Từ thực trạng ở trên, có thể thấy đời sống và hoạt động nghề nghiệp của GVTH gặp quá nhiều áp lực, bên cạnh mức lương cơ bản khá thấp làm cho cuộc sống của họ khó khăn thì những áp lực g
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về hoạt động tham vấn tâm lí cho giáo viên tiểu học quận Long Biên.
- Phân tích thực trạng khó khăn tâm lí, hoạt động tham vấn tâm lí và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tham vấn tâm lí cho giáo viên tiểu học quận
- Xây dựng một số hoạt động tham vấn cho giáo viên tiểu học quận Long Biên nhằm giảm bớt căng thẳng, áp lực trong quá trình lao động nghề nghiệp.
- Thực trạng nhu cầu TVTL của GVTH ở Quận Long Biên như thế nào?
- Thực trạng hoạt động TVTL cho GVTH ở Quận Long Biên ra sao?
- Hoạt đông TVTL vai trò gì đối với GVTH ờ Quận Long Biên?
5.1 Đa số GVTH ở quận Long Biên có nhu cầu TVTL để giải quyết khó khăn tâm lí.
5.2 Hoạt động TVTL dành cho GVTH tại quận Long Biên còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế.
5.3 Xây dựng một sổ hoạt động tham vấn tâm lí sẽ giúp GVTH quận Long
Biên phòng ngừa và giảm bớt khó khăn tâm lí cho bản thân.
Đoi tượng và khách thể nghiên cứu 1 Đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là GVTH quận Long Biên thành phố Hà Nội.
Giói hạn phạm vi nghiên cửu
Luận văn được nghiên cứu ở 06 trường tiểu học trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội: Trường TH Đô thị Sài Đồng, trường TH Gia Thụy, trường TH Thạch Bàn B, trường TH Cự Khối, trường TH Vinschool The
Harmony, trường PT liên cap Wellspring.
Phương pháp nghiên cứu
Đe tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
8.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 8.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 8.3 Phương pháp phỏng vấn sâu
8.4 Phương pháp quan sát8.5 Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học
Đóng góp mói của luận văn
Nghiên cứu về khó khăn tâm lí của giáo viên tiếu học
Nhận thấy vai trò quan trọng của sức khỏe tâm thần của GV đối với kết quả giáo dục, từ nhũng năm cuối thập niên 70 của thế kỉ XX, nhiều quốc gia trên thế giới đã không ngừng thực hiện những nghiên cứu để tìm hiểu những khó khăn áp lục GV gặp phải trong quá trình lao động nghề nghiệp, tìm hiểu nguyên nhân từ đó đưa ra những giải pháp ở các mức độ khác nhau, chẳng hạn:
Albertson & Kagan (1987), Antoniou và cộng sự (2006), Berg (1994), Carroll và cộng sự (2022), von der Embse và cộng sự (2019), Chaplain (1995), Gold
& Roth, (1993), Jones & Young (2012), Karasek (1979), Klassen và Chiu (2011), Kush và cộng sự (2022), Newberry và Allsop (2017), Pithers và Soden (1998), Prakke và cộng sự (2007), Ravichandran và Rajendran (2007), Tang và cộng sự (2001), Troman và Woods (2001), Đặc biệt, trong giai đoạn dịch Covid-19 trên toàn thế giới, có khá nhiều nghiên cứu tác động của Covid đến giáo dục, cụ thể là đối với GV được thực hiện để mô tă bức tranh thực trạng và tìm ra những giải pháp ứng phó với những thay đổi không ngừng của xã hội.
Một nghiên cứu ở Mỳ cho thấy, 1/4 số lượng GV mới vào nghề có nguy cơ bị căng thẳng trong năm đầu tiên đi làm (Fitchett et al., 2018) Cũng theo báo cáo, giảng dạy là một trong những công việc căng thắng nhất ờ Mỹ, 44%
GVTH được hởi cho biết công việc của họ luôn luôn hoặc rất thường xuyên trải nghiệm kiệt sức (Zagkas et al., 2023) Sự suy kiệt dưới mọi hình thức gồm cả tinh thần, cảm xúc và thể chất Cảm xúc của họ khá đa dạng như: thất vọng, lo lắng, tức giận, trầm cảm, tuyệt vọng, Điều này cũng được các nhà nghiên cứu Hà Lan đồng tình và một lần nữa chỉ rõ trong báo cáo: Nghề dạy học được coi là một nghề rất căng thẳng (Newberry & Allsop, 2017).
Các nghiên cứu của Jeon và cộng sự (2018), Shemoff và cộng sự (2011), Yoon (2002) cho biết biểu hiện dễ nhận thấy của căng thẳng tâm lý của GV bao gồm dành ít thời gian hơn cho việc soạn giáo án đổi mới; ít nhiệt tình hơn cho việc giảng dạy; giữ ít trách nhiệm hơn đối với việc học tập của HS và ban hành các thực hành kỷ luật trừng phạt hơn trong lớp học của họ Khảo sát GV ở châu Âu cho thấy: kiệt sức, trầm cảm và phản ứng căng thắng là thường gặp đối với GV đặc biệt là GVTH (ETUCE, 2007) Kết quả nghiên cứu khảo sát 800 GV Bồ Đào Nha cho thấy 1/3 trong số đó chịu mức độ căng thẳng, kiệt sức cao cả về thể chất và tinh thần, đồng thời nhấn mạnh mối quan hệ trực tiếp giữa mức độ kiệt sức cao và mức độ hài lòng công việc thấp, thậm chí họ còn có ý định bở dạy (European Union, 2016).
Khi đại dịch covid xảy ra, các cuộc tranh luận về việc mở cửa trở lại và những lo ngại về an toàn cá nhân đang khiến sức khỏe tâm thần của giáo viên trở nên tồi tệ hơn (Mader, 2020) Theo kết quả khảo sát của CDC, Hoa Kỳ cho thấy 52% GV báo cáo rằng sức khỏe tâm thần của họ suy giảm sau đại dịch Covid-19 Có khoảng 27% GV sàng lọc bằng trầm cảm bằng thang PHỌ-9 đáp ứng trầm cảm; 37% GV sàng lọc bằng thang GAD-7 đáp ứng lo âu; trong đó có 19% GV báo cáo rằng đã SŨ dụng các chất kích thích gây nghiện như rượu như một cách giải tỏa stress và cảm xúc tiêu cực Khảo sát này cũng cho thấy khoảng 53% GV nghĩ nhiều hơn đến việc rời khói vị trí công tác so với trước đại dịch Còn khảo sát Teacher Wellbeing Index năm 2022 cho thấy có khoảng 75% GV đang căng thẳng quá mức; 47% GV báo cáo thường xuyên đến trường làm việc trong tình trạng không hoàn toàn khỏe mạnh về tinh thần, 59% cảm thấy không tự tin khi chia sẻ về những vấn đề sức khỏe tâm thần của bản thân và 48% cảm thấy không được hồ trợ về sức khỏe tâm thần của bất cứ một tồ chức hay dịch vụ nào.
Các nghiên cứu ở Tây Ban Nha cho thấy, ở trong và sau đại dịch GV nữ gặp nhiều khó khăn tâm lí hơn GV nam, đặc biệt sự lo lắng tập trung cao nhất
6 ở nhóm GV mầm non và tiểu học, do GV ớ cấp học này cảm thấy có trách nhiệm lớn hơn đối với những HS nhỏ hơn Mức độ lo lắng và căng thẳng cao nhất ở nhóm người trên 47 tuồi mặc dù người trẻ tuổi lại có nhiều biểu hiện triệu chúng hơn Điều này có thể lí giải bởi khả năng thích ứng với sự thay đổi đặc biệt với công nghệ của GV lớn tuổi kém hơn Bên cạnh đó một số nghiên cứu khác lại chỉ ra điểm số cao hơn về trầm cảm, lo lắng và căng thắng ờ một số người trẻ tuổi đặc biệt là GV họp đồng bởi liên quan đến tình trạng việc làm, bất ồn việc làm sẽ gia tăng do đại dịch cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe
GV (Ozamiz-Etxebarria et al., 2021). Ở Việt Nam, thời gian vừa qua đã có khá nhiều những nghiên cứu liên quan đến thực trạng chất lượng và đời sống GV, áp lực nghề nghiệp của GV, sự hài lòng trong công việc, sức khởe tâm thần của GVTH, trong đó có đề cập đến khía cạnh khó khăn tâm lí của GV Các nghiên cứu điến hình phải kế đến như: Trần Thị Minh Đức và cộng sự (2021), Phùng Thị Thu Trang (2020), Vũ Trọng Rỹ (2020), Nguyễn Thị Kiều Oanh (2019), Nguyễn Thị Thúy Dung (2016), Tô Bá Trượng (2018), Phan Văn Kha (2018), Hầu hết các nghiên cứu khẳng định giảng dạy là một trong nhũng công việc có áp lực cao, phản ứng căng thẳng cũng như mức độ kiệt sức ngày càng tăng, đặc biệt trong bối cảnh đồi mới chương trình giáo dục phổ thông và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trong những năm qua.
Nghiên cứu của tác già Nguyễn Thị Thúy Dung (2016) cho thấy, 100% người được hỏi xác nhận họ từng rơi vào stress và thừa nhận các biểu hiện dù không xuất hiện ở mức thường xuyên và rất thường xuyên nhưng đều hiện diện các mặt biểu hiện ở cơ thể, cảm xúc, nhận thức và hành vi như: (1) Cơ thể: Đau đầu; tăng huyết áp; đau nhức cơ; ăn không tiêu, đau dạ dày; (2) Cảm xúc: Lo lắng; Buồn rầu; Cảm giác cô đơn; Cảm giác kém cỏi thất bại; Không còn hứng thú với những thú vui, sở thích thường ngày; Muốn bở mặc, buông xuôi, Dễ nối cáu, nóng giận; (3) Nhận thức: Khó tập trung, chú ý; Trí nhớ giảm sút, mau
7 quên hay nhầm lẫn; Khó sắp xếp, xử lí thông tin, phán đoán và quyết định; (4) Hành vi, thói quen: Thay đổi thói quen ăn uống; Rối loạn giấc ngủ; Hành động lóng ngóng dần đến hư hỏng đổ vỡ; sắp xếp, quản lí thời gian không hiệu quả, giảm năng suất lao động.
Trong nghiên cứu “Giải pháp cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng GV phổ thông” của Quỳ Hòa bình và Phát triển Việt Nam, kết quả khảo sát hon 500 GV cho thấy, có tới 40,9 % GVTH gặp khó khăn, áp lực, chán nản và cảm thấy không muốn tiếp tục làm nghề dạy học của mình nữa Báo cáo kết quả khảo sát thực trạng chất lượng và đời sống vật chất tinh thần của đội ngũ GV, CBQL của tác giả Vũ Trọng Rỳ (2020), cho biết, do phải chịu nhiều áp lực từ nhiều phía nên không hiếm GV rơi vào trạng thái stress, mệt mỏi kéo dài.
Tác giả Trần Thị Minh Đức và cộng sự (2021) đã tiến hành nghiên cứu trên 217 GV mầm non và tiểu học để đánh giá sự suy kiệt của GV trên 3 phương diện: suy kiệt cá nhân, suy kiệt công việc và suy kiệt đồng nghiệp; đồng thời thực hiện đánh giá mức độ trầm cảm, lo âu, căng thẳng của họ Ket quả nghiên cứu cho thấy giữa suy kiệt và các thành tố của suy kiệt có mối tương quan thuận chặt chẽ và có ý nghĩa dự báo tác động đến trầm cảm, lo âu căng thẳng ở GV mầm non và tiểu học.
Trong quá trình nghiên cứu chỉ ra những khó khăn tâm lí của GV, các tác giả trong và ngoài nước đều đồng thời xác định các nguyên nhân, nguồn gốc gây ra những khó khăn tâm lí cho G V, khẳng định những ảnh hưởng tác động tiêu cực của những khó khăn tâm lí đó tới HS bao gồm cả kết quả học tập của các em Nghiên cứu các yếu tố gây khó khăn tâm lí cho GV tập trung vào một số hướng chính: Nhóm nguyên nhân liên quan đến yếu tố cá nhân bao gồm các đặc điểm và hoàn cảnh cụ thề của từng GV; Nhóm yếu tố liên quan đến HS bao gồm các đặc điểm cụ thể của cộng đồng HS tạo ra các tình huống gây áp lực, khó khăn cho GV; Nhóm yếu tố liên quan đến những đối tượng khác ngoài HS, chẳng hạn quan hệ đồng nghiệp hoặc cấp trên; thiếu sự hỗ trợ từ cha mẹ
HS; Nhóm yếu tố liên quan đến công việc như quá tải, sự thay đổi nhiều và liên tục về mặt tổ chức công việc.
Như vậy, có thế thấy, rất nhiều tác giả trong và ngoài nước đã thực hiện các công trình nghiên cứu để tìm hiểu, đánh giá, đưa ra bức tranh thực trạng đa màu sắc về khó khăn tâm lí của GV đặc biệt là GVTH Đồng thời, trong các nghiên cứu đã xác định rõ những khó khăn xuất phát từ nguyên nhân chủ quan của GV đến sức khỏe, tinh thần, chất lượng và hiệu quả quá trình giáo dục.
Nghiên cứu về nhu cầu tư vấn tâm lí của giáo viên tiểu học
Việc tìm hiểu nhu cầu tham vấn tâm lí của GVTH được các tác giả ngoài nước thực hiện cùng quá trình tìm hiểu về khó khăn tâm lí của GV phổ thông quá trình xây dựng, thực hiện các chương trình hỗ trợ GV Các nghiên cứu của các tác giả như: Jennings và Greenberg (2009), Rothi và cộng sự (2010), Zagkas và cộng sự (2023), Ngoài việc cho thấy kết quả mức độ căng thắng ở GV diễn ra phổ biến ở mức độ rất cao, các nghiên cứu cũng đề cập đến nhu cầu được hồ trợ tâm lí để giải quyết những khó khăn, áp lực của GV GV mong muốn được hỗ trợ để ứng phó với sự thay đổi, có những phản ứng tích cực với những thay đổi và áp lực và kiểm soát được cảm xúc cá nhân Cùng đó, họ có thể hồ trợ cho các đồng nghiệp, giúp đồng nghiệp tự tin hơn trong công việc.
Khi được hỏi, GV cho biết sự kết nối với HS và đồng nghiệp được coi là biện pháp bảo vệ chống lại sự căng thẳng của GV và kiệt sức Điều đó là động lực cho GV, mang lại ý nghĩa cho công việc của họ và là lí do cốt lõi để tiếp tục làm nghề dạy học (Klassen et al., 2012) Vì vậy, GV mong muốn được hỗ trợ tâm lí để đảm bảo sự kết nối với HS và đồng nghiệp có hiệu quả Một số nghiên cứu tìm hiểu cảm nhận hạnh phúc của GV cũng được thực hiện cho thấy về cơ bản GV có cảm xúc tích cực với nghề nghiệp của họ, đồng thời khẳng định chất lượng giảng dạy, kết quả thành tích học tập cũa HS phụ thuộc động lực, sự hài lòng, cam kết và thái độ tích cực của GV (Day & Qing, 2009; Frenzel
9 et al., 2009), vì vậy GV có nhu cầu hỗ trợ để có kĩ năng kiểm soát tốt cảm xủc và giữ được những cảm xúc tích cực.
Các khoá học về giáo dục cảm xúc và kĩ năng xã hội (SEL) cho thấy nó không chi giúp HS mà còn giúp GV hiểu rõ hơn về HS của mình, nâng cao sự tự tin của họ trong các tương tác với HS và dẫn dắt họ tiếp cận các sự cố hành vi một cách tốt hơn (Jenning et al, 2017) Vì vậy, nhiều GV ở châu Âu đã có đề xuất được hỗ trợ tham gia các hoạt động này Bên cạnh đó, trong tác phẩm
“Thầy cô hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới”, nhóm tác giả đã hướng dẫn GV thực hành chánh niệm rất cụ thể giúp họ có được hạnh phúc chân thật trong công việc, trao truyền tới học trò của mình và trả lời cho câu hởi: có cách nào làm cho việc giáng dạy trở nên vui tươi và nhẹ nhàng hơn không? (Thích Nhất Hạnh và Ketherine Weare, 2020). Ở Việt Nam, các nghiên cứu về nhu cầu tham vấn tâm lí của GV được tìm hiểu khá nhiều đối với GV ở bậc học mầm non (Nguyễn Thành Khải, 2001, Trịnh Viết Then, 2016) Với cấp học phổ thông, việc tìm hiểu nhu cầu tham vấn tâm lý đang dành sự quan tâm nghiên cửu nhiều hơn với đối tượng HS, đặc biệt là HS trung học vấn đề nhu cầu tham vấn tâm lí của GVTH được tìm hiểu, nghiên cứu lồng ghép trong các nghiên cứu về khó khăn tâm lí của GV, vấn đề tư vấn học đường hoặc các nghiên cứu về giải pháp nhằm hồ trợ GV, có thể điểm qua một số nghiên cứu sau: Đe án “Xây dựng phần mềm, ứng dụng giải pháp công nghệ thông tin đế hỗ trợ, tư vấn trực tuyến cho GV” thực hiện trong thời gian 2020-2021 đã đánh giá thực trạng, phân loại mức độ căng thắng của GV, nhu cầu tư vấn hồ trợ của GV từ đó thiết kế một số giải pháp về y tế và tâm lí GV mong muốn có khả năng quản lí cảm xúc, có thể nhận diện và ứng phó, xử lí ớ mức độ căng thẳng nhẹ và nhận được sự hỗ trợ, tư vấn cần thiết khi căng thẳng ở mức độ cao hơn để góp phần giảm thiểu các hành vi, cảm xúc tiêu cực trong quá trình lao động nghề nghiệp.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hồng Thuận (2013) đã cho thấy một số khó khăn về tâm lí, phương pháp sư phạm và những vấn đề xã hội khác trong nhà trường mà GV gặp phải Đồng thời đưa ra những nội dung GV có nhu cầu được tham vấn như: Giao tiếp, ứng xử với HS và phối hợp với gia đình HS để giáo dục nhân cách cho các em; Áp lực trong giáo dục những HS đặc biệt HS có hành vi lệch chuấn, HS có khó khăn về đọc - viết - làm toán, HS có hoàn • 7 • 7 cảnh gia đình đặc biệt, HS có biểu hiện rối nhiễu học, trầm cảm, HS khuyết tật;
Hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, tư vấn giới tính sức khoẻ sinh sản cho các em;
Quan hệ với đồng nghiệp;
Lê Minh Nguyệt và Nguyễn Quang Hào (2015) trong nghiên cứu “Khó khăn tâm lí của GVTH tỉnh Đắk Lắk trong việc đánh giá HS theo nhận xét” cho thấy, GVTH có nhu cầu hỗ trợ tâm lí để GV có thể giảm áp lực khi thực hiện việc đánh giá HS, khắc phục tâm lí ngại thay đối, khó thích ứng với điều kiện, hoàn cảnh mới và cách để cân bằng, ứng phó và vượt qua áp lực từ nhiều phía.
