1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu hiện trạng và Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã thọ nghiệp, huyện xuân trường, tỉnh nam Định

90 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu hiện trạng và Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định
Tác giả Trần Thị Kim Phượng
Người hướng dẫn PGS.TS. Trần Thị Hồng
Trường học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Chuyên ngành Khoa học môi trường
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 2,62 MB

Nội dung

Nghiên cứu hiện trạng và Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã thọ nghiệp, huyện xuân trường, tỉnh nam Định

Trang 1

-

Trần Thị Kim Phượng

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI XÃ THỌ NGHIỆP,

HUYỆN XUÂN TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-

Trần Thị Kim Phượng

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI XÃ THỌ NGHIỆP,

HUYỆN XUÂN TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH

Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 8440301.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS Trần Thị Hồng

Hà Nội – Năm 2024

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản

lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định”

hoàn thành với sự nỗ lực của bản thân và sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của PGS.TS Trần Thị Hồng Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới PGS.TS Trần Thị Hồng đã cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong quá trình thực hiện luận văn này

Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các thầy cô trong Khoa Môi trường – Trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ quý báu của Lãnh đạo và tập thể cán bộ Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định; Lãnh đạo, cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Xuân Trường, UBND xã Thọ Nghiệp đã giúp đỡ, cung cấp tài liệu tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn

Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và bạn bè đã quan tâm, chia sẻ khó khăn và động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 29 tháng 01 năm 2024

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Thị Kim Phượng

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn: “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng

cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định”là công trình nghiên cứu của bản thân, được hình thành và phát triển từ quan điểm của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Thị Hồng

Tất cả những thông tin tham khảo dùng trong luận văn được thu thập từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu có liên quan và đều được nêu rõ nguồn gốc trong danh mục tài liệu tham khảo Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực

Hà Nội, ngày 29 tháng 01 năm 2024

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Thị Kim Phượng

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 10

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN 12

1.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Thọ Nghiệp 12

1.1.1 Điều kiện tự nhiên 12

1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 13

1.2 Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt 14

1.2.1 Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới 14

1.2.2 Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam 16

1.3 Tổng quan về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Nam Định 21

1.3.1 Tình hình phát sinh, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt 21

1.3.2 Tình hình phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn: 22

1.3.3 Tình hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt 22

1.3.4 Quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Nam Định theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 23

1.4 Một số phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt 26

1.4.1 Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng chôn lấp 26

1.4.2 Công nghệ tái chế chất thải rắn sinh hoạt thành phân hữu cơ vi sinh 28

1.4.3 Công nghệ thiêu đốt chất thải rắn sinh hoạt 30

1.4.4 Công nghệ xử lý CTR có thu hồi năng lượng 32

CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 36

2.2 Phương pháp nghiên cứu 36

2.2.1 Phương pháp khảo sát thực địa 36

2.2.2 Phương pháp điều tra xã hội học 36

2.2.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 38

2.2.5 Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu 39

2.2.6 Phương pháp DPSIR 41

Chương 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 43

Trang 6

3.1 Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt tại xã Thọ Nghiệp 43

3.1.1 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại xã Thọ Nghiệp 43

3.1.2 Phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại xã Thọ Nghiệp 46

3.1.3 Hiện trạng công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Thọ Nghiệp 51

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất xã Thọ Nghiệp huyện Xuân Trường 12

Hình 2 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 18

Hình 3 Lò đốt rác quy mô nhỏ tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 31

Hình 4 Sơ đồ vị trí lấy mẫu môi trường khu xử lý rác thải 40

Hình 5 Sơ đồ mô hình đánh giá tổng hợp DPSIR 42

Hình 6 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh 44

Hình 7 Hình ảnh thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt 2 ngăn tại hộ gia đình 47

Hình 8 Hình ảnh thùng chứa rác thải tại đường trục chính xóm 47

Hình 9 Hình ảnh hố ủ chất thải thực phẩm (hố ủ hữu cơ) tại hộ gia đình 50

Hình 10 Sơ đồ vị trí lò đốt rác trên địa bàn xã Thọ Nghiệp 52

Hình 11 Hình ảnh xe chở rác thải về khu xử lý rác thải của xã Thọ Nghiệp 53 Hình 12 Hình ảnh lò đốt rác thải sinh hoạt xã Thọ Nghiệp 53

Hình 13 Sơ đồ quy trình xử lý CTRSH tại Khu xử lý rác thải xã Thọ Nghiệp 54

Hình 14 Sơ đồ quy trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng lò đốt 55

Hình 15 Sơ đồ quản lý chất thải rắn sinh hoạt xã Thọ Nghiệp 58

Hình 16 Sơ đồ áp dụng Mô hình DPSIR phân tích hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường 59

Hình 17 Số lượng công chức, cán bộ thực hiện nhiệm vụ BVMT trên 1 triệu dân của tỉnh Nam Định 63

Hình 18 Đồ thị dự báo lượng CTRSH xã Thọ Nghiệp đến năm 2030 64

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.Khối lượng CTR đô thị phát sinh tại một số quốc gia vùng, lãnh thổ 15 Bảng 2.Thành phần chất thải rắn sinh hoạt 18 Bảng 3 Quy định về phân loại, lưu giữ, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Nam Định 24 Bảng 4 Ưu, nhược điểm của phương pháp tái chế CTRSH 29 Bảng 5 Ưu, nhược điểm của phương pháp đốt 31 Bảng 6 Một số dự án đốt chất thải rắn tạo năng lượng đang thực hiện ở Việt Nam 34 Bảng 7 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh 44 Bảng 8 Tỷ lệ khối lượng chất thải thực phẩm trên tổng lượng rác thải sinh hoạt

45 Bảng 9 Tỷ lệ khối lượng các chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế trên tổng lượng rác thải sinh hoạt 46 Bảng 10 Phân chia khu vực, tần suất thu gom CTRSH tại xã Thọ Nghiệp 48 Bảng 11 Kết quả phân tích môi trường khí thải lò đốt CTRSH xã Thọ Nghiệp

56 Bảng 12 Kết quả quan trắc phân tích môi trường nước mặt mương nội đồng phía Nam lò đốt 57 Bảng 13 Dân số xã Thọ Nghiệp từ năm 2019-2022 60 Bảng 14 Thu nhập bình quân đầu người và tỷ lệ hộ nghèo xã Thọ Nghiệp 62 Bảng 15 Dự báo khối lượng rác đến năm 2030 của xã Thọ Nghiệp 64

Trang 9

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BCL Bãi chôn lấp CTR Chất thải rắn CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt CTNH Chất thải nguy hại KT-XH Kinh tế - xã hội KXL Khu xử lý RDF Refuse derived fuel

(nhiên liệu có nguồn gốc chất thải) RTSH Rác thải sinh hoạt

TNMT Tài nguyên và môi trường UBND Ủy ban nhân dân

VN Việt Nam

Trang 10

MỞ ĐẦU

Cùng với sự gia tăng dân số, sự phục hồi phát triển của các ngành, nghề sản xuất trong thời gian qua, một mặt đã thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác lại làm gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng đồng thời làm gia tăng phát sinh chất thải rắn về số lượng với thành phần ngày càng phức tạp

Tỉnh Nam Định nằm phía Nam Đồng bằng sông Hồng, cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, đời sống nhân dân khu vực nông thôn tỉnh Nam Định được nâng lên, lượng rác thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt cũng gia tăng đáng kể về chủng loại và số lượng

Chất thải rắn sinh hoạt nếu không được quản lý, xử lý đảm bảo sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người dân Do đó nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh do chất thải rắn sinh hoạt, từ năm 2007 tỉnh Nam Định đã đầu tư các công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt quy mô cấp xã bằng phương pháp chôn lấp hoặc sử dụng lò đốt Khu vực nông thôn tỉnh Nam Định có 9 huyện với 201 xã/thị trấn; trong đó 73 xã xây dựng bãi chôn lấp, 109 xã xây dựng lò đốt rác thải [16-18] Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ khu vực nông thôn khoảng 660 tấn/ngày về cơ bản đã được thu gom, vận chuyển và xử lý tại các khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung quy mô cấp xã [18] Tuy nhiên, việc vận hành các lò đốt rác và bãi chôn lấp rác thải chưa đảm bảo; các công trình bãi chôn lấp và lò đốt qua nhiều năm sử dụng đến nay đã xuống cấp, thiết bị hỏng hóc do thiếu nguồn kinh phí để duy tu, cải tạo, sửa chữa [17,18]

Mặt khác, Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực từ 01/01/2022, đồng thời các văn bản hướng dẫn cũng được ban hành với nhiều quy định mới liên quan đến quản lý chất thải rắn Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, đến 31/12/2024 việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn phải được hoàn thành [3,5,14]

Trước tình hình đó, việc nắm rõ hiện trạng để đưa ra giải pháp quản lý, xử lý phù hợp, tiếp tục duy trì hoạt động xử lý chát thải rắn sinh hoạt đáp ứng yêu cầu thực

tế và quy định mới của pháp luật là rất cấp bách và cần thiết Do vậy, đề tài “Nghiên

cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh

Trang 11

hoạt tại xã Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định” mang tính cấp thiết, có

ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Mục tiêu luận văn:

- Đánh giá được hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định

- Đề xuất được giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định

Nội dung luận văn:

- Nghiên cứu hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt xã Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường

- Nghiên cứu hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt xã Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường

- Nghiên cứu hiện trạng công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt xã Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường

- Nghiên cứu áp dụng Mô hình DPSIR để phân tích hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định

Trang 12

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Thọ Nghiệp

1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Xã Thọ Nghiệp là một xã thuộc huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định Xã cách trung tâm huyện lỵ Xuân Trường khoảng 10 km về phía Đông Phía Bắc giáp xã Xuân Đài, Xuân Phong; phía Nam giáp sông Sò và tỉnh lộ 489; phía Đông giáp xã Xuân Phú và phía Tây giáp xã Xuân Trung, Xuân Phương

- Diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính của xã là 708,29 ha Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 513,44 ha, diện tích đất phi nông nghiệp là 194,83 ha, diện tích đất chưa sử dụng là 0,02 ha [21] Xã Thọ Nghiệp có địa hình tương đối bằng phẳng, cốt đất trung bình, hệ thống thủy lợi thuận tiện đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp và các loại cây trồng khác nhau Là xã có nhiều sông ngòi, đường xã, cầu cống vì vậy rất thuận tiện cho giao thông thủy bộ, nhất là thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và giao thông đi lại của nhân dân địa phương

Hình 1 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất xã Thọ Nghiệp huyện Xuân Trường

Nguồn: Cổng thông tin điện tử xã Thọ Nghiệp [33]

Trang 13

- Xã Thọ Nghiệp mang đầy đủ những đặc điểm của tiểu khí hậu vùng Đồng bằng sông Hồng là khu vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, có 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông) Cụ thể:

+ Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh Nam Định trong 5 năm gần đây (từ năm 2018 đến năm 2022) từ 24,20C (năm 2022) đến 24,50C (năm 2019): tháng có nhiệt độ cao nhất là thấng 6 có nhiệt độ 31,50C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 có nhiệt độ 16,10C.[8]

+ Độ ẩm không khí trung bình của tỉnh từ năm 2018-2022 dao động từ 82 - 83%, tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 3 năm 2019 với 93%, tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 6 năm 2020 với 72% Tổng lượng mưa của tỉnh từ năm 2018 đến năm 2022 dao động từ 1.296mm (năm 2019) đến 2.555mm (năm 2022) [8]

+ Lượng mưa phân bổ không đều trong năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm gần 80% lượng mưa cả năm, tháng 7,8,9 có lượng mưa nhiều nhất trong năm Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chiếm khoảng 20% lượng mưa cả năm Tháng 9 năm 2022 có lượng mưa cáo nhất là 653mm [8]

+ Số giờ nắng: Tổng số giờ nắng từ năm 2018 đến năm 2022 từ 1.354 giờ (năm 2022) – 1.503 giờ (năm 2019) Số giờ nắng cáo tập trung chủ yếu vào tháng 5, 6, 7; tháng 5 năm 2020 có số giờ nắng cao nhất là 245 giờ, tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 1 năm 2018 là 26 giờ [8]

1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Theo số liệu dân số thống kê năm 2022, xã Thọ Nghiệp có 10.540 nhân khẩu, trong đó có 53% đồng bào theo đạo Thiên chúa giáo Số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn (68%) đã tạo cho địa phương một nguồn lực lao động dồi dào, đây cũng là điều kiện thuận lợi để xã phát triển kinh tế [21]

Hoạt động phát triển kinh tế tập trung vào các nghề trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp (may mặc, sản xuất kinh doanh đồ gỗ …), đã tạo việc làm thường xuyên và đảm bảo thu nhập ổn định cho người dân

Năm 2022 toàn xã cấy 352 ha (trong đó diện tích gieo sạ vụ xuân là: 239 ha), bằng 82% so với chỉ tiêu huyện giao Năng suất đạt 124 tạ /ha (trong đó: vụ xuân

Trang 14

71,46 tạ/ha; vụ mùa đạt 52,2 tạ/ha), sản lượng lương thực đạt 4.353 tấn Năm 2022, xã đã thực hiện chuyển đổi 03 vùng cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cây lâu năm có giá trị kinh tế cao Tổng đàn lợn có 965 con, trong đó đàn lợn nái có 166 con; đàn trâu, bò 23 con; đàn gia cầm có 23.406 con Năm 2021, xã Thọ Nghiệp đã được UBND tỉnh Nam Định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao Năm 2022, xã tiếp tục duy trì thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới nâng cao [21]

1.2 Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt

1.2.1 Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới

* Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt Theo Tchobanoglous và cộng sự, nguồn gốc phát sinh CTR gồm 1) Hộ gia đình; (2) Khu thương mại, dịch vụ (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ…); (3) Công sở (cơ quan, trường học, trung tâm, viện nghiên cứu, bệnh viện…); (4) Khu công cộng (nhà ga, bến tàu, sân bay, công viên, khu vui chơi giải trí, đường phố…); (5) Hoạt động xây dựng; (6) Dịch vụ công cộng (quét đường, công viên, khu vực vui chơi giải trí…); (7) Công nghiệp và (8) Nông nghiệp Nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng cụm từ “CTR đô thị” thể hiện cho CTRSH và mỗi quốc gia có định nghĩa, khái niệm riêng đối với CTR đô thị [2]

* Thành phần chất thải rắn sinh hoạt Thành phần CTR đô thị khác biệt giữa các quốc gia, khu vực và phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, thói quen tiêu dùng và kiểu sống của người dân Tại các quốc gia Châu Á (Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ…) CTR đô thị thường có thành phần thực phẩm và chất thải vườn cao hơn các thành phần khác, do đó thường có độ ẩm cao và nhiệt trị thấp Ở các quốc gia phát triển như Anh, Hoa Kỳ, Hà Lan, Nhật Bản…) CTR đô thị có thành phần giấy và nhựa (chất thải tái chế) cao hơn thành phần thực phẩm và do đó CTRSH thường có độ ẩm thấp và nhiệt trị cao Các quốc gia phát triển với mức sống ngày càng cao và những tiện ích phục vụ cho cuộc sống ngày càng tốt hơn đã dẫn đến thành phần CTRSH thay đổi theo chiều hướng ngày càng phức tạp, nhiều thành phần khó xử lý và tái chế [2]

Trang 15

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt trung bình toàn cầu khoảng 0,74 kg/người/ngày, trong đó ở quốc gia thấp nhất là 0,11 kg/người/ngày, cao nhất là 4,54 kg/người/ngày Tổng khối lượng CTR đô thị phát sinh trên toàn cầu khoảng 2 tỷ tấn năm 2016, trong đó nhiều nhất là ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, với 468 triệu tấn (23%), thấp nhất là Trung Đông và Bắc Phi với 129 triệu tấn (6%) Ước tính, năm 2016, tổng khối lượng các loại CTR vào khoảng 7 - 10 tỷ tấn/năm Dự báo CTR đô thị sẽ tăng lên 2,59 tỷ tấn năm 2030 và 3,4 tỷ tấn năm 2050, tốc độ tăng nhanh nhất ở các khu vực châu Phi cận Sahara, Nam Á và Trung Đông [2]

Bảng 1.Khối lượng CTR đô thị phát sinh tại một số quốc gia vùng, lãnh thổ

(Đơn vị: triệu tấn)

STT

Quốc gia/vùng lãnh thổ

Năm

Châu Á 1 Trung Quốc 146,5 155,8 158,8 191,4 - 215,0 2 Nhật Bản - 52,72 45,36 43,98 43,17 - 3 Bangkok

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2019 [2]

* Phân loại và thu gom, vận chuyển Tỷ lệ CTR đô thị được thu gom thay đổi theo mức thu nhập của các quốc gia, theo đó, thu nhập của quốc gia càng cao thì tỷ lệ thu gom CTR càng cao Cụ thể, tỷ lệ thu gom CTR ở các nước thu nhập cao và các nước Bắc Mỹ đạt gần 100% Các nước thu nhập trung bình thấp có tỷ lệ thu gom trung bình khoảng 51%, trong khi ở các nước thu nhập thấp, tỷ lệ này chỉ khoảng 39% Ở các nước thu nhập trung bình

Trang 16

thấp, tỷ lệ thu gom đạt 71% ở khu vực đô thị và 33% ở khu vực nông thôn Tỷ lệ bao phủ dịch vụ thu gom CTR ở các nước châu Á - Thái Bình Dương trung bình đạt khoảng 77% ở đô thị và 45% ở nông thôn [2]

* Xử lý chất thải rắn Tại các nước có thu nhập cao, quản lý CTR đô thị tiếp cận theo hướng tái sử dụng, tái chế chất thải Năm 2017, tại Hoa Kỳ, 25,1% lượng CTR đô thị được tái chế, 10,1% được được chế biến thành phân compost, 12,7% được đốt để thu hồi năng lượng và phần còn lại (chiếm tỷ lệ 52,1%) được chôn lấp trong các bãi chôn lấp hợp vệ sinh [2]

Đối với Nhật Bản, do diện tích đất hạn chế và dân cư đông nên giải pháp đốt để thu hồi năng lượng được lựa chọn Trong năm 2016, 80,3% lượng CTR đô thị của Nhật Bản được xử lý bằng phương pháp đốt để thu hồi năng lượng, 4,8% được tái chế, 13,9% đượcxử lý bằng các phương pháp khác và 1,0% được chôn lấp [2]

Tại các nước có thu nhập trung bình đến trung bình cao, quản lý CTRSH tiếp cận theo hướng chú trọng vào xử lý, thải bỏ cuối cùng Năm 2015, tại Bangkok (Thái Lan), 88% lượng CTRSH được chôn lấp tại các bãi chôn lấp hợp vệ sinh và chỉ 12% được tái chế Tại Trung Quốc, 61,16% lượng CTRSH được chôn lấp, 29,84% được đốt để thu hồi năng lượng, khoảng 8,21% không được xử lý và 1,79% được xử lý bằng các phương pháp khác [2]

1.2.2 Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam

Tại Việt Nam, quản lý chất thải nói chung, quản lý chất thải rắn (CTR) nói riêng là nội dung quan trọng trong lĩnh vực quản lý môi trường (QLMT) Trong quá trình ban hành các văn bản pháp quy liên quan đến lĩnh vực BVMT, đã có nhiều đĩnh nghĩa

về chất thải được đưa ra Theo Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 “Chất thải rắn

là chất thải ở thể rắn hoặc bùn thải” [14] CTR gồm chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH),

chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại (CTNH) Theo PGS.TS Nguyễn Văn Phước (2008) (Giáo trình quản lý và xử lý chất thải

rắn) thì “Chất thải rắn (CTR) là tất cả các chất thải ở dạng rắn, phát sinh do các hoạt

Trang 17

động của con người và sinh vật, được thải bỏ khi chúng không còn hữu ích hay khi con người không muốn sử dụng nữa” [6]

Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác thải sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người [6] CTRSH thải ra ở mọi nơi, mọi lúc trong phạm vi thành phố hoặc khu dân cư, từ các hộ gia đình, khu thương mại, chợ và các tụ điểm buôn bán, nhà hàng, khách sạn, công viên, khu vui chơi, giải trí, trường học,…

Chất thải rắn thông thường là chất thải rắn không thuộc danh mục chất thải nguy hại và không thuộc danh mục chất thải công nghiệp phải kiểm soát có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại [6]

CTNH là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặ tính nguy hại khác [6]

* Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, có thể ở nơi này hoặc nơi khác; khác nhau về khối lượng, kích thước, tính chất; việc phân loại, xác định nguồn gốc phát sinh CTRSH đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt Nguồn gốc phát sinh, thành phần của CTRSH là cơ sở quan trọng trong thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất chương trình quản lý CTRSH thích hợp

Thông thường, chất thải rắn sinh hoạt có thể phát sinh từ các nguồn sau: (1) Hộ gia đình; (2) Khu thương mại, dịch vụ (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ…); (3) Công sở (cơ quan, trường học, trung tâm, viện nghiên cứu, bệnh viện…); (4) Khu công cộng (nhà ga, bến tàu, sân bay, công viên, khu vui chơi giải trí, đường phố…); (5) Dịch vụ vệ sinh (quét đường, công viên, khu vực vui chơi giải trí…); (6) Các hoạt động sinh hoạt của cơ sở sản xuất [2]

Trang 18

Hình 2 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

* Thành phần chất thải rắn sinh hoạt:

Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người, thải ra ở mọi nơi, mọi lúc, có thành phần hỗn tạp của nhiều vật chất khác nhau Để xác định được thành phần của CTRSH một cách chính xác là một việc làm rất khó vì thành phần CTRSH phụ thuộc nhiều vào tập quán cuộc sống, mức sống, điều kiện kinh tế và thói quen của người dân:

Bảng 2.Thành phần chất thải rắn sinh hoạt

1 Hộ gia đình Phòng bếp, phòng khách,

nhà vệ sinh…

Chất thải thực phẩm (50%), đồ dùng nhựa một lần, túi nilong, thủy tinh, tã lót, giấy, pin, bóng đèn huỳnh quang thải…

2 Khu thương mại, dịch vụ

Nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ…

Chất thải thực phẩm, thực phẩm hết hạn sử dụng, giấy, bìa các tông, nhựa,

kim loại, thủy tinh, giấy, CTNH

3 Công sở Cơ quan, trường học,

trung tâm, viện nghiên cứu, bệnh viện…

Chất thải thực phẩm, giấy, bìa các tông, chai nhựa, kim loại, thủy tinh,

CTNH

4 Khu công cộng

Nhà ga, bến tàu, bến xe, sân bay, công viên, khu

Chất thải thực phẩm, Giấy, Nhựa, Cao su, Gỗ, Kim loại; thủy tinh,

CTNH

CTRSH(1) Hộ gia

đình

(2) Khu thương mại, dịch

vụ

(3) Công sở(4) Khu

công cộng(5) Dịch

vụ vệ sinh(6) Các hoạt động

sinh hoạt của cơ sở sản xuất

Trang 19

vui chơi giải trí, đường phố…

5 Dịch vụ vệ sinh

Quét đường, cắt tỉa cây xanh…

- Vệ sinh đường phố: chất thải thực phẩm, giấy báo, bìa các tông, giấy loại hỗn hợp, kim loại, nhựa các loại, vải, xác động vật,

- Cắt tỉa cây xanh: cỏ, lá cây, mẩu cây thừa, gốc cây…

6 Các hoạt động sinh hoạt của cơ sở sản xuất

Xưởng sản xuất, khu văn phòng, nhà ăn, nhà vệ sinh…

Chất thải thực phẩm, giấy, bìa các tông, nhựa, vải, cao su, gỗ, kim loại, thủy tinh, CTNH…

* Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi tường và sức khỏe cộng đồng

CTRSH được phát thải hàng ngày, thường xuyên, liên tục nếu không được quản lý, xử lý đảm bảo yêu cầu về môi trường sẽ tác động đến sức khỏe người dân và về lâu dài CTRSH không được xử lý, xả vào môi trường sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí

- Ảnh hưởng đến môi trường nước:

CTRSH không được thu gom, xả thẳng vào kênh rạch, sông hồ gây ô nhiễm nguồn nước mặt; làm tắc đường lưu thông của nước CTRSH có kích thước lớn như túi nilon, giấy vụn nổi lên mặt nước làm giảm bề mặt trao đổi oxy giữa nước và không khí Chất hữu cơ trong nước bị phân hủy nhanh tạo thành các sản phẩm trung gian và các sản phẩm phân hủy bốc mùi hôi thối

Nước rỉ rác từ các bãi chôn lấp gây ảnh hưởng tới môi trường nước ngầm nếu không được xử lý

- Ảnh hưởng đến môi trường không khí:

CTRSH, nhất là chất thải thực phẩm có thành phần sinh học dễ phân hủy cùng với điều kiện khí hậu có nhiệt độ và độ ẩm cao nên sau một thời gian ngắn chúng bị phân hủy hiếu khí, kị khí sinh ra các khí độc và có mùi hôi, khó chịu như CO2, CO, H2S, CH4, NH3…ngay từ khâu thu gom đến bãi chôn lấp Trong điều kiện kỵ khí còn phát sinh khí CH4 sinh ra trong các bãi chôn lấp có thể gây cháy nổ [1]

Trang 20

Ngoài ra khí thải phát sinh từ các lò đốt CTRSH; khi đốt chất thải rắn sẽ phát sinh nhiều khí ô nhiễm như SO2, NOx, CO2, bụi, dioxin…có khả năng gây ô nhiễm môi trường (ÔNMT) không khí nếu không được xử lý đảm bảo quy định [1]

- Ảnh hưởng đến môi trường đất và cảnh quan:

Các bãi rác lộ thiên, bãi rác hở gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến môi trường khu vực xung quanh Việc đổ thải trực tiếp trên mặt đất do các bãi rác tự phát, sự phân hủy hữu cơ trong điều kiện kỵ khí và dưới tác dụng của vi sinh vật tạo ra các axit hữu cơ làm axit hóa (chua) đất

Nước rò rỉ từ các bãi chôn lấp (BCL) mang nhiều chất ô nhiễm và độc hại khi không được kiểm soát an toàn thấm vào đất gây ô nhiễm đất Ngoài ra sự tích tụ kim loại nặng trong đất do thấm từ nước rỉ rác vào đất cũng góp phần gây ÔNMT đất và gây độc hại cho cây trồng và động vật đất

- Ảnh hưởng đến con người

Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần hữu cơ cao, là môi trường sống thích hợp cho sinh vật gây bệnh như ruồi, gián, chuột…là nguy cơ tiềm ẩn rủi ro đối với sức khỏe con người Qua các trung gian truyền bệnh có thể phát thành dịch Mặt khác, CTRSH có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân và người tham gia trực tiếp vào hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH

CTRSH chứa một số loại chất thải nguy hại như: pin, acquy, …Những thành phần nguy hại này được giới hạn ở mức nhất định, chúng không gây độc cấp tính nhưng có thể nhiễm độc gián tiếp qua thực phẩm vào con người

CTNH nếu không được kiểm soát, được trộn lẫn với rác thải đô thị cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người do nước rỉ rác từ các bãi đổ rác lộ thiên chảy vào hệ thống thoát nước Một số vấn đề có thể gặp phải như sau: Ngộ độc hóa chất do hít phải hóa chất, nhựa tìm thấy trong đại dương, mùi hôi gây buồn nôn, nôn,… Quá trình đốt CTR phát sinh bụi, hơi nước và khí thải (CO, axit, kim loại, dioxin/furan) Nếu không có biện pháp kiểm soát đúng quy định, những chất ô nhiễm này có thể góp phần gây nên các bệnh về hen suyễn, tim, làm tổn hại đến hệ thần kinh và đặc biệt là dioxin/furan là nguyên nhân gây ung thư rất cao [1]

Trang 21

- Ảnh hưởng đến kinh tế-xã hội: Việc quản lý CTRSH không hiệu quả dẫn đến

nhiều tác động đến phát triển kinh tế-xã hội Thiệt hại về kinh tế do không quản lý triệt để CTRSH: Chi phí xử lý ÔNMT gây ra do hoạt động của các BCL, lò đốt rác thải sinh hoạt không đảm bảo yêu cầu; chi phí khám chữa bệnh, thiệt hại đến ngành du lịch, thủy sản,… hay xung đột bất ổn về xã hội quanh các khu vực xử lý chất thải Từ những ảnh hưởng, hệ lụy từ CTRSH nêu trên mà người dân, cộng đồng dân cư cần có ý thức và trách nhiệm trong việc giảm thiểu lượng CTSRH phát sinh và hạn chế các ảnh hưởng xấu do CTRSH gây ra

1.3 Tổng quan về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Nam Định

1.3.1 Tình hình phát sinh, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

Tỉnh Nam Định nằm ở phía Nam vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, với diện tích tự nhiên là 166.882,58 ha, gồm 10 đơn vị hành chính là thành phố Nam Định và 9 huyện (Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Giao Thủy, Xuân Trường, Trực Ninh, Nam Trực, Vụ Bản, Ý Yên và Mỹ Lộc) với 188 xã, 22 phường và 16 thị trấn Tổng số dân của tỉnh Nam Định năm 2022 là 2.150.000 người [8]

Tỉnh Nam Định đã quan tâm đến công tác quản lý rác thải sinh hoạt, chất thải rắn sinh hoạt được phân chia quản lý theo khu vực thành phố Nam Định và khu vực nông thôn (9 huyện) Theo báo cáo công tác bảo vệ môi trường tỉnh Nam Định năm 2022, tình hình phát sinh CTRSH như sau:

- Khu vực nông thôn (9 huyện): có 201 xã, thị trấn: các xã đã thành lập các tổ

thu gom rác thải, đội vệ sinh môi trường, Hợp tác xã vệ sinh môi trường hoặc giao cho một tổ chức/đơn vị thực hiện thu gom, vận chuyển rác thải đến các khu xử lý rác thải tập trung (bãi chôn lấp hoặc lò đốt rác thải sinh hoạt) và tổ chức thu phí dịch vụ vệ sinh để hoạt động; phương tiện vận chuyên sử dụng chủ yếu xe ba bánh tự chế hoặc xe kéo, xe công nông chờ rác ra các khu xử lý của xã Đến nay khu vực nông thôn có 201/201 (100%) xã, thị trấn đã có hoạt động thu gom, xử lý rác thải Tổng lượng CTSRH phát sinh khoảng 660 tấn/ngày, về cơ bản rác thải đã được thu gom, vận

chuyển và xử lý tại các khu xử lý CTRSH tập trung quy mô cấp xã [16]

Trang 22

- Khu vực thành phố Nam Định: Chất thải rắn sinh hoạt được Công ty CP Môi

trường Nam Định thu gom và xử lý tại Khu liên hợp xử lý rác thải Lộc Hòa (tại làng Man, xã Lộc Hòa, thành phố Nam Định) Phương tiện vận chuyển: sử dụng các xe chuyên dụng; rác thải sinh hoạt được thu gom tập kết tại các ga thu rác; sau đó xe chuyên dụng sẽ chuyển rác về Khu liên hợp xử lý rác thải Lộc Hòa để xử lý [16]

1.3.2 Tình hình phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn:

Trước đây, phần lớn rác thải sinh hoạt chưa được phân loại tại các hộ gia đình mà hầu hết rác thải sinh hoạt được thu gom và chuyển về khu xử lý rác thải tập trung Tại đây chất thải rắn tiếp tục được phân loại lần nữa, tuy nhiên do lượng rác thải ngày càng gia tăng, kinh phí chi cho việc thu gom, phân loại thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu do vậy làm quá tải các khu xử lý rác thải tập trung hiện có

Nhằm tiếp tục duy trì hoạt động xử lý rác thải sinh hoạt tại các khu xử lý rác thải tập trung trên địa bàn tỉnh, tỉnh Nam Định đã triển khai công tác phân loại rác thải tại nguồn Một số địa phương đã triển khai mô hình khá hiệu quả, bước đầu đạt được kết quả khả quan

Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định, việc áp dụng các mô hình phân loại rác thải tại nguồn và xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình giúp giảm thiểu lượng rác đưa về khu xử lý rác thải tập trung, điều này đã giúp giảm gánh nặng cho các bãi chôn lấp hiện đang quá tải và phù hợp với các đốt rác thải quy mô nhỏ cấp xã

1.3.3 Tình hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Công tác xử lý rác thải sinh hoạt tỉnh Nam Định được quan tâm thực hiện từ sớm, đối với khu vực nông thôn, rác thải sinh hoạt được xử lý bằng các công trình xử lý rác thải quy mô cấp xã (bằng lò đốt hoặc bãi chôn lấp) Riêng đối với thành phố Nam Định, rác thải sinh hoạt được xử lý tập trung tại Khu liên hợp xử lý rác thải Lộc Hòa (xây dựng từ năm 2003) [31] Cụ thể tình hình xử lý rác thải sinh hoạt tỉnh Nam Định như sau:

Đối với khu vực nông thôn tỉnh Nam Định gồm 201 xã/thị trấn, trong đó có 182/201 xã có khu xử lý rác thải tập trung (gồm: 73 bãi chôn lấp và 109 lò đốt) [16]

Trang 23

Các loại lò đốt rác thải đang áp dụng tại khu vực nông thôn có công nghệ, vận hành tương đối giống nhau, công suất các lò đốt đều từ 300kg/h đến 500 kg/h; một số lò đốt có công suất 1000 kg/h

Đối với khu vực thành phố Nam Định, rác thải được xử lý tại Khu liên hợp xử lý rác thải Lộc Hòa Khu liên hợp có diện tích 23,7ha, công suất xử lý rác thải là 250 tấn rác/ngày [16] Tại đây, rác thải được xử lý theo 3 phương pháp: chôn lấp, đốt và sản xuất phân bón hữu cơ Tuy nhiên, đến nay công nghệ xử lý chất thải rắn của khu liên hợp đã lạc hậu, không còn phù hợp và diện tích đất dành cho chôn lấp đã hết, do đó bằng nguồn vốn xã hội hóa tỉnh Nam Định đang thực hiện dự án “Khu xử lý rác thải tại xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc” nhằm xử lý rác thải cho thành phố Nam Định và một số huyện lân cận

Tỉnh Nam Định đang lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đã xây dựng phương án phát triển các khu xử lý chất thải lồng ghép vào nội dung phương án bảo vệ môi trường Theo đó giai đoạn 2021-2030, tỉnh Nam Định sẽ tiếp tục sử dụng các công trình hiện có của tỉnh để xử lý chất thải rắn Đồng thời thực hiện đóng cửa các bãi rác/khu xử lý phân tán đã đầy, quá tải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; cải tạo, chỉnh trang các khu xử lý chất thải rắn nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường Từ năm 2030 trở đi, tỉnh Nam Định sẽ tập trung đầu tư 3 khu xử lý quy mô vùng, liên huyện: Khu xử lý chất thải rắn Lộc Hòa, Mỹ Thành (TP Nam Định); khu xử lý chất thải rắn xã Nghĩa Thái (huyện Nghĩa Hưng) và Khu xử lý chất thải rắn thị trấn Quất Lâm (huyện Giao Thủy); đồng thời từng bước đóng cửa các khu xử lý rác còn lại

1.3.4 Quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Nam Định theo Luật Bảo vệ môi trường 2020

Công tác quản lý CTRSH đã được tỉnh Nam Định quan tâm thực hiện, được thể hiện bằng việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể hóa các quy định của Luật BVMT về quản lý CTRSH Năm 2023, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành Quyết định số 05/2023/QĐ-UBND ngày 14/2/2023 về quy định quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh Nam Định, trong đó quy định cụ thể về quản lý chất thải rắn sinh hoạt [20]

Trang 24

Theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2020 về phân loại, lưu giữ, chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt thì CTRSH phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại thành 3 nhóm: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; Chất thải thực phẩm và Chất thải rắn sinh hoạt khác Tỉnh Nam Định đã cụ thể hóa quy định về quản lý CTRSH trong Quyết định số 05/2023/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nam Định ban hành quy định quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh Nam Định Theo đó, CTRSH được phân loại tại nguồn phù hợp với mục đích quản lý và xử lý theo quy định của pháp luật về BVMT Chủ nguồn thải CTRSH thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn thành 03 nhóm sau:

Bảng 3 Quy định về phân loại, lưu giữ, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Nam Định

Nhóm chất thải

Thành phần CTRSH

Biện pháp phân loại,

lưu giữ

Biện pháp xử lý

Nhóm 1: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế

giấy, nhựa, kim loại,…

Phân loại và lưu giữ riêng trong bao bì thông thường, bảo đảm có khả năng lưu chứa và không gây ô nhiễm môi trường

Chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân thu mua phế liệu, cơ sở tái chế để tái chế, tái sử dụng

Nhóm 2: Chất thải thực phẩm

Thức ăn thừa, thực phẩm hỏng, các phần thải bỏ từ việc sơ chế, chế biến thực phẩm ; các loại bã (cà phê, trà,…)

được phân loại, lưu giữ trong bao bì đảm bảo không phát tán mùi, nước rỉ rác ra môi trường

khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ hoặc tận dụng làm thức ăn chăn nuôi

Nhóm 3: Chất thải rắn sinh hoạt khác CTRSH cồng

kềnh

các loại chất thải rắn có kích thước lớn như: giường, tủ, nệm, bàn, ghế salon,

Thỏa thuận với đơn vị thu gom, vận chuyển CTRSH về dịch vụ thu gom, vận chuyển chất

Được tháo dỡ và giảm thể tích trước hoặc sau khi chuyển đến trạm trung chuyển CTRSH

Trang 25

Nhóm chất thải

Thành phần CTRSH

Biện pháp phân loại,

lưu giữ

Biện pháp xử lý

tranh ảnh khổ lớn, thảm sàn, cây cối,…

thải rắn cồng kềnh đến nơi tiếp nhận xử lý Trong thời gian đơn vị thu gom, vận chuyển chưa thực hiện vận chuyển, xử lý, chủ nguồn thải phải có trách nhiệm lưu giữ, bảo quản, không được tập kết ra vỉa hè, lòng đường, khu vực công cộng…

hoặc điểm tập kết chất thải rắn cồng kềnh

CTRSH nguy hại

Pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang hỏng, nhiệt kế vỡ hỏng…

Được phân loại và lưu giữ riêng tại khu xử lý tập trung

UBND xã ký hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý theo quy định

Chất thải rắn có thể cháy được

khẩu trang, quần áo cũ, túi,

- Được phân loại và lưu giữ riêng, bảo quản chất thải phù hợp theo điều kiện mỗi chủ nguồn thải -Tập kết riêng tại khu xử lý tập trung

Xử lý bằng phương pháp đốt, khuyến khích tăng cường giải pháp đốt thu hồi năng lượng; đối với địa phương không có lò đốt phải ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để xử lý

Đối với chất thải trơ

thủy tinh, gương, kính vỡ,

- Được phân loại, lưu giữ trong các thiết bị đảm bảo không bị thủng, rách

Chuyển giao cho các đơn vị tái chế thủy tinh, hoặc xay nghiền

Trang 26

Nhóm chất thải

Thành phần CTRSH

Biện pháp phân loại,

lưu giữ

Biện pháp xử lý

và in dòng chữ “Chất thải trơ”

- Thu gom, vận chuyển, tập kết riêng tại khu xử lý rác thải tập trung

thành cốt liệu làm vật liệu xây dựng thông thường, san lấp mặt bằng,

Tần suất thu gom, vận chuyển CTRSH tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi khu vực dân cư, UBND xã, phường, thị trấn sẽ chủ trì, phối hợp với đơn vị thu gom, vận chuyển CTRSH, tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở và đại diện của các chủ nguồn thải, tổ trưởng tổ dân phố/đại diện khu dân cư (tổ trưởng khu phố, ban quản lý chung cư) xác định thời gian, địa điểm, tần suất, tuyến đường và phương thức chuyển giao CTRSH cho phù hợp và đảm bảo quy định

Đơn vị thu gom, vận chuyển CTRSH đến điểm tập kết thực hiện trong khoảng thời gian đã thống nhất với UBND cấp xã, cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở, đại diện của các chủ nguồn thải, tổ trưởng tổ dân phố/đại diện khu dân cư (tổ trưởng khu phố, ban quản lý chung cư); sử dụng loa, chuông, kẻng hoặc hình thức thông báo khác khi thu gom CTRSH

Đối với khu vực thuận tiện cho phương tiện cơ giới đi vào, CTRSH có thể được vận chuyển trực tiếp từ nơi phát sinh đến khu xử lý CTRSH Đối với khu vực không thuận tiện cho phương tiện cơ giới đi vào CTRSH phải được vận chuyển đến điểm tập kết để vận chuyển về khu xử lý

1.4 Một số phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Một số công nghệ xử lý CTRSH ở Việt Nam tập trung chủ yếu vào các công nghệ sau: (1) Công nghệ xử lý CTRSH bằng chôn lấp, (2) Công nghệ tái chế CTRSH thành phân hữu cơ vi sinh (3) công nghệ thiêu đốt CTRSH (4) Công nghệ xử lý CTR có thu hồi năng lượng

1.4.1 Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng chôn lấp

Trang 27

Phương pháp truyền thống đơn giản nhất là chôn lấp rác Phương pháp này chi phí thấp và được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển

Việc chôn lấp được thực hiện bằng xe vận chuyển rác thải tới các bãi chôn lấp đã xây dựng trước Sau khi rác được đổ xuống, xe ủi sẽ san bằng, đầm nén trên bề mặt và đổ lên một lớp đất hàng ngày phun chế phẩm diệt ruồi và rắc vôi bột… Theo thời gian, sự phân hủy vi sinh vật làm cho rác trở nên tơi xốp và thể tích bãi rác sẽ giảm xuống Việc đổ rác lại tiếp tục cho đến khi bãi rác đầy và chuyển sang bãi rác mới Hiện nay việc chôn lấp rác thải có xu hướng giảm dần Các bãi chôn lấp CTRSH có xu hướng cách xa khu dân cư Đáy bãi rác được phủ các lớp chống thấm bằng vải địa kỹ thuật Được thiết kế các khu thu gom và xử lý nước rỉ rác trước khi xả ra ngoài môi trường Việc thu khí gas để biến đổi thành năng lượng là một trong những khả năng, theo đó một phần kinh phí đầu tư cho bãi rác có thể thu hồi lại [7]

