Đánh giá hiện trạng nồng Độ hợp chất peflo trong nước sông trên Địa bàn huyện Đông anh, thành phố hà nội và Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý
Các nghiên cứu về các hợp chất PFCs trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Trong những năm gần đây, các hợp chất PFCs ngày càng nhận được sự quan tâm trên toàn cầu do chúng phân bố ở khắp nơi, bền vững trong môi trường, đặc biệt có khả năng tích lũy sinh học và tiềm ẩn nguy cơ độc hại Giesy và Kannan (2001) [1] lần đầu công bố về sự xuất hiện của các hợp chất PFCs trong dịch chiết mẫu máu và gan của các động vật có vú, chim, cá hay thậm chí trong máu người [9]
Những nghiên cứu sau đó đã cho thấy, PFCs được tìm thấy trong không khí [10], nước mặt [11] [12] [13], trầm tích [14] [15] và mẫu sinh học [16] [17] Trong
18 số các hợp chất PFCs, perflooctansunfonat (PFOS) và axit perflooctanoic (PFOA) là
2 hợp chất điển hình và thường được phát hiện ở nồng độ cao nhất trong nền mẫu môi trường
Năm 2009 - 2011, PFOS, PFOA và một số hợp chất liên quan đã được đưa vào danh sách các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POPs) cần hạn chế sử dụng và hướng tới loại bỏ theo Công ước Stockholm
Tại các quốc gia phát triển, Mỹ là quốc gia sản xuất nhiều nhất các PFCs và cũng là quốc gia đầu tiên thực hiện những nghiên cứu về các hợp chất này Các nghiên cứu về các dạng ô nhiễm cũng như mức độ ảnh hưởng của các hợp chất PFCs đối với môi trường, cơ thể người và động vật đã được thực hiện từ khá lâu
PFOS và PFOA trong môi trường nước mặt đã được phát hiện lần lượt với nồng độ cao nhất lần lượt tại Michigan là 29 ng/l và 36 ng/l, tại New York là 0,8 - 30 ng/l và của PFOA là 10 - 173 ng/l Đặc biệt tại khu vực hồ Onondaga, nồng độ của PFOS đo được ở mức 198 - 1090 ng/l, nồng độ cao bất thường này được lý giải bởi xung quanh khu vực này có rất nhiều các cơ sở công nghiệp [18]
Nhật Bản là quốc gia đầu tiên tại khu vực Châu Á thực hiện các nghiên cứu về PFOS và PFOA trong môi trường Các kết quả nghiên cứu cho thấy, các hợp chất PFCs được tìm thấy tại rất nhiều khu vực như lưu vực sông Yodo, sông Kinki, vịnh Tokyo, vịnh Osaka là những lưu vực tiếp nhận phần lớn lượng nước thải từ khu vực xung quanh, với hàm lượng khá cao, trong đó PFOS và PFOA là những hợp chất ô nhiễm điển hình
Gần đây, do sự tuân thủ các cam kết đã ký kết của Công ước Stockhlm tại các quốc gia phát triển, sự ô nhiễm các hợp chất PFOS/PFOA có xu hướng dịch chuyển sang các quốc gia đang phát triển Trung Quốc, một quốc gia đang phát triển với tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng, nồng độ hợp chất PFOS/PFOA khi so sánh với một số quốc gia có nền kinh tế lớn như Mỹ, EU hay Nhật Bản thì có sự khác biệt không đáng kể
Cụ thể nếu so sánh với hàm lượng PFOS/PFOA tại sông Yodo (Nhật Bản) được coi là lưu vực sông bị ô nhiễm nặng nhất thì thấp hơn nhưng lại cao hơn nếu
19 so với kết quả tại sông SanFransico (Mỹ) Hay tại Thái Lan, là quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có nền kinh tế khá tương đồng với Việt Nam, đã có những nghiên cứu khá chi tiết và quy mô đánh giá mức độ ô nhiễm, cho thấy sự hiện diện đáng lo ngại của các hợp chất này trong môi trường và sự phơi nhiễm của con người
Bảng 1.3: Nồng độ PFOS và PFOA trong nước mặt tại một số quốc gia
Quốc gia Vị trí PFOS (ng/l) PFOA (ng/l) TLTK
Thổ Nhĩ Kì Hồ terkos 0.08 - 2.1 2.78 - 8.1 [20]
Singapore Khu vực ven biển 0.37 - 26.5 0.72 - 184 [20]
(Nguồn : Tổng hợp của tác giả) 1.2.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam
Một số nghiên cứu gần đây đã công bố sự hiện diện PFCs trong nước thải đô thị, nước thải tại một số làng nghề tái chế, bãi chôn lấp rác hay thậm chí được tìm thấy trong cá tại một số sông, hồ ở Việt Nam Thực tế cho thấy, Việt Nam đang chuyển từ một nước nông nghiệp sang phát triển công nghiệp, đi đôi với quá trình đô thị hóa nhanh chóng trong những năm trở lại đây
Việt Nam tham gia công ước Stockholm từ ngày 22 tháng 7 năm 2002, trở thành thành viên thứ 14 trong tổng số 172 nước ký tham gia Công ước tính đến nay
Công ước Stockholm ra đời với mục đích để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường trước các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy Các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hay các chất POPs là các hóa chất hữu cơ độc hại, tồn tại bền vững trong
20 môi trường, có khả năng phát tán rộng, tích lũy sinh học trong các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước, gây nguy hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người và môi trường
Tuy nhiên, dữ liệu về hiện trạng ô nhiễm môi trường gây ra bởi các hợp chất hữu cơ khó phân hủy mới, phát thải từ sản xuất công nghiệp hay các hoạt động dân sinh như PFCs vẫn còn khá hạn chế Ở Việt Nam, các dữ liệu về PFCs vẫn còn hạn chế trong các nghiên cứu về môi trường mặc dù các hợp chất PFCs đã được sử dụng trong thời gian dài Theo một kết quả nghiên cứu, PFOA chiếm ưu thế trong môi trường nước với nồng độ trung bình 8,54 ng/l [22]
