1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản lý hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an toàn lành mạnh thân thiện trong trường mầm non huyệntam đảo tỉnh vĩnh phúc theo tiếp cận tham gia

103 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện trong các trường mầm non huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc theo tiếp cận tham gia
Tác giả Nguyễn Thị Thúy Hoàn
Người hướng dẫn TS. Chu Thị Hồng Nhung
Trường học Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý Giáo dục
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 2,39 MB

Nội dung

Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của những biện pháp quản lí hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và thân thiện theo tiếp cận tham gia trong các trường

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ THÚY HOÀN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC AN TOÀN, LÀNH MẠNH, THÂN THIỆN TRONG CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC THEO TIẾP CẬN THAM GIA

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ THÚY HOÀN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC AN TOÀN, LÀNH MẠNH, THÂN THIỆN TRONG CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC THEO TIẾP CẬN THAM GIA

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8140114.01

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS CHU THỊ HỒNG NHUNG

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung tôi trình bày trong luận văn là kết quả quá trình nghiên cứu nghiêm túc của cá nhân dưới sự hướng dẫn tận tình của quý Thầy Cô trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn được thực hiện với tinh thần trung thực, đảm bảo không trùng lặp với các đề tài nghiên cứu trước đó

Tác giả

Nguyễn Thị Thúy Hoàn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trải qua quá trình học tập, tại Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, học viên nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của quý thầy, cô cùng với sự nỗ lực tìm tòi nghiên cứu nghiêm túc của bản thân, tác giả đã hoàn thành luận văn khoa học này

Học viên xin trân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các phòng khoa chức năng, Khoa Quản lý Giáo dục – Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ học viên trong quá trình học tập nghiên cứu

Đặc biệt, tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS - Chu Thị Hồng Nhung, người hướng dẫn khoa học đã tận tình định hướng ngay từ khâu chọn đề tài,

xây dựng đề cương, trong suốt thời gian nghiên cứu và đến khi hoàn thành luận văn

Ngoài ra, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo của 5 trường mầm non: Trường Mầm non Bồ Lý, Yên Dương, Đạo Trù, Tân Đồng, Đại Đình I, cán bộ Phòng GD & ĐT huyện Tam Đảo, các cán bộ chính quyền địa phương nơi các trường đóng trên các xã, phụ huynh của 5 trường mầm non trên, … đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thông tin và hỗ trợ thu thập thông tin trong suốt quá trình nghiên cứu

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các đồng nghiệp và bạn bè, người thân đã tạo điều kiện, giúp đỡ, hỗ trợ và động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Xin trân trọng cảm ơn!

Vĩnh Phúc, ngày 18 tháng 06 năm 2023

Tác giả

Nguyễn Thị Thuý Hoàn

Trang 5

DANH MỤC VIẾT TẮT 10

MỞ ĐẦU 11

1 Lý do chọn đề tài 11

2 Mục đích nghiên cứu 12

3 Câu hỏi nghiên cứu 13

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 13

4.1 Khách thể nghiên cứu 13

4.2 Đối tượng nghiên cứu 13

5 Giả thuyết khoa học 13

6 Nhiệm vụ nghiên cứu 13

7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 14

8 Phương pháp nghiên cứu 14

8.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 14

8.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 14

8.3 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm để đánh giá chất lượng 14

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC AN TOÀN, LÀNH MẠNH, THÂN THIỆN THEO TIẾP CẬN THAM GIA TRONG TRƯỜNG MẦM NON THEO TIẾP CẬN THAM GIA 16

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề quản lý hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an, lành mạnh, thân thiện trong các trường mầm non 16

1.1.1 Các nghiên cứu về xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện trong các trường mầm non 16

1.1.2 Các nghiên cứu về quản lý xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện theo tiếp cận tham gia trong các trường mầm non 18

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 19

1.2.1 Môi trường giáo dục, môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện19 1.2.3 Quản lý việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện22 1.2.4 Giải pháp quản lý xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện 25

1.3 Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện trong các trường mầm non 26

Trang 6

1.3.1 Đặc điểm sinh lý, tâm lý của học sinh mầm non 26

1.3.2 Tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện trong các trường mầm non 28

1.3.3 Đặc điểm, cấu trúc và biểu hiện của môi trường giáo dục đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ em trong cơ sở GDMN 30

1.3.4 Biểu hiện của môi trường giáo dục đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân thiện trong cơ sở GDMN 33

1.4 Nguyên tắc, mục tiêu, nội dung xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện trong các trường mầm non 38

2.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu 48

2.1.1 Vị trí địa lý: 48

Trang 7

2.2.2 Nội dung của khảo sát 49

2.2.3 Đối tượng khảo sát và địa bàn khảo sát 50

2.3.2 Đánh giá của Ban giám hiệu và giáo viên mầm non về mức độ đáp ứng yêu cầu của môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện ở các trường mầm non huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc 52

2.4 Thực trạng quản lý xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện và lành mạnh trong các trường mầm non huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc 58

2.4.1 Thực trạng lập kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh 58

2.4.2 Thực trạng tổ chức, chỉ đạo thực hiện các hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh 60

2.4.3 Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh 63

2.4.4 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh 65

Trang 8

AN TOÀN, THÂN THIỆN, LÀNH MẠNH TRONG CÁC TRƯỜNG MẦM

NON HUYỆN TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC 71

3.1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp 71

3.1.1 Đảm bảo tính mục đích 71

3.1.2 Đảm bảo tính thực tiễn 71

3.2 Một số biện pháp quản lý xây dựng MTGD an toàn, thân thiện, lành mạnh theo tiếp cận tham gia trong các trường mầm non Huyện Tam Đảo, Tỉnh Vĩnh Phúc 72

3.2.2 Biện pháp 2: Đổi mới công tác lập kế hoạch xây dựng MTGD an toàn, lành mạnh, thân thiện trong trường mầm non theo tiếp cận tham gia 75

3.2.3 Biện pháp 3: Tăng cường chỉ đạo sát sao việc thực hiện các hoạt động xây dựng MTGD an toàn, lành mạnh, thân thiện trong nhà trường 77

3.2.4 Biện pháp 4: Xây dựng quy chế phân cấp và giao quyền quản lý xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện giữa các tổ chức, bộ phận, cá nhân đối với từng lớp, các khu vực 79

3.2.5 Biện pháp 5: Tham mưu, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng ngoài nhà trường trong xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện trong trường mầm non 80

3.2.6 Biện pháp 6: Kiểm tra, đánh giá khách quan việc xây dựng môi trường giáo dục và làm tốt công tác thi đua, khen thưởng cho các tổ chức, bộ phận, cá nhân có thành tích trong công tác quản lý 82

3.3 Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của những biện pháp quản lí hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và thân thiện theo tiếp cận tham gia trong các trường mầm non huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc 84

3.3.1 Mục tiêu khảo nghiệm 84

3.3.2 Đối tượng khảo nghiệm 84

3.3.3 Nội dung khảo nghiệm 84

3.3.4 Kết quả khảo nghiệm 85

Kết luận chương 3 90

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 91

1 Kết luận 91

2 Khuyến nghị 92

Trang 9

2.1 Với các nhà nghiên cứu, nhà quản lí giáo dục mầm non 92

2.2 Với các cơ sở đào tạo giáo dục mầm non……… 99

2.3 Với cán bộ quản lý, giáo viên ở các cơ sở giáo dục mầm non………99

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN 96

Trang 10

UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá

của Liên Hiệp Quốc

Trang 11

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chăm lo đến sự nghiệp giáo dục, đào tạo Đại hội đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam toàn quốc lần thứ VI đã xác định “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” Đại hội đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam toàn quốc lần thứ IX tiếp tục khẳng định vị trí “Quốc sách hàng đầu” của giáo dục đào tạo và “Phát triển giáo dục, đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” Đại hội Đảng lần thứ XII xác định: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo theo hướng mở, hội nhập, xây dựng xã hội học tập, phát triển toàn diện năng lực, thể chất, nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng pháp luật và trách nhiệm công dân ”

Vào ngày 20/02/1990, Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em Ngay sau ký cam kết, Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật cũng như xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy từ trung ương đến cơ sở bảo đảm cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được thực hiện ngày càng có hiệu quả Năm 2016 Luật trẻ em được ban hành thay thế Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 với mục đích tạo khuôn khổ pháp lý Có thể nhận thấy Luật Trẻ em 2016 đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, thúc đẩy việc thực hiện ngày càng tốt hơn những quyền cơ bản của trẻ em mà Việt Nam là một trong các quốc gia phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em của Liên hợp quốc Để thực hiện Luật trẻ em trong lĩnh vực giáo dục, ngày 17/7/2017 Chính phủ ban hành Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường Và Bộ giáo dục đào tạo cũng đề ra Công văn số 4216/BGDĐT-GDMN ngày 30/08/2022 về việc “Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2022-2023” đặt ra mục tiêu “Chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch năm học linh hoạt, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ em, tổ chức nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu của chương trình GDMN trong bối cảnh mới; Nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN, tiếp tục triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025 và xây dựng trường trường học thân thiện - học sinh tích cực”

Qua nghiên cứu lý luận cho thấy: Muốn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Trang 12

cho người học phải có môi trường giáo dục tích cực đảm bảo các đặc tính cơ bản: an toàn, thân thiện, lành mạnh Xây dựng môi trường giáo dục tích cực là trách nhiệm không chỉ của nhà trường mà của cả gia đình, cộng đồng và xã hội Trong bối cảnh Hội nhập, Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ và tích cực về kinh tế, văn hóa, xã hội Tuy nhiên, sự mở cửa mạnh mẽ, cùng với sự phát triển nóng của nền kinh tế cũng tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đến giáo dục thế hệ trẻ Chưa có giai đoạn nào mà thế hệ trẻ lại chịu tác động đan xen cùng một lúc giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái thiện và cái ác, giữa giá trị tinh thần và vật chất, như hiện nay, vì vậy, nếu thiếu hệ thống phẩm chất và năng lực được hình thành chắc chắn trong môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh thì thanh thiếu niên rất dễ bị chao đảo trước những cám dỗ của cuộc sống

Huyện Tam Đảo là huyện khó khăn nhất của tỉnh Vĩnh Phúc, đường xá đi lại khó khăn, 45% dân số là con em dân tộc thiểu số, nhận thức của người dân còn chưa cao nên phó mặc việc giáo dục con em họ cho nhà trường Được sự chỉ đạo sát sao của tổ chức Đảng, chính quyền các cấp nên giáo dục của địa phương đạt những thành công nhất định, tuy nhiên, chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển KT, XH của huyện nhà Một trong những nguyên nhân cơ bản là do thiếu nhất quán trong môi trường giáo dục ở nhà trường, gia đình, cộng đồng; ở từng trường mầm non vẫn còn nhiều bất cập về cơ sở vật chất, hoạt động giáo dục, yếu về văn hóa giao tiếp… làm cho môi trường giáo dục ở từng trường chưa hỗ trợ tích cực cho dạy học và giáo dục phát triển toàn diện của học sinh Rất cần có những nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng và đề xuất được các giải p h á p quản lý hoạt động xây dựng môi trường giáo dục đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân thiện trong các trường mầm non

Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Quản lý hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện trong trường mầm non huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc theo tiếp cận tham gia” làm đề tài nghiên cứu của

mình

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục quản lý hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện trong trường mầm non huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, luận văn đề xuất biện pháp quản lý hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện ở các trường mầm non huyện

Trang 13

Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc theo tiếp cận tham gia nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay

3 Câu hỏi nghiên cứu

Trong bối cảnh đổi mới giáo dục, hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện trong trường mầm non đang đặt ra cho các nhà quản lí những

vấn đề gì?

Có thể nghiên cứu chương trình giáo dục mầm non, vận dụng quan điểm giáo dục làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lí nhằm giải quyết những vấn đề đó không, có cải thiện được môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện trong trường mầm non hay không?

Quản lý hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh thân thiện trong trường mầm non theo tiếp cận tham gia cần đảm bảo các điều kiện gì?

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu

Quản lý hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện ở trường mầm non

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Giải pháp quản lý hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh,

thân thiện tiếp cận tham gia ở các trường mầm non huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

5 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất và thực hiện được một số giải pháp quản lý có tính khoa học, tính khả thi thì có thể nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện trong các trường mầm non huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện theo tiếp cận tham gia trong các trường mầm non

- Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an toàn,

lành mạnh, thân thiện theo tiếp cận tham gia trong các trường mầmn on huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

- Đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện theo tiếp cận tham gia ở các trường trong các trường mầm

non huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

Trang 14

7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Phạm vi thời gian: Đề tài thực hiện từ tháng 12/2022 đến tháng 06/2023 Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực tiễn tại một số trường mầm non xã Bồ Lý,

xã Yên Dương, Xã Đạo Trù, Đại Đình huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc (Gồm 5 trường: Trường MN Bồ Lý, Trường MN Yên Dương, Trường MN Đạo Trù, Trường MN Tân Đồng - Đạo Trù, Trường MN Đại Đình I)

Giới hạn nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu biện pháp quản lí hoạt động

xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện ở các trường trong các

trường mầm non huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc theo tiếp cận tham gia 8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phân tích, tổng hợp, phân loại - hệ thống hóa và cụ thể hóa các tài liệu lý luận về

công tác quản lý việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện trong

trường mầm non

- Tổng hợp, nghiên cứu và khai thác các kiến thức đã có trong các công trình khoa

học, chính sách, chiến lược, chỉ thị của ngành giáo dục, sách, tạp chí chuyên ngành để

xác lập cơ sở pháp lý và cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu

8.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Điều tra bằng hỏi; Phỏng vấn; Quan sát sư phạm; Quan sát hoạt động quản lý chỉ đạo của cán bộ quản lý nhà trường; Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của cán bộ quản lý nhà trường và của giáo viên

8.3 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm để đánh giá chất lượng

Dựa trên các số liệu thống kê được về kết quả đánh giá chất lượng hoạt động xây

dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện trong trường mầm non gần đây

9 Dự kiến cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo luận văn dự kiến được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện theo tiếp cận tham gia trong các trường mầm non

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện theo tiếp cận tham gia trong các trường mầm non huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

Trang 15

Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện theo tiếp cận tham gia trong các trường mầm non huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

Trang 16

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG

GIÁO DỤC AN TOÀN, LÀNH MẠNH, THÂN THIỆN THEO TIẾP CẬN THAM GIA TRONG TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH

PHÚC THEO TIẾP CẬN THAM GIA 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề quản lý hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an, lành mạnh, thân thiện trong các trường mầm non

1.1.1 Các nghiên cứu về xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện trong các trường mầm non

Những năm gần đây, các quốc gia trên thế giới đều lo ngại vì môi trường giáo dục hiện nay chưa thực sự an toàn, lành mạnh và thân thiện cho học sinh, vấn nạn bạo lực học đường đang phổ biến ở các nhà trường, đặc biệt, trầm trọng ở các nước đang phát triển và phát triển mức trung bình thấp Trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu hay công bố có liên quan đến thực trạng và các quy định về môi trường giáo dục ở trường học nói chung và các trường trung học cơ sở nói riêng, qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu, sản phẩm công bố tác giả luận văn có thể kế thừa và phát triển trong luận văn này Có thể nêu một số nghiên cứu quan trọng được cập nhật có liên quan đến đề tài:

Năm 2009, UNICEF đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn về trường học thân thiện, trong đó tại Chương 5: “Nhà trường với tư cách là môi trường bảo vệ” Chương này đã nêu rõ các nguyên tắc và tiêu chuẩn mà một trường học cần phải nắm rõ để tạo nên một trường học tập thân thiện với trẻ em Không để nỗi lo sợ, lo lắng, nguy hiểm, bệnh tật, bóc lột, gây tổn hại hoặc thương tích đến trẻ Các trường học cần phải tạo ra một môi trường lành mạnh, an toàn và bảo vệ thông qua việc cung cấp sức khỏe dựa vào trường học, dinh dưỡng, nước và các quy tắc ứng xử chống lại bạo lực

Bên cạnh đó, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển là một tổ chức phi lợi nhuận nhằm phát triển học vấn, đạo đức và xã hội cho trẻ em đã tiến hành nghiên cứu, trong đó bàn về “Vai trò của môi trường học đường thân thiện, hỗ trợ trong việc thúc đẩy thành tích học tập” đã kết luận rằng việc xây dựng môi trường tốt trong trường học là một phương tiện thúc đẩy sự thành công trong học tập Học sinh nào cảm nhận môi trường trường học tốt thì bản thân trở nên năng động và tham gia tích cực hơn vào việc học của mình Đặc biệt, có mối quan hệ giữa học sinh với giáo viên và nhận thức của họ rằng giáo viên quan tâm đến họ là những gì kích thích nỗ lực và sự tham gia của họ

Trang 17

Vào năm 2016, UNESCO đã có báo cáo nghiên cứu bạo lực học đường trên cơ sở giới trong các nhà trường Việt Nam, để từ đó hướng tới môi trường học đường an toàn, bình đẳng, và hòa nhập Kết quả cho thấy, có khoảng ba phần tư số học sinh đánh giá là trường của các em là nơi an toàn Bên cạnh đó, các nạn nhân của bạo lực học đường thường dễ bị sa sút trong học tập hơn, có những triệu chứng của các hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe thể chất và tinh thần

Năm 2017, A Mohamud Dahie và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu về Môi trường nhà trường và kết quả học tập của HS: nghiên cứu thực chứng trong các nhà trường trung học ở Mogadishu – Somalia Mục tiêu chính của nghiên cứu này là để điều tra ảnh hưởng của môi trường học tập đối với thành tích học tập của các trường trung học ở Mogadishu-Somalia Nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện để thu thập 80 bảng câu hỏi từ các giáo viên trung học ở Mogadishu, Somalia Những người trả lời này đã được cung cấp một bảng câu hỏi với bốn cấu tạo chính đo lường khí hậu học đường, kỷ luật của giáo viên, cơ sở vật chất của trường cũng như thành tích học tập Kết quả cho thấy rằng có ảnh hưởng đáng kể của môi trường học tập trên lớp học lên thành tích học tập của học sinh trung học Lớp học được trang bị tốt với cơ sở vật chất có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến thành tích học tập của học sinh trung học, đồng thời nếu học sinh cảm thấy thoải mái trong lớp, thì họ sẽ tập trung nhiều vào bài học đã dạy cho họ và đó là lý do tại sao họ sẽ nhận được nhiều thông tin hơn từ giáo viên và do đó họ sẽ đạt điểm cao

Các báo cáo và công trình nghiên cứu trên đã rà soát một số vấn đề lý luận chung liên quan đến môi trường học tập và giáo dục; đồng thời phân tích những khái niệm, khía cạnh cơ bản về môi trường học tập/ giáo dục an toàn, lành mạnh thân thiện, như: hòa nhập, an toàn, thân thiện… đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của gia đình và cộng đồng trong quá trình kiến tạo và duy trì môi trường học tập hòa nhập, thân thiện; cách tăng cường sự tham gia của cha mẹ và thành viên cộng đồng trong các hoạt động của nhà trường, và cách huy động sự tham gia của HS vào cộng đồng; Khẳng định mối liên hệ rõ rệt và ảnh hưởng tiêu cực của những yếu tố tâm lý trong nhà trường như: sự căng thẳng, mối quan hệ không tốt với thầy cô, bạn bè… tới đến sức khỏe của học sinh; Phân tích các loại hình bạo lực cơ bản trong nhà trường hiện nay và tác động của chúng đến môi trường chung của nhà trường cũng như kết quả học tập, tâm lý và sức khỏe của trẻ em

Trang 18

1.1.2 Các nghiên cứu về quản lý xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện theo tiếp cận tham gia trong các trường mầm non

Các nghiên cứu ở các nước phát triển cho thấy, mô hình cùng tham gia dựa trên cơ sở của sự liên kết, hợp tác về quyền lợi và trách nhiệm đã và đang được triển khai trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống Trong giáo dục, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những lợi thế của việc vận dụng quản lý theo quan điểm “cùng tham gia” ở góc độ liên kết, cộng tác hoặc hợp tác, có thể kể đến: Trong bản kết luận năm 2009 (khuôn khổ chiến lược hợp tác châu Âu trong giáo dục và Đào tạo “Giáo dục và Đào tạo năm 2020"), Hội đồng Hợp tác châu Âu trong giáo dục đã đặt ra bốn mục tiêu chiến lược Một trong những mục tiêu chiến lược đó là “thúc đẩy công bằng, gắn kết xã hội và công dân tích cực”, theo đó giáo dục - đào tạo sẽ khuyến khích và cho phép mọi công dân tiếp thu, phát triển kỹ năng và năng lực cần thiết cho việc làm của họ và thúc đẩy hơn nữa việc học tập Bên cạnh đó, kết luận cũng khẳng định mục tiêu tiếp tục “Tăng cường xây dựng và vận hành một môi trường giáo dục an toàn, ở tất cả các cấp giáo dục và đào tạo” trong đó đẩy mạnh sự hợp tác, phối hợp, huy động sự tham gia của cacs bên, cũng như các cộng đồng học tập

UNESCO đã khẳng định quan điểm giáo dục cùng tham gia: “Các tổ chức phi chính phủ, các nhóm tôn giáo và các tổ chức hoạt động vì lợi nhuận có thể hỗ trợ các nỗ lực của chính phủ nhằm mở rộng, tăng cường và điều phối việc cung cấp các chương trình CSGDMN” Trong đó xây dựng môi trường giáo dục đảm bảo an toàn, hạnh phúc là thành phố quan trọng không thể thiếu được

A Mohamud Dahie cũng khẳng định quan điểm giáo dục cùng tham gia khuyến khích sự tham gia của cha mẹ và cộng đồng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, điều đó hỗ trợ và làm giảm gánh nặng cho chính phủ khi việc chăm sóc trở nên quá tải, quá trình xây dựng môi trường học tập cho trẻ cũng hiệu quả hơn Cha mẹ và người chăm sóc trẻ là nhân tố quan trọng nhất trong việc mang lại cho trẻ một khởi đầu tốt nhất có thể trong cuộc đời Xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa gia đình và trường: Sự hợp tác giữa gia đình và trường mầm non rất quan trọng trong việc phát triển toàn diện của trẻ

Để quản lý việc xây dựng môi trường thì mỗi nhà trường cần tạo ra các cơ hội cho phụ huynh tham gia vào quá trình giáo dục và cùng xây dựng môi trường ấy cả lĩnh vực vật chất và tinh thần Thông qua các buổi gặp gỡ, hội thảo và hoạt động tham quan Gia đình cũng cần hỗ trợ và tương tác tích cực với giáo viên để cùng nhau quan tâm, chăm sóc và định hướng phát triển cho trẻ Việc xây dựng các chương trình truyền thông và

Trang 19

phát triển, các sáng kiến thông tin cộng cộng khác có thể cải thiện hiểu biết về tầm quan trọng then chốt của môi trường và ảnh hưởng của môi trường để giúp trẻ phát huy được hết tiềm năng của mình Khi hiểu được điều này, thì quá trình xây dựng môi trường mới thực sự hiệu quả bởi ở đó có sự tham gia, hỗ trợ của nhiều thành viên trong nhà trường và gia đình

