Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện An ninh nhân dân theo định hướng phát triển năng lực.Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện An ninh nhân dân theo định hướng phát triển năng lực.Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện An ninh nhân dân theo định hướng phát triển năng lực.Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện An ninh nhân dân theo định hướng phát triển năng lực.Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện An ninh nhân dân theo định hướng phát triển năng lực.
Trang 1NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢHỌC TẬP CÁC MÔN CHUYÊN NGÀNH CỦA HỌC VIÊN Ở
HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN THEO ĐỊNH HƯỚNGPHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số : 914 01 14
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1 TS Đinh Văn Học
2 PGS TS Nguyễn Văn Tuân
HÀ NỘI - 2021
Trang 2NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢHỌC TẬP CÁC MÔN CHUYÊN NGÀNH CỦA HỌC VIÊN Ở
HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN THEO ĐỊNH HƯỚNGPHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số : 914 01 14
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1 TS Đinh Văn Học
2 PGS TS Nguyễn Văn Tuân
HÀ NỘI - 2021
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứucủa riêng tác giả Các số liệu, kết quả nêu trongluận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng vàđược trích dẫn đầy đủ theo quy định, không trùnglặp với các công trình khác đã công bố.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Thị Thu Phương
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Chương 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
1.1 Những công trình nghiên cứu về kiểm tra, đánh giá kết
1.2 Những công trình nghiên cứu về quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học 20 1.3 Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu đã công
bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết 29
Chương 2:CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂMTRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CÁC MÔNCHUYÊN NGÀNH CỦA HỌC VIÊN Ở HỌC VIỆNAN NINH NHÂN DÂN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
2.1 Những vấn đề lý luận về hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện An ninh nhân dân theo định hướng phát triển năng lực 33 2.2 Những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện An ninh nhân dân theo định hướng phát
2.3 Các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện An ninh nhân dân theo định hướng phát triển năng lực 71
Chương 3:CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA,ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CÁC MÔN CHUYÊNNGÀNH CỦA HỌC VIÊN Ở HỌC VIỆN AN NINH NHÂNDÂN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 78
Trang 6nhân dân theo định hướng phát triển năng lực
3.4 Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện An ninh nhân dân theo định hướng phát triển năng lực 3.5 Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến
quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện An ninh nhân dân theo định hướng phát triển năng lực
3.6 Đánh giá chung về thực trạng và nguyên nhân thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện An ninh nhân dân theo định hướng phát triển năng lực
Chương 4:BIỆN PHÁP VÀ KIỂM NGHIỆM BIỆN PHÁP QUẢN LÝHOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌCTẬP CÁC MÔN CHUYÊN NGÀNH CỦA HỌC VIÊN ỞHỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN THEO ĐỊNH HƯỚNGPHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
4.1 Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện An ninh nhân dân theo định hướng phát triển năng lực 4.2 Khảo nghiệm và thử nghiệm các biện pháp
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃCÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOPHỤ LỤC
Trang 71 An ninh nhân dân ANND
10 Đảm bảo chất lượng đào tạo ĐBCLĐT 11 Giáo dục & đào tạo GDĐT
DANH MỤC CÁC BẢNG
1 Bảng 2.1 So sánh một số năng lực chuyên biệt cần hình thành
cho học viên chuyên ngành ở Học viện ANND 43 2 Bảng 3.1 Tổng hợp số lượng đối tượng khảo sát 81 3 Bảng 3.2 Mức độ đánh giá và số điểm quy ước tương ứng 83 4 Bảng 3.3 Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát thực trạng
xây dựng mục tiêu hoạt động kiểm tra, đánh giá 84
Trang 8chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND
6 Bảng 3.5 Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát thực trạng phương pháp kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND
7 Bảng 3.6 Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát thực trạng nội dung kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND
8 Bảng 3.7 Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát thực trạng xây dựng đề thi các môn chuyên ngành ở Học
viện ANND theo định hướng PTNL 90 9 Bảng 3.8 Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát thực trạng
chấm thi, lên điểm và công bố điểm thi ở Học
viện ANND theo định hướng PTNL 92 10 Bảng 3.9 Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát thực trạng
kế hoạch hóa hoạt động kiểm tra, đánh giá
KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở
Học viện ANND theo định hướng PTNL 94 11 Bảng 3.10 Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát thực trạng
tổ chức, triển khai hoạt động kiểm tra, đánh giá
KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở
Học viện ANND theo định hướng PTNL 96 12 Bảng 3.11 Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát thực trạng
quản lý lực lượng thực hiện kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở
Học viện ANND theo định hướng PTNL 98 13 Bảng 3.12 Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát thực trạng
quản lý nội dung, phương pháp, chuẩn KTĐG kết quả học tập các môn chuyên ngành của học
viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL 100 14 Bảng 3.13 Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát thực trạng
quản lý kết quả sau KTĐG kết quả học tập các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện
103
Trang 9tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của
học viên theo định hướng PTNL (N=480) 105 16 Bảng 4.1 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp 133 17 Bảng 4.2 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 134 18 Bảng 4.3 Thứ hạng tính cần thiết và tính khả thi của các
27 Bảng 4.12 Tổng hợp kết quả khảo sát sự tiến bộ về kiến thức,
kỹ năng quản lý của CBQL tham gia thử nghiệm 149
Trang 10Tên biểu
1 Biểu đồ 3.1 Thực trạng kế hoạch hóa hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT của học viên ở Học viện
2 Biểu đồ 3.2 Thực trạng tổ chức, triển khai hoạt động kiểm tra,
đánh giá KQHT của học viên ở Học viện ANND 98 3 Biểu đồ 3.3 Thực trạng quản lý lực lượng thực hiện kiểm
4 Biểu đồ 3.4 Thực trạng quản lý nội dung, phương pháp, chuẩn kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành
của học viên ở Học viện ANND 102 5 Biểu đồ 3.5 Thực trạng quản lý kết quả sau kiểm tra, đánh giá
KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở
Học viện ANND theo định hướng PTNL 105 6 Biểu đồ 3.6 Mức độ tác động của các yếu tố đến quản lý hoạt
động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên
7 Biểu đồ 4.1 Mức độ cần thiết của các biện pháp 134 8 Biểu đồ 4.2 Mức độ khả thi của các biện pháp 135 9 Biểu đồ 4.3 Sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi 137 10 Biểu đồ 4.4 Mức độ tiến bộ về kiến thức, kỹ năng quản lý của
CBQL trước thử nghiệm và sau thử nghiệm 149
Trang 11MỞ ĐẦU1 Lý do lựa chọn đề tài luận án
Kiểm tra, đánh giá KQHT của người học là công việc thường xuyên trong quy trình đào tạo, là một bộ phận rất quan trọng, không thể tách rời quá trình dạy học, là xu thế tất yếu của giáo dục hiện đại, có ý nghĩa rất quan trọng đối với người dạy, người học và cơ quan quản lý giáo dục Theo đó, quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT là việc làm cần thiết, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Công an Kiểm tra, đánh giá KQHT là quá trình đánh giá người học về trình độ kiến thức, khả năng tư duy sáng tạo, liên hệ vận dụng thực tiễn của người học sau khi được học tập, nghiên cứu các môn học, là công cụ quan trọng, chủ yếu để đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu học tập của người học theo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo Nó còn là cơ sở quan trọng để cơ quan chức năng tham mưu đổi mới chương trình, nội dung đào tạo, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp thi, kiểm tra nhằm nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo theo mục tiêu đào tạo.
Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám (khóa XI) khẳng định mục tiêu: “Đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo người học” Nghị quyết cũng xác định: “Đánh giá kết quả đào tạo đại học theo hướng chú trọng năng lực phân tích, sáng tạo, tự cập nhật, đổi mới kiến thức; đạo đức nghề nghiệp; năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ; năng lực thực hành, năng lực tổ chức và thích nghi với môi trường làm việc” [6].
Để thực hiện được mục tiêu này ngoài việc đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học…thì việc kiểm tra, đánh giá KQHT nói chung, KQHT các môn chuyên ngành nói riêng của người học là khâu quan trọng Hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của người học gắn liền với mục tiêu và nội dung đào tạo các môn chuyên ngành Thông qua kiểm tra, đánh giá KQHT người học, nhà quản lý xác định mức độ đạt được mục tiêu đào tạo, từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy và học các môn chuyên ngành.
