Mộttrong những nguyên nhân chính gây ra các khó khăn là do tổ chức, quản lý hoạtđộng của HTX còn nhiều bất cập và các cơ chế, chính sách còn thiếu tính đồngbộ, cụ thể, khó áp dụng vào th
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
&
-NGUYỄN THỊ TRANG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ Ở XÃ ĐỒNG TÂN, HUYỆN ỨNG HÒA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Hà Nội – 2015
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 2HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
&
-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ Ở XÃ ĐỒNG TÂN, HUYỆN ỨNG HÒA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Trang Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế
Niên khóa : 2011 - 2015 Giảng viên hướng dẫn : Th.s Phạm Thị Thanh Thúy
Hà Nội – 2015
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi Toàn bộ sốliệu và kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệmột học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đều
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõnguồn gốc
Hà Nội, ngày 2 tháng 6 năm 2015
Người cam đoan
Nguyễn Thị Trang
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập vừa qua, để hoàn thành được đề tài tốt nghiệp, ngoài
sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các tập thể, các cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo Khoa
KT & PTNT - Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo ThS Phạm Thị Thanh Thúy bộ môn kinh tế nông nghiệp và chính sách đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Nhân dịp này, tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới các đồng chí ban lãnh đạo, cán bộ của Ủy ban nhân dân xã Đồng Tân cũng như của Hợp tác xã nông nghiệp Đồng Xung và Hợp tác xã nông nghiệp Mỹ Cầu, cùng toàn thể xã viên trên địa bàn xã đã cung cấp cho tôi những số liệu cần thiết và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện
đề tài tại địa bàn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã khích lệ, cổ vũ giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 2 tháng 6 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Trang
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 5TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Hợp tác xã là loại hình kinh tế đã tồn tại lâu dài và phát triển ở nhiềunước Mô hình HTX được hình thành từ giữa thế kỷ 19, bắt đầu từ các nước pháttriển như Anh, Pháp, Đức…và nhanh chóng phổ biến trên thế giới
Xã Đồng Tân là một xã thuần nông thuộc huyện Ứng Hòa, thành phố HàNội, người dân chủ yếu làm nông nghiệp Trong những năm qua phong trào pháttriển HTX ở xã Đồng Tân không ngừng được củng cố và ngày càng thể hiện vaitrò hết sức to lớn Tuy nhiên HTX của xã đang gặp phải không ít khó khăn Mộttrong những nguyên nhân chính gây ra các khó khăn là do tổ chức, quản lý hoạtđộng của HTX còn nhiều bất cập và các cơ chế, chính sách còn thiếu tính đồng
bộ, cụ thể, khó áp dụng vào thực tiễn
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“ Đánh giá thực thi chính sách hỗ trợ phát triển Hợp tác xã ở xã Đồng Tân,
huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội”
Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài trên với mục tiêu:
Đánh giá tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã, từ đó
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thực hiện chính sách
hỗ trợ phát triển hợp tác xã ở xã Đồng Tân, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
Để đạt được mục tiêu lớn trên tôi thông qua các mục tiêu cụ thể:
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình thực hiệnchính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã
- Đánh giá thực trạng thực, xác định các yếu tố ảnh hưởng tới công tácthực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã ở xã Đồng Tân, huyện ỨngHòa, thành phố Hà Nội
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thực thichính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã ở xã Đồng Tân, huyện Ứng Hòa, thànhphố Hà Nội đến năm 2020
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 6- Đối tượng nghiên cứu của đề tài : hoạt động thực thi chính sách hỗ trợphát triển hợp tác xã ở xã Đồng Tân, huyện Ứng Hòa
- Để nắm rõ được cơ sở lý luận của đề tài, tôi đưa ra một số vấn đề: kháiniệm, vai trò, đặc điểm, nguyên tắc, các loại hình HTX, khái niệm chính sách,
hỗ trợ, nội dung triển khai thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX và các yếu
tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX
Trong phần cơ sơ thực tiễn là kinh nghiệm hỗ trợ sản xuất cho nôngnghiệp của một số nước trên thế giới: Đức, Nhật Bản, Mĩ và bài học kinhnghiệm ở một số địa phương về thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX từ đórút ra bài học cho xã Đồng Tân, huyện Ứng Hòa
Trong quá trình nghiên cứu tôi chọn các phương pháp nghiên cứu: phiếuđiều tra phỏng vấn hộ thành viên HTX và các cán bộ, sử dụng phương pháp tiếpcận, phương pháp chọn điểm nghiên cứu Thu thập số liệu đã công bố qua liên
hệ với các phòng ban của huyện và internet, sách, báo… Thu thập số liệu mới sửdụng phương pháp quan sát và chọn mẫu, tiến hành lựa chọn ra bốn nhóm mẫu
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và thống kê so sánh để phân tích, dùngphần mềm excel để xử lý số liệu Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu gồm: chỉ tiêuphản ánh tình hình triển khai chính sách, chỉ tiêu phản ánh kinh tế xã hội, chỉtiêu phản ánh kết quả của chính sách
Ở phần kết quả nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng tình hình thực thi chínhsách hỗ trợ phát triển HTX ở xã Đồng Tân, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
Cụ thể là tìm hiểu các chính sách hỗ trợ phát triển HTX được triển khai trên địabàn xã, cơ quan thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX ở xã, huyện, lập kếhoach tổ chức thực hiện chính sách của xã, tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợphát triển HTX, kết quả thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, đánh giáviệc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn xã và tìm hiểu cácyếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX ở xãĐồng Tân Về công tác tổ chức thực thi chính sách tập trung nghiên cứu công tác
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 7chuẩn bị triển khai chính sác, tuyên truyền, phổ biến chính sách, phân công phốihợp thực hiện chính sách Kết quả thực thi chính sách được nghiên cứu 3 chínhsách là chính sách đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực và chính sách ứng dụngkhoa học, kỹ thuật và công nghệ và chính sách hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng Từthực trạng đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách
hỗ trợ phát triển HTX ở địa phương Hoàn thiện công tác lập kế hoạch, cải tiếncông tác triển khai chính sách, nâng cao năng lực cán bộ tổ chức thực thi chínhsách, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến ở địa phương, huy động nguồn tàichính cho chính sách và cải tiến chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
Chính sách hỗ trợ phát triển HTX đang được triển khai thực hiện rộngkhắp trên xã Đồng Tân tạo ra sự đồng thuận giữa Đảng Ủy, chính quyền và nhândân, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 8MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii
MỤC LỤC vi
DANH MỤC BẢNG ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ x
DANH MỤC HỘP x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xi
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN HTX 5
2.1 Cơ sở lý luận về thực thị chính sách hỗ trợ phát triển HTX 5
2.1.1 Cơ sở lý luận về HTX 5
2.1.2 Cơ sở lý luận về thực thi chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã 12
2.1.3 Yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã .18
2.2 Cơ sở thực tiễn về thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX 22
2.2.1 Kinh nghiệm một số nước về chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã 22
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 9PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 33
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 33
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 34
3.2 Phương pháp nghiên cứu 44
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu 44
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 44
3.2.3 Phương pháp xử lý 45
3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 45
3.3.1 Nhóm chỉ tiêu về thông tin cơ bản của các đối tượng điều tra 45
3.3.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình thực hiên chính sách phát triển HTX 46
3.3.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả thực hiện chính sách 46
3.3.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách 46
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 47
4.1 Thực trạng phát triển các Hợp tác xã tại xã Đồng Tân, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội 47
