguyên nhân hư hỏng và các biện pháp bảo dưỡng, sửa chữa các đăng.

- Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của truyền động các đăng - Xác định đúng các dạng hư hỏng của các đăng

- Quy trình tháo lắp sửa chữa các đăng

5.1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của trục các đăng

5.1.1 Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại trục các đăng

- Nhiệm vụ+ Các đăng là cơ cấu nối và truyền mômen truyền mômen giữa các cụm không cố định trên cùng một đường trục và các cụm này có thể bị thay đổi vị trí tương đối trong quá trình làm việc Ví dụ trong hệ thống truyền lực của ôtô, các đăng được dùng để nối giữa hộp số với cầu chủ động (Hình 5.1) hoặc để nối giữa cầu chủ động với bánh xe ở hệ thống treo độc lập.

Hình 5.1: Sơ đồ bố trí truyền động các đăng

+ Vì đặc điểm trên truyền động các đăng phải có khả năng dịch chuyển dọc trục để thay đổi độ dài của trục các đăng Ngoài ra có thể chia thành các đoạn với khớp nối.

- Yêu cầu + Ở bất kỳ số vòng quay nào, trục các đăng cũng không bị võng và va đập, cần phải giảm tải trọng động do mômen quán tính sinh ra đến một trị số đảm bảo an toàn;

+ Các trục các đăng phải đảm bảo quay đều và không sinh ra tải trọng động;

+ Đối với các đăng đồng tốc phải đảm bảo chính xác về động học trong quá trình làm việc khi trục chủ động và bị động lệch với nhau một góc bất kỳ để đảm bảo hai trục quay cùng tốc độ;

+ Kết cấu đơn giản, dễ chế tạo, có độ bền vững cao, hiệu suất truyền động cao.

- Phân loại Theo công dụng + Các đăng nối giữa hộp số với cầu chủ động;

+ Các đăng nối giữa cầu chủ động với bánh xe chủ động;

+ Các đăng nối giữa hộp số với các thiết bị phụ: bơm thuỷ lực, tời kéo…

Theo đặc điểm động học + Các đăng khác tốc: Tốc độ quay của trục chủ động và bị động qua một khớp các đăng là khác nhau;

+ Các đăng đồng tốc: Tốc độ quay của trục chủ động và bị động qua một khớp các đăng là bằng nhau;

-Khớp nối: Khớp nối khác các đăng là khả năng truyền mômen giữa trục chủ động và bị động qua khớp nối giới hạn trong khoảng 3 o - 6 o

Theo kết cấu + Các đăng có trục chữ thập;

+ Khớp nối đàn hồi, cho phép làm việc ở góc truyền giới hạn.

5.1.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động trục các đăng

- Các đăng khác tốc - Sơ đồ cấu tạo + Cấu tạo của các đăng khác tốc bao gồm nạng chủ động (5), nạng bị động (6) và chạc chữ thập (3) Nạng chủ động (5) được nối với trục (1) bằng then hoa và có hai lỗ (2).

Nạng bị động (6) cũng được nối với trục bị động (4) bằng then hoa và cũng có hai lỗ (2).

Chạc chữ thập (3) gồm hai chốt đặt vuông góc và cố định với nhau thành hình chữ thập.

Các chốt của chạc chữ thập được lắp ghép với các lỗ (2) của nạng chủ động (5) và nạng bị động (6).