Trang 12Trước xu thế trên, các trường CAND trong đó có Học viện ANND hiện đang tổ chức triển khai mạnh mẽ việc đổi mới căn bản, toàn diện về GDĐT Trong đó, chú trọng thực hiện nhiệm vụ: “Nghiên cứu đổi mới hình thức và phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo bảo đảm trung thực, khách quan, đánh giá đúng KQHT của người học Hoàn thiện hệ thống các văn bản, hướng dẫn trong thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát chất lượng đào tạo nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hoạt động giảng dạy, học tập, quản lý trong các học viện, trường CAND” [6] “Tuy nhiên, kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND mới tập trung đánh giá việc nắm kiến thức của môn học, chưa chú trọng đến việc PTNL cho người học, nhất là năng lực được hình thành qua học tập các môn chuyên ngành tại Học viện Ngoài nguyên nhân do nội dung, CTĐT còn mang nặng tính lý luận, thiếu môi trường thực hành, phương pháp giảng dạy của giảng viên chưa thực sự đổi mới, quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành chưa chặt chẽ, thống nhất,… cũng là nguyên nhân dẫn đến chất lượng học tập các môn chuyên ngành chưa cao Để khắc phục thực trạng trên, cần có những nghiên cứu về quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên theo định hướng PTNL ở các Học viện thuộc Bộ Công an nói chung và ở Học viện ANND nói riêng Đây là một trong những cơ sở để đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo ở các Học viện ANND, đáp ứng nhiệm vụ GDĐT trong CAND giai đoạn mới.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT của người học của các tác giả ở trong và ngoài nước Tuy nhiên, về quản lý hoạt động KTĐG theo định hướng PTNL, đặc biệt là PTNL các môn chuyên ngành của đối tượng học viên có tính chất đặc thù như Học viện ANND hiện chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ
thống Vì vậy, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Quản lý hoạt động kiểm tra,đánh giá kết quả học tập các môn chuyên ngành của học viên ở Học việnAn ninh nhân dân theo định hướng phát triển năng lực” làm đề tài nghiên
cứu luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục.
Trang 132 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn quản lý hoạt động kiểm tra, đánh
giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên theo định hướng PTNL, đề
xuất các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL, góp phần nâng cao chất lượng GDĐT của Học viện, đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ của lực lượng CAND trong giai đoạn hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Luận án - Xây dựng cơ sở lý luận quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động KTĐG và thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL.
- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL.
- Tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất và thử nghiệm một biện pháp.
3 Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động dạy học ở Học viện ANND.
Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: luận án chỉ tập trung nghiên cứu về vấn đề quản
lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành hệ đào tạo cử
nhân chính quy và hệ vừa làm vừa học tại Học viện ANND theo định hướng
PTNL, trong đó chỉ tập trung vào những năng lực chung của học viên.
Trang 14Phạm vi về khách thể khảo sát: luận án chỉ tập trung khảo sát cán bộ
quản lý, giảng viên và học viên thuộc Học viện ANND
Phạm vi về thời gian: các số liệu nghiên cứu sinh sử dụng cho quá trình nghiên
cứu luận án được khảo sát, điều tra, tổng hợp từ năm 2015 đến nay
4 Giả thuyết khoa học
Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện mục tiêu GDĐT của Học viện Tuy nhiên, lý luận và thực tiễn của vấn đề này chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống; quá trình triển khai
thực hiện tại Học viện còn nhiều bất cập… Do vậy, nếu đề xuất được những biện
pháp phù hợp như: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy định về quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên theo định hướng PTNL; Tổ chức xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực các môn chuyên ngành của học viên theo định hướng PTNL; Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực của các chủ thể quản lý trong quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành theo định hướng PTNL; Chỉ đạo ứng dụng CNTT trong các hoạt động KTĐG và quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên theo định hướng PTNL; Tăng cường giám sát, đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá
KQHT các môn chuyên ngành của học viên theo định hướng PTNL thì sẽ
nâng cao chất lượng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại Học viện ANND hiện nay.
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các nghị quyết, chỉ thị, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về đổi mới GDĐT và quản lý GDĐT Trong quá trình nghiên cứu, đề tài vận dụng các tiếp cận: tiếp cận hệ thống - cấu trúc;
Trang 15tiếp cận thực tiễn; tiếp cận chức năng và tiếp cận phát triển nhằm làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
Tiếp cận hoạt động: Xem xét quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá
KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL với tư cách là hoạt động với các thành tố cấu thành và vận hành theo quy luật của hoạt động Các yếu tố của quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá có mối quan hệ biện chứng với nhau Theo đó trong quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND đòi hỏi phải liên kết được các yếu tố của hoạt động.
Tiếp cận hệ thống - cấu trúc: KTĐG là một khâu của QTĐT, tồn tại
trong mối quan hệ thống nhất, tác động hỗ trợ lẫn nhau với các thành tố khác, vì vậy KTĐG cần đặt trong mối quan hệ các khâu từ việc xác định mục tiêu đào tạo, lựa chọn nội dung, phương pháp hình thức đào tạo đến các biện pháp bảo đảm chất lượng đào tạo…
Tiếp cận thực tiễn: Dựa trên thực tiễn hoạt động kiểm tra, đánh giá
KQHT các môn chuyên ngành theo định hướng PTNL, những điều kiện chung của hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT và nét đặc thù của hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành theo định hướng PTNL Trên cơ sở đó, luận án giải quyết vấn đề quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành theo định hướng PTNL trong mối quan hệ thống nhất với phát triển giáo dục và quản lý GDĐT ở Học viện ANND.
Tiếp cận chức năng: Tiếp cận chức năng trong nghiên cứu này là việc
xem xét và ứng dụng các chức năng cơ bản của quản lý để triển khai các hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành theo định hướng PTNL Trên cơ sở đó nội dung, biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL được xem xét linh hoạt về phương diện chức năng QLGD, các khâu quản lý và yêu cầu CĐR của Học viện đã xác định.
Tiếp cận năng lực: Dựa trên lý thuyết hình thành và PTNL làm cơ sở
phương pháp luận cho việc xác định biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh
Trang 16giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL
Tiếp cận phát triển: Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các
môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL không phải là vấn đề tĩnh mà luôn thay đổi dưới sự tác động ảnh hưởng của các nhân tố khách quan và chủ quan Bởi vậy, cần có quan điểm phát triển khi nhìn nhận, đánh giá và bổ sung kịp thời các khía cạnh quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL và các yếu tố tác động đến nó để kịp thời đề xuất các biện pháp quản lý cho phù hợp.
Phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đề tài sử dụng tổng hợp các
phương pháp sau đây:
Phân tích, tổng hợp, khái quát hoá các tài liệu về lý luận quản lý và quản lý giáo dục của các tác giả trong và ngoài nước.
Phân tích, tổng hợp các chỉ thị, nghị quyết về đổi mới GDĐT và quản lý GDĐT của Đảng, Nhà nước.
Nghiên cứu các văn bản tổng kết về GDĐT, nhất là về quản lý giáo dục của các Học viện thuộc Bộ Công an; Qua đó, giúp nghiên cứu sinh khái quát, đánh giá và luận giải các quan điểm, tư tưởng, nội dung có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi
Tiến hành lập phiếu trưng cầu ý kiến trên cơ sở đặt ra những câu hỏi và các phương án trả lời các vấn đề có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu Từ đó tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu thực trạng, làm cơ sở để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL.
Phương pháp tọa đàm, phỏng vấn
Trang 17Trao đổi và phỏng vấn với cán bộ quản lý giáo dục (Ban Giám đốc, giảng viên, cán bộ các đơn vị chức năng như Phòng QLĐT và BDNC, Khảo thí và ĐBCLĐT…, chuyên viên Cục Đào tạo - Bộ Công an) về các nội dung liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu để tăng độ tin cậy của các nhận định, đánh giá thực trạng hoạt động KTĐG và quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Nghiên cứu các báo cáo tổng kết GDĐT các nội dung về quản lý KTĐG qua đó có cơ sở thực tiễn để đánh giá việc quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở các Học viện thuộc Bộ Công an theo định hướng PTNL một cách chính xác và đầy đủ nhất
Phương pháp quan sát sư phạm
Tiến hành quan sát quá trình KTĐG thường xuyên và KTĐG cuối học kỳ, năm học ở Học viện ANND.
Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục, quản lý học viên: Sử dụng phương pháp này để có thêm cơ sở khoa học đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL.
Phương pháp chuyên gia
Tiến hành trao đổi với cán bộ quản lý, giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động quản lý GDĐT, nhất là các giảng viên có kinh nghiệm, tâm huyết Đồng thời, xin ý kiến chuyên gia của một số nhà khoa học về lĩnh vực quản lý GDĐT; quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên theo định hướng PTNL tại các Học viện thuộc Bộ Công an Trên cơ sở đó, hoàn thiện những nội dung nghiên cứu của luận án.
Phương pháp thử nghiệm sư phạm
Nghiên cứu sinh tiến hành thử nghiệm các biện pháp mà luận án đã đề xuất tại Học viện ANND Từ đó rút ra các nhận xét, đánh giá làm cơ sở để kết luận và kiến nghị
Trang 18Nhóm phương pháp hỗ trợ
Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng toán thống kê để tổng hợp,
xử lý số liệu đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu.
Phương pháp sử dụng phần mềm tin học: Sử dụng phần mềm tin học để biểu thị các số liệu dưới dạng: Bảng số liệu, biểu đồ giúp cho các kết quả nghiên cứu trở nên chính xác và đảm bảo độ tin cậy.
6 Những đóng góp mới của luận án
Đề tài góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận trong hướng nghiên cứu về hoạt động dạy học, quản lý hoạt động dạy học, trong đó có quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL.
Khảo sát, đánh giá chính xác thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành và thực trạng quản lý trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND.
Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân của thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND.
Đề xuất được hệ thống các biện pháp khoa học và khả thi để quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND.
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận
Luận án đã luận giải cơ sở khoa học của hoạt động KTĐG và quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL.
Ý nghĩa thực tiễn
Luận án có thể là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, quản lý và giảng dạy ở các Học viện, nhà trường thuộc Bộ Công an hiện nay.
8 Kết cấu của luận án
Trang 19Kết cấu của luận án gồm: Phần mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu, 4 chương, kết luận, kiến nghị, danh mục công trình khoa học của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
Trang 20Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1 Những công trình nghiên cứu về hoạt động kiểm tra, đánh giákết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực của người học
1.1.1 Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
* Những công trình nghiên cứu về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
Từ khi xuất hiện nhà trường, các hình thức KTĐG mức độ nhận thức của người học đã ra đời Đầu thế kỷ XVII, lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục thế giới, nhà giáo dục Tiệp Khắc J.A.Comesnky đã đặt nền móng cho lý luận dạy
học ở nhà trường và xây dựng thành một hệ thống vấn đề trong tác phẩm “Lýluận dạy học vĩ đại”, trong đó nêu vai trò ý nghĩa của KTĐG quá trình lĩnh hội
tri thức của học sinh, ông lưu ý việc KTĐG phải căn cứ vào mục tiêu học tập và hướng dẫn học sinh tự KTĐG kiến thức của bản thân [40].
Ralph W Tyler được coi là một trong những người đầu tiên đưa ra
quan điểm đánh giá dựa vào mục tiêu giáo dục Measurement and evaluationin education (1934) Ông sử dụng thuật ngữ đánh giá để biểu thị quy trình
đánh giá sự tiến bộ của người học theo các mục tiêu đạt được và theo ông trong đánh giá người học thì đánh giá KQHT là quan trọng nhất vì nó thể hiện rõ ràng con đường để đi đến mục tiêu [119]
Nghiên cứu của W.James Popham (1964), Robere Glarer (1965) đã đề cao vấn đề đánh giá giáo dục dựa vào hành vi người học W.James Popham đã nhấn
mạnh vai trò của thẩm định giáo dục trong “Eduacatinal Evaluation”; Robere
Glarer đã phân biệt hai loại test là test tiêu chí (Criterrion Referenced Test) và test chuẩn hóa (Norm- Referenced Test), test tiêu chí nhằm so sánh thành tích của người học với hệ thống tiêu chí đã quy định, test chuẩn hóa nhằm so sánh thành tích học tập của những người học với nhau [dẫn theo 87].
Công trình “Measurement and Evaluation in teaching” (Đo lường và đánh
giá trong dạy học) của tác giả Norman E Gronlund giới thiệu về những nguyên tắc và quy trình đánh giá cần thiết cho việc dạy học hiệu quả [109]
Trang 21Năm 1971, các tác giả B.S Bloom, George F Madaus và J.ThomasHastings
cho ra đời cuốn sách “Evaluation to improve Learning” (Đánh giá thúc đẩy học tập)
dành cho giảng viên, viết về kỹ thuật đánh giá KQHT của học sinh Cuốn sách thông qua việc liên kết các kỹ thuật đánh giá tốt nhất, nhằm hỗ trợ các giảng viên sử dụng đánh giá như một công cụ để cải tiến cả quy trình dạy và học [103].
Sau thập niên 70 thế kỉ XX đến nay, có thể nói rằng có rất nhiều công trình nghiên cứu giải quyết từng vấn đề cụ thể trong quá trình kiểm tra, đánh giá KQHT Đặc biệt, một trào lưu giáo dục trong giai đoạn này với chủ trương xác định kết quả giáo dục bằng cách mô tả cụ thể và có thể đo lường được những kiến thức, kỹ năng, thái độ mà học sinh cần đạt được sau khi kết thúc khóa học, điển hình như:
Tác giả V.M Palonxki với tác phẩm “Những vấn đề lý luận dạy họccủa việc đánh giá tri thức”, tác giả X.V Uxova với “Con đường hoàn thiệnviệc kiểm tra kiến thức, kỹ năng” là những tác giả tiêu biểu đã đi sâu nghiên
cứu hoàn thiện những vấn đề về kiểm tra, đánh giá KQHT Các tác giả G.V.Axacliac, A.M.Levitov, A.E Xaloviov và A.I Lipkina, với các công
trình “Các hướng nâng cao tính khách quan trong việc đánh giá kiến thứchọc sinh”, “Khả năng đánh giá đúng kiến thức học sinh” đã đi sâu nghiên cứu
các vấn đề nâng cao chất lượng đánh giá [dẫn theo 45]
Nghiên cứu về cách lập kế hoạch đánh giá, cho điểm, tác giả D.S.
Frith và H.G.Macintosh (1998) trong cuốn sách Teacher's Guide toAssessment (Hướng dẫn giảng viên đánh giá) đã trình bày cụ thể, chuyên sâu
về những lý luận cơ bản của đánh giá trong lớp học, cách lập kế hoạch đánh giá, cách đánh giá, cho điểm [104].
Nghiên cứu về các phương pháp KTĐG thì ban đầu chủ yếu là phương pháp vấn đáp và thực hiện bài viết Từ thế kỷ XIX việc nghiên cứu lý thuyết phương pháp trắc nghiệm khách quan đã được bắt đầu và đến thế kỷ XX đã được triển khai rộng rãi ở các nước phát triển Anh, Pháp, Mĩ…
Đầu thế kỷ XX E.Thadaico là người đầu tiên đã dùng trắc nghiệm như một phương pháp khách quan và nhanh chóng để đo trình độ kiến thức học sinh
Trang 22Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật kiểm tra, đánh giá KQHT, tác giả
Thomas A.Agelo, Patricia Cross, trong cuốn sách: Classroom Assessment -Techiniques, (Kỹ thuật đánh giá lớp học) đã giới thiệu cho giảng viên những
phương pháp cụ thể đánh giá KQHT và việc ra quyết định khi sử dụng các kết quả đánh giá [102].
Hiện nay, xu hướng đánh giá hiện đại đang được coi trọng triển khai nghiên cứu ứng dụng, trong đó phải kể đến công trình nghiên cứu của tác giả
Anthony J Nitko thuộc Đại học Arizona của Mỹ mang tên: “EducationalAssessment of Students” (Đánh giá học viên) Cuốn sách đề cập đến tất cả nội
dung của đánh giá KQHT, bao gồm phát triển các kế hoạch giảng dạy kết hợp với đánh giá; các đánh giá về mục tiêu, hiệu quả; đánh giá học sinh các bài kiểm tra thành tích đã được chuẩn hóa [101].
* Những công trình nghiên cứu về kiểm tra, đánh giá KQHT theo định hướngphát triển năng lực người học
Tiếp cận năng lực trong giáo dục nói chung, dạy học nói riêng được hình thành, phát triển rộng khắp ở Mỹ vào những năm 1970 và trở thành một phong trào những năm 1990 ở Anh, Úc, New Zealand, xứ Weales Sở dĩ có sự phát triển mạnh mẽ này là do rất nhiều học giả và các nhà thực hành phát triển nguồn nhân lực xem tiếp cận năng lực là cách thức có ảnh hưởng nhiều nhất, được ủng hộ mạnh mẽ nhất để cân bằng giáo dục và quá trình dạy học, là “cách thức để chuẩn bị lực lượng cho một nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu” [105].
