Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu gồm:nhóm chỉ tiêu mô tả đặc điểm, nguồn lực của hộ; chỉ tiêu phản ánh tình hìnhtriển khai chính sách như thời gian thực hiện chính sách, tỷ lệ số hộ dân được
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMKHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Chuyên ngành đào tạo : QUẢN LÝ KINH TẾ
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trongkhóa luận tốt nghiệp là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một môn họcnào
Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiệnkhóa luận tốt nghiệp đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong khóa luậnđều được chỉ rõ nguồn gốc; bản khóa luận tốt nghiệp này là nỗ lực, kết quả làmviệc của cá nhân tôi (ngoài phần đã trích dẫn)
Hà Nội, ngày 2 tháng 6 năm 2015
Sinh viên Nguyễn Thị Kim Dương
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và rèn luyện tại trường Học viện nông nghiệp ViệtNam, đặc biệt là trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp, tôi đã nhận được sựgiúp đỡ nhiệt tình của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân
Trước tiên, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô giáotrong khoa Kinh tế và PTNT, Học viện nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiệnthuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Đặc biệt tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến thầy Đặng Xuân Phi đã tậntình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận
Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ủy Ban Nhân Dân xã Mường Thải đãtạo mọi điều kiện thuận lợi cung cấp số liệu và tài liệu giúp tôi hoàn thành khóaluận này
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đã quan tâm,động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình tôi thực hiện nghiên cứu đề tài
Tuy nhiên, dù có nhiều nỗ lực song do trình độ và thời gian có hạn nêntrong khóa luận của tôi không tránh khỏi sai sót Kính mong nhận được đónggóp, chỉ bảo của các thầy cô giáo và sự chia sẻ của bạn đọc
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 2 tháng 6 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Kim Dương
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 4TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Hiện nay, đất nước ta đang trên đà phát triển kinh tế - xã hội, các thànhphố lớn nhỏ ngày một phát triển thu hút các ngành công nghiệp hiện đại và cácngành thương mại du lịch, trái ngược với sự phát triển của các thành phố lớn đó
là nền kinh tế yếu kém của các vùng miền nơi vùng núi xa tập trung nhiều xãnghèo, nơi mà hoạt động sản xuất nông nghiệp là ngành đem lại thu nhập chínhcho các hộ dân Tuy nhiên các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đây thườngsản xuất canh tác theo phương thức lạc hậu và manh mún chưa đem lại hiệu quảcao Vì vậy, phát triển nông nghiệp trên địa bàn các xã nghèo luôn nhận được sựquan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước Điều này thể hiện rất rõ thông qua việcNhà nước ban hành các chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp Cùng vớiquá trình thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước về chính sách hỗ trợ chonông nghiệp, xã Mường Thải, huyện Phù Yên đã triển khai thực hiện Nghị quyết30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trìnhgiảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn xã Để tìm hiểu tình hình thực hiệnchính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và những thuận lợi, khó khăn trong quá
trình thực hiện đề án tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho người nghèo ở xã Mường Thải, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La”, với mục tiêu chung là tìm hiểu thực trạng,
đánh giá hiệu quả thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho ngườinghèo ở xã Mường Thải và tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sáchnày từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi chínhsách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp của xã Mường Thải trong thời gian tới Mụctiêu cụ thể: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách hỗ trợ sản xuấtnông nghiệp và thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho ngườinghèo; Tìm hiểu thực trạng, đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ sảnxuất nông nghiệp trên địa bàn xã Mường Thải; Phân tích các yếu tố ảnh hưởngđến tình hình thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã; Đềxuất giải pháp nhằm thúc đẩy việc thực thi chính sách hỗ trợ đến các hộ nghèocủa xã Mường Thải, huyện Phù Yên
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 5Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Những vấn đề lý luận và thực tiễn vềchính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở xã Đánh giá thực trạng, kết quả vàhiệu quả của hoạt động hỗ trợ sản xuất nông nghiệp chủ yếu cho hộ dân xãMường Thải Chủ thể là các cơ quan, đơn vị thực thi chính sách và đối tượnghưởng lợi từ chính sách.
Để hiểu rõ vấn đề nghiên cứu, chúng ta cần nắm rõ cơ sở lý luận, cơ sởthực tiễn của đề tài Phần cơ sở lý luận đã chỉ ra khái niệm, hình thức, công cụ,nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ sảnxuất nông nghiệp Phần cơ sở thực tiễn là đưa ra các kinh nghiệm hỗ trợ sản xuấtcho nông nghiệp của một số nước trên thế giới: Mỹ, Thái Lan, Nhật Bản, haymột số kinh nghiệm của các địa phương trong nước: Hải Dương, Bắc Giang vàbài học kinh nghiệm rút ra cho địa bàn xã Mường Thải
Trong quá trình nghiên cứu đã sử dụng các phiếu điều ra phỏng vấn hộnông dân và cán bộ thực thi chính sách bằng các câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn,
sử dụng các phương pháp chọn điểm nghiên cứu Thu thập số liệu đã công bốqua liên hệ với các phòng ban của huyện, xã và internet, sách báo về chính sách
hỗ trợ sản xuất nông nghiệp làm nguồn tài liệu thu thập cho quá trình nghiêncứu Thu thập số liệu sử dụng phương pháp chọn mẫu và lựa chọn 125 hộ điềutra Sử dụng phương pháp thống kê mô tả về đặc điểm của các hộ, đặc điểm tựnhiên, kinh tế xã hội, diện tích đất đai và tình hình sản xuất của xã; thống kêphân tích thông tin để so sánh sự khác biệt trước và sau khi có chính sách, dùngphần mềm SPSS và excel để xử lý số liệu Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu gồm:nhóm chỉ tiêu mô tả đặc điểm, nguồn lực của hộ; chỉ tiêu phản ánh tình hìnhtriển khai chính sách như thời gian thực hiện chính sách, tỷ lệ số hộ dân đượcbiết đến và thực hiện chính sách; chỉ tiêu phản ánh kết quả của chính sách như tỷ
lệ số hộ được hưởng các chính hỗ trợ về trồng trọt, chăn nuôi; chỉ tiêu đo lườnghiệu quả của hoạt động hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và chỉ tiêu đánh giá cácnhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách như tỷ lệ số cán bộ xã cótrình độ, năng lực trong việc thực thi chính sách, chỉ tiêu đánh giá về mức hỗ
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 6trợ, thời gian thực hiện của chính sách và thủ tục nhận hỗ trợ, mức độ phù hợpvới quá trình phát triển kinh tế của địa phương.
Ở phần kết quả nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng tình hình thực thi chínhsách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở xã Mường Thải Cụ thể là tìm ra các chínhsách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp được triển khai trên địa bàn xã, cơ quan thựcthi chính sách, các hoạt động được triển khai và kết quả thực thi chính sách hỗtrợ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã và đưa ra các đánh giá về việc thực hiệnchính sách trên địa bàn xã Về tổ chức thực thi chính sách tập trung nghiên cứucông tác tuyên truyền phổ biến chính sách qua các hình thức như phát thanh của
xã, qua cán bộ khuyến nông của xã; năng lực tổ chức cũng như trình độ chuyênmôn của cán bộ thực thi chính sách, nguồn kinh phí hỗ trợ cho việc thực hiệnchính sách Kết quả nghiên cứu thực thi chính sách được nghiên cứu trên ba lĩnhvực: hỗ trợ trồng trọt, chăn nuôi và hỗ trợ lâm nghiệp Từ tình hình thực thichính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở địa phương, đã chỉ ra các tác động tíchcực và tồn tại hạn chế của chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo đánh giácủa nhóm cán bộ thực thi chính sách và nhóm đối tượng hưởng lợi từ chínhsách
Từ thực trạng đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thựcthi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở địa phương: Cải tiến công tác triểnkhai thực hiện chính sách, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tổ chức thực thichính sách, thúc đẩy công tác tuyên truyền và huy động nguồn tài chính cho việcthực hiện chính sách
Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp đang được thực hiện triển khaitrên toàn địa bàn xã Mường Thải và tạo ra sự đồng thuận giữa Đảng Ủy, chínhquyền và nhân dân trong xã, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 7MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii
MỤC LỤC vi
DANH MỤC BẢNG ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xi
PHẦN I - MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 4
PHẦN II - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÌNH HÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CHO HỘ NGHÈO 5
2.1 Cơ sở lí luận 5
2.1.1 Khái niệm, bản chất của chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp 5
2.1.2 Đặc điểm và phân loại chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp 18
2.1.3 Cơ quan thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp 20
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp 21
2.2 Cơ sở thực tiễn 23
2.2.1 Kinh nghiệm của các nước trên thế giới 23
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 82.2.2 Kinh nghiệm của các địa phương trong nước 27
2.2.3 Bài học kinh nghiệm với địa bàn nghiên cứu 35
PHẦN III - ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 36
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 36
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 40
3.1.3 Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội của -xã Mường Thải 48
3.2 Phương pháp nghiên cứu 49
3.2.1 Cách tiếp cận 49
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu 49
PHẦN IV - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 54
4.1 Tình hình thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho người nghèo xã Mường Thải 54
4.1.1 Các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp được triển khai trên địa bàn xã Mường Thải 54
4.1.2 Cơ quan thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Mường Thải 56
4.1.3 Các hoạt động được triển khai 58
4.1.4 Kết quả thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp 60
4.1.5 Đánh giá về việc thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Mường Thải 95
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp 103
4.2.1 Công tác phổ biến, tuyên truyền 103
4.2.2 Năng lực của cán bộ thực thi chính sách 104
4.2.3 Kinh phí hỗ trợ sản xuất nông nghiệp 105
4.2.4 Đối tượng thụ hưởng từ chính sách 106
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 94.3 Một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc thực thi chính sách hỗ trợ sản
xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Mường Thải 109
4.3.1 Cải tiến công tác triển khai chính sách 109
4.3.2 Nâng cao năng lực cán bộ thực thi chính sách 110
4.3.3 Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến 111
4.3.4 Huy động nguồn tài chính cho việc thực thi chính sách 112
PHẦN V -KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 114
5.1 Kết luận 114
5.2 Kiến nghị 116
5.2.1 Kiến nghị đối với Nhà nước 116
5.2.2 Kiến nghị đối với địa phương 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình đất đai của xã Mường Thải giai đoạn 2012-2014 36Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động xã Mường Thải 41Bảng 3.3 Tình hình kinh tế xã Mường Thải giai đoạn 2012 – 2014 46Bảng 4.1: Nguồn thông tin các hộ biết đến chính sách hỗ trợ sản xuất
nông nghiệp 61Bảng 4.2: Chính sách hỗ trợ trên địa bàn xã phân theo đối tượng 62Bảng 4.3: Chính sách hỗ trợ trên địa bàn xã phân theo khu vực 47Bảng 4.4: Lượng hỗ trợ về giống cây trồng vật nuôi trên địa bàn xã
Mường Thải giai đoạn 2012-2014 47Bảng 4.5: Sự thay đổi về số hộ nghèo thuộc xã giai đoạn 2012 – 2014 49Bảng 4.6: Một số hạng mục hỗ trợ cho trồng trọt tại xã Mường Thải,
huyện Phù Yên giai đoạn 2012-2014 50Bảng 4.7: Kết quả gieo trồng của xã Mường Thải trong giai đoạn 2012 – 2014 51Bảng 4.8: Kết quả hỗ trợ kênh mương nội đồng trên địa bàn xã Mường
Thải, huyện Phù Yên giai đoạn 2012-2014 68Bảng 4.9 Kết quả hỗ trợ một số hạng mục cho chăn nuôi tại xã Mường
Thải, huyện Phù Yên giai đoạn 2012-2014 88Bảng 4.10: Số lượng vật nuôi được chăn nuôi trên địa bàn xã Mường Thải
giai đoạn 2012 - 2014 89Bảng 4.11: Nhóm các đối tượng được hưởng hỗ trợ khoán và chăm sóc
rừng trên địa bàn xã Mường Thải 91Bảng 4.12: Kết quả sản xuất lâm nghiệp tại xã Mường Thải, huyện Phù
Yên giai đoạn 2012-2014 92Bảng 4.13: Số tiền được hỗ trợ cho việc nhận khoán và chăm sóc rừng
trên địa bàn xã Mường Thải giải đoạn 2012 – 2014 93Bảng 4.14: Hỗ trợ tín dụng lãi suất phân theo các nhóm đối tượng 94
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 11Bảng 4.15: Số cán bộ xã và cán bộ thôn có ý kiến phản hồi về chính sách
hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã 96
Bảng 4.16: Số người hưởng lợi có ý kiến về chính sách hỗ trợ trồng trọt 99
Bảng 4.17: Số người hưởng lợi có ý kiến về chính sách hỗ trợ chăn nuôi 99
Bảng 4.18: Số hộ hưởng lợi có ý kiến về chính sách hỗ trợ lâm nghiệp 100
Bảng 4.19: Đánh giá của nông dân về ưu điểm của các chính sách hỗ trợ nông nghiệp xã Mường Thải, huyện Phù Yên 101
Bảng 4.20: So sánh năng suất, sản lượng của hộ sản xuất nông nghiệp 102
trước – sau khi có hỗ trợ 102
Bảng 4.21: Trình độ của các cán bộ địa phương thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp 105
Bảng 4.22: Lượng vốn được huy động hỗ trợ cho nông nghiệp ở xã Mường Thải, huyện Phù Yên 106
Bảng 4.23: Đặc điểm, tình hình kinh tế của hộ dân xã Mường Thải 107
Bảng 4.24: Trình độ học vấn và chuyên môn của chủ hộ 108
Bảng 4.25: Phương hướng sản xuất chính của các hộ dân xã Mường Thải 108
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 12DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 13PHẦN I - MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế đangdiễn ra một cách nhanh chóng, theo đó cơ cấu kinh tế chuyển dịch tiến bộ, tỷtrọng giá trị sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ tăng nhanh, tỷ trọnggiá trị sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm dần Tuy nhiên, vẫn phải khẳngđịnh rằng nông nghiệp nước ta vẫn là một trong 3 ngành kinh tế quan trọng và
có tính chiến lược của đất nước, bảo đảm đời sống, an ninh lương thực, ổn định
xã hội, đẩy mạnh xuất khẩu Vì vậy, trong chủ trương phát triển kinh tế củaĐảng và Nhà nước, nông nghiệp và nông thôn luôn được quan tâm hàng đầu.Điều này được thể hiện rất rõ thông qua việc Nhà nước đã ban hành rất nhiềucác chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn Mặtkhác, trong điều kiện Việt Nam là thành viên chính thức của WTO, các chínhsách hỗ trợ của Nhà nước đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn cần được đổimới theo hướng vừa tuân thủ, vừa khai thác triệt để các định chế của WTO để
hỗ trợ, ưu đãi cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn đồng thời cácchính sách đó cũng phải phù hợp với điều kiện nền kinh tế đang trong quá trìnhchuyển đổi của nước ta hiện nay
Phù Yên thuộc miền núi Tây Bắc Việt Nam, là một trong 62 huyện nghèonhất cả nước và có đông dân tộc chung sống, có diện tích đất nông nghiệp, lâmnghiệp tương đối lớn, người dân sống chủ yếu bằng các hoạt động sản xuất nôngnghiệp Phù Yên được đặc biệt quan tâm trong chương trình mục tiêu quốc gia
về xóa đói giảm nghèo, trong đó xã Mường Thải là một xã nghèo nằm trongchương trình 135 được quan tâm đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Mường Thải về cơ bản vẫntheo phương thức truyền thống, manh mún và lạc hậu Cơ sở hạ tầng phục vụcho sản xuất nông nghiệp chưa được đầu tư và khai thác hiệu quả, cơ cấu giốngcây trồng, vật nuôi chưa hợp lý và còn hạn chế nên chưa đem lại hiệu quả về
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 14năng suất và chất lượng Các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp của nhànước là rất quan trọng tạo điều kiện cho sự phát triển và đem lại hiệu quả trongsản xuất kinh tế nông nghiệp Tuy nhiên, việc thực thi chính sách hỗ trợ sản xuấtnông nghiệp trên địa bàn Mường Thải còn tồn tại một số bất cập và chưa pháthuy hết tác dụng và hiệu quả của chính sách Từ những lý do đó mà yêu cầu đặt
ra đối với xã Mường Thải là phát huy hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tạotiền đề phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nâng cao đời sống nhândân
Để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, ngoài việc triển khai thựchiện các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp của Nhà nước, huyện Phù Yêncũng đề ra và triển khai một số chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp Và
để tìm hiểu tại sao lại phải hỗ trợ sản xuất nông nghiệp? Nội dung chính của hỗtrợ sản xuất nông nghiệp là gì? Tìm hiểu những khó khăn gặp phải khi thực thichính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã? Đánh giá của về việcthực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở xã như thế nào? Cần có cácgiải pháp gì để phát huy hiệu quả của chính sách?
Xuất phát từ những vấn đề trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho người nghèo ở xã Mường Thải, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng, đánh giá hiệu quả thực thi chính sách hỗ trợ sản xuấtnông nghiệp cho người nghèo ở xã Mường Thải và tìm ra các yếu tố ảnh hưởngđến thực thi chính sách này từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng caohiệu quả thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp của xã Mường Thảitrong thời gian tới
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 151.2.2.Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách hỗ trợ sản xuấtnông nghiệp và thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho người nghèo
ở xã Mường Thải, huyện Phù Yên;
- Tìm hiểu thực trạng, đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ sảnxuất nông nghiệp cho hộ nghèo xã Mường Thải;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực thi chính sách hỗ trợsản xuất nông nghiệp cho người nghèo ở xã Mường Thải;
- Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy việc thực thi chính sách hỗ trợ đến các
hộ nghèo của xã Mường Thải, huyện Phù Yên
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu dẫn tới một số câu hỏi nghiên cứu sau:
- Nội dung của chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho hộ nghèotrong chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo là gì?
- Tình hình thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho hộ nghèotại xã như thế nào?
- Những khó khăn, hạn chế gì còn tồn tại trong việc thực thi chính sáchnày tại địa bàn xã?
- Những nhân tố nào tác động ảnh hưởng tới việc thực thi chính sách tại xã?
- Cần có những giải pháp và kiến nghị gì để cải thiện khó khăn trong việcthực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho hộ nghèo tại địa phương?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở xã Đánh giá thực trạng, kết quả vàhiệu quả của hoạt động hỗ trợ sản xuất nông nghiệp chủ yếu cho hộ nông dân xãMường Thải
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 16- Chủ thể thu thập số liệu là các cơ quan, đơn vị thực hiện, thi hành chính
sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp của nhà nước, các hộ và các đối tượng hưởnglợi từ chính sách
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung:
- Đề tài tập trung nghiên cứu một số chính sách hỗ trợ sản xuất nông
nghiệp ở nước ta được áp dụng trong các chương trình giảm nghèo xã Mường Thải
- Vai trò, vị trí của chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp đến các hộ
nghèo xã Mường Thải
- Nghiên cứu thực trạng, đánh giá về tình hình thực thi chính sách hỗ trợ
sản xuất nông nghiệp cho các hộ nghèo xã Mường Thải và các yếu tố ảnh hưởngđến việc thực thi chính sách
- Các giải pháp nhằm triển khai tốt hơn chính sách hỗ trợ sản xuất nông
nghiẹp ở xã Mường Thải, huyện Phù Yên
Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Mường
Thải, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
Phạm vi về thời gian:
- Số liệu thứ cấp được thu thập: từ năm 2012 đến năm 2014
- Số liệu sơ cấp được thu thập năm 2015
Thời gian thực hiện đề tài: Thời gian nghiên cứu từ tháng 1/2015 đến tháng5/2015
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 17PHẦN II - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÌNH HÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CHO HỘ NGHÈO 2.1 Cơ sở lí luận
2.1.1 Khái niệm, bản chất của chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
2.1.1.1 Khái niệm về chính sách
- Chính sách là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của mộtnhà chính trị hay một nhóm các nhà quản trị gắn liền với việc lựa chọn các mụctiêu và giải pháp để đạt được mục tiêu đó (William Jenkin, 1978)
- Chính sách là một quá trình hành động có mục đích theo đuổi bởi mộthoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm (JamesAnderson, 2003)
- Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đócủa nền kinh tế xã hội do chính phủ thực hiện Nó bao gồm mục tiêu mà chính phủmuốn đạt được và cách làm để đạt được mục tiêu đó (Đỗ Kim Chung, 2006 )
- Từ điển bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm chính sách: “Chínhsách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ Chính sáchđược thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó.Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất củađường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…”
- Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhaucủa một nhà chính trị hay một nhóm nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn cácmục tiêu và các giải pháp để đạt được mục tiêu đó (William Jenkin, 1978)
- Chính sách công là toàn bộ các hoạt động của Nhà nước có ảnh hưởngmột cách trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của công dân (B.Guy Peter, 1990)
- Chính sách nông nghiệp là tập hợp các chủ trương và hành động củachính phủ nhằm thay đổi môi trường cho nông nghiệp phát triển bằng cách tácđộng vào giá đầu vào hay giá đầu ra, thay đổi về tổ chức khuyến khích côngnghệ mới trong nông nghiệp (Đỗ Kim Chung, 2006)
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 182.1.1.2 Khái niệm về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
a Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp.
Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp là quá trình sử dụng cơ chế chính sách, nguồnlực của chính phủ, của các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước để hỗ trợ cholĩnh vực sản xuất nông nghiệp thông qua việc thực hiện các cơ chế chính sách, giảipháp đầu tư công để tăng cường năng lực vật chất và nhân lực để tạo điều kiện chocác doanh nghiệp nông nghiệp, hộ sản xuất nông nghiệp, dân cư nông thôn và nhữngngười hưởng lợi có liên quan có cơ hội tăng năng lực, hiệu quả sản xuất Hỗ trợ sảnxuất nông nghiệp nhằm đảm bảo đời sống, an ninh lương thực, ổn định xã hội, đẩymạnh xuất khẩu
Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp là những can thiệp có lợi chonông nghiệp từ Chính phủ Bằng các chính sách hỗ trợ, Chính phủ đã tạo nên sự
ổn định về sản xuất trong nông nghiệp, góp phần tháo gỡ khó khăn cho nôngnghiệp, đặc biệt là vốn, kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, góp phần giải quyết nhữngvấn đề, khó khăn gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp Chính sách hỗ trợ nàygiúp cho nông nghiệp thoát khỏi tình trạng bế tắc trước mắt và tạo đà thuận lợicho các bước phát triển tiếp theo Trong nông nghiệp chính sách hỗ trợ thườngđược áp dụng khi mùa màng thất bát, hàng hóa bị khê đọng và nhất là đối vớicác đối tượng nghèo đói Vì vậy, chính sách hỗ trợ sẽ gây tâm lý dựa dẫm, trôngchờ của người dân, làm tê liệt động lực phát triển kinh tế
Bao cấp và hỗ trợ
Hai khái niệm hỗ trợ và bao cấp có những điểm chung và điểm khác biệt
cơ bản Điểm chung của hỗ trợ và bao cấp là những hành động, chủ trương haybiện pháp giúp đỡ người khác, tạo điều kiện cho họ có cơ hội phát triển Sự khácnhau giữa hai khái niệm này là phương thức thực hiện
- Bao cấp có hàm ý là làm thay một công việc nào đó hay cho không Baocấp được thực hiện chủ yếu thông qua hệ thống giá cả Trong cơ chế thị trường,bao cấp thường làm nhiễu loạn hệ thống giá Giá thị trường không phản ánhđúng giá trị của hàng hóa, quan hệ cung - cầu, gây khó khăn trong việc điều tiết
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 19nền sản xuất xã hội Người được hưởng bao cấp thường chỉ phải trả chi phí thấphơn so với giá thị trường Nét đặc trưng phổ biến chủ yếu của bao cấp là trợ giáđầu vào, đầu ra Bao cấp ít tính đến nhóm mục tiêu của các hoạt động chokhông, làm thay Bao cấp thông qua trợ giá đầu vào và đầu ra sẽ làm giảm ansinh xã hội, giảm dịch chuyển tài nguyên (Frank Ellis, 1993), tạo ra nhiễu loạn
về giá cả, tạo ra cầu thừa, lạm dụng nguồn lực, không tiết kiệm và kém hiệu quả,tăng gánh nặng tài chính cho quốc gia Do đó hầu hết các nước trên thế giới đềuloại bỏ bao cấp thông qua hình thức trợ giá (Đỗ Kim Chung, 2010)
- Hỗ trợ là những hành động, chủ trương thực hiện sự giúp đỡ một nhómmục tiêu nhất định, nhằm khắc phục thất bại thị trường thông qua hỗ trợ vậtchất, phát triển nhân lực, thể chế, tổ chức Hỗ trợ được thực hiện chủ yếu thông qua việc phát triển nguồn nhân lực mà không thông qua hệ thống giá cả Hỗ trợ ít làm nhiễu loạn hệ thống giá, khắc phục tốt hơn những nhược điểm của thị trường Hỗ trợ nhằm phát huy những tác động ngoại ứng tích cực, khắc phục những tác động ngoại ứng tiêu cực như các hoạt động đầu tư, kinh doanh làm suy thoái môi trường Vì vậy, hầu hết các chính phủ trên thế giới đều chuyển từ chính sách bao cấp sang chính sách hỗ trợ.
Bao cấp
- Sự làm thay, chi trả thay
- Can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh
tế, xã hội nào đó
- Thông qua trợ giá, cho không
- Thường làm nhiễu loạn hệ thống giá
- Thông qua hỗ trợ nhân lực, vậtlực và thể chất
- Ít làm nhiễu loạn các hệ thốnggiá
Trang 20Khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, để phù hợp vớinhững định chế của tổ chức này chúng ta phải cam kết thực hiện Hiệp định nôngnghiệp Hiệp định này gồm 3 nội dung chính: giảm trợ cấp xuất khẩu trong nôngnghiệp, tăng cường mở cửa thị trường nhập khẩu, cắt giảm trợ cấp cho các nhàsản xuất trong nước mang tính bóp méo thương mại.
- Chính sách hộp xanh: bao gồm các chương trình chi trả trực tiếp nhằm
hỗ trợ thu nhập của người dân nhưng được cho là không ảnh hưởng đến cácquyết định sản xuất Các biện pháp hỗ trợ này được hoàn toàn loại trừ khỏi camkết cắt giảm Gồm các khoản hỗ trợ:
+ Các chương trình trợ cấp hồi hưu cho người sản xuất nông nghiệp
+ Chương trình chuyển đổi nguồn lực
+ Các chương trình bảo vệ môi trường
+ Các chương trình hỗ trợ vùng
+ Dự trữ quốc gia vì mục tiêu an ninh lương thực
+ Các chương trình trợ cấp lương thực trong nước
+ Một số hình thức hỗ trợ đầu tư
+ Các dịch vụ chung của Nhà nước phục vụ cho nghiên cứu, đào tạo,khuyến nông; thông tin thị trường và cơ sở hạ tầng nông thôn
- Chính sách hộp vàng: Những biện pháp hỗ trợ này cũng được miễn khỏi
cam kết cắt giảm mặc dù có ảnh hưởng bóp méo sản xuất và thương mại nhưngchỉ ở mức độ tối thiểu, đó là:
+ Các khoản chi trả trực tiếp trong các chương trình hạn chế sản xuất nếunhững khoản chi trả này được tính trên cơ sở diện tích và sản lượng cố định;hoặc những khoản chi trả này tính cho 85% hoặc dưới 85% mức sản lượng cơsở; hoặc các khoản chi trả cho chăn nuôi được tính theo số đầu gia súc, gia cầm
cố định
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 21+ Với những nước đang phát triển, việc hỗ trợ được thực hiện thông quacác khoản hỗ trợ đầu tư của chính phủ, trợ cấp đầu vào cho những người sảnxuất có thu nhập thấp và thiều nguồn lực.
+ Hỗ trợ để khuyến khích việc chuyển từ trồng cây thuốc phiện sang trồngcây khác
- Chính sách hộp đỏ: Những hỗ trợ mang tính bóp méo thương mại,
không được miễn và buộc phải cắt giảm Các chính sách này phải cam kết cắtgiảm nếu vượt quá tổng mức hỗ trợ gộp, mức hỗ trợ gộp được quy định như sau:
+ 5% giá trị sản lượng của sản phẩm được hỗ trợ với các nước phát triển;+ 10% giá trị sản lượng của sản phẩm được hỗ trợ đối với các nước đangphát triển
2.1.1.3 Khái niệm và ý nghĩa về thực thi chính sách
a Khái niệm về thực thi chính sách
- Thực thi chính sách là việc triển khai chính sách, bao gồm việc cụ thểhóa một chính sách hay chương trình thành kế hoạch và các hành động cụ thểcủa từng cấp, ngành trong phát triển kinh tế (Nguyễn Hải Hoàng, 2011)
- Tổ chức thực thi chính sách là quá trình biến các chính sách thànhnhững kết quả trên thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức trong bộ máy nhànước nhằm hiện thực hóa những mục tiêu mà chính sách đề ra
b Ý nghĩa của thực thi chính sách
- Là giai đoạn biến ý đồ chính sách thành hiện thực
Trong quản lý điều hành nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơchế thị trường có định hướng XHCN, Nhà nước phải đối xử với nhiều đối tượng
có quan hệ khác nhau Có những đối tượng quan hệ với Nhà nước là quan hệđồng sở hữu như các đối tượng thuộc thành phần kinh tế Nhà nước; có nhữngđối tượng mà tính chất sở hữu gần với sở hữu Nhà nước, được Nhà nước kết hợpvới thành phần kinh tế Nhà nước để xây dựng nền tảng của ngành kinh tế,vv Trong hệ thống các thành phần hiện có, kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 22Do địa vị chính trị, kinh tế, xã hội và pháp lý của từng đối tượng thuộc các thànhphần này không giống nhau, nên vai trò của chúng đối với sự nghiệp phát triển
xã hội ở nước ta cũng khác nhau Để phát huy đối tượng của tác dụng của cácđối tượng trong quá trình vận động đến mục tiêu, Nhà nước có thái độ ứng xửmột cách thích hợp với mỗi vấn đề phát sinh thuộc các thành phần kinh tế khácnhau Trong quản lý xã hội, công cụ được nhà nước dùng để chuyển tải thái độứng xử của mình đến các đối tượng quản lý là chính sách Tùy theo yêu cầu củaquản lý phát triển nền kinh tế ở từng thời kỳ, Nhà nước chủ động ban hành cácchính sách để thể hiện ý chí trong quan hệ với các thành phần kinh tế theo địnhhướng Như vậy có thể nói, thực thi chính sách là giai đoạn biến thái độ ứng xửcủa Nhà nước với các đối tượng quản lý (hay ý đồ chính sách) thành hiện thực
- Tổ chức thực thi chính sách để thực hiện các mục tiêu chính sách vàmục tiêu chung
Mục tiêu chính sách có liên quan đến nhiều hoạt động chính trị, kinh tế,
xã hội theo những cấp độ khác nhau, nên không thể cùng một lúc giải quyết tất
cả các vấn đề có liên quan và cũng không thể đốt cháy giai đoạn của mỗi quátrình Tổ chức thực thi chính sách để giải quyết các vấn đề trong mối quan hệbiện chứng với mục tiêu cơ bản nhất để thúc đẩy quá trình vận động của cả hệthống đến mục tiêu chung
- Thực thi chính sách để khẳng định tính đúng đắn của chính sách
Từ khi phát hiện thấy những mâu thuẫn cần được giải quyết bằng cácchính sách đã cho thấy tính đúng đắn hay không của vấn đề chính sách Vấn đềchính sách tự nó đã phản ánh nhu cầu cơ bản của xã hội về việc giải quyết mâuthuẫn phát sinh Nếu nhu cầu đó là chính đáng, bức xúc cần được áp dụng để xãhội tồn tại phát triển thì vấn đề chính sách được coi là đúng đắn và ngược lại.Chính sách đúng đắn là chính sách đáp ứng đầy đủ các yêu cầu (tiêu chuẩn) củamột chính sách tốt Tuy nhiên một chính sách sau khi hoạch định được coi là tốtthì giá trị của nó cũng mới dừng lại ở phương diện nguyện vọng mong muốn mà
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 23thôi Tính chuẩn mực của chính sách ở giai đoạn này cũng mới chỉ là sự thừanhận của chủ thể ban hành chính sách Một khi chính sách được triển khai thựchiện rộng rãi trong đời sống xã hội, thì tính đúng đắn của nó được khẳng định ởmức cao hơn, tức là được cả xã hội thừa nhận, nhất là các đối tượng thụ hưởngchính sách.
- Qua thực thi giúp cho chính sách ngày càng hoàn thiện
Chúng ta nhận thức được rằng, chính sách được hoạch định bởi một tậpthể, nên không thể tránh khỏi sự ảnh hưởng của ý chí chủ quan Không phải ýchí chủ quan chỉ ảnh hưởng đến quá trình hoạch định chính sách, mà còn tácđộng qua nhiều quá trình phân tích, dự báo, lựa chọn để có được mục tiêu, biệnpháp chính sách Đồng thời, các quá trình kinh tế, xã hội lại thường xuyên vậnđộng phát triển, trong khi chính sách được hoạch định lại dựa chủ yếu vào thựctrạng môi trường sống và có khoảng cách khá lớn về thời gian kể từ khi hoạchđịnh đến lúc thực thi Do ảnh hưởng của ý chí chủ quan và sự vận động pháttriển của môi trường nên giữa chính sách và thực tế xã hội trong giai đoạn tổchức thực thi chắc chắn có khoảng cách cần được lấp đầy bằng những điềuchỉnh về chính sách hay các biện pháp tổ chức thực thi chính sách Những điềuchỉnh bổ sung về mục tiêu hay biện pháp chính sách trong quá trình thực thi,chính là hoạt động hoàn chỉnh những chính sách đang có và góp phần đúc rútkinh nghiệm cho hoạch định các chính sách kỳ sau
2.1.1.4 Nội dung thực thi chính sách
Theo Vũ Cao Đàm (2011), nội dung thực thi chính sách bao gồm 7 bước cơ bản:
Chuẩn bị triển khai
Đây là bước cần thiết và quan trọng vì tổ chức thực thi chính sách là quátrình phức tạp và diễn ra trong thời gian dài, do đó phải được chuẩn bị trước khiđưa chính sách vào cuộc sống Các văn bản chính sách thường được xây dựngmang tính định hướng và khái quát cao Vì vậy, khi đưa vào thực hiện, các chính
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 24sách hay chương trình đó cần được chuẩn bị sao cho phù hợp với điều kiện kinh
tế địa phương, công tác chuẩn bị bao gồm:
- Xây dựng cơ quan tổ chức thực thi;
- Xây dựng chương trình hành động (lập kế hoạch về tổ chức, vật lực,nhân lực…)
- Ra văn bản hướng dẫn;
- Tổ chức tập huấn cán bộ thực thi chính sách;
Các chính sách hỗ trợ cần được cụ thể hóa thành các kế hoạch của các cấp
và các ngành Kế hoạch càng cụ thể, tính khả thi càng cao Kế hoạch cần đượcxây dựng theo xu hướng có sự tham gia của các cấp, các ngành và cộng đồng.Cần cân đối giữa khả năng về nguồn lực và nhu cầu hỗ trợ phát triển giáo dục,đảm bảo hài hòa giữa sự hỗ trợ của Nhà nước với phát huy sự đóng góp củangười dân
Phổ biến, tuyên truyền chính sách
Đây là công đoạn tiếp theo sau khi chính sách đã được thông qua Côngđoạn này cần thiết vì nó giúp đối tượng hưởng lợi và các cấp chính quyền hiểuđược về chính sách, giúp chính sách được triển khai thuận lợi, có hiệu quả.Đồng thời còn giúp cho mỗi cán bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức thực thinhận thức được đầy đủ tính chất, trình độ, quy mô của chính sách và đời sống xãhội để chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thực hiệnmục tiêu chính sách và triển khai thực thi có hiệu quả kế hoạch tổ chức thựchiện chính sách được giao
Việc làm này cần được tăng cường đầu tư trình độ và chuyên môn, phẩmchất chính trị, về trang thiết bị kỹ thuật…nhằm nâng cao chất lượng tuyêntruyền vận động Trong thực tế có không ít cơ quan, địa phương do thiếu nănglực tuyên truyền, vận động đã làm cho chính sách bị biến dạng, làm cho lòng tincủa dân chúng vào Nhà nước bị giảm sút
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 25Tuyên truyền, vận động thực thi chính sách được thực hiện thườngxuyên, liên tục, kể cả khi chính sách đang được thi hành, để mọi đối tượng cầntuyên truyền luôn được củng cố lòng tin vào chính sách và tích cực thực thichính sách Phổ biến, tuyên truyền chính sách bằng nhiều hình thức như trựctiếp tiếp xúc, trao đổi với các đối tượng tiếp nhận; gián tiếp qua các phương tiệnthông tin đại chúng, vv Tùy theo yêu cầu của các cơ quan quản lý, tính chấtcủa từng loại chính sách và điều kiện cụ thể mà có thể lựa chọn hình thức tuyêntruyền, vận động thích hợp.
Phân công phối hợp thực hiện
Một chính sách thường được thực thi trên một địa bàn rộng lớn và nhiều
tổ chức tham gia, do đó phải có sự phối hợp, phân công hợp lý để hoàn thành tốtnhiệm vụ Mặt khác, các hoạt động thực thi có mục tiêu rất đa dạng, phức tạpnên cần có sự phối hợp giữa các cấp để triển khai chính sách
Vì vậy, muốn tổ chức thực thi chính sách có hiệu quả phải tiến hành phâncông, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địaphương, các nhân tố tham gia thực thi chính sách và các quá trình ảnh hưởngđến mục tiêu chính sách Trong thực tế thường hay phân công cơ quan chủ trì vàcác cơ quan phối hợp thực hiện một chính sách cụ thể nào đó Chính sách có thểtác động đến lợi ích của một bộ phận dân cư, nhưng kết quả tác động lại liênquan đến nhiều yếu tố, quá trình thuộc các bộ phận khác nhau, nên cần phải phốihợp chúng lại để đạt yêu cầu quản lý
Hoạt động phân công, phối hợp diễn ra theo tiến trình thực hiện chínhsách một cách chủ động, sáng tạo để luôn duy trì chính sách được ổn định, gópphần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính sách
Duy trì chính sách
Duy trì chính sách là làm cho chính sách tồn tại được và phát huy hết tácdụng trong môi trường thực tế Muốn cho chính sách được duy trì, đòi hỏi phải có sựđồng tâm, hợp lực của cả người tổ chức, người thực thi và môi trường tồn tại
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 26Đối với cơ quan nhà nước - người chủ động tổ chức thực thi chính sách –phải thường xuyên quan tâm tuyên truyền, vận động các đối tượng chính sách vàtoàn xã hội tích cực tham gia thực thi chính sách Nếu việc thực thi chính sáchgặp phải những khó khăn do môi trường thực tế biến động, thì các cơ quan nhànước sử dụng hệ thống công cụ quản lý tác động nhằm tạo lập môi trường thuậnlợi cho việc thực thi chính sách Đồng thời chủ động điều chỉnh chính sách chophù hợp với hoàn cảnh mới Trong một chừng mực nào đó, để đảm bảo lợi íchchung của xã hội, các cơ quan nhà nước có thể kết hợp sử dụng biện pháp hànhchính để duy trì chính sách.
Đối với người chấp hành chính sách (các đối tượng của chính sách vàtoàn xã hội) có trách nhiệm tham gia thực hiện theo yêu cầu của Nhà nước vàvận động lẫn nhau tích cực chấp hành chính sách Nhà nước Phải làm cho đốitượng này nhận thức rõ vai trò của mình trong xã hội XHCN, để họ phát huyquyền làm chủ xã hội trong việc chấp hành chính sách Tăng cường thực hiệndân chủ để người dân mạnh dạn tham gia quản lý xã hội, trong đó tự giác chấphành chính sách và tham gia tìm kiếm, đề xuất các biện pháp thực hiện mục tiêuvới các cơ quan nhà nước để điều chỉnh bổ sung cho chính sách ngày càng hoànthiện Đồng thời, đối tượng thực thi chính sách cũng là chủ thể tồn tại trong môitrường sống, vì thế họ có thể tác động làm cho môi trường thuận lợi hơn với việcthực thi chính sách
Những hoạt động đồng bộ trên đây sẽ góp phần tích cực vào việc duy trìchính sách
Điều chỉnh chính sách
Đây là việc làm cần thiết, diễn ra thường xuyên trong quá trình tổ chứcthực thi chính sách Nó được thực hiện bởi các cơ quan Nhà nước có thẩmquyền, thông thường cơ qua nào lập chính sách đó thì có quyền điều chỉnh Tuynhiên trên thực tế việc điều chỉnh các vấn đề của chính sách diễn ra rất năngđộng, linh hoạt, vì thế cơ quan Nhà nước các ngành, các cấp chủ động điều
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 27chỉnh để thực hiện hiệu quả chính sách Việc điều chỉnh này phải đảm bảo rằngvẫn giữ vững mục tiêu ban đầu của chính sách, chỉ điều chỉnh bằng các biệnpháp, cơ chế thực hiện mục tiêu hoặc bổ sung, hoàn thiện mục tiêu theo yêu cầuthực tế Hoạt động điều chỉnh chính sách đòi hỏi phải chính xác, hợp lý, nếukhông sẽ làm sai lệch, biến dạng chính sách, làm cho chính sách trở nên kémhiệu quả, thậm chí không tồn tại được.
Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách
Mọi hoạt động triển khai đều cần kiểm tra, đôn đốc để đảm bảo chínhsách được thực hiện đúng và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực Các cơ quanNhà nước thực hiện việc kiểm tra này và nếu tiến hành thường xuyên sẽ giúp đốitượng thực thi nắm vững được tình hình thực thi chính sách, phát hiện đượcnhững thiếu sót để điều chỉnh và có được những kết luận chính xác nhất vềchính sách, đồng thời tạo sự tập trung thống nhất trong việc thực hiện mục tiêuchính sách
Công tác kiểm tra này cũng giúp các đối tượng thực thi chính sách nhậnthức đúng vị trí để yên tâm thực hiện có trách nhiệm công việc được giao, nắmchắc quyền lợi, nghĩa vụ của mình để từ đó nhận ra những hạn chế để điềuchỉnh, bổ sung, hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách
Đánh giá kết quả rút kinh nghiệm, hoàn thiện chính sách
Tổ chức thực thi chính sách được tiến hành liên tục trong thời gian duytrì chính sách Trong quá trình đó, người ta có thể đánh giá từng phần hay toàn
bộ kết qủa thực thi chính sách, trong đó đánh giá toàn bộ được thực hiện sau khikết thúc chính sách Đánh giá tổng kết trong bước tổ chức thực thi chính sáchđược hiểu là quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo – điều hành và chấp hànhchính sách của các đối tượng thực thi chính sách
Đối tượng được xem xét, đánh giá tổng kết về chỉ đạo điều hành thực thichính sách là các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở Ngoài ra còn xemxét cả vai trò, chức năng của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tham gia
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 28thực thi chính sách Cơ sở để đánh giá các công tác chỉ đạo, điều hành thực thichính sách trong các cơ quan nhà nước là kế hoạch được giao và những nội quy,quy chế Đồng thời còn kết hợp sử dụng các văn bản liên tịch giữa cơ quan nhànước với các tổ chức xã hội và các văn bản quy phạm khác để xem xét tình hìnhphối hợp chỉ đạo, điều hành thực thi chính sách của các tổ chức chính trị và xãhội với Nhà nước.
Bên cạnh việc tổng kết, đánh giá kết quả chỉ đạo – điều hành của các cơquan nhà nước, chúng ta còn xem xét đánh giá việc thực thi của các đối tượngtham gia thực hiện chính sách bao gồm các đối tượng hưởng lợi ích trực tiếp vàgián tiếp từ chính sách, nghĩa là các thành viên trong xã hội với tư cách là côngdân Thước đo đánh giá kết quả thực thi của các đối tượng này là tinh thầnhưởng ứng với mục tiêu chính sách và ý thức chấp hành những quy định về cơchế, biện pháp do các cơ quan nhà nước có thậm quyền ban hành để thực hiệnmục tiêu chính sách trong từng điều kiện về không gian và thời gian
2.1.1.5 Những yêu cầu cơ bản đối với tổ chức thực thi chính sách
Yêu cầu thực hiện mục tiêu
Đây là yêu cầu quan trọng đầu tiên để thu hút mọi hoạt động thực thichính sách theo một định hướng Thực thi chính sách là những hoạt động cụ thểcủa các cơ quan quản lý nhà nước và các đối tượng chính sách nhằm đạt nhữngmục tiêu trực tiếp Ứng với một mục tiêu trực tiếp này là những chương trình,
dự án cụ thể Kết quả thực thi chính sách theo quá trình hoạt động trong từngthời kỳ được lượng hóa bằng những thước đo cụ thể Tổng hợp kết quả thực hiệnmục tiêu của các chương trình, dự án và các hoạt động thực thi khác thành mụctiêu chung của chính sách Theo nguyên lý vận động đó, muốn thực hiện thànhcông các chính sách, Nhà nước phải xác định mục tiêu của từng chính sách cụthể, rõ ràng và chuẩn xác Đồng thời các cơ quan chuyên trách phải triển khaiđược mục tiêu chính sách thành những kế hoạch và chương trình cụ thể
Yêu cầu đảm bảo tính hệ thống
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 29Tổ chức thực thi chính sách là một bộ phận cấu thành trong chu trìnhchính sách Nó kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong chu trình tạo nênmột hệ thống thống nhất Ngay quá trình tổ chức thực thi cũng bao gồm nhiềubước hợp thành một hệ thống, vì thế khi tiến hành tổ chức thực thi chính sáchcần thiết phải đảm bảo tính hệ thống trong mỗi quá trình Nội dung của tính hệthống bao gồm: hệ thống mục tiêu và biện pháp của chính sách; hệ thống trong
tổ chức bộ máy tổ chức thực thi chính sách; hệ thống trong điều hành, phối hợpthực hiện; hệ thống sử dụng công cụ chính sách với các công cụ quản lý kháccủa Nhà nước Điều này có thể thấy trong thực tế các địa phương không coitrọng bước phổ biến, tuyên truyền chính sách nên nhiều đối tượng chính sách vàcán bộ, công chức duy trì trực tiếp không hiểu rõ về mục tiêu chính sách Họ suydiễn, cải biến cả mục tiêu và biện pháp chính sách, làm cho chính sách rất khó đivào cuộc sống
Tuy vậy chúng ta cũng không nên thực hiện một cách quá máy móc lộtrình và phương pháp thực thi chính sách của Nhà nước Tùy theo những điềukiện cụ thể mà tiến hành thực thi các bước sao cho hợp lý
Yêu cầu các cơ quan nhà nước phải đảm bảo tính khoa học, hợp lý trong
tổ chức thực hiện chính sách
Yêu cầu này đòi hỏi hệ thống bộ máy quản lý nhà nước phải gọn, nhẹ đủnăng lực tổ chức thực thi chính sách theo quy trình khoa học Tính khoa học thểhiện trong quá trình tổ chức thực thi sách và việc phối hợp nhịp nhàng giữa các
cơ quan quản lý chính sách, việc thu hút các nguồn lực hướng mạnh vào thựchiện mục tiêu chính sách, hình thức các chương trình, dự án để thực hiện có hiệuquả một chính sách Quy trình thực thi chính sách lại chịu ảnh hưởng của nhiềuyếu tố khi nó được triển khai vào đời sống xã hội Bởi vậy tính khoa học của quátrình tổ chức thực thi chính sách phải thể hiện được sức sống để tồn tại trongthực tế như: mục tiêu cụ thể của chính sách phải phù hợp với mục tiêu phát triểncủa từng địa phương trong từng thời kỳ; các biện pháp thực hiện mục tiêu chính
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 30sách phải tương ứng với trình độ nhận thức và tài nguyên của vùng hay của địaphương…Như vậy, không thể thực hiện các bước theo quy trình khoa học mộtcách máy móc Tùy theo tình hình thực tê mà lựa chọn cách thức tổ chức thựcthi chính sách cho phù hợp Tuy vậy quá trình vận dụng vẫn phải tuân theo cácnguyên tắc pháp lý để đảm bảo tính tập trung, thống nhất trong chấp hành chínhsách Tính pháp lý được thể hiện trong tổ chức thực thi chính sách là việc chấphành các định chế về thực thi chính sách như: trách nhiệm, quyền hạn của các tổchức, cá nhân được giao thực thi chính sách, thủ tục giải quyết các mối quan hệtrong thực thi chính sách, cưỡng chế thực hiện chính sách trong những trườnghợp cần thiết.
Yêu cầu đảm bảo lợi ích thật sự cho các đối tượng thụ hưởng
Trong xã hội tồn tại nhiều nhóm lợi ích, các nhóm lợi ích lại biến độngtheo không gian và thời gian Tùy theo tính chất của mỗi xã hội, mà các nhómlợi ích sẽ được thụ hưởng khác nhau Dưới chế độ xã hội tư bản, nhóm lợi íchthuộc giai cấp tư sản thường được quan tâm bảo vệ và được đối xử ưu ái hơnnhiều so với tầng lớp lao động Nhà nước thường ra tay bảo vệ và chuyển lợi íchđến các đối tượng thụ hưởng trong xã hội bằng chính sách Để công cụ này pháthuy tác dụng, cần phải có sự hưởng ứng thực hiện một cách tự giác trên cơ sở lòngtin của dân chúng vào chính sách của Nhà nước Kết quả trên có được chỉ khi chínhsách thật sự mang lại lợi ích cho mỗi đối tượng thực hiện và toàn xã hội
2.1.2 Đặc điểm và phân loại chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
2.1.2.1 Đặc điểm của các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp:
Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bao gồm: hỗ trợ đầu vào chonông nghiệp như hỗ trợ về giống, phân bón cho sản xuất, hỗ trợ về nguồn vốncho sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tạo điều kiệnthuận lợi cho tiêu thụ, bảo đảm cho sản xuất nông nghiệp được tiêu thụ nhanhchóng, vừa thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng vừa giảm hao hụt, tránh thất thoátsản phẩm nông nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 31Hỗ trợ về kỹ thuật cho sản xuất và hỗ trợ về cơ sở hạ tầng cho nôngnghiệp, tạo nên cơ sở vật chất vững mạnh trong những ngành như bảo quản, chếbiến, tiêu thụ sản phẩm.
2.1.2.2.Phân loại chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp.
a Theo nội dung hỗ trợ: chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông
nghiệp được chia thành:
- Chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và hạ tầng phục vụphát triển sản xuất (giao thông nội đồng, thủy lợi)
- Chính sách đầu tư/hỗ trợ các yếu tố đầu vào cho sản xuất (giống cây trồng,vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi gia súc, thú y)
- Chính sách đầu tư/hỗ trợ kinh phí cho quy hoạch vùng sản xuất tậptrung, hỗ trợ theo hệ thống khuyến nông - khuyến ngư
b Theo ngành/ hoạt động sản xuất: chính sách hỗ trợ sản xuất nông
nghiệp được chia thành:
- Chính sách hỗ trợ phát triển trồng trọt:
Đầu tư phát triển ngành trồng trọt bao gồm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầngphát triển nông nghiệp (giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi), hỗ trợ đầu vàonhư giống cây, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; đầu tư tập huấn khuyến nông,xây dựng, triển khai các mô hình sản xuất mới
- Chính sách hỗ trợ phát triển ngành chăn nuôi:
Hỗ trợ phát triển chăn nuôi gồm các nội dung như: hỗ trợ cung cấp vốn,
hỗ trợ lãi suất vốn vay, cung cấp và đưa vào sản xuất giống con mới có năngsuất, chất lượng cao, đầu tư hỗ trợ trong công tác thú y, đầu tư thông qua cácchương trình khuyến nông về giống, phương thức chăn nuôi
- Chính sách hỗ trợ phát triển ngành lâm nghiệp:
Lâm nghiệp là một ngành được nhận nhiều chính sách và ưu tiên đầu tưcông của nhà nước thông qua các chương trình bảo tồn và khôi phục rừng tựnhiên, tạo mới và trồng mới các diện tích đất bỏ hoang, bỏ hóa đất trống đồi núi
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 32trọc để phát triển rừng sản xuất… Các chương trình tiếp cận và công tác hỗ trợdưới dạng tiền hoặc giống cây cho phát triển rừng sản xuất, cho công tác khoanhnuôi bảo vệ rừng, lâm nghiệp phát triển sản xuất…
- Chính sách hỗ trợ phát triển ngành thủy sản
Hỗ trợ phát triển ngành nuôi trồng thủy sản bao gồm đầu tư, trợ giá, cungcấp giống, vốn; đầu tư cung cấp các dịch vụ công về khuyến nông như phươngthức chăn nuôi, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật…
c Công cụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp hiện nay
Sự hỗ trợ của Nhà nước cho phát triển sản xuất nông nghiệp được thựchiện chủ yếu thông qua các công cụ sau:
- Chính sách tín dụng phù hợp với chu kỳ sản xuất của cây trồng, vật nuôivới mức lãi suất ưu đãi đối với ngành sản xuất nông nghiệp và đối tượng hộ giađình
- Đầu tư kết cấu hạ tầng chung cho vùng sản xuất như thủy lợi, giaothông, điện
- Cung ứng con giống, hỗ trợ nguồn giống trong thời gian đầu
- Bù một phần giá sản phẩm khi giá đầu vào tăng cao, đảm bảo giá bánsản phẩm không thấp hơn giá thành
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học kỹ thuật ứng dụng nhằm tăng năng suất,phân cấp sản phẩm và chuyển giao cho hộ
- Cung cấp thông tin về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là tín hiệu giá sảnphẩm của thị trường, gia tăng sự liên kết trong tiêu thụ sản phẩm nông sản
- Tổ chức bảo hiểm nông nghiệp cho nông sản
2.1.3 Cơ quan thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
Chức năng của các cơ quan điều hành và thực hiện chính sách thườngđược quy định đầy đủ trong các chính sách của chính phủ Tuy nhiên ở cấphuyện cơ quan điều hành phải được tổ chức đủ mạnh đảm bảo phải phát huyđược sức mạnh của hệ thống chính trị trên địa bàn huyện, nâng cao tính hiệu lực
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 33và tính hiệu quả của cơ quan quản lý chương trình, đảm bảo tiết kiệm, phân định
rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đơn vị tham gia vào từng hoạt động
hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
- Công tác tuyên truyền và triển khai các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp:
Thông qua các hình thức phổ biến và tuyên truyền như qua tivi, đài báo,
hệ thống loa phát thanh và qua các cán bộ xã, cán bộ thôn mà người dân biết đếnchính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp được triển khai ở xã Từ đó họ biết giađình mình được hỗ trợ gì, và những lợi ích được hưởng từ chính sách Vì thế,công tác phổ biến tuyên truyền là một trong những nhân tố có ảnh hưởng đếnquá trình thực thi chính sách
- Năng lực của các cán bộ tổ chức thực thi chính sách:
Năng lực là một trong những yếu tố cơ bản quyết định đến kết quả côngviệc của cán bộ Nếu như cán bộ tổ chức thực hiện tốt, chủ động, linh hoạt, sángtạo thì sẽ hỗ trợ đúng đối tượng, đảm bảo hoàn thành đúng thời hạn và đạt đượchiệu quả cao Còn ngược lại, khi năng lực của cán bộ thực thi chính sách hạnchế, thụ động, kém linh hoạt thì mặc dù mục tiêu chính sách là rất tốt, chủtrương là hết sức đúng đắn nhưng vẫn không làm thỏa mãn được yêu cầu,nguyện vọng của nhân dân Vì vậy năng lực của cán bộ tổ chức thực thi chínhsách có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực thi chính sách.Tuy nhiên một cán
bộ có năng lực cũng có thể không phát huy được năng lực của mình nếu như
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 34môi trường làm việc không phù hợp hoặc không có động lực để phát huy Nănglực của cán bộ thực thi chính sách bao gồm nhiều yếu tố: Trình độ học vấn, trình
độ chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng, tuổi…
Tuổi tác và số năm kinh nghiệm làm việc: Nó có ảnh hưởng khá nhiều tớinăng lực của cán bộ thực thi chính sách và kết quả của công việc Cán bộ càng
có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động sẽ có năng lực tốt hơn cáccán bộ khác và dễ dàng thành công trong công việc hơn
Trình độ học vấn: Cán bộ thực thi chính sách có trình độ học vấn cao hơnthường có khả năng tiếp cận nhanh hơn với các thông tin, kiến thức, phục vụ tốthơn cho quá trình thực thi chính sách cũng như công việc của họ
Trình độ chuyên môn: Trình độ chuyên môn của cán bộ gắn liền với côngviệc chuyên môn của cán bộ đảm nhận Nhìn chung cán bộ có trình độ chuyên môncàng cao sẽ có năng lực đảm nhận công việc tốt hơn các cán bộ khác
Kỹ năng: Kỹ năng của cán bộ thể hiện qua năng lực tổ chức thực hiện cáchoạt động của cán bộ giúp thực hiện chính sách đảm bảo đúng đối tượng, đúng thờihạn và đạt hiệu quả cao
- Nguồn kinh phí để thực hiện:
Số lượng, tính kịp thời, cơ cấu phân bổ cho các mục tiêu Ngoài ra nguồnkinh phí cũng phải được đảm bảo không bị thất thoát, lãng phí Như vậy thìchính sách sẽ được thực hiện hiệu quả
- Đối tượng hưởng lợi từ chính sách:
Trình độ, sự hiểu biết của các hộ sản xuất là nhân tố ảnh hưởng đến việcthực thi chính sách Bên cạnh đó, tâm lý ỷ lại và trông chờ vào các hỗ trợ củaNhà nước dẫn đến một số hộ không có ý chí làm ăn gây ảnh hưởng đến kết quảthực thi chính sách trên địa bàn
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 352.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Kinh nghiệm của các nước trên thế giới
2.2.1.1 Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở Mỹ
Là một nước có nền kinh tế tài chính, thương mại phát triển, Mỹ chỉ cókhoảng 1% trong tổng số dân số 322 triệu người tính đến tháng 4-2014 làm nôngnghiệp nhưng mức thu nhập của nông dân Mỹ không kém người lao động trongcác ngành công nghiệp và dịch vụ, nhờ vào sự phát triển đúng hướng của môhình kinh tế trang trại Đất đai Mỹ có diện tích 9,161,923 km2 trong đó đất khảcanh chiếm 18,1% Theo thống kê nông nghiệp, công bố trong khoảng tháng 2năm 2014, thì năm 2012, tổng số nông trại ở Mỹ có 2,109,363 cái, trung bìnhmỗi trại có diện tích 434 acres (1 acres = 0.4015 ha) Năm 2012, tổng giá trịnông phẩm đạt $394.6 tỷ, tăng 33% so với năm 2007, trong đó thu về các sảnphẩm trồng trọt $219.6 tỷ, sản phẩm chăn nuôi đạt $171.7 tỷ
Mỹ là nước dẫn đầu thế giới về xuất cảng nông phẩm, xuất cảng đậu nànhđạt $24.7 tỷ, chiếm 50.5%, bắp, đạt kim ngạch $9.3%, lúa mì $8.2% tỷ, chiếm18% thị phần xuất cảng nông phẩm của toàn thế giới Từ năm 1960 đến năm
2014, Mỹ luôn luôn có thặng dư về mậu dịch nông nghiệp, xuất khẩu nôngnghiệp năm 2012 đạt $141.3 tỷ, năm 2014 đạt $149.5 tỷ, chiếm hơn 10% tổng sốkim ngạch xuất khẩu của toàn ngành và thặng dư mậu dịch nông nghiệp lên đếntrên $38.5 tỷ
Để có được thành công như vậy, ngoài những giải pháp như phát triểnkinh tế trang trại theo hướng chuyên môn hóa và công nghiệp hóa, phát triểntrang trại gia đình quy mô nhỏ, thì một phần là nhờ sự quan tâm của Chính phủthông qua hệ thống các chính sách Cụ thể:
Một là, ưu đãi thuế, bảo đảm cho chủ trang trại có lợi nhuận thảo đáng.
Chính phủ luôn có những chính sách khuyến khích chủ trang trại đầu tư
mở rộng sản xuất Đối với những trang trại sản xuất sản phẩm theo hướng chấtlượng cao và xuất khẩu có thị trường tiêu thụ Chính phủ Mỹ hỗ trợ tín dụng ưu
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 36đãi như được ngân sách nhà nước bù đắp một phần chi phí, được ưu tiên vayvốn Khuyến khích liên kết giữa các công ty kinh doanh vật tư, nông sản và cáctrang trại Các chính sách thuế và hỗ trợ tín dụng đặc biệt được áp dụng đối vớicác công ty kinh doanh vật tư, nông sản, có hợp đồng ký kết với chủ trang trại trongliên kết chuyển giao công nghệ mới, cung ứng vật tư bảo đảm tiêu thụ sản phẩm.
Hai là, đầu tư các ngành công nghiệp hỗ trợ nông nghiệp phát triển, chú trọng sử dụng lao động có trình độ cao.
Các khoản vốn đầu tư lớn và việc tăng cường sử dụng lao động có trình
độ cao cũng góp phần vào thành công của các trang trại Mỹ Công nghiệp cơ khícung cấp cho các trang trại những máy kéo có ca-bin lắp điều hòa nhiệt độ, máycày, máy xới và máy gặt có tốc độ nhanh Công nghệ sinh học đưa đến việc pháttriển những loại giống chống được bệnh và chịu được hạn Máy tính được sửdụng trong hoạt động của trang trại Theo định kỳ, các nhà nghiên cứu lại giớithiệu sản phẩm thực phẩm và những phương pháp mới để phục vụ nuôi trồngnhư hồ nhân tạo để nuôi cá
Thứ ba, tổ chức hỗ trợ cho nông dân hoạt động hiệu quả.
Khi nền kinh tế thị trường phát triển, người dân ngày càng nhận thứcđược rằng các chính sách của Chính phủ đã tác động đến kế sinh nhai của họ.Các hiệp hội bảo vệ quyền lợi cho nông dân ra đời như Nghiệp đoàn nông dân,Liên minh nông dân Các nhóm này nhằm mục tiêu chủ yếu vào các ngànhđường sắt, thương nhân, ngân hàng Họ nhằm vào các ngành đường sắt vì cướcvận chuyển cao, nhằm vào thương nhân vì đây là đối tượng mà nông dân chorằng đã lấy đi của họ những khoản lợi nhuận, nhằm vào ngân hàng vì nhữnghoạt động tín dụng quá chặt chẽ Những hoạt động tích cực của các hiệp hộinông dân cũng đem lại những kết quả đáng kể
Ngay từ những thập kỉ đầu của thế kỷ XX, Bộ Nông nghiệp (BNN) Mỹ đãthành lập các trang trại thử nghiệm nhằm trưng bày các kỹ thuật mới có thể nângcao sản lượng mùa màng Quốc hội lập ra cơ quan dịch vụ phát triển nông
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 37nghiệp, có một đội ngũ cán bộ để cố vấn cho nông dân và gia đình họ mọi việc.
Bộ nông nghiệp đảm nhiệm tiến hành các nghiên cứu mới, phát triển nhữnggiống lợn tăng trưởng nhanh hơn và đỡ tốn thức ăn hơn, những loại phân bónlàm tăng sản lượng, các loại giống lai cho cây trồng khỏe hơn, các phương phápchữa trị nhằm bảo vệ và cứu chữa cây trồng, vật nuôi chống được bệnh tật
Thứ tư, chính sách trợ cấp của Chính phủ
Các nhà chính trị thuộc các bang nông nghiệp ở Mỹ thừa nhận, nếu không
có trợ cấp mỗi năm hàng tỷ USD của Chính phủ thì ngành nông nghiệp, đặc biệt
là các trang trại gia đình quy mô nhỏ, sẽ bị phá sản và đe dọa tới nguồn an ninhlương thực quốc gia Chính phủ rất quan tâm hỗ trợ về giá nhiên liệu và khắcphục hậu quả của các thiên tai đối với nông dân Nhờ các khoản trợ cấp của liênbang mà những trang trại gia đình quy mô nhỏ lẻ đã phát triển thành một hệthống trang trại rộng khắp như ngày nay, làm thay đổi bộ mặt của các vùng nôngthôn theo chiều hướng ngày càng hiện đại hơn
2.2.1.2 Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở Thái Lan
Thái Lan là một quốc gia có nền nông nghiệp khá phát triển so với cácnước trong khu vực 30 năm trước, có thời gian diện tích đất nông nghiệp củaThái Lan tăng “đột biến”, với lợi thế về nhân lực nông nghiệp, Thái Lan đãnhanh chóng hiện thực hóa được ước mơ trở thành “nồi cơm” của thế giới Chỉtính trong năm 2007, nước này đã xuất khẩu 9 triệu tấn gạo, đạt 3,5 tỷ USD, giữvững thế độc tôn Nông nghiệp Thái Lan tăng trưởng khá bền vững, ngay cảtrong thời kì khủng hoảng tài chính sản xuất nông nghiệp tăng trưởng khá ổnđịnh, đạt 2-3%/năm Để đạt được những thành công đó là do Chính phủ TháiLan luôn quan tâm, đề ra và thực thi nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất nôngnghiệp Một trong những chính sách đó là chính sách hỗ trợ giá nông sản, chínhphủ Thái Lan đã trợ cấp 31.3 tỷ baht cho lĩnh vực nông sản (chủ yếu là trợ giá),bằng 157% mức cam kết trợ giá nông sản mà Thái Lan cam kết với WTO (theogiáo sư Nipon Poapongsakorn của đại học Thammasat, Thái Lan) Mức trợ cấp
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 38này đã gia tăng hàng năm so với mức trung bình 50% (19% tỷ baht/năm) màThái Lan đã cam kết với WTO Nông sản được trợ giá chủ yếu là gạo, cao su,trái cây Nông dân trồng lúa còn được hưởng những chính sách hỗ trợ khác như:được mua phân bón với giá thấp và miễn cước vận chuyển phân bón; được cungcấp giống mới có năng suất cao; được vay vốn với lãi suất thấp từ ngân hàngnông nghiệp… Bên cạnh đó, Thái Lan cũng hỗ trợ về giá cả cho nông dân trồngtrái cây và xác định 5 loại trái cây chủ lực để hỗ trợ là: sầu riêng, nhãn, vải,măng cụt, chôm chôm Chính phủ cũng chỉ định 5 chuyên viên cao cấp phụtrách từng loại trái cây chủ lực này và họ có nhiệm vụ giám sát từ việc sản xuất,phân phối, chế biến, giá cả cho đến tìm thị trường xuất khẩu mới Ngoài ra, TháiLan còn có chính sách khuyến nông, trích 1,3 triệu USD từ quỹ hỗ trợ nôngnghiệp để lập cơ quan giám sát và kiểm tra lương thực nhà nước Cơ quan nàynghiên cứu và sang chế các kỹ thuật mới, trao đổi kinh nghiệm và kiến thứcchuyên môn nhằm nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của các mặthàng nông sản.
2.2.1.3 Chính sách hỗ trợ nông nghiệp các nước thuộc khối liên minh châu Âu
Các nước châu Âu đã thiết lập chính sách nông nghiệp chung còn gọi làCAP (Common Agricultural Policy) từ đầu những năm 60 của thế kỷ 20 nhằmbảo vệ biên giới và tạo ra cơ chế bao cấp cho các ngành nông nghiệp Để tránhtình trạng thiếu hụt lương thực, thực phẩm Các nước châu Âu đã thực hiệnchính sách tự túc và bảo vệ thị trường nội địa ổn định CAP bảo trợ nông nghiệpqua 3 hình thức: Hỗ trợ giá nội địa, bao cấp xuất khẩu và giúp đỡ trực tiếp chonông dân (bằng hình thức cấp tiền vốn, cung cấp vật tư…) để bù lại khoản lợitức của nông dân bị mất mát khi sản xuất không thuận lợi Chẳng hạn, mỗi con
bò sữa nhận được bao cấp đến 2,70USD mỗi ngày, do đó sản lượng sữa bột dưthừa nên phải xuất khẩu với giá rẻ, làm ảnh hưởng không ít đến ngành sản xuấtsữa bột ở những nước đang phát triển như Ấn Độ, Jamaica
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 392.2.1.4 Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản
Sau Chiến tranh thế giới II, kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề cả vềcông nghiệp và nông nghiệp dẫn đến thiếu lương thực và nguyên liệu trongnước Vì thế, trong điều kiện đất chật người đông, để phát triển nông nghiệpNhật Bản coi phát triển khoa học – kỹ thuật nông nghiệp là biện pháp hàng đầu.Nhật Bản tập trung vào các công nghệ tiết kiệm đất như: tăng cường sử dụngphân hóa học; hoàn thiện công tác quản lỹ và kỹ thuật tưới tiêu nước cho ruộnglúa; lai tạo và đưa vào sử dụng đại trà những giống kháng bệnh, sâu rầy và chịurét; nhanh chóng đưa sản xuất nông nghiệp sang kỹ thuật thâm canh Đặc biệt làNhật Bản còn thực hiện chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp bằng các chính sáchgiá cả, chính sách trợ giá cho lúa gạo Và các chính sách hỗ trợ kịp thời đểkhuyến khích phát triển nông nghiệp như: hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, cungcấp các trang thiết bị, vật tư cho nông nghiệp, cung cấp thông tin, xúc tiếnthương mại và cho vay vốn tín dụng
2.2.2 Kinh nghiệm của các địa phương trong nước
2.2.2.1 Tổng quan về các chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn đã được ban hành và thực hiện
Đối với nước ta, ngành nông nghiệp là một trong những lĩnh vực đóngvai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế Vì vậy trong chủ trươngphát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, nông nghiệp và nông thôn luôn đượcquan tâm hàng đầu Điều này được thể hiện rất rõ thông qua việc Chính phủ đãban hành các chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp và PTNT Các chínhsách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước cho nông nghiệp, nông thôn được thực hiệnđồng bộ trong rất nhiều lĩnh vực (giống cây trồng, vật nuôi, tín dụng nông thôn,phát triển hạ tầng nông thôn, bảo quản chế biến nông sản hay bao tiêu sảnphẩm ) và được ban hành thông qua rất nhiều các Quyết định, Nghị định, Chỉthị
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 40a Đối với lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi
Các chính sách hỗ trợ được quy định trong các Quyết định và Nghị địnhbao gồm:
- Quyết định số 225/1999/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 1999 của Thủtướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi
và giống cây lâm nghiệp thời kỳ 2000 – 2005
- Quyết định số 17/2006/QĐ-TTg ngày 20 tháng 1 năm 2006 của Thủtướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Quyết định số 225/1999/QĐ-TTgngày 10 tháng 12 năm 1999 về chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi vàgiống cây lâm nghiệp đến năm 2010
- Nghị định số 13/2001/NĐ-CP ngày 20 tháng 04 năm 2001 của Chínhphủ về bảo hộ giống cây trồng mới
- Quyết định số 112/2004/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2004 của Thủtướng Chính phủ về phê duyệt chương trình giống thuỷ sản đến năm 2010
b Đối với lĩnh vực chăn nuôi
Các chính sách hỗ trợ được quy định trong các Quyết định, Nghị định sauđây:
- Quyết định số 166/2001/Qđ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2001 của Thủtướng Chính phủ về việc một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôilợn xuất khẩu thời kỳ 2001 - 2010
- Quyết định số 167/2001/Qđ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2001 của Thủtướng Chính phủ về việc một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bòsữa thời kỳ 2001 - 2010
- Quyết định số 1318/2005/Qđ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2005 của Thủtướng Chính phủ về việc hỗ trợ giết mổ tập trung, chế biến sản phẩm gia cầm
- Quyết định số 394/2006/Qđ-TTg ngày 13 tháng 03 năm 2006 của Thủtướng Chính phủ về việc khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết
Khóa luận tốt nghiệp môi trường