Nhìn chung, việc tìm hiểu nhu cầu tham vấn tâm lí của GV nói chung và
GVTH nói riêng được các tác giả thực hiện trong quá trình khảo sát khó khăn tâm lí của GV hoặc trước khi xây dựng các chương trình hồ trợ tâm lí cụ thể
Tuy nhiên, ở nhà trường phổ thông Việt Nam, các nhà nghiên cứu đang dành sự quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu tham vấn tâm lí của đối tượng HS, việc tìm hiểu nhu cầu tham vấn ở đối tượng GVTH còn khá khiêm tốn và mờ nhạt.
Nghiên cứu về hoạt động tư van tâm lí cho giáo viên tiểu học
Ket quả nghiên cứu ở ngoài nước đã chỉ rõ hỗ trợ, tham vấn tâm lí cho GVTH cũng là một trong những biện pháp nằm trong nhóm biện pháp tác động trực tiếp tới GV để giảm thiểu áp lực, căng thẳng, khó khăn tâm lí của họ Hầu hết các tác giả đã chỉ rõ vai trò quan trọng mang tính quyết định của người GV trong việc giải quyết khó khăn tâm lí của băn thân Đồng thời, trong các nghiên cứu, một số tác giả cũng đã đề xuất phương án hồ trợ tâm lí cho GV hoặc xây dựng, thử nghiệm một số chương trình hỗ trợ cụ thể đối với GVTH.
Các nghiên cứu của Ancona và Mendelson (2014), Jennings và Greenberg (2009) cho thấy căng thẳng của GV có tác động đến kết quả và chất lượng giáo dục của nhà trường (tình trạng nghỉ làm, kiệt sức, môi trường tâm lí căng thẳng và kiểm soát hành vi, cảm xúc của GV) Vì vậy, nhà trường đã can thiệp để giúp tình trạng căng thẳng ở GV được giảm bớt Một số nghiên cứu can thiệp gần đây về việc phòng ngừa và giảm bớt căng thắng ở GV chỉ ra rằng, can thiệp hiệu quả nhất là trong lĩnh vực chánh niệm, hành vi và nhận thức - hành vi Hồ trợ bằng việc hướng dẫn thực hành chánh niệm cũng được đưa vào thực hiện với GV trong nhiều nhà trường Đồng thời các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, can thiệp chỉ cung cấp đơn thuần nội dung thông tin, tác động về nhận thức dường như là kém hiệu quả hơn.
Nghiên cứu của Agyapong và cộng sự (2022) thực hiện nhằm giúp cho việc ban hành các chính sách và quyết định liên quan đến các hỗ trợ, can thiệp tâm lí nhằm đảm bảo sức khỏe tâm thần cho GV phổ thông trong đó có GVTH
Nghiên cứu đã xây dựng và thực nghiệm chương trình Wellness 4 Teacher cung cấp thông tin hiếu biết về sức khỏe tâm thần và gửi email hồ trợ hàng ngày với GV đặc biệt là những GV có căng thẳng, lo âu, trầm cảm Ket quả cho thấy, ngoài những thay đổi về các vấn đề kinh tế, tồ chức, quy mô lớp học, chương trình giảng dạy, thì cần phải có những hỗ trợ tâm lí thiết thực đối với GV để giảm thiểu tình trạng kiệt sức, căng thẳng của họ Đồng thời chương trình đã cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về khó khăn tâm lí của GV, khẳng định hiệu quả của cách thức hỗ trợ này đối với nhận thức cũng như sức khỏe của những GV đăng kí tham gia.
Nhóm nhà nghiên cứu như Daniels và cộng sự (2006), McIntyre và cộng sự (2016) đã sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên nhật kí để tìm hiểu tình hình và hỗ trợ sự căng thẳng cùa GV Người tham gia sẽ cung cấp cho nhà nghiên cứu dữ liệu hàng ngày thông qua việc viết Nhật kí căng thẳng, GV sẽ ghi lại các nhu cầu, phản ứng với căng thẳng trong thời gian 2 năm Thông qua
12 hoạt động này, bên cạnh việc nhà nghiên cứu thu thập được thông tin thì GV được nâng cao khả năng nhận thức cũng như kĩ năng ứng phó với căng thẳng, đưa ra quyết định giải quyết vấn đề hiệu quả hơn trong cuộc sống - điều được coi như một biện pháp hỗ trợ, can thiệp tâm lí.
Nghiên cứu Hỗ trợ tâm lí cho GV mắc hội chứng kiệt sức của Osipova và cộng sự (2018), đã xây dựng chương trình phòng ngừa và khắc phục hội chúng kiệt sức đặc biệt là sự kiệt quệ cảm xúc của GV phổ thông Chương trình bao gồm 4 Module: Hội chứng kiệt quệ cảm xúc ở GV; Các yểu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện hội chứng kiệt quệ cảm xúc của GV; Chẩn đoán tâm lí về hội chứng kiệt sức cảm xúc của GV; Các yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện hội chứng kiệt sức về cảm xúc ở GV Chương trình này được đánh giá là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa tình trạng kiệt sức nghề nghiệp cùa GV phổ thông cũng như hỗ trợ họ vượt qua những khó khăn tâm lí của chính mình Chương trình sau đó được sử dụng trong hệ thống giáo dục, các dịch vụ tâm lí và sư phạm ở các cơ sở giáo dục.
Wu và cộng sự (2020) đã nghiên cứu Hồ trợ xã hội đối với GV giáo dục đặc biệt Hỗ trợ xã hội bao gồm hồ trợ tinh thần, hồ trợ thông tin và hỗ trợ lao động, trong đó đặc biệt phải kể đến hỗ trợ tinh thần giúp GV giải quyết các khó khăn tâm lí liên quan đến tình cảm, ứng phó với căng thẳng và khơi dậy những cảm xúc tích cực cùa họ Kết quả nghiên cứu cũng xác nhận rằng hồ trợ xã hội đã giúp nâng cao tính linh hoạt trong các phản ứng cảm xúc của GV, cải thiện các triệu chứng căng thẳng (tức giận, buồn bã, sợ hãi và lo lắng) và cải thiện khả năng cũng như chất lượng cuộc sống của GV.
Tại Việt Nam, xuất phát từ thực trạng khó khăn tâm lí của GVTH cũng như nhu cầu để giải quyết, khắc phục những khó khăn đó, các nhà nghiên cứu đã đưa ra giải pháp ở các góc độ khác nhau Nhiều nghiên cứu đã đưa ra các biện pháp thông qua việc giải quyết các yếu tố bên ngoài là nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lí cho GVTH như: Phạm Kim Anh (2018); Lê Thị Mai Hương
(2018), Tô Bá Trượng (2018); Ngô Văn Vụ và cộng sự (2020); Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng, nguồn gốc khó khăn tâm lí đối với GV phổ thông nói chung và GVTH nói riêng, các nghiên cứu đã tập trung vào các giải pháp lớn và hồ trợ tâm lí cho GV cũng là một trong những giải pháp được một số tác giả đề xuất như là một biện pháp/ khuyến nghị trong nghiên cứu của mình, chẳng hạn, trong đề xuất cách ứng phó tích cực với stress cho GV mầm non trên địa bàn thành phố Đà Nằng, tác giả Hoàng Thế Hải, Hồ Thị Thu Hằng đã đưa ra một số đề xuất: Hình thành và phát triển kì năng ứng phó với stress cho GV mầm non; Tìm kiếm sự hỗ trợ về tinh thần và vật chất từ người thân bạn bè; Tìm đến sự hồ trợ chuyên nghiệp từ các nhàn tham vấn; Ngoài ra, theo hướng này có thể kế đến các tác giá khác như Trần Quốc Thành (2018),Phạm Thị Hồng Thắm (2020); Trần Thị cẩm Tú, Trương Quang Được (2019), Nguyễn Thị Ngọc Liên (2016), Trịnh Viết Then (2016), Nguyễn Xuân Hùng (2012), Kết quả các đã phản ánh thực trạng tham vấn tâm lí ở Việt Nam nói chung, và khẳng định sự rất cần thiết của hoạt động tham vấn tại nước ta trong giai đoạn hiện nay Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu này chú yếu dành cho các đối tượng người lao động nói chung, HS - sinh viên, GV mầm non, rất hiếm các nghiên cứu cụ thế cụ thể dành cho đối tượng GVTH Một vài nghiên cứu chúng tôi tìm hiếu có những liên quan đến hoạt động hồ trợ tâm lí cho GVTH, chẳng hạn như:
- Nhóm tác giả Trần Thị Lệ Thu và cộng sự (2020) trong nghiên cứu
“Tác động của chương trình giáo dục giá trị sống - kĩ năng sống đối với GV huyện Tiên Lãng - Hải Phòng” đã phân tích kết quả tác động cùa chương trình tới nhận thức, thái độ, hành vi và mức độ tự tin của 471 GVTH đối với việc áp dụng giá trị sống - kĩ năng sống cho bản thân, gia đình và HS Bên cạnh việc nâng cao hiệu quả giáo dục cho HS tiều học đồng thời giúp cho chính GV có thêm kiến thức, kĩ năng để phòng ngừa cũng như giải quyết những khó khăn tâm lí của bản thân.
- Vấn đề thực hiện hoạt động tham vấn tâm lí cho GV phổ thông có lẽ được các nhà tâm lí giáo dục của Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia
Hà Nội dành khá nhiêu sự quan tâm Nhà giáo dục Trân Văn Công trong chương trình tập huấn Xây dựng trường học hạnh phúc, đã đưa ra những phương pháp cụ thể để GV có thể cân bằng tâm lí và có một sức khỏe tinh thần tốt Đầu tiên là sự chú tâm và nhận diện ra các biểu hiện, nguy cơ tốn thương mà hàng ngày chúng ta có thế không thường chú ý, sau đó hướng dẫn các bài tập trải nghiệm chánh niệm để phát hiện những điều vẫn xảy ra xung quanh, từ đó khuyến khích điểm mạnh của cá nhân, thúc đẩy ý nghĩa cuộc sống, sử dụng sáng tạo, tập trung vào lòng dũng cảm, tính kiên định và thực hành “dòng chảy”.
- Trong nghiên cứu báo cáo tại Hội thào “Chăm sóc sức khỏe tinh thần cho GV hướng tới xây dựng trường học hạnh phúc”, tác giả Trần Thành Nam (2022) đã đề xuất xây dựng một hệ thống đánh giá sàng lọc các vấn đề tổn thương sức khỏe tinh thần cho GV và HS, phát triển các nhóm hỗ trợ đồng đẳng từ xa, các dịch vụ hỗ trợ chuyên gia trực tuyến, tận dụng các ứng dụng chăm sóc sức khỏe tinh thần hiện đang được xuất hiện trên các cửa hàng trực tuyến, phát triến các khóa học mở trực tuyến cho GV Đồng thời, nghiên cứu cũng khẳng định chương trình giáo dục sức khòe tâm thần đưa vào nhà trường bao gồm các hoạt động như: có hiểu biết đúng về sức khỏe tâm thần, khó khăn tâm lí, trải nghiệm cách thức vệ sinh sức khỏe tâm thần đúng, tìm kiếm sự giúp đỡ đúng và duy trì tâm trạng tích cực là có hiệu quả và khuyến nghị tiếp tục thực hiện.
Như vậy, có thể thấy vấn đề sức khởe tâm thần, căng thẳng và áp lực của GV vẫn luôn là vấn đề nóng đặc biệt thời gian trong và sau đại dịch Covid-19 không chỉ ở Việt Nam Một số quốc gia trên thế giới, đề đảm bảo sức khỏe tâm thần cho GV cũng như chất lượng giáo dục đã có những nghiên cứu và chương trình hỗ trợ tâm lí cho GVTH và thu được kết quả nhất định Ở nước ta, sức khỏe tâm thần của GV nói chung và GVTH nói riêng đã bước đầu được quan tâm, tuy nhiên vì nhiều lí do mà những nghiên cứu sâu và cụ thể để có các hoạt
15 động tư vân tâm lí thì còn khá ít, cân có nhiêu quan tâm hơn nữa trong thời gian tới.
Tham vấn
Khi nói đến nhu cầu hồ trợ, một trong những thuật ngừ chúng ta thường hay nghe nhắc đến đó là tham vấn Ở nhiều góc độ khác nhau, sẽ có những quan điểm khác nhau trong quá trình sử dụng thuật ngữ này, chẳng hạn:
Theo từ điển Tiếng Việt, tham vấn là hỏi hoặc phát biểu ý kiến để tham khảo (thường nói về một vấn đề quan trọng) (Hoàng Phê, 2010).
Tham vấn là thuật ngữ được sử dụng chính thức trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, về bản chất, tham vấn bao hàm “lấy ý kiến nhân dân”, “lấy ý kiến các đối tượng” (chịu sự tác động của văn bản). Ở góc độ xây dựng chính sách và pháp luật, tác giả Đào Thị Hồng Minh (2015) cho rằng:” Tham vấn là bất kì quá trình nào của các bên liên quan nhằm nâng cao khả năng hiểu biết của công chúng, tìm hiểu các quan niệm về chuẩn mực trong công chúng đối với những chính sách được dự kiến đưa ra, thu hút sự tham gia cùa công chúng, tạo điều kiện đế họ tham gia ý kiến về các chính sách dự kiến nhằm tối uu hóa việc ra quyết định”.
Theo Fritz Steele (1975), tham vấn ở dưới góc độ chức năng là hình thức trợ giúp về nội dung, quy trình hoặc cấu trúc của một vấn đề hay một loạt các vấn đề, trong đó người được hởi ý kiến không phải là người thực hiện các nhiệm vụ mà chỉ giúp người hởi thực hiện các nhiệm vụ đó mà thôi.
Rogers Jenny (1990), cho rằng tham vấn là một hoạt động nhằm giúp đỡ con người tự giúp chính họ Hoạt động này giúp đối tượng nâng cao khả năng tự tìm giải pháp, đối phó với vấn đề và thực hiện tốt chức năng của mình trong thực tiễn.
Tham vấn là một quá trình can thiệp giải quyết vấn đề với một mối quan hệ, một quá trình tưong tác đặc biệt giữa người làm tham Vấn và thân chủ Tham vấn có thể được sử dụng ở những cấp độ khác nhau, có thể là dạng hoạt động mang tính chất chuyên sâu của các nhà tâm lí học, cán sự xã hội hay đơn thuần là một phần công việc của GV, y tá, tình nguyện viên (Richard Nelsson, 1997).
Tác già Trần Quốc Thành (2018) xem tham vấn như quá trình chuyên gia tham vấn đặt mình vào vị trí của người đương sự, hiểu vấn đề của đương sự và cùng đương sự chia sẻ, định hướng cho đương sự cách giải quyết vấn đề của họ chứ không phải thay họ giải quyết vấn đề.
Như vậy có thể thấy, hầu hết khái niệm mà các tác giả đưa ra đều thống nhất tham vấn là hoạt động trợ giúp, giúp người được tham vẩn làm sảng tó bản chất vấn đề từ đó giúp họ tự giải quyết vấn đề của chính mình, người tham vẩn không quyết định hộ cho người được tham vấn Và trong phạm vi đề tài, tác giá cũng tiếp cận tham vấn theo quan niệm thống nhất trên.
Tham vẩn tâm lý
Thuật ngừ tham vấn tâm lí (Counseling psychology) được nhắc nhiều đến ờ Việt Nam trong khoảng hai chục năm trở lại đây và đồng thời cũng tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau Không riêng gì ở Việt Nam, nhiều nước trên thế giới cũng đưa ra những quan niệm ở các mức độ khác nhau về thuật ngừ này
Có thể điểm qua một số quan điểm nổi bật như:
Theo Hiệp hội tham vấn Hoa Kì (ACA, 1997), khái niệm tham vấn tâm lí được hiếu là sự áp dụng nguyên tắc tâm lí, sức khỏe tinh thần hay nguyên tắc về sự phát triển con người thông qua các chiến lược can thiệp một cách có hệ thống về nhận thức, xúc cảm, hành vi, tập trung vào sự lành mạnh, phát triển nghề nghiệp cũng như vấn đề bệnh lí.
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (Unicef, 2022) quan niệm rằng Tham vấn tâm lí là một mối quan hệ, một quá trình trong đó nhà tham vấn giúp thân chủ cải thiện cuộc sống của họ bằng cách thấu hiếu và nhìn nhận được nhận thức, cảm giác và hành vi của họ Nhà tham vấn không giải quyết vấn đề cho thân chủ.
Phillip Burnard (2013) thì cho rằng Tham vấn tâm lí là giúp đỡ người khác bằng cách trò chuyện với người đó, và mục tiêu là giúp đỡ càng nhiều càng tốt nhằm giải quyết vấn đề và tạo điều kiện cho người đó tự tìm thấy những tiềm năng của bản thân để lập kế hoạch hành động.
18 Ở Việt Nam, tác giả Trần Minh Đức (2021) đã đưa ra một khái niệm khá cụ thề, theo đó “Tham vấn tâm lí là một quá trình tương tác giữa nhà tham vấn (là người có chuyên môn, kĩ năng tham vấn, có các phẩm chất đạo đức của nghề được pháp luật thừa nhận) với thân chủ (là những người đang có khó khăn về tâm lí cần được giúp đỡ) Thông qua trao đổi, chia sẻ thân mật tâm tình (dựa trên nguyên tắc đạo đức và mối quan hệ mang tính nghề nghiệp), nhà tham vấn giúp thân chủ hiểu và chấp nhận được thực tế của mình, tự tìm thấy những tiềm năng của ban thân để giải quyết vấn đề của mình.