Tại miền bắc Việt Nam, giá trị trung bình (ng/l) của hàm lượng tổng các PFCs trong nước mặt tại 5 địa điểm với các hoạt động đặc thù tại Hà Nội và Hưng Yên như sau: Khu vực nông thôn 9,4 [23]; điểm xả thải nước thải sinh hoạt 12[23];
Các hợp chất PFCs, đặc biệt là PFOS và PFOA, đã được tìm thấy trong tất các mẫu nước tại hệ thống sông hồ tại Hà nội Nồng độ PFCs trong các sông dao động từ 0,93 đến 28 ng/l PFOA chiếm thành phần chính trong các PFCs thuộc nhóm axit peflocacboxylic Đặc biệt đối với hồ Yên Sở, nơi tập trung lượng nước thải của thành phố thì hàm lượng PFCs tìm thấy cao nhất Các PFCs được tìm thấy với số nguyên tử cacbon trong phân tử thấp từ C4 đến C10 trong nước thuộc hệ thống thoát nước thải sông hồ Hà Nội Sự có mặt các hợp chất PFCs trong nước sông hồ Hà Nội chứng tỏ các PFCs có từ nước thải đô thị của thành phố Các số liệu quan trắc về PFCs trong môi trường nước đều thấp hơn nhiều so với ngưỡng cho phộp trong nước uống của PFOS là 0,20 àg/l [12] và 0,3 àg/l [6]
Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội - Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Huyện Đông Anh nằm ở phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 18 km, có vị trí địa lý:
Phía Đông giáp thành phố Từ Sơn và huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh Phía Tây giáp huyện Mê Linh và huyện Đan Phượng
Phía Nam giáp các quận Tây Hồ, quận Bắc Từ Liêm, quận Long Biên và huyện Gia Lâm
Phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn
Huyện Đông Anh có diện tích 185,68 km², dân số tính đến 31/12/2022 là 437.308 người, mật độ dân số đạt 2.355 người/km²
(Nguồn: bandodiaoc.com) Hình 1.3: Bản đồ hành chính huyện Đông Anh
Huyện Đông Anh là vùng đất có bề dày về truyền thống và lịch sử văn hóa, nơi lưu giữ những giá trị của một nền văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc
Xưa kia Đông Anh có tên là Đông Khê, thuộc phủ Từ Sơn của tỉnh Bắc Ninh, được nhập phần lớn vào tỉnh Phù Lỗ (được thành lập ngày 6/10/1901) Ngày 10/4/1903, huyện Đông Khê đổi tên thành huyện Đông Anh Đến năm 1904, tỉnh Phù Lỗ đổi tên thành tỉnh Phúc Yên thì huyện Đông Anh thuộc tỉnh Phúc Yên Thời kỳ 1913-1923 thuộc tỉnh Vĩnh Yên Thời kỳ 1923-1950 thuộc tỉnh Phúc Yên Thời kỳ 1950-1961 thuộc tỉnh Vĩnh Phúc Ngày 20/4/1961: huyện Đông Anh (gồm 16 xã) sáp nhập vào Hà Nội Sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, đến ngày 31-5-1961, Đông Anh trở thành huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội Ngày 13/10/1982 thành lập thị trấn Đông Anh Thị trấn có diện tích 797,2 ha, gồm đất của 4 xã Tiên Dương, Uy Nỗ, Nguyên Khê, Xuân Nộn
Khi nhắc đến huyện Đông Anh, người ta thường nghĩ ngay đến Cổ Loa thành - nơi từng hai lần được chọn làm kinh đô của các triều đại phong kiến mà cụ thể là thời An Dương Vương (thế kỷ III trước CN) và Ngô Quyền (thế kỷ X) Ngày nay, nhiều thôn làng ở Đông Anh còn lưu giữ được những di tích lịch sử, những lễ hội truyền thống phản ánh rõ quá trình đấu tranh dựng và giữ nước của dân tộc Không chỉ vậy, nơi đây còn bảo tồn và phát huy được nhiều bộ môn nghệ thuật truyền thống có giá trị như ca trù Lỗ Khê, rối nước Đào Thục, tuồng cổ Cổ Loa… Trong quá khứ cách mạng hào hùng, người dân Đông Anh luôn nêu rõ tinh thần đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm Ngay từ năm 1940, nơi đây đã là an toàn khu của Trung ương Đảng, là vùng hoạt động bí mật của các đồng chí lãnh đạo như Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Văn Thụ, Trường Chinh… Ngày 10/04/2001, nhân dân và các lực lượng vũ trang huyện đã vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phát huy tinh thần cách mạng, ngày nay Đông Anh đang tiến những bước vững chắc trên con đường phát triển
Với nhiều thuận lợi về vị trí địa lý, Đông Anh đang là huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh, có nhiều công trình trọng điểm của trung ương và thành phố Phát huy
23 truyền thống anh hùng, tăng cường xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh và hệ thống chính trị vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh quá trình đô thị hóa, hình thành các khu đô thị, các trung tâm thương mại dịch vụ, các khu công nghiệp tập trung, các vùng sản xuất nông nghiệp chất lượng cao tạo bước phát triển toàn diện, bền vững về kinh tế - văn hóa - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, xây dựng huyện Đông Anh giàu đẹp, văn minh, hiện đại
- Khí hậu, lượng mưa Đông Anh, mùa ẩm ướt thì nóng, ngột ngạt và mây bao phủ và mùa khô thì thoải mái, ẩm ướt và gần như trong xanh Theo diễn tiến trong năm, nhiệt độ thường thay đổi từ 14°C đến 33°C và hiếm khi dưới 9°C hoặc trên 37°C
Hình 1.4: Khí hậu ở Đông Anh
Mua hè kéo dài trong 4,8 tháng, từ 4 tháng 5 đến 30 tháng 9, với nhiệt độ cao trung bình hàng ngày trên 31°C Tháng nóng nhất trong năm ở Đông Anh là Tháng 6, với nhiệt độ cao trung bình là 33°C và nhiệt độ thấp trung bình là 26°C
