Trong đó, năng lực dạy học được xác định gồm 8 tiêu chí [3]: 1 Phát triển chuyên môn bản thân, trong đỏ quy định rõ về đạt chuẩn trình độ đào tạo và hoàn thành đầy đủ các khóa đào tạo, b
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRU ỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
ĐÔ THỊ MINH NGUYỆT
PHÁT TRIẺN NĂNG LỤ C DẠY HỌC MÔN NGŨ VẢN CHO GIÁO VIÊN • • •
Ở CÁC TRUỜNG trung học co sở thành phó từ son ,
TỈNH BẮC NINH THEO TIÉP CẬN THAM GIA
LUẬN VÀN THẠC sĩ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Ma số: 8140114.01
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THANH LÝ
HA NỌI - 2024
Trang 2LỜI CẢM ON
Luận văn được hoàn thành tại Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thanh Lý, nhân dịp này tôi xin bày tở lòng biết ơn chân thành tới Cô giáo đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Xin bày tò lòng biết ơn và lời cảm ơn sâu sắc tới các Thầy giáo, Cô giáo Khoa Quản lý Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học
Do điều kiện về thời gian và năng lực bản thân còn hạn chế do vậy luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo và các bạn học viên đề luận văn này được hoàn chỉnh hơn
Trang 4MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn i
Danh mục các từ viết tắt ii
Danh mục các bâng viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÝ LUẬN VÈ PHÁT TRIÉN NĂNG LỤC DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN CHO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC Cơ SỎ THEO TIÉP CẬN THAM GIA 7
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7
1.1.1 Các nghiên cứu về năng lực dạy học của giáo viên phổ thông 7
1.1.2 Các nghiên cứu về phát triển năng lực dạy học cho giáo viên phổ thông 9
1.2 Năng lực dạy học của giáo viên môn Ngữ văn trường trung học CO’ sở đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phố thông 2018 13
1.2.1 Khái niệm Năng lực dạy học của giáo viên phổ thông 13
1.2.2 Nhiệm vụ của giáo viên trường trung học cơ sở 15
1.2.3 Yêu cầu về dạy học môn Ngữ văn cấp THCS theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 16
1.2.4 Các thành tố của năng lực dạy học môn Ngữ văn của giáo viên trường THCS 21
1.3 Phát triến năng lực dạy học môn Ngữ cho giáo viên ờ các trường Trung học CO’ sở theo tiếp cận tham gia 24
1.3.1 Khái niệm Phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn cho giáo viên 24
1.3.2 Hiệu trưởng trường THCS và nhiệm vụ phát triển năng lực dạy học cho giáo viên 26
1.3.3 Phân cấp quản lý trong trường THCS về phát triển năng lực dạy học cho giáo viên dạy môn Ngữ văn 27
• • • ill
Trang 51.3.4 Tiêp cận tham gia trong phát triên năng lực dạy học môn
Ngừ cho giáo viên ở các trường THCS 31
1.3.5 Nội dung phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn cho giáo viên ở trường THCS theo tiếp cận tham gia 32
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực dạy học môn Ngữ ở trường THCS theo tiếp cận tham gia 36
1.4.1 Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý 36
1.4.2 Các yếu tố thuộc về học sinh 37
1.4.3 Các yếu tố thuộc về môi trường xã hội và Ngành giáo dục 37
1.4.4 Các yếu tố thuộc về bản thân giáo viên môn Ngữ văn 37
Kết luận Chương 1 38
CHƯƠNG 2: THỤC TRẠNG PHÁT TRIẺN NẤNG LỤC DẠY HỌC MÔN NGỮ VÁN CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CO SỞ THÀNH PHÓ TÙ SƠN, TỈNH BẮC NINH THEO TIÉP CẬN THAM GIA 40
2.1 Khái quát về giáo dục THCS của thành phố Từ Son, tỉnh Bắc Ninh 40
2.2 Tổ chức khảo sát 42
2.2.1 Mục đích khảo sát: Nhằm đánh giá thực trạng trong năng lực dạy học và phát triển năng lực dạy học môn Ngừ văn cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo tiếp cận tham gia 42
2.2.2 Nội dung khảo sát 42
2.2.3 Mầu khảo sát 42
2.2.4 Phương pháp và công cụ khảo sát 43
2.2.5 Tiêu chí và thang đánh giá 44
2.3 Thực trạng năng lực dạy học môn Ngữ văn của giáo viên các • • CT • • •/ • CT CT trường THCS thành phố Từ Sơn, Bắc Ninh 45
2.3.1 Thực trạng năng lực phát triển kế hoạch dạy học môn học và kế hoạch bài dạy của giáo viên môn Ngữ văn 45
2.3.2 Thực trạng năng lực tổ chức dạy học của giáo viên môn Ngữ văn 47
IV
Trang 62.3.3 Thực trạng năng lực thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá
cho học sinh của giáo viên môn Ngữ văn 49
2.3.4 Thực trạng Năng lực hợp tác với đồng nghiệp trong sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn của giáo viên môn Ngừ văn 52
2.4 Thực trạng Phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn cho giáo • • CT • • */ • CT CT viên ở các trường THCS thành phố Tù’ Son, tỉnh Bắc Ninh theo tiếp cận tham gia 54
2.4.1 Thực trạng khảo sát nhu cầu và đánh giá năng lực dạy học của giáo viên môn Ngữ văn 54
của giáo viên môn Ngữ văn 55
2.4.2 Thực trạng lập kế hoạch phát triển năng lực dạy học cho giáo viên môn Ngừ văn 56
2.4.3 Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên môn Ngữ văn 59
2.4.4 Thực trạng xây dựng và kết nối mạng lưới giáo viên dạy học môn Ngữ văn trong và ngoài trường 61
2.4.5 Thực trạng phối hợp các lực lượng hồ trợ phát triển năng lực dạy học cho giáo viên môn Ngừ văn 62
2.4.6 Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển năng lực dạy học cho giáo viên môn Ngữ văn 64
2.5 Các yếu tố ảnh hường đến phát triển năng lực dạy học cho giáo viên môn Ngũ’ văn tại trường trung học cơ sở 66
2.5.1 Các yếu tố khách quan 66
2.5.2 Các yếu tố chủ quan 67
2.6 Đánh giá chung thực trạng phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn ở trưòng THCS thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo tiếp cận tham gia 67
2.6.1 Điểm mạnh 68
2.6.2 Điểm hạn chế 70
Kết luận Chương 2 73
V
Trang 7CHUÔNG 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỤC DẠY HỌC • • • •
MÔN NGỮ VÀN CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG
HỌC CO SỞ THÀNH PHÓ TÙ SON, TỈNH BÁC NINH THEO
TIẾP CẬN THAM GIA 74♦
3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 74
3.1.1 Bảo đảm tính thực tiến, khà thi 74
3.1.2 Bảo đảm tính đồng bộ 74
3.1.3 Bào đảm tính kế thừa 74
'7 3.2 Các biện pháp phát triên năng lực dạy học môn Ngũ’ văn cho giáo viên ỏ' các trưòng THCS thành phố Từ Son, tỉnh Bắc Ninh theo tiếp cận tham gia 75
3.2.1 Biện pháp 1: Chĩ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch phát triền năng lực dạy học môn Ngừ văn cho giáo viên ở trường THCS thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 75
9 9 3.2.2 Biện pháp 2: Tô chức đa dạng hoá các hoạt động phát triên năng lực dạy học môn Ngữ văn cho giáo viên ở trường THCS thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 76
3.2.3 Biện pháp 3: Kiểm tra đánh giá năng lực giáo viên dạy môn Ngữ văn, làm cơ sở thực hiện thi đua khen thưởng, tạo động lực làm việc cho giáo viên ở trường THCS thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 78
3.2.4 Biện pháp 4: Huy động các nguồn lực tham gia vào quá trình phát triến năng lực dạy học môn Ngữ văn cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo tiếp cận tham gia 81
3.2.5 Biện pháp 5: Xây dựng nhà trường thành cộng đồng học tập, tạo môi trường cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường THCS thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh phát triển 83
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 84
3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 85
VI
Trang 83.4.1 Tổ chức khảo nghiệm 85
3.4.2 Kết quả khảo nghiệm 86
Kết luận Chương 3 91
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 PHỤ LỤC
• •
Vil
Trang 9cho học sinh của giáo viên môn Ngữ văn 50Bảng 2.5 Thực trạng Năng lực hợp tác với đồng nghiệp trong sinh
hoạt tổ/nhóm chuyên môn của giáo viên môn Ngữ văn 52Bảng 2.6 Thực trạng khảo sát nhu cầu và đánh giá năng lực dạy học
của giáo viên môn Ngữ văn 55Bảng 2.7 Thực trạng lập kế hoạch phát triển năng lực dạy học cho
giáo viên môn Ngữ văn 57Bảng 2.8 Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực
dạy học cho giáo viên môn Ngữ văn 60Bảng 2.9 Thực trạng xây dựng và kết nối mạng lưới giáo viên dạy
học môn Ngữ văn trong và ngoài trường 61Bảng 2.10 Thực trạng phối họp các lực lượng hồ trợ phát triền năng
lực dạy học cho giáo viên môn Ngữ văn 62Bảng 2.11 Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển
năng lực dạy học cho giáo viên môn Ngữ văn 64Bảng 2.12 Thực trạng phát triển năng lực dạy học cho giáo viên môn
Ngữ văn ở trường THCS thành phố Từ Sơn, tình Bắc Ninh theo tiếp cận tham gia 67
Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện
pháp quản lý đề xuất 87Bảng 3.2 Mối tương quan giữa mức độ cần thiết với mức độ khả thi
của các biện pháp quản lý đề xuất 89
• • • Vlll
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong bất kỳ thời đại nào, giáo dục luôn có một vai trò quan trọng đối với vận mệnh cùa đất nước Trải qua bao thập kỷ, Đảng và Nhà nước ta luôn xem giáo dục là quốc sách hàng đầu Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khoá Xỉ về Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo chỉ ra rằng: “Chuyên mạnh giảo đục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học
Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã đề cập: “Mục tiêu
giáo dục phổ thông tập trung phát triển trí tuệ, thê chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dãn, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh
Ngày 26 tháng 12 năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 32/2018/TT- BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới Trong định hướng đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông năm 2018 đã nêu rõ: “Một trong những quan điểm nối bật là phát triển chương trình theo định hướng năng lực” Môn Ngữ văn trong chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ đồi mới cả về mục tiêu cũng như nội dung, phương pháp giảng dạy và kiềm tra, đánh giá
về đổi mới dạy học môn Ngữ văn, thể hiện rõ nhất là yêu cầu chuyển từ dạy học nội dung sang dạy học phát triển năng lực, đáp ứng nhu cầu học tập trong thời đại mới Tuy nhiên, quá trình dạy của thầy, quá trình học cúa trò cũng còn nhiều bất cập Thói quen dạy học của thầy vẫn còn thiên nhiều theo hướng dạy truyền thống, chưa thực sự đổi mới, chưa thực sự tạo đà cho việc đón nhận chương trình giáo dục phổ thông mới mà Bộ GD&ĐT đã ban hành Thầy vẫn chưa thực sự coi học trò là trung tâm, chưa nắm bắt được tâm lý, thói
1
Trang 11quen học tập, khả năng tiêp nhận của từng em, năng khiêu và thê mạnh của từng em Do vậy, việc giảng dạy của thầy vẫn còn thiên về trang bị kiến thức một cách dàn đều, chưa thực sự dựa trên khả nâng của người học để xây dựng mục tiêu, nội dung, phưcmg pháp, hình thức tổ chức dạy học Việc phát huy được năng lực thực sự của mồi học sinh còn hạn chế Trò có tâm lý ngại học Ngữ văn vì phải nghe nhiều, ghi nhiều Các em chưa được sáng tạo một cách thực sự theo năng lực bản thân.
Vậy, đế đáp ứng được yêu cầu nội dung dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới đòi hòi đội ngũ giáo viên môn Ngữ văn phải có năng lực dạy học vững vàng, tích cực bồi dưỡng, phát triển về chuyên môn nghiệp vụ Quan trọng hơn cả là các nhà quản lý phải có biện pháp phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn cho đội ngũ giáo viên ở các trường THCS trên địa bàn bằng nhiều hình thức
Thực tiễn, quá trình nghiên cứu đã có một số công trình quan tâm đến hướng nghiên cứu về bồi dưỡng, phát triển năng lực dạy học cho giáo viên Trong điều kiện phát triền chương trình giáo dục phổ thông hiện nay ít nhiều đã
có đề tài quan tâm đến vấn đề này Xuất phát từ vị trí công tác là cán bộ quản
lý, tôi cũng luôn quan tâm đến vấn đề tổ chức bồi dưỡng, phát triển năng lực dạy học môn Ngừ văn cho đội ngũ giáo viên và mong muốn đề xuất những biện pháp hữu ích để nâng cao năng lực dạy học môn Ngữ văn cho đội ngũ đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục mới Điều đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn nói riêng và chất lượng giáo dục ở các trường phổ thông nói chung Vì vậy, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn cho giảo viên ở các trường THCS thành pho Từ Sơn, tỉnh Bẳc Ninh theo tiếp cận tham gia ”
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Từ Sơn,
2
Trang 12tỉnh Băc Ninh theo tiêp cận tham gia, dựa vào tiêp cận các nội dung quản lý
để đề xuất những biện pháp quản lý nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngừ văn ở các Nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và xu thế phát triển xã hội hiện nay
3 Câu hỏi nghiên cứu
Hiện nay, năng lực dạy học môn Ngữ vãn cùa giáo viên các trường Trung học cơ sớ trên địa bàn thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 ở mức độ nào?
Cần có những biện pháp gì để Hiệu trưởng và cán bộ quản lý có thể áp dụng để phát triển năng lực dạy học môn Ngữ vãn cho giáo viên tại các trường Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Từ Sơn, tinh Bắc Ninh để đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình GDPT 2018?
4 Khách thể và Đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu
Lãnh đạo, chuyên viên phòng GDĐT, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên môn Ngừ văn dạy khối 6,7 các trường THCS trên địa bàn thành phố Từ Sơn
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo tiếp cận tham gia
5 Giả thuyết khoa học
Năng lực dạy học môn Ngừ văn của đội ngũ giáo viên tại các trường THCS thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới còn nhiều bất cập, chưa thật đồng đều, trong đó có nguyên nhân từ công tác quản lý Nếu nghiên cứu, đánh giá được thực trạng, tìm ra nguyên nhân và đề xuất các biện pháp phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn cho giáo viên phù hợp với điều kiện thực tiễn và năng lực của giáo viên thì chất lượng dạy học môn Ngừ văn ở các trường THCS trên địa bàn thành
3
Trang 13phổ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được thay đổi theo chiều hướng tích cực và kết quả học tập của học sinh sẽ được nâng cao.
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1 Cơ sở lý luận về phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn cho giáo viên trường THCS theo tiếp cận tham gia
6.2 Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng phát triền năng lực dạy học môn Ngữ văn cho giáo viên ờ các trường THCS thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo tiếp cận tham gia và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý
6.3 Đe xuất biện pháp phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo tiếp cận tham gia
7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Chủ thể Phát triển: Hiệu trưởng trong sự phân cấp với tổ/nhóm trưởng chuyên môn của trường THCS
- Địa bàn khảo sát: 14 trường THCS của thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
- Khách thể khảo sát: 75 người gồm 03 lãnh đạo và chuyên viên phụ
trách cấp THCS, 28 Bam giám hiệu (HT, PHT phụ trách CM); 14 tổ/nhóm trướng bộ môn Ngữ văn; 30 giáo viên dạy môn Ngữ văn dạy lớp 6,7
- Thời gian nghiên cứu: sử dụng số liệu thống kê từ năm 2019-2020 đến nay
8 Phương pháp nghiên cứu
8.1 Nhổm phương pháp nghiên cún lý luận: phân tích-tắng họp, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá những vấn đề lý luận và văn bản pháp quy có liên quan đến phát triển năng lực dạy học cho giáo viên môn Ngữ văn ở trường THCS
4
Trang 148.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Sử dụng Phiếu điều tra bằng bảng hỏi để khảo sát 75 CBQL và giáo viên của 14 trường THCS thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh về thực trạng năng lực
và thực trạng phát triển phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn, khảo nghiệm biện pháp phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo tiếp cận tham gia
- Phương pháp phòng vấn sâu
Phỏng vấn sâu dành cho các Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên cốt cán của các trường trung học cơ sở thành phố Từ Sơn, tình Bắc Ninh về thực trạng năng lực và thực trạng phát triển phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo tiếp cận tham gia bổ sung cho kết quả nghiên cứu định lượng
- Ph ương pháp chuyên gia
Xin ý kiến các cán bộ quản lý, giáo viên có kinh nghiệm trong phát triến năng lực dạy học môn Ngữ văn cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo tiếp cận tham gia; và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý, chỉ ra những kết quả đã đạt được, những bất cập, thuận lợi, những khó khăn, những mặt tích cực và những yếu kém trong phát triền năng lực dạy học môn Ngừ văn cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Từ Sơn, tĩnh Bắc Ninh
- Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng một số công thức toán thống kê (điểm trung bình, tỉ lệ phần
Trang 159 Câu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Danh mục Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn cho giáo viên ở trường THCS theo tiếp cận tham gia
Chương 2 Thực trạng phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo tiếp cận tham gia
Chương 3. Biện pháp phát triển năng lực dạy học môn Ngừ văn cho giáo viên ở các trường THCS thành phổ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh theo tiếp cận tham gia
6
Trang 16CHUÔNG 1
Cơ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIÈN NĂNG Lực DẠY HỌC • • • • MÔN NGŨ VÀN CHO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC cơ SỞ
THEO TIẾP CẬN THAM GIA
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các nghiên cún về năng lực dạy học của giáo viên phổ thông
Năng lực dạy học là một vấn đề then chốt trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Vấn đề năng lực dạy học và bồi dưỡng năng lực dạy học, cũng đã có nhiều công trinh nghiên cứu đề cập đến Có thể kể ra những công trình nghiên cứu có tính chất tiêu biểu:
Tiếp cận về năng lực trong đào tạo giáo viên đã phát triển mạnh mẽ trong những năm 1990 ở nhiều nước trên thế giới (Kerka, 2001) Năng lực theo cách tiếp cận này được hiểu là “khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ và sự dam mê để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống” (Québec-Ministere de TEducation, 2004) Việc xác định năng lực được bắt đầu từ phân tích yêu cầu của hệ thống hành động ứng với vị trí và vai trò của cá nhân trong hoạt động
Từ đó, hình thành các khung năng lực phù hợp với hoạt động
Trong giáo dục, nhiều nước và tổ chức quốc tế đã thiết kế khung nãng lực sư phạm nhằm tham chiếu cho đào tạo, tuyển dụng, đãi ngộ và phát triển nghề nghiệp của người giáo viên, như khung năng lực của Khối hợp tác và phát triển kinh tế (OECD, 2005); Thái Lan (Pilanthananond, 2007); Singapore (NIE, 2009)
Khi nhấn mạnh phát triển năng lực dạy học đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, Zeichner (2010) nói rằng việc giảng dạy năng lực nên được lồng ghép vào khung năng lực giảng dạy; Alqiawi và Ezzeldin (2015) công nhận rằng giảng dạy khung năng lực có
7
Trang 17thể được sừ dụng làm tiêu chí và các tiêu chuẩn để định hướng và xác định danh tính của những giáo viên giỏi [35, tr 65-73]
Ở Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học Trong đó, năng lực dạy học được xác định gồm 8 tiêu chí [3]: (1) Phát triển chuyên môn bản thân, trong đỏ quy định rõ về đạt chuẩn trình độ đào tạo và hoàn thành đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn theo quy định; có kế hoạch thường xuyên học tập, bồi dưỡng phát trỉên chuyên môn bản thân, chủ động nghiên cứu, cập nhật kịp thời yêu cầu đôi mới về kiến thức chuyên môn; vận dụng sảng tạo, phù hợp các hình thức, phương pháp và lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng, năng cao năng lực chuyên môn của bản thân, sẵn sàng hướng dẫn, ho trợ đồng nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển chuyên môn của bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu đôi mới giáo dục; (2) Xảy dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát trỉển phẩm chất, năng lực học sinh; (3) Sử dụng phương pháp dạy học và giảo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; (4) Kiêm tra, đánh giá theo hướng phát triển phâm chất, năng lực học sinh; (5)
Tư vấn và ho trợ học sinh; (6) Phối họp giữa nhà trường, gia đình, xã hội đê thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh; (7) Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dãn tộc; (8) Úng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.
Dựa trên sự phân tích vai trò mới của người giáo viên trong dạy học hiện đại và Chuấn nghề nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội đã xác định khung năng lực dạy học của người giáo viên gồm 10 tiêu chí; (1) Năng lực phát triên chương trình và tài liệu giáo khoa;
(2) Năng lực lập kế hoạch dạy học, kế hoạch bài học; (3) Năng lực tỏ chức các hoạt động học tập của học sinh/Năng lực thực hiện kế hoạch bài học; (4) Năng lực vận dụng phương pháp, phương tiện và hình thức tô chức dạy học
bộ môn; (5) Năng lực dạy học phân hóa; (6) Năng lực dạy học tích hợp; (7)
Trang 18Năng lực tô chức và quản lý lớp học, tạo môi trường học tập hiệu quả trong giờ học; (8) Năng lực hỗ trợ học sinh có nhu cầu đặc biệt trong dạy học; (9) Năng lực đánh giá sự tiến bộ và kết quá học tập của học sinh; (10) Năng lực xây dựng, quản lý và khai thác hồ sơ dạy học So với chuấn nghề nghiệp do
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, khung năng lực dạy học của giáo viên trong chương trình đào tạo của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cụ thể và cập nhật hơn, có thề sử dụng làm tham chiếu đánh giá trong đào tạo và phát triến giáo viên
Hoàng Thị Mai (2023), trong bài viết “Dạy học nội dung “Thực hành đọc mở rộng vãn bản ’’ theo thể loại trong môn Ngữ văn ở THPT”, đã nghiên
cứu và rút ra kết luận: Trên thực tế, hầu hết giáo viên chưa xác định đúng mục tiêu, đặc điểm của bài đọc mở rộng so với bài đọc thông thường, dần đến thiếu biện pháp tổ chức dạy học nội dung này một cách hợp lý, khoa học Bài viết nhằm xác định mục tiêu, đặc điểm cùa bài đọc mở rộng và đề xuất các biện pháp tổ chức dạy học các bài đọc này ở cấp trung học phổ thông nhàm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của Chương trình giáo dục phố thông môn Ngữ văn năm 2018 [21; tr 13-17],
1.1.2 Các nghiên cứu về phát triển năng lực dạy học cho giáo viên phổ thông
Trong báo cáo phát triển con người UNDP đã cho thấy phần lớn các quốc gia có chỉ số HDI (Chỉ số phát triển con người) cao là những nước có hệ thống giáo dục tiên tiến như: Nauy, Alien, Ôxtrâylia, Canada, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore Để có một nền giáo dục phát triển như vậy các nước
đã rất coi trọng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đặc biệt phát triển nghề nghiệp của người giáo viên
Ớ Philippin là quốc gia vùng Đông Nam Á có nhừng đặc thù về giáo dục tương đồng với Việt Nam, trong quá trình đồi mới giáo dục đã xây dựng
kế hoạch tổng thể 10 năm từ năm 2003 đến 2013, trong đó chú trọng đến 3 nội dung lớn đó là [26, tr.45]:
9
Trang 19- Thu hút học sinh giỏi vào các trường sư phạm
- Cải cách tiền lương cho giáo viên
- Bố trí việc làm và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các sinh viên mới
ra trường
- Việc cải cách 3 nội dung trên, Philippin đã từng bước nâng cao tầm quan trọng của nghề dạy học, là tiền đề để giáo dục cùa quốc gia có sự phát triển như hiện nay
Nhật Bản đã xây dựng giải pháp phát triển nâng cao nghề nghiệp cho giáo viên như:
- Triển khai các chương trình phát triển giáo viên bằng nhiều hình thức khác nhau, theo từng mức thâm niên nghề nghiệp của giáo viên
- Đãi ngộ giáo viên thông qua tiền thưởng hàng năm và theo hiệu quả công việc
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 [3] về việc ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông để thay thế chuẩn nghề nghiệp giáo viên
cũ Theo thông tư này, chuẩn nghề nghiệp giáo viên có 5 tiêu chuẩn, trong đó, tiêu chuẩn 2, phát triển chuyên môn nghiệp vụ là tiêu chuẩn mang trọng số cao nhất Chuẩn nghề nghiệp giáo viên ra đời vừa là cơ sở để xây dựng, đổi mới nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo, phát triển giáo viên đồng thời giúp giáo viên
tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phấm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp
vụ Với các cơ sở giáo dục phổ thông cũng có căn cứ đề đánh giá giáo viên hằng năm để đề xuất chế độ, chính sách đối với giáo viên được đánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp
Có một loạt các nghiên cứu được công bố sau khi các nhà trường phổ thông triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 như:
Phan Trọng Ngọ, Nguyễn Thị Mỹ Hoà (2017) trong bài viết “Năng lực
10
Trang 20dạy học cùa giảo viên THPT” đã phân tích kêt quả năng lực dạy học của
1.184 giáo viên tại 14 trường trung học phổ thông thuộc 7 tỉnh (thành phố) dựa vào Khung năng lực dạy học trong chương trình đào tạo sư phạm của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, được thiết kế theo Khung chuẩn về năng lực dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Các năng lực dạy học của• • J • • • • C7 • • •
giáo viên trung học phổ thông đạt mức trung bình theo thang 5 bậc Trong đó, các năng lực thành phần như thiết kế bài dạy; tổ chức hoạt động học tập cho học sinh, tố chức và quản lý lớp học trong giờ học, đánh giá kết quả học tập
và thiết lập, quản lý và khai thác hồ sơ học sinh là những năng lực đạt mức khá cao Một số năng lực khác như thiết kế và phát triển chương trình, biên soạn và phát triển tài liệu giáo khoa, dạy học tích họp và phân hóa thì các giáo viên được khảo sát có phần hạn chế hơn Để nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên, các biện pháp cần được ưu tiên là tăng cường hoạt động chuyên môn của nhà trường; đổi mới đào tạo trong các trường sư phạm và tăng cường
cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và đổi mới cơ che quản lý chuyên môn, tăng quyền tự chủ trong dạy học và giáo dục học sinh [23]
Lê Minh Cường (2019) trong bài viết “Đôi mới công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giảo viên phô thông ”, trên cơ sở nghiên cứu các kết quả bồi dưỡng năng lực cho giáo viên trong thực tiễn thời gian qua, theo chúng tôi, cần: - Chú trọng hơn nữa việc bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên phổ thông Việc bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên cần được triển khai một cách đồng bộ ngay cho sinh viên từ năm thứ nhất ở các trường Sư phạm; - Lấy bồi dưỡng thường xuyên (mà trọng tâm là tự bồi dưỡng) là một trong những hình thức chính đề nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên; - Thường xuyên đánh giá (trong đó chú trọng tự đánh giá) đế phát hiện những mặt hạn chế, từ đó kịp thời có biện pháp bồi dưỡng, nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên phổ thông; - Chú trọng các hoạt động có tính nghiệp vụ như: thao giảng, dự giờ, vì đây là môi trường rất thuận lợi cho giáo viên và
11
Trang 21sinh viên sư phạm tự rèn luyện, tương tác để cùng nâng cao năng lực nghề nghiệp cho bản thân [9, tr.33-36]
Nguyễn Thị Thu Thơm (2020) trong công bố “Kinh nghiệm về quăn lý hoạt động hồi dưỡng năng lực dạy học cho giảo viên tại một so quốc gia trên thế giới và hài học áp dụng cho Việt Nam ” chỉ ra rằng, bồi dưỡng giáo viên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các nền giáo dục ở mỗi quốc gia, trong đó hạt nhân của bồi dưỡng giáo viên chính là bồi dưỡng năng lực dạy học cho họ Kinh nghiệm về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tại một số quốc gia trên thế giới, nhất là ờ các nước có nền giáo dục phát triển tiên tiến mà chúng tôi giới thiệu trên đây hi vọng sẽ là những kinh nghiệm quý giá khi áp dụng trong quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tại Việt Nam [29, tr 61-64]
Tác giả Lê Thị Hồng (2021) đã có nghiên cứu về “Một số biện pháp phát triển năng lực dạy học đọc hiêu văn bản cho sinh viên ngành Giáo dục tiêu học trong các trường đại học ” [15]
Nguyễn Thị Dung (2021), với nghiên cứu Luận văn Thạc sỳ Quản lý Giáo dục “Quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ vãn theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại các trường THCS huyện Thường Tín, thành pho
Hà Nội’’, đã đề xuất các biện pháp quản lý giúp cán bộ quản lý, giáo viên dạy Ngừ văn có ý thức trách nhiệm, tâm huyết với nghề nghiệp, xác định được đổi mới dạy học môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong chương trình Giáo dục Phố thông mới là một yêu cầu cấp thiết và vô cùng khó khăn, đòi hỏi giáo viên dạy Ngữ văn nâng cao ý thức tự giác học hỏi, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, trau dồi phẩm chất, năng lực đề đáp ứng với yêu cầu của đối mới [13]
Chu Quang Hùng (2022) trong Luận văn Thạc sỳ Quản lý Giáo dục
“Phát triển năng lực dạy học cho giáo viên môn Khoa học tự nhiên tại các trường trung học cơ sở huyện Ba Vì, thành phổ Hà Nội đáp ứng yêu cầu
12
Trang 22Chương trình giảo dục phô thông 2018” đã đề xuất 05 biện pháp quản lý gồm: Phân công chuyên môn cho giáo viên đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018; Tổ chức bồi dưỡng phát triển năng lực cho cán bộ quản lý, giảo viên đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018; Thực hiện tốt quy chế chuyên môn, nề nếp sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn, đa dạng hóa nội dung, hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn đáp úng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phồ thông 2018; Kiểm tra đánh giá năng lực giáo viên đảm bảo khách quan, công bàng, làm cơ sờ thực hiện hiệu quả công tác thi đua khen thưởng, tạo động lực làm việc cho giáo viên; và Xây dựng cộng đồng học tập trong nhà trường tạo môi trường phát triển đội ngũ cán bộ quản
lý, giáo viên, đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 [19]
Như vậy, các nghiên cứu về phát triển năng lực dạy học cho giáo viên tại các trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng đã bắt đầu được triển khai ở các môn học, ở các địa phương khác nhau, nhưng nghiên cứu về phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn cho giáo viên ở các trường THCS theo tiếp cận tham gia chưa được triền khai nghiên cứu ở thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
1.2 Năng lực dạy học của giáo viên môn Ngũ’ văn trường trung học cơ sỏ’ đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phố thông 2018
1.2.1 Khái niệm Năng lực dạy học của giảo viên phổ thông
* Khải niệm Năng lực
Phạm trù năng lực được hiểu theo nhiều cách và mỗi cách hiểu có những thuật ngữ tương ứng Năng lực hiểu theo nghĩa chung nhất là khả năng
mà cá nhân thể hiện khi tham gia hoạt động nào đó ở một thời điểm nhất định Hoặc năng lực là là khả năng thực hiện hiệu quả một nhiệm vụ, một hành động cụ thể, liên quan đến một lĩnh vực nhất định dựa trên cơ sở hiểu biết, kì năng, kĩ xảo và sự sẵn sàng hành động khác nhau
Theo “Từ điển Tiếng Việt”, năng lực là “Khả năng, điều kiện chủ quan
13
Trang 23hoặc tự nhiên sằn có để thực hiện một hoạt động nào đó”; “Phẩm chất tâm lý
và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”
Theo “Gốc và nghĩa từ Việt thông dụng”, năng lực là một từ Hán Việt, trong đó, “năng là làm nối việc; lực là sức mạnh; năng lực là sức mạnh làm nổi việc nào đó”
Theo “Từ điển Bách khoa Việt Nam”, định nghĩa năng lực được hiểu là
“đặc điếm của cá nhãn thê hiện mức độ thông thạo - tức là có thê thực hiện một cách thuần thục và chắc chắn - một hay một số hoạt động nào đó Năng lực gắn liền với những phẩm chất về trí nhớ, trí nhạy cảm, trí tuệ, tinh cách của cả nhân ’ \
Còn theo “Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedie”: “Năng lực là
một tiêu chuân đòi hỏi ở một cả nhản khi thực hiện một công việc cụ thể
Nó bao gồm sự vận dụng tông hợp các tri thức, kĩ năng và hành vi ứng xử trong thực hành Nói một cách khái quát, năng lực là một trạng thải hoặc một phẩm chất, một khả năng tương xứng đê có thê thực hiện một công việc cụ thê ”,
Nhìn chung, mồi nhà nghiên cứu đứng ở những góc độ tiếp cận vấn đề khác nhau để trình bày những quan niệm khác nhau về năng lực song đều chụm lại ở những điểm chung nhất
Thứ nhất, khi nói đến năng lực là nói đến khả năng thực hiện, có khả năng làm việc (biết làm và đạt hiệu quả) chứ không chỉ đơn thuần là biết và hiểu
Thứ hai, hành động làm (thực hiện) phải gắn với ý thức và thái độ; phải
có kiến thức và kĩ năng, kĩ xảo chứ không phải làm việc một cách máy móc,
mù quáng (làm nhưng không hiểu gì và không có hiệu quả)
Từ khái niệm năng lực, lại xuất hiện khái niệm về năng lực hành động Năng lực hành động là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kì năng và những thuộc tính tâm lí cá nhân khác (hứng thủ, niềm vui, ý chí để thực
14
Trang 24hiện thành công một loại công việc nào đỏ trong bối cảnh nhất định Năng lực hành động của cá nhân được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân khi giải quyết nhũng vấn đề của cuộc sống.
* Khái niệm Năng lực dạy học
Năng lực dạy học là những thuộc tính tâm lý mà nhờ đó người giáo viên thực hiện tốt hoạt động dạy học Đó là khả năng vận dụng những kiến thức, kỳ năng, kinh nghiệm của bản thân một cách chủ động nhằm thực hiện
có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong dạy học Nói cách khác, năng lực dạy học là khả năng thực hiện các hoạt động dạy học với chất lượng cao
Năng lực dạy học là một loại năng lực chuyên biệt, tống hoà các yếu tố
có mối liên hệ hữu cơ với nhau, gồm: kiến thức, kỳ năng - kỳ xảo, phẩm chất nhân cách, phương pháp, tác phong và tư chất của nhà giáo, hợp thành khả năng, điều kiện nội tại, bảo đảm cho hoạt động dạy học của giáo viên đạt hiệu quả cao
Theo tác giả Nguyễn Đức Chính.' “Năng lực dạy học là tô hợp các thuộc tinh tâm lý của người giáo viên bao gồm tri thức chuyên môn nghiệp
vụ, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của giáo viên được thê hiện thành công dưới dạng các thao tác, hoạt động trong quả trình dạy học giúp cho người giáo viên thực hiện quá trình dạy học đạt được kết quả cao
1.2.2 Nhiệm vụ của giáo viên trường trung học co' sỏ'
Luật Giáo dục (2019) xác định: Giáo viên là người giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình
độ sơ cấp, trung cấp [26]
Theo Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phố thông
và trường phố thông có nhiều cấp học quy định nhiệm vụ của giáo viên trung học: [5]
(1) Thực hiện nhiệm vụ tố chức các hoạt động dạy học, giáo dục
15
Trang 25theo kế hoạch giáo dục của nhà trường và kế hoạch giáo dục cùa tổ chuyên môn; quàn lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường
tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục
(2) Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mầu trước học sinh; thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp
(3) Học tập, rèn luyện đế nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đối mới phương pháp dạy học, giáo dục
(4) Tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
(5) Tham gia công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở địa phương
(6) Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành giáo dục, các quyết định của hiệu trưởng; thực hiện nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng và các cấp quản
lý giáo dục
(7) Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục
(8) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật [5]
1.2.3 Yêu cầu về dạy học môn Ngũ' văn cap THCS theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018
Theo Thông tư số 32/2018/TT- BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về chương trình giáo dục phổ thông, môn Ngừ văn đã quy định cụ thể mục tiêu, nội dung, phương pháp, các hình thức kiếm tra đánh giá như sau: [4]
- về Mục tiêu dạy học
Hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất cao đẹp: yêu nước,
16
Trang 26nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bôi dường tâm hôn, hình thành nhân cách và phát triền cá tính thông qua những hoạt động khám phá, tiếp nhận các văn băn ngôn từ, đặc biệt là văn bản văn học cùng với các hoạt động rèn luyện nghe, nói và thực hành tạo lập các kiểu văn bản thông dụng.
Góp phần giúp HS phát triển các năng lực chung như năng lực tự chủ
và tự học, năng lực giao tiếp và họp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Đặc biệt, chương trình môn Ngữ văn giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học thông qua hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản về văn học, tiếng Việt và các kỳ năng đọc, viết, nói và nghe
ờ THCS, các năng lực đặc thù của môn học đều được chú trọng nhằm bảo đảm sứ mạng của môn Ngữ văn trong nhà trường Qua môn Ngừ văn ở THCS, HS được phát triển cà năng lực ngôn ngữ, nói rộng ra là năng lực giao tiếp và năng lực văn học, cảm thụ thẩm mĩ trong mối quan hệ hữu cơ, không tách rời nhau
- về Nội dung dạy học
Chương trình Ngữ văn mới kế thừa nhiều ưu điểm của chương trình hiện hành; đồng thời tiếp thu kinh nghiệm xây dựng nội dung chương trình của các nước có nền GD phát triển
Theo Đồ Ngọc Thống - Chủ biên Chương trình môn Ngữ văn - Chương trình Ngữ văn mới kế thừa những văn bản hay, tiêu biếu cho các thể loại và kiểu văn bản đã được tuyển chọn trong chương trình hiện hành Chương trình mới cũng kế thừa và phát triển định hướng tích hợp và phân hoá đã được xác lập trong chương trình hiện hành, nhưng phát triển hơn nữa cho phù hợp với định hướng của chương trình phát triển năng lực
Ngoài ra, chương trình Ngữ văn mới cũng tiếp thu định hướng về phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập theo phẩm chất và năng lực trong chương trình Ngữ văn của các nước
17
Trang 27- Vê Phương pháp dạy học
về phương diện phương pháp dạy học, theo Đồ Ngọc Thống, chương trình mới cũng kế thừa những phương pháp dạy học tích cực đã và đang được thực hiện Đó là những phương pháp: thuyết trình tích cực, đặt và giải quyết vấn đề, thực hành giao tiếp, rèn luyện theo mầu, sử dụng trò chơi học tập
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới, chương trình Ngừ văn giới thiệu những phương pháp dạy học đặc thù cùa môn học Đó là phương pháp dạy đọc, phương pháp dạy viết, phương pháp dạy nói và nghe Nêu lên định hướng và yêu cầu về cách dạy từng kỹ năng cụ thể, không chỉ dừng lại phương pháp dạy học Ngừ vãn nói chung
- về các hình thức đánh giả trong dạy học
Với chương trình Ngữ văn mới thì chú trọng định hướng ra đề mở, tăng cường nghị luận xã hội, kết họp hình thức tự luận với trắc nghiệm khuyến khích sự sáng tạo, khả năng vận dụng kiến thức đã học cả về nội dung lẫn phương pháp đế giải quyết một nhiệm vụ tương tự, trong một tình huống mới
Như vậy, trong chương trình mới, phương pháp kiểm tra, đánh giá đối với môn Ngữ văn sẽ thay đổi theo hướng đánh giá được đúng năng lực Ngừ văn của học sinh Mục tiêu của việc đánh giá sẽ được điều chỉnh theo hướng trước hết là giúp giáo viên và nhà trường nắm được năng lực của từng học sinh, biết được học sinh của mình đang ở đâu và tiến bộ như thế nào qua từng giai đoạn, sau đó mới nhắm đến việc cho điếm để xếp loại, khích lệ, khen thưởng Hình thức và nội dung đánh giá là tất cả những cách thức có thề phục vụ cho việc đánh giá năng lực đọc, viết, nghe, nói, năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy của học sinh Các câu hỏi đánh giá không kiểm tra trí nhớ của học sinh về những kiến thức hay nội dung cụ thề mà phải dựa vào
hệ thống các yêu cầu cần đạt đối với người đọc, viết, nói và nghe Đe kiểm tra cũng sẽ hướng tới việc coi trọng sự sáng tạo từ ý tưởng đến cách thể hiện, chống sao chép (văn mẫu), không kiểm tra vào các văn bản, tác phẩm
18
Trang 28đã học (nhất là với các kỳ kiểm tra cuối năm, cuổi cấp) mà kiểm tra vào các văn bản - tác phẩm tương tự nhưng chưa được học để khuyến khích khả năng sáng tạo của học sinh.
Công văn 3175/BGDĐT-GDTrH ngày 21/7/2022 về việc hướng dẫn đối mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông [7] quy định rõ:
- Đối mới cách dạy và cách học môn Ngữ văn
a) Tăng cường hơn nữa việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập môn Ngữ văn; dành nhiều thời gian cho các hoạt động thực hành, vận dụng, trình bày, thảo luận để rèn luyện kỳ năng đọc, viết, nói, nghe và cảm thụ thẩm mĩ theo yêu cầu, mức độ với từng lớp học, cấp học Trong quá trình dạy học, giáo viên cần giao nhiệm vụ học tập rõ ràng, phù họp với khả năng của học sinh; nêu cụ thể các yêu cầu về săn phẩm
mà học sinh phải hoàn thành; chú trọng kiêm tra, đánh giá, hỗ trợ, động viên học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
Xây dựng kế hoạch bài dạy và tố chức dạy học môn Ngữ văn theo hướng tăng cường rèn luyện cho học sinh phương pháp đọc, viết, nói và nghe; thực hành, trải nghiệm tiếp nhận và vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học thông qua các hoạt động học ở trong và ngoài lóp học
Đối với dạy đọc, xác định rõ mục đích giúp học sinh biết cách đọc và tự đọc hiểu được văn bản; thông qua đó hình thành phẩm chất, nhân cách học sinh Coi ngữ liệu là phương tiện và việc tìm hiếu ngữ liệu là cách thức đê hình thành, phát triển năng lực đọc hiểu văn bản Bên cạnh việc giúp học sinh hiếu được nội dung và hình thức của văn bản, cần chú ý trang bị cho học sinh công cụ, cách thức đê đọc hiếu các văn bản cùng thê loại hoặc loại hình với văn bản được học Giáo viên có thê đưa ra những gợi ý, chỉ dần để giúp học sinh đọc nhưng không lấy việc phân tích, bình giảng của mình đế áp đặt hay thay thế cho những suy nghĩ của học sinh; tránh đọc chép và yêu câu học sinh
19
Trang 29ghi nhớ kiên thức một cách máy móc Găn dạy đọc với các hoạt động dạy viết, nói, nghe, thực hành tiếng Việt và các hoạt động trái nghiệm, hướng nghiệp phù hợp với từng lớp học, cấp học.
Đối với dạy viết, chú trọng yêu càu học sinh hình thành ý tưởng, biết cách trình bày ý tưởng một cách mạch lạc, sáng tạo, có sức thuyết phục đế qua đó rèn luyện tư duy và cách viết các kiểu văn bán Tập trung vào yêu cầu hướng dẫn học sinh thực hiện các bước tạo lập văn bản Ở mồi bước, giáo viên có thể sử dụng, khai thác ngữ liệu minh họa một cách hợp lý giúp học sinh hiểu được đặc điểm hình thức, ngôn ngữ, phương thức biểu đạt của từng kiểu văn bản; từ đó, giúp học sinh hình thành kỳ năng viết của mình Xây dựng và tăng cường sử dụng các bài tập dạy viết gắn với các tình huống thực tiễn và giả định để học sinh nhận thức được mối quan hệ giữa yêu cầu học viết trong nhà trường với nhu cầu tạo lập các sản phẩm viết trong đời sống
- Đôi mới cách đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn
a) Việc đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn cần đảm bảo nguyên tắc phát huy được những mặt tích cực của cá tính, trí tưởng tượng, năng lực ngôn ngừ, năng lực văn học, năng lực tư duy hình tượng và tư duy logic của học sinh
b) Tập trung thiết kế và sử dụng các câu hởi, bài tập yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học và kỹ năng đọc, viết, nói, nghe vào bối cảnh và ngữ liệu mới; tạo cơ hội đê học sinh khám phá những tri thức mới, đề xuất ý tường và tạo ra sản phấm mới; gợi mở những liên tưởng, tưởng tượng, huy động được vốn sống vào quá trình đọc, viết, nói, nghe
c) Trong đánh giá kết quả học tập cuối học kì, cuối nám học, cuối cấp học, tránh dùng lại các văn bản đã học trong sách giáo khoa làm ngữ liệu xây dựng các đề kiểm tra đọc hiểu và viết để đánh giá chính xác năng lực học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn
20
Trang 30d) Khuyến khích việc xây dựng và sử dụng các đề mở trong kiểm tra, đánh giá để phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của học sinh Xây dựng bộ công cụ đánh giá để hạn chế tính chủ quan, cảm tính của người chấm Khi nhận xét, đánh giá các sản phẩm của học sinh, cần tôn trọng và khuyến khích cách nghĩ, cách cảm riêng của học sinh trên nguyên tắc không vi phạm những chuẩn mực đạo đức, văn hóa và pháp luật.
- Tăng cường quán lý, chỉ đạo hoạt động dạy học môn Ngữ văn
a) Sở GDĐT, phòng GDĐT xem xét, góp ý kế hoạch dạy học môn Ngữ văn của các nhà trường theo hướng dần tại Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020 về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, theo dõi, giám sát quá trình thực hiện đôi mới dạy học và kiêm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn; tạo điêu kiện thuận lợi và khuyên khích giáo viên tích cực, chủ động, sáng tạo trong dạy học và kiêm tra, đánh giá
b) Tập trung đổi mới sinh hoạt chuyên môn của tổ, nhóm chuyên môn đối với môn Ngữ văn dựa trên Nghiên cứu bài học Tăng cường các hoạt động
dự giờ đê giáo viên có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm trong dạy học môn Ngừ văn theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Tăng cường các hoạt động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng kế hoạch dạy học môn Ngừ văn thông qua hội nghị, hội thảo, học tập, giao lưu giữa các nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phố thông môn Ngừ văn theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018
21
Trang 31triển kế hoạch dạy học môn học và kế hoạch bài dạy phù họp với điều kiện thực tiễn của mỗi nhà trường Phát triển kế hoạch dạy học môn học và kế hoạch bài dạy môn học do tổ/nhóm chuyên môn xây dựng dựa trên khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình môn học đã được hiệu trường phê duyệt Năng lực này bao gồm:
i Hiếu biết chung về dạy học môn Ngữ văn
ỉi Xây dựng kế hoạch dạy học ỉii Thiết kế bài dạy
iv Xây dựng chủ đề dạy học
V Dạy học
vi ủng dụng cỏng nghệ thông tin trong dạy học vii Kiêm tra, đánh giá kết quả học sinh
viii Chia sẻ cùng đồng nghiệp
(2) Năng lực tố chức dạy học của giáo viên môn Ngữ văn
Môn Ngữ văn ở cấp THCS hướng tới hình thành và phát triến các năng lực đặc thù của môn học, bao gồm phát triển cả năng lực ngôn ngữ, nói rộng
ra là năng lực giao tiếp và năng lực văn học, cảm thụ thẩm mĩ trong mối quan
hệ hữu cơ, không tách rời nhau Vì vậy đòi hỏi giáo viên dạy môn Ngữ văn cần Năng lực tổ chức dạy học:
i Năng lực phát triển chương trình môn Ngữ văn
ii Năng lực thiết kế kế hoạch bài dạy môn Ngừ văn
Ui Năng lực xây dựng mỏi trường học tập
IV Năng lực dạy học tích họp, dạy học phản hoá
V Năng lực dạy học theo chủ đề
vi Năng lực dạy học Ngữ văn thông qua các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo
vii Năng lực sử diựig các phương pháp, hình thức tô chức dạy học theo định hướng phát triển phâm chất, năng lực HS
22
Trang 32viii Năng lực cảm thụ thâm mỹ
ix Năng lực ngôn ngữ
X Năng lực kích thích tư duy và khả năng phản biện của HS
xi Năng lực kiêm tra, đánh giá kết quả học tập cùa HS theo định hướngphảt triển phâm chất và năng lực
(3) Năng lực thực hiện hoạt động kiếm tra, đánh giá cho học sinh của giáo viên môn Ngữ văn
Việc đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn cần đảm bảo nguyên tắc phát huy được những mặt tích cực của cá tính, trí tưởng tượng, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực tư duy hình tượng và tư duy logic của học sinh Vì vậy, theo yêu cầu của CTGDPT 2018, giáo viên dạy môn Ngữ văn cần có Năng lực kiểm tra đánh giá học sinh bao gồm:
i Hiểu biết về kiêm tra, đánh giá học sinh theo Chương trình giáo dục phô thông 2018
ỉi Năng lực tổ chức kiêm tra, đảnh giá học sinh (phối hợp với các tỏ chức trong nhà trường, học sinh, giáo viên )
Ui Lựa chọn và sử dụng hình thức kiêm tra thường xuyên qua giờ dạy
iv Lựa chọn và sử dụng hình thức kiếm tra, đánh giá định kì
V Lựa chọn và sử dụng hình thức kiêm tra đảnh giá qua giảo viên đánh giả và học sinh tự đánh giá sự tiến bộ của học sinh
vi Tông kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về năng lực kiêm tra, đánh giá học sinh của giáo viên
vii Sử dụng kết quả thực hiện để điều chỉnh kế hoạch dạy học và kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn cho phù hợp.
(4) Năng lực họp tác với đồng nghiệp trong sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn của giáo viên môn Ngữ văn
CTGDPT 2018 yêu cầu tăng cường các hoạt động dự giờ, các hoạt động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng kế hoạch dạy học môn Ngữ
23
Trang 33văn thông qua hội nghị, hội thảo, học tập, giao lưu giữa các nhà trường nhăm đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phố thông môn Ngữ văn Vì vậy, một yêu cầu trong năng lực của giáo viên môn Ngữ văn là Năng lực họp tác với đồng nghiệp trong sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn:
i Nhận ra ỷ tưởng mới về dạy học trong trao đôi vói, đồng nghiệp
ỉi Phát hiện và làm rõ vẩn đề trong các buôi sinh hoạt chuyên môn iii Hình thành và triền khai ỷ tưởng mới qua chuyên đề và bài dạy
iv Đe xuẩt, lựa chọn giải pháp giải quyết những vấn đề mới, phát sinh trong dạy học môn Ngữ vãn
V Thiết kế và tồ chức hoạt động dạy học và sinh hoạt chuyên đề đa dạng
vi Tư duy độc lập để thiết kế dạy học và bảo vệ quan điểm chuyên môn
Như vậy, để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn cấp THCS, mỗi giáo viên cần chủ động và tích cực trong đối mới phương pháp dạy học theo hướng tích họp, phân hóa, phát huy tính chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp học, đồi mới kiểm tra đánh giá theo yêu cầu vì sự tiến bộ và phát triển năng lực học sinh Mỗi nhà trường cần xác định lộ trình
về bồi dưỡng và phân công người dạy, bổ sung phòng học và thiết bị dạy học, liên kết với các cơ sở giáo dục, cơ quan nghiên cứu, cơ sở sản xuất để tổ chức cho học sinh trải nghiệm và tìm tòi, khám phá, đồng thời tiến hành các biện pháp hỗ trợ giáo viên như bồi dưỡng, tự bồi dưỡng giáo viên để có vốn tri thức rộng và khả năng vận dụng tổng hợp các kiến thức có liên quan; dự giờ, sinh hoạt chuyên môn, trao đồi, thiết kế các chủ đề tích họp, qua đó phát triển năng lực dạy học cho bản thân
1.3 Phát triển năng lực dạy học môn Ngữ cho giáo viên ờ các trường Trung học CO' sở theo tiếp cận tham gia
1.3.1 Khái niệm Phát triển năng lực dạy học môn Ngữ vãn cho giáo viên
Đối với mỗi nhà trường, phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên
24
Trang 34là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đâu của các nhà quản lý.
về bản chất, “phát triển” mang ý nghĩa là một hoạt động tác động có mục đích của chủ thể quản lý làm thay đổi, làm gia tăng về “chất” hay
“lượng” ở đối tượng
Thuật ngừ “phát triển năng lực dạy học” được hiểu là hoạt động nhằm trang bị, cập nhật kiến thức, kỹ năng, phát triển năng lực nghề nghiệp cho từng cá nhân giáo viên trong nhà trường
Khi bàn đến phát triển năng lực dạy học cho giáo viên, nhóm tác giả Thái Duy Tuyên, Nguyễn Hồng Son (2013), cho rằng: “Phát triển có thể coi
là quá trình cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc lạc hậu trong một cấp học, bậc học và trường học được xác nhận bàng một chứng chỉ” Các tác giả Nguyễn Phương Huyền, Dương Thị Hoàng Yến (2018) cho rằng phát triển năng lực chuyên môn cho giáo viên là hoạt động do nhà quản lý thực hiện nhằm sử dụng các nguồn lực hiện có của nhà trường tác động đến từng cá nhân giáo viên dựa trên đặc điếm và ưu thế của từng giáo viên đế giúp cho mỗi giáo viên trong nhà trường có điều kiện cải thiện kết quả dạy học và giáo dục trong vai trò hiện tại hoặc tương lai Từ quan niệm này, khái niệm phát triển năng lực dạy học có thể mở rộng bao gồm các hoạt động đa dạng như tham gia học tập chính quy, tham gia tập huấn, hội thảo, diễn đàn, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn và hợp tác giữa các trường đại học, viện nghiên cứu với các cơ sở giáo dục ở từng địa phương
Qua những nghiên cứu về phát triền năng lực dạy học cho giáo viên có thể định nghĩa: Phát triển năng lực dạy học cho giảo viên phô thông là tác động của nhà quản lý trong các cơ sở giáo dục phô thông bằng cách huy động các nguồn lực hiện có tác động vào từng cả nhãn giáo viên theo chuyên môn thông qua các hoạt động và huy động các nguồn lực đa dạng nhằm giúp
họ cải thiện các năng lực dạy học, từ đó hoàn thành nhiệm vụ dạy học trong bối cảnh cụ thê của nhà trường và đáp ứng mục tiêu dạy học, nhu cầu học tập
25
Trang 35của học sinh và cha mẹ học sinh.
1.3.2. Hiệu• trưởngo trườngO THCS• và nhiệm • L vụ phát triển năng lựcO • • •/ • dạy học
cho giáo viên
Theo Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học [5] thì Nhiệm vụ và quyền của Hiệu
trưởng trường trung học cơ sở liên quan đến nhiệm vụ phát triển năng lực dạy
học cho giáo viên bao gồm:
- Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường theo quy định tại Điều 9 Điều
lệ này; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; tổ chức thành lập hội đồng trường theo
quy định tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 10 Điều lệ này;
- Tổ chức xây dựng chiến lược, tầm nhìn, mục tiêu, quy hoạch phát triển nhà trường; quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường; kế hoạch giáo
dục hằng năm của nhà trường để trình hội đồng trường phê duyệt và tổ chức
thực hiện;
- Thực hiện tuyển dụng, quản lý giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động, tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn;
phân công công tác, kiếm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực
hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy
định của pháp luật;
- Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên
- Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động; thực hiện công khai đối với nhà trường và xã hội theo quy định của pháp luật;
- Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý; được hưởng chế độ
phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi theo quy định; tham
gia dạy học theo quy định về định mức giờ dạy đối với hiệu trưởng;
- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và
26
Trang 36hưởng các chê độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
1.3.3 Phân cấp quản lý trong trường THCS về phát triển năng lực dạy học cho giáo viên dạy môn Ngữ vẫn
* Đối với Phòng GD&ĐT
Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT, Sở GDĐT, phòng GDĐT ban hành các văn bản chỉ đạo các đơn vị thực hiện điều chinh chương trình và kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và khả năng học tập cùa học sinh; tích cực đối mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động giáo dục để thực hiện trong lớp và ngoài lóp học, hướng dẫn học sinh tập nghiên cứu khoa học, thi KHKT; tập trung việc dạy và học nâng cao chất lượng đại trà và nâng cao chất lượng toàn diện; dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh đáp ứng việc đổi mới hình thức thi và kiểm tra, đánh giá
Chỉ đạo các trường THCS tham gia hội thảo, giới thiệu SGK do các nhà xuất bản phối hợp với Sở GD&ĐT tố chức; nghiên cứu các bộ sách giáo khoa được Bộ GD&ĐT phê duyệt để đề xuất danh mục SGK phù hợp sử dụng tại đơn vị 100% các đơn vị trên địa bàn thành phố đã lựa chọn bộ sách “Ket nối • • • L • • •tri thức với cuộc sống” do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành
Xây dựng kế hoạch tổ chức các hội nghị trao đổi việc triển khai, thực hiện Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 6, 7, 8; nhận xét, đánh giá, xếp loại học sinh theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/7/2021 của Bộ GD&ĐT Hội nghị đã tháo gỡ những khó khăn vướng mắc và thống nhất trong quá trình thực hiện Tồ chức Hội nghị sơ kết việc triển khai, thực hiện Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 6, 7 nhằm đánh giá những ưu điểm, tồn tại, nguyên nhân và đề ra giải pháp trong quá trình thực hiện
Chỉ đạo tổ nhóm chuyên môn tích cực tồ chức sinh hoạt chuyên môn liên trường, cụm trường trong đó tập trung vào chuyên đề dạy học minh họa
27
Trang 37các dạng bài lớp 6,7, 8 Chương trình GDPT 2018.
Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch, tổ chức Hội thi GVDG, kỳ thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn trên địa bàn phụ trách
* Đổi với Hiệu trưởng trường THCS
Đe quản lý hoạt động dạy học các môn học hiệu quả, Hiệu trưởng cần phân cấp quản lý trong nhà trường cho phù hợp như bàn bạc, thống nhất quan điểm lãnh đạo, cùng tham gia và có trách nhiệm bồi dưỡng, phát triển chuyên môn cho giáo viên; cùng lắng nghe ý kiến giáo viên, giao nhiệm vụ đúng và phù hợp cho giáo viên; phổ biến những nội quy về chuyên môn và những quy định phải được giáo viên nắm vững
Hiệu trưởng chịu trách nhiệm về toàn bộ việc dạy học trong nhà trường, không trực tiếp phụ trách quản lý hoạt động dạy học môn học mà phân công cho tồ trưởng/nhóm trưởng chuyên môn phụ trách quản lý hoạt động dạy học Hiệu trưởng chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch chuyên môn của nhà trường; chỉ đạo, phân công cho một phó hiệu trường phụ trách chuyên môn xây dựng thời khóa biểu; chỉ đạo tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học; làm cho
tổ trưởng/nhóm trưởng nắm được những ý định quan trọng của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học phân hóa HS; kết hợp phó hiệu trưởng chỉ đạo các
tổ trưởng/nhỏm trưởng chuyên môn theo dõi nhắc nhở việc thực hiện dạy học của giáo viên bộ môn; chỉ đạo GV thông qua tổ trướng/nhóm trưởng chuyên môn hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch dạy học môn học
Ngay từ đầu năm học xây kế hoạch phát triển năng lực dạy học các môn học và môn Ngữ vãn cho giáo viên ở trường THCS một cách hợp lý
và khả thi với điều kiện đội ngũ và điều kiện quản lý cùa nhà trường
Căn cứ tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường, chì đạo tố chuyên môn Ngữ văn tổ chức xây dựng Ke hoạch phát triển năng lực dạy học môn Ngữ văn cho giáo viên ở trường THCS một cách hợp lý và khả thi, đảm bảo cho các giáo viên dạy môn Ngữ văn dạy được Chương trình giáo dục phổ
28
Trang 38thông 2018.
Phân công giáo viên có kinh nghiệm, năng lực chuyên môn tốt (đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng được cấp chứng chỉ) nghiên cứu, tham gia xây dựng, trao đổi kinh nghiệm để đảm bảo kế hoạch phát triển năng lực dạy học các môn học và môn Ngữ văn cho giáo viên đạt được kết quả
là giáo viên đều có thể tiếp cận với phương pháp giáo dục theo tinh thần giáo dục phổ thông 2018
Thường xuyên giám sát việc thực hiện kế hoạch sinh hoạt tố/nhóm chuyên môn
Xây dựng cơ chế hỗ trợ các nguồn lực cho tổ nhóm chuyên môn và giáo viên thực hiện tổt quy chế chuyên môn, nề nếp sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn như: Thời gian sinh hoạt; cơ sở vật chất phục vụ sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn; chính sách động viên khuyến khích; Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, học liệu có giá trị của môn Ngữ văn
Hồ trợ tổ/nhóm chuyên môn Ngữ văn thực hiện các chuyên đề sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường; Tham quan học hỏi việc thực hiện tốt quy chế chuyên môn, nề nếp sinh hoạt tố/nhóm chuyên môn ở các trường khác trong/ngoài huyện
Hồ trợ tổ chức định kỳ các buổi hội thảo theo chủ đề sinh hoạt tổ/nhóm 9 9^9 9
chuyên môn dưới sự hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo,
Khuyến khích và tạo động lực cho giáo viên môn Ngữ văn tham gia các hoạt động đánh giá năng lực cùa giáo viên một cách nghiêm túc, có trách nhiệm với công việc được giao
Mời các chuyên gia, giảng viên sư phạm, các cán bộ quản lý cấp trên về lĩnh vực dạy học và dạy học môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh về kiểm tra, đánh giá việc thực hiện của giáo viên qua dự giờ, sinh hoạt chuyên môn cấp trường/cụm trường, hội thào chuyên đề
Huy động các lực lượng tham gia vào nâng cao nhận thức, năng lực
29
Trang 39quản lý và dạy học môn Ngữ văn theo tinh thần Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho cán bộ quản lý và giáo viên về phát triển năng lực dạy học cho giáo viên và giáo viên môn Ngữ văn, đòi hởi sự kết hợp của nhiều biện pháp khác nhau, nhằm tạo ra môi trường học tập tích cực và thúc đẩy sự phát triển các năng lực dạy học của giáo viên.
Tạo ra một môi trường cộng đồng học tập trong nhà trường Làm tốt công tác thi đua khen thưởng đúng quy định công khai minh bạch tạo động lực cho gv
* Đối với Tổ/Nhóm trưởng chuyên môn
Để quản lý dạy học tại nhà trường THCS thành công thì Tổ/Nhóm trưởng chuyên môn cần nắm vững bốn nội dung quản lý quan trọng là xây dựng chương trình/kế hoạch dạy học môn học, quản lý và giám sát hoạt động dạy của giáo viên, quản lý và giám sát hoạt động học của học sinh, quản lý những điều kiện tốt nhất có thể cho hoạt động dạy và hoạt động học môn học của Tổ/Nhóm chuyên môn được diễn ra theo đúng kế hoạch Bên cạnh đó, Tố/Nhóm trưởng chuyên môn là người sâu sát nhất với giáo viên nên cần hiếu
rõ ưu nhược điếm của tùng giáo viên khi dạy học CTGDPT mới đối với môn Ngừ văn, tâm tư nguyện vọng của giáo viên để động viên, khích lệ, hỗ trợ kịp thời, giúp giáo viên có tâm thế tốt nhất để dạy học và phát triển chuyên môn cho bản thân họ
Đầu năm học căn cứ kế hoạch thời gian năm học, khung chương trình BGDĐT ban hành, tình hình thực tế địa phương, nhà trường, học sinh hướng dẫn gv xây dựng kế hoạch giáo dục
Hướng dẫn gv xây dựng kế hoạch Bài dạy đảm bảo yêu cầu về phương pháp dạy học, kỳ thuật dạy học, kiểm tra, đánh giá, thiết bị dạy học học liệu nhằm phát triển phẩm chất năng lực của hs Việc xây dựng KHBD đảm bảo
đủ thời gian để học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập đặt ra tránh áp dụng hình
30
Trang 40thức, khuôn mầu Tiến trình mỗi bài học xây dựng thành các hoạt động với các mục tiêu, nội dung, sản phẩm cụ thể Cach thức thực hiện linh hoạt phát huy tính chủ động sáng tạo của hs.
Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn cấp trường, sinh hoạt CM cấp
TP, cấp tỉnh
Dự giờ rút kinh nghiệm tiết dạy Kiểm tra chuyên đề, kiểm tra hoạt động sư phạm gv
Xây dựng và phát triền kho video bài dạy minh họa, kho học liệu điện tử
Tố chức hiệu quả việc góp ý SGK theo hướng dẫn của Bộ Phát huy vai trò tự chủ về chuyên môn của giáo viên trong việc lựa chọn SGK
Tạo điều kiện bồi dưỡng, giúp đỡ, xây dựng gv tham gia cuộc thi GVDG cấp TP, cấp tỉnh
Đồi mới sih hạt CM dựa trên nghiên cứu bài học sinh hoạt theo trường, cụm trường
1.3.4 Tiếp cận tham gia trong phát triển năng lực dạy học môn Ngữ cho giáo viên ở các trường THCS
Sự tham gia là một khái niệm rất rộng (Lane, 1995) [37] có nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau (Hussein và C.S., 1995) [36] và (Kelly, 2001) [38] Thuật ngữ này thường được sử dụng bởi những người có lập trường tư tường khác nhau, gắn cho nó những ý nghĩa rất khác nhau (Nelson
& Wright, 1995)
Pelling (1998) đã xác định rằng “tham gia” là một khái niệm tranh cãi về mặt tư tưởng, nó tạo ra một loạt các ý nghĩa về cạnh tranh và các ứng dụng [39]
Agarwal (2001) cho rằng có nhiều quan điểm khác nhau về thuật ngữ
“tham gia”, như cách xác định sự tham gia, đối tượng dự kiến sẽ tham gia, dự kiến đạt được nhũng gì và nó sẽ mang lại hiệu quả như thế nào [34]
Trong nghiên cứu này quan niệm, tiếp cận tham gia cần được hiểu là
31