Ngày đăng: 05/09/2024, 10:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.16: Kiểm tra bàn đạp - Giáo Trình Gầm Ô Tô 1 - Trường Cao Đẳng Công Nghệ Tp. Hcm.doc
Hình 2.16 Kiểm tra bàn đạp (Trang 7)
Hình 2.18: Kiểm tra hành trình tự do bàn đạp ly hợp - Giáo Trình Gầm Ô Tô 1 - Trường Cao Đẳng Công Nghệ Tp. Hcm.doc
Hình 2.18 Kiểm tra hành trình tự do bàn đạp ly hợp (Trang 8)
Hình 3.21: Bảo dưỡng hộp số ngang - Giáo Trình Gầm Ô Tô 1 - Trường Cao Đẳng Công Nghệ Tp. Hcm.doc
Hình 3.21 Bảo dưỡng hộp số ngang (Trang 16)
Hình 3.23: Thay dầu hộp số thường - Giáo Trình Gầm Ô Tô 1 - Trường Cao Đẳng Công Nghệ Tp. Hcm.doc
Hình 3.23 Thay dầu hộp số thường (Trang 17)
Hình 5.3: Động học của các đăng khác tốc - Giáo Trình Gầm Ô Tô 1 - Trường Cao Đẳng Công Nghệ Tp. Hcm.doc
Hình 5.3 Động học của các đăng khác tốc (Trang 37)
Hình 5.4: Bộ truyền các đăng hai khớp chữ thập - Giáo Trình Gầm Ô Tô 1 - Trường Cao Đẳng Công Nghệ Tp. Hcm.doc
Hình 5.4 Bộ truyền các đăng hai khớp chữ thập (Trang 37)
Hình 5.5: Cấu tạo chung của trục các đăng - Giáo Trình Gầm Ô Tô 1 - Trường Cao Đẳng Công Nghệ Tp. Hcm.doc
Hình 5.5 Cấu tạo chung của trục các đăng (Trang 38)
Hình 5.10: Xả dầu hộp số - Giáo Trình Gầm Ô Tô 1 - Trường Cao Đẳng Công Nghệ Tp. Hcm.doc
Hình 5.10 Xả dầu hộp số (Trang 42)
Hình 5.37: Lắp chặt vòng bi và vòng hãm - Giáo Trình Gầm Ô Tô 1 - Trường Cao Đẳng Công Nghệ Tp. Hcm.doc
Hình 5.37 Lắp chặt vòng bi và vòng hãm (Trang 51)
Hình 6.1: Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của truyền lực chính và bộ vi sai - Giáo Trình Gầm Ô Tô 1 - Trường Cao Đẳng Công Nghệ Tp. Hcm.doc
Hình 6.1 Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của truyền lực chính và bộ vi sai (Trang 54)
Hình 6.2: Cấu tạo truyền lực chính một cấp bánh răng côn - vi sai tăng ma sát - Giáo Trình Gầm Ô Tô 1 - Trường Cao Đẳng Công Nghệ Tp. Hcm.doc
Hình 6.2 Cấu tạo truyền lực chính một cấp bánh răng côn - vi sai tăng ma sát (Trang 57)
Hình 6.3: Cấu tạo truyền lực chính một cấp - vi sai thường có bộ khoá vi sai - Giáo Trình Gầm Ô Tô 1 - Trường Cao Đẳng Công Nghệ Tp. Hcm.doc
Hình 6.3 Cấu tạo truyền lực chính một cấp - vi sai thường có bộ khoá vi sai (Trang 57)
Hình 6.4: Cấu tạo truyền lực chính hai cấp - vi sai thường dùng trên xe tải - Giáo Trình Gầm Ô Tô 1 - Trường Cao Đẳng Công Nghệ Tp. Hcm.doc
Hình 6.4 Cấu tạo truyền lực chính hai cấp - vi sai thường dùng trên xe tải (Trang 58)
Hình 6.7: Điều chỉnh moay ơ - Giáo Trình Gầm Ô Tô 1 - Trường Cao Đẳng Công Nghệ Tp. Hcm.doc
Hình 6.7 Điều chỉnh moay ơ (Trang 61)
Hình 6.26: Kiểm tra độ đảo bánh răng vành chậu - Giáo Trình Gầm Ô Tô 1 - Trường Cao Đẳng Công Nghệ Tp. Hcm.doc
Hình 6.26 Kiểm tra độ đảo bánh răng vành chậu (Trang 69)
Hình 6.50: Kiểm tra độ đảo bán trục - Giáo Trình Gầm Ô Tô 1 - Trường Cao Đẳng Công Nghệ Tp. Hcm.doc
Hình 6.50 Kiểm tra độ đảo bán trục (Trang 78)
Hình 6.52: Tháo bánh răng hình chậu - Giáo Trình Gầm Ô Tô 1 - Trường Cao Đẳng Công Nghệ Tp. Hcm.doc
Hình 6.52 Tháo bánh răng hình chậu (Trang 79)
Hình 6.53: Kiểm tra khe hở ăn khớp - Giáo Trình Gầm Ô Tô 1 - Trường Cao Đẳng Công Nghệ Tp. Hcm.doc
Hình 6.53 Kiểm tra khe hở ăn khớp (Trang 79)
Hình 6.54: Cấu tạo bánh răng bán trục và vi sai - Giáo Trình Gầm Ô Tô 1 - Trường Cao Đẳng Công Nghệ Tp. Hcm.doc
Hình 6.54 Cấu tạo bánh răng bán trục và vi sai (Trang 80)
Hình 6.55: Kiểm tra đệm dọc trục - Giáo Trình Gầm Ô Tô 1 - Trường Cao Đẳng Công Nghệ Tp. Hcm.doc
Hình 6.55 Kiểm tra đệm dọc trục (Trang 80)
Hình 6.56: Tháo bu long bánh răng - Giáo Trình Gầm Ô Tô 1 - Trường Cao Đẳng Công Nghệ Tp. Hcm.doc
Hình 6.56 Tháo bu long bánh răng (Trang 81)
Hình 6.58: Tháo bánh răng vành chậu - Giáo Trình Gầm Ô Tô 1 - Trường Cao Đẳng Công Nghệ Tp. Hcm.doc
Hình 6.58 Tháo bánh răng vành chậu (Trang 82)
Hình 6.70: Tháo chốt hãm - Giáo Trình Gầm Ô Tô 1 - Trường Cao Đẳng Công Nghệ Tp. Hcm.doc
Hình 6.70 Tháo chốt hãm (Trang 83)
Hình 6.72: Tháo trục bánh răng vi sai - Giáo Trình Gầm Ô Tô 1 - Trường Cao Đẳng Công Nghệ Tp. Hcm.doc
Hình 6.72 Tháo trục bánh răng vi sai (Trang 84)
Hình 6.74: Điều chỉnh khe hở bánh răng - Giáo Trình Gầm Ô Tô 1 - Trường Cao Đẳng Công Nghệ Tp. Hcm.doc
Hình 6.74 Điều chỉnh khe hở bánh răng (Trang 85)
Hình 6.78: Điều chỉnh khe hở ăn khớp các bánh răng - Giáo Trình Gầm Ô Tô 1 - Trường Cao Đẳng Công Nghệ Tp. Hcm.doc
Hình 6.78 Điều chỉnh khe hở ăn khớp các bánh răng (Trang 87)
Hình 6.80: Gia nhiệt bánh răng vành chậu - Giáo Trình Gầm Ô Tô 1 - Trường Cao Đẳng Công Nghệ Tp. Hcm.doc
Hình 6.80 Gia nhiệt bánh răng vành chậu (Trang 88)
Hình 6.81: Lắp bánh răng vành chậu vi sai - Giáo Trình Gầm Ô Tô 1 - Trường Cao Đẳng Công Nghệ Tp. Hcm.doc
Hình 6.81 Lắp bánh răng vành chậu vi sai (Trang 88)
Hình 6.82: Xiết bu long bắt bánh răng - Giáo Trình Gầm Ô Tô 1 - Trường Cao Đẳng Công Nghệ Tp. Hcm.doc
Hình 6.82 Xiết bu long bắt bánh răng (Trang 89)
Hình 6.83: Lắp đệm hãm B. Phần thực hành - Giáo Trình Gầm Ô Tô 1 - Trường Cao Đẳng Công Nghệ Tp. Hcm.doc
Hình 6.83 Lắp đệm hãm B. Phần thực hành (Trang 89)
w