Hình 1.5: Nhiệt độ trung bình ở Đông Anh
Mùa ẩm ướt hơn kéo dài 5,1 tháng, từ 3 tháng 5 đến 5 tháng 10, với lớn hơn 31% cơ hội của một ngày nhất định là ngày ẩm ướt Tháng có nhiều ngày ẩm ướt nhất ở Đông Anh là Tháng 8, với trung bình là 17,3 ngày và có lượng mưa ít nhất vào khoảng 1 milimét
Mùa khô hơn kéo dài 6,9 tháng, từ 5 tháng 10 đến 3 tháng 5 Tháng có ít ngày ẩm ướt nhất ở Đông Anh là Tháng 1, với trung bình là 1,9 ngày và có lượng mưa ít nhất vào khoảng 1 milimét
Trong số những ngày ẩm ướt, chúng tôi phân biệt giữa những ngày trải qua mưa mà thôi, tuyết mà thôi, hoặc a mixture cả hai Tháng có nhiều ngày nhất mà chỉ có mưa ở Đông Anh là Tháng 8, với trung bình là 17,3 ngày Căn cứ theo loại này, hình thức lượng mưa thông thường nhất suốt năm là rain alone, với khả năng đạt đỉnh 57% ngày 25 tháng 8
Trên địa bàn huyện còn có Đầm Vân Trì là đầm nước tự nhiên lớn nhất nằm trên địa bàn các xã' Kim Chung, Kim Nỗ, Vân Nội Ngoài ra còn có các đầm nước khác như đầm Nguyên Khê, đầm Hải Bối, cùng nhiều hồ nước trên địa bàn huyện
25 Sông Thiếp nối đầm Vân Trì qua sông Hoàng Giang chảy quanh khu di tích Cổ Loa Sông Ngũ Huyện Khê nối từ Sông Đuống chảy về Từ Sơn qua Yên Phong, Tiên Du thông ra sông Cầu tại thành phố Bắc Ninh Ngoài ra còn có sông đào Đông Anh cùng hệ thống kênh mương thủy lợi
- Kinh tế, xã hội Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ thành phố Hà
Nội đã xác định đến năm 2025, thành phố phấn đấu đưa 5 huyện thành quận, trong đó có huyện Đông Anh Thực hiện mục tiêu trên, thời gian qua, huyện Đông Anh đã có nhiều nỗ lực, phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để "lên" quận trong năm 2023, chậm nhất là năm 2024 Những năm gần đây, Đông Anh là huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh, phát triển kinh tế bền vững, toàn diện Đặc biệt, Đề án đầu tư, xây dựng huyện Đông Anh thành quận đến năm 2025 được thành phố phê duyệt tạo thời cơ, vận hội mang tính lịch sử của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Đông Anh để trở thành đô thị trung tâm của Thủ đô Hà Nội, với hàng loạt các dự án lớn, như:
Thành phố thông minh, công viên Kim Quy, trung tâm hội chợ triển lãm quốc gia Đây là những nền tảng quan trọng để xây dựng Đông Anh trở thành trung tâm thương mại, tài chính, du lịch, dịch vụ chất lượng cao của khu vực phía Bắc Thủ đô
Theo đó năm 2022, kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anh tiếp tục duy trì tăng trưởng ở mức cao hơn so với cùng kỳ năm 2021 Giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn ước tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2021
Bảng 1.4: Dân số huyện Đông Anh
Năm Dân số toàn khu vực quy hoạch Dân số đô thị Dân số nông thôn
Nội dung nghiên cứu
Để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu, học viên tiến hành các nội dung nghiên cứu sau:
- Thu thập các tài liệu có liên quan đến khu vực nghiên cứu - Lấy mẫu tại hiện trường
- Xử lý mẫu và phân tích các hợp chất PFCs trong nước sông tại phòng thí nghiệm
- Đánh giá nồng độ các hợp chất PFCs trong nước sông - Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý PFCS trong nước sông trên địa bàn Huyện
Hình 2.1: Sơ đồ cấu trúc logic của nghiên cứu Thu thập các tài liệu có liên quan đến khu vực nghiên cứu
Các số liệu, dữ liệu và tổng hợp tài liệu liên quan đến các nội dung nghiên cứu như:
+ Hợp chất PFCs, các nghiên cứu về độc tính, khả năng tích lũy trong môi trường, + Phương pháp xử lý PFCs,
+ Cách sử dụng thiết bị sắc ký lỏng ghép khối phổ LC-MS/MS + Quy định của EU về giới hạn nồng độ các hợp chất PFCs
Lấy mẫu tại hiện trường: Thực hiện lấy 2 đợt: mùa mưa và mùa khô Mỗi đợt lấy mẫu 18 mẫu nước sông, 5 mẫu nước thải
Xử lý mẫu và phân tích các hợp chất PFCs trong nước sông tại phòng thí nghiệm: Tác giả tiến hành lấy mẫu nghiên cứu, tổng hợp kết quả, phân tích kết quả trong phòng thí nghiệm để đưa ra kể quả chính xác dựa vào các dụng cụ, hóa chất Đánh giá nồng độ các hợp chất PFCs trong nước sông Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý PFCS trong nước sông trên địa bàn Huyện
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hợp chất PFCs
17 hợp chất PFCs trong môi trường nước sông trên địa bàn Huyện Đông Anh trong nghiên cứu này bao gồm: Axit peflobutanoic (PFBA), Axit peflopentanoic (PFPeA), Axit peflohexanoic (PFHxA) , Axit pefloheptanoic (PFHpA) , Axit peflooctanoic (PFOA), Axit peflononanoic (PFNA) , Axit peflodecanoic (PFDA), Axit Pefloundecanoic (PFUdA), Axit Peflododecanoic (PFDoA), Axit Peflotridecanoic (PFTrDA), Axit Peflotetradecanoic (PFTeDA), Axit Peflohexadecanoic (PFHxDA), Axit Peflooctadecanoic (PFODA), Muối peflohexansunfonat (L-PFHxS), Muối peflooctansunfonat (L-PFOS), Muối Peflodecansunfonat (L-PFDS), Muối peflobutanesulfonate(L-PFBA)
Bảng 2.1: Danh sách hợp chất PFCs trong nghiên cứu
STT Tên hợp chất Tên viết tắt
STT Tên hợp chất Tên viết tắt
(Nguồn: Tác giả tổng hợp) 2.3 2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Sông Cà Lồ, Sông Hoàng Giang, Sông Ngũ Huyện Khê, Sông Hồng, Sông Đuống lưu vực chảy qua huyện Đông Anh, TP Hà Nội
Hình 2.2: Bản đồ giới hạn địa phận huyện Đông Anh (google map)
2.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Các số liệu, dữ liệu và tổng hợp tài liệu liên quan đến các nội dung nghiên cứu như: Hợp chất PFCs, các nghiên cứu về độc tính, khả năng tích lũy trong môi trường, phương pháp xử lý PFCs, cách sử dụng thiết bị sắc ký lỏng ghép khối phổ
32 LC-MS/MS được thu thập từ các sách, giáo trình, luận văn, luận án, tạp chí và các công bố trên các website liên quan và từ thư viện
Thu thập tài liệu về quy định của Uỷ ban châu Âu về giới hạn nồng độ của các hợp chất PFCs trong nước Theo Quy định được ban hành vào ngày 8/4/2020 sửa đổi Phụ lục I của Quy định EU 2019/1021 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu liên quan đến việc liệt kê axit perfluorooctanoic (PFOA), muối của nó và các hợp chất liên quan đến PFOA, trong đó Giá trị giới hạn đó phải được đặt ở mức 0,025 mg/kg (tương đương 25 ng/L) đối với PFOA bao gồm cả muối của nó
2.4.2 Phương pháp điều tra, khảo sát ngoài thực địa
Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa giúp nhìn nhận vấn đề một cách chính xác và chân thực, kiểm chứng lại một số thông tin đã tìm đọc được từ phương pháp thu thập, phân tích các tài liệu liên quan
Phương pháp này giúp tiếp cận nguồn thông tin hiệu quả, có cái nhìn rõ nét nhất về các vấn đề thực tế Quá trình đi khảo sát giúp phát hiện thêm nhiều thông tin hữu ích
Mẫu lấy vào bình nhựa sạch, trước khi đựng tráng kĩ 2 đến 3 lần bằng mẫu sắp đựng, đậy nút chặt và thể tích lấy là 1 lít
Thực hiện lấy mẫu nước sông và mẫu nước thải của công thoát nước thải khu vực lân cận
+ Đợt 2: Mùa mưa: 26-27/6/2022 Thời tiết: Nắng nhẹ, có mây
Hình 2.3: Bản đồ vị trí lấy mẫu nước tại lưu vực sông trên huyện Đông Anh
(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Bảng 2.2: Thông tin điểm lấy mẫu nước mặt tại lưu vực sông
STT Địa điểm lấy mẫu Ký hiệu Tọa độ
1 Điểm tiếp giáp với huyện Mê Linh (đặc biệt là kcn Quang Minh, huyện Mê Linh) NM01 21.0048463 105.8031829 2 Điểm NM trước xã Nguyên Khê NM02 21.1871414 105.8017273
3 Gần CCN Nguyên Khê NM03 21.1890020 105.8149505
4 Điểm tiếp giáp với Bắc Ninh NM04 21.1932752 106.6570421 5 Điểm sau CCN Nguyên Khê NM05 21.1932823 106.6054503
7 Điểm trước khi đi qua xã Cổ Loa, điểm ở giữa các cơ sở sản xuất cơ khí NM07 21.1029067 106.6197924
8 Điểm cuối sông Hoàng Giang trước khi chảy vào sông Ngũ Huyện Khê NM08 21.1092605 106.6381463
III Sông Ngũ Huyện Khê
9 Đoạn cầu Lộc Hà NM09 21.0993995 106.6377508
10 Điểm tiếp giáp với tt Yên Viên, huyện Gia
11 Điểm trước khi giao với Sông Hoàng Giang NM11 21.1216202 106.6441528
12 Điểm cuối sông Ngũ Huyện Khê, trước khi giao với Sông Đuống NM12 21.0744934 106.6070400
13 Điểm đầu Sông Hồng khi chảy qua Huyện (trước KCN Bắc Thăng Long) NM13 21.1038620 106.4950472 14 Điểm sau KCN Bắc Thăng Long NM14 21.1018641 106.5623064
15 Điểm trước khi giao với Sông Ngũ Huyện
16 Điểm cuối sông Đuống trên địa bàn Huyện NM16 21.0714399 106.6283661
17 Điểm sau khi giao với Sông Ngũ Huyện
18 Điểm cuối sông Đuống trên địa bàn huyện NM18 21.0772915 106.6594545 19 Nước thải của Hệ thống thoát nước thải quanh CCN Nguyên Khê NT19 21.1777499 106.6031365
35 20 Nước thải Hệ thống thoát nước thải quanh
Thị trấn Đông Anh NT20 21.1588609 106.5965289
21 Nước thải Hệ thống thoát nước thải quanh
22 Nước thải Hệ thống thoát nước thải của xã
23 Nước thải Hệ thống thoát nước thải xã Vĩnh
(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Nước mặt được lấy ở độ sâu 0 - 50 cm Nước được lấy vào chai thủy tinh 1000 ml đã được tráng sạch bằng metanol, mẫu sau đó được giữ trong đá khi vận chuyển Mẫu được vận chuyển đến phòng thí nghiệm được bảo quản trong tủ lạnh ở 4 o C và tiến hành xử lý mẫu trong 2 tuần Nếu không mẫu phải được lưu trong trạng thái đông đá
Mẫu nước dễ bị biến đổi, tốc độ biến đổi phụ thuộc vào thành phần chất hữu cơ, vi sinh vật của nước Nếu để mẫu lâu thì sự sai khác các lớn Mẫu mang về phòng bảo quản lạnh và phân tích ngay
2.4.3 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
Tác giả tiến hành lấy mẫu nghiên cứu, tổng hợp kết quả, phân tích kết quả trong tròng thí nghiệm để đưa ra kể quả chính xác dựa vào các dụng cụ, hóa chất
Toàn bộ hóa chất đều thuộc loại tinh khiết dùng trong phân tích
- Dung dịch amoniac 25%, Merck, Đức - Dung dịch axit axetic 99,9%, Merck, Đức - Muối amoni axetat 97%, Merck, Đức - Metanol, Merck, Đức
- Nước đeion được điều chế từ thiết bị lọc nước siêu sạch Thermo Scientific - Cột chiết pha rắn HLB (6 ml, 200 mg) Oasis -Waters, Mỹ
36 - Cột chiết pha rắn C18 (3 ml, 500 mg) LiChrolut, Merk - Màng lọc thủy tinh cú đường kớnh lỗ lọc 0,45 àm, Whatman, Anh - Đĩa lọc nylon 0,2àm Supelco
