Quản lý đánh giá kết quả học tập môn tiếng anh của học viên ở các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra Quản lý đánh giá kết quả học tập môn tiếng anh của học viên ở các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra Quản lý đánh giá kết quả học tập môn tiếng anh của học viên ở các trường sĩ quan quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra
Trang 1nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy
đủ theo quy định, không trùng lặp với các công trình khác đã công bố.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Bích Ngọc
Trang 3TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Các nghiên cứu về đánh giá kết quả học tập
1.2 Các nghiên cứu về quản lý đánh giá kết
1.3 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng
quan và những vấn đề luận án tập trung
Chương
2:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP VÀ QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH CỦA HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA 372.1 Những vấn đề lý luận về đánh giá kết quả
học tập môn tiếng Anh của học viên ở cáctrường sĩ quan Quân đội đáp ứng chuẩn đầu
2.2 Những vấn đề lý luận về quản lý đánh giá
kết quả học tập môn tiếng Anh của họcviên ở các trường sĩ quan Quân đội đáp ứng
2.3 Các yếu tố tác động đến quản lý đánh giá
kết quả học tập môn tiếng Anh của học
68
Trang 43:
THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP VÀ QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH CỦA HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI ĐÁP
3.1 Khái quát về các trường sĩ quan Quân đội 75
3.3 Thực trạng đánh giá kết quả học tập môn
tiếng Anh của học viên ở các trường sĩ quanQuân đội đáp ứng chuẩn đầu ra 823.4 Thực trạng quản lý đánh giá kết quả học
tập môn tiếng Anh của học viên ở cáctrường sĩ quan Quân đội đáp ứng chuẩn đầu
3.5 Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu
tố tác động đến quản lý đánh giá kết quảhọc tập môn tiếng Anh của học viên ở cáctrường sĩ quan Quân đội đáp ứng chuẩn đầu
3.6 Đánh giá chung thực trạng và nguyên nhân
thực trạng quản lý đánh giá kết quả học tậpmôn tiếng Anh của học viên ở các trường sĩquan Quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra 121
Chương
4:
BIỆN PHÁP VÀ KIỂM NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH CỦA HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI ĐÁP
4.1 Biện pháp quản lý đánh giá kết quả học tập
môn tiếng Anh của học viên ở các trường sĩquan Quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra 1274.2 Khảo nghiệm và thử nghiệm các biện pháp 155
Trang 5DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 174
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ GD&ĐT
8 Khảo thí và đảm bảo chất lượng
giáo dục-đào tạo
KT&ĐBCL GD-ĐT
9 Trường sĩ quan Quân đội TSQQĐ
Trang 6Tổng hợp ý kiến của CBQL, giảng viên và học
97
12 Bảng Tổng hợp ý kiến của CBQL, giảng viên và học 98
Trang 7Anh của học viên
14 Bảng
3.14
Tổng hợp kết quả khảo sát CBQL, giảng viên về
tổ chức thực hiện kế hoạch đánh giá KQHT môntiếng Anh của học viên đáp ứng CĐR
110
16 Bảng
3.16
Tổng hợp kết quả đánh giá của CBQL, giảng viên
về kiểm tra, giám sát hoạt động đánh giá KQHTmôn tiếng Anh đáp ứng CĐR
113
17 Bảng
3.17
Tổng hợp kết quả đánh giá của CBQL, giảng viên
về thực hiện điều chỉnh sau đánh giá KQHT môntiếng Anh của học viên
Kết quả khảo sát kiến thức của đội ngũ CBQL,
Trang 94 Biểu đồ
4.1
Kết quả so sánh giữa tính cấp thiết
và tính khả thi của các biện phápquản lý
166
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài luận án
Kết quả học tập là thành tố quan trọng, là minh chứng rõràng nhất về chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học.Đánh giá KQHT của người học luôn được coi là khâu then chốt,
“điều khiển cả quá trình dạy học” [147, tr.38] Nghị quyết số29/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổimới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo xác định, phải “đổimới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra”; “đánh giákết quả đào tạo đại học theo hướng chú trọng năng lực phântích, sáng tạo và thích nghi với môi trường làm việc” [1, tr.6].Muốn vậy, cần nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chấtlượng giáo dục của đội ngũ CBQL giáo dục; đổi mới căn bảncông tác quản lý giáo dục, đào tạo; nâng cao chất lượng, hiệuquả khoa học giáo dục và khoa học quản lý [1] Trong bối cảnhphát triển giáo dục thế kỷ XXI, giáo dục theo CĐR, đánh giátheo CĐR là xu thế được các nước có nền giáo dục tiên tiến ápdụng từ những năm đầu của thế kỷ XXI và hiện đang được cáctrường đại học Việt Nam quan tâm, triển khai Để thực hiện đổimới thi, kiểm tra, đánh giá KQHT của người học theo xu thếnày, công tác quản lý đóng vai trò then chốt, quyết định
Trong tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng,ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh trở thành một công cụ đắc lực,
là cầu nối để các quốc gia thấu hiểu và chia sẻ các giá trị củanhau Nhận thức được tầm quan trọng của ngoại ngữ trong xuthế toàn cầu hóa, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trươngnhằm tăng cường dạy học ngoại ngữ ở các cấp học, bậc học.Ngày 15/01/2019, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án nângcao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019-2025, trong đó
Trang 11đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2025: “100% sinh viên tốtnghiệp đạt CĐR kể cả chuẩn trình độ ngoại ngữ, tin học, kỹnăng mềm để sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động” [16,tr.2] Hiện thực hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước, BQP đã
đề ra nhiều nội dung, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạyhọc ngoại ngữ trong các nhà trường Quân đội, góp phần đàotạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội trongtình hình mới Tuy nhiên, cho đến nay trình độ ngoại ngữ củahọc viên các nhà trường Quân đội nhìn chung chưa đáp ứng sovới mục tiêu, yêu cầu đào tạo, chất lượng dạy và học ngoạingữ chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; khảnăng giao tiếp bằng ngoại ngữ của học viên còn nhiều hạn chế[20], [21] [37] Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyênnhân, trong đó liên quan nhiều đến quản lý dạy học nói chung,quản lý đánh giá KQHT môn ngoại ngữ của học viên nói riêng.Thực tiễn quản lý đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ởcác TSQQĐ những năm qua cho thấy: Mặc dù hệ thống quychế, quy định trong thi, kiểm tra, đánh giá KQHT của học viên
đã có nhiều đổi mới, các cấp quản lý đã có nhiều chủ trương,biện pháp trong tổ chức, chỉ đạo, điều hành nhằm nâng caochất lượng công tác thi, kiểm tra, đánh giá KQHT của học viên,song vẫn còn những hạn chế nhất định về nhận thức, về chỉđạo thực hiện quy trình đánh giá, về tiêu chí, công cụ đánh giácũng như năng lực của đội ngũ giảng viên, đặc biệt là năng lựctrong đánh giá KQHT của học viên ở các TSQQĐ đáp ứng CĐR[12], [18], [20], [21] [98]
Nghiên cứu về đánh giá KQHT và quản lý đánh giá KQHTcủa sinh viên nói chung và học viên ở các TSQQĐ nói riêng đã
Trang 12được các nhà khoa học ở trong nước và nước ngoài đi sâunghiên cứu Các tác giả đã làm rõ khái niệm, vai trò, nguyêntắc, quy trình đánh giá; các nội dung và biện pháp quản lýđánh giá KQHT của người học Tuy nhiên, chưa có công trìnhnào đi sâu luận giải về quản lý đánh giá KQHT môn tiếng Anhcủa học viên ở các TSQQĐ đáp ứng CĐR; do vậy, đây là vấn đề
có tính cấp thiết, cần được nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận vàthực tiễn, giúp các cấp quản lý nâng cao chất lượng hoạt độngđánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên, góp phần nângcao chất lượng dạy học môn tiếng Anh ở các TSQQĐ đáp ứngCĐR trong giai đoạn hiện nay
Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn
“Quản lý đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh của học viên ở các trường sĩ quan Quân đội đáp ứng chuẩn đầu ra”
làm đề tài luận án, với mong muốn góp phần nâng cao chấtlượng dạy học môn tiếng Anh của các TSQQĐ
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn quản lýđánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ở các TSQQĐ đápứng CĐR, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp nhằm quản lýkhoa học, chặt chẽ hoạt động đánh giá KQHT môn tiếng Anhcủa học viên ở các TSQQĐ đáp ứng CĐR, bảo đảm tính chínhxác, khách quan và phát huy vai trò của hoạt động này, gópphần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh ở các TSQQĐhiện nay
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan và xác định nhữngvấn đề đặt ra mà luận án cần tập trung nghiên cứu
Trang 13- Xây dựng lý luận về đánh giá KQHT và quản lý đánh giá KQHT môntiếng Anh của học viên ở các TSQQĐ đáp ứng CĐR.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng đánh giá KQHT môn tiếng Anh và quản
lý đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên TSQQĐ đáp ứng CĐR
- Đề xuất các biện pháp quản lý đánh giá KQHT môn tiếng Anh củahọc viên ở các TSQQĐ đáp ứng CĐR
- Khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi và thử nghiệm một biện pháp
đã đề xuất trong luận án
3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Quản lý dạy học môn tiếng Anh ở các TSQQĐ đáp ứngCĐR
Đối tượng nghiên cứu
Quản lý đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ởcác TSQQĐ đáp ứng CĐR
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận án nghiên cứu quản
lý đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên đào tạo trình độđại học, cấp phân đội ở các TSQQĐ (học viên tiếng Anh khôngchuyên) dựa trên mô hình quản lý PDCA
- Phạm vi đối tượng khảo sát: Khảo sát đội ngũ CBQL,giảng viên tiếng Anh và học viên đào tạo trình độ đại học, cấpphân đội ở 05 TSQQĐ: Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩquan Lục quân 1, Trường Sĩ quan Pháo binh, Trường Sĩ quanKhông quân, Trường Sĩ quan Thông tin
- Phạm vi về thời gian: Các số liệu được sử dụng trongluận án được khảo sát, điều tra, tổng hợp trong 05 năm, từ
2018 đến 2023
4 Giả thuyết khoa học
Trang 14Quản lý đánh giá KQHT của học viên đáp ứng CĐR giữ vaitrò quan trọng trong nâng cao chất lượng dạy học ở các TSQQĐ.Hiện nay, quản lý đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ở
các TSQQĐ đáp ứng CĐR còn bộc lộ nhiều hạn chế Nếu đề xuất
và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý đánh giá KQHT môntiếng Anh của học viên đáp ứng CĐR dựa trên các bước của môhình quản lý PDCA theo hướng nâng cao nhận thức và năng lực,hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy; phát triển CĐR môn tiếngAnh làm cơ sở xây dựng công cụ đánh giá, điều chỉnh nội dung,
phương pháp đánh giá và chỉ đạo tăng cường ứng dụng CNTT thì
sẽ quản lý có hiệu quả hoạt động đánh giá KQHT môn tiếng Anhcủa học viên đáp ứng CĐR, góp phần nâng cao chất lượng dạyhọc tiếng Anh ở các TSQQĐ
5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận án được xây dựng trên cơ sở lý luận Mác-Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, những quan điểm của ĐảngCộng sản Việt Nam về đổi mới, chấn hưng giáo dục Việt Namthời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chủ trươngcủa Quân ủy Trung ương về đổi mới giáo dục, đào tạo đápứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới
Cơ sở thực tiễn
Những đánh giá định lượng, định tính về thực trạng đánh giá KQHT
và quản lý đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên trình bày trong luận
án được rút ra trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát thực tiễn ở các TSQQĐ Đócũng là cơ sở thực tiễn để luận án đề xuất các biện pháp quản lý đánh giáKQHT môn tiếng Anh của học viên ở các TSQQĐ đáp ứng CĐR
Trang 15Quan điểm tiếp cận
Tiếp cận hệ thống-cấu trúc: Luận án xem xét hoạt động
quản lý đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ở cácTSQQĐ là một bộ phận của quản lý dạy học ở nhà trường Vìvậy, cần nghiên cứu hoạt động này trong mối quan hệ với các
bộ phận, yếu tố khác của hoạt động dạy học môn tiếng Anhnhư chủ thể (người dạy), khách thể (người học), đồng thời tínhđến các điều kiện khách quan và chủ quan (môi trường, cơ sởvật chất) tác động, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả quản
lý đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ở các TSQQĐđáp ứng CĐR
Tiếp cận lịch sử-logic: Với các tiếp cận này, quản lý đánh
giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ở các TSQQĐ đáp ứngCĐR được xem xét trong bối cảnh đổi mới giáo dục nói chung
và đánh giá người học nói riêng, đồng thời vận dụng các quyluật lôgic của tư duy hình thức và tư duy biện chứng để hìnhthành, sắp xếp các khái niệm, phạm trù quản lý đánh giáKQHT đáp ứng CĐR Ngoài ra, cách tiếp cận này cũng nhằmgiải thích quá trình vận động phát triển trình độ, năng lựctiếng Anh của học viên trong quá trình dạy học
Tiếp cận thực tiễn: Quá trình nghiên cứu phải bám sát
thực tiễn của các TSQQĐ; phát hiện được những mâu thuẫn,những khó khăn của thực tiễn để đề xuất các biện pháp quản
lý đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ở các TSQQĐđáp ứng CĐR có cơ sở khoa học và có tính khả thi
Tiếp cận dựa trên CĐR: Là phương thức tiếp cận, xây dựng
và vận hành CTĐT dựa trên những kiến thức, kỹ năng, thái độ
mà người học được kỳ vọng tiếp thu và thể hiện thành công
Trang 16khi tốt nghiệp Đánh giá KQHT của học viên các TSQQĐ theotiếp cận CĐR đòi hỏi các khâu của quy trình đánh giá phải căn
cứ trên CĐR và hướng đến mục tiêu cuối cùng là học viên đạtđược CĐR môn tiếng Anh của nhà trường Quản lý đánh giáKQHT môn tiếng Anh của học viên đáp ứng CĐR yêu cầu cácnhà quản lý phải đề xuất được các biện pháp để hoạt độngđánh giá đạt được mục tiêu đề ra
Tiếp cận PDCA: Mô hình PDCA (Plan/Lập kế
hoạch-Do/Thực hiện kế hoạch-Check/Kiểm tra-Act/Hành động)được vận dụng trong luận án để xác định các nội dung quản lýđánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ở các TSQQĐ đápứng CĐR Đây cũng là cách tiếp cận để triển khai các biệnpháp quản lý hoạt động này
Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu, tổng hợp, hệthống hoá, khái quát hoá tài liệu liên quan đến đánh giá KQHT và quản
lý đánh giá KQHT môn tiếng Anh của người học đáp ứng CĐR,trên cơ sở đó sắp xếp thành hệ thống lý luận của đề tài luậnán
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra: Sử dụng các mẫu phiếu trưng cầu
ý kiến các lực lượng có liên quan trực tiếp đến đề tài: Cácđồng chí trong Ban Giám hiệu, cán bộ Phòng Đào tạo, BanKT&ĐBCL GD-ĐT và Chỉ huy Khoa, Chủ nhiệm Bộ môn, giảngviên tiếng Anh của các TSQQĐ để tìm hiểu thực trạng đánh
Trang 17giá KQHT và quản lý đánh giá KQHT môn tiếng Anh của họcviên ở các TSQQĐ đáp ứng CĐR
Phương pháp phỏng vấn, trao đổi: Trao đổi, phỏng vấn
đại diện Ban Giám hiệu, cơ quan quản lý và Khoa, Bộ môn,giảng viên dạy môn tiếng Anh ở các TSQQĐ, nhằm làm rõthực trạng đánh giá và quản lý đánh giá KQHT môn tiếng Anhcủa học viên ở một số TSQQĐ đáp ứng CĐR
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm giáo dục: Nghiên
cứu báo cáo tổng kết thực hiện công tác KT&ĐBCL GD-ĐT,công tác đào tạo ngoại ngữ ở các nhà trường Quân đội củacác cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng (Cục Nhà trường/Bộ TổngTham mưu) liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ năm 2018 đến 2022;Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ, Báo cáo tổng kếtnăm học của các TSQQĐ, hệ thống văn bản, các bộ công cụđánh giá và các biên bản nghiệm thu ngân hàng đề thi cáchọc phần tiếng Anh), CTĐT, đề cương chi tiết môn học, bàigiảng, kế hoạch giảng bài của giảng viên, bài thi của họcviên, bảng tổng hợp kết quả thi, kiểm tra môn tiếng Anhcủa học viên
Phương pháp quan sát: Quan sát hệ thống cơ sở vật chất,
thư viện của các nhà trường nhằm tìm hiểu về điều kiện bảođảm hoạt động đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ởcác TSQQĐ; quan sát hoạt động đánh giá KQHT và quản lýđánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ở các TSQQĐ
Phương pháp khảo nghiệm và thử nghiệm: Tổ chức tiến hành khảo nghiệm mức độ cấp thiết và khả thi của các biện
Trang 18pháp đề xuất thông qua khảo sát, xin ý kiến CBQL, giảng viêntiếng Anh và học viên ở một số trường Tiến hành thử nghiệm
01 biện pháp
- Nhóm phương pháp hỗ trợ:
Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của một số nhà
khoa học thuộc lĩnh vực quản lý giáo dục về các biện pháp quản
lý đánh giá KQHT của học viên ở các TSQQĐ đáp ứng CĐR và một
số vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu
Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng các công thức
toán thống kê như tính giá trị trung bình, hệ số tương quan,với sự hỗ trợ của phần mềm tin học SPSS 20.0 để xử lý, địnhlượng các số liệu và kết quả nghiên cứu nhằm xác định mức
độ tin cậy của việc điều tra và phân tích kết quả nghiên cứucủa đề tài
6 Những đóng góp mới của luận án
Về lý luận
Luận án đã phát hiện những vấn đề mới để bổ sung, làmsáng tỏ và phát triển lý luận về đánh giá KQHT và quản lýđánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ở các TSQQĐ đápứng CĐR như mục tiêu, nội dung, phương pháp, nguyên tắc,quy trình đánh giá; khái niệm, nội dung quản lý đánh giáKQHT môn tiếng Anh của học viên ở các TSQQĐ đáp ứng CĐR
Về thực tiễn
Luận án cung cấp cái nhìn khách quan về thực trạng hoạtđộng đánh giá KQHT và quản lý đánh giá KQHT môn tiếng Anhcủa học viên ở các TSQQĐ; đề xuất được các biện pháp quản lýđánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ở các TSQQĐ đápứng CĐR, giúp các chủ thể quản lý chỉ đạo nâng cao chất
Trang 19lượng dạy học môn tiếng Anh ở các TSQQĐ trong giai đoạn tiếptheo.
7 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Về lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, phát triển lý luận vềquản lý đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ở các TSQQĐ đáp ứngCĐR, đồng thời nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên ở cácTSQQĐ về đánh giá KQHT của học viên đáp ứng CĐR
8 Kết cấu của luận án
Luận án bao gồm: Mở đầu; 4 chương (14 tiết); Kết luận
và kiến nghị; Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục
Trang 20Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Các nghiên cứu về đánh giá kết quả học tập của người học
1.1.1 Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
Nghiên cứu về đánh giá nói chung và trong giáo dục nóiriêng luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu củacác nhà khoa học Các nghiên cứu về đánh giá trong dạy họcghi nhận sự phát triển từ đầu thế kỷ XX, tập trung vào haihướng, một là nghiên cứu công cụ đánh giá, hai là nghiên cứu
lý luận chung về đánh giá
Nghiên cứu về công cụ đánh giá, phải kể đến nghiên cứu
của các tác giả như Spearman (1927), với cuốn sách The Abilities of Man: Their Nature and Measurement (Các khả năng của con người: Nguồn gốc và sự đo lường) [138], Rasch (1960), Probabilistic Models for Some Intelligence and Attainment Tests (Mô hình xác suất cho các bài trắc nghiệm
về trí thông minh và kết quả đạt được) [133] Các tác giả này
đã đề cập đến các tham số đặc trưng của câu hỏi (độ khó)trong phép đo lường Đây cũng là cơ sở để phát triển lý thuyếtkhảo thí hiện đại (còn gọi là lý thuyết ứng đáp câu hỏi)
Hướng nghiên cứu về lý luận đánh giá có các tác giả như
Tyler (1949), Basic Principles of Curriculum and Instruction (Chương trình và chỉ dẫn cơ bản) [142], Bloom (1956), Taxonomy of Educational Objectives (Phân loại các mục tiêu
Trang 21giáo dục) [105], Gronlund (1985), Measurement and Evaluation in teaching [121], Brookhart và Nitko (1996), Educational Assessment of Students (Đánh giá người học trong giáo dục) [110] Các tác giả này đã cung cấp kiến thức
cơ bản về đánh giá trong giáo dục như khái niệm, mục tiêudạy học và đánh giá, độ giá trị, độ tin cậy trong đánh giá, cáchình thức đánh giá, đồng thời hướng dẫn giáo viên về thiết kếcác bài kiểm tra) thông qua các ví dụ thực tế và diễn giải cácbài kiểm tra đã được chuẩn hoá
Bước sang thế kỷ XXI, trước những yêu cầu về đổi mớigiáo dục theo định hướng phát triển năng lực cho người học,nhiều tác giả đã tập trung nghiên cứu về đánh giá theo địnhhướng phát triển năng lực, đánh giá dựa trên CĐR
Theo hướng tiếp cận đánh giá theo CĐR, tác giả Killen (2000),
trong tài liệu Outcomes-based education: Principles and possibilities (Giáo dục theo chuẩn đầu ra: Nguyên tắc và khả năng) [125] cho rằng, vấn đề quan trọng nhất của đánh giá
trong giáo dục theo CĐR là phải dựa vào các tiêu chí đầu ra
để xác định nội dung, phương pháp, hình thức đánh giá Trongtài liệu này, tác giả cũng xác định 08 nguyên tắc cần tuân thủ
để đánh giá có hiệu quả trong giáo dục theo CĐR
Tác giả Romainville (2003), với công trình L'évaluation des acquis des étudiants dans l’enseignement universitaire (Đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong giáo dục đại học) [155] đã đề xuất 05 biện pháp để khắc phục những hạn
chế trong đánh giá KQHT của sinh viên tại Bỉ, bao gồm: Xây
Trang 22dựng các công cụ đo (bài kiểm tra) tiêu chuẩn; phát triển vănhoá chất lượng trong đánh giá KQHT của sinh viên; đào tạo,bồi dưỡng năng lực đánh giá cho đội ngũ giảng viên; chỉ đạođổi mới đánh giá KQHT và ban hành các quy định về đánh giáKQHT của sinh viên.
Tác giả Scallon (2004), trong cuốn L'évaluation des apprentissages dans une approche par compétences (Đánh giá người học theo tiếp cận năng lực) [156], đã trình bày
những nội dung cơ bản nhất về đánh giá theo năng lực, công
cụ đánh giá theo tiếp cận năng lực (phương pháp, công cụ).Các nhiệm vụ hoặc tình huống mà tác giả thiết kế cho phéphọc sinh thể hiện khả năng của mình, bất kể nội dung đánh giá
là kiến thức, kỹ năng hay năng lực Trong khi đó tác giả Tardif
(2006), L'évaluation des compétences: documenter le parcours de développement (Đánh giá năng lực người học: dựa vào tiến trình phát triển) [157], đề xuất một khung tham
chiếu đánh giá dựa trên tiến trình phát triển năng lực củangười học với 09 nguyên tắc thiết kế, trong đó nhấn mạnh đếnviệc phải theo dõi và ghi lại tiến trình phát triển các năng lựccủa người học, đồng thời sử dụng nhiều hình thức đánh giákhác nhau (kể cả tự đánh giá) để đưa ra những kết luận xácđáng về năng lực người học
Các tác giả Wyatt & Cumming (2009), Educational Assessment in the 21st Century (Đánh giá trong giáo dục ở thế kỷ 21) [145], đã tìm hiểu về
những chính sách và thực tiễn đánh giá giáo dục trong bối cảnh thay đổinhanh chóng của thế kỷ XXI Theo đó, đánh giá không chỉ là hoạt động trọngtâm của giáo viên mà còn trở thành mối quan tâm hàng đầu của cả hệ thống
Trang 23giáo dục Đánh giá không chỉ bảo đảm về tính giá trị và độ tin cậy, mà cònliên quan đến tính công khai, trách nhiệm giải trình, nhất là bảo đảm sự côngbằng Các phương pháp đánh giá cũng ngày càng đa dạng hơn với sự pháttriển của khoa học công nghệ.
Tác giả Bresciani và các cộng sự (2010), trong cuốn Demonstrating Student Success: A Practical Guide to Outcomes-Based Assessment of Learning and Development (Nhận diện thành công của người học: Hướng dẫn đánh giá kết quả và sự tiến bộ của người học dựa trên chuẩn đầu ra)
[107] đã trình bày tầm quan trọng của đánh giá theo CĐR và hướng dẫn cảngười dạy và người học thực hành đánh giá theo hình thái này Đây là những
cơ sở lý luận quan trọng định hướng cho đề tài luận án
Đánh giá theo hướng phát triển năng lực, theo CĐR cũngđược nhiều tác giả đề cập trong các bài viết được công bốtrên các tạp chí khoa học
Tác giả Baartman và các cộng sự (2006), “The wheel ofcompetency assessment: presenting quality criteria for
competency assessment programs” (Các tiêu chí chất lượng cho quy trình đánh giá năng lực), [101] đề xuất 10 tiêu chí để
đánh giá năng lực của người học đáp ứng CĐR, bao gồm: Tínhxác thực, sự phức tạp về nhận thức, có ý nghĩa, công bằng,minh bạch, hệ quả giáo dục, tính trực tiếp, tính lặp lại của cácquyết định, so sánh, chi phí và hiệu quả
Tác giả Crespo và các cộng sự (2010), trong bài viết “Aligning Assessment
with Learning Outcomes in Outcome-based Education” (Gắn kết đánh giá với chuẩn đầu ra trong giáo dục theo chuẩn đầu ra) [116] đã đề xuất một khung lý
thuyết về đánh giá đáp ứng CĐR trên cơ sở thống nhất các khái niệm về CĐR vàđánh giá theo CĐR Mô hình đánh giá mà tác giả đưa ra nhấn mạnh, cần căn cứ
Trang 24vào CĐR để xác định phương pháp và nguồn lực đánh giá phù hợp Ở một góc độkhác, tác giả Bresciani (2011), trong bài “Identifying barriers in implementing
outcomes-based assessment program review: a grounded theory analysis” (Nhận diện những rào cản trong triển khai đánh giá dựa trên CĐR: phân tích cơ sở lý thuyết) [108], đã xác định các các rào cản điển
hình mà giảng viên và nhà quản lý gặp phải khi thực hiện đánhgiá theo CĐR Từ đó, tác giả đề xuất các biện pháp để giảiquyết các thách thức về nhận thức, về thời gian, về các nguồnlực
Nhìn nhận ở góc độ thực tiễn, tác giả Bozalek (2014),trong bài báo “Outcomes-based assessment: necessary evil
or transformative potential” (Đánh giá theo chuẩn đầu ra: việc áp đặt cần thiết hay sự biến đổi có tiềm năng) [106], chỉ
ra những điểm mạnh và điểm yếu của đánh giá theo CĐR,phác thảo việc tích hợp CĐR với các tiêu chí đánh giá trongmột mô-đun tại các trường đại học ở Nam Phi, đồng thời đềcập đến phương pháp lập kế hoạch, chuẩn bị, tiến hành đánhgiá, phản hồi và sử dụng kết quả đánh giá Trong khi đó, vớimong muốn hỗ trợ các nhà giáo dục và nhà nghiên cứu triểnkhai và đánh giá trong dạy học theo CĐR, các tác giả El-Maaddawy và Deneen (2017), với bài viết “Outcomes-BasedAssessment and Learning: Trialling Change in a Postgraduate
Civil Engineering Course” (Đánh giá và học tập theo chuẩn đầu ra: Thử nghiệm trong khóa học sau đại học chuyên ngành
kỹ thuật dân dụng) [119], đã trình bày các bước vận hành
nhiệm vụ đánh giá trong dạy học theo CĐR trong đào tạo thạc
sĩ kỹ thuật dân dụng
Trang 25Tác giả McMillan (2019) trong bài báo "Fundamental
Assessment Principles for Teachers and School Administrators" (Nguyên tắc đánh giá cơ bản dành cho giáo viên và quản trị viên trường học) [128] đề
xuất 11 “nguyên tắc cơ bản” để phát triển chuyên môn (kiến thức, kỹ năng) vềđánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý Về bản chất, đây là 11 tiêu chuẩncủa hoạt động đánh giá để nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học
Những nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về đánhgiá theo CĐR đã cung cấp những kiến thức cơ bản về đánh giátheo hình thái này Tuy nhiên, đánh giá theo CĐR chú trọngnhiều đến đánh giá kết quả của người học dựa trên nhữngtiêu chí của CĐR chứ chưa đề cập đến hoạt động đánh giá quátrình để đạt được CĐR đã xác định (đánh giá đáp ứng CĐR)
mà đề tài luận án đang tập trung nghiên cứu
Trong lĩnh vực ngôn ngữ nói chung, ngoại ngữ nói riêng,những nghiên cứu về đánh giá trong dạy học bắt đầu pháttriển từ những năm 1960 với nghiên cứu của các tác giả nhưCaroll và Chomsky Đến những năm 80 của thế kỷ XX, đườnghướng dạy học giao tiếp-hành động ra đời, và cùng với đó lànhững nghiên cứu đánh giá năng lực ngôn ngữ của người họctheo đường hướng này với các nghiên cứu tiêu biểu của các
tác giả như Alderson và các cộng sự (1995), Language Test Construction and Evaluation (Thiết kế và đánh giá các bài kiểm tra ngôn ngữ) [100], Lussier (1995), Le point sur l'évaluation en didactique des langues (Quan điểm về đánh giá trong giảng dạy ngôn ngữ) [153], Hughes (2003), Testing for language teachers (Kiểm tra cho giáo viên ngoại ngữ)
Trang 26[124], Canale and Swain (1980), “Theoretical Bases ofCommunicative Approaches to Second Language Teaching and Testing”[112] Các tác giả này đã giới thiệu đường hướng giao tiếp trongdạy học ngoại ngữ, phân biệt phân biệt kỹ năng giao tiếp vànăng lực giao tiếp, giới thiệu quy trình và hướng dẫn thiết kếbài kiểm tra ngôn ngữ.
Đề cập đến lý thuyết chung về đánh giá trong dạy học
tiếng Anh, tác giả Harmer (2007), The Practice of English language teaching (Thực hành giảng dạy tiếng Anh), Chương
22, Testing and evaluation (Đo lường và đánh giá) [123,tr.379-393], đã giới thiệu những nội dung lý thuyết về đánhgiá trong dạy học tiếng Anh như khái niệm, nguyên tắc, cáctham số của đề kiểm tra, quy trình thiết kế các bài kiểm tra,thực hành đánh giá trên lớp học
Các tác giả Fulcher và Davidson (2007), Language Testing and Assessment (Kiểm tra và đánh giá ngôn ngữ)
[120], tập trung mô tả quy trình đánh giá trong dạy học ngoạingữ, từ khâu biên soạn câu hỏi, ngân hàng câu hỏi, đề thi,tiêu chí chấm đến quy trình kiểm soát chất lượng, in sao, bàngiao, quản lý đề thi Cùng hướng nghiên cứu này còn có các
tác giả Bachman và Palmer (2010), trong cuốn Language assessment in practice: Developing language assessments and justifying their use in the real world (Thực hành đánh giá ngôn ngữ: Phát triển đánh giá ngôn ngữ và chứng minh việc sử dụng chúng trong thực tiễn) [103] khi xác định 5 giai đoạn của quá
Trang 27trình phát triển và thực hành đánh giá, làm cơ sở cho giảngviên thực hành đánh giá năng lực ngoại ngữ của người học.
Các tác giả Freeman và Anderson (2011), trong cuốn sách
Techniques & Principles in Language Teaching (Kỹ thuật và nguyên tắc giảng dạy ngôn ngữ) [122], Popham (2019), trong
cuốn Classroom assessment: What teachers need to know (Đánh giá lớp học: Những điều giáo viên cần biết) [131] đã
tổng hợp những kiến thức liên quan đến nội dung đánh giánhư các loại hình đánh giá, các tham số đặc trưng của bàikiểm tra, các loại câu hỏi, đánh giá năng lực, tự đánh giá,nguyên tắc, phương pháp và kỹ thuật đánh giá KQHT của ngườihọc
Đánh giá trong dạy học ngoại ngữ cũng được nhiều tácgiả công bố trên các tạp chí khoa học
Tác giả Brindley (2001), trong bài viết “Outcomes-basedassessment in practice: some examples and emerging
insights” (Thực tế đánh giá theo chuẩn đầu ra: một vài ví dụ
và những vấn đề phát sinh) [109] đã trình bày những vấn đề
phát sinh trong đánh giá đáp ứng CĐR thông qua một số ví dụ
cụ thể trong giảng dạy ngoại ngữ ở Úc Theo đó, đánh giá đápứng CĐR phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như chính sách, thờigian, nguồn lực và nhất là nhận thức, năng lực của giáo viên
Trang 28tra kiến thức đến đánh giá năng lực: sự thay đổi mô hình và quan điểm) [146] giới thiệu quá trình phát triển của đánh giá
trong dạy học ngoại ngữ, cụ thể là sự chuyển đổi từ kiểm trakiến thức sang đánh giá theo năng lực
Tác giả Nobre (2017), trong bài viết “Pierre angulaire del’enseignement des langues étrangères dans un environnement
d’apprentissage virtuel: l’évaluation” (Đánh giá: điểm mấu chốt trong dạy học ngoại ngữ ở môi trường học tập ảo) [154] đã mô tả
thực trạng đánh giá trong dạy học ngoại ngữ tại Bồ Đào Nha đồngthời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vàohoạt động đánh giá Tác giả cũng giới thiệu một số ứng dụng vànguồn tài nguyên CNTT phổ biến có thể áp dụng trong dạy học
và đánh giá ngoại ngữ trong đào tạo đại học Đây cũng là nộidung mà nhóm nghiên cứu của tác giả Leroux (2019), “L’évaluationdes apprentissages à l’ère du numérique en enseignement supérieur: quels besoins
et quels défis?” (Đánh giá người học ở kỷ nguyên kỹ thuật số trong
giáo dục đại học: nhu cầu và thách thức?) [152] thực hiện tại
Quebec, Canada Mặc dù các tác giả trên chủ yếu muốn nhấnmạnh đến hoạt động đào tạo từ xa, song kết quả nghiên cứucũng cho thấy tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào dạyhọc nói chung và đánh giá KQHT của người học nói riêng
Các tác giả Jactat và Vannieuwenhuyse (2019), “Etape deconception d’une évaluation en français langue étrangère”
(Các bước thiết kế một bài kiểm tra ngoại ngữ) [150] đề xuất
quy trình thiết kế bài kiểm tra ngoại ngữ, gồm 06 bước, đó là:Xác định phạm vi và mục đích đánh giá; xác định các mục tiêu
về kiến thức, kỹ năng, văn hóa-xã hội; xây dựng bảng đặc tả đề
Trang 29thi; thiết kế các câu hỏi; thử nghiệm, đánh giá chất lượng câuhỏi và chỉnh sửa câu hỏi, đáp án.
Nghiên cứu về kiểm tra, đánh giá nói chung và nhất làđánh giá trong lớp học của các tác giả nước ngoài cung cấpnhững kiến thức cơ bản, hệ thống về lý luận kiểm tra, đánhgiá, là một trong những cơ sở quan trọng để đề tài xây dựngkhung lý luận về đánh giá KQHT môn tiếng Anh của học viên ởcác TSQQĐ đáp ứng CĐR
1.1.2 Nghiên cứu của các tác giả trong nước
Ở Việt Nam, nghiên cứu về kiểm tra, đánh giá xuất hiện
từ những năm 70 của thế kỷ XX Tuy nhiên, những nghiên cứunày còn chưa được phổ biến rộng rãi Phải đến những nămđầu thế kỷ XXI, các tác giả trong nước mới công bố nhữngnghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này Tác giả Đặng Bá Lãm
(2003), Kiểm tra-đánh giá trong dạy học đại học [50], giới
thiệu khái niệm, nguyên tắc, kỹ thuật đánh giá; tác giả
Nguyễn Công Khanh (2004), Đánh giá và đo lường trong khoa học xã hội [49], đề xuất quy trình, kỹ thuật thiết kế, thích nghi
và chuẩn hóa công cụ đo lường; tác giả Lâm Quang Thiệp
(2012), Đo lường và đánh giá các hoạt động học tập trong nhà trường [77], giới thiệu phương pháp đo lường và phương
pháp đánh giá trong giáo dục; tác giả Trần Khánh Đức (2014),
Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI,
chương 6, “Đo lường và đánh giá thành quả học tập” [28,tr.354-389], đã làm rõ khái niệm, các phương pháp kiểm tra,đánh giá và lý thuyết về đánh giá các tham số đặc trưng củacâu hỏi và bài trắc nghiệm
Trang 30Tác giả Trần Thị Tuyết Oanh (2016), Đánh giá và đo lường kết quả học tập [69] trình bày những vấn đề chung về
lý luận đánh giá và đánh giá KQHT như khái niệm, các loạihình, phương pháp đánh giá KQHT Đây là những tài liệu có ýnghĩa quan trọng trong khoa học giáo dục, đặc biệt là đối vớihoạt động đánh giá KQHT của người học Tuy nhiên, nội dungcủa các nghiên cứu này cũng chỉ đề cập đến khái niệm,nguyên tắc, phương pháp đánh giá KQHT của người học nóichung, ở tất cả các cấp học, bậc học, chưa có công trình nàonghiên cứu đối tượng học viên ở các nhà trường Quân đội
Tác giả Hồ Thị Nhật (2019), Đánh giá vì sự tiến bộ của người học [64], đề cập đến xu thế mới của đánh giá KQHT, đánh
giá vì sự tiến bộ của người học (assessment for learning), theo
đó, “trọng tâm của đánh giá không phải là kiến thức, kỹ năng
mà chuyển sang đánh giá năng lực thể hiện của người học” [64,tr.19] Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả Hồ Thị Nhật chỉ đề cậpđến đánh giá nói chung, không đi sâu vào một môn học cụ thểnhư hướng nghiên cứu của luận án
Nghiên cứu về đánh giá mức độ đạt được CĐR các CTĐT,
tác giả Đinh Thành Việt (2022) trong cuốn Phát triển, bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo và đo lường, đánh giá chuẩn đầu ra [97], đã trình bày khái niệm, nguyên tắc, quy trình và đề
xuất các phương pháp đánh giá để đo lường, đánh giá mức độngười học đạt được các CĐR Tác giả cho rằng, mục đích củaviệc đánh giá này là xác định mức độ đạt được về kiến thức, kỹnăng, mức độ tự chủ và trách nhiệm của người học so với yêucầu của CTĐT, của học phần, trên cơ sở đó đánh giá được về
Trang 31năng lực thực chất của người học, đồng thời giúp cải tiến vànâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo Quan điểm của tác giảĐinh Thành Việt cũng là cách tiếp cận của luận án này
Bên cạnh các cuốn sách chuyên khảo, đánh giá KQHT củangười học cũng là nội dung được nhiều tác giả lựa chọn làm đềtài luận án và bài báo khoa học
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Trà (2016), trong luận án Đánh giá KQHT môn giáo dục học của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực [84], đã đề xuất 3 nhóm biện pháp
(gồm bảy biện pháp cụ thể) để đánh giá KQHT môn Giáo dụchọc của sinh viên Đại học Sư phạm theo tiếp cận năng lực,trong đó tập trung xây dựng hệ thống bài tập thực hành và cácrubric đánh giá các năng lực chung và năng lực dạy học-giáodục của sinh viên Đại học Sư phạm
Tác giả Lê Quang Mạnh (2020), với luận án Đánh giá KQHT các môn khoa học xã hội và nhân văn của học viên ở các trường đại học trong Quân đội theo tiếp cận năng lực [56], đã
đề xuất 04 biện pháp nhằm đổi mới hoạt động này, đó là: Nângcao nhận thức, bồi dưỡng kỹ năng về đánh giá KQHT theo tiếpcận năng lực cho giảng viên, học viên; Đổi mới mục tiêu, nộidung, phương pháp dạy học theo tiếp cận năng lực; Xây dựngquy trình đánh giá KQHT các môn khoa học xã hội và nhân văntheo tiếp cận năng lực; Ứng dụng CNTT trong xây dựng học liệuđiện tử và hệ thống đánh giá trực tuyến
Tác giả Phạm Thị Phương Nguyên (2014), trong bài viết
“Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT trong giáo dục đạihọc theo định hướng chuẩn đầu ra” [67] đã tập trung làm rõ
Trang 32đặc trưng của xu hướng mới về kiểm tra, đánh giá, và thựctrạng hoạt động kiểm tra, đánh giá trong các trường đại họchiện nay Từ đó đề xuất các biện pháp đổi mới hoạt động kiểmtra đánh giá KQHT của người học theo định hướng CĐR, trong
đó đặc biệt lưu ý đến việc xây dựng CĐR của từng môn học
Tác giả Lưu Khánh Linh (2020), với bài báo “Nghiên cứu vềđánh giá sinh viên và định hướng về đánh giá sinh viên theochuẩn đầu ra chương trình đào tạo trình độ đại học” [53], đềxuất mô hình quản lý, triển khai chương trình đánh giá sinhviên Theo mô hình này, để đánh giá được sinh viên đạt đượcCĐR của CTĐT thì cần thông qua đánh giá mức độ đạt CĐR củatừng môn học Vì vậy, yêu cầu đặt ra là đối với từng môn học
là phải xác định nội dung, hình thức, phương pháp, công cụkiểm tra, đánh giá tương thích với từng CĐR
Đổi mới đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực cũng làhướng nghiên cứu của các tác giả Lê Thị Lệ Hà và các cộng sự(2016), với bài báo “Đổi mới đánh giá người học theo hướngtiếp cận năng lực” [31], Vũ Thị Phương Lê (2016) với bài viết
“Đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá các học phần ngànhchính trị học theo hướng phát triển năng lực ở trường đại họcVinh hiện nay” [51], Trần Thị Mai Hanh (2017) “Đổi mới kiểmtra, đánh giá kết quả học tập trong đào tạo từ xa theo hướngtiếp cận năng lực” [35], Nguyễn Hồ Phương Nhật (2018) “Đổimới phương pháp kiểm tra, đánh giá KQHT của sinh viên trongdạy học học phần “tuyển dụng nhân lực” tại Trường Đại họcNội vụ Hà Nội phân hiệu Quảng Nam” [65], Phạm Thị Ngoan(2020) “Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học viên ở nhà
Trang 33trường Quân đội theo định hướng phát triển năng lực ngườihọc” [66]… Dù đối tượng, phạm vi có những đặc điểm riêngbiệt, song các tác giả trên đều thống nhất cao về việc cần bồidưỡng, nâng cao năng lực sư phạm của đội ngũ giảng viên,xây dựng quy trình đánh giá và ứng dụng CNTT trong đánhgiá.
Trong lĩnh vực dạy học ngoại ngữ, gần như không cósách chuyên khảo về đánh giá KQHT của người học bằngtiếng Việt, bởi lẽ hầu hết các nhà nghiên cứu ngôn ngữ vàgiảng viên đều tham khảo các tài liệu bằng tiếng nước ngoài.Nghiên cứu về đánh giá KQHT môn ngoại ngữ chủ yếu là được
đề cập trong các luận án hoặc các bài báo khoa học
Tác giả Hoàng Văn Thái (2017), trong luận án Nghiên cứu đổi mới đánh giá kết quả học tập môn ngoại ngữ chuyên ngành của sinh viên các trường cao đẳng du lịch ở Việt Nam
[76] đã đề xuất 03 giải pháp đổi mới đánh giá KQHT ngoại ngữchuyên ngành của sinh viên các trường cao đẳng du lịch ở ViệtNam theo tiếp cận năng lực, đó là: xây dựng CĐR năng lựcngoại ngữ chuyên ngành của sinh viên cao đẳng du lịch theotừng môn học; xây dựng công cụ đánh giá KQHT ngoại ngữchuyên ngành của sinh viên cao đẳng du lịch dựa trên CĐRnăng lực; thực hiện đánh giá KQHT tích hợp trong quá trìnhdạy học ngoại ngữ chuyên ngành dựa trên CĐR năng lực Còn
tác giả Đoàn Quang Trung (2019), với luận án Đánh giá thực trong đánh giá năng lực tiếng Anh giao tiếp của sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ Anh [87], đề xuất quy trình và các biện
pháp đánh giá thực (phương thức đánh giá năng lực thông qua
Trang 34việc yêu cầu người học thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn)trong dạy học tiếng Anh.
Cùng bàn về xây dựng công cụ đánh giá, tác giả NguyễnQuang Thuấn (2002), qua bài viết “Xây dựng một công cụđánh giá trong giảng dạy ngoại ngữ” [81], trình bày nguyên
lý, nguyên tắc và một số bước tiến hành cụ thể để xây dựngmột công cụ đánh giá trong dạy học ngoại ngữ Trong khi đó,tác giả Vũ Văn Phúc (2004), “Xây dựng hệ thống thi-kiểm tra
đánh giá ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp” [72], đã đề
xuất xây dựng một “ngân hàng câu hỏi thi-kiểm tra” banking) với sự tham gia của các chuyên gia từ nhiều đơn vịđào tạo trong ngành ngoại ngữ cùng sự hỗ trợ của các phầnmềm chuyên dụng phục vụ quy trình thi-kiểm tra ngoại ngữ
(item-Tác giả Trần Đình Bình (2012), trong bài “Đánh giá năng
lực ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp hành động” [3], đã
đề cập đến vấn đề đánh giá trình độ năng lực ngoại ngữ theođường hướng giao tiếp hành động dựa trên cơ sở lý luận vàthực tiễn của Khung tham chiếu chung châu Âu về ngoại ngữ.Nghiên cứu của tác giả đã khẳng định tính đa dạng trong nộidung đánh giá năng lực ngoại ngữ, cung cấp những kiến thức
cơ bản để triển khai đánh giá theo đường hướng dạy học đangphổ biến trên thế giới và Việt Nam
Các tác giả Nguyễn Thu Hạnh, Hoàng Quốc Khánh(2020), “Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lựcngoại ngữ trong các nhà trường Quân đội” [38] đã trình bàytổng quan về đánh giá năng lực ngoại ngữ của người học tại
Trang 35các nhà trường Quân đội Từ góc độ của giảng viên, các tácgiả đã đề xuất 04 biện pháp để cải thiện quá trình kiểm tra,đánh giá năng lực ngoại ngữ đáp ứng CĐR cho học viên ở cáctrường này.
Các tác giả Huỳnh Thị Thu Toàn, Phạm Văn Tường(2021), trong bài viết “Kiểm tra, đánh giá kết quả học tậpmôn tiếng Anh của sinh viên trường đại học Quy Nhơn”[82], đã trình bày thực trạng của hoạt động này qua thống
kê và phân tích kết quả thi các học phần tiếng Anh của 400sinh viên trường Đại học Quy Nhơn và đề xuất một số biệnpháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng hoạt động nàytrong thời gian tiếp theo
Tổng quan các công trình nghiên cứu của các tác giảnước ngoài cho thấy, cho đến nay, chưa có một nghiên cứunào đề cập một cách toàn diện đến đánh giá KQHT môn tiếngAnh của người học đáp ứng CĐR Nghiên cứu của các tác giảtrong nước cũng chưa đề cập đến đánh giá theo CĐR trongphạm vi các nhà trường Quân đội
1.2 Các nghiên cứu về quản lý đánh giá kết quả học tập của người học
1.2.1 Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
Quản lý đánh giá KQHT của người học là một nội dungquan trọng trong quản lý hoạt động dạy học Điều này xuấtphát từ tầm quan trọng của kiểm tra, đánh giá với vai trò làmột thành tố của quá trình dạy học Vì vậy, nghiên cứu về
Trang 36quản lý đánh giá KQHT cũng được nhiều nhà nghiên cứu quantâm.
Tác giả Sapre (2002), trong bài báo “Realizing the Potential of
Education Management in India” (Hiện thực hóa tiềm năng quản lý giáo dục
ở Ấn Độ) [135] đã làm rõ khái niệm quản lý nói chung, quản lý giáo dục nói
riêng; phân biệt giữa “quản lý” và “quản trị”; đồng thời bàn luận về đặc điểmcủa văn hóa tổ chức ở Ấn Độ và đề xuất một số gợi ý để hiện thực hóa tiềmnăng quản lý giáo dục ở Ấn Độ Cũng xuất phát từ thực tiễn, tác giả
McCaffery (2010), The Higher Education Manager’s Handbook: Effective Leadership and Management in Universities and Colleges (Sổ tay quản lý giáo dục đại học: Lãnh đạo và quản lý hiệu quả ở các trường đại học và cao đẳng) (Tái bản lần thứ hai) [127], đã đưa ra lời khuyên và hướng dẫn về tất cả các
khía cạnh trong vai trò của người quản lý đồng thời tác giả cũng cung cấp cáccông cụ định hướng để quản lý thành công ở các trường đại học tại Hoa Kỳ vàvương quốc Anh
Cùng ở phạm vi các cơ sở giáo dục đại học, Shattock (2010), trong cuốn sách Managing successful universities (Quản lý thành công trường đại học) [137], đã khẳng định vai trò to lớn của quản lý trong nhà trường, làm rõ
những chiến lược quản lý cơ sở giáo dục đại học, các tiêu chí để đánh giá sựthành công của một nhà trường Tuy phạm vi nghiên cứu của cuốn sách chỉ làcác trường đại học ở Vương quốc Anh và nhấn mạnh nhiều đến quản lý tàichính, song đây cũng là những tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý giáodục nói chung và ở cơ sở giáo dục đại học nói riêng
Vieira (2007), trong bài viết “Management, evaluation and
school success: examples from Ceará’s path”( Quản lý, đánh giá
và thành công của trường học: ví dụ từ con đường của đại học ở Ceará) [144] đã phân tích các chính sách giáo dục được áp dụng
bởi các trường học ở bang Ceará, Brazil từ 1995 đến 2006, qua
Trang 37đó rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quản lý ở các trườngđại học, nhất là mối quan hệ giữa quản lý và đánh giá KQHT củasinh viên.
Tác giả Laveault (2014), qua bài báo “Les politiques
d’évaluation en éducation Et après?” (Các chính sách của đánh giá trong giáo dục Và tương lai?) [151], trình bày các chính
sách đối với hoạt động kiểm tra, đánh giá, theo đó, chính phủmột số nước (Hoa Kỳ, Phần Lan, Úc, Thuỵ Sĩ…) đã thực thi cácchính sách hướng đến chủ thể của hoạt động đánh giá (giáoviên) nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá KQHT củangười học như: Động viên bằng tài chính cho những giáo viên
mà học sinh của họ có KQHT tốt; đầu tư cho việc đào tạo, bồidưỡng giáo viên về năng lực chuyên môn (trong đó có năng lựcđánh giá), và trao quyền tự chủ nhiều hơn cho họ trong hoạtđộng dạy học; tạo điều kiện để giáo viên tham gia nhiều hơnvào hệ thống đánh giá quốc gia
Tác giả Timkinal và các cộng sự (2018), “Management of
Continuous Foreign Language Education in Higher School” (Quản lý đào tạo ngoại ngữ liên thông ở bậc đại học) [140],
tập trung đề xuất một hệ thống quản lý đào tạo ngoại ngữliên thông bậc đại học ở Liên bang Nga nhằm nâng cao chấtlượng đào tạo ngoại ngữ Theo các tác giả, để tổ chức tốt hoạtđộng đào tạo ngoại ngữ, nhất thiết phải xây dựng một môhình quản lý dựa trên nhiều yếu tố, từ việc xác định chiến lược
và cơ chế thực hiện đến phát triển phương pháp luận, hỗ trợthông tin và cơ chế đảm bảo chất lượng giáo dục
Trang 38Bàn về quản lý nguồn nhân lực ở các trường đại học, tác giả Su (2021),
“Innovative Thinking of Human Resources Management in Colleges and
Universities” (Tư duy đổi mới về quản lý nguồn nhân lực ở trường Cao đẳng, Đại học) [139] cho rằng, quản lý nguồn nhân lực trong trường đại học có ý
nghĩa to lớn đối với sự phát triển của nhà trường Quản lý tốt nguồn nhân lực
có thể nâng cao mức độ cạnh tranh của cơ sở giáo dục, huy động tối đa sự nhiệttình và sáng tạo của giảng viên và nhân viên, đồng thời thúc đẩy nhiều cải cáchsâu rộng trong các trường cao đẳng và đại học Việc nghiên cứu các mô hìnhquản lý mới của tác giả cung cấp những kiến thức hữu ích để xác định các nộidung quản lý nguồn nhân lực (chức năng tổ chức) của luận án này
Áp dụng mô hình quản lý PDCA (Plan-Do-Check-Act) củaDeming trong lĩnh vực giáo dục, các tác giả Mulyanto, Nisa vàAlbar (2023) trong bài báo “Management of language learning
in increasing the quality of graduates in junior high school”
(Quản lý hoạt động học ngoại ngữ nhằm nâng cao chất lượng tốt nghiệp trung học cơ sở) [130] đã khảo sát việc áp dụng
mô hình PDCA vào quản lý hoạt động học tập ngoại ngữ ở cáctrường trung học cơ sở tại Indonesia, qua đó khẳng định việc
áp dụng mô hình này đem lại hiệu quả rõ rệt trong việc cảithiện hoạt động học tập của người học
Như vậy, mặc dù ở các quốc gia khác nhau với thựctrạng về quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá khác nhau,song các tác giả nước ngoài đều thống nhất rằng, quản lýđánh giá KQHT của sinh viên có ý nghĩa to lớn, góp phần nângcao chất lượng đào tạo của nhà trường Muốn quản lý khoahọc, hiệu quả, cần có sự đầu tư về nhân lực, vật lực cùng với
Trang 39hệ thống văn bản pháp quy chặt chẽ, thống nhất từ trênxuống dưới.
1.2.2 Nghiên cứu của các tác giả trong nước
Tác giả Nguyễn Phúc Châu (2010), trong cuốn sách Quản
lý nhà trường, Chương 4 [13] đã trình bày những nội dung cơ
bản của quản lý hoạt động dạy học trong đó có quản lý hoạtđộng kiểm tra, đánh giá KQHT của người học Theo tác giả, làmột thành tố của quản lý hoạt động dạy học, quản lý đánh giáKQHT của người học cũng mang bản chất của việc triển khaihoạt động quản lý dạy học và phải đáp ứng yêu cầu “đánh giáchính xác kết quả của người học về các mặt kiến thức, kỹ năng,thái độ và phát huy được hoạt động tự đánh giá của người học”[13, tr.128] Vì thế, tác giả cho rằng, cần quản lý người dạy thựchiện việc đánh giá KQHT của người học theo đúng các quy địnhcủa các cơ quan quản lý giáo dục đồng thời tổ chức các hoạtđộng tự đánh giá của người học
Tác giả Trần Kiểm (2016) trong cuốn sách Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục [48] đã giới thiệu một số phương pháp tiếp cận hiện đại vận
dụng vào quản lý giáo dục bao gồm: Tiếp cận hệ thống, tiếp cận phức hợp,tiếp cận theo lý thuyết khoa học hành vi, văn hoá tổ chức, quản lý dựa vàonhà trường, tiếp cận theo ISO 9000, tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể.Những nội dung mà cuốn sách đưa ra là những gợi ý quan trọng để luận ánxác định mô hình quản lý để quản lý đánh giá KQHT môn tiếng Anh của họcviên ở các TSQQĐ đáp ứng CĐR
Ở góc độ tiếp cận đánh giá vì sự tiến bộ của người học,các tác giả Bùi Minh Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiền (Đồng chủ biên)
(2019), Quản lý và lãnh đạo nhà trường, trong Chương 6, Đổi
Trang 40mới đánh giá trong lớp học theo quan điểm vì sự tiến bộ của
người học [40], đã trình bày những nội dung liên quan đến đánh
giá theo xu hướng đánh giá vì sự tiến bộ của người học Từ đó,các tác giả đề xuất 04 nội dung quản lý đánh giá hoạt động họctập của học sinh Đây là cơ sở lý luận vững chắc cho nhữngquan điểm, cách tiếp cận của luận án này
Tác giả Lâm Quang Thiệp (2023), trong phần 3 của cuốn
sách Quản trị, quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục đại học Việt Nam [78, tr.287-528] đã mô tả thực trạng quản lý chất lượng giáo dục đại học
Việt Nam và những vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới Tuy không đisâu vào phân tích các nội dung quản lý, song nghiên cứu của tác giả LâmQuang Thiệp đã làm rõ những cơ hội, thách thức mà các nhà quản lý giáo dụccần nhận diện trong xu thế đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế hiện nay
Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT của ngườihọc được nhiều tác giả quan tâm, lựa chọn làm đề tài luận ántiến sĩ
Tác giả Cấn Thị Thanh Hương (2011), trong luận án
Nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học Việt Nam [46], đã hệ thống hoá cơ sở lý luận
về kiểm tra, đánh giá, khảo sát thực trạng quản lý đánh giáKQHT trong giáo dục đại học ở Việt Nam, từ đó đề xuất 03nhóm giải pháp (gồm 09 biện pháp) quản lý hoạt động nàytrong xu hướng giáo dục đại học mới, tập trung chủ yếu vàonhóm giải pháp thay đổi môi trường kiểm tra, đánh giá trongtrường đại học
Các tác giả: Đặng Lộc Thọ (2014), Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm