1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề cương Ôn thi khối kiến thức 2 những vấn Đề cơ bản về hệ thống chính trị, nhà nước, pháp luật và quản lý hành chính nhà nước; Đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước việt nam về các lĩnh vực của Đời sống xã hội

41 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 3.2. Nội dung và phương pháp QLNN về KT của chính quyền cơ sở (11)
  • 3.3. Phân công nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến QLNN về KT trên địa bàn xã, phường, thị trấn (12)
  • BÀI 6. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA, GIÁO DỤC, Y TẾ Ở CƠ SỞ (16)
    • 1. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA Ở CƠ SỞ (16)
      • 1.1. Vai trò của VH và QL h/động VH đối với sự phát triển của đất nước và địa phương (16)
      • 1.2. Quan điểm của Đảng về VH và VH cơ sở (18)
      • 1.3. Nội dung quản lý NN về VH của chính quyền cơ sở: Gồm có 3 (19)
      • 1.4. Phương thức quản lý các hoạt động VH ở cơ sở (22)
      • 1.5. Thẩm quyền quản lý (24)
    • 2. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở CƠ SỞ (26)
      • 2.1. Vai trò của giáo dục và quản lý h/động giáo dục đối với sự phát triển của đất nước và địa phương (26)
      • 2.2. Quan điểm của ĐCSVN về giáo dục (27)
      • 2.3. Nội dung quản lý NN về giáo dục ở cơ sở (28)
      • 2.4. Phương thức quản lý các h/động giáo dục của chính quyền cơ sở (29)
      • 2.5. Thẩm quyền của chính quyền cơ sở trong quản lý h/động giáo dục (29)
    • 3. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG Y TẾ Ở CƠ SỞ (30)
      • 3.2. Quan điểm của Đảng về h/động y tế và CSSK nhân dân (30)
  • Bài 1. Phát triển nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng XHCN ở VN (33)
    • 1. Một số vấn đề lý luận về KTTT Khái niệm và đặc điểm cơ bản của KTTT (33)
      • 1.2. Các mô hình KTTT (35)
    • 2. PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VN HIỆN NAY (35)
      • 2.1. Khái niệm KTTT (35)
      • 2.2. Tính tất yếu của việc phát triển KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam (35)
    • 3. Bản chất và đặc thù của nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam (36)
    • 4. Thực trạng nền KTTT định hướng XHCN ở VN hiện nay (37)
      • 2.5. Các giải pháp chủ yếu để phát triển KTTT định hướng XHCN ở VN (40)
  • Bài 5. ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO, KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ (41)

Nội dung

Nội dung và phương pháp QLNN về KT của chính quyền cơ sở

3.2.1 Xác định phương hướng, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển KT trên địa bàn

Mục tiêu của việc xác định phương hướng, xây dựng quy hoạch, kế hoạt phát triển KT trên địa bàn xã, phường, thị trấn là:

- Xác định các chỉ tiêu cần đạt được trên các lĩnh vực KT.

- Xác định các lĩnh vực KT cụ thể cần khuyến khích.

Việc xác định phương hướng, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển KT trên địa bàn được thực hiện căn cứ vào:

- Các chủ trương, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT của cấp trên.

- Điều kiện cụ thể và các nguồn lực của địa phương.

3.2.2 Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân trên địa bàn làm KT theo định hướng

Việc tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân được thực hiện thông qua các hình thức:

- Thông qua hệ thống phát thanh.

- Qua hội nghị nhân dân.

- Thông qua các đại biểu HĐND các xã, phường, thị trấn.

3.2.3 Thực hiện các biện pháp để hỗ trợ nhân dân tham gia các chương trình phát triển KT trên địa bàn

Hỗ trợ nhân dân tham gia các chương trình phát triển KT thông qua các biện pháp:

- Tổ chức hoặc phối hợp với các tổ chức khác mở các lớp hướng nghiệp, dạy nghề.

- Thực hiện các hoạt động khuyến nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp.

- Tư vấn pháp lý, trợ giúp pháp lý.

3.2.4 Hỗ trợ về mặt pháp lý để thúc đẩy hoạt động sản xuất, KT trên địa bàn

- Giải quyết nhanh chóng các thủ tục có liên quan trong phạm vi thẩm quyền của chính quyền cơ sở.

- Tiếp nhận các hoạt động SX, KD được giao cho xã, phường, TT quản lý.

- Phân công CB, CC cấp xã phụ trách theo dõi các hoạt động kinh tế nhằm giúp các đơn vị KT giải quyết khó khăn.

3.2.5 Giám sát hoạt động SX, KD của các chủ thể KT trên địa bàn

- Giám sát hoạt động SX, KD của các chủ thể KT trên địa bàn xã, phường, TT theo quy định của pháp luật và theo ủy quyền của cấp trên.

3.2.6 Tổ chức phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thúc đẩy SX

Chính quyền cơ sở tổ chức phát triển các cơ sở hạ tầng cơ bản phục vụ hoạt động SX, KD như: hệ thống điện, hệ thống GTVT, hệ thống thủy lợi, hệ thống chợ…

3.2.7 Quản lý các yếu tố nhằm thúc đẩy KT

- Thống kê và quản lý sử dụng đất công.

- Các di tích lịch sử, VH góp phần phát triển KT du lịch.

- Cho thuê hoặc tổ chức khai thác các công trình phúc lợi.

Phân công nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến QLNN về KT trên địa bàn xã, phường, thị trấn

3.3.1 Phân công giữa HĐND và UBND

- HĐND là CQ quyền lực NN ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và CQNN cấp trên.

- UBND chịu trách nhiệm trước HĐND và CQHCNN cấp trên UBND tổ chức việc thi hành Hiến pháp và PL ở địa phương, tổ chức thực hiện NQ của HĐND và thực hiện các nhiệm vụ do CQNN cấp trên giao UBND chịu sự giám sát của HĐND; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện NQ của HĐND, báo cáo trước HĐND; phối hợp với thường trực HĐND chuẩn bị nội dung các kỳ họp của HĐND, xây dựng các đề án trình HĐND xem xét, QĐ.

Như vậy, HĐND và UBND có mối quan hệ phân công, phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong QLNN về KT trên địa bàn xã, phường, TT.

3.3.2 Phân công trong nội bộ UBND

- Về cơ cấu tổ chức, UBND bao gồm: CT, PCT và các Ủy viên UBND - Nguyên tắc làm việc của UBND:

+ UBND làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân và tinh thần chủ động, sáng tạo của CT, PCT, UV UBND.

+ Chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của CQNN cấp trên, sự lãnh đạo của đảng ủy, sự giám sát của HĐND; phối hợp chặt chẽ giữa UBND với MTTQ và các đoàn thể nhân dân cùng cấp trong quá trình triển khai thực hiện mọi nhiệm vụ.

+ Giải quyết các công việc của công dân và tổ chức theo đúng PL, đúng thẩm quyền và phạm vi trách nhiệm; bảo đảm công khai, minh bạch, kịp thời và hiệu quả; theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định và chương trình, KH công tác của UBND.

+ CB, CC cấp xã phải sâu sát cơ sở, lắng nghe mọi ý kiến đóng góp của nhân dân, có ý thức học tập để nâng cao trình độ, từng bước đưa hoạt động của UBND ngày càng chính quy, hiện đại, vì mục tiêu XD chính quyền cơ sở vững mạnh, nâng cao đời sống nhân dân.

- Cách thức giải quyết công việc của UBND như sau:

+ UBND họp, thảo luận tập thể và QĐ theo đa số các vấn đề quan trọng theo quy định của PL.

+ Đối với các vấn đề cần giải quyết gấp nhưng không tổ chức họp UBND được, theo QĐ của CT UBND, VP UBND gửi toàn bộ hs của vấn đề cần xử lý đến các thành viên UBND để lấy ý kiến Nếu quả nửa tổng số thành viên UBND nhất trí thì VP UBND tổng hợp, trình CT UBND QĐ và b/c UBND tại phiên họp gần nhất.

- Trách nhiệm của các thành viên UBND được thể hiện như sau:

+ CT UBND là người lãnh đạo và điều hành công việc của UBND, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cùng với tập thể UBND chịu trách nhiệm về h/động của UBND trước HĐND và trước

+ Phó CT và các thành viên khác của UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do CTUBND phân công và phải chịu trách nhiệm trước CT UBND về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã được giao.

+ Mối thành viên của UBND chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác của mình trước HĐND, UBND và cùng với các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của UBND trước HĐND và trước CQNN cấp trên.

* Thực tiễn công tác quản lý NN về KT của chính quyền cơ sở:

Sau 30 năm đổi mới nền KT vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN, dưới sự lãnh đạo của NN, đất nước ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, vị thế của VN trong khu vực và trên TG ngày một nâng cao.

Tuy nhiên, quá trình QLNN nền KT của NN trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế nhất định như nội dung, phương thức, mức độ QLNN đối với các khu vực KT còn chưa thống nhất và chưa hiệu quả; còn nhiều bất cập trong phân cấp và phối hợp QLNN.

Việc tách chức năng QLNN với chức năng KD của DN còn chậm Một số chủ trương, chính sách chưa được thể chế hóa bằng các KH, cơ chế, trách nhiệm triển khai cụ thể, kịp thời, hiệu quả.

Công tác thông tin, đánh giá dự báo KT và quản lý chất lượng còn lúng túng và bị buông lỏng.

Vai trò chủ đạo của KT NN chưa được thể hiện rõ ràng, sử dụng nguồn vốn nhằm phát triển đất nước còn kém hiệu quả Việc đổi mới tái cơ cấu lạ các DN NN, tập đoàn, tổng công ty còn chậm, chưa có những thay đổi đảng kể Đầu tư tràn lan, không theo quy hoạch gây lãng phí, thất thoát. Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng KHKT và quản lý, SX của nền KT còn chậm, yếu kém và chưa được quan tâm đúng mức.

- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về KT

Thứ nhất, xây dựng chiến lược, KH, chương trình để định hưỡng cho sự phát triển của nền KT.

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA, GIÁO DỤC, Y TẾ Ở CƠ SỞ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA Ở CƠ SỞ

1.1 Vai trò của VH và QL h/động VH đối với sự phát triển của đất nước và địa phương a Khái niệm VH

Là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội.

VH bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín gưỡng.

- HCM cho rằng: vì lẻ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, PL, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.

- Tổng giám đốc UNESCO định nghĩa về VH như sau: VH phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua bao hàng thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, tryền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khăng định bản sắc riêng của mình.

- Quan niệm của UNESCO về VH: VH nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một XH hay một nhóm người trong XH và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin Vh bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia.

- Đặc trưng cơ bản của khái niệm VH:

+ Một là, VH chỉ có ở loài người.

+ Hai là, VH là dấu hiệu làm phân biệt giữa cộng đồng XH này với cộng đồng XH khác b Vai trò của VH: Gồm có 2 vai trò

* VH là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - XH.

- Mục tiêu của phát triển phải là VH, là nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, bảo đảm sao cho kết hợp hài hòa giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần.

- Tăng trưởng KT phải gắn với phát triển VH, thực hiện tiến bộ và công bằng XH điều đó có nghĩa là phải hướng tới sự phát triển bền vững.

- Tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ sở khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.

- VH là mục tiêu của sự phát triển được biểu hiện ở hai khía cạnh:

+ VH là một bộ phận, lĩnh vực của XH mà chúng ta XD.

+ VH tác động đến mục tiêu bao trùm đó chính là con người.

* VH là động lực của sự phát triển KT – XH.

- VH là sản phẩm rất chủ động, bởi đầu óc con người là sản phẩm rất chủ động VH làm cho KT phát triển, KT tạo điều kiện thúc đẩy cho VH phát triển và khi VH phát triển sẽ thúc đẩy KT phát triển.

- Để phát triển kinh tế người ta nhấn mạnh việc khai thá các yếu tố lao động và đất đai.

- Đến thời kỳ CM công nghiệp (cơ khí) thì lao động vốn, kỷ thuật và phương pháp quản lý được coi là những yếu tố chủ chốt của tăng trưởng kinh tế.

- Ngày nay, trong điều kiện của CM khoa học và công nghệ hiện đại, yếu tố quyết định cho sự phát triển là trí tuệ, tri thức, thông tin; là sáng tạo và đổi mới không ngừng nhằm tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các cá nhân và cộng đồng.

Nguồn lực con người là nhân tố liên kết, tích hợp, tổng hợp các nguồn lực khác tạo động lực cho sự phát triển Đề cập tới nguồn lực con người chính là đề cập tới yếu tố văn hóa, bỡi lẻ nhân tố chủ thể của VH chính là con người.

Như vậy, VH là vai trò như tổng hơp lực, nó tích hợp các nguồn lực, tạo nên một động lực trí tuệ (tiềm năng sáng tạo, tri thức, kinh nghiệm, đạo đức, ý chí, nghị lực, nhân cách). c Xây dựng đời sống VH cơ sở

- Cấp cơ sở là đơn vị hành chính lãnh thổ thấp nhất trong hệ thống BMNN bốn cấp ở nước ta, là nơi kiểm tra sự đúng đắn đường lối, chính sách của Đảng trong thực tế và cũng là nơi tăng cường mối quan hệ giữa Đảng, NN với nhân dân, là nơi đóng góp cho Đảng, NN những kinh nghiệm và bài học quý báu cho việc xây dựng, sửa đổi chính sách, PL một cách đúng đắn, thực tiễn và khoa học.

- Đời sống VH là tất cả nội dung và cách thức, hình thức h/động VH nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và phát triển của con người trong điều kiệnKT-XH nhất định.

+ Đời sống VH là một bộ phận của đời sống XH phản ánh nhu cầu VH của XH.

+ Hoạt động VH là một bộ phận của h/động XH nhằm tạo ra các thành tựu Vh vừa thỏa mãn nhu cầu về VH, vừa hướng con người tới các giá trị của cái đúng, cái tốt và cái đẹp, thúc đẩy sự tiến bộ XH.

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở CƠ SỞ

2.1 Vai trò của giáo dục và quản lý h/động giáo dục đối với sự phát triển của đất nước và địa phương a Khái niệm giáo dục và hệ thống giáo dục quốc dân

Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm bồi dưỡng cho người ta: những phẩm chất đạo đức, những tri thức cần thiết để họ có khả năng tham gia mọi mặt của đời sống XH.

* Hệ thống giáo dục quốc dân

Gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên - Giáo dục chính quy: gồm 4 cấp bậc học

+ Giáo dục mầm non + Giáo dục phổ thông + Giáo dục nghề nghiệp + Giáo dục đại học và sau đại học - Giáo dục thường xuyên

+ Hình thức: VLVH, học từ xa, tự học có hướng dẫn.

+ Cơ sở giáo dục thường xuyên: TT giáo dục thường xuyên, TT học tập cộng đồng, trung tâm tin học, ngoại ngữ. b Vai trò của giáo dục

- GD là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp hóa, HĐH.

- GD là nhân tố quan trọng phát huy nguồn lực con người.

UNESCO đã nêu lên bốn trụ cột của giáo dục, đó là:

+ Học để biết + Học để làm.

+ Học cùng chung sống, học cách sống với người khác.

+ Học để tự khẳng định mình.

Như vậy, GD là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản cho phát triển XH, tăng trưởng KT nhanh và bền vững.

2.2 Quan điểm của ĐCSVN về giáo dục

HN lần thứ 8 BCHTW khóa XI đã thông qua NQ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

- Đổi mới giáo dục mầm non, phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1 Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015, nâng cao chất lượng trong những năm tiếp theo và miễn học phí trước năm 2020.

- Đối với giáo dục phổ thông, phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát triển và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

- Đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục THPT và tương đương.

- Đối với giáo dục nghề nghiệp có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp.

- Đối với giáo dục ĐH, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học.

- Đối GDTX, bảo đảm cơ hội cho mọi người, nhất là vùng nông thôn, vùng khó khăn, các đối tượng chính sách được học tập nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng cuộc sống.

- Đối với việc dạy tiếng Việt và truyền bá VH dân tộc cho người VN ở nước ngoài, phát huy sức mạnh của VH VN, gắn bó với quê hương, xây dựng tình đoàn kết, hữu nghị với nhân dân các nước.

2.3 Nội dung quản lý NN về giáo dục ở cơ sở

* Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục (Điều 99 Luật giáo dục năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009) bao gồm:

Một là, xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục.

Hai là, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác.

Ba là, quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ.

Bốn là, tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục.

Năm là, thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục.

Sáu là, tổ chức bộ máy quản lý giáo dục.

Bảy là, tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Tám là, huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục.

Chín là, tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục.

Mười là, tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về giáo dục.

Mười một là, quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối với sự nghiệp giáo dục.

Mười hai là, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục.

* Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục của chính quyền cơ sở:

- Thực hiện chức năng QL NN về GD trên địa bàn.

- XD và trình HĐND cấp cơ sở kế hoạch phát triển GD ở địa phương và tổ chức thực hiện khi được phê duyệt, XD quy hoạch về đất đai cho các cơ sở GD trên địa bàn theo tiêu chuẩn quốc gia.

- Cho phép thành lâp nhóm trẻ,, lớp mẫu giáo độc lập tư thục theo tiêu chuẩn.

- Thực hiện XH hóa GD, XD môi trường GD lành mạnh, vận động nhân dân tham gia chăm lo con em thực hiện nếp sống VH mới, tham gia bảo vệ của công, bảo vệ và tôn tạo các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, công trình VH, công trình giành cho các hoạt động học tập, vui chơi của học sinh; huy động các nguồn lực phát triển GD của xã.

- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo định kỳ và hàng năm về tổ chức và GD.

- Phối hợp với các CS GD trên địa bàn xã tổ chức đăng ký, huy động tối đa người trong độ tuổi đi học để phổ cập GD.

- Quản lý trung tâm học tập cộng đồng, phối hợp GD và ĐT quản lý cơ sở GD mầm non, tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn.

2.4 Phương thức quản lý các h/động giáo dục của chính quyền cơ sở

- Pháp luật: Luật GD năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009) - Kế hoạch, chương trình

- Đầu tư, hỗ trợ tài chính - Thanh tra, kiểm tra

2.5 Thẩm quyền của chính quyền cơ sở trong quản lý h/động giáo dục Điều 30 và Điều 114 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003.

* Liên hệ thực tiễn Liên hệ công tác xã hội hóa giáo dục và đào tạo ở địa phương hiện nay:

- Góp phần nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong xã hội về vai trò vi trí của giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mọi dòng họ, gia đình, mỗi người dân.

- Góp phần đa dạng hóa các loại hình trường lớp.

- Tạo phong trào học tập sôi nổi trong cán bộ, nhân dân, học sinh, sinh viên, nhất là thanh niên góp phần xây dựng xã hội học tập, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

- Góp phần tăng thêm các điều kiện phát triển giáo dục.

- Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn, chưa có chính sách đồng bộ khuyến khích phát triển giáo dục ở mức cao.

- Nhận thức về xã hội hóa giáo dục của một số ít cán bộ cơ sở và một bộ phận nhân dân còn hạn chế, nhận thức và hành động ở một số nơi còn trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, mang nặng tính bao cấp.

- Các chính sách về xã hội hóa chưa được thể chế kịp thời và phù hợp với từng địa phương.

- Việc phân cấp để thực hiện nhiệm vụ này chưa thật hợp lý.

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG Y TẾ Ở CƠ SỞ

3.1 Vị trí, tầm quan trọng của h/động YT và CSSK nhân dân ở cơ sở

- YT là lĩnh vực HĐ chăm lo sức khỏe nhân dân YT gồm các HĐ: vệ sinh MT sống và làm việc, dinh dưỡng và phòng chống dịch bệnh, khám và điều trị bệnh.

- Tổ chức YT thế giới: sức khỏe là trạng thái thoải mai về thể chất, tinh thần và XH.

* Vai trò của h/động YT và CSSK nhân dân đối với sự PT của đất nước và địa phương

- Hoạt động YT góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em: cải tạo giống nòi thông qua việc giàm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ em khuyết tật, bại liệt và thiếu cân.

- Hoạt động YT góp phần đáp ứng nguồn nhân lực quốc gia với chất lượng cao.

3.2 Quan điểm của Đảng về h/động y tế và CSSK nhân dân a Nghị quyết 46-ND/TW ngày 23/2/2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã chỉ ra 5 quan điểm

Quan điểm 1: Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là h/động nhân đạo, bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp XD và bảo vệ Tổ quốc

Quan điểm 2: Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển.

Quan điểm 3: Thực hiện CSSK nhân dân toàn diện.

Quan điểm 4: XH hóa các h/động CSSK gắn với đầu tư của NN.

Quan điểm 5: Ngành y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. b Văn kiện ĐH ĐB toàn quốc lần thứ XI: Phát triển sự nghiệp YT, nâng cao chất lượng công tác CSSK nhân dân

Thứ nhất, phát triển hệ thống CSSK và nâng cao chất lượng dịch vụ YT.

Thứ hai, XD và thực hiện chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người VN.

Thứ ba, thực hiện tốt các chính sách dân số và KHHGĐ.

Thứ tư, đẩy mạnh XH hóa lĩnh vực YT. c Nội dung QL h/động y tế ở cơ sở

* Nhiệm vụ quản lý các hoạt động y tế và chăm sóc sức khỏe ND của chính quyền cơ sở:

- Tổ chức thực hiện các chương trình YT cơ sở, dân số KH hóa gia đình được giao; vận động ND được giữ gìn vệ sinh, phòng chống dịch bệnh.

- Chỉ đạo triển khai các chương trình YT quốc gia, vận động ND đưa trẻ đi tiêm đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh.

- Nắm tình hình sức khỏe, bệnh tật ND trên địa bàn, báo cáo kịp thời những dịch bệnh, thực hiện kế hoạch phòng bệnh, phòng dịch tại địa phương.

- GD và vận động nhân dân tiếp cận với hình thức khám chữa bệnh, theo phương pháp khoa học và hiệu quả.

- Vận động ND thực hiện phong trào vệ sinh phòng dịch, phòng bệnh và các hoạt động phong trào khác của ngành YT.

Tùy từng điều kiện cụ thể của từng địa bàn mà thực hiện các công việc sau đây:

- Phổ biến rộng rãi cho quần chúng ND vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh phòng dịch trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.

- Tổ chức diệt trừ muỗi, chuột, ruồi.

- Giới thiệu người dân tới các địa điểm khám chữa bệnh tại các cơ sở YT, đảm bảo mọi người dân đều được sử dụng dịch vụ y tế.

- Tổ chức tiêm phòng dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe cho các bà mẹ và trẻ em, thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống suy dinh dưỡng.

- Tổ chức và QL các trạm YT.

- Vận động ND trồng và sử dụng cây thuốc nam.

- Nắm tình hình và quản lý các hoạt động tư doanh trên địa bàn.

* Phương thức QL các h/động YT và CSSK nhân dân của chính quyền cơ sở

- QL h/động YT bằng PL:

+ Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân (1989) + Luật BV, CS và giáo dục trẻ em (2004) + Luật Dược (2005)

+ Luật Khám bệnh, chữa bệnh (2009) + Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm (2007) + Luật BHYT (2008)

+ Luật An toàn thực phẩm (2010)

- QL bằng kế hoạch, chương trình, chính sách: XD KH, chương trình, chính sách về CSSK nhân dân, chỉ đạo thực hiện các chương trình YT trọng điểm là nội dung quan trọng trong QL h/động YT.

- QL bằng đầu tư: Đầu tư cho sức khỏe là đầu tư trực tiếp cho nguồn vốn - yếu tố QĐ sự phát triển.

- QL bằng thanh tra, kiểm tra, giám sát: Tổ chức thanh tra, kiểm tra thường xuyên các cơ sở YT, h/động YT trên địa bàn bảo đảm an toàn cho sức khỏe cộng đồng.

* Thẩm quyền của chính quyền cơ sở trong QL h/động YT và CSSK nhân dân

Luật Tổ chức HĐND và UBND (2003) Điều 30 và Điều 114 quy định về nội dung QLNN của chính quyền cơ sở về VH, GD, YT

* Liên hệ công tác y tế

Cơ sở vật chất, đội ngũ y bác sĩ có trình độ năng lực tốt, thường xuyên được bồi dưỡng nhuyên môn, nghiệp vụ, vận động nhân dân thực hiện và tiếp cận với nhiều hình thức khám chữa bệnh theo phương pháp khoa học và đạt hiệu quả Phổ biến rộng rãi cho người dân về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sing phòng dịch trong chăn nuôi…giới thiệu người dân tới các điểm khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, tổ chức tiêm phòng dịch bệnh, chăm sóc sức khoae cho bà mẹ và trẻ em, vận động nhân dân trồng và sử dụng cây thuốc nam.

- Hạn chế: Đa số người dân chưa nhận thức sâu về công tác y tế ở cơ sở, một số đồng bào dân tộc sinh sống ở địa phương còn mê tín dị đoan trong việc khám chữa bệnh Một số cán bộ y tế còn thiếu trách nhiệm, nhũng nhiễu, tiêu cực trong việc khám chữa bệnh cho người dân từ người dân thiếu lòng tin vào cán bộ y bác sĩ ở cơ sở.

Vẫn còn xảy ra tình trạng tiêm nhầm thuốc cho trẻ em dẫn đến tử vong.

+ Tập trung phát triển mạnh mẽ hệ thống chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.

Phát triển nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng XHCN ở VN

Một số vấn đề lý luận về KTTT Khái niệm và đặc điểm cơ bản của KTTT

* Khái niệm Khái niệm 1: Là kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường

Khái niệm 2: Là giai đoạn phát triển cao của KT hàng hóa, các yếu tố đầu vào, đầu ra của sản xuất phải thông qua thị trường Các chủ thể KT tham gia thị trường đều chịu sự tác động của các quy luật thị trường thái độ ứng xử của họ đều nhằm tìm kiếm lợi.

* Đặc điểm cơ bản của KTTT - Các chủ thể KT

Các chủ thể kinh tế thuộc các thành phần kinh tế khác nhau khi tham gia hoạt động trong nền kinh tế được tự chủ sản xuất kinh Tính tự chủ thể hiện ở các mặt: tự chủ về tài chính từ việc huy động sử dụng, quản lý vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; tự do lựa chọn các ngành nghề, lĩnh vực đầu tư sản xuất kinh doanh mà luật pháp không cấm; tự chủ lựa chọn các hình thức sở hữu và mô hình sản xuất kinh doanh.

- Thị trường của nền KTTT:

Trong nền kinh tế thị trường, thị trường vừa là căn cứ vừa là đối tượng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, tức là các hoạt động sản xuất kinh doanh phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường và hướng tới phục vụ thị trường.

Một thị trường hoàn chỉnh có hệ thống thị trường đồng bộ:

* Thị trường bất động sản;

* Thị trường khoa học công nghệ;

- Cơ chế vận hành của nền KTTT

Nền KTTT vận hành theo cơ chế thị trường Cơ chế thị trường như là guồng máy tự tạo điều tiết nền kinh tế trong việc phân bổ các nguồn lực của nền kinh tế, luồng hàng hó vận động theo các quan hệ cung cầu, cạnh tranh Cơ chế thị trường cũng tham gia điều tiết lợi ích của các chủ thể trong nền KTTT theo các quy luật thị trường

- Giá cả trong nền KTTT:

* Giá cả là tín hiệu cơ bản của KTTT, nó phụ thuộc vào giá trị thị trường, vào giá trị tiền tệ, quan hệ cung cầu, và cạnh tranh.

Giá cả trong nền KTTT vừa có chức năng thông tin về cung cầu thị trường, vừa có chức năng phân bổ các nguồn lực và là một trong những công cụ cạnh tranh của các chủ thể kinh tế, nên nó điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh, kích thích đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại và phân hóa những người sản xuất kinh doanh trong nền KTTT.

- Vai trò điều tiết của nhà nước trong nền KTTT

Nền KTTT vận hành theo cơ chế thị trường và cơ chế thị trường có tác động hai mặt tích cực và tiêu cực đến sự phát triển KT-XH Vì vậy sự điều tiết của NN đối với nền KT là để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường Do đó cần có vai trò của nhà nước điều tiết bằng các chức năng:

- Định hướng, tạo môi trường, kiểm soát và điều tiết sự phát triển của nền kinh tế:

Sự định hướng nền kinh tế của NN được thực hiện qua việc NN xây dựng quy hoạch, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn Tạo môi trường pháp lý thuận lợi như: hệ thống luật pháp đồng đồng bộ, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế; hệ thống các văn bản hướng dẫn, các định chế, các chính sách phát triển kinh tế. Để nền kinh tế thị trường phát triển ổn định và bền vững, NN chỉ can thiệp vào nền kinh tế khi cần thiết.

- Phân bổ các nguồn lực và phân phối lại thu nhập:

Do đặc trưng của nền kinh tế thị trường các chủ thể kinh tế được tự chủ sản xuất kinh doanh và mục tiêu hướng tới là tối đa hóa lợi nhuận nên dễ dẫn đến sự cạnh tranh giành giật lợi thế trong việc khai thác các nguồn lực quốc gia, làm tổn hại hoặc sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực đó.

Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường dưới tác động của quy luật giá trị sẽ có phân hóa giàu nghèo, những chủ thể kinh tế có những điều kiện sản xuất kinh doanh thuận lợi, chiến thắng trong cạnh tranh sẽ thu lợi nhuận cao.

- Giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm phát triển bền vững.

Do động cơ của các nhà sản xuất kinh doanh trong kinh tế thị trường là lợi nhuận , nên họ không quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội như thiên tai, bệnh dịch, ô nhiễm môi trường … Vì vậy giải quyết các vấn đề này không ai khác ngoài NN NN là lực lượng chủ lực để tổ chức thực hiện giải quyết các vấn đề thiên tai, thất nghiệp, môi trường … để đảm bảo sự ổn định xã hội – đó là điều kiện quan trọng cho kinh tế phát triển bền vững.

* KTTT tự do cạnh tranh Được hình thành và phát triển từ TK XVII đến cuối TK XIX ở các nước TBCN Đặc trưng của mô hình KT này là nền KT chịu sự điều tiết của các quy luật thị trường.

* KTTT có sự điều tiết của NN

- Mô hình KTTT Mỹ là mô hình KTTT tự do mới.

- Mô hình KTTT Đức là mô hình KTTT – XH.

- Mô hình KTTT Nhật Bản là mô hình “KTTT phối hợp”.

- Mô hình KTTT Trung Quốc là nền KTTT XHCN đặc sắc TQ.

PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VN HIỆN NAY

2.1 Khái niệm KTTT Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX nêu: “Nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta là nền KT hàng hóa nhiều thanh phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đây là hình thái KTTT vừa tuân theo những quy luật của KTTT, vừa được sự dẫn dắt bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH”.

2.2 Tính tất yếu của việc phát triển KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam a Điều kiện trong nước

Nước ta là nền kinh tế lạc hậu, sản xuất nhỏ là phổ biến đồng thời lại bị chiến tranh tàn phá kéo dài, đây là điều kiện cơ bản để nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần còn tồn tại.

Nền sản xuất hàng hóa sau thời kỳ năm 1986 đã phát triển mạnh, những yếu tố cơ bản của quan hệ thị trường được hình thành và phát triển, vì vậy tất yếu nền kinh tế thị trường xuất hiện Thời kỳ trước năm 1986, mô hình phát triển kinh tế tập trung bao cấp đã biểu hiện kìm hãm sự phát triển KTXH, đặc biệt GĐ 1975-1986 ĐH Đảng lần thứ VI đã thực hiện cuộc cách mạng – đổi mới tư duy, đặc biệt là tư duy kinh tế mà cốt lõi là chuyển nền kinh tế vận hành theo cơ chế tập trung, bao cấp sanh cơ chế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế Sự đổi mới đó đã từng bước hình thành và phát triển các yếu tố cơ bản của thị trường như: giá cả hình thành theo cơ chế tự do; trên thị trường các chủ thể cạnh tranh nhau để tìm kiếm lợi nhuận; nền kinh tế hoạt động theo các quy luật thị trường, Đó là những điều kiện cho sự hình thành và phát triển KTTT.

Thực tiển phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở VN từ năm 2001 đến nay đã đạt được những thành tựu lớn: VN đã thoát ra khỏi nước nghèo và kém phát triển, kết cấu hạ tầng KT- XH phát triển nhanh Điều đó chứng tỏ nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường là phù hợp với điều kiện VN trong bối cảnh thế giới mới.

Mặt khác, VN có những tiền đề chính trị - XH để nền KTTT định hướng XHCN phát triển Sự lãnh đạo của ĐCS và sự quản lý của NN XHCN trong phát triển kinh tế là tiền đề chính trị quan trọng để đảm bảo định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường Mặt khác sự đồng thuận của đại đa số nhân dân trong quá trình thực hiện phát triển kinh tế đất nước để xây dựng chủ nghĩa xã hội đã tạo tiền đề vững chắc cho nền kinh tế thị trường định hướng XHCN phát triển. b Điều kiện quốc tế

- Trong lịch sử phát triển các mô hình kinh tế của nhân loại đã trải qua thì mô hình KTTT là mô hình có hiệu quả KTTT đã tạo ra năng suất lao động cao, tạo ra nguồn hàng lớn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của tiêu dùng ( cả về số lượng, chủng loại, mãu mã và chất lượng) và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hơn nền kinh tế tự cung, tự cấp; nền kinh tế tập trung , bao cấp.

Phát triển KTTT còn là yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Hội nhập KTQT đang là xu hướng tất yếu của thời đại, thực chất đó là sự tham gia của các quốc gia vào sân chơi chung của nền kinh tế thế giới, sân chơi đó là của các nền KTTT, với chủ trương của Đảng ta là tích cực chủ động hội nhập kinh tế thế giới, tất yếu VN phải chuyển đổi sang nền KTTT.

Bản chất và đặc thù của nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam

a Bản chất của nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam

- “Nền KTTT định hướng XHCN ở VN là nền KT hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; vừa vận động theo những quy luật của KTTT, vừa được dẵn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH; trong đó, cơ chế thị trường được vận dụng đầy đủ, linh hoạt để phát huy mạnh mẽ, có hiệu quả mọi nguồn lực nhằm phát triển nhanh và bền vững nền KT; khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

- Nền KTTT vừa có đặc trưng chung vừa có đặc thù của định hướng XHCN. b Đặc thù của nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam

Về mục tiêu phát triển nền KTTT định hướng XHCN: ngoài mục tiêu của nền KTTT là lợi nhuận thì mục tiêu phát triển của nền KTTT định hướng XHCN ở VN nhằm phát triển lực lượng, giải phóng sức sản xuất của XH và từng bước xây dựng tiền đề vật chất cho CNXH Mặt khác, phát triền kinh tế thị trường thúc đẩy sản xuất phát triển tạo nhiều hàng hóa, phong phú về chủng loại và nâng cao chất lượng hàng hóa để từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân Như vậy, mục tiêu phát triển KTTT định hướng XHCN ở nước ta vừa thực hiện mục tiêu kinh tế, vừa thực hiện mục tiêu xã hội Phát triển KTTT định hướng XHCN để thu lợi nhuận, khai thác các lợi thế của quốc gia nhằm phát triển lực lượng sản xuất, từng bước tạo lập những tiền đề vật chất cho chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân.

Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN là nền kinh tế “ phát triển đa dạng các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp” và “ mọi thành phần kinh tế, các chủ thể tham gia thị trường đều được coi trọng, cùng phát triển lâu dài, hợp tác cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh và văn minh, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” để góp phần định hướng nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN.

Về chế độ phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là công bằng trong phân phối các yếu tố của sản xuất, tiếp cận và sử dụng các cơ hội, điều kiện phát triển Phân phối kết quả làm ra chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội Như vậy, phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở VN là chú ý đến lợi ích của người lao động- điều này thể hiện rõ bản chất của chủ nghĩa xã hội vì con người.

Sự điều tiết của NN trong nền KTTT ở nước ta phải định hướng XHCN trong sự phát triển của nền KTTT thông qua xây dựng và thực hiện quy hoạch,chiến lược, kế hoạch và chính sách phát triển KT-XH để từng bước xây dựng những tiền đề vật chất cho chủ nghĩa xã hội Đồng thời, để đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, NN tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh.

Thực trạng nền KTTT định hướng XHCN ở VN hiện nay

Nền kinh tế nước ta từ khi chuyển sang nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường từ năm 1986 đến nay đã tạo những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị và đời sống xã hội.

Các thành phần kinh tế được thừa nhận, tồn tại và hoạt động Trong đó kinh tế tư nhân, cá thể là thành phần kinh tế được Đảng và Nhà nước quan tâm tạo mọi điều kiện phát triển, do vậy việc thực hiện dân chủ trong kinh tế được phát huy, các chủ thể kinh tế phấn khởi trong đầu tư Các nguồn lực kinh tế được khai thác và phát huy.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục tăng qua đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, thúc đẩy mở rộng ngành nghề, giải quyết một lượng lớn lao động trong nông thôn dôi dư do cơ giới hóa trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thu nhập quốc nội nền kinh tế liên tục tăng.

Thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước đầu tư sản xuất của cải vật chất, giải quyết vấn đề hàng tiêu dùng trong nước và tham gia xuất khẩu

- Về chính trị: kinh tế ổn định do hệ thống chính trị lãnh đạo điều hành kéo theo chính trị cũng ổn định tạo uy tín của Việt Nam trong khu vực và quốc tế.

- Về văn hóa xã hội: phát triển kinh tế góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, tuy nhiên lĩnh vực này do tác động của cơ chế thị trường nên còn nhiều vấn đền cần quan tâm Nhưng nhìn chung các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường đã tạo nên những khởi sắc tạo nền tảng xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Nền KTTT đang ở trình độ thấp

Trình độ KH-CN lạc hậu so với các nước trong khu vực và thế giới đang chiếm tỷ trọng lớn trong các ngành, các lĩnh vực trong ngành kinh tế quốc dân, dẫn đến năng suất lao động chưa cao, năng lực cạnh tranh thấp Tăng trưởng kinh tế VN kéo dài quá lâu tình trạng tăng trưởng kinh tế dựa vào vốn, lao động; yếu tố vốn đóng góp vào tăng trưởng kinh tế là 52,7%, yếu tố lao động là 19,1%; cơ cấu hàng hóa công nghiệp; tỷ trọng hàng gia công, lắp ráp chiếm tỷ trọng lớn; cơ cấu hàng xuất khẩu VN chậm thay đổi , hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng thô sơ, sơ chế, gia công lắp ráp.Hậu quả của năng lực KH-CN thấp làm cho năng lực cạnh tranh VN có xu hướng tụt bậc.

Nguyên nhân của phát triển KH-CN VN bị hạn chế do: đầu tư cho KH- CN thấp, hiện chỉ 1% GDP, mức đầu tư đổi mới công nghệ thấp dưới 0,5%; đội ngũ nhân lực KH-CN hạn chế, thiếu những nhà khoa học đầu ngành; môi trường cho việc phát triển nghiên cứu, ứng dụng KH-CN bị hạn chế cả tầm vĩ mô và vi mô.

Vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh thiếu, sử dụng và quản lý kém hiệu quả làm hạn chế đến mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt thấp so với kế hoạch đề ra; khu vực doanh nghiệp khó khăn về vốn, hiệu quả sử dụng vốn thấp Đầu tư dàn trải, vốn thất thoát, rò rỉ, hiệu quả đầu tư thấp đã làm cho nền kinh tế VN bị kéo dài tình trạng khan hiếm vốn.

Lực lượng lao động của VN đông, nhưng không mạnh; với lực lượng lao động hiện nay có khoảng 52 triệu người nằm trong độ tuổi lao động theo luật định, nhưng chỉ có khoảng 35% lao động qua đào tạo; việc bố trí và sử dụng lao động hiệu quả thấp.

Hạ tầng KT-XH có tốc độ phát triển nhanh như: hệ thống giao thông vận tải, điện, nước, giáo dục đào tạo, y tế, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường trong hội nhập kinh tế quốc tế, chưa tạo môi trường thuận lợi để phát triển nền KTTT, bởi sự phát triển thiếu đồng bộ, đồng đều giữa các vùng, miền.

Quan hệ về sở hữu, tổ chức quản lý, phân phối đã có những đổi mới căn bản theo xu hướng của nền KTTT Tuy nhiên sự đổi mới còn chậm chưa đáp ứng được tốc độ phát triển nền KTTT, chưa theo kịp yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.

- Nền kinh tế đang trong quá trình tiếp tục chuyển đổi

Từ nền kinh tế tập trung, bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường nên những tư tưởng, tu duy của nền kinh tế cũ tồn tại trong sự vận hành của nền kinh tế, cản trở đến sự phát triển kinh tế thị trường Mặt khác, các yếu tố của nền kinh tế thị trường sẽ thiếu và chưa hoàn thiện: hệ thống pháp luật, hệ thống các thị trường cơ bản ( TT tài chính, sức lao động, BĐS, KH-CN) cơ chế quản lý nền KTTT

- Phát triển nền KTTT định hướng XHCN trong điều kiện đây mạnh hội nhập quốc tế

Hội nhập quốc tế cho phép tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài để phát triển sản xuất, kinh doanh như vốn, KH-CN, kinh nghiệm tổ chức quản lý nền sản xuất lớn để phát triển KTTT, nâng cao nâng lực cạnh tranh Đồng thời, mở rộng và phát triển thương mại quốc tế để đẩy mạnh hoạt động XNK tạo tiền đề đáp ứng nhu cầu đều vào và giải quyết đầu ra cho nền KTTT.

Thách thức lớn nhất hiện nay của nền kinh tế VN khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới là năng lực cạnh tranh; hệ thống luật phát chưa hoàn thiện và chưa đồng bộ Nguồn nhân lực VN hiện nay cũng là thách thức lớn bởi trên thực tế, lực lượng lao động không có tay nghề dôi thừa nhiều tạo áp lực việc làm lớn, nhưng lao động theo yêu cầu phát triển KTTT hiện đại lại rất thiếu.

Ngày đăng: 03/09/2024, 10:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w