1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chất lượng nước trên hệ thống kênh rạch xã an thạnh nam, huyện cù lao dung, tỉnh sóc trăng phục vụ cho nuôi tôm

47 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chất lượng nước trên hệ thống kênh rạch xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng phục vụ cho nuôi tôm
Người hướng dẫn Ths. ………, Ts. ………
Trường học Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Khoa học Môi Trường
Thể loại Luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2015
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 3,8 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: GIỚI THIỆU (9)
  • Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU (11)
    • 2.1 Sơ lược về huyện Cù Lao Dung (11)
      • 2.1.1 Vị trí địa lí (11)
      • 2.1.2 Tình hình nuôi tôm (11)
      • 2.2.3 Thuận lợi và khó khăn trong nuôi tôm (12)
    • 2.2 Quản lí nước trong nuôi trồng thủy sản (13)
      • 2.2.1 Chất lượng nước trong ao nuôi tôm (13)
      • 2.2.2 Thay nước trong nuôi tôm (13)
      • 2.2.3 Hệ thống xử lý nước cấp và chất thải (14)
    • 2.3 Một số mô hình nuôi tôm (14)
      • 2.3.1 Mô hình nuôi tôm thâm canh (15)
      • 2.3.2 Nuôi tôm bán thâm canh (16)
      • 2.3.3 Nuôi tôm quảng canh (nuôi tự nhiên) (16)
      • 2.3.4 Nuôi tôm quảng canh cải tiến (16)
    • 2.4 Sơ lược về tôm sú và tôm thẻ chân trắng (17)
      • 2.4.1 Tôm Sú (Penaeus monodon) (17)
      • 2.4.2 Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) (18)
    • 2.5 Một số thông số chất lượng môi trường nước trong nuôi tôm (19)
      • 2.5.1 Nhiệt độ (20)
      • 2.5.2 Độ trong (20)
      • 2.5.3 pH (21)
      • 2.5.4 Độ mặn (22)
      • 2.5.5 Oxy hòa tan (DO) (22)
      • 2.5.6 Độ kiềm (23)
      • 2.5.7 Amoniac (NH 3 ) (23)
      • 2.5.8 Nitrate (NO 2 - ) (24)
      • 2.5.9 Hydro sunfua (H 2 S) (25)
      • 2.5.10 Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD 5 ) (26)
  • Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (27)
    • 3.1 Thời gian và địa điểm thu mẫu (27)
    • 3.2 Phương pháp nghiên cứu (27)
      • 3.2.1 Chu kỳ thu mẫu (27)
      • 3.2.2 Vị trí thu mẫu (27)
    • 3.3 Phương pháp thu và phân tích mẫu (28)
      • 3.3.1 Phương pháp thu mẫu (28)
      • 3.3.2 Phương pháp phân tích (28)
    • 3.4 Phương pháp xử lí số liệu (29)
  • Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (30)
    • 4.1 Các yếu tố vật lí (30)
      • 4.1.1 Nhiệt độ (30)
      • 4.1.2 pH (31)
      • 4.1.3 Độ mặn (32)
      • 4.1.4 Độ trong (33)
    • 4.2. Các yếu tố hóa học (34)
      • 4.2.1 Oxy hòa tan (DO) (34)
      • 4.2.2 Độ kiềm (34)
      • 4.2.3 Nitrite (NO 2 - ) (35)
      • 4.2.4 Amoniac (NH 3 ) (36)
      • 4.2.5 Hydro sunfua (H 2 S) (37)
      • 4.2.6 Nhu cầu oxy hóa sinh học (BOD 5 ) (37)
  • Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (39)
    • 5.1 Kết luận (39)
    • 5.2 Kiến nghị (39)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (40)

Nội dung

Nguồn ô nhiễm này do một lượng lớn phân hữucơ, phân vô cơ và thức ăn được đưa vào ao nuôi, nhằm tăng năng suất sản phẩm.Nhưng do hiệu quả sử dụng thành phần đó thấp nên lượng dư và chất

GIỚI THIỆU

Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng đất thấp, khá bằng phẳng, được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai màu mỡ, hệ thống sông ngòi dày đặc, ít chịu sự tác động của thiên tai Chính vì thế, khai thác và nuôi trồng thủy sản được xem là một lợi thế mà thiên nhiên ban tặng Trong đó, Sóc Trăng là một trong những tỉnh phát triển mạnh về nghề nuôi tôm Diện tích nuôi tôm của tỉnh Sóc Trăng năm 2014 là 53.608,1 ha bao gồm diện tích tôm thẻ chân trắng là 31.749,2 ha và tôm sú là 21.858,9 ha Diện tích tôm nuôi thâm canh và bán thâm canh là 39.237 ha Diện tích tôm thiệt hại là 18.808 ha (Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng, 2014) Nghề nuôi tôm không chỉ góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cho cả nước mà còn tác động tích cực đến kinh tế xã hội, cải thiện đời sống cho người nuôi thủy sản

Chất lượng nước là một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm Hiện nay, ô nhiễm nguồn nước nuôi trồng thủy sản chủ yếu là do quá trình nuôi tôm thâm canh, tăng vụ làm chất lượng môi trường nước xấu hơn làm tôm có khả năng nhiễm bệnh ngày càng cao Nguồn ô nhiễm này do một lượng lớn phân hữu cơ, phân vô cơ và thức ăn được đưa vào ao nuôi, nhằm tăng năng suất sản phẩm.

