1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng Ô nhiễm môi trường Ở nông thôn Đặc biệt là trong hoạt Động sản xuất nông nghiệp nguyên nhân, hậu quả và những giải pháp

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Xã hội ngày càng phát triển, cùng theo đó là hàng loạt các vấn đề cần giải quyết.Hiện nay vấn đề về làm sao để bảo vệ môi trường sinh thái là vấn đề không chỉ diễnra trên nước ta mà còn diễn ra trên toàn thế giới

Trước tiên dẫn đến trình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay là do việc lạmdụng và sử dụng không hợp lý các loại hoá chất trong sản xuất nông nghiệp

Cuối những năm 1960, chỉ có khoảng 0,48% diện tích đất canh tác sử dụng thuốcbảo vệ thực vật thì hiện nay là 100% với trên 1.000 chủng loại thuốc, trong đó nhiềuloại thuốc có độc tính cao

Hằng năm, nước ta sử dụng trung bình 15.000 - 25.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật.Bình quân 1ha gieo trồng sử dụng đến 0,4 - 0,5 kg thuốc bảo vệ thực vật Sử dụngkhông hợp lý, không tuân thủ theo đúng những quy định nghiêm ngặt về quy trình sửdụng nên thuốc bảo vệ thực vật gây nhiều tác hại cho chính người sử dụng thuốc vàngười tiêu dùng nông sản và thực phẩm có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đồngthời ảnh hưởng đến môi trường sống

Báo cáo tổng hợp của Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên&Môi trường, mỗinăm hoạt động nông nghiệp phát sinh khoảng 9.000 tấn chất thải nông nghiệp nguyhại, chủ yếu là thuốc bảo vệ thực vật, trong đó không ít loại thuốc có độ độc cao đã bịcấm sử dụng

Xã hội đang tiến gần hơn đến sự phát triển bền vững Đó là việc vừa phát triểnkinh tế hiện đại song song với bảo vệ môi trường sinh thái Tuy nhiên, tình trạng ônhiễm môi trường vẫn đang hoành hành ở khắp mọi nơi trên hành tinh xanh

Nông thôn Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi, kéo theo đó là sự phátsinh không ít vấn đề mà đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường Người dân nôngthôn vốn xưa nay còn phải quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống mưu sinh Khi đời sống

Trang 2

chưa thực sự đảm bảo thì việc bảo vệ môi trường chỉ là thứ yếu Các nguồn chủ yếugây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường ở nông thôn đầu tiên phải kể đến là việc lạmdụng và sử dụng không hợp lý các loại hoá chất trong sản xuất nông nghiệp; việc xửlý chất thải của các làng nghề thủ công truyền thống chưa triệt để; nhận thức, ý thứcbảo vệ môi trường của người dân sinh sống ở nông thôn còn hạn chế Tiếp đó là sựquan tâm chưa đúng mức của các cấp, các ngành Ô nhiễm môi trường đã gây ranhững hậu quả nghiêm trọng, tác động xấu đến hệ sinh thái nông nghiệp, ảnh hưởngtrực tiếp đến sức khoẻ của người dân Vì vậy, bảo vệ môi trường nông thôn đang làmột vấn đề cấp bách.

Bài tiểu luận dưới đây của em nói đến một cách khái quát về thực trạng ô nhiễmmôi trường ở nông thôn đặc biệt là trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nguyênnhân, hậu quả và những giải pháp

Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu để thấy rõ được thực trạng về tình hình ônhiễm trong sản xuất nông nghiệp tại thị trấn Mỹ Xuyên hiện nay Và từ đó đề ra mộtsố giải pháp nhằm hạn chế việc ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp, giúpcải thiện môi trường sinh thái tạo ra những điều kiện sống tốt hơn cho người dân sinhsống tại nông thôn

Trang 3

CHƯƠNG II: NỘI DUNG

2.1 Các khái niệm

Nông thôn là nơi sinh sống và làm việc của một cộng đồng bao gồm chủ yếu lànông dân ,là vùng sản xuất nông nghiệp là chính Nông thôn có cơ cấu hạ tầng , trìnhđộ tiếp cận thị trường, trình độ sản xuất hàng hóa thấp hơn so với thành thị

Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học ,sinh học … gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người , các cơ thể sống khác

Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổicác nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái các quần xa sống tromg đất Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý ,hóa học , sinh học của nước , với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng , rắn làm chonguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật Làm giảm độ đa dạng sinh vậttrong nước Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đềđáng lo ngại hơn ô nhiễm đất

Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổiquan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sựtỏa mùi , có mùi khó chịu , giảm tầm nhìn xa do bụi

Trang 4

Huyện Mỹ Xuyên nói chung va thị trấn mỹ xuyên nói riêng nằm trong vùng đấtcổ xưa ,có truyền thống lịch sử - văn hóa lâu đời, Thị trấn Mỹ Xuyên được chia thành5 ấp với 5179 hộ gồm :dân tôc Kinh: 4296 hộ, Hoa:587 hộ, Khmer: 306 hộ sống đangsen với nhau Diện tích tự nhiên 1475,49, trong đó đất nông nghiệp 1.170,86ha, chiếm79,35% tổng diện tích tự nhiên, đất phi nông nghiệp 303,79ha chiếm 20,59% tổngdiện tích tự nhiên, đất chưa sử dụng 0,84ha, chiếm 0,06% tổng diện tích tự nhiên Thị trấn Mỹ Xuyên luôn là vùng đất có truyền thống văn hóa, truyền thống yêunước vá cách mạng Nhân dân các dân tộc trong thị trấn có tinh thần đoàn kết yêu quêhương có đức tín cần cù, chăm chỉ nổ lực vượt qua mọi khó khăn để vững bướcđi lên.Đó là những nhân tố cơ bản và sức mạnh tinh thần đề hướng tới sự phát triển kinh tế,xã hội trong xu hướng hội nhập cả nước trong khu vực là thuận lợi, để Đảng bộ, chínhquyền và nhân dân các dân tộc trong thị trấn vững bước đi lên trong sự nghiệp côngnghiệp hóa và xây dựng thị trấn Mỹ Xuyên giàu đẹp văn minh

Xác định công tác bảo vệ môi trường là quan trọng và hành đầu trong việc điềuhành và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thị trấn

Ô nhiễm môi trường hiện nay không riêng gì ở thành phố và các khu, cụm côngnghiệp mà còn ở các vùng nông thôn Theo đó có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm

2.3 Thực Trạng ô nhiễm

Những năm gần đây thị trấn Mỹ Xuyên, do thâm canh tăng vụ, tăng diện tíchcũng như do thay đổi cơ cấu giống cây trồng nên tình hình sâu bệnh diễn biến phứctạp hơn Vì vậy số lượng và chủng loại thuốc Bảo vệ thực vật (BVTV) sử dụng cũngtăng lên Nếu như trước năm 1985, lượng thuốc sử dụng bình quân khoảng 0,3 kghoạt chất/ha thì thời gian từ năm 1991 đến nay lượng thuốc sử dụng biến động 0,67 -1,01 kg hoạt chất/ha

Trang 5

Tình trạng các thuốc BVTV tồn đọng không sử dụng, nhập lậu bị thu giữ đangngày càng tăng lên về số lượng và chủng loại Điều đáng lo ngại là hầu hết các loạithuốc BVTV tồn đọng này được lưu giữ trong các kho chứa tồi tàn hoặc bị chôn vùidưới đất không đúng kỹ thuật nên nguy cơ thấm và rò rỉ vào môi trường là rất đángbáo động.

Cùng với vấn đề BVTV, tổng khối lượng chất thải chăn nuôi bình quân khoảnghơn 73 triệu tấn/năm (trong đó chất thải của trâu, bò, lợn chiếm đa số) cũng là nguồngây ô nhiễm lớn Nhiều xí nghiệp chăn nuôi, xí nghiệp chế biến thực phẩm nằm lẫntrong khu dân cư, sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún thiếu các giải pháp giảm thiểu ônhiễm môi trường Không chỉ trồng trọt, chăn nuôi mà tình trạng phát triển nuôi trồngthủy sản tự phát, thiếu quy hoạch, thức ăn thừa không được xử lý, việc sử dụng khángsinh tùy tiện cũng dẫn tới ô nhiễm môi trường xảy ra nghiêm trọng ở một số nơi trênđịa bàn thị trấn

2.4 Tác Nhân gây ô nhiễm

Sản xuất nông nghiệp đang phải chịu áp lực do ô nhiễm môi trường đất, nước vàchất lượng nông sản bị suy giảm do lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trànlan, tùy tiện xả chất thải Mặt khác, do nông dân chưa có kế hoạch hành động bảo vệmôi trường Để phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững cần phải giảiquyết hàng loạt mâu thuẫn giữa lợi ích trước mắt, lâu dài và đặt trong tổng thể, gắnkết hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trường