Công nghệ xử lý CTRSH bằng chôn lấp chiếm chủ yếu trong công nghệ xử lý CTR ở VN tại các vùng đô thị và đồng bằng hiện nay Ưu điểm của ông nghệ chôn lấp CTR là đơn giản, dễ vận hành; Giá thành đầu tư và chi phí vận hành thấp nhất so với các công nghệ khác; có thể xử lý được nhiều loại CTR khác nhau Do đó, công nghệ chôn lấp là công nghệ xử lý cuối chùng cho tất cả các công nghệ khác Tuy nhiên công nghệ chôn lấp rác thải có một số nhược điểm như chiếm diện tích tương đối lớn; thường không nhận được sự đồng thuận của người dân trong tìm kiếm địa điểm chôn lấp CTR dẫn đến các xung đột xã hội và môi trường Hiện nay có 2 dạng công nghệ chôn lấp: (1) Công nghệ chôn lấp hở và (2) công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh [10]

Công nghệ chôn lấp hở: là chôn lấp không hợp vệ sinh, CTR không được phân loại triệt để trước khi chôn lấp, không có hệ thống thu hồi nước rỉ rác và khí gas phát sinh từ các bãi chôn lấp Nhược điểm là chiếm diện tích lớn, thời gian phân hủy kéo dài, có khả năng tiềm ẩn gây nguy cơ ô nhiễm cao

Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh: là công nghệ cải tiến của chôn lấp hở, có thu hồi khí biogas xử lý và chạy máy phát điện Có lớp HDPE ngăn cách đất và lớp chất thải cuối, có hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác Có hệ thống thu khí gas từ rác bao

Trang 28

gồm các giếng thu tại các ô chôn lấp Nhược điểm là chiếm diện tích lớn, nếu bãi chôn lấp không được thiết kế và vận hành tốt, sẽ làm ô nhiễm môi trường nước, gây cháy nổ, gây mùi khó chịu đặc biệt khi thay đổi thời tiết

Hiện nay cả nước có 904 bãi chôn lấp nhưng chỉ có đến 20% bãi chôn lấp hợp vệ sinh, còn lại là các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh hoặc các bãi tập kết chất thải của xã; khoảng 71% CTRSH được xử lý bằng phương pháp chôn lấp, 16% được xử lý tại các nhà máy chế biến compost, 13% được xử lý bằng phương pháp đốt [2]

1.4.2 Công nghệ tái chế chất thải rắn sinh hoạt thành phân hữu cơ vi sinh

Sản xuất phân bón hữu cơ từ rác hữu cơ là một phương pháp truyền thống, được áp dụng phổ biến tại các quốc gia phát triển và ở Việt Nam phương pháp này được áp dụng rất hiệu quả Việc ủ CTRSH với thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ có thể phân hủy được, nhất là có thể tiến hành quy mô hộ gia đình Công nghệ ủ rác làm phân là một quá trình phân giải phức tạp gluxit, lipit và protein do hàng loạt các vi sinh vật hiếu khí và kị khí đảm nhiệm Các điều kiện pH, độ ẩm, độ thoáng khí (đối với vi khuẩn hiếu khí) càng tối ưu thì vi sinh vật càng hoạt động mạnh và quá trình ủ phân càng kết thúc nhanh Tùy theo công nghệ và vi khuẩn kỵ khí hoặc hiếu khí sẽ chiếm ưu thế trong đống ủ

Công nghệ có thể là ủ đống tĩnh thoáng khí cưỡng bức, ủ luống có đảo định kỳ hoặc vừa thổi khí vừa đảo Xử lý CTRSH làm phân hữu cơ là biện pháp xử lý rác thải rất có hiệu quả với các loại chất thải hữu cơ dễ phân hủy, có thể kết hợp tốt với phân người hoặc phân gia súc (đôi khi cả than bùn) cho sản phẩm là phân bón hữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng cao, có độ tơi xốp, rất tốt cho việc cải tạo đất [10]

Sản xuất phân hữu cơ (compost) từ rác thải sinh hoạt (RTSH) là một phương pháp đáp ứng mục tiêu vòng tuần hoàn sinh học Tùy thuộc thành phần rác thải và điều kiện thực tiễn của từng vùng mà có những khảo sát nhằm xây dựng một quy trình sản xuất thích hợp Nguyên liệu để làm phân compost tối thiểu phải đảm bảo 2 nguyên tố cacbon và nitơ, ngoài ra nguyên tố photpho cũng là một nguyên tố không thể thiếu Cacbon vừa là nguồn năng lượng (trong hydratcacbon) vừa là nền tảngcơ bản tạo nên hơn 50% khối lượng tế bào vi sinh vật Nitơ là nguyên tố tạo nên các

Trang 29

protein, axit nucleic, amino axit, enzyme và các co-enzym cần thiết cho sự sinh trưởng và chức năng của tế bào Sinh khối có trên 50% protein cần lượng nitơ dồi dào để phát triển nhanh Nếu nguyên liệu có quá ít nitơ, hệ nguyên liệu sẽ không tự sinh nhiệt, dẫn đến quá trình tự phân hủy chậm Ngược lại, khi nitơ qúa nhiều, nhiệt độ tăng quá cao sẽ gây chết vi sinh vật, dễ chuyển sang phân hủy kị khí và gây mùi

Ngoài ra, độ ẩm phù hợp của nguyên liệu cũng là yếu tố cần thiết cho sự phân hủy rác vì quá trình này phụ thuộc vào hoạt động phân hủy của vi sinh vật Nếu hàm lượng nước 30 tới 40% sẽ làm tốc độ phân hủy giảm mạnh, dưới 30% quá trình phân hủy giảm hẳn Tuy nhiên, quá nhiều nước gây ra mùi do xảy ra quá trình phân hủy yếm khí Đối với hầu hết các hỗn hợp làm phân compost, hàm lượng nước tốt nhất nên giới hạn ở 55 - 60% [12]

Biện pháp kỹ thuật trong chế biến compost để hạn chế hình thành mùi và rút ngắn thời gian phân hủy là bổ sung chế phẩm EM và điều chỉnh quá trình cung cấp oxy

Chế biến phân compost yêu cầu có công đoạn phân loại Hiện nay, hầu hết việc phân loại được thực hiện trước khi ủ, phần sau ủ được tiếp tục qua công đoạn sàng lọc, để thu hồi chế biến compost Quá trình phân loại trước khi ủ thường phát sinh ô nhiễm như mùi hôi, nước rỉ rác

Trong khi một số cơ sở có thể sản xuất sản phẩm có sức tiêu thụ khá tốt thì mốt số khác không tiêu thụ được sản phẩm Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc CTRSH không được phân loại triệt để

Phương pháp tái chế CTRSH thành phân hữu cơ vi sinh có các ưu điểm và nước điểm cụ thể tại bảng 3

Bảng 4 Ưu, nhược điểm của phương pháp tái chế CTRSH

thành phân hữu cơ vi sinh

- Khá đơn giản, dễ vận hành, máy móc thiết bị có thể chế tạo, thay thế thuận lợi ở Việt Nam

- Chưa cơ giới hóa được trong khâu phân loại, chất lượng phân bón chưa cao vì có lẫn tạp chất,

Trang 30

- Có điều kiện mở rộng để nâng cao công suất

- Tối ít diện tích hơn phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh

dây chuyền chế biến và đóng bao còn sơ sài, thủ công

- Rác thải sinh hoạt đầu vào đòi hỏi có tỷ lệ hữu cơ cao (70-80%) và phải được phân loại trước khi xử lý

- Giám sát môi trường định kỳ - Sản phẩm phân bón hữu cơ từ CTRSH gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ, chủ yếu dùng cho lâm nghiệp, cây công nghiệp

1.4.3 Công nghệ thiêu đốt chất thải rắn sinh hoạt

Xử lý CTRSH bằng phương pháp đốt là làm giảm tới mức tối thiểu chất thải cho khâu xử lý cuối cùng Đây là phương pháp xử lý rác thải tốn kém nhất so với phương pháp chôn lấp rác hợp vệ sinh, chi phí đốt một tấn rác cao hơn khoảng 10 lần Công nghệ đốt rác thường sử dụng ở các quốc gia phát triển vì phải có nền kinh tế đủ mạnh [10]

Đốt chất thải là quá trình oxy hóa chất thải bằng oxy của không khí (đủ hoặc dư) ở nhiệt độ cao [11] CTRSH được đưa vào lò dốt, cháy ở nhiệt độ thích hợp, sản phẩm cháy gồm tro xỉ và các khí sinh ra (CO, SO2, dioxin, furan) và năng lượng nhiệt [6] Tại khu vực nông thôn, thị trấn nhỏ áp dụng mô hình lò đốt rác nhỏ, công suất khoảng 300-500 kg/h (không liên tục) thay thế cho công nghệ chôn lấp vẫn đang áp dụng, các lò đốt này thường không phân loại CTR trước khi đưa vào lò đốt và thiếu hệ thống xử lý khí thải đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường [5]

Trang 31

Hình 3 Lò đốt rác quy mô nhỏ tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định Quá trình đốt rác thải bị ảnh hưởng với các yếu tố sau:

- Nhiệt độ phải đảm bảo đủ cao để phản ứng cháy diễn ra hoàn toàn Nếu nhiệt độ lò đốt nhỏ hơn 9000C thì thường khói lò chứa lượng lớn dioxin, furan Nếu nhiệt độ lò đốt từ 9000C - 1.1000C thì phần lớn chất hữu cơ cháy hết nhưng PCB chưa cháy hết Nhiệt độ trên 1.2000C thì hầu hết các chất hữu cơ đều bị cháy hết Tuy nhiên, nhiệt độ càng cao thì phải bổ sung lượng lớn nhiệt từ bên ngoài do đó kinh phí vận hành sẽ tăng lên [5]

- Thời gian lưu cháy phải đủ lâu để phản ứng cháy xảy ra hoàn toàn Thời gian lưu cần thiết để đảm bảo đốt cháy hoàn toàn của mỗi chất phụ thuộc vào bản chất của chất bị đốt và nhiệt độ đốt [5]

Bảng 5 Ưu, nhược điểm của phương pháp đốt

Giảm được thể tích và khối lượng của chất thải từ 70% – 90% so với thể tích chất thải ban đầu

Có thể tận dụng nhiệt lượng tỏa ra trong quá trình đốt

Vận hành dây chuyền công nghệ phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật công nghệ cao, yêu cầu cao đối với giám sát khí thải sinh ra từ quá trình đốt rác

Chi phí đầu tư lớn Suất đầu tư cao hơn hẳn so với công nghệ xử lý khác (100-300 USD/tấn chất thải)

Trang 32

Yêu cầu diện tích nhỏ hơn so với phương pháp sinh học và phương pháp chôn lấp

Tro thải thường là chất tro có thể tận dụng làm vật liệu xây dựng…

Không phải chất thải nào cũng đốt được, và cần bổ sung nguyên liệu cho quá trình đốt

