Giới hạn phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu lí luận về thiết bị dạy học, quản lí thiết bị dạy học trong nhà trường phổ thông, nghiên cứu thực tiễn việc quản lý TBDH tại trườ
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Nghiên cứu trên thế giới
Sử dụng thiết bị dạy học đã góp phần phát triển khả năng quan sát và tư duy khoa nhận biết bản chất của sự vật hiện tượng, điều này đã được nhiều công trình khoa học chứng minh Cùng với sự phát triển của các tư tưởng trong lĩnh vực tâm lý giáo dục, lý thuyết về dạy học trực quan đã có nhiều thành tựu lớn, nhận thức được vai trò của thiết bị dạy học, tính trực quan trong dạy học đã giúp HS không những nhận biết được sự vật hiện tượng mà còn hiểu được bản chất của hiện tượng Bàn về quy luật nhận thức của con người, trong tư tưởng duy vật biện chứng của V.I.Lê-nin khẳng định “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về thiết bị dạy học, quản lý thiết bị dạy học trên thế giới, như: Nhà giáo dục A.J.Komenski (1592- 1679) người Tiệp Khắc đã đặt nền móng đầu tiên cho quan điểm dạy học trực quan là: dạy học bắt đầu bằng việc quan sát sự vật, hiện tượng Trong cuấn sách phép vĩ đại ông viết “…bắt đầu dạy học không thể từ sự giải thích bằng lời nói về các sự vật mà phải từ sự quan sát trực tiếp chúng, lời nói không được đi trước sự vật,… cái có thể tri giác được hãy để cho học sinh tri giác bằng giác quan của chúng, cái nhìn được hãy để cho nhìn, cái nghe được hãy để cho nghe.” Đây là một quy tắc vô cùng có giá trị đối với việc phát triển khả năng nhận thức của người học [32]
Nhà giáo dục học J.H.Pestalogie (1746-1827) người Thụy Sỹ đã phát triển quan điểm của A.J Komenski và chỉ rõ ra mối quan hệ giữa sự phát triển của tri giác cảm tính với sự phát triển của tư duy Nghiên cứu của
J.H.Pestalogie xuất phát từ nghiên cứu về tâm lí của trẻ, ông đã yêu cầu người dạy phải tổ chức cho học sinh quan sát sự vật hiện tượng trong quá trình dạy học [1]
Beclinski (1811-1848), nhà hoạt động giáo dục văn hóa nổi tiếng người Nga, ông dựa trên các quan điểm duy vật và cho rằng “các giác quan và bộ não của con người là hai bộ phận lực lượng cần thiết cho nhau” Ông cho rằng người giáo viên trong quá trình dạy học cần phải cho học sinh tiếp thu nhận thức về hiện thực dựa trên những biểu tượng học sinh đã thu nhận được trong quá trình quan sát thế giới hiện thực [1]
Các thành tựu về tâm lý học và sinh lý học đã giúp nhà giáo dục học người Nga - Usinski (1842-1870) tiếp tục nghiên cứu và phát triển nguyên tắc dạy học trực quan Usinski cho rằng: “Không có cái gì có thể gi p anh san b ng bức tường ngăn cách giữa GV và HS như là việc anh đưa cho HS xem giải thích nó H c sinh sẽ suy nghĩ nó thông qua hình dạng, màu sắc, âm thanh và cảm giác nói chung” [1] Quan điểm này cho thấy ông đã đánh giá rất cao vai trò của các tri giác đối với nhận thức của người học, các tri giác nhìn, nghe…này có được là do người học phải được quan sát trực tiếp sự vật hiện tượng thông qua các thiết bị mô phỏng hoặc thực tế
A.N.Leontiev (1903-1979) là nhà tâm lý học Xô Viết nổi tiếng thời hiện đại Ông đã có nhiều nghiên cứu về dạy học trực quan, trong đó quan điểm cơ sở về tâm lý học của nguyên tắc dạy học trực quan của ông yêu cầu trong quá trình dạy học người giáo viên sử dụng phương tiện trực quan phải đáp ứng hai yêu cầu: Một phương tiện dạy học có vai trò cụ thể gì trong quá trình lĩnh hội tri thức của trẻ; một phương tiện dạy học có mối quan hệ như thế nào với nội dung tri thức mà trẻ nhận thức và lĩnh hội được Xuất phát từ hai yêu cầu trên Ông đã chia phương tiện dạy học thành hai loại: loại thứ nhất là phương tiện dạy học dùng để mở rộng kinh nghiệm cảm tính của học sinh và loại thứ hai phương tiện dạy học dùng để giúp học sinh khám phá bản chất của đối tượng Trong nghiên cứu của mình Ông đã phân tích phương tiện dạy học dưới sự lãnh đạo của GV làm chỗ dựa cho các hành động trong quá trình trẻ nhận thức của đứa trẻ [22] Quan điểm này cho chúng ta thấy vai trò của thiết bị dạy học là chỗ dựa cho các hành động tư duy và nhận thức của học sinh
Trong các nhà trường, thiết bị dạy học có rất nhiều loại, đa dạng và khó kiểm soát Vì vậy, các nhà quản lý giáo dục luôn muốn tìm ra biện pháp quản lý hiệu quả phù hợp với tình hình thực trạng của đơn vị mình nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Trong thời gian qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về quản lý thiết bị dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học hoặc để đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh hiện nay, như:
“Quản lý Giáo dục” là nhan đề của cuốn sách do Bùi Minh Hiền chủ biên, trong cuốn sách này tác giả đã đề cập đến các vấn đề về TBDH cũng như vai trò của TBDH trong sự phát triển của hệ thống giáo dục, cách phân loại các TBDH, một số biện pháp quản lý TBDH ở các nhà trường THPT Đây là đề tài khoa học quan trọng cho các nhà quản lý giáo dục tham khảo để áp dụng [23]
Nguyễn Đức Thắng với đề tài “Quản lý thiết bị dạy h c tại h c viện hậu cần trong giai đoạn phát triển hiện nay” trong đề tài tác giả đã nghiên cứu vai trò quan trọng của thiết bị dạy học trong quá trình dạy học đặc biệt là với đặc thù của trường Học viện Hậu cần, tác giả cũng giúp cho các nhà quản lý giáo dục có cơ sở tham khảo về cách quản lý TBDH tại cơ sở của mình sao cho phát huy tối đa, khai thác tối đa các TBDH đã và đang có [34]
Cơ sở lý luận về phương tiện dạy học, về cách phân loại phương tiện dạy học, cách thiết kế, chế tạo và sử dụng phương tiện dạy học sao cho phát huy tối đa tác dụng của phương tiện dạy học trong các điều kiện dạy học khác nhau đã được nhà nghiên cứu Tô Xuân Giáp giới thiệu trong đề tài “Phương tiện dạy h c, chế tạo và sử dụng” [20]
Vũ Văn Đạt với đề tài “Quản lý thiết bị dạy h c ở các trường THPT huyện An Lão thành phố Hải Phòng” trong đề tài tác giả đã tìm hiểu thực trạng quản lý, sử dụng các TBDH ở các trường THPT huyện An Lão, Hải Phòng để tìm ra những bất cập cần phải thay đổi ngay trong cách quản lý để sao cho các TBDH thực sự được quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả tránh gây lãng phí tiền của nhà nước [18]
“Biện pháp quản lý thiết bị dạy h c trường THPT tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay”, là đề tài của Trần Đức Hùng trong đề tài tác giả đã nghiên cứu rất kỹ thực trạng quản lý thiết bị dạy học tại các trường THPT tỉnh Quảng Ngãi, phát hiện ra các bất cập hạn chế cần khắc phục để công tác quản lí thiết bị dạy học tại các trường THPT tỉnh Quảng Ngãi được hiệu quả hơn
Từ những nghiên cứu lí luận về thiết bị dạy học, quản lí thiết bị dạy học và thực tiễn quản lí tác giả đã đề xuất các biện pháp quản lý thiết bị dạy học phù hợp với các yêu cầu khách quan, điều kiện thực tế của các nhà trường và có tính khả thi cao [25]
Từ năm 2017, Bộ Giáo dục đã soạn thảo chương trình giáo dục mới, đã đề ra yêu cầu đổi mới toàn diện trong giáo dục, từ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, TBDH, kiểm tra đánh giá, đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều nhà nghiên cứu, nghiên cứu nhiều đề tài liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để hội nhập với thế giới, trong phạm vi hạn hẹp của đề tài tôi không thể đề cập hết ở đây.
