1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chất lượng nước ao nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng Ở xã ngọc Đông huyện mỹ xuyên – tỉnh sóc trăng

45 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 2.5. Một số loại dịch bệnh thường gặp trên tôm 1. Hội chứng hoại tử gan tụy trên tôm nuôi (11)
    • 2.5.2. Bệnh đốm trắng a. Định nghĩa (11)
    • 2.5.3. Bệnh đầu vàng (Yellow Head Disease - YHD) a. Dấu hiệu bệnh (12)
    • 2.5.4. Hội chứng Taura a. Dấu hiệu bệnh (13)
  • 2.6. Các thông số về chất lượng môi trường nước trong ao nuôi tôm 1. pH (14)
    • 2.6.2. Nhiệt độ (16)
    • 2.6.4. Hàm lượng oxy hòa tan (DO) (17)
    • 2.6.5. Hydro sulfide (H 2 S) (18)
    • 2.6.6. Độ trong (19)
    • 2.6.7. Amoniac (NH 3 ) (19)
    • 2.6.8. Nitrite (NO 2 - ) (20)
    • 2.6.9. Độ kiềm (20)
  • Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu (22)
    • 3.2. Phương tiện nghiên cứu (22)
    • 3.3. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp thu mẫu (23)
      • 3.3.2. Phương pháp phân tích mẫu (23)
      • 3.3.3. Chu kỳ thu mẫu (23)
      • 3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu (24)
  • Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Độ mặn (25)
    • 4.3. Độ trong (27)
    • 4.4. Độ kiềm (28)
    • 4.5. Nhiệt độ (30)
    • 4.6. Hàm lượng oxy hòa tan (DO) (31)
    • 4.7. Nitrite (NO 2 - ) (32)
    • 4.8. Amoniac (NH 3 ) (33)
    • 4.9. Hydro sulfide (H 2 S) (34)
  • Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận (36)
    • 5.2. Kiến nghị (36)
  • PHỤ LỤC (37)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (43)

Nội dung

Chất lượng nước ao nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng ở xã Ngọc Đông - huyện Mỹ Xuyên – tỉnh Sóc Trăng

Một số loại dịch bệnh thường gặp trên tôm 1 Hội chứng hoại tử gan tụy trên tôm nuôi

Bệnh đốm trắng a Định nghĩa

Do thời tiết bất thường, vùng nuôi ô nhiễm là nguyên nhân chính gây nên bệnh đốm trắng trên tôm Khi ao nuôi xuất hiện dịch bệnh này người nuôi cần có phương án xử lý thích hợp để tiêu diệt mầm bệnh, tránh lây lan (Nguyễn Văn Hảo và ctv, 2005). b Nguyên nhân

Theo các nhà khoa học, tác nhân gây ra bệnh đốm trắng trên tôm bao gồm virus hoặc vi khuẩn gây ra, bệnh thường có tốc độ lây lan rất nhanh và mức độ gây hại rất lớn Thời gian gây bệnh thường từ tháng nuôi thứ hai trở đi, khi mà lượng chất thải nuôi tôm bắt đầu xuất hiện nhiều, môi trường nước ao bị ô nhiễm, gây căng thẳng cho tôm; mầm bệnh có thể đã ủ trong tôm hoặc xâm nhập từ bên ngoài vào qua nguồn nước hoặc các loại ký chủ trung gian (cua, còng, cáy, chim, ) Khi gặp thời tiết thay đổi sẽ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn bùng phát gây ra dịch bệnh cho tôm. c Biểu hiện

Bệnh đốm trắng có virus gây ra (White Spot Syndrome Virus – WSSV): tôm có biểu hiện hoạt động kém, ăn nhiều đột ngột sau đó bỏ ăn, bơi lờ đờ ở mặt nước hay dạt vào bờ Quan sát vỏ tôm có nhiều đốm trắng ở giáp đầu ngực, đốt bụng thứ 5, 6 và lan toàn thân, đôi khi tôm cũng có dấu hiệu đỏ thân Khi các đốm trắng xuất hiện, sau 3-10 ngày tôm chết hàng loạt với tỷ lệ chết cao và nhanh.