Như vậy các nghiên cứu đề chỉ ra sự cần thiết phải xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện có sự tham gia của các lực lượng trong xã hội, nhà trường và gia đình Quá trình đó có thể thông qua nhiều con đường như đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền, tạo ra sự hấp dẫn, lôi cuốn trẻ qua các hoạt động

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Môi trường giáo dục, môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện

1.2.1.1 Môi trường giáo dục

MTGD là tổng hòa các yếu tố vật chấ t và tinh thầ n (gồm cả tự nhiên và xã hội), được giới hạn trong không gian và thời gian nhất định mà ở đó có quá trình giáo du ̣c con người được diễn ra nhằm hình thành và phát triển nhân cách theo chuẩn mực xã hội

Ở cấp độ vĩ mô, MTGD là một hệ thống lớn, bao gồm các MTGD thành phần, có quan hệ biện chứng vớ i nhau, gồm MTGD xã hội, MTGD cộng đồng, MTGD gia đình và MTGD nhà trường; trong đó hàm chứa môi trường vật chất và môi trường tinh thần; môi

trường xã hội và môi trường tự nhiên ) (Revees et al., 2010)

Ở cấp vi mô: MTGD lại được xem xét như các “tiểu hệ thống” bao gồm các yếu tố

thuộc về điều kiện bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp đến giáo du ̣c và phát triển mỗi cá nhân

Cách hiểu về MTGD theo Nghị định 80/2017 NĐ-CP về MTGD an toàn, lành

mạnh, thân thiện phòng chống BLHĐ được sử du ̣ng trong tài liệu này: Môi trường giáo dục là tất cả các điều kiện về vật chất và tinh thần có ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục, học tập, rèn luyện và phát triển của người học

Các điều kiện vật chất có ảnh hưởng đến hoạt động giáo du ̣c, học tập, rèn luyện và phát triển của ngườ i học của cơ sở giáo dục chính là môi trường vật chất dùng chung, các thiết bị, đồ dùng, tài liệu…dù ng riêng trong các phòng, lớp và việc sử du ̣ng chúng

Các điều kiện tinh thần có ảnh hưởng đến hoạt động giáo du ̣c, học tập, rèn luyện và phát triển của trẻ ở cơ sở giáo dục gồm: Cơ cấu tổ chức nhà trường, chính sách và các mối quan hệ; Chương trình học, hoạt động giáo dục và phương pháp sư phạm; Hợp

Trang 20

tác vớ i phu ̣ huynh học sinh, công đồng và các bên liên quan

1.2.1.2 Môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện

Môi trường giáo dục an toàn

Để hiểu về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, rất cần làm rõ khái niệm an toàn, lành mạnh, thân thiện và các biểu hiện của nó trong môi trường giáo dục Theo từ điển Tiếng Việt và quan niệm của các nhà nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy:

An toàn gồm 2 từ ghép, đó là “An”- yên; “Toàn”- trọn vẹn Nên “An toàn” là sự yên ổn về tất cả các mặt, đồng nghĩa với không có nguy hại Cảm giác an toàn có được khi cá nhân cảm thấy bình an, cảm nhận được sự che chở, bảo vệ khỏi nguy hiểm về mặt

thể chất, tinh thần Trong Nghị định 80/2-17/NĐCP cho rằng Môi trường giáo dục an toàn là môi trường giáo dục mà người học được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần An toàn trong cơ sở giáo du ̣c được coi là mức độ mà người học được bảo vệ về

thể chấ t, tinh thầ n, không bị sợ hãi hay bất kỳ 1 tổn hại nào (CDC, 2014)

MTGD an toàn đảm bảo cho tất cả trẻ em được bảo vệ (tránh khỏi bạo lực thể chấ t, lạm dụng tình du ̣c, lạm du ̣ng tình cảm và bỏ mă ̣c), từ đó trẻ tự tin và tự do bộc lộ bản thân để phát triển Trong MTGD an toàn thì mỗi trẻ em đều cảm thấy được bảo vệ, che chở , nơi đó Cha, mẹ và cộng đồng cảm thấy được chào đón, khuyến khích trách

nhiệm và cam kết (CDC, 2014; UN women, 2016), “mỗi học sinh cần và xứng đáng cảm

thấ y được tôn trọng và không bị tổn hại về thể xác, hăm dọa, quấy rối và bắ t nạt”

(William H Parrett và Kathleen M Budge, 2012)

An toàn cho trường học còn được hiểu là trường học an ổn, không gă ̣p nguy hiểm nhờ chủ động các biện pháp loại trừ và ứng phó hiệu quả trước các tác động tiêu cực của yếu tố khách quan bên ngoài đến người học, người dạy và hoạt động giáo du ̣c như xung đột xã hội, chiến tranh, thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh … Ví du ̣: Trường học an toàn trước thiên tai và biến đổi khí hậu là môi trường giáo du ̣c có đủ điều kiện để đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên, các cán bộ nhân viên trong trường (những người đang làm việc trong trường) và cơ sở vật chất phu ̣c vu ̣ dạy và học trong mọi điều kiện của thiên tai và tác động của biến đổi khí hậu (“Hướng dẫn xây dựng trường học an toàn”

Live & Learn, Plan tại Việt Nam, GRC, VNRC)

Môi trường giáo dục lành mạnh

“Lành mạnh” được hiểu là tốt, không có những biểu hiện xấu, có ích cho thân thể hay tâm hồn (Từ điển Tiếng Việt) Một số nghiên cứu đã coi “lành mạnh” trong nhà

Trang 21

trường liên quan đến văn hóa học đường tích cực MTGD lành mạnh phải đảm bảo là MT văn hóa, trong đó trẻ cảm nhận được rằng vốn sống, kinh nghiệm của mỗi thành viên,

văn hóa gia đình, dòng họ, cộng đồng…trong môi trường sống của trẻ được thể hiện một cách tích cực trong Chương trình và các hoạt động giáo du ̣c, điều kiện, phương tiện giáo dục…, qua đó trẻ có cảm giác gần gũi, cảm thấy tự hào, tích cực tự bộc lộ, tự khẳng định

mình trong học tập và không ngừng phát triển (VUSTA; CDC, 2014; CRS, 2010) Trong Nghị định 80/2-17/NĐCP cũng cho rằng Môi trường giáo dục lành mạnh là môi trường giáo dục không có tệ nạn xã hội, không bạo lực; người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa

MTGD “An toàn” và “Lành mạnh” có quan hệ chă ̣t chẽ với nhau, bởi “an toàn” là điều kiện tiên quyết của “lành mạnh” và ngược lại, MTGD lành mạnh mới đảm bảo tối đa sự an toàn về tinh thần, tâm lý cho người học Chính vì vậy, người ta thường quan niệm, MTGD an toàn, lành mạnh là MTGD đảm bảo an toàn về thể chất và tâm lý cho trẻ, đồng thờ i tạo cơ hội, khuyến khích và hỗ trợ để chúng phát triển hết tiềm năng của bản thân

Môi trường giáo dục thân thiện

Môi trườ ng giáo dục thân thiện là môi trường giáo dục mà người học được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái; được phát huy dân chủ và tạo điều kiện để phát triển phẩm chất và năng lực

Để làm việc, trong luận văn này chúng tôi cho rằng: Môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện đối với người học là môi trường giáo dục mà người học cảm thấy bình an, được bảo vệ phòng, ngừa các nguy hại về thể chất và tinh thần, cảm thấy gần gũi, thân thiết; được yêu thương, tôn trọng; được khuyến khích bộc lộ bản thân và được tạo cơ hội phát triển phù hợp, không phân biệt đối xử

Môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện: là tất cả các điều kiện về

vật chất và tinh thần trong môi trường ở trường, lớp đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần, khuyến khích và tạo cơ hội cho người học tham gia tích cực vào các hoạt động giáo dục, học tập, rèn luyện và hỗ trợ người học phát triển theo nhu cầu, hứng thú và khả năng

của bản thân

Như vậy MTGD nhà trường an toàn, lành mạnh, thân thiện được hiểu là môi trường văn hóa học đường tối ưu, nơi đó các thành viên được bảo vệ và nâng đỡ, luôn cảm thấy gần gũi, gắn bó với nhau, được đối xử tôn trọng và bình đẳng, người học có cơ

hội được tham gia, giáo dục và phát triển toàn diện

Trang 22

Khái niệm “xây dựng” là khái niệm có phạm trù rất rộng và có ý nghĩa trừu tượng, được hiểu theo 5 khía cạnh khác nhau như sau:

- “Làm nên một công trình kiến trúc theo một kế hoạch nhất định: xây dựng một cung văn hóa, xây dựng nhà cửa, công nhân xây dựng…”

- “Làm cho hình thành một tổ chức hay một chính thể xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa, theo một phương hướng nhất định: xây dựng gia đình, xây dựng chính quyền, xây dựng đất nước, xây dựng con người mới”

- “Tạo ra, sáng tạo ra cái có giá trị tinh thần, có ý nghĩa trừu tượng: xây dựng cốt truyện, xây dựng uy tính, xây dựng một giả thuyết mới, xây dựng ước mơ….”

- “Xây dựng gia đình, chưa xây dựng gia đình” - “Hay, thái độ, ý kiến có thiện ý, nhằm mục đích cho tốt hơn: góp ý phê bình trên tinh thần xây dựng, thái độ xây dựng”

Như vậy việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện trong trường mầm non trong luận văn này được hiểu là tạo ra hay tạo nên/ đảm bảo một môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện phục vụ hiệu quả cho việc giáo dục toàn diện học sinh mầm non

1.2.3 Quản lý việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện 1.2.3.1 Quản lý

Quản lý là nhân tố cơ bản quyết định sự tồn tại, phát triển, hay trì trệ hoặc diệt vong của mọi tổ chức Một tổ chức chỉ có thể tồn tại và phát triển khi nó được tiến hành các hoạt động của mình phù hợp với các yêu cầu của các quy luật có liên quan Quan

niệm về quản lý khác nhau khi chúng được tiếp cận khác nhau, có thể nêu:

- Fredevinh Wiliam Duylor (1886-1915) của Mỹ; Henri Fayol (1841- 1925) của Pháp; Max Weber (1864-1920) của Đức đều đã khẳng định: Quản lý là một khoa học và

đồng thời là một nghệ thuật thúc đẩy sự phát triển của xã hội

- F Tay lo quan niệm: Quản lý là biết được một cách chính xác điều mình muốn

người khác làm và sau đó biết họ làm (hoàn thành) có tốt không, có rẻ không

- Kozlova O.V và Kuznetsov I.N cho rằng: Quản lý là sự tác động có mục đích đến những tập thể con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình sản xuất

- Nguyễn Văn Lê quan niệm: Quản lý là một hệ thống xã hội mang tính khoa học và nghệ thuật, tác động vào từng thành tố của hệ thống bằng phương pháp thích hợp

Trang 23

nhằm đạt mục tiêu đã đề ra

- Đặng Vũ Hoạt và Giáo sư Hà Thế Ngữ sử dụng quan niệm: Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định

Trần Kiểm: Quản lý nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội

Tóm lại: Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và hoạt động của con người nhằm đạt tới

mục đích, đúng với ý chí nhà quản lý, phù hợp với quy luật khách quan

Các nhà khoa học thống nhất về 4 chức năng cơ bản của quản lý, là:

- Lập kế hoạch (hay kế hoạch hóa): là chức năng khởi đầu và quan trọng của nhà quản lý bởi nó gắn liền với việc hoạch định hoạt động của hệ bị quản lý theo mục tiêu xác định Dựa trên kết quả thực hiện chức năng này (quy hoạch; kế hoạch hoạt động; chương trình hành động…) mà các nhà quản lý có căn cứ quan trọng để thực hiện tốt các chức năng: tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hợp lý giúp hệ thống được quản lý phát triển theo mục tiêu đặt ra

- Tổ chức: là việc huy động, sắp xếp, bố trí các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) của hệ thống bị quản lý một cách hiệu quả nhất theo các phương án khác nhau nhằm phục vụ các hoạt động trong kế hoạch đề ra

- Chỉ đạo (lãnh đạo): là quá trình chủ thể dùng các phương pháp quản lý tác động

lên đối tượng bị quản lý một cách có chủ đích, đặc biệt là người lao động để họ tự nguyện

và nhiệt tình phấn đấu, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đạt được mục tiêu đề ra

- Kiểm tra, đánh giá: là quá trình giám sát, kiểm tra hoạt động, kết quả hoạt động và các mối quan hệ của các thành viên, bộ phận, tổ chức trong hệ thống, phát hiện độ lệch chuẩn, xác định nguyên nhân và ra quyết định điều chỉnh kịp thời, thúc đẩy hệ thống sớm đạt tới mục tiêu dự dịnh

Các chức năng quản lý nêu trên có mối quan hệ hữu cơ với nhau, việc thực hiện tốt chức năng này sẽ có ảnh hưởng tích cực đến thành công của các chức năng khác Vì thế, nhà quản lý cần nắm vững lý luận và rèn luyện các chức năng quản lý nêu trên trong thực tiễn hoạt động quản lý hệ thống được giao quyền

Trang 24

1.2.3.2 Xây dựng môi trường giáo dục đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ em lứa tuổi mầm non

Xây dựng là làm cho hình thành một tổ chức hay một chỉnh thể về xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa theo một phương hướng nhất định; tạo ra, sáng tạo ra cái có giá trị tinh thần, có ý nghĩa trừu tượng1

Xây dựng MTGD được hiểu là hình thành các yếu tố vật chất và tinh thần của MTGD được bắt đầu từ việc lên kế hoạch, thiết kế, chuẩn bị các điều kiện và tổ chức quá trình đó; tạo ra một môi trường giáo dục chứa đựng yếu tố vật chất và tinh thần an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ em lứa tuổi mầm non ở mọi độ tuổi và vùng miền khác nhau

Xây dựng MTGD đảm bảo AT, LM, TT trong cơ sở GDMN là quá trình hình thành đầy đủ các yếu tố về vật chất và tinh thần của MTGD ở trong và ngoài nhóm, lớp, cơ sở GDMN nhằm tạo ra sự an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ mầm non góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non

Quá trình xây dựng MTGD đảm bảo AT, LM, TT trong các cơ sở GDMN cần được định hướng theo cách tiếp cận, lấy trẻ làm trung tâm, tôn trọng quyền trẻ em (trẻ bảo vệ an toàn, có cảm giác thoải mái, được lớn lên một cách vui tươi, lành mạnh và chủ động, tích cực tham gia vào tất cả cả các hoạt động; đảm bảo mỗi trẻ đều có cơ hội phát triển tối ưu những tiềm năng sẵn có để hình thành những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với các điều kiện cụ thể (về lứa tuổi, về bối cảnh địa phương…)

Môi trường giáo dục đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân thiện được xác định bao gồm cả môi trường về vật chất và môi trường tinh thần (tâm lý, xã hội) Môi trường đó cần được tích cực xây dựng hằng ngày thông qua tất cả các công việc cụ thể của mỗi thành viên trong môi trường GV, CBQL, NV (Unicef)

1.2.3.3 Quản lý việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện theo tiếp cận tham gia

Từ khái niệm về Quản lý và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh,

thân thiện, có thể hiểu:

Quản lý việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn lành mạnh, thân thiện trong trường mầm non chính là thực hiện hệ thống các tác động có mục đích, kế hoạch từ người quản lý nhà trường đến các thành tố, bộ phận, các hoạt động và các mối quan hệ bên

1 Hoàng Phê (chủ biên) (1992), Từ điển Tiếng Việt tr 1122

Trang 25

trong, bên ngoài nhà trường thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý nhằm tạo nên một môi trường giáo dục phục vụ hiệu quả cho việc giáo dục toàn diện người học

trong trường

Chính vì vậy xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện cho học sinh không chỉ là trách nhiệm của người quản lý mà là của mọi thành viên bên trong và các đối tượng có liên quan bên ngoài nhà trường, từ đó giúp nhà trường thực hiện

thành công mục tiêu giáo dục mầm non

Nội dung quản lý việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện có thể xác định khác nhau, như sau:

(1) Tiếp cận hệ thống coi quản lý là hệ thống gồm có đầu vào, quá trình và đầu ra Vì thế, các nội dung quản lý việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện chính là quản lý các điều kiện nguồn lực phục vụ việc xây dựng (con người; tài chính, thời gian; chương trình/ kế hoạch xây dựng); quản lý quá trình xây dựng và quản lý kết quả xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện

(2) Tiếp cận theo thành tố của môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện thì nội dung quản lý chính là: quản lý việc xây dựng môi trường vật chất và xây dựng môi trường tinh thần đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân thiện

(3) Tiếp cận theo các bước của quá trình xây dựng MTGD, khi đó nội dung quản lý việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện sẽ là: Quản lý chuẩn bị xây dựng (khảo sát tình hình; dự kiến sự thay đổi; dự báo mục đích, sản phẩm và nguồn lực cần thiết); Quản lý các hoạt động xây dựng; Quản lý kết quả xây dựng môi trường vật chất và môi trường tinh thần đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân thiện

(4) Tiếp cận theo chức năng quản lý thì nội dung quản lý việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện chính là lập kế hoạch xây dựng; tổ chức thực hiện kế hoạch ; chỉ đạo thực hiện kế hoạch; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện

Trong luận văn này chúng tôi sử dụng kết hợp cách tiếp cận thứ (2) và (4) nêu trên

1.2.4 Giải pháp quản lý xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện

Giải pháp có nghĩa là “cách thức giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó” Giải pháp quản lý chính là cách thức giải quyết các vấn đề của chủ thể quản lý

Trang 26

trong quá trình quản lý để thực hiện thành công các mục tiêu quản lý đặt ra

Vì thế, chúng tôi cho rằng: Giải pháp quản lý việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện là cách thức mà người quản lý giải quyết các vấn đề cụ thể trong quá trình tác động vào các cá nhân, tổ chức, các hoạt động và mối quan hệ qua lại để xây dựng thành công môi trường vật chất và tinh thần đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân thiện đối với người học, qua đó phục vụ tốt cho việc giáo dục và phát triển toàn diện của trẻ em trong nhà trường

1.3 Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện trong các trường mầm non

1.3.1 Đặc điểm sinh lý, tâm lý của học sinh mầm non

Đặc trưng sinh lý:

Trẻ mầm non các chức năng cơ bản của cơ thể, đặc biệt là chức năng vận động phối hợp động tác, cơ ngực phát triển rất nhanh Hành tủy và tiểu não có vị trí giống như của người lớn về mặt chức năng Trẻ mầm non hệ thần kinh tương đối phát triển; hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên phát triển mạnh mẽ

Hệ thần kinh: Đây là thời kì phát triển nhanh và rõ nhất trong cuộc đời Song ở lứa

tuổi này, khả năng hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh chưa cân bằng, nên nếu để trẻ làm việc gì đơn thuần và kéo dài sẽ dễ bị mệt mỏi Nếu ban ngày chơi nghịch quá nhiều hay gặp phải kích thích mạnh, ban đêm dễ sinh mộng mị, la hoảng, khả năng tự kiềm chế, điều tiết còn kém, khi trẻ hưng phấn làm một việc gì đó thì rất tập trung, quên ăn quên ngủ Vì vậy, người lớn không nên để kéo dài thời gian hưng phấn, nhằm tránh gây mệt mỏi cho trẻ

Hệ vận động: Gồm hệ xương và hệ cơ

Hệ xương: Bộ xương của trẻ còn mềm, dẻo nhiều nước và chất hữu cơ Trong bộ

xương còn có một phần sụn, các khớp xương, bao khớp, dây chằng, gân còn lỏng lẻo Sự liên kết giữa các xương chưa thật vững chắc do vậy dễ bị cong vẹo, khớp Ở trẻ mầm non xương cột sống có 2 đoạn uốn cong vĩnh viễn ở cổ và ở ngực, lồng ngực đã hẹp hơn, đường kính ngang lớn hơn đường kính trước sau, xương sườn chếch theo hướng dốc nghiêng

Hệ cơ: Hệ cơ của trẻ phát triển yếu Khi trẻ mới sinh trọng lượng cơ chiếm 23%

trọng lượng cơ thể Sau đó hệ cơ phát triển dần Đến 6 tuổi cơ chiếm 27% thể trọng Các sợi cơ còn mảnh, lực cơ còn yếu nên trẻ làm việc chóng mệt mỏi Trong cơ của trẻ nước

Trang 27

chiếm nhiều, ít đạm và mỡ Về khả năng phối hợp các hoạt động: trẻ có sự phối hợp vận động của nhiều nhóm cơ như ở người lớn

Hệ tuần hoàn: Trọng lượng của tim tăng gấp 5 – 6 lần khi mới sinh Tần số co bóp

của tim là 80 - 110 lần/phút Dung lượng máu được đẩy ra còn nhỏ

Hệ hô hấp: Đường họng, hầu, mũi còn nhỏ, hẹp, thanh quản của trẻ: Khe âm

thanh ngắn, thanh đới ngắn, nên trẻ có giọng nói cao hơn so với người lớn Lên 6 tuổi thể tích hô hấp của phổi là khoảng 215 – 220 ml Mỗi phút trẻ hít thở khoảng 20 – 22 lần

Hệ tiêu hóa: Bộ máy tiêu hóa còn yếu, dễ bị bệnh khó tiêu hóa nếu ăn quá nhiều,

dễ bị tiêu chảy khi ăn đồ lạ, thức ăn lâu ngày Thức ăn nóng quá hay lạnh quá cũng có thể khiến trẻ sinh bệnh

Đặc trưng tâm lý của trẻ mầm non:

Sự phát triển ngôn ngữ: Trẻ có khả năng phát âm tương đối chuẩn tiếng mẹ đẻ kể

cả những âm khó Biết sử dụng ngữ điệu phù hợp với nội dung giao tiếp hay nội dung câu chuyện trẻ kể cho người khác nghe Vốn từ của trẻ tăng lên nhanh chóng và phong phú Ngôn ngữ mạch lạc phát triển mạnh: Ở lứa tuổi này trẻ có nhu cầu giải thích cho bạn hiểu về chủ đề chơi, nội dung chơi, phân vai chơi, chọn đồ chơi Đặc biệt, trong các trò chơi có luật Bên cạnh đó trẻ có nhu cầu giải thích những điều cho người lớn hiểu Để có được ngôn ngữ mạch lạc đòi hỏi trẻ phải đạt đến một tư duy nhất định: Tư duy trực quan – sơ đồ

Ý thức về cái tôi phát triển mạnh: Trẻ hiểu được mình là như thế nào, có phẩm

chất gì, những người xung quanh đối xử với mình ra sao, vì sao lại làm việc này, mình làm việc này tốt hay chưa tốt, đúng hay sai Chính bởi ý thức bản ngã phát triển nên trẻ có thể điều chỉnh hoạt động của bản thân Trẻ hay đưa ra các lời nhận xét về bản thân mình và người khác Trẻ cũng thể hiện cái tôi của mình bằng việc thích tự mình quyết định Trẻ bắt đầu thích nghe chuyện có một chút kịch tính, phức tạp hơn Tính tưởng tượng phong phú, có tính hiện thực khiến chúng luôn nhân cách hóa sự vật xung quanh