Một số khái niệm cơ bản
Quản lí là thuật ngữ được sử dụng trong nhiều inh vực ngành nghề khác nhau, mỗi lĩnh vực có khái niệm về thuật ngữ quản lý được phát biểu theo nhiều cách khác nhau Đối với các nhà nghiên cứu các khái niệm về quản lí cũng có cách phát biểu khác nhau Nhưng dù phát biểu như thế nào, quản lí ở lĩnh vực nào thì trong các khái niệm có đến hai thành tố quan trọng, đó là chủ thể quản lí và đối tượng quản lí Sau đây là một số khái niệm về quản lí mà các nhà nghiên cứu đã phát biểu:
Tác giả Trần Kiểm đưa ra khái niệm: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn l c (nhân l c, vật l c, tài l c) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội l c) một cách tối ưu nh m đạt mục đích của tổ chức v i hiệu quả cao nhất” [27]
Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Quản lý là bao hàm hai hàm ý Quản và Lý'' Trong đó: Quản là chăm sóc, giữ gìn s ổn định; Lý là sửa sang, sắp xếp, đổi m i phát triển Như vậy: Quản lý = ổn định + phát triển
Hệ ổn định mà không phát triển thì tất yếu dẫn đến suy thoái Hệ phát triển mà không ổn định thì tất yếu sẽ rối loạn Điều đó có nghĩa là hoạt động nhiều làm cho hệ thống hoạt động theo mục tiêu đ t ra và tiến t i trạng thái có tính chất lượng m i”
“Quản lý là s tác động có tổ chức có hư ng đích của chủ thể quản lý t i đối tượng quản lý nh m đạt được những mục tiêu đề ra’’ là khái niệm của tác giả Bùi Minh Hiền [23] Phát biểu vô cùng ngắn gọn và xúc tích, nhưng cũng đủ hai thành tố cơ bản đó là chủ thể quản lí và đối tượng quản lý
Tác giả Trần Khánh Đức: “Quản lý là hoạt động có ý thức của con người nh m định hư ng, tổ chức, sử dụng các nguồn l c và phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất” [Error! Reference source not found.11]
Trong khái niệm này yếu tố chủ thể quản lí là một cá nhân hoặc một nhóm người
Tác giả Nguyễn Đức Minh (1990) thì cho rằng: “Quản là một tập hợp các hoạt động của người quản lý bao gồm lập kế hoạch, tổ chức th c hiện, lãnh đạo và kiểm tra các quá trình th c hiện Quá trình th c hiện phải ph hợp v i quy luật t nhiên, xã hội, khoa h c, kỹ thuật và công nghệ để các hoạt động đạt được các mục đích đã định” [Error! Reference source not found.]
Theo Từ điển Tiếng Việt (2006) nhà xuất bản Đà Nẵng “Quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định” [36]
Từ các quan điểm có thể thấy: Quản lý là các hoạt động của nhà quản lý bao gồm chỉ đạo, tổ chức các hoạt động riêng lẻ của các cá nhân nhằm phối hợp tạo thành hoạt động chung thống nhất của tập thể hướng tới mục tiêu chung đã định trước Để thực hiện hoạt động quản lý phải có chủ thể quản lý
Chủ thể quản lý có phân định rõ ràng chức năng nhiệm vụ, quyền hạn nhất định của các cá nhân, có chế tài xử phạt rõ ràng để các đối tượng quản lý phải phục tùng tổ chức
Chủ thể quản lý là cá nhân, người đại diện cho tổ chức có quyền hạn và trách nhiệm, được giao nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành, điều phối, phối hợp, liên kết những hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân theo mục tiêu chung của tổ chức, nhằm đạt được kết quả chung theo kế hoạch đã đề ra
Những quy phạm đạo đức, quy phạm tôn giáo, quy phạm pháp luật, quy định của ngành, của cơ quan, tổ chức là khách thể quản lý Tùy theo từng loại hình quản lý mà có nhiều tên gọi khác nhau như quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp, quản lý hành chính, quản lý chuyên ngành…
Quản lý nhà nước về giáo dục theo Luật Giáo dục bao gồm: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược quy hoạch, kế hoạch chính sách phát triển giáo dục; ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục Tổ chức thực hiện chức năng quản lí nhà nước cao nhất về giáo dục là bộ giáo dục thực hiện ban hành điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức hoạt động của các cơ sở giáo dục khác Bộ giáo dục ban hành quy định mục tiêu chương trình, nội dung giáo dục; cách kiểm tra đánh giá; Quy định tiêu chuẩn chức danh nhà giáo; tiêu chuẩn quy định số lượng và chất lượng
CSVC và thiết bị trường học; tổ chức biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo trình, quy chế thi cử và cấp văn bằng Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục theo các cấp quản lý; tổ chức, chỉ đạo việc bổ nhiệm cán bộ quản lí, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Tiếp nhận, huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục Tổ chức chỉ đạo các đơn vị giáo dục việc bồi dưỡng quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục của các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về giáo dục” [31]
Quản lý giáo dục tại các nhà trường dựa trên quy định của điều lệ nhà trường, quy định về tổ chức hoạt động của các cơ sở giáo dục, quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn CSVC và thiết bị trường học; quy chế thi cử và cấp văn bằng
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nh m làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, th c hiện được tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy h c, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục t i mục tiêu d kiến, tiến lên trạng thái m i về chất” [30]
Cơ sở lý luận về vai trò của thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học
pháp dạy học Đổi mới chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải được thể hiện đồng bộ với nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học tại Nghị quyết 40/2000/QH10 ngày 09/12/2000 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đổi mới giáo dục đã nêu Như vậy theo nghị quyết thì đổi mới phương pháp dạy không thể thiếu thiết bị dạy học
Theo Lothar Klingberg: “Phương pháp dạy h c là s thống nhất của cách thức hành động và phương tiện dạy h c”
Các nghiên cứu về năng lực nhận thức của con người chỉ ra mối quan hệ giữa thực hành và khả năng ghi nhớ: Khả năng thu nhận tri thức qua vị giác 1%, xúc giác 1,5%, khứu giác 3,5%, thính giác 11%, thị giác 83%; khả năng ghi nhớ qua nghe 20%, nhìn 30%, nghe và nhìn 50%, tự trình bày 80%, tự trình bày và làm 90% Từ những số liệu đề tài thấy để quá trình nhận thức của người học đạt hiệu quả cao thì người học phải được học thông qua quá trình nghe - nhìn - thực hành Vậy quá trình thực hành thì phải thông qua các thiết bị dạy học, điều đó chứng tỏ thiết bị dạy học có vai trò vô cùng quan trọng trong dạy học [20]
Theo tác giả Trần Xuân Bách và Lê Thanh Huy, mối quan hệ giữa các thành tố trong quá trình dạy học được thể hiện qua sơ đồ sau:
Như vậy, TBDH là một phần không thể thiếu trong việc hỗ trợ GV tổ chức dạy học quá trình nhận thức của HS, TBDH hỗ trợ giáo viên tổ chức quá trình nhận thức cho HS đồng thời chính TBDH lại tác động trở lại yêu cầu người GV phải thay đổi phương pháp dạy học sao cho phù hợp và hiệu quả [2]
