1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo kiến tập tại vụ phổ biến giáo dục và pháp luật – phòng quản lý công tác hòa giải ở cơ sở

20 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

I. THÔNG TIN VỀ ĐƠN VỊ KIẾN TẬP 1. Bộ tư pháp Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng và thi hành pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các công tác tư pháp khác trong phạm vi cả nước, quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. 2. Vụ phổ biến giáo dục và pháp luật – Phòng Quản lý công tác hòa giải ở cơ sở. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật Theo quy định tại Quyết định số 1159QĐBTP ngày 23 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức như sau: Chức năng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (sau đây gọi là Vụ) là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Nhiệm vụ, quyền hạn Vụ có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 2.1 Xây dựng, trình Bộ trưởng kế hoạch công tác dài hạn, 5 năm, hàng năm của Vụ; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm và hàng năm của ngành Tư pháp. 2.2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, trình Bộ trưởng chiến lược, quy hoạch và chính sách về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hoà giải ở cơ sở, xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. 2.3. Xây dựng các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các chương trình, đề án, văn bản khác thuộc phạm vi quản lý của Vụ để Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành; tham gia xây dựng, thẩm định, góp ý các dự án, dự thảo văn bản liên quan đến phạm vi quản lý của Vụ hoặc do Bộ trưởng giao. 2.4. Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành và hướng dẫn sử dụng mẫu văn bản về phổ biến, giáo dục pháp luật; hoà giải ở cơ sở; xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. 2.5. Tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Vụ. 2.6. Theo dõi thi hành pháp luật, tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý của Vụ. 2.7. Rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Vụ theo quy định của pháp luật và của Bộ.

Mục lục I THÔNG TIN VỀ ĐƠN VỊ KIẾN TẬP 1 Bộ Tư pháp 2 Vụ phổ biến giáo dục và pháp luật – Phòng Quản lý công tác hòa giải ở cơ sở 3 Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân” của Bộ Tư Pháp 3.1 Kết quả đạt được 3.2 Kế hoạch truyền thông mong muốn đề xuất trong cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân” II KẾT QUẢ KIẾN TẬP 1 Bài học nhận được từ quá trình kiến tập 1.1 Nắm vững kiến thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường là vô cùng quan trọng 1.2 Phải thường xuyên trau dồi chuyên môn và nghiệp vụ 1.3 Kĩ năng làm việc nhóm rất quan trọng 1.4 Bài học về kĩ năng công cụ 2 Bài học về cuộc sống 2.1 Hiểu người, hiểu mình 2.2 Kĩ năng mềm và các mối quan hệ 2.3 Bài học về sự chủ động, kiên trì và phấn đấu 2.4 Bài học về tầm nhìn và nắm bắt cơ hội III KẾT LUẬN CHUNG I THÔNG TIN VỀ ĐƠN VỊ KIẾN TẬP 1 Bộ tư pháp Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng và thi hành pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các công tác tư pháp khác trong phạm vi cả nước, quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ 2 Vụ phổ biến giáo dục và pháp luật – Phòng Quản lý công tác hòa giải ở cơ sở Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật Theo quy định tại Quyết định số 1159/QĐ-BTP ngày 23 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức như sau: - Chức năng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (sau đây gọi là Vụ) là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật - Nhiệm vụ, quyền hạn Vụ có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 2.1 Xây dựng, trình Bộ trưởng kế hoạch công tác dài hạn, 5 năm, hàng năm của Vụ; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm và hàng năm của ngành Tư pháp 2.2 Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, trình Bộ trưởng chiến lược, quy hoạch và chính sách về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hoà giải ở cơ sở, xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật 2.3 Xây dựng các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các chương trình, đề án, văn bản khác thuộc phạm vi quản lý của Vụ để Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành; tham gia xây dựng, thẩm định, góp ý các dự án, dự thảo văn bản liên quan đến phạm vi quản lý của Vụ hoặc do Bộ trưởng giao 2.4 Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành và hướng dẫn sử dụng mẫu văn bản về phổ biến, giáo dục pháp luật; hoà giải ở cơ sở; xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật 2.5 Tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Vụ 2.6 Theo dõi thi hành pháp luật, tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý của Vụ 2.7 Rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Vụ theo quy định của pháp luật và của Bộ 2.8 Về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: a) Theo dõi, hướng dẫn về nghiệp vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, người được mời tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi cả nước b) Tham mưu, hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam trong phạm vi cả nước; đôn đốc, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam; chủ trì tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam trong Bộ Tư pháp c) Giúp Bộ trưởng - Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương thực hiện nhiệm vụ của Cơ quan thường trực Hội đồng; d) Tham mưu trình Bộ trưởng quyết định việc công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật Trung ương theo quy định của pháp luật đ) Theo dõi, hướng dẫn, cải tiến việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học e) Theo dõi, hướng dẫn thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp; chủ trì hoặc phối hợp tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp 2.9 Về công tác hoà giải ở cơ sở: a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức, kiểm tra thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở b) Hướng dẫn nghiệp vụ, xây dựng nội dung, chương trình và tổ chức tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải ở cơ sở và công tác quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ 2.10 Về xây dựng xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) đạt chuẩn tiếp cận pháp luật: a) Tham mưu giúp Bộ trưởng chủ trì hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra thực hiện nội dung đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định của pháp luật b) Xây dựng nội dung, chương trình và tổ chức tập huấn nghiệp vụ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật c) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật liên quan đến phạm vi quản lý của Bộ; d) Lồng ghép xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong chương trình, chính sách xóa đói, giảm nghèo và trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đ) Chủ trì hoặc phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo quy định của pháp luật 2.11 Tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước theo quy định của pháp luật 2.12 Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ, các cơ quan, tổ chức có liên quan biên soạn, phát hành các tài liệu, ấn phẩm phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí, Cổng thông tin điện tử và các ấn phẩm của Bộ 2.13 Phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Bộ Tài chính theo dõi việc quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hoà giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, việc thực hiện chế độ, chính sách đối với báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên, người được mời tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật, người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù 2.14 Tổ chức sơ kết, tổng kết và thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về các lĩnh vực, nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý của Vụ 2.15 Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Vụ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ 2.16 Tổ chức kiểm tra, tham gia thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Vụ; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, vi phạm pháp luật; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ 2.17 Tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Vụ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ 2.18 Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong Vụ; phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan theo dõi và đề nghị khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hoà giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ 2.19 Quản lý công chức của Vụ; quản lý, sử dụng kinh phí, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ 2.20 Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ trưởng giao Cơ cấu tổ chức, biên chế: a) Lãnh đạo Vụ: Lãnh đạo Vụ gồm có Vụ trưởng và không quá 03 (ba) Phó Vụ trưởng Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Vụ Các Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Vụ và trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công b) Các đơn vị trực thuộc Vụ: - Phòng Quản lý công tác phổ biến, giáo dục pháp luật - Phòng Quản lý công tác hòa giải ở cơ sở - Phòng Quản lý công tác tiếp cận pháp luật và Tổng hợp Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị thuộc Vụ do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các đơn vị thuộc Vụ do Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật quy định Biên chế của Vụ thuộc biên chế công chức của Bộ Tư pháp, do Bộ trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật 3 Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân” của Bộ Tư Pháp Thực hiện Chỉ thị số 45 - CT / TW ngày 20/6/2020 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2020 ; Nghị quyết số 133 / 2000 / QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội về Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2020 ; Chỉ thị số 02 / CT - TTg ngày 14/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2020 ; trên cơ sở Hướng dẫn số 169 - HD / BTGTW ngày 22/01/2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc tuyên truyền cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 , nhằm phổ biến , tuyên truyền rộng rãi , nâng cao hiểu biết pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cũng như nhận thức của mọi công dân Việt Nam về đích , ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021-2026 , Bộ Tư pháp đã chủ trì , phối hợp với Văn phòng Quốc hội tổ chức Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân ” ( sau đây gọi là Cuộc thi ) trên phạm vi toàn quốc Cuộc thi được tổ chức trong vòng 30 ngày ( từ 0h00 ngày 01/4/2021 đến 24h00 ngày 30/4/2021 ) trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp Qua theo dõi tình hình hưởng ứng , tổ chức tham gia Cuộc thi của các bộ , ngành , địa phương và tổng hợp thông tin , số liệu trên phần mềm Cuộc thi , Ban Tổ chức Cuộc thi báo cáo kết quả cụ thể như sau: 3.1 Kết quả đạt được 3.1.1 Công tác chỉ đạo, hướng dẫn Cuộc thi được tổ chức trong thời gian ngắn , nhưng nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Ban Tổ chức Cuộc thi , các bộ , ban , ngành , đoàn thể ở Trung ương , Đoàn đại biểu Quốc hội , Ủy ban nhân dân các tỉnh , thành phố trực thuộc Trung ương , Hội đồng phối hợp phổ biến , giáo dục pháp luật ( PBGDPL ) các cấp và sự chủ động tham mưu thực hiện của Sở Tư pháp các địa phương nên đã động viên , thu hút , khuyến khích đông đảo các tầng lớp Nhân dân tham gia Cuộc thi - Ở Trung ương Bộ Tư pháp với vai trò là cơ quan chủ trì tham mưu tổ chức Cuộc thi đã kịp thời ban hành Kế hoạch số 609 / KH - BTP ngày 08/3/2021 về việc tổ chức Cuộc thi Ngay sau khi Kế hoạch được ban hành, Ban Tổ chức Cuộc thi được thành lập 'do 01 đồng chí Thứ trưởng Bộ Tư pháp làm Trưởng ban đại diện lãnh đạo , chuyên viên các đơn vị chức năng của Bộ Tư pháp, Văn phòng Quốc hội tham gia Phó Trưởng ban và thành viên Ban Tổ chức, Tổ thư ký giúp việc Ban Tổ chức Cuộc thi, đồng thời Ban Tổ chức đã ban hành Thể lệ Cuộc thi Để triển khai sâu rộng Cuộc thi, Ban Tổ chức Cuộc thi, Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương đã ban hành các Công văn phát động, hưởng ứng Cuộc thi gửi thành viên Hội đồng phối hợp PBGDPL, lãnh đạo các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và Hội đồng phối hợp PBGDPL các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ; tổ chức pháp chế các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và Sở Tư pháp các tỉnh , thành phố trực thuộc Trung ương ; Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đề nghị phối hợp tổ chức Cuộc thi Nhiều bộ , ngành , đoàn thể Trung ương cũng đã ban hành văn bản để hướng dẫn , quán triệt, đôn đốc việc hưởng ứng tham gia tại bộ , ngành mình” Cuộc thi đã nhận được sự tham gia tích cực , đông đảo của học sinh nhiều trường trung học phổ thông , sinh viên , học viên các trường đại học, học viện và cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc Văn phòng Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành các văn bản tổ chức, hướng dẫn triển khai Cuộc thi ; tham mưu Lãnh đạo Hội đồng bầu cử Quốc gia kịp thời có văn bản gửi Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các tỉnh , thành phố để quán triệt , phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức hưởng ứng Cuộc thi tại địa phương ” Trong quá trình tổ chức Cuộc thi, Ban Tổ chức đã phát huy vai trò , trách nhiệm được giao, tổ chức nhiều cuộc họp thành viên Ban Tổ chức, Tổ Thư ký giúp việc và các cơ quan, đơn vị có liên quan để trao đổi, đề xuất, thống nhất việc triển khai các hoạt động cụ thể, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức Cuộc thi Căn cứ nguồn lực xã hội hóa , đồng thời để động viên, khích lệ người dự thi, Ban Tổ chức đã có thông báo điều chỉnh mức giải thưởng của cuộc thi 3.1.2 Ở địa phương Sau khi Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch tổ chức Cuộc thi , Sở Tư pháp đã tham mưu Ủy ban nhân dân / Hội đồng phối hợp PBGDPL cùng cấp ban hành hoặc trực tiếp ban hành văn bản triển khai , hướng dẫn các đơn vị , địa phương và vận động , khuyến khích người dân trên địa bàn tham gia hưởng ứng Cuộc thi Theo kết quả tổng hợp của Ban Tổ chức , 63/63 tỉnh , thành phố trực thuộc Trung lượng đã ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức Cuộc thi tại địa phương , trong đó phần lớn là Công văn hướng dẫn của Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh , thành phố ; một số Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Cuộc thi tại địa phương , vừa ban hành Công văn hướng dẫn , đôn đốc , chỉ đạo việc thực hiện Để huy động sự quan tâm , vào cuộc của các sở , ban , ngành , đoàn thể và địa phương tham gia hưởng ứng Cuộc thi , một số tỉnh , thành phố đã thường xuyên ban hành văn bản hướng dẫn , đôn đốc cơ quan , đơn vị hưởng ứng Cuộc thi Công tác hướng dẫn, phổ biến để khuyến khích Nhân dân tại địa bàn tham gia cũng đã được 100 % đơn vị cấp huyện trên địa bàn một số tỉnh, thành phố triển khai , ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện 3.1.2 Tổ chức lễ phát động cuộc thi Ban Tổ chức Cuộc thi đã chủ động chuẩn bị các công tác hành chính , ban hành văn bản tổ chức, phối hợp với các đơn vị thành viên Ban Tổ chức xây dựng Chương trình, kịch bản chi tiết buổi Lễ phát động ; bài phát biểu tại buổi Lễ, xây dựng Thông cáo báo chí, xây dựng video clip giới thiệu Cuộc thi phát tại buổi lễ Công tác phòng , chống dịch Covid -19 cũng được thực hiện nghiêm túc Ngay sau khi có chủ trương tổ chức xét nghiệm Covid - 19 đối với các đại biểu tham dự buổi Lễ phát động , trong thời gian ngắn , Ban Tổ chức đã khẩn trương phối hợp với các đơn vị của Bộ Y tế ( Cục Y tế dự phòng ) , Sở Y tế Hà Nội , Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hà Nội ( CDC ) , Trung tâm Y tế quận Ba Đình tổ chức xét nghiệm cho toàn bộ thành viên Ban Tổ chức , Tổ Thư ký giúp việc tham tổ chức buổi Lễ , các đại biểu của Bộ Tư pháp và một số đại biểu khách mời , bảo đảm an toàn phòng , chống dịch trong quá trình tổ chức buổi Lễ Công tác chuẩn bị các điều kiện cơ sở , vật chất phục vụ việc tổ chức buổi Lễ cũng đã được thực hiện tốt , bảo đảm trang trọng ( bố trí hội trường , lắp đặt trang thiết bị tại hội trường ; bố trí lắp đặt standee , banner , ghế ngồi , nước uống trong Hội trường , chuẩn bị Chương trình văn nghệ và visual màn hình led sân khấu ) Công tác liên hệ , tiếp đón đại biểu dự buổi Lễ được thực hiện bài bản , có sự phân công trách nhiệm giữa các đơn vị thành viên để bảo đảm chu đáo, trọng thị Lễ phát động Cuộc thi được tổ chức trang trọng vào ngày 31/3 tại Tòa Nhà Quốc hội với sự tham dự của đồng chí Uông Chu Lưu, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội , nguyên Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia, Trường Tiểu ban Văn bản pháp luật và Thông tin, Tuyên truyền ; đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, đồng chí Nguyễn Hạnh Phúc, nguyên Tổng Thư ký Quốc hội, nguyên nhiệm Văn phòng Quốc hội , nguyên Ủy viên , Chánh Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia, đồng chí Hoàng Thanh Tùng, Ủy viên Trung ương Đảng , Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó Trưởng Tiểu ban Thường trực Tiểu ban Văn bản pháp luật và Thông tin, Tuyên truyền, Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, một số thành viên Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương, đại diện lãnh đạo các Ban của Đảng và hơn 100 đại biểu là các đồng chí thành viên Tiểu ban, Tổ giúp việc Tiểu ban Văn bản pháp luật và Thông tin, Tuyên truyền của Hội đồng bầu cử quốc gia ; đại diện Lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thành viên Ban Tổ chức, Tổ thư ký giúp việc Cuộc thi và các cơ quan thông tấn, báo chí , truyền thông tới ghi hình và đưa tin Sau Lễ phát động, nhiều địa phương đã tích cực hưởng ứng, tổ chức phát động Cuộc thi bằng cách phát hành công văn , kế hoạch để vận động các đơn vị, tổ chức, người lao động trên địa bàn tham gia Cuộc thi 3.1.3 Công tác truyền thông về cuộc thi Với mục tiêu xác định công tác truyền thông là nhiệm vụ quan trọng góp phần tổ chức thành công Cuộc thi , hoạt động này đã được thực hiện khá đồng bộ , tạo thành đợt cao điểm truyền thông , có chiều sâu , tạo sức lan tỏa sâu rộng , huy động sự vào cuộc của các cơ quan , bộ , ngành , địa phương trong công tác này Ban Tổ chức Cuộc thi đã tổ chức các hoạt động truyền thông sau đây: ( i ) Xây dựng Bộ nhận diện Cuộc thi gồm: backdrop, banner, standee, infographic hướng dẫn thể lệ Cuộc thi để đăng tải trên website Cuộc thi và gửi các các đơn vị thông tin báo chí, ( ii ) Ban hành văn bản gửi Đài Truyền hình Việt Nam , Đài Tiếng nói Việt Nam đề nghị phối hợp truyền thông tổ chức Cuộc thi ; ( iii ) Tổ chức một số chương trình Tọa đàm truyền thanh , truyền hình để truyền thông về Cuộc thi trên VTV1 , VOV , Truyền hình Pháp luật Việt Nam, Báo Pháp luật Việt Nam điện tử , Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội ), ( iv ) Ban Tổ chức Cuộc thi đã cung cấp thông tin tại buổi giao ban báo chí hàng tuần ( ngày 30/3/2021 ) do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông , Hội Nhà bạo Việt Nam tổ chức, tổ chức thông tin , truyền thông về Cuộc thi tại cuộc họp báo định kỳ Quý I / 2021 của Bộ Tư pháp, ( v ) Phối hợp phỏng vấn ghi hình , đưa tin về Cuộc thi và kết quả Cuộc thi để phát sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam ( Chương trình “ Thời sự ” , “ Quốc hội với cử tri ” ) và đăng tải trên một số Cổng / Trang thông tin điện tử PBGDPL Cục Công nghệ thông tin , Báo Pháp luật Việt Nam đã tích cực , chủ động xây dựng , đăng tải thường xuyên các tin , bài truyền thông về Cuộc thi trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp , Báo Pháp luật Việt Nam ( báo giấy , báo điện tử ) và website Cuộc thi Để lan tỏa Cuộc thi , ngoài việc công bố chính thức giao diện website Cuộc thị trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp, Bộ Tư pháp và Văn phòng Quốc hội đã chỉ đạo đặt đường link tham gia Cuộc thi trên một số Cổng / Trang thông tin điện tử (Cổng thông tin điện tử Quốc hội, Trang Thông tin điện tử của Hội đồng Bầu cử quốc gia, trang Thông tin điện tử PBGDPL, Trang thông tin điện tử tham quan Nhà Quốc hội, Báo Đại biểu nhân dân điện tử và Báo Pháp luật Việt Nam điện tử ), đồng thời tích cực truyền thông, thông tin về Cuộc thi thông nền tảng mạng xã hội Trên cơ sở văn bản đề nghị của Ban Tổ chức Cuộc thi, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề nghị các công ty viễn thông di động: Viettel, Vinaphone Mobifone thực hiện gửi tin thông điệp hưởng ứng Cuộc thi dưới hình thức gửi tin nhắn đến các thiết bị điện thoại di động Qua đó, đã có hàng triệu tin nhắn được gửi đến các thuê bao di động để vận động Nhân dân tham gia cuộc thi Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam cũng đã tích cực phối hợp thực hiện phát sóng hàng ngày các thông điệp cổ động, quảng bá về Cuộc thi trên VTV1, VOV từ ngày 30/3/2021 đến khi kết thúc Cuộc thi Bên cạnh đó, Ban Tổ chức còn chỉ đạo đơn vị thường trực thiết lập kênh kết nối với báo chí để thường xuyên đưa tin về Cuộc thi, điểm nhấn là Lễ phát động Cuộc thi và kết quả tổng kết Cuộc thi Với sự tham gia đông đảo của các cơ quan báo chí tại buổi Lễ phát động đã tạo thành đợt truyền thông rộng rãi về Cuộc thi Ngoài việc phát sóng đưa tin về buổi Lễ tại khung “ giờ vàng ” trên VTV ( chương trình thời sự 19h ngày 31/3/2021 trên VTV1, VOV), đã có khoảng hơn 50 báo, đài đưa tin về buổi Lễ và Cuộc thi với gần 100 tin, bài đăng tải trên ấn phẩm báo điện tử của các cơ quan báo chí, góp phần lan tỏa thông tin về Cuộc thi đến các tầng lớp Nhân dân trên mọi miền đất nước Tại địa phương , bên cạnh việc đăng tải thông tin về Cuộc thi tại các Cổng / Trang thông tin điện PBGDPL, các địa phương cũng đã huy động sự vào cuộc tích cực của các cơ quan thông tin đại chúng, đặc biệt là hệ thống loa truyền thanh cơ sở trong phổ biến, hướng dẫn, vận động Nhân dân tại địa bàn tham gia Cuộc thi Kết quả chung: - Cuộc thi đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, kịp thời của các đồng chí Lãnh đạo Hội đồng bầu cử Quốc gia, Bộ Tư pháp, Văn phòng Quốc hội sự phối hợp chặt chẽ của Bộ, ngành , đoàn thể ở Trung ương và Ủy ban nhân dân, Ủy ban Bầu cử, Hội đồng phối hợp PBGDPL các địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông ( Bộ Thông tin và Truyền thông ), các cơ quan báo chí ở Trung ương, địa phương , nhất là Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Pháp luật Việt Nam, Báo Đại biểu Nhân dân , Truyền hình Quốc hội Việt Nam, các thành viên Ban Tổ chức, Tổ giúp việc Ban Tổ chức và các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan - Cuộc thi được đánh giá là hoạt động có sức lan tỏa mạnh mẽ về đích, ý nghĩa của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, tuyên truyền , phổ biến có hiệu quả pháp luật về bầu cử trong các tầng lớp Nhân dân trên cả nước và người Việt Nam ở nước ngoài Việc tổ chức Cuộc thi đã tạo ra một đợt sinh hoạt chính trị pháp lý quan trọng nhằm nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật và thể hiện quyền , trách nhiệm của công dân tham gia bầu cử Đây là đóng góp quan trọng, thiết thực và ý nghĩa nhất của cuộc thi vào hoạt động tuyên truyền phục vụ Cuộc bầu cử - Cuộc thi được tổ chức bằng hình thức trực tuyến với giao diện tiện lợi hấp dẫn đã thu hút được sự tham gia đông đảo của người dân tự tìm hiểu , học tập pháp luật ; thể hiện sự đổi mới trong công tác PBGDPL với thời gian phương tiện sử dụng dự thi linh hoạt ( máy tính và thiết bị di động có kết nối mạng internet ) tạo thuận tiện cho người dân tham gia , trở thành phương thức PBGDPL hữu hiệu , nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid - 19 đang diễn biến phức tạp và yêu cầu tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước - Cách thiết kế câu hỏi, đáp án có nội dung phù hợp với đại đa số người dân tham gia cuộc thi Qua thống kê số điểm của người dự thi đạt được, trong đó nhiều bài dự thi đạt điểm tuyệt đối cho thấy người dân đã nhận thức đúng và có sự đầu tư trí tuệ, công sức với mong muốn tìm hiểu kiến thức pháp luật để chuẩn bị tham gia cuộc bầu cử sắp tới - Cơ cấu giải thưởng của cuộc thi phong phú và giá trị cao đã tạo sức hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm của người dân - Cuộc thi đã thu hút được một số doanh nghiệp tham gia hỗ trợ nguồn lực tổ chức Cuộc thi, qua đó nâng cao chất lượng, quy mô của Cuộc thi, từng bước phát huy vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp trong xã hội hóa hoạt động PBGDPL 3.2 Kế hoạch truyền thông mong muốn đề xuất trong cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân” Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ tư pháp cũng chỉ ra việc tổ chức Cuộc thi vẫn còn một số khó khăn, hạn chế như sau: - Một số địa phương chưa chủ động phát huy vai trò , trách nhiệm trong việc theo dõi, truyền thông, đôn đốc hưởng ứng, tham gia Cuộc thi nên số lượng người tham gia Cuộc thi còn thấp Số lượng người dự thi giữa các địa phương trong cả nước còn chưa đồng đều, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, nơi thuận lợi trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, có trình độ dân trí và điều kiện kinh tế - xã hội tương đối cao Bên cạnh đó, một bộ phận người dân chưa tiếp cận kịp thời với ứng dụng công nghệ thông tin hoặc chưa có điện thoại thông minh để có thể tham gia Cuộc thi, làm hạn chế số lượng người dự thi đối với Cuộc thi trực tuyến - Mặc dù thời điểm tổ chức hợp lý ( ngay trước cuộc bầu cử vào ngày 23/5/2021 ) , nhưng do Cuộc thi chỉ được tổ chức trong thời gian ngắn ( 30 ngày ) nên ít nhiều ảnh hưởng đến số lượng người dự thi - Do dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp nên gây khó khăn cho Ban Tổ chức trong việc tổ chức Lễ phát động, hoạt động tổng kết Cuộc thi cũng như các hoạt động truyền thông trực tiếp khác, phải hạn chế quy mô , điều chỉnh cách thức tổ chức, qua đó ít nhiều làm giảm hiệu quả, sức lan tỏa thông tin của cuộc thi đến người dân Khi kiến tập ở phòng hoà giải cơ sở, em đã được hỏi về việc Bộ Tư Pháp gửi tin nhắn khuyến khích mọi người tham gia cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân” khi nhận tin nhắn liệu có kích vào tham gia cuộc thi hay không? - Về mặt truyền thông qua tin nhắn bản thân em thấy vẫn còn nhiều hạn chế đối với các lưá trẻ hiện nay song cũng không thể phủ nhận sự thành công trong truyền thông của Bộ khi cuộc thi có hơn 60.000 người tham gia - Đối với các bạn trẻ hiện nay, vẫn còn nhiều người không quan tâm để ý đến pháp luật hay việc bầu cử Việc gửi tin nhắn chưa chắc đã truyền thông đến những độ tuổi trẻ ấy Chính vì vậy, em có mong muốn đề xuất việc truyền thông cuộc thi “T ìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân” bằng cách thay vì gửi mỗi tin nhắn và link đăng ký không thì việc sử dụng poster kèm tin nhắn chắc chắn sẽ thu hút được nhiều sự quan tâm hơn Việc người tham gia sẽ tăng và người biết đến cuộc thi sẽ nhiều hơn thay vì việc phải đọc “lướt” qua tin nhắn rồi không ấn vào link Trên đây là poster em thiết kế và muốn đính kèm cả hình ảnh vào tin nhắn Bộ truyền thông khuyến khích mọi người tham gia cuộc thi Việc sử dụng Poster ít chữ sẽ làm cho người đọc biết rõ về việc Bộ Tư Pháp muốn nói điều gì, khuyến khích tham gia cái gì Chưa kể xã hội và công nghệ thông tin phát triển, đòi hỏi nhiều thứ mới lạ Chính vì vậy, em muốn sử dụng hình ảnh kèm tin nhắn để việc truyền thông cuộc thi được phổ biến hơn trên mọi lứa tuổi, đặc biệt là lứa trẻ trong xã hội hiện nay Hạn chế trong việc muốn đưa ra kế hoạch này là do tình hình dịch bệnh Covid và kiến thức, nghiệp vụ còn hạn chế nên em chưa thể đề xuất, tham gia học hỏi được với Vụ II KẾT QUẢ KIẾN TẬP 1 Bài học nhận được từ quá trình kiến tập: 1.1: Nắm vững kiến thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường là vô cùng quan trọng Sau khi trải qua quá trình kiến tập, em tự rút ra được: kiến thức về pháp luật, chính sách nhà nước, truyền thông trên nhà trường rất quan trọng Những kiến thức ấy là kim chỉ nam cho mọi hoạt động “truyền thông chính sách” sau này Kiến thức về chính sách nhà nước có chắc chắn, có vững vàng thì khi bắt tay vào làm nghề mới có những thành công về truyền thông chính sách chất lượng, không để xảy ra sai sót hoặc để lại những hậu quả đáng tiếc nào Kiến thức lý luận giúp ta tư duy đề tài và hướng triển khai đề tài tốt hơn, những ý kiến, sáng tạo về truyền thông chính sách thường dựa trên tính thực tế của xã hội hiện nay và các chính sách do Nhà nước ban hành Tầm quan trọng của truyền thông chính sách là cách thức tuyên truyền, triển khai thông tin đến người dân để người dân hiểu nội dung chính sách một cách sâu sắc nhất Mặc khác, nếu nắm vững kiến thức trên lớp thì quá trình thực hành sẽ nhanh hơn và bài bản kĩ càng hơn, tránh được nhiều rủi ro 1.2: Phải thường xuyên trau dồi chuyên môn và nghiệp vụ: “Truyền thông chính sách” không phải chỉ cần nắm rõ cách chính sách của Nhà nước và tuyên truyền nó đến người dân một cách thông thường Hiện nay, công nghệ thông tin phát triển, đòi hỏi những kế hoạch, thực hiện một cách hiệu quả, sáng tạo, theo xu thế xã hội chứ không riêng gì các hình thức tuyên truyền cũ như khẩu hiệu, in poster… Chính vì vậy không chỉ đòi hỏi chuyên môn, lý thuyết mà hiện nay tính nghiệp vụ trong “truyền thông chính sách” cũng rất quan trọng Muốn truyền thông hiệu các chính sách đến gần người dân phải sáng tạo, sử dụng nhiều kế hoạch truyền thông gây ấn tượng, tạo được tiếng vang, người dân thấu hiểu và thực hiện đúng chính sách nhà nước ban hành Chính vì vậy, càng cần phải trau dồi chuyên môn và nghiệp vụ để vươn tới những đỉnh cao hơn trong nghề Đặc biệt chuyên ngành “Truyền thông chính sách” là chuyên ngành mới và cũng đang rất cần thiết trong xã hội hiện nay Chuyên môn ở đây là kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực mà bản thân theo dõi Nghiệp vụ ở đây chính là kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm về truyền thông Nghiệp vụ có được từ quá trình học tập sách vở và chính quá trình thực hành Truyền thông chính sách là một nghề mới, là một nghề chưa được nhiều người biết đến Do vậy, chỉ có lòng yêu nghề, say nghề mới giúp chúng ta có được sự kiên trì để thường xuyên trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao năng lực, đưa đến cho người dân những chính sách của Nhà nước thông qua kế hoạch, phương thức truyền thông chất lượng nhất có thể 1.3: Kĩ năng làm việc nhóm rất quan trọng: Kỹ năng trong quá trình làm việc nhóm vô cùng quan trọng Những người tham gia làm việc nhóm phải biết lắng nghe, chia sẻ, đưa ra quan điểm cũng như dùng lý lẽ để bảo vệ quan điểm của mình Có như vậy, quá trình làm việc nhóm mới hiệu quả và đạt được mục đích là đưa ra ý tưởng sáng tạo nhất, hay ho nhất, chuẩn xác nhất cho kế hoạch, phương thức truyền thông hiệu quả 1.4: Bài học về kĩ năng công cụ: Các kĩ năng về sử dụng thành thạo các phần mềm dựng video, photoshop, word, exel,… là rất quan trọng trong quá trình làm việc Một kĩ năng không thể thiếu, đó là việc thành thạo ngoại ngữ 2 Bài học về cuộc sống: Không chỉ thu nhận được các bài học bổ ích từ việc học tập và sáng tạo tác phẩm báo chí, mà sau quá trình thực tập, bản thân em còn nhận được rất nhiều bài học ý nghĩa và quý báu về cuộc sống 2.1 Hiểu người, hiểu mình: Qua những trải nghiệm trong đợt kiến tập, em đã hiểu mình hơn, hiểu được sự yêu thích, tố chất và tính cách của bản thân Từ sự thấu hiểu bản thân, em biết vận dụng những điểm mạnh và điểm yếu của mình trong khi làm, từ đó hiệu quả công việc được cao nhất có thể, sáng tạo nên những tác phẩm báo chí chất lượng nhất Đợt kiến tập cũng là dịp may hiếm có để em có thể hiểu hơn về bạn bè của mình và những người xung quanh Sự thấu hiểu đó giúp tình bạn bè thêm gắn kết, giúp cho em có được những cơ hội giúp đỡ khi cần 2.2 Kĩ năng mềm và các mối quan hệ Vững chuyên môn mà yếu kém về kĩ năng mềm thì tỉ lệ thành công cũng bị hạn chế Vì thế, cần trau dồi kỹ năng mềm để có thể dễ dàng thực hiện công việc hơn 2.3 Bài học về sự chủ động, kiên trì và phấn đấu: Có rất nhiều anh chị đang làm việc tại Bộ Tư Pháp không phải học ngành báo ra rồi làm, các anh chị chia sẻ rằng nghề này 70% là nhờ sự kiên trì phấn đấu học hỏi, dần dần làm rồi sẽ quen Ngoài ra, rất cần sự chủ động trong việc học hỏi tiếp thu kiến thức 2.4 Bài học về tầm nhìn và nắm bắt cơ hội: Người có năng lực mà không có tầm nhìn thì năng lực cũng không có nhiều đất để phát huy, và con đường sự nghiệp cũng không thuận lợi Em hiểu rằng bất kỳ ai cũng có dịp may gặp được cơ hội và được trao cơ hội, chỉ có điều khi dịp may đó đến bạn có đủ năng lực và tầm nhìn để nhận biết và nắm bắt cơ hội đó hay không mà thôi Phải luôn quan sát, biết nắm bát cơ hội Có như vậy ra mới thành công trong cuộc sống cũng như trong công việc III KẾT LUẬN CHUNG: Bài báo cáo đã trình bày rõ ràng về bài học rút ra sau quá trình kiến tập, khảo sát và đánh giá một chương trình tại cơ quan nơi kiến tập: Bộ Tư pháp Với bản thân em, đây là một kì kiến tập còn nhiều hạn chế bởi dịch bệnh COVID 19 song vẫn để lại nhiều bài học ý nghĩa Những bài học về chuyên môn và cuộc sống nhất định sẽ là hành trang quý báu để em vững bước với nghề trong con đường sau này Em xin chân thành cảm ơn!

Ngày đăng: 14/03/2024, 17:00

Xem thêm:

w