Đã có những nghiên cứu về đo lường và kiểm tra, đánh giá KQHT trong giáo dục bao gồm đánh giá và công nhận năng lực
Shirley Fletcher (1995) với “Kỹ thuật đánh giá theo năng lực” đã xác định một số nguyên tắc cơ bản, gợi ý về các phương pháp cũng như lợi ích của kỹ thuật đánh giá theo năng lực; đưa ra một số hướng dẫn cho những người làm công tác đào tạo hướng tới việc đánh giá dựa trên công việc [116].
Robert L.Linn và Norman Norman E.Ground (1995) đưa ra những khái niệm cơ bản về KTĐG và đo lường trong dạy học; các hình thức, phương pháp và công cụ đánh giá theo mục tiêu; kỹ thuật đưa thông tin phản hồi và phân tích, xử lý kết quả KTĐG người học để cải tiến việc dạy và học [115].
Trang 23Tác giả Wiggin (1998) chỉ ra đánh giá phải xác thực và có ý nghĩa Do đó bài tập phải tạo được hứng thú và khơi gợi trí tuệ, giảng viên phải đưa ra các tiêu chí đánh giá phù hợp và học sinh phải có quyền được biết các tiêu chí đánh giá đó [120].
Tác giả Jon Mueller (2005), đánh giá năng lực người học phải dựa trên
bối cảnh: Người học cần được yêu cầu bộc lộ khả năng vận dụng một cách cóý nghĩa những kiến thức, kỹ năng thiết yếu vào việc thực hiện các nhiệm vụthực sự diễn trong thực tế Sự ưu việt của đánh giá này được được thể hiện
trên cơ sở có sự gắn kết chặt chẽ giữa việc xây dựng CTĐT, hoạt động giảng dạy, học tập và sự đánh giá dựa trên năng lực Theo ông, để thực hiện chương trình đánh giá xác thực phải trải qua 4 bước, gồm: Thiết lập các chuẩn năng lực (đây là các năng lực người học cần đạt được và phát triển trong CTĐT); Xác định nhiệm vụ thực (đánh giá năng lực người học về kiến thức, kỹ năng theo quy định chuẩn và giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tế); Xác định các tiêu chí cho việc thực hiện tốt các nhiệm vụ thực; Xây dựng các bảng đề mục theo chủ đề (rubics) nhằm đánh giá các mức độ hoàn thành, mức độ đạt được kết quả các tiêu chí [107].
Nghiên cứu của Reynolds, Livingston&Willson (2006) cho thất đánh giá
cần đảm bảo độ tin cậy, độ giá trị và không mang tính định kiến là “sự phùhợp và chính xác của các nhận định từ điểm số kiểm tra” [114]
Nghiên cứu của Susan M Brookhart, Anthony J Nitko (2007) cho rằng độ tin cậy là mức độ mà các kết quả đánh giá học sinh nhất quán ở các lần đánh giá lặp lại, như: làm hai bài kiểm tra có độ khó tương đương tại cùng một thời điểm, làm một bài kiểm tra tại hai thời điểm tương đối gần nhau, hai hay nhiều giảng viên cùng chấm một bài kiểm tra [117].
Tina Teodorescu (2006) phân biệt sự khác nhau giữa hai thuật ngữ năng lực competency và competence bằng các so sánh về định nghĩa, phạm vi trọng tâm, kết quả và áp dụng Tác giả cũng đã mô tả hai mô hình Competency và competence dựa trên kinh nghiệm của mình trong quá trình tư vấn tại Hiệp hội Quốc tế về Cải thiện hiệu suất làm việc [118].
Trang 24Martin Johnson (2008) giới thiệu và phân tích quan điểm của một số chuyên gia về xếp hạng trong đánh giá theo năng lực Nghiên cứu chỉ ra rằng,
việc đánh giá xếp hạng phải chăng chỉ là đề xuất thay đổi hệ thống nhị nguyên
(có năng lực hoặc không có năng lực) và có thể làm ảnh hưởng tới tính toàn vẹn
của kết luận đánh giá về năng lực Đồng thời cách phân hạng thành tích học tập cũng dễ gây nên những tác động tiêu cực đối với nhóm có kết quả thấp [108].
Tổ chức Lao động Quốc tế đã xuất bản Mô hình Tiêu chuẩn năng lực Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cho nhiều nghề Trong các bộ tiêu chuẩn này đều có hướng dẫn về các phương pháp đánh giá nên được sử dụng, các chứng cứ kiến thức và kỹ năng cần thu thập cho việc đánh giá mỗi đơn vị năng lực Các nước Tiểu vùng Sông Mê Công đã sử dụng các bộ tiêu chuẩn này của ILO để thử nghiệm đánh giá công nhận lẫn nhau về trình độ và kỹ năng nghề trong khu vực cho một số lĩnh vực nghề như công nghệ ô tô, hàn, phục vụ buồng khách sạn [111]
1.1.2 Những công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam
* Những công trình nghiên cứu về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
Lịch sử khoa cử ở Việt Nam được hình thành khá sớm, các cuộc thi chọn người tài, người có học vấn được tổ chức định kỳ Năm 1070 nhà Lý dùng Văn Miếu và mở Quốc tử giám ở Kinh thành làm nơi học tập cho con em tầng lớp quý tộc, quan lại Nền đại học Việt Nam bắt đầu hình thành từ đó Năm 1075, vua Lý Nhân Tông đã mở khoa thi Minh kinh bác học - khoa thi đầu tiên trong lịch sử giáo dục Việt Nam để chọn nhân tài cho đất nước” [39]., tr.25].
Thời kỳ Pháp thuộc, nền giáo dục Việt Nam mang tính nô dịch thuộc địa với chủ trương đào tạo một số ít người làm tay sai, đại đa số nhân dân là mù chữ Về đánh giá trong giáo dục giai đoạn này chủ yếu dựa vào kết quả thi hết môn quy định cho từng lớp và cấp học, các kỳ thi được tổ chức nghiêm túc, chặt chẽ và đánh giá một cách khách quan và khoa học.
Từ những năm 90 của thế kỷ XX, giáo dục Việt Nam đã có sự đổi mới rõ rệt, đặc biệt là việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của kiểm tra, đánh giá, phương pháp trắc nghiệm khách quan được quan tâm nghiên cứu rất nhiều và được áp dụng ở các cấp học, ở các kỳ thi kể cả kỳ thi cao đẳng, đại học
Trang 25Tác giả Lâm Quang Thiệp trong công trình nghiên cứu Đo lường tronggiáo dục, lý thuyết và ứng dụng cho rằng: Giữa dạy và học có nhiều mối quan
hệ tương tác quan trọng nhất là công tác đánh giá Theo tác giả, phương pháp đánh giá KQHT tốt nhất đó là thông qua thi, kiểm tra mà trong thi, kiểm tra sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan là tối ưu nhất [dẫn theo 68].
Tác giả Trần Thị Tuyết Oanh (2016), trong công trình “Đánh giá và đolường kết quả học tập” đã luận giải và đưa ra những vấn đề chung về lý luận
đánh giá và đánh giá KQHT Tác giả cũng đưa ra các loại hình đánh giá như: đánh giá chẩn đoán đánh giá hình thành và đánh giá tổng kết; đánh giá trên diện rộng, đánh giá trên lớp học; đánh giá dựa theo chuẩn và đánh giá dựa theo tiêu chí; đánh giá chính thức và đánh giá không chính thức Cùng với đó là các phương pháp đánh giá KQHT bao gồm: Viết tự luận, trắc nghiệm khách quan, kiểm tra vấn đáp,kiểm tra thực hành Điểm mới trong công trình nghiên cứu của tác giả là đã xây dựng được “Phương pháp đánh giá thái độ” của học sinh, với các phương pháp cụ thể: Phương pháp quan sát; Phương pháp lấy ý kiến trả lời từ học sinh; phương pháp đánh giá bạn [78]., tr.138 -155].Tác giả Đặng Thành Hưng (2010) ở cách tiếp cận khác đã đưa ra mô
hình “Đánh giá kỹ năng” Theo tác giả kỹ năng là một trong những sự vật
quan trọng trong dạy học, cần phải được đánh giá Nó là một dạng hành động được thực hiện tự giác dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận động và những điều kiện sinh học - tâm lý khác của cá nhân như, nhu cầu tình cảm, ý chí, tính tích cực cá nhân để đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc mức độ thành công theo chuẩn hay quy định [66].
