1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bản lĩnh chính trị của học viên ở các học viện, trường sĩ quan kỹ thuật trong quân đội hiện nay

218 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bản Lĩnh Chính Trị Của Học Viên Ở Các Học Viện, Trường Sĩ Quan Kỹ Thuật Trong Quân Đội Hiện Nay
Tác giả Phạm Văn Phú
Người hướng dẫn PGS, TS Lương Thanh Hõn, PGS, TS Phan Trọng Hào
Trường học Học viện Chính trị
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 218
Dung lượng 1,49 MB

Nội dung

Trang 7 luyện bản lĩnh chớnh trị của học viờn chậm được đổi mới, thiếu tớnh sỏng tạo.Một số cỏn bộ, giảng viờn chưa phỏt huy hết vai trũ, trỏch nhiệm trong cụng tỏcquản lý, giỏo dục, rốn

Trang 1

PHẠM VĂN PHÚ

Bản lĩnh chính trị của học viên ở các học viện, trờng

sĩ quan kỹ thuật trong Quân đội hiện nay

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ DUY VẬT LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

PHẠM VĂN PHÚ

Bản lĩnh chính trị của học viên ở các học viện, trờng

sĩ quan kỹ thuật trong Quân đội hiện nay

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ DUY VẬT LỊCH SỬ

Mó số: 922 90 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS, TS Lương Thanh Hõn

2 PGS, TS Phan Trọng Hào

HÀ NỘI - 2024

Trang 3

cứu của riêng tác giả Các số liệu, kết quả nêu trong bản thảo luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố.

Tác giả luận án

Phạm Văn Phú

Trang 4

1.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những

Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢN LĨNH CHÍNH

TRỊ CỦA HỌC VIÊN Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG

2.1 Quan niệm về bản lĩnh chính trị và bản lĩnh chính trị củahọc viên ở các học viện, trường sĩ quan kỹ thuật trong

3.1 Thực trạng bản lĩnh chính trị của học viên ở các học viện,trường sĩ quan kỹ thuật trong quân đội hiện nay 813.2 Những vấn đề đặt ra đối với bản lĩnh chính trị của học viên

ở các học viện, trường sĩ quan kỹ thuật trong quân đội hiện

Chương 4 GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN BẢN LĨNH

CHÍNH TRỊ CỦA HỌC VIÊN Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN KỸ THUẬT TRONG QUÂN ĐỘI

Trang 5

quân đội hiện nay 1244.2 Xây dựng môi trường chính trị thuận lợi, tạo điều kiện thúcđẩy quá trình phát triển bản lĩnh chính trị của học viên ở cáchọc viện, trường sĩ quan kỹ thuật trong quân đội hiện nay 1374.3 Phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập, rèn luyện củahọc viên ở các học viện, trường sĩ quan kỹ thuật trong quân

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Bản lĩnh nói chung, bản lĩnh chính trị nói riêng là một phẩm chất nhâncách cơ bản, được đặc trưng bởi tính độc lập, kiên định và sáng tạo về tưtưởng, quan điểm, lập trường cũng như thái độ và hành vi của chủ thể khi giảiquyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động của họ ở các hoàn cảnh và giaiđoạn lịch sử khác nhau Học viên ở các học viện, trường sĩ quan kỹ thuật lànhững người được tuyển chọn để đào tạo trở thành sĩ quan chỉ huy kỹ thuật và

kỹ sư quân sự, gắn bó và phục vụ lâu dài trong Quân đội Để hoàn thành tốtnhiệm vụ học tập và rèn luyện, đòi hỏi học viên phải có đủ phẩm chất, nănglực; đặc biệt là phải luôn độc lập, kiên định, sáng tạo về quan điểm, lập trường;thái độ và hành vi chính trị để tạo nên bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng,giải quyết tốt những tình huống, vấn đề chính trị khó khăn, phức tạp, hoànthành tốt mục tiêu, yêu cầu đào tạo

Những năm qua, công tác giáo dục, rèn luyện bản lĩnh chính trị của họcviên ở các học viện, trường sĩ quan kỹ thuật luôn được cấp uỷ, chỉ huy cáccấp quan tâm và đầu tư thoả đáng Cấp uỷ, chỉ huy các cấp luôn quán triệt đầy

đủ nghị quyết của Đảng, nghị quyết của Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốcphòng về xây dựng Quân đội nhân dân: cách mạng, chính quy, tinh nhuệ,từng bước hiện đại, gắn với mục tiêu, yêu cầu đào tạo Vì vậy, học viên saukhi tốt nghiệp luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, an tâm tư tưởng công tác,phát huy được năng lực, trình độ làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật, hoàn thànhtốt mọi nhiệm vụ trên cương vị, chức trách được giao Tuy nhiên, thực tế chothấy, công tác giáo dục, rèn luyện, bản lĩnh chính trị của học viên ở các họcviện, trường sĩ quan kỹ thuật vẫn còn những bất cập nhất định như: một sốcấp uỷ, chỉ huy và bản thân một số học viên chưa nhận thức được vị trí, vaitrò, tầm quan trọng của quá trình giáo dục, rèn luyện bản lĩnh chính trị; do đócòn tỏ thái độ thờ ơ, xem nhẹ, chỉ quan tâm, tập trung coi trọng việc trang bị trithức, kỹ năng các môn học chuyên ngành Nội dung, phương pháp giáo dục, rèn

Trang 7

luyện bản lĩnh chính trị của học viên chậm được đổi mới, thiếu tính sáng tạo.Một số cán bộ, giảng viên chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong công tácquản lý, giáo dục, rèn luyện bản lĩnh chính trị của học viên… Do đó, đã tác độngkhông nhỏ đến quá trình, giáo dục, rèn luyện bản lĩnh chính trị của học viên ởcác học viện, trường sĩ quan kỹ thuật hiện nay.

Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và trong nước có nhiều diễnbiến nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo; sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, đặcbiệt là thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trực tiếp tác độngđến mọi lĩnh vực của đời sống, trong đó có lĩnh vực quân sự, quốc phòng Bêncạnh đó là sự chống phá của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, phản độngtrong và ngoài nước đối với cách mạng nước ta bằng âm mưu, thủ đoạn “Diễnbiến hoà bình”, bạo loạn lật đổ, nhằm mục tiêu xoá bỏ con đường đi lên chủnghĩa xã hội ở Việt Nam Sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường với lốisống thực dụng, đề cao chủ nghĩa cá nhân, lợi ích vật chất, đã làm suy thoáiphẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảngviên… đã ảnh hưởng đến quá trình giáo dục, rèn luyện bản lĩnh chính trị của họcviên ở các học viện, trường sĩ quan kỹ thuật hiện nay

Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn vấn đề: “Bản lĩnh chính trị của học viên ở các học viện, trường sĩ quan kỹ thuật trong quân đội hiện nay”, làm đề tài nghiên cứu có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích

Làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn về bản lĩnh chính trị của họcviên ở các học viện, trường sĩ quan kỹ thuật trong quân đội và đề xuất giảipháp cơ bản phát triển bản lĩnh chính trị của học viên ở các học viện, trường

sĩ quan kỹ thuật trong quân đội hiện nay

Nhiệm vụ

- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

- Làm rõ quan niệm và những nhân tố cơ bản quy định bản lĩnh chính

trị của học viên ở các học viện, trường sĩ quan kỹ thuật trong quân đội

Trang 8

- Đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với bản lĩnh chính trị của họcviên ở các học viện, trường sĩ quan kỹ thuật trong quân đội hiện nay.

- Đề xuất giải pháp cơ bản phát triển bản lĩnh chính trị của học viên ởcác học viện, trường sĩ quan kỹ thuật trong quân đội hiện nay

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Bản lĩnh chính trị của học viên ở các học viện, trường sĩ quan kỹ thuậttrong quân đội

Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Luận án nghiên cứu một số vấn đề lý luận, thực tiễn về

bản lĩnh chính trị của học viên đào tạo sĩ quan kỹ thuật cấp phân đội ở các họcviện, trường sĩ quan kỹ thuật trong quân đội hiện nay

Về không gian: Nghiên cứu học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các

học viện, trường sĩ quan kỹ thuật trong quân đội gồm: Học viện Kỹ thuật quânsự; Học viện Phòng không - Không quân; Trường Sĩ quan Công binh; Trường

Sĩ quan Thông tin; Trường Sĩ quan Phòng hóa

Về thời gian: Số liệu khảo sát từ năm 2016 đến nay (từ Đại hội đại biểu

toàn quốc lần thứ XII của Đảng)

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận của luận án

Đề tài dựa trên hệ thống quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh về: con người, phát huy nhân tố con người, mối quan hệgiữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, đặc biệt là hình thái ý thức chính trị, mốiquan hệ giữa kinh tế và chính trị; quan điểm của Đảng về: xây dựng Quân độinhân dân Việt Nam tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu năm 2030xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, vữngmạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; để vận dụng vào pháttriển phẩm chất, năng lực của học viên nói chung và bản lĩnh chính trị của họcviên ở các học viện, trường sĩ quan kỹ thuật nói riêng

Trang 9

Cơ sở thực tiễn

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, chỉ thị, nghịquyết của Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng, số liệu thống kê, báo cáo, tổngkết hằng năm của các đơn vị, đề án của Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu,Tổng cục Chính trị về giáo dục, rèn luyện bản lĩnh chính trị của quân nhân nóichung và của học viên ở các học viện, trường sĩ quan kỹ thuật trong quân đội nóiriêng Kết quả điều tra, khảo sát thực tế của tác giả về bản lĩnh chính trị của họcviên ở các học viện, trường sĩ quan kỹ thuật trong quân đội hiện nay

Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng vàduy vật lịch sử, đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu củakhoa học chuyên ngành và liên ngành như: Lịch sử và logic, phân tích vàtổng hợp, hệ thống và cấu trúc, trừu tượng hóa và khái quát hóa, so sánh,điều tra xã hội học…

5 Những đóng góp mới của luận án

- Luận án phân tích, làm rõ khái niệm bản lĩnh chính trị của học viên ởcác học viện trường sĩ quan kỹ thuật trong quân đội và chỉ ra những nhân tố cơbản quy định bản lĩnh chính trị của học viên ở các học viện trường sĩ quan kỹthuật trong quân đội

- Xác định được những vấn đề đặt ra đối với bản lĩnh chính trị của họcviên ở các học viện trường sĩ quan kỹ thuật trong quân đội hiện nay

- Đề xuất những giải pháp cơ bản phát triển bản lĩnh chính trị của họcviên ở các học viện, trường sĩ quan kỹ thuật trong quân đội hiện nay

6 Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn của luận án

Ý nghĩa về mặt lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp những cơ sở khoa học

về bản lĩnh chính trị, phát triển bản lĩnh chính trị của học viên ở các học viện,trường sĩ quan kỹ thuật trong quân đội hiện nay Trên cơ sở đó bổ sung, phát triển

lý luận về bản lĩnh chính trị của quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam

Trang 10

Ý nghĩa về mặt thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài nếu được vận dụng có thể góp phầnphát triển bản lĩnh chính trị của học viên ở các học viện, trường sĩ quan kỹthuật trong quân đội hiện nay Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảotrong nghiên cứu, giảng dạy, học tập cho các đối tượng ở hệ thống nhà trườngtrong Quân đội

7 Kết cấu của luận án

Luận án gồm: Mở đầu; 4 chương (9 tiết); kết luận; danh mục các côngtrình khoa học của tác giả có liên quan đến đề tài đã được công bố; danh mục tàiliệu tham khảo và phụ lục

Trang 11

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.Tổng quan những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án

1.1.1 Những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu liên quan đến bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên

La Quốc Kiệt (2003), Tu dưỡng đạo đức, tư tưởng [55] Đây là cuốn

sách được dịch từ bộ giáo trình cùng tên và được dùng chính thức, thốngnhất cho mọi đối tượng trong các trường đại học ở Trung Quốc hiện nay.Trong cuốn sách, tác giả đã trình bày khá toàn diện những yêu cầu, chuẩnmực đạo đức và phương pháp tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, tư tưởng củasinh viên trong giai đoạn mới nhằm hình thành nên những phẩm chất đạođức và bản lĩnh của người cán bộ trong tương lai, đáp ứng được yêu cầu,nhiệm vụ công việc Theo tác giả, để sinh viên tu dưỡng đạo đức, tư tưởngmột cách có hiệu quả, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, giảng viên ở các trường đạihọc phải “làm gương” để sinh viên học tập và noi theo; đây là biện phápquan trọng để xây dựng “lớp người trẻ có bản lĩnh, trí tuệ và trình độ” [ 55,

tr 62], hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao

Nguyễn Thị Tố Uyên (2008), “Phát huy bản lĩnh chính trị của đội ngũcán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay” [156] Tác giả đã tiếp cận biểu hiện bảnlĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay trên một số khíacạnh như: sự nhận thức đúng đắn, kiên định, nhất quán về đường lối, nguyêntắc tổ chức, hoạt động và sự mềm dẻo, linh hoạt trong hoạt động, công tác; tínhđộc lập, tự quyết của cán bộ, đảng viên; thái độ và khả năng xử lý các tìnhhuống phức tạp, khó khăn trong quá trình thực hiện đường lối, chính sách củaĐảng và Nhà nước; sự nhạy cảm với cái mới và khả năng tự đổi mới; ý chí vàkhả năng đấu tranh chống lại sự tấn công của kẻ thù để bảo vệ mình; sự vữngvàng, kiên định về chính trị của đội ngũ cán bộ, đảng viên…

Trang 12

Theo tác giả, người cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị vữngvàng là người không chỉ biết giữ vững mục tiêu, con đường đã chọn màcòn phải biết mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo để thực hiện mục tiêu đã định;

có sức chiến đấu cao, không hoang mang, dao động trước mọi khó khăn,thử thách; không giấu giếm khuyết điểm, sai lầm mà dám thẳng thắn thừanhận sai lầm, khuyết điểm để tự sửa chữa, không ngừng học tập nâng caotrình độ mọi mặt, đồng thời luôn kiên trì với chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, thực hiện tốt mọi chủ trương của Đảng, chính sách

và pháp luật của Nhà nước

Nhiêm Ngạn Thân (2012), Phát hiện và sử dụng nhân tài [120] Tác

giả đã xác định hướng nghiên cứu về cách dùng người, phát hiện, đào tạo và

sử dụng nhân tài, lựa chọn cán bộ và nghệ thuật lãnh đạo của Đảng Cộng sảnTrung Quốc, đặc biệt là đề cập sâu đến vấn đề lựa chọn cán bộ có trình độ,năng lực và bản lĩnh Theo tác giả, công tác cán bộ là vấn đề mang tính sốngcòn của sự nghiệp cách mạng, liên quan trực tiếp đến Đảng và chính quyền:

“Cán bộ là nguồn tài nguyên nhân tài quan trọng cho sự nghiệp xây dựng vàphát triển đất nước, là những người được lựa chọn trong hàng ngàn, hàngvạn người Đảng và chính quyền muốn bồi dưỡng một nhân tài lãnh đạokhông phải là việc dễ” [120, tr 96] Vì vậy, tác giả chỉ rõ: “lựa chọn cán bộphải xuất phát từ vấn đề con người” [120, tr 98] và “bản lĩnh của người lãnhđạo chính là giỏi đơn giản hóa những vấn đề phức tạp, lựa chọn những nội dung

có giá trị nhất trong mớ thông tin hỗn độn, tìm ra đường lối rõ ràng từ nhiều ý kiếnkhác nhau, sau đó dùng lời nói đơn giản, súc tích để nói rõ ý tưởng của mình”[120, tr.117], để từ đó giải quyết công việc đạt chất lượng và hiệu quả cao

Lê Hữu Nghĩa (2016), “Bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên trong

thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” [94] Tác giả cho

rằng: bản lĩnh chính trị là phẩm chất chính trị tuyệt đối cần thiết đối với ĐảngCộng sản và cán bộ, đảng viên của Đảng Tác giả khẳng định bản lĩnh chính trịcủa cán bộ, đảng viên hiện nay thể hiện ở sự kiên định với mục tiêu độc lập dân

Trang 13

tộc và chủ nghĩa xã hội; với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;đường lối đổi mới của Đảng; nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, nhất lànguyên tắc tập trung dân chủ Đồng thời, kiên quyết đấu tranh chống lại mọi

âm mưu, thủ đoạn và hoạt động “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địchnhằm chống phá chế độ ta, đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, thù địchbảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nguyễn Đức Thắng (2016), “V.I.Lênin với vấn đề nâng cao bản lĩnh chínhtrị và trình độ trí tuệ của người cộng sản” [123] Tác giả khẳng định: Để bảo vệ vàgiữ vững chính quyền cách mạng, V.I.Lênin đặc biệt quan tâm đến xây dựng Đảngcầm quyền trong sạch, vững mạnh, Người rất chú trọng vấn đề nâng cao bản lĩnhchính trị và trình độ trí tuệ cho đội ngũ đảng viên Bản lĩnh chính trị và trình độtrí tuệ của người cán bộ, đảng viên không tự nhiên mà có; nó được hun đúc,hình thành, thử thách và nâng cao qua hoạt động thực tiễn Do đó, việc tiếptục quán triệt sâu sắc và đẩy mạnh vận dụng thực hiện quan điểm của Đảngvào thực tiễn của mỗi tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội, mỗi cán bộ, đảngviên, cũng chính là biểu hiện sự trung thành và vận dụng sáng tạo tư tưởng,quan điểm của V.I.Lênin về nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ củangười cộng sản, góp phần xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh về chínhtrị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức

Lê Thị Minh Hà và Nguyễn Thị Phương Chi (2016), “Tiếp tục nângcao bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên” [44], tác giả chỉ rõ: Bản lĩnhchính trị của cán bộ, đảng viên là tổng hợp các phẩm chất đạt đến trình độ cóthể tự quyết định một cách độc lập, sáng tạo, làm chủ hành vi chính trị củamình trước những bước ngoặt và tình huống phức tạp về chính trị, thực hiệntốt nhất nhiệm vụ được giao Bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ, đảng viênđược biểu hiện trên nhiều phương diện khác nhau, song tập trung ở sự vữngvàng, kiên định và nhạy cảm trước những biến động chính trị - xã hội; tíchcực tham gia vào các quá trình chính trị - xã hội trên cương vị, chức tráchđược giao; giải quyết chính xác, nhanh chóng và có hiệu quả những vấn đềnảy sinh ở cơ quan, đơn vị theo thẩm quyền

Trang 14

Văn Thị Thanh Mai và Nguyễn Thị Thanh Huyền (2019), “Rèn luyện

bản lĩnh chính trị là yêu cầu vừa cấp bách vừa thường xuyên” [76] Theo tác giả, cấu trúc bản lĩnh chính trị: là sự tổng hợp biện chứng của lập trường

chính trị, phẩm chất chính trị và năng lực chính trị Bản lĩnh chính trị là điềukiện cần thiết để bảo đảm cho mỗi cán bộ, đảng viên có định hướng chính trịđúng đắn, luôn làm chủ bản thân, làm chủ hoàn cảnh thực tiễn và kiểm soátđược hành vi, thái độ của mình trong mọi tình huống Rèn luyện bản lĩnhchính trị cho cán bộ, đảng viên là toàn bộ hoạt động của các cấp uỷ, tổ chứcđảng và của chính cán bộ, đảng viên trên tinh thần quán triệt sâu sắc và theođúng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; xâydựng và xác định rõ các tiêu chí đánh giá bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảngviên; được tiến hành đồng bộ: từ việc nâng cao nhận thức tư tưởng, bồidưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ

lý luận chính trị đến nâng cao năng lực công tác, phương pháp làm việc, tácphong công tác; với sự tham gia, phối hợp của nhiều lực lượng và đi liềncùng đó là tạo điều kiện và môi trường thử thách để rèn luyện bản lĩnh chínhtrị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên gắn liền với việc đề cao vai trò tự giác tudưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị của mỗi người

Đinh Ngọc Giang (2022), “Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa học tập lý

luận chính trị với rèn luyện, thử thách cán bộ trong thực tiễn để nâng cao bảnlĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ” [42] Theo tác giả, bản lĩnh chính trị là một

bộ phận đặc biệt quan trọng của phẩm chất chính trị của cán bộ; cùng với trình

độ trí tuệ và phẩm chất đạo đức, lối sống tạo nên chất lượng của đội ngũ cánbộ; bảo đảm cho đội ngũ cán bộ có khả năng vượt qua những khó khăn, thửthách, quyết tâm hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao Bản lĩnh chínhtrị của cán bộ được tạo nên bởi các yếu tố chủ yếu như: tri thức về chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước; tri thức về các khoa học cần thiết khác; sự giáodục, rèn luyện của các cấp uỷ, tổ chức đảng; sự tham gia của các tổ chức trong

Trang 15

hệ thống chính trị nhân dân vào việc giáo dục, rèn luyện bản lĩnh chính trị củacán bộ; tình yêu thương, gắn bó và trách nhiệm đối với nhân dân; sự tu dưỡng,rèn luyện, thử thách trong thực tiễn cán bộ

Vũ Văn Phúc (2022), “Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa đào tạo, bồidưỡng về chính trị với rèn luyện, thử thách trong thực tiễn để nâng cao bản lĩnhchính trị cho quần chúng ưu tú” [101, tr 56] Theo tác giả, bản lĩnh chính trị là

sự tổng hợp biện chứng của lập trường chính trị, phẩm chất chính trị và nănglực chính trị; là điều kiện tiên quyết bảo đảm cho mỗi cán bộ, đảng viên cóđịnh hướng chính trị đúng đắn, luôn làm chủ bản thân, làm chủ hoàn cảnh thựctiễn và kiểm soát được hành vi, thái độ của mình trong mọi tình huống, khônghoang mang, dao động trước mọi diễn biến phức tạp của tình hình Đó chính là

sự vững vàng, kiên định, chủ động trong cả suy nghĩ và hành động trước nhữngkhó khăn, thử thách của cuộc sống Để đối tượng kết nạp vào Đảng có bản lĩnhchính trị vững vàng thì phải kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa đào tạo, bồi dưỡng

về chính trị với rèn luyện, thử thách trong thực tiễn Đây là mối quan hệ biệnchứng giữa sự tác động khách quan của tổ chức đảng tiến hành “đào tạo, bồidưỡng chính trị”, với sự nỗ lực chủ quan của quần chúng “rèn luyện thử tháchtrong thực tiễn” Nhưng trong mối quan hệ này, điều kiện khách quan và nhân

tố chủ quan không tách rời một cách tuyệt đối, mà có tác động biện chứng qualại, tương hỗ với nhau Trong “đào tạo, bồi dưỡng chính trị” cần có sự chủđộng, tích cực tiếp thu, nỗ lực chủ quan của bản thân quần chúng và trong “rènluyện thử thách trong thực tiễn” cũng cần có sự định hướng, dìu dắt, kèm cặp,kiểm tra, giám sát, đánh giá, xác nhận, động viên của tổ chức đảng

Trương Thị Duyên (2023), “Tăng cường công tác giáo dục lý luận chínhtrị gắn với công tác cán bộ nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ,đảng viên” [17] Theo tác giả: bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên là sự cụ thểhóa bản lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, mang bản chất giai cấp côngnhân, vì sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng con người; là sự kiên định mụctiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin và tư

Trang 16

tưởng Hồ Chí Minh, trung thành với lợi ích của Tổ quốc và nhân dân; là tinh thần,

ý chí, quyết tâm phấn đấu, vượt mọi gian khổ và không dao động trước thử thách,

áp lực để hoàn thành nhiệm vụ Đó còn là tinh thần chủ động trong đấu tranh vạchtrần, phản bác những quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, phản động, gópphần làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn của chúng, phòng và chống nguy cơ

“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ…

Để tăng cường công tác giáo dục lý luận chính trị gắn với công tác cán

bộ nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ, đảng viên, tác giả đã

đề xuất một số biện pháp như: Một là, nâng cao nhận thức của các cấp ủy,

chính quyền, ban, ngành về vị trí, tầm quan trọng của việc nâng cao bản lĩnh

chính trị của cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng Hai là, tiếp tục nghiên cứu,

quán triệt đi liền với đổi mới tư duy lý luận, bổ sung và phát triển chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt

Nam Ba là, nâng cao bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ, đảng viên, của từng tổ chức Đảng sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác cán bộ Bốn là,

việc nâng cao bản lĩnh chính trị giúp cán bộ, đảng viên tránh được “căn bệnhkiêu ngạo cộng sản”- một trong những biểu hiện nguy hiểm của chủ nghĩa cánhân

Nguyễn Hoàng Việt (2023), “Bản lĩnh chính trị - yếu tố quan trọngquyết định sự thành công trong lãnh đạo của Đảng” [157] Trong bài viết, tácgiả đã làm rõ: Bản lĩnh chính trị của một cá nhân, tập thể là khả năng vượtqua những áp lực, khó khăn, thách thức; là lòng tin, sự kiên định, quyết tâmlớn lao và năng lực ứng biến với những thay đổi của thực tiễn, sự đoàn kếtđồng lòng để tìm ra cách thức đúng đắn, nhằm thực hiện thành công mục tiêuchính trị của mình Bản lĩnh chính trị dựa trên sự nắm vững tri thức khoa học

và khả năng đúc rút tri thức mới từ thực tiễn hoạt động chính trị của chủ thể

Bản lĩnh chính trị của một cá nhân, một chính đảng không tự nhiên mà

có Khả năng tự chủ, đứng vững trước áp lực, sáng suốt tìm ra con đường đúng

Trang 17

đắn… của chủ thể chính trị chỉ có thể có được qua quá trình khổ công rèn luyệnlâu dài Rèn luyện bản lĩnh chính trị là hoạt động có mục đích, nhằm từng bướcxây dựng, củng cố thái độ, quyết tâm và khả năng giữ vững, bảo vệ và pháttriển quyết định của cá nhân, tập thể trong hoạt động chính trị, bất chấp những

áp lực từ nhiều phía Việc rèn luyện bản lĩnh chính trị của chủ thể chính trị diễn

ra trong thực tiễn chính trị, được tiến hành thông qua các hoạt động có tínhmục đích chính trị rõ ràng, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhànước và sự tham gia tích cực của quần chúng nhân dân

1.1.2 Những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu liên quan đến bản lĩnh chính trị của quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam

A.A.Grê-scô (1978), Các lực lượng vũ trang của Nhà nước Xô Viết

[41] Công trình đã chỉ rõ vai trò to lớn của công tác giáo dục chính trị tưtưởng, bồi dưỡng bản lĩnh cho cán bộ, sĩ quan các lực lượng vũ trang trongQuân đội Xô Viết Theo tác giả, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồidưỡng bản lĩnh chính là quá trình làm cho cán bộ, sĩ quan các lực lượng vũtrang có tính kiên định cộng sản chủ nghĩa vững vàng, không dao động trướccác nhiệm vụ khó khăn, gian khổ; có lòng trung thành vô hạn với Đảng vànhân dân; có kỷ luật và ý thức chấp hành cao; có sáng kiến và tính chủ độngtrong thực hiện nhiệm vụ Theo tác giả, xây dựng các lực lượng vũ trang củaNhà nước Xô viết là tổng thể nhiều yếu tố, trong đó công tác giáo dục chínhtrị tư tưởng, bồi dưỡng bản lĩnh cho cán bộ, sĩ quan, quân nhân luôn là nhân

tố giữ vai trò quan trọng tạo nên sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũtrang Nhà nước Xô viết

I.A.Moblép (1979), Hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo cán bộ quân đội [89] Tác giả cũng đã khẳng định ý nghĩa chiến

lược lâu dài của việc xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội vững mạnh cả về phẩmchất chính trị, trình độ, năng lực lãnh đạo, tổ chức chỉ huy các đơn vị và các lực

Trang 18

lượng vũ trang nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ cách mạng Vì vậy, công tác xâydựng đội ngũ cán bộ phải được thực hiện đồng bộ, khoa học, chặt chẽ Trong

đó, cần đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện và nâng caochất lượng mọi mặt của đội ngũ cán bộ quân đội; cần thực hiện đầy đủ cáckhâu, các bước với những hình thức, biện pháp phù hợp gắn với các tổ chức,các lực lượng cụ thể Tác giả nhấn mạnh, nâng cao chất lượng mọi mặt của độingũ cán bộ Hồng quân và Hải quân Liên Xô cần toàn diện, song phải tập trungvào nâng cao chất lượng chính trị, bồi dưỡng lòng trung thành, xây dựng bảnlĩnh và ý chí quyết tâm chiến đấu, chiến thắng kẻ thù “Đảng thường xuyênchăm lo giáo dục, xây dựng đội ngũ cán bộ sĩ quan vững về tư tưởng, giỏi vềquân sự và kỹ thuật” [89, tr 3]

Nguyễn Đình Tu (1996), Nâng cao bản lĩnh chính trị của sĩ quan trẻ trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [145] Dưới góc độ tiếp cận triết học, tác giả

luận giải và làm rõ nội hàm các phạm trù: bản lĩnh chính trị và bản lĩnh chính trị của

sĩ quan trẻ trong Quân đội nhân dân Việt Nam; chỉ ra một số vấn đề có tính quy luậttrong quá trình hình thành, phát triển bản lĩnh chính trị của đội ngũ sĩ quan trẻ trongQuân đội nhân dân Việt Nam Theo tác giả, bản lĩnh chính trị là phẩm chất chính trịcủa mỗi người hay cộng đồng người đã phát triển đến mức người đó, cộng đồng đó

có thể tự quyết định một cách độc lập, sáng tạo suy nghĩ và hành vi chính trị củamình, trước những chuyển biến, tình huống phức tạp về chính trị và không daođộng, thay đổi trước những tác động bên ngoài

Trên cơ sở quan niệm về bản lĩnh chính trị, tác giả đã đưa ra quan niệm: Bản lĩnh chính trị của sĩ quan trẻ là một phẩm chất xã hội cơ bản, chủđạo trong nhân cách, là phẩm chất chính trị tinh thần phản ánh mặt giácngộ giai cấp, giác ngộ dân tộc của người sĩ quan cấp phân đội; là phẩmchất chính trị đã phát triển cao làm cho sĩ quan trẻ tự quyết định mộtcách độc lập, sáng tạo ý nghĩ và hành vi chính trị của mình, có lòng tinsắt đá vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối

Trang 19

chính trị quân sự của Đảng, không dao động lay chuyển trước nhữngtác động bên ngoài [145, tr 12]

Xét về bản chất, bản lĩnh chính trị của sĩ quan trẻ là tổng hợp nhữngnhận thức, tình cảm và hành vi chính trị đã phát triển đạt tới trình độ tự giác,tạo nên năng lực làm chủ về chính trị của họ, thể hiện tập trung ở sự vữngvàng, kiên định, đồng thời nhạy cảm trước những biến động chính trị - xã hội,

ở sự giải quyết chính xác và mau lẹ những vấn đề chính trị thực tiễn, đúng vớiquy luật khách quan và phù hợp với điều kiện lịch sử - cụ thể trên cương vịchức trách của người sĩ quan cấp phân đội trong quân đội dưới sự lãnh đạocủa Đảng Cộng sản Việt Nam Bản lĩnh chính trị của sĩ quan trẻ Quân độinhân dân Việt Nam được cấu thành bởi ý thức chính trị và hành vi chính trị

Đào Văn Mừng (2009), Nâng cao bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ điệp báo chiến lược bất hợp pháp hiện nay [91] Tác giả cho rằng, đội ngũ cán bộ

điệp báo chiến lược bất hợp pháp là những người làm nhiệm vụ xây dựng lựclượng mật, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ mật thu thập tin tức tình báo chiếnlược toàn diện làm tham mưu chiến lược cho Đảng, Nhà nước và Quân đội trongmỗi giai đoạn lịch sử Vì vậy:

Bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ điệp báo chiến lược bất hợppháp là một loại hình bản lĩnh chính trị của cán bộ quân đội được xâydựng đáp ứng yêu cầu của hoạt động điệp báo chiến lược trong điềukiện bất hợp pháp, nó thể hiện ở tầm tư duy và nhãn quan chính trị, ởtính độc lập trong phân tích và khả năng xử lý các tình huống chính trịphức tạp nảy sinh [91, tr 26]

Xét về cấu trúc, bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ điệp báo chiếnlược bất hợp pháp được cấu thành bởi: nhận thức chính trị, tình cảm, niềmtin, ý chí quyết tâm (ý thức chính trị) và tính độc lập của hoạt động thựctiễn chính trị Mỗi yếu tố giữ một vị trí, vai trò khác nhau trong quá trìnhnâng cao bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ điệp báo chiến lược bất hợppháp hiện nay Trên cơ sở cấu trúc bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ

Trang 20

điệp báo chiến lược bất hợp pháp, tác giả đã khảo sát thực trạng trên baphương diện là: luôn giữ vững lập trường, quan điểm của Đảng, tuyệt đốitrung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân.

Lương Thanh Hân (2011), Phát triển bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học của giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [48] Theo tác giả:

Bản lĩnh chính trị của giảng viên trẻ khoa học xã hội và nhân văn là sựthống nhất hữu cơ giữa nhận thức, thái độ và hành vi chính trị tạo ranăng lực tự khẳng định tính chủ thể về chính trị của người giảng viênkhoa học xã hội và nhân văn trước tình hình chính trị tác động đếngiảng dạy và nghiên cứu khoa học của người giảng viên mới vào nghề

ở các trường sĩ quan [48, tr 36]

Tác giả đã chỉ rõ cấu trúc bản lĩnh chính trị của giảng viên trẻ khoa học

xã hội và nhân văn bao gồm các yếu tố: Một là, nhận thức chính trị của giảng

viên trẻ khoa học xã hội và nhân văn là một bộ phận cấu thành bản lĩnh chính

trị Hai là, thái độ chính trị của giảng viên trẻ khoa học xã hội và nhân văn là

trạng thái tâm lý biểu lộ ở lòng trung thành với mục đích lý tưởng cách mạngcủa Đảng, Nhà nước, sự kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng Ba là, tình cảm chính trị nảy sinh trên cơ sở thoả mãn các nhu cầu về chính trị Bốn là, hành vi chính trị của

giảng viên trẻ khoa học xã hội và nhân văn là những cử chỉ, lời nói, hànhđộng của họ thể hiện sự ứng xử trong các mối quan hệ công tác và cuộc sống,trong tiếp cận nghiên cứu và giảng dạy khoa học xã hội nhân văn Trên cơ sởcấu trúc bản lĩnh chính trị của giảng viên trẻ khoa học xã hội và nhân văn, tác

giả đã đi vào khảo sát đánh giá thực trạng trên ba phương diện: Một là, thực

trạng nhận thức về phát triển bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học của độingũ giảng viên trẻ khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan hiện nay

Hai là, thực trạng chuyển hoá nhận thức về phát triển bản lĩnh chính trị và tri

thức khoa học thành nội dung, kế hoạch giáo dục, rèn luyện của đội ngũ giảng

viên trẻ khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan hiện nay Ba là,

Trang 21

thực trạng phát triển bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học trong thực tiễngiảng dạy và nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trẻ khoa học xã hội

và nhân văn ở các trường sĩ quan hiện nay

Trần Đình Thắng (2015), “Nâng cao bản lĩnh chính trị của giảngviên các trường đại học trong quân đội” [122] Tác giả đã làm rõ: Bản lĩnhchính trị của giảng viên là tổng hợp các phẩm chất về chính trị, nghềnghiệp, đạo đức, lối sống cùng với các năng lực chuyên môn, sư phạm cầnthiết, với khả năng ý chí kiên cường để làm chủ bản thân, làm chủ côngviệc, hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của “nghề nhà giáo” trong mọi điềukiện, hoàn cảnh Giảng viên có bản lĩnh chính trị tốt sẽ thúc đẩy việc pháthuy nội lực, đề cao tự phê bình, giúp họ có sức mạnh, uy tín, sự tự tin,nghị lực, vững vàng bản lĩnh, ý chí để phát triển các phẩm chất trí tuệ,năng lực sư phạm, đạo đức, lối sống, tác phong công tác, vượt qua mọikhó khăn, thách thức, vươn lên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đàotạo, hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao Ngược lại, không có bảnlĩnh chính trị tốt thì ngại đổi mới dạy học, hiệu quả công tác thấp, lậptrường, quan điểm thêm dao động, dễ bị lợi ích “phi chân chính” cám dỗ,quên đi trách nhiệm với sự nghiệp giáo dục, đào tạo, thậm chí vi phạm kỷluật của Quân đội, pháp luật của Nhà nước

Phùng Văn Thiết (2016), Nâng cao bản lĩnh sĩ quan cấp phân đội trong tình hình mới [128] Theo tác giả, bản lĩnh là một phẩm chất nhân cách

cơ bản, phản ánh tính chất độc lập, kiên định, sáng tạo của một chủ thể khi

xử lý các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống Sĩ quan cấp phân đội lànhững người mới tốt nghiệp ra trường, họ được đào tạo cơ bản ở các họcviện, trường sĩ quan trong quân đội Họ có phẩm chất, năng lực, trình độ,nhiệt huyết của tuổi trẻ Tuy nhiên, trước yêu cầu của sự nghiệp bảo vệ Tổquốc trong tình hình mới, đòi hỏi đội ngũ sĩ quan cấp phân đội phải khôngngừng học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất và năng lực chuyên môn;trong đó, nâng cao bản lĩnh chính trị là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết đặt ra

Trang 22

Tác giả đã đi vào làm rõ đặc điểm sĩ quan cấp phân đội; quan niệm vềbản lĩnh sĩ quan cấp phân đội và chỉ ra khái niệm trung tâm nâng cao bảnlĩnh sĩ quan cấp phân đội là tổng thể các hoạt động có mục đích, có tổ chức,tuân theo quy luật của các chủ thể nhằm làm cho tính độc lập, kiên định,sáng tạo trong xử lý các vấn đề nảy sinh từ thực tiễn quân sự Tác giả đã xácđịnh rõ mục đích, chủ thể, đối tượng, phương thức nâng cao bản lĩnh chínhtrị sĩ quan cấp phân đội trong tình hình mới.

Sẻng Thoong Unnang (2016), Bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ Tiểu đoàn bộ đội chủ lực Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay [157].

Tác đã luận giải một số vấn đề chủ yếu về nâng cao bản lĩnh chính trị của độingũ cán bộ Tiểu đoàn bộ đội chủ lực Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiệnnay Theo tác giả, bản lĩnh chính trị có vai trò rất quan trọng đối với kết quảhoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ Tiểu đoàn bộ đội chủ lực Quân độinhân dân Lào Trong mọi giai đoạn cách mạng, việc xây dựng và nâng cao bảnlĩnh chính trị của cán bộ Quân đội nhân dân Lào nói chung và đội ngũ cán bộTiểu đoàn bộ đội chủ lực nói riêng luôn là yêu cầu mang tính khách quan Bởi

lẽ, “bản lĩnh chính trị vững vàng của đội ngũ cán bộ Tiểu đoàn bộ đội chủ lựcQuân đội nhân dân Lào sẽ định hướng suy nghĩ, hành động đúng đắn, phù hợp”[157, tr 59], góp phần hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao

Hồ Văn Đức (2020), “Giải pháp xây dựng bản lĩnh chính trị cho lực

lượng tác chiến không gian mạng” [39] Theo tác giả, lực lượng tác chiến

không gian mạng là lực lượng chuyên thực hiện chức năng tác chiến và bảo

vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng Đây là lực lượng mới được thànhlập, môi trường tác chiến mang tính đặc thù, thường xuyên đối mặt với cácluồng thông tin xấu độc, âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, dễ bị kẻđịch lôi kéo, mua chuộc Trong tình hình hiện nay, để xây dựng bản lĩnh chínhtrị cho lực lượng tác chiến không gian mạng cần thực hiện tốt một số giải pháp

sau: Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm chính trị của cấp uỷ, tổ chức đảng

trong xây dựng bản lĩnh chính trị cho lực lượng tác chiến không gian mạng

Trang 23

Hai là, tăng cường nhận thức tư tưởng, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức,

trau dồi trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, nâng cao năng lực,

phương pháp, tác phong công tác cho lực lượng tác chiến không gian mạng Ba

là, đề cao vai trò tiền phong, gương mẫu của cấp uỷ, cán bộ, đảng viên trong xây dựng bản lĩnh chính trị cho lực lượng tác chiến không gian mạng Bốn là,

xác định các tiêu chí đánh giá bản lĩnh chính trị và tạo môi trường thử thách,

rèn luyện bản lĩnh chính trị cho lực lượng tác chiến không gian mạng Năm là,

nhận diện, phòng ngừa và đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởngchính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”trong lực lượng tác chiến không gian mạng

Lưu Đình Trang (2020), Bản lĩnh chính trị trong đấu tranh tư tưởng,

lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [137] Tác giả quan niệm: Bản lĩnh chính trị

trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhânvăn ở nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam là tổng hoà các thuộc tính

về phẩm chất, năng lực và dũng khí đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảngviên khoa học xã hội và nhân văn, bảo đảm cho họ có khả năng tự quyếtđịnh một cách độc lập, đúng đắn thái độ và hành động đấu tranh tư tưởng,

lý luận của mình, kiên định, vững vàng, không dao động thay đổi trước mọitình huống, thể hiện rõ hiệu quả và uy tín trên thực tiễn đấu tranh tư tưởng,

lý luận trong giảng dạy và hoạt động xã hội

Bản lĩnh chính trị trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học

xã hội và nhân văn ở nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam được biểu hiện tập

trung trên một số nội dung cơ bản: Một là, phẩm chất kiên định về chính trị trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn Hai là,

năng lực đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn

Ba là, dũng khí đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn Bốn là, kết quả tham gia đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên

khoa học xã hội và nhân văn ở các nhà trường quân đội

Trang 24

Hà Sỹ Chiến (2021), Nâng cao bản lĩnh chính trị của đội ngũ trung đội trưởng thông tin trong quân đội hiện nay [14] Tác giả quan niệm, bản lĩnh

chính trị của đội ngũ trung đội trưởng thông tin trong quân đội là một phẩm chấtchính trị cơ bản, chủ đạo trong nhân cách của trung đội trưởng thông tin, sựthống nhất biện chứng giữa nhận thức chính trị, tình cảm chính trị và thái độ,hành vi chính trị; biểu hiện ở sự kiên định về lập trường tư tưởng chính trị, độclập, tự chủ, tự quyết định suy nghĩ và hành vi của mình, không dao động trướcnhững tình huống khó khăn, phức tạp và những tác động bên ngoài, quyết tâm,

nỗ lực, cố gắng thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ trong mọi tình huống

Cấu trúc bản lĩnh chính trị của đội ngũ trung đội trưởng thông tin

trong quân đội gồm ba yếu tố cơ bản: Một là, nhận thức chính trị của đội ngũ trung đội trưởng thông tin trong quân đội Hai là, tình cảm chính trị của đội ngũ trung đội trưởng thông tin trong quân đội Ba là, thái độ và hành vi

chính trị của đội ngũ trung đội trưởng thông tin trong quân đội Bản lĩnhchính trị của đội ngũ trung đội trưởng thông tin trong quân đội được cấuthành bởi sự kết hợp chặt chẽ, thống nhất, biện chứng của nhận thức chínhtrị, tình cảm chính trị và thái độ, hành vi chính trị Các yếu tố có vị trí, vaitrò không ngang bằng nhau, song đều góp phần quan trọng tạo nên bản lĩnhchính trị của đội ngũ trung đội trưởng thông tin trong quân đội giúp họ hoànthành tốt nhiệm vụ được giao

Tạ Quang Đạo (2021), Nâng cao bản lĩnh chính trị của đội ngũ giảng viên trẻ ở các trường sĩ quan quân đội giai đoạn hiện nay [37] Theo tác giả:

Bản lĩnh chính trị của đội ngũ giảng viên trẻ ở các trường sĩ quanquân đội là sự kết tinh tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí, đảm bảocho đội ngũ giảng viên trẻ luôn kiên định, vững vàng về quan điểm,lập trường và có năng lực tự quyết định một cách độc lập, sáng tạo,vượt qua khó khăn, thử thách, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụđược giao [37, tr 49]

Trang 25

Những yếu tố cấu thành bản lĩnh chính trị của đội ngũ giảng viên trẻ ở các

trường sĩ quan quân đội gồm: Một là, tri thức khoa học chính trị và trình độ giác ngộ chính trị Hai là, thế giới quan khoa học và niềm tin chính trị Ba là, tình

cảm chính trị và ý chí chính trị Mỗi yếu tố giữ một vị trí, vai trò khác nhauchi phối đến quá trình nâng cao bản lĩnh chính trị của đội ngũ giảng viên trẻ ởcác trường sĩ quan quân đội

1.1.3 Những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu liên quan đến bản lĩnh chính trị của học viên ở các học viện, trường sĩ quan kỹ thuật trong Quân đội nhân dân Việt Nam

Trịnh Quang Từ (1998), Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị trong huấn luyện kỹ thuật quân sự [154] Theo tác giả, nâng cao chất lượng giáo dục

chính trị trong huấn luyện kỹ thuật quân sự được thể hiện trên một số nội dung

sau: Một là, thực chất nâng cao chất lượng giáo dục chính trị trong huấn luyện

kỹ thuật quân sự là tiếp tục giáo dục chính trị bằng những con đường khác nhau

Hai là, nâng cao chất lượng giáo dục chính trị trong huấn luyện kỹ thuật quân sự

là thông qua việc trang bị những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo kỹ thuật quân sự giúp

cho quân nhân có nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về lý luận chính trị Ba là, nâng

cao chất lượng giáo dục chính trị trong huấn luyện kỹ thuật quân sự là tiếp tụccủng cố, làm vững chắc các nội dung lý luận chính trị thông qua vận dụng tri

thức lý luận vào quá trình làm chủ kỹ thuật quân sự Bốn là, nâng cao chất lượng

giáo dục chính trị trong huấn luyện kỹ thuật quân sự là làm cho kết quả giáo dụcchính trị trở thành sức mạnh chiến đấu cao, bảo đảm cho quân đội hoàn thành

xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó Năm là, nâng cao chất lượng

giáo dục chính trị trong huấn luyện kỹ thuật quân sự là quá trình chuẩn bị toàndiện cho người quân nhân sẵn sàng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ chiến đấu trong

mọi điều kiện, hoàn cảnh Sáu là, nâng cao chất lượng giáo dục chính trị trong

huấn luyện kỹ thuật quân sự là quá trình phối hợp thống nhất giữa hoạt động của

Trang 26

cán bộ chính trị và cán bộ huấn luyện, mà trực tiếp là sự định hướng chính trịtrong huấn luyện kỹ thuật quân sự của người cán bộ huấn luyện

Nguyễn Quang Thẩm (2000), Xây dựng phẩm chất cách mạng cho học viên các trường đại học và cao đẳng kỹ thuật quân sự trong tình hình hiện nay [125] Trong công trình này, tác giả đã chỉ ra đặc điểm và nội dung phẩm

chất cách mạng của học viên kỹ thuật quân sự, tác giả khẳng định: Phẩm chấtcách mạng của học viên kỹ thuật quân sự là hệ thống các phẩm chất chính trị -

tư tưởng, đạo đức, lối sống với các giá trị chuẩn mực như: Tuyệt đối trungthành với sự nghiệp cách mạng, ham học tập toàn diện kết hợp chuyên sâu;cần, kiệm, liêm, chính; lối sống trong sạch, lành mạnh, trung thực, khiêm tốn,tác phong chính quy, khoa học; tinh thần quốc tế vô sản Đồng thời, tác giả đãlàm rõ vai trò, tiêu chuẩn và đề xuất bốn nhóm giải pháp để xây dựng phẩmchất cách mạng cho học viên các trường đại học và cao đẳng kỹ thuật quân sựtrong tình hình hiện nay, đó là: Tăng cường sự giáo dục toàn diện kết hợp đẩymạnh tự giáo dục; đẩy mạnh giáo dục chính trị - tư tưởng, giáo dục đạo đức,lối sống xã hội chủ nghĩa trong huấn luyện chuyên môn kỹ thuật; chủ độnghướng học viên vào hoạt động thực tiễn trong quá trình đào tạo; tạo môitrường xã hội thuận lợi; tổ chức tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần

Đỗ Ngọc Thanh (2013), “Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tưtưởng đối với học viên các trường kỹ thuật quân sự hiện nay” [121] Theo tácgiả, xây dựng Quân đội về chính trị là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩaMác - Lênin Trong quá trình xây dựng Quân đội, Đảng ta và Chủ tịch Hồ ChíMinh đặc biệt quan tâm xây dựng về chính trị, coi đó là gốc, là cơ sở để xâydựng Quân đội vững mạnh về mọi mặt Hồ Chí Minh chỉ rõ phương châm xâydựng Quân đội là “chính trị trọng hơn quân sự” Để nâng cao lượng giáo dụcchính trị, tư tưởng đối với học viên các trường kỹ thuật quân sự hiện nay, cần

thực hiện tốt một số biện pháp: Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của

cấp ủy và phát huy vai trò của các lực lượng trong nâng cao chất lượng công

tác giáo dục chính trị, tư tưởng đối với học viên Hai là, tăng cường bồi

Trang 27

dưỡng, nâng cao năng lực giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ

chính trị ở đơn vị quản lý học viên Ba là, tích cực đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục chính trị, tư tưởng đối với học viên Bốn là, phát

huy ý thức tự học, tự rèn của học viên

Nguyễn Hải Hà (2019), “Giáo dục di sản đạo đức Hồ Chí Minh cho họcviên kỹ thuật quân sự hiện nay” [45] Theo tác giả, mục tiêu giáo dục, đào tạocủa Học viện Kỹ thuật quân sự hiện nay là đào tạo ra những người cán bộkhoa học kỹ thuật có sự phát triển toàn diện cả về trí tuệ, phẩm chất đạo đức,năng lực chuyên môn; giữa kỹ năng nghề nghiệp và nhận thức về tình cảm, ýchí, niềm tin, ý chí cách mạng; để từ đó góp phần hình thành nên những ngườicán bộ khoa học kỹ thuật “vừa hồng”, “vừa chuyên”; những kỹ sư giỏi, sĩquan tốt, đảng viên mẫu mực Tác giả cũng đã chỉ ra hai con đường để cụ thểmục tiêu giáo dục di sản đạo đức Hồ Chí Minh cho học viên kỹ thuật quân sự

hiện nay: Một là, thông qua các hoạt động tuyên truyền, trao đổi, toạ đàm, hội thảo, tham quan, dã ngoại của học viên Hai là, thông qua hoạt động giảng

dạy, học tập các môn khoa học xã hội và nhân văn, trong đó môn học tưtưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong việc truyền thụ, trang bị tri thức

về di sản đạo đức Hồ Chí Minh cho người học

Vũ Tuấn (2020), Đổi mới giáo dục lý luận chính trị cho học viên sĩ quan kỹ thuật quân sự hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh [153] Theo tác

giả, đổi mới giáo dục lý luận chính trị cho học viên sĩ quan kỹ thuật quân sựtheo tư tưởng Hồ Chí Minh được hiểu là quá trình thay đổi theo hướng tích cựcmột cách toàn diện cả nhận thức và hành động (từ tư duy, nội dung chươngtrình, phương pháp và hình thức, cho đến điều kiện vật chất và môi trường đảmbảo…) của chủ thể giáo dục lên đối tượng giáo dục, cùng với đó là sự chủ động

tự điều chỉnh của đối tượng giáo dục trong môi trường đào tạo kỹ thuật quân

sự, dựa trên hệ thống quan điểm định hướng của Hồ Chí Minh để hoạt độngnày ngày càng sát và phù hợp hơn với đối tượng; qua đó nâng cao chất lượngđào tạo theo mục tiêu, yêu cầu của từng trường kỹ thuật quân sự

Trang 28

Nguyễn Đức Chỉnh (2021), “Giải pháp xây dựng bản lĩnh chính trị đốivới học viên đào tạo sĩ quan ở các trường quân đội hiện nay” [13] Trong bàiviết, tác giả chỉ rõ: công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo,nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của Quân đội có sự phát triển mới, nhiều vấn đề lýluận và thực tiễn đặt ra đòi hỏi phải được lý giải Để xây dựng bản lĩnh chính trịcủa mọi quân nhân, nhất là học viên sĩ quan các trường Quân đội trong thời kỳ

mới; theo tác giả đề xuất một số giải pháp chủ yếu: Một là, phải tăng cường bồi

dưỡng tính đảng, tính giai cấp trong xây dựng bản lĩnh chính trị cho đội ngũ học

viên đào tạo sĩ quan các trường Quân đội Hai là, hình thành thái độ, tình cảm,

niềm tin cách mạng cho học viên, giúp họ có nhận thức đầy đủ, sâu sắc về mục

tiêu, lý tưởng chiến đấu của Quân đội Ba là, đẩy mạnh và thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học viên Bốn là, thường xuyên giáo dục, rèn

luyện đạo đức cách mạng, phòng và chống chủ nghĩa cá nhân trong Quân đội

nhân dân Việt Nam Năm là, nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức đảng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng Sáu là, tăng cường công tác

bảo vệ chính trị nội bộ trong các nhà trường Quân đội

Vũ Cảnh Lâm (2022), “Xây dựng ý thức chính trị cho học viên cáctrường kỹ thuật quân sự” [56] Tác giả chỉ rõ: xây dựng ý thức chính trị chohọc viên các trường kỹ thuật quân sự có vai trò quan trọng, là nền tảng đểhình thành phẩm chất, nhân cách người cán bộ khoa học kỹ thuật quân sựtrong giai đoạn cách mạng mới của lịch sử Xây dựng ý thức chính trị nhằmlàm cho học viên có nhận thức đầy đủ, sâu sắc và tin tưởng tuyệt đối vào chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; khơi dậy khát vọng phát triển đấtnước, củng cố niềm tin, ý chí phấn đấu vươn lên trong từng học viên, pháthuy nguồn lực đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự trong sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Xây dựng ý thức chính trị cho học viên các trường

kỹ thuật quân sự ở Việt Nam có vai trò đặc biệt to lớn và cần thiết, được biểuhiện cụ thể trên những nội dung cơ bản sau:

Trang 29

Thứ nhất, xây dựng ý thức chính trị giúp cho mỗi học viên các trường

kỹ thuật quân sự nâng cao giác ngộ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa; thấm nhuần

lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối

của Đảng Thứ hai, xây dựng ý thức chính trị bảo đảm cho học viên các

trường kỹ thuật quân sự có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định con đường

cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta lựa chọn Thứ ba, xây dựng ý

thức chính trị tạo cơ sở nền tảng vững chắc để học viên các trường kỹ thuậtquân sự nâng cao cảnh giác cách mạng và tham gia tích cực vào cuộc đấutranh tư tưởng, lý luận, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thùđịch chống phá sự nghiệp cách mạng đất nước

Tô Thanh Tùng (2022), “Nâng cao năng lực thực hành dân chủ cho họcviên đào tạo kỹ sư quân sự theo tư tưởng dân chủ trong quân đội của Hồ ChíMinh” [149] Theo tác giả, những năm gần đây, bầu không khí dân chủ trong cácđơn vị, đặc biệt là các học viện, nhà trường Quân đội đã được cải thiện đáng kể,nội dung và cơ chế dân chủ đã dần được sáng tỏ, năng lực thực hành dân chủ củacán bộ, giảng viên, học viên trong đơn vị từng bước được nâng lên Tuy nhiên,bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hành quy chế dân chủ ở cơ sở vẫncòn một số hạn chế, bất cập Vì vậy, cần phải thực hiện tốt một số biện pháp đểnâng cao năng lực thực hành dân chủ cho học viên đào tạo kỹ sư quân sự theo tư

tưởng dân chủ trong quân đội của Hồ Chí Minh Một là, đẩy mạnh giáo dục,

tuyên truyền tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của học viên về dân chủ

và thực hành Quy chế dân chủ ở cơ sở Hai là, phát huy tính tích cực, chủ động

tự học tập, rèn luyện để nâng cao năng lực thực hành dân chủ của học viên Ba

là, phát huy tính tiền phong, gương mẫu của đội ngũ cấp uỷ, chỉ huy các cấp Bốn là, nâng cao năng lực thực hành dân chủ đi đôi với giữ nghiêm kỷ luật trong

Nhà trường Quân đội

Cao Trung Hà (2023), “Nâng cao chất lượng công tác quản lý tưtưởng quân nhân tại Học viện Kỹ thuật quân sự trong giai đoạn hiện nay”[53] Theo tác giả, công tác quản lý tư tưởng quân nhân là hoạt động có

Trang 30

mục đích, có tổ chức của cấp ủy, chỉ huy và cơ quan chức năng các cấp; làtổng thể các biện pháp nắm, đánh giá, dự báo diễn biến tư tưởng và địnhhướng, điều khiển, giải quyết các vấn đề tư tưởng của quân nhân và tậpthể quân nhân; phát huy những tư tưởng tích cực, tiến bộ; đấu tranh ngănchặn, đẩy lùi những tư tưởng tiêu cực, lạc hậu, bảo đảm sự thống nhất,đồng thuận về nhận thức tư tưởng của quân nhân, góp phần giữ vững trậnđịa tư tưởng, xây dựng tổ chức, xây dựng con người đáp ứng yêu cầunhiệm vụ được giao Để tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quảcông tác quản lý tư tưởng cho quân nhân tại Học viện, cần tập trung thực hiệnđồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau đây:

Một là, đổi mới tư duy và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy,

tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ chủ trì, cán bộ chính trị, cơ quan chính trị và đội ngũ

cán bộ, đảng viên đối với công tác quản lý tư tưởng quân nhân Hai là, thường

xuyên quán triệt nhiệm vụ, đánh giá, dự báo đúng tình hình tư tưởng và công tácquản lý tư tưởng, xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản

lý tư tưởng phù hợp thực tiễn của học viện Ba là, đổi mới nội dung, vận dụng linh

hoạt, sáng tạo các hình thức, phương pháp tiến hành công tác tư tưởng phù hợp

với thực tiễn của đơn vị Bốn là, thường xuyên quan tâm xây dựng và phát huy vai

trò chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện của cơ quan chính trị và đội ngũ cán bộ

chính trị đối với công tác quản lý tư tưởng Năm là, kết hợp chặt chẽ giữa xây và

chống, đẩy mạnh cuộc đấu tranh tư tưởng lý luận phản bác các quan điểm sai tráithù địch, nhận thức tiêu cực, lạc hậu, bảo vệ nền tảng tư tưởng, đường lối, chủtrương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, xây dựng cơ quan, đơn vị

vững mạnh toàn diện Sáu là, tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, thường

xuyên sơ tổng kết rút kinh nghiệm tiến hành công tác quản lý tư tưởng

Vũ Thị Thu Trang (2023), “Phát huy nhân tố chủ quan của học viêntrong xây dựng ý thức chính trị ở các trường kỹ thuật quân sự” [138] Theotác giả, xây ý thức chính trị cho học viên các trường kỹ thuật quân sự có vai tròquan trọng, nhằm giúp học viên có nhận thức đầy đủ, sâu sắc và tin tưởng tuyệtđối vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước và

Trang 31

kỷ luật của Quân đội Quá trình xây dựng ý thức chính trị cho học viên là quátrình tác động biện chứng giữa điều kiện khách quan là các chủ thể giáo dục củanhà trường với nhân tố chủ quan của học viên Sự tác động này diễn ra thườngxuyên, liên tục, lâu dài, đòi hỏi bản thân mỗi học viên phải tích cực, chủ động, tựgiác trong học tập, rèn luyện, trong xây dựng ý thức chính trị cho mình, đáp ứngyêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật quân sự vừa “hồng”, vừa “chuyên”, gópphần xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị

Để phát huy nhân tố chủ quan của học viên các trường kỹ thuật quân sự

cần thực hiện tốt những yêu cầu, nhiệm vụ sau: Một là, học viên các trường kỹ

thuật quân sự phải đề cao ý thức, trách nhiệm và xác định động cơ, thái độ đúng

đắn trong tự xây dựng ý thức chính trị Hai là, mỗi học viên các trường kỹ thuật

quân sự phải tự xây dựng cho mình kế hoạch tự xây dựng ý thức chính trị khoa

học, hợp lý Ba là, học viên phải có ý chí quyết tâm cao, nghiêm túc trong thực hiện kế hoạch tự xây dựng ý thức chính trị của mình Bốn là, thường xuyên theo

dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch tự xây dựng ý thức chính trị của

học viên Năm là, gắn hoạt động thực tiễn giáo dục - đào tạo với thực tiễn chính

trị - xã hội nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác trong xây dựng ý thứcchính trị của học viên các trường kỹ thuật quân sự

1.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn

đề luận án tập trung nghiên cứu

1.2.1 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan đối với đề tài luận án

Qua tổng quan các công trình khoa học đã được công bố có liên quanđến đề tài luận án, có thể khái quát giá trị các công trình tổng quan trên một

số vấn đề cơ bản như sau:

Một là, giá trị về mặt lý luận đối với luận án

Các công trình khoa học đã đề cập một cách khá phong phú, dưới nhiềugóc độ tiếp cận khác nhau về phạm trù bản lĩnh chính trị và cơ bản đều thốngnhất cho rằng: bản lĩnh chính trị là sự kiên định, vững vàng, độc lập, sáng tạocủa chủ thể trong giải quyết các tình huống, vấn đề liên quan đến chính trị

Trang 32

Bản lĩnh chính trị được cấu thành từ các yếu tố: tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chíchính trị và hành vi chính trị Chủ thể muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ phải khôngngừng tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, đáp ứng yêu cầu nhiệm

vụ được giao Thông qua quá trình học tập, rèn luyện, bản lĩnh chính trị của mỗi

cá nhân ngày càng được hoàn thiện, củng cố vững chắc Một số công trình khoahọc đã đề cập đến nhân tố quy định sự hình thành bản lĩnh chính trị của chủ thểtheo phạm vi nghiên cứu Mỗi nhân tố quy định sự hình thành bản lĩnh chính trị

ở một khía cạnh khác nhau Với đặc thù của môi trường hoạt động quân sự, bảnlĩnh chính trị giữ vai trò quan trọng đến kết quả hoàn thành nhiệm vụ của mỗiquân nhân Nhờ có bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng, quân nhân sẽ vượtqua mọi khó khăn, thử thách để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Mỗi côngtrình nghiên cứu là cơ sở lý luận khoa học để tác giả kế thừa có chọn lọc, nhằmluận giải một số vấn đề lý luận về bản lĩnh chính trị của học viên ở các học viện,trường sĩ quan kỹ thuật trong quân đội hiện nay

Hai là, giá trị về mặt thực tiễn đối với luận án

Một số công trình khoa học đã bước đầu khảo sát, đánh giá thực trạng bảnlĩnh chính trị Từng công trình có cách tiếp cận, luận giải những khía cạnh khácnhau về thực trạng bản lĩnh chính trị, song tập trung vào một số nội dung cụ thểnhư: Thực trạng về tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí và hành vi chính trị Các

công trình khảo sát, đánh giá thực trạng bản lĩnh chính trị của nhiều đối tượng

khác nhau như: cán bộ, đảng viên, sĩ quan trẻ, giảng viên khoa học xã hội và nhânvăn, sinh viên Trong một số công trình, các tác giả đã làm rõ thực trạng từngmặt của bản lĩnh chính trị và chỉ ra được nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế

Bên cạnh đó, nhiều công trình đã luận giải và chỉ rõ những vấn đề đặt rađối với bản lĩnh chính trị hiện nay Xuất phát từ sự phát triển của khoa học côngnghệ hiện đại trong lĩnh vực quân sự, âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, các côngtrình đề cập đến những vấn đề đặt ra đối với bản lĩnh chính trị của quân nhânphải bám sát nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ của Quân đội và đơn vị; phải khôngngừng đổi mới nội dung, vận dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp; gắnchặt giữa nâng cao tri thức với bồi dưỡng tình cảm; phải phát huy sức mạnh tổng

Trang 33

hợp của các tổ chức, các lực lượng trong đơn vị Những nội dung đó có giá trịthực tiễn quan trọng để tác giả kế thừa, chỉ ra những vấn đề đặt ra của luận án.

Ba là, giá trị đối với đề xuất những giải pháp cơ bản của luận án

Các công trình khoa học đã đưa ra nhiều nhóm giải pháp nhằm xâydựng, bồi dưỡng, phát triển bản lĩnh chính trị phù hợp với từng đối tượng.Các giải pháp chủ yếu đều hướng đến tập trung phát huy những điều kiệnkhách quan như: vai trò lãnh đạo của cấp uỷ các cấp; đổi mới phương thứcgiáo dục, tuyên truyền; xây dựng môi trường chính trị… đồng thời đề cao vaitrò của nhân tố chủ quan của chủ thể như: ý thức tự giác, giác ngộ cao về mụctiêu, lý tưởng chính trị; ý thức tự học, tự rèn; tinh thần đấu tranh tự phê bình

và phê bình để góp phần củng cố, hình thành, phát triển bản lĩnh chính trị mộtcách toàn diện, vững chắc và hiệu quả Trên cơ sở các nhóm giải pháp mà cáccông trình khoa học đã công bố sẽ là cơ sở để tác giả luận án kế thừa và vậndụng vào xây dựng các nhóm giải pháp phù hợp với đối tượng là học viên ởcác học viện, trường sĩ quan kỹ thuật trong quân đội hiện nay

Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học tiêu biểu trên là nhữngtài liệu có giá trị thiết thực được nghiên cứu sinh kế thừa, chọn lọc vào nghiên

cứu đề tài luận án:“Bản lĩnh chính trị của học viên ở các học viện, trường sĩ quan kỹ thuật trong quân đội hiện nay”.

1.2.2 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

Một là, vấn đề lý luận bản lĩnh chính trị của học viên ở các học viện, trường sĩ quan kỹ thuật trong quân đội

Luận án tập trung nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận về bản lĩnhchính trị của học viên ở các học viện, trường sĩ quan kỹ thuật trong quân đội.Trong đó, làm rõ một số quan niệm về: bản lĩnh, bản lĩnh chính trị, bản lĩnhchính trị của học viên ở các học viện, trường sĩ quan kỹ thuật trong quân đội.Phân tích, làm rõ cấu trúc, nội hàm và chỉ ra các yếu tố cấu thành bản lĩnh chínhtrị của học viên ở các học viện, trường sĩ quan kỹ thuật trong quân đội Tập trung

đi vào luận giải quá trình tích hợp, chuyển hóa căn bản về chất theo hướng ngàycàng hoàn thiện hơn và sự vận động nội tại của từng yếu tố cấu thành bản lĩnh

Trang 34

chính của học viên ở các học viện, trường sĩ quan kỹ thuật trong quân đội Đồngthời, luận án cũng đi vào làm rõ những nhân tố cơ bản quy định bản lĩnh chínhtrị của học viên ở các học viện, trường sĩ quan kỹ thuật trong quân đội.

Hai là, về thực trạng bản lĩnh chính trị của học viên ở các học viện, trường sĩ quan kỹ thuật trong quân đội

Luận án tập trung đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với bảnlĩnh chính trị của học viên ở các học viện, trường sĩ quan kỹ thuật trong quânđội hiện nay Luận án đánh giá thực trạng bản lĩnh chính trị của học viên ở cáchọc viện, trường sĩ quan kỹ thuật dựa trên ba yếu tố cấu thành đó là: Tính độclập, kiên định, sáng tạo về quan điểm, lập trường chính trị; tính độc lập, kiênđịnh, sáng tạo về thái độ chính trị và tính độc lập, kiên định, sáng tạo về hành

vi chính trị Đồng thời, so sánh, đối chiếu thực trạng bản lĩnh chính trị của họcviên ở các học viện, trường sĩ quan kỹ thuật trong quân đội hiện nay với yêucầu thực tiễn nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩatrong tình hình mới Trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng, luận án đã kháiquát được ba vấn đề đặt ra đối với bản lĩnh chính trị của học viên ở các họcviện, trường sĩ quan kỹ thuật trong quân đội hiện nay; từ đó làm cơ sở cho việcxác định những giải pháp cơ bản phát triển bản lĩnh chính trị của học viên ở cáchọc viện, trường sĩ quan kỹ thuật trong quân đội hiện nay

Ba là, đề xuất những giải pháp cơ bản phát triển bản lĩnh chính trị của học viên ở các học viện, trường sĩ quan kỹ thuật trong quân đội

Bám sát khung lý luận và đánh giá một cách khách quan, toàn diện vềthực trạng bản lĩnh chính trị của học viên ở các học viện, trường sĩ quan

kỹ thuật trong quân đội hiện nay Luận án tập trung đi vào nghiên cứu, đềxuất một số giải pháp cơ bản sát với đối tượng, điều kiện môi trường họctập, công tác, rèn luyện của học viên để góp phần hình thành nên phươngpháp luận chỉ đạo hoạt động phát triển bản lĩnh chính trị của học viên ởcác học viện, trường sĩ quan kỹ thuật trong quân đội hiện nay Mỗi giảipháp đều tác động và hướng đến khắc phục những hạn chế, khuyết điểm

Trang 35

bản lĩnh chính trị của học viên ở các học viện, trường sĩ quan kỹ thuậttrong quân đội Hệ thống các giải pháp là sự kết hợp giữa điều kiện kháchquan và nhân tố chủ quan tạo thành một thể thống nhất, thúc đẩy quá trìnhphát triển bản lĩnh chính trị của học viên ở các học viện, trường sĩ quan kỹthuật trong quân đội hiện nay.

Trang 36

Kết luận chương 1

Phạm trù bản lĩnh chính trị đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoàiQuân đội tiếp cận nghiên cứu Trong phạm vi đề tài luận án, tác giả đã tổng

quan được tổng số 33 công trình và chia thành ba nhóm vấn đề: Một là, những

công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu liên quan đến bản lĩnh chính trị của

cán bộ, đảng viên Hai là, những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu

liên quan đến bản lĩnh chính trị của quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt

Nam Ba là, những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu liên quan đến

bản lĩnh chính trị của học viên ở các học viện, trường sĩ quan kỹ thuật trongQuân đội nhân dân Việt Nam Mỗi công trình khoa học nghiên cứu, tiếp cậnphạm trù bản lĩnh chính trị ở một khía cạnh khác nhau, song đều có giá trịtham khảo về mặt lý luận, thực trạng và giải pháp đối với đề tài luận án

Các công trình khoa học đã tổng quan có giá trị lớn đối với đề tài luận

án trên cả ba phương diện: lý luận, thực tiễn và giải pháp; là cơ sở để luận án

kế thừa xây dựng khung lý luận, làm rõ phạm trù bản lĩnh chính trị của họcviên ở các học viện, trường sĩ quan kỹ thuật trong quân đội Mặc dù các côngtrình khoa học nghiên cứu, tiếp cận phạm trù bản lĩnh, bản lĩnh chính trị ởnhiều góc độ, khía cạnh khác nhau, song chưa có công trình khoa học nàonghiên cứu một cách cách cơ bản, có hệ thống dưới góc độ triết học về bảnlĩnh chính trị của học viên ở các học viện, trường sĩ quan kỹ thuật trong quânđội hiện nay Vì vậy, những vấn đề đặt ra đối với luận án cần tập trung nghiêncứu và làm rõ đó là: làm rõ một số vấn đề lý luận về bản lĩnh chính trị của họcviên ở các học viện, trường sĩ quan kỹ thuật trong quân đội; đánh giá thựctrạng và khái quát những vấn đề đặt ra đối với bản lĩnh chính trị của học viên

ở các học viện, trường sĩ quan kỹ thuật trong quân đội hiện nay; từ đó đề xuấtnhững giải pháp cơ bản phát triển bản lĩnh chính trị của học viên ở các họcviện, trường sĩ quan kỹ thuật trong quân đội hiện nay

Trang 37

Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ

CỦA HỌC VIÊN Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN KỸ THUẬT

TRONG QUÂN ĐỘI 2.1 Quan niệm về bản lĩnh chính trị và bản lĩnh chính trị của học viên ở các học viện, trường sĩ quan kỹ thuật trong quân đội

2.1.1 Quan niệm về bản lĩnh chính trị

* Phạm trù bản lĩnh

Theo Từ điển tiếng Việt: “Bản lĩnh là đức tính tự quyết định một cáchđộc lập thái độ, hành động của mình, không vì áp lực bên ngoài mà thay đổiquan điểm” [97, tr 38] Bản lĩnh được biểu hiện ra ở nhiều phương diện, nhưngtập trung nhất ở tính độc lập, kiên định, sáng tạo, đây là đặc trưng cơ bản và làtiêu chí đánh giá trình độ vững vàng hay không vững vàng của chủ thể Tuynhiên, không phải bất cứ sự kiên định, vững vàng, trung thành nào cũng đều làđúng, là tốt Nếu sự kiên định, vững vàng đó không đúng với những định hướngmới, phù hợp với xu hướng tất yếu của lịch sử thì có thể phải thay đổi cho phùhợp, sau đó lại tiếp tục củng cố, phát triển Cùng với sự vững vàng về lập trường,sắc sảo trong đánh giá và tìm cách giải quyết để có thể vượt qua được những tìnhhuống thử thách, khó khăn, nguy hiểm, đòi hỏi chủ thể phải có ý chí đấu tranh,thái độ kiên quyết, rõ ràng và những hành động cụ thể để đấu tranh bảo vệ cáiđúng, phê phán cái sai, bảo vệ quan điểm, chính kiến của bản thân trên tinh thầnxây dựng vì lợi ích chung của tập thể, cộng đồng và Tổ quốc

Đặc trưng cơ bản phân biệt bản lĩnh với các phẩm chất tinh thần khác là

ở chỗ, bản lĩnh phản ánh và thể hiện tính độc lập, kiên định và sáng tạo của

chủ thể khi xử trí các vấn đề khó khăn, thử thách nảy sinh trong hoạt động

Như vậy, có thể hiểu: Bản lĩnh là một phẩm chất nhân cách cơ bản, đặc trưng bởi tính độc lập, kiên định, sáng tạo về quan điểm, lập trường; thái độ và

Trang 38

hành vi của con người (chủ thể, cộng đồng người…) khi xử lý những vấn đề nảy sinh trong hoạt động ở từng hoàn cảnh cụ thể, xác định

Với tư cách là một phạm trù của nhân cách, bản lĩnh luôn đặc trưng chomột phương diện phẩm chất con người (như lối sống, phong cách, nếp sống);

là phẩm chất chủ yếu của hoạt động (trên nền tảng của cái vốn có là yếu tố ditruyền) và luôn gắn bó hữu cơ với năng lực (nhất là năng lực giải quyết nhữngvấn đề nảy sinh trong đời sống một cách nhanh chóng, khoa học và hiệu quả).Xét về bản chất, bản lĩnh là một phẩm chất nhân cách thuộc về nhân tố chủquan - tinh thần của con người

Bản lĩnh không phải là một phẩm chất nhân cách bẩm sinh, vốn có vàbất di, bất dịch trong mỗi con người Trái lại, bản lĩnh được hình thành từ haiyếu tố tự nhiên và xã hội Trong đó yếu tố tự nhiên thuộc về di truyền, những

tư chất, tố chất sẵn có như khí chất hoạt hay trầm; mạnh dạn hay e dè, nhútnhát… Yếu tố xã hội chính là sự giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội

để hình thành nên tri thức, tình cảm, niềm tin và ý chí cho chủ thể Từ nhữngvấn đề luôn nảy sinh trong hoạt động và cuộc sống đòi hỏi con người phải xử

lý để tồn tại và phát triển, từ đó đã hình thành nên một phẩm chất nhân cáchtương ứng đó là bản lĩnh

Bản lĩnh của một chủ thể không phải là sản phẩm thụ động, một chiềucủa thực tiễn, nó luôn vận động, biến đổi và thích nghi trước sự phong phú, đadạng của đời sống xã hội Trên cơ sở có quan điểm, lập trường; thái độ; hành

vi đúng đắn, bản lĩnh luôn tham gia vào việc điều khiển hoạt động thực tiễn củachủ thể, qua đó, tham gia vào việc quy định vai trò của chủ thể đối với thực tiễn.Xét trong một chừng mực nhất định nào đó, bản lĩnh của của chủ thể như thế nàothì hành vi của họ sẽ được biểu hiện ra như thế ấy Nói cách khác, hành vi thựctiễn là một phương thức biểu hiện ra bên ngoài của bản lĩnh; do đó, thực tiễn làmột tiêu chí cơ bản để đánh giá, kiểm nghiệm tính chất, trình độ phát triển vềbản lĩnh của một chủ thể trong một giai đoạn lịch sử nhất định

Trang 39

Tiếp cận phạm trù bản lĩnh dưới góc độ nhận thức luận của chủ nghĩaduy vật biện chứng và duy vật lịch sử có ý nghĩa hết sức quan trọng Nó chophép chúng ta xác định một quan niệm duy vật biện chứng triệt để trong việc

luận giải phạm trù bản lĩnh của con người Vì vậy, có thể khẳng định, đặc trưng cơ bản để phân biệt bản lĩnh với các phẩm chất tinh thần khác là ở chỗ, bản lĩnh phản ánh và thể hiện tính chất độc lập, kiên định và sáng tạo của chủ

thể khi xử trí các vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội, đặc biệt là trướcnhững vấn đề khó khăn, nguy hiểm, phức tạp, có tính chất bước ngoặt thì bảnlĩnh lại luôn được thể hiện rõ

Mỗi một chủ thể đều sống và hoạt động trong một môi trường nhất định

và phải tuân theo những quy tắc, quy định của tổ chức, xã hội, với vị thế, uytín, địa vị khác nhau Vì vậy, nhân tố quyết định để chủ thể có thể khẳng định

bản thân chính là tính độc lập trong việc đưa ra các quyết định xử trí các vấn

đề nảy sinh trong cuộc sống Thực tiễn nói chung và thực tiễn hoạt động quân

sự nói riêng vốn rất sinh động và hàm chứa vô số các biến cố ngẫu nhiên,nhưng lại đòi hỏi phải giải quyết nhanh chóng, kịp thời, chính xác Vì vậy, đểlàm chủ được tình hình, chủ thể không thể chỉ trông chờ vào sự chỉ dẫn, giúp

đỡ của người khác, mà trái lại phải tự mình đưa ra các quyết định và dám chịutrách nhiệm về những quyết định được đưa ra Không thể xem một chủ thểnào đó, là người có bản lĩnh, khi mà mọi động thái của họ, từ suy nghĩ đếnhành động, từ tư tưởng đến hành vi đều lệ thuộc vào hoàn cảnh và ngườikhác; đều do người khác quyết định và chịu trách nhiệm thay Do đó, bản lĩnhđối lập với tư tưởng lệ thuộc và thái độ trông chờ, ỉ lại, nửa vời trong cuộcsống và thực tiễn của chủ thể

Nên việc có thể độc lập đưa ra các quyết định để xử lý các tình huống

khó khăn, phức tạp, nguy hiểm đã khó, thì việc kiên định với những quyết

định ấy lại càng khó khăn hơn Đây cũng chính là đặc trưng thứ hai cấu thànhbản lĩnh của một chủ thể Khi nói đến tính kiên định là muốn nói đến sự vữngvàng, không dao động, chùn bước; nhất quán và kiên quyết không thay đổi

Trang 40

mục tiêu, con đường, cách thức, phương pháp hành động… mà chủ thể đã lựachọn, bất chấp mọi điều kiện, hoàn cảnh dù có khó khăn, phức tạp, nguy hiểmđến đâu vẫn không làm chủ thể lay chuyển Bản lĩnh của chủ thể luôn đượcbộc lộ và thể hiện trong mọi hoạt động; càng trong những điều kiện, hoàncảnh khó khăn, nguy hiểm và trước những vấn đề liên quan đến lợi ích, cám

dỗ của cuộc sống thì bản lĩnh lại càng được thể hiện rõ

Chúng ta cũng cần phân biệt rõ sự đối lập giữa bản lĩnh của chủ thể vớivới thái độ liều lĩnh, vô căn cứ và cực đoan trong xử lý các tình huống khókhăn, nguy hiểm Bản lĩnh có được là dựa trên tính độc lập, kiên định và sángtạo còn liều lĩnh là hành động bất chấp, không còn sự lựa chọn nào khác, phụthuộc vào may, rủi Tính độc lập, kiện định và sáng tạo của bản lĩnh có được

là nhờ có tri thức, tình cảm, niềm tin và ý chí đúng đắn Trong đó sự sáng tạo

của chủ thể là đặc trưng không thể thiếu cấu thành nên bản lĩnh Sáng tạo nóichung và sáng tạo với tính cách là một đặc trưng của bản lĩnh nói riêng chính

là sự tìm ra phương pháp, cách thức mới trong xử lý các tình huống của thực

tiễn, dám đưa ra các quyết định chưa từng có và chưa từng thấy, hoàn toàn

mới mà nền tảng của nó là hệ thống tri thức tương ứng, dựa vào sự thông hiểucủa chủ thể về mọi khía cạnh có liên quan Chính vì thế, đề cao tính sáng tạo

và phòng ngừa sự liều lĩnh vô căn cứ là hai mặt của một vấn đề trong nghiêncứu, phân tích bản lĩnh của một chủ thể

Khi bàn về bản lĩnh là bản lĩnh gắn với hoạt động của con người; do đó

luôn thể hiện ra trong quan điểm, lập trường; thái độ và hành vi của chủ thể

khi xử lý những vấn đề nảy sinh, đặc biệt là những vấn đề khó khăn, phức tạp,nhất là ở những thời điểm có tính chất bước ngoặt Chủ thể chỉ được xem là

có bản lĩnh khi có quan điểm, lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định; thái

độ dứt khoát và hành vi đúng đắn, sáng tạo trong xử lý những tình huống khókhăn, phức tạp của thực tiễn nhằm đạt mục đích đề ra Ngược lại, quan điểm,lập trường tư tưởng không vững vàng, ngả nghiêng, dao động; thái độ không

Ngày đăng: 01/03/2024, 02:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w