Xuất hiện kiểu tư duy trực quan hình tượng mới – tư duy trực quan sơ đồ và những yếu tố của kiểu tư duy logic Ở lứa tuổi này trẻ có thể hiểu một cách dễ dàng và nhanh chóng về cách biểu diễn sơ đồ và sử dụng có kết quả những sơ đồ để tìm hiểu sự vật Trẻ thích khám phá, tìm hiểu và không ngừng đùa nghịch

Trang 28

1.3.2 Tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện trong các trường mầm non

Xây dựng MTGD an toàn, lành mạnh, thân thiê ̣n đã được quy đi ̣nh trong văn bản pháp quy (Nghị định 80/2017/NĐCP) đồng thờ i cũng là đảm bảo các quyền của trẻ em (Công ướ c về Quyền trẻ em, Luật trẻ em, Luật Giáo du ̣c) Công tác xây dựng MTGD an toàn, lành mạnh, thân thiện được triển khai theo quy định pháp luật đồng thời cũng thể hiện trách nhiê ̣m của những người làm giáo du ̣c đối với trẻ

Công tác xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ sở giáo dục Có thể nói rằng lí do tồn tại của xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện là vì mong muốn hoạt động của nhà trường có hiệu quả trong hoạt động giáo dục Chỉ khi nào cơ sở giáo dục mong muốn nâng cao hiệu quả hoạt động thì ho ̣ mới quan tâm đến hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện Xây dựng MTGD đáp ứng các tiêu chí an toàn, lành mạnh, thân thiện bao gồm nhiều thành tố, hạng mục công viê ̣c và có thể phải kéo dài theo các giai đoạn, do đó việc xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện sẽ giúp cho lộ trình thực hiện được rõ ràng, các thành viên tham gia nắ m được kế hoạch và chủ động hơn khi thực hiê ̣n

Xây dựng MTGD đảm bảo AT, LM, TT đa dạng, phong phú trong cơ sở GDMN có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy chất lượng chăm sóc, giáo dục ở các cơ sở GDMN:

- Giúp đảm bảo thực hiện quyền của trẻ em; giảm thiểu các rào cản, thu hẹp khoảng cách trong tiếp cận với GDMN có chất lượng, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng trong chăm sóc, giáo dục trẻ MN ở tất cả các cơ sở GDMN trong các bối cảnh khác nhau

- Giúp bảo vệ an toàn về tính mạng, sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ, tôn trọng mọi cá nhân trẻ (khác nhau về giới tính, văn hóa, ngôn ngữ, dân tộc…); Thúc đẩy sự phát triển sức khỏe thể chất, tâm lý, nhận thức của trẻ mầm non

- Phát triển ở trẻ những cảm xúc và hành vi tích cực, hình thành nền tảng nhân cách người công dân toàn cầu trong bối cảnh mới Ví dụ: Khi được đáp ứng nhu cầu hoạt động, được giáo viên ôm ấp, vỗ về trẻ cảm nhận được sự ấm áp sẽ có được cảm giác an toàn, yên tâm và hứng thú học tập, vui chơi hơn

Trang 29

- Tăng cơ hội để trẻ được tiếp cận với các điều kiện giáo dục phù hợp (mỗi nhóm, lớp, vùng miền khác nhau trẻ đều có các cơ hội tiếp cận MTGD AT, LM, TT khác nhau) Từ đó, giúp trẻ lĩnh hội các kiến thức, nhận biết đặc trưng, giá trị văn hóa, xã hội khác nhau, hình thành các kĩ năng sống phù hợp với bối cảnh xã hội ngày càng hiện đại, văn minh

- Kích thích tính tích cực chủ động của trẻ trong việc thực hiện các hoạt động ở cơ sở GDMN: tích cực giải quyết nhiệm vụ nhận thức được đặt ra trong chương trình giáo dục mầm non, tích cực hoạt động vui chơi, tìm cách giải quyết các tình huống có vấn đề một cách chủ động, sáng tạo

- Giúp thỏa mãn nhu cầu hoạt động, vui chơi và phát triển toàn diện về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mĩ, tình cảm xã hội, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục mầm non

- Hình thành và nâng cao mối quan hệ tích cực giữa trẻ với trẻ, trẻ với giáo viên và với mọi sự vật hiện tượng xung quanh (đồ dùng, đồ chơi, thiên nhiên xung quanh…) Giúp trẻ nhận ra và tôn trọng các giá trị của bản thân, của người khác và thể hiện kiến thức, kĩ năng để phát triển các giá trị phù hợp

- Hỗ trợ và tác động tích cực tới nhận thức, hành vi, thái độ của CBQL, GV, NV trong các cơ sở GDMN trong việc nhận thức tốt hơn về các quyền của trẻ; có ý thức trách nhiệm hơn trong việc giữ gìn về an toàn về tính mạng, sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ mầm non và cho bản thân

- Giúp CBQL, GV, NV tin tưởng, tích cực, chủ động hình thành và phát triển các văn hóa ứng xử phù hợp trong cơ sở GDMN, xây dựng các tấm gương mẫu mực, tác động đến tâm lí, hành vi của mọi thành viên trong cơ sở giáo dục, từ đó phát triển các mối quan hệ tích cực, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ theo đó được nâng cao

- Giúp cha mẹ trẻ và cộng đồng xã hội yên tâm, tin tưởng vào chất lượng của các cơ sở GDMN mà con, em theo học Từ đó hình thành các thái độ, hành vi tích cực đối với công tác phát triển GDMN, tích cực trong phối hợp chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình cũng như ở cơ sở GDMN, góp phần thúc đẩy chất lượng GDMN phát triển đi lên

Trang 30

1.3.3 Đặc điểm, cấu trúc và biểu hiện của môi trường giáo dục đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ em trong cơ sở GDMN

1.3.3.1 Đặc điểm

- Môi trường giáo dục AT, LM, TT được xây dựng cho trẻ và vì trẻ, gắn với bối cảnh cụ thể, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ, đáp ứng việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non trong bối cảnh hiện nay

- Các yếu tố AT, LM, TT của MTGD đều được xác định mức độ quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, không có sự phân biệt về mức độ

- Môi trường phải được xây dựng và vun đắp hằng ngày, bởi tất cả các thành phần tham gia môi trường gồm CBQL, GV, NV, cộng đồng xã hội và trẻ MN nhằm tạo dựng ngôi nhà chung không có tệ nạn, không bạo lực, trẻ được bảo vệ cả về thể chất và tinh thần, được tôn trọng, được đối xử công bằng, bình đẳng; được tạo điều kiện để phát triển các phẩm chất và năng lực Ở đó, các thành viên tham gia đều có hành vi ứng xử văn hóa, văn minh, có các tác động qua lại thúc đẩy nhau cùng phát triển bền vững Ví dụ: Trong MTGD đảm bảo AT, LM, TT giáo viên yêu thương trẻ, trẻ thích đi học, yêu trường, yêu lớp yêu cô, tình cảm đó khuyến khích giáo viên tích cực hoạt động nghề nghiệp, yên tâm công tác, cha mẹ yên tâm gửi con…

- Môi trường chú trọng phát triển mọi cá nhân trẻ và phù hợp với từng vùng, miền địa phương với sự đa dạng về văn hóa, dân tộc, ngôn ngữ Trong đó, các nhóm trẻ có nhu cầu đặc biệt (trẻ vùng khó, trẻ dân tộc thiểu số, trẻ khuyết tật, trẻ có năng khiếu…) đều được tiếp cận bình đẳng và tôn trọng sự khác biệt nhau về ngôn ngữ, về giao tiếp, ứng xử, khả năng nhận thức, kĩ năng, thói quen sinh hoạt, văn hoá, chủng tộc, tôn giáo, giới tính, tuổi tác, nhu cầu cá nhân và đều được tham gia các hoạt động tích cực trong môi trường này Ví dụ: Trẻ ở vùng cao hay trẻ khu vực thành phố lớn đều được tham gia hoạt động học tập và vui chơi tùy theo các điều kiện về cơ sở vật chất mà cơ sở GDMN đó có thể đáp ứng với tâm thế thoải mái toàn diện

- Môi trường đề cao sự phối hợp giữa mọi lực lượng giáo dục, huy động các yếu tố cả về vật chất và tinh thần, khuyến khích phát triển các yếu tố vật chất có nguồn gốc tự nhiên, giảm chi phí, phát huy các giá trị văn hóa phù hợp và tạo ra nhiều cơ hội để trẻ được phát triển thông qua các trải nghiệm thực tiễn với thế giới vật chất (đồ dùng, đồ chơi) và trải nghiệm các quan hệ xã hội, tăng cường các cơ hội thảo luận và chia sẻ phát triển các kỹ năng phù hợp [8],[9]

Trang 31

1.3.3.2 Cấu trúc

Về mặt mục tiêu: MTGD đảm bảo AT, LM, TT được xây dựng để thực hiện

nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non, giúp phát triển chất lượng GDMN Do đó, cấu trúc của môi trường này gồm đầy đủ thành tố từ vật chất đến tinh thần đáp ứng các mục tiêu giáo dục phát triển trong chương trình GDMN đã đặt ra như đối với các lĩnh vực giáo dục phát triển như: có môi trường để trẻ thực hiện hoạt động, rèn luyện sức khỏe; làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán, khám phá về xã hội, bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ, rèn luyện phát triển ngôn ngữ, làm quen với tiếng Việt (với trẻ dân tộc thiểu số)…

Về mặt quá trình: Xây dựng MTGD đảm bảo AT, LM, TT là một quá trình phải

được thực hiện thường xuyên và liên tục hằng ngày với sự tham gia tích cực của các thành viên (CBQL,GV, NV…trong đó GV giữ vai trò nòng cốt) theo quy tắc phát huy nguồn lực hiện có và huy động, khuyến khích sự phát triển đa dạng về môi trường vật chất (đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị…) và môi trường tinh thần tích cực Quá trình này có sự khác nhau ở mỗi cơ sở GDMN tùy vào điều kiện cụ thể

Về mặt nội dung: Môi trường giáo dục đảm bảo AT, LM, TT trong cơ sở GDMN được xác định gồm MTGD an toàn và MGGD lành mạnh, thân thiện [2],[6]

(1) Môi trường giáo dục an toàn gồm môi trường vật chất an toàn, môi trường tinh thần an toàn và thực phẩm an toàn:

3- Các tiêu chuẩn về thiết bị, đồ dùng sử dụng trong trường học: Chủng loại, số lượng, kích thước, chất liệu, tính năng phải phù hợp; Y tế trường học phải đảm bảo

Môi trường vật chất an toàn trong cơ sở GDMN hiện nay được xác định theo Thông tư 13/2010/TT-BGDĐT gồm 68 tiêu chí trong 4 tiêu chuẩn là: Tổ chức nhà

trường; Cơ sở vật chất; GV/ người trông trẻ; Quan hệ giữa nhà trường và gia đình

- Các thành tố về môi trường tinh thần an toàn gồm:

Trang 32

1-Các quyền của trẻ được đảm bảo (được bảo vệ, được tự do bộc lộ bản thân và phát triển, không sợ hãi hay bất kỳ sự tổn hại nào);

2-Cơ cấu tổ chức, chính sách và các mối quan hệ trong trường phù hợp gồm: Tỷ lệ nhân viên và cỡ nhóm; Tính chuyên nghiệp của GV/nhân viên; Các quy định về An Toàn, vệ sinh phòng bệnh và phòng ngừa thương tích; Kế hoạch dự phòng; Các quy định về ứng xử trong trường, lớp;

3-Chương trình GDMN đảm bảo phù hợp về: Quan điểm, triết lý GD; mục tiêu, nội dung, PP, hình thức thực hiện; Các hoạt động GD đảm bảo sự thoải mái về tinh thần và tạo cơ hội cho trẻ phát triển, tăng cường kĩ năng sống

4-Sự hợp tác với cha mẹ, cộng đồng và các cơ quan liên quan, các hồ sơ cung cấp thông tin liên quan đến trẻ; chính sách gặp gỡ trao đổi phù hợp

- Các thành tố về thực phẩm an toàn gồm các quy định về tổ chức bếp ăn tại cơ

sở GDMN; Những quy định với các trường hợp cha mẹ mang thực phẩm tới cơ sở GDMN cho trẻ; Sự quản lý các trường hợp điều trị dinh dưỡng (suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì…)

(2) Môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện phản ánh tổng hợp các tính

chất an toàn, thân thiện, lành mạnh của môi trường, bao gồm cả các thành tố và yêu cầu của MTGD an toàn, phòng, chống bạo lực học đường và môi trườn giáo dục lành mạnh, thân thiện, bao gồm:

- Các thành tố của trường học lành mạnh là: 1-Môi trường sạch sẽ, vệ sinh đảm

bảo an toàn, không có các tệ nạn; 2- Môi trường đầy đủ các tiện nghi về điện, nước, khu vệ sinh riêng dễ tiếp cận phân theo giới tính/ nhóm đối tượng; 3-Môi trường văn hóa: tôn trọng sự khác biệt; các quy tắc ứng xử khuyến khích duy trì và phát triển các hành vi đạo đức; 4- Dịch vụ tư vấn sức khỏe và tâm lý

- Các thành tố của môi trường thân thiện là: 1-Môi trường tạo cảm giác ấm áp, yên

tâm, tin tưởng; 2- Phương pháp lấy trẻ là trung tâm - trẻ được quan tâm, chia sẻ và có sự tin tưởng, trẻ được đối xử công bằng, được tham gia, được hỗ trợ phát triển các năng lực cá nhân; Mối quan hệ thân thiện giữa các đối tượng trong MTGD; Các quy tắc ứng xử phù hợp; Sự tổ chức MT cho trẻ khuyết tật/ trẻ có nhu cầu đặc biệt

Môi trường GD AT, LM,TT trong cơ sở GDMN hiện nay không phân tách theo từng tính chất theo tính chất an toàn, lành mạnh, thân thiện mà tích hợp các nội dung an toàn, lành mạnh, thân thiện thành các yêu cầu đối với từng nội dung môi trường

Trang 33

giáo dục cụ thể như: 1/Yêu cầu đối với địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi trẻ em; 2/ Yêu cầu về tài liệu, học liệu và giảng dạy; 3/ Các hoạt động đảm bảo MTGD an toàn, lành mạnh, thân thiện tuy nhiên lại chưa có những hướng dẫn cụ thể về biểu hiện/tiêu chí đánh giá cho từng thành tố.được thể hiện [6]

1.3.4 Biểu hiện của môi trường giáo dục đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân thiện trong cơ sở GDMN

Dựa trên thành tố nêu trên các biểu hiện cụ thể của MTGD AT, LM,TT như sau:  Biểu hiện về của môi trường giáo dục vật chất an toàn

- Cơ sở GDMN được đặt ở vị trí an toàn, sạch sẽ, thoáng mát (không gần nơi ô nhiễm, nơi có nguy cơ cháy, nổ); có diện tích, kiến trúc đảm bảo theo quy định, phù hợp với mục đích sử dụng cho chăm sóc giáo dục trẻ; khuôn viên hành lang diện tích phù hợp, thoáng khí; có biển tên trường, có cổng, tường, rào với quy định đóng, mở rõ ràng; có hệ thống cây xanh, bóng mát được bố trí hài hòa, không có cây độc và được kiểm tra, cắt tỉa định kì, thường xuyên

- Nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp, trong tầm giám sát của GV, tách biệt với khu vực chuẩn bị đồ ăn; được và bố trị riêng giữa trẻ và GV, giữa trẻ trai và trẻ gái; Có đèn chiếu sáng và đủ nước sạch; có cửa kín đáo, có chốt bên trong, đóng mở dễ dàng; đủ thiết bị vệ sinh, đồ dùng, kích thước phù hợp với độ tuổi, với điều kiện thực tiễn; có thùng đựng rác có nắp đậy, có xà phòng diệt khuẩn; dễ sử dụng với trẻ khuyết tật hoặc trẻ có nhu cầu đặc biệt; luôn được đánh rửa khử trùng hàng ngày

- Các loại hóa chất tẩy rửa được dán nhãn và để xa tầm với trẻ - Bếp ăn và thực phẩm:

+ Bếp ăn được đặt ở vị trí phù hợp; được bố trí theo nguyên tắc bếp một chiều; đủ ánh sáng, thoáng và khô ráo; có thùng phân loại rác và có nắp đậy; có đủ các thiết bị, dụng cụ nhà bếp đảm bảo hoạt động nuôi dưỡng trong CSGD các thiết bị, dụng cụ nhà bếp an toàn cho người sử dụng (chất liệu, độ bền chắc…); cảm bảo nguyên tắc vệ sinh trong chế biến thực phẩm; trẻ em, người không có phận sự trong khu bếp không được tự ý vào khu vực bếp ăn; có nội quy khu bếp được gắn ở vị trí dễ thấy; có tủ lưu nghiệm thực phẩm; có thiết bị phòng cháy chữa cháy; đủ nước sạch để sử dụng; ụng cụ chứa nước đảm bảo an toàn vệ sinh, có nắp đậy và có khóa; hệ thống bếp (điện, củi, ga) đảm bảo an toàn, được tắt và khóa khi không cần thiết; các đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị trong và ngoài nhóm, lớp, cơ sở GDMN có số lượng, màu sắc, kích thước, chất

Trang 34

liệu, tính năng theo đúng tiêu chuẩn quy định được lau chùi sạch sẽ, kiểm tra, bảo quản định kì, không sắc nhọn,…

+ Thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo về số lượng, chất lượng; thực hiện tổ chức bếp ăn đúng theo quy định (bếp một chiều, lưu mẫu thực phẩm, chia đúng khẩu phần, ăn, uống vệ sinh…); thực phẩm do cha mẹ mang đến cho trẻ phải có những cam kết nhất định; có các thông tin tuyên truyền đến trẻ, phụ huynh về đảm bảo cân đối dinh dưỡng thực phẩm cho trẻ ở các độ tuổi (qua trao đổi, qua góc tuyên truyền…); có sự phối hợp cụ thể với phụ huynh trong những trường hợp trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì…

- Các khu vực sân chơi có vị trí và diện tích phù hợp; được thiết kế theo đúng độ tuổi cho trẻ ở thể loại, quy mô và cách bố trí của thiết bị; Có quy định/ nguyên tắc an toàn khi chơi tập ở sân bãi và mọi thành viên đều nắm được và thực hiện nghiêm túc quy định; đồ dùng, trang thiết bị được bố trí sắp xếp phù hợp, đảm bảo đủ về số lượng, đẹp mắt, chắc chắn, an toàn, hữu dụng; thường xuyên được kiểm tra độ an toàn và vấn đề vệ sinh kịp thời phát hiện và loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây mất an toàn (đồ chơi bong tróc được sơn sửa…); Có khu vực di chuyển/ hoạt động thích hợp cho trẻ khuyết tật; Các bề mặt có độ đàn hồi có độ mở rộng so với vùng rơi theo quy định; Tất cả các khu vực chơi đều ráo nước và phù hợp với chất liệu hấp thụ tác động để giảm nguy cơ thương tích Tất cả các thiết bị sân chơi phải được bao quanh bởi một bề mặt có độ đàn hồi; Khu vui chơi ngoài trời phải có độ cho bóng mát đầy đủ (cảnh quan thiên nhiên, cây cối và / hoặc tấm che) chiếm ít nhất 50% diện tích sân chơi để trẻ em có thể dành thời gian ngoài trời mà không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếpTất cả các khu vực hoạt động ngoài trời cần được duy trì trong điều kiện sạch sẽ và an toàn : không có các mảnh vụn, vỡ; vật dụng /công trình đổ nát, đồ dùng xây dựng, thủy tinh, đá sắc nhọn, cành cây, cây độc và các vật liệu gây hại khác; Không sử dụng thuốc trừ sâu trên hoặc gần các bề mặt mà trẻ em chơi, khu vực phòng sinh hoạt của trẻ

- Có phòng y tế hoặc có sự phối hợp, kiểm tra giám sát, bảm đảm y tế giữa cơ sở GDMN với các cơ quan y tế gần nhất (y tế xã, phường, bệnh viện…đối với những cơ sở không có phòng y tế) Phòng y tế ở khu vực yên tĩnh, dễ di chuyển đến và đi Diện tích phòng đảm bảo đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế; Đồ dùng, thiết bị trong phòng đủ theo quy định và phục vụ được cho việc sơ cứu ban đầu; Có các thủ tục rõ ràng để giảm thiểu lây nhiễm chéo thông qua các biện pháp vệ sinh và cập nhật hồ sơ

Trang 35

về tình trạng chủng ngừa (tiêm chủng) của trẻ; Có các quy tắc, chính sách và thủ tục về sức khoẻ và an toàn của trường học, bao gồm các thủ tục báo cáo và làm hồ sơ cho các tai nạn, các nguy cơ tiềm ẩn, bệnh tật của trẻ em hoặc các vấn đề về sức khoẻ, nghi ngờ lạm dụng và/hoặc bỏ bê trẻ em; Nhân viên phụ trách đươc đào tạo và thường xuyên có mặt, sẵn sàng hỗ trợ HS và GV, NV

- Các lớp học đảm bảo diện tích, ánh sáng theo quy định; có độ thoáng khí, ấm về mùa đông, mát về mùa hè; Tất cả các cửa sổ trên mặt đất ở khu vực được trẻ em dưới 5 tuổi sử dụng phải được xây dựng hoặc điều chỉnh để hạn chế việc mở lối ra hoặc được bảo vệ bằng cách khác nhưng không chặn ánh sáng ngoài trời; Có hình thức bảo vệ trường hợp trẻ rơi, ngã từ cao xuống; Tất cả cầu thang trẻ em sử dụng hàng ngày phải được trang bị thanh bám với chiều cao thích hợp và vật liệu không trượt; Nhiệt độ của tất cả vòi nước ấm có thể tiếp cận được cho trẻ em không được cao hơn 40 độ C; Khu vực trong lớp và bên ngoài phải được giữ tránh xa khỏi động vật, côn trùng, động vật gặm nhấm hoặc các loại sâu bệnh khác; Trong lớp học cần phải được bố trí sao cho không có những điểm gây cản trở cho giáo viên trong quá trình giám sát, di chuyển; Tủ, kệ, giá cần phải được bố trí ổn định chắc chắn để tránh nguy cơ bị lật đổ; Các thiết bị được treo, móc cần đảm bảo không làm làm va đập vào người, được cố định chắc chắn tránh rơi xuống phía dưới; Các đồ dùng, thiết bị, đồ chơi cần được sắp xếp phù hợp với tầm với của trẻ, đảm bảo để trẻ có thể lấy và cất dễ dàng; Các vật sắc, nhọn, phích nước nóng, ổ cắm điện để xa tầm với của trẻ

