Cấp cứuII.Các bệnh ký sinh trùng xảy ra trên vật nuôi đến khám và điều trị tại phòng khám1.. Chó ăn phủ tạng cũng dễ mắc bệnhẢnh 2: Vòng đời giun tròn Toxocara canisDịch tễ, triệu chứng,
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA THÚ Y _
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _
BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP GIÁO TRÌNH KÝ SINH TRÙNG
Họ và tên: Nguyễn Trung Hải Lớp: K63TYH MSV: 631730
Chủ đề: Thực tập tại các phòng khám thú y
Thời gian thực tập:
Địa điểm thực tập: Phòng khám thú y Như Quỳnh
Trang 21 Khám lâm sàng, tư vấn sức khỏe, tiêm phòng, tẩy giun
2 Xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh: Xét nghiệm máu, siêu âm, chụp X-quang
3 Điều trị nội trú, ngoại trú
4 Phẫu thuật ngoại khoa
5 Cấp cứu
II Các bệnh ký sinh trùng xảy ra trên vật nuôi đến khám và điều trị tại phòng khám
1 Giun tròn Toxocara canis
Ảnh 1: Giun tròn Toxocara canis
- Ký sinh ở ruột non của chó, mèo
- Có kích thước lớn, con đực đuôi hơi cong và có 2 gai giao cấu bằng nhau Con cái có đuôi thẳng, có lỗ hậu môn, lỗ sinh dục cái ở giữa thân
- Trứng có kích thước lớn, màu nâu, vỏ dày
- Vòng đời: Phát triển trực tiếp không qua vật chủ trung gian:
Trang 3Trứng theo phân ra ngoài => Xâm nhập vào ký chủ qua thức ăn, nước uống
=> Niêm mạc ruột, có khi di hành đóng kén ở phủ tạng => truyền qua bào thai sang con non (nên tẩy giun cho chó mẹ trước khi phối giống và thời điểm ngày thứ 50 của thai kì) Chó ăn phủ tạng cũng dễ mắc bệnh
Ảnh 2: Vòng đời giun tròn Toxocara canis
Dịch tễ, triệu chứng, bệnh tích:
+ Chó từ sơ sinh đến 4 tháng nhiễm nặng nhất => nên tẩy giun chó chó con định kỳ 3 tuần 1 lần bắt đầu từ tuần thứ 3
+ Chó bị nhiễm giun tròn thì ăn ít, gầy còm, bụng to, nôn mửa, phân có máu, có thể co giật
+ Niêm mạc ruột bị viêm và xuất huyết, lòng dãn rộng, có khi bị tắc
Phòng và điều trị
Trang 4Piperazil: 0,25g/P; Levamizol: 15mg/P; Mebedazol: 50-100 mg/P; Febanten: 10mg/P
Vệ sinh thức ăn, hạn chế cho chó mèo ăn phủ tạng sống
Tẩy giun định kỳ cho chó mèo
2 Ký sinh trùng máu Babesia trên chó
Ảnh 3: Ký sinh trùng máu Babesia trên chó
Ve là vecto truyền bệnh vào máu của vật chủ
Sau khi xâm nhập vào hồng cầu, chúng biệt hoá thành cá thể tự dưỡng (T), phân chia
vô tính thành 2 hoặc đôi khi 4 thể trung gian (M)
Trang 5Mezozoites thoát khỏi hồng cầu và xâm nhập vào hồng cầu mới, tiếp tục chu kỳ nhân lên trong vật chủ
Một số ngừng phân chia và biến đổi thành giao tử hoặc tiền giao tử (G)
Gamogny và Sporogony diễn ra trong giây lát
Khi các gamont được bắt bởi một con ve ăn trên vật chủ bị nhiễm bệnh, chúng sẽ phân hóa trong ruột thành giao tử, còn được gọi là thể tia hoặc Strahlenkörper (Sk), hợp nhất tạo thành hợp tử lưỡng bội (Z, giao tử)
Các hợp tử trải qua quá trình giảm phân tạo ra các thể đơn bội di động, nhân lên theo thể bào tử và tiếp cận với tan máu, xâm lấn và tiếp tục nhân lên trong một số cơ quan của ve, bao gồm cả tuyến nước bọt (Sg)
Tại đây, một chu kỳ biệt hóa và nhân lên cuối cùng diễn ra, trong đó động vật biến đổi thành thoa trùng lây nhiễm cho vật chủ có xương sống sau khi bọ ve lột xác sang giai đoạn tiếp theo, tức là từ ấu trùng thành nhộng hoặc nhộng thành trưởng thành
Triệu chứng, bệnh tích:
Theo tính chất:
Triệu chứng chung: Bỏ ăn, hôn mê, yếu, sốt, giảm cân.
Triệu chứng không điển hình: cổ trướng, phù, táo bón, tiêu chảy, loét dạ dày, xuất huyết, sung huyết màng nhầy, chảy nước mắt nước mũi, suy hô hấp, viêm cơ nhai, đau khớp hàm, đau lưng, co giật, mất điều hòa, suy nhược.
Theo thời gian:
+ Bán cấp tính: thân nhiệt giảm, sốc, hôn mê, đông máu trong mạch quản, acid hóa chuyển hóa, chết.
+ Cấp tính: Thiếu máu tan huyết hoàng đản, lách to, hạch bạch huyết to, ói mửa + Mạn tính: Sốt liên tục, ăn ít, cơ thể suy nhược, hạch bạch huyết to, lách to, không có triệu chứng điển hình
Chẩn đoán:
Trang 6Chẩn đoán lâm sàng: Giảm tiểu cầu là một đặc tính chung của bệnh Babesia trên chó, bất kể tình trạng thiếu máu Thiếu máu nhẹ, kích thước hồng cầu trung bình và
haemoglobin chứa trong tế bào hồng cầu với giới hạn bình thường được ghi nhận trong vài ngày đầu sau khi nhiễm, sau đó trở thành hồng cầu to, hồng cầu nhạt màu và tái tạo khi bệnh tiến triển
Chẩn đoán phân biệt:
+ Xác định bằng vi thể: Đặc trưng hình quả lê, lớn, thường ở dạng đơn hoặc cặp
+ Kiểm tra máu: Kiểm tra máu để xác định kháng thể đặc hiệu để xác định gián tiếp
ký sinh trùng bằng miễn dịch dịch thể, kiểm tra kháng thể huỳnh quang gián tiếp để xác định kháng thể chống lại Babesia
+ Kiểm tra bằng kỹ thuật phân tử: Multi-PCR
Trang 73 Ghẻ Demodex trên chó
Ảnh 4: Ghẻ Demodex trên chó
+ Con cái đẻ trứng 12h sau khi giao phối bên trong nang lông hoặc tuyến
mồ hôi, mỗi con cái có thể đẻ từ 15-20 trứng
+ Trứng phát triển thành ấu trùng sau 60h
+ 36h sau, ấu trùng phát triển thành protonymph ở trong tuyến bã nhờn + Protonymoh xâm nhập vào da, sau 72h trưởng thành trở thành nymph + 60h sau phát triển thành demodex trưởng thành
4 Bọ chét mèo
- Bọ chét là nguyên nhân phổ biến gây ra ngứa ngáy và xây xát ở chó mèo
Bọ chét lây bằng đường da, cắn và hút máu vật chủ Vết cắn thông
thường gây ngứa nhẹ Trong trường hợp bị nhiễm bọ chét nặng, đặc biệt
Trang 8là chó mèo còn nhỏ có thể gây thiếu máu nghiêm trọng và thậm chí tử vong
- Bọ chét là loài ký sinh trùng biến thái hoàn toàn Vòng đời của bọ chét khoảng 20 đến 35 ngày phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm của môi trường
Bọ chét phát triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm Ở môi trường trong nhà
bọ chét có thể sinh sản quanh năm Ấu trùng bọ chét có thể kéo dài thời gian phát triển trên 6 tháng trong điều kiện không thuận lợi
- Vòng đời: 4 giai đoạn
Ảnh 5: Vòng đời của bọ chét mèo
III Báo cáo các ca bệnh
Trang 91 Giun tròn Toxocara canis
Ảnh 6: Gấu- Corgi 2 tháng tuổi
Tình trạng vào viện: Bỏ ăn, niêm mạc nhạt, thiếu máu, suy nhược, phân có lẫn máu, nôn
Điều trị:Thuốc DOTROL( Febantel, Pyrantel) 1ml/kg TT, Catosal 0,5ml/ ngày,Truyền tĩnh mạch G-5, RL,NaCl đến khi tập ăn trở lại
Kết quả:
Sau 1 ngày đi ngoài ra rất nhiều giun
Trang 10Ảnh 6: Phân của Gấu sau một ngày
Sau 5 ngày sức khỏe dần ổn định có thể tự ăn và được xuất viện
a) Ký sinh trùng máu Babesia trên chó
Ảnh 7: Becgie Đức 5 tháng tuổi 9kg
Tình trạng vào viện:Mệt mỏi ủ rũ, bỏ ăn, nôn mửa, chảy nước mũi, sốt,
Trang 11Kết quả xét nghiệm máu và soi máu kết luận mắc kst máu babesia
Điều trị: Trợ sức trợ lực Catosal 1ml x1 lần/ngày,hạ sốt Anagin-C, Fe-dextran 1,5ml x1 lần/ ngày, Azithromycin 1ml x1 lần/ ngày, RL 150ml x2 lần/ ngày, G-5 100ml x2 lần/ ngày, NaCl 100ml x2 lần/ ngày, Vita Hem cho uống và trộn vào thức ăn 2,2ml/ ngày
Cho ăn thức ăn bổ sung sắt(thịt bò)
Kết quả điều trị: cún xuất viện sau 6 ngày
b) Ghẻ Demodex trên chó
Trang 12Bull Pháp đực 10 tháng tuổi Tình trạng vào viện: Rụng lông, bề mặt da rất nhiều mủ, hôi tanh, ngứa Điều trị:Nexgard (hoạt chất Afoxolaner) 1 viên, SUN-AMOX 15% LA (Amoxicillin) 1ml/10kg TT,Megaderm: 1 gói/ ngày
Kết quả
Sau 10 ngày điều trị
Da khô, hết lở loét, giảm hôi tanh, bắt đầu mọc lại lông, bớt ngứa ngáy c) Bọ chét ở mèo
Mít – 6 tháng tuổi- giới tính cái – nặng 1,5kg Tình trạng: ngứa ngáy, gãi nhiều, da mẩn đỏ, rụng lông, phát hiện nhiều
bọ chét vùng gáy, đầu
Trang 13Điều trị: Sử dụng xịt Hantox spray tại nhà, xịt 5-6 lần/ ngày, kết hợp sử dụng sữa tắm Hantox shampoo
Sau 1 tuần tái khám không còn bọ chét, chỉ còn một số trứng, da không còn mẩn đỏ, hết ngứa ngáy