Tác giả Trần Xuân Bách (2010) trong công trình nghiên cứu “Đánh giágiảng viên theo hướng chuẩn hóa trong giai đoạn hiện nay” đã đưa ra mô
hình đánh giá khá mới lạ, đó là mô hình kiểu đánh giá “Ngồi bên nhau” [3].
Tác giả Bùi Quang Đạt (2013) trong công trình nghiên cứu: “Đổi mớiphương pháp thi, kiểm tra các môn lý luận Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minhtrong các trường đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu cấp phân đội hiện nay”,
ngoài việc luận giải một số vấn đề lý luận, thực tiễn đổi mới phương pháp thi, kiểm tra các môn lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường
Trang 26đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu cấp phân đội; tác giả đã đề xuất các giải pháp cơ bản đổi mới phương pháp thi, kiểm tra với các môn học này [31].
Tác giả Nguyễn Công Khanh (2014) trong cuốn: “Kiểm tra, đánh giátrong giáo dục” đã trình bày phương pháp luận, quy trình, các nguyên tắc và
thiết kế công cụ đo lường, các phương pháp phân tích item, chọn mẫu, đánh giá độ tin cậy, hiệu lực, thiết kế công cụ đo cũng như các bước cơ bản thực hành các kỹ năng thu thập, xử lý, thích nghi hóa dữ liệu đó, phần phụ lục còn đưa ra các mô hình xử lý số liệu và bảng hỏi để cho người đọc tham khảo [68]
* Những công trình nghiên cứu về kiểm tra, đánh giá KQHT theo định hướngphát triển năng lực người học
Hiện nay, ở nước ta chưa có nhiều công trình nghiên cứu về KTĐG theo định hướng PTNL đối với người học vì vẫn còn những quan điểm khác nhau về PTNL và với mỗi đối tượng, mỗi hoạt động có định hướng PTNL khác nhau
Tác giả Nguyễn Thành Ngọc Bảo (2014) đánh giá năng lực học sinh “chính là đánh giá khả năng vận dụng, thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, thực tế và phát triển tư duy bậc cao (phân tích, tổng hợp, đánh giá) của học sinh sinh chứ không dừng ở mức độ đánh giá phân hóa riêng rẽ các phương diện kiến thức, kỹ năng, thái độ [5] Đánh giá theo năng lực không chỉ là đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh mà phải hướng tới việc đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh để thực hiện nhiệm vụ học tập theo một chuẩn nhất định Do vậy, đánh giá theo năng lực học sinh chủ yếu là đánh giá dựa trên hoạt động thực hiện và áp dụng kiến thức vào thực tế của học sinh
Theo tác giả Phạm Đỗ Nhật Tiến (2016), “Bài toán đổi mới đánh giá người học trong giáo dục theo tiếp cận năng lực” là một bài toán phức tạp và đa tầng [88].
Cùng với sự phát triển của khoa học giáo dục, khoa học về KTĐG cũng được đổi mới, phát triển và xuất hiện một số khái niệm mới Hiện nay, các
Trang 27công trình nghiên cứu chuyên sâu về kiểm tra, đánh giá KQHT theo định hướng PTNL và đặc biệt là quản lý kiểm tra, đánh giá KQHT theo định hướng PTNL càng hạn chế Tuy nhiên cũng đã có một số nhà khoa học quan tâm, vận dụng các hoạt động dạy và học theo định hướng PTNL Cụ thể như:
Tác giả Nguyễn Công Khanh (2017) cho rằng có nhiều cách tiếp cận đánh giá kết quả dạy học như đánh giá định tính (Qualitive assessment); đánh giá dựa trên kết quả thực hiện (Performance-based assessment); đánh giá theo chuẩn (standard - based assessment); đánh giá theo năng lực (competence - based assessment); đánh giá theo sản phẩm đầu ra (outcome - based assessment) [69].
Đánh giá kết quả dạy học theo cách tiếp cận năng lực là đánh giá theo chuẩn về sản phẩm đầu ra nhưng sản phẩm đó không chỉ là kiến thức, kỹ năng, mà chủ yếu là khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập đạt tới một chuẩn nào đó.
Luận án của tác giả Phạm Văn Hiền (2018) về “Phát triển năng lựcđánh giá giáo dục cho học viên ngành giáo dục tiểu học” đã xác định năng
lực đánh giá giáo dục cần hình thành cho học viên đại học ngành giáo dục tiểu học là năng lực chuyên môn, được hình thành và phát triển ở các trường sư phạm có đào tạo giảng viên tiểu học Năng lực này được cấu thành bởi 6 thành tố: lập kế hoạch đánh giá; lựa chọn và phát triển công cụ đánh giá; thực hiện đánh giá và xử lý, phân tích kết quả đánh giá; sử dụng kết quả đánh giá; thông báo, phản hồi kết quả đánh giá và nghiên cứu về khoa học đánh giá ở tiểu học [41].
1.2 Những công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động kiểm tra,đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực
1.2.1 Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
Theo QAA (2004) (Quality Assurance Agency for Higher Education) -Cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục của Anh khi nghiên cứu về quản lý đánh giá KQHT của người học đã xây dựng bộ chỉ số gồm 15 quy tắc nhằm bảo đảm
Trang 28chất lượng đào tạo thông qua đánh giá KQHT, liên quan đến các khía cạnh như: quy định quy trình, quyền hạn trách nhiệm của các bộ phận và cá nhân liên quan; phương pháp đánh giá KQHT; cơ chế chấm điểm, xử lý điểm, công bố điểm, lưu giữ thông tin, dữ liệu Bộ chỉ số này giúp cho các cấp quản lý và nhà quản lý tổ chức các hoạt động đánh giá KQHT của người học được chính xác, công bằng, minh bạch, khuyến khích được người học nâng cao thành tích của mình; đảm bảo cho việc đánh giá KQHT đúng các nguyên tắc đã đặt ra [112].
Vào năm 2004 UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp quốc) đã có công trình nghiên cứu về đánh giá giáo dục mang tên: “Monitoring Educational Achievement”, (Giám sát thành tích giáo dục) Mục tiêu của công trình này là nhằm xây dựng hệ thống công cụ để giám sát thành tích giáo dục của các quốc gia, các thành tích này đã được các quốc gia tổng hợp, mô tả như thế nào, các nhóm tiêu chí được sử dụng để đánh giá và những vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý giáo dục ở các quốc gia dân tộc [113]
Hội đồng giảng dạy các trường đại học Australian (Australian Universities Teaching Committee), đã xây dựng những nguyên tắc cơ bản liên quan đến quản lý đánh giá KQHT của học viên như sau: Xác định hoạt động đánh giá KQHT là nhiệm vụ trung tâm trong toàn bộ quá trình dạy học, không phải là khâu cuối cùng trong quá trình dạy học; Hoạt động đánh giá KQHT phải bám theo mục tiêu học tập, phải đánh giá được khả năng phân tích, tổng hợp thông tin của học viên; Có sự cân bằng giữa đánh giá trong quá trình và đánh giá tổng kết, có quy định rõ ràng và có sự giám sát chặt chẽ hoạt động đánh giá KQHT; Đơn vị quản lý phải có văn bản hướng dẫn hoạt động đánh giá KQHT, phải làm cho người học nhận thức được tác động tích cực của việc đánh giá KQHT và việc thúc đẩy chất lượng và thành tích của mỗi người [dẫn theo 87].
Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (Asean University Network, viết tắt là AUN), trong Bộ tiêu chí đã đưa ra các tiêu chí để đánh giá quản lý kiểm tra, đánh giá KQHT trong đó quan tâm đến các vấn đề như: Quy trình KTĐG đảm bộ độ tin cậy và công bằng; Có quy định về thủ tục khiếu
Trang 29nại kết quả KTĐG; Giảng viên cần sử dụng nhiều hình thức KTĐG đa dạng dựa trên nguyên tắc minh bạch, nhất quán, mềm dẻo và phù hợp với mục tiêu; Các tiêu chí KTĐG cần phổ biến rõ ràng cho học viên; KTĐG phù hợp với mục đích và nội dung của chương trình; Thường xuyên thẩm định độ tin cậy và tính giá trị của các phương pháp KTĐG; Các phương pháp KTĐG mới thường xuyên được phát triển và thử nghiệm [dẫn theo 105].
Quản lý đánh giá KQHT của học viên đại học ở Viện Công nghệ Naynang, Singapor được thực hiện quản lý đánh giá KQHT theo một quy trình thống nhất được quản lý rất chặt chẽ Quy trình chấm thi đảm bảo tính chính xác cao bằng việc: mỗi môn học quy định có một bài kiểm tra giữa kỳ; Giảng viên dạy lớp nào chấm bài lớp đó, sau đó nộp kết quả chấm cùng bài kiểm tra cho nhà trường; Các thành viên của hội đồng chấm lại toàn bộ các bài kiểm tra và nếu có sai sót, hội đồng đối thoại trực tiếp với giảng viên chấm, việc giảng viên chấp nhận kết quả của hội đồng tức là thừa nhận mình sai và sai sót của giảng viên được ghi nhận để làm căn cứ đánh giá giảng viên đó Theo lãnh đạo Viện Công nghệ Naynang, Singapore, giảng viên nhìn chung rất nghiêm túc vì nếu không chắc chắn họ sẽ bị hội đồng phát hiện và khi đó họ sẽ bị coi là đã vi phạm quy chế [dẫn theo 67].
Như vậy, quản lý đánh giá KQHT của người học đang được sự quan tâm chỉ đạo, tổ chức, nghiên cứu ứng dụng của nhiều quốc gia, dân tộc có nền giáo dục phát triển Những hiệu ứng tích cực của hoạt động quản lý đánh giá đã giúp cho nền giáo dục của các quốc gia, dân tộc không ngừng phát triển, tạo nên danh tiếng, thương hiệu góp phần đưa con người và xã hội loài người bước vào kỉ nguyên mới; tạo ra những bài học kinh nghiệm cho các nước đang phát triển nghiên cứu học tập trong đó có nước ta.
1.2.2 Những công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam
* Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về quản lý kiểm tra, đánh giá KQHT trong giáo dục đại học ở nước ta có các hướng nghiên cứu và cách tiếp cận khác nhau Cụ thể là các công trình:
Công trình: “Đánh giá học sinh quốc tế PISA và vấn đề tham giacủa Việt Nam” của nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học giáo dục Việt
Trang 30Nam Trong công trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã xác định, kế hoạch đánh giá là một bản thiết kế tổng thể cho mọi hoạt động và các lực lượng Kế hoạch đánh giá bao gồm các nội dung: Xác định thời điểm tiến hành đánh giá và đối tượng tham gia vào đánh giá; Xác định nội dung và cách thức đánh giá; Chuẩn bị kĩ thuật khảo sát; Nộp các minh chứng, số liệu cho các lực lượng đánh giá ngoài; Phân tích kết quả đánh giá và công bố kết quả đánh giá [97]
Tác giả Đặng Bá Lãm (2003) với công trình “Kiểm tra đánh giá trong dạyhọc đại học” đã chỉ ra cơ sở lý luận và thực tiễn của KTĐG trong giáo dục đại học
nước ta Trên cơ sở khảo sát đánh giá thực tiễn và những trải nghiệm trong lĩnh vực đánh giá KQHT, đứng ở góc độ công tác quản lý tác giả đã đề xuất những giải pháp để cải tiến việc KTĐG bao gồm nhiều nội dung, với các khâu bước cụ thể, trong đó đáng chú ý là những giải pháp thuộc về công tác lãnh đạo quản lý đánh giá như: Nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, hướng dẫn quy trình, trang bị phương pháp và phương tiện đánh giá [71] , tr.69].
Tác giả Ngô Quang Sơn (2009) trong công trình nghiên cứu “Biệnpháp quản lý công tác đánh giá kết quả học tập của học viên trong đào tạotrực tuyến ở các trường đại học, cao đẳng” đã đi từ các chức năng của
QLGD, tập trung nhiều vào tính kế hoạch của nhà quản lý và công tác quản lý để khảo sát thực trạng đánh giá KQHT của học viên ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, từ đó tìm ra nguyên nhân và khó khăn gặp phải của đánh giá KQHT trong đào tạo trực tuyến, từ đó tác giả đã đề xuất một số biện pháp quản lý công tác đánh giá KQHT của học viên trong đào tạo trực tuyến [80] , tr, 28-32]
Theo tác giả Đỗ Ngọc Thống (2011) trong công trình nghiên cứu
“Đánh giá quốc gia kết quả học tập của học sinh”, đánh giá quốc gia về
KQHT là sự phác họa, mô tả trình độ đạt được của hệ thống giáo dục, các nhà trường và học sinh trong mối quan hệ với bộ tiêu chuẩn của hệ thống giáo dục quốc gia Tác giả cho rằng, để đánh giá KQHT của học sinh đạt tới hiệu quả cao, ngoài sự nỗ lực cố gắng của học sinh, các cơ sở đào tạo (nhà trường), các
Trang 31cấp quản lý cần thực hiện tốt một số nội dung trong công tác tổ chức, chỉ đạo quản lý đánh giá [86] , tr, 6-10]
Tác giả Mai Văn Hóa (2007) trong công trình Đánh giá chất lượng học tậpcủa học viên đào tạo ở Học viện Chính trị quân sự hiện nay” đã đề cập khác với
cách tiếp cận đánh giá chất lượng học tập của học viên theo phương pháp truyền thống trước đây, cách đánh giá chỉ dựa trên kết quả điểm số của môn học, khóa học Tác giả đã bàn nhiều về khía cạnh quản lý, trên phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đánh giá chất lượng học tập của học viên như việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính khách quan, chính xác của việc đánh giá KQHT của học viên, phương pháp đánh giá, những yêu cầu cơ bản của việc đánh giá chất lượng học tập của học viên, đặc biệt là việc khảo sát đánh giá nghiêm túc thực trạng hoạt động đánh giá của các lực lượng tham gia vào quá trình đánh giá trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất ba nhóm giải pháp: Giải pháp về công tác giáo dục chính trị tư tưởng; giải pháp về công tác quản lý chỉ đạo và điều hành QTĐT; giải pháp về nghiệp vụ KTĐG, trong đó đáng chú ý là nhóm giải pháp về công tác quản lý chỉ đạo điều hành đánh giá KQHT học viên [42].
Công trình nghiên cứu Ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng, lựachọn đề thi và đánh giá KQHT ở Học viện Chính trị” của tác giả Trần Đình Tuấn
(2010) đã khẳng định việc ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung, trong thi, kiểm tra, đánh giá KQHT nói riêng là xu thế tất yếu Tác giả đã luận giải, làm rõ quan niệm về ứng dụng CNTT trong xây dựng lựa chọn đề thi, đánh giá thực trạng việc ứng dụng CNTT trong xây dựng lựa chọn đề thi và quản lý đánh giá KQHT của học viên ở Học viện Chính trị hiện nay Qua đó đã đề xuất các biện
pháp ứng dụng CNTT trong thi, kiểm tra, đánh giá KQHT của học viên [92].Luận án của tác giả Cấn Thị Thanh Hương (2011) Nghiên cứu quản lýkiểm tra, đánh giá KQHT trong giáo dục đại học ở Việt Nam đã nêu ra các cách
tiếp cận quản lý kiểm tra, đánh giá KQHT như tiếp cận theo quá trình, tiếp cận theo chức năng đã chỉ ra các hoạt động cụ thể của việc quản lý kiểm tra đánh gia KQHT trong giáo dục đại học Theo tác giả, mục tiêu tổng quát của quản lý kiểm tra, đánh giá KQHT của người học là đảm bảo KTĐG chính xác, khách quan KQHT của người học, đồng thời nâng cao chất lượng dạy và học Đồng
Trang 32thời quản lý KTĐG cần đạt được 7 mục tiêu cụ thể là đảm bảo đánh giá đúng mục đích và đúng mục tiêu môn học; đảm bảo tính hợp lý của các phương pháp đánh giá; Đảm bảo độ giá trị; độ tin cậy; sự công bằng; tính khả thi, tin cậy và tác động tích cực đến người học và người dạy Ngoài ra, tác giả đã hệ thống hóa các cấp quản lý kiểm tra, đánh giá KQHT trong giáo dục đại học [67].
Luận án tiến sĩ Quản lý đánh giá KQHT khoa học xã hội nhân văn của họcviên ở các trường Đại học quân sự của Phạm Thành Trung (2015) đã làm sáng tỏ
một số vấn đề về quản lý đánh giá KQHT của học viên Đây là hoạt động có mục đích, có tổ chức của chủ thể quản lý, thông qua hệ thống những tác động của những công cụ quản lý đến toàn bộ quá trình học tập các môn học, nhằm đảm bảo cho quá trình đánh giá KQHT diễn ra khách quan, trung thực, tin cậy, hiệu quả góp phần hoàn thành mục tiêu, yêu cầu đào tạo của mỗi đối tượng Đồng thời luận án khảo sát đánh giá thực trạng, rút ra những nguyên nhân, hạn chế trong quản lý đánh giá KQHT khoa học xã hội nhân văn của học viên ở các trường đại học quân sự Qua đó, đề xuất các giải pháp quản lý đánh giá KQHT các môn khoa học xã hội nhân văn của học viên ở các trường đại học quân sự [90].
Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục của Trần Đức Hiếu (2016) về Quản lýđánh giá KQHT trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học Việt Nam
đã trình bày các nội dung quản lý đánh giá KQHT của học viên đại học trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ Ngoài ra, tác giả cũng nêu ra nhiều yếu tố tác động đến kiểm tra, đánh giá KQHT và quản lý kiểm tra, đánh giá KQHT như nhận thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ quản lý, giảng viên; các quy chế, quy định trong KTĐG; cơ chế quản lý của các nhà trường cùng với việc áp dụng CNTT vào công tác quản lý và cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý kiểm tra, đánh giá KQHT…[44].
Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục của tác giả Trần Trung Dũng (2016) về
Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông theo định hướngphát triển năng lực học sinh tiếp cận việc PTNL học sinh dưới góc độ của
quản lý hoạt động dạy học Luận án đã đã đưa ra 6 giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông theo định hướng PTNL học sinh;
Trang 33xây dựng khung năng lực của học sinh trung học phổ thông; thiết kế được chương trình BDNC năng lực quản lý hoạt động dạy học cho cán bộ quản lý trường trung học phổ thông và bộ tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động dạy học theo định hướng PTNL học sinh [24]
Luận án tiến sĩ Quản lý kiểm tra, đánh giá KQHT của học viên ở cáctrung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh theo định hướng phát triển nănglực của tác giả Chu Văn Hạc (2017) đã chỉ rõ việc thực hiện đúng mục tiêu,
yêu cầu, quy trình, nguyên tắc của quá trình đánh giá trong thi, kiểm tra là sự đóng góp quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu, yêu cầu đào tạo cũng như việc đảm bảo chất lượng của QTĐT của các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh hiện nay Để giải quyết được cơ bản thực trạng đó đòi hỏi phải có nhiều biện pháp quản lý đồng bộ liên quan đến chức năng, quyền hạn giải quyết của nhiều cấp nhiều chính sách có liên quan Luận án chỉ ra 5 biện pháp cơ bản nhằm đánh giá đúng KQHT của học viên [33].
Tác giả Nguyễn Văn Đồng (2018) trong luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục
Quản lý phương thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực họcsinh trung học cơ sở đã phân tích, làm sáng tỏ được nội dung quản lý phương
thức kiểm tra, đánh giá KQHT của học sinh trung học cơ sở theo định hướng PTNL bao gồm: Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá KQHT của học sinh trung học cơ sở theo định hướng PTNL; Tổ chức thực hiện việc kiểm tra, đánh giá KQHT của học viên theo định hướng PTNL; Chỉ đạo việc thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT của học sinh theo định hướng PTNL và kiểm tra giám sát phương thức kiểm tra, đánh giá KQHT của học sinh theo định hướng PTNL [32].
* Những công trình nghiên cứu về KTĐG và quản lý hoạt động kiểmtra, đánh giá KQHT của học viên theo định hướng PTNL ở Bộ Công an
Trong những năm gần đây, triển khai những nội dung, chỉ thị của Bộ Chính trị, Đảng ủy Công an Trung ương đã ra Nghị quyết số 17/NQ-ĐUCA ngày 28 tháng 10 năm 2014 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo trong Công an nhân dân”; từ đó, đã tạo ra sự chuyển biến căn bản, toàn diện trong mọi hoạt động GDĐT, trong đó có hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT của học viên Nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm đã diễn ra nhằm để các nhà khoa học
Trang 34trong lực lượng nghiên cứu, phục vụ và nâng cao công tác giảng dạy, quản lý nhằm hướng tới mục tiêu cao nhất là nâng cao chất lượng đào tạo của Bộ Công
an và các trường CAND như: Hội thảo khoa học “Công tác khảo thí vàĐBCLĐT của Học viện Cảnh sát nhân dân hướng tới mục tiêu trở thành cơ sởgiáo dục đại học trọng điểm, đạt chuẩn quốc gia” [64], “Đổi mới Kiểm tra,đánh giá kết quả học tập của học viên trường Đại học kỹ thuật Hậu cần CAND”
[29]
Qua các hội nghị, hội thảo trên, những đánh giá chung về công tác kiểm tra, đánh giá KQHT của học viên trong trường CAND được đề cập tới qua nội dung
“Một số vấn đề về công tác kiểm tra, đánh giá KQHT của học viên” của tác giảĐặng Việt Xô, “Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT của học viên trongcác trường Công an nhân dân” của tác giả Triệu Thành Đạt,
Ngoài ra, kinh nghiệm trong quá trình tổ chức kiểm tra, đánh giá KQHT gắn với điều kiện đào tạo và thực tiễn cụ thể cũng được các tác giả đề cập qua
những nghiên cứu như: “Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá KQHT củahọc viên Học viện Cảnh sát nhân dân trong đào tạo theo học chế tín chỉ” củaTrần Thị Phương Điệp và Đỗ Anh Dũng, “Đổi mới kiểm tra,đánh giá KQHTtheo hướng đánh giá xác thực trong đào tạo đại học theo hệ thống tín chỉ” củaNguyễn Hồng Trang và Nguyễn Thị Hồng Nhung,“Kinh nghiệm trong tổ chứcgiảng dạy, thi kết thúc học phần bằng hình thức thực hành của chuyên ngànhCảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt” của tác giả Trương Thành Trung,“Kinh nghiệm tổ chức thi thực hành của khoa Kỹ thuật hình sự” của tác giảHoàng Trọng Lực và Bùi Văn Hoàn, “Một số kinh nghiệm đổi mới phương phápkiểm tra, đánh giá KQHT của học viên chuyên ngành Kỹ thuật mật mã CAND”
của tác giả Nguyễn Ngọc Linh và Trần Thị Bích Ngọc
Một số tác giả hướng sâu nghiên cứu những khía cạnh qua thực tiễn
của công tác kiểm tra, đánh giá KQHT như: “Phân tích ảnh hưởng cácphương pháp kiểm tra, đánh giá tới thái độ học tập của học viên KhoaĐiện tử viễn thông” của Nguyễn Xuân Tiến và Nguyễn Thanh Xuân,“Phương pháp sử dụng ma trận đề thi tự luận phục vụ công tác ra đềthi”của tác giả Nguyễn Văn Căn, “Áp dụng mô hình Rasch để đo lường và
Trang 35phân tích câu hỏi tự luận” của Phạm Thị Thu Huyền, “Nâng cao hiệu quảhoạt động thanh tra, giám sát thi kết thúc học phần tại Học viện An ninhnhân dân” của Phạm Thị Thu Thảo và Trần Đức Trung
Đặc biệt, xuất phát từ tinh thần đổi mới giáo dục đại học, những vấn đề liên quan đến đào tạo theo hướng PTNL người học hay kiểm tra, đánh giá KQHT theo định hướng PTNL cũng được nhiều tác giả quan tâm, đóng góp qua những nghiên cứu điển hình như:
Bài viết “Đổi mới kiểm tra, đánh giá đánh giá KQHT của Học viên cáctrường CAND theo hướng tiếp cận năng lực - yêu cầu tất yếu trong giai đoạnhiện nay” của tác giả Nguyễn Mạnh Thắng (2018) đã đưa ra những luận cứ để
khẳng định kiểm tra, đánh giá KQHT theo hướng tiếp cận năng lực là một yêu cầu tất yếu không chỉ nhằm đổi mới GDĐT ở Việt Nam nói chung mà còn đổi mới GDĐT trong Ngành công an Trên cơ sở thực tiễn công tác, chiến đấu và công tác của ngành công an, tác giả đã chỉ ra những mặt hạn chế theo cách KTĐG truyền thống, đưa ra một số nội dung cần làm tốt trong công tác KTĐG Đặc biệt, tác giả đã xây dựng 3 bước cần thực hiện khi xây dựng một bài KTĐG theo năng lực đó là: xác định tiêu chuẩn, xác định nhiệm vụ cần thực hiện, xác định các tiêu chí cần đánh giá Mặc dù chỉ dừng lại ở góc độ một bài viết nhưng những minh chứng, nhận định trong bài viết đã giúp người đọc hình dung tính cần thiết, những nhiệm vụ cần thực hiện trong quá trình đổi mới kiểm tra, đánh giá KQHT của học viên theo hướng tiếp cận năng lực [84].
Bài viết “Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lựcngười học đáp ứng chuẩn đầu ra- nhân tố quan trọng để nâng cao chấtlượng dạy học” của tác giả Trần Ngọc Phương Lan (2018) đã đưa ra lý luận
cơ bản liên quan đến KTĐG theo hướng tiếp cận năng lực đáp ứng CĐR; thực trạng công tác KTĐG tại Đại học Kỹ thuật - Hậu cần và đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác này trong đó tập trung vào đề xuất liên quan đến tăng cường tập huấn chuyên sâu về kỹ năng xây dựng ngân hàng câu hỏi thi; bổ sung, hoàn thiện các quy định, quy trình tổ chức
Trang 36thi và tích cực ứng dụng CNTT trong các khâu của KTĐG; tăng cường công tác thanh tra, giám sát [72].
“Nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá năng lực người học trong đào tạotheo hệ thống tín chỉ ở Học viện An ninh nhân dân” của giả Nguyễn Hồng Hải
(2018) Bài viết đề cập đến những vấn đề liên quan đến công tác KTĐG năng lực người học theo hệ thống tín chỉ tại Học viện ANND; chỉ ra một số tồn tại, bất cập trong quá trình KTĐG năng lực của học viên như: đánh giá người học vẫn chỉ chú trọng đánh giá kiến thức, chưa chú trọng đến việc phát huy tư duy, khả năng sáng tạo, khả năng thuyết trình và thường chú trọng đánh giá KTHP; Hình thức KTĐG chưa phát huy tính sáng tạo của người học; Điểm đánh giá bộ phận (trong đào tạo theo tín chỉ) đôi khi còn mang tính hình thức, nhất là điểm chuyên cần và kiểm tra thường xuyên Tác giả cũng số đề xuất mang tính định hướng để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT theo hệ thống tín chỉ tại Học viện ANND [35]
Ngoài những bài viết đăng trên các Tạp chí, Kỷ yếu hội thảo trong Ngành Công an, một số đề tài luận văn về kiểm tra, đánh giá, quản lý kiểm tra, đánh giá KQHT học viên hoặc nghiên cứu về PTNL cũng được nghiên cứu
1.3 Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu đã công bố vànhững vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
1.3.1 Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu đã công bố
Từ tổng quan các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án, có thể khái quát kết quả như sau:
Thứ nhất, các công trình tiếp cận với nhiều hướng khác nhau, nhưng có
một điểm chung của các công trình nghiên cứu trên đều thống nhất khẳng định sự cần thiết của việc quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT của học viên Đặc biệt trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, đòi hỏi lực lượng CAND phải không ngừng nâng cao tính cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại Do vậy, trong các Học viện thuộc Bộ Công an cũng
Trang 37phải có những đổi mới mang tính đột phá trong đó có việc phải quản lý kiểm tra, đánh giá KQHT của học viên theo định hướng PTNL;
Thứ hai, các công trình nghiên cứu đã có những đóng góp nhất định cả trên
phương diện lý luận và phương diện thực tiễn về quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT của học viên theo định hướng PTNL mà bản thân nghiên cứu sinh có thể tham khảo, kế thừa trong quá trình nghiên cứu luận án
Thứ ba, các công trình nghiên cứu chủ yếu đi sâu vào hướng nghiên
cứu về quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT của học viên tiếp cận theo quá trình hoặc tiếp cận theo chức năng nhưng chưa có nhiều công trình nghiên cứu theo hướng định hướng PTNL học viên Đặc biệt với vai trò quan trọng của kiểm tra, đánh giá KQHT trong quá trình dạy và học thì việc gắn việc quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT của học viên theo hướng định hướng PTNL lại càng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn;
Thứ tư, các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá
KQHT của học viên theo định hướng PTNL hiện nay chủ yếu gắn với một chủ thể nhất định, còn rất ít công trình gắn với một hoạt động cụ thể trong quá trình dạy và học Đặc biệt, các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT của học viên theo định hướng PTNL trong trong khối các cơ sở đào tạo, Học viện thuộc Bộ Công an cũng còn nhiều hạn chế cả về mặt chất lượng và số lượng Do đó, đây vẫn là một trong những “khoảng trống” khoa học để tác giả luận án quyết định lựa chọn nghiên cứu và làm rõ vấn đề trên
Do đó, những công trình trên là tài liệu tham khảo rất tốt, nghiên cứu sinh có thể nghiên cứu vận dụng Trong các công trình đó, không có công trình nào trùng lắp với đề tài mà nghiên cứu sinh lựa chọn nghiên cứu.
1.3.2 Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết
Trên cơ sở phân tích, tổng hợp những kết quả các công trình nghiên cứu có liên quan và từ mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, luận án tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan, luận án
sẽ làm rõ cơ sở lý luận của đề tài luận án, trong đó nghiên cứu và giải quyết các vấn đề cụ thể như: Xây dựng khái niệm quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT
Trang 38các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL; làm rõ bản chất hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL và quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL Xác định được đặc thù trong hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên và quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL; Các tiêu chí để đánh giá năng lực (bao gồm hệ thống các năng lực chung thống nhất và năng lực riêng cho từng đối tượng đào tạo, từng ngành/chuyên ngành đào tạo; Mục tiêu, nội dung quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả KQHT các môn chuyên ngành của học viên theo hướng PTNL; khái quát, luận giải đặc điểm tổ chức dạy học, đánh giá, quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên Chỉ ra các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL.
Thứ hai, các nghiên cứu về thực trạng kiểm tra, đánh giá KQHT của
học viên ở các Học viện thuộc Bộ Công an được tiến hành ở nhiều thời điểm, với các hướng tiếp cận khác nhau Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu đó chưa có công trình nào làm rõ đặc điểm và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL Do đó, luận án sẽ tiếp tục giải quyết và đề xuất xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL một cách khoa học, hiệu quả, khả thi.
Thứ ba, Trước tình hình thực tiễn hiện nay, luận án đề xuất và phân tích, làm
rõ các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL sát với thực tiễn, đúng đối tượng, có tính thiết thực, khả thi cao Đây được coi là vấn đề cốt lõi, không chỉ góp phần nâng cao chất lượng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên mà còn trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở Học viện ANND đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT
Trang 39Thứ tư, luận án tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp đề xuất và tiến hành thử nghiệm một biện pháp có tác động cơ bản đến các khâu của quá trình tổ chức, thực hiện kiểm tra, đánh giá KQHT và phù hợp với thời gian thực hiện luận án Do đó, luận án sẽ tiến hành kiểm chứng tính hiệu quả của biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực của các chủ thể quản lý trong quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên theo định hướng PTNL” Những vấn đề trên được giải quyết sẽ nâng cao hiệu quả công tác quản lý, góp phần nâng cao chất lượng GDĐT ở Học viện ANND hiện nay trong tình hình mới.
Kết luận chương 1
Kiểm tra, đánh giá KQHT của người học là một khâu trọng yếu của QTĐT Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT người học là một nội dung, nhiệm vụ quan trọng nhằm góp phần thực hiện mục tiêu GDĐT của nhà trường
Thời gian qua đã có nhiều công trình khoa học ở trong và ngoài nước nghiên cứu liên quan đến vấn đề kiểm tra, đánh giá KQHT của người học với mức độ phạm vi, nội dung, đối tượng, góc độ tiếp cận khác nhau Các công trình nghiên cứu đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận như khái niệm, vai trò, đặc điểm, quy trình, phương pháp, hình thức tổ chức và các yêu tố tác động đến kiểm tra, đánh giá KQHT của người học; đồng thời đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT của người học
Tổng quan tình hình nghiên cứu về kiểm tra, đánh giá KQHT của người học đã cho thấy bức tranh tổng thể về sự quan tâm của các nhà quản lý, nhà khoa học đến vấn đề này Đây là nguồn tư liệu phong phú để tham khảo trong quá trình xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài luận án.
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến KTĐG và quản lý kiểm tra, đánh giá KQHT của người học, song trước sự phát triển, biến đổi nhanh chóng của xã hội, yêu cầu đổi mới giáo dục, nhiệm vụ xây dựng lực lượng CAND trong bối cảnh hiện nay, vấn đề KTĐG và quản lý kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL vẫn chưa được nghiên cứu giải quyết triệt để Do vậy, việc
Trang 40nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất biện pháp quản lý kiểm tra, đánh giá KQHT các môn chuyên ngành của học viên ở Học viện ANND theo định hướng PTNL trong bối cảnh hiện nay là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn, góp phần làm phong phú thêm lý luận quản lý giáo dục ở các trường thuộc Bộ Công an nói chung, ở Học viện ANND nói riêng.