1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo Cáo Thu Hoạch Thực Tập Trình Độ Thạc Sĩ Trường Đại Học Sư Phạm.docx

50 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4, TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐIỆN BIÊN PHỦ, QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Tác giả Nguyễn Thị Thơm
Người hướng dẫn PGS. TS. Trần Văn Sáng, ThS. Nguyễn Thị Thảo
Trường học Trường Đại học Sư phạm
Chuyên ngành Giáo dục học
Thể loại Báo cáo thu hoạch thực tập
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 1,79 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (5)
  • 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài (6)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (6)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau (7)
  • 5. Cấu trúc của đề tài: Gồm 3 chương (7)
  • CHƯƠNG 1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐIỆN BIÊN PHỦ, QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÔN TIẾNG VIỆT( ĐỌC) LỚP 4 (8)
    • 1.1. Giới thiệu chung về trường (8)
      • 1.1.1. Môi trường bên trong (8)
        • 1.1.1.1. Quy mô trường, lớp (8)
        • 1.1.1.2. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên (8)
        • 1.1.1.3. Chất lượng giáo dục toàn diện (8)
        • 1.1.1.4. Cơ sở vật chất (9)
        • 1.1.1.5. Nhận định về điểm mạnh, điểm yếu và hướng khắc phục (9)
      • 1.1.2. Môi trường bên ngoài (9)
        • 1.1.2.1. Quan hệ cộng đồng, quốc tế (9)
        • 1.1.2.2. Cơ chế, chính sách (10)
        • 1.1.2.3. Công nghệ thông tin (10)
    • 1.2. Định ng chiến lược (10)
      • 1.2.1. ứ mệnh (11)
      • 1.2.2. T nhìn (11)
      • 1.2.3. Giá trị cốt lõi (11)
      • 1.2.4. Phương châm hành động (11)
    • 1.3. Chương trình môn Tiếng Việt( Đọc) lớp 4 (12)
      • 1.3.1. Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu văn bản văn học trong SGK Tiếng Việt 4, sách Kết nối tri thức với cuộc sống (12)
      • 1.3.2. Ngữ liệu văn bản văn học trong SGK Tiếng Việt 4, sách Kết nối tri thức với cuộc sống (12)
      • 1.4.1. Quy trình xây dựng (12)
      • 1.4.2. Xây dựng hệ thống bài tập (13)
        • 1.4.2.1. Nhóm bài tập nhận diện, tái hiện (13)
        • 1.4.2.2. Nhóm bài tập đọc hiểu nội dung văn bản văn học cho HS lớp 4 (13)
  • CHƯƠNG 2 (17)
    • 2.1. Kết quả khảo sát (17)
      • 2.1.1. Quá trình nghiên cứu thực trạng (17)
      • 2.1.2. Thiết kế công cụ đánh giá thực trạng (17)
        • 2.1.2.1. Thiết kế bảng hỏi để điều tra GV (17)
        • 2.1.4.5. Kết luận về thực trạng (28)
        • 2.1.4.6. Những vấn đề cần đặt ra (28)
  • CHƯƠNG 3 HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH (29)
    • 3.1. Kế hoạch bài dạy phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh (29)
    • 3.2. Tổ chức thực nghiệm (39)
      • 3.2.1. Hình thức thực nghiệm (39)
      • 3.2.3. Thời gian và địa điểm thực nghiệm (39)
    • 3.3. Phân tích kết quả sau khi thực nghiệm (39)
      • 3.3.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ thực nghiệm sư phạm (41)

Nội dung

Qua quá trình thực tập tại trường Tiểu học Điện Biên Phủ, quận Thanh Khê, thành phố ĐàNẵng, khảo sát thực tế và nghiên cứu tài liệu, có thể thấy thực trạng dạy học đọc hiểu văn bản vănhọ

Tính cấp thiết của đề tài

Đọc hiểu là một trong những kĩ năng sử dụng tiếng Việt và có thể nói là kĩ năng quan trọng hàng đầu đối với học sinh Tiểu học Đọc hiểu là phương tiện để học sinh tiếp nhận tri thức của loài người Học đọc hiểu, các em cũng đồng thời học được cách nói, cách viết một cách chính xác, ngôn ngữ trong sáng, có nghệ thuật; góp phần không nhỏ vào việc rèn luyện suy nghĩ, diễn đạt, hình thành một nhân cách toàn diện cho lớp người chủ tương lai của xã hội

Học sinh Tiểu học, chủ yếu mới chỉ dừng ở mức độ nhận diện văn bản, hiểu được nghĩa văn bản mà chưa đi sâu vào đọc hiểu văn bản Việc thực hiện các bài tập đọc hiểu không thường xuyên khiến các em chưa hình thành được kĩ năng đọc hiểu đúng cách và hiệu quả, từ đó rút ra được ý nghĩa hàm ẩn và vận dụng vào giải quyết các tình huống thực tế Cần xây dựng cho học sinh một hệ thống bài tập đọc hiểu văn bản văn học để học sinh có thể rèn luyện phát triển kĩ năng quan trọng này dưới sự hướng dẫn của giáo viên Việc rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh phải hướng đến mục tiêu bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy các em biết suy nghĩ một cách lô gíc cũng như biết tư duy có hình ảnh Ngoài ra, đọc hiểu còn giáo dục tính cách, thị hiếu, thẩm mỹ cho học sinh Một cách cụ thể, đọc hiểu một bài tập đọc có nghĩa là học sinh biết tìm ra ý hay xác định nội dung của bài Đến Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018, việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản còn được đề cao hơn nữa và nội dung của nó đã được cải tạo một cách cơ bản Thực tế này đòi hỏi giáo viên Tiểu học khi thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới phải tìm hiểu sâu hơn về cách thức xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu văn bản cho học sinh.

Qua quá trình thực tập tại trường Tiểu học Điện Biên Phủ, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, khảo sát thực tế và nghiên cứu tài liệu, có thể thấy thực trạng dạy học đọc hiểu văn bản văn học thông qua hệ thống bài tập còn nhiều hạn chế: Học sinh còn gặp nhiều khó khăn trong việc xác định dạng bài tập, chưa đi sâu vào đọc hiểu văn bản, đọc hiểu văn bản chưa đúng cách dẫn đến cách giải quyết các vấn đề chưa chính xác,… Vì thế, xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu văn bản văn học cho học sinh là một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay Cần có những giải pháp để cải thiện chất lượng dạy học đọc hiểu văn bản văn học, giúp học sinh phát triển kỹ năng đọc hiểu một cách hiệu quả.

Từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài “XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP ĐỌC HIỂUVĂN BẢN VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4, TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐIỆN BIÊN PHỦ, QUẬNTHANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG” làm bài báo cáo thực tập cho mình nhằm nghiên cứu những vấn đề còn tồn tại trong công tác dạy học đọc hiểu cho học sinh khối lớp 4 nơi đây, với mong muốn tìm ra nguyên nhân và đưa giải pháp để hoàn thiện hơn nữa công tác dạy học đọc hiểu tại trường.

Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

 Tìm hiểu, đánh giá thực trạng xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu văn bản văn học cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Điện Biên Phủ.

 Xác định những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu văn bản văn học

 Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học đọc hiểu văn bản văn học thông qua hệ thống bài tập.

 Thu thập thông tin về thực trạng dạy học đọc hiểu văn bản văn học thông qua hệ thống bài tập.

 Phân tích ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng dạy học đọc hiểu văn bản văn học thông qua hệ thống bài tập.

 Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dạy học đọc hiểu văn bản văn học thông qua hệ thống bài tập.

Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau

 Thu thập và phân tích tài liệu từ sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học, bài giảng, nghiên cứu các tài liệu khoa học các công trình nghiên cứu có liên quan.

 Quan sát thực tế: Dự giờ giảng môn Tiếng Việt( đọc) tại trường Tiểu học Điện Biên Phủ Ghi chép nhật ký quan sát về các hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản văn học thông qua hệ thống bài tập.

 Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn giáo viên lớp 4 về phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản văn học thông qua hệ thống bài tập.

 Phỏng vấn học sinh lớp 4 về những khó khăn và thuận lợi trong việc học đọc hiểu văn bản văn học thông qua hệ thống bài tập.

 Phương pháp khảo sát: Phát phiếu khảo sát học sinh lớp 4 về thực trạng dạy học đọc hiểu văn bản văn học thông qua hệ thống bài tập Thu thập và phân tích dữ liệu thu thập được từ khảo sát.

 Phương pháp tổng hợp và phân tích: Tổng hợp các thông tin thu thập được từ các phương pháp nghiên cứu trên Phân tích và đánh giá thực trạng dạy học đọc hiểu văn bản văn học thông qua hệ thống bài tập của học sinh lơp 4 trường Tiểu học Điện Biên Phủ.

Cấu trúc của đề tài: Gồm 3 chương

Chương 1: Khái quát chung về trường Tiểu học Điện Biên Phủ và chương trình môn Tiếng Việt( Đọc) lớp 4.

Chương 2: Thực trạng dạy học đọc hiểu văn bản văn học thông qua hệ thống bài tập lớp 4 của trường Tiểu học Điện Biên Phủ.

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm nhằm nâng cao chất lượng dạy học đọc hiểu văn bản văn học thông qua hệ thống bài tập của học sinh lớp 4.

TÌM HIỂU CHUNG VỀ TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐIỆN BIÊN PHỦ, QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÔN TIẾNG VIỆT( ĐỌC) LỚP 4

Giới thiệu chung về trường

Ngôi trường mang tên “Trường TH ĐIỆN BIÊN PHỦ” nằm trong lòng phố nhỏ, có địa chỉ tại 87 Thái Thị Bôi thuộc Phường Chính Gián, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng - Một con đường quanh năm đầy cây xanh và nắng ấm là chiếc nôi giáo dục đã và đang từng ngày dìu dắt cho biết bao thế hệ học sinh – những mầm xanh của quê hương đất nước, chắp cánh cho bao niềm tin tươi sáng hướng đến tương lai, cùng với mục tiêu xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh toàn diện trong mọi lĩnh vực Ngôi trường được tách và thành lập ngày 05 tháng 03 năm 1997 Khi mới thành lập cho đến bây giờ, trường có 01 cơ sở với 5 khối lớp học Hiện nay, có 31 lớp với hơn một nghìn học sinh 100 % học sinh được học 2 buổi/ ngày và sinh hoạt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Hiện nay, có 31 lớp với hơn một nghìn học sinh 100 % học sinh được học 2 buổi/ ngày và sinh hoạt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Hệ thống hàng rào, cổng trường đảm bảo, Cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy học: Có phòng học (30 phòng/30lớp); Có Thư viện và các phòng học bộ môn, phòng thực hành, phòng bồi dưỡng năng khiếu

1.1.1.2 Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên:

Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 57 người, trong đó: CBQL: 3; NV: 6; GV: 50 Có 96% giáo viên đạt chuẩn về trình độ chuyên môn (Có 04 GV đạt trình độ Thạc sĩ và 4 giáo viên đang theo học Thạc sĩ) và 3 cán bộ quản lí, 03 giáo viên đã hoàn thành lớp Trung cấp lí luận chính trị và 5 giáo viên được bồi dưỡng về năng lực quản lí trường phổ thông 5 đảng viên hoàn thành lớp sơ cấp chính trị.

1.1.1.3 Chất lượng giáo dục toàn diện:

Phần lớn học sinh có ý thức phấn đấu rèn luyện, học tập Chất lượng giáo dục từng bước được cải thiện.

- Chất lượng 2 mặt giáo dục là:

Về học lực: tỉ lệ học sinh giỏi, khá đạt 69,2% Không có học sinh yếu kém.

Về Hạnh kiểm: Tốt 92,4%; Khá 6,7%; TB 0,9% Không có học sinh hạnh kiểm yếu

- Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 98%, tỉ lệ đỗ vào đại học, cao đẳng đạt 70%, - 50% số học sinh tham gia đạt giải trong các cuộc thi HSG cấp Tỉnh, - NCKHKT: Nhiều năm tham gia và đạt giải cao cấp tỉnh, giải 3 cấp quốc gia.

- CB, GV, HS tham gia và đạt nhiều giải TDTT, Hội khỏe Phù Đổng cấp Tỉnh.

Nhà trường có đầy đủ phòng học và các phòng chức năng phục vụ cho 100 % học sinh được học 2 buổi/ ngày

Trang thiết bị, đồ dùng dạy học tối thiểu cùng với các thiết bị dạy học hiện đại có ứng dụng CNTT đáp ứng với phục vụ giảng dạy và học tập đảm bảo quy định và việc đổi mới chương trình GDPT 2018

1.1.1.5 Nhận định về điểm mạnh, điểm yếu và hướng khắc phục: a Điểm mạnh:

- Được sự chỉ đạo cụ thể, rõ ràng của lãnh đạo các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của phụ huynh học sinh trong quá trình thực hiện chương trình Giáo dục phố thông 2018

- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, năng động, có hiểu biết sâu về công nghệ thông tin

- Nhà trường đã thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn theo tinh thần chỉ đạo của phòng GD-ĐT, Bộ giáo dục và Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Đà Nẵng.

- Thực hiện tốt Thông tư 22 và Thông tư 27 về đánh giá kết quả học tập của học sinh, việc điều chỉnh nội dung dạy học, các nền nếp hội họp, dự giờ, kiểm tra đồng thời đẩy mạnh việc xây dựng kỉ cương trong công tác quản lí và giảng dạy đã có tác dụng tốt đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các trường

- Thực hiện tốt việc triển khai, củng cố các chuyên đề và vận dụng có hiệu quả các chuyên đề trong học kỳ, tăng cường kiểm tra chất lượng giảng dạy của giáo viên bằng nhiều hình thức, đa dạng, thực tiễn.

- Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tiếp tục được đổi mới, thu hút được nhiều học sinh tham gia và có tác dụng giáo dục thiết thực Tiếp tục phát huy được việc ứng dụng công nghệ thông tin vào nhiều hoạt động. b Điểm yếu:

- Phòng học bộ môn còn thiếu, phòng học tin học chưa đảm bảo yêu cầu vì vậy việc triển khai dạy các bộ môn năng khiếu và tin học còn gặp nhiều khó khăn.

- Sân chơi bãi tập quá nhỏ hẹp ảnh hưởng đến các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

1.1.2 Môi trường bên ngoài 1.1.2.1 Quan hệ cộng đồng, quốc tế

+ Thời cơ: Nhiều tổ chức quốc tế được nhà nước cho phép hoạt động tại địa phương góp phần giải quyết kinh tế khó khăn, tạo điều kiện cho học sinh đi học; Ban đại diện CMHS trường,BĐDCMHS lớp luôn đồng hành cùng nhà trường, cùng lớp học trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở lớp Một Đồng thời, luôn duy trì tốt việc trao đổi thông tin với nhà trường về tình hình học tập, hướng dẫn học sinh học online tại nhà trong thời gian nghỉ dịch COVID dài ngày

- Sân trường chật hẹp nên ảnh hưởng đến các hoạt động ngoài giờ và giờ ra chơi, giờ sinh hoạt của học sinh

- Đời sống, kinh tế một số phụ huynh gặp nhiều khó khăn, nhiều phụ huynh nghề nghiệp không ổn định, việc dành thời gian quan tâm của một số PHHS đến việc học tập của con em, còn hạn chế

- HS khuyết tật học hòa nhập có 26 em , 01 HS bệnh Down (tập trung nhiều ở Khối lớp 1, 2, 3, 4) gây khó khăn cho GV khi giảng dạy và công tác chủ nhiệm.

+ Thời cơ: Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan lĩnh vực GD&ĐT tương đối đầy đủ, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của Nhà trường Các văn bản hướng dẫn của Nhà nước và của ngành đã chỉ rõ định hướng phát triển của các nhà trường.

+ Thách thức: Một số văn bản về chế độ chính sách, cơ chế còn bất cập với thực tiễn.

+ Thời cơ: CNTT và truyền thông phát triển tạo điều kiện nghiên cứu, học tập cho người dạy và người học; thúc đẩy nhu cầu, tạo điều kiện, tạo ra nhiều môi trường và hình thức học tập; góp phần thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo.

Định ng chiến lược

Với tiêu chí tiếp tục hưởng ứng các cuộc vận động của nhà nước và của ngành; bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ đảm bảo đáp ứng nhu cầu dạy và học; thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ, huy động trẻ khuyết tật ra lớp học hoà nhập, quan tâm đến trẻ có hoàn cảnh khó khăn; nâng cao chất lượng đại trà, phát triển chất lượng mũi nhọn; sử dụng và bảo quản hiệu quả cơ sở vật chất; tích cực tham mưu với chính quyền địa phương và các cấp liên quan mở rộng trường Tiểu học Điện Biên Phủ.

- Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, thực hiện nghiêm túc các quy định, các văn bản chỉ đạo và các thông tư đã được ban hành.

- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào công tác quản lý, công tác dạy và học nhằm nângc ao chất lượng giáo dục toàn diện

- Tập trung nâng cao chất lượng quản lý, chất lượng giáo dục toàn diện Tăng cường công tác phụ đạo học sinh chưa hoàn thành môn học.

- Tiếp tục triển khai các chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực đáp ứng yêu cầu cần đạt các môn học.

Nhân ái - Đoàn kết – Sức khỏe – Năng động – Sáng tạo

+ Thương yêu con người, sống hòa đồng, thấu hiểu và sẻ chia.

+ Biết quan tâm, yêu quý và không ngừng bảo vệ môi trường sống.

+ Kết thành một khối thống nhất, vì mục tiêu chung của Nhà trường + Biết hợp tác hiệu quả trong mọi hành động: làm việc, lao động, học tập…

+ Khỏe mạnh, tích cực rèn luyện, yêu thích các hoạt động thể dục, thể thao.

+ Tinh thần tốt, luôn giữ trạng thái tâm lý cân bằng và tinh thần sáng suốt.

- Năng động + Tích cực, tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục, hoạt động xã hội.

+ Chủ động tìm tòi phương pháp học tập khoa học đem lại hiệu quả cao, thích ứng với sự thay đổi.

+ Luôn suy nghĩ, tìm tòi cái mới, chọn lọc cái hay có giá trị cao.

+ Giải quyết các vấn đề một cách thông minh, quyết đoán.

“Chất lượng giáo dục là danh dự của nhà trườngTư duy giáo dục luôn thay đổi theo nhu cầu xã hội”

Chương trình môn Tiếng Việt( Đọc) lớp 4

1.3.1.Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu văn bản văn học trong SGK Tiếng Việt 4, sách Kết nối tri thức với cuộc sống. a Đọc hiểu nội dung

– Nhận biết được một số chi tiết và nội dung chính của văn bản; dựa vào gợi ý hiểu – Nhận biết được một số chi tiết và nội dung chính của văn bản; dựa vào gợi ý hiểu được điều tác giả muốn nói qua văn bản.

– Tóm tắt được văn bản truyện đơn giản.

– Nhận biết được chủ đề văn bản b Đọc hiểu hình thức

– Nhận biết được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua hình dáng, điệu bộ, hành động, lời thoại.

– Nhận biết được trình tự sắp xếp các sự việc trong câu chuyện theo quan hệ nhân quả.

– Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện thể hiện qua cách xưng hô.

– Nhận biết được hình ảnh trong thơ, lời thoại trong văn bản kịch – Hiểu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hoá. c, Liên hệ, so sánh, kết nối

– Nêu được tình cảm, suy nghĩ của bản thân sau khi đọc văn bản.

– Nêu được câu chuyện, bài hoặc đoạn thơ mà mình yêu thích nhất và giải thích vì sao.

– Nêu được cách ứng xử của bản thân nếu gặp những tình huống tương tự như tình huống của nhân vật trong tác phẩm. d, Đọc mở rộng

– Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học (bao gồm văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

– Thuộc lòng ít nhất 10 đoạn thơ, bài thơ hoặc đoạn văn đã học; mỗi đoạn thơ, bài thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 80 chữ.

1.3.2 Ngữ liệu văn bản văn học trong SGK Tiếng Việt 4, sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

– Truyện cổ, truyện ngắn; đoạn (bài) văn miêu tả – Đoạn thơ, bài thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ – Kịch bản văn học

- Độ dài của văn bản: truyện, kịch bản khoảng 280 – 330 chữ, bài miêu tả khoảng 200 – 250 chữ, thơ khoảng 100 – 120 chữ

1 4 Xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực đọc hiểu văn bản văn học cho HS lớp 4

- Các bước thiết kế một giáo án

- Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức (KT), kĩ năng (KN) và yêu cầu về thái độ trong chương trình

- Bước 2: Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan để: hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học; xác định những KT, KN, thái độ cơ bản cần hình thành và phát triển ở HS; xác định trình tự logic của bài học.

- Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của HS, gồm: xác định những

KT, KN mà HS đã có và cần có; dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết.

- Bước 4: Lựa chọn PPDH, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo.

- Bước 5: Thiết kế giáo án.

1.4.2 Xây dựng hệ thống bài tập 1.4.2.1 Nhóm bài tập nhận diện, tái hiện

Hoạt động với các câu hỏi, bài tập giúp học sinh nhận biết các từ ngữ, câu, đoạn, hình ảnh, nhân vật trong văn bản

Khi học sinh được tham gia trước giờ học, với việc đọc của mình, học sinh có bước đầu nhận biết văn bản Học sinh đã tự nhận diện và hiểu một số từ ngữ, câu đoạn, nhân vật, hình ảnh trong văn bản Giáo viên sẽ tổ chức cho học sinh chia sẻ trong nhóm, trước lớp và giúp học sinh nhận rõ cái đúng và hiểu nghĩa chính xác hơn.

* Nhận biết tên truyện Ví dụ : Bài Bước mùa xuân ( trang 85) – Tiếng Việt 4, tập 2, Kết nối tri thức với cuộc sống.

+ Quan sát tranh, cho biết bức tranh vẽ về cảnh gì? Đáp án: Trong tranh có:

- Ông mặt trời màu đỏ rực rỡ đang tỏa ánh nắng xuống mặt đất - Đàn cò trắng đang bay theo đàn về trời

- Những chú chim đại bàng to lớn đang bay lượn - Những đám mây trắng bồng bềnh đang trôi lững lờ.

* Nhận biết cấu tạo của văn bản truyện.

Ví dụ: Điền nội dung chính của từng khổ thơ trong bài Bước mùa xuân ( SGK Tiếng Việt 4/

Tập 2/ Trang 85/ Scachs Kết nối tri thức với cuộc sống) a 1 ……… b Đoạn 2 2.………. c 3 ……… d Đoạn 4 4.……… e.…… 5.……… f.……… 6.……

* Nhận diện và hiểu nghĩa từ mới

Ví dụ: Trong bài ”Bước mùa xuân”, em hãy đọc thầm và gạch dưới những từ ngữ em chưa hiểu nghĩa

1.4.2.2 Nhóm bài tập đọc hiểu nội dung văn bản văn học cho HS lớp 4

Xây dựng hệ thống câu hỏi đọc hiểu cần dựa trên 04 mức độ nhận thức và được gắn liền với quá trình học tập của học sinh Phát triển năng lực đọc hiểu thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập theo các mức độ nhận thức của học sinh Với mỗi mức độ nhận thức của học sinh, xây dựng hệ thống các loại câu hỏi, bài tập đọc hiểu.

+ Mức 1: Nhận biết – Nhắc lại nội dung văn bản, phát hiện các thông tin, ý nghĩa trực tiếp trong văn bản Ghi nhớ, kể lại nội dung trong văn bản.

+ Mức 2: Thông hiểu – Giải thích chi tiết văn bản Hiểu nội dung, bài học của truyện Bước đầu cảm nhận hình ảnh, biện pháp nghệ thuật.

+ Mức 3: Đánh giá, phản hồi: kết nối, đánh giá thông tin trong văn bản và ngoài văn bản; thể hiện cảm xúc về văn bản học; thái độ, tình cảm, quan điểm trước bài học, lời khuyên từ văn bản

+ Mức 4: Vận dụng: thực hành kết quả đọc hiểu vào đời sống

Xác định những chi tiết, thông tin quan trọng giúp trẻ hiểu ý nghĩa Những câu hỏi này thường có ở mỗi cuối bài đọc trong SGK Trên cơ sở đã chuẩn bị trước ở nhà, học sinh có thể dễ dàng cùng nhau trao đổi thông qua hoạt động nhóm.

* Bài tập giúp học sinh nhận diện câu, đoạn quan trọng.

Ví dụ : Những dòng của bài thơ thể hiện vẻ đẹp của nắng xuân, mưa xuân Dựa vào bài

“Bước mùa xuân” (trang 85), Tiếng Việt 4, tập 2, Kết nối tri thức với cuộc sống Đáp án:

* Bài tập giúp học sinh phát hiện từ ngữ, chi tiết quan trọng

Ví dụ : Em hãy điền những chi tiết cho thấy cảnh vật mùa xuân hiện ra rất ấm áp Dựa vào bài “Bước mùa xuân” (trang 85), Tiếng Việt 4, tập 2, Kết nối tri thức với cuộc sống

Màu sắc Hương vị Âm thanh Sự chuyển động

Hoa xoan tím, giọt nắng trong veo,

Chim chuyền trong vòm lá,

*Bài tập rõ nghĩa của câu, làm rõ ý đoạn

Ví dụ : Xếp đúng thứ tự các cảnh vật và đặc điểm của từng cảnh vật được nhắc tới trong bài thơ “Bước mùa xuân” (trang 85), Tiếng Việt 4, tập 2, Kết nối tri thức với cuộc sống. a, Cỏ: xanh với nắng b, Dế mèn: hắng giọng c, Hoa vải: thơm lừng d, Hoa cải: nở vàng rực e, Hoa xoan: rải tím mặt đường f, Mưa: giăng trên đồng g, Nắng: trong veo Đáp án: 1-f, 2-d, 3-g, 4-a, 5-b, 6- d, 7- c,

* Bài tập tìm ý của bài

Ví dụ : Chọn ý đúng nhất nói lên nội dung của bài thơ a Khi hoa xoan rải tím mặt đường thì mùa xuân tới. b Mùa xuân có các loại hoa đơm bông kết trái. c Gợi ra bước đi của mùa xuân, mùa xuân đang về khắp nơi.

Dựa vào bài thơ “Bước mùa xuân” (trang 85), Tiếng Việt 4, tập 2, Kết nối tri thức với cuộc sống.

* Bài tập đánh giá, phản hồi

Ví dụ Em đặt tên khác cho bài thơ?

Dựa vào bài “Bước mùa xuân” (trang 85), Tiếng Việt 4, tập 2, Kết nối tri thức với cuộc sống. Đáp án: Khi mùa xuân tới/ Mùa xuân đến

Ví dụ 1: Bài: “Bước mùa xuân” (trang 85), Tiếng Việt 4, tập 2, Kết nối tri thức với cuộc sống.

+ Nếu được đứng trước cảnh vật mùa xuân ấy , em sẽ làm gì?

Ví dụ 2: Tìm đọc các câu chuyện, bài thơ viết về mùa xuân (sau khi học bài Bước mùa xuân)

Kết quả khảo sát

2.1.1 Quá trình nghiên cứu thực trạng

Hiện nay chương trình giáo dục phổ thông đang có những đổi mới, ngày càng chú trọng hơn đến việc định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh một cách toàn diện, vì vậy đòi hỏi phải đổi mới cách dạy, cách học Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề nên đội ngũ GV cần tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học Tuy nhiên, khi triển khai thì gặp không ít khó khăn về phía giáo viên và học sinh khi mới chỉ một vài năm gần đây Chính vì vậy, việc tìm hiểu sự hiểu biết của các thầy/ cô về xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu văn bản văn học nhằm nâng cao chất lượng dạy học đọc hiểu là hết sức cần thiết để có thể định hướng được việc xây dựng và triển khai có hiệu quả nhất. a Mục đích, quy mô, khách thể và địa bàn khảo sát

- Mục đích: Đánh giá thực trạng xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu văn bản văn học trong môn Tiếng Việt( đọc) cho HS lớp 4

- Quy mô, khách thể và địa bàn khảo sát:

+ Khát sát ở quy mô khối 4 trường TH Điện Biên Phủ, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.

+ Khách thể khảo sát gồm: 6 GV văn hóa khối 4 và 250 học sinh của toàn khối 4. b Nội dung khảo sát

+ Nhận thức của giáo viên về việc xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu văn bản văn học lớp 4.

+ Tìm hiểu ý kiến của GV về việc tổ chức dạy học đọc hiểu thông qua hệ thống bài tập cho HS.

+ Tìm hiểu ý kiến của HS về việc tổ chức dạy học đọc hiểu thông qua hệ thống bài tập ở trường học.

+ Những khó khăn của GV và HS khi dạy và học đọc hiểu thông qua hệ thống bài tập c, Phương tiện khảo sát:

+ Sử dụng một bảng câu hỏi nhằm khảo sát nhận định của GV về hệ thống bài tập đọc hiểu văn bản văn học, tổ chức dạy học đọc hiểu nhằm phát triển năng lực theo hệ thống bài tập đó. d, Kết quả kháo sát:

Qua kết quả khảo sát ở HS lớp 4, trường Tiểu học Điện Biên Phủ cho thấy việc dạy học đọc hiểu văn bản văn học thông qua hệ thống bài tập còn nhiều hạn chế cần được khắc phục để định hướng phát triển giáo dục toàn diện cho HS.

2.1.2 Thiết kế công cụ đánh giá thực trạng

2.1.2.1 Thiết kế bảng hỏi để điều tra GV

- Tôi đã tiến hành khảo sát 6 GV trực tiếp giảng dạy lớp 4 tại trường TH Điện Biên Phủ thông qua phiếu khảo sát như sau:

(Dành cho Giáo viên Tiểu học)

Nhằm có những tư liệu phục vụ cho nghiên cứu để thực hiện đề án thạc sĩ với đề tài: “Dạy học viết bài văn miêu tả theo tiến trình cho học sinh lớp 4 (Theo Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)”, tôi mong nhận được sự giúp đỡ từ quý

Những đóng góp của Thầy/Cô sẽ là nguồn thông tin hết sức hữu ích và có giá trị rất lớn trong công tác dạy học toán cho học sinh tiểu học Mọi câu trả lời của Thầy/Cô sẽ được giữ bí mật và chỉ phục vụ cho nghiên cứu khoa học.

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý thầy cô!

Phần 1: Thông tin cá nhân

Phần 2: Nội dung khảo sát

Hãy đánh dấu X vào ý kiến thầy (cô) chọn

1 Thầy (cô) đã nghe/ đã biết về hệ thống bài tập đọc hiểu văn bản văn học giúp HS học tốt môn Tiếng Việt( đọc) chưa?

Có nghe nhưng chưa tìm hiểu

Có biết những kiến thức cơ bản

Biết cụ thể, rõ ràng

Hiểu biết của giáo viên về việc dạy học đọc hiểu văn bản văn học thông qua hệ thống bài tập

2 Theo Thầy (cô), việc dạy học đọc hiểu thông qua hệ thống bài tập cho học sinh có những khó khăn gì?

1 Chưa có kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy.

2 Chưa có tài liệu hướng dẫn chi tiết về hình thức.

(Dành cho Học sinh Tiểu học)

Các em học sinh thân mến!

Nhằm có những tư liệu phục vụ cho nghiên cứu để thực hiện đề án thạc sĩ với đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu văn bản văn học trong môn Tiếng

Việt( Đọc) cho học sinh lớp 4”, Cô mong các em hãy đọc và hoàn thành bảng câu hỏi để hỗ trợ cô nhé!

Phần 1: Thông tin cá nhân

Phần 2: Nội dung khảo sát

Hãy đánh dấu P vào ô thích hợp với em.

Câu hỏi 1: Em đã nghe/ đã biết về hệ thống bài tập đọc hiểu văn bản văn học trong môn Tiếng Việt( Đọc) cho học sinh lớp 4

Chưa nghe qua Đã nghe qua nhưng chưa trải nghiệm Đã nghe qua và được trải nghiệm

Câu hỏi 2: Em đã hoàn thành hệ thống bài tập của GV nhằm giúp em hiểu, cảm thụ được văn bản văn học, biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn:

Rất ít Thỉnh thoảng Thường xuyên

Câu hỏi 3: Em hãy cho biết mức độ yêu thích, hứng thú khi được sử dụng hệ thống bài tập đọc hiểu văn bản văn học trong môn Tiếng Việt( Đọc)

Rất yêu thích Yêu thích

Bình thường Không yêu thích

Câu hỏi 4: Ngoài thời gian học Tiếng Việt trên lớp, em còn dành thời gian cho việc đọc sách/truyện không?

1 tiếng mỗi ngày Hoàn toàn không có

30 phút mỗi ngày Ý kiến khác: ………

Câu hỏi 5: Em hãy cho biết mức độ sử dụng hệ thống bài tập đọc hiểu văn bản văn học trong môn Tiếng Việt( Đọc) ở trường em:

Câu hỏi 6: Sau khi học bài thơ Bước mùa xuân( SGK Tiếng Việt 4, tập 2, trang 85, sách

Kết nối tri thức với cuộc sống) Em nhận ra những dấu hiệu gì khi mùa xuân đến?

Câu hỏi 7: Em hãy đặt một tên khác cho bài thơ Bước mùa xuân,( SGK Tiếng Việt 4, tập

2, trang 85, sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Tôi đã tiến hành khảo sát trên 6 GV giảng dạy lớp 4 và 234 HS tại trường TH Điện Biên Phủ, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng

2.1.4 Phân tích kết quả khảo sát

2.1.4.1 Kết quả khảo sát GV

Hình 1.1 Hiểu biết của giáo viên về việc dạy học đọc hiểu văn bản văn học thông qua hệ thống bài tập

Hình 1.2 Ý kiến về khó khăn của Thầy/ Cô trong việc dạy học đọc hiểu thông qua hệ thống bài tập cho học sinh

Hình 1.3 Ý kiến về khó khăn của Thầy/ Cô trong việc dạy học đọc hiểu thông qua hệ thống bài tập cho học sinh đến từ phía Thầy/ Cô

Hình 1.4 Hiểu biết của Thầy/ Cô về hệ thống bài tập đọc hiểu

Hình 1.5 Ý kiến của Thầy/ Cô về hệ thống bài tập đọc hiểu văn bản văn học chú trọng vào việc học sinh hiểu, cảm thụ được văn bản văn học đó.

Hình 1.6 Mức độ tổ chức dạy học đọc hiểu thông qua hệ thống bài tập của Thầy/ Cô

Kết quả khảo sát cho thấy:

 Đa phần GV đã nghe và tìm hiểu sơ qua về hệ thống bài tập đọc hiểu văn bản văn học giúp HS học tốt hơn môn Tiếng Việt.

 GV cảm thấy khó khăn vì chưa có kinh nghiệm; chưa có nhiều thời gian thiết kế,tìm hiểu; chưa có tài liệu hướng dẫn chi tiết về hình thức tổ chức dạy học đọc hiểu thông qua hệ thống bài tập; đồng thời, học sinh bị động, ít tư duy, chưa hứng thú, chủ động trong việc học; học lực của học sinh trong cùng một lớp học không đồng đều dẫn đến GV khó có thể tổ chức dạy học đọc hiểu thông qua hệ thống bài tập.

 Đa phần các GV thỉnh thoảng tổ chức dạy học đọc hiểu thông qua hệ thống bài tập.

 Hầu hết GV cho rằng việc ứng dụng dạy học đọc hiểu văn bản văn học thông qua hệ thống bài tập giải nhằm quyết vấn đề cho học sinh khi tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới là cần thiết.

+ Đối với học sinh: Tiến hành khảo sát trên 234 học sinh về việc hiểu biết về hệ thống bài tập đọc hiểu văn bản văn học, ý kiến về nội dung, cách triển khai bài học tôi nhận được kết quả như biểu đồ dưới đây:

Hình 1.7 Ý kiến về hệ thống bài tập đọc hiểu văn bản văn học

Hình 1.8 Mức độ tham gia vào các hoạt động dạy học của GV nhằm giúp HS hiểu, cảm thụ được văn bản văn học, biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn

Hình 1.9 Ý kiến của HS về mức độ yêu thích, hứng thú khi được sử dụng hệ thống bài tập đọc hiểu văn bản văn học trong môn Tiếng Việt( Đọc)

Hình 1.10 Ý kiến của HS về mức độ dành thời gian cho việc đọc sách/truyện ngoài thời gian học Tiếng Việt trên lớp.

Hình 1.11 Ý kiến của HS về mức độ sử dụng hệ thống bài tập đọc hiểu văn bản văn học trong môn Tiếng Việt( Đọc) ở trường.

Kết quả khảo sát cho thấy:

 Đa số học sinh đã làm qua một số dạng bài tập đọc hiểu văn bản văn học môn Tiếng Việt lớp 4 như dạng bài tập điền, khuyết; dạng bài tập nhận dạng, dạng bài tập tái hiện,… nhưng các em lại chưa được tìm hiểu đầy đủ về hệ thống bài tập đọc hiểu văn bản văn học.

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH

Kế hoạch bài dạy phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh

KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI

BÀI 18: BƯỚC MÙA XUÂN (2 TIẾT) I YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng và diễn cảm bài thơ Bước mùa xuân, biết nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết để thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của cảnh vật khi trời đất đang chuyển động sang mùa xuân.

- Nhận biết được vẻ đẹp của cảnh vật trong mùa xuân gắn với thời gian, không gian (địa điểm) cụ thể; bước đầu hiểu được những cảm nhận tinh tế của tác giả qua những sự đổi thay của cảnh vật khi mùa xuân đang tới; thấy được tình yêu của thiên nhiên, tình yêu quê hương, làng cảnh quê hương Việt Nam mà tác giả gửi gắm qua tác phẩm.

- Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ: Nói về sự tươi vui, náo nức của cảnh vật thiên nhiên khi xuân về.

2 Năng lực a) Năng lực chung

Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực tập đọc, cố gắng luyện đọc đúng, luyện đọc diễn cảm tốt.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nâng cao kĩ năng tìm hiểu ý nghĩa nội dung bài đọc và vận dụng vào thực tiễn.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong trả lời các câu hỏi và hoạt động nhóm. b) Năng lực đặc thù

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống: Biết chia sẻ suy nghĩ, nhận thức cách đánh giá của mình về các mùa trong năm Biết thể hiện sự trân trọng bản thân và bạn bè.

- Phẩm chất nhân ái: Thông qua bài văn, biết yêu quý và trân trọng bạn bè.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác luyện đọc, trả lời các câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point, hộp quà và các câu hỏi, Phiếu học tập khăn trải bàn, phiếu học tập KWL

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III Các hoạt động dạy- học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Tiết 1 1 Mở đầu: Khởi động a) Mục tiêu: HS vui vẻ hào hứng khi bắt đầu tiết học, ôn tập lại nội dung bài học cũ. b) Nội dung: GV tổ chức trò chơi ôn tập, PPDH: Phương pháp trò chơi, HTDH: cả lớp c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh trong quá trình tham gia trò chơi. d) Tổ chức thực hiện - GV tổ chức học sinh múa hát khởi động

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi ‘’Ai nhanh? Ai đúng?’’ để vừa khởi động vừa ôn lại kiến thức về các bài trước: Dấu hiệu nào của thời tiết giúp em nhận biết ra mùa xuân đang về, Tết sắp đến?

- GV nhận xét, vào bài mới

- Lớp trưởng lên tổ chức múa hát

2 Hoạt động khám phá a) Mục tiêu: Đọc đúng và diễn cảm bài thơ Bước mùa xuân, biết nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết để thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của cảnh vật khi trời đất đang chuyển động sang mùa xuân. b) Nội dung: Đọc đúng và diễn cảm bài thơ Bước mùa xuân

PPDH: Cá nhân Thảo luận nhóm, HTDH: nhóm đôi c) Sản phẩm: Đọc đúng, đọc diễn cảm bài thơ d) Tổ chức thực hiện a, Đọc đúng

GV đọc mẫu lần 1: Đọc diễn cảm cả bài, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm

- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn: 6 khổ thơ theo thứ tự - GV gọi 6 HS đọc nối tiếp theo khổ thơ.

- GV hướng dẫn luyện đọc từ khó: xòe tay, trong veo, gọi mầm,

- GV hướng dẫn luyện đọc câu:

Nụ xòe tay hứng Giọt nắng trong veo Gió thơm hương lá Gọi mầm vươn theo…

HS lắng nghe cách đọc.

- HS lắng nghe giáo viên hướng dẫn cách đọc.

- HS quan sát - 6 HS đọc nối tiếp theo khổ thơ.

- 2-3 HS đọc câu. b, Đọc diễn cảm

GV đọc mẫu lần 2: Đọc diễn cảm ngắt, nghỉ theo nhịp thơ, từng khổ thơ theo cảm xúc của tác giả: Đọc thể hiện được sự tươi vui, náo nức của cảnh vật thiên nhiên khi xuân về.

- Mời 6 HS đọc nối tiếp các khổ thơ.

- GV cho HS luyện đọc theo nhóm bàn (mỗi học sinh đọc 1 khổ thơ và nối tiếp nhau cho đến hết).

- GV theo dõi sửa sai.

- Thi đọc diễn cảm trước lớp:

- HS lắng nghe cách đọc diễn cảm.

- 6 HS đọc nối tiếp các khổ thơ.

- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm bàn.

- HS lắng nghe rút kinh nghiệm.

+ Mỗi tổ cử đại diện tham gia thi đọc diễn cảm trước lớp.

+ HS lắng nghe, học tập lẫn nhau.

+ GV tổ chức cho mỗi tổ cử đại diện tham gia thi đọc diễn cảm trước lớp.

+ GV nhận xét tuyên dương

3 Hoạt động Luyện tập a) Mục tiêu: + Nhận biết được vẻ đẹp của cảnh vật trong mùa xuân gắn với thời gian, không gian (địa điểm) cụ thể; bước đầu hiểu được những cảm nhận tinh tế của tác giả qua những sự đổi thay của cảnh vật khi mùa xuân đang tới; thấy được tình yêu của thiên nhiên, tình yêu quê hương, làng cảnh quê hương Việt Nam mà tác giả gửi gắm qua tác phẩm. b) Nội dung: + Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Nói về sự tươi vui, náo nức của cảnh vật thiên nhiên khi xuân về.

PPDH: trò chơi, HTDH: cá nhân, cả lớp c) Sản phẩm: Hệ thống các bài tập nhằm mục đích tìm hiểu nội dung bài đọc. d) Tổ chức thực hiện - GV tổ chức cho HS hoàn thiện các phiếu bài tập để tìm hiểu nội dung của bài đọc.

- GV cho HS chơi theo nhóm Các nhóm thảo luận và hoàn thiện các phiếu bài tập là hệ thống các dạng bài tập cá nhân, nhóm Sau đó các nhóm sẽ lên chia sẻ kết quả của nhóm mình.

- GV tổ chức học sinh trình bày kết quả của nhóm mình.

- GV là người quan sát và có những kết luận cần thiết sau phần trình bày của các nhóm

- HS lắng nghe và chia nhóm.

- HS hoàn thiện các phiếu bài tập theo cá nhân, nhóm.

- GV Hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ + Mời HS đọc thuộc lòng cá nhân.

+ Mời HS đọc thuộc lòng theo nhóm bàn.

+ Mời HS đọc nối tiếp, đọc đồng thanh các khổ thơ.

+ Mời HS đọc thuộc lòng trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3.3 Luyện tập theo văn bản đọc

Câu 1: Tìm những từ ngữ gửi cảnh vật quen thuộc ở làng quê trong hai đoạn thơ

Câu 2: Tìm từ ngữ có nghĩa giống với từ quê hương Đặt câu với các từ ngữ vừa tìm được.

-GV nhận xét, tuyên dương.

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống: Trân trọng, bày tỏ tình cảm của mình với thiên nhiên và những người xung quanh trong cuộc sống.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

HS tham gia đọc thuộc lòng bài thơ.

+ HS đọc thuộc lòng cá nhân.

+ HS đọc thuộc lòng theo nhóm bàn.

+ HS đọc nối tiếp, đọc đồng thanh các khổ thơ.

+ Một số HS đọc thuộc lòng trước lớp. Đoạn thơ của tác giả Tế Hanh: con sông xanh biếc, những hàng tre, lòng sông lấp loáng Đoạn thơ của Nguyễn Văn Song: sân đình, làng, mái đình cong, giếng làng.

Từ ngữ có ý nghĩa giống với từ quê hương: quê nhà, làng quê, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê quán,…Đặt câu học sinh tự làm

GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa, sau bài học để học sinh thi đọc diễn cảm bài văn.

- Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- Một số HS tham gia thi đọc thuộc lòng.

IV ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

Phiếu bài tập số 1 1 Trong bài thơ, những từ ngữ nào gợi lên vẻ đẹp của nắng xuân, mưa xuân, gió xuân? Em hãy nối nội dung sao cho phù hợp? ( Bài tập nối)

Nụ xòe tay hứng/ Giọt nắng trong veo Hoa xoan theo gió/ Rải tím mặt đường Gió thơm hương lá/ Gọi mầm vươn theo Cỏ lặng dưới chân/ Cũng xanh với nắng Mưa giăng trên đồng/Uốn mềm ngọn lúa Nắng

Màu sắc Hương vị Âm thanh Sự chuyển động

Hoa xoan tím, giọt nắng trong veo,

Chim chuyền trong vòm lá,

Câu 2: Em hãy tìm thêm chi tiết cho thấy cảnh vật mùa xuân hiện ra rất sinh động bằng cách điền tiếp vào chỗ trống?( Bài tập ……) Đáp án:

Câu 3: Em thích cảnh vật được miêu tả trong khổ thơ nào nhất? Vì sao?

Câu 4: Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua nhan đề bài thơ? Đáp án:

Bài thơ có nhan đề Bước qua mùa xuân, gợi ra bước đi của mùa xuân, gợi ra khoảnh khắc mùa xuân đang về khắp nơi nơi Chỗ nào, nơi nào cũng có hình bóng của mùa xuân, sức sống của mùa xuân, hương vị mùa xuân,…

- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Chiều ngoại ô

- Biết đọc diễn cảm phù hợp với lời kể, tả của nhân vật xưng “tôi” trong bài, thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật qua giọng đọc.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảnh vật đặc trưng của vùng ngoại ô qua lời kể, tả, biểu cảm của nhân vật “tôi”.

Tổ chức thực nghiệm

Hình thức thực nghiệm thăm dò, đối chứng Các bước tiến hành thực nghiệm.

Bước 1: Chuẩn bị thực nghiệm - Chọn trường, lớp thực nghiệm, lớp đối chứng

- Nghiên cứu đặc điểm của trường, lớp thực nghiệm, lớp đối chứng

- Soạn thảo nội dung thực nghiệm, thiết kế bài dạy học

Bước 2: Tiến hành thực nghiệm - Tổ chức dạy song song tại trường thực nghiệm 2 loại giáo án thực nghiệm và đối chứng.

Bước 3: Tiến hành xử lí kết quả thực nghiệm

- Thống kê phân loại, so sánh và rút ra kết luận về kết quả của việc xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu văn bản văn học cho học sinh lớp 4.

- Xây dựng kế hoạch bài dạy cụ thể để tiến hành thực nghiệm sư phạm.

- Thực hiện giảng dạy theo kế hoạch bài dạy và tuân theo quy định của chương trình.

3.2.3 Thời gian và địa điểm thực nghiệm a Thời gian

- Tuần 3 – Tuần 7: Từ ngày 25/3/2024 đến ngày 28/4/2024 trong thời gian thực tập tại trường. b Địa điểm thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm với học sinh lớp 2 tại trường TH Điện Biên Phủ, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng

+ Lớp thực nghiệm là học sinh lớp 4/2 (34 học sinh)

+ Lớp đối chứng là 4/5 (33 học sinh)

Phân tích kết quả sau khi thực nghiệm

Bảng 3.3.1 Kết quả thực nghiệm

Lớp Số HS Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

*Nhận xét: Để có kết quả khách quan và chính xác, trước khi thực nghiệm tôi đã nhờ cán bộ hướng dẫn tại trường hỗ trợ và tư vấn để chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Các lớp được chọn ở trường là những lớp có chất lượng học tập môn Tiếng Việt tương đương nhau

Các nội dung đo thực nghiệm được áp dụng cho cả 2 lớp Qua việc tổng hợp các kết quả đo nghiệm chúng tôi tiến hành so sánh ở từng lớp và đi đến nhận xét như sau:

- Lớp thực nghiệm có kết quả cao hơn lớp đối chứng

- Lớp thực nghiệm có kết quả cao là do thiết kế bài giảng linh hoạt, phương pháp dạy học tích cực, HS được trải nghiệm với hệ thống bài tập phong phú giúp các en khắc sâu kiến thức Ngược lại lớp đối chứng có kết quả thấp là do chưa có sự đổi mới về nội dung và phương pháp, GV vẫn là người truyền đạt chính, HS không có cơ hội phát huy các năng lực của mình.

+ Trong các tiết dạy thực nghiệm GV tổ chức cho HS trải nghiệm với hệ thống bài tập.

+ Về phương pháp: GV linh hoạt phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong một tiết dạy, đồng thời kết hợp nhiều hình thức dạy học làm cho học sinh thoải mái, tự nhiên,thực hiện tốt nhiệm vụ của tiết học.

3.3.2.Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ thực nghiệm sư phạm

- Vì năng lực học tập của học sinh còn hạn chế và chưa đồng đều nên cần lựa chọn những đơn vị kiến thức phù hợp, xây dựng hệ thống bài tập chi tiết, nhằm hỗ trợ tích cực cho việc học Tiếng Việt( Đọc) của học sinh trên lớp cũng như ngoài giờ lên lớp.

- Sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học để hỗ trợ thêm trong việc củng cố bài học.

- Cần lựa chọn dạng bài tập phù hợp cho mỗi bài học nhằm phát huy tính hiệu quả và tạo được sự hứng thú cho học sinh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Dạy học là một công việc sáng tạo luôn đòi hỏi sự đổi mới không ngừng Đó là cách vận dụng hệ thống bài tập trong một bài học sao cho hợp lí, khéo léo Bên cạnh đó việc đánh giá năng lực của từng học sinh một cách công bằng, hiệu quả sẽ giúp cho học sinh có thể kịp thời bổ sung kiến thức và động lực để phát triển bản thân đó luôn là nhiệm vụ và trách nhiệm của một người giáo viên đứng lớp.

Trong quá trình thực tập tại trường Tiểu học Điện Biên Phủ, tôi đã được sự quan tâm của nhà trường Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt( Đọc) cho học sinh Tôi cũng nhận được sự tiếp đón và hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên, các giáo viên ở trường có chuyên môn tốt, nhiệt tình trong giảng dạy và có nhiều kinh nghiệm trong việc dạy học nói chung và dạy môn Tiếng Việt ( Đọc) nói riêng Các giáo viên luôn cố gắng đổi mới phương pháp giảng dạy để giúp học sinh hứng thú với môn Tiếng Việt( Đọc) Chính vì đó tôi đã học hỏi nhiều hơn kiến thức và kinh nghiệm từ các giáo viên.

Bên cạnh đó, đa số các em học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Điện Biên Phủ có ý thức học tập tốt, ham học hỏi và có tinh thần cầu tiến Nhìn chung, quá trình tôi thực tập tại Trường Tiểu học Điện Biên Phủ đã đạt được những kết quả tích cực nhờ sự hỗ trợ nhiệt tình từ nhà trường, giáo viên, học sinh cũng như phụ huynh Đây là cơ sở để tôi có thể hoàn thành tốt quá trình thực tập của mình và hoàn thành tốt đề tài báo cáo “Xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu văn bản văn học cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt( Đọc)” từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học đọc hiểu cho học sinh trong thời gian tới.

Trên đây là bài thu hoạch của tôi trong thời gian thực tập tại trường Tiểu học Điện Biên Phủ Qua quá trình thực tập em đã hoàn thiện tất cả các mục trong nhiệm vụ thực tập chương trình thạc sĩ Giáo dục học( Tiểu học) Tuy nhiên với một số kinh nghiệm của bản thân không có gì là thành công nếu không say mê nghiên cứu học hỏi nhiệt tình Trong quá trình thực hiện sẽ có nhiều thiếu sót rất mong sự đóng góp chân thành của các thầy cô để bổ sung, điều chỉnh để việc dạy học trở nên hiệu quả.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ GD&ĐT (2000), Chương trình giáo dục phổ thông Cấp tiểu học, NXB.

2 Bộ GD&ĐT (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

3 Bùi Mạnh Hùng (Tổng chủ biên 2023), Sách giáo khoa Tiếng Việt 4, Tập 1, Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Nxb Giáo dục, Việt Nam.

4 Bùi Mạnh Hùng (Tổng chủ biên 2023), Sách giáo khoa Tiếng Việt 4, Tập 2, Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Nxb Giáo dục, Việt Nam.

5 Lê A, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1997), Phương pháp dạy học Tiếng

Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6 Lê A, Thành Thị Yên Mỹ, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí, Cao Đức Tiến (1997), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7 Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1995), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở

Tiểu học (2 tập), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

8 Lê Phương Nga, Vũ Thị Lan (2013), Lựa chọn ngữ liệu dạy học tiếng Việt nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh tiểu học, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia về dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm, HàNội, tr 705 - 712

Phiếu bài tập số 1 2 Trong bài thơ, những từ ngữ nào gợi lên vẻ đẹp của nắng xuân, mưa xuân, gió xuân? Em hãy nối nội dung sao cho phù hợp? ( Bài tập nối) Đáp án:

Câu 2: Em hãy tìm thêm chi tiết cho thấy cảnh vật mùa xuân hiện ra rất sinh động bằng cách điền tiếp vào chỗ trống?( Bài tập ……)

Màu sắc Hương vị Âm thanh Sự chuyển động

Hoa xoan tím, giọt nắng trong veo,

Chim chuyền trong vòm lá,

………, ………, Nụ xòe tay hứng/ Giọt nắng trong veo

Hoa xoan theo gió/ Rải tím mặt đường Gió thơm hương lá/ Gọi mầm vươn theo Cỏ lặng dưới chân/ Cũng xanh với nắng Mưa giăng trên đồng/Uốn mềm ngọn lúa Nắng

Câu 3: Em thích cảnh vật được miêu tả trong khổ thơ nào nhất? Vì sao?

Câu 4: Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua nhan đề bài thơ? Đáp án:

Bài thơ có nhan đề Bước qua mùa xuân, gợi ra bước đi của mùa xuân, gợi ra khoảnh khắc mùa xuân đang về khắp nơi nơi Chỗ nào, nơi nào cũng có hình bóng của mùa xuân, sức sống của mùa xuân, hương vị mùa xuân,… ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN: TIẾNG VIỆT( ĐỌC-HIỂU)

TRƯỜNG TIỂU HỌC HÀM NGHI

KIỂM TRA GHK II -NH : 2023 - 2024 MÔN : TIẾNG VIỆT ( Đọc hiểu) - LỚP BỐN Ngày 21/03/2024 - Thời gian làm bài : 30 phút

GIÁM THỊ GIÁM KHẢO Số thứ tự ĐIỂM CHUNG: Điểm đọc hiểu Điểm đọc tiếng

Em hãy đọc thầm bài “Sự tích bánh chưng, bánh giầy” Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái có câu trả lời đúng (câu 1) và thực hiện các yêu cầu (câu 2; 3; 4; 5;

Sự tích bánh chưng, bánh giầy

Sau khi dẹp được giặc Ân, Hùng Vương thứ sáu có ý định truyền ngôi cho con Nhân dịp đầu xuân, vua cho họp các hoàng tử lại và bảo:

- Trong các con, ai tìm được món ăn ngon, có ý nghĩa nhất để dâng cúng Trời Đất, tổ tiên, ta sẽ truyền ngôi cho.

Ngày đăng: 03/09/2024, 13:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ GD&ĐT (2000), Chương trình giáo dục phổ thông. Cấp tiểu học, NXB.Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục phổ thông. Cấp tiểu học
Tác giả: Bộ GD&ĐT
Nhà XB: NXB.Giáo dục Việt Nam
Năm: 2000
2. Bộ GD&ĐT (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục phổ thông
Tác giả: Bộ GD&ĐT
Năm: 2018
3. Bùi Mạnh Hùng (Tổng chủ biên 2023), Sách giáo khoa Tiếng Việt 4, Tập 1, Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Nxb Giáo dục, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa Tiếng Việt 4
Nhà XB: Nxb Giáo dục
4. Bùi Mạnh Hùng (Tổng chủ biên 2023), Sách giáo khoa Tiếng Việt 4, Tập 2, Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Nxb Giáo dục, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa Tiếng Việt 4
Nhà XB: Nxb Giáo dục
5. Lê A, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1997), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Tiếng"Việt
Tác giả: Lê A, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
6. Lê A, Thành Thị Yên Mỹ, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí, Cao Đức Tiến (1997), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Tiếng Việt
Tác giả: Lê A, Thành Thị Yên Mỹ, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí, Cao Đức Tiến
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
7. Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1995), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học (2 tập), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở"Tiểu học (2 tập)
Tác giả: Lê Phương Nga, Nguyễn Trí
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 1995
8. Lê Phương Nga, Vũ Thị Lan (2013), Lựa chọn ngữ liệu dạy học tiếng Việt nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh tiểu học, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia về dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, tr. 705 - 712 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lựa chọn ngữ liệu dạy học tiếng Việt"nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh tiểu học
Tác giả: Lê Phương Nga, Vũ Thị Lan
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2013

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Hiểu biết của giáo viên về việc dạy học đọc hiểu văn bản văn học thông qua hệ - Báo Cáo Thu Hoạch Thực Tập Trình Độ Thạc Sĩ Trường Đại Học Sư Phạm.docx
Hình 1.1. Hiểu biết của giáo viên về việc dạy học đọc hiểu văn bản văn học thông qua hệ (Trang 22)
Hình 1.2. Ý kiến về khó khăn của Thầy/ Cô trong việc dạy học đọc hiểu thông qua hệ - Báo Cáo Thu Hoạch Thực Tập Trình Độ Thạc Sĩ Trường Đại Học Sư Phạm.docx
Hình 1.2. Ý kiến về khó khăn của Thầy/ Cô trong việc dạy học đọc hiểu thông qua hệ (Trang 23)
Hình 1.5. Ý kiến của Thầy/ Cô về hệ thống bài tập đọc hiểu văn bản văn học chú trọng - Báo Cáo Thu Hoạch Thực Tập Trình Độ Thạc Sĩ Trường Đại Học Sư Phạm.docx
Hình 1.5. Ý kiến của Thầy/ Cô về hệ thống bài tập đọc hiểu văn bản văn học chú trọng (Trang 24)
Hình 1.6. Mức độ tổ chức dạy học đọc hiểu thông qua hệ thống bài tập của Thầy/ Cô - Báo Cáo Thu Hoạch Thực Tập Trình Độ Thạc Sĩ Trường Đại Học Sư Phạm.docx
Hình 1.6. Mức độ tổ chức dạy học đọc hiểu thông qua hệ thống bài tập của Thầy/ Cô (Trang 24)
Hình 1.7. Ý kiến về hệ thống bài tập đọc hiểu văn bản văn học - Báo Cáo Thu Hoạch Thực Tập Trình Độ Thạc Sĩ Trường Đại Học Sư Phạm.docx
Hình 1.7. Ý kiến về hệ thống bài tập đọc hiểu văn bản văn học (Trang 25)
Hình 1.9. Ý kiến của HS về mức độ yêu thích, hứng thú khi được sử dụng - Báo Cáo Thu Hoạch Thực Tập Trình Độ Thạc Sĩ Trường Đại Học Sư Phạm.docx
Hình 1.9. Ý kiến của HS về mức độ yêu thích, hứng thú khi được sử dụng (Trang 26)
Hình   1.10.  Ý   kiến   của   HS   về   mức   độ   dành   thời   gian   cho   việc   đọc - Báo Cáo Thu Hoạch Thực Tập Trình Độ Thạc Sĩ Trường Đại Học Sư Phạm.docx
nh 1.10. Ý kiến của HS về mức độ dành thời gian cho việc đọc (Trang 26)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w