1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố yên bái tỉnh yên bái theo tiếp cận tham gia

118 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý Hoạt động Chăm Sóc Trẻ Tại Các Trường Mầm Non Tư Thục Trên Địa Bàn Thành Phố Yên Bái, Tỉnh Yên Bái Theo Tiếp Cận Tham Gia
Tác giả Bùi Thị Thanh Huyền
Người hướng dẫn TS. Mai Quang Huy
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Đại học Giáo dục
Chuyên ngành Quản lý giáo dục
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 1,73 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC BÙI THỊ THANH HUYỀN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC TRẺ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI THEO TIẾ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

BÙI THỊ THANH HUYỀN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC TRẺ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI

THEO TIẾP CẬN THAM GIA

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

BÙI THỊ THANH HUYỀN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC TRẺ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI

THEO TIẾP CẬN THAM GIA

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8140114.01

Người hướng dẫn khoa học: TS MAI QUANG HUY

HÀ NỘI - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, khách quan, không trùng lặp với các luận văn khác Thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Tác giả luận văn

Bùi Thị Thanh Huyền

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, cùng các Thầy, Cô giáo Khoa Quản lý giáo dục Trường Đại học Giáo dục đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện nghiên cứu đề tài này

Đặc biệt, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo – TS Mai Quang Huy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thiện luận văn này

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các Thầy giáo, Cô giáo ở các trường Mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái đã cung cấp những tư liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện luận văn

Mặc dù rất nỗ lực cố gắng nhưng do thời gian có hạn, kinh nghiệm và trình độ bản thân còn nhiều hạn chế nên luận văn này khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định Vì vậy, tôi kính mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của các Thầy, Cô giáo để luận văn này được hoàn thiện hơn

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2023

Tác giả luận văn

Bùi Thị Thanh Huyền

Trang 5

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2

4 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 3

8 Cấu trúc của luận văn 4

Chương 1 5

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC TRẺ 5

TẠI TRƯỜNG MẦM NON THEO TIẾP CẬN THAM GIA 5

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 5

1.1.1 Các nghiên cứu về chăm sóc trẻ mầm non 5

1.1.2 Các nghiên cứu về quản lý chăm sóc trẻ mầm non 7

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 10

1.2.1 Trường mầm non tư thục 10

1.2.2 Chăm sóc trẻ mầm non 11

1.3 Hoạt động chăm sóc trẻ ở trường mầm non tư thục theo tiếp cận tham gia 13

1.3.1 Mục tiêu chăm sóc trẻ mầm non 13

1.3.2 Nội dung chăm sóc trẻ mầm non 14

1.3.3 Phương pháp và các hình thức chăm sóc trẻ mầm non 16

1.3.4 Cơ sở vật chất, phương tiện chăm sóc trẻ mầm non 17

1.4 Quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường mầm non tư thục theo tiếp cận tham gia 17

1.4.1 Tiếp cận tham gia trong quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường mầm non tư thục 17

1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động chăm sóc trẻ mầm non theo tiếp cận tham gia 22

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc trẻ ở trường mầm non theo hướng tiếp cận tham gia 26

1.5.1.Về phía nhà trường 26

1.5.2.Về phía gia đình 27

Trang 6

1.5.3 Yếu tố ảnh hưởng từ phía lãnh đạo ngành và địa phương 27

Chương 2 28

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC TRẺ 28

TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI THEO TIẾP CẬN THAM GIA 28

2.1 Khái quát về đặc điểm kinh tế, xã hội, giáo dục mầm non tư thục của thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái 28

2.1.1 Đặc điểm, tình hình kinh tế- xã hội của thành phố Yên Bái 28

2.1.2 Tình hình giáo dục mầm non của thành phố Yên Bái 29

2.1.3 Khái quát về các trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Yên Bái 30

2.4 Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc trẻ của các trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái theo tiếp cận tham gia 49

2.4.1 Thực trạng xây dựng kế hoạch chăm sóc trẻ tại trường trường mầm non tư thục 49

2.4.2 Thực trạng thực hiện kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc trẻ MN tư thục trên địa bàn thành phố Yên Bái 52

2.4.3 Thực trạng tổ chức phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc trẻ MN tư thục trên địa bàn thành phố Yên Bái 54

2.4.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá kế hoạch chăm sóc trẻ tại trường trường mầm non tư thục 57

2.5 Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc trẻ của các trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái theo tiếp cận tham gia 60

2.5.1 Yếu tố ảnh hưởng từ phía nhà trường 62

2.5.2 Yếu tố ảnh hưởng từ về phía gia đình học sinh 64

2.5.3 Yếu tố ảnh hưởng từ phía lãnh đạo ngành và địa phương 65

2.6 Phân tích kết quả và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc trẻ của các trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái theo tiếp cận tham gia 66

Trang 7

2.6.1 Điểm mạnh 66

2.6.2 Điểm yếu 67

Kết luận chương 2 69

Chương 3 70

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC TRẺ 70

TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI THEO TIẾP CẬN THAM GIA 70

3.1 Nguyên tắc để đề xuất các biện pháp 70

3.1.1 Đảm bảo mục tiêu của giáo dục mầm non 70

3.1.2 Đảm bảo tính thực tiễn 70

3.1.3 Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ 70

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 71

3.2 Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Yên Bái, Tỉnh Yên Bái theo tiếp cận tham gia 72

3.2.1 Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và cha mẹ học sinh về hoạt động phối hợp nhà trường - gia đình trong việc chăm sóc trẻ ở trường MN tư thục trên địa bàn thành phố Yên Bái, Tỉnh Yên Bái 72

3.2.2 Xây dựng kế hoạch chương trình, nội dung phối hợp gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc trẻ ở trường mầm non tư thục 75

3.2.3 Đổi mới việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻ 76

3.2.4 Chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động phối hợp nhà trường và gia đình trong việc chăm sóc trẻ ở trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Yên Bái 80

3.2.5 Tăng cường kiểm tra, đánh giá sự phối hợp nhà trường và gia đình trong việc chăm sóc trẻ mầm non tư thục trên đia bàn thành phố Yên Bái 83

3.3 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 85

3.3.1 Khái quát về khảo nghiệm 85

3.3.2 Kết quả khảo nghiệm 87

Trang 8

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

CBGV: Cán bộ giáo viên CBQL : Cán bộ quản lý CMHS: Cha mẹ hoc sinh CS: Chăm sóc

CSVC : Cơ sở vật chất GD: Giáo dục GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo GDMN: Giáo dục mầm non GV: Giáo viên

GVCN: Giáo viên chủ nhiệm HĐND: Hội đồng nhân dân HS: Học sinh

MN: Mầm non NT - GĐ: Nhà trường - gia đình TDTT: Thể dục thể thao THPT: Trung học phổ thông UBND: Ủy ban nhân dân

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng:

Bảng 2.1: Danh sách tên trường thuộc diện khảo sát 31 Bảng 2.2: Quy mô mạng lưới trường, lớp, học sinh bậc học mầm non tư thục

thành phố Yên Bái từ năm học 2018 - 2019 đến 2020 - 2021 32 Bảng 2.3: Số lượng cán bộ quản lý và giáo viên mầm non tư thục thành phố Yên Bái 32 Bảng 2.4: Cơ cấu giáo viên mầm non tư thục thành phố Yên Bái theo nhóm lớp 32 Bảng 2.5: Trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ giáo viên mầm non tư thực thành

phố Yên Bái năm 2020-2021 33 Bảng 2.6: Số lượng đối tượng được khảo sát tại các trường mầm non tư thục 34 Bảng 2.7: Bảng thang đo và thang điểm tương xứng 35 Bảng 2.8: Đánh giá của phụ huynh học sinh về mục đích của việc phối kết hợp

giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc trẻ mầm non 39 Bảng 2.9: Đánh giá từ phía giáo viên về mục đích của việc phối kết hợp giữa nhà

trường và gia đình trong chăm sóc trẻ mầm non 40 Bảng 2.10: Đánh giá của phụ huynh về các hoạt động PHHS đã thực hiện để phối

kết hợp với nhà trường trong chăm sóc trẻ 43 Bảng 2.11: Bảng đánh giá của CBGV về các hoạt động PHHS đã thực hiện để

phối kết hợp với nhà trường trong chăm sóc trẻ 45 Bảng 2.12: Bảng đánh giá của CBGV về thực trạng các hoạt động nhà trường đã

sử dụng để phối kết hợp với PHHS trong việc chăm sóc trẻ 47 Bảng 2.13: Bảng đánh giá của PHHS về thực trạng các hoạt động nhà trường đã

sử dụng để phối kết hợp với PHHS trong việc chăm sóc trẻ 48 Bảng 2.14: Thực trạng xây dựng kế hoạch chương trình phối hợp nhà trường và

gia đình trong chăm sóc trẻ MN 50 Bảng 2.15: Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động phối hợp giữa nhà trường và

gia đình 53 Bảng 2.16: Mức độ thực hiện của công tác tổ chức phối hợp giữa nhà trường và

gia đình trong việc chăm sóc trẻ MN 55

Trang 10

Bảng 2.17: Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia

đình trong việc chăm sóc trẻ MN 58 Bảng 2.18: Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý phối hợp giữa nhà trường

và gia đình trong chăm sóc trẻ MN 61 Bảng 3.1 Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của 4 biện pháp 87

Biểu đồ:

Biểu đồ 2.1 Nhận thức của giáo viên về vai trò trách nhiệm của nhà trường và

gia đình trong việc chăm sóc trẻ mầm non 37Biểu đồ 2.2 Nhận thức của phụ huynh học sinh về vai trò trách nhiệm của nhà

trường và gia đình trong việc chăm sóc trẻ mầm non 38

Trang 11

MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài

Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi Giai đoạn này được đánh giá là giai đoạn vàng, giai đoạn phát triển thể chất mạnh nhất, đặc biệt não bộ và hệ thần kinh của trẻ Với sự phát triển vượt trội đó thì giai đoạn này chính là giai đoạn quyết định quan trọng trong toàn bộ sự phát triển chung của con người Giáo dục toàn diện cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi được thực hiện song song hai nội dung chăm sóc và giáo dục Nếu trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục một cách đúng đắn sẽ đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ vào lớp 1 Vì vậy, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non cần quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ một cách khoa học

Điều 23 Luật Giáo dục (2019) quy định: “Giáo dục mầm non là cấp học đầu

tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam, thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03

tháng tuổi đến 06 tuổi Giáo dục mầm non nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể

chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một”

Thông tư số 01/VBHN-BGDĐT ngày 13 tháng 4 năm 2021của Bộ GD&ĐT Ban hành chương trình giáo dục mầm non quy định yêu cầu về nội dung giáo dục

mầm non: “Phù hợp với sự phát triển tâm lý, sinh lý của trẻ em, hài hòa giữa nuôi

dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu

biết, thích đi học”

Các trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái hiện nay chiếm khoảng 6% trên địa bàn và tương ứng đang chăm sóc khoảng 5,56% trẻ trong độ tuổi cũng như đang thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo

Trang 12

dục trẻ theo đúng Chương trình ban hành theo Thông tư 01/VBHN-BGD ĐT Đội ngũ giáo viên tuy đã được chuẩn hoá về bằng cấp nhưng phương pháp chăm sóc trẻ vẫn còn có điều chưa phù hợp Đa số giáo viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ dẫn đến chất lượng chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay Đầu tư cơ sở vật chất của nhà trường còn gặp nhiều khó khăn do nguồn thu chủ yếu từ phụ huynh học sinh đóng góp, trong thời gian qua do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên càng gặp nhiều khó khăn Đa số các trường mầm non tư thực trên địa bàn đều có chương trình chăm sóc trẻ khá ưu việt nhưng bên cạnh đó sự tham gia của các đối tượng liên quan chưa được thể hiện rõ Để nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ tại trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Yên Bái cần phải được đặc biệt quan tâm và cần những biện pháp quản lý phù hợp của các nhà trường để khắc phục những hạn chế trên trong hoạt động chăm sóc trẻ Bên cạnh đó, hiện nay trên địa bàn thành phố Yên Bái chưa có đề tài nào nghiên cứu vấn đề này Vấn đề nổi bật nhất hiện nay chính là chưa có sự quản lý thống nhất về việc kết hợp giữa các đối tượng khi cùng chăm sóc trẻ như nhà trường, gia đình và lớp học, sự liên kết này chưa có kế hoạch, thực hiện quản lý cụ thể

Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “Quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại

các trường tư thục trên địa bàn thành phố Yên bái, tỉnh Yên bái theo tiếp cận tham gia” được lựa chọn nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng từ đó đề xuất biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Yên Bái, tỉnh Yên bái nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả chăm sóc trẻ tại các nhà trường

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường mầm non tư thục

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái theo tiếp cận tham gia

4 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học

Trang 13

4.1 Câu hỏi nghiên cứu

Quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái hiện nay ra sao?

Cần thực hiện những giải pháp nào để nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ?

4.2 Giả thuyết khoa học

Quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái tuy đã đạt được một số kết quả nhưng vẫn còn những hạn chế cần được khắc phục, đặc biệt là vấn đề huy động các lực lượng tham gia Nếu nhà trường áp dụng một cách hợp lý các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc trẻ theo tiếp cận tham gia thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường mầm non tư thục

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc trẻ mầm non tại các trường tư thục theo tiếp cận tham gia

5.2 Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái theo tiếp cận tham gia

5.3 Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái theo tiếp cận tham gia

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

6.1 Thời gian nghiên cứu: Số liệu nghiên cứu được thu thập thông tin trong

các năm học từ năm học 2019 – 2022

6.2 Địa bàn nghiên cứu: nghiên cứu về quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại

04 trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái

6.3 Khách thể khảo sát: Khảo sát được thực hiện trên nhóm mẫu gồm:

10 cán bộ quản lý 50 giáo viên 100 cha mẹ trẻ

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hoá khái quát hoá… các lý thuyết, các tài liệu lý luận về quản lý các hoạt động chăm sóc trẻ tại trường mầm non và trường

Trang 14

mầm non tư thục theo tiếp cận tham gia

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động chăm sóc trẻ, thái độ của giáo

viên, cha mẹ trẻ nhằm thu thông tin về hoạt động chăm sóc trẻ tại trường mầm non

Phương pháp này hỗ trợ cho phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: sử dụng bảng hỏi dành cho các đối

tượng là giáo viên, cán bộ quản lý các trường mầm non nhằm tìm hiểu ý kiến đánh giá của CBQL, giáo viên trường mầm non, cha mẹ trẻ về thực trạng hoạt động chăm sóc trẻ và quản lý hoạt động chăm sóc trẻ ở các trường mầm non thành phố Yên bái, tỉnh Yên Bái

Ngoài ra, phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi còn được sử dụng để thu thập ý kiến của CBQL, GV và cha mẹ trẻ về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc trẻ được đề xuất trong luận văn

- Phương pháp phỏng vấn: Phương pháp này hỗ trợ cho phương pháp điều tra

viết nhằm tìm hiểu thêm thông tin từ CBQL, GV và cha mẹ trẻ góp phần làm sáng tỏ thêm thực trạng hoạt động chăm sóc trẻ và quản lý hoạt động chăm sóc trẻ ở các trường mầm non thành phố Yên bái, tỉnh Yên Bái

7.3 Phương pháp xử lý thông tin

Sử dụng một số công thức toán học để xử lý dữ liệu thu được 8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo luận văn được trình bày theo 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại trường mầm non tư thục theo tiếp cận tham gia

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái theo tiếp cận tham gia

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái theo tiếp cận tham gia

Trang 15

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC TRẺ

TẠI TRƯỜNG MẦM NON THEO TIẾP CẬN THAM GIA 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu về chăm sóc trẻ mầm non

Hoạt động chăm sóc trẻ ở trường mầm non được đề cập trong một số

công trình nghiên cứu như:

Tào Thị Hồng Vân (2008) với luận văn“Chăm sóc sức khỏe trẻ mẫu

giáo trong trường mầm non - đề xuất giải pháp can thiệp” [43] đã tiếp cận

một cách tổng thể và toàn diện về mục tiêu chăm sóc sức khỏe, chỉ ra thực trạng chăm sóc sức khỏe cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non nông thôn hiện nay còn nhiều bất cập trong đó kể đến các bệnh lý mà trẻ thưởng gặp chủ yếu là hô hấp và thực trạng thiếu trầm trọng về cơ sở vật chất liên quan đến y tế của trường Luận văn cũng chỉ ra các giải pháp để khắc phục hiện trạng trên

Phạm Thị Hoa (2018) với đề tài “Một số biện pháp can thiệp sớm tình

trạng suy dinh dưỡng cho trẻ từ 18 đến 36 tháng ở trường mầm non” đã chỉ ra

qua đợt cân đo trẻ đầu năm cho thấy tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân và thấp còi chiếm chiếm tỉ lệ khá cao khoảng 20% Có rất nhiều nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng trong đó có thể là các yếu tố nguy cơ như: Do yếu tố di truyền, trẻ đẻ non, đẻ thấp cân, gia đình đông con, gia đình kinh tế khó khăn, trẻ hay ốm đau bệnh tật… Bên cạnh đó, trẻ mới đến lớp, qua tìm hiểu thực tế, tác giả thấy nhiều trẻ khi ở nhà, phụ huynh chưa chú ý đến chế độ ăn uống phù hợp cho con, kiến thức hiểu biết của phụ huynh về chế độ dinh dưỡng hợp lý còn hạn hẹp Để khắc phục tình trạng trên tác giả đề xuất 5 giải pháp để cải thiện tình trạng trên và có khảo nghiệm tính khả thi của giái pháp thì hầu hết đều mang tính khả thi cao [20]

Trang 16

Lại Ngọc Phượng (2019) với nghiên cứu về “Công tác phối hợp giữa

gia đình và nhà trường trong việc CS-GD trẻ 5 tuổi ở các trường MN công lập huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh” đã cho thấy đa số GV đã nhận thức

được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ đối với sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ Tuy nhiên, GV còn hiểu biết mơ hồ, chưa nhận thức sâu sắc dẫn đến các biện pháp còn mang tính chất chung chung, đôi khi quan tâm đến kết quả hoạt động hơn là quá trình hoạt động mang lại cho trẻ Nghiên cứu cũng đã đề xuất một số biện pháp nhằm giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề ở trẻ 5-6 tuổi trong chương trình hoạt động ở trường mầm non dựa trên việc tìm hiểu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn và các nguyên tắc xây dựng biện pháp giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ [36]

Nguyễn Bá Minh với bài “Hoạt động chăm sóc GD trẻ mầm non được

đổi mới toàn diện, tích hợp” đã khẳng định vị trí của GDMN trong hệ thống

giáo dục; dành 1 điều quy định chính sách phát triển GDMN Những kết quả đạt được ở giai đoạn này là minh chứng rõ nét nhất cho nỗ lực bền bỉ của Bộ GD&ĐT trong việc nâng cao chất lượng nuôi dạy tại các cơ sở GDMN Chương trình GDMN đã được chỉnh sửa, bổ sung tạo điều kiện cho các cơ sở GDMN chủ động phát triển chương trình giáo dục nhà trường Hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ em mầm non được đổi mới theo hướng toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm; với phương châm học bằng chơi, chơi mà học [31]

Nguyễn Thị Thanh Huyền (2020) trong nghiên cứu: “Tăng cường bồi

dưỡng cảm xúc cho giáo viên mầm non trong chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non” đã chỉ ra lý luận về cảm xúc tích cực và cách thức bồi dưỡng cảm xúc

tích cực cho giáo viên mầm non trong chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non Nhận diện được vai trò, yêu cầu về biểu hiện cảm xúc tích cực của người giáo viên mầm non, đánh giá được thực trạng cảm xúc của người giáo viên mầm non trong chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non, bước đầu có kỹ năng bồi dưỡng cảm xúc tích cực của người giáo viên mầm non trong thực tiễn hoạt động

Trang 17

chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non [23]

Về cơ bản, các công trình trên đã đề cập đến các nghiên cứu về chăm sóc trẻ liên quan đến chế độ dinh dưỡng được quan tâm nhiều hơn, và ngoài ra các nghiên cứu về phối hợp các bên trong chăm sóc trẻ đã chỉ ra vai trò của nhà trường, phụ huynh trong việc và các nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của đổi mới toàn diện cũng như phát triển cảm xúc cho giáo viên mầm non để phát triển trẻ mầm non Ngoài ra còn có những biện pháp mang tính thực thi cao và có những đóng góp nhất định đối với sự phát triển của GDMN Tuy nhiên, những công trình đi sâu về công tác chắm sóc trẻ trên định hướng kết hợp các bên tham gia hiện nay vẫn chưa có đề tài nghiên cứu

1.1.2 Các nghiên cứu về quản lý chăm sóc trẻ mầm non

Phan Đình Nhuế (2013) trong luận văn "Quản lý hoạt động phối hợp

nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục trẻ ở các trường THPT Nguyễn Du thành phố Thái Bình" [34] đã chỉ ra giáo dục trẻ tại các trường

THPT cần phải có sự kết hợp của nhà trường, gia đình, xã hội Ngoài ra đề tài cũng đưa ra quy trình quản lý hoạt động phối hợp này cần thực hiện qua các bước xác định mục tiêu, xây dựng và thực hiện kế hoạch, kiểm tra và đánh giá Nhưng đề tài chỉ dừng lại ở lứa tuổi dành cho trẻ ở các trường THPT, lứa tuổi đã có ý thức tự chăm sóc bản thân nhưng vẫn cần sự kết hợp của nhiều thành phần tham gia

Vũ Thanh Quyên (2015) trong luận văn Quản lý phối hợp giữa gia đình và

nhà trường trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ đã chỉ ra công tác quản lý sự phối

hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh trong những năm qua Cụ thể đó là quản lý việc lập kế hoạch, phân công, tổ chức thực hiện sự phối hợp nhà trường - gia đình đã gắn kết, liên lạc giữa nhà trường-gia đình đã góp phần nâng cao chất lượng CS, GD học sinh Đề tài nghiên cứu về vấn đề phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong cả hai khía cạnh là chăm sóc và giáo dục trẻ

Trang 18

tại các tường mầm non trong cả hệ thống trường công lập và tư thục [38]

Theo Lê Thị Thu Ba ( 2016) trong “Quản lý chất lượng chăm sóc - giáo

dục trẻ ở các trường mầm non tư thục thành phố Hồ Chí Minh” [1], đã đưa ra tại

một số quận huyện của Tp.Hồ Chí Minh có những đặc điểm riêng về kinh tế- xã hội- giáo dục Tại một số quận huyện tại Tp Hồ Chí Minh vừa tạo ra những thuận lợi vừa gây ra những khó khăn cho việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường Mầm non tư thực Trong điều kiện đó, những năm qua, Hiệu trưởng các trường Mầm non tư thực trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã có một số giải pháp để nâng cao chất lượng Cơ sở giáo dục trẻ của trường mình Tuy nhiên, các giải pháp này còn mang tính kinh nghiệm, thiếu đồng bộ, chưa hiệu quả Vì vậy chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường Mầm non tư thực còn chưa cao như mong muốn Để nâng cao chất lượng chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ cần có một hệ thống giải pháp quản lý chất lượng có cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi

Nguyễn Thu Hà (2016) với Luận văn “Quản lý hoạt động nuôi dưỡng

chăm sóc trẻ theo hướng phát triển kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ở các trường mầm non quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội” [17] đã chỉ ra thực trạng về

quản lý hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc trẻ theo hướng phát triển kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ở các trường mầm non quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội và các giải pháp để quản lý hoạt động này hiệu quả hơn trên địa bàn nghiên cứu

Triệu Thị Hằng (2016) với luận văn “Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi

dưỡng trẻ tại trường mầm non Hoa Hồng quận Đống Đa thành phố Hà Nội”

trong bối cảnh hiện nay” đã chỉ ra những tồn tại của một trường mầm non tư thực trên địa bàn thành phố Hà Nội trong khâu quản lý hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nằm ở khía cạnh về việc thực hiện chưa theo kế hoạch đã đề ra nguyên nhân chủ yếu do thiếu nhân sự, cơ sở vật chất [19]

Ngô Thị Kim Cúc (2018), trong luận văn “Quản lí giáo dục hành vi văn

Trang 19

hóa cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo tiếp cận tham gia ở các trường mầm non Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội” đã chỉ ra lí luận về giáo dục hành vi văn

hóa cho trẻ mẫu giao theo hướng tiếp cận tham gia và kết quả nghiên cứu thực trạng quản lí giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo tiếp cận tham gia ở các trường MN quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội cho rằng việc quản lí giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mẫu giáo ngoài trách nhiệm chính là nhà trường thì cần có sự tham gia của gia đình và cộng đồng Đặc biệt luận văn cũng chỉ ra sự tham gia của phụ huynh đóng vai trò quan trọng thứ 2 sau GV mầm non cho hoạt động giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ [11]

Nguyễn Thị Ngọc Xương (2019) đã nghiên cứu về “Thực trạng quản lý

hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập quận 11, thành phố Hồ Chí Minh” và

đưa ra kết luận khảo sát cho thấy cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh trẻ nhận thức tương đối đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động quản lý phối hợp giữa nhà trường và gia đình, đồng thời đã chú trọng đến công tác quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ Tuy nhiên, trên thực tế công tác quản lý hoạt động này vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định như: Lực lượng tham gia quản lý còn mỏng; Quản lý nội dung, hình thức và phương pháp phối hợp, kiểm tra, đánh giá kết quả phối hợp, điều kiện hỗ trợ còn nhiều hạn chế và bất cập… Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng, bài viết đề xuất những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập [45]

Trần Thị Quỳnh (2019) trong luận văn Quản lý hoạt động chăm sóc trẻ ở

các trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên [39] :Qua khảo

sát thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc trẻ ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã đưa ra những phân tích thực tế về hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường mầm non công lập trên địa bàn ở các khía cạnh về

Trang 20

chăm sóc dinh dưỡng, chăm sóc giấc ngủ, chăm sóc vệ sinh và chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho học sinh tại trường mầm non Luận văn cũng đề cập đến những vấn đề việc quản lý chăm sóc trẻ ở trường theo quy trình xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch, thực hiện, và kiểm tra đánh giá tại các trường mầm non công lập trên địa bàn Thái Nguyên

Phạm Thị Minh Tâm (2019) trong luận văn “Quản lý hoạt động phối

hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục trẻ ở các trường mầm non Quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh” đã chỉ ra tính cần thiết phải kết hợp

nhà trường với gia đình và xã hội, đã chỉ ra vai trò quan trọng của gia đình trong việc giáo dục con em, việc giáo dục học sinh và cần phải nâng cao tính thống nhất trong sự phối hợp giữa nhà trường gia đình và xã hội [40]

Hầu hết các nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục, hoạt động chăm sóc trẻ nhưng việc triển khai nghiên cứu vấn đề này theo tiếp cận tham gia còn chưa được đề cập đến

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Trường mầm non tư thục

Khái niệm trường mầm non tư thục sử dụng trong luận văn được hiểu theo đúng các quy định của Luật Giáo dục và Điều lệ trường mầm non của Việt Nam Theo Điều 26 của Luật Giáo dục (2019): “Cơ sở giáo dục mầm non bao gồm: 1 Nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 03 tuổi; 2 Trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo độc lập nhận trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi; 3 Trường mầm non, lớp mầm non độc lập là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi”

Điều 4 của Điều lệ Trường mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định: “Trường mầm non tư thục do nhà đầu tư trong nước

hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động”

Như vậy trường mầm non tư thục là cơ sở giáo dục mầm non do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện

Trang 21

hoạt động nhận chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi Trên địa bàn thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái, có 09 trường mầm non tư thục, 100% các trường được đầu tư bởi nhà đầu tư trong nước

1.2.2 Chăm sóc trẻ mầm non

Theo Bách khoa toàn thư mở: “Chăm sóc trẻ em là hoạt động nuôi dưỡng, giáo dục, theo dõi quá trình phát triển của trẻ nhỏ Trẻ nhỏ từ khi mới lọt lòng mẹ cần sự chăm sóc về dinh dưỡng cũng như giáo dục về tinh thần Trong nhiều xã hội hiện đại, công việc này được chia sẻ cho cả cha và mẹ đứa bé”

Như vậy, chăm sóc trẻ của trường mầm non là việc trường mầm non thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, giáo dục, theo dõi sự phát triển của trẻ Theo quy định trong chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, nội dung chăm sóc trẻ mầm non bao gồm việc cho trẻ ăn, cho trẻ ngủ, vệ sinh cho trẻ, chăm sóc sức khỏe và an toàn Các trường mầm non tư thục cũng thực hiện những nội dung chăm sóc trẻ như các trường mầm non công lập

Hoạt động chăm sóc trẻ bao gồm: chăm sóc dinh dưỡng; chăm sóc giấc ngủ; chăm sóc vệ sinh; chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an toàn (Điều 24 -số 05/2014/TT-BGD) Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ được tiến hành thông qua các hoạt động theo quy định của chương trình giáo dục mầm non

Hoạt động chăm sóc trẻ mầm non là quá trình tác động lên cơ thể trẻ trong độ tuổi từ 3 tháng đến 6 tuổi một cách khoa học hợp lý, phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục giúp trẻ phát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn Trẻ có năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học

1.2.3 Quản lý và quản lý giáo dục

Theo Đặng Quốc Bảo và các cộng sự: “Quản lý là hành động của

người có trách nhiệm đối với một tập thể có mối quan hệ với vốn vật chất, nhằm tạo ra sự ổn định và phát triển” [3] Quản lý bao giờ cũng tác động tới

Trang 22

một đối tượng cụ thể như quản lý kinh tế, quản lý giáo dục,…

Theo Bush T., (trong Theories of Education Management, 1995) thì quản lý giáo dục, một cách khái quát, là sự tác động có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản lý giáo dục tới đối tượng quản lý giáo dục theo cách sử dụng các nguồn lực càng có hiệu quả càng tốt nhằm đạt mục tiêu đề ra

Nguyễn Thị Mỹ Lộc định nghĩa: “Quản lý giáo dục là quá trình tác động

có kế hoạch, có tổ chức của các cơ quan quản lý giáo dục nhằm làm cho hệ giáo dục vận hành có hiệu quả và đạt tới mục tiêu giáo dục nhà nước đề ra” [12]

1.2.4 Quản lý chăm sóc trẻ

Từ các khái niệm vừa trình bày trên, quản lý việc chăm sóc trẻ tại các

trường mầm non tư thục trong luận văn này được định nghĩa như sau: Quản lý

hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường mầm non tư thục là quá trình tác động có kế hoạch, có tổ chức của hiệu trưởng trường mầm non tư thục tới các cá nhân, bộ phận trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện đúng và đầy đủ hoạt động nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo quy định của chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

1.2.5 Tiếp cận tham gia trong quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường mầm non tư thục

Điều 16 của Luật Giáo dục (2019) về Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục quy định: “Tổ chức, gia đình và cá nhân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với cơ sở giáo dục thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh” Thực hiện quy định này đối với giáo dục mầm non chính là việc thực hiện tiếp cận tham gia trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ

Nguyễn Thái Huyền và các cộng sự khi đề cập đến “phương pháp tiếp cận có sự tham gia của các bên” hay tiếp cận tham gia, đã nêu ra kết luận được rút ra từ các nghiên cứu quốc tế là: “sự tham gia của cộng đồng đã được công nhận là một trong những nguyên tắc cốt lõi của phát triển bền vững”; và “Sự tham gia của cộng đồng cần được hiểu là một quá trình trong đó tất cả

Trang 23

các bên liên quan bao gồm cả những người bị ảnh hưởng đều tham gia vào việc ra quyết định về các công trình phát triển và cung cấp hàng hóa và dịch vụ công Sự tham gia của mọi người có thể được thực hiện theo nhiều cách và bằng các phương pháp khác nhau Tuy nhiên, chúng phải được thiết kế và làm cho phù hợp với các đặc điểm của nhiệm vụ cần hoàn thành, và của nền văn hóa đang được thực hành và trau dồi”

Như vậy, tiếp cận tham gia trong quản lý hoạt động chăm sóc trẻ ở

trường mầm non tư thục là việc trường mầm non thu hút, huy động các tổ

chức, gia đình trẻ và cá nhân có điều kiện phù hợp tham gia vào hoạt động chăm sóc trẻ với các cách thức và mức độ khác nhau, nhằm hỗ trợ nhà trường trong giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ

1.3 Hoạt động chăm sóc trẻ ở trường mầm non tư thục theo tiếp cận tham gia

1.3.1 Mục tiêu chăm sóc trẻ mầm non

Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời

Việc chăm sóc, giáo dục trẻ được tiến hành thông qua các hoạt động theo quy định của chương trình giáo dục mầm non Hoạt động chăm sóc trẻ ở các trường mầm non bao gồm: Chăm sóc, rèn luyện thể chất; Chăm sóc vệ sinh, dinh dưỡng; Chăm sóc sức khỏe tâm lý; Chăm sóc sức khỏe học đường, phòng tránh bệnh tật

Hoạt động chăm sóc trẻ hướng đến những mục tiêu sau: - Giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ

Trang 24

- Hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một

Để trẻ phát triển cân đối, khỏe mạnh ngay từ đầu chúng ta cần phải có một chế độ dinh dưỡng ăn uống hợp lý, chăm sóc trẻ được tiến hành theo tuổi, nhóm lớp, đảm bảo công khai, có hiệu quả

Việc lựa chọn phương thức được thực hiện theo đúng quy trình chăm sóc trẻ là rất cần thiết và trong đó cần chi tiết các nguồn hỗ trợ, phục vụ cho công tác chăm sóc trẻ

Việc phân công thời gian cho hoạt động chăm sóc trẻ phải cụ thể, rõ ràng, khoa học

1.3.2 Nội dung chăm sóc trẻ mầm non

Nội dung chăm sóc trẻ trong trường mầm non bao gồm: Chăm sóc dinh dưỡng; Chăm sóc giấc ngủ; Chăm sóc vệ sinh; Chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn Cụ thể như sau:

* Chăm sóc dinh dưỡng:

Trẻ em là thực thể đang phát triển Mỗi giai đoạn phát triển khác nhau cần có sự chăm sóc khác nhau, phù hợp với từng độ tuổi

Quá trình ăn, uống là nền tảng tạo nên sức khỏe cho trẻ, ăn uống đủ dinh dưỡng thì thể lực và trí tuệ mới phát triển Dinh dưỡng thiếu không đáp ứng đủ sẽ gây cho trẻ thiếu dinh dưỡng, chậm phát triển thể lực và trí tuệ, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ Vì vậy dinh dưỡng hợp lý là một yêu cầu cần thiết đối với trẻ

Đối với trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi tại trường mầm non được ăn 2 bữa chính và một bữa phụ; Năng lượng phân phối cho các bữa ăn: Bữa ăn buổi trưa cung cấp từ 30% đến 35 % năng lượng cả ngày Bữa ăn buổi chiều cung cấp từ 25% đến 30% năng lượng cả ngày Bữa ăn phụ cung cấp từ 5% đến 10% năng lượng cả ngày

Đối với trẻ mẫu giáo từ 3-6 tuổi tại trường mầm non được ăn 1 bữa

Trang 25

chính và 1 bữa phụ; Năng lượng phân phối cho các bữa ăn: Bữa ăn chính buổi trưa cung cấp từ 30% đến 35 % năng lượng cả ngày Bữa ăn phụ cung cấp từ 15% đến 25% năng lượng cả ngày

Xây dựng thực đơn hàng ngày, theo tuần, theo ngày để nhằm cung cấp chế độ dinh dưỡng đảm bảo cho trẻ Thực đơn phải đáp ứng đảm bảo cân đối tỉ lệ các dưỡng chất trong khẩu phần ăn của trẻ: Kcalo; Protein (P); Lipit (L); Gluxit (G) ; Đảm bảo cung cấp đủ, hợp lý, cân đối 4 nhóm thực phẩm

* Chăm sóc giấc ngủ:

Ngủ là một nhu cầu sinh lí của cơ thể, nhầm phục hồi lại trạng thái bình thường của các tế bào thần kinh trung ương sau một thời gian thức dài và căng thẳng, mệt mỏi Đối với trẻ, khi thức các tế bào thần kinh của trẻ hoạt động tích cực nhưng còn yếu và rất dễ căng thẳng, mệt mỏi Vì vậy cần tổ chức tốt giấc ngủ để phục hồi trạng thái thần kinh và bảo vệ sức khỏe cho trẻ

Đối với trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi: Tổ chức cho trẻ ngủ một giấc buổi trưa khoảng 150 phút

Đối với trẻ mẫu giáo 3 - 6 tuổi: Tổ chức cho trẻ ngủ một giấc buổi trưa khoảng 150 phút

* Chăm sóc vệ sinh

Thói quen vệ sinh được hình thành trong quá trình thực hiện các thao tác vệ sinh cá nhân của trẻ từ các kĩ xảo vệ sinh thực hiện hằng ngày Do vậy chúng ta cần tạo ra những tình huống, điều kiện ổn định để giúp trẻ hình thành thói quen nhân cách tốt

Vệ sinh cá nhân là một nội dung cần thiết phải rèn cho trẻ có thói quen ngay từ bé để sau nay khi lớn lên, thói quen này sẽ mang theo trẻ suốt đời, giúp trẻ khỏe mạnh, có nếp sống văn hóa, văn minh Các nội dung vệ sinh cá nhân: Thói quen rửa mặt, rửa tay, đánh răng, tắm rửa mặc quần áo sạch sẽ, đi vệ sinh đúng nơi quy định, thói quen khạc nhổ và vứt rác đúng nơi quy đinh

Vệ sinh môi trường: Vệ sinh phòng nhóm lớp, đồ dùng đồ chơi, nguồn

Trang 26

nước và xử lý rác thải, nước thải trong trường mầm non

* Chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn

Chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cần chú ý: Khám sức khỏe định kỳ, theo dõi và đánh giá sự phát triển của cân nặng và chiều cao theo lứa tuổi Trẻ phát triển bình thường về chiều cao cân nặng:

Trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi: Về cân nặng trẻ trai đạt 9,7 đến 18,3 kg, trẻ gái đạt 9,1 đến 18,1 kg; Về chiều cao trẻ trai đạt 81,7 đến 103,5cm, trẻ gái đạt 80,0 đến 102,7 cm

Trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi: Về cân nặng trẻ trai đạt 12.8 - 21.2kg, trẻ gái đạt 12.4 - 21.5 kg; Về chiều cao trẻ đạt trai 95- 112cm, trẻ gái đạt 94 - 111 cm

Trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi: Về cân nặng trẻ trai đạt 14,3 - 24,1kg, trẻ gái 13,8 - 24,9 kg; Về chiều cao trẻ đạt trai 100,7 - 119,5cm, trẻ gái đạt 100 - 118,5cm

Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi: Về cân nặng trẻ trai đạt 16,0 - 26,6kg, trẻ gái đạt 15,0 - 26,2 kg; Về chiều cao trẻ đạt trai 106,4 - 125,6cm, trẻ gái đạt 104,8 - 124,5 cm

Phòng tránh các bệnh thường gặp, theo dõi lịch tiêm chủng Bảo vệ an toàn và phòng tránh một số tại nạn thường gặp

1.3.3 Phương pháp và các hình thức chăm sóc trẻ mầm non

Có nhiều phương pháp áp dụng trong chăm sóc trẻ mầm non trong đó thường sử dụng là các phương pháp: Giảng giải, đàm thoại, quan sát, trực quan, thực hành, luyện tập, động viên, khuyến khích

* Hình thức tổ chức chăm sóc trẻ mầm non

Hoạt động chăm sóc trẻ mầm non được thực hiện với các hình thức tổ chức cụ thể như sau: Xây dựng thực đơn thay đổi phù hợp (Theo mùa, theo độ tuổi, theo tình trạng sức khỏe của trẻ, theo thực tế địa phương ); Tổ chức nấu ăn; Tổ chức hoạt động ăn, ngủ; Tổ chức hoạt động lao động; Tổ chức hoạt động chơi; Tổ chức hoạt động tham quan, dã ngoại; Tổ chức hoạt động khám sức khỏe định kỳ; Tổ chức hoạt động cân, đo, vào biểu đồ tăng trưởng cho trẻ;

Trang 27

Tổ chức sinh nhật cho trẻ; Tổ chức các hội thi; Tổ chức các chuyên đề; Tổ chức hoạt động với đồ vật thông qua các chủ đề học tập; Khám phá các hiện tượng tự nhiên, xã hội

1.3.4 Cơ sở vật chất, phương tiện chăm sóc trẻ mầm non

Điều 17 Điều lệ trường Mầm non quy định về đồ, dùng, đồ chơi, học liệu phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Có phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố, an toàn, đủ ánh sáng tự nhiên, thoáng và sắp xếp gọn gàng; diện tích phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em bảo đảm ít nhất 1,5 m2 cho một trẻ em; có chỗ chơi, có hàng rào và cổng bảo vệ an toàn cho trẻ em và phương tiện phù hợp với lứa tuổi; những nơi có tổ chức ăn cho trẻ em phải có bếp riêng, an toàn, bếp đặt xa lớp mẫu giáo, nhóm trẻ; bảo đảm phòng chống cháy nổ và vệ sinh an toàn thực phẩm Có đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt và đủ nước uống hàng ngày cho trẻ em theo quy định

1.4 Quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường mầm non tư thục theo tiếp cận tham gia

1.4.1 Tiếp cận tham gia trong quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường mầm non tư thục

Theo Lê Ngọc Hùng [21], trong rất nhiều cách định nghĩa về tham gia (Participation), nổi bật nhất là ba cách định nghĩa tương ứng với ba cách tiếp cận: từ người quản lý, người tham gia và chức năng tham gia Từ góc độ tiếp cận của người quản lý, tham gia là việc những người khác đóng góp, chia sẻ hoặc thực hiện những hoạt động nhất định để đạt được mục tiêu do người quản lý đặt ra Trong luận văn này là việc các tổ chức, gia đình và cá nhân đóng góp, chia sẻ và thực hiện các hoạt động để cùng với trường mầm non chăm sóc trẻ Từ góc độ của người dân, tham gia là việc thực hiện quyền con người, quyền tự do, quyền dân chủ được biết, bàn, ra quyết định, thực hiện, giám sát, đánh giá và thụ hưởng các thành quả của các hoạt động mà họ tham gia vào hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường mầm non Cách tiếp cận này

Trang 28

cho thấy tham gia thuộc lĩnh vực quyền lực và do vậy cần được pháp luật bảo hộ, đồng thời tham gia thuộc lĩnh vực năng lực của con người, do vậy cần phát triển năng lực tham gia ở người dân Hai cách định nghĩa này gặp nhau ở chức năng của sự tham gia Theo cách tiếp cận chức năng, tham gia có chức năng tích cực đối với cả người quản lý và người tham gia Tham gia giúp huy động các nguồn lực, chia sẻ các chi phí, tăng hiệu quả của việc chăm sóc trẻ tại trường mầm non tư thục, góp phần nâng cao quyền năng và phát triển cộng đồng bao gồm cả người quản lý, người tham gia và các bên liên quan

Quản lý việc chăm sóc trẻ tại các trường mầm non theo tiếp cận tham gia trong được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc phân công, phân cấp và ủy quyền cho những người tham

gia công việc Chăm sóc trẻ ở trường mầm non nói chung và trường mầm non

tư thục nói riêng chỉ một mình nhà trường làm thì không thể hiệu quả, do đó cần phải có sự tham gia của các lực lượng khác Khi lực lượng làm công tác chăm sóc trẻ gồm nhiều thành phần thì việc quản lý cần phải phân cấp, phân quyền rõ ràng để mỗi thành phần biết rõ công việc, trách nhiệm, quyền hạn của mình để chủ động thực hiện

- Nguyên tắc hợp tác và chia sẻ Do việc chăm sóc trẻ có nhiều thành

phần khác nhau tham gia, mỗi thành phần tham gia có lợi thế và đặc điểm riêng, vì vậy muốn quản lí việc chăm sóc trẻ có hiệu quả cần có sự hợp tác và chia sẻ về ý tưởng, nguồn lực hay các nhiệm vụ để nhằm mục tiêu chung là tạo môi trường và tổ chức tốt các hoạt động chăm sóc trẻ

- Nguyên tắc thống nhất lãnh đạo Hiệu trưởng nhà trường chịu trách

nhiệm cao nhất trong quản lí hoạt động chăm sóc trẻ ở trường Hiệu trưởng thực hiện quản lí thông qua các qui định, qui chế để chỉ đạo, điều hành để đảm bảo thống nhất về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, về việc sử dụng các nguồn lực và sự phân công công việc phù hợp với từng thành phần tham gia

Hình thức và mức độ tham gia

Trang 29

Từ góc độ của người tham gia: Tham gia với hình thức, mức độ như thế nào, thấp hay cao, nhiều hay ít phụ thuộc vào chính sách của người quản lý, quyền năng của người tham gia và tình huống cụ thể Arnstein (1969) đưa ra một thang gồm 8 bậc tham gia từ thấp nhất là tham gia một cách thụ động như chưa tham gia đến cao nhất là kiểm soát

1 Tham gia kiểu bị thao túng: người tham gia bị sai khiến kiểu “bảo gì

Xét từ góc độ quyền năng của người tham gia, trong 8 bậc thang này, bậc 1 và 2 đều là mức độ tham gia thụ động của người không có quyền lực gì, do vậy bị sai khiến hoặc bị chỉ định thực hiện những công việc nhất định Do vậy, cả hai bậc thang thấp nhất này thuộc mức độ “chưa tham gia” (nonparticipation), chưa có quyền lực tham gia Ba bậc tiếp theo là 3, 4, 5 là tham gia một cách hình thức Ba bậc thang cuối, bậc thang 6, 7, 8 là người tham gia thực hiện quyền kiểm soát Trong việc quản lý hoạt động chăm sóc trẻ em ở trường mầm non tư thục, cần tránh cho các thành phần tham gia hoạt động này, tức là cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường, phụ huynh của các em, chính quyền địa phương và các đơn vị, cá nhân liên quan tham gia ở mức độ 1, 2 và 3 vì những mức độ tham gia này không mang lại hiệu quả Việc tham gia ở mức độ 6 và 7 đòi hỏi ở người tham gia những khả năng cao hơn

Từ người quản lý, Prety (1995) phân biệt được 7 mức độ tham gia từ

Trang 30

thấp đến cao, đó là:

1 Tham gia thao túng: người quản lý huy động người dân tham gia cho

có mặt hoặc cử người đại diện tham gia trong các hội đồng, các ban tư vấn mà cả người dân và người đại diện nhiều khi không biết tham gia làm việc gì và có tác dụng gì;

2 Tham gia thụ động: người quản lý huy động người dân tham gia làm

đúng những gì được chỉ dẫn, hướng dẫn;

3 Tham gia tham vấn: người quản lý huy động người dân tham gia

đóng góp ý kiến, thảo luận, bàn bạc;

4 Tham gia nguồn lực: người quản lý huy động người dân tham gia

đóng góp các nguồn lực vật chất bao gồm công sức lao động, nguyên liệu, vật liệu cần cho các hoạt động của dự án, chương trình nhất định Đây là một trong các hình thức, mức độ tham gia được các nhà quản lý áp dụng phổ biến nhất trong các chương trình, dự án phát triển;

5 Tham gia chức năng: người quản lý huy động người dân tham gia

thực hiện những chức năng, nhiệm vụ nhất định vì mục tiêu của chương trình, dự án Đây là loại tham gia được người quản lý sử dụng như công cụ, phương tiện để thực hiện mục tiêu nhất định;

6 Tham gia tương tác: người quản lý huy động người dân tham gia

giao tiếp, tương tác với nhau để xây dựng và thực hiện các mục tiêu, chương trình, kế hoạch xác định Sự tham gia này không còn là phương tiện, công cụ để người quản lý sử dụng để thực hiện mục tiêu của người quản lý Mà tham gia của người dân là sự thể hiện và thực hiện quyền kiểm soát của người dân đối với các mục tiêu, chương trình, kế hoạch phát triển;

7 Tham gia tự huy động: đây là hình thức, mức độ tham gia cao nhất từ

phía người dân và người quản lý không có nhiều việc phải làm Người dân được huy động để tham gia tự quản, tự chủ đưa ra các sáng kiến và chủ động, tích cực tiếp cận các cơ quan, tổ chức trong và ngoài cộng đồng để tìm cách

Trang 31

thực hiện các sáng kiến đó Sự tham gia này rất quan trọng và cần thiết để duy trì tính bền vững của các chương trình, dự án phát triển cộng đồng

Như vậy, trong việc quản lý hoạt động chăm sóc trẻ ở trường mầm non tư thục, hiệu trưởng cần tránh việc để phụ huynh và các đối tác tham gia ở mức độ 1 và 2, vì ở những mức độ này việc tham gia của phụ huynh và các đối tác chỉ là hình thức Hiệu trưởng cần tạo cho phụ huynh và các đối tác khác được tham gia ở các mức độ từ 3 đến 6 tùy theo khả năng của họ Việc để đối tác tham gia ở mức độ 7 dường như khó có thể thực hiện

Theo Lê Ngọc Hùng, thang bậc tham gia từ góc độ người tham gia và từ góc độ người quản lý có nhiều hình thức, mức độ tương đồng, đó là tham gia thông tin (biết) tham gia đóng góp ý kiến (bàn), tham gia thực hiện công việc nhất định (làm), tham gia kiểm soát (kiểm tra) Hai hình thức, mức độ tham gia còn nhiều tranh cãi là tham gia ra quyết định và tham gia đóng góp các nguồn lực Người quản lý khó có thể dễ dàng chia sẻ quyền lực hay trao quyền lực cho người dân tham gia vào quá trình ra quyết định, nhưng đây là một hình thức, mức độ cao nhất của tham gia mà người dân cần phải đạt tới để có thể tự chủ, tự quản Đồng thời người quản lý sẵn sàng huy động người dân tham gia đóng góp các nguồn lực để thực hiện những mục đích xác định, trong khi người dân nào và không phải lúc nào cũng có sẵn các nguồn lực để đóng góp [21]

Như vậy, việc quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường mầm non tư thục có một số đặc điểm sau:

- Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm cao nhất trong quản lí hoạt động chăm sóc trẻ ở trường Hiệu trưởng quản lí dựa trên các qui định, qui chế để chỉ đạo, điều hành để đảm bảo thống nhất về mục tiêu, nội dung, phương pháp chăm sóc trẻ, về việc sử dụng các nguồn lực và sự phân công công việc phù hợp với các cán bộ, giáo viên và nhân viên của nhà trường

- Chăm sóc trẻ ở trường mầm non tư thục cần có sự tham gia của các

Trang 32

lực lượng trong trường (các cán bộ, giáo viên và nhân viên), và các lực lượng ngoài nhà trường (phụ huynh, chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan…) Khi lực lượng làm công tác chăm sóc trẻ gồm nhiều thành phần thì hiệu trưởng cần tạo điều kiện để các lực lượng này hợp tác và chia sẻ về ý tưởng, nguồn lực hay các nhiệm vụ để tạo môi trường và tổ chức tốt hoạt động chăm sóc trẻ Hiệu trưởng cũng cần phải phân cấp, phân quyền rõ ràng để mỗi thành phần được biết, được bàn, được làm và được kiểm tra hoạt động chăm sóc trẻ tại trường

Hiệu trưởng cần tạo điều kiện để các thành phần trong lực lượng chăm sóc trẻ được tham gia vào việc quản lý hoạt động chăm sóc trẻ, tức là để các thành phần này được biết, được bàn, được làm và được kiểm tra việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá hoạt động chăm sóc trẻ

1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động chăm sóc trẻ mầm non theo tiếp cận tham gia

1.4.2.2 Tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc trẻ

Nắm chắc năng lực của từng giáo viên, nhân viên trong nhà trường với từng mảng hoạt động chăm sóc trẻ; Phân công, phân nhiệm cho cán bộ, giáo viên một cách rõ ràng, phù hợp với năng lực chuyên môn và trình độ của cán bộ, giáo viên; Chăm lo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và cải thiện đời

Trang 33

sống giáo viên để họ yên tâm làm tốt nhiệm vụ được giao; Phân công lao động trong trường hợp lý

Huy động mọi nguồn lực để tổ chức hoạt động chăm sóc trẻ; Thực hiện triển khai các chương trình hành động trong nhà trường nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ về mọi mặt; Huy động mọi nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, tài

chính và thông tin để thực hiện kế hoạch chăm sóc trẻ

1.4.2.3 Phối hợp các lực lượng thực hiện hoạt động chăm sóc trẻ

Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT Điều lệ trường mầm non quy định:

Điều 36:

- Mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm bảo đảm sự đồng thuận trong nhận thức cũng như trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; đa dạng nguồn lực xây dựng cơ sở giáo dục mầm non, bảo đảm môi trường giáo dục tốt nhất cho mỗi trẻ em Phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội bảo đảm nguyên tắc chủ động, cộng đồng trách nhiệm, dân chủ, bình đẳng, hợp tác, chia sẻ

- Nhà trường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của cộng đồng, cha mẹ trẻ em bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ và quyền giám sát của người đã đóng góp để sử dụng theo quy định

- Nhà trường chủ động đề xuất sự hỗ trợ, tiếp thu ý kiến phản hồi tích cực của cha mẹ trẻ em, cộng đồng về các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường; quan tâm, hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, vận động và tạo điều kiện để trẻ em đến trường

Với gia đình trẻ: Tuyên truyền với phụ huynh về công tác chăm sóc trẻ; Trao đổi, tư vấn với phụ huynh để phối hợp thực hiện chăm sóc trẻ Phối hợp với cha mẹ học sinh để huy động nguồn tài chính nhằm đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ;

Với các lực lượng xã hội: Phối hợp với bệnh viện để thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho trẻ; Phối hợp với cơ quan chức năng quản lý an toàn

Trang 34

thực phẩm để tư vấn hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho trẻ; Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan an ninh nhằm đảm bảo về vần đề an ninh trật tự nơi trường đóng;

Chủ động đề xuất biện pháp với cấp uỷ và chính quyền địa phương, phối hợp với gia đình và xã hội nhằm thống nhất quy mô, kế hoạch phát triển nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, các biện pháp giáo dục trẻ em và quan tâm giúp đỡ những trường hợp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho cha mẹ và cộng đồng; Thực hiện phòng bệnh, khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ em; Huy động các nguồn lực của cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục mầm non; Góp phần xây dựng cơ sở vật chất; Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn; Tạo điều kiện để nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ

1.4.2.4 Giám sát đánh giá hoạt động chăm sóc trẻ

Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT Điều lệ trường mầm non quy định:

Điều 36: Cộng đồng, cha mẹ của trẻ em hỗ trợ, giám sát nhà trường thực hiện

các hoạt động; phản hồi với nhà trường về các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, nâng

cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ

Tự đánh giá về phân công tác tổ chức thực hiện chăm sóc trẻ của giáo viên; Kiểm tra, đánh giá kết quả trên trẻ Quản lý hồ sơ theo dõi của giáo viên, của trẻ

Ngoài ra, cán bộ quản lý nhà trường thực hiện tốt công tác tổ chức, huy động và tiếp nhận trẻ trong độ tuổi trên địa bàn đến trường theo quy định, thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi Duy trì và phát triển số lượng trẻ đến trường là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu đảm bảo sự tồn tại, phát triển của nhà trường Để duy trì số lượng trẻ, hiệu trưởng cần: Đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hóa đáp ứng nhu cầu mở rộng trường lớp; Nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ, coi chất

Trang 35

lượng vừa là mục tiêu vừa là điều kiện để thu hút số lượng trẻ đến trường; Hiệu trưởng làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương nhằm tăng cường sự chỉ đạo và tạo thêm các nguồn lực để phát triển nhà trường;

Trang 36

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc trẻ ở trường mầm non theo hướng tiếp cận tham gia

1.5.1 Về phía nhà trường

Nhận thức của CBQL đối với hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻ, nếu có nhận thức đúng thì CBQL sẽ có sự quan tâm trong từng khâu quản lý, từ xây dựng kế hoạch hoạt động phối hợp đến tổ chức, thực hiện và cuối cùng là kiểm tra đánh giá tạo nên những mắt xích liên kết chặt chẽ thì hoạt động phối hợp sẽ diễn ra nhịp nhàng, thống nhất và đạt mục tiêu đề ra với hiệu quả cao nhất

Ngoài ra, nhận thức của các GV, NV trong nhà trường về hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻ cũng không kém phần quan trọng, từ nhận thức được tầm quan trọng của công tác phối hợp, GV, NV nhà trường sẽ ý thức được trách nhiệm của mình trong từng hoạt động phối hợp với một tinh thần tự giác trách nhiệm cao

Bên cạnh đó, sự quan tâm của giáo viên đối với trẻ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc thực hiện công tác phối hợp với CMHS trong giáo dục trẻ

Các hình thức phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻ cũng đóng vai trò không kém, hình thức càng phong phú thì càng thu hút được sự tham gia của CMHS

Nội dung kế hoạch hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻ nếu phù hợp với thực tế địa phương, nhà trường, CMHS cũng sẽ là một trong những yếu tố giúp kế hoạch thực hiện dễ dàng và thành công hơn

Việc quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻ chưa đồng bộ

Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đáp ứng cho hoạt động phối hợp

Công tác hỗ trợ, tư vấn cho cha mẹ trẻ của nhà trường

Trang 37

1.5.2 Về phía gia đình

Nhận thức được vai trò của gia đình đối với hoạt động phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục trẻ, từ đó CMHS sẽ chủ động hơn trong hoạt động phối hợp với nhà trường, tạo mối quan hệ tốt giữa CMHS và nhà trường CMHS nhận thức không đúng vai trò của mình sẽ dẫn đến tình trạng phó thác trách nhiệm giáo dục trẻ cho nhà trường

Cách chăm sóc, giáo dục trẻ của gia đình không thống nhất với cách thức giáo dục trẻ của nhà trường

Lượng thông tin về giáo dục trẻ đến được với gia đình qua nhiều kênh khác nhau như: ti vi, sách báo, internet, mạng xã hội

Phụ huynh còn bận rộn với công việc ít có thời gian cho việc phối hợp và giáo dục trẻ tại nhà

1.5.3 Yếu tố ảnh hưởng từ phía lãnh đạo ngành và địa phương

Sự phát phối kết hợp giữa nhà trường với gia đình và các tổ chức đoàn thể ở địa phương có nhiều ảnh hưởng lớn đến công tác tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ Giáo dục Mầm non phụ thuộc rất nhiều vào công tác xã hội hóa giáo dục Nguồn tài chính, tài sản của các trường MN thu được từ 3 nguồn chính: Ngân sách nhà nước, cha mẹ và chính quyền địa phương Ngoài ra điều kiện phát triển kinh tế còn quyết định mức sống của người dân và đó là nền tảng để CS, GD trẻ

Để tổ chức tốt hoạt động CS, GD trẻ rất cần sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội ở địa phương, một mặt nó tạo ra sự thống nhất trong công tác CS, GD, mặt khác nó phát huy thế mạnh giáo dục gia đình và nhà trường trong CS, GD trẻ

Trang 38

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC TRẺ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH

PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI THEO TIẾP CẬN THAM GIA

2.1 Khái quát về đặc điểm kinh tế, xã hội, giáo dục mầm non tư thục của thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái

2.1.1 Đặc điểm, tình hình kinh tế- xã hội của thành phố Yên Bái

2.1.1.1 Vị trí địa lý của Thành phố Yên Bái

Thành phố Yên Bái được thành lập theo Nghị định số 05/2002/NĐ-CP ngày 11/01/2002 của Chính phủ có 17 đơn vị hành chính, gồm 9 phường là: Nguyễn Phúc, Hồng Hà, Nguyễn Thái Học, Minh Tân, Yên Ninh, Đồng Tâm, Yên Thịnh, Nam Cường, Hợp Minh và 8 xã là: Tuy Lộc, Minh Bảo, Tân Thịnh, Văn Phú, Văn Tiến, Phúc Lộc, Âu Lâu, Giới phiên Thành phố Yên Bái là trung tâm tỉnh lỵ tỉnh Yên Bái với diện tích tự nhiên là 58,020km, nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa miền Tây Bắc, Việt Bắc và trung du Bắc Bộ

Thành phố Yên Bái nằm ở vị trí 21.42°B, 104,52°D, phía bắc và phía đông giáp huyện Yên Bình, phía tây và phía nam giáp huyện Trấn Yên của tỉnh Thành phố Yên Bái nằm bên tả ngạn sông Hồng, có độ cao trung binh so với mặt biển là 35m, với cấu tạo địa hình gồm dải phù sa ven sông, đồng bằng phù sa cổ thềm sông, các đồi núi thấp, đỉnh tròn hình bát úp, các thung lũng khe suối len lỏi, xen kẽ đồi núi là cánh đồng lượn sóng chạy dọc theo triền sông

2.1.1.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội thành phố Yên Bái

Kinh tế thành phố phát triển đa dạng gồm nhiều thành phần như công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, nông- lâm nghiệp; thương mại, dịch vụ, du lịch Trong đó sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp vẫn là thành phần kinh tế chủ đạo của thành phố

Trang 39

* Đặc điểm xã hội: Toàn thành phố có 17 dân tộc anh em cùng chung sống trong đó chủ yếu là người Kinh, ngoài ra là người Tày, Dao, H'.Mông, Thái Dân cư của thành phố Yên Bái mang đặc trưng của dân cư thành thị vùng cao

Dân số thành phố Yên Bái tính đến năm 2017 có 65.585 người Ngoài tín ngưỡng dân gian, những tôn giáo có đông tín đồ của thành phố là Phật giáo và Thiên chúa giáo

2.1.2 Tình hình giáo dục mầm non của thành phố Yên Bái

Theo báo cáo của Phòng giáo dục và Đào tạo thành phố Yên Bái cho thấy: đến tháng 3/2019, thành phố có 21 trường mầm non, trong đó, giảm 5 trường mầm non so với năm 2018 Tỉ lệ trẻ tại các cơ sở mầm non công lập từ 31,9% (Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2022) lên 40%, cơ sở ngoài công lập từ 26% lên 50% và giảm tỉ lệ trẻ tại nhóm trẻ gia đình từ 41% xuống 10% Giáo dục mầm non tại thành phố Yên Bái được tăng cường về số lượng và chất lượng Toàn thành phố đã có 15 trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia Chất lượng công tác chăm sóc, giáo dục trẻ có chuyển biến rõ rệt Đã có 100% trẻ ra lớp được tổ chức nuôi ăn trong nhà trường, 100% trẻ được khám sức khoẻ định kỳ và theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở nhà trẻ giảm còn 12,4%, mẫu giáo còn 13,4% Các cơ sở giáo dục mầm non đã thực hiện tốt chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ, bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống tai nạn thương tích Các chuyên đề cho trẻ làm quen với toán, văn học, chữ viết, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông… được thực hiện lồng ghép trong các hoạt động của nhà trường

Công tác xã hội hóa giáo dục mầm non được đẩy mạnh, nhiều cơ sở mầm non ngoài công lập được thành lập đã góp phần nâng tỉ lệ phụ huynh đưa trẻ trong độ tuổi đến trường đạt cao so với các tỉnh, thành phố trong cả nước Cùng với chủ trương mở rộng trường MN ngoài công lập, lãnh đạo

Trang 40

thành phố cũng đã ban hành một số chế độ, chính sách hỗ trợ cho giáo viên mầm non, đội ngũ bảo mẫu, cấp dưỡng Những đối tượng này được quan tâm bồi dưỡng về chuyên môn cũng như chăm lo về chế độ chính sách Thành phố cũng đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi từ năm 2012

2.1.3 Khái quát về các trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Yên Bái

Trong những năm qua, phát triển giáo dục mầm non (GDMN) ngoài công lập đã góp phần hiện thực hóa chủ trương xã hội hóa giáo dục với hai mục tiêu lớn là phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục; tạo điều kiện để toàn xã hội được thụ hưởng thành quả giáo dục ở mức độ ngày càng cao

Trên địa bàn tỉnh Yên Bái, các cơ sở mầm non tư thục tập trung chủ yếu tại thành phố Yên Bái Số lượng cơ sở GDMN tư thục ngày một tăng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu gửi trẻ của nhân dân

Xác định bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em nói riêng và con người nói chung, trong những năm qua, ngành giáo dục đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Yên Bái luôn quan tâm chú trọng chỉ đạo hoạt động chuyên môn, quản lý các đơn vị nhà trường, đặc biệt đối với hệ thống ngoài công lập tập trung chủ yếu tại thành phố Yên Bái

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Yên Bái có 9 trường mầm non và 13 nhóm trẻ tư thục, huy động 2.111 trẻ chiếm gần 34% tổng số trẻ trên toàn thành phố Có thể thấy, hệ thống đơn vị mầm non ngoài công lập đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp giáo dục của thành phố

Để cụ thể về số liệu khi đánh giá về vấn đề nghiên cứu của đề tài, tác giả tiến hành nghiên cứu trong 9 trường mầm non và số liệu cụ thể như sau:

Ngày đăng: 04/09/2024, 14:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Thị Thu Ba (2016), Quản lý chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục trường Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Lê Thị Thu Ba
Năm: 2016
2. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về Quản lý giáo dục, Trường CBQL giáo dục và đào tạo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khái niệm về Quản lý giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1997
3. Đặng Quốc Bảo, Đặng Bá Lâm, Nguyễn Lộc, Phạm Quang Sáng, Bùi Đức Thiệp, Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam (dành cho Hiệu trưởng và cán bộ quản lý giáo dục), Nxb Giáo dục Việt Nam, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
4. Bộ GD&ĐT (2008), Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh (Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/03/2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh
Tác giả: Bộ GD&ĐT
Năm: 2008
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Điều lệ trường mầm non (Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ trường mầm non
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2008
10. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội
11. Ngô Thị Kim Cúc (2018), Quản lí giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo tiếp cận tham gia ở các trường mầm non Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lí giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo tiếp cận tham gia ở các trường mầm non Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội
Tác giả: Ngô Thị Kim Cúc
Năm: 2018
12. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương khoa học quản lý
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2010
14. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2005
16. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và sự phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục và sự phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI
Tác giả: Trần Khánh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2010
17. Nguyễn Thu Hà (2016), Quản lý hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc trẻ theo hướng phát triển kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ở các trường mầm non quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc trẻ theo hướng phát triển kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ở các trường mầm non quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Thu Hà
Năm: 2016
18. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề quản lý giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề quản lý giáo dục và khoa học giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb giáo dục
Năm: 1986
19. Triệu Thị Hằng (2016), Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non Hoa Hồng quận Đống Đa thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non Hoa Hồng quận Đống Đa thành phố Hà Nội
Tác giả: Triệu Thị Hằng
Năm: 2016
20. Phạm Thị Hoa (2018), Một số biện pháp can thiệp sớm tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ từ 18 đến 36 tháng ở trường mầm non, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp can thiệp sớm tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ từ 18 đến 36 tháng ở trường mầm non
Tác giả: Phạm Thị Hoa
Năm: 2018
21. Lê Ngọc Hùng (2019), Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển giáo dục: khái niệm, mô hình và thực tiễn ở Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo Quốc tế: Những vấn đề mới trong khoa học và giáo dục: tiếp cận Liên ngành và xuyên ngành - Đại học Giáo dục - Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển giáo dục: khái niệm, mô hình và thực tiễn ở Việt Nam
Tác giả: Lê Ngọc Hùng
Năm: 2019
22. Nguyễn Thái Huyền (2022), “Tiếp cận sự tham gia của các bên và phương pháp liên ngành trong quy hoạch đô thị và phát triển bền vững ở Việt Nam”, Tạp chí Môi trường - Xây dựng 2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận sự tham gia của các bên và phương pháp liên ngành trong quy hoạch đô thị và phát triển bền vững ở Việt Nam”
Tác giả: Nguyễn Thái Huyền
Năm: 2022
23. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2020), Tăng cường bồi dưỡng cảm xúc cho giáo viên mầm non trong chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non, Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường bồi dưỡng cảm xúc cho giáo viên mầm non trong chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2020
24. Trần Kiểm (2004), Quản lý và lãnh đạo nhà trường, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý và lãnh đạo nhà trường
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm Hà Nội
Năm: 2004
25. Trần Thị Bích Liễu (2008), “Một số biện pháp nâng cao chất lượng lập kế hoạch của Hiệu trưởng trường mầm non”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp nâng cao chất lượng lập kế hoạch của Hiệu trưởng trường mầm non”
Tác giả: Trần Thị Bích Liễu
Năm: 2008
47. Lane, J. N. (1995), Non-governmental organizations and participatory development: The concept in theory versus the concept in practice.https://doi.org/10.3362/9781780445649.016 Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Danh sách tên trường được khảo sát - quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố yên bái tỉnh yên bái theo tiếp cận tham gia
Bảng 2.1 Danh sách tên trường được khảo sát (Trang 41)
Bảng 2.4: Cơ cấu giáo viên mầm non tư thục thành phố Yên Bái - quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố yên bái tỉnh yên bái theo tiếp cận tham gia
Bảng 2.4 Cơ cấu giáo viên mầm non tư thục thành phố Yên Bái (Trang 42)
Bảng 2.3: Số lượng cán bộ quản lý và giáo viên mầm non tư thục - quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố yên bái tỉnh yên bái theo tiếp cận tham gia
Bảng 2.3 Số lượng cán bộ quản lý và giáo viên mầm non tư thục (Trang 42)
Bảng 2.2: Quy mô mạng lưới trường, lớp, học sinh bậc học mầm non tư  thục thành phố Yên Bái từ năm học 2018 - 2019 đến 2020 - 2021 - quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố yên bái tỉnh yên bái theo tiếp cận tham gia
Bảng 2.2 Quy mô mạng lưới trường, lớp, học sinh bậc học mầm non tư thục thành phố Yên Bái từ năm học 2018 - 2019 đến 2020 - 2021 (Trang 42)
Bảng 2.5: Trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ giáo viên mầm non tư - quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố yên bái tỉnh yên bái theo tiếp cận tham gia
Bảng 2.5 Trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ giáo viên mầm non tư (Trang 43)
Bảng 2.6: Số lượng đối tượng được khảo sát - quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố yên bái tỉnh yên bái theo tiếp cận tham gia
Bảng 2.6 Số lượng đối tượng được khảo sát (Trang 44)
Bảng 2.8: Đánh giá của phụ huynh học sinh về mục đích của việc phối kết - quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố yên bái tỉnh yên bái theo tiếp cận tham gia
Bảng 2.8 Đánh giá của phụ huynh học sinh về mục đích của việc phối kết (Trang 49)
Bảng 2.9: Đánh giá từ phía giáo viên về mục đích của việc phối kết hợp - quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố yên bái tỉnh yên bái theo tiếp cận tham gia
Bảng 2.9 Đánh giá từ phía giáo viên về mục đích của việc phối kết hợp (Trang 50)
Bảng 2.10: Đánh giá của phụ huynh về các hoạt động PHHS đã thực hiện - quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố yên bái tỉnh yên bái theo tiếp cận tham gia
Bảng 2.10 Đánh giá của phụ huynh về các hoạt động PHHS đã thực hiện (Trang 53)
Bảng 2.11: Bảng đánh giá của CBGV về các hoạt động PHHS đã thực - quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố yên bái tỉnh yên bái theo tiếp cận tham gia
Bảng 2.11 Bảng đánh giá của CBGV về các hoạt động PHHS đã thực (Trang 55)
Bảng 2.12: Bảng đánh giá của CBGV về thực trạng các hoạt động nhà  trường đã sử dụng để phối kết hợp với PHHS trong việc chăm sóc trẻ - quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố yên bái tỉnh yên bái theo tiếp cận tham gia
Bảng 2.12 Bảng đánh giá của CBGV về thực trạng các hoạt động nhà trường đã sử dụng để phối kết hợp với PHHS trong việc chăm sóc trẻ (Trang 57)
Bảng 2.14: Thực trạng xây dựng kế hoạch chương trình phối hợp nhà - quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố yên bái tỉnh yên bái theo tiếp cận tham gia
Bảng 2.14 Thực trạng xây dựng kế hoạch chương trình phối hợp nhà (Trang 60)
Bảng 2.15: Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động phối hợp giữa nhà - quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố yên bái tỉnh yên bái theo tiếp cận tham gia
Bảng 2.15 Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động phối hợp giữa nhà (Trang 63)
Bảng 2.16: Mức độ thực hiện của công tác tổ chức phối hợp giữa - quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố yên bái tỉnh yên bái theo tiếp cận tham gia
Bảng 2.16 Mức độ thực hiện của công tác tổ chức phối hợp giữa (Trang 65)
Bảng 2.17: Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động phối hợp giữa nhà - quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố yên bái tỉnh yên bái theo tiếp cận tham gia
Bảng 2.17 Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động phối hợp giữa nhà (Trang 68)
Bảng 2.18: Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý phối hợp giữa nhà - quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố yên bái tỉnh yên bái theo tiếp cận tham gia
Bảng 2.18 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý phối hợp giữa nhà (Trang 71)
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của 4 biện pháp - quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố yên bái tỉnh yên bái theo tiếp cận tham gia
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của 4 biện pháp (Trang 97)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w