Nhưng do hiệu quả sử dụng thành phần đó thấp nên lượng dư và chất bài tiết từ tôm lớn nên mức độ ô nhiễm ngày càng tăng (Lê Văn Cát và ctv., 2006) Bên cạnh đó, theoPhòng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn huyện Cù Lao Dung (2015) điều kiện cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo, không đầu tư ao lắng và ao xử lý chất thải làm nguy cơ lây lan dịch bệnh ảnh hưởng đến môi trường xung quanh Hơn nữa, trong những vùng có công bố dịch bệnh, thì còn có một số hộ nuôi chưa tuân thủ theo qui định vẫn tiếp tục thả giống trong thời gian công bố dịch, diện tích thả tiếp tục bị thiệt hại, ảnh hưởng xấu đến môi trường nước Vì vậy, chất lượng nước là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của vụ nuôi Xuất phát từ thực tế đó nên đề tài: “Chất lượng nước trên hệ thống kênh rạch xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng phục vụ cho nuôi tôm’’ được thực hiện

* Mục tiêu: khảo sát diễn biến chất lượng nước ở kênh cấp, thoát nước để cung cấp thông tin về thông số môi trường nước đầu vào và đầu ra Góp phần vào việc bảo vệ môi trường sống tốt cho tôm, cũng như sự phát triển bền vững của nghề nuôi tôm xã An Thạnh Nam nói riêng ở huyện Cù Lao Dung nói chung

* Để đạt được những mục tiêu trên thì cần phải thực hiện những nội dung sau:

- Tiến hành thu mẫu nước ở kênh số 5 và kênh số 6 để phục vụ cho nuôi tôm ở xã An Thạnh Nam.

- Phân tích và đánh giá diễn biến các thông số: nhiệt độ, pH, DO, NO2 -, NH3,H2S, độ trong, độ kiềm, độ mặn, BOD5.

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Sơ lược về huyện Cù Lao Dung

Cù Lao Dung là một huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng và có diện tích tự nhiên là 24.944 ha với dân số 60.717 người (năm 2009) Phía Đông giáp tỉnh Trà Vinh, Tây giáp huyện Long Phú và Trần Đề, Nam giáp Biển Đông, Bắc giáp tỉnh Trà Vinh Nằm cuối sông Hậu, giữa 2 cửa sông Trần Đề và Định An Có bờ biển dài 17 km (chiếm gần 24% chiều dài bờ biển của Sóc Trăng) Địa hình cách biệt đất liền và nội vùng chia cắt bởi nhiều sông, rạch

Hình 2.1: Bản đồ huyện Cù Lao Dung

Cù Lao Dung bao gồm các xã và thị trấn là An Thạnh 1, An Thạnh 2, An Thạnh 3, Đại Ân 1, An Thạnh Tây, An Thạnh Đông, An Thạnh Nam và thị trấn Cù Lao Dung.

Riêng xã An Thạnh Nam với diện tích khoảng 2.721,1 ha và dân số là 5.509 người của xã An Thạnh 3.

Cù Lao Dung là huyện có hệ thống sông ngòi chằng chịt với 361 kênh, rạch lớn nhỏ, điều kiện môi trường, khí hậu tương đối thuận lợi cho việc phát triển nuôi tôm nước lợ Theo Phòng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn huyện Cù Lao Dung(2015), tình hình nuôi tôm nước lợ đến tháng 5 năm 2015 như sau: a Diện tích thả nuôi

Diện tích thả nuôi 866,8 ha Trong đó:

- Tôm thẻ chân trắng: 586,2 ha

- Tôm sú: 280,6 ha (thâm canh và bán thâm canh 150,6 ha, quảng canh cải tiến 130 ha).

Năm 2015, diện tích mở mới 16,25 ha/21 hộ. b Diện tích tôm nuôi thiệt hại

Diện tích tôm nuôi thiệt hại 52,4 ha (chiếm 6% diện tích thả), nguyên nhân do bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy. c Thu hoạch, năng suất, sản lượng

- Diện tích thu hoạch 347 ha (chiếm 40% diện tích thả).

- Năng suất bình quân: tôm thẻ chân trắng đạt 5 tấn/ha, tôm sú thâm canh và bán thâm canh đạt 3 tấn/ha, tôm sú quảng canh cải tiến đạt 0,6 tấn/ha.

2.2.3 Thuận lợi và khó khăn trong nuôi tôm

Theo Phòng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn huyện Cù Lao Dung (2015), những thuận lợi và khó khăn trong tình hình nuôi tôm tại huyện như sau:

- Hệ thống sông, rạch và điều kiện môi trường, khí hậu tương đối thuận lợi tạo điều kiện cho việc nuôi tôm nước lợ phát triển.

Bên cạnh những thuận lợi thì còn một số khó khăn như sau:

- Hệ thống thủy lợi tương đối đảm bảo phục vụ nuôi tôm Tuy nhiên, các kênh, rạch bị bồi lắng rất nhanh, hệ thống bờ bao chưa đảm bảo trong các đợt triều cường dâng cao, giao thông nội đồng còn khó khăn cho việc vận chuyển hàng hóa.

- Hệ thống lưới điện của huyện tuy được nâng cấp nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu để phục vụ cho nuôi tôm.

- Thời tiết bất lợi do nhiệt độ tăng cao, nắng nóng kéo dài làm ảnh hưởng trực tiếp đến nước ao nuôi tôm.

- Nhiều hộ thả giống với mật độ quá dày trong khi chưa biết nhiều về kỹ thuật nuôi và điều kiện cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo, không đầu tư ao lắng và ao xử lý chất thải làm nguy cơ lây và lan dịch bệnh ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

- Vùng nuôi tôm và vùng trồng mía, màu đan xen với nhau, gây ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi trồng và công tác quản lý, đầu tư cơ sở hạ tầng.

Quản lí nước trong nuôi trồng thủy sản

Quản lý chất lượng nước là một khâu vô cùng quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến sự thành công trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với các mô hình nuôi tôm Một lượng lớn vật chất dinh dưỡng được đưa vào ao nuôi thông qua con đường cung cấp thức ăn cho tôm, thức ăn thừa sẽ tích tụ trong đáy ao và sẽ làm cho chất lượng nước xấu dần về cuối vụ nuôi Hơn nữa, trong môi trường nuôi tôm thâm canh mật độ tôm rất cao, lượng chất thải của tôm cũng góp phần làm cho chất lượng nước xấu đi làm ảnh hưởng đến sức khỏe tôm và có thể làm tăng nguy cơ dịch bệnh phát sinh trong ao nuôi khi thải ra kênh rạch.

Lượng nước cung cấp cho hoạt động sản xuất nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo về số lượng và tốt về chất lượng Tiêu chuẩn của từng chỉ tiêu chất lượng nước còn tùy thuộc vào đối tượng nuôi và mục đích nuôi Các chỉ tiêu như DO, độ mặn, độ kiềm, pH, của nguồn nước cung cấp phải nằm trong khoảng tối ưu cho từng loài và số lượng sinh vật được nuôi (Nguyễn Phú Hòa, 2005) Sự gây ô nhiễm nguồn nước từ các sinh vật gây độc, nguồn thức ăn cung cấp, hóa chất hay các khí độc hòa tan trong nước.

Cần phải loại bỏ khỏi nguồn nước cung cấp cũng như quá trình thải ra môi trường nước cuối vụ nuôi.

Bên cạnh đó, nguồn nước thải từ ao nuôi tôm có thể gây ô nhiễm môi trường nhận như tạo ra nguy cơ phú dưỡng, gây mầm bệnh cho môi trường nước Mức độ tác động xấu đến môi trường nước phụ thuộc vào tỷ lệ nước của nguồn nhận và nguồn thải Nước thải từ ao nuôi ít hơn so với nguồn nước nhận thì độ pha loãng lớn, quá trình tự làm sạch trong tự nhiên có hiệu quả Ngược lại, hiệu quả xử lý thấp, môi trường nước nhận bị ô nhiễm (Lê Văn Cát và ctv., 2006)

2.2.2 Thay nước trong nuôi tôm

Thay nước là một trong những biện pháp để đảm bảo và duy trì chất lượng nước trong các mô hình nuôi tôm Theo Võ Nam Sơn và ctv., (2014) các hộ nuôi tôm thâm canh thường thay nước từ tháng nuôi đầu tiên đến tháng thứ 4 Trong đó tháng nuôi thứ3 các hộ thường thay nước nhất 93% và chỉ 7% số hộ thay nước vào tháng đầu tiên của vụ nuôi, ngược lại trong quy trình nuôi tôm sú, các hộ nuôi thường ít thay nước đến 2 tháng cuối vụ (tháng 4 và tháng 5) các hộ mới tập trung thay nước Số lần và số lượng thay nước của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thường nhiều hơn các hộ nuôi tôm sú được thể hiện trong Bảng 2.1.

Bảng 2.1: Chế độ thay nước của mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh

Chỉ tiêu Thứ tự các tháng thả nuôi

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tôm thẻ chân trắng

Hộ nuôi có thay nước (%) 7 80 93 53 X

Số lần thay nước (lần) 1 2,1±1,2 3,5±1,1 2,2±1,3 X

Hộ nuôi có thay nước (%) 0 3 10 33 13

Số lần thay nước (lần) - 1±0 1±0 1,10±0,32 1±0

(Võ Nam Sơn và ctv., 2014) Ghi chú: trung bình ± độ lệch chuẩn; X đã thu hoạch

2.2.3 Hệ thống xử lý nước cấp và chất thải

- Ao lắng dùng để trữ nước và xử lý làm sạch nước trước khi cấp cho các ao nuôi.

- Hệ thống xử lý nước thải dùng để xử lý nước thải từ ao nuôi tôm trước khi thải ra môi trường.

- Khu chứa bùn thải phải được xây dựng để đảm bảo xử lý hết lượng bùn thải sau mỗi đợt nuôi, tránh để lượng bùn thoát ra làm ô nhiễm môi trường.

Một số mô hình nuôi tôm

Nghề nuôi tôm không những phát triển về qui mô diện tích mà còn đa dạng các mô hình nuôi, đặc biệt tôm sú và tôm thẻ chân trắng là hai đối tượng được nuôi nhiều nhất ở tỉnh Sóc Trăng Một số mô hình nuôi tôm điển hình nuôi tôm ở đồng bằng sôngCửu Long có thể được liệt kê là nuôi tôm thâm canh, nuôi tôm bán thâm canh, nuôi tôm quảng canh và nuôi tôm quãng canh cải tiến

Hình 2.2: Mô hình nuôi tôm thâm canh

2.3.1 Mô hình nuôi tôm thâm canh

Theo Tổng cục thủy sản (2013) đây là hình thức nuôi có sự đầu tư và quản lý cao, diện tích ao nuôi từ 2000-5000 m 2 cần phải đầu tư về vật chất và trang bị kỹ thuật nuôi khá hoàn thiện Nước trước khi nuôi phải khử trùng để diệt mầm bệnh và diệt tạp.

Mật độ nuôi cao (30-40 con/m 2 đối với tôm sú và từ 100-200 con/m 2 đối với tôm chân trắng) Thức ăn sử dụng là công nghiệp dạng viên khô loại từ 35–45% đạm, sử dụng suốt trong quá trình nuôi Quá trình nuôi có dùng quạt nước, một số hóa chất và chế phẩm sinh học Theo hình thức nuôi này cần có chế độ quản lý tốt để khống chế điều kiện thích hợp môi trường nước trong ao Giống được kiểm tra nguồn bệnh trước khi nuôi, có các biện pháp phòng trừ dịch bệnh Môi trường nuôi thường bị ô nhiễm vào giai đoạn cuối do chất thải của tôm sinh ra vượt quá khả năng tự làm sạch của ao nuôi dẫn đến có các biến động bất thường khó kiểm soát Sản lượng trung bình của mô hình này là từ 3-6 tấn/ha đối với tôm sú và từ 8–15 tấn/ha đối với tôm thẻ chân trắng.

* Ưu điểm: ao được xây dựng rất hoàn chỉnh, cấp và tiêu nước chủ động, có đầy đủ các trang thiết bị phương tiện để quản lý và vận hành.

- Chi phí vận hành lớn.

- Kinh nghiệm về xử lý dịch bệnh tôm còn thấp, nếu tôm bị bệnh lây lan hàng loạt sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế.

- Tác động rất nhiều đến môi trường (làm suy thoái môi trường) nếu không có biện pháp xử lý chất thải sau khi nuôi.

2.3.2 Nuôi tôm bán thâm canh Đây là một trong những hình thức đang phát triển mạnh Mật độ nuôi từ 10-15 con/m 2 , Diện tích ao nuôi nhỏ từ 2000-5000 m 2 , được xây dựng hoàn chỉnh, có diệt khuẩn nguồn nước và lên màu nước trước khi thả giống, chất lượng con giống được kiểm soát Thức ăn sử dụng dạng công nghiệp từ 20–40% đạm, một số hộ sử dụng thêm thức ăn tự chế Có chế độ quạt khí cung cấp oxi cho tôm, trong quá trình nuôi có dùng hóa chất để phòng trừ dịch bệnh Việc thay nước được kiểm soát khá chặt chẽ, Sản lượng của mô hình này khoảng 800kg/ha/vụ (50 -2000 kg/ha/vụ) Do nuôi với mật độ khá lớn, sử dụng thức ăn trong suốt quá trình nuôi nên nếu không có quá trình kiểm soát tốt thì mô hình nuôi này có tác động tiêu cực nhất định đến môi trường nuôi (theo Tổng cục thủy sản, 2013).

2.3.3 Nuôi tôm quảng canh (nuôi tự nhiên)

Theo Bộ Thủy Sản, 2002 trích dẫn bởi Dương Vĩnh Hảo, 2009 đây là hình thức nuôi tôm đơn giản nhất nuôi với mật độ thấp khoảng 1 đến 3 con/m², con giống được lấy một phần từ tự nhiên, giống thả bổ sung không được kiểm soát về chất lượng, trong quá trình nuôi không cho ăn nên mô hình này ít có ảnh hưởng đến môi trường, tuy nhiên hiệu quả sử dụng đất không cao, do trao đổi nước thường xuyên không có kiểm soát nên không quản lý được tôm nuôi và tôm dễ bị mắc bệnh. Đây là mô hình ít có tác động đến môi trường, đầu tư thấp, không phải chăm sóc lợi dụng được một phần nguồn giống từ tự nhiên, có thu thêm được các đối tượng thuỷ sản khác như cua, cá tuy nhiên hình thức nuôi này cho năng suất rất thấp, trung bình khoảng 150-300 kg/ha Do tôm không được quản lý về sức khoẻ và mầm bệnh, chế độ trao đổi nước thường xuyên theo dòng triều do vậy ngoài nguy cơ bệnh dịch tiềm ẩn trong chính ao nuôi nó cũng là nơi lưu trữ duy trì và là nguồn lây lan bệnh ra toàn vùng

2.3.4 Nuôi tôm quảng canh cải tiến

Nuôi dựa trên nền tảng của mô hình nuôi tôm quảng canh nhưng mật đô nuôi cao hơn (2-10 con/m²) Trong khi nuôi có các biện pháp chăm sóc như bón phân để gây nguồn thức ăn cho tôm, giai đoạn cuối cho thêm thức ăn tự chế biến hay thức ăn dạng viên Năng suất của mô hình đạt khoảng 300 kg/ha (200-500 kg/ha/năm) Đây là mô hình đã có đầu tư về kỹ thuật tuy nhiên kỹ thuật nuôi chưa cao, sử dụng thức ăn ít nên ảnh hưởng đến môi trường là không nhiều Do nguồn nước vẫn chưa được kiểm soát vẫn được trao đổi thường xuyên và trực tiếp với nguồn nước trên kênh rạch theo chế độ triều, con giống vẫn chưa được kiểm soát về chất lượng và mầm bệnh nên mô hình vẫn tồn tại nhiều rủi ro về dịch bệnh Đây cũng là mô hình có tác động xấu đến nghề nuôi như có thể là nơi lưu giữ nguồn bệnh và phát tán ra vùng nuôi Hiện đây là mô hình nuôi chủ lực ở Đồng bằng sông Cửu Long Hình thức nuôi của mô hình này có thể là chuyên tôm hoặc tôm lúa hay tôm cá (theo Bộ Thủy Sản, 2002 trích dẫn bởi DươngVĩnh Hảo, 2009).

Sơ lược về tôm sú và tôm thẻ chân trắng

- Ngành: Arthropoda - Lớp: Crustacea - Bộ: Decapoda - Họ: Penaeidea - Giống: Penaeus - Loài: Penaeus monodon

Theo Trần Viết Mỹ (2009) phạm vi phân bố của tôm sú khá rộng, từ Ấn ĐộDương qua hướng Nhật Bản, Đài Loan, phía Đông Tahiti, phía Nam châu Úc và phíaTây châu Phi Nhìn chung, tôm sú phân bố từ kinh độ 30E đến 155E từ vĩ độ 35N tới35S xung quanh các nước vùng xích đạo, đặc biệt là Indonesia, Malaixia, Philippines và Việt Nam.

Tôm bột, tôm giống (Juvenile) và tôm gần trưởng thành có tập tính sống gần bờ biển và rừng ngập mặn ven bờ Khi tôm trưởng thành di chuyển xa bờ vì chúng thích sống vùng nước sâu hơn.

2.4.2 Tôm thẻ chân trắng ( Litopenaeus vannamei)

- Ngành: Arthropoda - Lớp: Malacostraca - Bộ: Decapoda - Họ: Penaeidae - Giống: Litopenaeus - Loài: Litopenaeus vannamei

Hình 2.4: Tôm thẻ chân trắng a Phân bố

Tôm Lipopenaeus vannamei (theo Bone, 1931 trích dẫn bởi Trần Viết Mỹ, 2009) là tôm nhiệt đới, phân bố vùng ven bờ phía Đông Thái Bình Dương, từ biển Pêru đến Nam Mê-hi-cô, vùng biển Equađo Hiện tôm chân trắng đã được di giống ở nhiều nước Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Indonexia, Malaixia và Việt Nam. b Tập tính Ở vùng biển tự nhiên, tôm chân trắng thích nghi sống nơi đáy là bùn, độ sâu khoảng 72 m, có thể sống ở độ mặn trong phạm vi 5-50‰, thích hợp ở độ mặn nước biển 28-34‰, pH = 7,7-8,3, nhiệt độ thích hợp 25-32 0 C, tuy nhiên chúng có thể sống được ở nhiệt độ 12-28 0 C (Trần Viết Mỹ, 2009).

Tôm chân trắng là loài ăn tạp giống như những loài tôm khác Song không đòi hỏi thức ăn có hàm lượng đạm cao như tôm sú.

Tôm chân trắng có tốc độ sinh trưởng nhanh, chúng lớn nhanh hơn tôm sú ở tuổi thành niên Trong điều kiện tự nhiên từ tôm bột đến tôm cỡ 40 g/con mất khoảng thời gian 180 ngày hoặc từ 0,1 g có thể lớn tới 15 g trong giai đoạn 90-120 ngày Là đối tượng nuôi quan trọng sau tôm sú (Trần Viết Mỹ, 2009).

Một số thông số chất lượng môi trường nước trong nuôi tôm

Trong tự nhiên, điều kiện môi trường sống đóng vai trò quan trọng trong vòng đời của tất cả các sinh vật nói chung và của tôm nói riêng Trong thực tiễn nuôi trồng thủy sản thì việc cung cấp nước cho ao nuôi đóng vai trò trong sự thành công hay thất bại của vụ nuôi (Tất Anh Thư và Võ Thị Gương, 2010) Các thông số vật lý hay hóa học như: nhiệt độ, độ trong, độ mặn, độ kiềm, DO, pH, NH3, NO2 -, H2S ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống động vật thủy sinh, năng suất vật nuôi, mỗi yếu tố đều có tác động nhưng mức độ tác động mạnh hay yếu thì lại phụ thuộc vào sự có mặt của các yếu tố khác (Lê Văn Cát và ctv., 2006) Theo Thông tư số 45/2010/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì chất lượng nước nuôi phù hợp cho sự phát triển của tôm được trình bày trong Bảng 2.1.

Bảng 2.2: Yêu cầu chất lượng nước nuôi

TT Chỉ tiêu Đơn vị Mức tối ưu Giới hạn cho phép

7÷9 dao động trong trong ngày không quá 0,5 0 C

7 Ôxy hòa tan (DO) mg/L ≥ 4 ≥ 3,5

Tôm cũng như các động vật sống dưới nước thuộc loại máu lạnh trái với loại thân nhiệt như con người Tôm, cá thay đổi nhiệt độ theo môi trường bên ngoài Nhiệt độ là đại lượng biểu thị trạng thái nhiệt của nước, nhiệt độ trong các thủy vực được sinh ra chủ yếu từ nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời Ngoài ra, còn có thể do năng lượng sinh ra trong quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ và vô cơ trong nước và nền đáy của thủy vực, nhưng năng lượng sinh ra bởi các quá trình oxy hóa này không đáng kể so với năng lượng mặt trời cung cấp (Trương Quốc Phú và Vũ Ngọc Út, 2008)

Theo Vũ Thế Trụ (2003) nước có khả năng giữ nhiệt tốt nên nhiệt độ nước thường không thay đổi lớn như bức xạ mặt trời hay nhiệt độ không khí Do đó, thuỷ sinh vật thường xuyên chịu đựng ở mức biến động hẹp về nhiệt độ hơn là động vật trên cạn (Dương Trí Dũng, 2008) Nhiệt độ có vai trò quan trọng trong đời sống của tôm như: hô hấp, tiêu thụ thức ăn, đồng hóa thức ăn, miễn dịch đối với bệnh tật, sự tăng trưởng của tôm

Thông thường nhiệt độ thấp sẽ khiến tôm yếu tìm đến khu vực chất thải vì nhiệt độ ở đây ấm hơn Và những con tôm này sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi khí độc tại đây Lượng thức ăn tiêu thụ sẽ giảm và nếu người nuôi không điều chỉnh phù hợp thì lượng thức ăn thừa sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm nước ao sau mưa Ngoài ra, khoảng cách giữa các lần cho ăn sẽ kéo dài hơn khi mà nhiệt độ trong ao thấp hơn.

Trong thời gian này, hoạt động của vi sinh cũng giảm lại, khiến cho chất thải hữu cơ tích tụ nhiều hơn.

Khi nhiệt độ nước tăng cao thì độc tính của NH3 càng cao có thể gây chết đối với tôm, làm giảm lượng oxy hòa tan vào nước và tăng nhu cầu oxy của tôm (theo Lê Văn Khoa, 2007) Như vậy, nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của tôm, cá là 26–

31 0 C, nhiệt độ tối ưu là 26–29 0 C và khoảng chênh lệch nhiệt độ này không quá 5 0 C trong ngày (Tất Anh Thư và Võ Thị Gương, 2010).

Theo Vũ Thế Trụ (2003) độ trong của nước biểu thị khả năng xuyên thấu của ánh sáng mặt trời Độ trong phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lượng keo khoáng, vật chất hữu cơ lơ lửng, sự phát triển của vi tảo, sóng gió thuỷ triều và lượng mưa đổ vào thuỷ vực Độ trong của nước sẽ giảm khi các yếu tố trên gia tăng Độ trong còn phụ thuộc vào mùa, mùa mưa nước mưa chảy vào ao cuốn theo các tạp chất trên mặt đất và các hạt sét nên độ trong giảm

Theo Trương Quốc Phú và Vũ Ngọc Út (2008) khi độ trong thấp hơn 20 cm thường do tảo phát triển quá dày làm các chỉ số pH, DO biến động lớn gây sốc cho thủy sản Nếu độ trong quá cao lớn hơn 60 cm nước quá trong, năng suất sinh học thấp thì các loài sinh vật làm thức ăn tự nhiên kém phát triển và tảo đáy phát triển mạnh không có lợi cho tôm Độ trong của nước ảnh hưởng đến cường độ chiếu sáng của mặt trời vào thủy vực Khi độ trong thấp, lượng ánh sáng xâm nhập vào thủy vực ít cường độ quang hợp của thực vật phù du giảm Theo Thông tư số 45/2010/TT-BNNPTNT thì độ trong thích hợp cho tôm ở mức tối ưu từ 30-35 cm, giới hạn cho phép từ 20-50 cm

2.5.3 pH pH là chỉ số đo đặc trưng về độ axit (chua) hoặc độ kiềm (chát) của nước Chỉ tiêu này sử dụng để đánh giá tính axit hay kiềm của dung dịch nước, bùn (Vũ Thế Trụ, 2003) Thang pH được chia thành 14 mức từ 0-14 Tính chất của nước được xác định theo các giá trị khác nhau của pH Khi pH=7 nước có tính trung tính, pH>7 nước có tính kiềm và khi pH9 thì các Anomium (NH4 +) sẽ chuyển thành Amoniac (NH3) ảnh hưởng đến tôm Khi pH

Ngày đăng: 03/09/2024, 10:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Bản đồ huyện Cù Lao Dung - Chất lượng nước trên hệ thống kênh rạch xã an thạnh nam, huyện cù lao dung, tỉnh sóc trăng phục vụ cho nuôi tôm
Hình 2.1 Bản đồ huyện Cù Lao Dung (Trang 11)
Bảng 2.1: Chế độ thay nước của mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh - Chất lượng nước trên hệ thống kênh rạch xã an thạnh nam, huyện cù lao dung, tỉnh sóc trăng phục vụ cho nuôi tôm
Bảng 2.1 Chế độ thay nước của mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh (Trang 14)
Hình 2.2: Mô hình nuôi tôm thâm canh - Chất lượng nước trên hệ thống kênh rạch xã an thạnh nam, huyện cù lao dung, tỉnh sóc trăng phục vụ cho nuôi tôm
Hình 2.2 Mô hình nuôi tôm thâm canh (Trang 15)
Hình 2.3: Tôm Sú - Chất lượng nước trên hệ thống kênh rạch xã an thạnh nam, huyện cù lao dung, tỉnh sóc trăng phục vụ cho nuôi tôm
Hình 2.3 Tôm Sú (Trang 17)
Hình 2.4: Tôm thẻ chân trắng - Chất lượng nước trên hệ thống kênh rạch xã an thạnh nam, huyện cù lao dung, tỉnh sóc trăng phục vụ cho nuôi tôm
Hình 2.4 Tôm thẻ chân trắng (Trang 18)
Bảng 2.2: Yêu cầu chất  lượng nước nuôi - Chất lượng nước trên hệ thống kênh rạch xã an thạnh nam, huyện cù lao dung, tỉnh sóc trăng phục vụ cho nuôi tôm
Bảng 2.2 Yêu cầu chất lượng nước nuôi (Trang 19)
Bảng 2.3: Ảnh hưởng của pH trong nuôi tôm - Chất lượng nước trên hệ thống kênh rạch xã an thạnh nam, huyện cù lao dung, tỉnh sóc trăng phục vụ cho nuôi tôm
Bảng 2.3 Ảnh hưởng của pH trong nuôi tôm (Trang 21)
Bảng 2.5: Giá trị NH 3  phụ thuộc vào pH - Chất lượng nước trên hệ thống kênh rạch xã an thạnh nam, huyện cù lao dung, tỉnh sóc trăng phục vụ cho nuôi tôm
Bảng 2.5 Giá trị NH 3 phụ thuộc vào pH (Trang 24)
Bảng 3.2 :  Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích - Chất lượng nước trên hệ thống kênh rạch xã an thạnh nam, huyện cù lao dung, tỉnh sóc trăng phục vụ cho nuôi tôm
Bảng 3.2 Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích (Trang 29)
Hình 4.1: Biến động nhiệt độ theo từng đợt thu mẫu - Chất lượng nước trên hệ thống kênh rạch xã an thạnh nam, huyện cù lao dung, tỉnh sóc trăng phục vụ cho nuôi tôm
Hình 4.1 Biến động nhiệt độ theo từng đợt thu mẫu (Trang 30)
Hình 4.2: Biến động pH theo từng đợt thu mẫu Theo Vũ Thế Trụ (2003) ao nuôi tôm có giá trị pH dao động trong khoảng  7,2-8,8 là tốt nhất - Chất lượng nước trên hệ thống kênh rạch xã an thạnh nam, huyện cù lao dung, tỉnh sóc trăng phục vụ cho nuôi tôm
Hình 4.2 Biến động pH theo từng đợt thu mẫu Theo Vũ Thế Trụ (2003) ao nuôi tôm có giá trị pH dao động trong khoảng 7,2-8,8 là tốt nhất (Trang 31)
Hình 4.3: Biến động độ mặn theo từng đợt thu mẫu - Chất lượng nước trên hệ thống kênh rạch xã an thạnh nam, huyện cù lao dung, tỉnh sóc trăng phục vụ cho nuôi tôm
Hình 4.3 Biến động độ mặn theo từng đợt thu mẫu (Trang 32)
Hình 4.4: Biến động độ trong theo từng đợt thu mẫu - Chất lượng nước trên hệ thống kênh rạch xã an thạnh nam, huyện cù lao dung, tỉnh sóc trăng phục vụ cho nuôi tôm
Hình 4.4 Biến động độ trong theo từng đợt thu mẫu (Trang 33)
Hình 4.5: Biến động hàm lượng oxy theo từng đợt thu mẫu - Chất lượng nước trên hệ thống kênh rạch xã an thạnh nam, huyện cù lao dung, tỉnh sóc trăng phục vụ cho nuôi tôm
Hình 4.5 Biến động hàm lượng oxy theo từng đợt thu mẫu (Trang 34)
Hình 4.6: Biến động độ kiềm theo từng đợt thu mẫu - Chất lượng nước trên hệ thống kênh rạch xã an thạnh nam, huyện cù lao dung, tỉnh sóc trăng phục vụ cho nuôi tôm
Hình 4.6 Biến động độ kiềm theo từng đợt thu mẫu (Trang 35)
Hình 4.7: Biến động nitrite theo từng đợt thu mẫu - Chất lượng nước trên hệ thống kênh rạch xã an thạnh nam, huyện cù lao dung, tỉnh sóc trăng phục vụ cho nuôi tôm
Hình 4.7 Biến động nitrite theo từng đợt thu mẫu (Trang 36)
Hình 4.8: Biến động amoniac theo từng đợt thu mẫu - Chất lượng nước trên hệ thống kênh rạch xã an thạnh nam, huyện cù lao dung, tỉnh sóc trăng phục vụ cho nuôi tôm
Hình 4.8 Biến động amoniac theo từng đợt thu mẫu (Trang 37)
Hình 4.9: Biến động BOD 5  theo từng đợt thu mẫu - Chất lượng nước trên hệ thống kênh rạch xã an thạnh nam, huyện cù lao dung, tỉnh sóc trăng phục vụ cho nuôi tôm
Hình 4.9 Biến động BOD 5 theo từng đợt thu mẫu (Trang 38)
Bảng 4.2: Diễn biến pH theo từng đợt thu ở kênh số 5 và kênh số 6 - Chất lượng nước trên hệ thống kênh rạch xã an thạnh nam, huyện cù lao dung, tỉnh sóc trăng phục vụ cho nuôi tôm
Bảng 4.2 Diễn biến pH theo từng đợt thu ở kênh số 5 và kênh số 6 (Trang 42)
Bảng 4.4: Diễn biến độ trong theo từng đợt thu ở kênh số 5 và kênh số 6 - Chất lượng nước trên hệ thống kênh rạch xã an thạnh nam, huyện cù lao dung, tỉnh sóc trăng phục vụ cho nuôi tôm
Bảng 4.4 Diễn biến độ trong theo từng đợt thu ở kênh số 5 và kênh số 6 (Trang 42)
Bảng 4.3: Diễn biến độ mặn theo từng đợt thu ở kênh số 5 và kênh số 6 - Chất lượng nước trên hệ thống kênh rạch xã an thạnh nam, huyện cù lao dung, tỉnh sóc trăng phục vụ cho nuôi tôm
Bảng 4.3 Diễn biến độ mặn theo từng đợt thu ở kênh số 5 và kênh số 6 (Trang 42)
Bảng 4.8: Diễn biến NH 3  theo từng đợt thu ở kênh số 5 và kênh sô 6 - Chất lượng nước trên hệ thống kênh rạch xã an thạnh nam, huyện cù lao dung, tỉnh sóc trăng phục vụ cho nuôi tôm
Bảng 4.8 Diễn biến NH 3 theo từng đợt thu ở kênh số 5 và kênh sô 6 (Trang 43)
Bảng 4.5: Diễn biến DO theo từng đợt thu ở kênh số 5 và kênh số 6 - Chất lượng nước trên hệ thống kênh rạch xã an thạnh nam, huyện cù lao dung, tỉnh sóc trăng phục vụ cho nuôi tôm
Bảng 4.5 Diễn biến DO theo từng đợt thu ở kênh số 5 và kênh số 6 (Trang 43)
Bảng 4.7: Diễn biến NO 2 -  theo từng đợt thu ở kênh số 5 và kênh số 6 - Chất lượng nước trên hệ thống kênh rạch xã an thạnh nam, huyện cù lao dung, tỉnh sóc trăng phục vụ cho nuôi tôm
Bảng 4.7 Diễn biến NO 2 - theo từng đợt thu ở kênh số 5 và kênh số 6 (Trang 43)
Bảng 4.6: Diễn biến độ kiềm theo từng đợt thu ở kênh số 5 và kênh số 6 - Chất lượng nước trên hệ thống kênh rạch xã an thạnh nam, huyện cù lao dung, tỉnh sóc trăng phục vụ cho nuôi tôm
Bảng 4.6 Diễn biến độ kiềm theo từng đợt thu ở kênh số 5 và kênh số 6 (Trang 43)
Bảng 4.11: Diễn biến Vibrio theo từng đợt thu ở kênh số 5 và kênh số 6 - Chất lượng nước trên hệ thống kênh rạch xã an thạnh nam, huyện cù lao dung, tỉnh sóc trăng phục vụ cho nuôi tôm
Bảng 4.11 Diễn biến Vibrio theo từng đợt thu ở kênh số 5 và kênh số 6 (Trang 44)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w