Một số sản phẩm phụ trong quá trình đốt

1.4.4 Công nghệ xử lý CTR có thu hồi năng lượng

Công nghệ đốt CTRSH, tận dụng nhiệt sinh ra để phát điện, áp dụng công nghệ khí hóa (biogas + nhiệt phân khí hóa) để phát điện, nói chung là công nghệ điện rác… Công nghệ điện rác chỉ hiệu quả kinh tế, thích hợp với các nhà máy có công suất xử lý CTR > 500 tấn/ngày và CTR đưa đốt có nhiệt trị > 1200 kcalo/kg, chưa kể suất đầu tư lớn với máy móc thiết bị phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật và trình độ vận hành cao Một số công nghệ đốt chất thải tạo năng lượng phổ biển gồm: (i) Nhiên liệu hóa từ phế thải chất lượng cao, tạo viên nhiên liệu RDF (refuse derived fuel), (ii) công nghệ thiêu đốt (incineration), (iii) công nghệ nhiệt phân (pyrolysis); (iv) công nghệ khí hóa (gasification)

(i) Công nghệ thiêu đốt: Công nghệ thiêu đốt trong đó lò đốt được trang bị hệ thống trao đổi nhiệt và nồi hôi để thu hồi nhiệt năng từ đốt rác Hơi nước sinh ra được sử dụng để chạy tuabin phát điện Công nghệ này đã được triển khai tại tỉnh Cần Thơ, Sóc Sơn (Hà Nội), Trạm Thản (Phú Thọ), Đà Nẵng [9] Một số nhà máy đốt rác phát điện đang trong giai đoạn đầu tư như Thái Bình, Bắc Ninh…

Ưu điểm: Có hiệu quả cao về kinh tế môi trường, tái sử dụng được nguồn năng lượng, giảm diện tích chôn lấp

Nhược điểm: Tốn chi phí đầu tư, do phải đầu tư vào hệ thống tận dụng nhiệt, nồi hơi, tuabin và máy phát điện (thông thường trạm phát điện chi phía bằng 50% chi phí đầu tư lò đốt)

(ii) Công nghệ khí hóa:

Trang 33

Nhằm chuyển đổi rác thải chứa cacbon thành khí tổng hợp gồm chủ yếu là CO và H2

Sử dụng một loại nhiên liệu để sản xuất điện hoặc hơi, sử dụng không khí và hơi nước hoặc oxy để chuyển hóa các thành phần cacbon trong rác thải thành khí đốt tổng hợp và tàn tro

Nếu sử dụng không khí - chất khí hóa thì duy trì ở nhiệt độ 9000C -1.100oC, trường hợp sử dụng oxy thì duy trì ở nhiệt độ 1.0000C -1.400oC khí hóa plasma: dùng mỏ đốt plasma nhiệt độ có lên tới 2.0000C -7.000oC, khí sạch

Xỉ lỏng được thủy tinh hóa (iii) Công nghệ nhiệt phân Là công đoạn xử lý nhiệt thông thường qua phản ứng thu nhiệt nhờ đốt chất hữu cơ ở nhiệt độ 400-800oC trong trạng thái không cung cấp oxy Tùy nhiệt độ, thời gian lưu giữ mà lượng khí sản sinh sản phẩm phụ của nhiệt phân là khí, lượng sản sinh tùy theo nhiệt độ và áp lực của nhiệt phân

(iv) Nhiên liệu hóa từ phế thải chất lượng cao, tạo viên nhiên liệu RDF (refuse derived fuel)

Với công nghệ này, chất thải rắn đô thị được chuyển hóa thành nhiên liệu từ phế thải chất lượng cao (high –grade fuel –derived fuel –RDF), có thể sử dụng như một nguồn thay thế than trong các lò hơi công nghiệp, điển hình là các nhà máy nhiệt điện đốt than Đây là một giải pháp bền vững góp phần giảm bướt lượng rác thải phải chôn lấp

Sử dụng 1 tấn RDF nhiên liệu chất lượng cao từ phế thải đồng nghĩa với giảm khoảng 1,42 tấn carbonic thải ra môi trường

Nhược điểm: phương pháp này là đòi hỏi phải có thị trường tiêu thụ RDF và đầu tư công nghệ xử lý chất thải từ sử dụng RDF

(v) Nhiên liệu hóa từ phế thải chất lượng cao: một số công nghệ khác Một số nhà máy sản xuất xi măng hiện cũng đang áp dụng phương pháp đồng xử lý chất thải trong lò nung xi măng, tuy nhiên mới chỉ tập trung vào chất thải công nghiệp và một số loại chất thải rắn sinh hoạt phù hợp

Trang 34

Một số dự án đốt chất thải rắn tạo năng lượng do công nghệ nhập khẩu từ nước ngoài áp dụng tại Việt Nam đã được Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định công nghệ được nêu cụ thể tại bảng 5 [5]

Bảng 6 Một số dự án đốt chất thải rắn tạo năng lượng đang thực hiện ở Việt Nam

1 Công nghệ đốt CTRSH phát điện tại Cần Thơ nhập khẩu từ Trung Quốc (Công ty Ever Brigh)

400 tấn/ngày Đã vận hành và phát điện 60 triệu

kwh/năm

2 Công nghệ phân loại xử lý rác thải, sản xuất Biogas, phân khoáng hữu cơ

245 tấn/ngày Nhập khẩu của Đức đang được

thực hiện tại Quảng Bình

3 Công nghệ lò đốt CFB (lò đốt tầng sôi tuần hoàn), BFB (lò đốt tầng sôi sủi bọt)

500/1000/1500T/ngày

Xuất xứ phần Lan

4 Công nghệ đốt rác phát điện dùng lò đốt ghi chuyển động

4.000 tấn/ngày, phát điện

75MWh

Công nghệ Bỉ, là dự án xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tiên tiến, hiện đại đầu tiên theo công nghệ Waterleau của Bỉ được triển khai tại Nam Sơn Hà Nội, đã đi vào hoạt động 3 lò đốt/5 lò đốt 5 Công nghệ lò khí hóa phát

điện

- Triển khai thực nghiệm tại KCN

Đồng Văn, tỉnh Hà nam 6 Công nghệ sản xuất viên

nén RDF từ chất thải

- Phát triển từ các kỹ sư Việt Nam

của Công ty TNHH Thủy lực, máy

Trang 35

TT Công nghệ Công suất Ghi chú

7 Công nghệ đốt CTR phát điện

300 tấn/ngày Phát điện 3MW tại thành phố

Thái Bình của Công ty CP Môi trường Xanh Thái Bình

8 Công nghệ đốt CTR phát điện dùng lò đốt tầng sôi đa tỷ trọng

- Thuộc tập đoàn Cẩm Giang

Trung Quốc, đã thảm định công nghệ và chờ triển khai

9 Công nghệ đốt CTR phát điện dùng lò tầng sôi tuần hoàn CFB và lò tầng sôi sủi bọt BFB

Modun 500/1000/1500

tấn/ngày đêm

Công ty Smart Thăng Long phối hợp với Công ty Phần Lan, áp dụng tại Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh

10 Nhà máy đốt rác phát điện công suất lò đốt 500 tấn/ngày

Phát điện 13MW

11-Công ty CP Môi trường Thuận Thành (Liên danh với Công ty JEE Engineering Corporation) 11 Công nghệ khí hóa chất

thải phát điện tạo vật liệu carbon organic

100 tấn/ngày TP Hưng Yên, của Công ty

TNHH Sa mạc Xanh đã đi vào vận hành thử nghiệm, hiện tạm dừng

12 Dự án xử lý rác thải thu hồi nhiệt phát điện Xuân Sơn

1.300 tấn/ngày Đang trong giai đoạn xây dựng

Trang 36

CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng trong nghiên cứu này là chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Thọ Nghiệp

Phạm vi nghiên cứu: xã Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2022 đến tháng 04/2023

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp khảo sát thực địa

Tiến hành khảo sát thực địa tại 6 xóm của xã Thọ Nghiệp huyện Xuân Trường để nắm bắt thông tin về:

- Ý thức, nhận thức của người dân về hoạt động phân loai, thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH

- Tình hình phân loại, thu gom, vận chuyển CTRSH tại nguồn - Phương thức thu gom, vận chuyển CTRSH

- Khảo sát về công nghệ xử lý CTRSH tại Khu xử lý rác thải tập trung của xã

2.2.2 Phương pháp điều tra xã hội học

Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng phiếu điều tra: phiếu điều tra là hệ thống các câu hỏi được xếp đặt theo nguyên tắc tâm lý, logic và theo nội dung nhất định nhằm tạo điều kiện cho người được hỏi thể hiện quan điểm của mình và giúp người điều tra thực hiện đề tài của mình

- Cỡ mẫu điều tra được tính toán dựa trên công thức phát triển bởi Yamane (1967) [32]:

Trong đó: n là số lượng mẫu cần xác định (sample size) N là số hộ gia đình tại thời điểm điều tra 2.635 hộ [21] e là mức sai số chấp nhận (e = 0,01 - 0,1) [32]

1 + 𝑁 × 𝑒2

Trang 37

Cỡ mẫu càng lớn sai số mẫu càng nhỏ Tùy vào điều kiện thời gian và nguồn lực, nhà nghiên cứu có thể quyết định sai số mình chọn Tuy nhiên, cho phép sai số tối đa là 10%

Với mức sai số e = 0,075; áp dụng công thức tính số phiếu điều tra như sau: Số mẫu tối thiểu cần lấy (n):

Như vậy, lựa chọn điều tra 170 gia đình là phù hợp Tiến hành phát phiếu điều tra để thu thập các thông tin liên quan đến hiện trạng phát sinh, thu gom, vận chuyển và xử lý CRTSH; hiện trạng trang thiết bị, cơ sở hạ tầng và nhân lực phục vụ hoạt động thu gom CRTSH; chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý CRTSH; nhận thức của người dân về hoạt động quản lý CRTSH

- Phương pháp điều tra xã hội học sử dụng phiếu điều tra hộ gia đình; trao đổi phỏng vấn cán bộ xã, thành viên tổ thu gom rác thải về công tác quản lý và xử lý CTRSH tại xã, thời gian, tần suất thu gom, vận chuyển CTRSH, …

- Điều tra, khảo sát tại hộ gia đình: Qua khảo sát thực địa và tìm hiểu về quy mô dân số, 170 phiếu điều tra được phát cho các hộ thuộc 6 xóm có vị trí gần khu xử lý rác thải của xã nhằm đánh giá tác động của hoạt động xử lý rác thải tới người dân khu vực xung quanh Cụ thể, 40 hộ ở xóm 5 (xóm gần khu xử lý nhất); 30 hộ ở xóm 9; 25 hộ ở xóm 3; 25 hộ ở xóm 8; 25 hộ ở xóm 10 và 25 hộ ở xóm 11 Số hộ lựa chọn hoàn toàn ngẫu nhiên trong danh sách dân số của xã