Các tác nhân gây ô nhiễm bao gồm: phân bón N, P (dư lượng phân bón trongđất), thuốc trừ sâu (clo hữu cơ, DDT, lindan, aldrin, photpho hữu cơ v.v.) tích lũy dầntrong đất qua các mùa vụ, các chất thải trong hoạt động của con người (nước thải, khíthải, chất thải rắn: các túi nhựa, chai, lọ đựng thuốc trừ sâu, phân bón và thuốc bảo vệthực vật) Hầu hết, các loại này sau khi sử dụng xong đều bỏ lại trên đồng ruộng, chưa

Trang 6

được thu gom xử lý hợp vệ sinh, xả trực tiếp ra môi trường Bên cạnh còn có các tácnhân gây ô nhiễm khác như: Rơm, rạ, trấu, chất thải rắn chăn nuôi và nạn phá rừng.

Tác nhân gây ô nhiễm do sử dụng phân hóa học: sử dụng phân bón không đúngkỹ thuật trong canh tác nông nghiệp nên hiệu lực phân bón thấp, khi bón đạm cho câytrồng, cây chỉ sử dụng được khoảng 40 - 60% Các loại phân vô cơ thuộc nhóm chuasinh lý như K2SO4, KCl, super photphat còn tồn dư axit, đã làm chua đất, nghèo kệtcác cation kiềm và xuất hiện nhiều độc tố trong môi trường đất như ion Al3+, Fe3+,Mn2+ giảm hoạt tính sinh học của đất và năng suất cây trồng Dư lượng phân vô cơcòn lại cây trồng hấp thu không hết, sẽ để lại một dư lượng không nhỏ, tác động tiêucực đến hệ sinh thái nông nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất và có thể gâyđột biến gen đối với một số loại cây trồng Nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng khônghợp lý liều lượng và tỷ lệ phân đạm vô cơ và hữu cơ bón cho cây, phương thức bónkhông đúng do chạy theo lợi nhuận, bón thúc trễ, sát với thời điểm thu hoạch Ônhiễm do thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc bảo vệ thực vật có đặc điểm rất độc đối vớimọi sinh vật; tồn dư lâu dài trong môi trường đất, nước; tác dụng độc gây chết tất cảnhững sinh vật có hại và có lợi trong môi trường đất

Tác nhân gây ô nhiễm do đốt rơm, rạ: khói bụi khi đốt rơm, rạ làm ô nhiễmkhông khí, gây tác hại lớn đối với sức khỏe con người Các nhà khoa học cho biếtthành phần các chất gây ô nhiễm không khí do đốt rơm, rạ, tác động đến sức khỏe conngười là hydrocacbon thơm đa vòng (viết tắt là PAH); dibenzo-p-dioxin clo hoá(PCDDs), và dibenzofuran clo hoá (PCDFs), là các dẫn xuất của dioxin rất độc hại, cóthể là tiềm ẩn gây ung thư Việc đốt rơm, rạ trực tiếp ngay trên đồng ruộng gây bất lợicho đồng ruộng rất lớn, các chất hữu cơ trong rơm rạ và trong đất biến thành các chấtvô cơ do nhiệt độ cao, đồng ruộng bị khô, chai cứng, một lượng lớn nước bị bốc hơido nhiệt độ hun đốt trong quá trình cháy rơm, rạ

Trang 7

Tác nhân gây ô nhiễm từ trấu: hầu hết các cơ sở xay xát đều được xây dựng ởnhững vị trí khá thuận lợi cho việc lưu thông, như sông, kênh, rạch, các tuyến lộ vànhững khu vực đông dân cư Hàng ngày, người dân phải gánh chịu độ ô nhiễm khálớn, nhất là những hộ dân sống gần nhà máy Phần lớn các nhà máy, ngoài xay lúagạo còn kết hợp xay cám nên tình trạng ô nhiễm do bụi cám phát tán là rất lớn Ônhiễm nguồn nước, không khí, tiếng ồn luôn xảy ra ở các nhà máy xay xát.

Tác nhân gây ô nhiễm do chất thải chăn nuôi: Theo tính toán của Vụ KHCN &MT (Bộ NN&PTNT), lượng phân thải của bò khoảng 10 - 15kg/con/ngày, trâu là 15 -20kg/con/ngày, lợn là 2,5 - 3,5kg/con/ngày và gia cầm là 90gr/con/ngày Số phânkhông được xử lý và tái sử dụng lại, chính là nguồn cung cấp phần lớn các khí nhàkính (chủ yếu là CO2, N20) làm trái đất nóng lên, ngoài ra còn làm rối loạn độ phì đất,nhiễm kim loại nặng, ô nhiễm đất, gây phì dưỡng và ô nhiễm nước Ngoài ra, nguồnnước thải từ các nhà máy chế biến thủy sản có các chỉ số ô nhiễm cao hơn rất nhiều sovới tiêu chuẩn nước thải công nghiệp

Tác nhân gây ô nhiễm do phá rừng: Rừng là lá phổi xanh của trái đất Cây xanh,trong quá trình quang hợp, hấp thụ khí cacbonic và nhả ra khí ôxy cần thiết cho sựsống, tích nước cho các dòng sông, tạo ra và duy trì độ phì nhiêu cho đất, là hệ sinhthái có giá trị đa dạng sinh học lớn nhất trên cạn Nguyên nhân chính gây mất rừng làlấy đất, lấy gỗ, lấy củi, cháy rừng và chiến tranh, mất rừng làm trái đất hạn chế quátrình sản xuất ôxy, động vật mất nơi cư trú, nhiều loại cây quí, lâu năm bị tuyệt giống,lũ lụt và hạn hán trở nên trầm trọng hơn cũng do hậu quả của việc chặt phá rừng,đốt rừng bừa bãi, dẫn đến đất đai bị thoái hoá về mặt vật lý (đất chai lỳ, khô cứng,tầng mặt bị bóc mòn hoặc kết cấu rời rạc, ở các tầng dưới hiện tượng chặt dính, kếtvon tăng)

2.5 Nguyên nhân gây ô nhiễm

Trang 8

Trước hết phải kể đến nguyên nhân từ nhận thức, ý thức, tập quán canh tác củangười dân.

Việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp như phân hóa học, thuốc bảo vệ thựcvật (BVTV) gồm: Thuốc trừ sâu, thuốc trừ nấm, thuốc diệt chuột, thuốc trừ bệnh;thuốc trừ cỏ một cách tràn lan, không tuân thủ thời gian cách ly sau khi phun thuốc vàcả việc vứt bao bì thuốc BVTV

Kết quả kiểm tra tình hình sử dụng thuốc BVTV trên rau của các hộ nông dâncho thấy, có tới 59,8% số hộ vi phạm về quy trình sử dụng thuốc Trong đó, số hộkhông giữ đúng thời gian cách ly là 20,7%; sử dụng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mụclà 10,31%; sử dụng thuốc hạn chế trên rau là 0,18% và sử dụng thuốc không rõ nguồngốc, xuất xứ là 0,73%

Kết quả kiểm tra dư lượng thuốc BVTV cũng cho thấy, có 33/373 mẫu rauchiếm 13,46% vượt mức dư lượng cho phép Mặt khác, kết quả điều tra các hộ nôngdân trên địa bàn toàn thị trấn cho thấy có đến 80% số hộ vứt luôn bao bì thuốc tạiruộng, mương nước nơi sử dụng Thói quen rửa bình bơm và dụng cụ pha chế thuốcBVTV không đúng nơi quy định

Sử dụng phân bón thừa thãi gây tồn đọng trong đất, nước, ảnh hưởng đến sứckhoẻ con người Việc sử dụng “phân chuồng tươi” liều lượng lớn, không tuân thủ quytrình kỹ thuật, các mẫu đất, nước, rau quả được nghiên cứu đều còn tồn dư lượngFecal Coliorm Khi lạm dụng phân hóa học, đặc biệt là phân đạm, khiến tồn dưNitrate, có thể dẫn đến 2 bệnh hiểm nghèo là kìm hãm sự phát triển của trẻ dưới 1tuổi, làm trẻ xanh xao, gầy yếu và ung thư dạ dày, vòm họng ở người lớn

2.6 Hậu quả

- Gây ô nhiễm nguồn nước: Thuốc trừ sâu gây ô nhiễm nguồn nước, gây ngộ độc

cho động vật thủy sinh Một số loại thuốc trừ sâu thường biến đổi sau khi sử dụng

Trang 9

thành một hoặc nhiều chất chuyển hóa bền vững và độc hơn loại thuốc trừ sâu sửdụng ban đầu.

