1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn tâm lý học kinh doanh tên đề tài tâm lý học và tâm lý học quản trị kinh doanh

15 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,92 MB

Nội dung

Tâm lý học quản trị kinh doanh là một chuyên ngành của tâm lý học nghiên cứu các hiện tượng, quy luật, đặc điểm và cơ chế vận hành tâm lý của con người trong hoạt động kinh doanh nhằm nâ

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

- 🙧🙧🙧

-TIỂU LUẬN MÔN: TÂM LÝ HỌC KINH DOANH

TÊN ĐỀ TÀI: TÂM LÝ HỌC VÀ TÂM LÝ HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH

NHÓM 1

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2022

Trang 2

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

- 🙧🙧🙧

-TÊN ĐỀ TÀI: TÂM LÝ HỌC VÀ TÂM LÝ HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2022

Trang 3

Mục Lục

LỜI MỞ ĐẦU 4

PHẦN NỘI DUNG 5

1 Tâm lý học và tâm lý học quản trị kinh doanh 5

1.1 Tâm lý học 5

1.2 Tâm lý học quản trị kinh doanh 5

1.2.1 Một số khái niệm cơ bản trong tâm lý học quản trị kinh doanh 5

1.2.2 Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học kinh doanh 7

1.2.3 Nhiệm vụ của tâm lý học quản trị kinh doanh 8

1.2.4 Phương pháp nghiên cứu Tâm lý học quản trị kinh doanh 9

1.2.5 Vai trò của tâm lý học trong quản trị kinh doanh 10

1.2.6 Vài nét về sự hình thành và phát triển Tâm lý học quản trị kinh doanh ở Việt Nam 11

1.3 Những phẩm chất và năng lực của nhà kinh doanh thế kỷ 21 12

1.3.1 Những phẩm chất của nhà kinh doanh 12

1.3.2 Những năng lực của nhà kinh doanh 13

Kết luận 14

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập và phát triển, nhiều xí nghiệp cũng như các công ty liên doanh mọc lên ngày càng nhiều Việc cạnh tranh thị phần ngày càng khóc liệt, muốn tồn tại và phát triển lâu dài và ổn định lượng khách hàng, các doanh nghiệp cần phải nắm bắt tâm lí khách hàng

Trang 5

PHẦN NỘI DUNG

1 Tâm lý học và tâm lý học quản trị kinh doanh.

1.1 Tâm lý học.

Tâm lý là tất cả các hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, nó gắn liền

và điều hành mọi hành vi, hoạt động của con người

Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu hoạt động, tinh thần và tư tưởng của con người (cụ thể đó là những cảm xúc, ý chí và hành động) Tâm lý học cũng chú tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý và các yếu tố bên ngoài lên hành vi và tinh thần của con người

Hiện nay, người ta định nghĩa Tâm lý học như một khoa học nhân văn có mục đích diễn giải các hành vi và ứng xử của con người trên cơ sở tâm trí bình thường hoặc bệnh lý Nói cách khác, mục tiêu nghiên cứu của Tâm ý học là sự phối hợp của

tư tưởng, cảm xúc và hành động ở con người

Ví dụ:

- Khi chúng ta vui hoặc buồn, trạng thái vui hay buồn đó cũng là tâm lý

Khi chúng ta suy nghĩ và đưa ra một nhận định, đánh giá nào đó, những nhận định đánh giá của chúng ta cũng là các hiện tượng tâm lý

1.2 Tâm lý học quản trị kinh doanh.

1.2.1 Một số khái niệm cơ bản trong tâm lý học quản trị kinh doanh.

1.2.1.1 Khái niệm quản trị.

Quản trị là một hoạt động được thực hiện nhằm đảm bảo hoàn thành công việc thông qua nỗ lực của người khác Hay có thể hiểu, quản trị là một hoạt động thiết yếu đảm bảo phối hợp có hiệu quả các hoạt động của các cá nhân khác trong một tổ chức Ngoài ra, quản trị cũng có thể hiểu là sự phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những cá nhân nhằm đạt được những mục tiêu chung của nhóm

Trang 6

1.2.1.2 Khái niệm kinh doanh.

Từ lâu kinh doanh được hiểu như là một công việc, một nghề Song kinh doanh không chỉ đơn thuần là một nghề, mà còn là mối quan hệ giữa người với người Trong kinh tế, tất cả các hoạt động kinh doanh đều liên quan tới việc sử dụng công sức và tiền vốn để tạo ra sản phẩm (hàng hóa hay dịch vụ) và cung ứng cho thị trường nhằm mục đích kiếm lời

Một cách tổng quát có thể hiểu kinh doanh là một quá trình lập kế hoạch và thực hiện các chính sách về sản xuất, phân phối (thương mại), dịch vụ và quảng cáo các sản phẩm nhằm tạo ra lợi nhuận

1.2.1.3 Khái niệm quản trị kinh doanh.

Quản trị kinh doanh là sự tác động

liên tục, có tổ chức, có định hướng của

chủ thể doanh nghiệp lên tập thể lao động

trong doanh nghiệp, sử dụng một cách tốt

nhất mọi tiềm năng và cơ hội để đạt mục

tiêu đề ra theo đúng luật pháp và chuẩn

mực xã hội

Thực chất của quản trị kinh doanh là sự kết hợp mọi nỗ lực chung của tập thể lao động trong doanh nghiệp để đạt tới mục đích chung của doanh nghiệp và mục đích riêng của mỗi người một cách khôn khéo và có hiệu quả nhất

1.2.1.4 Tâm lý học quản trị kinh doanh là gì?

So với một số chuyên ngành tâm lý học khác, Tâm lý học quản trị kinh doanh ra đời muộn hơn Khi đã ra đời Tâm lý học quản trị kinh doanh ứng dụng tri thức của các

chuyên ngành tâm lý khác như: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học xã hội, Tâm lý học lao động, Tâm lý học quản lý, Tâm lý học phát triển… vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp

Trang 7

Tâm lý học quản trị kinh doanh là một chuyên ngành của tâm lý học nghiên cứu các hiện tượng, quy luật, đặc điểm và cơ chế vận hành tâm lý của con người trong hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng của hoạt động của doanh nghiệp

Các hiện tượng, quy luật và cơ chế vận hành tâm lý của con người trong môi trường hoạt động kinh doanh là vô cùng phong phú và đa dạng Vì vậy, để nghiên cứu một cách sâu hơn tâm lý của con người, nhóm người trong môi trường hoạt động đặc thù này, các nhà tâm lý học đã chia ra làm 2 lĩnh vực chủ yếu sau:

 Thứ nhất là hoạt động tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh

 Thứ hai là hoạt động tìm hiểu, nghiên cứu thị trường thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, thu hút đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh

1.2.2 Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học kinh doanh.

Đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học quản trị kinh doanh bao gồm nhiều hiện tượng, đặc điểm, quy luật và cơ chế vận hành tâm lý của con người trong hoạt động kinh doanh Các đối tượng này được phân ra thành các nhóm sau:

 Nghiên cứu các hiện tượng, đặc điểm tâm lý của nhà kinh doanh: năng lực quản lý sản xuất, đặc điểm tâm lý nghề nghiệp, phong cách lãnh dạo, uy tín,

tư duy kinh doanh… của nhà kinh doanh

 Nghiên cứu các hiện tượng, đặc điểm tâm lý của người lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, động cơ, nhu cầu, sở thích, năng lực, tình cảm, thái độ quan hệ… để từ đó nhà kinh doanh có thể thúc đẩy, động viên họ tích cực thực hiện các nhiệm vụ được giao

 Nghiên cứu tập thể và các hiện tượng

tâm lý - xã hội trong tập thể sản

xuất kinh doanh như: tập thể sản

xuất kinh doanh, sự phát triển của

tập thể, bầu không khí tâm lý, lây

lan tâm lý, đoàn kết, xung đột

cạnh tranh… giúp cho nhà kinh

Trang 8

doanh có sự hiểu biết và vận dụng trong hoạt động doanh nghiệp có hiệu quả hơn

 Nghiên cứu tâm lý thị trường và các yếu tố thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm: Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh hiện nay như: chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, pháp luật, đầu tư và phát triển doanh nghiệp, tình hình cạnh tranh trên thương trường, vấn đề tâm lý tiếp thị, quảng cáo sản phẩm, nhằm phổ biến và thúc đẩy tiêu thụ

 Nghiên cứu các hiện tượng, đặc điểm tâm lý của con người trong tiêu thụ sản phẩm Nghiên cứu tâm lý khách hàng: nhu cầu, động cơ, sở thích, thị hiếu, tình cảm và thái độ; các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng: văn hoá, truyền thống, gia đình, nghề nghiệp, thu nhập lứa tuổi, giá cả, chất lượng sản phẩm… Nghiên cứu tâm lý người bán hàng: động cơ, nhu cầu, năng lực bán hàng, thái độ và tình yêu nghề nghiệp của họ…

1.2.3 Nhiệm vụ của tâm lý học quản trị kinh doanh.

- Tâm lý học quản trị kinh doanh có các nhiệm vụ cơ bản sau:

 Cung cấp các tri thức tâm lý học cho các nhà kinh doanh để tổ chức, sử dụng

và đánh giá con người một cách khoa học trong quá trình sản xuất kinh doanh: Sử dụng các công cụ, phương pháp nghiên cứu tâm lý nhằm giải quyết vấn

đề tuyển dụng cán bộ quản lý và người lao động có phẩm chất và năng lực phù hợp với công việc

 Nghiên cứu cải tiến quản lý, hoàn thiện quy trình sản xuất, bồi dưỡng và nâng cao kỹ năng nghề: Tối ưu hoá các mối quan hệ giữa con người với con người trong doanh nghiệp… Nghiên cứu tác động của các yếu tố: ánh sáng, âm thanh, màu sắc, bố trí sắp xếp con người, dây chuyền công nghệ để nâng cao năng suất lao động…

Trang 9

 Nghiên cứu và giải quyết những vấn đề tâm lý nảy sinh trong doanh nghiệp và đưa ra các biện pháp ngăn chặn, dự phòng có hiệu quả: Nghiên cứu bầu không khí tâm lý của doanh nghiệp như: sự thoả mãn của người lao động, xung đột, cạnh tranh, sự đoàn kết các giai đoạn phát triển tập thể…

 Bồi dưỡng và nâng cao trình độ nhà kinh doanh: Sau khi nghiên cứu đặc điểm tâm lý của hoạt động kinh doanh, các phẩm chất và năng lực cần có của nhà kinh doanh, nghiên cứu uy tín, phong cách lãnh đạo… Tâm lý học quản trị kinh doanh cần xây dựng chương trình bồi dưỡng, hoàn thiện nhân cách của họ

 Nghiên cứu tâm lý thị trường và vấn đề

tiêu thụ sản phẩm: Nghiên cứu nhu cầu,

thị hiếu, hành vi tiêu dùng của khách

hàng, thúc đẩy quảng cáo, marketing,

chăm sóc khách hàng trong hoạt động

kinh doanh…

1.2.4 Phương pháp nghiên cứu Tâm lý học quản trị kinh doanh.

Trong tâm lý học quản trị kinh doanh, người ta thường hay sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

1.2.4.1 Quan sát trực tiếp

Nhà quản lý phải trực tiếp đi thị sát, dùng tai để nghe ý kiến của người lao động, dùng mắt của chính mình để nhìn mọi hiện tượng xã hội nhằm thu được những thông tin chính xác, sống động Ngày nay, các nhà quản trị có thể sử dụng các thành quả của khoa học kỹ thuật để quan sát, kiểm tra và điều hành nhân viên của tổ chức thông qua hệ thống camera

Ngoài ra, các nhà quản trị có thể thuê các nhà chuyên môn về tâm lý học, xã hội học… làm nhiệm vụ quan sát tại cổng nhà máy, tại nơi làm việc để phát hiện ra cảm xúc của từng người ra vào nhà máy

Trang 10

1.2.4.2 Trưng cầu ý kiến.

Đây là phương pháp thu thập thông tin bằng cách hỏi ý kiến của quần chúng góp ý

về một vấn đề nào đó có sự xác định cụ thể

Sự góp ý này bao gồm: Trực tiếp (phỏng vấn, tọa đàm), gián tiếp (bảng câu hỏi)

1.2.4.3 Phương pháp trắc nghiệm (Test)

Trắc nghiệm là một phép thử để “đo lường” tâm lý mà trước đó đã được chuẩn hóa trên một lượng người vừa đủ tiêu biểu Trắc nghiệm thường là tập hợp nhiều bài tập nhỏ khác nhau, thông qua điểm số điểm giải được mà người ta đánh giá tâm lý của đối tượng

Ngày nay các chuyên gia đã lập hàng ngàn loại trắc nghiệm khác nhau để xác định

đủ loại phẩm chất tâm, sinh lý con người: Trí tuệ, tài năng, đức độ, độ nhạy cảm, trí thông minh, tình cảm, trí nhớ…

Ngoài các phương pháp trên còn một số phương pháp khác trong nghiên cứu Tâm

lý học Quản trị kinh doanh như: Phương pháp xạ ảnh, phương pháp tiểu sử…

1.2.5 Vai trò của tâm lý học trong quản trị kinh doanh.

Cung cấp cho người học các tri thức tâm lý cần thiết trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Ví dụ: các hiện tượng, các quá trình, đặc điểm tâm lý của khách hàng, người lao động…

Nghiên cứu các đặc điểm tâm lý của

khách hàng, từ đó đưa ra các sách lược về

giá cả, chiến lược kinh doanh, phân phối

sản phẩm, đồng thời sử dụng các quy luật,

cơ chế tâm lý trong quảng cáo thúc đẩy

tiêu thụ sản phẩm

Tâm lý học quản trị kinh doanh giúp

các nhà kinh doanh lựa chọn đối tác kinh

doanh, tuyển chọn nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của công việc…

Tâm lý học quản trị kinh doanh giúp các nhà kinh doanh nghiên cứu thị trường, xúc tiến hoạt động marketing, từ đó đưa ra được sản phẩm mới có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu, sở thích của người

Trang 11

tiêu dùng, làm tăng lợi nhuận cho doanh

nghiệp

Tâm lý học quản trị kinh doanh giúp

các nhà kinh doanh đánh giá được các

phẩm chất, năng lực của đội ngũ các nhà kinh doanh, từ đó xây dựng chương trình bồi dưỡng, hoàn thiện nhân cách và xây dựng chân dung nhân cách nhà kinh doanh…

1.2.6 Vài nét về sự hình thành và phát triển Tâm lý học quản trị kinh doanh ở Việt Nam.

So với một số nước khác, Khoa học Tâm lý nói chung và Tâm lý học quản trị kinh doanh nói riêng được phát triển tương đối muộn ở Việt Nam Dựa trên cách tiếp cận lịch

sử có thể nói Tâm lý học quản trị kinh doanh Việt Nam đã trải qua các giai đoạn phát triển sau:

- Giai đoạn từ 1965 trở về trước-thời kỳ tích luỹ tri thức và các điều kiện tiền đề cho

sự ra đời của Tâm lý học quản trị kinh doanh:

 Đây là giai đoạn hình thành và phát triển mang tính chất tự phát của Tâm lý học quản trị kinh doanh Đã từ rất lâu quan niệm Nho giáo thống trị trong xã hội Việt Nam, do vậy hoạt động kinh doanh không được coi trọng Theo quan niệm đó kinh doanh là việc làm ngược lại với cái “tâm”, “cái thiện” Điều kiện thứ nhất đặt ra cho các cấp lãnh đạo là làm thế nào để xã hội có cách nhìn đúng

về hoạt động kinh doanh

 Điều kiện quan trọng thứ hai là các tri thức, kinh nghiệm, vốn sống của con người Việt Nam trong hoạt động sản xuất nông nghiệp đã được tích luỹ khá phong phú và đã đến lúc cần có một ngành khoa học nghiên cứu, đúc kết các tri thức này để thúc đẩy sự phát triển sản xuất kinh doanh xã hội

- Giai đoạn từ năm 1965 trở lại đây - sự ra đời và phát triển của Tâm lý học quản trị kinh doanh Việt Nam:

 Năm 1965, Khoa Tâm lý - Giáo dục được thành lập tại Đại học Sư phạm Hà Nội

 Năm 1980, Tâm lý học mới được đưa vào giảng dạy và nghiên cứu tại Trường Đảng Cao cấp Nguyễn Ái Quốc

Trang 12

 Năm 1987, Bộ môn Tâm lý học xã hội đầu tiên được thành lập ở đây, và giáo trình “Tâm lý học xã hội trong công tác lãnh đạo quản lý” do Nguyễn Hải Khoát chủ biên được xuất bản, phục vụ công tác đào tạo trong nhà trường

 Những năm tiếp theo, Tâm lý học quản trị kinh doanh được đưa vào giảng dạy tại một số trường đại học trong cả nước như: Trường Đại học Tổng hợp, Học viện Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Kinh tế TP HCM…

 Hội khoa học Tâm lý học - Giáo dục học Việt Nam đã hai lần mở Hội thảo về Tâm lý học kinh doanh (Lần thứ nhất hội thảo tại TP HCM - 1993 và lần thứ hai hội thảo tại Hà Nội - 1995) nhằm tìm hướng đi phù hợp với giai đoạn hiện đại hoá và công nghiệp hoá hiện nay của nước nhà Tâm lý học quản trị kinh doanh ở Việt Nam ngày càng phát huy được vai trò của mình trong việc giải quyết các nhiệm vụ của ứng và Nhà nước đã giao cho

1.3 Những phẩm chất và năng lực của nhà kinh doanh thế kỷ 21.

1.3.1 Những phẩm chất của nhà kinh doanh.

Để thực hiện công việc chính của nhà lãnh đạo là tạo ra tầm nhìn cho doanh nghiệp của mình, truyền cảm hứng và gây ảnh hưởng để mọi người thực hiện tầm nhìn đó, nhà lãnh đạo cần có những phẩm chất đặc biệt Đây cũng chính là yếu tố tạo nên yếu tố của nhà lãnh đạo Một số nhà nghiên cứu coi phẩm chất cá nhân là yếu tố quyết định đối với một nhà lãnh đạo Dưới mỗi khía cạnh khác nhau người ta lại đưa ra những nhóm phẩm chất khác nhau của lãnh đạo

tiêu chuẩn quan trọng nhất Tiếp đến, mới là tài năng Lợi nhuận là một trong những yếu tố cần thiết cho sự tồn tại của một doanh nghiệp và là một trong những cơ sở đánh giá khả năng của lãnh đạo

vào tài năng, sự quyết đoán và tầm nhìn xa trông rộng của người lãnh đạo Bởi

xã hội luôn không ngừng chuyển biến, xu thế phát triển có nhiều thay đổi đòi hỏi nhà lãnh đạo, phải có tầm nhìn chiến lược thực tế, hoạch định rõ ràng mục tiêu và những khó khăn, thuận lợi trước mắt để đưa ra kế hoạch tiến triển công

Trang 13

việc Nếu một nhà kinh doanh không có khả năng phán đoán được tương lại thì

sẽ rất khó để đưa ra tầm nhìn phát triển lâu dài cho doanh nghiệp Lúc này, doanh nghiệp hoạt động mà không có mục tiêu sẽ khó tồn tại được trên thương trường

tim ngọn lựa nhiệt huyết có khả năng lan tỏa và sưởi ấm những người xung quanh Nhà lãnh đạo có thể đưa ra định hướng chiến lược cho doanh nghiệp, nhưng quan trọng hơn họ cần có khả năng sử dụng hiệu quả cương vị của mình thuyết phục khiến mọi người làm việc hết mình vì mục tiêu chung của toàn công ty

người đứng đầu một doanh nghiệp nhưng lại không có tính quyết đoán, họ sẽ loay hoay và không biết bắt đầu từ đâu và làm gì Quyết đoán chỉ đường cho nhà lãnh đạo biết được phương hướng, quyết sách cho doanh nghiệp mình, những công việc ưu tiên thực hiện trước Nó là kim chỉ nam cho mọi hành động giúp người lãnh đạo phân bổ công việc và nguồn lực hợp lí, có hiệu quả cao

mẽ và quyết đoán Họ tập trung và kiên định tới cùng và tin chắc vào khả năng của chính mình để giành được mục tiêu Trong con mắt của người khác, Sự lạc quan về bản thân của họ hay bị coi là kiêu căng và thích được vẻ vang nhưng thực ra họ chỉ quá chuyên tâm vào công việc đến mức không có thời gian để ý nhiều đến những lời nhận xét kém tính xây dựng Sự tự tin này được hình thành từ những trải nghiệm, qua quá trình rèn luyện những kĩ năng trong công việc, tích lũy vốn kiến thức rộng cùng với sự thông minh có sẵn

trong nền kinh tế vì thế những từ như “không thể thực hiện được” họ nghe đến khá nhiều Họ sẽ chịu chuyển hướng đi nếu nhận được những lời phê bình có tính đóng góp và hữu ích cho kế hoạch tổng thể của họ, còn không thì họ sẽ mau chống gạt qua những câu nhận xét bi quan Thêm nữa, nhà doanh nhân

Ngày đăng: 07/06/2023, 17:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w