Nội dung phiếu điều tra ngoài những thông tin chung như số khẩu trong hộ, khối lượng rác thải phát sinh, khối lượng và giải pháp rác thải tự xử lý tại hộ gia đình, phiếu hỏi tập trung cụ thể vào các loại CTRSH phát sinh hàng ngày như chất thải thực phẩm (các loại thức ăn thừa, thực phẩm hỏng, các phần thải bỏ từ việc sơ chế, chế biến thực phẩm, ); chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế (giấy, nhựa, kim loại, …); CTRSH có thể đốt cháy (quần áo, tã, bỉm, khẩu trang, …); CTRSH không cháy được (thủy tinh, sành, sứ, bê tông, gạch đá, …); CTRSH cồng kềnh (giường, tủ, nệm, bàn, ghế hỏng, cây cối…); CTRSH nguy hại (pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang hỏng,…[14, 20]

n = 2635

1+2635×(0,075)2≈ 167 (mẫu)

Trang 38

- Khảo sát tại khu xử lý rác thải của xã Thọ Nghiệp: Thực hiện khảo sát để thu thập thông tin, số liệu về công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; số liệu về số lượng chuyến xe vận chuyển rác thải về khu xử lý để xác định khối lượng rác thải được thu gom về khu xử lý trong ngày

- Phương pháp phỏng vấn: chuẩn bị sẵn mẫu câu hỏi trao đổi trực tiếp với

người dân, cán bộ trong xã về các vấn đề liên quan đến hiện trạng quản lý CTRSH của xã Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường

2.2.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Tiến hành thu thập, chọn lọc các thông tin có liên quan tới nội dung nghiên cứu từ các cơ quan quản lý về môi trường như Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Nam Định, Phòng TNMT huyện Xuân Trường, UBND xã Thọ Nghiệp, các báo cáo khoa học và các nguồn tài liệu sẵn có như:

- Giáo trình, luận văn, tài liệu, sách liên quan đến quản lý, xử lý chất thải rắn, đặc biệt là quản lý chất thải rắn sinh hoạt

- Báo cáo công tác bảo vệ môi trường tỉnh Nam Định; báo cáo công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Nam Định; báo cáo công tác bảo vệ môi trường huyện Xuân Trường; Đề án quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Nam Định; Niên giám thống kê tỉnh Nam Định

Các số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Nam Định; điều kiện KT XH xã Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định

- Số liệu về khối lượng CRTSH thu gom, vận chuyển và xử lý; số liệu về các tổ thu gom, phương tiện vận chuyển, khu tập kết, xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh

- Các số liệu khác có liên quan được thu thập từ các bài báo khoa học, báo cáo

khoa học…

Xử lý số liệu

- Sử dụng các phần mềm phổ biến như: Word, Excel để tổng hợp và lượng hóa những thông tin thu thập bằng bảng biểu, biểu đồ minh họa cho các vấn đề nêu trong đề tài

- Công thức tính lượng CTRSH phát sinh bình quân (kg/người/ngày) trong hộ:

Trang 39

Lượng CTRSH phát sinh bình quân = ∑ lượng CTRSH phát sinh của hộ (kg/ngày)

∑số khẩu của hộ (người)- Công thức tính lượng CTRSH phát sinh bình quân (kg/người/ngày) trong xã: Lượng CTRSH phát sinh bình quân = ΣLượng CTRSH của 170 hộ (kg/người/ngày)

170- Công thức tổng khối lượng CTRSH phát sinh bình quân (kg/ngày) trong xã: Tổng khối lượng CTRSH của xã = lượng CTRSH phát sinh bình quân một người trong ngày (kg/người/ngày) x tổng số dân (người)

- Công thức tính tỷ lệ CTRSH được tự xử lý tại hộ gia đình (%): Tỷ lệ CTRSH tự xử lý (%)= Σlượng CTRSH tự xử lý (kg/ngày)

Σ lượng CTRSH phát sinh(𝑘𝑔/𝑛𝑔à𝑦) 𝑥 100 - Công thức tính toán tỷ lệ hộ điều tra:

Pt = PO (1 + r)∆tTrong đó:

PO: dân số năm trước năm cần tính (người) Pt: dân số năm cần tính (người)

r: tốc độ gia tăng dân số hàng năm (%) ∆t: khoảng thời gian (năm) (thường lấy ∆t= 1) - Các thông tin, số liệu điều tra, khối lượng CTRSH được tổng hợp và xử lý bằng công cụ Microsoft Excel 2016 để tổng hợp tính toán

2.2.5 Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu

Trang 40

Thực hiện lấy 01 mẫu khí thải tại ống khói lò đốt và lấy 01 mẫu nước mặt mương nội đồng phía Nam lò đốt Thời điểm lấy mẫu khí thải lò đốt và nước mặt mương nội đồng phía Nam lò đốt, trời không mưa, gió nhẹ; Lò đốt đang hoạt động bình thường Mẫu khí thải tại ống khói lò đốt vị trí (X: 2249050, Y: 590739) được lấy theo Thông tư số 40/2015/TT-BTNMT và mẫu nước mặt mương nội đồng phía nam lò đốt tại vị trí (X: 2243973, Y: 590736) hệ tọa độ VN-2000 được lấy theo phương pháp TCVN 6663-1:2011 vào ngày 21/11/2022 5 thông số (SO2, CO, NOx, HCl, Bụi tổng) trong mẫu khí thải lò đốt và 8 thông số (pH, BOD5, COD, TSS, NH4+, NO3-, PO43-, Coliforms) trong mẫu nước mặt tại mương nội đồng phía nam lò đốt được phân tích nhằm đánh giá ảnh hưởng của lò đốt đến môi trường xung quanh Sử dụng US EPA Method 6 để xác định SO2, US EPA Method 10 để xác định CO, US EPA Method 7 để xác định NOx, US EPA Method 5 để xác định Bụi tổng, US EPA Method 26A để xác định HCl, phương pháp TCVN 6492:2011 để xác định pH, TCVN 6001-1:2008 để xác định BOD5, SMEWW 5220C:2017 để xác định COD, TCVN 6625:2000 để xác định TSS, TCVN 6179-1:1996 để xác định NH4+, xác định NO3- bằng phương pháp TCVN 6180:1996, TCVN 6202:2008 để xác định PO43-, SMEWW 9221B:2017 để xác định Coliforms