- Gây ô nhiễm đất: Thuốc trừ sâu gây tồn đọng trong đất làm đất bị nhiễm độc,

gây chết các vi sinh vật có lợi trong đất; đất trở nên chua hóa nhanh, chai cứng, giảmnăng suất cây trồng

- Gây ô nhiễm không khí: Mùi thuốc trừ sâu từ đồng ruộng lan tỏa trong không

khí được gió đưa vào các khu dân cư, người dân hít phải thuốc sâu dễ bị nhức đầu, ho,viêm đường hô hấp…

Sự phơi nhiễm với các hợp chất độc hại cho hệ thần kinh ở nhiều mức độ đượctin rằng an toàn đối với người trưởng thành có thể dẫn đến hậu quả đối với phụ nữmang thai, làm mất đi thường xuyên chức năng của não bộ nếu sự phơi nhiễm diễn ratrong thời gian mang thai và thời kỳ niên thiếu Chị Nguyễn Thị A than thở: “Nhà ởgần ruộng nên bị ảnh hưởng, hơn tháng nay ngày nào bà con cũng bơm thuốc trừ rầy,trừ sâu cắn gié Tôi đóng kín cửa nhưng hơi thuốc vẫn xộc vào làm nghẹt thở Mới rồitrời có mưa mới không còn mùi thuốc trừ sâu nữa”

- Ngộ độc do rau không an toàn: Thuốc trừ sâu là những chất thuộc nhóm lân

hữu cơ rất độc, dễ gây ngộ độc cấp tính Việc tăng liều lượng thuốc, tăng số lần phunthuốc, dùng thuốc BVTV không theo hướng dẫn cũng như lạm dụng thuốc BVTV đãgây ra hiện tượng kháng thuốc, làm thuốc mất hiệu lực hoặc để lại tồn dư thuốcBVTV quá mức cho phép trong nông sản, thực phẩm sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độcthực phẩm, làm giảm sức cạnh tranh của nông sản, hàng hóa trên thị trường và cũng lànguy cơ tiềm ẩn đe dọa đến sức khỏe cộng đồng

2.7 Các Giải Pháp

- Giải quyết hài hòa giữa việc quản lý, sử dụng thuốc BVTV để bảo vệ sản xuấtnông nghiệp với việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường là một đòi hỏi và

Trang 10

thách thức lớn đối với các cơ quan địa phương Để đạt được mục tiêu đó cần có mộtsố giải pháp sau:

+ Tăng năng suất nông nghiệp thông qua việc tăng cường sử dụng các kiểu gencó năng suất cao, chống chịu sâu bệnh và thích ứng các điều kiện khó khăn, duy trì độphì của đất, tính đa dạng của cây trồng, áp dụng luân canh cây trồng, sử dụng hệthống cây hàng năm, cây lâu năm, nghề cá, chăn nuôi tổng hợp Cần lai tạo ra nhữnggiống cây trồng kháng bệnh, ít sâu bệnh hại, chống chịu tốt đối với môi trường sốngvà nhanh chóng đưa vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp

+ Sử dụng hợp lý các hóa chất, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp: kiểm tra cầnquản lý chặt chẽ các công ty thuốc bảo vệ thực vật, đại lý phân phối; có những chế tàimạnh nhằm xử lý những cá nhân, tập thể gây ô nhiêm môi trường trong quá trình sảnxuất, chế biến và phân phối tiêu thụ các loại thuốc bảo vệ thực vật Nghiên cứu sảnxuất thuốc trừ sâu từ nguồn gốc thực vật

+ Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho đông đảo bà con nông dân biết vềviệc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc,đúng đối tượng, đúng liều lượng) không vứt chai lọ bừa bãi, tran lan, cần thu gọn lạivà tiêu hủy

+ Triển khai các mô hình sản xuất nhiệt điện từ trấu: theo các dự án sản xuấtnhiệt điện từ trấu đã hình thành tại các tỉnh khác, cứ 5 kg trấu tạo ra 1 KW điện; sảnxuất than củi từ trấu phế thải, cứ 1,05 kg trấu thì cho ra 1 kg củi trấu Đây là giải phápvừa kinh tế vừa góp phần giảm ô nhiễm môi trường và tăng thu nhập cho người dân

+ Chất thải vật nuôi trong nông hộ cần nhân rộng các biện pháp xử lý: ủ làmphân bón cho cây trồng, xử lý bằng công nghệ khí sinh học (biogas); xử lý chất thảibằng sinh vật thủy sinh (cây muỗi nước, bèo lục bình…); xử lý bằng hồ sinh học vàchế phẩm sinh học EM Đây là mô hình “chăn nuôi xanh” nhằm giảm thiểu ô nhiễm

Ngày đăng: 03/09/2024, 13:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w