TBDH giúp người dạy tổ chức giờ học một cách sinh động, các kiến thức khoa học bộc lộ qua thiết bị dạy học một cách cụ thể, tường minh, khách quan, có khả năng thuyết phục cao Còn đối với người học, TBDH tác động đến các giác quan như thị giác, thính giác, xúc giác một cách sinh động giúp người học tự khai thác kiến thức một cách chủ động, tích cực kết hợp giữa lý thuyết và thực hành Đổi mới phương pháp dạy học, nhằm mục đích giúp cho HS tiếp thu kiến thức một cách chủ động tích cực, vận dụng kiến thức vào thực tế một cách linh động phù hợp, hình thành và phát triển các năng lực cơ bản như
Thiết bị DH năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề… Để đổi mới phương pháp dạy học thì không thể thiếu thiết bị dạy học, vai trò cụ thể của thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học là:
- Truyền tải thông tin kiến thức một cách chính xác, trực quan, hấp dẫn, kích thích được hứng thú của HS
- Giúp HS chiếm lĩnh kiến thức, phát triển kĩ năng thực hành: TBDH là phương tiện chuyển tải tri thức tới HS vì vậy nó hỗ trợ HS trong việc chiếm lĩnh kiến thức, TBDH cũng là điều kiện, là phương tiện của việc tổ chức các hình thức dạy học
- Trong quá trình dạy học, TBDH được sử dụng nhằm kích thích hứng thú học tập của HS, tạo ra động cơ học tập, rèn luyện thái độ tích cực, có nhu cầu lĩnh hội tri thức mới
- Việc sử dụng TBDH đúng nguyên tắc, đúng yêu cầu nội dung bài học, phù hợp với những phương pháp thích hợp của GV sẽ giúp cho HS phát triển óc quan sát, khả năng phân tích, tổng hợp và so sánh Trong quá trình học tập HS phát triển óc quan sát, khả năng tư duy, so sánh, phân tích và tổng hợp tức là trí tuệ của HS đã được phát triển Trí tuệ của HS được phát triển sẽ tích cực hóa các mặt khác nhau của hoạt động tư duy đó là mục tiêu quan trọng của giáo dục
- Tăng cường trao đổi thông tin giữa GV và HS, giữa HS và HS: khi sử dụng TBDH trong giảng dạy một cách khoa học và hợp lí thì các hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS luôn tác động qua lại với nhau, bổ trợ cho nhau làm cho sự trao đổi thông tin giữa GV và HS được tăng cường hơn
- Rút ngắn thời gian giảng dạy được mà vẫn đảm bảo nội dung kiến thức: Các nội dung kiến thức được truyền tải đến HS thông qua các TBDH rất sinh và tường minh, kích thích được khả năng tư duy của HS làm cho quá trình học tập trở lên hiệu quả hơn, HS hiểu bài nhanh hơn, rút ngắn được thời gian học tập nhưng nội dung kiến thức thì không hề giảm
- Tăng khả năng ghi nhớ của học sinh vì kiến thức được tiếp thu qua nhiều giác quan: thị giác, xúc giác, cảm giác, thính giác,…
- Tăng độ tin cậy của kiến thức đối với HS, vì có minh chứng
- Thông qua việc sử dụng TBDH giúp HS được bồi dưỡng và phát triển các phẩm chất, năng lực như: năng lực tự chủ, tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo; năng lực giao tiếp và hợp tác,
Cơ sở lý luận về vai trò của việc quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
Để quá trình đổi mới giáo dục được diễn ra đúng lộ trình đảm bảo mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018 thì đổi mới phương pháp dạy học là khâu then chốt, nếu chúng ta chỉ đổi mới nội dung chương trình mà không đổi mới phương pháp dạy học phù hợp thì cũng không mang lại kết quả như mong muốn Ngày 30/12/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 38/2021/TT-BGDĐT và Thông tư
39/2021/TT-BGDĐT về các TBDH tối thiểu có ở trường THCS và THPT, theo 2 thông tư này danh mục các thiết bị vô cùng nhiều Vậy làm sao để khai thác sử dụng các thiết bị đó vào các giờ dạy của giáo viên thì đòi hỏi phải có sự quản lý khoa học khả thi của nhà quản lý giáo dục (hiệu trưởng)
Quản lý TBDH đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả kế thừa và phát huy được những mặt tích cực, hạn chế và khắc phục được những bất cập hiện nay tại các trường THPT sẽ sử dụng và khai thác tối đa vai trò của TBDH trong các giờ học, khắc phục được tình trạng có nơi có TBDH mà không được sử dụng, có nơi muốn sử dụng thì lại không có, thiết bị có nhưng không bảo quản sửa chữa kịp thời, có thiết bị nhưng GV không sử dụng hoặc không biết sử dụng,… gây lãng phí rất nhiều tiền của.
Những yêu cầu về việc sử dụng thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
Việc sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ dạy hiện nay đã và đang được nhiều GV trong các trường phổ thông thực hiện Nhưng sử dụng như thế nào để đáp ứng được yêu cầu đổi mới thì lại là một lĩnh vực đang được nhiều giáo viên, nhiều nhà quản lý quan tâm tìm hiểu Các yêu cầu và nguyên tắc khi sử dụng TBDH để đổi mới phương pháp dạy học mà người giáo viên cần đảm bảo là:
- Thái độ sử dụng, người GV phải thấy được vai trò của TBDH trong việc đổi mới phương pháp dạy học từ đó tự giác sử dụng chứ không phải do bị bắt buộc hay một động cơ nào khác, HS phải hào hứng thực hiện, khi có thái độ tự giác muốn thực hiện thì việc sử dụng mới đạt hiệu quả
- Kỹ năng sử dụng thiết bị tốt để có thể xử lý các sự cố xảy ra và hướng dẫn HS sử dụng thiết bị có hiệu quả Trong khi sử dụng các TBDH dù thiết bị tốt đến đâu chúng ta vẫn có thể gặp một số sự cố không mong muốn xảy ra như kết quả không chính xác, dụng cụ không hoạt động…
- TBDH phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học, với phương pháp dạy học, đối tượng người học:
+ Thiết bị phải dễ sử dụng, sử dụng thành công và mang lại kết quả
+ TBDH phải đảm bảo an toàn khi vận chuyển, di chuyển, sử dụng
+ Có danh mục hướng dẫn sử dụng bằng Tiếng Việt
+ Chuẩn bị tiết dạy có sử dụng TBDH, trước khi tiến hành tiết dạy có sử dụng TBDH người GV phải tìm hiểu và tiến hành kiểm tra TBDH đó trước xem nó có hoạt động tốt không, có đủ số lượng cho các nhóm HS cùng làm không, khi hướng dẫn HS sử dụng thì cần lưu ý điều gì…
- Đảm bảo tần suất khi sử dụng TBDH, vì muốn nâng cao được kỹ năng sử dụng thiết bị thì phải có tần suất sử dụng nhiều, qua nhiều lần sử dụng thì khả năng sử dụng sẽ thuần thục hơn
Từ những phân tích ở trên, đề tài nhận thấy những yêu cầu về việc sử dụng thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học gồm:
Thái độ sử dụng, người GV phải thấy được vai trò của TBDH trong việc đổi mới phương pháp dạy học từ đó tự giác sử dụng chứ không phải do bị bắt buộc hay một động cơ nào khác, HS phải hào hứng thực hiện, khi có thái độ tự giác muốn thực hiện thì việc sử dụng mới đạt hiệu quả; GV có kỹ năng sử dụng thiết bị tốt để có thể xử lý các sự cố xảy ra và hướng dẫn HS sử dụng thiết bị có hiệu quả; việc sử dụng thiết bị dạy học phải phù hợp với nội dung chương trình, bài dạy và phương pháp dạy học mới; khuyến khích lựa chọn những thiết bị dễ sử dụng tốn ít thời gian trên lớp; thiết bị có kích thước, màu sắc phù hợp; thiết bị đảm bảo an toàn trong vận chuyển, bảo quản và sử dụng; thiết bị phải có bảng hướng dẫn sử dụng bằng tiếng việt.
Những yêu cầu về quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
Tất cả thiết bị giáo dục của một cơ sở giáo dục phải được sắp đặt khoa học, dễ sử dụng và có các phương tiện bảo quản (tủ, giá, hòm…), vật che phủ, phương tiện chống ẩm, chống mối mọt, dụng cụ phòng chữa cháy Tùy theo tính chất quy mô của thiết bị mà nhà trường bố trí phòng trưng bày có diện tích và địa điểm thích hợp để bảo quản, đảm bảo thuận tiện cho giáo viên và học sinh thao tác khi sử dụng Các thí nghiệm có độc hại, gây ô nhiễm tiếng ồn phải được bố trí ở khu riêng có ghi cảnh báo và có tiêu chuẩn quy định để đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tại Quyết định 41/2000/QĐ-BGDĐT ngày 07/09/2000 về ban hành Quy chế thiết bị giáo dục trong trường mầm non, phổ thông thì [5]
1.6.1 Lập kế hoạch quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
Lập kế hoạch sử dụng TBDH ở trường THPT một việc làm không thể thiếu đối với tập thể nhà trường, tổ chuyên môn và cá nhân giáo viên Kế hoạch được lập căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của cấp trên, vào điều kiện nhà trường, địa phương, vào khả năng, năng lực của giáo viên và học sinh Kế hoạch sử dụng TBDH là chương trình hành động cụ thể, thể hiện rõ định mức, sự lượng hóa các nhiệm vụ và hệ thống biện pháp sử dụng Hiệu trưởng hướng dẫn tổ trưởng tổ chuyên môn qui trình xây dựng kế hoạch của tổ, tổ trưởng tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên qui trình xây dựng kế hoạch cá nhân, cách xác định các biện pháp thực hiện
Hiệu trưởng chỉ đạo việc lập kế hoạch sử dụng TBDH theo trình tự sau:
Triển khai các văn bản, chỉ thị của cấp trên có liên quan đến việc sử dụng TBDH đến giáo viên và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận
Hiệu trưởng hướng dẫn giáo viên, các bộ phận lập kế hoạch và duyệt kế hoạch, giúp họ nắm chắc nội dung kế hoạch sử dụng TBDH Kế hoạch sử dụng TBDH cần được thể hiện những nội dung sau:
Kế hoạch sử dụng TBDH cho bài dạy cụ thể
Kế hoạch sử dụng TBDH cần thể hiện rõ người thực hiện kế hoạch, thời gian thực hiện và sản phẩm cần đạt được của tập thể và cá nhân
Kế hoạch sử dụng TBDH được xây dựng cụ thể cho từng chương, từng bài và chú ý:
GV phải có kế hoạch về sử dụng TBDH cho bài dạy trước ít nhất 3 ngày để nhân viên thiết bị có thời gian chuẩn bị
Các TBDH có trong kế hoạch dạy học phải đang có trong phòng thiết bị của nhà trường thì nhân viên thiết bị có thời gian chuẩn bị
Biết cách sử dụng TBDH và bảo quản sau sử dụng để sử dụng đạt kết quả, sau khi sử dụng bảo quản an toàn để sử dụng cho lần sau
Kế hoạch sử dụng PTDH cần thể hiện rõ người thực hiện kế hoạch, thời gian thực hiện và sản phẩm cần đạt được của tập thể và cá nhân
Kế hoạch sử dụng PTDH được xây dựng cụ thể cho từng chương, từng bài Khi sử dụng TBDH, GV cần chú ý thực hiện:
Tuân thủ các nguyên tắc sử dụng TBDH của nhà sản xuất đã ghi trong hướng dẫn
GV phải sử dụng thử TBDH trước khi tiến hành trên lớp học để chuẩn bị cho khai thác sử dụng đạt mục tiêu dạy học
GV phải rèn luyện kỹ năng sử dụng TBDH
GV luôn có ý thức bảo quản TBDH tốt sau sử dụng
1.6.2 Tổ chức thực hiện quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
Tổ chức thực hiện quản lí TBDH đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học là chức năng quan trọng của Hiệu trưởng, đảm bảo để thực hiện thành công kế hoạch đã đề ra về sử dụng TBDH đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
Yêu cầu nhân viên thiết bị ghi chép đầy đủ sổ theo dõi mượn và sử dụng TBDH, bảo quản TBDH, tiến hành làm sạch ngay sau khi sử dụng; bảo dưỡng, bổ sung phụ tùng, linh kiện, thiết bị tiêu hao theo định kỳ
Tổ chức tuyên truyền về vai trò của TBDH trong việc nâng cao chất lượng dạy học để huy động các nguồn lực trong và ngoài nhà trường cùng hỗ trợ qua trình triển khai kế hoạch sử dụng TBDH đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
Tổ chức hướng dẫn các giáo viên trong trường triển khai thực hiện kế hoạch sử dụng TBDH đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học một cách đồng bộ và toàn diện tới tất cả các bộ môn, các khối lớp
Xác định các mối quan hệ liên đới và phối hợp để thực hiện việc sử dụng phương tiện dạy học
Tập huấn cho GV các nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học; các kĩ năng khai thác sử dụng phương tiện dạy học; kỹ năng bảo quản phương tiện sau khi sử dụng
Tổ chức các phong trào và các cuộc thi thiết kế các đồ dùng dạy học đến GV và HS
Có chế độ, chính sách động viên, khen thưởng kịp thời những cá nhân, tổ nhóm tích cực, sáng tạo trong việc sử dụng có hiệu quả các phương tiện dạy học và thiết kế các đồ dùng dạy học
Tổ chức dự giờ thăm lớp thường xuyên để đánh giá thực trạng sử dụng TBDH của GV đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đồng thời rút kinh nghiệm cho quá trình tiếp theo
1.6.3 Chỉ đạo tổ chức thực hiện quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
Quá trình chỉ đạo đòi hỏi nhà quản lý phải luôn theo sát các hoạt động quản lý và sử dụng TBDH của GV, nhân viên thiết bị nhà trường, các trạng thái vận hành của quá trình quản lý TBDH để kịp thời phát hiện ra những sai, lỗi trong quá trình vận hành và đưa ra được những biện pháp điều chỉnh kịp thời sao cho không làm thay đổi mục tiêu đã định của hệ thống Chỉ đạo các tổ chuyên môn, GV, các bộ phận khác trong nhà trường thực hiện các hoạt động của nhà trường nói chung và chỉ đạo tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học là chức năng đặc thù của Hiệu trưởng nhà trường Để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học được quy định trong chương trình giáo dục thì thiết bị giáo dục phải được sử dụng có hiệu quả, Hiệu trưởng nhà trường cùng ban giám hiệu chỉ đạo tổ chức công tác quản lý, sử dụng TBDH bao gồm các hoạt động sau:
Những yếu tố ảnh hưởng đến đến quản lí thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG HUYỆN HÀM YÊN TỈNH TUYÊN QUANG 2.1 Một vài nét về trường PTDTNT THCS và THPT huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
2.1.1 Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên
Là một huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang, Hàm Yên có tổng diện tích tự nhiên là 90.054,60 ha Địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích, một số dãy núi cao ở phía Bắc và có hệ thống sông Lô chảy qua
Giao thông vào mùa mưa lũ rất khó khăn, nhiều tuyến đường liên xã bị chia cắt
Dân số trên 739 nghìn người, mật độ dân cư thưa, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như người Dao, người Tày, người Nùng, người H’Mông…, trình độ văn hóa chưa cao, đời sống kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn
Kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, ở Hàm Yên có lợi thế khí hậu mát mẻ phù hợp với nhiều loại cây ăn quả và chăn nuôi Để tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu mát mẻ ở khu vực núi cao, huyện Hàm Yên đang chú trọng phát triển du lịch sinh thái để phát triển kinh tế
2.1.2 Đặc điểm về cơ sở vật chất của trường PTDTNT THCS và THPT huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
Trường PTDTNT THCS và THPT huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang là trường mới được thành lập theo Quyết định số 1316/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2021 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc thành lập trường PTDTNT THCS và THPT huyện Hàm Yên trên cơ sở trường PTDTNT
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN HÀM YÊN TỈNH TUYÊN QUANG
Một vài nét về trường PTDTNT THCS và THPT huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
2.1.1 Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên
Là một huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang, Hàm Yên có tổng diện tích tự nhiên là 90.054,60 ha Địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích, một số dãy núi cao ở phía Bắc và có hệ thống sông Lô chảy qua
Giao thông vào mùa mưa lũ rất khó khăn, nhiều tuyến đường liên xã bị chia cắt
Dân số trên 739 nghìn người, mật độ dân cư thưa, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như người Dao, người Tày, người Nùng, người H’Mông…, trình độ văn hóa chưa cao, đời sống kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn
Kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, ở Hàm Yên có lợi thế khí hậu mát mẻ phù hợp với nhiều loại cây ăn quả và chăn nuôi Để tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu mát mẻ ở khu vực núi cao, huyện Hàm Yên đang chú trọng phát triển du lịch sinh thái để phát triển kinh tế
2.1.2 Đặc điểm về cơ sở vật chất của trường PTDTNT THCS và THPT huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
Trường PTDTNT THCS và THPT huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang là trường mới được thành lập theo Quyết định số 1316/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2021 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc thành lập trường PTDTNT THCS và THPT huyện Hàm Yên trên cơ sở trường PTDTNT
THCS huyện Hàm Yên Năm học 2021-2022, trường được mở rộng thêm quy mô số lớp, số học sinh cấp THPT thành trường liên cấp THCS và THPT từ lớp 6 đến lớp 10, mỗi khối 70 học sinh/2 lớp; đến năm 2024-2025 sẽ có đủ ba khối 10,11,12 cấp THPT, nâng tổng số lớp toàn trường là 14 lớp với 490 học sinh
Cơ sở vật chất, TBDH của trường PTDTNT THCS và THPT huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang được trình bày ở bảng 2.1
Bảng 2.1 Cơ sở vật chất của trường PTDTNT THCS và THPT huyện Hàm
Yên huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
5 Phòng máy vi tính 01 50m 2 28 máy
7 Phòng trưng bày trang phục dân tộc 01 40m 2 01
Nhà trường lắp đặt đủ cho các lớp hệ thống mạng Internet, Smart TV;
01 màn hình tương tác thông minh,
Kết quả bảng 2.1 cho thấy CSVC hiện nay của nhà trường còn nhiều khó khăn, số lượng máy tính, máy chiếu còn thiếu nhiều, các phòng học bộ môn chưa được trang bị đủ các thiết bị dạy học, số máy chiếu quá ít, phòng máy vi tính mới có 1 phòng với 28 máy
2.1.3 Đặc điểm về học sinh trường PTDTNT THCS và THPT huyện Hàm Yên huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
Số lớp THCS: 08 lớp (02 lớp/khối) Số lớp THPT: 02 lớp 10
Giới tính Nữ Dân tộc Nữ dân tộc
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
Qua bảng số liệu cho thấy, có 96,49% HS là con em người dân tộc thiểu số, trong đó tỉ lệ HS nữ chiếm 96,44%
- Học sinh tôn giáo: 39 - Số học sinh khuyết tật học hòa nhập: 01 học sinh (thuộc khối 10)
- Học sinh mồ côi: 12 học sinh, trong đó 02 học sinh mồ côi cả cha và mẹ, 10 học sinh mồ côi cha hoặc mẹ
2.1.4 Đặc điểm về giáo viên trường PTDTNT THCS và THPT huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
Nhà trường hiện có 29 cán bộ giáo viên, nhân viên, trong đó:
- Cán bộ quản lý: 03 người (Hiệu trưởng: 01; Phó Hiệu trưởng: 02) - Giáo viên: 22 người
- Cán bộ giáo viên, nhân viên người dân tộc thiểu số: 10 người
- Nữ cán bộ, giáo viên, nhân viên: 22 người (04 nhân viên); nữ dân tộc ít người: 10 người (02 nhân viên)
- Biệt phái đi: 0; biệt phái đến: 01 (giáo viên tiếng Anh)
- Trường có 01 chi bộ Đảng với 25 đảng viên, trong đó có 19 đảng viên nữ; 08 đảng viên là người dân tộc thiểu số
2.1.5 Đặc điểm các thiết bị dạy học nhà trường được Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang trang bị
TBDH của nhà trường còn rất khó khăn, hạn chế, chỉ có TBDH lớp 6, Chương trình GDPT 2018 mới được cấp, còn lại các khối mỗi môn học chỉ có một vài bộ, thậm trí có môn không có; thiết bị cho phòng thực hành Vật lý - Công nghệ hầu như không có (có bảng thống kê chi tiết TBDH các môn – phụ lục 3), Để đánh giá được thực trạng thiết bị dạy học trong yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở trường PTDTNT THCS và THPT huyện Hàm Yên huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang đề tài đã tiến hành phỏng vấn với 25 giáo viên (trong đó ban giám hiệu 03 và GV 22)
Bảng 2.2 Kết quả khảo sát GV về thực trạng TBDH của trường THCS và
THPT huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
8 Máy ảnh kỹ thuật số 0 0 0 100
14 Tranh ảnh, Bản đồ, lược đồ 65.5 34.5 0 0
15 Dụng cụ thí nghiệm minh hoạ
Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.2 nhận thấy tình hình TBDH ở trường PTDTNT THCS và THPT huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang như sau: số môn học mà GV cho rằng đủ TBDH còn chiếm một tỷ lệ nhỏ 17.7% so với 67,4% số môn học còn thiếu và thiếu nhiều TBDH, thậm chí có đến 14.9% môn học hiện chưa có thiết bị.
Tổ chức nghiên cứu khảo sát việc sử dụng và quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học tại trường
Khảo sát để tìm hiểu tình hình thực trạng nhận thức của ban giám hiệu,
GV, HS về vai trò của thiết bị dạy học trong việc đổi mới phương pháp dạy học Khảo sát việc sử dụng TBDH của GV và HS cũng như việc quản lý TBDH của ban giám hiệu trong việc đổi mới phương pháp dạy học Từ đó rút ra kết luận về thực trạng quản lý thiết bị dạy học của trường PTDTNT THCS và THPT huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang và đề ra các biện pháp quản lý hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
Khảo sát để tìm hiểu tình hình thực trạng về nhận thức của ban giám hiệu, GV, HS về vai trò của thiết bị dạy học trong việc đổi mới phương pháp dạy học
Khảo sát việc sử dụng TBDH của GV và HS, việc quản lý TBDH của ban giám hiệu
Phiếu khảo sát theo mẫu phụ lục 1.1; 1.2
Ban giám hiệu, GV, HS trong toàn trường PTDTNT THCS và THPT huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang (tổng 25 người)
HS trường PTDTNT THCS và THPT huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang là 150 người
Phân loại phiếu điều tra để Tổng hợp ý kiến đánh giá theo mỗi mức độ bằng tỷ lệ % và tính giá trị trung bình các mức độ đánh giá
2.3 Thực trạng việc sử dụng thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học tại trường PTDTNT THCS và THPT huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
2.3.1 Thực trạng nhận thức của ban giám hiệu, giáo viên về vai trò của thiết bị dạy học trong yêu cầu đổi mới tại trường PTDTNT THCS và THPT huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang Để đánh giá được thực trạng nhận thức của giáo viên về vai trò của thiết bị dạy học trong yêu cầu đổi mới tại trường PTDTNT THCS và THPT huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang đề tài đã tiến hành phỏng vấn với 25 giáo viên (trong đó ban giám hiệu 03 và 22 GV)
Quy ước thang đánh giá với các câu hỏi lựa chọn phương án trả lời sẵn có: Quy ước điểm đánh giá theo mức độ giảm dần từ 4 đến 0 Điểm đánh giá 4 3 2 1 0
Khá quan trọng Quan trọng Ít quan trọng
Không quan trọng Điểm tổng hợp được phân loại và xác định ở các mức độ như sau:
- Từ 3.6 đến 4.0: Rất quan trọng
- Từ 2.6 đến cận 3.6: Khá quan trọng
- Từ 1.6 đến cận 2.6: Quan trọng
- Từ 0.6 đến cận 1.6: Ít quan trọng
Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.3
Bảng 2.3 Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức của GV về vai trò của của những yếu tố trong đổi mới phương pháp dạy học
TT Yếu tố khảo sát Ý kiến chọn theo từng mức độ (%) Điểm trung bình
Quan trọng Ít quan trọng
1 Thiết bị dạy học 55.2 37.9 6.9 0 0 3.5 Khá quan trọng
TT Yếu tố khảo sát Ý kiến chọn theo từng mức độ (%) Điểm trung bình
Quan trọng Ít quan trọng
2 Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học
3 Đổi mới môi trường giáo dục
4 Đổi mới cách kiểm tra đánh giá học sinh
Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.3 có thể thấy nhận thức của GV về vai trò của 4 yếu tố trong đổi mới phương pháp dạy học mà đề tài đã lựa chọn để phỏng vấn đều được đánh giá cao ở mức từ 3 – 3.5 điểm Kết quả đó đã cho thấy 4 yếu tố trên chính là 4 yếu tố quan trọng nhất trong đổi mới phương pháp dạy học Trong 4 yếu tố đó yếu tố thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học được GV đánh giá là yếu tố quan trọng nhất đạt 3.5 điểm Điều này một lần nữa cho thấy vai trò của thiết bị dạy học trong công tác đổi mới phương pháp dạy học là vô cùng quan trọng Để tìm hiểu đầy đủ hơn về nhận thức của GV đối với vai trò của TBDH trong việc đổi mới phương pháp dạy học Đề tài đã tiến hành phỏng vấn GV về các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng TBDH và vai trò của TBDH trong giờ dạy đối với HS để làm căn cứ đưa ra những đề xuất phù hợp nhất nhằm nâng cao vai trò của yếu tố thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
Bảng 2.4 Kết quả khảo sát GV về các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
TT Yếu tố Ý kiến chọn theo từng mức độ
Quan trọng Ít quan trọng
1 Kế hoạch quản lý khoa học của hiệu trưởng
2 Có đủ TBDH 31.0 51.7 17.3 0 0 3.13 Khá quan trọng
GV về tầm quan trọng của TBDH
4 Năng lực sử dụng TBDH của GV 31.0 51.7 17.3 0 0 3.13 Khá quan trọng
5 Có phòng học bộ môn 31.0 51.7 17.3 0 0 3.13 Khá quan trọng
6 Tổng kết và trao thưởng cá nhân sử dụng và tự làm TBDH
Qua kết quả bảng 2.4 nhận thấy GV đánh giá 5/6 yếu tố là khá quan trọng, chỉ có 01 yếu tố đánh giá ở mức quan trọng là yếu tố “Kế hoạch quản lý khoa học của hiệu trưởng” đạt ở mức 2.4 điểm Điều này chứng tỏ nhận thức của GV về vai trò của việc quản lý thiết bị dạy học của ban giám hiệu nhà trường chưa được đánh giá cao, hoặc ban giám hiệu chưa có biện pháp quản lý phù hợp hiệu quả Tiêu chí khảo sát tổng kết và khen thưởng các cá nhân có thành tích trong việc sử dụng và tự làm TBDH được 51.7 % GV lựa chọn là rất quan trọng Điều đó chứng tỏ GV muốn được ban giám hiệu nhà trường quan tâm động viên khích lệ, có thưởng phạt rõ ràng trong việc sử dụng thiết bị dạy học và tự làm thiết bị dạy học
Bảng 2.5 Kết quả khảo sát GV về vai trò của TBDH trong giờ dạy đối với HS
TT Yếu tố Ý kiến chọn theo từng mức độ ảnh hưởng (%) Điểm trung bình
Tốt Khá TB Yếu Kém
1 Kích thích hứng thú cho HS, tạo điều kiện thuận lợi là minh chứng khoa học giúp HS hiểu bài cho quá trình lĩnh hội kiến thức
2 Là minh chứng khoa học giúp HS hiểu bài hơn
3 Giúp HS tăng cường độ lâu bền của trí nhớ
4 Là phương tiện giúp người học hình thành và phát
TT Yếu tố Ý kiến chọn theo từng mức độ ảnh hưởng (%) Điểm trung bình
Tốt Khá TB Yếu Kém triển các năng lực
5 Cung cấp kiến thức kinh nghiệm trực tiếp liên quan đến tự nhiên, xã hội và môi trường sống
Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.5 có thể thấy cán bộ quản lý và GV ở trường PTDTNT THCS và THPT huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang đều nhận thức được vai trò và sự ảnh hưởng của thiết bị dạy học đối với HS trong các giờ dạy, các tiêu chí khảo sát đều được đánh giá ở mức tốt Điều đó chứng tỏ GV trong nhà trường đã có tìm hiểu và sử dụng thiết bị dạy học trong nhà trường một cách hiệu quả và nghiêm túc, nhưng do việc quản lý của ban giám hiệu nhà trường chưa được sát sao, thiết bị dạy còn thiếu nhiều, phong trào thi đua tự làm đồ dùng dạy học chưa được nhà trường chỉ đạo quyết liệt nên hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học trong nhà trường phục vụ công tác đổi mới chưa được đánh giá cao
2.3.2 Thực trạng nhận thức của học sinh về vai trò của thiết bị dạy học trong yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học tại trường PTDTNT THCS và
THPT huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang Để đánh giá được thực trạng nhận thức của học sinh về vai trò của thiết bị dạy học trong yêu cầu đổi mới tại trường PTDTNT THCS và THPT huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang đề tài đã tiến hành khảo sát hỏi học sinh thông qua phiếu hỏi
Quy ước thang đánh giá với các câu hỏi lựa chọn phương án trả lời sẵn có: Quy ước điểm đánh giá theo mức độ giảm dần từ 4 đến 0 Điểm đánh giá 4 3 2 1 0
Mức độ thực hiện Rất thích Thích Bình thường
Không thích Điểm tổng hợp được phân loại và xác định ở các mức độ như sau:
- Rất thích: Từ 3.6 đến 4.0 - Thích: Từ 2.6 đến cận 3.6 - Bình thường: Từ 1.6 đến cận 2.6 - Không quan tâm: Từ 0.6 đến cận 1.6
- Không thích: Dưới 0.6 Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.6
Bảng 2.6 Kết quả khảo sát thái độ của HS với thiết bị dạy học và việc sử dụng thiết bị dạy học của GV
TT Các tiêu trí hỏi
Mức độ đánh giá Điểm trung bình
Rất thích Thích Bình thường
1 Được sử dụng TBDH trong giờ học
2 Có đủ dụng cụ thực hành 61.3 36 2.7 0 0 3.58 Thích
3 GV sử dụng tranh ảnh, biểu đồ, bản 46 36.7 17.3 0 0 3.28 Thích
TT Các tiêu trí hỏi
Mức độ đánh giá Điểm trung bình
Rất thích Thích Bình thường
Không thích đồ, mẫu vật trong giờ dạy
4 GV sử dụng máy chiếu trong giờ dạy
5 GV làm thí nghiệm trong giờ dạy
6 GV cho xem thí nghiệm ảo 19.3 38 42.7 0 0 2.7 Thích
Bảng 2.6 cho thấy điểm số trung bình về thái độ của HS là 100% thích có thiết bị dạy học và việc sử dụng thiết bị dạy học của GV trong giờ dạy Điều đó là điều hết sức ý nghĩa vì khi HS thấy thích và hứng thú đối với việc học thì hiệu quả của giờ dạy sẽ được nâng lên Qua đó cho thấy công tác quản lý TBDH của nhà trường mà đứng đầu là hiệu trưởng và ban giám hiệu cần phải cố gắng hơn để làm sao trong tất cả các giờ học mà cần có thiết bị dạy học để làm thí nghiệm, để minh họa, để GV biểu diễn, chứng minh,… đều có đủ để đáp ứng nhu cầu học tập của HS cũng như đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay Trong khi nghiên cứu đề tài tại trường PTDTNT THCS và THPT huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang đề tài sẽ chú ý đến các biện pháp quản lý nhằm phát huy tối đa hiệu quả của TBDH hiện có, cũng như có thêm được các TBDH mới giúp giáo viên và học sinh có đầy đủ TBDH trong các giờ học Để tìm hiểu rõ hơn ảnh hưởng của việc sử dụng TBDH đối với việc tiếp thu kiến thức của HS trong mỗi giờ học đổi mới phương pháp có sử dụng TBDH tại trường PTDTNT THCS và THPT huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên
Quang, tôi tổ chức khảo sát HS thông qua phiếu hỏi, và thu được kết quả trong bảng 2.7
Quy ước thang đánh giá với các câu hỏi lựa chọn phương án trả lời sẵn có: Quy ước điểm đánh giá theo mức độ giảm dần từ 4 đến 0 Điểm đánh giá 4 3 2 1 0
Mức độ thực hiện Tốt Khá Trung bình Yếu Kém Điểm tổng hợp được phân loại và xác định ở các mức độ như sau:
- Tốt: Từ 3.6 đến 4.0 - Khá: Từ 2.6 đến cận 3.6 - Trung bình: Từ 1.6 đến cận 2.6 - Yếu: Từ 0.6 đến cận 1.6
Bảng 2.7 Kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng đến học tập của HS khi thầy cô giáo sử dụng thiết bị dạy học trong giờ học
(150 HS, 75 HS nữ, 75 HS nam)
TT Yếu tố khảo sát
Mức độ ảnh hưởng (%) Điểm trung bình
Tốt Khá TB Yếu Kém
1 Mức độ hứng thú, chú ý trong giờ học
2 Mức độ hiểu bài 46.7 31.3 19.3 2.7 0 3.22 Khá 3 Khả năng ghi 46.7 31.3 19.3 2.7 0 3.22 Khá
TT Yếu tố khảo sát
Mức độ ảnh hưởng (%) Điểm trung bình
Tốt Khá TB Yếu Kém nhớ kiến thức
4 Khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế
5 Bồi dưỡng, Phát triển các kỹ năng và năng lực
6 Khám phá khoa học và thực tế xã hội
7 Tăng độ tin cậy của kiến thức 45.3 34.6 18 2 0 3.23 Khá
Kết quả khảo sát ở bảng 2.7 cho thấy HS đánh giá về mức độ ảnh hưởng của TBDH đến hứng thú học tập; khả năng ghi nhớ kiến thức; vận dụng kiến thức; rèn luyện kỹ năng, năng lực; khám phá khoa học là rất cao
Các tiêu chí được khảo sát đều được HS lựa chọn mức độ tốt lên đến hơn
45%, tổng điểm trung bình đều đạt ở ngưỡng khá với mức điểm cao từ 3.22 đến 3.26 điểm Kết quả này giúp cho đề tài có thêm động lực để nghiên cứu tìm hiểu các biện pháp quản lý TBDH trong trường PTDTNT THCS và THPT huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ngày một hiệu quả hơn, để cho tất cả các TBDH hiện đang có trong nhà trường được khai thác tối đa và hiệu quả, các loại thiết bị nào cần thiết đang thiếu nhiều hoặc chưa có nhà trường sẽ có kế hoạch mua bổ sung hoặc xin cấp hoặc tìm cách để khắc phục Đồng thời tổ chức các đợt thi đua GV tự làm đồ dùng dạy học, xây dựng các TBDH điện tử, HS tự làm các thiết bị trực quan, HS nghiên cứu khoa học, để phong trào sử dụng và chế tạo đồ dùng dạy học ngày càng phát triển
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Cơ sở đề xuất các biện pháp
3.1.1 Đảm bảo tính mục tiêu
Các biện pháp quản lý TBDH ở trường PTDTNT THCS và THPT huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang phải luôn chú ý đến mục tiêu chung của giáo dục cấp THCS và THPT trong nhà trường, cũng như mục tiêu của hoạt động quản lý nhà trường nói chung và mục tiêu quản lý TBDH nói riêng Các biện pháp quản lý phải đáp ứng được các yêu cầu trong các giờ dạy của từng môn học, lớp học và cấp học
3.1.2 Đảm bảo tính thực tiễn
Khi nghiên cứu xây dựng các biện pháp quản lý TBDH đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học áp dụng tại trường PTDTNT THCS và THPT huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang phải căn cứ vào thực trạng việc quản lý TBDH, công tác đầu tư, khai thác và sử dụng TBDH trong nhà trường, đặc biệt là với các trường phổ thông dân tộc nội trú Đồng thời phải dựa trên điều kiện thực tế tại địa phương, tại trường PTDTNT THCS và THPT huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
3.1.3 Đảm bảo tính hệ thống
Các biện pháp được đề cập trong luận văn phải đảm bảo tính hệ thống, thống nhất, đồng bộ, nhất quán với các văn bản quy định của nhà nước, của ngành về công tác quản lý TBDH, các thông tư hướng dẫn việc quản lý và sử dụng TBDH Tính hệ thống còn được thể hiện trong sự liên kết, thống nhất giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, các cấp lãnh đạo, quản lý nhà trường Các biện pháp quản lý TBDH trong đề tài áp dụng cho trường
PTDTNT THCS và THPT huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang thống nhất với các nội quy quản lý chung của nhà trường
3.1.4 Đảm bảo tính kế thừa và phát triển
Các biện pháp được đề xuất trong đề tài phải được kế thừa từ những biện pháp quản lý thiết bị dạy học tại trường PTDTNT THCS và THPT huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang đã và đang thực hiện, các biện pháp có thể kế thừa toàn bộ hoặc kế thừa một phần những ưu điểm và khắc phục những hạn chế sao cho phù hợp với yêu cầu thực tế và phát huy hết vai trò của thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học Đặc biệt các biện pháp được đề xuất ở trong đề tài phải có tính phát triển sao cho phù hợp với xu thế phát triển chung của giáo dục trong bối cảnh hiện nay
3.1.5 Đảm bảo tính hiệu quả
Tính hiệu quả của các biện pháp quản lý TBDH ở trường PTDTNT THCS và THPT huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang luôn được chú trọng, bởi vì trong thực tế khi làm bất cứ một công việc gì ta luôn phải xem xét tính hiệu quả của công việc đó Các biện pháp quản lý TBDH đề ra phải mang lại hiệu quả tích cực đó là nâng cao được nhận thức của GV về vai trò của TBDH, nâng cao kỹ năng sử dụng TBDH của GV để việc sử dụng TBDH của GV trong các giờ dạy phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
3.2 Các biện pháp quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học tại trường PTDTNT THCS và THPT huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
3.2.1 Tập huấn cho giáo viên bộ môn, nhân viên thiết bị về vai trò của thiết bị dạy trong việc đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
3.2.1.1 Mục tiêu Đảm bảo cho cán bộ quản lý, GV, nhân viên thiết bị nhận thức sâu sắc, đầy đủ về vai trò của TBDH và vai trò của quản lý TBDH trong nhà trường phổ thông nói chung và trong trường PTDTNT THCS và THPT huyện Hàm
Yên, tỉnh Tuyên Quang, từ đó tổ chức các hoạt động quản lý TBDH có hiệu quả
Trên thực tế nhiều cán bộ quản lý, GV và nhân viên quản lý TBDH có tư tưởng xem nhẹ vai trò của TBDH và quản lý TBDH trong nhà trường, việc nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý giáo dục, GV và nhân viên là một việc làm vô cùng cần thiết, khi các lực lượng giáo dục trên có nhận thức đầy đủ về vai trò của TBDH và quản lý TBDH thì họ sẽ tự học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình về kỹ năng sử dụng, về cách quản lý TBDH sao cho phù hợp và hiệu quả nhất
Tổ chức phổ biến các văn bản hướng dẫn về công tác quản lý sử dụng TBDH của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo đến cán bộ quản lý, GV, nhân viên
Tuyên truyền về vai trò của TBDH trong đổi mới phương pháp dạy học cho cán bộ quản lý, GV, nhân viên để nâng cao nhận thức của họ
Tạo điều kiện thuận lợi cho GV, nhân viên thiết bị thường xuyên được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, tập huấn về đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học áp dụng cho Chương trình giáo dục phổ thông mới
Tuyên truyền cho tất cả các lực lượng liên quan như HS, cha mẹ HS nâng cao nhận thức về sử dụng TBDH đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
Hiệu trưởng trực tiếp chuẩn bị đầy đủ các văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục về công tác TBDH và quản lý TBDH để phổ biến đến tất cả các lực lượng giáo dục trong nhà trường qua hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của TBDH như họp hội đồng, các buổi họp tổ chuyên môn, niêm yết các văn bản trên bảng thông báo, đăng tải trên trang thông tin điện tử riêng của nhà trường, phô tô cho mỗi tổ trưởng một bản, các văn bản và thông tư bao gồm:
Công văn số 4470/BGDĐT-CSVCTBDH ngày 28/9/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực nhiệm vụ CSVC và TBDH trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông
Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 16/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về quy định tiêu chuẩn CSVC các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học
Mối quan hệ giữa các biện pháp
Hệ thống các biện pháp trong đề tài được nghiên cứu và đề xuất dựa trên những căn cứ khoa học sau khi nghiên cứu thực trạng quản lý TBDH, thực trạng TBDH và thực trạng sử dụng TBDH đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học tại trường PTDTNT THCS và THPT huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
Các biện pháp được đề xuất trong đề tài luôn đảm bảo tính lôgic của vấn đề nghiên cứu Để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong việc sử dụng TBDH học thì điều đầu tiên phải nâng cao nhận thức cho tất cả GV, nhân viên, HS, các lực lượng liên quan đến giáo dục trong và ngoài nhà trường về vai trò của TBDH trong việc hình thành và phát triển năng lực của HS, trong đổi mới phương pháp dạy học
Biện pháp rà soát, kiểm tra các thiết bị dạy học hiện có trong nhà trường, lập bảng kê các thiết bị là giải pháp giúp hiệu trưởng nhà trường biết được chi tiết tình hình TBDH trong trường về số lượng, chất lượng, loại thiết bị, các thiết bị đã bị hỏng từ đó có căn cứ đối chiếu với nhu cầu thực tế trong nhà trường xem thiết bị nào cần sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thanh lý
Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị dạy học, nâng cao hiệu quả sử dụng đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, dựa vào kết quả của biện pháp này để sao cho các TBDH hiện có trong trường được bảo quản và sử dụng có hiệu quả cao nhất “tránh tình trạng thiết bị đến trường, nhưng không đến lớp” Thông qua kết quả của biện pháp này để xây dựng biện pháp tiếp theo
Rà soát các bài học có thiết bị dạy học để có kế hoạch chuẩn bị TBDH và yêu cầu giáo viên sử dụng thiết bị trong giờ dạy
Tập huấn cho giáo viên bộ môn cách sử dụng các thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và tăng cường công tác đầu tư, mua sắm thiết bị dạy học để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào công tác quản lý thiết bị dạy học Sau khi thực hiện đồng bộ các biện pháp trên ban giám hiệu nhà trường tiến hành dự giờ thăm lớp thường xuyên để đánh giá việc sử dụng thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Kết quả của biện pháp này là minh chứng cho tất cả các biện pháp mà đề tài nghiên cứu và thực thi.
Khảo nghiệm mức độ phù hợp và tính khả thi của các biện pháp
Mục đích thu thập thông tin đánh giá từ GV và cán bộ quản lý trong các trường về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp “Quản lý thiết bị dạy h c đáp ứng yêu cầu đổi m i phương pháp dạy h c: Nghiên cứu trường hợp tại trường PTDTNT THCS và THPT huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang”
Trên cơ sở đó khẳng định độ tin cậy của các giải pháp
Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của mỗi biện pháp
3.4.3 Đối tượng và phương pháp khảo nghiệm Đối tượng khảo nghiệm gồm: 69 người, trong đó: 25 cán bộ quản lý và giáo viên dạy ở trường PTDTNT THCS và THPT huyện Hàm Yên, tỉnh
Tuyên Quang; 20 cán bộ quản lý, 24 tổ trưởng, tổ phó chuyên môn các bộ môn đang công tác ở các trường THCS, THPT trên địa bàn huyện Hàm Yên (THPT Phù Lưu, THPT Thái Hoà, THPT Hàm Yên, THCS Nhân Mục, THCS
Minh Dân, THCS Tân Yên)
Phương pháp khảo nghiệm: Dùng phiếu hỏi, và đánh giá ở ba mức độ - Tính cấp thiết: ít cần thiết, cần thiết, rất cần thiết,
- Tính khả thi: ít khả thi, khả thi, rất khả thi,
Số phiếu phát ra 69 phiếu, số phiếu thu vào 69 phiếu kết quả thu được thể hiện trong bảng 3.1 và 3.2 (Đơn vị tính %)
Bảng 3.1 Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp quản lý thiết bị dạy học
Cần thiết Ít cần thiết
1 Tập huấn cho giáo viên bộ môn, nhân viên thiết bị về vai trò của thiết bị dạy trong việc đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
2 Rà soát, kiểm tra các thiết bị dạy học hiện có trong nhà trường, lập bảng kê các thiết bị 62.3 37.7 0
3 Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị dạy học, nâng cao hiệu quả sử dụng đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
4 Rà soát các bài học có thiết bị dạy học để yêu cầu giáo viên sử dụng thiết bị trong giờ dạy 47.8 47.8 4.4
5 Tăng cường công tác đầu tư, mua sắm thiết bị dạy học để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
6 Tập huấn cho giáo viên bộ môn cách sử dụng các thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
7 Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào công tác quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
8 Thường xuyên dự giờ thăm lớp để tra đánh giá 52.2 47.8 0 việc sử dụng thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
Bảng 3.2 Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp Quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học: Nghiên cứu trường hợp tại trường PTDTNT THCS và THPT huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
Khả thi Ít khả thi
1 Tập huấn cho giáo viên bộ môn, nhân viên thiết bị về vai trò của thiết bị dạy trong việc đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
2 Rà soát, kiểm tra các thiết bị dạy học hiện có trong nhà trường, lập bảng kê các thiết bị 59.4 40.6 0
3 Kiểm tra, đôn đốc việc quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị dạy học, nâng cao hiệu quả sử dụng đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
4 Rà soát các bài học có thiết bị dạy học để yêu cầu giáo viên sử dụng thiết bị trong giờ dạy 39.1 60.9 0
5 Tăng cường công tác đầu tư, mua sắm thiết bị dạy học để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
6 Tập huấn cho giáo viên bộ môn cách sử dụng các thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới 59.4 40.6 0
Khả thi Ít khả thi phương pháp dạy học
7 Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào công tác quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
8 Dự giờ thăm lớp để tra đánh giá việc sử dụng thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
Kết quả bảng 3.1, 3.2 cho thấy, cán bộ quản lý, tổ trưởng, phó tổ trưởng chuyên môn và giáo viên các trường THCS, THPT khi được phỏng vấn đều đánh giá các biện pháp mà đề tài đưa ra ở mức khả thi hoặc rất khả thi chiếm 99,94%; cấp thiết hoặc rất cấp thiết chiếm 100%, chỉ có 3 phiếu đánh giá ít cấp thiết chiếm 0,5% Điều đó cho thấy các biện pháp quản lý mà đề tài lựa chọn áp dụng vào thực tế ở nhà trường PTDTNT THCS và THPT huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang là có tính cấp thiết và tính khả thi cao
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý nhà trường, quản lý thiết bị dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, vai trò của thiết bị dạy học trong việc đáp ứng yêu cầu đổi mươi phương pháp dạy học hiện nay; căn cứ thực trạng điều kiện cơ sở vật chất thiết bị dạy học, nhận thức của GV và HS, thực trạng sử dụng thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở trường PTDTNT THCS và THPT huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang đề tài nghiên cứu và đề xuất 08 biện pháp quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học: Nghiên cứu trường hợp tại trường PTDTNT THCS và THPT huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang như sau:
Biện pháp 1: Tập huấn cho giáo viên bộ môn, nhân viên thiết bị về vai trò của thiết bị dạy trong việc đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
Biện pháp 2: Rà soát, kiểm tra các thiết bị dạy học hiện có trong nhà trường, lập bảng kê các thiết bị
Biện pháp 3: Kiểm tra, đôn đốc việc quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị dạy học, nâng cao hiệu quả sử dụng đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
Biện pháp 4: Rà soát các bài học có thiết bị dạy học để yêu cầu giáo viên sử dụng thiết bị trong giờ dạy
Biện pháp 5: Tăng cường các nguồn lực đầu tư, mua sắm thiết bị dạy học để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
Biện pháp 6: Tập huấn cho giáo viên bộ môn cách sử dụng các thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
Biện pháp 7: Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào công tác quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
Biện pháp 8: Dự giờ thăm lớp để kiểm tra đánh giá việc sử dụng thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
Qua kết quả khảo nghiệm các biện pháp đều được đánh giá là cấp thiết và rất cấp thiết, có tính khả thi cao Những biện pháp được xây dựng đảm bảo theo 5 nguyên tắc: Đảm bảo tính lý luận, tính kế thừa, tính khả thi, tính hệ thống, tính thực tiễn và giải quyết được một phần hạn chế đã nêu được ở chương 2 Thực hiện đầy đủ các biện pháp trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Qua những kết quả nghiên cứu trong nước và ngoài nước, qua quá trình nghiên cứu những lý luận về thiết bị dạy học; quản lý nhà trường; quản lý thiết bị dạy học; vai trò của thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học đề tài nhận thấy TBDH có Vai trò rất quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học là nhân tố không thể thiếu TBDH giúp người dạy tổ chức giờ học một cách sinh động, các kiến thức khoa học bộc lộ qua TBDH một cách cụ thể, tường minh, khách quan, có khả năng thuyết phục cao Còn đối với người học, TBDH tác động đến các giác quan như thị giác, thính giác, xúc giác một cách sinh động giúp người học tự khai thác kiến thức một cách chủ động, tích cực kết hợp giữa lý thuyết và thực hành Đặc biệt trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nội dung các bài dạy yêu cầu có TBDH rất nhiều điều đó càng thể hiện tầm quan trọng của TBDH trong dạy học Để phát huy được vai trò của TBDH trong đổi mới phương pháp dạy học thì việc quản lý TBDH là rất quan trọng, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của việc đổi mới phương pháp dạy học Đề tài đã khảo sát thực trạng quản lý TBDH đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học tại trường PTDTNT THCS và THPT huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang hiện nay cho thấy: Việc quản lý TBDH đã được ban giám hiệu, các giáo viên trong nhà trường quan tâm, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định như: Thiết bị thí nghiệm có môn còn thiếu; phòng học bộ môn chưa được trang bị đủ các thiết bị dạy học; tần suất sử dụng thiết bị dạy học chưa cao, vẫn có nhiều giờ dạy chay; công tác bồi dưỡng cách sử dụng các thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học cho GV chưa được tiến hành một cách thường xuyên; việc mua sắm bổ sung, cấp phát các thiết bị dạy học phục vụ cho đổi mới phương pháp dạy học còn thiếu chưa được đáp ứng; phong trào thi đua sử dụng thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học còn hạn chế do nhà trường chưa tổ chức; phong trào thi đua của GV và HS trong việc thiết kế đồ dùng dạy học, đồ dùng học tập đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH còn chưa được nhà trường chú trọng Đề tài đã nghiên cứu và đề xuất 08 biện pháp quản lý các thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy: