Thực tiễn giáo dục tiểu học ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam đứng trướcyêu cầu đổi mới giáo dục, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đánh giákết quả học tập của học sinh tiểu họct
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
TRẦN THỊ HỢP
QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN LÝ NHÂN, TỈNH HÀ NAM
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Trang 2HÀ NỘI - 2023
Trang 3ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
TRẦN THỊ HỢP
QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN LÝ NHÂN, TỈNH HÀ NAM
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8140114.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN XUÂN THỨC
Trang 4HÀ NỘI - 2023
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Xuân Thức
cán bộ hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thựchiện Luận văn này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, quý Thầy, Cô trường Đại họcGiáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trực tiếp giảng day, tạo mọi điều kiện tốt nhấtcho em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Cảm ơn các đồng nghiệp các trường Tiểu học trong huyện Lý Nhân đã giúpđỡ, cung cấp số liệu, tham gia khảo sát trong quá trình tác giả thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân đã hết lòng giúp đỡ, hỗ trợ vềvật chất lẫn tinh thần trong suốt khóa học tập và thời gian nghiên cứu luận văn.
Mặc dù em đã hết sức nỗ lực, cố gắng để hoàn thiện luận văn, tuy nhiên chắcchắn luận văn vẫn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý quý báu củaquý thầy cô và các baṇ
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 7 năm 2023
Tác giả luận văn
Trần Thị Hợp
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐG KQHT: Đánh giá kết quả học tậpGD&ĐT: Giáo dục và đào tạo
Trang 71.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 5
1.1.1 Các nghiên cứu về đánh giá kết quả học tập của học sinh theohướng phát triển năng lực 5
1.1.2 Nghiên cứu về quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tậptheo hướng phát triển năng lực học sinh 6
1.1.3 Nhận xét các nghiên cứu đi trước và xác định nội dungnghiên cứu của luận văn 9
1.2 Năng lực, phát triển năng lực học sinh và các năng lực cầnphát triển cho học sinh tiểu học 10
1.2.1 Khái niệm năng lực, phát triển năng lực học sinh 10
1.2.2 Các năng lực cần phát triển cho học sinh tiểu học theochương trình giáo dục phổ thông 2018 12
1.3 Đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học theo hướngphát triển năng lực 14
1.3.1 Đặc điểm lứa tuổi học sinh tiểu học 14
1.3.2 Khái niệm đánh giá, kết quả học tập và đánh giá kết quả họctập của học sinh tiểu học theo hướng phát triển năng lực 161.3.3 Đặc điểm và chức năng đánh giá kết quả học tập của học sinh
Trang 8tiểu học theo hướng phát triển học sinh tiểu học 17
1.3.4 Các thành tố của hoạt động đánh giá kết quả học tập của họcsinh tiểu học theo hướng phát triển năng lực 18
1.4 Quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học theohướng phát triển năng lực 21
1.4.1 Hiệu trưởng trường tiểu học với việc đánh giá kết quả họctập của học sinh tiểu học theo hướng phát triển năng lực 21
1.4.2 Khái niệm quản lý và quản lý đánh giá kết quả học tập củahọc sinh tiểu học theo hướng phát triển năng lực 22
1.4.3 Nội dung quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểuhọc theo hướng phát triển năng lực 25
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đánh giá kết quả học tậpcủa học sinh tiểu học theo hướng phát triển năng lực 27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 29
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬPCỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN LÝ NHÂN, TỈNHHÀ NAM THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 30
2.1 Khái quát về huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam và giáo dục tiểu họchuyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam 30
2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện LýNhân, tỉnh Hà Nam 30
2.1.2 Giáo dục tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam 30
2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng quản lý đánh giá kết quả học tậpcủa học sinh các trường tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Namtheo hướng phát triển năng lực 32
2.2.1 Mục đích khảo sát 32
2.2.2 Nội dung khảo sát 32
2.2.3 Phương pháp, cách cho điểm và thang đánh giá 32
2.2.4 Mẫu khảo sát và địa bàn khảo sát 33
Trang 92.3 Thực trạng đánh giá kết quả học tập của học sinh các trườngtiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam theo hướng phát triển nănglực 34
2.3.1 Thực trạng thực hiện mục tiêu đánh giá kết quả học tập củahọc sinh các trường tiểu học theo hướng phát triển năng lực 34
2.3.2 Thực trạng thực hiện nội dung đánh giá kết quả học tập củahọc sinh các trường tiểu học theo hướng phát triển năng lực 35
2.3.3 Thực trạng thực hiện hình thức đánh giá kết quả học tập củahọc sinh các trường tiểu học theo hướng phát triển năng lực 36
2.3.4 Thực trạng thực hiện phương pháp đánh giá kết quả học tậpcủa học sinh các trường tiểu học theo hướng phát triển năng lực 37
2.3.5 Thực trạng thực hiện quy trình đánh giá kết quả học tập củahọc sinh các trường tiểu học theo hướng phát triển năng lực 39
2.3.6 Tổng hợp thực trạng đánh giá kết quả học tập của học sinhtheo hướng phát triển năng lực học sinh 40
2.4 Thực trạng quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh cáctrường tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam theo hướng phát triểnnăng lực 41
2.4.1 Thực trạng lập kế hoạch đánh giá kết quả học tập của học sinhtiểu học theo hướng phát triển năng lực 41
2.4.2 Thực trạng tổ chức đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểuhọc theo hướng phát triển năng lực 43
2.4.3 Thực trạng chỉ đạo đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểuhọc theo hướng phát triển năng lực 45
2.4.4 Thực trạng kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đánh giá kết quảhọc tập của học sinh tiểu học theo hướng phát triển năng lực 46
2.4.5 Đánh giá tổng hợp quản lý đánh giá kết quả học tập của học
Trang 10sinh trong trường tiểu học theo hướng phát triển năng lực học sinh 48
2.5 Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý đánhgiá kết quả học tập của học sinh trong các trường tiểu học huyện LýNhân, tỉnh Hà Nam theo hướng phát triển năng lực 50
2.6 Đánh giá thực trạng quản lý đánh giá kết quả học tập của họcsinh trong các trường tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam theohướng phát triển năng lực 53
3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp hoạt động đánh giá kết quả họctập của học sinh trong các trường tiểu học quận huyện Lý Nhân,tỉnh Hà Nam theo hướng phát triển năng lực 56
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý 56
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 56
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 56
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp 57
3.2 Một số biện pháp quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinhtrong các trường tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam theo hướngphát triển năng lực 57
3.2.1 Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáoviên và phụ huynh học sinh về hoạt động đánh giá kết quả học tậpcủa học sinh theo hướng phát triển năng lực 57
3.2.2 Lập kế hoạch đánh giá kết quả học tập của học sinh theohướng phát triển năng lực 60
Trang 113.2.3 Chỉ đạo đảm bảo quy trình đánh giá kết quả học tập của học
sinh theo hướng phát triển năng lực 66
3.2.4 Tổ chức bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập của họcsinh theo hướng phát triển năng lực cho giáo viên 69
3.2.5 Kiểm tra thực hiện kế hoạch đánh giá kết quả học tập vì sựtiến bộ của học sinh 72
3.2.6 Xây dựng môi trường nhà trường Tiểu học thuận lợi cho đánhgiá kết quả học tập của học sinh theo hướng phát triển năng lực 75
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý đánh giá kết quả họctập của học sinh trong các trường tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh HàNam theo hướng phát triển năng lực 77
3.4 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của biện pháp quảnlý đánh giá kết quả học tập của học sinh trong các trường tiểu họchuyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam theo hướng phát triển năng lực 79
3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 79
3.4.2 Cách cho điểm và thang đánh giá 79
3.4.3 Mẫu khảo nghiệm 79
3.4.4 Kết quả khảo nghiệm biện pháp quản lý đánh giá kết quả họctập của học sinh trong trường tiểu học theo hướng phát triển nănglực học sinh 80
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 86
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91PHỤ LỤC
Trang 12DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thống kê số giáo viên, số lớp, số học sinh của các trường tiểu
học trên địa bàn huyện 31 Bảng 2.2 Thống kê học sinh HTCTLH, HTCTTH của các trường tiểu học
trên địa bàn huyện Lý Nhân 31 Bảng 2.3 Cách cho điểm và thang đánh giá thực trạng đánh giá kết quả học
tập của học sinh và quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinhtrong trường tiểu học theo hướng phát triển năng lực học sinh 33 Bảng 2.4 Cách cho điểm và thang đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản
lý đánh giá kết quả học tập của học sinh trong trường tiểu họctheo hướng phát triển năng lực học sinh 33 Bảng 2.5 Mẫu khách thể khảo sát thực trạng 33 Bảng 2.6 Thực trạng mức độ thực hiện mục tiêu đánh giá kết quả học tập
của học sinh trong trường tiểu học theo hướng phát triển nănglực học sinh 34 Bảng 2.7 Thực trạng mức độ thực hiện nội dung đánh giá kết quả học tập
của học sinh trong trường tiểu học theo hướng phát triển nănglực học sinh 35 Bảng 2.8 Thực trạng mức độ thực hiện hình thức đánh giá kết quả học tập
của học sinh trong trường tiểu học theo hướng phát triển nănglực học sinh 36 Bảng 2.9 Thực trạng mức độ thực hiện phương pháp đánh giá kết quả học
tập của học sinh trong trường tiểu học theo hướng phát triểnnăng lực học sinh 38 Bảng 2.10 Thực trạng thực hiện quy trình đánh giá kết quả học tập của học sinh
trong trường tiểu học theo hướng phát triển năng lực học sinh 39 Bảng 2.11 Tổng hợp thực trạng đánh giá kết quả học tập của học sinh theo
hướng phát triển năng lực học sinh 40 Bảng 2.12 Thực trạng lập kế hoạch đánh giá kết quả học tập của học sinh
trong trường tiểu học theo hướng phát triển năng lực học sinh 42
Trang 13Bảng 2.13 Thực trạng tổ chức đánh giá kết quả học tập của học sinh trong
trường tiểu học theo hướng phát triển năng lực học sinh 44 Bảng 2.14 Thực trạng chỉ đạo đánh giá kết quả học tập của học sinh trong
trường tiểu học theo hướng phát triển năng lực học sinh 46 Bảng 2.15 Thực trạng kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đánh giá kết quả học
tập của học sinh trong trường tiểu học theo hướng phát triểnnăng lực học sinh 47 Bảng 2.16 Đánh giá tổng hợp quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh
trong trường tiểu học theo hướng phát triển năng lực học sinh 49 Bảng 2.17 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý đánh giá kết quả
học tập của học sinh trong trường tiểu học theo hướng phát triểnnăng lực học sinh 52 Bảng 3.1 Cách cho điểm và thang đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của
quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh trong trường tiểuhọc theo hướng phát triển năng lực học sinh 81 Bảng 3.2 Mẫu khách thể khảo nghiệm 81 Bảng 3.3 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của biện pháp quản lý đánh
giá kết quả học tập của học sinh trong trường tiểu học theohướng phát triển năng lực học sinh 82 Bảng 3.4 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của biện pháp quản lý đánh giá
kết quả học tập của học sinh trong trường tiểu học theo hướngphát triển năng lực học sinh 84 Bảng 3.5 Mối quan hệ giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp
quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh trong trường tiểuhọc theo hướng phát triển năng lực học sinh 85
Trang 14DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Tổng hợp thực trạng đánh giá kết quả học tập của học sinh
theo hướng phát triển năng lực học sinh 41Biểu đồ 2.2 Tổng hợp quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh
trong trường tiểu học theo hướng phát triển năng lực họcsinh 49Biểu đồ 2.3 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý đánh giá kết quả
học tập của học sinh theo hướng phát triển năng lực học sinh 52Biểu đồ 3.1 Mối quan hệ giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp
quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh trong trườngtiểu học theo hướng phát triển năng lực học sinh 85Sơ đồ 1.1 Chức năng quản lý 24Sơ đồ 3.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý đánh giá kết quả
học tập của học sinh các trường tiểu học huyện Lý Nhân,tỉnh Hà Nam theo hướng phát triển năng lực 78
Trang 15MỞ ĐẦU1 Lý do lựa chọn đề tài
1.1 Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Giáo dục tiểu học được coi là cấphọc nền móng, có sự ảnh hưởng lớn đến giáo dục các cấp học THCS, THPT, nănglực sau này Kết thúc cấp Tiểu học, học sinh được hình thành cơ sở ban đầu về nănglực và nhân cách cơ bản để học sinh vững vàng trong các cấp học sau Để nâng caochất lượng giáo dục tiểu học cần phải thực hiện nhiều hoạt động, trong đó có hoạtđộng đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học Đánh giá kết quả học tập củahọc sinh tiểu học không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra kết quả tiếp thu kiến thức màcòn cần quan tâm giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực; quátrình thu thập thông tin, phân tích và xử lý thông tin, giải thích thực trạng việc đạtmục tiêu giáo dục, tìm hiểu nguyên nhân, ra những quyết định sư phạm, giúp họcsinh học tập ngày càng tiến bộ Vì vậy Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành cácThông tư số 30/2014/TT-BGD&ĐT [4]; Thông tư 22/2016/TT-BGD&ĐT [5];
Thông tư 27/2020/TT-BGD&ĐT [7] về đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học Chấtlượng của hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học phụ thuộc vàonhiều yếu tố, trong đó phụ thuộc trực tiếp vào quản lý của người hiệu trưởng trongnhà trường tiểu học Tăng cường quản lý sẽ trực tiếp nâng cao chất lượng hoạtđộng đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học, đánh giá khách quan, pháttriển được năng lực học sinh đạt được mục tiêu giáo dục đặt ra.
1.2 Thực tiễn giáo dục tiểu học ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam đứng trướcyêu cầu đổi mới giáo dục, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đánh giákết quả học tập của học sinh tiểu họctheo Thông tư 27 và quản lý đánh giá kết quảhọc tập của học sinh tiểu học trong các trường tiểu học còn bộc lộ các bất cập như:đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học vẫn chú trọng về đánh giá kiến thứctrong sách vở, chưa thật sự đánh giá kết quả học tập của học sinh vận dụng kiếnthức vào thực tiễn, phát triển năng lực học sinh; quản lý đánh giá kết quả học tậpcòn có các bất cập trong lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện kếhoạch, nên hạn chế kết quả đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học Thực
Trang 16tiễn trên đòi hỏi có các nghiên cứu khoa học cụ thể để giải quyết nhằm nâng caochất lượng đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học trong bối cảnh thực hiệnchương trình giáo dục phổ thông 2018.
1.3 Trong lĩnh vực quản lý giáo dục tiểu học đã có nhiều công trình nghiêncứu ở cấp độ thạc sĩ về quản lý các hoạt động khác nhau trong nhà trường tiểu họcnhư: quản lý hoạt động dạy học, quản lý hoạt động giáo dục đạo đức, quản lý hoạtđộng tổ chuyên môn , nhưng nghiên cứu về quản lý đánh giá kết quả học tập củahọc sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực còn ít được nghiên cứu
Xuất phát từ các lý do trên đề tài: “Quản lý đánh giá kết quả học tập của họcsinh ở các trường tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam theo hướng phát triển nănglực” được lựa chọn nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động đánh giá kết
quả học tập của học sinh tiểu học, đáp ứng mục tiêu giáo dục đặt ra
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực trạng quản lý đánh giá kết quả học tậpcủa học sinh tiểu học, đề xuất các biện pháp quản lý đánh giá kết quả học tập củahọc sinh ở các trường tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam theo hướng pháttriển năng lực
3 Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học.3.2 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các
trường tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam theo hướng phát triển năng lực
4 Câu hỏi nghiên cứu
- Cơ sở khoa học của biện pháp quản lý đánh giá kết quả học tập của họcsinh ở các trường tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam theo hướng phát triển nănglực là gì?
- Biện pháp quản lí giáo dục nào sẽ nâng cao được chất lượng hoạt độngđánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh HàNam theo hướng phát triển năng lực?
5 Giả thuyết khoa học
Từ cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, có thể đề xuất được các biện pháp
Trang 17quản lý nâng cao chất lượng hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh trongcác trường tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam theo hướng phát triển năng lực.
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý đánh giá kết quả học tập của học
sinh ở trường tiểu học theo hướng phát triển năng lực
6.2 Khảo sát thực trạng quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các
trường tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam theo hướng phát triển năng lực
6.3 Đề xuất biện pháp quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các
trường tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam theo hướng phát triển năng lực
6.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý đánh
giá kết quả học tập của học sinh ở các trường tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Namtheo hướng phát triển năng lực
7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
7.1 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
- Quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường tiểu học huyệnLý Nhân, tỉnh Hà Nam theo hướng phát triển năng lực
- Chủ thể quản lý bao gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các tổ trưởng
chuyên môn, vv Nhưng để tài nghiên cứu chủ thể quản lý chính là hiệu trưởng các
trường tiểu học
- Tiếp cận trong luận văn về quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh ở cáctrường tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam theo hướng phát triển năng lực là phốihợp các cách tiếp cận chức năng và tiếp cận nội dung, bao gồm: lập kế hoạch; tổ chức;chỉ đạo; kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đánh giá kết quả học tập của học sinh ở cáctrường tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam theo hướng phát triển năng lực
7.2 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
- Trường tiểu học Hợp Lý, Văn Lý, Chính Lý, Nhân Khang và Tiểu học AVĩnh Trụ trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
7.3 Giới hạn về khách thể khảo sát
- Nhóm 1: Cán bộ quản lý- Nhóm 2: Giáo viên tiểu học
Trang 187.4 Thời gian khảo sát lấy số liệu: Năm học 2022 - 2023.
8 Phương pháp nghiên cứu
8.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, phân loại tài liệu nhằm tìm hiểu và xâydựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu
8.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát; phỏng vấn;
điều tra; tổng kết kinh nghiệm… để thu thập số liệu, xây dựng cơ sở thực tiễn chođề tài luận văn
8.3 Nhóm phương pháp xử lý số hiệu: sử dụng các công thức toán thống kê như số
trung bình cộng, tần xuất, hệ số tương quan… để định lượng kết quả nghiên cứu củaluận văn
9 Cấu trúc của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu thamkhảo, phụ lục gồm có 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh ở
các trường tiểu học theo hướng phát triển năng lực
Chương 2: Thực trạng quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các
trường tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam theo hướng phát triển năng lực
Chương 3: Biện pháp quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các
trường tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam theo hướng phát triển năng lực
Trang 19Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG
TIỂU HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các nghiên cứu về đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng pháttriển năng lực
Đánh giá kết quả học tập là khâu quan trọng mang tính quyết định để nângcao chất lượng dạy và học trong nhà trường tiểu học Vì vậy trong các lĩnh vực khoahọc giáo dục đã có nhiều công trình nghiên cứu về lí luận và thực tiễn Có thể nếu ramột số nghiên cứu cụ thể:
- Ở Canada trong nghiên cứu “ Tăng cường sự thành công- đánh giá- địnhgiá và báo cáo ở trường học tại Otario” [dẫn theo 21] Đề cập tới 7 nguyên tắc
đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học Bên cạnh đó đưa ra các tiêu chí đánhgiá kĩ năng và thói quen học tập của học sinh Canada từ tiểu học tới THPT Tài liệuđưa ra 4 mức độ thành tích đánh giá thành tích học tập của học sinh cùng với các vídụ trực quan đánh giá môn nghệ thuật, khoa học công nghệ và tiếng Anh: Cấp độ 4là vượt chuẩn bang, cấp độ 3 là chuẩn của bang, cấp độ 2 gần cận chuẩn bang vàcấp độ 1 là dưới chuẩn của bang Trong mối cấp độ có mô tả rõ ràng về những gìhọc sinh cần thực hiện được
- John Ainley trong cuốn “đánh giá ở trường tiểu học” đã tập trung vào việc
sử dụng các phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học ở cấp độtrường, bang và quốc gia [dẫn theo 21]
- Hội đồng quốc gia về chương trình đánh giá và chương trình (NCCA) củaIreland đã nghiên cứu về quá trình phát triển của đánh giá kết quả học sinh ở tiểuhọc từ năm 1990 tới nay Đồng thời cũng hướng dẫn giáo viên, nhà trường thực thicông tác đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học Tác phẩm đã nêu rõ cácloại hình đánh giá kết quả học tập của học sinh như: đánh giá kết quả học tập,đánh giá vì học tập Các chính sách liên quan tới đánh giá kết quả học tập của học
Trang 20sinh tiểu học cũng được đề cập tới như sử dụng các kết quả đánh giá và các đốitượng sẽ nhận được.
Trần Ngọc Lan (2015) trong nghiên cứu “ Đánh giá học sinh tiểu học theohướng tiếp cận năng lực” [21] cho rằng phương pháp để đánh giá kết quả học tập
của học sinh tiểu học nhằm phát triển năng lực cần coi trọng đánh giá cả quá trình,phối hợp hợp lý và đa dạng các phương pháp và hình thức đánh giá bao gồm: đánhgiá ngay trong quá trình học với các hoạt động trên lớp (quan sát thái độ, tinh thầnhọc tập; phân tích các sản phẩm: câu trả lời, cách lập luận để đi đến đáp số, cáchgiải bài toán, cách sử dụng kiến thức toán trong hoạt động vui chơi… Ngoài ra đánhgiá bằng việc kiểm soát các hoạt động vận dụng kiến thức toán khi giải quyết vấnđề; kĩ năng sử dụng ngôn ngữ toán học; kĩ năng suy luận; kỹ năng kết nối các trithức và kinh nghiệm thực tiễn vào tiếp thu các kiến thức toán học….)
Dương Văn Hưng (2011) với đề tài “ Nghiên cứu phương pháp kỹ thuật đánhgiá thường xuyên kết quả học tập của học sinh tiểu học theo chương trình giáo dục”
đã đưa ra những số liệu khảo sát thực trạng đánh giá thường xuyên của học sinh tiểuhọc, đưa ra những khuyến nghị, đề xuất về kĩ thuật đánh giá thường xuyên kết quảhọc tập của học sinh tiểu học [18]
Nguyễn Tuyết Nga (2006) Trong “ Thực trạng việc đánh giá kết quả học tậpcủa học sinh tiểu học bằng hình thức nhận xét”, đề cập tới thực trạng sử dụng nhận
xét trong đánh giá của học sinh môn Đạo đức, Tự nhiên & Xã hội, Âm nhạc, Mĩthuật, Thủ công và Thể dục ở các lớp 1,2,3 [25]
Nguyễn Thị Hạnh (2013) với nghiên cứu “ Một số vấn đề đổi mới đánh giákết quả học tập môn tiếng Việt ở tiểu học” đã nêu ra những quan điểm mới về việc
đánh giá kết quả học tập và thực trạng của việc đánh giá kết quả học tập môn tiếngViệt cấp tiểu học Nội dung, loại hình, công cụ đánh giá và hướng dẫn biên soạntrong môn tiếng Việt ở cấp tiểu học, cùng một số đề kiểm tra viết tham khảo [12]
1.1.2 Nghiên cứu về quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo hướngphát triển năng lực học sinh
- E.C.Wragg (2000) [dẫn theo 27] tập trung vào khai thác khía cạnh thựchành các kĩ năng thiết yếu mà mỗi giáo viên cần có trong đánh giá kết quả học tập
Trang 21của học sinh tiểu học ở trên lớp trong tác phẩm “đánh giá học tập ở trường tiểuhọc-Assessment, Learning in Primary school”.
- Collin Coner [dẫn theo 27] trong tác phẩm “ đánh giá học tập ở trường tiểuhọc- Assessment in Action in Primary school” đã đề cập tới vai trò của giáo viên,
hiệu trưởng, những nhà quản lý trong đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểuhọc, đồng thời cũng đưa ra những lời khuyên, tư vấn đối với những đối tượng nàytrong việc đánh giá học sinh tiểu học
Các tác giả Martha L.A.Stassen, Kathryn Doherrty & Mya poe (2001),Terry Bergeson & Mary Alice Heuschel; Scott A Yokoich, Gregory S Waddellvà Robert K Gerwig nghiên cứu phân tích và minh họa vận dụng các phươngpháp/chiến lược đánh giá kết quả học tập khác nhau như: đánh giá quá trình,đánh giá hướng vào người học, đánh giá theo năng lực thực hiện, đánh giá thúcđẩy học tập… qua đó, kiến nghị các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiệncác loại đánh giá này
Theo Ủy ban kiểm định chất lượng giáo dục tại các trường đại học Mỹ(Council for Higher Education- CHEA) cho biết Quản lý đánh giá kết quả học tậpcủa người học ở Mỹ được tiến hành công khai, dân chủ bằng cách công bố rộngrãi trên phương tiện đại chúng các nội dung tiêu chí, tiêu chuẩn Tính công bằngcòn được thể hiện ở chỗ nhiều lực lượng cũng được tham gia đánh giá người học.Năng lực của người học không chỉ được đánh giá thông qua bài kiểm tra trêngiấy mà được thực hiện thông qua thực tiễn thực hiện nhiệm vụ trong các xưởngtrường, vườn trường, công xưởng, nhà máy hay các công việc đảm nhiệm theocác chuyên ngành đào tạo
Trong hội thảo của UNESCO về canh tân giáo dục vì sự phát triển với nộidung chính là cần phải hình thành năng lực cho người học, các tác giả đã nêu ranhững quan điểm riêng về quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập nhằm pháttriển năng lực học sinh Whetten và Cameron (1995) [24] cho rằng việc đánh giácần phải khách quan sẽ góp phần vào phát triển các chương trình giáo dục và đàotạo dựa trên mô hình năng lực chính; Xavier Roegier (1996) [24] bàn về việc cácnhà trường sẽ phát triển các năng lực như thế nào, P.A.McLagan (1997) [24] coi
Trang 22đây là “một câu trả lời mạnh mẽ đối với các vấn đề mà các tổ chức và cá nhân đangphải đối mặt trong thế kỉ XXI” hay “đánh giá dựa trên năng lực” của Ron
Cammaert (2015) [24]
Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập nhằm phát triển năng lực củangười học đang được sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới, trong đó có ViệtNam Điều này thể hiện qua nội dung các nghiên cứu đa dạng, ở nhiều khía cạnhkhác nhau của đánh giá kết quả học tập nhằm phát triển năng lực học sinh
Trần Đăng An (2018) với nghiên cứu “ Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kếtquả học tập của học sinh trường phổ thông địa bàn miền núi tỉnh Quảng Trị” [1] cho
rằng quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh bao gồm các bướcnhư Xây dựng kế hoạch; tổ chức thực hiện kế hoạch; chỉ đạo hoạt động, công táckiểm tra hoạt động; đảm bảo các điều kiện hỗ trợ hoạt động
Trần Ngọc Lan (2015) trong nghiên cứu “Đánh giá học sinh tiểu học theohướng tiếp cận năng lực” cho rằng việc tổ chức đánh giá kết quả học tập nhằm phát
triển năng lực cho học sinh cần thật nghiêm túc theo chuẩn đã định, không thách đốhọc sinh, không tạo áp lực đối với học sinh và cha mẹ học sinh Để tổ chức đánh giácần thiết nội dung đánh giá và giải trình được các mục tiêu về năng lực và phẩmchất với mỗi nội dung khi cần thiết Học sinh đạt tới mức nào trong thang đánh giá(biết; hiểu; vận dụng trực tiếp hoặc vận dụng có sáng tạo, linh hoạt, …), người tổchức đánh giá cần phải để nguyên mức đó không điều chỉnh kết quả, không “nuôngchiều” theo tâm lý kỳ vọng của cha mẹ học sinh (nhất là cha mẹ học sinh tiểu học).Kỹ năng đưa ra nhận xét sát thực với năng lực và phẩm chất của học sinh là chìakhóa của giáo viên để giải quyết vấn đề này Kinh nghiệm của một số cơ sở đào tạodân lập trong nước và quốc tế cho thấy, nếu thực hiện như trên một cách đồng bộ vànhất quán trong một số năm liên tục sẽ cho thấy hiệu quả rõ rệt [21]
Nguyễn Đức Minh (2014) với nghiên cứu “Hướng dẫn cán bộ quản lýtrường tiểu học đánh giá năng lực học sinh cuối cấp tiểu học” [23] đã giới thiệu
công cụ đánh giá năng lực của học sinh cuối cấp tiểu học dành cho cán bộ quản lý.Các năng lực học sinh tiểu học được nêu trong tài liệu này là năng lực làm toán,năng lực đọc hiểu, năng lực khoa học, năng lực nội tâm, năng lực giao tiếp, năng
Trang 23lực vận động và năng lực xúc cảm thẩm mĩ Trong đó nêu rõ các bảng tiêu chí kĩthuật giúp cho hoạt động đánh giá đảm bảo tính khoa học, khách quan, chính xácđối với các tiêu chí ở mức độ có thể có và phù hợp với năng lực của số đông họcsinh lứa tuổi cuối cấp tiểu học.
1.1.3 Nhận xét các nghiên cứu đi trước và xác định nội dung nghiên cứu củaluận văn
a) Nhận xét
- Các nghiên cứu đi trước trong khoa học giáo dục tập trung nghiên cứunhiều về đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học ở góc độ giáo dục học, cònnghiên cứu về quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học từ góc độ quảnlý giáo dục được nghiên cứu ít hơn trong lĩnh vực khoa học giáo dục
- Các nghiên cứu về đánh giá kết quả học tập của học sinh và quản lý đánhgiá kết quả học tập của học sinh tiểu học rất đa dạng từ các góc độ lý luận và thựctiễn, nhưng tập trung nhiều về lí luận đánh giá và quản lý đánh giá
- Nghiên cứu quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh tại các trườngtiểu học trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam theo hướng phát triển năng lựctrong bối cảnh thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 còn chưa đượcnghiên cứu
Vì vậy đề tài nghiên cứu của tác giả đã xác định được điểm mới trong nghiêncứu quản lí giáo dục và trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng dạy học, học tập củahọc sinh tiểu học ở các trường tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
b) Xác định nội dung nghiên cứu của luận văn
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinhở trường tiểu học theo hướng phát triển năng lực
- Khảo sát thực trạng đánh giá kết quả học tập của học sinh và quản lý đánhgiá kết quả học tập của học sinh ở các trường tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Namtheo hướng phát triển năng lực
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong và ngoài nhà trường tiểuhọc đến quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường tiểu học huyệnLý Nhân, tỉnh Hà Nam theo hướng phát triển năng lực
- Đề xuất và khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của biện pháp quản lý đánh
Trang 24giá kết quả học tập của học sinh ở các trường tiểu học huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Namtheo hướng phát triển năng lực.
1.2 Năng lực, phát triển năng lực học sinh và các năng lực cần phát triển chohọc sinh tiểu học
1.2.1 Khái niệm năng lực, phát triển năng lực học sinh
a) Khái niệm năng lực
Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê định nghĩa năng lực bao gồm: a) Khảnăng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó;b) Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một hoạt độngnào đó với chất lượng cao [29]
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế Thế giới (OECD) [dẫn theo 29]: “Nănglực là khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp trong một bốicảnh cụ thể”.
Các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam cũng có nhiều quan niệm khácnhau về năng lực, có thể nêu ra một số quan niệm:
Howard Gardner [17]: “Năng lực được thể hiện thông qua hoạt động có kếtquả và có thể đánh giá và đo đạc được”.
Peaple Soft [17]: Năng lực được xem như tập hợp của những kiến thức, kĩnăng và hành vi có thể đo lường, quan sát được để đóng góp cho sự thành côngcủa công việc.
Parry [17]: Năng lực là một tập hợp các kiến thức, kĩ năng, thái độ liên quanvới nhau, có ảnh hưởng tới khả năng hoàn thành công việc hay hiệu suất của mộtcá nhân, có thể đo lường thông qua các chuẩn mà cộng đồng chấp nhận và có thểđược cải tiến thông qua các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
Phạm Minh Hạc [11]: Năng lực là tổ hợp hoạt động tâm lý của con ngườivận hành theo một mục đích nhất định, tạo ra kết quả một hoạt động nào đó.
Năng lực có thể có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng bản chất khi nói đếnnăng lực ở các góc độ khoa học khác nhau có các dấu hiệu chung:
- Năng lực là tổ hợp các kiến thức, kĩ năng, thái độ kết hợp với nhau thànhmột hệ thống có quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau, đảm bảo cho sự thành công ở
Trang 25Năng lực của học sinh tiểu học là tổ hợp các kiến thức, kĩ năng, phẩm chất,thái độ của học sinh tiểu học, đảm bảo cho học sinh thực hiện hiệu quả hoạt độnghọc tập cũng như các hoạt động khác của học sinh tiểu học.
b) Phát triển năng lực học sinhTừ điển Tiếng Việt chủ biên: “Phát triển là biến đổi hoặc làm biến đổi từ ítđến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp” [29] Từ điển triếthọc: “Phát triển là quá trình vận động đi từ thấp đến cao từ đơn giản đến phức tạp,từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện” [15].
Như vậy có thể xác định: Phát triển là quá trình tăng trưởng về số lượng vàbiến đổi về chất của sự vật hiện tượng đã có, đã xây dựng nhưng chưa hoàn chỉnh,chưa đầy đủ được tiếp tục nâng cao để đáp ứng yêu cầu hiện thực khách quan
Với khái niệm phát triển như trên phát triển năng lực học sinh là quá trìnhtăng lên về số lượng và chất lượng năng lực của học sinh:
- Về lượng: là tăng lên về số lượng các năng lực học sinh cụ thể cần thiết củahọc sinh phù hợp với điều kiện và hoạt động của học sinh
- Về chất lượng: là tăng lên ở mức độ cao hơn, trình độ cao hơn của các nănglực cụ thể của học sinh đáp ứng yêu cầu điều kiện mới, giúp cho học sinh thích ứngtốt hơn và hoàn thành tốt hoạt động học tập cũng như các hoạt động khác trong nhàtrường và ngoài xã hội, khả năng vận dụng tri thức
Phát triển năng lực học sinh được thể hiện trên 3 phương diện: bề rộng và bề
Trang 26sâu chất lượng tri thức, thái độ và kĩ năng của năng lực và khả năng vận dụng trithức, kĩ năng và thực tiễn Ví dụ: phát triển năng lực học sinh thông qua dạy học
môn Tiếng Việt trong nhà trường được nhấn mạnh ở góc độ phát triển về chất lượng
năng lực học sinh Ví dụ kĩ năng đọc ở lớp 4 tiểu học đọc thông chỉ cần “ Đọc các
văn bản nghệ thuật, khoa học, báo chí có độ dài khoảng 250 chữ, tốc độ 90-100chữ/phút; Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn lớp 3 (Khoảng 100-120 chữ/phút); Bước
đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung của từng đoạn” Ởlớp 5: “ Đọc đúng là lưu loát các văn bản nghệ thuật (Thơ, văn xuôi, kịch), hành
chính, khoa học, báo chí… có độ dài khoảng 200-300 chữ với tốc độ 100-120chữ/phút Biết đọc thầm bằng mắt với tốc độ nhanh hơn lớp 4 (Khoảng 120-140tiếng/phút); Biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ, trích đoạn kịch ngắn [6].
1.2.2 Các năng lực cần phát triển cho học sinh tiểu học theo chương trình giáodục phổ thông 2018
Theo Chương trình giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo banhành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 cácphẩm chất và năng lực cơ bản cần hình thành cho học sinh [6]:
Các phẩm chất chủ yếu: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm.
Năng lực chung: 1) Năng lực tự chủ và tự học; 2) năng lực giao tiếp và hợp
tác; 3) Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Năng lực đặc thù: 1) Năng lực ngôn ngữ bao gồm năng lực sử dụng tiếng
Việt và sử dụng ngôn ngữ, mỗi năng lực được thực hiện qua các hoạt động nghe,
nói, đọc viết 2) Năng lực tính toán được thực hiện qua các hoạt động nhận thứckiến thức toán học, tư duy toán học, vận dụng kiến thức, kĩ năng toán học 3) Nănglực khoa học được thể hiện qua tìm hiểu tự nhiên, tìm hiểu xã hội và vận dụng kiếnthức kĩ năng đã học 4) Năng lực công nghệ được thể hiện ở nhận thức công nghệ,
giao tiếp công nghệ, sử dụng công nghệ, đánh giá công nghệ và thiết kế công nghệ
5) Năng lực tin học thể hiện: sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông
tin và truyền thông; ứng xử phù hợp trong môi trường số; giải quyết vấn đề với sựhỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông; ứng dụng công nghệ thống tin và
truyền thông trong học và tự học; hợp tác trong môi trường số 6) Năng lực thẩm mĩ
Trang 27thể hiện năng lực âm nhạc, năng lực mĩ thuật, năng lực văn học, mỗi năng lực đượcthực hiện qua các hoạt động: nhận thức các yếu tố thẩm mĩ, phân tích và đánh giá
các yếu tố thẩm mĩ, tái hiện sáng tạo và ứng dụng các yếu tố thẩm mĩ 7) Năng lựcthể chất được thể hiện ở các hoạt động: chăm sóc sức khỏe, vận động cơ bản, hoạt
kế hoạch thực hiện mục tiêu với sự hướng dẫn, hỗ trợ của người lớn Có ý thức thựchiện kế hoạch, tự xây dựng được thời gian biểu cá nhân và thực hiện theo thời gian
biểu Giữ lời hứa, lời nói đi đôi với việc làm, …; Tự điều chỉnh hành vi của bảnthân phù hợp với sự thay đổi: Tự điều chỉnh được những hành vi chưa tích cực của
bản thân trong học tập, hoạt động tập thể và sinh hoạt hàng ngày với sự hướng dẫn,hỗ trợ của thầy cô giáo, bạn bè, gia đình Làm quen được với một số biến cố trongcuộc sống như chuyển chỗ ở, chuyển chỗ ngồi trong lớp, với sự động viên, hỗ trợcủa thầy cô giáo, bạn bè và gia đình
- Nhóm 2: năng lực giao tiếp thể hiện: 1- sử dụng ngôn ngữ nói và điệu bộ
cử chỉ nét mặt; chào hỏi: khi muốn giáo tiếp với người khác thì cần sử dụng ngônngữ nói hoặc các cử chỉ, điệu bộ, nét mặt; biết khi muốn gặp ai để nói chuyện thìcần chào hỏi; 2- Phát âm rõ ràng, rành mạch; lễ phép chào thầy cô, người lớntuổi, thân mật chào hỏi bạn học 3- sử dụng đúng cách xưng hô và chào hỏi khigặp mặt người thân, người quen ở mọi nơi; kết hợp tốt giữa ngôn ngữ nói vàngôn ngữ cử chỉ điệu bộ
- Nhóm 3: năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo với các tiêu chí: 1- đặt câu
hỏi xác định, thăm dò và tổ chức thông tin, ý tưởng: thu thập các loại thông tin khácnhau từ các nguồn khác nhau (lớp 1); tìm ra cấu trúc và sự tương đối giữa các thôngtin (lớp 2); thu thập, so sánh và phân nhóm các thực tế đồng giữa các thông tin (lớp4) 2- đưa ra các ý kiến, tìm ra các khả năng và hành động: xem xét các cách thay
Trang 28thé các phương án quen thuộc (lớp 1); sử dụng các biểu đồ mô tả quá trình khi phân
tích cách chuỗi hành động (lớp 2); đặt ra câu hỏi “ Chuyện gì xảy ra nếu?khi tiến
hành xem xét và điều tra (lớp 4) 3- phân tích, tổng hợp, nhận xét và đánh giá trongquá trình: đặt ra câu hỏi tình huống tiến thoái lưỡng nam trong câu truyện sẽ đượcgiải quyết như thế nào (lớp 1); miêu tả các kết quả có thể thay đổi khi một nhân vậtnào đó hành động khác đi (lớp 2); xác định và áp dụng các cách lí luận cho mộthành động nào đó (lớp 4); 4- suy ngẫm về cách nghĩ và quá trình: rút từ kinhnghiệm trong quá khứ để giải thích cho cách tư duy của mình (lớp 1); miêu tả cáchtư duy trong một tình huống nhất định (lớp 2); xem xét các mặt có ý nghĩa của mộtsự kiện lịch sử (lớp 4)
1.3 Đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học theo hướng phát triển năng lực
1.3.1 Đặc điểm lứa tuổi học sinh tiểu học [16]
a) Về sinh học: Cơ thể học sinh tiểu học đang phát triển, hệ xương còn nhiều
mô sụn đang trong thời kỳ cốt hóa Hệ cơ đang thời kỳ phát triển Hệ thần kinh đangphát triển mạnh, hai quá trình thần kinh đều phát triển mạnh nhưng hưng phấn mạnhhơn ức chế Vì đặc điểm sinh học như vậy nên học sinh tiểu học thường thích cáctrò chơi vận động, không ngồi học được lâu Ảnh hưởng của sự phát triển thể chấtđến phát triển tâm lý lứa tuổi nhi đồng không lớn và không trực tiếp như ở lứa tuổiấu nhi và mẫu giáo
b) Hoạt động nhận thức của học sinh tiểu học bao gồm các quá trình nhận
thức cảm tính (cảm giác, tri giác), nhận thức lí tính (tư duy, tưởng tượng), nhậnthức trung gian (ngôn ngữ, trí nhớ) Sự phát triển hoạt động nhận thức của họcsinh tiểu học theo chiều dọc cấp học từ lớp 1 – lớp 5 có một số đặc điểm cơ bản:
a) Đầu cấp tính trực quan chiếm ưu thế trong các quá trình nhận thức vàcàng đến lớp cuối cấp tiểu học tính trừu tượng phát triển mạnh: Tư duy trừutượng, tưởng tượng sáng tạo … b) Có sự thay đổi phát triển mạnh mẽ từ tínhkhông chủ định chiếm ưu thế (tri giác không chủ định, trí nhớ không chủ định,….) thay thế bằng sự phát triển của tính có chủ định trong hoạt động nhận thức cảchủ tính và lý tính; c) Màu sắc xúc cảm chi phối đậm nét hoạt động nhận thức củahọc sinh tiểu học, nhưng cũng có sự thay đổi đậm nét khác nhau, đầu cấp nhận
Trang 29thức cảm tính và lý tính đều chịu sự ảnh hưởng, chi phối mạnh mẽ của xúc cảmnhưng cuối cấp lớp 4,5 có xu hướng giảm bớt.
c) Đặc điểm nhân cách của học sinh tiểu họcÝ chí của học sinh tiểu học ở những lớp đầu cấp còn yếu, chưa thực sự mạnh
mẽ đối với điều chỉnh hành vi cá nhân, còn phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của ngườilớn Đặc biệt các em chưa đủ ý chí để thực hiện đến cùng mục đích đã đặt ra nếugặp khó khăn Đến những lớp cuối cấp các em đã có khả năng biến yêu cầu củangười lớn thành mục đích hành động của mình và nỗ lực ý chí thực hiện, nhưngnhìn tổng thể năng lực ý chí còn yếu, thực hiện hành vi vẫn chủ yếu dựa vào hứngthú nhất thời
Tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể, trực quan gắn với các sự
vật, hiện tượng cụ thể, sinh động Học sinh sống bằng tình cảm, dễ xúc động và khókiềm chế cảm xúc của mình Tình cảm học sinh tiểu học chưa bền vững, dễ thayđổi Quá trình hình thành và phát triển tình cảm của học sinh tiểu học luôn gắn vớisự phát triển năng khiếu của các em Vì vậy cần chú ý phát hiện và bồi dưỡng kịpthời năng khiếu cho học sinh tiểu học
Tính cách của học sinh tiểu học đang được hình thành và phát triển, đặc biệt
trong môi trường nhà trường Sự hình thành nhân cách học sinh tiểu học có các đặcđiểm: hồn nhiên, bộc lộ ý của mình vô tư, thật thà và ngay thẳng; mang tính tiềm ẩnchưa bộc lộ hết; đang được hình thành và không phải được hình thành luôn màđược bộc lộ dần dần, được hoàn thiện dần trong quá trình sống, hoạt động trong giađình, nhà trường và xã hội
- Chú ý của học sinh tiểu học: Ở đầu cấp tiểu học chú ý không chủ định
chiếm ưu thế, chú ý có chủ định của học sinh còn yếu, khả năng kiểm soát, điềukhiển chú ý chưa cao Học sinh chỉ chú ý, quan tâm đến những môn học, giờ học cóđồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn với nhiều tranh ảnh, đồ chơi, … Sự tập trungchú ý của học sinh còn yếu, thiếu tính bền vững, dễ bị phân tán trong quá trình họctập Cuối cấp tiểu học chú ý có chủ định, phát triển mạnh và chiếm ưu thế Học sinhđã có nỗ lực ý chí trong hoạt động học tập, … Trong sự chú ý học sinh đã bắt đầuxuất hiện giới hạn về yếu tố thời gian, định lượng khoảng thời gian cho một công
Trang 30việc và cố gắng nỗ lực ý chí để hoàn thành.
Những đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học cần được chú ý, là cơ sởkhoa học để giáo viên tiểu học tổ chức đánh giá kết quả học sinh tiểu học theohướng phát triển năng lực phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác dạyhọc nhà trường tiểu học
1.3.2 Khái niệm đánh giá, kết quả học tập và đánh giá kết quả học tập của họcsinh tiểu học theo hướng phát triển năng lực
- Đánh giá: các nhà khoa học đã có nhiều cách hiểu về đánh giá như:
Ralph W Tyler (1949) quan niệm quá trình đánh giá chủ yếu là quá trình xácđịnh mức độ thực hiện các mục tiêu trong quá trình dạy học [14]; Lâm QuangThiệp (2008): đánh giá là căn cứ vào các số đo và các tiêu chí xác định năng lựcvà phẩm chất của sản phẩm đào tạo để nhận định, phán đoán và đề xuất cácquyết định nhằm nâng cao không ngừng chất lượng đào tạo; Trần Khánh Đức(2017): đánh giá là quá trình thu thập thông tin, chứng cứ về đối tượng cần đánhgiá và đưa ra những nhận định, phán xét về mức độ đạt được theo thang đo hoặctiêu chí đã được đưa ra trong các tiêu chuẩn hay chuẩn mực [9], …vv Từ những
khái niệm trên, luận văn xác định: Đánh giá là quá trình thu thập, phân tích và lígiải thông tin một cách có hệ thống để mô tả thực trạng, đối chiếu với mục tiêuđã đặt ra nhằm đưa ra nhận định kết luận.
- Kết quả học tập: Norman E Gronlund (1990) kết quả học tập được hiểu là
kết quả cuối cùng của quá trình học tập [28]; Trần Kiều (2006) kết quả học tập đượcthể hiện ở mức độ đạt được các mục tiêu của dạy học bao gồm 3 mục tiêu lớn: nhậnthức, hành động, xúc cảm Các mục tiêu này cụ thể với từng môn học sẽ là các mụctiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ [20]; Nguyễn Thành Nhân (2014) xem xét kháiniệm kết quả học tập theo hai nghĩa rộng và hẹp Theo nghĩa rộng, kết quả học tập làtổng thể các biểu hiện phản ánh sự thay đổi trên phương diện nhận thức, năng lựchành động và thái độ biểu cảm xã hội cũng như tương tác xã hội mà cá nhân có đượcthông qua hoạt động học tập tự giác, tích cực và chủ động, diễn ra một cách bìnhthường trong cuộc sống, trong các hoạt động và các mối quan hệ xã hội Theo nghĩahẹp, kết quả học tập là thành quả thực tế của cá nhân người học phản ánh mức độ đápứng yêu cầu học tập theo định hướng của mục tiêu, của nội dung học tập trong môn
Trang 31học cũng như trong chương trình giáo dục quy định, chúng được đánh giá trên cơ sởcủa hoạt động đo lường và kiểm tra theo các tiêu chí khác nhau,… [26].
Từ các khái niệm đánh giá và kết quả học tập nêu trên trên có thể hiểu: đánhgiá kết quả học tập là quá trình thu thập, phân tích và giải thích thông tin nhằm xácđịnh mức độ người học đạt được mục tiêu (của từng giai đoạn học tập cụ thể) quađó có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh kế hoạch dạy học.
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học theo hướng phát triển nănglực Từ các khái niệm đánh giá, kết quả học tập của học sinh tiểu học, năng lực vàphát triển năng lực luận văn xác định: Đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểuhọc theo hướng phát triển năng lực là quá trình thu thập, phân tích và giải thíchthông tin nhằm mô tả thực trạng kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh đạt đượctrong quá trình học tập và rèn luyện để đưa ra các kết luận về mức độ năng lực họcsinh đạt được mục tiêu giáo dục, nhận xét giúp học sinh phát triển năng lực và giáoviên đưa ra các quyết định điều chỉnh kế hoạch dạy học.
1.3.3 Đặc điểm và chức năng đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu họctheo hướng phát triển học sinh tiểu học
a) Đặc điểm: Đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực: Thứnhất, chuyển từ chủ yếu đánh giá kết quả học tập cuối môn học, khóa học (đánh giá
tổng kết) nhằm mục địch xếp hạng, phân loại sang sử dụng các loại hình thức đánhgiá thường xuyên, đánh giá định kỳ sau từng chủ đề, từng chương nhằm mục đích
phản hồi điều chỉnh quá trình dạy học (đánh giá chương trình); Thứ hai, chuyển từ
chủ yếu đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực của người học Tức làchuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức, … sang đánh giá nănglực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các
năng lực tư duy bậc cao như tư duy sáng tạo; Thứ ba, chuyển đánh giá từ một hoạt
động gần như độc lập với quá trình dạy học sang việc tích hợp đánh giá vào quá trình
dạy học, xem đánh giá như là một phương pháp dạy học; Thứ tư, tăng cường sử dụng
công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá; sử dụng các phần mềm thẩm định cácđặc tính đo lường của công cụ (độ tin cậy, độ khó, độ phân biệt; độ giá trị) và sử dụngcác mô hình thống kê vào xử lý, phân tích, lý giải kết quả đánh giá
b) Chức năng: Đánh giá giáo dục nói chung và đánh giá kết quả học tập của
Trang 32học sinh có các chức năng phát hiện, điều chỉnh, phát triển và giáo dục.
- Chức năng phát hiện và điều chỉnh: Thông qua việc tiến hành các hình thức
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, giáo viên phát hiện kịp thời trình độvà năng lực học sinh Từ đó giáo viên có nhận xét, đánh giá, xác định kết quả đã đạtđược, khẳng định những hạn chế, sự yếu kém và tìm ra những nguyên nhân chủquan và khách quan ảnh hưởng tới hoạt động học tập của các em Mặt khác, giáoviên và các cấp quản lý căn cứ vào những “ liên hệ ngược” phản ánh từ kết quảkiểm tra, đánh giá để kịp thời có phương hướng khắc phục những yếu kém, kịp thờiđiều chỉnh những sai sót, lệch lạc mà học sinh đã bộc lộ thông qua các hình thứckiểm tra nhằm hoàn thiện quá trình dạy học
- Chức năng phát triển: Đánh giá chức năng phát triển là cách đánh giá tiềm
năng của học sinh mang tính định hướng trong quá trình tiếp nhận kiến thức của họcsinh Kiểm tra và đánh giá giúp khắc sâu một cách có hệ thống những tri thức đã thulượm được Trên cơ sở đó củng cố, rèn luyện, hoàn thiện những kỹ năng, kỹ xảo vàphát triển năng lực chú ý, khả năng ghi nhớ, vận dụng đặc biệt là năng lực tư duy,sáng tạo của các em
- Chức năng giáo dục: Đánh giá giúp cho học sinh có nhu cầu, động cơ đúng
đắn trong học tập; có thói quen ban đầu về tự học, huy động vốn tri thức, kĩ năngcủa mình để giải quyết nhiệm vụ học tập; rèn luyện tự ý thức, ý chí vươn lên đạt kếtquả cao trong học tập Giáo dục ý thức tổ chức kỉ luật, tính trung thực thẳng thắnvới những biểu hiện sai trái về thái độ, hành vi, thói quen tiêu cực trong học tập
Các chức năng của đánh giá có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau, chứcnăng phát triển là sự kết thừa của chức năng phát hiện, điều chỉnh Chức năng giáodục là hệ quả của chức năng phát hiện, điều chỉnh, phát triển
1.3.4 Các thành tố của hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu họctheo hướng phát triển năng lực
a) Mục tiêu đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học theo hướng pháttriển năng lực
Đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học là đưa ra những nhận định,những nhận xét về mức độ thực hiện mục tiêu dạy học đã đề ra, từ đó đưa ra được
Trang 33các biện pháp điều chỉnh phương pháp dạy của thầy và phương pháp học của trò,đưa ra các khuyến nghị góp phần thay đổi các chính sách giáo dục tiểu học Mục
tiêu đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học theo hướng phát triển năng lực:
1) Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, xác định mức độ đạt được, sựphát triển và tiến bộ thành tích học tập của học sinh
2) Giúp học sinh có khả năng tự nhận xét, tự điều chỉnh học tập để đạt đượckết quả học tập theo mục tiêu đặt ra
3) Giúp giáo viên, cha mẹ học sinh, cán bộ quản lý phát hiện sự tiến bộ củahọc sinh, các khó khăn trong học tập mà học sinh chưa tự vượt qua
4) Giúp giáo viên, cha mẹ học sinh, cán bộ quản lý hướng dẫn, điều chỉnh hoạtđộng dạy học theo sự tiến bộ của học sinh và yêu cầu của chương trình giáo dục
5) Giúp các tổ chức xã hội nắm thông tin chính xác, khách quan để phát huynguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển giáo dục tiểu học
b) Nội dung đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học theo hướng pháttriển năng lực
Đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học theo hướng phát triển nănglực vừa có tác động đánh giá thực trạng chất lượng giáo dục đồng thời làm mộtnhiệm vụ quan trọng của công tác dạy học: đánh giá kết quả học tập theo tiếp cậnnăng lực có sự khác biệt với tiếp cận nội dung trị thức Nội dung đánh giá kết quảhọc tập của học sinh tiểu học theo hướng phát triển năng lực bao gồm:
1) Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinhđáp ứng yêu cầu cần đạt
2) Xác định các biểu hiện cụ thể về các năng lực học sinh cần đạt của từngmôn học theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học
3) Đánh giá sự hình thành và phát triển các phẩm chất cơ bản: yêu nước,nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
4) Đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực, cốt lõi của học sinh: nănglực chung và năng lực đặc thù (ngôn ngữ tính toán, giao tiếp và hợp tác, …)
c) Hình thức hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học theo
Trang 34hướng phát triển năng lực
Hình thức đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học theo chương trìnhgiáo dục phổ thông 2018 bao gồm các hình thức đánh giá thường xuyên và định kỳvề học tập các môn học và phát triển các phẩm chất và năng lực học sinh:
1) Đánh giá thường xuyên về học tập các môn học2) Đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực3) Đánh giá định kì về nội dung học tập các môn học
4) Đánh giá định kì về sự hình thành phát triển phẩm chất và năng lực5) Đánh giá tổng hợp kết quả học tập đạt được của học sinh
d) Phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học theo hướngphát triển năng lực
Để thực hiện đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học theo hướng pháttriển năng lực theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 với yêu cầu đầu ra là cácchuẩn về phẩm chất và năng lực cần có sự thay đổi về phương pháp đánh giá, đadạng hóa cách thức đánh giá hướng đến chuẩn phẩm chất năng lực Các phươngpháp đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học được xác định:
1) Phương pháp quan sát (theo dõi trong quá trình giảng dạy; phiếu quan sát;bảng kiểm tra; nhật kí ghi chép lại các biểu hiện của học sinh, …)
2) Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, sản phẩm hoạt động của học sinh, …3) Phương pháp vấn đáp (trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi đáp để thuthập các thông tin n hằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời)
4) Phương pháp kiểm tra viết (các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độyêu cầu cần đạt của chương trình; trắc nghiệm, tự luận, …
e) Quy trình đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học theo hướng pháttriển năng lực
Quy trình đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường tiểu học hiện naybao gồm các bước như sau:
1) Bước 1: Xác định mục tiêu đánh giá.2) Bước 2: Chọn hình thức, phương pháp đánh giá.3) Bước 3: Phân tích nội dung, xác định tiêu chuẩn tiêu chí đánh giá
Trang 354) Bước 4: Thiết lập ma trận đánh giá học sinh.5) Bước 5: Thiết lập câu hỏi đánh giá học sinh.6) Bước 6: Xây dựng bộ đề, đáp án đánh giá học sinh7) Bước 7: Tổ chức kiểm tra, chấm bài và đánh giá Tổ chức tiến hành kiểmtra đánh giá.
8) Bước 8: Phân tích, đánh giá kết quả kiểm tra và phản hồi
1.4 Quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học theo hướng pháttriển năng lực
1.4.1 Hiệu trưởng trường tiểu học với việc đánh giá kết quả học tập của học sinhtiểu học theo hướng phát triển năng lực
Hiệu trưởng là người đứng đầu, đại diện cho nhà trường về mặt pháp lý, cótrách nhiệm và thẩm quyền cao nhất về hành chính cũng như chuyên môn, chịutrách nhiệm toàn bộ với cấp trên trong việc tổ chức, quản lý toàn bộ các hoạt động
của nhà trường Tại điều 54, Luật Giáo dục 2019 qui định: “Hiệu trưởng là ngườichịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước cóthẩm quyền bổ nhiệm, công nhận” Hiệu trưởng có vai trò quan trọng và có trách
nhiệm trong các hoạt động của nhà trường, đối với kiểm tra đánh giá học sinh, làngười đứng đầu một nhà trường, cơ sở giáo dục là linh hồn và thuyền trưởng củanhà trường; có sự tác động lớn tới chất lượng giáo dục nhà trường thông qua hoạtđộng quản lý của mình Đối với hoạt động kiểm tra đánh giá học sinh thì vai trò củahiệu trưởng luôn được đánh giá cao và có sự tác động rất lớn tới hiệu quả đạt được.Các vai trò đó được thể hiện rõ:
- Vai trò người thiết kế:Hiệu trưởng là người xây dựng hoạt động kiểm trađánh giá học sinh trong nhà trường
- Vai trò của người tổ chức, định hướng: Hiệu trưởng là người chỉ đạo chogiáo viên tổ chức các hoạt động kiểm tra đánh giá cho mỗi học sinh ở từng bộ mônphát huy đầy đủ trách nhiệm và năng lực, phát huy tính sáng tạo trong hoạt độngcủa mình
- Vai trò của người lãnh đạo, chỉ huy, cổ vũ: Hiệu trưởng phải thường xuyênlãnh đạo, điều khiển, chỉ huy, cổ vũ khích lệ quá trình học tập, vận động, vui chơi
Trang 36và rèn luyện của học sinh Luôn ủng hộ và giúp đỡ các giáo viên trong hoạt động.
- Vai trò người đánh giá, điều chỉnh: Những thông tin thu nhận được về quátrình kiểm tra đánh giá giáo viên thì hiệu trưởng cần phải thường xuyên tiến hành tổchức công tác đánh giá để kịp thời có những điều chỉnh, tác động phù hợp giúp đạttới mục tiêu
1.4.2 Khái niệm quản lý và quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểuhọc theo hướng phát triển năng lực
a) Khái niệm quản lý: Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa họckhác nhau, vì thế cũng có nhiều ý kiến, quan niệm khác nhau về thuật ngữ quản lý
của các nhà khoa học trong và ngoài nước Có thể dẫn ra một số quan niệm sau:
* Về thuật ngữ “Quản lý” (từ Hán Việt) gồm hai quá trình tích hợp nhau:Quá trình “Quản” gồm coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái “ổn định”; quá trình“lý” gồm sửa sang, sắp xếp đổi mới đưa hệ thống vào thế “phát triển” Như vậy
quản lý là giữ gìn, sắp xếp và phát triển một hệ thống nào đó phù hợp với môi
trường Theo từ điển Tiếng Việt giải thích: “Quản lý là tổ chức và điều khiển cáchoạt động hoặc trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định” [29].
* Ý kiến của các nhà khoa học:Harold Koontz khẳng định: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó bảo đảmphối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm(tổ chức)” [13].
Frederick Wins TayLor (1856-1915) nhà lý luận quản lý Mỹ cho rằng:
“Quản lý là biết chính xác điều muốn người khác làm và sau đó thấy rằng họ đãhoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [2].
Mary Parker Pollett thì “Quản lý” là: “Quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnhđạo và kiểm tra công việc của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả cácnguồn lực sẵn có của tổ chức để đạt được mục đích của tổ chức” [2].
Aunapu: “Quản lý hệ thống xã hội là một khoa học nghệ thuật tác động vàohệ thống mà chủ yếu là những con người trong hệ thống đó nhằm đạt được nhữngmục tiêu quản lý mà trong đó mục tiêu kinh tế - xã hội là cơ bản” [2].
Trần Kiểm: “Quản lý nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người sao cho mục
Trang 37tiêu của từng cá nhân biến thành thành tựu của xã hội” [19].
Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Nguyễn Quốc Chí cho rằng: “Quản lý là quá trìnhđạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kếhoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra” [22].
Ở các góc độ nhìn nhận khác nhau về quản lý nhưng tất cả các tác giả đềuthống nhất cơ bản về nội hàm của khái niệm quản lý:
- Quản lý không phải là tác động bất kì mà là tác động có mục đích cao, cóđịnh hướng rõ rệt, có kế hoạch của chủ thể quản lý (cá nhân, tổ chức)
- Trong quan hệ quản lý có một quan hệ cơ bản chủ thể quản lý (cá nhân, tổchức), đối tượng quản lý (cá nhân, tổ chức) Giữa chủ thể quản lý và đối tượng quảnlý có sự biến đổi và thích ứng với nhau để đạt hiệu quả trong hoạt động
- Nội dung quản lý của chủ thể tùy theo cách tiếp cận, nhưng xét về chứcnăng có thể bao gồm các nội dung: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra
- Hiệu quả công tác quản lý thuộc vào các yếu tố: Chủ thể quản lý, khách thểquản lý và mục đích công tác quản lý phụ thuộc vào tác động từ chủ thể đến kháchthể quản lý nhờ công cụ và phương pháp quản lý Mục đích hay mục tiêu chung củacông tác quản lý có thể do chủ thể áp đặt, do yêu cầu khách quan của xã hội hay dosự cam kết, thỏa thuận giữa chủ thể và khách thể quản lý, từ đó nảy sinh các mốiquan hệ tác động tương hỗ với nhau giữa chủ thể và khách thể quản lý
Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu các vấn đề lí luận trên, luận văn xác định và
sử dụng khái niệm: Quản lý là quá trình tác động thông qua lập kế hoạch, tổ chức,điều khiển, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch có định hướng, có mục đích của chủthể quản lý đến đối tượng quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vậnhành đạt hiệu quả mong muốn và đạt được mục tiêu đề ra.
b) Chức năng quản lý
Chức năng quản lý là những hình thái biểu hiện sự tác động có mục đích đếntập thể người Quản lý là một dạng lao động đặc biệt có 4 chức năng: lập kế hoạch,tổ chức, lãnh đạo (chỉ đạo), kiểm tra đánh giá
Các chức năng quản lý có mối quan hệ chặt chẽ, tác động và chi phối lẫnnhau tạo thành một chu trình quản lý của người quản lý Mối quan hệ của các chức
Trang 38năng quản lý thể hiện trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1 Chức năng quản lý
c) Từ khái niệm “quản lý” và “ đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểuhọc theo hướng phát triển năng lực, luận văn xác định: Quản lý đánh giá kết quảhọc tập của học sinh tiểu học theo hướng phát triển năng lực là tác động có mụcđích, có kế hoạch của hiệu trưởng trường tiểu học và các lực lượng quản lý trongnhà trường thông qua lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện kếhoạch đến hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học nhằm đạt đượcmục tiêu giáo dục và phát triển được phẩm chất, năng lực cho học sinh.
Với khái niệm trên quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học
theo hướng phát triển năng lực có các đặc điểm cơ bản:
- Mục đích quản lý đánh giá kết quả học tập: nhằm nâng cao hiệu quả đánh
giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực và hình thành phát triển năng lựccho học sinh tiểu học
- Đối tượng quản lý đánh giá kết quả học tập: hoạt động đánh giá kết quả
học tập cho học sinh trong trường tiểu học theo hướng phát triển năng lực cùng cáclực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia đánh giá kết quả học tập cho học sinh
- Nội dung quản lý đánh giá kết quả học tập cho học sinh: lập kế hoạch đánhgiá kết quả học tập của học sinh; tổ chức nhân sự cho hoạt động đánh giá kết quả
học tập; chỉ đạo hoạt động đánh giá kết quả học tập và kiểm tra việc thực hiện kế
LẬP KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC
CHỈ ĐẠOKIỂM TRA
Trang 39hoạch đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực.
- Chủ thể quản lý đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lựctrong nhà trường: hiệu trưởng trường tiểu học cùng các lực lượng trong nhà trường
tiểu học tham gia đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực (ban giámhiệu, tổ trưởng chuyên môn, …)
- Phương pháp quản lý đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triểnnăng lực: sử dụng các phương pháp trong lĩnh vực quản lý giáo dục như phương
pháp tổ chức – hành chính, phương pháp tâm lý – giáo dục; phương pháp kíchthích bằng kinh tế
1.4.3 Nội dung quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học theohướng phát triển năng lực
1.4.3.1 Lập kế hoạch đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học theo hướngphát triển năng lực
Đây là chức năng quan trọng của quá trình quản lý bởi lập kế hoạch là tậphợp những mục tiêu cơ bản đã được hoạch định Quá trình này chính là quá trìnhthiết lập các mục tiêu, hệ thống các hoạt động và các điều kiện, con đường đảm bảo
thực hiện mục tiêu đó Lập kế hoạch đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học
theo hướng phát triển năng lực Người hiệu trưởng cần thực hiện các công việc sau:
1) Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của Sở, Phòng giáo dục và đào tạo vềđánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng phát triển năng lực
2) Xác định mục tiêu, nội dung đánh giá kết quả học tập của học sinh theohướng phát triển năng lực
3) Phân tích, đánh giá thực trạng đánh giá kết quả học tập của học sinh theohướng phát triển năng lực (mặt mạnh, mặt yếu và nguyên nhân)
4) Lập các kế hoạch cụ thể về đánh giá kết quả học tập của học sinh theohướng phát triển năng lực (đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì)
5) Xác định các biện pháp, cách thức cụ thể đánh giá kết quả học tập của họcsinh theo hướng phát triển năng lực
6) Xác định các nguồn lực (nhận lực, vật lực, tài lực ) phục vụ cho việcđánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng phát triển năng lực
1.4.3.2 Tổ chức đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học theo hướng phát
Trang 40triển năng lực
Là quá trình sắp xếp, bố trí công việc, quyền hành và các nguồn lực cho cácthành viên của tổ chức để họ có thể đạt được các mục tiêu của tổ chức một cáchhiệu quả Ứng với mỗi mục tiêu khác nhau đòi hỏi cấu trúc tổ chức đơn vị cũngkhác nhau Nhờ tổ chức có hiệu quả mà người quản lý có thể phối hợp, điều phối tốthơn nguồn nhân lực và các nguồn lực khác Việc tổ chức tốt sẽ phát huy được nănglực nội sinh và có ý nghĩa quyết định đến việc chuyển hóa kế hoạch thành hiện thực.Hiệu trưởng trường tiểu học cần tiến hành các biện pháp khi tổ chức đánh giá kếtquả học tập của học sinh tiểu học theo hướng phát triển năng lực:
1) Hình thành bộ phận chỉ đạo đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu họctheo hướng phát triển năng lực
2) Xác định các bộ phận, lực lượng trong nhà trường tham gia đánh giá kếtquả học tập của học sinh theo hướng phát triển năng lực
3) Xác định nội dung, các nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận, lực lượng thamgia đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng phát triển năng lực
4) Xác lập và tổ chức phối hợp các bộ phận, lực lượng tham gia đánh giá kếtquả học tập của học sinh theo hướng phát triển năng lực
5) Tổ chức bồi dưỡng cho các lực lượng tham gia kiến thức, kỹ năng đánhgiá kết quả học tập của học sinh theo hướng phát triển năng lực
1.4.3.3 Chỉ đạo đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học theo hướng pháttriển năng lực
Đây là quá trình tác động, huy động con người và tổ chức trong hệ thốngthực hiện nhiệm vụ đã đặt ra và đồng thời liên kết các thành viên trong tổ chức, tậphợp, động viên họ hoàn thành những công việc nhất định để đạt mục tiêu, kế hoạchcủa tổ chức Đây cũng là chức năng thể hiện tài năng của nhà quản lý nhà trường.Hiệu trưởng trường tiểu học khi chỉ đạo đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểuhọc theo hướng phát triển năng lực từ góc độ quản lý tiến hành các công việc:
1) Cụ thể hóa và ra các quyết định đánh giá kết quả học tập của học sinhtheo hướng phát triển năng lực trong nhà trường
2) Tổ chức thực hiện đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng phát