1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác hòa giải Ở cơ sở

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công tác hòa giải ở cơ sở tại UBND ……, huyện ….., tỉnh Sóc Trăng. Thực trạng và giải pháp
Tác giả Nguyễn Quyết Chiến
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Ngọc Huyền
Trường học Trường Trung Cấp Luật Vị Thanh
Chuyên ngành Luật
Thể loại Đề tài tốt nghiệp trung cấp luật
Năm xuất bản 2013
Thành phố Hậu Giang
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 350,5 KB

Cấu trúc

  • 1.2.7. Đặc điểm hòa giải (12)
  • 1.2.8. Các bước tiến hành hòa giải (12)
  • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC (15)
  • HÒA GIẢI TẠI ỦY BANNHÂN DÂN A, HUYỆN B, TỈNH (15)
  • SÓC TRĂNG (15)
    • 2.1. Giới thiệu khái quát về Ủy Ban Nhân Dân A, huyện B, tỉnh Sóc Trăng (15)
      • 2.1.1. Vị trí địa lý (15)
      • 2.1.2. Điều kiện kinh tế (16)
      • 2.1.3 Điều kiện văn hóa xã hội (17)
      • 2.1.4. Văn minh đô thị (18)
      • 2.1.5. Quốc phòng (18)
    • 2.2. Các vấn đề liên quan đến công tác hòa giải tại Ủy Ban Nhân Dân A, huyện A, tỉnh Sóc Trăng (18)
      • 2.2.1. Cơ cấu số lượng tổ viên tổ hòa giải (18)
      • 2.2.2. Kinh phí hoạt động hòa giải (19)
    • 2.3. Thực trạng công tác hòa giải tại Ủy ban nhân dân A, huyện B, tỉnh Sóc Trăng (19)
    • 2.4. Những kết quả đạt được trong công tác hòa giải của Ủy ban nhân dân A, huyện B, tỉnh Sóc Trăng (22)
    • 2.5. Những hạn chế, khó khăn trong quá trình thực hiện công tác hòa giải của Ủy ban nhân dân A, huyện B, tỉnh Sóc Trăng (22)
      • 2.5.1. Trong vấn đề phạm vi hòa giải (22)
      • 2.5.2. Trong vấn đề nhân sự và tiêu chuẩn của tổ viên tổ hòa giải (23)
      • 2.5.3. Trong các bước tiến hành hòa giải (23)
    • 2.6. Nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn trong công tác hòa giải của Ủy ban nhân dân A, huyện B, tỉnh Sóc Trăng (24)
    • CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP (25)
      • 3.1. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác hòa giải ở cơ sở trong giai đoạn hiện nay (25)
      • 3.2. Phương hướng để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác hòa giải ở cơ sở (26)
      • 3.3. Giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác hòa giải ở cơ sở (26)
        • 3.3.1. Các giải pháp giúp người trợ giúp pháp lý hoàn thành tốt trong công tác hòa giải ở cơ sở (27)
        • 3.3.2. Để phát huy vai trò tích cực và đạt kết quả cao của công tác hòa giải cần tiến hành các giải pháp (29)
        • 3.3.3. Để làm tốt công tác hòa giải rất cần kinh nghiệm, học hỏi kinh nghiệm hòa giải của đồng nghiệp, của người đi trước (30)
      • 3.4 Kiến nghị (30)
      • 3.5 Bài học kinh nghiệm (30)
  • KẾT LUẬN (31)

Nội dung

Đặc điểm hòa giải

Hoà giải là một hình thức giải quyết những tranh chấp giữa các bên theo quy định của pháp luật.

Trong hoạt động hoà giải, các bên tranh chấp cần đến một bên thứ ba làm trung gian hoà giải, giúp các bên đạt được thoả thuận, chấm dứt tranh chấp, bất đồng.

Hoà giải trước hết là sự thoả thuận, thể hiện ý chí và quyền định đoạt của chính các bên tranh chấp.

Nội dung thoả thuận của các bên tranh chấp phải phù hợp với pháp luật,đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân ta.

Các bước tiến hành hòa giải

* Bước 1: Trước khi hòa giải

- Khi xảy ra vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bên, người hoà giải cần có mặt kịp thời gặp gỡ các bên tranh chấp để can ngăn, dàn xếp, làm dịu tình hình căng thẳng giữa các bên khuyên nhủ hai bên có thái độ đúng mực, tôn trọng trật tự trị an phải, trái, đúng, sai sẽ được giải quyết rõ ràng đồng thời nhắc nhở quần chúng xung quanh có trách nhiệm ổn định tình hình, không nên có thái độ châm chọc, kích động, không nên kéo bè, lập cánh tổ chức thành cuộc ẩu đả lớn dẫn đến hành vi phạm tội…

- Tìm hiểu nhanh nguyên nhân gây ra vụ việc, kịp thời thuyết phục, không để “việc bé xé ra to”, “việc đơn giản thành việc phức tạp”.

- Có thể hội ý nhanh trong tổ hoà giải để bàn biện pháp hoà giải, phân công các hoà giải viên nắm chắc vụ việc, tiếp xúc với các đương sự để tiến hành hoà giải kịp thời

* Bước 2: Trong khi hòa giải

- Trực tiếp trao đổi với từng bên, tìm hiểu thêm các nguyên nhân mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh.

- Lựa chọn thời gian thích hợp để các bên gặp gỡ, trao đổi phân tích vụ việc, làm rõ đúng sai, dựa vào quy định của pháp luật, truyền thống đạo đức, phong tục tập quán để phân tích cho các bên thấy rõ lỗi của mình;

- Nắm chắc đặc điểm, tâm lý của từng bên cũng như tính chất vụ việc để áp dụng “nghệ thuật” hoà giải, tránh vội vàng, nôn nóng, “chụp mũ” hoặc làm tổn hại đến danh dự, tự ái cá nhân của các bên

- Khi hoà giải tại gia đình (hoặc nơi do các bên tranh chấp yêu cầu), chủ yếu dùng tình cảm, uy tín, lẽ phải để thuyết phục các bên, không nên hình thức, phức tạp hoá trong khâu tổ chức thực hiện

* Bước 3: Kết thúc việc hòa giải

- Nếu vụ việc hoà giải thành, tổ viên Tổ hoà giải cần động viên, thăm hỏi các bên và nhắc nhở các bên thực hiện cam kết của mình, tạo điều kiện để họ thực hiện tốt cam kết Có thể biểu dương, động viên kịp thời việc thực hiện các cam kết của các bên trong các cuộc họp dân cư.

- Nếu vụ việc hoà giải không thành thì tổ hoà giải cần dàn xếp ổn định và hướng dẫn các bên đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết

* Dù hoà giải thành hay không thành, người làm công tác hoà giải cũng cần ghi chép vào sổ công tác về hoà giải để phục vụ cho việc thống kê báo cáo và tổ chức hội ý rút kinh nghiệm trong tổ hoặc đề đạt xin ý kiến của Ban Tư pháp xã.

SÓC TRĂNG

Giới thiệu khái quát về Ủy Ban Nhân Dân A, huyện B, tỉnh Sóc Trăng

- Thị trấn A là: trung tâm văn hóa của huyện B ranh giới hành chính được xác định như sau:

+ Phía bắc giáp thành phố sóc trăng + Phía tây giáp xã C.

- Huyện B nói chung và thị trấn A nói riêng: nằm trong vùng đất cổ xưa ,có truyền thống lịch sử - văn hóa lâu đời, Thị trấn A được chia thành 5 ấp với 5179 hộ gồm :dân tôc Kinh: 4296 hộ, Hoa:587 hộ, Khmer: 306 hộ sống đang sen với nhau Diện tích tự nhiên 1475,49, trong đó đất nông nghiệp 1.170,86ha, chiếm 79,35% tổng diện tích tự nhiên, đất phi nông nghiệp 303,79ha chiếm 20,59% tổng diện tích tự nhiên, đất chưa sử dụng 0,84ha, chiếm 0,06% tổng diện tích tự nhiên.

- Thị trấn A luôn là: vùng đất có truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước vá cách mạng Nhân dân các dân tộc trong thị trấn có tinh thần đoàn kết yêu quê hương có đức tín cần cù, chăm chỉ nổ lực vượt qua mọi khó khăn để vững bước đi lên Đó là những nhân tố cơ bản và sức mạnh tinh thần đề hướng tới sự phát triển kinh tế, xã hội trong xu hướng hội nhập cả nước trong khu vực là thuận lợi, để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong

Thị trấn vững bước đi lên trong sự nghiệp công nghiệp hóa và xây dựng Thị trấn A giàu đẹp văn minh

* Dân số toàn thị trấn A:

- Tổng dân số hiện trạng toàn Thị trấn: 20.237 người;

- Số hộ toàn Thị trấn: 5.179 hộ;

+ Dân tộc Kinh: 4286 hộ chiếm 82,75%

+ Dân tộc Hoa: 587 hộ chiếm 11,33%

+ Dân tộc Khmer: 306 hộ chiếm 5,905 - Số lượng và tỷ lệ theo ngành nghề lao động:

+ Nông nghiệp - thủy sản chiếm: 45,23%

+ Tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản chiếm: 0,76%

+ Thương mại dịch vụ chiếm: 47,13%

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ đến nay:

* Sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản:

Tính theo năm lương thực 2012 , diện tích gieo trồng 1.040 ha đạt 100% năng xuất 56,16 tạ /ha đạt 108,50%,sản lượng 6.187 tấn đạt 114%.

Diện tích nuôi thuỷ sản 300 ha đạt 100% kế hoạch.trong đó: diện tích nuôi tôm sú 250 ha, đạt 100% kê hoạch Diện tích nuôi tôm sú bị thiệt hại là 89,4 ha (tăng 36,84 ha so với cùng kỳ).

* Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mai – dịch vụ

- Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: giá trị sản xuất thực hiện 126,05 tỷ đồng, đạt 105,04% (trong đó: công nghiệp là 40 tỷ đồng, đạt 133,33%; tiểu thủ công nghiệp là 86,05 tỷ đồng, đạt 95,61%).

- Thương mại - dịch vụ: tổng mức lư chuyển hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng là 1.046,74 tỷ đồng, đạt 110,18% kế hoạch ( trong đó: bán lẻ là 828,51 tỷ đồng, đạt 92,05%; bán buôn là 218,23 tỷ đồng, đạt 436,46% kế hoạch).

2.1.3 Điều kiện văn hóa xã hội

Công tác chăm sóc sức khoẻ chữa bệnh cho nhân dân được thực hiện tốt, trong năm tổ chức khám cho 19.524 lượt người đạt 129% kế hoạch, tiêm miễn dịch đầy đủ cho 434/367 trẻ dưới 1 tuổi đạt 118% kế hoạch năm 2012 xảy ra 10 ca sốt xuất huyết (giảm 9 ca so với năm 2011); bệnh tay - chân - miệng 13 ca (giảm 38 ca so với năm 2011).

* Về giáo dục- đào tạo:

Kết quả năm học 2011-2012 hoàn thành chương trình tiểu học 100%, trung học cơ sở tỉ lệ học sinh lên lớp đạt 100%; tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 99,07%, xoá mù chũ đạt 50%; phổ cập giáo dục tiểu học đạt 100%; phổ cập giáo dục trung học cơ sở đạt 128%; năm học 2012-2013 huy động được 6.260 học sinh, đạt 100,64%.

Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư được phát động sâu rộng, kết quả bình xét năm 2012 có 4.157/4.560 hộ đạt 03 tiêu chuẩn gia đình văn hoá chiếm 91,16% có 86/86 tổ dân cư văn hoá, 5/5 khu dân cư được tái công nhận khu dân cư văn hoá, đề nghị về trên xét công nhận 06 cơ quan văn hoá.

Triển khai làm mới cột cờ và điều chỉnh, sắp xếp lại số nhà đã khai thí điểm trên địa bàn ấp Vĩnh Xuyên để rút kinh nghiệm triển khai trên toàn Thị trấn Chỉ đạo cho hợp tác xã Dịch vụ - Thương mại - Giao thông vận tải kết hợp với Công an Thị trấn lập lại trật tự đô thị sắp xếp các hộ mua bán vào nơi quy định, lập lại trật tự an toàn giao thông; làm tốt công tác thu gom rác, tổ chức cho các hộ mua bán ký cam kết không đổ rác thải,nước thải ra vỉa hè, lòng đường Vận động các hộ dân ở mặt đường thực hiện nghiêm việc không lắng chiếm lòng lề đường; cơ sở kinh doanh buôn bán, không vứt rác bừa bãi…

* Công tác quốc phòng quân sự địa phương:

- Chỉ đạo tốt công tác quân sự địa phương, duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến dấu Công tác tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ năm 2012 đạt 100% chỉ tiêu trên giao (có 13 đoàn viên); trong năm 2012 đã củng cố và xây dựng 38 lực lượng dân quân tự vệ, nâng tổng số hiện nay 125 lực lượng đạt 0,61% trên tổng dân số của Thị trấn Công tác huấn luyện dân quân tự vệ trong năm có 114/125 lực lượng được huấn luyện đạt 91,20%.

- Đưa bồi dưỡng kiến thức quốc phòng đối tượng 4=5; đối tượng 5 ; chức việc tôn giáo = 12 đạt 100% chỉ tiêu huyện giao.

Các vấn đề liên quan đến công tác hòa giải tại Ủy Ban Nhân Dân A, huyện A, tỉnh Sóc Trăng

2.2.1 Cơ cấu số lượng tổ viên tổ hòa giải

* Tổ hòa giải có từ ba (03) đến bảy (07) Hòa giải viên, trong đó có Hòa giải viên nữ.

- 1 Tổ trưởng tổ hòa giải

- 1 Thư ký - Các tổ viên trong tổ hòa giải.

* Trong quá trình hoạt động, nếu thấy cần thiết bổ sung Hòa giải viên, thì tổ chức bầu bổ sung Hòa giải viên.

2.2.2 Kinh phí hoạt động hòa giải

Kinh phí hoạt động của công tác hòa giải còn rất hạn hẹp, chủ yếu nằm trong kinh phí tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của địa phương nên phần lớn các Tổ hòa giải không có đủ kinh phí dành cho hoạt động thường xuyên của tổ.

Thực trạng công tác hòa giải tại Ủy ban nhân dân A, huyện B, tỉnh Sóc Trăng

* Qua 10 năm thực hiện Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở, đến nay toàn thị trấn có 10 tổ hoà giải, với 55 tổ viên, hiện các ấp đều thành lập được Tổ hoà giải và đi vào hoạt động có nề nếp; các tổ hoà giải luôn được củng cố kiện toàn về tổ chức, được cập nhật kiến thức pháp luật, bồi dưỡng về nghiệp vụ hoà giải và đã tổ chức hoà giải đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, cụ thể là báo cáo tổng kết công tác hòa giải của toàn thị trấn trong vòng 3 năm ( năm 2011, năm 2012, năm 20130 ) như sau:

- Số vụ hòa giải chuyển về thị trấn trong 3 năm là 40 vụ - Số vụ hòa giải thành là 36 vụ, đạt 90%

- Bác đơn là 02 vụ, đạt 5%

- Chuyển về trên là 02 vụ, đạt 5%

* Trong 3 năm qua công tác hòa giải đã chuyển biến rất thuận lợi số vụ hoàn giải thành tăng rất nhiều, trong công tác hòa giải cũng có tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật , nhờ vậy số lượng đơn khiếu nại tố cáo giảm rất nhiều, nhờ có giáo dục pháp luật xen lẫn vào công tác hòa giải giúp cho người dân hiểu được tình làng nghĩa xớm, “ lá lành đùm lá rách ” Ấp Năm

Tổng số vụ việc tiếp nhận thụ lý hòa giải

Chia theo lĩnh vực pháp luật Chia theo kết quả hòa giải Tỷ lệ số vụ hòa giải thành so với tổng số vụ tiếp nhận ( % ) Dân sự Hôn nhân và gia đình Đất đai

Tổng số vụ việc hòa giải thành

Chia ra Số vụ việc hòa giải không thành

Số vụ việc đang hòa giải

Hôn nhân và gia đình Đất đai Môi trường

Bảng 1: Báo cáo tổng kết công tác hòa giải của ấp … và ấp …. Ấp Năm

Tổng số vụ việc tiếp nhận thụ lý hòa giải

Chia theo lĩnh vực pháp luật Chia theo kết quả hòa giải Tỷ lệ

(%) Dân sự Hôn nhân và gia đình Đất đai

Tổng số vụ việc hòa giải thành

Chia ra Số vụ việc hòa giải không thành

Số vụ việc đang hòa giải

Hôn nhân và gia đình Đất đai Môi trường

Bảng 3 : Báo cáo tổng kết công tác hòa giải của ấp …., ấp … , ấp ……

Những kết quả đạt được trong công tác hòa giải của Ủy ban nhân dân A, huyện B, tỉnh Sóc Trăng

Đã xây dựng, phát triển được một mạng lưới tổ hoà giải đều khắp trên địa bàn, qua đó giải quyết được các tranh chấp thưa kiện, khiếu nại trong nhân dân, giảm áp lực rất lớn cho chính quyền cấp trên.

Việc phối hợp với UBMTTQ đối với công tác này được thực hiện tốt sẽ mang lại hiệu quả Các hòa giải viên đều được nhân dân bầu và được Chủ tịch UBND cấp thị trấn ra quyết định công nhận, qua đó giúp người làm công tác hòa giải yên tâm thực hiện nhiệm vụ của mình.

Tỷ lệ số vụ việc hoà giải thành đã tăng lên rõ rệt qua từng năm Thông qua các vụ việc hoà giải các tranh chấp nhỏ đã được giải quyết trong nhân dân, giảm khoảng 30% các loại vụ việc tranh chấp phải chuyển đến Toà án nhân dân hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác giải quyết.

Thông qua hoạt động hoà giải nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trên địa bàn đã được giải quyết từ gốc rễ, qua đó góp phần giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương, góp phần xây dựng và phát huy tình đoàn kết trong cộng đồng cân cư.

Những hạn chế, khó khăn trong quá trình thực hiện công tác hòa giải của Ủy ban nhân dân A, huyện B, tỉnh Sóc Trăng

2.5.1 Trong vấn đề phạm vi hòa giải

Khó khăn ở đây không phải tất cả mọi vụ việc xảy ra trên địa bàn đều có thể được tiến hành hòa giải Theo quy định của pháp luật chỉ những vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ mới được hòa giải ở cơ sơ Phạm vi “nhỏ” của tranh chấp không phải là về giá trị vật chất của tranh chấp Các tranh chấp và vi phạm pháp luật được hoà giải ở cơ sở không yêu cầu phải được giải quyết theo các trình tự, thủ tục tố tụng bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan tiến hành tố tụng Mặc dù các vi phạm, tranh chấp không gây hậu quả nghiêm trọng ngay tức thì nhưng nếu không được giải quyết dứt điểm sẽ dẫn đến mất ổn định trật tự trong nội bộ nhân dân Do phạm vi còn hạn chế nên gây ra mâu thuẩn càng nhiều , Thời gian giải quyết mâu thuẩn của nhân dân kéo dài

2.5.2 Trong vấn đề nhân sự và tiêu chuẩn của tổ viên tổ hòa giải

Về tổ chức: Số lượng tổ hoà giải và hoà giải viên phân bố không đều trên địa bàn dân cư, một số tổ hoà giải hoạt động còn kém hiệu quả Mặt khác việc hòa giải ở tại UBND cấp thị trấn, không được quy định trong Pháp lệnh hòa giải nhưng lại được quy định tại một số văn bản khác như Luật đất đai, Bộ luật dân sự hoặc Luật khiếu nại tố cáo do đó gây khó khăn vướng mắc trong chỉ đạo, quản lý hoặc trong thống kê báo cáo hoặc nhận xét đánh giá hoạt động hòa giải ở địa phương.

Về hoạt động hòa giải: do tốc độ phát triển của xã hội ngày càng tăng, các loại vụ việc tranh chấp ngày càng đa dạng và phức tạp, trình độ dân trí ngày càng cao, trình độ hòa giải viên có hạn nên hoạt động hoà giải ở cơ sở gặp nhiều khó khăn Mặt khác, số lượng hoà giải viên trên địa bàn tuy nhiều nhưng nhiều người còn ngại va chạm nên chưa mạnh dạn, thiếu nhiệt tình trong hoạt động hòa giải nên chưa kịp thời giải quyết các vụ việc phát sinh trên địa bàn dân cư.

Các hoạt động hòa giải ở cơ sở là hoạt động tự nguyện nhưng các chế độ bồi dưỡng chưa thoả đáng nên không mang tính khích lệ các hoạt động hòa giải ở địa phương và chưa thành nguồn lực động viên, khuyến khích sự tự nguyện hoạt động của các hòa giải viên. Đội ngũ cán bộ tư pháp chuyên trách còn thiếu và đôi lúc chưa thường xuyên kiểm tra công tác hòa giải ở cơ sở Trong công tác tham mưu cho UBND đôi lúc chưa mạnh dạn đề xuất những công việc vướng mắc phát sinh trong quá trình hòa giải ở cơ sở.

2.5.3 Trong các bước tiến hành hòa giải

Trong quá trình tìm hiểu và phân tích những sự vụ, sự việc và nguyên nhân xảy ra tranh chấp còn hạn chế

Trong quá trình hòa giải còn hạn chế về nghệ thuật trong công tác hòa giải và đôi khi còn nóng dội

Khi kết thúc hòa giải thành có những vụ chưa biểu dương kịp thời

Nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn trong công tác hòa giải của Ủy ban nhân dân A, huyện B, tỉnh Sóc Trăng

Do trình độ về chuyên môn nghiệp vụ cán đội ngũ cán bộ làm công tác hòa giải ở cơ sở còn yếu và thiếu, phần lớn chưa được qua đào tạo, và trong quá trình tổ chức phân công chưa thật sự khoa học và hợp lý, kinh phí phục vụ cho công tác hòa giải còn thiếu và chưa kịp thời.

Phạm vi hòa giải còn hạn chế do những vụ việc không thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân thị trấn.

PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP

3.1 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác hòa giải ở cơ sở trong giai đoạn hiện nay Để công tác hòa giải đạt hiệu quả thì công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cũng được xem là khâu mũi nhọn

Muốn đạt được chất lượng hiệu quả trong công tác hòa giải thì khi tiếp nhận các vụ việc, các thành viên trong các tổ, ban hòa giải cần trực tiếp đến nơi xảy ra tranh chấp, xác minh, tìm hiểu rõ nguyên nhân, từ đó tìm cách giải quyết phù hợp Cần vào sự khéo léo vận dụng các quy định của pháp luật và quan hệ của đôi bên để giải quyết thấu tình, đạt lý

Cần phải tăng cường tập huấn pháp luật, phổ biến những kinh nghiệm, cách làm hay trong hoạt động hòa giải cho cán bộ hòa giải, góp phần giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn thị trấn Kỹ năng và am hiểu pháp luật, nghiệp vụ hòa giải cho đội ngũ những người làm công tác hòa giải ở cơ sở rất cần thiết.

Cần thay đổi phương pháp tiến hành hòa giải, vận dụng nghệ thuật trong công tác hòa giải.

Muốn đạt được chất lượng tốt thì cần đảm bảo kinh phí hoạt động trong công tác hòa giải Đảng ủy và Uỷ ban nhân dân thị trấn cần quan tâm nhiều đến công tác hòa giải Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam với tổ viên tổ hòa giải để công tác hòa giải đạt được kết quả tốt nhất.

Cần kết hợp hài hòa giữa yếu tố pháp luật với phong tục tập quán và đạo đức của người Việt Nam Việc hòa giải ở cơ sở phải giải quyết kịp thời, qua đó giúp ngăn chặn ngay từ đầu những tranh chấp nhỏ trong nội bộ nhân dân và hành vi vi phạm pháp luật, không để mâu thuẫn, tranh chấp đơn giản thành phức tạp, không để việc nhỏ phát sinh thành việc lớn dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng

3.2 Phương hướng để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác hòa giải ở cơ sở Đảng ủy, Uỷ ban nhân dân thị trấn tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ hoà giải.

Tiếp tục tăng cường nguồn lực cho công tác hoà giải và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL)

Thường xuyên củng cố, kiện toàn đội ngũ hoà giải viên cơ sở, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, trang bị tài liệu pháp luật cho hoà giải viên

Cơ quan tư pháp phối hợp chặt chẽ với MTTQ và các tổ chức thành viên trong công tác hoà giải ở cơ sở.

Phân công đầu mối phối hợp thực hiện theo dõi, quản lý, tổ chức và hoạt động của tổ hoà giải.

Tiếp tục đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, PBGDPL cho nhân dân; trong đó, chú trọng hình thức PBGDPL thông qua sinh hoạt của các CLB nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật cho nhân dân, góp phần hạn chế những mâu thuẫn, tranh chấp và vi phạm pháp luật trong dân. Đẩy mạnh công tác trợ giúp pháp lý, đẩy mạnh công tác xem xét hòa giải, triển khai đổi mới đề án công tác hòa giải, giải quyết kịp thời các đơn yêu cầu hòa giải của nhân dân.

Tiếp tục tổ chức chương trình biểu dương những công dân có tiến bộ gìn giữ trật tự an ninh xã hội, những công sau khi được hòa giải mâu thuận hiểu rõ được thế nào là “ tình làng nghĩa sớm” , “ lá lành đùm lá rách ”

3.3 Giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác hòa giải ở cơ sở

3.3.1 Các giải pháp giúp người trợ giúp pháp lý hoàn thành tốt trong công tác hòa giải ở cơ sở:

Trước hết người thực hiện TGPL tham gia hoặc chủ trì buổi hoà giải cần có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực cần hoà giải Ví dụ khi hoà giải tranh chấp đất đai cần phải hiểu biết các qui phạm pháp luật điều chỉnh như : luật đất đai, luật TGPL, luật KNTC, bộ luật dân sự, luật thi hành án dân sự, luật tố tụng dân sự , các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành và các văn bản pháp luật khác có liên quan như nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TANDTC

Tiếp nhân thông tin, tìm hiểu những quan hệ pháp luật phát sinh, các mâu thuẫn, nguyên nhân, thực trạng, giải pháp.( nguyên nhân từ lợi ích kinh tế hay vì danh dự uy tín hay cả hai; thực trang : vụ việc sảy ra từ khi nào tính chất mức độ gay gắt hay bình thường, đã qua hoà giải ở cơ sở chưa, kết quả hoà giải như thế nào, mong muốn của các bên ra sao, muốn hoà giải hay nhờ toà án giải quyết, đã có luật sư của các bên tham gia hay chưa )

Triển khai hoà giải: phải đủ thành phần, bố trí người tham gia sao cho hài hoà; người chủ trì phải có năng lực trình độ, điều hành buổi hoà giải phải hài hoà có nhu, có cương, bình tĩnh đánh giá diễn biến tâm lý, tình cảm thái độ, bản chất sự việc và mong muốn của các bên Trong thực tế các bên thường nêu rất nhiều lý do, đổ lỗi cho bên kia trong việc gây ra những mâu thuẫn, tranh chấp ; nhưng quyền lợi về vật chất, chính trị luôn là căn nguyên cơ bản của mọi tranh chấp Nhận định đánh giá đúng bản chất của sự việc luôn là chìa khoá thành công trong mọi buổi hoà giải Biết phân tích, biết cảm thông chia sẻ, biết bảo vệ hài hoà lợi ích cho cả hai phía một cách công bằng, vô tư trong sáng luôn là yếu tố cần thiết cho người chủ trì hoà giải.

Một yếu tố rất quan trọng trong hoà giải là ngôn ngữ trọng hoà giải phải làm sao dễ nghe dễ hiểu, dễ đi vào lòng người, phải biết gắn kết giữa ngôn ngữ pháp luật và ngôn ngữ đời thường Hoà giải trong một phạm vi nào đó là sự hoà quện giữa pháp lý và đạo lý, giữa thuần phong mỹ tục, tập quán và pháp luật; là ý chí nguyện vọng là sự thoả thuận, tự định đoạt là thực hiện quyền dân sự của công dân Thế nhưng cũng không được phép “thoát ly” khỏi các qui phạm pháp luật, phải biết phân tích động viên cho các bên thương lượng, cảm thông, chia sẻ với nhau những vấn đề xoay quanh các qui định của pháp luật đang điều chỉnh trong lĩnh vực các bên đang hướng tới Vì vậy ngôn ngữ trong hoà giải không giản đơn chút nào Quá trình hoà giải xuyên suốt là quá trinh tư vấn pháp luật, tuyên truyền pháp luật, hướng cho các bên đạt được sự thống nhất trong suy nghĩ và hành động vì vậy cần phải phân tích sâu sắc, cặn kẽ những hậu quả pháp lý, những cái được cái mất nếu như không hoà giải được, sẽ là rất thiệt thòi cho cả các bên trong quan hệ Mâu thuẫn không hoà giải để kéo dài sẽ là cuộc “chạy đua vũ trang” và cũng không ai biết được mâu thuẫn sẽ đi đến đâu nếu như các bên không kiềm chế Hoà giải nhiều vụ phức tạp thành công cần phải biết “cứu vãn” tình huống bởi nếu không biết “giữ” thì các bên sẽ không ngồi lại với nhau, sẽ không còn cơ hội hoà giải tiếp, buổi hoà giải sẽ thất bại.

Người thực hiện TGPL thực hiện hoà giải phải như “bao công” vùa phải có trình độ năng lực, có kiến thức, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm trường đời, kỹ năng và rất cần cái tâm trong sáng công bằng Phải như người thầy về pháp luật, như người thân của người được hoà giải Nói như vậy hoà giải không phải là cái gì quá khó, mà người thực hiện TGPL phải biết lượng sức mình trong lĩnh vực trong tính chất mức độ của từng vụ việc Thực tế rất cần sự tận tâm tận lực, sự đam mê, sự thể hiện mình trong cuộc sống công việc, trong lĩnh vực mình công tác cũng như sụ đóng góp nhỏ nhoi của mình trong đời sống xã hội

Hoà giải thành công không chỉ đem lại quyền lợi vật chất cho người được TGPL mà giá trị lớn hơn là giúp cho các bên giải quyết các mâu thuẫn các xung đột, hàn gắn được tình làng, nghĩa xóm, tình anh em, tình cảm bà con khối phố, làng trên xóm dưới, giúp cho các bên thông cảm chia sẻ, bỏ qua quá khứ xích lại gần nhau, cùng nhau hướng tới cuộc sống mới, tương lai mới trong cuộc sống tình cảm, cũng như phát triển kinh tế xã hội bền vững góp phần xây dựng xã hội công bằng dân chủ văn minh.

3.3.2 Để phát huy vai trò tích cực và đạt kết quả cao của công tác hòa giải cần tiến hành các giải pháp

Tập trung kiện toàn và xây dựng lực lượng hoà giải viên.

Ngày đăng: 01/09/2024, 09:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w