- Mặt sàn các nhóm lớp có độ chống trượt tốt trong mọi điều kiện sử dụng thông thường và dễ vệ sinh; Bàn ghế, đệm/chiếu/cũi, chăn, gối đủ số lượng cho trẻ trong lớp, kích thước phù hợp với trẻ, sạch sẽ, đảm bảo an toàn; Thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ hoạt động chăm sóc, giáo dục đủ về số lượng và chất lượng, đảm bảo an toàn cho người sử dụng; Trẻ em dưới 4 tuổi không chơi/sử dụng các đồ chơi hoặc đồ vật có đường kính nhỏ hơn 3cm , đồ vật có bộ phận có thể tháo rời và đường kính nhỏ hơn 3cm, đồ chơi có điểm sắc và cạnh, túi nhựa và vật liệu Styrofoam (chất liệu như hộp xốp đựng thực phẩm của VN); Có lịch vệ sinh phòng lớp hàng ngày Có lịch vệ

sinh, kiểm tra và kịp thời sửa chữa, thay mới các đồ dùng, đồ chơi, thiết bị

- Có phòng chức năng đủ theo quy định hoặc có phân chia linh hoạt khu vực theo chức năng đảm bảo phục vụ các hoạt động GD đáp ứng mục tiêu GD; Đồ dùng , thiết bị phù hợp với từng loại hình hoạt động, đủ số lượng và chất lượng đảm bảo cho

Trang 36

trẻ hoạt động hiệu quả; Bố trí hợp lí để mọi trẻ em trong CSGD đều dễ tiếp cận và tham gia; Có các quy định về thời gian, văn hóa ứng xử và quy tắc an toàn, vệ sinh được phổ biến cho GV, NV, HS

- Các phương tiện, thiết bị, công nghệ kĩ thuật số được câp nhật, được kết nối internet thường xuyên đảm bảo đáp ứng yêu cầu dạy và học; Có hệ thống kiểm soát để đảm bảo ninh, an toàn mạng: không có nội dung phản động, thiếu lành mạnh như kích động bạo lực, khiêu dâm, định kiến giới, định kiến tôn giáo; bảo mật thông tin; Nguồn điện được đảm bảo thường xuyên phục vụ các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục ở CSGD; Hệ thống thiết bị điện được lắp đặt đủ về số lượng, đúng vị trí cần lắp đặt và đúng công suất cần đáp ứng thiết bị điện trong tình trạng nguyên lành, Còn sử dụng được, được lắp đặt chắc chắn, ở vị trí an toàn; Hệ thống thiết bị điện được kiểm tra, bảo dưỡng, thay mới theo định kỳ có hệ thống đảm bảo bảo an toàn, phòng chống chập, cháy nổ do điện; Có hệ thống biển báo nguy hiểm ở những vị trí cần thiết; Có

bảng hướng dẫn quy trình xử lý khi xảy ra chập, cháy, nổ

- Có khu vực để xe cho riêng cho CB, GV, NV trong trường và phụ đưa đón trẻ

đảm bảo an toàn, tách biệt với khu vực sân chơi, phòng, lớp của trẻ; có người quản lý giám sát; có quy định về sử dụng phương tiện giao thông trong khu vực trường học được phổ biến đến tất cả thành viên trong trường, phụ huynh và khách đến làm việc

- Chương trình GDMN, các tài liệu, học liệu phục vụ thực hiện chương trình được cập nhật; quan điểm riết lý rõ ràng, phù hợp với định hướng phát triển quốc gia; Nội dung giáo dục của chú trọng tính thực tiễn, giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống, truyền thống, bản sắc văn hóa…; Cơ bản, thiết thực phục vụ hiệu quả các hoạt dộng trong xã hội, gần gũi với cuộc sống; Đủ tài liệu, học liệu cho tất cả trẻ trong các hoạt động giáo dục; Các phương pháp, hình thức thực hiện đa dạng, phù hợp, hiệu quả và đạt mục tiêu giáo dục;

- Đội ngũ CB, GV, NV được đảm bảo số lượng, tỉ lệ; có trình độ và kinh

nghiệm theo quy định, tham gia vào quá trình xây dựng môi trường; Đáp ứng các yêu cầu theo (chuẩn Hiệu trưởng, chủ nhóm, lớp, chuẩn nghề nghiệp GDMN…); thấm nhuần triết lý GD của CSGD, gương mẫu chỉ đạo tổ chức triển khai, tiến hành thực hiện và giám sát các HĐ CSGD theo triết lý GD; Không có các vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp; Sẵn sàng tiếp nhận và xứ lý thông tin liên quan đến mất an toàn, lành mạnh, thân thiện trong cơ sở GDMN

Trang 37

- Cộng đồng địa phương, cha mẹ trẻ tham gia vào quá trình xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện

Biểu hiện của môi trường tinh thần an toàn

- Cơ sở GDMN có các quy định cụ thể về an toàn, vệ sinh phòng bệnh và phòng ngừa thương tích, có các kế hoạch dự phòng khi có tình huống khẩn cấp xảy ra (ví dụ: dự phòng khi có trẻ mắc Covid 19 thì sẽ có biện pháp xử lý phù hợp); Có các quy định về ứng xử phù hợp giữa giáo các đối tượng trong nhà trường và thể được thể hiện trong các nội quy cụ thể, qua các hình ảnh tuyên truyền với phụ huynh và giáo viên

- Cơ sở GDMN có quy định, kế hoạch và triển khai thực hiện phối hợp giữa CSGD với GĐ và công đồng trong việc nâng cao đời sống tinh thần cho giáo viên và trẻ; có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho CBQL,GV, NV về các nội dung xây dựng MTGD cho trẻ, kĩ năng xử lý những tình huống khẩn cấp trong nhóm lớp, cơ sở GDMN (kĩ năng sơ cứu, kĩ năng phòng chống cháy, nổ…)

- Mọi trẻ đều được yêu thương, được đối xử công bằng, được bảo vệ khỏi mọi nguy cơ không an toàn, được tạo mọi cơ hội để tham gia các hoạt động giáo dục; luôn có được sự thoải mái về sức khỏe và tinh thần, được tạo cơ hội tham gia vào tất cả các hoạt động giáo dục, đảm bảo sự phát triển toàn diện, tăng cường các kĩ năng sống; không bị bạo hành, bạo lực, trẻ được tham gia, được hỗ trợ phát triển các năng lực cá nhân

- Giáo viên yêu trẻ, yêu nghề, biết kiểm soát cảm xúc, luôn cởi mở và vui vẻ với trẻ; tích cực tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn; hiểu trẻ, gần gũi, tạo được sự tin yêu của trẻ; luôn công bằng và tôn trọng sự khác của biệt của cá nhân trẻ, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính, điều kiện, hoàn cảnh…; luôn giữ thái độ đúng mực, hình ảnh nhà giáo, gương mẫu trong các quan hệ giao tiếp, ứng xử với cha mẹ trẻ, với đồng nghiệp và cộng đồng xã hội xung quanh

- Luôn có sự tương tác tích cực đa chiều giữa trẻ với trẻ, trẻ với giáo viên, giữa giáo viên – giáo viên – cán bộ, nhân viên của nhà trường, giữa giáo viên - phụ huynh - trẻ trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm điều chỉnh các kết quả được đạt đến chất lượng tốt hơn

Trang 38

1.4 Nguyên tắc, mục tiêu, nội dung xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện trong các trường mầm non

- Môi trường là nơi nuôi dưỡng, tạo cho trẻ cảm giác khỏe mạnh, an toàn, thoải mái về cả mặt vật chất lẫn tinh thần; giúp trẻ duy trì và phát triển sức khỏe thể chất lành mạnh, phòng ngừa tai nạn thương tích, có tinh thần hạnh phúc, được yêu thương, tôn trọng; được đối xử công bằng, bình đẳng và được tạo mọi điều kiện để học tập, vui chơi và phát triển các kĩ năng, đặc biệt là các kĩ năng xã hội phù hợp

- Môi trường được xây dựng trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ, đảm bảo sự đa dạng và phong phú, được bố trí, sắp xếp an toàn, hợp lý, tạo ra các cơ hội để trẻ được học tập, vui chơi, kích thích sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ

- Đảm bảo sự cùng tham gia của mọi lực giáo dục trong và ngoài nhóm, lớp như: gia đình, cộng đồng, địa phương và có sự tham gia của trẻ với việc phân quyền và trách nhiệm rõ ràng

- Môi trường phải được kiểm soát, đánh giá và điều chỉnh thường xuyên, liên tục nhằm để đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả trong chăm sóc, giáo dục trẻ

1.4.2 Mục tiêu, yêu cầu xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện trong trường mầm non

Mục đích chung là tạo nên một môi trường giáo dục đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân thiện đối với trẻ, hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển toàn diện của trẻ ở tất cả các lĩnh vực, cũng như các hoạt động để trẻ thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện để phát triển toàn diện làm tiền đề cho trẻ ở các cấp học sau

Mục đích cụ thể: Với đặc điểm lứa tuổi ngườ i học (từ 03 tháng – 6 tuổi) và hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng đi song hành với hoạt động giáo dục trẻ em yêu cầu MTGD nhằ m đáp ứng tốt cả 2 nhiệm vụ này Nguyên do: Trẻ càng nhỏ càng cần được hỗ trợ trực tiếp từ phía GV,

Trang 39

người chăm sóc nhiều hơn do đó số lượng GV/số trẻ theo độ tuổi, phương pháp chăm sóc, giáo dục của GV có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; Tất cả các đồ dùng, đồ chơi, học liệu mà trẻ tiếp xúc đều cần được thiết kế theo quy chuẩn để trẻ có thể sử dụng dễ dàng thuận tiện và an toàn Bên cạnh đó tính thẩm mĩ của không gian và các đồ vật cũng cần phù hợp với đặc điểm tâm lí của trẻ để trẻ yêu thích, vui vẻ, thoải mái trong MTGD; Ở một số cơ sở GDMN có thể vẫn diễn ra tình trạng lớp ghép nhiều độ tuổi tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo yêu cầu tổ chức hài hòa chế độ sinh hoạt, tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục cho trẻ nhằ m đảm bảo công bằ ng, hiệu quả trong tất cả trẻ ở cơ sở GDMN

Ở Việt Nam, những quy định và các biểu hiện về MTGD nhằ m đảm bảo an toàn cho trẻ được nêu ra khá đầy đủ và tường minh như Thông tư 13/2010/TT-BGDĐT, MT vật chất trong cơ sở GDMN cần đả m bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ nhỏ về vệ sinh, dinh dưỡng, phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe và vận động Bộ GD&ĐT đã chi tiết hóa thành 68 tiêu chí ở 4 tiêu chuẩn cho trườ ng/ lớp mầm non an toàn, đó là: Tổ chức nhà trường; Cơ sở vật chất; GV/ngườ i trông trẻ; Quan hệ giữa nhà trường và gia đình Quy định về MTGD lành mạnh, thân thiện được thể hiện trong một số văn bản, nhưng tập trung ở Nghị định 80/2017/NĐ-CP - phản ánh tổng hợp các thành tố và yêu cầu của MTGD an toàn lành mạnh, thân thiện, phòng, chống BLHĐ trong cơ sở GDMN với:

+ Yêu cầu đối với địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi trẻ em;

+ Yêu cầu về tài liệu, học liệu và giảng dạy; + Các hoạt động đả m bảo MTGD an toàn, lành mạnh, thân thiện

1.4.3 Nội dung xây dựng môi trường học tập an toàn, lành mạnh, thân thiện bao gồm:

1.4.3.1 Xây dựng môi trường vật chất an toàn, lành mạnh, thân thiện trong nhà trường

MT vật chất an toàn, lành mạnh, thân thiện là MT phải đảm bảo an toàn, an ninh, phòng, tránh tai nạn thương tích và phòng, ngừa, ứng phó hiệu quả với bạo lực học đường, tạo cảm giác được chào đón, vui thích, ấm áp khi đến trường, lớp và hứng thú tham gia hoạt động Bao gồm:

+ Tổ chức môi trường trong lớp và ngoài lớp: vị trí trường, các khối công trình chức năng, cấu trúc, diện tích, kích thước, vật liệu, cách bố trí sắp xếp…các khu vực trong và ngoài lớp

Trang 40

+ Các tiêu chuẩn về thiết bị, đồ dù ng sử dụng trong trường học: Chủng loại, số lượng, kích thước, chất liệu, tính năng

+ Y tế trườ ng học Việc xây dựng môi trường vật chất an toàn, lành mạnh, thân thiện bắt đầu từ việc xây dựng không gian trong và ngoài phòng học, nơi diễn ra quá trình dạy học, cụ thể như: bảng, bàn ghế, âm thanh, ánh sáng, cách sắp xếp không gian phòng học, …

Đặc biệt, địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng phải đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân thiện, cụ thể: trường lớp xanh, sạch đẹp (luôn đảm bảo vệ sinh trong lớp và xung quanh trường học, chăm sóc các bồn hoa cây cảnh Chú ý trang trí không gian lớp học: bố trí tạo góc thiên nhiên, góc học tập an toàn, thân thiện ngay tại lớp)

Đầy đủ các tiện nghi về điện, nước, khu vệ sinh riêng dễ tiếp cận phân theo giới tính/ nhóm đối tượng an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học: Các quy định về tổ chức bếp ăn tại cơ sở giáo dục; Quy định với những trường hợp phụ huynh mang thực phẩm tới cơ sở giáo dục cho trẻ; Quản lý các trường hợp điều trị dinh dưỡng

1.4.3.2 Xây dựng môi trường tinh thần an toàn, lành mạnh, thân thiện trong nhà trường

Môi trường tinh thần phải tạo cảm giác ấm áp, yên tâm, tin tưởng; tôn trọng sự khác biệt; Trẻ được bảo vệ, được tự tin và tự do bộc lộ bản thân và phát triển, không bị sợ hãi hay bất kỳ sự tổn hại nào Bao gồm:

+ Cơ cấu tổ chức, chính sách và các mối quan hệ trong trường: Tỷ lệ nhân viên và cỡ nhóm; Tính chuyên nghiệp của GV/nhân viên; Các quy định về an toàn, vệ sinh, phòng bệnh và phòng ngừa thương tật; Kế hoạch dự phòng; Các quy định về ứng xử trong trường, lớp

+ Chương trình và nội dung giáo dục, tài liệu giảng dạy; phương pháp giáo dục; các hoạt động giáo dục đảm bảo sự thoải mái về tinh thần; trẻ cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và có thể tin tưởng, được đối xử công bằng, trẻ được tham gia, trẻ được hỗ trợ phát triển các năng lực cá nhân và tạo cơ hội phát triển toàn diện

+ Mối quan hệ ứng xử văn hoá giữa các đối tượng trong cơ sở GDMN + Các quy tắc ứng xử văn hoá có tác dụng khuyến khích duy trì và phát triển các hành vi đạo đức

+ Dịch vụ tư vấn sức khỏe và tâm lý và tổ chức môi trường cho trẻ khuyết tật/ trẻ có nhu cầu đặc biệt

Ngày đăng: 04/09/2024, 14:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2]. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - vấn đề và giải pháp
Tác giả: Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hưng
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
[3]. Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên (2007), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên
Tác giả: Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2007
[4]. Đặng Quốc Bảo (2010), Những vấn đề cơ bản của hoạt động quản lý và sự vận dụng vào quản lý nhà trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản của hoạt động quản lý và sự vận dụng vào quản lý nhà trường
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 2010
[5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Kỷ yếu Hội thảo “Thực trạng đội ngũ CBQLGD và Định hướng phát triển các trường Sư phạm đến năm 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu Hội thảo “Thực trạng đội ngũ CBQLGD và Định hướng phát triển các trường Sư phạm đến năm 2020
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2006
[9]. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương khoa học quản lý
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2010
[13]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
[14]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2016
[15]. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý, một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
[1]. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2009), Thông báo kết luận của Bộ Chính trị số 242 - TB/TW ngày 15/4/2009 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) phương hướng phát triển GD&ĐT đến năm 2020 Khác
[6]. Bộ Nội vụ (2006), Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập Khác
[8]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Điều lệ trường mầm nom (ban hành kèm Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) Khác
[10]. Chính phủ (2021), Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Khác
[11]. Chính phủ (2021), Chiến lược phát triển giáo dục 2021-2030, Ban hành kèm theo quyết định số 2239/QĐ-TTg, ngày 30/12/2021 Khác
[12]. Chính phủ (2017), Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/07/2017 Quy định về Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Nhận thức của Ban giám hiệu và giáo viên mầm non về tầm quan trọng   của môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện ở các trường mầm non - quản lý hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an toàn lành mạnh thân thiện trong trường mầm non huyệntam đảo tỉnh vĩnh phúc theo tiếp cận tham gia
Bảng 2.1. Nhận thức của Ban giám hiệu và giáo viên mầm non về tầm quan trọng của môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện ở các trường mầm non (Trang 50)
Bảng 2.2. Mức độ đáp ứng yêu cầu về   cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng của nhà trường - quản lý hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an toàn lành mạnh thân thiện trong trường mầm non huyệntam đảo tỉnh vĩnh phúc theo tiếp cận tham gia
Bảng 2.2. Mức độ đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng của nhà trường (Trang 52)
Bảng dữ liệu trên cho thấy: Ban giám hiệu và giáo viên mầm non đánh giá về tầm  quan trọng của môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện ở các trường mầm non  ở mức độ khá, thể hiện ở điểm trung bình là 2.72 - quản lý hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an toàn lành mạnh thân thiện trong trường mầm non huyệntam đảo tỉnh vĩnh phúc theo tiếp cận tham gia
Bảng d ữ liệu trên cho thấy: Ban giám hiệu và giáo viên mầm non đánh giá về tầm quan trọng của môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện ở các trường mầm non ở mức độ khá, thể hiện ở điểm trung bình là 2.72 (Trang 52)
Bảng dữ liệu trên cho thấy: Ban giám hiệu và giáo viên mầm non đánh giá về Mức  độ đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng của nhà trường ở điểm  trung  bình  là  2.72 - quản lý hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an toàn lành mạnh thân thiện trong trường mầm non huyệntam đảo tỉnh vĩnh phúc theo tiếp cận tham gia
Bảng d ữ liệu trên cho thấy: Ban giám hiệu và giáo viên mầm non đánh giá về Mức độ đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng của nhà trường ở điểm trung bình là 2.72 (Trang 54)
Bảng 2.3. Mức độ đáp ứng yêu cầu về về môi trường tinh thần - quản lý hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an toàn lành mạnh thân thiện trong trường mầm non huyệntam đảo tỉnh vĩnh phúc theo tiếp cận tham gia
Bảng 2.3. Mức độ đáp ứng yêu cầu về về môi trường tinh thần (Trang 54)
Bảng dữ liệu trên cho thấy: Ban giám hiệu và giáo viên mầm non đánh giá về Mức  độ đáp ứng yêu cầu về môi trường tinh thần trong nhà trường theo Nghị định 80/NĐ-CP  ở mức khá với điểm trung bình là 2.74 - quản lý hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an toàn lành mạnh thân thiện trong trường mầm non huyệntam đảo tỉnh vĩnh phúc theo tiếp cận tham gia
Bảng d ữ liệu trên cho thấy: Ban giám hiệu và giáo viên mầm non đánh giá về Mức độ đáp ứng yêu cầu về môi trường tinh thần trong nhà trường theo Nghị định 80/NĐ-CP ở mức khá với điểm trung bình là 2.74 (Trang 56)
Bảng 2.4. Ý kiến của GV về đánh giá của cha mẹ trẻ về tính an toàn, lành mạnh, - quản lý hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an toàn lành mạnh thân thiện trong trường mầm non huyệntam đảo tỉnh vĩnh phúc theo tiếp cận tham gia
Bảng 2.4. Ý kiến của GV về đánh giá của cha mẹ trẻ về tính an toàn, lành mạnh, (Trang 57)
Bảng dữ liệu trên cho thấy: Ban giám hiệu và giáo viên mầm non đánh giá về cha  mẹ trẻ  về tính an toàn, lành mạnh, thân thiện của môi trường giáo dục trong trường mầm  non ở mức khá với điểm trung bình là 2.75 - quản lý hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an toàn lành mạnh thân thiện trong trường mầm non huyệntam đảo tỉnh vĩnh phúc theo tiếp cận tham gia
Bảng d ữ liệu trên cho thấy: Ban giám hiệu và giáo viên mầm non đánh giá về cha mẹ trẻ về tính an toàn, lành mạnh, thân thiện của môi trường giáo dục trong trường mầm non ở mức khá với điểm trung bình là 2.75 (Trang 58)
Bảng 2.5. Thực trạng lập kế hoạch xây dựng môi trường - quản lý hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an toàn lành mạnh thân thiện trong trường mầm non huyệntam đảo tỉnh vĩnh phúc theo tiếp cận tham gia
Bảng 2.5. Thực trạng lập kế hoạch xây dựng môi trường (Trang 58)
Bảng dữ liệu trên cho thấy: Những người được hỏi đánh giá về Thực trạng lập kế  hoạch xây dựng môi trường  giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh ở mức độ  khá  với  điểm trung bình là 2.73 - quản lý hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an toàn lành mạnh thân thiện trong trường mầm non huyệntam đảo tỉnh vĩnh phúc theo tiếp cận tham gia
Bảng d ữ liệu trên cho thấy: Những người được hỏi đánh giá về Thực trạng lập kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh ở mức độ khá với điểm trung bình là 2.73 (Trang 59)
Bảng 2.6. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo xây dựng môi trường - quản lý hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an toàn lành mạnh thân thiện trong trường mầm non huyệntam đảo tỉnh vĩnh phúc theo tiếp cận tham gia
Bảng 2.6. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo xây dựng môi trường (Trang 60)
Bảng dữ liệu trên cho thấy: Những người được hỏi đánh giá về tổ chức, chỉ đạo  thực hiện các hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh  ở mức độ khá với điểm trung bình là 2.74 - quản lý hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an toàn lành mạnh thân thiện trong trường mầm non huyệntam đảo tỉnh vĩnh phúc theo tiếp cận tham gia
Bảng d ữ liệu trên cho thấy: Những người được hỏi đánh giá về tổ chức, chỉ đạo thực hiện các hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh ở mức độ khá với điểm trung bình là 2.74 (Trang 62)
Bảng 2.7. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả xây dựng   môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh - quản lý hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an toàn lành mạnh thân thiện trong trường mầm non huyệntam đảo tỉnh vĩnh phúc theo tiếp cận tham gia
Bảng 2.7. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh (Trang 63)
Bảng  dữ  liệu  trên  cho  thấy:  Những  người  được  hỏi  đánh  giá  về  Thực  trạng  kiểm tra, đánh giá  kết quả xây dựng  môi trường  giáo dục an toàn, thân thiện, lành  mạnh  ở  mức  độ  khá  với  điểm  trung  bình  là  2.71 - quản lý hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an toàn lành mạnh thân thiện trong trường mầm non huyệntam đảo tỉnh vĩnh phúc theo tiếp cận tham gia
ng dữ liệu trên cho thấy: Những người được hỏi đánh giá về Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh ở mức độ khá với điểm trung bình là 2.71 (Trang 65)
Bảng dữ liệu trên cho thấy: Những người được hỏi đánh giá về Thực trạng các yếu - quản lý hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an toàn lành mạnh thân thiện trong trường mầm non huyệntam đảo tỉnh vĩnh phúc theo tiếp cận tham gia
Bảng d ữ liệu trên cho thấy: Những người được hỏi đánh giá về Thực trạng các yếu (Trang 66)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN