1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp đánh giá tình hình thực hiện công tác dồn điền đổi thửa tại xã quỳnh hồng huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (1)

120 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Kết Quả Thực Hiện Chương Trình 106 Về Xoá Đói Giảm Nghèo Tại Xã Thạch Bằng Huyện Lộc Hà – Tỉnh Hà Tĩnh Giai Đoạn 2011 – 2014
Tác giả Nguyễn Công Nương
Người hướng dẫn TS. Mai Lan Phương
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 821,65 KB

Nội dung

Trang 1 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMKHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN---  ---NGUYỄN CƠNG NƯƠNGĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 106 VỀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ THẠCH BẰNG H

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

- 

 -NGUYỄN CÔNG NƯƠNG

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 106

VỀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ THẠCH BẰNG HUYỆN LỘC HÀ – TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2011 – 2014

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

HÀ NỘI - 2015

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 2

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

- 

 -KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 106

VỀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ THẠCH BẰNG HUYỆN LỘC HÀ – TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2011 – 2014

Tên sinh viên : Nguyễn Công Nương Chuyên ngành đào tạo : Quản lý kinh tế

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài khoáluận là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học viên nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này

đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong bài khoá luận đã được chỉ rõnguồn gốc

Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2015

Tác giả khoá luận

Nguyễn Công Nương

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá luận tôi đãđược sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân Nhân đây tôixin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:

UBND xã Thạch Bằng, các thôn cùng tập thể phòng Chính sách xã ThạchBằng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu tại xã

Bà con trong xã Thạch Bằng huyện Lộc Hà đã giúp đỡ tôi trong quátrình nghiên cứu để hoàn thành khoá luận

Tập thể các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh tế và phát triển nông thôncũng như các thầy cô trong bộ môn Phát triển nông thôn đã tận tình giúp đỡtôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn tới cô giáo TS.Mai Lan Phương - người đãtận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và tạo điều kiện thuậnlợi cho tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã chia sẻ,giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành khoá luậntốt nghiệp của mình

Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu củacác tập thể và cá nhân đã dành cho tôi

Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2015

Tác giả khoá luận

Nguyễn Công Nương

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 5

TÓM TẮT KHOÁ LUẬN

Xoá đói giảm nghèo hiện đang là vân đề cấp thiết không chỉ riêng các tỉnh

mà còn cả dân tộc Những chương trình xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhànước ban hành cũng góp phần lớn trong công cuộc xoá đối giảm nghèo cũng nhưnâng cao đời sống cho người dân, phát triển kinh tế – xã hội Tuy nhiên, khôngphải chương trình nào cũng đạt kết quả tốt, còn nhiều chương trình không đạt được

hiệu quả cao Xuất phát từ thực tiễn trên tôi tìm hiểu về “Đánh giá kết quả thực hiện của chương trình 106 về xóa đói giảm nghèo tại xã Thạch Bằng – huyện Lộc Hà – tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 – 2014.”

Trong bài khóa luận gồm có 5 phần:

Phần 1: Đặt vấn đề

Trong phần này, tôi đã đưa ra lý do chọn đề tài xóa đói giảm nghèo làm đề tàicho bài khóa luận của mình

- Thực trạng nghèo đói Việt Nam cũng như Thạch Bằng

- Lý do tôi chọn xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, tỉnh Hã Tĩnh làm địa bànnghiên cứu:

+ Đây là địa bàn sinh sống của người dân miền ven biển nên có trình độdân trí của người dân thấp, phong tục tập quán lạc hậu, đời sống nhân dân cònnghèo nàn

+ Xã nằm gần biển, địa bàn khó khăn phức tạp, nhiều thiên tai xảy ra đãảnh hưởng gì tới cuộc sống của nhân dân nơi đây? Được sự quan tâm củaĐảng và Nhà nước tại sao người dân vẫn nghèo, năm trong tốp 2 xã có tỷ lệnghèo nhất huyện Lộc Hà?

Phần 2: Tổng quan về tài liệu nghiên cứu Trong phần này tôi đã đưa ra:

- Những cơ sở lý luận và thực tiễn, quan điểm đói nghèo ở Việt Nam vàtrên thế giới

- Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo, thực trạngđói nghèo ở các khu vực trên thế giới và của Việt Nam Những nguyên nhân

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 6

dẫn tới đói nghèo và sự cần thiết phải xóa đói giảm nghèo cũng như tháchthức với Việt Nam.

- Những kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo ở các nước trên thế giới nhưTrung Quốc, Singapore, Campuchia… là những nước hiện nay nên kinh tếrất phát triển

- Khái quát chung về chương trình 106

Phần 3: Địa bàn và phương pháp nghiên cứu.

- Những đặc điểm tự nhiên của địa bàn nghiên cứu: vị trí địa lý, địa hình,khí hậu, thời tiết của địa bàn Từ đó đưa ra những đánh giá chung về địa bàn

- Những đặc điểm kinh tế xã hội: Kinh tế, văn hóa - xã hội, đặc điểm về

sử dụng đất đai

- Từ những đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội của địa bàn địa bàn Tôichọn những phương pháp phù hợp để tiến hành thu thập số liệu và cácphương pháp phân tích thích hợp

Phần 4: Kết quả nghiên cứu Là những số liệu, tài liệu từ điều tra thực tiễn.

- Những kết quả của chương trình 106 về các hoạt động xây dựng pháttriển xã

- Những nguyên nhân còn tồn tại trong quá trình thực hiện chương trình

- Tôi tiến hành phỏng vấn, điều tra bằng phiếu với các hộ trong thôn, xóm.Như: Tình hình nhân khẩu, sử dụng đất đai, nhà ở, phương tiện sinh hoạt,phương tiện sản xuất, thu nhập - chi tiêu, vốn, học vấn của các hộ điều tra Từđó tôi có cái nhìn tổng quát về cuộc sống của các hộ

- Từ đó đưa những giải pháp nhằm giúp cho công tác thực hiện chươngtrình xoá đói giảm nghèo tại địa bàn thực hiện có hiệu quả hơn

Phần 5: Kết luận và kiến nghị.

- Kết luận: đưa ra một cái nhìn tổng quát về đói nghèo tại địa bàn xã, thựctrạng khi tiến hành các chính sách xóa đói giảm nghèo tại địa phương Thựctrạng chung trên cả nước

- Kiến nghị đối với Trung ương và với UBND cấp tỉnh và xã

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT KHOÁ LUẬN iii

MỤC LỤC v

DANH MỤC BẢNG viii

DANH MỤC HÌNH ix

DANH MỤC VIẾT TẮT x

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

1.4 Ý nghĩa khoa học của đề tài luận văn 4

1.5 Bố cục của khóa luận 4

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5

2.1 Cơ sở lí luận 5

2.1.1 Các khái niệm liên quan 5

2.1.2 Các quan niệm về đói nghèo 6

2.1.3 Quan niệm đói nghèo của Việt Nam 9

2.1.4 Tiêu chí đánh giá nghèo đói 12

2.1.5 Các chương trình xóa đói giảm nghèo chủ yếu 16

2.2 Cơ sở thực tiễn 27

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 8

2.2.1 Đánh giá về các chương trình xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam 27

2.2.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 29

2.2.3 Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo ở Việt Nam 34

2.2.4 Thách thức và thành tựu của xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam 40

2.2.5 Kinh nghiệm về xóa đói giảm nghèo của một số nước trên thế giới 47 2.2.6 Khái quát về chương trình 106 54

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 56 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 56

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 56

3.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội 57

3.1.3 Tình hình phát triển kinh tế – xã hội của xã Thạch Bằng 62

3.1.4 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội 66

3.2 Phương pháp nghiên cứu 66

3.2.1 Lí do chọn điểm nghiên cứu 66

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 67

3.2.3 Phương pháp phân tích 68

3.2.4 Chỉ tiêu đánh giá 68

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 69

4.1 Giới thiệu chung vè chương trình 106 ở xã 69

4.1.1 Nội dung chương trình 106 ở xã 69

4.1.2 Thực trạng thực hiện chương trình 70

4.1.3 Một số khó khăn và hạn chế của chương trình 76

4.1.4 Các nguyên nhân chính 77

4.2 Đánh giá kết quả đạt được của chương trình 106 ở xã Thạch Bằng 78

4.2.1 Đánh giá hiệu quả chương trình 106 78

4.2.2 Đánh giá tính bền vững của chương trình 106 81

4.2.3 Tồn tại và nguyên nhân 86

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 9

4.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình 88

4.3.1 Xây dựng cơ sở hạ tầng 88

4.3.2 Về giáo dục 91

4.3.3 Về y tế 92

4.3.4 Nâng cao hoạt động hỗ trợ pháp lý cho người dân 93

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94

5.1 Kết luận 94

5.2 Kiến nghị 95

5.2.1 Kiến nghị vớiTrung ương và HĐND Tỉnh 95

5.2.2 Kiến nghị với UBND xã 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

PHỤ LỤC 98

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Chuẩn mực đánh giá nghèo đói qua các giai đoạn 15

Bảng 2.2 Biến động lãi suất tín dụng ưu đãi từ 1996 đến nay 17

Bảng 2.3 Hạn mức cho vay tín dụng ưu đãi từ năm 1995 đến nay 18

Bảng 2.4 Kết quả cho vay tín dụng ưu đãi giai đoạn 2005 - 2009 19

Bảng 2.5 Tổng số ngân sách phân bổ nguồn vốn từ ngân sách trung ương 21

Bảng 2.6 Kết quả hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo qua các giai đoạn 23

Bảng 2.7 Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo từ 2001 đến 12/2009 26

Bảng 3.1 Tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm (2007 – 2009) 58

Bảng 3.2 Kết cấu dân số theo lao động 59

Bảng 3.3 Kết quả sản xuất nông nghiệp của huyện qua 3 năm (2007 - 2009) 65

Bảng 4.1 Kết quả công tác xây dựng cơ sở hạ tầng giai đoạn 2011- 2014 71

Bảng 4.3 Kết quả hỗ trợ cải thiện dịch vụ nâng cao đời sống giai đoạn 2011 – 2014 75

Bảng 4.4 Hoạt động nâng cao năng lực, bồi dưỡng cán bộ và người dân 76

Bảng 4.5 Mức độ hài lòng của người dân về hiệu quả chương trình 85

Bảng 4.6 Đánh giá của người dân về cán bộ xã 85

Bảng 4.7 Mức độ hài lòng của người dân về thái độ của cán bộ xã 86

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 12

DANH MỤC VIẾT TẮT

XĐGN Xoá đói giảm nghèo

CNH - HĐH Công nghiệp hoá – hiện đại hoá

ILO Tổ chức Lao động quốc tế

ESCAP Hội nghị về chống nghèo đói do Uỷ ban kinh tế xã

hội khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

LĐ,TB & XH Lao động, Thương binh và xã hội

CSHT Cơ sở hạ tầng

PRA Đánh giá có sự tham gia của người dân

WTO Tổ chức Thương mại Thế giới

GDP Tổng sản phẩm nội địa

KHKT Khoa học kỹ thuật

TM – DV Thương mại - Dịch vụ

GTNT Giao thông nông thôn

QPAN Quốc phòng an ninh

UBMTTQ Uỷ ban mặt trận Tổ quốc

KT-XH Kinh tế – xã hội

UNDP Chương trình phát triển Liên hợp quốc

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 13

ở mỗi nước cũng khác nhau, đối với nước giàu thì tỷ lệ đói nghèo nhỏ hơn cácnước kém phát triển song khoảng cách giàu nghèo lại lớn hơn rất nhiều Đóinghèo là lực cản trên con đường tăng trưởng và phát triển của Quốc gia,nghèo khổ luôn đi liền với trình độ dân trí thấp, tệ nạn xã hội, bệnh tật, trật tự

an ninh chính trị không ổn định… Trong xu thế hợp tác và toàn cầu hoá hiệnnay thì vấn đề xoá đói giảm nghèo (XĐGN) không còn là trách nhiệm củamột quốc gia mà đã trở thành mối quan tâm của cả động đồng Quốc tế ViệtNam là một trong những nước có thu nhập thấp so với Thế giới, do đó chươngtrình mục tiêu quốc gia XĐGN là một chiến lược lâu dài cần được sự quantâm giúp đỡ của cộng đồng quốc tế kết hợp chặt chẽ với tinh thần tự lực, tựcường, đoàn kết của cả dân tộc để đẩy lùi đói nghèo tiến kịp trình độ pháttriển kinh tế của các nước tiên tiến Trong thời kỳ nước ta đang thực hiệncông cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH-HĐH), phát triển kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa như hiện nay, vấn đề XĐGN càng khókhăn và phức tạp hơn so với thời kỳ trước Muốn đạt được hiệu quả thiết thựcnhằm giảm nhanh tỷ lệ đói nghèo, nâng cao mức sống cho người dân thì mỗiđịa phương, mỗi vùng phải tập trung các nguồn lực trong đó nguồn lực tàichính đóng vai trò rất quan trọng và có chương trình XĐGN riêng phù hợpvới điều kiện kinh tế - xã hội của mình nhằm, tăng thêm thu nhập nâng caođời sống của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dânchủ, công bằng, văn minh

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 14

Thạch Bằng là một xã thuộc vùng biển ngang của tỉnh Hà Tĩnh., trongnhững năm vừa qua dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đảng bộ huyện, xã

và sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương, của tỉnh được đầu tư từ chương trìnhXĐGN và sự nỗ lực cố gắng của nhân dân toàn xã, tình hình kinh tế - xã hộicủa xã đã có những bước chuyển biến tích cực, cở sở hạ tầng được đầu tưtương đối đồng bộ, sản xuất có bước phát triển, đời sống nhân dân ngày càngđược nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm từ 2-3% Tuy nhiên, ThạchBằng vẫn là xã nghèo vì tỷ lệ hộ nghèo còn cao trên 46% và thu nhập trungbình thấp so với mặt bằng chung của toàn quốc Vấn đề đặt ra ở đây là: vớitình hình, thực trạng nghèo của Thạch Bằng như vậy, bằng cách nào và thựchiện các giải pháp nào để tổ chức thực hiện có hiệu quả, các chương trình dựán xoá đói giảm nghèo được đầu tư trên địa bàn nhằm giảm nghèo nhanh vàbền vững, từng bước ổn định đời sống của các hộ nghèo, từ đó tạo những điềukiện, tiền đề thuận lợi để các hộ vươn lên thoát nghèo bền vững và không bịtái nghèo Đây là vấn đề rất bức thiết đối với Thạch Bằng cần sớm được giảiquyết Chương trình 106 là một chương trình nhằm cải thiện và hỗ trợ giảmnghèo với một số huyện xã ngang biển của tỉnh Hà Tĩnh Thông qua nhữngkết quả đạt được của chương trình 106, có thể nói chương trình 106 đã gópphần nào đưa các xã thuộc chương trình nói riêng và toàn tỉnh nói chung dầndần thoát khỏi nghèo đói Xuất phát từ thực tiễn đó tôi nghiên cứu đề tài:

"Đánh giá kết quả thực hiện chương trình 106 về xoá đói giảm nghèo tại xã Thạch Bằng – huyện Lộc Hà – tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 – 2014"

nhằm góp phần giải quyết các vấn đề đã nêu trên

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá những kết quả đạt được của chương trình XĐGN, xác địnhnhững nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong tổ chức triển khai thực hiện chươngtrình XĐGN trên địa bàn xã, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp phù hợp

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 15

nhằm nâng cao hiệu quả của chương trình XĐGN đang và sẽ thực hiện tronggiai đoạn tới , giúp cho hộ nghèo thoát nghèo nhanh và không tái nghèo

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Là những nội dung chủ yếu xóa đói giảm nghèo của xã (Chương trình

106 giai đoạn 2012- 2014)

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

1.3.2.1 Phạm vi về nội dung nghiên cứu

Đánh giá những kết quả tổ chức thực hiện chương trình xóa đói giảmnghèo trên địa bàn xã Thạch Bằng – huyện Lộc Hà – tỉnh Hà Tĩnh Xác địnhnhững nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong tổ chức triển khai thực hiện chươngtrình XĐGN trên địa bàn xã, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp phù hợpnhằm nâng cao hiệu quả của chương trình 106 XĐGN đang và sẽ thực hiên tronggiai đoạn tới, giúp cho hộ nghèo thoát khỏi nghèo nhanh và không tái nghèo

1.3.2.2 Phạm vi về không gian

Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Thạch Bằng – huyện Lộc Hà –tỉnh Hà Tĩnh

1.3.2.3 Phạm vi về thời gian

Đánh giá kết quả thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo của xãgiai đoạn 2011 - 2014

Thời gian nghiên cứu đề tài : từ 2/2015 đến 6/2015

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 16

1.4 Ý nghĩa khoa học của đề tài luận văn

- Phân tích các nhân tố tác động đến quá trình tổ chức thực hiện chươngtrình XĐGN trên địa bàn xã Thạch Bằng – huyện Lộc Hà – tỉnh Hà Tĩnh

- Đưa ra các giải pháp có tính khoa học, thực tiễn phát huy hiệu quả vềcách thức tổ chức thực hiện chương trình XĐGN, nhằm khắc phục những khókhăn, yếu kém trong tổ chức thực hiện chương trình XĐGN của xã ThạchBằng trong thời gian tới

- Đưa ra những nhận định chủ quan và những đề xuất về cơ chế, chínhsách nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo, ổn định kinh tế xã hội của địa phương

1.5 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài khoá luận gồm 4 phần tiếp : Phần II – Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Phần III – Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứuPhần IV – Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Phần V – Kết luận và kiến nghị

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 17

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lí luận

2.1.1 Các khái niệm liên quan

Thuật ngữ đánh giá ( Evaluation) là đưa ra nhận định tổng hợp về các dữkiện đo lường được qua các kỳ kiểm tra/ lượng giá (assesement) trong quátrình và kết thúc bằng cách đối chiếu, so sánh với những tiêu chuẩn đã đượcxác định rõ ràng trước đó trong các mục tiêu

Đánh giá là một hoạt động định kỳ của chu trình quản lý nhằm thu thập và

phân tích các thông tin, tính toán các chỉ số để đối chiếu xem các chươngtrình/hoạt động có đạt được mục tiêu, kết quả có tương xứng với với nguồnlực bỏ ra hay không, đồng thời phân tích quá trình thực hiện kế hoạch để tìm

ra những nguyên nhân của thành công hoặc thất bại, rút ra những bài học kinhnghiệm cho công tác lập kế hoạch tiếp theo, tăng cường các hoạt động quản lýsau này góp phần nâng cao hiệu quả của các chương trình/hoạt động

Đánh giá kết quả thực hiện dự án là việc sử dụng các chỉ số đánh giá.Chỉ số là đại lượng dùng để đo lường và mô tả một sự vật hay một hiệntượng Chỉ số cũng dùng để so sánh kết quả mong đợi với kết quả thực tếtrong từng giai đoạn Chỉ số tốt là chỉ số dễ tính toán, cho phép so sánh một

sự vật hay hiện tượng giữa các đơn vị với nhau Có hai loại chỉ số: chỉ số thựchiện và chỉ số triển khai Các chỉ số cần phải phù hợp và cung cấp đầy đủthông tin về hoạt động/chương trình để ra quyết định đúng và thực hiện nhữnghoạt động thích hợp

Thông thường người ta thường dùng các chỉ số triển khai (chỉ số đầu

vào, quá trình và đầu ra) để theo dõi xem các hoạt động của chương trình

được thực hiện thế nào và dùng chỉ số thực hiện (kết quả và tác động) để đánh

giá hoạt động của các chương trình

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 18

Bước 1: Dựa trên mục tiêu của chương trình, xác định câu hỏi cho

việc đánh giá

Bước 2: Lựa chọn cho các chỉ số để đánh giá Bước 3: Chọn thông tin/dữ liệu cho các chỉ số và các phương pháp

và nguồn thu thập thông tin

Khi đã chọn được chỉ số, hãy xác định biện pháp thu thập được nhữngthông tin cho từng chỉ số đã lựa chọn Để có được các chỉ số hữu ích, ta cầncó những số liệu cần thiết, tin cậy và chính xác

2.1.2 Các quan niệm về đói nghèo

Đói nghèo là một vấn đề được quan tâm cả trong thực tiễn và lý luận.Có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này, dĩ nhiên cũng có nhiều quan điểm bấtđồng và gây tranh cãi lớn nhưng nhìn chung đều coi đói nghèo là tình trạngmột nhóm người trong xã hội không có khả năng được hưởng điều kiện sống

ở mức tối thiểu cần thiết Sự khác nhau điều kiện sống đã được đề cập ở ba lýthuyết chủ yếu đó là lý thuyết của trưởng phái Phúc Lợi (Benefit School),trường phái Nhu cầu cơ bản ( Deman for basic School) và trường phái Khảnăng ( Capacity School)

Trường phái Phúc lợi, coi một xã hội có hiện tượng nghèo đói khi mộthay nhiều cá nhân trong xã hội không có được mức phúc lợi kinh tế được coi

là cần thiết để đảm bảo một cuộc sống tối thiểu hợp lý theo tiêu chuẩn của xãhội đó Cách hiểu này coi điều kiện sống là phúc lợi kinh tế của cá nhân, hay

độ thỏa dụng cá nhân Tuy nhiên, vì độ thỏa dụng vốn là khái niệm mang tínhước lệ, không thể do lường hay lượng hóa được, nên người ta thường đồngnhất nó với một khái niệm khác cụ thể hơn, đó là mức sống Khi đó, tăng thunhập được xem là điều quan trọng nhất để nâng cao mức sống hay độ thỏadụng cá nhân Theo cách hiểu này, các chính sách xóa đói giảm nghèo sẽ phảitập trung vào việc tăng năng suất, tạo việc làm qua đó nâng cao thu nhập

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 19

cho người dân để học có thể có được mức phúc lợi kinh tế cần thiết như xã

hội mong muốn ( Trích : Cơ sở hoàn thiện chính sách XĐGN ở Việt Nam)

Quan niệm về đói nghèo như vậy tuy được coi là cần nhưng chưa đủ vì đóinghèo còn bao hàm nhiều khía cạnh khác chứ không chỉ riêng thu nhập Vìthế, trường phái thứ hai, trường phái dựa vào nhu cầu cơ bản, coi điều kiệnsống mà người nghèo thiếu là tập hợp những hàng hóa và dịch vụ được xácđịnh cụ thể mà việc thỏa mãn chúng là điều kiện tiên quyết để đảm bảo chấtlượng cuộc sống

Những nhu cầu cơ bản đó bao gồm lương thực thực phẩm, nước, điềukiện vệ sinh, nhà ở, quần áo, giáo dục và y tế cơ sở và giao thông công cộng.Trong những nhu cầu cơ bản đó, nhu cầu về dinh dưỡng là quan trọng nhất.Điểm khác biệt chính của trường phái này so với trường phái phúc lợi là nókhông đi vào xác định mức độ sống hay độ thỏa dụng cá nhân, mà là một hệthống các hàng hóa cơ bản được coi là mọi cá nhân có quyền được hưởng.Trường phái này bắt nguồn từ những nghiên cứu đầu tiên của nhà kinh tế họcngười Anh Seebohm Rowntree trong những năm 1900 và trở nên phổ biến từthập niên 70 Theo trường phái này, để xóa đói giảm nghèo cần có chính sách

cụ thể đối với từng loại nhu cầu cơ bản, chứ không chỉ tập trung vào mối việctăng thu nhập cho cá nhân Quan điểm này về đói người được phản ánh rất rõqua định nghĩa về đói nghèo mà Hội nghị Quốc tế tổ chức tại Thái Lan năm

1993 đã đưa ra: “nghèo đói là tính trạng một bộ phận dân cư không có khảnăng thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụcthuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từngvùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận” [17].

Một khó khăn lớn nhất đối với quan niệm đói nghèo theo trường pháinhu cầu cơ bản là nhu cầu cũng thay đổi theo tuổi tác, giới tính và các đặcđiểm nhân khẩu khác, cũng như mức độ tham gia các hoạt động của từng cánhân Vì thế, trường phái thứ ba không quan tâm đến những gì thiếu để thỏa

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 20

mãn độ thỏa dụng cá nhân hay nhu cầu cơ bản của con người mà chú trọngđến khả năng hay năng lực của con người Do vậy, trường phái này còn đượcgọi là trường phái dựa vào năng lực, mới nổi lên từ những năm 80 với người

đi tiên phong là nhà kinh tế học người Mỹ gốc Ấn Độ Amartya Sen Theoông, giá trị cuộc sống của con người không chỉ phụ thuộc vào độ thỏa dụnghay thỏa mãn các nhu cầu cơ bản, mà đó là khả năng mà một con người cóđược, là quyền tự do đáng kể mà họ được hưởng, để vươn tới một cuộc sống

mà họ mong muốn Theo cách hiểu này, điều mà các chính sách xóa đói giảmnghèo cần làm là phải tạo điều kiện để người nghèo có được năng lực thựchiện các chức năng cần thiết, đi từ những thứ rất cơ bản như đủ dinh dưỡng,có sức khỏe tốt, tránh được nguy cơ tử vong sớm đến nhu cầu cao hơn nhưđược tôn trọng, được tham gia vào đời sống xã hội, có tiếng nói và quyền lực.Như vậy, trường phái này khác cơ bản so với các trường phái trên ở chỗ nóchú trọng đến việc tạo cơ hội cho người nghèo để có thể phát huy năng lựctheo cách mà họ tự chọn

Nếu như còn có sự tranh cãi lớn giữa các trường phải khác nhau vềquan niệm nghèo đói thì trên thực tế khi được hỏi về đói nghèo là gì, câu trảlời dường như đơn giản Tuy nhiên, câu trả lời cũng không giống nhau giữacác đối tượng được hỏi Có một thực tế khi được hỏi nghèo là gì, các cá nhâncó câu trả lời khác nhau và đa dạng Có người cho nghèo đơn giản chỉ làkhông có ăn hay không có quần áo để mặc Có người lại cho rằng nghèo làkhông có nhà ở, không có tiền để cho con đi học hoặc nghèo là không dámbộc lộ mong muốn hay ý kiến trong cộng đồng dân cư

Ngày nay, hầu hết các tổ chức quốc tế như World Bank, Liên hiệp quốcđều đã mở rộng khái niệm nghèo đói để bao hàm cả những khía cạnh về nănglực như Amartya Sen đã đề xuất Theo đó, đói nghèo gồm những khía cạnhsau: Thứ nhất, là sự khốn cùng về vật chất, được đo lường theo một tiêu chíthích hợp về thu nhập hoặc tiêu dùng hay nói cách khác khía cạnh đầu tiên

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 21

của nghèo đói là nghèo đói theo thu nhập; Thứ hai, đi kèm theo sự khốn cùng

về vật chất là sự hưởng thụ thiếu thốn về giáo dục và y tế; Thứ ba, nguy cơ bịtổn thương và dễ gặp rủi ro, tức là khả năng một hộ gia đình hay cá nhân bịrơi vào hoàn cảnh nghèo đói về thu nhập hoặc về sức khỏe; Thứ tư, tình trạngkhông có tiếng nói và quyền lực của người nghèo

Bên cạnh những quan niệm về đói nghèo theo ba cách tiếp cận ở trên,các tổ chức trên thế giới cũng có những quan niệm về nghèo đói, các quanđiểm này phản ánh mục tiêu nghiên cứu, cũng như phản ánh tình trạng nghèocủa các nước trên thế giới

Tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tạiCopenhagen - Đan Mạch (1995) đã đưa ra một định nghĩa vụ thể hơn vềnghèo đói:

Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): “Nghèo đói là sự thiếu hụt cơhội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển cộng đồng”

Với những phát hiện đói nghèo là đa chiều, các khía cạnh đó có mốiquan hệ chặt chẽ với nhau cho thấy để giải quyết đói nghèo cần có hệ thốngcác chính sách hoàn chỉnh và đồng bộ Việc chỉ ra bản chất đói nghèo sẽ là cơ

sở cho các quốc gia xây dựng một chiến lược hành động phù hợp cho mình.Đặc biệt hệ thống giải pháp được xây dựng trên cơ sở phân tích bản chất đóinghèo sẽ tác động một cách có hiệu quả đa chiều vấn đề này

2.1.3 Quan niệm đói nghèo của Việt Nam

Đối với quan điểm nghèo đói của Việt Nam: “Nghèo là tình trạng một

bộ phận dân cư chỉ có khả năng thỏa mãn một phần các nhu cầu cơ bản củacon người và có mức sống ngang bằng mức sống tối thiểu của cộng đồng xéttrên mọi phương diện”; “Đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo, có mứcsống dưới mức tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc

sống” (Hội nghị về chống nghèo đói do Uỷ ban kinh tế xã hội khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Thái Lan năm 1993).

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 22

Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác xóa đói giảmnghèo Chính vì vậy, trong thời gian qua nhà nước đã có nhiều nỗ lực tronghoạt động này cả về lý luận và thực tiễn Trong đó, việc thống nhất quan niệmđói nghèo ở Việt Nam khá phong phú Nó được thay đổi và ngày một gần vớiquan niệm đói nghèo của thế giới Ban đầu với cách chia đói nghèo thành đói

và nghèo Trên cơ sở đó, có người đói và người nghèo, hộ đói và nghèo, xãnghèo, tỉnh nghèo và vùng nghèo [16]

a Đói và nghèo

Căn cứ xác định đói hay nghèo là những nhu cầu cơ bản con ngườiđược hưởng và thỏa mãn Nhu cầu cơ bản ở đây chính là cái thiết yếu, tốithiểu để duy trì sự tồn tại cảu con người như ăn, mặc, ở Theo đó, sự đóinghèo tuyệt đối, sự bần cùng được biểu hiện là tình trạng con người không có

ăn, ăn không đủ lượng dinh dưỡng tối thiếu, sự đứt đoạn trong nhu cầu ăn.Nói cách khác, đói là một khái niệm biểu đạt tình trạng con người ăn không

đủ no, không đủ năng lượng tối thiểu cần thiết để duy trì sự sống hàng ngày

và không đủ sức để lao động, để tái sản xuất sức lao động Đói lại được chi ralàm đói gay gắt kinh niên và đói gay gắt cấp tính Trong đó, đói gay gắt kinhniên là tình trạng thiếu ăn thường xuyên Nếu con người trong những hoàncảnh đột xuất, bất ngờ do thiên tai bão lụt, mất mùa, bệnh tật, rơi vào cùngcực, không có gì để sống, không có đủ lương thực, thực phẩm để ăn, có thểdẫn đến cái chết thì đó là trường hợp đói gay gắt cấp tính

Dù ở dạng nào thì đói đều đi liền với thiếu chất dinh dưỡng, suy dinhdưỡng, dễ thấy nhất là ở trẻ em và phụ nữ Có thể hình dung tình trạng đói,thiếu đói ở các hộ gia đình nông dân hoặc một bộ phận dân cư phải sống dướimức tối thiểu như đã nói trên qua động thái các bữa ăn trong ngày của họ Cómấy biểu hiện: Thất thường về lượng: bữa no, bữa đói; Đứt bữa: Ngày chỉ ănmột bữa hoặc bữa cơm, bữa cháo hoặc cả hai bữa đều không đủ năng lượngtối thiểu chứ chưa nói tới chất dinh dưỡng cần thiết Đứt bữa kéo dài từ 1 đến

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 23

3 tháng trong năm, nhất là thời kỳ giáp hạt Hoặc nếu đo lượng calo thì thiếuđói (thiếu ăn) là tình trạng con người ăn chỉ ở mức 1500 calo/ngày, dưới mứcđó là đói gay gắt

Khái niệm nghèo Về mặt kinh tế, nghèo đồng nghĩa với nghèo khổ,nghèo túng, túng thiếu Trong hoàn cảnh nghèo, người nghèo và hộ nghèophải vật lộn với những mưu sinh hàng ngày về kinh tế - vật chất, biểu hiệntrực tiếp nhất ở bữa ăn Họ khó có thể vươn tới các nhu cầu về văn hóa - tinhthần hoặc những nhu cầu này phải cắt giảm tới mức tối thiểu nhất, gồn nhưkhông có Điều này đặc biệt rõ ở nông thôn với biểu hiện hiện tượng trẻ emthất học, bỏ học, các hộ nông dân nghèo không có khả năng để hưởng thụ vănhóa, chữa bệnh khi ốm đau, không đủ hoặc không thể mua sắm thêm quần áocho nhu cầu mặc, sửa chữa nhà cửa cho nhu cầu ở Nghèo là khái niệm chỉtình trạng mà thu nhập thực tế của người dân chỉ dành hầu như toàn bộ cho

ăn, thậm chí không đủ chi cho ăn, phần tích lũy hầu như không có Các nhucầu tối thiểu ngoài ăn ra thì các mặt khác như ở, mặc, ý tế, giáo dục, đi lại,giao tiếp chỉ đáp ứng một phần rất ít ỏi không đáng kể

Trên cơ sở quan nhiệm về đói và nghèo, Việt Nam đưa ra các kháiniệm tương ứng đó là hộ đói và hộ nghèo Ngoài ra, trong điều kiện nguồn lựchạn chế nên đòi hỏi phải tập trung ưu tiên giải quyết đói nghèo cho một số địaphương có điều kiện khó khăn nhất nên bên cạnh đó còn xác định xã nghèo,huyện nghèo, tỉnh nghèo và vùng nghèo

b Xã nghèo, huyện nghèo, tỉnh nghèo và vùng nghèo

Trong những năm qua, Việt Nam đã có cách phân loại nhằm lọc ra một số

xã khó khăn nhất (tạm thời gọi là xã nghèo) để tập trung xóa đói giảm nghèo

Xã nghèo được xác định trong khuân khổ hỗ trợ của chương trình 135

Ủy ban Dân dộc (UBDT) sử dụng ngưỡng nghèo của Bộ LĐ,TB & XH nhưmột trong 5 tiêu chí dùng để xếp loại các xã đặc biệt khó khăn thuộc diện hỗtrợ của chương trình 135 Ngoài các xã được chọn theo tiêu chí về đói nghèo,

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 24

UBDT tiến hành chọn lựa thêm một vòng nữa dựa trên tiêu chí là địa bànvùng biên giới Ở vùng miền núi phía Bắc, các xã được chọn thêm không ảnhhưởng nhiều đến tổng số xã vì trên thực tế ở các tỉnh đó phần lớn xác xã nàybao gồm cả xã ở biên giới với Trung Quốc đã được lựa chọn theo tiêu chí xãnghèo Có môt điểm cần lưu ý đó là, việc xác định chính xác các xã ở cáchuyện không giống nhau Một số huyện tính các xã này trong danh sách khuvực III (được chọn trên cơ sở đói nghèo/ thiếu cơ sở vật chất) và các xã doUBDT chọn

Xã nghèo trong chương trình xóa đói giảm nghèo Ngoài các xã thuộcchương trình 135, chương trình xóa đói giảm nghèo cũng xác định các xãnghèo để trực tiếp hộ trợ, cụ thể là đầu tư cơ sở hạ tầng

Căn cứ vào xã nghèo tiếp tục xác định huyện nghèo, tỉnh nghèo vàvùng nghèo Trong đó, huyện nghèo và tỉnh nghèo được coi là huyện, tỉnh cónhiều xã nghèo, tỉ lệ đói nghèo cao, điều kiện phát triển kinh tế xã hội khókhăn Vùng nghèo là những vùng có nhiều tỉnh nghèo Tuy nhiên, khái niệmhuyện, tỉnh nghèo và vùng nghèo chưa sử dụng phổ biến Các khái niệm nhưngười nghèo, hộ nghèo và xã nghèo được sử dụng rộng rãi hơn đặc biệt làtrong chương trình xóa đói giảm nghèo

Tóm lại, quan niệm về nghèo đói ở Việt Nam ngày càng phản ánh đúngbản chất của nó Nếu như nhu cầu hỗ trợ của người nghèo những năm 90 củathế kỷ XX chỉ giới hạn đến nhu cầu “ăn no, mặc ấm” thì ngày nay, ngườinghèo còn có nhu cầu được hỗ trợ về nhà ở, giáo dục, y tế, văn hóa Tiếp đến

là nhu cầu được trợ giúp để hạn chế rủi ro, quan trọng hơn cả là được quyềntham gia nhiều hơn và có hiệu quả vào các hoạt động của xã hội

2.1.4 Tiêu chí đánh giá nghèo đói

Tiêu chí đánh giá nghèo đói đến nay dường như đã đi đến một cách tiếpcận tương đối thống nhất về đánh giá mức độ nghèo đói, đó là định ra mộttiêu chuẩn hay một điều kiện chung nào đó, mà hễ ai có thu nhập hay chi tiêu

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 25

dưới mức thu nhập chuẩn thì sẽ không thể có một cuộc sống tối tiểu hay đạtđược những nhu cầu thiết yếu cho sự tồn tại trong xã hội Trên cơ sở mứcchung đó để tính chuẩn nghèo, có nhiều cách xác định khác nhau theo cả thờigian và không gian

Ở đây, cần phân biệt rõ mức sống tối thiểu và mức thu nhập tối thiểu.Mức thu nhập tối thiểu hoàn toàn không có nghĩa là có khả năng nhận đượcnhững thứ cần thiết tối thiểu cho cuộc sống Trong khi đó mức sống tối thiểulại bao hàm tất cả những chi phí để tái sản xuất sức lao động gồm năng lượngcần thiết cho cơ thể, giáo dục, nghỉ ngơi giải trí và các hoạt động văn hóakhác Do vậy, khái niệm về mức sống tối thiểu không phải là một khái niệm tĩnh

mà là động, một khái niệm tương đối và rất phong phú về nội dung và hình thức,không chỉ tùy theo sự lựa chọn khác nhau về môi trường văn hóa, mà còn phụthuộc vào sự thay đổi về đời sống vật chất cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế

Tiêu chí đánh giá nghèo đói của Ngân hàng Thế giới - World Bank(1998): Trong tiêu chức đánh giá WB đã lựa chọn tiêu thức phúc lợi với nhữngchỉ tiêu bình quân đầu người bao gồm cả ăn uống, học hành, mặc, thuốc men,dịch vụ y tế, nhà ở và giá trị hàng hóa lâu bền Tuy nhiên, báo cáo về số liệu thunhập ở Việt Nam sẽ thiếu chính xác bởi phần lớn người lao động tự hành nghề

WB đưa ra hai ngưỡng nghèo: Thứ nhất, ngưỡng nghèo lương thực là số tiền cầnthiết để mua một số lương thực Ngưỡng nghèo lương thực, thực phẩm mà WBđưa ra theo cuộc điều tra mức số năm 1998 là lượng lương thực, thực phẩm tiêuthụ phải đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng với năng lượng 2000 - 2200 kcal mỗingười mỗi ngày Người dưới ngưỡng đó thì là nghèo về lương thực Dựa trên giá

cả thị trường để tính chi phí cho lượng lương thực đó và theo tính toán của WBchi phí để mua lượng lương thực là 1.286.833 đồng/người/năm; Thứ hai, ngưỡngnghèo chung là bao gồm cả chi tiêu cho sản phẩm phi lương thực Cách xác địnhngưỡng nghèo chung bằng ngưỡng nghèo lương thực cộng với ngưỡng nghèophi lương thực Ngưỡng nghèo được tính toán về phần phi lương thực năm 1998

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 26

là 503.038 đồng/người/năm, từ đó ta có ngưỡng nghèo chung là 1.789.871đồng/người/năm.

Theo tiêu chí đánh giá của Tổ chức lao động quốc tế - ILO(International Labour Organization) về chuẩn nghèo đói:

Về chuẩn nghèo đói ILO cho rằng để xây dựng lượng hàng hóa chongười nghèo cơ sở xác định là lượng lương thực thực phẩm Lượng lươngthực phải phù hợp với chế độ ăn uống sở tại và cơ cấu bữa ăn thích hợp nhấtcho những nhóm người nghèo Theo ILO thì có thể thu được nhiều kcalo từbất kỳ sự kết hợp thực phẩm mà xét về chi phí thì có sự khác nhau rất lớn Vớingười nghèo thì phải thỏa mãn nhu cầu lương thực thực phẩm từ các nguồnkcalo rẻ nhất

ILO thống nhất với Ngân hàng thế giới về mức ngưỡng nghèo lươngthực thực phẩm 2100 kcalo, tuy nhiên ở đây ILO tính toán tỉ lệ lương thựctrong lượng lương thực cho người nghèo với 75% kcalo từ gạo và 25% kcalocó được từ các hàng hóa khác được gọi là các gia vị Từ đó mức chuẩn nghèohợp lý là 511.000 đồng/người/năm

Theo tiêu chí đánh giá đói nghèo của Việt Nam được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội công bố, tiêu chí đánh giá theo từng giai đoạn đượcthể hiện dưới bảng 2.1

-Với tình hình suy thoái kinh tế và biến động thị trường lớn như hiệnnay, chuẩn nghèo chưa đánh giá được đúng như thực tế Chuẩn mực nghèođói của Việt Nam vẫn còn cách quá xa so với chuẩn mực do Ngân hàng Thếgiới (WB) đưa ra là 2 USD/người/ngày Do đó, Việt Nam cần phải nỗ lực hơnnữa trong công cuộc xóa đói giảm nghèo để xây dựng chuẩn nghèo tiến tớingưỡng chung của thế giới

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 27

Bảng 2.1 Chuẩn mực đánh giá nghèo đói qua các giai đoạn Loại

< 500.000đồng

đồng

< 400.000đồng

- Miền núi hải đảo < 15kg gạo < 15kg gạo 80.000 đồng

- Đồng bằng trung du < 20 kg gạo < 20 kg gạo 100.000

đồng

(Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các giai đoạn)

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 28

2.1.5 Các chương trình xóa đói giảm nghèo chủ yếu

2.1.5.1 Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo

a Tổng quan về chính sách

Mục tiêu chính sách: Cung cấp tín dụng ưu đãi cho các hộ nghèo có sức lao

động, có nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất, tăng thu nhập và tự vượt nghèo

Đối tượng, phạm vi của chính sách: Chính sách được triển khai trên

phạm vi cả nước Quy định về đối tượng được vay vốn ưu đãi có khác trongtừng giai đoạn: (i) Giai đoạn trước năm 2005, chính sách tín dụng ưu đãi phục

vụ những hộ nghèo có sức lao động nhưng thiếu vốn sản xuất kinh doanh,trong đó hộ nghèo được xác định theo chuẩn nghèo của Bộ LĐ-TB&XH;Giai đoạn từ 2006 đến nay, ngoài đối tượng được xác định trước đây có quyđịnh rõ hơn đối với diện ưu tiên Cụ thể, ưu tiên hộ có người tàn tật, hộ đồng bàodân tộc thiểu số có sức lao động, có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh, làmnền nhà vượt lũ, chuộc lại đất sản xuất, hộ mới thoát nghèo sẽ được hưởng lợi từchính sách thêm hai năm kể từ kkhi cấp xã công nhận thoát nghèo

Nội dung chính sách: Cung cấp tín dụng ưu đãi, chủ yếu là tín dụng

quy mô nhỏ cho các gia đình nghèo với thủ tục vay và thu hồi vốn đơn giản,thuận tiện, nhanh chóng, phù hợp với người nghèo Áp dụng linh hoạt phươngthức cho vay, kết hợp giữa tín dụng với hoạt động tiết kiệm giúp hộ nghèovươn lên thoát nghèo bền vững Đồng thời, thực hiện giám sát chặt chẽ việc

sử dụng vốn vay để hạn chế tình trạng nợ đọng và sử dụng vốn vay khônghiệu quả Phối hợp cung cấp tín dụng với khuyến nông, đào tạo nghề, hỗ trợđất sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để vốn vay của người nghèo được sử dụngcó hiệu quả

Cơ quan quản lý và thực hiện chính sách: Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam là cơ quan quản lý; đơn vị trực tiếp thực hiện chính sách là Ngân hàngChính sách Xã hội

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 29

Nguồn lực thực hiện: Nguồn vốn hoạt động chính là quỹ cho vay ưu đãi

hộ nghèo được hình thành thông qua huy động vốn từ ngân hàng, các cá nhân,

tổ chức theo lãi suất thị trường nhưng có cấp bù chênh lệch lãi suất của ngânsách nhà nước

b Kết quả thực hiện chính sách

Ngân hàng chính sách xã hội cung cấp các khoản vay trung hạn vàngắn hạn Với mong muốn phục vụ ngày càng tốt các đối tượng của chínhsách, ngân hàng liên tục có sự thay đổi và điều chỉnh lãi suất và hạn mức vốnvay

Thứ nhất, về lãi suất: Thời kỳ đầu hoạt động, mức lãi suất cho vayđược quy định như nhau cho các vùng Điều này dẫn đến tình trạng, các tỉnhmiền núi, vùng xa xôi hẻo lánh lãi suất cho vay tín dụng ưu đãi cho ngườinghèo bằng với lãi suất cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn (giảm 30% lãi suất cho vay) Vì vậy, thực chất người nghèo duynhất được hưởng lợi ích từ chính sách đó là được vay vốn không cần tài sảnthế chấp Để khắc phục hạn chế đó, mức lãi suất cho vay đã được điều chỉnhqua thời gian theo hướng thấp hơn lãi suất thị trường

Bảng 2.2 Biến động lãi suất tín dụng ưu đãi từ 1996 đến nay

ĐVT: %/tháng

Từ khi có quỹ cho vay ưu đãi đến 30/9/1996 1,2

(Nguồn: Ngân hàng Chính sách Xã hội, các năm từ 1996 đến 2012)

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 30

Lãi suất trên chỉ áp dụng đối với các hộ nghèo thông thường trên phạm

vi cả nước Đối với các hộ nghèo thuộc khu vực III và các xã đặc biệt khókhăn, nhà nước quy định lãi suất riêng và bắt đầu áp dụng từ 01/4/2000 Cũngnhư lãi suất cho vay hộ nghèo thông thường, lãi suất này cũng được điềuchỉnh Cụ thể từ 01/4/2000 đến 31/5/2001 lãi suất là 0,6%/tháng và từ01/6/2001 đến 30/6/2007 lãi suất là 0,45%/tháng Từ 01/7/2007 đến nay ápdụng một lãi suất thống nhất cho mọi khu vực với mức là 0,65%/tháng Ngoài

ra, đối với các khoản nợ quá hạn, lãi suất cũng được điều chỉnh có lợi chongười nghèo Trước 01/01/1999, lãi suất nợ quá hạn là 150% mức lãi suất chovay trong hạn và đến nay chỉ còn 130% Việc điều chỉnh lãi suất đã tạo điềukiện thuận lợi lớn cho các hộ nghèo trong việc hoàn trả gốc và lãi cho ngânhàng góp phần bảo toàn nguồn vốn của chính sách

Thứ hai, hạn mức cho vay: Thời kỳ đầu triển khai chính sách, hạm cứccho vay thấp vì nguồn vốn cho vay còn hạn chế và nhằm bảo toàn nguồn vốn.Tuy nhiên, hạm mức này đã được điều chỉnh qua nhiều lần đến nay hạn mứccho vay đã tăng lên tới 30 triệu đồng/hộ nghèo Việc điều chỉnh này có ýnghĩa quan trọng vì nó dần đến gần với nhu cầu vay vốn với lượng tiền lớncủa nhiều hộ nghèo

Bảng 2.3 Hạn mức cho vay tín dụng ưu đãi từ năm 1995 đến nay

(Nguồn: Ngân hàng Chính sách Xã hội, các năm từ 1996 đến 2012)

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 31

Kết quả của điều chỉnh lãi suất và hạn mức cho vay, việc triển khaichính sách đã đạt được những kết quả rất khả quan Điều này được thể hiện ởcác chỉ tiêu như tổng số dư nợ cũng như số hộ dư nợ qua các năm tăng lên

Bảng 2.4 Kết quả cho vay tín dụng ưu đãi giai đoạn 2005 - 2009

(triệu đồng)

Số hộ dư nợ (hộ)

Số vốn bình quân/hộ

a Tổng quan chính sách

Mục tiêu chính sách: Đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng (CSHT) cơ

bản như đường xã, cung cấp nước sạch, trường học, trạm xá, thủy lợi, mạnglưới điện và chợ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thúc đẩy sản xuất, nâng caokiến thức cho người dân và giúp người nghèo hòa nhập với sự phát triểnchung của cả nước

Đối tượng và phạm vi của chính sách: Chính sách đầu tư xây dựng

CSHT ở các xã nghèo sẽ được xem xét thông qua dự án xây dựng CSHT ởcác xã nghèo Do đó, đối tượng của chính sách là các xã nghèo nằm trong quyđịnh của chương trình 135

Nội dung chính sách: Đầu tư xây dựng CSHT ở các xã đặc biệt khó

khăn Quá trình đầu tư xây dựng CSHT phải mang lại hai lợi ích lớn đó là xãcó công trình phục vụ nhân dân, dân có việc làm tăng thêm thu nhập từ lao

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 32

động xây dựng các công trình ở xã; Người dân được trực tiếp tham gia vàoquá trình đầu tư, quản lý và khai thác công trình, từ đó nâng cao quyền lợi vàtrách nhiệm Nhà nước hỗ trợ kinh phí đầu tư kết hợp với huy động nguồn lựctrong dân để xây dựng hệ thống CSHT ở cấp xã

Cơ quan quản lý và thực hiện chính sách: Ủy ban dân tộc và Miền núi

nay là Ủy ban Dân tộc được nhà nước giao trực tiếp quản lý Các tỉnh, thànhphố được thụ hưởng chương trình tùy theo điều kiện cụ thể sẽ giao cho huyệnhoặc xã trực tiếp triển khai thực hiện chính sách

Nguồn lực thực hiện chính sách: Chương trình được thực hiện bằng

nhiều nguồn vốn khác nhau: Vốn ngân sách trung ương, vốn vay tín dụng,vốn huy động từ các tổ chức và cộng đồng dân cư, vốn vay nước ngoài, các tổchức tài chính quốc tế và các tổ chức phi nhà nước

b Kết quả thực hiện chính sách

Việc triển khai chính sách bước đầu đã gắn với quy hoạch phát triểnkinh tế - xã hội của xã, phục vụ đời sống và sản xuất có hiệu quả; gắn với quyhoạch dân cư, để đồng bào bước đầu được hưởng các dịch vụ xã hội góp phần

ổn định và nâng cao đời sống người dân

Giai đoạn 1999 đến 2002 nguồn ngân sách trung ương đầu tư thực hiệntheo cơ chế đầu tư trực tiếp, dân chủ và công khai rộng rãi với mức 400 triệuđồng/xã/năm, từ năm 2003 bình quân mỗi xã 500 triệu đồng/xã/năm Phươngpháp phân bổ một số tiền cố định cho một xã thuộc diện đặc biệt khó khăn cólợi ích rõ ràng và minh bạch Thực tế khi triển khai, tỉnh và huyện có thể phân

bổ cho một xã lớn hơn 500 triệu đồng/năm và giảm số tiền phân bổ của các xãkhác trên cơ sở đánh giá sử dụng vốn Tuy nhiên, các tỉnh vẫn đảm bảo trongthời gian thực hiện, trung bình mỗi xã nhận được 500 triệu đồng/năm

Giai đoạn II của chương trình 135, định mức hỗ trợ cho một xã nghèotrước năm 2008 là 700 triệu đồng/năm đến nay nâng lên 800 triệu đồng/năm

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 33

Kết thúc giai đoạn I, tổng số vốn đầu tư từ ngân sách trung ương chochương trình 135 lên tới 8405,2 tỷ đồng trong đó cho đầu tư xây dựng cơ sởhạ tầng chiếm đa số hơn 75% Số liệu thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.5 Tổng số ngân sách phân bổ nguồn vốn từ

ngân sách trung ương

(Nguồn: Hội đồng Dân tộc - Quốc hội Việt Nam, các năm từ 1996 đến 2005)

Bước sang giai đoạn II của CT 135, số vốn thực hiện hợp phần cơ sở hạtầng tăng lên nhằm đáp ứng cho nhu cầu thực tế Năm 2008, số vốn thực hiệnhợp phần CSHT là 1.213,8 tỷ đồng; năm 2009 là 1.812,6 tỷ đồng; năm 2010

là 2.307,2 tỷ đồng [3]

Bên cạnh nguồn vốn ngân sách trung ương cấp, chính sách còn đượcthực hiện bằng nguồn vốn địa phương Tính đến thời điểm kết thúc giai đoạn Icủa CT 135, trong số 52 tỉnh thuộc diện đầu tư có 11 tỉnh thực hiện chính sáchxây dựng CSHT bằng Ngân sách địa phương trong đó có 3 tỉnh thực hiệnbằng cả nguồn vốn trung ương và địa phương Sự nỗ lực huy động nguồn vốn

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 34

địa phương cùng với thực hiện lồng ghép với các nguồn vốn khác bình quânmỗi xã được nhận xấp xỉ 1 tỷ đồng

Tính đến năm 2008, chương trình 135 đã xây dựng thêm 10.300 côngtrình các loại Nhờ hệ thống CSHT được xây dựng tạo điều kiện thuận lợi chosản xuất phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, góp phần chuyển dịch cơcấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở địa phương triển khaichính sách

2.1.5.3 Chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo

a Tổng quan về chính sách

Mục tiêu của chính sách: Hỗ trợ con em hộ nghèo được tới trường học

tập bình đẳng như xác trẻ em khác, góp phần nâng cao trình độ văn hóa củangười nghèo, xóa đói giảm nghèo bền vững Giảm sự chênh lệch về môitrường học tập và sinh hoạt trong nhà trường giữa thành thị và nông thôn,giữa đồng bằng với miền núi, giữa các vùng khó khăn với các vùng có điềukiện phát triển hơn

Đối tượng và phạm vi của chính sách: Trẻ em các hộ nghèo theo chuẩnquốc gia, trẻ em dân tộc, trẻ em dân tộc thiểu số và người ngoài độ tuổi đi học

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 35

phù hợp để xóa mù chữ và ngăn ngừa tình trạng tái mù chữ như các lớp bổ túcvăn hóa, lớp học tình thương, lớp học chuyên biệt

Cơ quan quản lý và thực hiện chính sách: Bộ LĐ-TB&XH quản lý và

Bộ GD&ĐT trực tiếp triển khai thực hiện

Nguồn lực thực hiện chính sách: Ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiệnchính sách

b Kết quả thực hiện chính sách

Tính đến thời điểm cuối năm 2008, tổng số lượt học sinh nghèo đượcnhận hỗ trợ dưới hình thức khác nhau đã lên đến 28 triệu lượt Nguồn kinh phíhuy động qua các giai đoạn để thực hiện chính sách có xu hướng tăng qua cácnăm, hết năm 2008, nguồn vốn hỗ trợ cho học sinh nghèo đã lên đến 3.100 tỉđồng Cùng đó, mức hỗ trợ bình quân cho mỗi lượt học sinh đã có cải thiệnđáng kể giữa các giai đoạn khác nhau Nếu như trong giai đoạn đầu củachương trình xóa đói giảm nghèo mức hỗ trợ trung bình 50 nghìn đồng chomột học sinh thì ở giai đoạn 2 (2001 - 2005) đã tăng gấp hai lần và trong banăm đầu giai đoạn 2006 - 2010, trung bình mỗi lượt học sinh được nhận hỗtrợ 142 nghìn đồng Nếu tính chung từ khi triển khai chính sách đến nay mức

hỗ trợ trung bình là 109 nghìn đồng cho một lượt học sinh

Bảng 2.6 Kết quả hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo

qua các giai đoạn

Giai đoạn

Số lượt h/s được miễn giảm dưới các hình thức (lượt

h/s)

Tổng kinh phí

hỗ trợ dưới các hình thức (triệu đồng)

Mức hỗ trợ bình quân cho mỗi lượt h/s (triệu đồng/lượt

Trang 36

2006 - 2008 8.095.077 1.149.500 0,142

(Nguồn: Bộ Lao động, Thương bình - Xã hội, các năm 1998 đến 2008)

Nhờ có sự hỗ trợ của nhà nước, cơ hội tiếp cận với giáo dục của họcsinh nghèo được cải thiện đáng kể, đặc biệt trẻ em vùng sâu, vùng xa và nhómdân tộc thiểu số được đến trường đầy đủ, nhất là ở bậc tiểu học góp phần quantrọng cho việc thực hiện phổ cập tiểu học và là bước đệm quan trọng cho thựchiện phổ cập trung học cơ sở Tỷ lệ nhập học của học sinh nữ, dân tộc thiểu sốtăng lên cho thấy chính sách đã tác động đến đối tượng ở vùng khó khăn và nhómdân tộc thiểu số Chính sách hỗ trợ giáo dục đã góp phần giải quyết vấn đề giới vàgiảm bất bình đẳng trong giáo dục giữa các vùng miền trong cả nước

2.1.5.4 Chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo

a Tổng quan về chính sách

Mục tiêu của chính sách: Mục tiêu của chính sách là hỗ trợ ngườinghèo trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu thông qua tiếp cận dịch vụ y tếthuận lợi hơn, bình đẳng hơn nhằm giảm thiểu rủi ro, khó khăn cho họ

Đối tượng và phạm vi chính sách: Chính sách được triển khai trênphạm vi toàn quốc Đối tượng của chính sách là; Người nghèo theo chuẩnnghèo của quốc gia và người mới thoát nghèo trong vòng hai năm; Nhân dâncác xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo quyết định135/1998/QĐ-TTg; Nhân dân các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên theoQuyết định 168/2001/QĐ-TTg và nhân dân các dân tộc thiểu số của 6 tỉnh đặcbiệt khó khăn của miền núi phía Bắc theo quyết định 186/2001/QĐ-TTg

Nội dung chính sách: Giai đoạn 1998 - 2005, chính sách tập trung chủyếu vào: (i) Phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên y tế thôn bản;thực hiện cung cấp thuốc thiết yếu cho các xã miền núi, biên giới, hải đảo,vùng sâu vùng xa; tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất và đưa bác sĩ về các trạm y tế

cơ sở để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tại các xã nghèo; Bảo đảm tài chính

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 37

để thực hiện hỗ trợ khám chữa bệnh người nghèo thông qua điều chỉnh phân

bổ ngân sách y tế giữa các tỉnh, điều tiết và xác định các mức thu viện phígiữa người không nghèo và người nghèo; (iii) Huy động cộng đồng trong việcxây dựng quỹ khám chữa bệnh người nghèo, quỹ bảo trợ cho người nghèo,khám chữa bệnh nhân đạo, khuyến khích các đội y tế lưu động phục vụ vùngcao, vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo, xác định trách nhiệm của ngườinghèo trong việc phòng bệnh, tự chăm lo sức khỏe và chia sẻ một phần kinhphí trong khám chữa bệnh

Từ năm 2006 - 2010, chính sách được xây dựng với một số nội dungchính sau: Củng cố mạng lưới y tế cơ sở, nhất là y tế xã, thôn và bản Đầu tưtoàn diện cơ sở vật chất cho các trạm y tế, đào tạo đội ngũ y, bác sĩ về làmviệc ở y tế cơ sở Thực hiện lồng ghép với “Đề án nâng cấp trạm y tế và đầu

tư cho các trung tâm giáo dục sức khỏe” để đẩy mạnh các hoạt động xã hộihóa chăm sóc sức khỏe cộng đồng; Ban hành cơ chế khu vực tư nhân đượctham gia cung cấp các dịch vụ y tế cho người nghèo Khuyến khích các tổchức quốc tế đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật, trang thiết bị và pháttriển nhân lực cho mạng lưới y tế cơ sở; Miễn 100% chi phí khám chữa bệnhngười nghèo khi ốm đau đến khám chữa bệnh nội trú hay ngoại trú ở các cơ

sở y tế công lập và dân lập

b Kết quả thực hiện chính sách

Trước năm 2002, việc khám chữa bệnh miễn phí chủ yếu thông quagiấy chứng nhận do ngành Lao động, Thương bình và Xã hội cấp, khám chữabệnh theo đơn xin miễn phí có xác nhận của chính quyền địa phương và hìnhthức mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo với mức giá 30.000 đồng/năm.Mặc dù còn hạn chế về nguồn kinh phí nhưng việc cấp thẻ bảo hiểm y tế vàgiấy chứng nhận khám chữa bệnh miễn phí vẫn tăng dần qua các năm

Sau năm 2002, với sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, về cơ bản ởtất cả các địa phương đều đã triển khai khá tốt chính sách Tính đến cuối năm

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 38

2008, tổng kinh phí thực hiện chính sách y tế lên đến gần 2,5 ngàn tỷ đồng Sốlượt người được cấp thẻ bảo hiểm y tế lên tới gần 15 triệu, số lượt ngườinghèo được khám chữa bệnh miễn phí lên đến 30 triệu lượt Vùng Tây Bắc vàĐồng bằng Sông Cửu Long, nơi tập trung nhiều đối tượng được hưởng lợi từchính sách, cũng là hai vùng có số lượt người được cấp thẻ bảo hiểm y tếmiễn phí và khám chữa bệnh miễn phí cao

Sự thay đổi về cơ chế chính sách cũng như cách thức tổ chức thực hiệnchính sách đã cải thiện đáng kể khả năng tiếp cận y tế đối với người nghèo vànhóm các đồng bào dân tộc thiểu số Trước khi có Quyết định 139, nơi cungcấp dịch vụ khám chữa bệnh miễn phí chỉ được thực hiện ở bệnh viện huyện

và tỉnh là nơi quá xa chỗ ở của người nghèo Sự cách biệt về địa lý khiến chophát sinh chi phí đi lại và ăn ở tại bệnh viên cho người nhà đi chăm sóc Điềunày đã dẫn đến nhiều trường hợp nghèo quyết định không đến chữa bệnh ởviện vì sợ không đủ khả năng chi trả cho các khoản chi phí trên Đến này,khám chữa bệnh miễn phí được triển khai ở ngay các trung tâm y tế xã, do đóvấn đề cách biệt địa lý đã được hạn chế Thêm vào đó, nhờ có chính sách hỗtrợ y tế, mạng lưới y tế cơ sở phát triển, trang bị thiết bị đầu tư nhiều hơn, độingũ y bác sĩ được bổ sung cả về số lượng và chất lượng nên người nghèo đangcó cơ hội được sử dụng dịch vụ y tế nhiều hơn [16], [23]

Bảng 2.7 Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ y tế cho ng ười nghèo từ

2001 đến 12/2009

Vùng

Tổng kinh phí (triệu đồng)

Số lượt người nghèo được cấp thẻ BHYT (người)

Kinh phí (triệu đồng)

Số lượt người nghèo được KCB miễn phí (người)

Kinh phí (triệu đồng)

Vùng 1 1.247.811 1.381.769 1.009.748 7.129.364 238.063 Vùng 2 169.579 1.227.387 57.253 3.420.476 112.326 Vùng 3 193.123 2.382.233 102.812 2.557.559 90.311

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 39

(Nguồn: Văn phòng Xóa đói Giảm nghèo Quốc gia, các năm 2001 đến 2009)

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Đánh giá về các chương trình xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam

Xóa đói giảm nghèo là một chủ trương lớn, một quyết sách lớn và nhấtquán của Đảng và Nhà nước Việt Nam Chủ trương này được hình thành ngaytừ những ngày đầu khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và ngày càngđược hoàn thiện hơn trong quá trình phát triển Nó không những đáp ứngđược nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân Việt Nam màcòn phù hợp với xu hướng chung của thời đại, phù hợp với các mục tiêu pháttriển thiên niên kỷ mà Liên Hợp Quốc đề ra

Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2001-2005 đã

về đích trước thời hạn một năm Vào cuối năm 2004, tỷ lệ hộ nghèo ở ViệtNam chỉ còn ở mức trên 8%, trong khi kế hoạch Đại hội Đảng IX đề ra là năm

2005 hạ tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10% Tình trạng tái đói kinh niên cơ bản

đã không còn diễn ra Người nghèo ngày càng được tiếp cận với các dịch vụsản xuất và đời sống dân sinh, được vay vốn tín dụng, chuyển giao kỹ thuậtchăn nuôi và trồng trọt, xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đất sản xuất, đất ở,nhà ở và các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế và giáo dục và nước sinh hoạt.Bên cạnh đó, người nghèo cũng được thụ hưởng các chương trình văn hóa,phát thanh, truyền hình Tổng nguồn lực huy động cho xóa đói giảm nghèobao gồm cả chương trình 143 (Chương trình xóa đói giảm nghèo và việc làm),chương trình 135 (Chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Trang 40

khăn) và các dự án quốc tế trong 5 năm (2001-2005) khoảng 40.950 tỷ đồng.Riêng nguồn lực đầu tư cho chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèokhoảng 21.000 tỷ đồng.

Từ năm 1993 đến nay, Việt Nam đã 4 lần nâng mức chuẩn nghèo.Chuẩn nghèo mới lần này được xây dựng trên 3 yêu cầu: xóa đói giảm nghèotoàn diện hơn, công bằng hơn và hội nhập theo chuẩn nghèo quốc tế Mục tiêugiảm nghèo trong giai đoạn 2006-2010 của Việt Nam là giảm tỷ lệ hộ nghèotừ khoảng 23% năm 2005 xuống còn 15% năm 2010 (theo chuẩn nghèo mới,ước tính đến cuối năm 2005, cả nước sẽ có hơn 4 triệu hộ nghèo); cải thiệnđời sống của nhóm hộ nghèo, hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách chênh lệch

về thu nhập, mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miềnnúi, giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo

Khi thực hiện chương trình này, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhữngthách thức và khó khăn lớn, đó là xuất phát điểm của Việt Nam thuộc diệnnước nghèo, thu nhập và mức chi dùng bình quân đầu người thấp Khoảngcách chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng và cácnhóm dân cư có xu hướng gia tăng Tỷ lệ người nghèo là người dân tộc thiểu

số còn cao, nguy cơ tái nghèo có thể gia tăng do thiên tai, dịch bệnh, biếnđộng giá cả, tác động của hội nhập Cơ hội tìm việc làm của người nghèocũng sẽ ít hơn Bên cạnh đó, ngân sách hàng năm trong những năm qua dànhcho xóa đói giảm nghèo còn hạn chế (gần 2% ngân sách Nhà nước) Mức độtác động tăng trưởng kinh tế đến giảm nghèo trong thời gian qua có xu hướnggiảm xuống

Các tổ chức quốc tế và các nước đã giúp đỡ Việt Nam rất nhiều và có hiệuquả trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo không chỉ về tài chính mà trong cả kỹthuật, chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng mô hình nhóm hộ, xã nghèo, nâng caonăng lực cho cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo, điều tra, giám sát,

Khóa luận tốt nghiệp môi trường

Ngày đăng: 24/01/2024, 15:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w