Bệnh do vi khuẩn gây ra (Bacteria Ưhite Spot Syndrome – BWSS): Khi mới nhiễm khuẩn tôm vẫn ăn mồi, lột xác và chưa thấy các đốm trắng trên tôm Tuy nhiên,quá trình lột xác bị chậm lớn Khi bệnh nặng, tôm không chết hàng loạt mà sẽ chết rãi rác, hầu hết tôm bị đóng rong, mang bị bẩn Lúc này quan sát tôm mới thấy.

Bệnh đầu vàng (Yellow Head Disease - YHD) a Dấu hiệu bệnh

Bệnh đầu vàng thường xảy ra trên tôm sau 20 ngày thả nuôi và phổ biến nhất là 50 - 70 tuổi Khi nhiễm bệnh, tôm phát triển nhanh, ăn nhiều hơn mức bình thường trong một vài ngày, sau đó tôm đột ngột bỏ ăn Toàn bộ phần mang và gan tụy tôm có màu vàng nhạt.

Sau 2-3 ngày xuất hiện dấu hiệu bệnh lý, tôm có hiện tượng dạt vào bờ và chết, tỷ lệ tôm chết có thể lên đến 100% Dấu hiệu vi thể là sự xuất hiện của nhiều thể vùi trong tế bào chất, hiện tượng kết đặc và phân mảnh của nhân tế bào bạch huyết, tế bào mang, tế bào biểu bì tuyến ruột (Bùi Quang Tề, 2003) b Tác nhân gây bệnh

Bệnh đầu vàng do một phức hợp virus (Yellowhead complex virus – YHCV) có dạng hình que, cấu trúc di truyền là ARN gây ra, bao gồm Yellow Head Virus (YHV), Gill-Associated Virus (GAV) và Lymphoid Organ Virus (LOV) Trong đó, YHV thường được phát hiện trên tôm bị bệnh (không phát hiện trên tôm khỏe) và có thể gây chết với tỷ lệ cao trên tôm sú và tôm thẻ (Lightner, 1998) c Cơ chế lây truyền

Virus gây bệnh YHV có thể lan truyền theo chiều ngang từ môi trường và chiều dọc từ tôm bố mẹ Virus gây bệnh YHV có thể tồn tại ở nước biển trên 72 giờ (Flegel, 1995); khi nhiễm vào tôm qua đường tiêu hóa chúng tấn công vào các mô có nguồn gốc ngoại bì và trung phôi bì bao gồm cơ quan lymphoid, mô tạo máu, phiến mang và mô liên kết của ruột, tuyến râu, tuyến sinh dục, bó dây và hoạch thần kinh (Lightner, 1996) d Phòng trị

Tương tự như bệnh đốm trắng, nhiều nghiên cứu về việc dùng thảo dược đã được công bố như việc dùng dịch triết từ cây Phyllanthus spp, cây P urinalia và P amarus (Direkbusarakom, 1995) có khả năng giúp tôm đã nhiễm virus YHV vẫn sống 100% trong khi đối chứng chết 100% Song, đến nay hầu như vẫn chưa có sản phẩm thương mại được người dân sử dụng rộng rãi trong phòng bệnh đầu vàng trên tôm nuôi Biện pháp phòng bệnh tổng hợp vẫn là biện pháp được khuyến cáo rộng rãi cho người nuôi; trong đó việc dùng con giống sạch bệnh, quản lý môi trường ao nuôi thích hợp và ổn định, kết hợp với việc phát hiện sớm bệnh được đặc biệt nhấn mạnh.

Hội chứng Taura a Dấu hiệu bệnh

Hội chứng Taura là bệnh thường gặp trên tôm thẻ ở giai đoạn ấu niên từ 14-40 ngày tuổi Bệnh gồm 3 thời kỳ: cấp tính, chuyển tiếp và mãn tính Thời kỳ bệnh cấp tính: tôm có hiện tượng lờ đờ hoặc hôn mê, vỏ mềm, ruột không có thức ăn; chân bơi sung có màu đỏ hoặc kèm theo hiện tượng mềm vỏ và chết khi lột xác Bệnh thường gây chết tôm trong vòng 5-20 ngày kể từ lúc nhiễm, với tỷ lệ chết từ 40-90% tuỳ theo lứa tuổi tôm nuôi.Thời kỳ chuyển tiếp: trên vỏ kitin của những tôm mang mầm bệnh thường có những chấm nâu đen, đuôi phồng và chuyển sang màu đỏ (bệnh đỏ đuôi).

Sang giai đoạn mãn tính, virus tập trung ở các tổ chức lympho của tôm, trên thân tôm xuất hiện nhiều điểm bị melanin hóa có màu đen đặc trưng, nhiều con trở lại bình thường không có dấu hiệu đặc thù của tôm mang mầm bệnh. b Tác nhân gây bệnh

Hội chứng Taura do Taura Syndrome Virus (TSV) thuộc giống Piconavirus, trong họ Picorraviridae gây ra Virus dạng hình cầu, 20 mặt và có kích thước khoảng 31 – 32nm với nhân là ARN chuỗi đơn có kích thước phân tử 10,2kb c Cơ chế lây truyền

Bệnh có thể lây nhiễm theo 2 trục ngang và dọc, phổ biến nhất là lây nhiễm theo chiều dọc do những con tôm bị nhiễm virus ở thời kỳ mãn tính vẫn tồn tại, phát triển, thành thục bình thường và tham gia sinh sản cho ra những đàn tôm mang mầm bệnh.

Bên cạnh đó, nguồn nước thải từ ao tôm bệnh (virus có thể tồn tại ngoài vật chủ và vẫn giữ nguyên đặc tính gây bệnh trong khoảng nhiệt độ từ 0-121 0 C), yếu tố mang mầm bệnh (chim, côn trùng, con người) và tôm khoẻ ăn tôm bệnh là nguồn lây bệnh theo chiều ngang cần được chú ý d Phòng trị Để phòng bệnh TSV, trước tiên là áp dụng phương pháp phòng bệnh tổng hợp tương tự như bệnh đốm trắng và đầu vàng và thêm vào đó phải kiểm soát chặt chẽ nguồn tôm giống nhập nội.

Các thông số về chất lượng môi trường nước trong ao nuôi tôm 1 pH

Nhiệt độ

Tôm cũng như hầu hết các loại động vật sống dưới nước thuộc loại máu lạnh, nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ môi trường Vì vậy, nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm Nhiệt độ ảnh hưởng tới nhiều phương tiện trong đời sống của tôm: hô hấp, tiêu hóa thức ăn, miễn nhiễm đối với bệnh tật, sự tăng trưởng (Vũ Thế Trụ, 2003).

Nhiệt độ thay đổi theo mùa, ngày đêm thông thường nhiệt độ trong ngày thấp nhất vào lúc 2 đến 5 giờ sáng và cao nhất vào buổi chiều lúc 14giờ đến 16 giờ chiều.

Tôm có thể chịu đựng sự thay đổi nhiệt độ 0,2 o C/phút, nhưng khi nhiệt độ thay đổi đột ngột 3 đến 4 o C hoặc vượt quá sẽ gây sốc thậm chí còn gây chết Nhiệt độ thích hợp cho tôm Penaeus spp tại các ao hồ nhiệt đới khoảng 28 – 30 o C Các thí nghiệm ở hawaii cho thấy tôm thẻ chân trắng sẽ chết nếu nhiệt độ môi trường nước thấp hơn 15 o C, cao hơn 33 o C trong 24 giờ hoặc lâu hơn nữa, tôm sẽ ngạt nếu nhiệt độ khoảng 15 – 22 o C và 30 – 33 o C Với tôm thẻ chân trắng nhiệt độ chấp nhận được là 23 – 30 o C, trong khoảng nhiệt độ này độ lớn của tôm cũng tùy giai đoạn tăng trưởng của tôm Thí nghiệm cho thấy, lúc còn nhỏ (1gam) tôm lớn nhanh hơn ở 30 o C, khi tôm 12 – 18 gam tôm lớn nhanh nhất ở nhiệt độ 27 o C Khi tôm có kích thước lớn hơn nếu nhiệt độ cao hơn 27 o C thì môi trường nước này hoàn toàn bất lợi cho sự tăng trưởng của tôm (Vũ Thế Trụ, 2003; Nguyễn Đình Tùng, 2004).

Khi nhiệt độ nước tăng cao thì độc tính của NH3 càng cao có thể gây chết đối với tôm, làm giảm lượng oxy hòa tan vào nước và tăng nhu cầu oxy của tôm Như vậy,ta thấy được nhiệt độ nước là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của tôm (Lê VănKhoa, 2006) Theo Thông tư số 45/2010/TT-BNNPTNT về yêu cầu chất lượng nước nuôi tôm thì nhiệt độ thích hợp cho tôm là 20 - 30 0 C. Độ mặn là yếu tố có thể điều chỉnh được nếu có nguồn nước ngọt và nước mặn dự trữ Độ mặn có thể nuôi tôm thẻ chân trắng từ 5 - 30‰ Tuy nhiên, nếu độ mặn cao quá hoặc quá thấp cũng không tốt Nếu độ mặn lớn hơn 30‰ thì tôm sẽ chậm lớn, vì vậy độ mặn cao hàm lượng các khoáng chất cũng rất cao, do đó sẽ làm cho quá trình lột xác của tôm gặp nhiều khó khăn, nếu tôm đã tới chu kỳ lột xác mà không lột xác được thì sẽ chậm lớn Hơn nữa nước mặn là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của dịch bệnh do vi khuẩn vibrio gây ra, đặc biệt là bệnh phát sáng Độ mặn tốt nhất cho sự phát triển của tôm thẻ chân trắng là 10 - 25‰ Nếu độ mặn thấp hơn 5‰ cũng không tốt, dễ phát sinh bệnh vì trong nước ngọt thiếu các khoáng (Na, Ca, Cl, Fe, Cu, P,Mn, ) Đây là những khoáng chất cần thiết cho sự tạo vỏ của tôm, nếu thiếu chúng tôm sẽ không tạo vỏ được (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2003) Theo Thông tư số45/2010/TT-BNNPTNT về yêu cầu chất lượng nước nuôi tôm thì độ mặn thích hợp cho tôm là 10 - 25‰.

Hàm lượng oxy hòa tan (DO)

DO là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước thường được tạo ra do sự hoà tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (mg/L) là lượng oxy không khí có thể hòa tan vào trong nước ở điều kiện nhiệt độ và áp suất nhất định (Đặng Kim Chi, 1998) Trong điều kiện tự nhiên hàm lượng oxy hòa tan bão hòa trong nước khoảng 8 – 10mg/L và dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân hủy hoá chất, sự quang hợp của tảo (Lê Văn Khoa, 2006).

Hàm lượng oxy thích hợp rất cần thiết cho một ao nuôi tốt ở cả hai hệ thống năng suất cao và thấp Tác hại do hàm lượng oxy thấp tùy thuộc vào hàm lượng oxy có trong ao, thời gian và số lần tôm phải chịu đựng tình trạng đó Ở hàm lượng oxy nhỏ hơn 4mg/L tôm vẫn bắt mồi bình thường nhưng chúng tiêu hóa thức ăn không hiệu quả Nếu hàm lượng oxy thấp hơn 2 – 3mg/L thì tôm sẽ ngừng bắt mồi và yếu đi Hàm lượng thích hợp cho tôm phát triển và sinh trưởng là 5mg/L (Bộ thủy sản, 2014;

Khi hàm lượng oxy dao động trong khoảng 2-3ppm tôm ngừng bắt mồi và sẽ chết, tôm sẽ ăn ít hoặc ăn chậm và dẫn đến dư thừa thức trong ao, điều này sẽ làm biến đổi chất lượng nước, tích tụ khí độc, các yếu tố này sẽ tác động ngược lại tôm làm cho chúng yếu dần đi và dễ nhiễm các loại bệnh do vi khuẩn gây ra, đặc biệt là bệnh phân trắng Hàm lượng oxy thấp cũng làm cho tỷ lệ sống thấp, chậm tăng trưởng và hệ số thức ăn cao (Tất Anh Thư và Võ Thị Gương, 2010).

Bảng 2.2: Ảnh hưởng của DO đối với tôm

DO (mg/L) Ảnh hưởng Dưới 1 – 2

Có thể thể tôm bị ngạt thở nếu thời gian kéo dài vài giờ.

Tôm sẽ tăng trưởng chậm nếu thời gian kéo dài Tôm sống khỏe mạnh và tăng trưởng nhanh

Các triệu chứng của tôm khi ao hồ bị thiếu oxy hòa tan: tôm sẽ tập trung gần mặt nước, gần vị trí dẫn nước vào ao hoặc dọc theo bờ ao, tôm sẽ giảm di chuyển nhưng gia tăng tốc độ hô hấp, có thể hôn mê hoặc chết Đối với những ao nuôi không có hoạt động tăng oxy nhân tạo, sự biến đổi lượng oxy hòa tan giữa ngày và đêm ở nước tầng trên sẽ rất rõ rệt Trong trường hợp bình thường, buổi chiều cao hơn sáng sớm, ban ngày cao hơn ban đêm Vào ban ngày, oxy sẽ tăng lên do quá trình quang hợp của tảo, cho đến lúc trước khi mặt trời mọc sẽ đạt đến giá trị cao nhất, ban đêm do tảo không tiến hành được quá trình quang hợp mà những hoạt động tiêu hao oxy lại vẫn diễn ra bình thường Do vậy, mà oxy hòa tan trong nước sẽ giảm đi, cho đến lúc bình minh trước khi mặt trời mọc sẽ ở mức thấp nhất Nhưng kéo theo độ sâu tầng nước tăng lên, đặc biệt là dưới độ sâu cân bằng giữa quang hợp và hô hấp, sự biến đổi oxy hòa tan giữa ngày và đêm sẽ có xu hướng giảm đi hoặc ngưng trệ (Vũ Thế Trụ, 2003).

Theo Thông tư số 45/2010/TT-BNNPTNT về yêu cầu chất lượng nước nuôi tôm thì hàm lượng oxy hòa tan thích hợp cho tôm là ≥4mg/L

Hydro sulfide (H 2 S)

Theo Trương Quốc Phú và Vũ Ngọc Út (2008), khí H2S được hình thành từ quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ của vi khuẩn trong điều kiện yếm khí (không có oxy) là lớp chất có độc tính cao đối với thủy động vật H2S sẽ kết hợp với hemoglobin ngăn cản việc vận chuyển oxy trong máu, khiến tôm không có đủ lượng oxy cần thiết Nồng độ H2S ở lớp bùn đáy cao hơn nhiều so với môi trường nước ao Trong vụ nuôi, chất thải được lắng đọng xuống nền đáy, quá trình phân hủy xảy ra 2 trường hợp Trường hợp phân giải kỵ khí (không có oxy) nên vi khuẩn khử lưu huỳnh tạo ra H2S, nằm ở phía dưới lớp bùn đáy và thường có màu đen Trường hợp phân giải hiếu khí (có oxy) các phản ứng oxy hóa xảy ra ở bề mặt lớp bùn đáy nên lớp bùn này có màu sáng Lớp bùn sáng này tuy mỏng nhưng có tác dụng như lớp màng ngăn, hạn chế khí độc thoát ra ngoài môi trường nước

H2S là chất khí hình thành do quá trình phân hủy kị khí, cũng tương tự như amoni, H2S chia làm 2 nhóm: nhóm H2S (khí), và HS - (ion) Chỉ có dạng H2S độc pH rất có ảnh hưởng tới tốc độ độc của H2S, ví dụ với ao hồ có pH = 5 và ở 25 o C người ta thấy có 99,1% hydro sulfide dạng H2S trong khi đó cũng ở nhiệt độ trên với pH = 8 chỉ có 8% hydro sulfide dạng H2S (Nguyễn Đình Trung, 2004) Theo Thái Bá Hồ và NgôTrọng Lư (2003) thì hàm lượng H2S trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng không được vượt quá 0,03mg/L Theo Thông tư số 45/2010/TT-BNNPTNT về yêu cầu chất lượng nước nuôi tôm thì hàm lượng H2S ở mức tối ưu trong ao nuôi tôm là ≤ 0,03 mg/L.

Độ trong

Theo Vũ Thế Trụ (2003), độ trong của nước biểu thị khả năng xuyên thấu của ánh sáng mặt trời Độ trong phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lượng keo khoáng, vật chất hữu cơ lơ lửng, sự phát triển của vi tảo, sóng gió thuỷ triều và lượng mưa đổ vào thuỷ vực Độ trong của nước sẽ giảm khi các yếu tố trên gia tăng Độ trong còn phụ thuộc vào mùa, mùa mưa nước mưa chảy vào ao cuốn theo các tạp chất trên mặt đất và các hạt sét nên độ trong giảm

Theo Trương Quốc Phú và Vũ Ngọc Út (2008) khi độ trong quá thấp, thường do tảo phát triển quá dày làm các chỉ số pH, DO biến động lớn gây sốc cho thủy sản.

Nhưng khi độ trong quá cao, nước nghèo dinh dưỡng, sinh vật phù du phát triển kém. Độ trong của nước ảnh hưởng đến cường độ chiếu sáng của mặt trời vào thủy vực Khi độ trong thấp, lượng ánh sáng xâm nhập vào thủy vực ít – cường độ quang hợp của thực vật phù du giảm Theo thông tư 45 của Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển NôngThôn thì độ trong thích hợp cho tôm ở mức tối ưu là 30-35 cm, giới hạn cho phép 20-50 cm Độ trong được đo bằng đĩa Secchi, đĩa có đường kính 20 cm được sơn trắng đen xen kẽ nhau trên một phần tư đĩa (Trương Quốc Phú, 2008).

Amoniac (NH 3 )

Trong ao nuôi thủy sản NH3 có được từ quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ có chứa nitơ (chất đạm, xác sinh vật) nhờ các vi khuẩn hiếu khí và yếm khí Trong môi trường nước, sản phẩm bài tiết hay phân bón cũng phân hủy thành NH3 (Nguyễn Thanh Phương et al., 2009)

Trong nước, ammonia tồn tại dưới hai dạng ammonia tự do (NH3) và ion (NH4 +) trong trạng thái cân bằng phụ thuộc vào pH và nhiệt độ Khi nhiệt độ và pH của nước gia tăng thì hàm lượng NH3 trong nước sẽ gia tăng và ngược lại (Trương Quốc Phú,2008) Tuy nhiên, ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỉ lệ NH3 trong nước ít hơn sự ảnh hưởng của pH (Boyd, 1990 trích dẫn bởi Trương Quốc Phú, 2008)

Hàm lượng NH3 cao trong môi trường nước gây độc trên tôm nuôi, biểu hiện rõ nhất là tôm chậm tăng trưởng, giảm ăn, nổi đầu, chết dần hàng ngày, nếu tình trạng kéo dài tôm sẽ giảm sức đề kháng, tích tụ NH3 nhiều trong cơ thể và dẫn đến dễ nhiễm bệnh khác như phân trắng, EMS, hội chứng gan tụy cấp, đen mang, đốm trắng, hoại tử cơ Nồng độ NH3 trong ao nuôi phải thấp hơn 0.05ppm để tôm sinh trưởng tốt (Tất AnhThư và Võ Thị Gương, 2010) Theo Thông tư số 45/2010/TT-BNNPTNT về yêu cầu chất lượng nước nuôi tôm thì hàm lượng amonia ở mức tối ưu trong ao nuôi tôm là ≤0,1 mg/L.

Nitrite (NO 2 - )

Quá trình này tiêu tốn nhiều oxy trong nước và nitrite là sản phẩm gây độc cho tôm Tính độc của NO2 - cơ bản là do ảnh hưởng đến sự vận chuyển oxy và nguy hại đến cấu trúc tế bào, do nitrite kết hợp với oxy hình thành methehemoglobine nguyên nhân làm cho máu có màu nâu, làm giảm sự vận chuyển oxy tới tế bào do ngăn cản hemoglobine kết hợp với oxy hình thành oxyhemoglobine làm tôm chết ngạt và giảm khả năng chống nhiễm khuẩn của các loài thủy sản (Tất Anh Thư và Võ Thị Gương, 2010)

Theo Trương Quốc Phú (2008) trong các thủy vực nitrite được tạo thành từ quá trình oxy hóa ammonia và ammonium (NH4 + + 3/2 O2  NO2 - + 2H + + H2O + 76 kcal) nhờ hoạt động của nhóm vi khuẩn hóa tổng hợp Nitrosomonas Quá trình này tiêu tốn nhiều oxy trong nước và nitrite là sản phẩm gây độc cho tôm Thông thường, hàm lượng nitrite trong ao nuôi không cao đến mức gây chết tôm, tuy nhiên nồng độ cao 4 – 5mg/L có thể ảnh hưởng bất lợi cho tôm (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004).

Nếu có điều kiện nên thay nước 20-30% lượng nước trong ao nuôi, nên sử dụng lượng nước đã qua ao lắng để cho vào ao Sử dụng chế phẩm vi sinh như: US PZT theo tỷ lệ 0,5-1 kg/hecta Định kỳ 7 ngày sử dụng 1 lần trong suốt quá trình nuôi.

Nếu hàm lượng nitrite trong ao quá cao sử dụng US PZT có khả năng giảm nitrit nhanh chóng Giảm lượng thức ăn xuống 10-20% nhằm hạn chế thức ăn thừa, hạn chế khí độc Mở máy quạt nước nhằm tăng hàm lượng oxy trong nước tăng quá trình phân huỷ hiếu khí amonia thành nitrite, nitrate Hàm lượng oxy nên duy trì lớn hơn 5 ml, độ kiềm nên duy trì lớn hơn 80 mg/L (Lê Văn Cát, Đỗ Thị Hồng Nhung và Ngô Văn Cát,2006) Theo Thông tư số 45/2010/TT-BNNPTNT về yêu cầu chất lượng nước nuôi tôm thì hàm lượng nitrite ở mức tối ưu trong ao nuôi tôm là ≤ 0,25mg/L.

Độ kiềm

Theo Lê Văn Cát (2006) độ kiềm của nước được hiểu là khả năng thu nhận acid (H + ) của nước do sự có mặt của các bazơ trong đó Tổng độ kiềm chỉ khả năng trung hòa acid của nước Nó cũng thể hiện tổng số các ion có tính bazơ trong nước như bicarbonat (HCO3-), carbonat (CO3-) và hydroxit (OH-) Bicarbonat là dạng chính của độ kiềm Hàm lượng carbonat và hydroxit có thể cao khi tảo hoạt động mạnh hoặc trong một số loại nước nhất định hoặc trong nước thải

Trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng, độ kiềm không được thấp hơn 80 mg/L CaCO3 để đảm bảo cho tôm tăng trưởng và tỷ lệ sống cao Khi độ kiềm thấp, pH sẽ biến động và gây căng thẳng, giảm tăng trưởng và thậm chí gây chết tôm (Lê Văn Cát, 2006).

Nếu độ kiềm thấp có thể sử dụng ALKA MAG theo tỷ lệ 3-5 kg/hecta Định kỳ sử dụng 7 ngày một lần sẽ cải thiện độ kiềm trong ao nuôi Biện pháp này có thể thực hiện vào lúc sáng sớm Nếu muốn tăng lượng kiềm trong ao nhanh chóng sử dụng vôi Sodium bicarbonate theo tỷ lệ 5-10 kg/hecta có thể sử dụng phối hợp với rỉ mật nhằm tăng lượng kiềm trong nước (Lê Văn Cát, Đỗ Thị Hồng Nhung và Ngô Văn Cát,2006) Theo Thông tư số 45/2010/TT-BNNPTNT về yêu cầu chất lượng nước nuôi tôm thì độ kiềm thích hợp cho tôm là 80-120 mg/L.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Phương tiện nghiên cứu

- Máy đo độ mặn Sension 378, USA.

- Máy đo pH Hanna HI 8314, Rumani - Máy đo hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO) Apel (xuất xứ: Germany) - Bộ dụng cụ kiểm tra chất lượng nước Test kit Sera

- Bộ dụng cụ Envikit - Nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ.

- Đĩa Secchi dùng để đo độ trong. x x x x x x x x x

X: vị trí thu mẫu : cầu nhá

- Dụng cụ thu mẫu bao gồm: can 1 lít, chai nhựa.

Phương pháp nghiên cứu 1 Phương pháp thu mẫu

Chuẩn bị dụng cụ thu mẫu phải đảm bảo đúng quy định như chai lọ thu mẫu nước phải cùng thể tích, rửa sạch bằng xà phòng, xả lại nhiều lần bằng nước máy, cuối cùng tráng lại bằng nước cất và để khô trong điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm.

Các chỉ tiêu độ mặn, DO, pH được tiến hành đo tại hiện trường bằng máy Nhiệt độ được đo tại hiện trường bằng nhiệt kế Độ trong được đo tại hiện trường bằng đĩa Secchi Các chỉ tiêu pH, độ kiềm, H2S, NO2 -, NH3 được thu bằng chai nhựa 1 lít

3.3.2 Phương pháp phân tích mẫu

Mẫu nước sau khi thu sẽ được bảo quản và phân tích theo phương pháp được trình bày ở Bảng 3.1.

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Phương pháp

1 Nhiệt độ 0 C Nhiệt kế rượu

2 pH - Máy đo pH Hanna HI

3 Độ mặn ‰ Máy đo Sension 378, USA

4 Độ trong cm Đĩa Secchi

5 Độ kiềm mg/L Test kit Sera

6 Oxy hòa tan (DO) mg/L Máy đo Apel, Japan

7 Sunfua tính theo H2S mg/L Envikit

8 Amonia (NH3) mg/L Test kit Sera

9 Nitrite (NO2) mg/L Test kit Sera

Mẫu được thu vào khoảng thời gian từ 7 giờ đến 10 giờ ở 3 ao Chu kỳ thu mẫu là 1 đợt/tuần liên tục trong 2 tháng. Đặc điểm ở các ao nuôi được trình bày ở Bảng 3.3 Các ao nuôi đều không có ao lắng để xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi Trong quá trình nuôi, ao không được thay nước.

Bảng 3.2: Mô tả đặc điểm ao nuôi

Ao 1 Nguyễn Văn Điếu 28 3000m 2 Không thay nước

Ao 2 Nguyễn Văn Điếu 15 3000m 2 Không thay nước

Ao 3 Nguyễn Văn Cẩn 12 3000m 2 Không thay nước

3.3.4 Phương pháp xử lý số liệu

Các thông số môi trường sau khi đo được tổng bằng phần mềm Excel, sau đó tiến hành vẽ đồ thị.

Ngày đăng: 01/09/2024, 08:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w