Hình 4 Sơ đồ vị trí lấy mẫu môi trường khu xử lý rác thải

Ngày đăng: 02/09/2024, 22:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị An (2012), Đánh giá hiện trạng, dự báo gia tăng, đề xuất biện pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiện trạng, dự báo gia tăng, đề xuất biện pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Tác giả: Nguyễn Thị An
Năm: 2012
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2020), Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam năm 2019, chuyên đề Quản lý chất thải rắn sinh hoạt, NXB Dân trí, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam năm 2019, chuyên đề Quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Nhà XB: NXB Dân trí
Năm: 2020
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2022), Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2022
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2023), Hướng dẫn số 9368/BTNMT-KSON ngày 02/11/2023 về hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn số 9368/BTNMT-KSON ngày 02/11/2023 về hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2023
5. Đặng Kim Chi (2003), Thực trạng công nghệ Xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam – Định hướng xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên, Diễn đàn môi trường Việt Nam năm 2023, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng công nghệ Xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam – Định hướng xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên
Tác giả: Đặng Kim Chi
Năm: 2003
6. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2022), Nghị định 08/2022/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 08/2022/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
Tác giả: Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
Năm: 2022
7. Công ty TNHH MTV Kinh doanh thương mại tổng hợp Vĩnh Phát (2017), Kế hoạch bảo vệ môi trường của Khu xử lý rác thải sinh hoạt xã Thọ Nghiệp, Xuân Trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch bảo vệ môi trường của Khu xử lý rác thải sinh hoạt xã Thọ Nghiệp
Tác giả: Công ty TNHH MTV Kinh doanh thương mại tổng hợp Vĩnh Phát
Năm: 2017
8. Cục Thống kê tỉnh Nam Định (2018, 2019, 2020, 2021, 2022), Niên giám thống kê tỉnh Nam Định năm 2018, 2019, 2020, 2021, 2022, Nam Định Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định năm 2018, 2019, 2020, 2021, 2022
9. Trương Duy Nghĩa (2021), Đốt rác phát điện ở Việt Nam - Những cảnh báo, Tạp chí Năng lượng nhiệt, Tập 155, Số 01, tr. 8-11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đốt rác phát điện ở Việt Nam - Những cảnh báo, Tạp chí Năng lượng nhiệt
Tác giả: Trương Duy Nghĩa
Năm: 2021
10. Nguyễn Xuân Nguyên, Nguyễn Quang Huy (2004), Công nghệ xử lý rác thải và chất thải rắn, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ xử lý rác thải và chất thải rắn
Tác giả: Nguyễn Xuân Nguyên, Nguyễn Quang Huy
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật
Năm: 2004
11. Nguyễn Văn Phước (2008), Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn, NXB Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn
Tác giả: Nguyễn Văn Phước
Nhà XB: NXB Xây dựng
Năm: 2008
12. Nguyễn Thị Diễm Trang, Hoàng Văn Hà (2003), “Khảo sát quá trình sản xuất phân hữu cơ từ rác sinh hoạt bằng việc cấp khí và sử dụng chế phẩm EM” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Khảo sát quá trình sản xuất phân hữu cơ từ rác sinh hoạt bằng việc cấp khí và sử dụng chế phẩm EM
Tác giả: Nguyễn Thị Diễm Trang, Hoàng Văn Hà
Năm: 2003
13. Huỳnh Thị Đan Xuân, Khổng Tiến Dũng, Huỳnh Việt Khải, Ngô Thị Thanh Trúc và Tống Yên Đan (2021), “Ứng dụng mô hình đánh giá tổng hợp DPSIR trong nghiên cứu thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt đồng bằng sông Cửu Long” Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, Tập 57, Số Chuyên đề Môi trường và Biến đổi khí hậu (2021) (1): 108-120 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Ứng dụng mô hình đánh giá tổng hợp DPSIR trong nghiên cứu thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt đồng bằng sông Cửu Long”
Tác giả: Huỳnh Thị Đan Xuân, Khổng Tiến Dũng, Huỳnh Việt Khải, Ngô Thị Thanh Trúc và Tống Yên Đan
Năm: 2021
14. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2020), Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Bảo vệ môi trường 2020
Tác giả: Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 2020
15. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định (2020), Hướng dẫn phân loại rác thải tại nguồn và xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình, Nam Định Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn phân loại rác thải tại nguồn và xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình
Tác giả: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định
Năm: 2020
16. UBND tỉnh Nam Định (2020, 2021, 2022, 2023), Báo cáo công tác bảo vệ môi trường tỉnh Nam Định năm 2019, 2020, 2021, 2022, Nam Định Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo công tác bảo vệ môi trường tỉnh Nam Định năm 2019, 2020, 2021, 2022
17. UBND tỉnh Nam Định (2020, 2021, 2022), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nam Định giai đoạn 2016-2020, 2021, 2022, Nam Định Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nam Định giai đoạn 2016-2020, 2021, 2022
18. UBND tỉnh Nam Định (2020), Đề án quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2020-2025, Nam Định Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2020-2025
Tác giả: UBND tỉnh Nam Định
Năm: 2020
21. UBND xã Thọ Nghiệp (2020, 2021, 2022), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội xã Thọ Nghiệp năm 2020, 2021, 2022, Xuân Trường.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội xã Thọ Nghiệp năm 2020, 2021, 2022
19. UBND tỉnh Nam Định (2022), Quyết định số 443/QĐ-UBND ngày 07/3/2023 của UBND tỉnh Nam Định về phê duyệt kết quả tự đánh giá các chỉ số nhóm I Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường tỉnh Nam Định năm 2022 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất xã Thọ Nghiệp huyện Xuân Trường - Nghiên cứu hiện trạng và Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã thọ nghiệp, huyện xuân trường, tỉnh nam Định
Hình 1. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất xã Thọ Nghiệp huyện Xuân Trường (Trang 12)
Bảng 1.Khối lượng CTR đô thị phát sinh tại một số quốc gia vùng, lãnh thổ - Nghiên cứu hiện trạng và Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã thọ nghiệp, huyện xuân trường, tỉnh nam Định
Bảng 1. Khối lượng CTR đô thị phát sinh tại một số quốc gia vùng, lãnh thổ (Trang 15)
Hình 2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt - Nghiên cứu hiện trạng và Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã thọ nghiệp, huyện xuân trường, tỉnh nam Định
Hình 2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt (Trang 18)
Bảng 2.Thành phần chất thải rắn sinh hoạt - Nghiên cứu hiện trạng và Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã thọ nghiệp, huyện xuân trường, tỉnh nam Định
Bảng 2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt (Trang 18)
Bảng 3. Quy định về phân loại, lưu giữ, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Nam Định - Nghiên cứu hiện trạng và Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã thọ nghiệp, huyện xuân trường, tỉnh nam Định
Bảng 3. Quy định về phân loại, lưu giữ, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Nam Định (Trang 24)
Hình 3. Lò đốt rác quy mô nhỏ tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định  Quá trình đốt rác thải bị ảnh hưởng với các yếu tố sau: - Nghiên cứu hiện trạng và Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã thọ nghiệp, huyện xuân trường, tỉnh nam Định
Hình 3. Lò đốt rác quy mô nhỏ tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định Quá trình đốt rác thải bị ảnh hưởng với các yếu tố sau: (Trang 31)
Bảng 6. Một số dự án đốt chất thải rắn tạo năng lượng đang thực hiện ở Việt Nam - Nghiên cứu hiện trạng và Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã thọ nghiệp, huyện xuân trường, tỉnh nam Định
Bảng 6. Một số dự án đốt chất thải rắn tạo năng lượng đang thực hiện ở Việt Nam (Trang 34)
Hình 4. Sơ đồ vị trí lấy mẫu môi trường khu xử lý rác thải - Nghiên cứu hiện trạng và Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã thọ nghiệp, huyện xuân trường, tỉnh nam Định
Hình 4. Sơ đồ vị trí lấy mẫu môi trường khu xử lý rác thải (Trang 40)
Hình 5. Sơ đồ mô hình đánh giá tổng hợp DPSIR - Nghiên cứu hiện trạng và Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã thọ nghiệp, huyện xuân trường, tỉnh nam Định
Hình 5. Sơ đồ mô hình đánh giá tổng hợp DPSIR (Trang 42)
Bảng 7. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh - Nghiên cứu hiện trạng và Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã thọ nghiệp, huyện xuân trường, tỉnh nam Định
Bảng 7. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh (Trang 44)
Bảng 9. Tỷ lệ khối lượng các chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế - Nghiên cứu hiện trạng và Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã thọ nghiệp, huyện xuân trường, tỉnh nam Định
Bảng 9. Tỷ lệ khối lượng các chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế (Trang 46)
Hình 7. Hình ảnh thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt 2 ngăn tại hộ gia đình - Nghiên cứu hiện trạng và Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã thọ nghiệp, huyện xuân trường, tỉnh nam Định
Hình 7. Hình ảnh thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt 2 ngăn tại hộ gia đình (Trang 47)
Hình 8. Hình ảnh thùng chứa rác thải tại đường trục chính xóm - Nghiên cứu hiện trạng và Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã thọ nghiệp, huyện xuân trường, tỉnh nam Định
Hình 8. Hình ảnh thùng chứa rác thải tại đường trục chính xóm (Trang 47)
Hình 9. Hình ảnh hố ủ chất thải thực phẩm (hố ủ hữu cơ) tại hộ gia đình - Nghiên cứu hiện trạng và Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã thọ nghiệp, huyện xuân trường, tỉnh nam Định
Hình 9. Hình ảnh hố ủ chất thải thực phẩm (hố ủ hữu cơ) tại hộ gia đình (Trang 50)
Hình 10. Sơ đồ vị trí lò đốt rác trên địa bàn xã Thọ Nghiệp  Để duy trì hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH hiệu quả hơn, UBND  xã Thọ Nghiệp đã giao cho Công ty TNHH MTV thương mại tổng hợp Vĩnh Phát  (nay là Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp và Môi  - Nghiên cứu hiện trạng và Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã thọ nghiệp, huyện xuân trường, tỉnh nam Định
Hình 10. Sơ đồ vị trí lò đốt rác trên địa bàn xã Thọ Nghiệp Để duy trì hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH hiệu quả hơn, UBND xã Thọ Nghiệp đã giao cho Công ty TNHH MTV thương mại tổng hợp Vĩnh Phát (nay là Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp và Môi (Trang 52)
Hình 11. Hình ảnh xe chở rác thải về khu xử lý rác thải của xã Thọ Nghiệp - Nghiên cứu hiện trạng và Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã thọ nghiệp, huyện xuân trường, tỉnh nam Định
Hình 11. Hình ảnh xe chở rác thải về khu xử lý rác thải của xã Thọ Nghiệp (Trang 53)
Hình 12. Hình ảnh lò đốt rác thải sinh hoạt xã Thọ Nghiệp - Nghiên cứu hiện trạng và Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã thọ nghiệp, huyện xuân trường, tỉnh nam Định
Hình 12. Hình ảnh lò đốt rác thải sinh hoạt xã Thọ Nghiệp (Trang 53)
Hình 13. Sơ đồ quy trình xử lý CTRSH tại Khu xử lý rác thải xã Thọ Nghiệp  Kết quả  phỏng vấn nhân viên vận hành tại khu xử lý rác thải cho biết, công suất  của lò đốt là 1.000 kg/h, lò đốt có thể hoạt động liên tục 10 tiếng/ngày, công suất xử  lý tối đa  - Nghiên cứu hiện trạng và Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã thọ nghiệp, huyện xuân trường, tỉnh nam Định
Hình 13. Sơ đồ quy trình xử lý CTRSH tại Khu xử lý rác thải xã Thọ Nghiệp Kết quả phỏng vấn nhân viên vận hành tại khu xử lý rác thải cho biết, công suất của lò đốt là 1.000 kg/h, lò đốt có thể hoạt động liên tục 10 tiếng/ngày, công suất xử lý tối đa (Trang 54)
Hình 15. Sơ đồ quản lý chất thải rắn sinh hoạt xã Thọ Nghiệp - Nghiên cứu hiện trạng và Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã thọ nghiệp, huyện xuân trường, tỉnh nam Định
Hình 15. Sơ đồ quản lý chất thải rắn sinh hoạt xã Thọ Nghiệp (Trang 58)
Hình 16. Sơ đồ áp dụng Mô hình DPSIR phân tích hiện trạng quản lý chất  thải rắn sinh hoạt tại xã Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường - Nghiên cứu hiện trạng và Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã thọ nghiệp, huyện xuân trường, tỉnh nam Định
Hình 16. Sơ đồ áp dụng Mô hình DPSIR phân tích hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường (Trang 59)
Bảng 13. Dân số xã Thọ Nghiệp từ năm 2019-2022 - Nghiên cứu hiện trạng và Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã thọ nghiệp, huyện xuân trường, tỉnh nam Định
Bảng 13. Dân số xã Thọ Nghiệp từ năm 2019-2022 (Trang 60)
Hình 17. Số lượng công chức, cán bộ thực hiện nhiệm vụ BVMT trên 1 triệu dân - Nghiên cứu hiện trạng và Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã thọ nghiệp, huyện xuân trường, tỉnh nam Định
Hình 17. Số lượng công chức, cán bộ thực hiện nhiệm vụ BVMT trên 1 triệu dân (Trang 63)
Bảng 15. Dự báo khối lượng rác đến năm 2030 của xã Thọ Nghiệp - Nghiên cứu hiện trạng và Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã thọ nghiệp, huyện xuân trường, tỉnh nam Định
Bảng 15. Dự báo khối lượng rác đến năm 2030 của xã Thọ Nghiệp (Trang 64)
Hình thức tự xử lý rác thải hữu  cơ (chất thải thực phẩm) tại hộ  gia đình - Nghiên cứu hiện trạng và Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã thọ nghiệp, huyện xuân trường, tỉnh nam Định
Hình th ức tự xử lý rác thải hữu cơ (chất thải thực phẩm) tại hộ gia đình (Trang 73)
Hình ảnh cải tạo KXL rác thải cũ thành KXL hiện tại  Hình ảnh lò đốt đang hoạt động - Nghiên cứu hiện trạng và Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã thọ nghiệp, huyện xuân trường, tỉnh nam Định
nh ảnh cải tạo KXL rác thải cũ thành KXL hiện tại Hình ảnh lò đốt đang hoạt động (Trang 81)
Hình ảnh phân loại CTRSH tại KXL  Nhân viên tại KXL phân loại CTR tái - Nghiên cứu hiện trạng và Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã thọ nghiệp, huyện xuân trường, tỉnh nam Định
nh ảnh phân loại CTRSH tại KXL Nhân viên tại KXL phân loại CTR tái (Trang 82)
Hình ảnh hố ủ rác hữu cơ Hình ảnh bên trong hố ủ rác - Nghiên cứu hiện trạng và Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã thọ nghiệp, huyện xuân trường, tỉnh nam Định
nh ảnh hố ủ rác hữu cơ Hình ảnh bên trong hố ủ rác (Trang 83)
Hình ảnh khảo sát tại hộ gia đình - Nghiên cứu hiện trạng và Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã thọ nghiệp, huyện xuân trường, tỉnh nam Định
nh ảnh khảo sát tại hộ gia đình (Trang 84)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN