Đặc điểm của tâm lý: - Là hiện tượng tinh thần, không thể đem cân đong đo đếm như các hiện tượngkhác - Là sự phản ánh hiện thực khách quan bằng hoạt động của mỗi người và là sảnphẩm của
Trang 1Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÂM LÝ HỌC
QUẢN TRỊ KINH DOANHI Khái quát chung về tâm lý con người:
1 Khái niệm về tâm lý : Tâm lý là tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, gắn liền vàđiều hành mọi hoạt động của con người
Một cách cụ thể: theo cách hiểu này thì tâm lý của con người là các nhu cầu,
hứng thú, động cơ , hành vi, tính cách ,cảm xúc, tình cảm, ý chí, trí tuệ, nhận thức, ýthức, tự ý thức, năng lực, khả năng lao động , sáng tạo, đến các hoạt động tập thể, xãhội và những định hướng giá trị
Cần lưu ý:- Quan điểm duy tâm về tâm lý: Tâm lý là tinh thần do đấng tối cao đặt vào đầu conngười
- Quan điểm duy vật về tâm lý: Tâm lý là tinh thần nhưng không thóat khỏi vật chất
2 Đặc điểm của tâm lý:
- Là hiện tượng tinh thần, không thể đem cân đong đo đếm như các hiện tượngkhác
- Là sự phản ánh hiện thực khách quan bằng hoạt động của mỗi người và là sảnphẩm của hoạt động, nên có thể nghiên cứu bản chất, quy luật của tâm lý thông quahoạt động và sản phẩm hoạt động của con người
- Tâm lý con người có tính chất xã hội, lịch sử: tâm lý là kinh nghiệm xã hội, lịchsử của loài người biến thành cái vốn riêng của từng người thông qua quá trình nhậnthức
- Tâm lý con người mang tính chủ thể: Phản ánh tâm lý không phải là sự phảnchiếu thụ động của cái gương soi đối với sự vật, mà phản ánh tâm lý là sự phản ánhcác tác động bên ngòai của con người khúc xạ qua những đặc điểm bên trong củangười đó ( kinh nghiệm, tri thức, nhận thức…) Vì vậy tâm lý con người không aigiống ai
Trang 2- Tâm lý là chức năng của não, nhưng não không phải là tâm lý, tâm lý là thuộc
tính của não biểu hiện ở năng lực phản ánh thế giới bên ngòai thành hình ảnh tinhthần bên trong, nghĩa là hoạt động dưới hình dạng phản xạ có điều kiện sinh ra tâm lý.Nói cách khác tâm lý có bản chất phản xạ
3 Các hiện tượng tâm lý con ngườia Khái niệm: Hiện tượng tâm lý con người là một lọai hiện tượng tinh thần dothực tại khách quan tác động vào giác quan và não của một con người cụ thể, đượcngười đó tạo ra hình ảnh có tính chất lịch sử, xã hội và mang màu sắc riêng của bảnthân người dó về thực tại ấy trong vỏ não giúp con người định hướng, điều chỉnh vàđiều khiển họat động của họ ( lưu ý: điều chỉnh càng nhiều thì hành vi càng thànhthục và chuẩn mực hơn)
b Hiện tượng tâm lý bao gồm:
*Quá trình tâm lý : là những hiện tượng tâm lý diễn ra có khởi đầu , có diễn biến , có
kết thúc rõ ràng, nhưng thường diễn ra trong một thời gian tương đối ngắn Quá trình
tâm lý bao gồm: quá trình nhận thức, quá trình xúc cảm và quá trình ý chí
*Trạng thái tâm lý : là một họat động tâm lý đặc trưng cho mức độ họat động của các
quá trình tâm lý diễn ra trong một thời điểm nhất định , biểu hiện khuynh hướng,cường độ, độ linh họat, độ cân bằng của chúng
Trạng thái tâm lý bao gồm: - Sự chú ý (đi với quá trình nhận thức) - Sự tin tưởng hay nghi ngờ(đi với lý trí) - Sự phân vân ( đi với tư duy)
- Sự hồ hởi bâng khuâng (đi với tình cảm)
* Thuộc tính của tâm lý : là các hiện tượng tâm lý bền vững, những đặc điểm tâm lý
trở thành phẩm chất của nhân cách ( bao gồm : xu hướng, tính khí, tính cách và nănglực của cá nhân từng con người cụ thể)
4 Chức năng của tâm lý : - Nhận thức
Trang 3- Thúc đẩy hoạt động - Điều khiển
- Điều chỉnh hoạt độngChức năng cụ thể của tâm lý là định hướng điều chỉnh, điều khiển hoạt động và hànhđộng của con người Nó là sức mạnh tinh thần giúp con người cải tạo tự nhiên và xãhội
Nhận thức : là một quá trình, phụ thuộc thực thể tồn tại khách quan
Nhận thức cảm tính :
Là mức độ nhận thức đầu tiên, mức độ thấp nhất, bao gồm: Cảm giác : là quá trình nhận thức phản ánh riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật,hiện tượng trong hiện thực khách quan ,khi chúng đang trực tiếp tác động vào giácquan
Tri giác : là một quá trình nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tínhcủa sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan khi chúng đang trực tiếp tác độngvào giác quan
Nhận thức lý tính :
Tư duy : là quá trình nhận thức, phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối
quan hệ có tính chất quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan.Quátrình tư duy với tư cách là một hành động bao gồm:
- Phân tích tổng hợp- So sánh
- Khái quát hoá –Trừu tượng hoá - Cụ thể hoá
Tưởng tượng : là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong
kinh nghiệm của cá nhân, bằng cách xây dựng những hình ảnh mới, trên cơ sở nhữngtriển vọng đã có
II Tâm lý học quản trị kinh doanh :
Tâm lý học quản trị kinh doanh là một trong hơn 30 chuyên ngành của tâm lý học
Trang 41 Đối tượng nghiên cưu của tâm lý học : là những hiện tượng tâm lý hợp thành
hoạt động tâm lý, những hiện tượng này có cơ sở tự nhiên là :- Hoạt động thần kinh
- Hoạt động nội tiết - Hoạt động sống của con người
Gắn bó mật thiết với các quan hệ xã hội 2 Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học quản trị kinh doanh : là nâng cao ứng dụng
các quy luật tâm lý vào hoạt động quản trị kinh doanh
Cụ thể là :
Nghiên cứu sự thích ứng của công việc SXKD với con người, trong việc tổchức các quá trình SXKD và đặc biệt là vấn đề phân công lao động, chế độ làm việc,nghỉ ngơi…
Nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với nghề nghiệp, phục vụ trong quản trịnhân sự
Nghiên cứu sự thích ứng của con người với con người trong SXKD : Trong mốiquan hệ tập thể, bầu không khí tập thể , hiệu quả hoạt động tập thể và uy tín của nhàquản trị trước tập thể …
Nghiên cứu những vấn đề tâm lý trong mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụsản phẩm : Tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng để lập kế hoạch trong sản xuất,tiêu thụ sản phẩm và hướng dẫn và kích thích khách hàng mua sản phẩm …
3 Vận dụng các phương pháp nghiên cứu tâm lý con người trong tâm lý học quản
trị kinh doanh:
3.1 Phương pháp quan sát: - Dùng các giác quan để ghi nhận và đánh giá những đặc điểm tâm lý, thông quanhững biểu hiện bên ngoài một cách có hệ thống và khoa học
- Quan sát là phương pháp thu nhập thông tin tâm lý ban đầu về đối tượng, nó phụthuộc nhiều yếu tố chủ quan, tuỳ thuộc kinh nghiệm và kỹ năng của người quan sát- Nhà quản trị có thể dùng phương pháp quan sát trong rất nhiều trường hợp :
Trang 5 Quan sát để tìm hiểu tâm lý của cá nhân khi tiếp xúc với mình để kịp thới điềuchỉnh hành vi giao tiếp
Quan sát để tìm hiểu tâm lý của tập thể: dùng tai để lắng nghe ý kiến dư luận tậpthể, dùng mắt để nhìn mọi hiện tượng xảy ra trong tập thể, quan sát tâm trạng tậpthể…
Quan sát để tìm hiểu tâm lý thị trường, phong cách , thói quen mua hàng, thái độcủa khách hàng đối với việc mua các mặt hàng…
Quan sát diện mạo, đánh giá ban đầu về đối tượng tiếp xúc, qua đó đánh giá tâmlý của đối tượng ( trông mặt mà bắt hình dong)
Phải quan sát đối tượng trong nhiều khía cạch và trong các điều kiện khác nhau
3.2 Phương pháp đàm thoại : là đặt ra cho đối tượng những câu hỏi trong các cuộc
giao tiếp và dựa vào câu trả lời, nhà quản trị tìm hiểu những đặc điểm tâm lý của họ( còn gọi là phuơơng pháp phỏng vấn)
Lưu ý : Một cuộc đàm thoại hay phỏng vấn bất kỳ nào cũng thường trải qua 3 giai
đoạn- Giai đoạn làm quen- Giai đoạn thực hiện nội dung cuộc đàm thoại- Giai đoạn kết
Giai đoạn làm quen : cần tạo bầu không khí thân mật, cởi mở Trong giai đoạn
này tốt nhất chỉ đưa ra những câu hỏi vô thưởng vô phạt hoặc biết chắc là đối tượngthích thú trả lời
Giai đoạn thực hiện nội dung cuộc đàm thoại: Cố gắng duy trì bầu không khí
cởi mở, đặt câu hỏi rõ ràng, ngắn gọn Tuyệt đối không nên tranh cãi tay đôi trongphỏng vấn đàm thoại
Giai đoạn kết : Những gợi ý nhằm giải toả căng thẳng tâm lý cho đối tượng, cảm
ơn sự giúp đỡ và hứa hẹn những lần gặp gỡ tới
Trang 63.3 Phương pháp thực nghiệm tự nhiên : là phương pháp trong đó người ta chủ
động tạo ra các tình huống hết sức tự nhiên, để đối tượng phải bộc lộ ra những phẩmchất tâm lý mà mình cần tìm hiểu
Nhà quản trị thường dùng phương pháp này trong các trường hợp sau: Khi muốn tìm hiểu tính cách của nhân viên
Khi muốn kiểm tra năng lực của cán bộ Khi muốn kiểm tra mô hình quản lýmới định thi hành trong tương lai…
3.4 Phương pháp dùng bản câu hỏi ( hay bản anket) : là dùng những bản chứa
một loạt câu hỏi được xây dựng theo những nguyên tắc nhất định, đặt ra cho số lớnđối tượng và thông qua câu trả lời chúng ta đánh giá tâm lý của họ Đây là phươngpháp được coi là hình thức thu nhập thông tin nhanh nhất và rẻ nhất Việc soạn thảocần có chuyên môn Một bản câu hỏi thường bố cục 3 phân như sau:
Phần 1 :Phần tiếp xúc làm quen, kêu gọi sự tham gia của mọi người, nói lên tầm quantrọng của vấn đề cần nghiên cứu
Phần 2 :Là nội dung chính của bản câu hỏi, thường sử dụng 2 dạng câu hỏi:
Dạng câu hỏi mở: để cho đối tượng trả lời tự do Dạng câu hỏi đóng :là câu hỏi kèm theo các phương án trả lời, đối tượng chọnmột trong các phương án đó mà thôi
Phần 3 (là phần kết) : bao gồm những câu hỏi tâm lý chức năng làm giảm bớt sự căng
thẳng và lời cảm ơn , hứa hẹn lần gặp tiếp theo Khi soạn câu hỏi cần lưu ý :Câu hỏi đễ hỉểu, ngắn gọn Câu hỏi không nên hàmchứa ý trả lời mà qua đó đánh giá đối tượng tốt hay xấu Các câu hỏi liên quan đếnquan điểm chính trị, lập trường cá nhân thì chỉ nên hỏi gián tiếp
Trang 7Chương 2:
CON NGƯỜI VÀ NHÂN CÁCHI Một số khái niệm về con người:
1 Khái niệm về con người
Con người là một thực thể thống nhất gồm ba phương diện:- Phương diện sinh học
- Phương diện xã hội- Phương diện tâm lýa Về phương diện sinh học: con người là một động vật phát triển cao nhất , theophương diện này liên quan tới các yếu tố :
- Bẩm sinh- Di truyền- Các quá trình sinh họcCon người khác với con vật nhờ có bộ óc phát triển tinh vi => có khả năng lao động,có nhận thức, ý thức
b Về phương diện xã hội: con người là tổng hợp các mối quan hệ xã hội Conngười vừa là chủ thể vừa là khách thể của các mối quan hệ xã hội đó
c Về phương diện tâm lý: nhờ có ngôn ngữ, có lao động và sống thành xã hội, màcon người có sự phát triển về tâm lý mới về chất so với động vật Con người có nhậnthức, có tình cảm, ý chí, có ý thức và cả tự ý thức
Lưu ý: khi tác động đến con người chúng ta cần phải chú ý đến cả ba phương diệnnói trên
2 Khái niệm về cá nhân:- Được hiểu là con người cụ thể, xét riêng biệt tách khỏi những người xungquanh, chứ không phải là xét đại diện loài người nói chung, hay một tập hợp conngười
Trang 8- Khi nói đến cá nhân thường hiểu nó là con người cụ thể bao gồm cả ba phươngdiện sinh học, xã hội và tâm lý (như đã trình bày ở trên)
II Nhân cách
1 Khái niệm- Nhân cách là bản chất của con người, phản ánh về mặt xã hội của con người vàlà một thực thể xã hội có ý thức
- Nhân cách là toàn bộ những đặc điểm tâm lý đã ổn định bền vững của cá nhân,tạo nên giá trị phẩm giá của cá nhân và những nét độc đáo riêng của mỗi cá nhân2 Những đặc điểm cơ bản của nhân cách:
- Tính ổn định của nhân cách: Nhân cách phải là những nét tâm lý điển hình ổn
định và bền vững chứ không phải là những hiện tượng ngẫu nhiên và bất ngờ- Tính hệ thống của nhân cách: Nhân cách của mỗi người được tập hợp bởi nhiều
nét nhân cách khác nhau, nhưng luôn liên hệ mật thiết với nhau Vì vậy khi đánh giámột nét nhân cách nào đó cần phải xem xét nó trong mối liên hệ với những nét nhâncách khác ở con người
- Tính tích cực của nhân cách: Nhân cách không phải được sinh ra mà là được
hình thành ( phản ánh mối quan hệ giữa giáo dục và nhân cách) Nguồn gốc của tínhtích cực của nhân cách là nhu cầu, con người sống có ý nghĩa là con người hoạt độngvà từ đó nhân cách phát triển (Hoạt động và nhân cách : nếu không hoạt động nhâncách không tồn tại)
- Tính giao lưu của nhân cách: nhân cách chỉ có thể tồn tại trong sự giao lưu với
những nhân cách khác ( giao lưu và nhân cách) Chỉ có giao lưu thì cá nhân mới cóthể lĩnh hội được các chuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị xã hội Đồng thời cũngqua giao lưu mà mỗi cá nhân được đánh giá, được nhìn nhận theo quan điểm của xãhội
Tóm lại: Nhân cách là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất tâm lý của cá nhân quy
định giá trị xã hội và hành vi xã hội của ho3 Cấu trúc tâm lý của nhân cách
Trang 9Bàn đến cấu trúc của nhân cách có nghĩa là xem xét: - Nhân cách gồm các thành phần nào?
- Các thành phần đó được sắp xếp ra sao?- Giữa chúng có quan hệ như thế nào?Có nhiều quan điểm khác nhau, song phổ biến nhất và phù hợp nhất với khái niệm vềnhân cách, các nhà tâm lý học cho rằng:
Cấu trúc của nhân cách bao gồm bốn nhóm phẩm chất cơ bản sắp xếp theo thứ tự sauđây:
- Xu hướng- Khí chất- Tính cách- Năng lực3.1 Xu hướng: - Là những đặc điểm tâm lý hướng con người tới một mục tiêu nào đó, là nhữngnhân tố thúc đẩy bên trong quy định tính tích cực của con người trong hoạt động củahọ
- Xu hướng được thể hiện qua: động cơ_nhu cầu, hứng thú, thế giới quan
3.1.1 Động cơ - nhu cầu:
- Động cơ hành động là nhu cầu mạnh nhất tại một thời điểm xác định- Nhu cầu là biểu thị mối quan hệ tích cực của cá nhân đối với hoàn cảnh, lànhững đòi hỏi mà cá nhân thấy cần phải được thoả mãn trong những điều kiện nhấtđịnh để có thể tồn tại và phát triển
Có thể phân ra hai nhóm nhu cầu
Nhu cầu tự nhiên ( hay nhu cầu sinh lý, nhu cầu vật chất) : loại nhu cầu này do bảnnăng sinh ra, bao gồm nhu cầu ăn ở, nhu cầu an toàn , nhu cầu sinh dục và bảo tồn nòigiống…Dạng nhu cầu này có giới hạn về lượng và có tính chu kỳ rõ rệt
Trang 10Nhu cầu xã hội ( nhu cầu tinh thần ) : Dạng này chủ yếu do tâm lý tạo nên, nói lên bảnchất xã hội của con người.Bao gồm: Nhu cầu lao động, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu họctập, nhu cầu văn thể mỹ v…v…
- Hệ thống các nhu cầu của con người bao gồm( 5 nhóm từ thấp đến cao) Nhóm 1: Các nhu cầu sinh lý cơ bản : nhà ở , thức ăn, nghỉ ngơi, tình dục … Nhóm 2 : Các nhu cầu về an toàn tính mạng và tài sản
Nhóm 3 : Các nhu cầu về văn hoá xã hội Nhóm 4 : Các nhu cầu được kính trọng+ Yêu quý, tôn trọng, tự chủ, hiểu biết+ Được mọi người tôn trọng và có địa vị xã hội Nhóm 5 : Nhu cầu phát triển bản thân, hiện thực hoá mọi tiềm năng sáng tạo ,hiểu biết
Quan điểm vận dụng : Trong TLH QTKD con người có nhiều nhu cầu khác nhau,song tính phổ biến, khá ổn định mà nhà quản trị cần phải quan tâm :
a Muốn có đời sống kinh tế khá giả nhưng phải ổn địnhb Muốn có sự công bằng xã hội.Yêu cầu nhà quản trị phải : Phân phối phúc lợi theo chất lượng lao động
Người có tài,có sức được hưởng lương cao Cần có quỹ phúc lợi giúp người nghèo khó Cần công bằng trong sử dụng và đãi ngộ tài năngc Nhu cầu ham thích tự do
d Mong muốn gia đình hạnh phúc
Trang 11e Mong muốn các nhà lãnh đạo có khả năng và có đạo đức
Từ quan điểm : Động cơ hành động là nhu cầu mạnh nhất tại một thời điểm xác định.Vì vậy : muốn thúc đẩy người khác làm theo ý mình thì cần phải tạo động cơ làm việc
đó của họ, bằng cách:- Trước hết là tìm hiểu những nhu cầu mong muốn ở họ- Tiếp theo tìm cách thoả mãn nhu cầu đó cho họ
- Đồng thời hướng sự thoả mãn nhu cầu đó vào việc thực hiện mục đích chung.3.1.2 Hứng thú :
- Là sự xuất hiện cảm xúc dương tính trong nhu cầu, là thái độ đặc biệt của cánhân đối với sự vật, hiện tượng nào đó, vừa có ý nghĩa quan trọng, vừa có khả năngmang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động
- Hứng thú làm cho con người làm việc chăm chỉ, quên mệt mỏi, là nhân tố kíchthích hoạt động của con người, khả năng tìm tòi, sáng tạo của ho
- Nhà quản trị cần chú ý làm sao cho người lao động thật sự có hứng thú trongcông việc của mình, thì họ mới làm việc được thoải mái và đạt năng suất cao
Muốn vậy cần chú ý 2 đặc điểm sau :
Giữa hứng thú và nhu cầu có mối quan hệ qua lại với nhau, phải làm cho đốitượng hứng thú có cường độ kích thích mạnh, hấp dẫn, mới lạ và độc đáo
Giữa hứng thú, chú ý với cảm xúc, tình cảm đối với đối tượng, phải làm cho conngười hiểu biết tương đối thấu đáo về đối tượng, từ đó nhận thức được tầm quan trọngcủa đối tượng và của hoạt động đối với cuộc sống cá nhân và của cả doanh nghiệp3.1.3 Thế giới quan :
– là hệ thống quan điểm của con người về tự nhiên, xã hội và bản thân, xác địnhphương châm hành động của người đó
– Thế giới quan quyết định thái độ của người đó đối với thế giới xung quanh vàquyết định những phẩm chất và phương hướng phát triển của nhân cách
Trang 12– Một trong những dạng đặc biệt của thế giới quan là niềm tin Niềm tin là cái kếttinh các quan điểm trí thức, tình cảm, ý chí được con người thể nghiệm, trở thànhchân lý bền vững trong mỗi cá nhân
– Niềm tin giữ vai trò là kim chỉ nam cho cuộc sống của con người.Vì vậy các nhàquản trị phải chú ý gây được niềm tin của mọi người, đặc biệt phải tạo chữ tín trongkinh doanh
3.1.4 Nhân sinh quan : là quan điểm về cuộc sống của cá nhân trong thế giới : nhân sinh quan vị kỷ ( vì mình )
Nhân sinh quan vị tha (mình vì mọi người)3.2 Khí chất (tính khí) của con người :
- Là sự biểu hiện về mặt cường độ, tốc độ và nhịp độ của các hoạt động tâm lý
trong những hành vi, cử chỉ, lời nói của con người - Các kiểu thần kinh của con người là cơ sở sinh lý của khí chất Dựa vào nó người ta chia ra 4 kiểu khí chất cơ bản như sau :a Kiểu khí chất linh hoạt ( hăng hái) Tương ứng kiểu thần kinh:” Mạnh-cân bằng-
linh hoạt “, hoạt động mạnh mẽ, dễ thành lập phản xạ có điều kiện và độnghình.Những người có khí chất linh hoạt thích hợp với những công việc có tính chấtđổi mới, có nội dung hoạt động sôi nổi, linh hoạt, còn đối với những công việc đơnđiệu, kém thú vị thì dễ dẫn đến chán nản
b Kiểu khí chất điềm tĩnh ( bình thản) tương ứng kiểu thần kinh “ mạnh – cân bằng
– không linh hoạt “ nên ít năng động và khó thành lập phản xạ có điều kiện và độnghình Họ nhận thức hơi chậm nhưng sâu sắc, chín chắn Trong quản trị những ngườinày thích hợp với công tác kế hoạch, tổ chức nhân sự, những công việc đòi hỏi tínhcẩn thận và nguyên tắc
c Kiểu khí chất nóng nảy ( sôi nổi ) tương ứng vơi kiểu thần kinh : Mạnh-không
cân bằng “.Họ dễ bị kích thích và khi gặp kích thích thường phản ứng nhanh và mạnhmẽ, họ rất thẳng thắn, trung thực nhưng dễ thiếu tế nhị, theo quan điểm trong hoạtđộng quản trị :những người này đảm nhận tốt những công việc đòi hỏi sự dũng cảm,xông xáo.Trong quan hệ nên đối xử với họ tế nhị, nhẹ nhàng, tránh phê bình trực diện
Trang 13d Kiểu khí chất ưu tư ( đa sầu) tương ứng kiểu thần kinh “ Yếu- ức chế mạnh hơn
hưng phấn “ Sức chịu đựng của hệ thần kinh yếu, rất khó thành lập phản xạ có điềukiện, nhưng khi đã thành lập được thì cũng khó bị phá vỡ Họ nhận thức hơi chậm,nhưng sâu sắc, tinh tế và thường họ là những người tốt, có tinh thần trách nhiệmcao.Trong hoạt động họ cần có sự khuyến khích, động viên và không nên phê bìnhtrách phạt một cách trực tiếp
3.3 Tính cách : * Là một thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân, bao gồm một hệ thống thái độ củanó đối với hiện thực, thể hiện trong hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cánhân trong từng điều kiện hoàn cảnh nhất định, thể hiện thái độ của họ đối với thế giớixung quanh và bản thân
* Tính cách của con người được thể hiện ra bên ngoài thông qua những hành vi, cáchcư xử, lời ăn, tiếng nói của họ
* Xét về mặt cấu trúc, tính cách có 2 mặt : mặt nội dung và mặt hình thức Mặt nội dung : là hệ thống thái độ của con người đối với thiên nhiên, xã hội, đốivới lao động và đối với bản thân
Mặt hình thức là sự biểu hiện ra bên ngoài của tính cách, là hệ thống hành vi, cửchỉ, cách nói năng của con người
Dựa vào nội dung và hình thức của tính cách, các nhà tâm lý học chia con người theo04 kiểu như sau:
Kiểu1: Nôi dung tốt, hình thức tốt.
Đây là kiểu con người toàn diện, con người có thái độ tốt (tư tưởng tốt ) và hành vi,cử chỉ, lời nói cũng tốt , nghĩa là cư xử với xã hội, với mọi người đều tốt
Những con người này thường có trình độ, có hiểu biết, được sống và làm việc trongmôi trường thuận lợi, vì vậy họ có nhiều cơ hội được quần chúng tín nhiệm và đề bạt
Kiểu 2: Nôi dung tốt, hình thức chưa tốt.
Là kiểu người có bản chất tốt, nhưng chưa từng trải, chưa được giáo dục hành vi đầyđủ , chưa biết cách biểu hiện cái tốt trong cách cư xử của mình , cần chỉ cho họ cách:“ học ăn, học nói, học goi, học mở” họ sẽ trở thành người thuộc kiểu 1
Trang 14Kiểu 3: Nội dung xấu, hình thức tốt
Là kiểu người giả dối, thiếu trung thực, là con người có nhiều thủ đoạn , nhamhiểm :”bề ngoài thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không dao” Đâylà loại người từng trải hiểu đời, nhưng tâm địa không tốt, họ chỉ biết sống vì mình màkhông quan tâm tới tập thể và người khác Khi sử dụng kiểu người này cần phải cẩnthận đề phòng để tránh hậu quả sau này
Kiểu 4: Nội dung xấu, hình thức xấu
Là kiểu con người xấu toàn diện, con người có bản chất không tốt và hành vi cũngkhông tốt Khi sử dụng con người này cần phải hết sức thận trọng, trong một số lĩnhvực thậm chí không nên thu dụng
3.4 Năng lựcLà khả năng của con người có thể thực hiện một loại hoạt động nào đó làm cho hoạtđộng đó đạt được một kết quả nhất định Vì vậy: khi nói đến năng lực bao giờ cũngphản ánh năng lực về một hoạt động cụ thể nào đó
Lưu ý: Năng lực khác năng khiếu: Năng khiếu là khả năng bẩm sinh, là mầm mốngcủa năng lực, trong quá trình hình thành năng lực phụ thuộc vào ý chí và môi trường Lưu ý:
+ Vẻ đẹp thật sự khơng nằm trong dáng vẻ bênn ngoài, mà ở bênn trong trái tim.Chn gi trị khơng nằm trong những gì hữu hình m nĩ tồn tại trong những ci vơ hình + Tình thương yêu thật sự khơng nằm trong những việc đ lm, đ được biết đến, m nĩhiện hữu nơi những gì đ thực hiện trong thầm lặng…
Trang 15Chương 3
TẬP THỂ VÀ VÀ TÂM LÝ TẬP THỂI Tập thể :
1 Nhóm xã hội: là một kết hợp các cá nhân trong một tổ chức nào đó, có mối liên hệ,quan hệ ( trực tiếp hoặc gián tiếp) với nhau
Chúng ta có thể khẳng định là: - Không có môt cá nhân nào từ lúc sinh ra đến lúc chết đi lại không ở trong nhóm xãhội này, hay nhóm xã hội khác
- Cùng một lúc cá nhân có thể thuộc nhiều nhóm xã hội khác nhau.Khi nghiên cứu nhóm xã hội thực chất là nghiên cứu các kiểu quan hệ đặc trưng tạonhóm ( phản ánh chất lượng của nhóm) , chẳng hạn:
Nhóm gia đình thì đặc trưng bằng kiểu quan hệ gia đình Nhóm Đảng phái đặc trưng bởi quan hệ chính trị
Nhóm bạn bè đặc trưng bởi quan hệ bạn bè2 Khái niệm tập thể :
- Là một nhóm độc lập về mặt pháp lý, có tổ chức chặt chẽ, hoạt động theo một mụcđích nhất định,phục vụ cho lợi ích xã hội,vì sự tiến bộ của xã hội
- Nếu một nhóm người có tổ chức chặt chẽ, nhưng chỉ hoạt động vì lợi ích riêng thìkhông gọi là tập thể, mà chỉ gọi là phường hội
- Như vậy : mọi tập thể đều là nhóm nhưng không phải bất kỳ nhóm nào cũng là tậpthể
3 Phân loại tập thể :
Trang 16a.Tập thể cơ sở ( tập thể sơ cấp)
- Có số lượng ít thành viên - Có mối quan hệ trực tiếp với nhau - Có mối liên hệ cố định về lao động,sinh hoạtTập thể cơ sở là cầu nối giữa cá nhân với tập thể cơ bản.b Tập thể cơ bản ( tập thể thứ cấp): là một phạm trù rộng hơn, bao gồm nhiều
tập thể cơ sởĐặc điểm của tập thể cơ bản : Các mục đích, các quan hệ dựa trên ý nghĩa xã hội xâuxa và rộng hơn, xuất phá từ nhiệm vụ xã hội của nền kinh tế vĩ mô
Vd: một nhà máy gồm nhiều tổ sản xuất, một trường học gồm nhiều lớp học
II Những yếu tố tâm lý tập thể cần chú ý trong công tác quản trị :
1 Khái niệm về tâm lý tập thể :- Tâm lý tập thể là toàn bộ phẩm chất và đặc điểm tâm lý chung trong đời sống tinhthần hàng ngày của một tập thể
- Tâm lý tập thể bao gồm những quá trình, trạng thái và thuộc tính tâm lý xã hội củamột tập thể nhất định
- Người lãnh đạo và thủ lĩnh bao giờ cũng có tác động thúc đẩy hay kìm hãm cácquá trình tâm lý xã hội tập thể
- Các thuộc tính tâm lý xã hội của tập thể bao gồm những đời sống tinh thần đã trởnên tương đối vững bền ổn định, đó là :
Nhu cầu và lợi ích chung của tập thể Tình cảm, trí tuệ của tập thể
Niềm tin, ý chí của tập thể Truyền thống, thói quen, nếp sống của tập thể nếu khơi dậy và phát huy các thuộc tính tâm lý xã hội của tập thể thì sẽ trở thànhđộng lực và sức mạnh tinh thần của tập thể
2 Những hiện tượng tâm lý xã hội phổ biến trong tập thể : a Mối quan he qua lại giữa các thành viên trong tập thể gồm 3 khía cạnh :
Trang 17- Trí tuệ : Biểu hiện khả năng đánh giá đúng người- Tình cảm : Phản ánh tính chất quan hệ giũa 2 người- Nghị lực : Phân biệt mức độ ảnh hưởng của người này với người khác b Sự hoà hợp : thể hiện ở các tiêu chuẩn sau
- Kết quả hoạt động chung - Mức độ hao phí năng lượng cảm xúc- Mức độ hài lòng, thoả mãn các hoạt động chungc Bầu không khí tâm lý xã hội trong tập thể phản ánh tính chất,nội dung các mốiquan hệ giữa các thành viên trong tập thể
d Dư luận xã hội trong tập thể : là toàn bộ những phán đoán, đánh giá, biểu thị tháiđộ của quàn chúng đối với những sự kiện khác nhau trong đời sống tập thể, cũng nhưmỗi cá nhân trong tập thể
e Xung đột và giải quyết xung đột trong tập thểf Sự lây lan tâm lý trong tập thể : là hiện tượng lây lan tâm lý từ thành viên nàysang thành viên khác :
- Cơ chế dao động từ từ - Cơ chế bùng nổ : lan truyền nhanh, đột ngộtNhà quản trị cần nhận thức được hiện tượng lây lan tâm lý và biết cách điều khiển nóđể có lợi cho tập thể
g Những truyền thống trong tập thể : là cơ chế giữ gìn, truyền lại, tái tạo, củng cốcác kinh nghiệm, cách thức thực hiện các quan hệ xã hội
h Hiện tượng áp lực nhóm : Sự gây áp lực của một nhóm lên cá nhân, thành viêncủa tập thể
Nếu cá nhân : - Độc lập, vững vàng sẽ không bị nhóm gây áp lực
- Có tính a dua :sẽ theo đuôi khi nhóm gây áp lực3 Cơ cấu tâm lý của tập thể :
a Khái niệm : là hệ thống các mối quan hệ nhất định hình thành vững chắc giữa
các thành viên trong tập thể đó
Trang 18b.Các loại cơ cấu tâm lý của tập thể :
- Cơ cấu chính thức : thể hiện trong quy chế tổ chức của tập thể, được xã hội tập thể
thừa nhận , tuân theo Cơ cấu chính thức là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của tập thể
- Cơ cấu không chính thức là hệ thống các mối quan hệ cá nhân được hình thành một
cách tự phát trên cơ sở tình cảm, lơi ích, thói quen và nguyện vọng => Chính trong cơ cấu không chính thức thường diễn ra những xung đột căng thẳnggây nên bầu không khí nặng nề trong tập thể, mà nhà quản trị cần đặc biệt quan tâmtìm hiểu, để lãnh đạo nhóm đi theo mục đích chung của tập thể
4 Các giai đoạn phát triển của tập thể Các tổ chức, cơ quan Nhà nước ,cũng như bất cư một tập thể lao động nào, đềuđược hình thành theo một quy luật nhất định, trải qua các giai đoạn sau đây:
Giai đoạn thứ nhất: Tập thể mới được hình thành, mọi người vừa mới tập trung lại,không ai biết ai, chưa có mối quan hệ qua lại Sau đó, mối quan hệ qua lại giữa cácthành viên trong tập thể bắt đầu nảy sinh trên cơ sở công việc Mỗi người đều cố gắngkhẳng định vai trò và khả năng của mình trong tập thể Kỷ luật tập thể bắt đầu đượchình thành Trong giai đoạn rất dễ nảy sinh xung đột trong tập thể Trong tổ chức, cơquan có thể có những phần tử tiêu cực, họ mang vào tập thể những thói hư, tật xấu, vôý thức tổ chức, kỷ luật
Nhiệm vụ của người lãnh đạo, quản lý trong giai đoạn này là ổn định tổ chức, đề cao
kỷ luật lao động Phong cách quản lý thích hợp trong giai đoạn này là phong cáchlãnh đạo chuyên chế, sử dụng biện pháp mệnh lệnh để điều hành công việc của tập
thể Giai đoạn thứ hai: Mối quan hệ liên cá nhân đã trở nên chặt chẽ hơn Kỷ luật laođộng được củng cố vững chắc hơn Trong giai đoạn này, trong tập thể đã xuất hiệnnhững hạt nhân tích cực, trở thành chỗ dựa cho người quản lý Người lãnh đạo, quảnlý cần phải chuyển từng phần chức năng thích hợp cho những người này, phát huy vaitrò của họ trong hoạt động tổ chức
Trang 19Phong cách quản lý tổ chức thích hợp trong giai đoạn này là sự kết hợp giữa hai
phong cách lãnh đạo: phong cách chuyên chế và phong cách dân chủ.
Giai đoạn thứ ba: Tổ chức, cơ quan đã có trình độ phát triển cao Ý thức tráchnhiệm của từng thành viên trong tổ chức được nâng cao Mỗi thành viên trong tập thểđều đã nhận thức rõ về nhiệm vụ chung của tổ chức Kỷ luật tập thể ngày càng đượccủng cố Mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức trở nên bền vững hơn Trong
giai đoạn này, người lãnh đạo nên chuyển sang phong cách lãnh đạo dân chủ.
Nghiên cứu các giai đoạn phát triển của tập thể cho thấy: toàn bộ sự phát triển của tậpthể, trước hết là sự hoàn thiện liên tục những mối quan hệ xã hội của nó Quản lý,lãnh đạo có hiệu quả đòi hỏi nhà quản lý phải nắm được quy luật hình thành và pháttriển của tập thể
Trang 20 Giao lưu : quá trình trao đổi thông tin Tác động qua lại: Hợp tác-cạnh tranh ; đồng tình-xung đột Tri giác :
+ Khía cạnh tri giác của giao tiếp bao hàm quá trình hình thành hình ảnh về ngườikhác
+ Xác định được các phẩm chất tâm lý và đặc điểm hành vi của người đó2 Các loại hình giao tiếp cơ bản :
a.Dựa vào tính chất tiếp xúc ta chia ra 2 loại :
- Giao tiếp trực tiếp : các đối tượng giao tiếp gặp gỡ nhau trực tiếp và thườngdùng ngôn ngữ nói và biểu cảm để truyền cho nhau những ý nghĩ và tình cảm củamình
Trang 21- Giao tiếp gián tiếp : là giao tiếp thông qua một phương tiện trung gian ( điệnthoại, thư tín, fax…)
b.Dựa vào hình thức giao tiếp,ta chia ra 2 loại :
- Giao tiếp chính thức : Có ấn định theo luật ( mít tinh, hội họp…), loại hình nàykhá phổ biến và ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của tập thể
- Giao tiếp không chính thức : là giao tiếp không theo sự quy định nào cả, nómang nặng tính cá nhân.Loại hình giao tiếp này có tác dụng tạo ra bầu không khí ấmcúng, thân mật, hiểu biết lẫn nhau và tạo điều kiện thuận lợi cho giao tiếp chính thứcthực hiện có hiệu quả
c Dựa vào thế tâm lý giữa các bên trong giao tiếp,ta chia ra 3 kiểu giao tiếp :
- Giao tiếp ở thế mạnh- Giao tiếp ở thế yếu- Giao tiếp ở thế cân bằng3 Các phương tiện giao tiếp : a Phương tiện giao tiếp ngôn ngữ : là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con
người.Bằng ngôn ngữ con người có thể truyền đi bất cứ một loại thông tin nào nhưdiễn tả tình cảm, ám chỉ, miêu tả sự vật.Giao tiếp ngôn ngữ thường dựa vào các yếutố:
- Nội dung ngôn ngữ- Tính chất của ngôn ngữ : nhịp điệu, ngữ điệu- Điệu bộ khi nói : điệu bộ là những cử chỉ của tay chân và vẻ mặt, mắt nhìn, tainghe …kết hợp khi nói
b Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ :
- Nét mặt : biểu lộ thái độ,cảm xúc của con người- Anh mắt : cửa sổ của tâm hồn
- Nụ cười : biểu lộ thái độ ,tình cảm của mình - Cử chỉ,tư thế,diện mạo,khoảng cách…
II Những yếu tố tâm lý cần chú ý trong giao tiếp :
Trang 221 Ấn tượng ban đầu : - Ấn tượng ban đầu thường là một sự đánh giá, một hình ảnh, một nhận xét, mộtthái độ về đối tượng, được hình thành ngay từ giây phut ban đầu hoặc lần đầu tiên gặpgỡ, chúng hình thành trong đầu óc của ta, ngay cả khi không chịu sự chi phối của ýchí
- Ấn tượng ban đầu có thể đúng,có thể sai ( vì mới chỉ mang nặng sự đánh giácảm tính thông qua dấu hiệu bề ngoài như hình thức, diện mạo, trang phục, giọngnói…) chúng dần dần được hoàn chỉnh và chính xác hoá trong quá trình giao tiếp- Ấn tượng ban đầu rất khó xoá và ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giao tiếp vềsau, nó có thể làm biến đổi cả thái độ, hành vi và nghệ thuật giao tiếp của chúng ta- Vì vậy : Trong giao tiếp chúng ta cần phải chú ý tạo ra được ấn tượng tốt từban đầu ở đối tượng, chính nó là chìa khoá của thành công của các giai đoạn tiếp theo2 Nhận thức trong giao tiếp :
Trong giao tiếp các bên tham gia phải nhận thức về nhau, nên phải thận trọng trongtừng cử chỉ, từng lời ăn,tiếng nói.Bởi lẽ trong giao tiếp ta luôn phải tri giác lẫn nhauđể thông qua tư duy, phán đoán lựa chọn những phương án giao tiếp
3 Tình cảm, xúc cảm trong giao tiếp : - Trên cơ sở nhận thức ,xúc cảm, tình cảm được nảy sinh và biểu lộ trong giaotiếp của các bên
- Những cảm xúc nhất định được lập đi lập lại qua những lần giao tiếp khácnhau sẽ dần dần hình thành nên những tình cảm tương ứng
Tình cảm tích cực : yêu, thương, quý trọng… Tình cảm tiêu cực : Căm ghét, khinh bỉ…- Vì vậy: để giao tiếp được tốt chúng ta cần phải biết kiềm chế cảm xúc củamình, tránh không cho chúng lấn lướt lý trí của chúng ta và phải biết tác động vàocảm xúc của đối tượng
4 Ám thị trong giao tiếp :
Trang 23- Ám thị là dùng lời nói,việc làm, hành vi, cử chỉ tác động vào tâm lý cá nhânhoặc nhóm người nhằm làm cho họ tiếp thu thông tin mà không có sự phê phán
- Tính ám thị ( tính nhẹ dạ cả tin) phụ thuộc vào bản lĩnh của từng người, từnglứa tuổi, giới tính và từng hoàn cảnh
- Trong kinh doanh, ám thị thường được sử dụng qua tác động của quảng cáo.Nếu nhà quản trị có uy tín tuyệt đối với nhân viên thì mọi chỉ thị,mệnh lệnh đều đượcnhân viên tiếp thu,thực hiện một cách tự giác
5 Sự hoà hợp tâm lý giữa các bên giao tiếp : Nguyên tắc chung : hai người không hợp nhau sẽ rất khó nói chuyện, bàn bạc, giảiquyết công việc chung cùng nhau => cần lập các ê kíp hợp nhau
III Nghệ thuật trong giao tiếp :
1 Nguyên tắc trong giao tiếp : - Nguyên tắc vàng trong giao tiếp : “ hãy đối xử với mọi người giống như điều
mình muốn họ đối xử với mình”- Các quy tắc ứng xử trong giao tiếp:
Quan tâm đến con người, thể hiện tình cảm giữa con người với con người. Hãy tôn trọng người khác và biết tìm ưu điểm ở người khác
Định vị, đặt mình vào vị trí của người khác để ứng xử. Nên dùng cách nói tế nhị, cách nói triết lý để giảm sự bất hạnh đau khổ củangười khác Tránh cách nói cơ giới (nói thẳng, nói trực tiếp một cách thô thiển), tránhcách nói mỉa mai làm người khác mủi lòng
Hãy nghiêm túc : quan điểm tập trung vào công việc Hãy cẩn trọng : Phân biệt công việc với đời thường Hãy tích cực : Chủ động tham gia giải quyết công việc Tôn trọng lời hứa, uy tín và trách nhiệm
Giao tiếp phải có lý, có tình Đừng lãng phí thời gian của mình và của người khác2 Các kỹ năng giao tiếp:
Trang 24 Kỹ năng lắng nghe Kỹ năng đặt câu hỏi Kỹ năng diễn thuyết, báo cáo. Kỹ năng giao dịch bằng thư tín Kỹ năng xã giao thơng thường 3 Kỹ xảo trong giao tiếp:
Là sự thành thục sử dụng các phương tiện giao tiếp Là sự hiểu biết sâu sắc những vấn đề tâm lý trong giao tiếp, để sử dụng cácphương tiện giao tiếp hợp lý
Lưu ý : cần vận dụng kỹ xảo giao tiếp đúng lúc, đúng chỗ, đúng với từng mốiquan hệ, thì giao tiếp sẽ đạt hiệu quả cao
4 Nghệ thuật ứng xử trong mơi trường doanh nghiệp :
4.1 Với cấp trên :
- Tơn trọng đẳng cấp - Báo cáo thường xuyên- Tiếp thu phê bình- Noi theo phong cách- Cư xử khéo léo
4.2 Với đồng nghiệp :
Môitrườngdoanh nghiệp
Cấp trên
Đồng cấp
Cấp dưới
Khách hàng