4.1.1 Tình hình hoạt động của HTX 47
4.1.2 Quy mô, tài sản vốn quỹ HTX 48
4.1.3 Cơ cấu tổ chức của HTX 49
4.2 Thực trạng công tác tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã ở xã Đồng Tân, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội 51
4.3 Đánh giá tình hình thực thi chính sách 56
4.3.1 Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực 56
4.3.2 Chính sách ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới 60
4.3.2 Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng 63
4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã ở xã Đồng Tân, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội 66
4.4.1 Năng lực của cán bộ HTX 66
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 104.4.2 Độ tuổi, kinh nghiệm, sức khỏe 68
4.4.3 Giới tính 68
4.4.4 Vốn, tài sản của HTX 68
4.4.5 Trình độ của xã viên 69
4.5 Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả việc thực thi chính sách tại xã 70
4.5.1 Tăng cường công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Luật HTX 70
4.5.2 Tạo điều kiện để các HTX tiếp cận được với vốn vay 70
4.5.3 Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực của HTX 71
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73
5.1 Kết luận 73
5.2 Kiến nghị 76
5.2.1 Đối với Nhà nước 76
5.2.2 Đối với chính quyền địa phương 77
5.2.3 Đối với các hộ xã viên 77
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 11DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất tại xã Đồng Tân (2012 – 2014) 36
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động xã Đồng Tân (2012 - 2014) 38
Bảng 3.3 : Tình hình cơ sở vật chất của xã năm 2014 39
Bảng 3.4: Tổng giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành kinh tế xã Đồng Tân giai đoạn 2012-2014 43
Bảng 4.1 Quy mô HTX NN Đồng Xung và HTX NN Mỹ Cầu 48
Bảng 4.2 Đánh giá của cán bộ HTX về Luật sửa đổi năm 2012 53
Bảng 4.3 Tình hình phổ biến chính sách hỗ trợ phát triển HTX 54
Bảng 4.4 Nội dung lớp học đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ HTX năm 2014 57
Bảng 4.5 Số lượng cán bộ HTX đánh giá về các lớp đào tạo, bồi dưỡng năm 2014 58
Bảng 4.6 Số lượng xã viên đánh giá về chất lượng các lớp học đã tham gia năm 2014 62
Bảng 4.7 Trình độ chuyên môn cán bộ HTXNN Đồng Xung và HTXNN Mỹ Cầu năm 2014 66
Bảng 4.8 : Trình độ học vấn của các chủ hộ xã viên HTX 69
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 12DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1: Cơ cấu tổ chức của HTX tại 2 thôn Đồng Xung và Mỹ Cầu 50
Sơ đồ 4.2 Công tác chỉ đạo chính sách hỗ trợ phát triển HTX xã Đồng Tân 52
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 13Số lượng
Cơ cấuTiểu thủ công nghiệpXây dựng
Thương mạiDịch vụGiá trị sản xuấtSản xuất nông nghiệpLao động
Bình quânKhoa học – Kỹ thuật
Ủy ban nhân dân
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 14PHẦN I MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Hợp tác xã là loại hình kinh tế đã tồn tại lâu dài và phát triển ở nhiềunước Mô hình HTX được hình thành từ giữa thế kỷ 19, bắt đầu từ các nước pháttriển như Anh, Pháp, Đức…và nhanh chóng phổ biến trên thế giới, không phânbiệt ở nước có nền kinh tế phát triển hay đang phát triển; HTX đều có vai tròquan trọng trong việc phát triển kinh tế và ổn định xã hội HTX là tổ chức kinh
tế mang tính xã hội cao, HTX hoạt động như một doanh nghiệp dựa trên cácgiá trị và nguyên tắc tương trợ, tự chịu trách nhiệm, dân chủ, bình đẳng, côngbằng và đoàn kết, tạo nên sức mạnh trong việc giúp các hộ gia đình, cá thể, tiểuchủ hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, tăng khả năng cạnh tranh mạnh hơntrên thị trường Hơn thế, ở nhiều nước, HTX được coi là tổ chức để thông qua
đó Nhà nước có thể thực hiện được nhiều chương trình quan trọng như: xoá đóigiảm nghèo, ứng dụng công nghệ mới, công nghiệp hoá nông nghiệp nôngthôn, khôi phục và phát huy ngành nghề truyền thống, chuyển dịch cơ cấukinh tế, tham gia bảo đảm an ninh chính trị và xã hội Do vị trí và vai trò quantrọng của các HTX như vậy, nên số lượng người tham gia xã viên của HTXngày càng đông, tổ chức của HTX ngày được hoàn thiện và mở rộng phạm vihoạt động trong nước và quốc tế Mỗi nước đều có hệ thống tổ chức HTX từ cơ
sở đến toàn quốc, rồi tổ chức HTX từng châu lục đến khu vực và toàn thế giới
Ở Việt Nam, khái niệm HTX đã xuất hiện từ hàng chục năm nay Mô hìnhHTX đã có nhiều đóng góp quan trọng trong thời kỳ xây dựng miền Bắc, xâydựng XHCN và kháng chiến thống nhất đất nước Như hầu hết các địa phươngkhác, phong trào hợp tác hóa ở Thành phố Hà Nội đã diễn ra mạnh mẽ trongthời kỳ kế hoạch hóa tập trung Trong tiến trình đổi mới, HTX đã có những thayđổi căn bản về hình thức tổ chức và quản lý Những năm vừa qua, trong khu vựcnông thôn của thành phố Hà Nội có nhiều HTX mới thành lập, và nhiều HTX cũ
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 15chuyển đổi sang hoạt động theo Luật HTX Các HTX, đặc biệt là HTX mớithành lập đã dần tuân thủ đúng các quy định pháp luật, đảm bảo các giá trị,nguyên tắc HTX Hoạt động của các HTX đã có bước chuyển biến, nội dunghoạt động đa dạng và rõ nét hơn.
Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi, vì nhiều lý do khác nhau, có rấtnhiều HTX chuyển đổi một cách hình thức, số HTX này chiếm tỷ trọng khôngnhỏ trong tổng số HTX ở ngoại thành Thành phố Thực tế phát triển các HTX ởngoại thành Hà Nội thời gian qua cho thấy, đa phần các HTX hoạt động cònmang tính đơn lẻ, thiếu sự liên kết theo hệ thống, phạm vi hoạt động nhỏ hẹp;phần lớn các HTX có quy mô nhỏ, thiếu vốn để tổ chức các hoạt động sản xuất,kinh doanh, dịch vụ; đại bộ phận nhân dân chưa có sự nhận thức đúng về HTX,coi HTX như một tổ chức hỗ trợ, đa số cơ sở vật chất của các HTX còn nghèonàn, lạc hậu, chưa có các công trình và điều kiện đảm bảo dùng để ứng dụng,thực nghiệm và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho thành viên;không còn đất đai do HTX sử dụng và quản lý; trình độ quản lý của đội ngũ cán
bộ HTX còn nhiều hạn chế…
Xã Đồng Tân là một xã thuần nông thuộc huyện Ứng Hòa, thành phố HàNội, người dân chủ yếu làm nông nghiệp Trong những năm qua phong trào pháttriển hợp tác xã ở xã Đồng Tân không ngừng được củng cố và ngày càng thểhiện vai trò hết sức to lớn, nhất là trong nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy chuyểndịch cơ cấu, phát triển ngành nghề, cuộc sống người dân được cải thiện, mứcsống tăng lên, đời sống văn hóa tinh thần ngày càng phong phú
Tuy nhiên HTX của xã đang gặp phải không ít khó khăn, hạn chế, tháchthức cần phải vượt qua Đó là: nhiều HTX quy mô nhỏ, thiếu vốn, tài sản ít, khảnăng cạnh tranh thấp, chậm đổi mới, năng lực nội tại của các HTX còn yếu, độingũ cán bộ quản lý HTX còn hạn chế về trình độ…Một trong những nguyênnhân chính gây ra các khó khăn trên là do tổ chức, quản lý hoạt động của HTXcòn nhiều bất cập và các cơ chế, chính sách còn thiếu tính đồng bộ, cụ thể, khó
áp dụng vào thực tiễn
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 16Xuất phát từ những vấn đề nêu trên cho thấy việc triển khai nghiên cứu đề
tài: “ Đánh giá thực thi chính sách hỗ trợ phát triển Hợp tác xã ở xã Đồng
Tân, huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội” là việc làm mang tính cấp thiết,
góp phần quan trọng vào việc xây dựng cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giảipháp, chính sách phát triển các HTX ở huyện Ứng Hòa thành phố Hà Nội tronggiai đoạn tới
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã, từ đó
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thực hiện chính sách
hỗ trợ phát triển hợp tác xã ở xã Đồng Tân, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thực thichính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã ở xã Đồng Tân, huyện Ứng Hòa, thànhphố Hà Nội đến năm 2020
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động liên quan đến công tác thực hiện chính sách hỗ trợ pháttriển hợp tác xã ở xã Đồng Tân, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 171.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung đánh giá công tác thực thi chính sách
hỗ trợ phát triển Hợp tác xã ở xã Đồng Tân, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
- Phạm vi không gian: Trên địa bàn xã Đồng Tân, huyện Ứng Hòa, thànhphố Hà Nội
- Phạm vi thời gian:
+ Số liệu được thu thập qua 3 năm gần đây nhất (2012-2014)
+ Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 1/2015 đến tháng 6/2015
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 18cá nhân cùng mong muốn thỏa mãn chung về nhu cầu cá nhân, gia đình haynghề nghiệp thông qua thực hiện các công cụ tập thể được tự họ quản lý Sự hợptác này có cả những thuận lợi và rủi ro trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi vàtrách nhiệm” Định nghĩa này được đặt trên 2 khái niệm cơ bản là sự cố gắngcủa từng cá nhân và sự đoàn kết tập thể để tạo nên sức mạnh chung.
Theo định nghĩa Tiếng Việt năm 1992 – Trung tâm từ điển ngôn ngữ địnhnghĩa: “HTX là cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc chế độ sở hữu tập thể do cácthành viên tổ chức và trực tiếp quản lý: HTXNN, HTX mua bán, mỗi HTX bầu
ra ban quản trị HTX”
Theo điều 1 Luật HTX sửa đổi (26/11/2003): Hợp tác xã là tổ chức kinh
tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi là xã viên ) có nhucầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luậtnày để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùnggiúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng caođời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 19Theo luật HTX sửa đổi 2003 : Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanhnghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tàichính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và nguồn vốn khác của hợp tác xãtheo quy định của pháp luật.
Theo Liên minh HTX quốc tế( ICA) đưa ra định nghĩa về HTX: “ Hợptác xã là một tổ chức chính trị của những người tự nguyện liên hiệp lại để đápứng nhu cầu và nguyện vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn hóa thôngqua một doanh nghiệp được sở hữu chung và được kiểm soát một cách dân chủ” Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) định nghĩa: “HTX là sự liên kết củanhững người đang gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên kếtlại trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, sử dụng tài sản mà họ đã chuyểngiao vào HTX phù hợp với nhu cầu chung và giải quyết những khó khăn đó chủyếu bằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và bằng cách sử dụng các chức năng kinhdoanh trong tổ chức hợp tác phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh thần chung”
Theo luật HTX năm 2012: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sởhữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợptác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằmđáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm,bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã”
2.1.1.2 Các loại hình hợp tác xã hiện nay
ở nông thôn, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 20Như vậy, HTXNN là một trong các hình thức cụ thể của kinh tế HTXtrong lĩnh vực nông nghiệp, là tổ chức kinh tế của những người nông dân có cùngnhu cầu và nguyện vọng, tự nguyện liên kết lại để phối hợp giúp đỡ nhau pháttriển kinh tế hoặc đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về đời sống của mỗi thành viên, tổchức và hoạt động theo nguyên tắc luật pháp quy định, có tư cách pháp nhân Hợp tác xã nông nghiệp là một tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vựcnông nghiệp, ngoài những đặc điểm chung của HTX thì HTX nông nghiệp còn
có những đặc điểm sau:
- Được thành lập để tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch
vụ nông nghiệp;
- Là một tổ chức kinh tế của nông dân, có đặc trưng gắn với hộ nông dân
Các loại hình HTX nông nghiệp
a Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) là tổ chức kinh tế tập thể docác cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu lợi ích chung, tự nguyện gópvốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật HTX để phát huy sức mạnh tập thểcủa từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạtđộng sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩmnông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và kinh doanh các ngành nghề khác ởnông thôn
HTXDVNN kinh doanh những hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực nôngthôn Vì vậy những hoạt động của HTX nông nghiệp không chỉ gói gọn tronglĩnh vực nông nghiệp mà còn mở rộng sang các lĩnh vực khác để phục vụ nhucầu dân cư trên địa bàn Đối tượng phục vụ của hoạt động này cũng chính là xãviên HTX, dân cư trong khu vực
Trong loại hình này, việc sản xuất nông nghiệp là việc riêng của các hộ, docác hộ xã viên tiến hành, hợp tác xã chỉ cung ứng các dịch vụ theo yêu cầu củacác hộ các dịch vụ này gồm có:
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 21- Dịch vụ các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp (các hợp tác xãcung ứng vật tư, giống cây trồng cho hộ xã viên);
- Dịch vụ các khâu cho sản xuất nông nghiệp (Hợp tác xã làm đất, tướinước, bảo vệ thực vật, khuyến nông, đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất,thú y, cho các hộ xã viên);
- Dịch vụ các yếu tố đầu ra cho sản xuất nông nghiệp (Hợp tác xã chế biến,tiêu thụ nông sản )
b Hợp tác xã dịch vụ kết hợp với sản xuất, kinh doanh
Đối với loại hình hợp tác xã này, ngoài việc làm các dịch vụ hỗ trợ kinh tế
hộ xã viên, còn tổ chức sản xuất, kinh doanh và phát triển các ngành nghề khácphục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống của hộ xã viên và cộng đồng
2.1.1.3 Đặc điểm của Hợp Tác Xã.
Từ định nghĩa về HTX ta thấy HTX có những đặc điểm sau:
HTX là tổ chức kinh tế tập thể Các xã viên là chủ của hợp tác xã, cótoàn quyền quyết định những vấn đề tổ chức, hoạt động và phân phối lợi íchtrong hợp tác xã trên cơ sở những quy định của Luật Hợp tác xã và những vănbản có liên quan
Hợp tác xã có thể được thành lập khi có số lượng xã viên từ 7 trở lên,được đăng ký và hoạt động tất cả các ngành, nghề mà pháp luật không cấm
Hợp tác xã có tư cách pháp nhân, hoạt động như một loại hình doanhnghiệp, bình đẳng với các doanh nghiệp khác Hợp tác xã tự chủ, tự chịu tráchnhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và cácnguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật
Hợp tác xã là tổ chức mang tính xã hội, rộng mở cho tất cả những ai cónguyện vọng trở thành thành viên hợp tác xã Hợp tác xã ra đời dựa trên nguyêntắc dân chủ, bình đẳng, công khai và đoàn kết.Mỗi xã viên có 1 phiếu bầu
Mục tiêu hoạt động của hợp tác xã là mang lại lợi ích vật chất và tinhthần cho tất cả các xã viên, tập thể và cộng đồng;
Xã viên có trách nhiệm và nghĩa vụ tuân thủ, thực hiện tốt những quyđịnh trong Điều lệ của hợp tác xã, hợp tác, xây dựng và phát triển hợp tác xã
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 222.1.1.4 Nguyên tắc hoạt động của Hợp Tác Xã.
HTX tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc sau:
Tự nguyện gia nhập và ra HTX, tất cả nông dân và người lao động có điềukiện theo quy định của Luật HTX, tán thành Điều lệ HTX nông nghiệp đều cóthể trở thành xã viên HTX nông nghiệp, xã viên ccos quyền ra HTX theo quyđịnh của Điều lệ từng HTX nông nghiệp
Quản lý dân chủ, bình đẳng và công khai: Xã viên HTX nông nghiệp cóquyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của HTX và có quyềnngang nhau trong biểu quyết, thực hiện công khai phương hướng sản xuất, kinhdoanh, tài chính, phân phối và những vấn đề khác quy định trong Điều lệ HTXnông nghiệp
Tự chủ tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: HTX tự chủ và tự chịu tráchnhiệm về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, tự quyết định về phân phối thunhập, bảo đảm HTX và xã viên cùng có lợi
Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế và trang trải các khoản lỗ củaHTX, lãi được trích một phần vào các quỹ của HTX, một phần chia theo vốngóp và theo công sức đóng góp của xã viên, phần còn lại chia cho xa viên theomức độ sử dụng dịch vụ của HTX
Hợp tác và phát triển cộng đồng: Xã viên phải có ý thức phát huy tinhthần xây dựng tập thể và hợp tác vơi nhau trong HTX, trong cộng đồng xã hội,HTX giữa các HTX trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật
2.1.1.5 Vai trò của Hợp Tác Xã.
Đối với các thành viên: Vì mô hình HTX xuất phát và hình thành hoàntoàn trên tinh thần tự nguyện, tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau giữa cácthành viên nên HTX nông nghiệp là tổ chức liên kết hợp tác của bản thân cácthành viên Các thành viên giúp đỡ được lẫn nhau thông qua việc hợp tác này.Nếu nhìn vào điều kiện lịch sử trong quá trình hình thành và phát triển của môhình HTX nông nghiệp, ta thấy ý nghĩa của nó ở chỗ là một mô hình tự cứu
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 23mình, tránh được sự bần cùng hóa cho các thành viên Thông qua HTX nôngnghiệp mà các thành viên có thể tương trợ, giúp đỡ được cho nhau, tự cứu đượclấy mình, trước khi mất hết những cơ sở kinh tế để tồ tại nếu không hợp tác lạivới nhau Nếu các thành viên có điều kiện tiếp cận với các loại thị trường ( thịtrường nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào, thị trường dịch vụ, sản phẩm đầu ra) nhờ
có mô hình kinh tế HTX nói chung thì thông qua mô hình HTX nông nghiệp nóiriêng, các thành viên đã có điều kiện tiếp cận với các sản phẩm và dịch vụ củathị trường tín dụng, ngân hàng Điều mà họ địa bàn sinh sống bất lợi, tài sảnnghèo nàn hầu như không bao giờ có được nếu chỉ trông chờ vào Nhà nướchay sự hỗ trợ khác mà không tự tổ chức lấy cho mình những tổ chức kinh tế hợptác Như vậy các thành viên sé được hưởng các sản phẩm và dịch vụ mà tổ chứctín dụng hợp tác của họ tạo ra và cung cấp một cách kịp thời, thuận tiện với mộtmức giá cả chấp nhận được với tư cách là khách hàng Thành viên cũng sẽ được
tư vấn, cung cấp thông tin, trao đổi kinh nghiệm thông qua HTX nông nghiệp vì
đó cũng thường là nơi tập hợp kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm làm ăn của cảđịa phương Họ sẽ tự tạo ra được công ăn việc làm cho bản thân và có thể còncho cả địa phương nữa Họ cũng được hưởng những quyền lợi từ HTX nôngnghiệp với tư cách là chủ sở hữu như được chia cổ tức, được quyền tham giabiểu quyết, quyết định các chính sách kinh doanh của HTX nông nghiệp thôngqua các bộ máy, cơ quan lãnh đạo để HTX nông nghiệp ngày càng phục vụ họđắc lực và tốt hơn Qua sự hỗ trợ này mà các hoạt động kinh tế, sản xuất, kinhdoanh của các thành viên đã được hỗ trợ thiết thực, cuộc sống của họ được cảithiện rõ rệt và có những tích lũy Trước đây, khi chưa có mô hình này, nếu từ từhoạt động kinh tế của bản thân, họ không thể tạo ra lợi nhuận hoặc chỉ tạo ra ítlợi nhuận thì nay, trong sự hợp tác, họ được hỗ trợ và có điều kiện tạo ra nhiềulợi nhuận hơn Đó chính là ý nghĩa to lớn của mô hình kinh tế hợp tác nói chung
và mô hình HTX nông nghiệp nói riêng Các HTX nông nghiệp chính vì thế cóvai trò bảo đảm và duy trì sự độc lập về kinh tế và cơ sở kinh tế để tồn tại vàphát triển của các thành viên
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 24Đối với địa phương: Mô hình HTX nông nghiệp ra đời sẽ cung cấp cácdịch vụ tín dụng, ngân hàng cho dân cư trên địa bàn hoạt động Bất kể người dânnào cũng sẽ được hưởng các sản phẩm, dịch vụ của HTX nông nghiệp với tưcách là khách hàng Qua hoạt động của HTX nông nghiệp, ý thức tiết kiệm vàtích lũy của người dân được nâng cao Những đồng vốn nhàn rỗi được huy động
để đưa vào đầu tư phục vụ cho phát triển, giảm sự lãng phí tài nguyên cũng nhưtạo sự phồn vinh cho xã hội HTX nông nghiệp vừa là người quản lý tài sản củathành viên, dân cư vừa là nhà đầu tư trên địa bàn Đó cũng là nơi học nghề chonhiều người Trình độ và nhận thức của người dân trên địa bàn cũng sẽ đượcnâng cao thông qua các hoạt động tư vấn, thông tin của bản thân HTX nôngnghiệp, góp phần nâng cao trình độ dân trí tại địa phương Khi địa phương cóHTX nông nghiệp hoạt động, nạn cho vay nặng lãi lập tức bị đẩy lùi tiến tới xóa
sổ Những ý nghĩa về xã hội như góp phần, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ địaphương chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, vật nuôi, cây trồng cũng là nhữngđóng góp rất tích cực Với tư cách là một HTX nông nghiệp, HTX nông nghiệpđóng góp một cách đáng kể các khoản thuế hàng năm cho ngân sách địaphương Các HTX nông nghiệp sé là những tổ chức hoạt động tại địa phương,bám sát địa bàn, tham gia vào các chương trình phát triển kinh tế ở địa phương,
hỗ trợ đắc lực nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách kịp thời, tạo ranhiều việc làm và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Như vậy, HTX nôngnghiệp là một yếu tố kinh tế quan trọng ở địa phương, góp phần nâng cao đờisống, thu nhập của người dân đem lại ổn định trật tự chính trị, xã hội trên địabàn, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế
Đối với Nhà nước: Xét trên góc độ Nhà nước, hoạt động của những HTXnông nghiệp sẽ bổ sung cho những nỗ lực vĩ mô của Nhà nước như cung cấpvốn cho người nghèo, nông thôn, nông nghiệp, thực hiện các mục tiêu xã hội lớnnhư tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, ổn định tình hình trật tự kinh tế,chính trị, xã hội ở những nơi, lĩnh vực mà nhiều khi Nhà nước không có khảnăng hay hoạt động không hiệu quả thì mô hình HTX nông nghiệp nói riêng và
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 25mô hình kinh tế HTX nói chung lại là phù hợp Mô hình HTX nông nghiệp cũnggóp phần thực hiện các chương trình tiết kiệm, huy động tiềm năng trong nhândân của Nhà nước phục vụ cho đầu tư, hay tránh lãng phí tài nguyên, nguồn vốnnhàn rỗi trong nhân dân Mô hình HTX nông nghiệp vì vậy có thể xem là môhình “bộ đội địa phương” tại chỗ, kết hợp với các tổ chức tín dụng – “bộ đội chủlực” – nhằm thông qua dịch vụ tín dụng, ngân hàng đánh bại giặc đói, giặcnghèo để phát triển kinh tế.
2.1.2 Cơ sở lý luận về thực thi chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã
2.1.2.1 Khái niệm chính sách
Có nhiều tác giả đã đưa ra khái niệm về chính sách James Anderson(2003) cho rằng chính sách là một quá trình hành động có mục đích mà một cánhân hoặc một nhóm theo đuổi một cách kiên định trong việc giải quyết vấn đề(trích dẫn bởi Nguyễn Hải Hoàng, 2011) William N Dunn (1992) cho rằng chínhsách công là một kết hợp phức tạp những sự lựa chọn liên quan lẫn nhau, baogồm cả các quyết định không hành động, do các cơ quan Nhà nước hay các quanchức Nhà nước đề ra (trích dẫn bởi Nguyễn Hải Hoàng, 2011) Từ điển bách khoaViệt Nam đã đưa ra khái niệm về chính sách như sau: “Chính sách là nhữngchuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ Chính sách được thực hiệntrong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó Bản chất, nộidung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối,nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…” (trích dẫn bởi Nguyễn Hải Hoàng, 2011)
Theo Đỗ Kim Chung (2010), chính sách là tập hợp các chủ trương vàhành động về phương diện nào đó của nền kinh tế xã hội do Chính phủ thựchiện Nó bao gồm mục tiêu mà Chính phủ muốn đạt được và cách làm để đạtđược mục tiêu đó Cũng theo Đỗ Kim Chung (2010), chính sách là tập hợp cácchủ trương và hành động của chính phủ nhằm thay đổi môi trường cho pháttriển bằng cách: tác động vào giá đầu vào hay đầu ra, thay đổi về tổ chức vàkhuyến khích công nghệ mới trong
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 262.1.2.2 Khái niệm hỗ trợ
Hỗ trợ là những hành động, chủ trương thực hiện sự giúp đõ một nhómmục tiêu nhất định, nhằm khắc phục thất bại của thị trường thông qua hỗ trợ vậtchất, phát triển nhân lực, thể chế và tổ chức Hỗ trợ được thực hiện chủ yếu khôngthông qua hệ thống giá cả như phát triển nguồn nhân lực (giáo dục phổ thông,giáo dục hướng nghiệp, tăng năng lực và thể chế cộng đồng…) Hỗ trợ ít làmnhiễu loạn hệ thống giá, khắc phục tốt hơn những nhược điểm của thị trường
Hỗ trợ nhằm phát huy những tác động ngoại ứng tích cực (như đầu tư vàogiáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe, phát triển và bảo vệ tài nguyên thiênnhiên…), khắc phục những tác động của ngoại ứng tiêu cực như các hoạt độngđầu tư, kinh doanh làm suy thoái môi trường Vì vậy, hầu hết các chính phủ trênthế giới đều chuyển từ các chính sách bao cấp sang hỗ trợ
2.1.2.3 Vai trò của chính sách hỗ trợ
Theo Nguyễn Hải Hoàng (2011), chính sách hỗ trợ khắc phục những thấtbại của thị trường, đặc biệt là trong cung cấp hàng hoá, dịch vụ công Việc ápdụng các chính sách hỗ trợ là một trong những biện pháp được Chính phủ sửdụng để điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô, khắc phục những thất bại của thị trườngnhư độc quyền, vấn đề cung cấp hàng hoá công cộng, ảnh hưởng ngoại ứng vàthông tin không đối xứng… Khu vực tư nhân trong nền kinh tế thường khôngmuốn tham gia vào việc cung cấp hàng hoá công cộng do khó thu lợi, những rủi
ro như thiên tai, dịch bệnh… cũng hay xảy ra Vai trò của Nhà nước trong việccung cấp hàng hoá công là vô cùng quan trọng và không thể phủ nhận được,nhất là khi các vùng kinh tế phát triển không đồng đều, nguồn lực của các vùngkhông giống nhau
Chính sách hỗ trợ cũng nhằm mục đích phân phối lại thu nhập và hànghoá khuyến dụng dưới các hình thức đầu tư như trợ giúp trực tiếp thông qua trợcấp xã hội cho những người có thu nhập thấp hay có hoàn cảnh đặc biệt, trợ cấpgián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu, chi phí để thực hiện
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 27các chính sách ổn định nền kinh tế - xã hội, phát huy tác động của những ngoạiứng tích cực từ giáo dục, y tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý và bảo vệ tàinguyên thiên nhiên… Thông qua hoạt động hỗ trợ, cơ quan quản lý Nhà nướccác cấp sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo đãhoạch định để hình thành cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tếphát triển ổn định và bền vững Ngoài ra, chính sách hỗ trợ còn giúp phát huycác tác động tích cực của giáo dục, y tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý và bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên…
2.1.2.4 Nội dung triển khai thực thi chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã
Thực thi chính sách chính là toàn bộ quá trình chuyển hóa mục tiêu củachính sách thành thực hiện.Theo Vũ Cao Đàm (2011), nội dung thực thi chínhsách bao gồm 7 bước cơ bản sau:
- Chuẩn bị triển khai
Đây là bước cần thiết và quan trọng vì tổ chức thực thi chính sách là quátrình phức tạp và diễn ra trong thời gian dài, do đó phải được chuẩn bị trước khiđưa chính sách vào cuộc sống Các văn bản chính sách thường được xây dựngmang tính định hướng và khái quát cao Vì vậy, khi đưa vào thực hiện, các chínhsách hay chương trình đó cần được chuẩn bị sao cho phù hợp với điều kiện thực
tế của địa phương Công tác chuẩn bị bao gồm:
+ Xây dựng cơ quan tổ chức thực thi
+ Xây dựng chương trình hành động (lập các kế hoạch về tổ chức, vật lực,nhân lực…)
+ Ra văn bản hướng dẫn
+ Tổ chức tập huấn cán bộ thực thi chính sách
Các chính sách hỗ trợ cần được cụ thể hóa thành các kế hoạch của các cấp
và các ngành Kế hoạch càng cụ thể, tính khả thi càng cao Kế hoạch cần được xâydựng theo xu hướng có sự tham gia của các cấp, các ngành và cộng đồng Cần cânđối giữa khả năng về nguồn lực và nhu cầu hỗ trợ phát triển sản xuất , đảm bảo hàihòa giữa sự hỗ trợ của Nhà nước với phát huy sự đóng góp của người dân
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 28- Phổ biến, tuyên truyền chính sách
Đây là công đoạn tiếp theo sau khi chính sách đã được thông qua Côngđoạn này cần thiết vì nó giúp đối tượng hưởng lợi và các cấp chính quyền hiểuđược về chính sách, giúp chính sách được triển khai thuận lợi, có hiệu quả
Để làm được việc tuyên truyền này, cần được đầu tư về trình độ chuyênmôn cho người thực thi, trang thiết bị kỹ thuật… Thông qua việc tuyên truyềnvận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách, người thực thi có thể hiểu rõthêm về mục đích, yêu cầu của chính sách, về tính đúng đắn của chính sách để
tự giác thực hiện theo đúng yêu cẩu về quản lý của Nhà nước
Việc tuyên truyền cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục với mọiđối tượng ngay cả khi chính sách đang được thực thi Có thể phổ biến, tuyêntruyền chính sách bằng nhiều hình thức như trực tiếp tiếp xúc, trao đổi với đốitượng tiếp nhận, gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng
- Phân công phối hợp thực hiện chính sách
Một chính sách thường được thực thi trên một địa bàn rộng lớn và nhiều
tổ chức tham gia, do đó phải có sự phối hợp, phân công hợp lý để hoàn thành tốtnhiệm vụ Mặt khác, các hoạt động thực thi có mục tiêu rất đa dạng, phức tạpnên cần có sự phối hợp giữa các cấp ngành để triển khai chính sách Nếu hoạtđộng này diễn ra theo đúng tiến trình một cách chủ động, khoa học, sáng tạo thìcông tác thực thi chính sách sẽ đạt hiệu quả cao và được duy trì ổn định
Chức năng của các cơ quan điều hành và thực hiện chính sách thườngđược quy định đầy đủ trong các chính sách của Chính phủ Tuy nhiên, ở cấphuyện, cơ quan điều hành phải được tổ chức đủ mạnh để đảm bảo phát huy đượcsức mạnh của hệ thống chính trị trên địa bàn huyện, nâng cao tính hiệu lực và hiệuquả của cơ quan quản lý chương trình, đảm bảo tiết kiệm, phân định rõ trách nhiệmcủa các cấp, các ngành, các đơn vị tham gia vào từng hoạt động hỗ trợ phát triểnsản xuất Tùy theo tính chất của các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất ở cácngành và lĩnh vực mà phương thức thực hiện có thể thông qua các hình thức đấuthầu, chỉ định thầu, huy động cộng đồng tham gia
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 29Đội ngũ nhân lực cho thực thi chính sách hỗ trợ phát triển bao gồm cáccán bộ lãnh đạo và chuyên môn của các ngành cấp tỉnh và huyện, cấp xã và thônthực hiện các chức năng quản lý nhà nước về hỗ trợ phát triển sản xuất Đội ngũcán bộ này cần có các kiến thức và kỹ năng thẩm định các dự án/báo cáo đồngthời phải cập nhật thường xuyên các quy trình hướng dẫn triển khai các chínhsách hỗ trợ phát triển sản xuất của Chính phủ.
- Nguồn lực thực hiện chính sách
Đây là bước làm cho chính sách tồn tại được và phát huy tác dụng trongmôi trường thực tế Để duy trì được chính sách, cần có sự đồng tâm, hiệp lựccủa nhiều yếu tố, các cơ quan tổ chức thực thi chính sách phải tạo điều kiện vàmôi trường để chính sách được thực thi tốt Người chấp hành chính sách phải cótrách nhiệm tham gia tích cực vào thực thi chính sách Nếu các hoạt động nàyđược tiến hành đồng bộ thì việc duy trì chính sách là việc làm không khó
Để có nguồn lực tài chính phục vụ việc thực thi chính sách, cần phải pháthuy cao độ các nguồn tài chính từ ngân sách Nhà nước, sự tài trợ của các tổchức phát triển và sự đóng góp của dân Phần lớn nguồn lực cho hỗ trợ sản xuấtbắt nguồn từ tài chính công bao gồm ngân sách đầu tư và ngân sách chi thườngxuyên Để triển khai được các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất phải lập dự
án, hồ sơ đầu tư theo các nguồn ngân sách khác nhau Trên cơ sở đó, phải có cấpthẩm quyền thẩm định và phê duyệt các hạng mục đầu tư Trong điều kiện dâncòn nghèo, sự đóng góp có thể không phải bằng tiền thì có thể bằng sức lực vàhiện vật thông qua khai thác và sử dụng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương
- Điều chỉnh chính sách
Đây là việc làm cần thiết, diễn ra thường xuyên trong quá trình tổ chứcthực thi chính sách Nó được thực hiện bởi các cơ quan Nhà nước có thẩmquyền, thông thường cơ quan nào lập chính sách thì có quyền điều chỉnh Việcđiều chỉnh này phải đáp ứng được việc giữ vững mục tiêu ban đầu của chínhsách, chỉ điều chỉnh bằng các biện pháp, cơ chế thực hiện mục tiêu hoặc bổsung, hoàn chỉnh mục tiêu theo yêu cầu thực tế Hoạt động này phải hết sức cẩnthận và chính xác, không được làm biến dạng chính sách ban đầu
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 30- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách
Mọi hoạt động triển khai đều cần kiểm tra, đôn đốc để đảm bảo chính sáchđược thực hiện đúng và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực Các cơ quan Nhànước thực hiện việc kiểm tra này và nếu tiến hành thường xuyên sẽ giúp đốitượng thực thi nắm vững được tình hình thực thi chính sách, phát hiện đượcnhững thiếu sót để điều chỉnh và có những kết luận chính xác nhất về chính sách,đồng thời tạo sự tập trung thống nhất trong việc thực hiện mục tiêu chính sách
Công tác kiểm tra này cũng giúp các đối tượng thực thi nhận thức đúng vịtrí để yên tâm thực hiện có trách nhiệm công việc được giao, nắm chắc quyềnlợi, nghĩa vụ của mình để từ đó nhận ra những hạn chế để điều chỉnh, bổ sung,hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách
- Đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm, hoàn thiện chính sách
Đánh giá tổng kết là việc xác nhận kết quả tác động của chính sách đếnđời sống kinh tế - xã hội, bao gồm việc xác lập hệ thống theo dõi, giám sát vàđánh giá những chi phí nguồn lực cho việc cho việc thực thi chính sách Hoạtđộng này được tiến hành liên tục trong thời gian duy trì chính sách Trong quátrình này, có thể đánh giá từng phần hay toàn bộ chính sách Việc đánh giá phảitiến hành với cả cơ quan quản lý và đối tượng thực hiện chính sách Đây cũng lànội dung quan trọng đảm bảo cho sự thành công của chính sách
Tổ chức thực thi chính sách là quá trình phức tạp, diễn ra trong một thờigian dài, vì thế cần lập kế hoạch, chương trình để các cơ quan Nhà nước triểnkhai thực hiện một cách hoàn toàn chủ động Trong các bước trên, có thể thấybước chuẩn bị triển khai chính sách là bước quan trọng nhất vì đây là bước đầutiên làm cơ sở cho các bước tiếp theo Bước này đã dự kiến cả kế hoạch phâncông thực hiện, kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách Hơn nữa, tổchức thực thi là quá trình phức tạp, do đó lập kế hoạch là việc làm cần thiết
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 312.1.3 Yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã
2.1.3.1 Bản chất vấn đề chính sách can thiệp
Vấn đề chính sách can thiệp là những nhu cầu, những bức xúc của đờisống xã hội mà mỗi chính sách đặt ra và giải quyết, tác động trực tiếp đến quátrình hoạch định và thực thi chính sách Để thấy được bản chất của vấn đề chínhsách, câu hỏi trọng tâm là chính sách có giải quyết được các vấn đề cấp bách của
xã hội không? Nếu vấn đề chính đơn giản, liên quan đến ít đối tượng thì quátrình thực thi sẽ dễ dàng và đơn giản hơn Như vậy, tính chất của vấn đề ảnhhưởng đến việc tổ thực thi chính sách nhanh hay chậm, thuận lợi hay khó khăn
2.1.3.2 Sự tuân thủ các bước trong quy trình thực thi chính sách
Các bước trong quy trình thực thi chính sách được coi là nguyên lý khoahọc đúc kết từ thực tiễn cuộc sống Việc tuân thủ theo đúng và đầy đủ quy trìnhcũng là một nguyên tắc trong quản lý Việc cắt bớt, bỏ qua một vài bước trongquy trình thực thi chính sách sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến kếtquả và hiệu quả của chính sách
2.1.3.3 Năng lực của cán bộ HTX
Cán bộ là gốc của mọi công việc, không có cán bộ tốt thì không có phongtrào tốt, phong trào kinh tế hợp tác xã cũng vậy, nhất là trong điều kiện cơ chếthị trường đòi hỏi phải có đội người cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, cónăng lực quản lý, có bản lĩnh chính trị
Khi trình độ quản lý của cán bộ quản lý HTX yếu kém, lúng túng trongđiều hành công việc, sẽ dẫn đến hiệu quả hoạt động thấp Vì vậy, trình độ quản
lý của cán bộ HTX hết sức quan trọng với sự tồn tại và phát triển của HTX.Thực tế cho thấy, những hợp tác xã làm ăn có hiệu quả, các chủ nhiệm HTX đềugiỏi, có đức, có năng lực, họ được xã viên tín nhiệm Những người chủ nhiệmgiỏi thường xác định được chiến lược sản xuất, kinh doanh hợp lý, biết khắcphục khó khăn về vốn, thị trường, biết cách liên doanh, liên kết Vì vậy, để cóđược đội ngũ cán bộ giỏi cần có chiến lược lựa chọn người có trình độ, năng
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 32động, tâm huyết với sự nghiệp phát triển hợp tác xã.
2.1.3.4 Tiềm lực tài chính của Nhà nước
Các yếu tố thuộc về nhân tố tài chính có ảnh hưởng quan trọng đến sự
phát triển của HTX gồm các vấn đề về: Vốn (lượng vốn, nguồn vốn, hình thứcvốn); điều phối và sử dụng vốn; thu hút, huy động vốn; cơ chế quản lý tài chính;chiến lược tài chính; quyết sách thu chi tài chính; phân phối lãi và trích lập cácquỹ trong HTX
Yếu tố vốn.Vốn về mặt lý luận bao gồm: tiền mặt, quyền sở hữu trí tuệ, bí
quyết kinh doanh, quyền sử dụng đất, nhà xưởng, máy móc thiết bị hay bất kỳtài sản có giá trị cần thiết cho hoạt động tổ chức kinh doanh nào khác của HTX
Vốn có thể là vốn tự có và vốn huy động từ các nguồn Tính chất của mỗinguồn vốn cũng có tác động nhất định đối với hoạt động tổ chức, kinh doanhcủa HTX Và đồng thời cũng tùy vào nhu cầu tổ chức kinh doanh mà quyết định
sử dụng, huy động nguồn vốn
Nguồn vốn góp của xã viên ngoài vai trò như các nguồn vốn khác, còn cónhững đặc trưng có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của HTX, đó là: khôngyêu cầu phải có thủ tục rườm rà, không biện pháp bảo đảm, không có giới hạn
về thời hạn trả, lãi phụ thuộc trực tiếp vào hiệu quả hoạt động của HTX cũngnhư quyết định của đa số xã viên tại Đại hội, hình thức vốn đáp ứng được trựctiếp nhu cầu của HTX Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự pháttriển của HTX, cụ thể: HTX có thể sử dụng trực tiếp vốn của xã viên trong tổchức hoạt động, như đất đai để xây trụ sở, nhà kho, nhà ở, đất canh tác phụ vụsản xuất, máy móc nông nghiệp, tàu thuyền, phương tiện vận chuyển, tri thứckinh nghiệm, kỹ thuật, bí quyết nuôi trồng…
Ngoài nguồn vốn từ xã viên, thì nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụngtheo chính sách tín dụng của nhà nước đối với yêu cầu phát triển nông nghiệp,nông thôn có vai trò nhất định trong việc phát triển HTX Để tận dụng nguồnvốn vay từ các tổ chức tín dụng theo chính sách tín dụng của nhà nước, vấn đề
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 33quan trọng nhất là HTX phải xây dựng được một phương án sản xuất kinh doanhhiệu quả, khả thi, chi tiết, cụ thể; cùng sự minh bạch, rõ ràng, chặt chẽ trong cơchế quản lý tài chính của HTX Đồng thời, HTX cũng cần tận dụng tối đa cơ chếbảo đảm tiền vay theo chính sách ưu đãi đối với HTX, nhấn mạnh đến vai tròcủa việc dùng tài sản của thành viên Ban quản trị làm tài sản bảo đảm tiền vay;mức khấu hao thấp, mục đích sử dụng tiền vay được dùng để hình thành tài sản
cố định hữu hình có giá trị lớn và “tính thanh khoản” cao – phù hợp với nhu cầuthị trường, kết hợp với việc mua bảo hiểm cho đối tượng tài sản này Những vấn
đề này có tác dụng không kém phần quan trọng, đặc biệt về mặt thực tiễn, trongviệc tạo lập niềm tin của tổ chức tín dụng đối với HTX
Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các nguồn vốn bên ngoàicần được huy động, sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả, khả thi và nhất là vốnliên doanh, liên kết với các chủ thể kinh doanh khác, đặc biệt là các chủ thể đảmbảo đầu ra cho sản phẩm, dịch vụ của HTX Nguồn vốn này có ưu điểm là sự đadạng về hình thức vốn, có thể bảo gồm cả: tiền mặt, bí quyết kinh doanh, khoahọc kỹ thuật, trang thiết bị, giống, vật tư; cũng như tính chất đảm bảo về chấtlượng vốn và xác thực với nhu cầu trực tiếp, thiết thân của HTX Để có đượcnguồn vốn này HTX cần chủ động tìm kiếm, đề xuất, xây dựng phương án, kiệntoàn tổ chức quản lý, và nâng cao ý thức tuân thủ hợp đồng, thỏa thuận của HTXcũng như xã viên nhằm kích thích các chủ thể khác tiến hành liên doanh, liên kếtvới HTX
Bên cạnh đó cũng nhận thấy, nguồn vốn bên ngoài HTX cần tập trungnghiên cứu và phát huy trong thời gian tới là nguồn vốn từ các HTX hoạt độngcùng lĩnh vực hoặc có nhu cầu liên doanh, liên kết Nguồn vốn này được thu hútthông qua vấn đề hợp nhất, sáp nhập HTX, hoặc hình thành các Liên hiệp HTX.Đây là nguồn vốn, và cũng là phương thức huy động vốn mang tính thời đại,phù hợp với yêu cầu cạnh tranh khốc liệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 34Ngoài các nguồn vốn chủ yếu trên, thì HTX còn có được nguồn vốn từcông trợ của Nhà nước và các tổ chức cá nhân Đặc trưng quan trọng nhất củanguồn vốn này là không phải vốn vay, yêu cầu để có nguồn vốn này là kế hoạchhoạt động, khả năng sự dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả, tính xã hội của HTXđược thực hiện tốt trên thực tiễn.
2.1.3.5 Bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội trong và ngoài nước
Sự phát triển các lĩnh vực hợp tác, các hình thức hợp tác và quy mô hợp tác
ở những mức độ khác nhau là xuất phát từ quy luật quan hệ sản xuất nhất thiếtphải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Mặt khác, nó còn chịu sự tác động của môi trường, điều kiện đặc thù củatừng địa phương, từng vùng, từng nước đó là trình độ dân trí, văn hóa, truyềnthống, tâm lý, tính cộng đồng, sự hiểu biết, tính năng động sáng tạo trong hoạtđộng sản xuất – kinh doanh dưới tác động của nền kinh tế thị trường đang trongquá trình hội nhập với khu vực và thế giới
2.1.3.6 Tiềm lực của các nhóm đối tượng chính sách
Tiềm lực của các nhóm đối tượng chính sách được hiểu là thực lực và tiềm năngcủa các nhóm trong mối quan hệ so sánh với các nhóm đối tượng khác Tiềm lựcnày thể hiện trên các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội Tùy từng chính sách
sẽ có những tiềm lực ở các phương diện khác nhau vì vậy phải biết phát huy thếmạnh tiềm lực của nó để thực thi chính sách hiệu quả
2.1.3.7 Đặc tính của đối tượng chính sách
Đặc tính của đối tượng chính sách là những tính chất đặc trưng mà các đốitượng có được từ bản tính cố hữu hoặc do môi trường sống tạo nên qua quá trìnhvận động mang tính lịch sử Những đặc tính này bao gồm tính tự giác, kỷ luật,sáng tạo, long quyết tâm, tính truyền thống … gắn liền với mỗi đối tượng thựcthi chính sách Do đó, cần biết khơi dậy hay kiềm chế nó để đạt được kết quả tốtnhất cho quá trình thực thi chính sách
2.1.3.8 Sự đồng tình, ủng hộ của người dân
Sự đồng tình, ủng hộ của người dân cũng ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức, quản
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 35lý và hoạt động của HTX Nếu người dân trên địa bàn quan tâm, ủng hộ sẽ tạo mọiđiều kiện thuận lợi để phát triển HTX thì HTX đó sẽ phát triển và ngược lại.
2.2 Cơ sở thực tiễn về thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX
2.2.1 Kinh nghiệm một số nước về chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã
2.2.1.1 Một số chính sách hỗ trợ phát triển HTX trên thế giới
Việc sử dụng mô hình kinh tế HTX đã được áp dụng rất nhiều và phổ biến
ở các nước trên thế giới Việc học hỏi kinh nghiệm triển khai mô hình hợp tác xã
là rất cần thiết Tôi đã tìm hiểu và tham khảo về việc xây dựng mô hình kinh tếHTX ở một số nước tiêu biểu, từ đó rút ra được những kinh nghiệm bổ ích ápdụng cho quá trình xây dựng kinh tế hợp tác xã ở Việt Nam
a HTX ở Mĩ
Hiện nay, tại California, hợp tác xã nông nghiệp vừa có chức năng sở hữu
và kiểm tra những hộ cá thể Các thành viên của Hợp tác xã có trách nhiệm bỏvốn vào hợp tác xã của mình thông qua các hình thức như: đóng góp bằng tiềnmặt, các giấy tờ có giá thậm chí có thể bằng các công cụ nợ như các khoản vayngắn hạn và dài hạn
Hiện nay các hợp tác xã tại California có hai mô hình: hợp tác xã phi cổphần và hợp tác xã cổ phần Mô hình hợp tác xã phi cổ phần thì muốn trở thànhthành viên thì phải đóng phí hội viên Sau đó, những người này sẽ được nhậnchứng chỉ hội viên và có quyền tham gia bỏ phiếu về vấn đề bổ nhiệm các chức
vụ và các quyết định quan trọng khác của hợp tác xã Sau đó họ sẽ nhận được sốlượng cổ phiếu phổ thông nhất định tương đương với giá trị mà thành viên này
đã đầu tư Khi đó, thành viên này sẽ có quyền bỏ phiếu trong hợp tác xã này.Ngoài cổ phiếu phổ thông, thì mô hình hợp tác xã này cũng phát hành cả cốphiếu ưu đãi, nhưng thành viên sở hữu cổ phiếu ưu đãi sẽ không có quyền bỏphiếu Bên cạnh nguồn vốn do các thành viên đóng góp thì vốn hoạt động củahợp tác xã cũng được lấy từ việc giữ lại một phần lợi nhuận đạt được
Sunkist hiện là một hợp tác xã chuyên về các giống quả nhiệt đới như: cam,quýt, lê hoạt động theo mô hình phi cổ phần Tuy nhiên, Sunkist là một tổ chức
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 36kết hợp cả các hộ chuyên đóng gói và các nông dân – những người trực tiếp sảnxuất ra các sản phẩm.
Những mô hình trên nếu được áp dụng một cách sáng tạo tại Việt Nam sẽmang lại cho ngành nông nghiệp của nước ta những công cụ thu hút vốn rất hữuhiệu Ngoài ra, nó cũng tạo ra những động lực lớn từ chính nội tại ngành, thúcđẩy nông nghiệp nước ta phát triển nhanh và mạnh hơn, bắt kịp với nhịp tiếnchung của nông nghiệp khu vực thế giới
b HTX ở Đức
Theo xu thế chung của thị trường, các nông phẩm sinh thái, các sản phẩmlương thực, thực phẩm “ sách” ngày càng được ưa chuộng và có giá trị thươngmại cao Các HTX nông nghiệp ở CHLB Đức đã rất chú trọng định hướng, tưvấn và hỗ trợ thành viên HTX trong việc trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, chế biếntheo đúng các tiêu chuẩn, qui định cần thiết Các sản phẩm thịt “sạch”, sữa
“sạch”, rau quả “sạch” mang thương hiệu HTX đang là những sản phẩm rất cólợi thế trên thị trường tiêu dùng ở Đức, giúp người nông dân có thể sống được,sống tốt với các sản phẩm của mình, mặc dù cạnh tranh trên thị trường ngàycàng khốc liệt hơn
HTX nông nghiệp ở CHLB ở Đức hoạt động theo Luật HTX Đức đượcban hành từ năm 1890 Theo đó các HTX được coi và đối xử hoàn toàn bìnhđẳng như các doanh nghiệp khác, phải cạnh tranh lành mạnh ới các loại hìnhdoanh nghiệp khác Các HTX nông nghiệp không được hưởng ưu đãi thuế.Những hỗ trợ của Nhà nước, nếu có, thì chỉ là gián tiếp và dành cho tất cả đốitượng, doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp, không chỉ dành riêng cho HTX
Đa số các HTX nông nghiệp ở Đức có số lượng thành viên tương đối lớn,thường chỉ ít hơn số lượng thành viên của các HTX tín dụng Ví dụ HTX chănnuôi chế biến thịt trung bình có từ 70 đến 150 thành viên, HTX chế biến sữa có từ
350 đến 400 thành viên, HTX mua bán nông nghiệp có từ 250 đến 500 thànhviên, HTX trồng nho có từ 200 đến 300 thành viên Nhờ số lượng khá đông thành
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 37viên tham gia, một mặt HTX nông nghiệp đã có sẵn các khách hàng truyền thống
và chính yếu cho mình, mặt khác HTX có thể huy động vốn điều lệ từ số đôngthành viên Ở các HTX CHLB Đức nói chung và các HTX nông nghiệp nói riêng,không có những thành viên góp vốn lớn, có thể chi phối, gây sức ép về mặt vốnđối với HTX Phần lớn các HTX có quy định tỉ lệ góp vốn tối thiểu (thường đượcgấp 5-10 mức tối thiểu) Như vậy mỗi thành viên HTX thường chỉ góp 0,1% -0.5% vốn điều lệ, cao nhất cũng chỉ khoảng 1%-3%) Các thành viên HTX do gópvốn ít nên không quá quân tâm đến việc chia cổ tức nhiều ít mà họ quan tâm chủyếu đến các dịch vụ mà HTX cung cấp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
và đời sống của mình Với chính sách thành viên và chính sách góp vốn như vậy,các HTX nông nghiệp không bị áp lực chạy theo lợi nhuận tối đa để chia cổ tứccàng cao càng tốt Các HTX có điều kiện thực hiện chức năng hỗ trợ, cung cấpdịch vụ tốt nhất, có lợi nhất cho thành viên của mình
Số lượng thành viên trung bình của một HTX:
- HTX chăn nuôi chế biến thịt có từ 70 đến 150 thành viên
- HTX chế biến sữa có từ 350 đến 400 thành viên
- HTX mua bán nông nghiệp có từ 250 đến 500 thành viên
- HTX trồng và bảo quản nho có từ 200 đến 300 thành viên
- HTX dịch vụ điện có từ 300 đến 500 thành viên
So với các HTX nông nghiệp Việt Nam, các HTX nông nghiệp Đức không
có khó khăn về đất hay trụ sở Cac HTX vì vậy không quá chú trọng đến việc phảimua đất hay sở hữu trụ sở riêng Trên cơ sở nguồn đất do HTX quản lý hoặc thuêdài hạn của xã viên, HTX được chính quyền địa phương cho phép xây dựng bánkiên cố các nhà kho, cửa hàng, trụ sở của mình khi có nhu cầu cần thiết
Hoàn toàn bình đẳng như các loại hình doanh nghiệp khác, các HTX nôngnghiệp ở Đức có thể vay vốn không khó khăn từ các ngân hàng thương mại Họkhông nhấ thiết phải có hay phải có đủ tài sản thế chấp mà quan trọng hơn là dự
án vay vốn khả thi và HTX có uy tín, hoạt động quản trị, điều hành minh bạch,
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 38hiệu quả Theo qui định của Luật HTX Đức, hàng năm các HTX đều được kiểmtoán định kỳ do Hiệp hội HTX thực hiện.
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 39c HTX ở Nhật
Ở Nhật Bản, các hợp tác xã nông nghiệp được tổ chức theo ba cấp: Liênđoàn toàn quốc hợp tác xã nông nghiệp cơ sở Các Hợp tác xã nông nghiệp cơ sởgồm hai loại: đơn chức năng và đa chức năng Từ năm 1961 trở về trước các hợptác xã đơn chức năng khá phổ biến Nhưng từ năm 1961 trở về đây, do chính phủNhật Bản khuyến khích hợp nhất các hợp tác xã nông nghiệp nhỏ thành hợp tác
xã nông nghiệp lớn nên mô hình hoạt động chủ yếu của hợp tác xã nông nghiệphiện nay là đa chức năng Các hợp tác xã nông nghiệp đa chức năng chịu tráchnhiệm đối với nông dân trên tất cả các lĩnh vực dịch vụ như cung cấp nông cụ, tíndụng, mặt hàng, giúp nông dân chế biến, tiêu thụ sản phẩm và bảo hiểm cho hoạtđộng của nông dân Có thể thấy ưu nhược điểm của hợp tác xã nông nghiệp NhậtBản qua phân tích cơ chế quản lý và chức năng hoạt động của chúng
Các hợp tác xã nông nghiệp đa chức năng của Nhật bản thường đảmđương các nhiệm vụ sau:
Cung cấp dịch vụ hướng dẫn nhằm giáo dục, hướng dẫn nông dân trồngtrọt, chăn nuôi có năng suất, hiệu quả cao cũng như giúp họ hoàn thiện kỹ năngquản lý hoạt động sản xuất Thông qua các cố vấn của mình, các hợp tác xãnông nghiệp đã giúp nông dân trong việc lựa chọn chương trình phát triển nôngnghiệp theo khu vực, lập chương trình sản xuất cho nông dân, thống nhất trongnông dân sử dụng nông cụ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến Các tổ chức Liên hiệptỉnh và Trung ương thường quan tâm đào tạo bồi dưỡng cố vấn cho hợp tác xãnông nghiệp cơ sở
Mục tiêu của hợp tác xã là giúp nông dân tiêu thụ hàng hóa có lợi nhất Do
đó, mặc dù các hợp tác xã nông nghiệp là đơn vị hạch toán lấy thu bù chi nhưngcác hợp tác xã không đặt lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà chủ yếu là trợ giúpnông dân Các hình thức giao dịch giữa hợ tác xã sẽ thanh toán cho nông dânkhá linh hoạt Nông dân có thể ký gửi hàng hóa cho hợp tác xã, hợp tác xã sẽthanh toán cho nông dân theo giá bán thực tế với một mức phí nhỏ, nông dân
Khóa luận tốt nghiệp môi trường
Trang 40cũng có thể gửi hợp tác xã bán theo giá họ mong muốn và hợp tác xã lấy hoahồng, thông thường nông dân ký gửi và thanh toán theo giá cả thống nhất và hợp
lý của hợp tác xã
Để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản do hợp tác xã tiêuthụ, hợp tác xã đã đề nghị nông dân sản xuất theo kế hoạch với chất lượng vàtiêu chuẩn thống nhất với nhau và ưu tiên bán cho hợp tác xã Về phần mình,hợp tác xã định tỷ lệ hoa hồng thấp Các hợp tác xã tiêu thụ nông sản theo quy
mô lớn, không chỉ ở chợ địa phương mà thông qua liên đoàn tiêu thụ trên toànquốc với các khách hàng lớn như xí nghiệp, bệnh viện Hợp tác xã đã mở rộng
hệ thống phân phối hàng hóa khá tốt ở Nhật Bản
Hợp tác xã cung ứng hàng hóa cho xã viên theo đơn đặt hàng và theo giáthống nhất và hợp lý Các hợp tác xã đã đạt đến trình độ cung cấp cho mọi xãviên trên toàn quốc hàng hóa theo giá cả như nhau, nhờ đó giúp cho người ở cácvùng xa xôi có thể có được hàng hóa mà không chịu được cước phí quá đắt.Hàng tiêu dùng không cần đặt hàng theo kế hoạch trước Thông thường các hợptác xã nhận đơn đặt hàng của xã viên, tổng hợp và đặt cho liên hiệp hợp tác xãtỉnh, sau đó tỉnh đặt cho liên hiệp hợp tác xã toàn quốc Đôi khi liên hiệp hợp tác
xã nông nghiệp tỉnh hoặc hợp tác xã nông nghiệp cơ sở đặt hàng trực tiếp chodoanh nghiệp sản xuất Nhìn chung các liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp tỉnh vàTrung ương không phải là cấp quản lý thuần túy mà là các tổ chức kinh tế, cáctrung tâm phân phối và tiêu thụ hàng hóa
Hợp tác xã nông nghiệp cung cấp tín dụng cho các xã viên của mình vànhận tiền gửi của họ với lãi suất thấp Các khoản vay có phân biệt: cho xã viênkhó khăn vay với lãi suất thấp ( có khi chính phủ trợ cấp cho hợp tác xã để bùvào phần lỗ do lãi suất cho vay thấp) Hợp tác xã nông nghiệp cũng được phép
sử dụng tiền gửi của xã viên để kinh doanh Ở Nhật Bản có tổ chức một trungtâm ngân hàng hợp tác xã nông nghiệp để giúp các hợp tác xã quản lý số tíndụng cho tốt Trung tâm này có thể được quyền cho các tổ chức kinh tế côngnghiệp vay nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp môi trường