- Hỗn hợp chất chuẩn gốc của Wellington lab, Canada (lot: FPAC- MXB0516) chứa các axit perfloankyl carboxylic (13 hợp chất bao gồm từ C4-C14, C16 và C18) và các perfloankyl sunfonat (4 hợp chất bao gồm: C4, C6, C8 và C10) với nồng độ từng chất 2 ppm trong metanol; Hỗn hợp chất đồng hành của Wellington lab, Canada (lot: MPAC-MXA0816) chứa các chất đánh dấu ( 13 C) axit perfloankyl carboxylic (7 hợp chất bao gồm C4, C6, C8, C9, C10, C11 và C12) và ( 18 O, 13 C) perfloankyl sunfonat (2 hợp chất bao gồm C6 và C8) với nồng độ từng chất 2 ppm trong metanol Tất cả các dung dịch chuẩn đều được pha bằng cách pha loãng các chất chuẩn gốc trong metanol
- Thiết bị quan trắc hiện trường đo thông số pH và DO, Hach, Hoa Kỳ - Hệ thiết bị sắc ký lỏng ghép nối khối phổ kép LC-MS/MS 8040, Shimadzu, Nhật Bản
- Bộ lọc hút chân không Buchi, Thụy Sỹ - Bộ chiết pha rắn SPE, Supelco, Hoa Kỳ - Cân phân tích 2 số và 4 số, Shimadzu, Nhật Bản - Máy lọc nước đeion Thermo Scientific, Hoa Kỳ - Máy siêu âm Elma D-78224 Singen/HTW, Đức - Máy lắc Vortex Mixer KMC 1300V, Hàn Quốc - Máy li tâm Rotina 35R, Hetteic Zentrifugen, Đức - Ống đong 100, 250, 500 ml
- Lọ thủy tinh đựng mẫu 2 ml - Cốc đong 50 ml
- Xilanh 50 ml c Pha các dung dịch chuẩn, hóa chất
Pha các dung dịch chuẩn
37 - Từ dung dịch chuẩn gốc PFAC-MXB 2 ppm pha loãng 4 lần để được nồng độ 0,5 ppm: lấy 750 àl dung mụi MeOH và 250 àl dung dịch hỗn hợp chuõ̉n gốc vào lọ 1,5 ml
- Pha dung dịch chuõ̉n làm việc, nồng độ 100 ppb: Lấy 200 àl dung dịch 0,5ppm vào bình định mức 1ml, pha loãng bằng dung môi MeOH tới vạch định mức
- Pha dung dịch chất đồng hành (SR) làm việc, nồng độ 100 ppb: Lấy 500 àl dung dịch chất đồng hành gốc MPFAC - MXA 2 ppm vào bình định mức 10 ml, pha loãng tới vạch mức bằng dung môi MeOH Đệm axit axetic /natri axetat 0,1M (pH = 4)
- Pha dung dịch axit axetic 0,1 M: Hòa tan 6,005g axit axetic 99,9% vào 01 lít nước
- Pha dung dịch natri axetat 0,1 M: Hòa tan 1,6406g natri axetat với 200 ml nước
- Trộn lẫn 820ml dung dịch axit axetic 0,1M với 180ml dung dịch natri axetat 0,1 M
Pha 01 lít hỗn hợp: trộn 4 ml dung dịch amoniac 25% với 996 ml MeOH (d 0,97kg/l)
PFNA
Bước đầu nhận định các nguồn thải PFCs trong khu vực nghiên cứu
Theo khảo sát thực tế, từ điểm đầu sông đến điểm cuối mà lấy mẫu thuộc địa phận huyện Đông Anh có rất nhiều nguồn ô nhiễm tác động vào nước sông
Các nguồn gây ô nhiễm chính: chất thải nhà máy, khu công nghiệp, dịch vụ, y tế, quá trình sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, sinh hoạt, bãi rác thải sinh hoạt của người dân xung quanh khu vực các sông
Tại vị trí mẫu M5, M6, M7, M8, M9, M10, M11, M12, M13, M14 chịu ảnh hưởng từ nguồn thải của người dân xã Võng La và người dân phường Đông Ngạc phía bên kia sông Hồng Đây cũng là những điểm nằm gần khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Nam Thăng Long, trong nghiên cứu của các tác giả Phùng Thị Vĩ, Nguyễn Thúy Ngọc, Bùi Thị Thúy, Phan Đình Quang, Phạm Hùng Việt, Dương Hồng Anh cho kết quả các hợp chất PFCs có hàm lượng tương đối cao ở những nơi gần khu công nghiệp Các mẫu lấy trong nghiên cứu được phân tích trong 32 mẫu nước và 14 mẫu trầm tích được lấy dọc theo sông Nhuệ và sông Đáy chảy qua 6
55 tỉnh, thành phố có mật độ dân số cao của miền Bắc PFCs phát hiện được trong
100% mẫu nước với nồng độ trung bình tổng là 7,85 ng/l (giá trị trong khoảng 4,54 đến 13,48 ng/l) Trong trầm tích chỉ tìm thấy PFCs trong 40% số mẫu với tổng hàm lượng ở mức thấp (0,06-2,60 ng/g mẫu khô) Axit perfloankyl carboxylic với số nguyên tử cacbon trong phân tử thấp (từ C4 đến C8) là những cấu tử trội tìm thấy trong nước mặt, còn trong trầm tích có phát hiện thấy perfloankyl sunfonat nhưng ở hàm lượng thấp, xấp xỉ ngưỡng giới hạn định lượng
Vị trí mẫu M7, M14 chính là nguồn thải ô nhiễm có nguồn gốc từ nước thải công nghiệp, dịch vụ, làng nghề, dân sinh dọc lưu vực sông Hồng chảy qua cống
Xã Xuân Nội cùng với khoảng 50 cơ sở trên địa bàn xả thải vào kênh trục song Cà Lồ và bãi chôn lấp rác
Vị trí mẫu M8, M9 chịu ảnh hưởng từ nước thải của các khu công nghiệp chế tạo giấy, bìa, nhựa, bao bì carton, thức ăn chăn nuôi, cơ khí và nguồn thải từ khu dân cư
Mẫu M10 chịu tác động từ nguồn thải từ công ty sản xuất plastic, cao su tổng hợp, tái chế phế liệu và khu dân cư, Cụm CN Làng nghề Vân Hà, Liên Hà
Mẫu M12 là nước thải của cả khu dân cư bao gồm tất cả các hoạt động kinh doanh dịch vụ sản xuất của người dân
Mẫu M13 chịu ít tác động của nguồn thải từ sinh hoạt
Mẫu M14 là nguồn thải tập chung của khu dân cư và Cụm công nghiệp Nguyên Khê, Cụm làng nghề Vân Hà, khu vực xã Việt Hùng Các hoạt động tại một số làng nghề nơi đây tiềm ẩn rất nhiều yếu tố ô nhiễm cho nguồn nước trong đó có ô nhiễm các hợp chất PFCs, đây là các chất phụ gia có tác dụng chống thấm dùng trong các sản phẩm gỗ, sơn, vải Hợp chất này sẽ theo nước thải từ các cơ sở có các hoạt động dệt nhuộm, sản xuất đồ gỗ thải ra môi trường nước
Mẫu M15 được lấy tại chân cầu Xuân Cầu nơi chịu ảnh hưởng nguồn thải sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và dịch vụ
Qua đó, nhận thấy rằng nguồn ô nhiễm nước thải từ khu công nghiệp và nước thải từ khu dân cư là chính ở dọc sông Cà Lồ giáp khu vực Bắc Ninh
Đề xuất các biện pháp quản lý các hợp chất PFCs trong nước sông trên địa bàn Huyện Đông Anh
Qua quá trình nghiên cứu, tác giả có những đề xuất biện pháp sau:
- Tăng cường vai trò, năng lực quản lý nhà nước:
+ Cần có thêm nhiều các đánh giá về hợp chất PFCs trong môi trường nước tại khu vực để từ đó cơ quan, nhà nước có những số liệu, đánh giá về hợp chất này để tìm ra những biện pháp phù hợp, tốt nhất đối với người dân, làm cơ sở đề xuất về quy định giới hạn nồng độ cho phép của hợp chất trong các Tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường
+ Xây dựng kế hoạch triển khai công tác bảo vệ môi trường huyện Đông Anh hàng năm Trong đó, phân công rõ nhiệm vụ, trách nhiệm và tiến độ thực hiện cụ thể cho các phòng ban
+ Tăng cường, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất) Xử lý nghiêm (có thể dẫn đến hình sự) các trường hợp cố tình gây ô nhiễm môi trường đã được thanh tra, kiểm tra những năm trước Tăng cường kết hợp giữa công tác kiểm tra môi trường với kiểm tra, xử lý vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng
+ Điều tra, thống kê, phân loại làng nghề, các cơ sở sản xuất trong làng nghề, nông thôn để quản lý
+ Kiểm soát hoạt động xả thải vào nguồn nước, kiểm soát đối vưới các nguồn thải Đối với nước thải sinh hoạt áp dụng theo QCVN 14:2015/BTNMT, đối với nước thải công nghiệp áp dụng QCTĐHN 02:2014/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật nước thải công nghiệp trên địa bàn Thủ đô Hà Nội Cơ quan quản lý hướng dẫn doanh nghiệp chú trọng đầu tư các công trình xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, bảo đảm nước thải sau xử lý phải đạt quy chuẩn kỹ thuật cho phép trước khi xả thải Đối với cụm công nghiệp Bắc Thăng Long, cụm công nghiệp làng nghề, cụm sản xuất làng nghề xung quanh khu vực sông Hồng cần thường xuyên kiểm tra kiểm soát chất lượng nước thải trước khi xả thải Việc kiểm
57 tra thường xuyên chất lượng nước thải trước khi xả thải là điều bắt buộc bởi chính hành động này là quyết định đến việc nước bị ô nhiễm hay không Để phát triển bền vững lưu vực sông trước hết cần có các mục tiêu, định hướng phát triển bền vững từ đó đưa ra giải pháp phát triển đảm bảo tính thống nhất trong toàn lưu vực theo nguyên tắc "quản lý thống nhất theo lưu vực, không chia cắt theo địa giới hành chính" Để thực hiện điều này, trước hết phải tuân thủ việc lập và thực hiện quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Quy hoạch về thủy lợi, thủy điện, cấp nước, giao thông đường thủy nội địa và các quy hoạch khác có hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước do bộ, ngành, địa phương lập (gọi chung là quy hoạch chuyên ngành có khai thác, sử dụng tài nguyên nước) phải phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước Như vậy, nếu đã lập và triển khai thực hiện quy hoạch tài nguyên nước thì các định hướng phát triển dưa trên cơ sở khai thác sử dụng tài nguyên nước, cũng như các quy hoạch phát triển, quy hoạch sử dụng đất đều phải có sự gắn kết và tuân thủ các yêu cầu và giải pháp được đưa ra trong quy hoạch tài nguyên nước
+ Có biện pháp quản lý tổng hợp tài nguyên nước và quản lý lưu vực sông Đây là vấn đề phù hợp với xu thế chung của thế giới hiện nay, bao gồm 3 nội dung chính là phát triển (quy hoạch và xây dựng công trình), quản lý (phân bổ, giải quyết tranh chấp, quản lý ô nhiễm ) và bảo vệ (bảo vệ rừng, quản lý phân bón, thuốc trừ sâu, cơ cấu mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp, bảo vệ dải ven bờ ) Các nước phát triển, quản lý tổng hợp tài nguyên nước và quản lý tổng hợp lưu vực sông chủ yếu thực hiện nội dung “quản lý” hơn là “phát triển”, bởi hầu như công trình khai thác và sử dụng nước theo quy hoạch đã được xây dựng, kiểm soát 80-100% nguồn nước trên từng lưu vực sông, trong khi ở nước ta hiện có chỉ mới kiểm soát khoảng 50% dòng chảy trên các dòng sông Vì thế, để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nội dung “phát triển” xem chừng quan trọng hơn nội dung “quản lý” Vì thế, học tập những cái hay, cái mới ở các nước phát triển nhưng chúng ta cũng cần có những bước đi phù hợp với thực tế của nền kinh tế và dân trí Trong khi chuẩn bị cho những sự phân định rạch ròi khi chạm đến ranh giới “phát triển trong bảo vệ”, cần
58 tỉnh táo hơn trong sự cộng tác để thực thi quan điểm “bảo vệ trong phát triển” Sự phối hợp chặt chẽ, có trách nhiệm giữa các bộ/ngành sử dụng nước sẽ là cách thức hợp lý nhất cho chức năng “quản lý” trong điều kiện hiện nay
- Đối với cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đầu tư: Bố trí kinh phí tập trung thực hiện các nhiệm vụ: Đầu tư triển khai hệ thống đường ống đấu nối nước thải vào trạm xử lý nước thải tập trung tại một số khu vực đã có hệ thống xử lý nước thải (xã Vân Hà, Liên Hà, Nguyên Khê, Hải Bối); Kè, cứng ao, hồ, xây dựng hạ tầng quanh ao, hồ; Thực hiện xử lý nước ao, hồ bằng các phương pháp khác nhau đối với những ao, hồ đã được cải tạo Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong công tác bảo vệ môi trường: Xã hội hóa công tác kiểm soát ô nhiễm: Xây dựng cơ chế ưu đãi, khuyến khích cho đơn vị thực hiện quan trắc định kỳ các doanh nghiệp trên địa bàn, với tiêu chí người gây ô nhiễm phải trả tiền và khắc phục; Xã hội hóa công trình xử lý chất thải làng nghề
- Giải pháp về tuyên truyền
+ Tuyên truyền đến các nhà quản lý, cộng đồng về các số liệu đánh giá hàm lượng PFCs ở khu vực này
+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về các tác động nguy hại đến sức khỏe và môi trường do các hợp chất PFCs và các giải pháp hạn chế
+ Tuyên truyền đến các chủ tàu, thuyền, các cơ sở sản xuất, nhà hàng, khách sạn sát hai bên bờ sông về các số liệu ô nhiễm, biện pháp hạn chế nguồn thải chứa PFCs ra môi trường
+ Tuyên truyền đến người nông dân hai bên bờ sông hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác nông nghiệp để hạn chế thải OCP ra môi trường
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu nồng độ hợp chất PFCs trong nước sống trên địa bàn huyện Đông Anh, tác giả đưa ra một số kết luận như sau:
Sự phân bổ hàm lượng hợp chất PFCs trong nước sống trên địa bàn huyện Đông Anh là không đồng đều chứng tỏ tại từng vị trí, từng khu vực có các nguồn thải khác nhau dẫn đến hàm lượng các hợp chất PFCs là khác nhau
Nước sông Hồng, sông Cà Lồ chảy qua địa phận huyện Đông Anh chứa hợp chất PFBA và PFPeA là chủ yếu, còn các hợp chất còn lại có xuất hiện nhưng nồng độ đạt mức quy định cho phép
Tổng hàm lượng các hợp chất PFCs trong các mẫu nước thu thập dọc các sông chảy qua huyện Đông Anh đều nằm trong khoảng 10 -4 ng/l đến 19,3 ng/l
Nghiên cứu phát hiện này cho thấy chính các nguồn thải từ hoạt động sản xuất, khu công nghiệp, sinh hoạt là nguyên chính để xảy ra sự có mặt của các hợp chất PFCs này
Có thể thấy rằng nước là thành phần quan trọng của các tế bào sinh học và là môi trường của các quá trình sinh hóa cơ bản như quang hợp Các nguồn nước trong tự nhiên không ngừng vận động và thay đổi những trạng thái tồn tại khác nhau như rắn, lỏng, khí tạo nên vòng tuần hoàn nước trong sinh quyển Nước bốc hơi, ngưng tụ và mưa,… Theo đó, chúng vận chuyển, hoà tan và mang theo nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất và một số chất cần thiết cho đời sống của sinh vật trên trái đất
Kiến nghị
Hiện nay Việt Nam chưa có quy định cụ thể nào về nồng độ của các hợp chất PFCs trong môi trường nước mặt Do đó để quản lý và tránh những tác động của các hợp chất này tới sức khỏe cộng đồng, Nhà nước cần ban hành các quy định về nồng độ tối đa của các hợp chất PFCs trong nước mặt và nước dùng trong ăn uống
Hệ thống văn bản pháp luật về tài nguyên nước chưa hoàn chỉnh Luật Tài nguyên nước chưa thực sự đi vào cuộc sống và chưa phát huy tác dụng điều chỉnh, chưa phù hợp với tình hình mới Công tác quản lý tài nguyên nước còn phân tán, chồng chéo, đan xen giữa quản lý và khai thác, sử dụng
Bộ máy tổ chức chưa hoàn thiện, năng lực quản lý tài nguyên nước chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu các cơ quan chuyên môn hỗ trợ kỹ thuật Việc phân công, phân cấp trong quản lý nhà nước về tài nguyên nước vẫn còn chồng chéo, trùng lặp, trong khi có chỗ lại bỏ trống Sự phối hợp giữa các ngành, giữa Trung ương và địa phương, giữa các tỉnh trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước tổng hợp, đa mục tiêu còn chưa hiệu quả Các ngành khai thác, sử dụng tài nguyên nước chỉ chú trọng đến lợi ích của ngành mình là chủ yếu, thiếu sự quan tâm đầy đủ đến lợi ích của ngành khác Chính vì vậy trong thời gian tới cần có những quy định cụ thể về việc sử dụng các hợp chất này trong sản xuất, kinh doanh hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa hợp chất này trong cuộc sống
Trên khía cạnh pháp lý thì theo Luật Tài nguyên nước 1998 vai trò của tổ chức quản lý lưu vực sông còn rõ và có tiếng nói quan trọng trong quá trình phát triển, nó không bị mờ nhạt và chỉ mang tính hình thức như quy định của Luật Tài nguyên nước sửa đổi bổ sung năm 2012 Mặc dù trên thực tế, cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương chưa bao giờ quan tâm và coi trọng đúng mức về tổ chức này
61 Về tổ chức, các Ban quản lý quy hoạch lưu vực sông đều có sự tham gia của các Bộ ngành có liên quan đến quản lý tài nguyên nước Trưởng ban Quản lý quy hoạch lưu vực sông là do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đảm nhiệm Các phó trưởng ban là do Cục trưởng Cục Thủy lợi và Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước đảm nhiệm Ban quản lý quy hoạch lưu vực sông có các Văn bản trong Ban và các nhóm công tác
Về mặt kỹ thuật, các Viện Quy hoạch thủy lợi có trách nhiệm hỗ trợ việc xây dựng các quy hoạch phát triển lưu vực sông nhằm giúp các Ban trong công tác quản lý quy hoạch lưu vực sông Các Ban này được tổng hợp quy tụ tại Ban quản lý quy hoạch các lưu vực sông chịu trách nhiệm chính Tuy nhiên, hiện tại chức năng quản lý lưu vực sông chưa có sự thống nhất giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên & Môi trường nên hoạt động của các Ban quản lý quy hoạch lưu vực sông hiện tại vẫn còn nhiều bất cập (kính phí rất nhỏ giọt) cần tiếp tục làm rõ để các Ban này hoạt động hiệu quả hơn trong thực tế
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] D M a H B Thorsten Stahl, "Toxicology of perfluorinated compounds,"
Environmental Sciences Europe, vol 23, no 1, pp 1-52, 2011
[2] S S D C Giovanni Costa, "Thirty years of medical surveillance in perfluooctanoic acid production workers," J Occup Environ Med., vol 51, no 3, pp 364-372, 2009
[3] A K H C L D P.-H A a S J Lau C., "Perfluoroalkyl acids: A review of monitoring and toxicological findings," Toxicol Sci., vol 99, no 2, pp 366-394, 2007
[4] J K M L L a J O Chunyuan Fei, "Maternal levels of perfluorinated chemicals and subfecundity," Human Reproduction, vol 24, no 5, pp 1200-1205, 2013
[5] S S e a Line Smastuen Haug, "Levels in food and beverages and daily intake of perfluorinated compounds in Norway," Chemosphere, vol 80, no 10, pp 1137- 1143, 2010
[6] M M R N Victor Andres Arias Espana, "Treatment technologies for aqueous perfluorooctanesulfonate (PFOS) and perfluorooctanoate (PFOA): A critical review with an emphasis on field testing," Environ Technol Innov., vol 4, pp
[7] G P S C a S E F Cristiana Guerranti, "Pilot study on levels of perfluorooctane sulfonic acid (PFOS) and perfluorooctanoic acid (PFOA) in selected foodstuffs and human milk from Italy," Food Chem., vol 140, no 1-2, pp 197-203, 2013
[8] H S Y L L W e a Tao Zhang, "Perfluorinated compounds in human blood, water, edible freshwater fish, and seafood in China: Daily intake and regional differences in human exposures," J Agric Food Chem., vol 59, no 20, pp 11168- 11176, 2011
[9] K K J.P Giesy, "Global distribution of perfluorooctane sulfonate in wildlife,"
Environ Sci Technol., vol 35, no 7, pp 1339-1342, 2001
63 [10] A H L Allan, "Emerging endocrine disrupters: Perfluoroalkylated substances.,"
Inter Jour Andrology., vol 31, no 2, p 161-169, 2008
[11] L C G S L Y Z J X Jiapei, "Partitioning behavior, source identifcation, and risk assessment of perfuorinated compounds in an industry-infuenced river.,"
[12] M E B J L C S C F D G G L L C Andersen, "Perfluoroalkyl acids and related chemistries - toxicokinetics and modes of action.," Toxicol Sci., no 102, pp
[13] K N M T I K M S T P H S T Joon-Woo, "Contamination b y perfluorinated compounds in water near waste recycling and disposal sites in Vietnam.," Environ
[14] M J S L E L Andrew B L., "Polyfluorinated Compounds: Past, Present, and Future.," Environ Sci Technol , no 45, pp 7954-7961, 2011
[15] T S N T S B G.-C G L M M S V M Beskoski V.P., "Perfluorinated compounds in sediment samples from the wastewater canal of Panceno (Serbia) industrial area.," Chemosphere , vol 10, no 91, pp 1408-15, 2012,
[16] U T workshop, "Analysis of PFCs in water, sediment and fish by LC/MS/MS method, in the frame of project," Monitoring and Management of POPs in Asia,
[17] F J K L L J O Chunyuan, "Maternal levels of perfluorinated chemicals and subfecundity Human Reproduction Update," no 24, pp 1200-1205, 2009
[18] V S S A B P Parag R Gogate, "Sonochemical reactors: Important design and scale up considerations with a special emphasis on heterogeneous systems," Chem
[19] C S B F S S B a D C G M Amila O De Silva, "Detection of a Cyclic Perfluorinated Acid, Perfluoroethylcyclohexane Sulfonate, in the Great Lakes of North America Environ.," Sci Technol, Volume 45, p 8060 -, vol 45, pp 8060-
[20] O G P Group, "United Nations Environment Programme: Synthesis paper on per- and polyfluorinated chemicals (PFCs), Environment, Health and Safety, Environment Directorate, OECD," IOMC Inter-Organization Program Sound Manag Chem., pp 1-58, 2013
[21] L Z a Z L Liping Yang, "Occurrence and partion of perfluorinated compounds in water and sediment from Liao river and Taihu lake, China," Chemosphere, vol
[22] 2 EU (June 30, "Commission Delegated Regulation (EU) 2020/784 of 8 April 2020 amending Annex I to Regulation (EU) 2019/1021 of the European Parliament and of the Council as regards the listing of perfluorooctanoic acid (PFOA), its salts and PFOA-related compounds," 2020
[23] H h N V Nam, Báo cáo ngành nhựa Việt Nam, 2016
"Occurrence of perfluoroalkyl acids in environmental waters in Vietnam,"
[26] E M J V C E S C T A Moermond, "Environmental risk limits for PFOS, Report 601714013/2010," National Instriture for the Public Health and the Environment, the Netherlands, 2010.