Trong quá trình nghiên cứu về tham vấn, tác giả Trần Thị Giồng: Tham vấn tâm lí là một tiến trình liên hệ tương tác giữa nhà tham vấn là người đã được huấn luyện, và thân chủ là người cần được giúp đỡ, vì người đó không tự mình giải quyết hay lo liệu được Trong tiến trình đó, nhà tham vấn dùng những hiếu biết và những phương pháp tâm lý để trợ giúp thân chủ khơi dậy tiềm năng để họ có thể tự giải quyết vấn đề đang gặp phải.
Tác giả Bùi Thị Xuân Mai đưa ra quan niệm tham vấn tâm lí là một quá trình trợ giúp tâm lý, trong đó người thực hiện tham vấn sử dụng kiến thức, kỳ năng để thiết lập mối quan hệ tương tác tích cực nhằm giúp đối tượng nhận thức được bản thân cùng với vấn đề và nguồn lực, qua đó tự xác định giải pháp
4- Ấ • 9 • Ấ Ẩ 4- Ă A r 1 f 9 đê giải quyêt vân đê một cách có hiệu quá.
Như vậy có thể thấy, ở Việt Nam hay thế giới thì quan niệm về tham vấn tâm lí khá đa dạng ở các mức độ khác nhau Tuy nhiên, dù tiếp cận theo góc độ nào, thì các tác giả đều nhấn mạnh những đặc trưng cơ bản sau:
- Tham vấn tâm lí là một quá trình trợ giúp dựa trên tri thức, kĩ năng và thái độ nghề nghiệp của nhà tham vấn;
- Hoạt động tham vấn đòi hỏi sự tương tác tích cực giữa nhà tham vấn và người được tham vấn trong suốt quá trình tham vấn.
- Nhà tham vấn không giải quyết vấn đề thay cho người được tham vấn
9 9 mà chỉ trợ giúp đê người được tham vân hiêu rõ sự kiện, hoàn cảnh gây ra vân
19 đề đồng thời hiểu được thế mạnh, giá trị của bản thân, sử dụng điểm tích cực của mình để tự giải quyết vấn đề gặp phải.
- Thông qua quá trình tham vấn, người được tham vấn sẽ nâng cao khả năng thích nghi với cuộc sống, mạnh mẽ hon, dám đưcmg đầu và ứng phó tốt với vấn đề khó khăn của chính mình.
Tóm lại, tham vấn tâm li là một quá trình trình tương tác giữa nhà tham vấn và người được tham vẩn Nhà tham vấn thông qua việc sử dụng các kiến thức, kĩ năng và tuân thủ các nguyên tắc đạo đức đê trợ giúp người được tham vẩn nhận thức rõ bản chat vẩn đề, tiềm năng của bản thân từ đó tự tìm ra giải pháp phù họp cho vấn đề mình đang gặp phải cũng như những vấn đề tương tự khác xảy ra trong cuộc song.
Tham vẩn tâm lí cho giáo viên tiếu học
Theo Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021, tại Điều 2 quy định Giáo viên tiểu học là những người chuyên trách giảng dạy và hướng dẫn các em học sinh trong khối tiểu học, cụ thể từ lớp 1 đến lớp 5 Họ có nhiệm vụ giúp trẻ tiếp thu kiến thức, phát triền các kĩ năng cần thiết và xây dụng nền tảng vững chắc cho việc học tập sau này GVTH là một chức danh trong chức danh nghề nghiệp GV.
Tham vấn tâm lí GVTH là quá trình tương tác giữa nhà tham vấn với giáo viên tiểu học Nhà tham vấn thông qua việc sử dụng các kiến thức, kĩ năng và tuân thủ các nguyên tắc đạo đức để trợ giúp giáo viên tiếu học nhận thức rõ bản chất vấn đề cũng như tiềm năng của bản thân đế từ đó tự tìm ra giải pháp phù hợp cho vấn đề mình đang gặp phải cũng như vấn đề tương tự khác xảy ra trong cuộc sống.
1.3 Ý nghĩa của hoạt động tham vấn tâm lí cho giáo viên tiểu học
- Hoạt động tham vân cho GVTH sẽ giúp họ biêt cách nhìn nhận rõ vân đề, sự việc, hoàn cảnh đang diễn ra, biết chấp nhận vấn đề như nó đang có để giải quyết Đồng thời, sau những lần tham gia vào hoạt động tham vấn tâm lí, GVTH sẽ tăng hiểu biết, chấp nhận tính da dạng về văn hóa, hoàn cảnh và môi trường thực tế.
- Tham vấn tâm lí giúp GVTH giải tỏa cảm xúc tiêu cực gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tâm thần, các hành động hay quyết định của băn thân Điều đó không chi giúp GV tránh được hậu quả xảy ra với bản thân mình mà còn hạn chế được những thái độ, hành vi, tác động tiêu cực đến những người xung quanh có liên quan, đặc biệt là HS.
- Tham vấn tâm lí sẽ giúp GVTH đưa ra các quyết định lành mạnh, sáng suốt và có khả năng giải quyết được vấn đề của mình Đồng thời có thể hồ trợ
GVTH trong quá trình thực hiện các quyết định của họ cũng như khả năng dự phòng các tình huống tương tự xảy ra trong tương lai.
- Quá trình tham vấn tâm lí giúp khơi gợi được những mặt mạnh, tiềm năng của GVTH, giúp họ nhận ra được những đặc điểm của bản thân từ đó giúp họ tự tin vào bản thân, năng lực của mình trong quá trình dạy học cũng như trong cuộc sống GVTH có thể đương đầu với vấn đề của họ sau khi được tham vấn, không lệ thuộc vào nhà tham vấn hay bất kì ai
- GVTH có thể thay đổi hành vi, nhân cách (có thể làm giảm hoặc biến mất triệu chứng và phát triển các kỳ năng ứng phó, giải quyết vấn đề nhàm tạo khả năng thích nghi tốt nhất trong môi trường thân chú đang sống) Trong quá trình tham vấn, GVTH sẽ nhận ra được mình là nạn nhân trong hoàn cảnh của chính mình, không ai khác ngoài bản thân mình phải hành động để giải quyết, từ đó học cách kiểm soát được cuộc sống của bản thân.
- Sau quá trình tự quyết, năng lực giải quyết vấn đề của bản thân GVTH sẽ mạnh mẽ hơn, dám nghĩ và dám đuơng đầu với các vấn đề khó khăn tương tự của chính mình Các kĩ năng khác của giáo viên cũng được cải thiện để trở lên hạnh phúc hơn như: kĩ năng giao tiếp xã hội, tư duy lạc quan, tích cực, kĩ năng lí cảm xúc,
- Khi người GVTH có một tinh thần thoải mái, một sức khỏe tâm thần tốt, dám đương đầu và biết cách giải quyết những khó khăn tâm lí gặp phải sẽ giúp cho việc thực hiện nhiệm vụ sư phạm tốt hơn, phát huy được phẩm chất và năng lực của họ sẽ ảnh hưởng tích cực đến quá trình dạy học và giáo dục học sinh, kết quả và thành tích của học sinh cũng như chất lượng giáo dục của nhà trường.
Tóm lại, hoạt động tham vấn tâm lí cho GVTH giúp họ giải tỏa những cảm xúc tiêu cực, phòng tránh và ngăn ngừa vấn đề xảy ra tồi tệ hơn Đồng thời, GVTH sẽ nhận ra được giá trị, năng lực của bàn thân, rèn luyện kĩ năng cần thiết để giải quyết vấn đề cũng như đương đầu với những thách thức khác trong cuộc sống Khi khó khăn tâm lí được giải quyết, GVTH sẽ có được sức khỏe tinh thần tốt hơn, sống hạnh phúc hơn, điều này không chỉ có ý nghĩa với bản thân họ mà còn ảnh hưởng trực tiếp, tích cực đến gia đình, học sinh và chất lượng giáo dục nhà trường.
Hoạt động tham vấn tâm lí cho giáo viên tiểu học
1.4.1 Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học • • o •
Nhiệm vụ của GVTH được được quy định trong thông tư số 28/2020/
TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường Tiểu học GVTH có những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Thực hiện chương trình GDPT cấp tiểu học và kế hoạch giáo dục của nhà trường Chủ động thực hiện và chịu trách nhiệm về kế hoạch giáo dục; tự
22 chủ, tự chịu trách nhiệm vê thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và chât lượng, hiệu quả giáo dục từng học sinh của lớp mình phụ trách.
- Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn và nhà trường; thường xuyên cập nhật những chỉ đạo của ngành; chuẩn bị, tổ chức dạy học và đánh giá học sinh theo quy định; thực hiện các hoạt động chuyên môn khác.
- Xây dựng mối quan hệ thân thiện, dân chủ giữa GV với HS, với cha mẹ HS và cộng đồng; giúp HS chủ động, sáng tạo, tự tin, tự chủ trong học tập và rèn luyện.
- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; ứng xử văn hóa, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; gương mẫu trước HS; thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng HS; bào vệ các quyền và lợi ích họp pháp cùa HS.
- Thực hiện tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp GVTH; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực; thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên; trao đổi chia sẻ chuyên môn cùng đồng nghiệp thông qua các đợt sinh hoạt chuyên môn, tập huấn.
- ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập và sinh hoạt chuyên môn; sáng tạo, linh hoạt trong việc tự làm đồ dùng dạy học Tham gia lựa chọn sách giáo khoa theo quy định; đề nghị nhà trường trang bị các xuất bản phẩm tham khảo, thiết bị dạy học theo quy định, phù họp để sử dụng trong quá trình dạy học.
- Tham gia kiểm định chất lượng giáo dục; tham gia thực hiện giáo dục bắt buộc, phồ cập giáo dục và xóa mù chừ ở địa phương Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình HS, cộng đồng và các tổ chức xã hội liên quan để thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
- Quản lý, tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục tại điểm trường khi được hiệu trưởng phân công Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của hiệu trưởng.
Với giáo viên làm công tác chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định trên, còn có các nhiệm vụ sau đây:
- Chủ động nắm bắt thông tin từng HS; xây dựng các hoạt động giáo dục của lóp the hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục đám bảo tính khả thi, phù hợp nhàm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng HS.
- Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch xây dựng được hiệu trưởng phê duyệt Báo cáo thường kỳ/đột xuất về tình hình của lớp với hiệu trưởng.
- Phối hợp chặt chẽ với CMHS hoặc người giám hộ, giáo viên, tổng phụ trách Đội, các tố chức xã hội có liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục và hồ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện cùa HS; tổng họp nhận xét, đánh giá HS; hướng dẫn HS bình bầu và đề nghị khen thưởng; lập danh sách HS đề nghị ở lại lóp; hoàn chỉnh việc ghi học bạ cho HS.
GVTH làm Tổng phụ trách Đội chịu trách nhiệm về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và Sao Nhi đồng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện HS.
Như vậy, với vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai của trẻ em, GVTH đóng góp không nhỏ vào sự phát triển giáo dục và xã hội Họ không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là những người hướng dẫn, truyền cảm hứng và tạo điều kiện để HS phát triển toàn diện Chính vì những nhiệm vụ nêu trên, GVTH chịu nhũng áp lực tâm lí khi thực hiện và hoàn thành trách nhiệm được giao.
1 4.1.2 Đặc điểm của giáo viên tiêu học Đối tượng lao động trực tiếp của GVTH là HS trong độ tuổi từ 6-11,12 tuổi Đó là lứa tuổi hồn nhiên, sống chủ yếu bằng tình cảm và đang tích cực tạo ra cho mình những chuyển biến lớn trong nhận thức, tình cảm, ý chí Công cụ lao động chủ yếu cùa GVTH là nhân cách của chính họ, GVTH cũng là người có uy tín đặc biệt với HS Vì vậy, Usinxki đã khẳng định, nhân cách cùa GVTH
24 là tât cả đôi với việc giáo dục HS mà không một điêu lệ, chương trình, không một cơ quan giáo dục nào thay thế được Sự thành công trong hoạt động sư phạm của GVTH đòi hởi ở họ các phẩm chất đạo đức cao cả, một thế giới quan tiến bộ và một trình độ cao của tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp và hệ thống các năng lực Các nhà tâm lí học thường nhìn nhận nhân cách người GVTH theo cấu trúc: phẩm chất và năng lực. về phẩm chất nhân cách, trước tiên GV cần có một thế giới quan khoa học, có lí tưởng về nghề dạy học và có tư duy giáo dục đảm bảo cho GVTH thực hiện đúng định hướng giáo dục Đặc biệt, GVTH phái có lòng yêu trẻ, đó là phẩm chất đạo đức cao quý đặc trưng trong nhân cách người thầy Yêu trẻ cũng là thứ tính cảm đầy tính nhân văn, vừa thật lòng yêu thương, vừa gần gũi, ân cần, khoan dung, vừa nghiêm nghị, công bằng và có yêu cầu cao phù họp với trẻ Trong quá trình đối mới giáo dục, đòi hỏi mỗi giáo viên phải thay đổi, tôn trọng nhân cách HS, biết hợp tác với các em trong quá trình dạy học và giáo dục, xây dựng bầu không khí dân chủ trong lớp học Từ đó khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong mồi HS để đạt được mục tiêu giáo dục (Đặng Tự Ân, 2020)
Các yếu tố ảnh hưong đến hoạt động tham vấn tâm lí cho giáo viên tiểu học
Nhận thức của giáo viền về hoạt động tham vấn tâm lý: Hoạt động tham vấn cho GVTH nói riêng ở nước ta hiện nay vẫn còn khá mới Hầu hết các nhà trường công lập chưa có cán bộ chuyên trách mà chủ yếu GV kiêm nhiệm, làm công tác tư vấn cho HS Đặc biệt, các trường thiếu trầm trọng các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về hoạt động tham vấn tâm lý Nếu có thì vần còn rất ít, mang tính hình thức và chất lượng chưa cao Do đó, GV chưa nhận
37 thức được tâm quan trọng của hoạt động tham vân tâm lí Nhiêu GV rât tự tin vào các kỹ năng bản thân và không nhận thấy sự cần thiết của tham vấn tâm lý
Họ không sằn sàng chia sẻ những khó khăn gặp phải vì cái tôi quá lớn Hay có GVTH quan niệm: stress, trầm cảm hay khó khăn tâm lí ở GV là điều không chấp nhận được Không ít GVTH cho rằng tham vấn tâm lí chỉ là cho lời khuyên sáo rồng và chẳng để làm gì Ngược lại, nếu GVTH nhận thấy vai trò hỗ trợ quan trọng của tham vấn tâm lý trong giải quyết các khó khăn, họ sẽ chủ động tìm kiếm và tham gia tích cực trong hoạt động tham vấn. Đặc điểm tâm lỷ của giáo viên tiêu học: Mồi cá nhân đều có nét tính cách và đặc điểm tâm lý khác nhau và điều này ảnh hưởng tới mọi hoạt động mà họ tham gia Tính tích cực trong mồi cá nhân người GV sẽ ảnh hưởng đến quá trình tham vấn tâm lý cho họ Họ có thể cởi mở, sằn sàng chia sẻ, hợp tác và tuân thủ các nguyên tắc tham vấn, tin tưởng và trải nghiệm các giải pháp từ hoạt động tham vấn Ngược lại, một số GV có tính cách nhạy cảm, khó chấp nhận cảm xúc của bản thân, không dễ dàng chia sẻ, giao tiếp dè chừng và thiếu tin tưởng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tham vấn, làm kéo dài quá trình tham vấn.
Kinh nghiệm Sống của giáo viên: Đây là một yếu tố không nhỏ ảnh hưởng đến quá trình tham vấn tâm lý Với GV trẻ, ít kinh nghiệm sống hoặc nền tảng kiến thức xã hội chưa nhiều, việc tham vấn tâm lý sẽ cần nhiều thời gian hơn đế họ có thể học hỏi thêm kiến thức cho chính mình để có thể tự đưa ra quyết định Lúc này vai trò của nhà tham vấn cần có sự cân bằng để giúp định hướng cho GV các giải pháp phù hợp với khả năng thực thi của họ Nhưng không được phép xâm phạm đến tính tự quyết của họ Đối với GV nhiều kinh nghiệm và nền tảng kiến thức xã hội thì quá trình tư vấn tuy có nhiều thuận lợi nhưng cũng hết sức nhạy cảm để có sự phù hợp với quan điểm cá nhân, cố hữu trong bản thân của họ, giúp họ phát huy tiềm năng và vốn sống dày dặn vào giải quyết hiệu quả vấn đề.
Năng lực chuyên môn và kinh nghiệm của nhà tham vân tâm lý: Đây được xem như một yếu tố quyết định đến hiệu quả tham vấn tâm lý Bởi nhà tham vấn sẽ là người chủ động định hướng và hồ trợ cho thân chủ trong suốt quá trình tham vấn Năng lực chuyên môn của nhà tham vấn thể hiện qua sự chuẩn bị về kế hoạch nội dung, chuẩn bị công cụ và các điều kiện bên ngoài khác, có sự tinh tế, nhạy cảm và tự tin rõ ràng Đặc biệt là các kỹ năng tham vấn như kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu, kỹ năng đặt câu hỏi, kỳ năng điều phối, kỹ năng giao tiếp Khi nhà tham vấn vững vàng về chuyên môn, giàu kinh nghiệm sẽ giúp hoạt động tham vấn diễn ra thuận lợi và đạt kết quă Ngược lại, nếu nhà tham vấn hạn chế về chuyên môn, thiếu kinh nghiệm sẽ là một thách thức lớn khi hồ trợ các GV vượt qua khó khăn tâm lý. Đặc điêm tâm lý cá nhân, phong cách của nhà tham vấn: Cũng giống như giáo viên, các nhà tham vấn tâm lý có nét tính cách riêng và mồi người dựa trên nét riêng của mình sẽ có phong thái và cách vận hành hoạt động tương đối khác nhau Đương nhiên là các nhà tham vấn vẫn phải đảm bảo quy trình và các nguyên tắc trong tham vấn Với nhà tham vấn hướng ngoại, tính cách hoạt bát, cởi mở nhiều năng lượng sẽ dễ dàng tiếp cận và tương tác với thân chủ
Tuy nhiên, họ cũng cần rèn luyện để tiết chế cảm xúc bản thân, tránh sự xâm chiếm, can thiệp đến quyết định của giáo viên Ngược lại, nhà tham vấn hướng nội sẽ có phong cách tiếp cận khác hơn, nhẹ nhàng, giao tiếp tiết chế và cẩn trọng Với mồi tính cách của nhà tham vấn tạo cho họ những phong cách làm việc khác nhau, có thế phù hợp hơn với thân chủ này hoặc thân chủ kia Hoặc vô tình tạo ra một cảm tính riêng với người được tham vấn do sự đồng điệu về tính cách, tạo thuận lợi cho quá trình tham vấn.
Chủ trương, chỉnh sách, chế độ của ngành giáo dục và nhà trường liên quan đối với hoạt động hỗ trợ tâm lí cho giảo viên Các chính sách, chế độ cho nhân sự và hoạt động của phòng tư vấn tại các nhà trường hiện nay mới đang
39 chủ yếu hướng đến đối tượng là HS Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn đặc biệt ở hệ thống trường công lập Neu cán bộ tham vấn tâm lí được biên chế chính thức trong các trường và đối tượng được mờ rộng hơn cho GV thì sẽ có ý nghĩa rất lớn góp phần thúc đẩy hoạt động tham vấn cho HS và GV, xây dựng trường học hạnh phúc Vì vậy, khi các bên liên quan xem xét hoàn thiện chính sách, chế độ liên quan đến chăm sóc SKTT cho GV trong nhà trường thì chắc chắn các khó khăn tâm lí của GV sẽ được cải thiện.
Không gian tiến hành tham vấn tâm lý' Điều kiện về không gian, địa điểm là yếu tố quan trọng để quá trình tham vấn diễn ra thuận lợi Trên thực tế không phải trường học nào cũng có phòng tham vấn đủ tiêu chuẩn, đâm bảo về sự riêng tư Điều này ảnh hưởng đến việc GV tìm đến phòng tham vấn tâm lý Ngoài ra còn có không gian cho tham vấn nhóm, hội thảo và không gian tham vấn online, đều cần đảm về sự yên tĩnh, đủ rộng tạo sự thoải mái, bầu không khí thân thiện, có sự riêng tư để dễ chia sẻ, thảo luận Các điều kiện vật chất kèm theo như bàn ghế, hệ thống chiếu sáng, làm mát, nước uống, trang trí cần đầy đủ nhưng đơn giản, tinh tế, tạo sự gọn gàng, lịch sự, đảm bảo hoạt động cho người tham gia cũng như hiệu quả hoạt động tham vấn.
Thời gian thực hiện hoạt động tham vẩn tâm lý: Do đặc thù bậc học, thời gian làm việc của GVTH đề giải quyết các nhiệm vụ dạy học - giáo dục HS rất nhiều Bên cạnh đó, GVTH vẫn cần thời gian dành cho gia đình, con cái Vì vậy, để sắp xếp thời gian hợp lí cho hoạt động tham vấn cho 1 GV, nhóm GV hay toàn trường không phải là điều dễ dàng nếu như không có sự sắp xếp khoa học, khéo léo Đồng thời, đôi khi do điều kiện khách quan, chủ quan khác mà thời điểm bố trí không thuận lợi như sau giờ làm việc căng thắng hoặc vào giờ nghỉ ngơi, ăn uống sẽ ảnh hưởng đến tinh thần, năng lượng cùa người tham gia Do vậy, việc vấn đề thời gian tham vấn cần được chú trọng và là một phần quan trọng trong kế hoạch.
Một sổ điều kiện phục vụ quá trình tham vẩn tâm lý: Đe tiến hành hoạt động tham vấn hiệu quả ở những nhà trường đã có cán bộ tham vấn thì vẫn cần kinh phí để có các bộ trắc nghiệm, công cụ đánh giá, tài liệu tham khảo; sự hồ trợ trước và sau tham vấn Ngược lại, nếu không đủ tài liệu sẽ ành hưởng đến đoạn hoạt động tham vấn, dần đến kết quả tham vấn không được như mong muốn Đặc biệt, chi phỉ cho hoạt động tham vẩn cũng là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tham vấn Hầu hết các hoạt động tham vấn trường học đều đang bị ảnh hưởng bởi yếu tố tài chính như: Thiếu ngân sách cho hoạt động của chuyên gia, cán bộ tâm lý chuyên trách, thiếu chi phí cho cơ sở vật chất và việc tổ chức các hoạt động tham vấn qua hội thảo một cách quy mô, chất lượng Tất cả những khó khăn này làm giảm chất lượng và hiệu quả chung của hoạt động tham vấn trường học nói chung và hoạt động tham vấn cho GVTH nói riêng. Định kiến xã hội về hoạt động tham vẩn tâm lý: Xã hội tồn tại nhiều quan niệm rằng việc đi tham vấn tâm lý là giống như việc đang gặp vấn đề tiêu cực, chứa hàm ý về sự yếu đuối, hay “có vấn đề” Hoặc nhiều người cho rằng tham vấn tâm lý là không cần thiết, lãng phí thời gian vì đó chỉ là một hoạt động được trả tiền để người khác nói hay về mình Những định kiến khác nhau này đều tồn tại khách quan trong xã hội và ảnh hưởng đến cả hai phía nhà tham vấn và thân chủ Nhà tham vấn có thể chưa được ghi nhận và đón chào như nghề giáo viên, bác sĩ Tuy nhiên, đây cũng chỉ là yếu tố rất nhô tác động đến các nhà tham vấn chuyên nghiệp Nhưng về phía GVTH thì họ khá dễ bị ảnh hưởng bởi định kiến này Đặc biệt là ở khu vực nông thôn, GV có các tổn thương tâm lý xã hội, họ coi đó là điều bình thường hoặc nhận thức nguyên nhân rất lệch lạc, mê tín Điều này cũng cản trở GV tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần nói chung và các hoạt động tham vấn nói riêng.
Như vậy, từ những phân tích trên có thể thấy hoạt động tham vấn tâm lí cho GVTH chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau Các yếu tố chủ quan
41 chính phải kể đến như: Nhận thức của GV về hoạt động tham vấn tâm lý, Đặc điềm tâm lý, phong cách của GVTH và nhà tham vấn; Năng lực chuyên môn và kinh nghiệm của nhà tham vấn tâm lý Các yếu tố khách quan bao gồm:
Không gian, thời gian tiến hành tham vấn tâm lý, Các điều kiện phục vụ quá trình tham vấn tâm lý, Định kiến xã hội về hoạt động tham vấn tâm lý, Chủ trương, chính sách, chế độ của ngành giáo dục và nhà trường liên quan đối với hoạt động hồ trợ tâm lí cho GV Trong bối cảnh tỉ lệ gặp phải khó khăn tâm lí của GVTH đang gia tăng như hiện nay và hoạt động tham vấn còn nhiều khó khăn thì việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động này sẽ góp phần xác định được bức tranh thực trạng và trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp, tháo gỡ đạt hiệu quả tốt hơn.
Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đều khẳng định, GVTH là một trong những nghề nghiệp chịu nhiều áp lực với mức độ căng thắng cao Các nhà nghiên cứu đã quan tâm nhiều hơn đến khó khăn tâm lí GVTH gặp phải và các biện pháp hỗ trợ giải quyết khó khăn tâm lí đó Tuy nhiên, ờ nước ta, nghiên cứu về các hoạt động tham vấn tâm lí cho giáo viên vần còn rất khiêm tốn, tản mạn mà chưa có nhiều công trình đề cập đến.
Giói thiệu khái quát địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Tình hình giáo dục của Quận Long Biên
Long Biên là một quận nằm ở phía Đông thành phố Hà Nội Đây là quận duy nhất nằm ở tả ngạn sông Hồng, đồng thời là quận có diện tích lớn nhất của thủ đô Quận được thành lập theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng
11 năm 2003 của Chính phủ, trên cơ sở tách 10 xã: Thượng Thanh, Giang Biên, Ngọc Thụy, Việt Hưng, Hội Xá, Gia Thụy, Bồ Đề, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối và 3 thị trấn: Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng thuộc huyện Gia Lâm.
Song song với việc phát triển hạ tầng, phục vụ phát triển kinh tế, từ khi thành lập đến nay, quận Long Biên đặc biệt coi trọng việc đầu tư phát triển giáo dục, nhất là giáo dục tiểu học Những năm qua, quy mô và mạng lưới các trường trên địa bàn Quận tiếp tục được đầu tư mớ rộng Năm học 2023- 2204, toàn quận có 33 trường tiểu học với 34 965 học sinh và 934 lớp, trung bình 37.4 HS/lóp, trong đó có 30 trường công lập với 32 541 học sinh/836 lớp và 03 trường ngoài công lập với 2424 HS/98 lóp.
Song song với công tác đầu tư, các hoạt động giáo dục cũng đạt được nhiều kết quả tốt Chất lượng giáo dục toàn diện được giữ vững, chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục phát triển, việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học được đẩy mạnh ở tất cả các cấp học Học sinh quận Long Biên tiếp tục khắng định tài năng trong các kỳ thi văn hóa và năng khiếu. Để duy trì kết quả ấn tượng đó, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận đặc biệt coi công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và kỳ năng cho cán bộ giáo viên, nhân viên. Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, Quận ủy - HĐND - UBND quận Long Biên, cùng với sự phối họp, giúp đỡ của các ban, ngành trong Quận, ngành Giáo dục quận Long Biên đã
43 phát huy tinh thân chủ động, sáng tạo tập trung nâng cao chât lượng giáo dục, tiếp tục đẩy mạnh các cuộc vận động và phong trào thi đua, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao Giáo dục quận Long Biên đã nhiều lần được UBND thành phố Hà Nội tặng cờ thi đua đơn vị dẫn đầu toàn thành phố, được nhận
Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen ghi nhận các thành tích trong công tác giáo dục.
2.1.2 Đội ngũ giáo viên tiểu học Quận Long Biên về số lượng, tính đến năm học 2023- 2024, giáo dục tiểu học quận Long Biên có 78 cán bộ quản lí, 24 giáo viên Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, 1193 giáo viên văn hóa và giáo viên bộ môn (trong đó có 914 GV biên chế, 279 GV hợp đồng) và 284 nhân viên gồm các vị trí văn phòng, thư viện- đồ dùng, kế toán, công nghệ thông tin (trong đó có 93 biên chế và 191 hợp đồng). về chất lượng, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên công tác trong lĩnh vực giáo dục tiểu học có 82% đạt chuẩn và trên chuẩn, 18% số giáo viên, nhân viên đang học tập để hoàn thiện yêu cầu chuấn vị trí việc làm Hàng năm, đội ngũ được bồi dưỡng, học tập thường xuyên, để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn bằng kinh phí của quận và của các đơn vị giáo dục. nr ị r 1 • A
To chức nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tiến hành khảo sát 300
GV của 06 trường tại địa bàn quận Long Biên, Hà Nội, trong đó có 04 trường công lập và 02 trường ngoài công lập Bao gồm: Trường Tiểu học Cự Khối, Trường Tiểu học Đô thị Sài Đồng, Trường Tiểu học Gia Thụy, Trường Tiểu học Thạch Bàn B, Trường Vinschool và Trường Wellspring với các đặc điếm chung của giáo viên như sau:
- Độ tuồi: Đề tài thực hiện nghiên cứu trên các độ tuổi của giáo viên từ 22 - 53 tuổi, chia thành 06 nhóm các độ tuổi Cụ thể như sau: nhóm giáo viên
44 dưới 27 tuổi có 50 người chiếm 16,67%; nhóm giáo viên ở độ tuổi từ 27 - 32 tuổi có 46 người chiếm 15,53%; nhóm giáo viên ở độ tuổi từ 33 - 38 tuổi có 55 người chiếm 18,33%; nhóm giáo viên ở độ tuổi từ 39 - 43 tuổi có 48 người chiếm 16%; nhóm giáo viên ở độ tuổi từ 43 - 48 tuổi có 49 người chiếm 16,33% và nhóm ở độ tuổi từ 48 - 53 tuổi có 52 người chiếm 17,33%.
Bảng 1: Sô liệu thông kê độ tuôi của giảo viên tiêu học được khảo sát
Qua sổ liệu khảo sát trên, có thể thấy số lượng GV trên các nhóm đối tượng tương đương nhau, không có nhiều sự chênh lệch giữa các độ tuổi.
- Thâm niên công tác Độ tuổi Dưới 27 tuổi
Từ 27-32
năm
Phương pháp nghiên cứu
Đe nghiên cứu nội dung này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu lí luận và tiến hành như sau:
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia thuộc lĩnh vực tâm lí học, giáo dục học để xác định hướng tiếp cận nghiên cứu và tham khảo kinh nghiệm nghiên cứu.
- Sử dụng phương pháp phân tích, tồng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa để phân tích các tài liệu liên quan nhằm làm sáng tõ cơ sở lí luận cũng như tham khảo cách tiếp cận nghiên cứu vấn đề khoa học của đề tài
Tổ chức nghiên cứu thực trạng
Nhằm giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu chính của đề tài là xác định thực trạng hoạt động tham vấn tâm lý cho giáo viên tiểu học tại một số trường trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội và những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tham vấn tâm lý cho giáo viên Từ đó xây dựng hoạt động tham vấn cho giáo viên tiểu học quận Long Biên.
2.2.3.2 Nội dung và địa bàn khảo sát
- Tìm hiếu đánh giá của giáo viên tiểu học về vai trò của hoạt động tham vấn học đường cho giáo viên tiểu học trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội.
- Nghiên cứu thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên tiểu học quận Long Biên, Hà Nội.
- Thực trạng hoạt động tham vấn tâm lý cho giáo viên tiều học tại quận Long Biên, Hn hiện nay.
- Tìm hieu một so yeu to arm hướng den qua trinh tham van tarn ly cho giáo viên tiểu học.
* Địa bàn khảo sát Đe tài tiến hành nghiên cứu ở 06 trường tiểu học thuộc khu vực quận Long Biên, thành phố Hà Nội: TH Gia Thụy, TH Thạch Bàn, TH Cự Khối, PTLC Wellspring; TH Vinshools The Hamony; TH Đô Thị Sài Đồng Chúng tôi lựa chọn các trường trên cùng địa bàn nghiên cứu với mong muốn tìm hiểu những đặc điểm chung và đặc điểm riêng của giáo viên tiểu học về: khó khăn tâm lý, nhu cầu tham vấn tâm lý, các hoạt động tham vấn tâm lý đang diễn ra tại các trường.
2.2.3.3 Các phương pháp và công cụ khảo sát p _ \ nn 9 1 r 1 4-^ 4- r 4-’ 1 9 /N \ F • 4-'-*' Ã 1 A 9 /N 4- Â
Trên cơ sở lý luận đã được xác định ở trên và với đặc thù cua vân đê J • • • • nghiên cứu, khách thế nghiên cứu và điều kiện thực tế, đề tài đã lựa chọn một số phương pháp để tổ chức nghiên cúu, đánh giá thực trạng hoạt động tham vấn tâm lý cho giáo viên tiểu học Cụ thể như sau: u Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Mục đích: Nhằm tìm hiểu nhận thức khó khăn tâm lý, nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên và thực tế hoạt động tham vấn tâm lý cho giáo viên tại 6 trường tiểu học trên.
Cách tiến hành' Đề tài sử dụng điều tra dành cho GV (phụ lục 1): Gồm
10 câu hởi có đáp án lựa chọn và câu hỏi gợi mớ nhằm tìm hiểu khách quan mức độ khó khăn tâm lý, nhu cầu tham vấn tâm lý và thực trạng hoạt động tham vấn tâm lý của giáo viên tiểu học tại các trường hiện nay Đồng thời, đề tài cũng tiến hành nghiên cứu các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc quá trinh tham vấn cho giáo viên tiểu học.
- Xác định khách thể điều tra - Thiết kế bộ công cụ theo mục đích đã đề ra tâm lý
- Chọn mẫu và tiến hành điều tra mầu - Chỉnh sửa bộ câu hỏi sau khi phân tích kết quả điều tra mẫu - Tiến hành điều tra trên khách thể: Đến các trường theo dự kiến, làm việc với lãnh đạo nhà trường và giáo viên đề xuất mong muốn, mục đích và yêu cầu thực hiện, cụ thể: Đối với giáo viên: Gặp gỡ và làm việc trực tiếp với các GV theo lịch đã bố trí Sau khi trao đồi với GV về mục đích cũng như yêu cầu nghiên cứu thì tiến hành phát phiếu và hướng dẫn GV cách trả lời Thu phiếu và thực hiện thống kê, xử lí số liệu thu được. Đối với cán bộ quản lý: Gặp gỡ một số Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, cán bộ quản lý của các trường để trao đổi với CMHS về mục đích, yêu cầu của việc nghiên cứu, phát phiểu và hướng dẫn cách trả lời Thu phiếu và thực hiện thống kê, xử lí số liệu thu được. b Phương pháp phỏng vẩn
Mục đích: Đây là phương pháp nghiên cứu nhàm thu thập các thông tin cần thiết cũng như các sự kiện bổ sung về nhận thức, nhu cầu về hoạt động tham vấn tâm lý của GVTH Đồng thời qua việc tiến hành phỏng vấn các đối tượng trên, có thể tìm hiểu kĩ hơn các yểu tố ảnh hưởng, nguyên nhân, thuận lợi và khó khăn cùa giáo viên trong việc tham gia tham vấn tâm lý.
Sử dụng mẫu phiếu phỏng vấn sâu ở phụ lục 02 gồm 08 câu hỏi nhằm tìm hiểu về thực trạng hoạt động tham vấn tâm lý cho giáo viên và những yếu tố nào ảnh hưởng quá trình tham vấn tâm lý cho giáo viên.
- Xác định khách thể phỏng vấn (gồm cả GV và CBQL) - Xây dựng công cụ (phiếu phỏng vấn sâu)
- Chọn thời điểm, không gian phỏng vấn - Tiến hành phỏng vấn
- Phân tích, tổng hợp, đánh giá kết quă phỏng vấn.
- Đối với giáo viên: Thực hiện phỏng vấn trong giờ ra chơi, trước và sau giờ học (hoặc theo sự sắp xếp thời gian của giáo viên) Phố biến với giáo viên về mục đích, yêu cầu của việc nghiên cứu và tiến hành làm quen, trò chuyện với từng giáo viên đã được chọn trước khi đi vào nội dung chính của buổi phỏng vấn.
- Đối với cán bộ, quản lý: Tiến hành phỏng vấn sâu với một số cán bộ, quản lý nhà trường nhằm thu thập các thông tin, các sự kiện bồ sung về biểu hiện khó khăn tâm lý của giáo viên, thực trạng các hoạt động tham vấn tâm lý cho giáo viên tiểu học tại trường và các yếu tố ảnh hưởng, nguyên nhân, thuận lợi, khó khăn của trong quá trình tham vấn tâm lý cho giáo viên.
2.2.4.3 Phương pháp quan sát Mục đích' Thu thập các thông tin cần thiết về biếu hiện của các khó khăn tâm lý, nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên tiều học và các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình tham vấn tâm lý cho giáo viên tiều học.
- Tìm hiểu sơ bộ về tình hình, đặc điếm tâm lý của giáo viên tiểu học và nhũng khó khăn tâm lý giáo viên tiểu học thường gặp phái.
- Tiến hành quan sát các biểu hiện, trao đổi, chia sẻ tâm tư, nguyện vọng
Kết quả quan sát được lượng hóa bổ sung cho các kết quả và kết luận nghiên cứu của đề tài.
- Ghi chép, lưu lại hình ảnh một cách chân thực, chính xác, tỉ mỉ các diễn biến trong giờ học theo phiếu dự giờ đã được soạn sẵn.
2.2.4.4 Phương pháp thống kê Mục đích' Nhằm thu được số liệu khách quan có độ tin cậy cao, thống kê các số liệu đã thu được qua các phương pháp để phân tích, so sánh, đánh giá, chuẩn hóa kết quả của đề tài.
- Thu thập thông tin, kết quả của các phương pháp trên - Tiến hành xử lý với phần mềm Excel, SPSS các thông tin đã thu thập được Các thông số và phép toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này chủ yếu là phân tích thống kê mô tả, nhằm đánh giá thực trạng những khó khăn tâm lý, nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên tiểu học và thực trạng hoạt động tham vấn tâm lý cho giáo viên tiếu học hiện nay Các chỉ số được sử dụng phân tích trong thống kê mô tả đó là: tính tỉ lệ phần trăm, tính tổng điểm, tính điểm trung bình, hạng trung bình của điểm, sắp xếp thứ hạng,
- Số liệu khảo sát được xử lý theo thống kê mô tả.
2.2.4.5 Tiêu chỉ và thang đánh giá
Dựa vào đặc điểm tâm lý và đặc điểm nghề nghiệp của GVTH, chúng tôi xác định các tiêu chí đánh giá và thang đánh giá như sau:
* Nhận thức những khó khăn tâm lý của giáo viên tiểu học
- Áp lực trong việc thực hiện chương trình giáo dục phố thông 2018 - Áp lực trong việc sắp xếp, cân bằng thời gian thực hiện các công việc chuyên môn (giảng dạy, soạn giáo án, hoàn thiện sổ sách, )
- Khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc của bân thân, kĩ năng ứng phó và giải quyết căng thẳng
- Khó khăn trong học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
- Khó khăn trong thực hiện các quy định, chuẩn mực nhà giáo - Khó khăn trong mối quan hệ với phụ huynh học sinh
- Khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh, sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học
- Khó khăn về mức lương và thu nhập đảm bảo cuộc sống - Khó khăn trong mối quan hệ với học sinh
- Khó khăn trong các mối quan hệ với cấp trên
- Khó khăn trong môi quan hệ với gia đình - Khó khăn trong mối quan hệ với đồng nghiệp
* Nhận thức về bản chất và sự cần thiết cua hoạt động tham vẩn tâm lỷ • • • • & ư
- Quản lý cảm xúc, giải quyết vấn đề, căng thẳng
- Công tác chuyên môn giảng dạy - Học tập, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ - Công tác phối hợp với cha mẹ học sinh
- Vấn đề giáo dục học sinh - Mối quan hệ, giao tiếp, ứng xử trong gia đình - Mối quan hệ giao tiếp, ứng xử tại trường học
* Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tham vẩn tâm lý cho giáo viên tiểu học
Tiêu chí đánh giá về nhận thức những khó khăn tâm lý của giáo viên tiêu học đang gặp phải gồm:
- Định kiến xã hội về hoạt động tham vấn tâm lý - Chi phí cho hoạt động tham vấn
Phương thức giải quyết khó khăn tâm lý của giáo viên tiểu học
Trong quá trình tìm hiếu qua quan sát, phỏng vấn và sử dụng phiếu hỏi, tác giả nhận thấy do GVTH học gặp khá nhiều khó khăn trong công việc và cuộc sổng, dẫn đến bản thân phải trải qua những cảm xúc tiêu cực như: lo lắng, căng thẳng, tức giận, hụt hẫng, buồn chán, mất tự tin, Khi được hỏi về cách ứng phó của GVTH khi gặp phải những khó khăn tâm lý trong công việc và cuộc sống, kết quả khảo sát ý kiến cũa giáo viên tập trung vào các cách ứng phó được thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 4: Cách ứng phó những khó khăn tâm lý của giảo viên tiêu học quận
Long Biên, thành phố Hà Nội stt Các giải pháp Không bao giò'
Rất thưòng xuyên ĐTB TT
Chịu đựng, buông xuôi để Vấn đề tự qua đi
Thực hiện các hoạt động giải trí (xem phim, nghe nhạc, mua sắm, ăn uống )
Tìm hiểu thồng tin, tài liệu để tự lựa chọn cách giải quyết
4 Chia sẻ và xin ý kiến của bạn bè, người thân 0 5.00 29.67 54.00 11.33 3.72 4
Muốn giải quyết nhưng lúng túng không biết làm như thế nào
Tâm sự và hỏi ý kiến của đồng nghiệp
Nhờ sự giúp đờ của cán bộ tham vấn hoặc các dịch vụ tham vấn tâm lý
Từ bảng sô liệu trên cho thây, nhóm các cách ứng phó được nhiêu GVTH lựa chọn đó là: Chịu đựng, buông xuôi để vấn đề tự qua đi; Thực hiện các hoạt động giải trí; Tìm hiểu thông tin, tài liệu để tự lựa chọn các giải quyết phù họp
Trong đó, cách GVTH sử dụng nhiều nhất đế giải quyết khi gặp phải khó khăn tâm lý đó là “Chịu đựng, buông xuôi để vẩn đề tự qua đi ” với 163 ý kiến đánh giá ở mức rất thường xuyên, chiếm 54,33% Kết quả phỏng vấn sâu một số giáo viên của trường Thạch Bàn B cho biếtkhi gặp khó khăn tâm lí, họ không muốn chia sẻ cảm xúc, bày tỏ quan điểm hay nói ra vấn đề mình đang gặp phải do e ngại định kiến xã hội hoặc không muốn người khác đánh giá, định kiến về vấn đề cá nhân Vì vậy, GV cho rằng chấp nhận và chịu đựng sẽ là giải pháp an toàn, tránh va chạm với người khác, họ ki vọng theo thời gian mọi việc sẽ trở lại bình thường Tuy nhiên, đây cũng chưa phải là cách giải quyết tận gốc của vấn đề mà chi là giải pháp tạm thời, che lấp hoặc lưu giữ vấn đề ờ một dạng khác trong tiềm thức và khi vượt quá giới hạn chịu đụng thì có thế khiến con người rơi vào các trạng thái tiêu cực hơn như: stress, trầm cảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần.
Có tới gần 53% GVTH được hỏi khi gặp khổ khăn tâm lí, có mong muốn giải quyết nhưng lủng túng không biết làm như thế nào ở mức độ thường xuyên
Qua trao đổi trực tiếp với GVTH, chúng tôi nhận thấy lý do chính dẫn đến tình trạng này là do GV rất thiếu kỳ năng giải quyết vấn đề, tâm lý cả nể và ngại va chạm trong giao tiếp Một số GV khác lại thể hiện sự bế tắc, không thể trình bày
61 được vấn đề của mình một cách rõ ràng, mạch lạc để người khác có thể thấu hiểu, chia sẻ Điều này đã tạo ra rào cản tâm lý lớn khiến họ càng thêm khỏ khăn bể tắc và không tìm ra giải pháp phù hợp cho mình Thậm chí, có giáo viên còn cho biết:
"Những áp lực ở trường học, công việc khiến tôi cảm thấy kiệt sức, tôi muốn giải quyết nhưng đều không biết bat đầu từ đâu, có thời gian tôi đã nghĩ đến việc nghỉ dạy, chuyên một công việc khác nhưng tôi lại không dám” (V.T.T.H giáo viên lớp
90,33 % ỷ kiến giáo viên trả lời họ chưa bao giờ tìm kiếm sự hỗ trợ của cán bộ tham vẩn hoặc các dịch vụ tham vấn tâm lý Vì vậy, đối với cách ứng phó “Tìm kiếm sự hồ trợ từ cán bộ tham vấn hoặc các dịch vụ tham vấn tâm 1 • • • • • • lý” có mức điểm trung bình thấp nhất (1,22) Điều này cho thấy việc GVTH tiếp cận, sử dụng các dịch vụ và tham gia các hoạt động tham vấn tâm lý là rất ít Trên thế giới xu hướng sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lý khá phổ biến trong đời sống xã hội nhằm giúp giảm thiểu sự căng thẳng, mất cân bằng trong cuộc sống Ở Việt Nam, các dịch vụ này chưa thật sự phổ biến, do vậy, chưa hình thành được thói quen quan tâm đến sức khỏe tinh thần thường xuyên của
GV Mặt khác, chi phí cho các dịch vụ này khá cao gây ra áp lực tài chính lớn đối với cá nhân có nhu cầu.
Tóm lại, khó khăn là điều tất yếu cùa cuộc sống, có thể xảy ra bất cứ thời điểm với bất cứ cá nhân nào, trên mọi khía cạnh Để hoàn thành nhiệm vụ công việc, mục tiêu cuộc sống, GVTH sẽ luôn phái đối mặt với những khó khăn như vậy Thay vì sợ hãi, buông xuôi và bở cuộc thì cách ứng phó đối diện và vượt qua khó khăn mới là chìa khóa đế giải quyết mọi vấn đề Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát như trên, đa số GVTH quận Long Biên, Hà Nội đang lựa chọn các giải pháp thụ động và phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài GV cần chủ động tìm kiếm cách ứng phó cụ thể, hữu ích để có thể khắc phục và giải quyết triệt để những khó khăn tâm lý khi gặp phải.
Thực trạng hoạt động tham vấn tâm lý cho giáo viên tiểu học tại
quận Long Biên, Hà Nội
3.2.1 Nhận thức về sự cần thiết của hoạt động tham vấn tâm lý cho • • • • ơ ư giáo viên của giáo viên tiểu học quận Long Biên, Hà Nội
Thực hiện khảo sát ý kiến đánh giá của GVTH về mức độ cần thiết của hoạt động tham vấn tâm lý đối với một số khó khăn liên quan đến vấn đề về chuyên môn, cuộc sống và các mối quan hệ thường gặp, kết quả cụ thể như sau:
Bảng 5: Mức độ cần thiết của hoạt động tham vấn tâm lý cho giáo viên tiểu học quận Long Biên, Hà Nội stt Nội dung Không cần thiết ít cần thiết
Rất cần thiết ĐTB TT
Quan lý cảm xúc, giải quyết vấn đề, căng thăng
2 Công tác chuyên môn giảng dạy 0 0 1.67 53.67 44.67 4.43 2
Học tập, bồi dường nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ
4 Công tác phối hợp với cha mẹ học sinh 0 2.33 13.67 53.00 31.00 4.13 4
5 vấn đề giáo dục học sinh 0 4.33 21.67 42.33 31.67 4.01 5
6 Mối quan hệ, giao tiếp, ứng xử tại trường học 3.33 4.67 12.00 50.33 29.67 3.98 6
7 Mối quan hệ giao tiếp, ứng xử trong gia đình 0 9.67 19.67 41.00 29.67 3.91 7
Từ bảng sô liệu trên cho thây, đa sô giáo viên đêu đảnh giả hoạt động tham vấn tâm lý cho giảo viên là cần thiết và rất cần thiết đổi với hầu hết các vấn đề về chuyên môn, cuộc song cá nhân Điều này thể hiện nhu cầu được tham vấn tâm lý của GVTH hiện nay là khá lớn và cấp thiết Qua thực hiện
1- _ A _ _ A ĩ 2 * _ _ Ố _ • ô _ _ A ,1 • A , 9 - - _ _ _ A phong van sâu một so GV lý giải vê sự việc can thiet cua hoạt động tham van tâm lý cho GVTH, đã có nhiều ý kiến được đưa ra như: giúp kiểm soát cảm
63 xúc, giải quyết vấn đề, giảm bớt căng thẳng, tạo tâm lý vui vẻ khi giảng dạy, giao tiếp, nâng caohứng thú trong công việc, bày tỏ tâm tư nguyện vọng, nắm bắt được tâm lý học sinh, từ đó hoàn thiện bản thân.
Quản lý cảm xúc, giải quyết vấn đề, giảm căng thắng là nhu cầu cần được tham vẩn tâm lý lớn nhất với 70,67% ý kiến GV đánh giá ở mức rất cần thiết Có thế nói, việc phải trải qua nhiều áp lực với những nhiệm vụ chuyên môn, công việc gia đình và nguyện vọng cá nhân đã khiến giáo viên tiếu học gặp không ít khó khăn tâm lý, cảm xúc tiêu cực Vì vậy, quản lý tốt cảm xúc, có phương pháp giải quyết vấn đề hiệu quả sẽ giúp giảm bớt căng thẳng, tạo ra sự cân bằng về tâm lý cho GV Điều này cũng phù hợp với kết quả khảo sát thực trạng phương pháp giải quyết khó khăn tâm lý khi GVTH là đa số GV chưa tìm ra các biện pháp phù hợp Đó cũng là lý do mong muốn nhu cầu được tham vấn tâm lý nhằm quản lý cảm xúc, giải quyết vấn đề, giảm căng thẳng được giáo viên tiểu học quận Long Biên, Hà Nội đánh giá ở mức cao nhất.
Pữ/7 đề giáo dục học sinh cũng là vấn đề được GVTH quận Long Biên,
Hà nội có nhu cầu tham vẩn tâm lý cao với 84% ỷ kiến khảo sát đánh giả ở mức độ cần thiết và rất cần thiết Bước vào Tiểu học, bên cạnh vui chơi thì HS còn phải thích nghi với sự thay đổi của việc học tập trở thành hoạt động chủ đạo HS tiểu học chưa có sự vững vàng về ý chí và tình cảm trong khi việc học lúc này đã trở thành bắt buộc, bắt đầu xuất hiện áp lực của việc kiềm tra và đánh giá ở trên lớp cùng với sự kỳ vọng từ phía gia đình Học sinh rất dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, chán nản và có tìm cách chổng đối Học sinh cũng biểu hiện sự khó tập trung, ít duy trì được hứng thú học tập GV vẫn cần rèn luyện cho HS có kĩ năng, thói quen học tập cũng như các phấm chất đạo đức Mặt khác, với sự dễ dàng tiếp cận với công nghệ thông tin, mạng internet từ rất sớm, nhiều học sinh tiểu học dễ bị các ành hưởng tiêu cực như: phản ứng thái quá, bạo lực hay thậm chí là quá khép kín Vì vậy, GVTH mất rất nhiều thời gian, tâm sức đề tiếp cận, chia sẻ, giáo dục và trong nhiều trường hợp sẽ gây ra những áp lực, căng thẳng, kiệt sức cho họ.
Cóng tác phổi hợp với cha mẹ học sinh cũng được phần lớn giáo viên cho rằng cần thiết và rẩt cần thiết Để lí giải cho vấn đề này, đề tài đã trao đổi
64 trực tiêp với cán bộ quán lí và giáo viên, và được biêt: Nhiêu cha mẹ hiện nay khá bận rộn nên kì vọng và trông chờ nhiều từ nhà trường trong việc giáo dục con Và khi xảy ra vấn đề bất thường hoặc kết quả giáo dục không được như mong muốn thì đổ lỗi sang cho GV, cho nhà trường Đôi khi cha mẹ HS thiếu kiên nhẫn tìm hiểu thông tin sự việc hoặc quá tin tưởng vào lời của HS nên có những hiểu lầm giữa các bên Nhiều gia đình lại quá bao bọc con, đòi hỏi quá nhiều từ GV và nhà trường trong việc chăm sóc HS đặc biệt ở các trường ngoài công lập khiến khối lượng công việc của GV lại thêm nặng nề Bên cạnh đó, giáo viên T.T.P.O (TH Wellspring) còn cho biết: Do cha mẹ học sinh phần lớn là thế hệ được tiếp xúc và chịu ảnh hướng nhiều từ mạng xã hội, một bộ phận cha mẹ dề có những thái độ, cư xử thiếu khách quan với GVTH, dẫn đến rào cản trong moi quan hệ của GV với cha mẹ HS Từ đó, có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và tâm lý GV và tác động tiêu cực đến hiệu quả của công tác phối hợp giáo dục HS.
Nhu cầu tham vấn về khỏ khăn tâm lí mối quan hệ, giao tiếp, ứng xử trong gia đình cũng được nhiều ý kiến khảo sát cho là rất quan trọng và cần thiết (50,33% đánh giá cần thiết và 29,67% đánh giá là rất cần thiết) Gia đình luôn là nền tảng cho sự phát triển sự nghiệp của cá nhân Tuy nhiên, hiện nay, không ít GVTH đang gặp những khó khăn tâm lý trong các mối quan hệ, giao tiếp và ứng xử trong gia đình Nguyên nhân có thể là sự khác biệt về thế hệ về quan điểm sống, hay lối sống cùa thời đại công nghiệp khiến kết nối gia đình trở nên lỏng lẻo hơn Qua phỏng vấn sâu một số GVTH quận Long Biên, Hà Nội được biết, có những GV mang tâm lý lo lắng khi đến trường và sợ hãi khi về nhà vì những trách nhiệm và bổn phận Chỉ một số ít GV có tuổi đời lớn, nhiều kinh nghiệm hoặc GV trẻ chưa có gia đình thì ít gặp phải khó khăn tâm lý về vấn đề này.
Mặc dù mồi vấn đề được đánh giá ớ mức độ cần thiết khác nhau, song kết quả trên cho thấy, GVTH được khảo sát đang đối mặt với rất nhiều khỏ khăn tâm lý Nhu cầu được hồ trợ tham vấn tâm lí của GVTH ở Long Biên ờ mức độ khá cao khá cao và trải đều trên các khía cạnh công việc, gia đinh, cuộc sống Đặc biệt, với sự phát triển nhanh mạnh của nền kinh tế, công nghiệp, công
65 nghệ số như hiện nay càng đặt ra cho GVTH nhiều yêu cầu, trách nhiệm mà nếu không biết cách phòng tránh, chủ động cân bằng, điều chỉnh, thích nghi thì GVTH sẽ gặp thêm nhiều khó khăn và áp lực hơn.
3.2.2 Hoạt động tham vấn tâm lý cho giáo viên tiểu học quận Long Biên, Hà Nội Để làm rõ hơn thực trạng hoạt động tham vấn tâm lí cho GVTH trên địa bàn quận Long Biên, đề tài đã tìm hiểu qua phiếu hỏi các hình thức tham vấn tâm lí mà GV đã từng tham gia Kết quả như sau: trường ngoài trường nhóm tại tham vấn tâm trường lí
■ Không bao giờ ■Hiến khi ■ Thinh thoáng ■ Thường xuyèn ■Rất thường xuyẻn
Biểu đồ 2: Các hình thức tham vấn tâm lý cho GVTH quận Long Biên
Hiếm khi, thỉnh thoảng và chưa hao giờ tham gia các hoạt động tham vấn tâm lí khác nhau chiếm phần lớn ý kiến GVTH được hỏi Các ý kiến đánh giá ở mức độ thường xuyên và rất thường xuyên tham gia chiếm tỷ lệ không cao, trong đó hình thức tham vẩn tâm lý mà GV lựa chọn thấp nhất là “Chia sẻ trực tiếp với cản bộ, chuyên gia tham vấn tâm lý" với 73% GV là chưa bao giờ tham gia, một số ít các ý kiến đánh giá ở các mức độ hiếm khi, thỉnh thoảng, ờ mức độ tham gia thường xuyên và rất thường xuyên lần lượt có 5 (chiếm 1,67%) và 2 ý kiến (chiếm 1,4%) Qua trao đổi, GV chia sẻ ngoài các lý do về tâm lý ngại chia sẻ, ít được tiếp cận và vẫn còn mơ hồ về chất lượng, uy tín các dịch vụ tham vấn thì nguyên nhân cũng rất quan trọng là chi phí tham vấn trực tiếp
66 cao Trong khi thu nhập của GV cũng không phải là cao để có thể sử dụng dịch vụ Đối với các trường ngoài công lập thì có thể mức lương GV sẽ cao hơn nhưng họ phải đối mặt với nguy cơ thiếu tính ồn định, có thể bị giảm lương hoặc cắt giảm nhân sự nên GV cũng không sẵn sàng để chi trà cho những hoạt động tham vấn.
Đánh giá vê mức độ phù hợp của các hình thức tham vân tâm lý của giáo viên tiểu học quận Long Biên, Hà Nội
Trên cơ sở khảo sát các hình thức tham vấn tâm lý mà GVTH đã từng tham gia, kết hợp với những điều kiện hiện có của các nhà trường và đặc điểm nhân cách cá nhân của GV, đề tài đã xác định một số hình thức tham vấn tâm lý cho giáo viên tiểu học có tính khả thi trong việc triển khai thực hiện Hình thức tham vấn trực tiếp gồm: Tổ chức hội thảo chuyên đề, tham vấn nhóm tại nhà trường, tham vấn cá nhân với cán bộ tham vấn (trong trường hoặc tại trung tâm) Hình thức tham vấn gián tiếp có: tham vấn qua mạng xã hội, tham vấn qua điện thoại (kênh truyền thông, gọi trực tiếp đến các trung tâm), tham vấn qua hộp thư Email trường theo định kỳ
Biếu đồ 3:Mức độ phù hợp của cảc hình thức tham vấn tâm lỷ cho giảo viên tiếu học quận Long Biên, Hà Nội
Sau khi kháo sát ý kiên của GVTH vê mức độ phù hợp của các hình thức tham vấn tâm lý trên, kết quả đánh giá theo điểm trung bình được sắp xếp theo thứ tự từ 1 đến 6 như sau: Tổ chức hội thảo, chuyên đề (ĐTB 4,09); Tham vấn qua mạng xã hội (ĐTB 3,81); Tham vấn nhóm tại nhà trường (ĐTB 3,63);
Tham vấn qua điện thoại (ĐTB 3,29); Tham vấn trực tiếp với cán bộ tham vấn (2,96); Tham vấn qua hộp thư Email hoặc báo chí (ĐTB 2,94) Qua đánh giá và so sánh kết quả trên với kết quả khảo sát về các hình thức tham vấn tâm lý mà GVTH đã từng tham gia cho thấy kết quả khá tương đồng.
- Đối với các hình thức tham vấn trực tiếp: Hình thức tổ chức hội thảo, chuyên đề vần được đánh giá ở mức độ phù hợp nhất với 151/300 ý kiến (50,33%) đánh giá mức độ phù hợp và 108/300 ý kiến (36%) đánh giá rất phù hợp Tuy nhiên, GV mong muốn các hội thảo, chuyên đề sẽ được tổ chức thường xuyên hơn với những nội dung, chủ đề thiết thực, gắn với các vấn đề thực tiễn công việc và cuộc sống Đồng thời, các hội thảo, chuyên đề được giới hạn về quy mô và số lượng người tham gia để họ có điều kiện được tương tác với chuyên gia nhiều hơn Một số ý kiến đề xuất, nhà trường nên khảo sát ý kiến GV về nhu cầu tham vấn trước khi tổ chức để có thể lựa chọn nội dung, chủ đề phù họp đáp ứng nguyện vọng của GV Các hội thảo, chuyên đề cần được tổ chức chuyên sâu và độc lập tránh việc tổ chức hình thức, chung chung trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, tống kết định kỳ. Đối với các hình thức tham vấn tâm lý trực tiếp (tham vấn nhóm và cán bộ tham vấn trực tiếp) được giáo viên quan tâm và cũng rất thể hiện mong muốn Tuy nhiên, xét về các điều kiện hiện có của nhà trường và tiềm lực tài chính cá nhân thì giáo viên cho rằng các hình thức này khó có thể thực hiện thường xuyên.
- Đối với các hình thức tham vấn gián tiếp Hiện nay, với sự bùng nồ của công nghệ và mạng internet đã tạo điều kiện cho GV dễ dàng tiếp cận nhiều kênh thông tin về tham vấn tâm lý theo
71 mục đích, nhu câu và nguyện vọng cá nhân trên các nên tảng mạng xã hội
Ngoài ra, các phương tiện truyền hình, phát thanh, trang báo, tạp chí cũng có nhiều chuyên mục về tham vấn tâm lý cho nhiều độ tuổi với các chủ đề đa dạng
GVcó thể căn cứ sở thích, thời gian để lựa chọn hình thức phù hợp với bản thân
Những người tham gia các chương trình này đa số là những chuyên gia đầu ngành, cán bộ tham vấn có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm công tác Tuy nhiên, do giới hạn về mặt thời gian, không gian và các thiết bị hồ trợ có thề GV sẽ khó trao đổi chi tiết về vấn đề đang quan tâm hoặc nhận được những giải pháp chia sẻ chưa thỏa đáng với tình huống thực tế.
Tóm lại, qua số liệu trên cho thấy, đa số GV đều có nhu tham gia các hình thức tham vấn tâm lý trực tiếp và đánh giá được vai trò của các hình thức này Tuy nhiên, GV lại đánh giá mức độ phù hợp cao hơn đối với các hình thức gián tiếp do chưa chủ động tiếp cận các hình thức trực tiếp hoặc chưa đù điều kiện đế tiếp cận các hình thức đó Vì vậy, trước mắt cần có những giải pháp thiết thực để đáp ứng các cơ sở cần thiết cho quá trình tham vấn tại trường học, tạo điều kiện giúp giáo viên chủ động tiếp cận và tham gia.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tham vẩn tâm lý cho giáo viên tiếu học tại quận Long Biên, Hà Nội
Bản chất của hoạt động tham vấn tâm lý là một tiến trình kéo dài có mở đầu, diễn biến và kết thúc và chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố từ cả hai phía
(người tham vấn và người được tham vấn) và các yếu tố xung quanh Qua khảo sát mức độ ảnh hưởng cùa các yếu tố đến quá trình tham vấn, kết quả như sau:
- Nhóm các yếu tố được đảnh giá ở mức rất ảnh hưởng gồm: Định kiến xã hội về hoạt động tham vấn tâm lý (ĐTB 4,68); Chi phí cho hoạt động tham vấn (4,70); Không gian và thời gian tiến hành tham vấn tâm lý (ĐTB 4,57); Điều kiện phục vụ quá trình tham vấn tâm lý (ĐTB 4,12).
Yeu tổ được GV đảnh giá có mức độ ảnh hưởng cao nhất là, đó là định kiến xã hội về hoạt động tham vẩn tâm lý với 224/300 ý kiến (74,67%) đánh giá ở mức rất ành hưởng Hiện nay, dù Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế - chính trị - xã hội và ngành tham vấn tâm lý cũng đang từng bước nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng nhưng trên thực tế vẫn tồn tại những định kiến đối với người có nhu cầu hoặc tham gia hoạt động tham vấn tâm lý Một bộ phận xã hội có sự đánh giá một chiều, mang tính tiêu cực với người tham gia hoạt động tham vấn tâm lý với quan niệm cho rằng đó là những người có vấn đề về thần kinh, yếu đuối, tính cách thất thường hoặc đang cố gắng tạo ra sự chú ý để được người khác quan tâm Đối với nhiều người, tham vấn tâm lý là vấn đề rất nhạy cảm xuất phát từ sự bất bình thường của cá nhân đó Chính vì vậy, GV rất e ngại khi tham gia hoạt động tham vấn và nhất là đế người quen biết được việc này.
Các yếu tố về chi phỉ, không gian, thời gian và các điều kiện tham vẩn cũng có những ảnh hường lớn đến quả trình tham vấn Lựa chọn được không gian, thời gian phù hợp để tiến hành tham vấn tâm lý sẽ giúp GV có một tâm thế sẵn sàng để chia sẻ cởi mở các vấn đề của bản thân Tuy nhiên, nếu chọn thời gian tham vấn vào thời điếm GV bận rộn với công việc, gia đình hoặc không gian tham vấn thiếu sự bảo mật, thiếu thân thiện thì chắc chắn sẽ không tạo được sự hợp tác, tương tác và kích thích nhu cầu tham vấn tâm lý của GV
Ngoài ra, các điều kiện cần thiết như: công cụ đánh giá, trang thiết bị, tài liệu, đồ dùng, phục vụ cho tham vấn cũng là một yếu tố tạo nên hiệu quả cùa quá trình, góp phần đánh giá chính xác các vấn đề tâm lý của giáo để có những giãi pháp tham vấn phù hợp.
- Nhóm các yếu tố chủ quan xuất phát từ phía các chủ thế của quá trình tham vấn được đánh giá thấp hơn nhóm yếu tổ khách quan song vẫn ở mức độ có ảnh hưởng khả lởn gồm: Tính chuyên nghiệp của dịch vụ tham vấn tâm lý
(ĐTB 3,39); Nhận thức của giáo viên vê hoạt động tham vân tâm lý (ĐTB 3,15);
Tính tích cực của giáo viên về hoạt động tham vấn tâm lý (ĐTB 3,35); Năng lực chuyên môn của cán bộ tham vấn tâm lý (ĐTB 3,11) Trong đó, yếu tố về tính chuyên nghiệp cùa các dịch vụ được nhiều giáo viên quan tâm Bởi GV cho rằng, dịch vụ tham vấn chuyên nghiệp là đáp ứng được các yêu cầu về không gian, điều kiện cơ sở vật chất, kỳ thuật, văn hóa úng xử đế tạo ra niềm tin, sự an toàn, an tâm khi GV trao đổi, chia sẻ vấn đề của bản thân GV có thể thẳng thắn đối diện với các khó khăn tâm lý mà không cần lo lắng về suy nghĩ, quan điểm của người khác đánh giá về mình, cũng như những vấn đề khác Từ đó, tạo nền tảng để GV thể hiện tính tích cực, hợp tác trong quá trình tham vấn tâm lý.
Bên cạnh đỏ, các yếu tố xuất phát từ chính nhận thức, quan điểm của GV sẽ có ảnh hưởng đến quá trình tham vấn, quyết định sự họp tác của GV trong quá trình tham vấn Bởi chỉ có GV mới là người hiểu và nêu rõ được vấn đề khó khăn, tình trạng sức khỏe tinh thần đang gặp phải để phàn ánh chính xác với người tham vấn nhằm tìm ra giải pháp phù hợp.
Ngoài ra, yếu tố được GV đánh giá ĐTB thấp nhất là yếu tố Năng lực chuyên môn của cán bộ tham vấn Qua phỏng vấn, nhiều ý kiến GV cho rằng, đa số người làm công tác tham vấn đã trải qua một quá trình đào tạo bài bản, nghiêm túc và đã rèn luyện được các kiến thức, kỹ năng Do vậy, họ đều là những người có trình độ và kinh nghiệm thực tiễn nên việc triển khai quá trình tham vấn tâm lý sẽ không gặp nhiều khó khăn và có thể làm tốt quá trình đó
Một số ý kiến khác cho rằng, cán bộ tham vấn chỉ là người nêu ra các giải pháp theo quy trình tham vấn có sẵn nên không ảnh hưởng nhiều đến quá trình tham vấn.
Như vậy, qua số liệu trên cho thấy, các giáo viên đã nhận thức khá rõ ràng về các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình tham vấn tâm lý Tuy nhiên, kết
74 quả đánh giá của giáo viên cho thây, giáo viên đang đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan cao hơn các yếu tố chủ quan trong khi yếu tố quyết định đến hiệu quả của quá trình tham vấn tâm lý là do các chủ thể của quá trình này, bao gồm người tham vấn và người được tham vấn Chính việc đánh giá chưa phù hợp về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này của giáo viên dẫn đến việc giáo viên chưa chủ động tham gia hoạt động tham vân hoặc coi đỏ như một lý do đê không tham gia.
Một sô hoạt động hô trọ' đê giải quyêt khó khăn tâm lý của giáo viên tiêu học quận Long Biên, Hà Nội
Nhăm giúp giáo viên chủ động giải quyêt khó khăn tâm lý của bản thân,
-X \ • -X^ i /\ J /\ 1 1 4- /\ A A 1 1 ? r r -í • 9 • r • /\ /X đê tài đã xây dựng một sô hoạt động cụ thê và khảo sát ỷ kiên của giáo viên vê đánh giá sự cân thiêt của các hoạt động đó Kêt quả như sau:
Rèn luyện kì Rẻn luyện kĩ Biện pháp Rẻn luyện kĩ Kĩ nấng giao Cách thức GV chù xây dựng năng ứng nángquảnli khen năng quản tiếp hiệu phổi hop đòng tim môi trường phó với thời gian thưởng và kỉ lý cảm xúc quả với cha mẹ hiếu đặc tâmlí-xẩ câng thăng luât tích cưc hoc sinh điểm tàm lí hôi lánh học sinh mạnh tiếu học
■ Khỏng cần thiết Bít can thiết ■ Khá cần thiết 1 cần thiết ■ Rất cân thiết
Biểu đồ 4: Hoạt động cần thiết đê hẫ trợ giải quyết khó khăn tâm lý của giáo viên tiêu học
Qua biểu đồ trên và kết quả khảo sát cho thấy: Rèn luyện kỳ năng ứng phó với căng thẳng ; Rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian (ĐTB 5,48); Biện pháp khen thưởng và kỷ luật tích cực (4,40); Rèn luyện kỳ năng quản lý cảm xúc (ĐTB 4,52); Rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả (ĐTB 4,37); Rèn luyện kỹ năng phối hợp với cha mẹ học sinh (ĐTB 4,30); Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học (ĐTB 3,88); Xây dựng môi trường tâm lý - xã hội lành mạnh (ĐTB 3,60). xếp thứ tự đầu tiên được giảo viên đánh giá ở mức độ rất cần thiết lần lượt là việc Rèn luyện kỹ năng ứng phó với căng thẳng (ĐTB 4,59), sau đó là
Rèn luyện kĩ năng quản lý thời gian với sự chênh lệch không nhiều về điểm trung bình (ĐTB 5,48) Xuất phát từ nhiều lí do và áp lực của nghề nghiệp nên nhiều GV thường xuyên rơi vào cảm giác căng thẳng, luôn cảm thấy thiếu thời gian để xử lí các công việc hoặc cân đổi cuộc sống Qua phỏng vấn trực tiếp, một số GV cho rằng, nhiều giai đoạn trong năm học họ gần như không có thời gian đế chăm sóc bản thân hoặc thực hiện các nguyện vọng cá nhân Do vậy, kĩ năng ứng phó với căng thẳng và kĩ năng quản lý thời gian là rất cần thiết để GV giải quyết khó khăn tâm lý.
Tham vẩn về khó khăn khi sử dụng các biện pháp khen thưởng — kỳ luật tích cực cũng là một trong những hoạt động được nhiều GV quan tâm và đánh giá mức độ cần thiết cao Bởi việc khen thưởng - kỷ luật sẽ có tác động rất lớn đến hiệu quả quá trình giáo dục học sinh cũng như tâm lý của giáo viên Nhiệm vụ giáo dục học sinh để đạt mục tiêu giáo dục đề ra, làm sao để các em tốt hơn mỗi ngày và không chịu những áp lực tâm lí cũng như căng thẳng giữa GV và cha mẹ học sinh Đôi khi, GV thực hiện hoặc không thực hiện các biện pháp kỉ luật cũng khiến cho họ có những băn khoăn, trăn trở và lo lắng Vi vậy, GV mong muốn được chia sẻ, được hướng dẫn các biện pháp khen thưởng, và kỉ
76 luật tích cực đê giúp cá nhân vượt qua những khó khăn tâm lý và áp lực chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ. xếp ở vị trí thứ 7,8 gồm 2 hoạt động lần lượt là Kỳ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học và Xây dựng môi trường tâm lý - xã hội lành mạnh Mặc dù được xếp ở vị trí sau các hoạt động khác nhưng 2 hoạt động trên vẫn được GVTH đánh giá cao ở mức độ cần thiết Bởi, tìm hiểu đặc điểm tâm lý học sinh là yêu cầu và kỹ năng nghề nghiệp của GV ở tất cả các cấp học
Hiểu được tâm lý học sinh theo các lứa tuồi phát triển giúp GV có biện pháp tiếp cận, quản lý và chia sẻ để dễ dàng thấu hiểu học sinh Từ đó, GV sẽ kịp thời định hướng, hồ trợ khi cần thiết và phát huy tính tích cực, chủ động, hợp tác trong học tập và các hoạt động khác của học sinh Bên cạnh đó, việc Xây dựng môi trường tâm lý - xã hội lành mạnh trong nhà trường cũng là một trong những yếu tố quan trọng để tạo ra một môi trường học tập, làm việc hiệu quả Ở đó, GV sẽ được tôn trọng, chia sẻ và tạo điều kiện để phát triển, hoàn thiện bản thân Đồng thời, đó là nền tảng giúp tăng cường các mối quan hệ giữa đồng nghiệp - đồng nghiệp, cấp trên - cấp dưới, giáo viên - học sinh, giáo viên - phụ huynh học sinh.
Như vậy, có thể thấy có rất nhiều hoạt động cần thiết để giảm bớt áp lực, giải quyết những khó khăn tâm lý cho GV Tuy nhiên, để giải quyết hiệu quả những khó khăn tâm lý đó, GV cần chủ động rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp, kỳ năng ứng phó với căng thẳng, kỹ năng quản lý cảm xúc và một số kỳ năng khác Một số hoạt động mang tính khách quan đóng vai trò hỗ trợ, thúc đẩy góp phần tích cực trong quá trình giải quyết khó khăn tâm lý của GV.
Ket quả khảo sát thực trạng hoạt động tham vấn tâm lí cho GVTH quận Long Biên cho thấy: về điều kiện thực hiện công tác tham vấn tâm lý cho giáo viên tiểu học tại các trường: Chưa có đội ngũ cán bộ làm công tác tham vấn tâm lý cho giáo viên Các
77 trường tiêu học được khảo sát trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội hiện nay mới chỉ thành lập các phòng/ tổ tham vấn tâm lý học đường cho đối tượng là học sinh, chưa có đáp ứng nhu cầu của đối tượng là giáo viên Các trường công lập được khảo sát cũng chưa có phòng tư vấn học đường Thiết bị hồ trợ tham vấn:
Gồm sách, báo, tài liệu liên quan đến công tác tham vấn được lưu và sử dụng nội bộ tại thư viện nhà trường nhưng chưa đa dạng về chủ đề, số lượng còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của GV cũng như yêu cầu của hoạt động tham vấn.
Kết quá hoạt động tham vấn tâm lý cho giáo viên tại các trường tiểu học:
Một số trường tiều học đã có nhận thức và sự quan tâm nhất định đến những khó khăn tâm lý của giáo viên và các hoạt động tham vấn tâm lý cho giáo viên nhằm tạo động lực, giảm bớt áp lực cho giáo viên Tuy nhiên, hoạt động tham vấn tâm lý cho GVTH tại các trường còn mang tính hình thức, tổ chức chù yếu là tham vấn tập trung nên chưa chú trọng đến những khó khăn tâm lý cá nhân: Hình thức chủ yếu thực hiện theo chuyên đề, tổ chức tập trung, đánh giá kết quả chủ yếu được lồng ghép trong các báo cáo tổng kết hoạt động của nhà trường theo tháng, quý, năm Những nguyên nhân có thể do hạn chế đầu tư thỏa đáng về đội ngũ, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác này, cán bộ tham vấn còn thiếu và yếu;
Nguồn kinh phí cho hoạt động này không có hoặc rất hạn hẹp, tham vấn cho GVTH chưa phải là mục tiêu, nhiệm vụ bắt buộc trong chương trình công tác năm nên việc thực hiện, đánh giá kết quả tham vấn tâm lý chưa được chú trọng.
XÂY DựNG• • •HOẠT ĐỘNG THAM VẤN TÂM LÝ CHO GIÁO VIÊN
TIẾU HỌC QUẬN LONG BIÊN 4.1 Cơ sở khoa học và nguyên tắc xây dựng hoạt động tham vấn tâm lí cho giáo viên tiểu học quận Long Biên, thành phố Hà Nội
4.1.1 Căn cứ xây dựng hoạt động tham vấn tâm lí cho giáo viên tiếu học
- Việc thiết kế các hoạt động tham vấn tâm lí cho GVTH quận Long Biên căn cứ vào những cơ sở lí luận đã được trình bày ở chương 1.
- Căn cứ vào kết quả khảo sát thực trạng về hoạt động tham vấn tâm lí cho giáo viên tiều học quận Long Biên hiện nay được phân tích rõ ở chương 3
Một số hoạt động tham vấn tâm lí cho giáo viên tiểu học quận Long Biên, thành phố Hà Nội
4.2.1 Sinh hoạt chuyên đề “Kỹ năng ứng phó với căng thẳng cho giảo viên tiểu học ”
A Tên hoạt động: Kỹ năng ứng phó vói căng thẳng
Mục tiêu cụ thể
- GV nhận biết được những dấu hiệu, biểu hiện của sự căng thẳng, một số tình huống dễ gây ra căng thẳng, tác động của nỏ đối với sức khỏe và cuộc sống người GVTH.
- GV có kỹ năng ứng phó với căng thẳng và phòng ngừa nguy cơ căng thẳng cho bản thân;
- GV có thái độ tích cực với những tình huống gây căng thẳng, chủ động tìm ra những cách ứng phó tích cực trong tình huống khi bản thân gặp phải căng thẳng.
- Phát triển năng lực chăm sóc sức khỏe tâm thần của GVTH. c Tổ chức thực hiện 1 Chuẩn bị
- Tìm hiểu, phân tích, xác định những khó khăn, căng thẳng GVTH của nhà trường thường gặp phái trong quá trình chăm sóc, giảng dạy và giáo dục học sinh, nhu cầu hỗ trợ về vấn đề này của GV.
- Điều kiện thực hiện hoạt động này của nhà trường: địa điểm tố chức (phòng), thiết bị đồ dùng, thời gian tố chức (Thời điểm, Thời lượng), thành phần tham gia hoạt động, kinh phí cho tổ chức hoạt động.
* Chuẩn bị về điều kiện tổ chức
- Thời gian: 1 buối (từ 7h30 - 1 lh30).
- Địa điểm: Phòng hội nghị, phòng họp, - Thành phần: Chuyên gia tham vấn, Lãnh đạo nhà trường và GV có nhu cầu (đăng kí trước).
- Thiết bị, đồ dùng: Máy chiếu, máy tính, micro, loa, giấy AO, A4, giấy nhớ nhiều màu, bút dạ, bút màu, băng dính giấy, kéo,
- Nhà trường (lãnh đạo phụ trách) thông báo về hoạt động sinh hoạt chuyên đề: Kỹ năng ứng phó với căng thăng cho GVTH.
- GV tham dự tập huấn chuẩn bị: tình huống, trải nghiệm về khó khăn, căng thẳng của bán thân đã và đang gặp trong lao động nghề nghiệp và cuộc sống.
Các bước tiên hành
+ Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu: nói rõ nội dung và cách thức tổ chức sinh hoạt chuyên đề; thành phần đại biểu mời (nếu có) và thành phần tham gia buổi sinh hoạt và chuyên gia điều phối tổ chức chương trình.
+ Chuyên gia điều phối các hoạt động trong chương trình.
- Tổ chức các hoạt động chính trong buổi tể chức sinh hoạt chuyên đề
+ Hoạt động 1: Khởi động kết nối bằng trò chơi hoặc bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp giáo viên thoải mái: vồ tay, nhảy theo nhạc
+ Hoat động 2' Các tổ nhóm chuyên môn theo khối chia sẻ, thảo luận về những khó khăn, căng thẳng giáo viên tiểu học gặp phải trong quá trình giáo dục học sinh và trong cuộc sống Lưu ý: lắng nghe, ghi nhận khó khăn, tình huống trải nghiệm của giáo viên, chia thành các nhóm vấn đề: khó khăn trong ứng xử sư phạm với học sinh, trong giao tiếp với đồng nghiệp và cấp trên, khó khăn trong giao tiếp, phối hợp với cha mẹ học sinh, căng thẳng trong sắp xếp quản lý thời gian và công việc,
+ Hoạt động 3: Giáo viên cùng lựa chọn tình huống, phân tích vấn đề: biểu hiện, nguyên nhân gốc rễ, hậu quả và cách ứng xử của GVTH khi gặp căng thẳng Giảng viên tổ chức các hoạt động trải nghiệm suy ngẫm, hoạt động tương tác nhóm 2, nhóm lớn và hướng dẫn giáo viên tự nhìn nhận, đánh giá những các khía cạnh khác nhau Từ đó GVTH tự xác định và nhận thức được vác vấn đề dưới sự hướng dẫn của chuyên gia: i/ Nhận diện dấu hiệu căng thắng từ sớm. ii/ Nguyên nhân gốc gây ra căng thẳng và hậu quả của không quản lý căng thẳng tác động lên thể chất và tâm lý như thế nào. iii/ Các hoạt động chăm sóc và chuyển hóa cảm xúc bàn thân iv/ Cách ứng phó với căng thẳng
+ Hoạt động 4' Trao đổi về nguồn lực trong nhà trường hồ trợ giáo viên trong giáo dục học sinh Giảng viên tổ chức điều phối các hoạt động tương tác tìm kiếm nguồn lực trong nhà và bên ngoài nhà trường giúp giáo viên có thể cân bằng và chuyển hóa cảm xúc.
+ Hoạt động 5: Tổng kết GV chia sẻ ý kiến về nội dung, hoạt động trong buổi sinh hoạt chuyên đề và chia sẻ về điều mình sẽ làm để cân bàng, chuyển hóa cảm xúc phòng ngừa căng thắng của bản thân.
Một số lưu ý khỉ tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề
- Tùy theo số lượng người tham gia và hình thức thể hiện mà bố trí địa điểm cho phù họp Khi tổ chức cần chú ý đến không gian phù họp: phòng không quá rộng, nếu có thể kê ghế hình chữ u để giáo viên tương tác, bầu không khí an toàn giúp giáo viên sằn sàng chia sẻ Đặc biệt, cần lựa chọn chuyên gia tâm lý đảm bảo trình độ, chuyên môn và có kinh nghiệm làm việc với GVTH về vấn đề ứng phó với căng thẳng.
- Số lượng người tham gia: dưới 50 người
Đánh giá hiệu quả
Ban tổ chức và chuyên gia cần phối họp tồng kết, đánh giá các vấn đề sau:
- Ket quả đạt được so với mục tiêu tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề Lắng nghe phản hồi cảm nhận từ phía giáo viên về nội dung, cách thức tồ chức và chuyên gia điều phối các hoạt động.
- Ý nghĩa, hiệu quả của chuyên đề với GV, sự thay đổi và chuyển biến của các thày cô giáo sau khi tham gia chương trình.
- Đánh giá quy trình tổ chức chương trình, cách thức tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề: hoạt động phù họp, hoạt động chưa phù hợp và hoạt động cần góp ý điều chỉnh.
- Có thể sử dụng phiếu lấy thông tin, phởng vấn, quan sát, để lấy được thông tin của giáo viên khi tham gia buổi sinh hoạt chuyên đề.
Phụ lục
1 Một sô biêu hiện căm xúc và Cữ thê trong tình huông căng thăng
- Tình huông gây căng thăng được hiêu là những vân đê, sự việc xảy ra trong cuộc sống, trong các mối quan hệ xã hội phức tạp giữa con người, những thay đồi của môi trường tự nhiên tác động đến con người và gây ra cảm xúc mạnh mà phần lớn cảm xúc đó là cảm xúc tiêu cực.
- Một số biểu hiện của con người trong tình huống căng thẳng:
+ Những dấu hiệu sinh lí của cơ thể: khó thở, tức ngực, ốm đau, tăng huyết áp, rối loạn tiêu hóa, đau nửa đầu, chóng mặt, run rẩy, đi tiểu thường xuyên, hồi hộp,ăn không ngon hoặc ăn quá nhiều, đau dạ dày, khó ngủ, miễn dịch kém, nhịp tim tăng, nghiến răng, căng cơ ở cồ vai gáy, thay đổi thói quen ngủ, buồn nôn, đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường,
+ Cảm xúc: Chán nản, kiệt sức, cạn kiệt cảm xúc, lo lắng, cáu gắt, trầm cảm, hoảng loạn, buồn rầu, trầm cảm, sợ hãi, ấm ức, khó chịu, Phủ nhận cảm xúc muốn khóc, chạy trốn, hung hăng hơn,
+ Nhận thức: Thiếu sáng tạo, tư duy tiêu cực, cứng nhắc, suy nghĩ một chiếu, không có khả năng lập kế hoạch,
+ Những dấu hiệu về hành vi: nghi làm, bỏ việc, xung đột giữa các cá nhân thường xuyên, uống rượu, hút thuốc, sử dụng chất kích thích, ăn nhiều, chán ăn, mua sắm quá mức, sử dụng mạng xã hội một cách vô tổ chức, mất tập trung, ngại tiếp xúc với người khác, nói nhiều, tự gây thương tích, nói lắp, lắp bắp, nhiều “lồi” hơn thường lệ, phản ứng chậm chạp hơn bình thường, thể hiện sự thiếu kiên nhẫn, thiếu mềm dẻo trong ứng xử, không hoàn thành công việc,
2 Những ai có thể gặp căng thẳng và một số yếu tố có thể tạo nên căng thẳng
2.1 Những ai có thể gặp căng thẳng?
Căng thẳng là vấn đề vô cùng phổ biến và gần như ai cũng trài qua điều này ở các mức độ khác nhau, hiếm ai có thể hoàn toàn thoát khỏi nó Đặc biệt, trong thời gian gần đây, số người gặp phải vấn đề này căng thẳng đã tăng vọt ở Việt Nam và trên thế giới.
- Hơn 3/4 người trưởng thành cho biết có các triệu chứng căng thẳng, bao gồm đau đầu, mệt mởi hoặc khó ngũ (Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, 2019)
- 80% công nhân Hoa Kỳ được khảo sát nói rằng họ gặp căng thẳng trong công việc (Viện Căng thẳng Hoa Kỳ)
- Gần một nửa số người trưởng thành ở Hoa Kỳ (49%) nói rằng căng thẳng đã ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi của họ (Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, 2020).
- Khoảng một phần ba số người trên thế giới cho biết họ cảm thấy căng thẳng, lo lắng và / hoặc tức giận vào năm 2019 (Gallup)
- Khoảng 284 triệu người trên thế giới mắc chứng rối loạn lo âu (Thế giới trong dữ liệu của chúng ta, 2017)
- Các quốc gia căng thẳng nhất, dựa trên phần trăm dân số đã báo cáo ràng đã trải qua căng thẳng "rất nhiều" vào ngày trước đó, là:
2.2 Một số yếu tố có thể tạo nên căng thẳng
Có rất nhiều tác nhân gây căng thẳng:
- Công việc: Quá nhiều việc, phải cố gắng quá sức, việc làm đơn điệu, nhàm chán, thời gian gò bó và cứng nhắc, thời gian làm việc nhiều, công việc thiếu tính ổn định, trách nhiệm nặng nề, áp lực cao, không tự chủ, sáng tạo trong công việc,
- Sự kiện trong cuộc sống: khó khăn tài chính, mất người thân, bị thương, tai nạn, mất việc, thay đổi điều kiện sống, thiên tai, g
3 Bài Test đánh giá lo âu, trầm cảm, stress DASS 21.
Trắc nghiệm lo âu - trầm cảm - căng thẳng của nhóm các nhà nghiên cứu tâm lí của Đại học New South Wales (úc), đã được chuấn hoá tại Việt Nam (Lovibond SH, Lovibond PF (1995) [16]) DASS 21 - trắc nghiệm có 21 mệnh đề, có 4 mức độ đánh giá (không xảy ra, thỉnh thoảng, thường xảy ra và rất thường xuyên).
Hãy đọc mồi câu hỏi sau và khoanh tròn vào các điểm số 0, 1,2 và 3 ứng với tình trạng mà bạn cảm thấy trong suốt một tuần qua Không có câu trả lời đúng hay sai Và đừng dừng lại quá lâu ở bất kỳ câu nào Cách tính điếm như sau: 0 - Không đúng với tôi chút nào cả; 1 - Đúng với tôi phần, hoặc thỉnh thoảng mới đúng; 2 - Đúng với tôi phần nhiều, hoặc phần lớn thời gian là đúng;
3- Hoàn toàn đúng với tôi, hoặc hầu hết thời gian là đúng
Lưu ý: Bạn nên ghi số điểm của từng câu hỏi ra sổ ghi chép Điểm được tính bằng tông điểm các câu hỏi và nhăn với 2.
Tôi thấy khó mà thoải mái được
Tôi bị khô miệng Tôi không thấy có chút càm xúc tích cực nào
Tôi bị rối loạn nhịp thở (thở gấp, khó thở dù chẳng làm việc gì nặng)
Tôi thấy khó bắt tay vào công việc
Tôi đã phản ửng thái quá khi có những sự việc xảy ra
Tôi bị ra mồ hôi (chẳng hạn như mồ hôi tay ) Tôi thấy mình đang suy nghĩ quá nhiều
Tôi lo lắng về những tình huống có thể khiến tôi hoảng sợ hoặc biến tôi thành trò cười
Tôi thấy mình chẳng có gì để mong đợi cả Tôi thấy bản thân dễ bị kích động
Tôi thấy khó thư giãn được Tôi cảm thấy chán nản, thất vọng
Tôi không chấp nhận được việc có cái gì đó xen vào cản trở việc tôi đang làm
Tôi thấy minh gần như hoảng loạn Tôi không thấy hăng hái với bất kỳ việc gì nữa Tôi cảm thấy mình chẳng đáng làm người
Tôi thấy mình khá dễ phật ý, tự ái
Tôi nghe thấy rõ tiếng nhịp tim dù chẳng làm việc gì cả (ví dụ, tiếng nhịp tim tăng, tiếng tim loạn nhịp)
Tôi hay sợ vô cớ Tôi thấy cuộc sống vô nghĩa
Ket quá test: Bạn cộng điểm các câu hỏi lại, sau đó nhân 2 và so sánh với bảng kết quả sau.
Mức độ • Lo âu Trầm cảm Stress
4.2 Hoạt động 2: Tọa đàm “ Khó khăn tâm lí của giáo viên trong thực hiện khen thưỏng, kỉ luật học sinh ỏ ’ trường tiểu học”
Tên hoạt động: Tọa đàm “Khó khăn tâm lí của giáo viên trong thực hiện khen thưởng, kỉ luật học sinh ở trường tiểu học”
1 Mục tiêu chung: GVTH được chia sẻ những băn khoăn, áp lực khi khen thưởng, kỉ luật học sinh trong quá trình giáo dục học sinh Giáo viên thảo luận về cách thức kỉ luật tích cực học sinh hiệu quả đồng thời làm sao để giảm căng thẳng của bản thân khi thực hiện công việc này.
- GV xác định được mục đích các hình thức của khen thướng, kỉ luật tích cực trong nhà trướng tiểu học;
- GV nhận diện được những khó khăn tâm lí của bản thân khi thực hiện khen thưởng, kỉ luật học sinh.
- GV có kỹ năng thực hiện khen thường, kỉ luật tích cực học sinh tiểu học trong quá trình dạy học và giáo dục.
- GV có thái độ tích cực với những tình huống vi phạm của học sinh, chú động tìm ra những biện pháp giáo dục phù hợp, hiệu quả đồng thời không tạo thêm căng thẳng, áp lực cho bản thân.
89 c Tô chức thực hiện 1 Chuẩn bị
Tìm hiểu những băn khoăn, áp lực cùa giáo viên về khen thưởng kỉ luật học sinh; khảo sát nhu cầu, mong muốn được chia sẻ, thảo luận và hỏi đáp về những nội dung liên quan đến nhiệm vụ này.
Khảo sát các điều kiện thực hiện hoạt động này: địa điếm tổ chức (phòng), cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng, thời gian tồ chức (Thời điểm, Thời lượng), thành phần tham gia hoạt động, kinh phí cho tổ chức hoạt động.
* Chuân bị về điều kiện tô chức
- Thời gian: 1 buổi - Địa điểm: Phòng họp.
- Thành phần: Chuyên gia tham vấn, Lãnh đạo nhà trường và GV.
- Thiết bị, đồ dùng: Máy chiếu, máy tính, micro, loa, giấy A4, bút viết, đường truyền internet
- Nhà trường (lãnh đạo phụ trách) thông báo về hoạt động và chủ đề buổi tọa đàm; GV tham dự tập huấn chuẩn bị: tình huống, trải nghiệm về khó khăn, áp lực của bản thân đã và đang gặp trong thực hiện khen thưởng và kỉ luật học sinh ở trường tiểu học.
* Khai mạc chương trình: Giới thiệu đại biếu, chuyên gia tham gia thảo luận, hỗ trợ và đóng góp ý kiến tại buổi tọa đàm.
* Tổ chức các hoạt động chính
- Hoạt động 1: Khởi động kết nối bằng một trò chơi.
- Hoạt động 2\ Những khó khăn giáo viên gặp phải trong quá trình thực hiện khen thưởng và kỉ luật học sinh.
+ Câu hỏi: Trong khi thực hiện khen thưởng - kỉ luật học sinh, thây/ cô gặp phải những khó khăn gì? Điều đó ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả công việc, sức khỏe tinh thần và thể chất của thầy cô?
+ Tố chức chia sẻ, thảo luận: Giáo viên chia sẻ cá nhân.
+ Chuyên gia dẫn dắt, khích lệ và cùng phân tích thực trạng vấn đề khó khăn đang gặp phải ở GV.
- Hoạt động 3: Nguyên tắc trong khen thưởng và kỉ luật học sinh
+ Câu hỏi: Ờ trường/ cá nhân thầy cô có đưa ra những nguyên tắc khi thực hiện khen thưởng - kỉ luật học sinh? Cùng chia sẻ những nguyên tắc đó.
+ Tồ chức thảo luận: Giáo viên chia sẻ, trao đối cá nhân, nhóm đôi.
+ Chuyên gia chia sẻ một số mục đích, nguyên tắc khi thực hiện khen thưởng kỉ luật học sinh sao cho đạt được hiệu quả giáo dục và không ảnh hưởng đến uy tín, đạo đức nhà giáo.
- Hoạt động 4: Nghệ thuật khen thưởng - kỉ luật học sinh
+ Đặt câu hỏi chung cho cả lớp: Chúng ta đã và sẽ làm gì để khen thưởng kỉ luật, đặc biệt là kỉ luật học sinh không trở thành “sự lo lắng, nồi ám ảnh” của giáo viên?
+ Tổ chức thảo luận: GV trao đổi, thảo luận hoặc theo nhóm và chia sẻ • 7 • • + Chuyên gia chia sẻ: Gợi ý, hướng dần một số kĩ năng, biện pháp để hồ trợ giáo viên tháo gỡ khó khăn, rào cản của chính bản thân mình trong khi thực hiên khen thưởng, kỉ luật học sinh.
- Hoạt động 5: Hôi - đáp cùng chuyên gia.
+ Chuyên gia trả lời những câu hỏi của giáo viên tham gia chương trình về những nội dung, vấn đề được chia sẻ liên quan đến khó khăn tâm lí của giáo viên khi thực hiện khen thưởng và kỉ luật học sinh.
- Hoạt động 6: Tổng kết chương trình
+ Chuyên gia tổng kết lại toàn bộ nội dung, hoạt động chuyên môn chính diễn ra trong buổi tọa đàm.
+ Tổng kết, bế mạc toàn bộ chương trình.
Ban tổ chức và chuyên gia tham dự cần tổng kết, đánh giá trên cơ sở trả lời các câu hỏi sau:
- Ghi lại, tổng kết các hoạt động tọa đàm để xem bước nào đã thực hiện tốt/ chưa tốt và nguyên nhân là gì?
- Các nguồn lực (con người, điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí, ) được sử dụng như thế nào? Có liên quan gì đến kết quả đạt được không?
- Tác động của tọa đàm đến GV ra sao? (về nhận thức, thái độ và kĩ năng) Có thể phỏng vấn, sử dụng phiếu lấy thông tin, quan sát, để lấy được thông tin từ những người tham gia diễn đàn để thực hiện đánh giá.
- Hoạt động này đã đáp ứng như thế nào đến mục tiêu và mong đợi của nhà trường, GV, nhà tham vấn?
- Có cần thêm nguồn lực nào để tiếp tục phát huy những ảnh hưởng tích cực của hoạt động này đến sức khỏe tâm thần và hiệu quả giáo dục của GV.
1 Mục đích khen thưởng, ký luật học sinh Để hồ trợ phòng tránh cho giáo viên gặp khó khăn, rắc rối hay cảm xúc tiêu cực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khen thưởng và kỉ luật học sinh ở trường, thì việc đầu tiên GVTH phải luôn ghi nhớ đó là mục đích của nhiệm vụ này Trong nhà trường tiểu học, công tác khen thưởng và kỷ luật học sinh luôn nhằm mục đích khuyến khích, thúc đẩy học sinh phấn đấu vươn lên, noi theo các gương tốt để tu dưỡng, rèn luyện bản thân; bên cạnh đó, giúp phòng ngừa và ngăn chặn học sinh vi phạm nội quy, quy định của nhà trường, pháp luật của nhà nước và ngành giáo dục; phòng chống bạo lực học đường và xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn và binh đẳng.
Mục đích chính của những qui định, qui chế đối với học sinh cũng như cán bộ, giáo viên là để tạo môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả Những biện pháp kì luật của nhà trường mang tính tích cực sẽ giúp cải thiện ý thức, hành vi và kết quả học tập của học sinh và cải thiện chất lượng giáo dục trong nhà trường Cụ thể là:
- Làm cho HS tự nhận thức đúng vê bản thân; tự nhận ra sự sai lệch và hệ lụy của hành vi, thái độ của bản thân;
- Giúp học sinh tự giác điều chỉnh hành vi, thái độ của bản thân;
- Làm cho HS nhận thức được trách nhiệm về hành vi của bản thân;
- Tạo cơ hội để học sinh tự khắc phục hoặc tham gia khắc phục hậu quả do mình gây ra
- Xây dựng mối quan hệ tôn trọng và bình đẳng trong trường học,
- Tạo sự quan tâm, sát xao và tính trách nhiệm của thầy cô và cha mẹ đối với mỗi học sinh;
- Hạn chế những vi phạm kỉ luật, gây phiền hà đến mọi thành viên và ảnh hướng đến không gian kỉ luật của nhà trường;
- Hình thành thói quen và lối sống nền nếp, có kỉ luật, tôn trọng tập thể và phát triển toàn diện nhân cách đối với mồi thành viên; ♦ 7
- Tạo môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, không bạo lực nhờ hạn chế việc phê bình, kỉ luật, trách phạt;
- Tạo môi trường học tập hiệu quả, giúp cải thiện kết quả học tập của học sinh;
- Cha mẹ, người học và nhà trường nhận thấy việc thực thi kỉ kuật học đường là công bằng và sẵn sàng tuân thủ;
- Phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi vi phạm nội quy, quy định của nhà trường, pháp luật của Nhà nước; giáo dục, giúp đỡ đế học sinh chủ động, tự tin điều chỉnh hành vi, sửa chừa khuyết điểm.
Mục tiêu
- Giáo viên nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần đối với một cơ thể khỏe mạnh và cuộc sống chất lượng.
- Giáo viên nhận diện được các dấu hiệu khi sức khỏe tâm thần gặp vấn đề, từ đó chủ động chăm sóc sức khỏe của bản thân.
- Gợi ý các hoạt động chăm sóc để hồ trợ giáo viên tiểu học có một sức khỏe tâm thần lành mạnh, tích cực. c Tổ chức thực hiện
- Xác định những nội dung khó khăn thường gặp của GVTH trong nhà trường và nhu cầu, hình thức hồ trợ của GV;
- Xây dựng cấu trúc khung nội dung tài liệu cầm nang (Lời nói đầu; Danh mục chữ viết tắt (nếu có); Hướng dẫn sử dụng; Mục lục; Nội dung chính; Tài liệu tham khảo)
2 Biên soạn cẩm nang Lòi nói đầu
Sức khỏe Tâm thần (mental health) là một trong ba yếu tố rất quan trọng cùa sức khỏe con người Trong cuộc sống hiện đại chúng ta đang chịu áp lực rất lớn như vấn đề môi trường, thảm họa thiên tai, việc làm, dịch bệnh, stress,
Làm ảnh hưởng không nhỏ đến xã hội đó là gánh nặng về mặt kinh tế, gánh
100 nặng về bệnh tật, chất lượng cuộc sống của từng cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội Sức khỏe tâm thần là quyền cơ bản của con người Mọi người, dù là ai, ở đâu, đều có quyền đạt được tiêu chuẩn cao nhất về sức khỏe tâm thần Chăm sóc sức khỏe học đường không chỉ dành cho đối tượng học sinh, còn là chăm sóc sức khỏe tâm thần cho những người lao động - thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên trong nhà trường.
Bản thân mỗi thầy cô giáo phải là người hiếu và chăm sóc tốt sức khỏe tâm thần của mình Đe chung tay xây dựng trường học hạnh phúc- nơi đó có môi trường học lành mạnh và an toàn Nơi các thầy cô giáo và các con học sinh được an toàn và hạnh phúc khi đến trường.
Chúng tôi hi vọng ấn phẩm này sẽ giúp các thầy cô giáo có thể nhận diện, chăm sóc bản thân, biết cách hồ trợ học sinh nâng cao sức khoẻ tâm thần và cài
I 1 • A 1 • 1 9 1 9 J 1 A 9 1 A N /N 1 r 1 1 • 9 thiện hiệu xuât làm việc cua bản thân Đê sử dụng sô tay này một cách hiệu quả thầy cô vui lòng lưu ý
Hướng dẫn sử dụng Đối tượng sử dụng: Giáo viên tiểu học Mục đích: Cung cấp một số thông tin cơ bản về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho giáo viên tiểu học.
Cấu trúc: Gồm 2 phần chính: (l)Làm thế nào để có một sức khỏe tâm thần lành mạnh; (2) ứng phó khi căng thẳng.
Các thông tin trong sồ tay mang tính gợi ý các hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm lý/ tâm thần dành cho giáo viên Neu thầy cô gặp khó khăn nghiêm trọng về vấn đề tâm lý có thể liên hệ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nếu cần hỗ trợ chuyên sâu Chăm sóc sức khoẻ tâm thần là một công việc chúng ta cần cùng chia sẻ
Mỗi thầy cô cũng có thể hồ trợ bằng cách nhận diện, sẻ chia, giúp đỡ dựa trên các gợi ý trong sổ tay này tới những người đồng nghiệp, gia đình và học sinh
I MỘT SỐ VẤN ĐÈ CHUNG VÈ sức KHỎE TÂM THÀN 1 Sức khồe tâm thần là gì?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa sức khỏe tâm thần là trạng thái hạnh phúc trong đó một cá nhân nhận ra khả năng của chính mình, có thể đối phó với những căng thẳng bình thường của cuộc sống, có thể làm việc hiệu quả và có thể đóng góp cho cộng đồng Một người để đạt trạng thái khỏe mạnh cần phải cân bằng cả ba yếu tố: sức khỏe thể chất, tâm thần và xã hội Sức khỏe tâm thần là quyền cơ bản cùa mỗi chúng ta Mồi chúng ta đều có quyền đạt được tiêu chuẩn cao nhất về sức khỏe tâm thần Một người có sức khỏe tâm thần lành mạnh là khi:
- Có khá năng tự nhận thức về bàn thân: đặc điểm về bản thân, ưu điểm, nhược điềm, khả năng, tư duy, cảm xúc, hành vi và động lực của bản thân
- Hiểu được những xung đột nội tâm, vượt qua những cảm xúc tiêu cực/ bi quan để duy trì lối sống tích cực, lạc quan.
- Tự điều chình tốt, có khả năng sống hòa hợp với người khác.
- Tự kiểm soát cảm xúc, hành vi và giữ cân bằng về lý trí và cảm xúc.
- Đối diện với các vấn đề và cố gắng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả,
Người khòe mạnh về tâm thần sẽ có khả năng ứng phó với căng thắng và biết biểu lộ cảm xúc một cách phù họp mà không gây hại đến bản thân và người khác Họ không mắc phải các tình trạng kiệt sức cảm xức hoặc có thể tự xây dựng cho bản thân phương cách giải quyết hiệu quả, qua đó đảm bảo được câm xúc, thái độ phù họp với công việc được giao và trong các mối quan hệ.
II MỘT SÓ KHÓ KHẤN THƯỜNG GẶP VÈ sức KHỎE TÂM THẦN CỦA GIÁO VIÊN
Bất kì ai cũng có thể trải qua stress ở một thời điếm nào đó Không phải stress nào cũng tiêu cực Trong một số tình huống nguy hiểm, stress giúp báo hiệu cơ thể chuẩn bị đối diện với mối đe dọa, hoặc với một số tình huống không quá nguy hiểm đến tính mạng, stress có thể thúc đẩy mọi người hoàn thành công việc của mình Tuy nhiên, trong nhiều trường họp, nếu một người gặp
102 phái stress quá mức và kéo dài sẽ dẫn đến những hệ quả tiêu cực Việc úng phó với những tác động của stress trở nên khó khăn, thách thức hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Một số biểu hiện của stress: về thế chất:
- Đau đầu - Đau bụng, rối loạn tiêu hóa - Đau cơ, đau cổ gáy
- Căng cơ - Đổ mồ hôi - Chóng mặt - Khó thở, tức ngực
- Khô miệng - Ngứa bất thường trên cơ thể - Có vấn đề về tình dục về cám xúc
- Cảm thấy bực bội, khó chịu - Lo lắng, căng thẳng
- Thờ ơ với mọi việc - Cảm thấy bản thân không có giá trị. về hành vi
- Dễ nổi nóng - Thay đổi thói quen ăn uống (ăn nhiều, chán ăn) - Xáo trộn về giấc ngủ (ngủ nhiều, khó ngủ)
- Thay đổi thói quen thông thường - Lơ đễnh, mất tập trung
- Hay quên - Trở lên vụng về - Vội vàng, nóng vội, hấp tấp - Đôi khi trở nên vô lí hoặc khó hiểu.
- Sử dụng chất kích thích.
- Vấn đề sức khỏe thể chất: Bị ốm đau, bệnh tật, thay đổi của cơ thể, thiếu dinh dưỡng.
- Căng thẳng từ công việc: Áp lực, quá tài từ công việc; gánh nặng áp lực tài chính, - Áp lực từ gia đình, bạn bè: Mất người thân, mâu thuẫn trong gia đình, khó khăn trong giao tiếp, ứng xử với bạn bè đồng nghiệp.
- Môi trường bên ngoài: Thời tiết, tiếng ồn, giao thông khó khăn, ô nhiễm không khí và bụi,
- Nhận thức: Thiếu lạc quan, suy nghĩ tiêu cực trước một vấn đề
Hầu hết mọi người đều từng trải qua lo âu Lo âu là một cảm xúc tự nhiên và quan trọng, báo hiệu sự xuất hiện của lo lắng, sợ hãi và cảnh báo nguy hiểm hoặc sự thay đổi bất ngờ, đáng sợ có sắp đến gần Lo âu không thể hiện bạn là người yếu kém, không làm mất khả năng tư duy của con người Tuy nhiên, ở một số người, lo âu có thế quá mức, không họp lí và không lành mạnh Rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức trước một tình huống xảy ra, có tính chất vô lí, lặp đi lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng đến sự thích nghi cuộc sống Lo âu có thể nhằm đến một đối tượng, sự việc cụ thể nhưng có có dạng lo âu lan tỏa sang mọi thứ.
Một sổ biểu hiện cửa lo âu: về tâm lý
- Sợ sệt - Cảm giác hão huyền - Sợ sắp bị điên
- Sợ sắp chết - Sợ mất tự chủ - Bất an
- Thận trọng/ cảnh giác quá mức
- Bứt rứt về thê chất
- Tay chân run - Vã mồ hôi
- Tim đập nhanh vì lo sợ - Nhức đầu
- Căng mỏi, đau cơ - Buồn nôn/ nôn
- Khó thở - Cảm giác tê bì
- Đau dạ dày - Cảm giác như có kiến bò.
Các yếu tố nguy cơ