1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của internet Đến giao tiếp giữa giữa cha mẹ và con cái trong gia Đình nghiên cứu tại hà nội.

124 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 1,54 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (10)
  • 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu (12)
    • 2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài (12)
    • 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước (19)
  • 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu (26)
    • 3.1. Mục đích nghiên cứu (26)
    • 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (26)
  • 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn (27)
    • 4.1 Ý nghĩa khoa học (27)
    • 4.2. Ý nghĩa thực tiễn (27)
  • 5. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu (27)
    • 5.1. Đối tượng nghiên cứu (27)
    • 5.2. Khách thể nghiên cứu (27)
    • 5.3. Phạm vi nghiên cứu (27)
  • 6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu (28)
    • 6.1. Câu hỏi nghiên cứu (28)
    • 6.2. Giả thuyết nghiên cứu (28)
  • 7. Phương pháp nghiên cứu (28)
  • 8. Cấu trúc của luận văn (30)
  • CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (31)
    • 1.1 Các khái niệm công cụ (31)
      • 1.1.1 Khái niệm Internet (31)
      • 1.1.2 Khái niệm cha mẹ – con cái (31)
      • 1.1.3 Khái niệm gia đình (33)
      • 1.1.4. Khái niệm vị thành niên (37)
      • 1.1.5. Khái niệm giao tiếp (37)
      • 1.1.6. Khái niệm công tác xã hội với cá nhân và gia đình (39)
    • 1.2 Các lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu (42)
      • 1.2.1 Lý thuyết vai trò xã hội (42)
      • 1.2.2 Thuyết hệ thống sinh thái (47)
      • 1.2.3. Thuyết nhu cầu của Maslow (0)
    • 1.3. Vai trò của Internet trong đời sống xã hội hiện nay (0)
    • 1.4. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu (0)
      • 1.4.1. Quận Thanh Xuân (0)
      • 1.4.2. Quận Hà Đông (0)
  • CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG INTERNET CỦA HỌC SINH (58)
    • 2.1. Tình hình sử dụng internet của thanh thiếu niên Việt Nam (58)
    • 2.2. Đặc điểm nhân khẩu học – xã hội (62)
    • 2.3. Thực trạng sử dụng internet của học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông tại Hà Nội (65)
      • 2.3.1. Mức độ sử dụng Internet (0)
      • 2.3.2. Nội dung tìm kiếm khi sử dụng Internet (0)
      • 2.3.3. Mục đích sử dụng Internet của học sinh (0)
  • CHƯƠNG III. ẢNH HƯỞNG CỦA INTERNET ĐẾN GIAO TIẾP GIỮA (83)
    • 3.1. Thực trạng giao tiếp giữa cha mẹ và con cái trong gia đình (0)
      • 3.1.1. Hình thức, thời lượng và chủ đề giao tiếp (0)
      • 3.1.2. Chất lượng và sự hài lòng về giao tiếp giữa cha mẹ và con cái (86)
    • 3.2. Internet ảnh hưởng đến giao tiếp giữa cha mẹ và con cái (0)
      • 3.2.1. Internet và hiệu quả của giao tiếp giữa cha mẹ và con cái (0)
      • 3.2.2. Cách thức giúp cải thiện hiệu quả giao tiếp giữa cha mẹ và con (97)
      • 3.3.1. Các dịch vụ nhằm cải thiện giao tiếp giữa bố mẹ và con cái (100)
      • 3.3.2. Vai trò của Công tác xã hội hỗ trợ nâng cao hiệu quả giao tiếp giữa (0)
      • 3.3.3. Đề xuất giải pháp công tác xã hội hỗ trợ cha mẹ và con cái giao tiếp hiệu quả (107)
  • Kết luận (112)

Nội dung

1. Lý do chọn đề tài Việc sử dụng Internet phổ biến của giới trẻ làm xuất hiện khái niệm “thế hệ kỹ thuật số” là thế hệ “không biết gì khác ngoài văn hoá Internet, máy tính xách tay và điện thoại di động [75]. Tại Mỹ, nghiên cứu của Giedd [74] trên nhóm thanh thiếu niên cho thấy trung bình các em sử dụng các thiết bị có kết nối Internet là 8,5 tiếng một ngày, một phần ba thời gian các em sử dụng nhiều hơn một thiết bị điện tử và tổng thời gian lên tới 11,5 tiếng một ngày. Như vậy, sự xuất hiện của máy tính và Internet tại các gia đình tạo ra sự tương phản lớn giữa quá khứ và hiện tại: trước đây, đó là hình ảnh gia đình quay quần bên chiếc tivi, cùng xem, trao đổi và chuyện trò; giờ đây, mỗi thành viên ở trong thế giới riêng của mình với máy tính nối mạng, điện thoại di động và trò chơi điện tử. Tại Việt Nam, số lượng người dùng Internet cũng ngày càng gia tăng theo các giai đoạn và những ảnh hưởng của Internet cũng đa chiều. Việt Nam chính thức hòa mạng Internet toàn cầu vào tháng 11/1997, và kể từ đó đến nay, nước ta trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng số lượng người dùng Internet cao nhất thế giới. Theo số liệu thống kê từ Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cho thấy, đến tháng 1 năm 2020, ở Việt Nam có 18 đơn vị cung cấp dịch vụ Internet, tổng số thuê bao băng rộng cố định là 15.153.278 thuê bao, tổng số thuê bao băng rộng di động (qua máy điện thoại và datacard) là 63.089.684 thuê bao, tổng số thuê bao băng rộng di động (qua datacard) là 6.386.600 thuê bao. Nếu so sánh việc sử dụng Internet của người Việt Nam, tại thời điểm giữa năm 2015 đã đạt mức thâm nhập dân số là 48% cao hơn mức trung bình của thế giới là 45% và của khu vực là 38,8%. Với số liệu này Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 6 trong khu vực châu Á và đứng thứ 4/10 nước Đông Nam Á về số người dùng và đứng thứ 17//20 quốc gia có người dùng Internet đông nhất trên thế giới [39].

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

- Nhóm công trình nghiên cứu về giao tiếp cá nhân trong gia đình

Beebe và các cộng sự [63] đưa ra quan điểm giao tiếp giữa các cá nhân là một hình thức giao tiếp đặc biệt của con người được xác định không chỉ bởi số lượng người giao tiếp mà còn bởi chất lượng của giao tiếp Giao tiếp giữa các cá nhân xảy ra không phải khi bạn chỉ đơn giản là tương tác với ai đó, mà là khi bạn đối xử với người khác như một con người độc đáo Guerrero, Andersen, & Afifi [77] quan niệm giao tiếp tập trung vào khía cạnh trao đổi thông tin giữa các cá nhân Giao tiếp giữa các cá nhân đề cập đến việc trao đổi thông điệp, bằng lời nói và không lời, giữa mọi người, bất kể mối quan hệ họ chia sẻ Do đó, giao tiếp giữa các cá nhân bao gồm việc trao đổi thông tin trong tất cả các loại mối quan hệ, từ thông thường đến thân mật Giao tiếp giữa các cá nhân [đề cập đến] giao tiếp hai chiều trong đó hai cá nhân chia sẻ vai trò của người gửi và người nhận, được kết nối với nhau thông qua hoạt động chung tạo nên ý nghĩa [100] Tác giả DeVito [67] đã đưa quan điểm giao tiếp giữa các cá nhân khá phù hợp với nghiên cứu này, đó là sự tương tác bằng lời nói và phi ngôn ngữ giữa hai (hoặc đôi khi hơn hai) người phụ thuộc lẫn nhau Định nghĩa tương đối đơn giản này ngụ ý một loạt các đặc điểm: Giao tiếp giữa các cá nhân liên quan đến các cá nhân phụ thuộc lẫn nhau; giao tiếp giữa các cá nhân có quan hệ; giao tiếp giữa các cá nhân tồn tại liên tục; giao tiếp giữa các cá nhân liên quan đến thông điệp bằng lời nói và phi ngôn ngữ; giao tiếp giữa các cá nhân diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau; giao tiếp giữa các cá nhân liên quan đến sự lựa chọn Theo đó, các yếu tố thiết yếu của giao tiếp giữa các cá nhân bao gồm: người tiếp nhận, mã hóa - giải mã, tin nhắn, kênh giao tiếp, tiếng ồn, bối cảnh và đạo đức [67]

Những nghiên cứu về giao tiếp giữa các cá nhân trong gia đình tập trung vào các mô hình và khung lý thuyết đặc trưng cho sự giao tiếp xảy ra trong gia đình, vai trò của giao tiếp gia đình và ảnh hưởng của môi trường giao tiếp gia đình với năng lực

9 giao tiếp của cá nhân [67] Thông qua các nghiên cứu này các vấn đề về đối tượng, vai trò và công cụ đo lường giao tiếp trong gia đình cũng được đề cập và làm rõ

Các tác giả đề xuất rằng giao tiếp gia đình có thể được mô tả như một sự phối hợp giữa các thành viên trong gia đình nhằm cân bằng và kiểm soát các mục tiêu thông tin và các mục tiêu quan hệ Giao tiếp gia đình diễn ra trong môi trường gia đình Môi trường giao tiếp gia đình là một tập hợp các quy tắc chi phối sự đánh đổi giữa thông tin và các mục tiêu quan hệ của giao tiếp [96]

Theo đó, đối tượng tham gia vào giao tiếp cá nhân trong gia đình là các thành viên trong một gia đình Số lượng đối tượng của giao tiếp cá nhân trong gia đình sẽ phụ thuộc vào tính chất của gia đình: gia đình hạt nhân (chỉ có 2 thế hệ cha mẹ và con cái) hay gia đình mở rộng (có nhiều thế hệ: ông bà, cha mẹ, con cái; thậm chí là nhiều hơn 3 thế hệ), do đó đối tượng giao tiếp cá nhân trong gia đình có thể bao gồm giao tiếp giữa: vợ - chồng, cha/ mẹ - con cái, ông/ bà – các cháu, anh – chị - em với nhau Trẻ em có thể học cách giao tiếp thông qua bối cảnh của môi trường giao tiếp gia đình Các tác giả đã nhận thấy rằng có một mối liên hệ đáng kể giữa nhận thức của cha mẹ về môi trường giao tiếp gia đình và nhận thức của con cái họ Môi trường giao tiếp gia đình có ảnh hưởng mạnh mẽ đến động cơ giao tiếp giữa các cá nhân của cả cha mẹ và con cái Sự khác biệt trong môi trường giao tiếp có liên quan đến sự khác biệt rõ rệt trong động cơ của cha mẹ khi nói chuyện với con cái [63]

Giao tiếp cá nhân trong gia đình giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển gia đình bền vững Gần đây với việc gia tăng tập trung vào các vấn đề như ly hôn, lạm dụng trẻ em, bạo lực gia đình và các vấn đề về sức khỏe tâm thần, các học giả, nhà trị liệu đã bắt đầu nhận ra rằng những vấn đề này thực tế là vấn đề giao tiếp Bằng cách hiểu rõ hơn về các hình thức, chức năng và quy trình của giao tiếp gia đình, mọi người hy vọng có thể hiểu được cách thức và lý do tại sao những vấn đề này tồn tại, và có lẽ bắt đầu thực hiện các bước để ngăn chặn trong tương lai [76] Bên cạnh đó, giao tiếp cá nhân trong gia đình cũng giữ vai trò rất quan trọng trong sự tương tác giữa thanh thiếu niên và người thân của họ và phát triển năng lực giao tiếp của trẻ nhỏ [64] Năng lực giao tiếp giữa cá nhân được thể hiện theo một lược

10 đồ, hoặc khung khái niệm, xác định hành vi giao tiếp phù hợp và định hướng các mục tiêu giao tiếp [67] và đặc trưng bởi hai định hướng: sự phù hợp và cuộc trò chuyện [95] Tầm quan trọng của các định hướng trò chuyện gia đình được nhấn mạnh thêm trong việc nuôi dưỡng các hành vi lành mạnh, có thẩm quyền ở trẻ nhỏ trưởng thành [96] Giao tiếp gia đình định hướng phù hợp nhấn mạnh duy trì mối quan hệ giữa các cá nhân hài hòa Trẻ em được khuyến khích để tránh tranh cãi và đàn áp Các gia đình định hướng hội thoại được đặc trưng bởi một biểu hiện cởi mở về ý tưởng và môi trường coi trọng, thúc đẩy sự tự thể hiện Trẻ em được kích thích để chia sẻ suy nghĩ của chúng, ngay cả khi chúng không đồng ý với người khác [63] Cuộc trò chuyện không phù hợp với định hướng có liên quan đến sự hài lòng giao tiếp [93] Do đó, khả năng giao tiếp đã được tìm thấy để dự đoán sự điều chỉnh tâm lý của thanh thiếu niên Giao tiếp của trẻ em sẽ bị ảnh hưởng bởi quan điểm giao tiếp của cha mẹ và điều này sẽ ảnh hưởng đến cách chúng giao tiếp với người khác Một số mô hình giao tiếp gia đình thực sự có thể giúp hoặc cản trở một người trẻ tuổi phát triển năng lực giao tiếp giữa các cá nhân [81]

Từ vai trò quan trọng của giao tiếp trong gia đình, việc đo lường mức độ giao tiếp giữa các các nhân là cần thiết Năm 1985, Barnes va Olson trong nghiên cứu của mình đã xây dựng thang đo giao tiếp (Communication Scale, CS), thang đo này sau được Forehand và cộng sự [71] điều chỉnh để có thể sử dụng và áp dụng cho trẻ em, thanh thiếu niên và cha mẹ Thang đo gồm 10 câu đã được điều chỉnh, được đánh giá theo thang điểm Likert 5 điểm: rất thấp, thấp, trung bình, cao và rất cao

- Nhóm công trình về lạm dụng/ nghiện Internet

Kandell (1998) định nghĩa nghiện Internet là "sự phụ thuộc tâm lý vào Internet, bất kể loại hoạt động nào đã được đăng nhập" [64, trang 12] Chou và cộng sự [65] cũng đưa ra nhận định các mô hình sử dụng Internet không đúng cách thực sự cấu thành nghiện hành vi khi được xem xét theo các định nghĩa này

Xuất phát từ tình trạng lạm dụng/ nghiện Internet ở một số nhóm dân cư, Diana Guertler và cộng sự [78] thực hiện một nghiên nhằm phân tích các thuộc tính tâm lý và tính hợp lệ của Thang đo sử dụng Internet bắt buộc (CIUS) và Kiểm tra

11 nghiện Internet (IAT); đồng thời để xác định ngưỡng cho CIUS phù hợp với việc cắt IAT để phát hiện việc sử dụng Internet có vấn đề Tổng cộng có 292 đối tượng có vấn đề hoặc bệnh lý (237 nam, 55 nữ) ở độ tuổi 14 đến 63 sử dụng Internet ít nhất 1 giờ mỗi ngày làm việc hoặc ngày cuối tuần thông qua các kênh khác nhau Kết quả bao gồm cả hai thang đo đều nhất quán trong nội bộ (Cronbach’s α = 0,9) và có hiệu lực hội tụ thỏa đáng (r = 0,75; 95% CI 0,70 - 0,80)

Lara-de Leon [84] thực hiện nghiên cứu định tính mô tả về việc sử dụng Internet và hậu quả xã hội học của nó trong một thành phố nhỏ của Philippines Nó mô tả các hậu quả về bản sắc, tự do, giao tiếp Nghiên cứu tập trung trả lời cho các câu hỏi: (1) Ai sử dụng quán cà phê Internet? (2) Làm thế nào để những cá nhân này sử dụng Internet? (3) Nó có ảnh hưởng gì đến thái độ và thế giới quan của người dùng? (4) Các tương tác xã hội trong các quán cà phê Internet là gì? Kết quả của nghiên cứu này cho thấy sự khác biệt giữa thực tế và thế giới ảo đã trở nên mờ nhạt; bên cạnh đó, sự mờ ảo và pha trộn của thực tế ảo đã dẫn đến những cách tự khám phá mới; và việc mở rộng các quán cà phê Internet mở ra sự xuất hiện của các hình thức quan hệ mới và toàn cầu

Như vậy, tình trạng sử dụng Internet ở mức lạm dụng hoặc nghiện đều có những ảnh hưởng nhất định đến người dùng và các vấn đề liên quan đến đời sống cá nhân (bao gồm cả giao tiếp và công việc, sức khỏe và quan hệ xã hội) và gia đình họ

- Nhóm công trình về ảnh hưởng của Internet đến gia đình và giao tiếp trong gia đình

Các nghiên cứu xuyên suốt trong những thập kỷ gần đây tập trung vào ảnh hưởng của Internet đến gia đình và các khía cạnh liên quan đến gia đình, trong đó có giao tiếp giữa cá nhân là ảnh hưởng đa chiều Tiêu biểu cho nhóm nghiên cứu này gồm có công trình của các tác giả Moawad và Ehrahem [93] Các nghiên cứu chỉ ra rằng từ thập kỷ 90 Internet đã nhanh chóng trở thành một công nghệ gia đình phổ biến, Internet có thể được sử dụng cho các mục đích rất khác nhau, sự phát triển và tác động xã hội của Internet rất khó dự đoán Internet có thể trở thành hộ gia đình trong tương lai, thông tin siêu cao cấp cho các thư viện và trường học, trung tâm mua

12 sắm ảo hoặc trung tâm giải trí gia đình [82] Mặt khác, Internet có thể trở thành một công nghệ giao tiếp giữa các cá nhân trong gia đình, ví dụ như điện thoại Trong các gia đình truyền thống, việc sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông như Internet có thể gắn liền với sự gắn kết gia đình cao vì Internet tạo điều kiện cho việc bảo tồn ranh giới gia đình thông qua việc cung cấp một công cụ giao tiếp giữa cha mẹ và con cái [83] Trong trường hợp này, thay vì làm mờ ranh giới gia đình, Internet góp phần bảo tồn chúng, tạo điều kiện cho việc chia sẻ thông tin giữa cha mẹ và con cái thông qua tin nhắn và trao đổi hình ảnh, thông tin Thanh thiếu niên sử dụng công nghệ để kết nối, hay nói chung là để giao tiếp thông qua phương tiện điện tử một cách tích cực giúp họ tổ chức và duy trì các mối quan hệ với bạn bè, gia đình và các mối quan hệ xã hội Do đó, giao tiếp gia đình bị thay thế không phải bởi tổng thời gian dành cho Internet mà bởi các hoạt động trực tuyến tương đương về chức năng [85]

Tình hình nghiên cứu trong nước

- Nhóm nghiên cứu về văn hóa giao tiếp trong gia đình

Văn hóa giao tiếp được thể hiện trong việc sử dụng từ xưng hô lịch sự, đúng vai giao tiếp, lễ phép, đúng mực, khéo léo, khiêm nhường, đúng hoàn cảnh nói năng, đúng mối quan hệ thân – sơ giữa người nói và người đối thoại [38] Nghiên cứu về văn hóa giao tiếp và giao tiếp trong gia đình Việt Nam tập trung nhiều trên khía cạnh văn hóa giao tiếp truyền thống của người Việt, cách thức xưng hô khi giao tiếp trong gia đình, tiêu biểu có nghiên cứu của các tác giả: Khuất Thị Lan [31], Diệu Trang [53] Trong đó, nghiên cứu của Diệu Trang cho thấy trong giao tiếp gia đình, sự lựa chọn các hình thức xưng hô thể hiện rõ vị thế, quyền lực trong gia đình cũng như thái độ của các nhân vật trong giao tiếp Mạng gia đình là một cấu trúc bền vững mà xưng hô ở đó đóng vai trò là một công cụ biểu thị thái độ, tình cảm Mọi hình thức xưng hô trong xã hội đều bị ảnh hưởng bởi sự lựa chọn hình thức xưng hô trong mạng gia đình

Năm 2014, Trương Thị Thu Thủy và Trần Thị Thanh Loan [51] thực hiện nghiên cứu dựa trên một khảo sát thực địa tại Bắc Ninh và kết quả cho thấy hầu hết trẻ vị thành niên được phỏng vấn vẫn duy trì mô hình ứng xử chung là vâng lời bố mẹ, phương thức giao tiếp một chiều từ bố mẹ đến con cái vẫn là phổ biến

- Nhóm nghiên cứu liên quan đến Internet và ảnh hưởng của Internet đến gia đình và giao tiếp trong gia đình

“Tọa đàm chính sách bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng” do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với UNICEF khu vực Đông Á – Thái Bình Dương tổ chức (2016) cho thấy tỷ lệ trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng ngày càng cao (khoảng 10.000 vụ xâm hại trẻ em trong vòng 5 năm 2011-2015) Để tăng cường bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, ngày 5/4/2016 Luật Trẻ em được ban hành có bổ sung nhiều nội dung bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng ở Điều 54 [36] Với sự hỗ trợ kỹ thuật của UNICEF, Cục Bảo vệ Chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) đã xây dựng “Đề án bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng” hướng tới mục tiêu cơ bản là mọi trẻ em phải được hưởng lợi ích từ sử dụng

16 Internet mà không có nguy cơ và trẻ vị thành niên là nạn nhân của các hình thức xâm hại trong môi trường mạng phải được phát hiện và hỗ trợ phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và quốc gia

Tiếp đó, ngày 9/5/2017 Chính phủ ban hành Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em Theo đó, trẻ em cần được bảo vệ trên môi trường mạng cụ thể gồm: Bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em (Điều 33); Truyền thông giáo dục nâng cao năng lực về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng (Điều 34); Bảo đảm an toàn cho trẻ em trong việc trao đổi, cung cấp thông tin trên môi trường mạng (Điều 35); Các biện pháp bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em trên môi trường mạng và các biện pháp hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng (Điều 37) [41]

Ngày 12/6/2018 Luật An ninh mạng có hiệu lực nhằm phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng; bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân Đây cũng là công cụ pháp lý góp phần ngăn ngừa, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của mạng Internet tới đời sống cá nhân trong xã hội [37]

Cùng với các văn bản luật và các chương trình hành động ở tầm vĩ mô của nhà nước; các khía cạnh thực trạng, yếu tố liên quan, can thiệp của chứng lạm dụng/ nghiện Internet và các thiết bị công nghệ hiện đại ở Việt Nam được đề cập tới trong các nghiên cứu của nhiều tác giả như Mai Mỹ Hạnh [20], Lê Minh Công [12], Hồ Văn Dũng [13], Nguyễn Thị Hồng Hạnh [21] Trẻ sẽ bị đánh giá là “lạm dụng Internet quá mức” khi có các hành vi truy cập liên tục, khó kiềm chế, không thể kiểm soát được [16] Người nghiện Internet nói chung, học sinh nghiện Internet nói riêng được xem là đối tượng cần trợ giúp của nhân viên công tác xã hội, vì vậy, tác giả Nguyễn Hiệp Thương và cộng sự [52] xuất bản giáo trình “Công tác xã hội với học sinh nghiện internet” đã đề cập đến các biểu hiện của nghiện internet liên quan đến ba đặc điểm chính: (1) người nghiện mất kiểm soát về thời gian khi sử dụng Internet: (2) Internet ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ xã hội của người nghiện (quan hệ với cha mẹ, quan hệ với bạn bè ) : (3) nghiện Internet dẫn tới các

17 biểu hiện cảm xúc tiêu cực ở người sử dụng (buồn chán, cáu kỉnh, chán nản, trống rỗng ) Tài liệu đã đưa ra một số mô hình can thiệp, trị liệu nghiện internet ở học sinh của một số nước trên thế giới và thực hành một số phương pháp can thiệp, kỹ năng công tác xã hội để hỗ trợ học sinh nghiện internet

Cuốn sách “Mạng xã hội với giới trẻ thành phố Hồ Chí Minh” (nhà xuất bản Văn hóa- Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2013) do Nguyễn Thị Hậu chủ biên [22] đã tập hợp những bài viết và các nghiên cứu dưới góc độ xã hội học và truyền thông đại chúng được công bố trong hội thảo “Mạng xã hội với lối sống của giới trẻ thành phố Hồ Chí Minh”, cuốn sách được trình bày theo mảng chủ đề sau:

Chủ đề thứ nhất là những vấn đề chung như khái niệm về mạng xã hội, sự ra đời, phát triển và vai trò của mạng xã hội trong thời đại thông tin ngày nay Chủ đề thứ hai đề cập đến ảnh hưởng của mạng xã hội đến lối sống giới trẻ thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thông qua việc tìm hiểu nhu cầu, mục đích và các hình thức sử dụng mạng xã hội Chủ đề thứ ba là những đề xuất, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc sử dụng mạng xã hội của giới trẻ Nhấn mạnh tầm quan trọng của sự định hướng của gia đình, nhà trường, xã hội đối với giới trẻ trong việc sử dụng mạng xã hội hiện nay

Tác giả Nguyễn Thị Phương Châm [3] với cuốn sách “Internet: Mạng lưới xã hội và sự thể hiện bản sắc” với 4 chương: Chương 1: Bối cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XXI và sự phát triển của Internet; Chương 2: Thực trạng việc sử dụng Internet của giới trẻ hiện nay; Chương 3: Internet và sự kết nối mạng lưới xã hội; Chương 4: Internet và sự thể hiện bản sắc; Chương 5: Những vấn đề đặt ra từ sự kết nối mạng lưới xã hội và thể hiện bản sắc của giới trẻ hiện nay trong không gian của Internet

Phạm Thị Thùy Linh [34] với bài viết “Ảnh hưởng của mạng internet đối với giới trẻ: Cái nhìn từ phía khoa học thần kinh” cho thấy, nghiện Internet đã trở thành một mối lo thực sự, và còn được so sánh với các rối loạn gây nghiện khác Sự thay đổi trong cấu trúc và các chất hoá học trong não do sử dụng Internet quá nhiều gây ra một mối lo ngại với các nhà nghiên cứu và giáo dục học đối với sự phát triển của những người trẻ Bài nghiên cứu này thảo luận những ảnh hưởng của mạng Internet

18 với thanh thiếu niên bằng cách phân tích ba khía cạnh cụ thể, bao gồm (1) việc tìm kiếm trên Internet, (2) chơi trò chơi điện tử, và (3) liên kết mạng xã hội Dựa trên các bằng chứng của khoa học thần kinh, nghiên cứu này đi đến kết luận rằng mạng Internet chắc chắn là một công cụ hữu hiệu cho những người trẻ, với điều kiện nó được sử dụng một cách hợp lý dưới sự hướng dẫn sát sao của các nhà giáo dục

Nguyễn Thị Minh Ngọc và cộng sự [40] đã thực hiện nghiên cứu cắt ngang nhằm mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nghiện Internet của sinh viên y đa khoa trường Đại học Y Dược Hải Phòng năm 2019 Thông tin phỏng vấn 460 sinh viên theo bộ câu hỏi tự điền về việc sử dụng Internet; tình trạng nghiện Internet được đánh giá dựa trên bộ công cụ IAT-Internet Addicted Test Số liệu được nhập bằng Excel 2016 và phân tích bằng SPSS 20.0 Kết quả cho thấy 100% sinh viên sử dụng Internet; 38,5% sinh viên nghiện Internet Tỉ lệ sinh viên nghiện Internet giảm dần từ năm 1 (55,9%) đến năm 4 (21,7%), sau đó lại tăng mạnh vào năm 5 (74,1%) và thấp nhất ở sinh viên năm 6 (11,4%) Sinh viên truy cập Internet tại nhà có tỉ lệ nghiện Internet cao nhất (66,1%) Nghiên cứu đã phát hiện một số yếu tố làm tăng nguy cơ nghiện Internet có ý nghĩa thống kê ở sinh viên y đa khoa gồm yếu tố cá nhân (giới tính nam, mục đích tham gia mạng xã hội/giải trí, truy cập bằng thiết bị di động với OR lần lượt tương ứng 1,66; 1,75 và 2,88 ), yếu tố gia đình, bạn bè (không nhận được sự nhắc nhở của người thân/bạn bè, có bạn bè quen qua mạng, sống một mình ( với OR lần lượt là 1,47; 2,16 và 2,56); yếu tố nhà trường (áp lực học tập bình thường, không tham gia câu lạc bộ/hoạt động ngoại khóa, chưa đi trực/trực ≤ 4 buổi/tháng (với OR lần lượt là 1,58; 1,71 và 3,92) Nghiện Internet là hiện tượng tương đối phổ biến ở sinh viên y khoa cần được quan tâm

Cuối năm 2020, Với mong muốn tạo ra một diễn đàn để trao đổi chia sẻ kinh nghiệm công tác phòng chống và hỗ trợ cai nghiện internet, Phân hiệu Học Viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Nghiện internet ở Thanh thiếu niên Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”, mục tiêu của hội thảo là phác họa bức tranh chung về nghiện internet ở thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay, tìm hiểu nguồn gốc thực trạng những hậu quả của nó đối với gia đình nhà trường và xã hội, thảo luận về những vấn đề biểu hiện tâm lý lâm sàng của nghiện internet, công cụ

Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm nghiên cứu thực trạng sử dụng Internet; ảnh hưởng của việc sử dụng Internet tới giao tiếp giữa cha mẹ và con cái trong gia đình tại Hà Nội; từ đó đưa ra đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giao tiếp giữa cha mẹ và con cái từ góc độ công tác xã hội.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lý luận về sử dụng Internet và giao tiếp giữa cha mẹ và con cái

Khảo sát và phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng Internet của học sinh trung học phổ thông ở Tp Hà Nội hiện nay ảnh hưởng đến giao tiếp giữa cha mẹ và con cái trong gia đình Đề xuất những can thiệp, giải pháp từ góc độ công tác xã hội phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp giữa cha mẹ - con cái

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Ý nghĩa khoa học

Nghiên cứu nhằm giải thích các thuật ngữ liên quan đến sử dung internet, giao tiếp giữa cha mẹ và con cái trong gia đình, hệ thống hóa lý thuyết phục vụ đề tài Ngoài ra, nghiên cứu nhằm phân tích thời gian sử dụng, mục đích và nội dung sử dụng Internet, sự ảnh hưởng của Internet đến giao tiếp giữa cha mẹ và con cái trong gia đình Từ đó, nghiên cứu đề xuất giải pháp hỗ trợ giao tiếp hiệu quả giữa cha mẹ và con cái trong gia đình dưới góc độ công tác xã hội.

Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu này là tài liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động đào tạo đại học và sau đại học ngành Công tác xã hội trong nghiên cứu vai trò của nhân viên công tác xã hội hỗ trợ học sinh và cha mẹ tại thành phố Hà Nội và các tỉnh thành khác có tài liệu khoa học để tham khảo, nghiên cứu về học sinh sử dụng Internet, về sự giao tiếp giữa cha mẹ và con cái trong bối cảnh xã hội công nghệ thông tin hiện nay.

Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng và mục đích sử dụng Internet của con cái và cha mẹ ở Hà Nội hiện nay như thế nào?

- Internet ảnh hưởng đến giao tiếp giữa cha mẹ và con cái trong gia đình như thế nào?

- Nhân viên công tác xã hội có thể làm gì để hỗ trợ nhằm tăng cường hiệu quả giao tiếp giữa cha mẹ và con cái trong bối cảnh sử dụng Internet?

Giả thuyết nghiên cứu

- Cha mẹ và con cái độ tuổi trung học phổ thông tại Hà Nội dành khá nhiều thời gian cho việc sử dụng Internet, với mục đích chính là học tập, liên lạc, tìm kiếm thông tin, giải trí…

- Internet có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến giao tiếp giữa cha mẹ và con cái

- Nhân viên công tác xã hội với vai trò của mình có thể hỗ trợ cha mẹ và con cái một số kỹ năng nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp trong bối cảnh sử dụng Internet.

Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp phân tích tài liệu: Phương pháp phân tích tài liệu được sử dụng nhằm thu thập, tổng hợp và đánh giá các tài liệu và nghiên cứu liên quan ở trong và ngoài nước Các nhóm chủ đề liên quan cần thu thập tài liệu và đánh giá gồm: giao tiếp cá nhân trong gia đình, ảnh hưởng của Internet đến gia đình và giao tiếp giữa các cá nhân (bao gồm cả cha mẹ và con cái) trong gia đình, các văn bản pháp luật của nhà nước liên quan đến việc sử dụng Internet… Trên cơ sở nguồn tài liệu thu

25 được, đề tài sẽ kế thừa có chọn lọc, góp phần bổ sung hệ thống lý luận của đề tài và bộ công cụ nghiên cứu phù hợp

- Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp: Luận văn này khai thác dữ liệu từ đề tài mã số 504.05-2020.301 Được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) do PGS.TS Nguyễn Thị Thái Lan làm chủ nhiệm đề tài Tác giả luận văn là thành viên của đề tài và được Chủ nhiệm đề tài cho phép sử dụng số liệu để viết luận văn Dưới đây giới thiệu tóm tắt về phương pháp nghiên cứu của đề tài

Phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp quan trọng của đề tài mã số 504.05-2020.301 Đối tượng khảo sát bao gồm cha mẹ và con cái trong các gia đình có sử dụng Internet (bao gồm tất cả các thiết bị kết nối) ở Hà Nội Để đánh giá được ảnh hưởng của Internet đến giao tiếp giữa cha mẹ và con cái trong gia đình ở

Hà Nội, nghiên cứu thực hiện nghiên cứu trường diễn với 1 lần khảo sát thực địa để đo lường sự thay đổi hành vi của cha mẹ và con cái trong hoạt động giao tiếp do ảnh hưởng của việc sử dụng Internet Thời gian thực hiện khảo sát diễn ra trong năm 2021, với tổng số mẫu khảo sát chính là 226 phiếu khảo sát cho 113 cặp cha mẹ và con cái Phương pháp nghiên cứu định lượng làm rõ thực trạng sử dụng Internet và ảnh hưởng của việc sử dụng Internet đến giao tiếp giữa cha mẹ và con cái trong gia đình, trên cơ sở đó đánh giá được ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của Internet

- Phương pháp xử lý số liệu nghiên cứu: Phương pháp thống kê toán học sẽ được sử dụng để tổng hợp, xử lý liệu thống kê thu được bằng phần mềm SPSS với các thông tin định lượng và làm rõ mối quan hệ, sự tương đồng và khác biệt giữa các kết quả thu được Phương pháp phân tích dữ liệu định tính qua chương trình Nvivo được dùng để phân tích kết quả phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm

Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc thành

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2: Thực trạng sử dụng Internet của học sinh trung học phổ thông Tp Hà Nội

Chương 3: Ảnh hưởng của Internet đến giao tiếp giữa cha mẹ - con cái và một số giải pháp từ góc độ Công tác xã hội

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Các khái niệm công cụ

Internet là một hệ thống toàn cầu của các mạng máy tính được kết nối Các máy tính và các mạng máy tính trao đổi thông tin sử dụng TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol - Giao thức TCP/IP) để liên lạc với nhau Các máy tính được kết nối nhờ mạng viễn thông và Internet có thể được sử dụng để gửi nhận thư điện tử (email), truyền các tập tin và truy cập thông tin trên Mạng Toàn cầu [110]

Internet là “một hệ thống thông tin toàn cầu” có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP) Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu [107]

Internet là mạng thông tin diện rộng bao trùm toàn cầu, hình thành trên cơ sở kết nối các máy tính điện tử, cho phép liên kết con người lại bằng thông tin và kết nối nguồn tri thức đã tích luỹ được của toàn nhân loại trong một mạng lưu thông thống nhất Quy mô, phạm vi ảnh hưởng của thông tin trên mạng Internet rộng lớn hơn nhiều so với các phương tiện thông tin thông thường khác Với Internet, mọi người có khả năng và điều kiện rất thuận lợi trong việc tiếp cận trực tiếp với các nguồn thông tin Khái niệm nghiện Internet có nhiều cách định nghĩa khác nhau tuỳ thuộc vào góc độ nghiên cứu Nhưng dù ở hướng tiếp cận nào, các định nghĩa về Internet đều dựa trên 3 nội dung là bản chất mạng (network), bản chất số (digital), và bản chất truyền thông (communication)

1.1.2 Khái niệm cha mẹ – con cái

Cha mẹ là người chăm sóc con của họ trong giống loài của mình Cha mẹ sinh học là người mà giao tử của họ tạo ra con, người nam qua tin trùng và người nữ

28 qua trứng Với những tiến bộ sinh học gần đây, một người có thể có hơn hai cha mẹ sinh học [77] Gia đình xã hội là giữa cha mẹ và con cái không có mối quan hệ huyết thống, đó là những cặp vợ chồng không sinh con mà nhận con nuôi Gia đình con nuôi có từ trong xã hội truyền thống, nhưng không thật phổ biến, còn trong xã hội hiện đại điều này trở nên dễ dàng hơn Con nuôi được luật pháp công nhận và bảo vệ Do điều kiện lịch sử (chiến tranh) cộng thêm những rủi ro từ thiên tai, địch hoạ (lũ lụt, bão giông) khiến cho nhiều trẻ em mồ côi cha mẹ, các em được những gia đình hảo tâm, giàu tình thương giúp đỡ, nhận nuôi Trong xã hội hiện nay, vì những lý do khác nhau (ví dụ, vô sinh, không muốn sinh con nhưng muốn nuôi con) nên loại hình gia đình xã hội ngày càng nhiều hơn so với thế kỷ XX [46, tr.100] Theo Từ điển Cambridge, thì: Mẹ hoặc Cha của người (hoặc động vật), hoặc người chăm sóc người theo cách giống như cách cha mẹ làm Ví dụ “Tôi sẽ gặp bố mẹ Richard lần đầu tiên vào cuối tuần này” Từ điển này cũng phân biệt cha mẹ ruột (biological parent) và cha mẹ nuôi (adoptive parent) Một số trẻ em được nuôi dưỡng bởi ông bà hoặc các thành viên khác trong gia đình, thay vì cha mẹ ruột của chúng [112] Bên cạnh đó, còn có cha/mẹ kế Cha/mẹ kế là người kết hôn với mẹ hoặc cha của bạn sau khi bạn được sinh ra, nhưng không phải là người mẹ hoặc người cha sinh học của bạn Đồng thời, cũng có khái niệm cha/mẹ đơn thân (single parent), hình thành nên gia đình cha/mẹ đơn thân (one - parent family; single parent family) là những trường hợp chỉ có mẹ và con hoặc cha với con (gà trống nuôi con), nhưng phần lớn là mẹ với con Nguyên nhân hình thành gia đình này là do góa, ly hôn hoặc làm mẹ đơn thân (với phụ nữ chưa kết hôn hoặc không kết hôn) [46, tr.106]

Con cái của con người (con cháu) được gọi là trẻ em (không liên quan đến tuổi, do đó người ta có thể nói đến "trẻ vị thành niên" hoặc "trẻ em trưởng thành" hoặc "trẻ sơ sinh" hoặc "trẻ em vị thành niên" tùy theo độ tuổi) Con cái có thể được tạo ra sau khi giao phối hoặc sau khi thụ tinh nhân tạo [113] Trong sinh học, thế hệ con cháu, cũng được đề cập là con đẻ, là kết quả của quá trình sinh sản Những người phát triển quá trình sinh sản này là cha mẹ hoặc cha mẹ Ngày nay, vì nhiều lý do

29 khác nhau (do hiếm muộn/vô sinh hoặc không muốn sinh con) nên có sự gia tăng

“con cái xã hội” (con nuôi) chứ không chỉ con cái sinh học (con đẻ)

Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, dưới góc độ pháp lý khái niệm cha mẹ con luôn gắn liền với những sự kiện pháp lý nhất định Quan hệ giữa cha mẹ và con về mặt pháp lý chỉ được phát sinh khi được sự chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Tức là về mặt sinh học- xã hội có thể đạt tồn tại một quan hệ cha mẹ và con với tư cách là cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ Cha mẹ đẻ, con đẻ chỉ được chính thức thừa nhận thông qua những thủ tục pháp lý nhất định vì mối quan hệ này có xuất phát điểm là sự kiện sinh đẻ nhằm bảo đảm tính huyết hệ tự nhiên giữa hai thế hệ sinh ra kế tiếp nhau Bên cạnh đó, luật cũng thừa nhận sự bình đẳng giữa con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú

Khái niệm cha mẹ- con cái là chỉ mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình thuộc hai thế hệ khác nhau Mối quan hệ giữa thế hệ thứ nhất (cha mẹ) và thế hệ thứ hai (con cái) là mối quan hệ tương tác, phụ thuộc lẫn nhau Nó thể hiện vai trò của các thành viên trong gia đình, nếu thiếu một trong các vai trò này thì sự vận hành các chức năng của gia đình sẽ “có vấn đề”

Có nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình, tùy theo cách tiếp cận luật pháp, tâm lý học, xã hội học hay công tác xã hội

Theo khoản 2 điều 3, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, “gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của luật này” [35]

Thành viên gia đình có thể được hiểu là những người gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng; hoặc cũng có quan điểm cho rằng thành viên gia đình là những người cùng được ghi tên trong một sổ hộ khẩu; hoặc là những người cùng sống trong một gia đình…

Thành viên gia đình hiểu theo nghĩa truyền thống là tất cả những người trong cùng dòng họ, trong một đại gia đình từ cụ, kỵ, ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái, cháu

30 chắt… (bao gồm cả con dâu, con rể, cháu dâu, cháu rể…) Theo Luật Hôn nhân và gia đình (năm 2014) thì “Thành viên gia đình bao gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột” (khoản 16, điều 3) [35]

Thành viên gia đình hiểu theo nghĩa hiện đại là những người sống trong cùng một gia đình, có đời sống chung về mặt vật chất và tinh thần như cha mẹ và con cái, vợ và chồng, những người khác sống cùng như người giúp việc, giữa những người đã từng là con dâu với cha mẹ chồng, đã từng là con rể với cha mẹ vợ, giữa những người sống chung với nhau như vợ chồng Những người này có một khoảng thời gian sống chung với nhau ổn định, có sự quan tâm chia sẻ với nhau những công việc của gia đình và xã hội, từ đó hình thành nên mối liên hệ đặc biệt về tâm lý, tình cảm, tạo nên cách ứng xử giữa họ với nhau

Các nhà xã hội học đã làm phong phú thêm các định nghĩa về gia đình G.P Murdock, trong tác phẩm “Cấu trúc xã hội” viết rằng “Gia đình là một nhóm xã hội có đặc trưng là cùng cư trú, hợp tác và tái sản xuất kinh tế (người lớn của cả hai giới), và ít nhất trong đó có quan hệ tính dục với nhau, được xã hội tán thành, một hoặc nhiều con cái (do họ đẻ ra hoặc nhận con nuôi)” [72]

Một cách định nghĩa khác của nhà xã hội học Jonh J Macionis, nêu rõ hơn những quan hệ rất đặc thù của gia đình: hôn nhân và huyết thống Định nghĩa nhấn mạnh đến quan hệ gia đình là mối quan hệ sơ cấp, các thành viên liên kết với nhau bằng tính trách nhiệm và kinh tế chung “Gia đình là một tập thể xã hội có từ hai người trở lên trên cơ sở huyết thống, hôn nhân hay nghĩa dưỡng cùng sống với nhau Đời sống gia đình mang tính hợp tác, gia đình thường là các tập thể sơ cấp trong đó thành viên có cùng tài nguyên kinh tế và trách nhiệm hàng ngày” [27, tr 453] Ông cũng cho rằng, gia đình được khởi đầu từ hôn nhân "Trong hầu hết các xã hội trên

Các lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu

1.2.1 Lý thuyết vai trò xã hội

Từ cuối những năm 1940 đến đầu những năm 1960, khái niệm vai trò đã giữ một vai trò quan trọng trong xã hội học Đã từng có cả một hệ thống xếp loại kĩ lưỡng gồm những khái niệm để ta có thể chia nhỏ hành động thành nhhững chi tiết để nghiên cứu và phân tích Đôi khi thuyết vai trò còn lấn át cả việc nghiên cứu xã hội

39 học Dần theo thời gian, ý nghĩa của thuyết vai trò ngày càng giảm, sự phê phán quan trọng nhất đối với lý thuyết hệ thống nói chung và lý thuyết vai trò nói riêng ở chỗ "chúng ta đã định hướng quá cứng nhắc vào trạng thái hiện tại mà không hướng theo những thay đổi thường xuyên của xã hội” [24, tr 276] Người phát minh khái niệm vai trò là nhân học văn hóa Ralph Linton (1893-1953), ông đã đưa ra định nghĩa về vai trò trong tác phẩm Study of Man (1936) Sau này, trong bản thảo được biên soạn lại (1945), khái niệm này được thể hiện như sau:

Vai trò xã hội là "Toàn bộ các hình mẫu văn hóa được tạo thành với một địa vị cụ thể" bao gồm " những thái độ, giá trị, và hành vi được xã hội gán cho bất kỳ ai hoặc tất cả các cá nhân đang chiếm giữ địa vị này" [88] Và “Từ nay trở đi chúng ta sẽ gọi vị trí do một cá nhân chiếm lĩnh vào một thời gian cụ thể, trong một hệ thống cụ thể là địa vị của cá nhân đó… Vế thứ hai, vai trò được coi là tổng thể của những khuôn mẫu văn hóa gắn liền với một địa vị cụ thể Như vậy khái niệm này sẽ bao gồm những quan điểm, ước lệ về giá trị và phương thức hành động được xã hội qui định cho chủ nhân của địa vị này” [88, tr 31] Theo R Linton, R.Linton phân chia vai trò thành:

Vai trò có sẵn: Là dấu hiệu đối với cá nhân không liên quan đến những khác biệt về năng lực của họ Tiêu chí đối với vai trò có sẵn là dấu hiệu lúc sinh ra, đó là những gì thuộc về giới tính, tuổi, các quan hệ họ hàng và sinh ra trong một giai cấp hoặc một đẳng cấp xã hội cụ thể

Vai trò đạt được: Thông qua sự cạnh tranh và nỗ lực của cá nhân Vai trò đạt được, do vậy được gán cho những người mà họ hoàn thiện các phẩm chất của mình, với những thành công họ đạt được trong cuộc đời

Vì vậy có thể định nghĩa, vai trò là một tập hợp các mong đợi, các quyền và những nghĩa vụ được gán cho một địa vụ cụ thể Những sự mong đợi này xác định các hành vi của con người được xem như là phù hợp hay không phù hợp với người chiếm giữ một địa vị xã hội Bởi thế, khi đề cập đến vai trò, người ta thường nhấn mạnh hai đặc tính quan trọng của vai trò, đó là: các quyền lợi và những nghĩa vụ tương ứng với một vai trò cụ thể Bên cạnh đó, cũng không quên vai trò được hiểu

40 như là “một tập hợp của các chuẩn mực và những mong đợi được áp dụng đới với người chiếm giữ một vị trí cụ thể”, nghĩa là vai trò được lượng giá bởi những giá trị, chuẩn mực xã hội Mà những tiêu chí lượng giá này là các thành tố của văn hóa

- có thể biến đổi và thay đổi theo thời gian, nhanh hay chậm tùy thuộc vào trình độ phát triển của xã hội ở những thời kì khác nhau Như vậy, cùng một vai trò tương ứng với một địa vị xã hội cụ thể, song người chiếm giữ vai trò đó ở những thời kì xã hội khác nhau thì phải đáp ứng “những mong đợi” có thể không giống nhau; và đương nhiên vì vậy những quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng với vai trò cũng có thể khác nhau

Vai trò được xem là một thành tố quan trọng của cấu trúc xã hội Theo quan điểm chức năng, vai trò giúp cho sự ổn định của một xã hội bởi nó cho phép các thành viên trong xã hội đoán được những cách thức xử sự của người khác và ứng xử sao cho phù hợp [48]

Có nhiều lý thuyết trong CTXH với cá nhân và gia đình, trong 10 lý thuyết CTXH được đề cập theo tác giả Trần Đình Tuấn, thì hầu hết đều liên quan và có thể vận dụng vào CTXH với cá nhân và gia đình [56], trong đó có lý thuyết vai trò Đây là một trong những lý thuyết cơ bản trong nghiên cứu xã hội học và có ứng dụng mạnh mẽ trong thực hành CTXH Từ hướng tiếp cận CTXH, lý thuyết vai trò được lĩnh xướng bởi Helen H Perlman (1968) Có quan điểm cho rằng, lý thuyết vai trò xã hội là một quá trình biến đổi cho việc phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, nghĩa là đây là lý thuyết nền tảng cho sự cung ứng chương trình dẫn dắt sự thích nghi và thực hiện chức năng xã hội Thích nghi được định nghĩa là sự chữa trị cũng như kiểm soát thành công những triệu chứng của tình trạng bệnh tâm thần và đáp lại một cách hợp lý với những mong đợi của những người khác trong môi trường xã hội Nhưng lý thuyết vai trò vận dụng trong CTXH không chỉ có như vậy Trong đời sống gia đình, do sức ép về sự kiểm soát của một ai đó, nên bất kỳ ai trong chúng ta, ở một thời điểm nào đó trong cuộc sống không thể có được sự hài lòng hoặc dễ dàng thích nghi với hoàn cảnh có stress, hay giải quyết được nó Trong những hoàn cảnh như vậy, một người có thể có hành vi được xem là đúng, nhưng người khác thì không Dưới sức ép/căng thẳng, nhận thức của chúng ta có xu hướng

41 bị hạn chế Có người thì có thể nhận thấy cần sự giúp đỡ, nhưng sự giúp đỡ này thường không tự xuất hiện ngay Nếu một người phủ nhận anh/chị ta đang có vấn đề, thì những người khác trong cộng đồng (hàng xóm, bạn bè, giáo viên, ) có thể xem người đó là một người bị "các vấn đề" bủa vây Các vấn đề là những nhu cầu/sự cần thiết hiện không có được hoặc chưa được đáp ứng bởi các cơ sở đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, xã hội Đây là sự mất cân bằng trong các quan hệ của cá nhân với cộng đồng, xã hội Đề cập đến lý thuyết vai trò trong CTXH với cá nhân và gia đình, cần lưu ý rằng, CTXH cá nhân trước hết được khẳng định như là một phương pháp chuyên nghiệp được các nhân viên xã hội sử dụng để hỗ trợ cá nhân vượt qua khó khăn trong việc thực hiện các chức năng xã hội của họ Với phương pháp này, nhân viên xã hội can thiệp giải quyết vấn đề của cá nhân trong mối quan hệ tương tác với môi trường xã hội của cá nhân đó Gia đình cũng được coi như một trường hợp (casework) với các mối quan hệ đặc thù giữa các cá nhân trong gia đình, nên được xếp vào phương pháp công tác xã hội cá nhân Vì thế, trong phương pháp này, nhân viên xã hội nhấn mạnh vào nguyên tắc cá thể hóa sự giúp đỡ đối với thân chủ là một cá nhân hay đối với trường hợp là cả gia đình Bên cạnh đó,cũng đừng quên hai nguyên tắc về thực hành CTXH trường hợp là chấp nhận và giao tiếp/trò chuyện [47]

Vai trò có thể biến đổi theo thời gian, độ tuổi, tùy thuộc vào khả năng, nhu cầu theo từng giai đoạn của cuộc sống, với gia đình thì tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển/chu kỳ sống của gia đình Vai trò được thể hiện rất đa dạng, với những sắc thái khác nhau: mong đợi về vai trò, ý thức về vai trò, mơ hồ về vai trò, thực hiện vai trò, gián đoạn vai trò, xung đột vai trò, sự linh động về vai trò, áp lực về vai trò, v.v

Trong thực tế xã hội, mỗi người có một vị trí và vai trò xã hội nhất định Ví dụ vai trò xã hội của một giáo viên là giảng dạy, vai trò một bác sĩ là chữa bệnh Do đó, có thể nói vai trò xã hội của một cá nhân là khái niệm xã hội học xác định những gì cá nhân ấy phải làm ở một không gian và thời gian nhất định theo những qui tắc chuẩn mực mà xã hội đã đặt ra

42 Theo các lý thuyết xã hội học, vai trò xã hội và việc đóng vai trò xã hội có những tính chất đặc thù sau :

* Tính chất 1: Ðối với con người, đóng vai trò xã hội và thay đổi vai trò là công việc hàng ngày diễn ra liên tục, kế tiếp nhau và không trùng lắp về thời gian Ở mỗi hoàn cảnh không gian và thời gian khác nhau con người sẽ có những vai trò xã hội khác nhau

* Tính chất 2: Không thể liệt kê số lượng vai trò của mỗi cá nhân, bởi lẽ cá nhân có bao nhiêu mối quan hệ là có bấy nhiêu vai trò

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG INTERNET CỦA HỌC SINH

Tình hình sử dụng internet của thanh thiếu niên Việt Nam

Mạng Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người Trong năm 2021, hơn 5 tỷ người trên thế giới sử dụng mạng Internet, chiếm khoảng 70% dân số thế giới Số lượng người sử dụng Internet đã tăng 2 tỷ người tính từ tháng 12 năm 2013 đến tháng 9 năm 2021, từ 3,06 tỷ người lên 5,04 tỷ người Tính đến ngày 17/09/2021, trên thế giới có 5.047.928.401 người dùng Internet; GB lưu lượng truy cập Internet mỗi ngày là 7.270.287.025; Tổng số trang web là 1.890.333.273; có 180.504.170.802 Email được gửi mỗi ngày; 2.922.812.843 người dùng Facebook đang hoạt động; và 378.693.123 người dùng đang hoạt động trên Twitter [115]

Trong bối cảnh toàn cầu bùng nổ công nghệ thông tin như vậy, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng của quá trình số hóa xã hội Internet và mạng xã hội đã đan quyện sâu sắc trong đời sống thường ngày của người Việt Theo các báo cáo từ các công ty tư vấn mạng xã hội như We Are Social và Hootsuite như báo cáo Kĩ thuật số ở Việt Nam, Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng trong sử dụng Internet từ 50% trong năm 2016 lên 66% trong năm 2019 [116] Đồng thời, những người sử dụng mạng xã hội đã tăng gần gấp đôi từ 37% dân số trong năm 2016 lên 64% trong năm 2019 Giống như các quốc gia đang toàn cầu hóa khác, đời sống số đã dễ dàng thâm nhập vào đời sống của người Việt trẻ theo nhiều cách Đối với những người được khảo sát, gần một phần ba (35%) cho biết mạng xã hội đóng vai trò định hình họ là ai Nhóm 16–19 tuổi (43%) có xu hướng thừa nhận điều này nhiều hơn nhóm lớn tuổi –33% với nhóm 20–24 tuổi và 32% với nhóm 25–30 tuổi [2, tr 17]

Một kết quả khảo sát gần đây cho thấy, thời lượng sử dụng mạng xã hội trong một ngày của giới trẻ Việt Nam trung bình là 7 giờ, khá cao so với khu vực và thế giới Một bộ phận giới trẻ dành quỹ thời gian cho mạng xã hội rất lớn, gây nên tình trạng

“nghiện” mạng xã hội ngày càng phổ biến Mục đích sử dụng mạng xã hội của giới trẻ rất đa dạng, trong đó, 5 mục đích chiếm tỷ lệ cao nhất gồm: Tìm kiếm, cập nhật thông tin xã hội; làm quen với bạn mới, giữ liên lạc với bạn cũ; liên lạc với gia đình, bạn bè; chia sẻ thông tin hình ảnh, video, status và để giải trí

Báo cáo hàng năm của UNICEF (ngày 12 tháng 12 năm 2017) được công bố cho biết, mặc dù hiện này có rất nhiều trẻ em sử dụng inernet – cứ 3 người sử dụng internet trên toàn thế giới thì có 1 người là trẻ em – nhưng hành động để bảo vệ trẻ khỏi những rủi ro của thế giới kỹ thuật số và tăng khả năng truy cập nội dung trực tuyến an toàn lại rất ít Một cuộc thăm dò ý kiến toàn cầu với hơn 10.000 thanh thiếu niên trong độ tuổi 18 tại 25 quốc gia do UNICEF thực hiện vào năm 2016 cho thấy 72% thanh thiếu niên Việt Nam tuổi từ 15-24 sử dụng Internet Thanh niên 18 tuổi ở Việt Nam đề cao sự an toàn trực tuyến và nhận thức được những nguy cơ của internet với 74 phần trăm tin rằng những người trẻ tuổi có nguy cơ bị lạm dụng tình dục trực tuyến Báo cáo này nghiên cứu các lợi ích mà công nghệ số có thể mang lại cho trẻ em bị thiệt thòi nhất, bao gồm cả trẻ lớn lên trong đói nghèo hoặc bị ảnh hưởng bởi tình trạng khẩn cấp nhân đạo Lợi ích bao gồm tăng cường khả năng tiếp cận thông tin, xây dựng kỹ năng làm việc trong môi trường công nghệ số và mang lại cho trẻ em một nền tảng để kết nối và biểu đạt quan điểm của các em Báo cáo này cũng cho thấy hàng triệu trẻ em đang không được hưởng các lợi ích mà công nghệ số mang lại Khoảng một phần ba thanh thiếu niên trên thế giới – tương đương 346 triệu người - không được sử dụng internet, làm gia tăng sự bất bình đẳng và giảm khả năng của trẻ tham gia vào nền kinh tế ngày càng số hóa [103]

Theo điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY) tiến hành vào năm 2003 (SAVY1) và 2008 (SAVY2) cho thấy: nếu ở SAVY1 chỉ có 17% thanh, thiếu niên sử dụng internet, con số này ở SAVY2 đã tăng lên đến 61%, một sự gia tăng có tính chất bùng nổ Thanh, thiếu niên ở SAVY2 chẳng những có tỷ lệ người dùng internet cao hơn hẳn, mà còn mức độ sử dụng nhiều hơn hẳn thanh thiếu niên ở SAVY1 Vào thời điểm nghiên cứu SAVY1, trong những người có sử dụng internet, trung bình mỗi người chỉ sử dụng 11,7 giờ trong 1 tháng trước thời điểm điều tra Đến SAVY2 con số này đã lên đến 34,2 giờ Nghĩa là ở SAVY1

56 trung bình cứ 3 ngày những người có sử dụng internet mới dùng internet khoảng 1 giờ thì ở SAVY2 mỗi ngày mỗi người có sử dụng internet đã sử dụng hơn 1 giờ [55, tr 117].

Theo báo cáo của Digital Việt Nam 2019, Việt Nam là một trong 15 quốc gia có số người dùng điện thoại thông minh (smartphone) cao nhất thế giới với 43,7 triệu người dùng, tương đương với 44,9% tổng dân số Có đến 76% người được khảo sát cho biết họ sử dụng các nền tảng số để theo dõi và tương tác với bạn bè và người thân Tiếp đến là các hoạt động cập nhật tin tức về các sự kiện đang diễn ra hoặc các tin tức giải trí, lần lượt chiếm 48% và 39% các hoạt động trực tuyến của người dùng Việt Ngày nay, người Việt Nam chủ yếu truy cập mạng Internet thông qua các công cụ di động, đặc biệt là điện thoại thông minh (smartphone) Việc sử dụng máy tính cá nhân (PC) để tham gia và thế giới trực tuyến chiếm khoảng 30%

Hình 2.1 Mục đích sử dụng mạng xã hội của người Việt Nam

Theo kết quả của dự án DKAP (Digital Kids Asia-Pacific) trẻ em với kỹ thuật số khu vực châu Á Thái Bình Dương của nhóm tác giả Lê Anh Vinh, Phạm Đức Quang, Đỗ Đức Lân do UNESCO Bangkok hợp tác với Viện khoa học giáo dục Việt Nam, học sinh Việt Nam sử dụng internet thường xuyên hơn so với những

57 người ở Bangladesh và Fiji Theo đó có 38,9% học sinh (HS) Việt Nam sử dụng internet trong 3-4 giờ một ngày và 14,7% trong 5-6 giờ mỗi ngày Dự án DKAP tại Việt Nam thực hiện khảo sát tại 20 trường học từ 5 tỉnh thành ở VN (Lào Cai, Hà Nội, Đà Nẵng, Lâm Đồng và Cần Thơ) tổng số nghiên cứu 1.061 HS 15 tuổi (lớp 10) Quá trình khảo sát được thực hiện vào tháng 9 năm 2018 Cũng trong báo cáo DKAP, hầu hết HS ở Việt Nam bắt đầu sử dụng Internet từ rất sớm, chủ yếu từ 9-

12 tuổi (42%) vào thời điểm HS bắt đầu học môn công nghệ thông tin trong trường và từ 12 đến 15 tuổi (28%), rất ít HS bắt đầu truy cập internet từ năm 15 tuổi (3%) Ở các thành phố lớn, sinh viên có xu hướng bắt đầu sử dụng internet sớm hơn so với sinh viên từ các tỉnh khác Tại Hà Nội, TP.HCM và Hải Phòng, tỷ lệ HS bắt đầu sử dụng internet từ 5-9 tuổi chiếm phần lớn (37%) Trong khi đó, hầu hết HS từ các tỉnh khác (Thái Nguyên, Hòa Bình, Lâm Đồng, Sóc Trăng, Kiên Giang) sử dụng internet từ 9-12 tuổi (45%) [106]

Mới nhất, theo số liệu báo cáo Digital Việt Nam 2020 tính đến tháng 1 năm 2020, có 68,17 triệu người sử dụng Internet chiếm 70% dân số, trong số đó có 65 triệu người dùng các trang mạng xã hội chiếm 67% dân số của cả nước Trong đó, tổng số người sử dụng các dịch vụ có liên quan tới Internet tại Việt Nam đã chính thức tăng khoảng 6,2 triệu (tăng hơn 10,0% kể từ tháng 01 năm 2019 tính đến năm tháng

01 năm 2020) Cũng theo số liệu từ báo cáo này, trung bình hằng ngày một người ở nước ta dành 6 giờ 30 phỳt (tức hơn ẳ ngày) để sử dụng/truy cập Internet Trong đó, khoảng 2 giờ 22 phút cho việc sử dụng các trang mạng xã hội, 2 giờ 09 phút cho việc xem truyền hình, 1 giờ 01 phút cho việc nghe nhạc và các dịch vụ trực tiếp và 1 giờ cho việc chơi điện tử Đáng chú ý là 70,1% người dùng các trang mạng xã hội ở nước ta có độ tuổi từ 13 đến 34 [117]

Thanh thiếu niên độ tuổi từ 15-24 được đánh giá là thế hệ kết nối trực tuyến nhiều nhất trên thế giới và các nghiên cứu chỉ ra rằng thậm chí độ tuổi tham gia internet sẽ ngày càng nhỏ hơn trong thời gian tới Khi tham gia trên mạng, các em sử dụng công nghệ như một công cụ quan trọng để tham gia vào đời sống xã hội, tìm kiếm thông tin, giao tiếp và học hỏi Không chỉ giúp ích trong đời sống hàng ngày, khả

58 năng sử dụng và làm chủ công nghệ còn là một tiêu chí quan trọng trong công việc khi các em lớn lên.

Đặc điểm nhân khẩu học – xã hội

Nghiên cứu thực hiện khảo sát xã hội học đối với 226 cha mẹ và con trong gia đình Việc chọn khách thể tham gia nghiên cứu bắt đầu bằng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đối với học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ở hai quận Hà Đông và Thanh Xuân, thành phố Hà Nội Học sinh được chọn dựa trên danh sách lớp theo bước nhảy 4 Từ danh sách học sinh được chọn ở các trường, tiếp tục liên hệ để mời và lập danh sách cha mẹ của học sinh tham gia nghiên cứu Các khách thể nghiên cứu được đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin nghiên cứu và đều tự nguyện tham gia, con tham gia khảo sát được sự đồng ý của cha mẹ Phiếu trả lời được làm sạch bằng cách loại bỏ các phiếu thiếu dữ liệu và tiến hành xử lý qua phần mềm SPSS 20

Trong 113 cha mẹ tham gia nghiên cứu có 79,9% là nữ, 22,1% là nam và đa phần ở trong độ tuổi từ 40-50 tuổi (chiếm 73,5%) Cha mẹ có trình độ học vấn khá cao với 67,3% tốt nghiệp đại học và sau đại học, tỷ lệ chưa tốt nghiệp THPT thấp (3,5%) Các con tham gia nghiên cứu cũng có tỷ lệ nữ (chiếm 60,2%) cao hơn và ở nhiều độ tuổi khác nhau từ 12 đến 17 Có ba lý do để nghiên cứu chọn con cái ở độ tuổi từ 12-17 tham gia nghiên cứu Thứ nhất, đây là độ tuổi sử dụng Internet nhiều nhất so với các nhóm tuổi khác Thứ hai, trẻ trong độ tuổi này đang ở cùng cha mẹ nên có nhiều cơ hội giao tiếp trực tiếp với cha mẹ Thứ ba, trẻ ở độ tuổi này năng lực nhận thức và ngôn ngữ tương đối phù hợp để trả lời các câu hỏi và thang đo trong bộ câu hỏi khảo sát

Dưới đây là đặc điểm của mẫu khảo sát học sinh trung học phổ thông Hà Nội

Hình 2.2 Tuổi của học sinh (%)

Nguồn: Khảo sát từ đề tài mã số 504.05-2020.301

Nhóm tuổi từ 12 đến 15 chiếm 51,4%, tương ứng với học sinh khối Trung học cơ sở, và 48,6% ở độ tuổi 16-17, là học sinh Trung học phổ thông

Về kết quả học tập, có 11,5% là học sinh xuất sắc, 61,1% là học sinh giỏi, 25,7% có kết quả học tập khá, và chỉ có 1,8% có học lực trung bình (bảng 2.1)

Bảng 2.1 Kết quả học tập

Kết quả học tập Số lượng Tỷ lệ (%)

Nguồn: Khảo sát từ đề tài mã số 504.05-2020.301

Mẫu khảo sát cũng cho thấy, trong 113 học sinh trung học phổ thông tham gia khảo sát, có 39,8% học sinh nam và 60,2% học sinh nữ So sánh kết quả học tập giữa học sinh nam và học sinh nữ, cho thấy như sau:

Bảng 2.2 Kết quả học tập theo giới tính

Kết quả học tập Nam Nữ Chung

Nguồn: Khảo sát từ đề tài mã số 504.05-2020.301

Bảng trên cho thấy tỷ lệ học sinh nam có kết quả xuất sắc nhiều hơn một chút so với học sinh nữ (15,6% và 11,5%), trong khi học sinh nữ có tỷ lệ học tập giỏi nhiều hơn 1,35 lần so với học sinh nam (80,3% so với 59,4%) Không có học sinh nữ nào có kết quả học tập yếu, trong khi tỷ lệ này ở học sinh nam là 3,1%

Bảng 2.3 Kết quả học tập theo lớp học (%)

Kết quả học tập Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12

Nguồn: Khảo sát từ đề tài mã số 504.05-2020.301

Bảng trên cho thấy, học sinh lớp 7 có kết quả học xuất sắc nhiều nhất, với 33,3%, tiếp theo là lớp 8 (23,1%) và lớp 12 (17,6%), thấp nhất là lớp 11 với 5% Học sinh lớp 9 có kết quả học loại giỏi nhiều nhất (89,5%), tiếp theo là lớp 10 với 83,3%; xếp thứ ba là lớp 12 với 70,6% Học sinh lớp 7 có tỷ lệ học giỏi thấp nhất với 50,0%

Thực trạng sử dụng internet của học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông tại Hà Nội

2.3.1 Mức độ sử dụng Internet

Như đã đề cập ở chương 1, trong xã hội hiện đại, Internet có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống mỗi cá nhân và xã hội Việc truy cập Internet hoặc sử dụng các trang mạng xã hội khác đòi hỏi phải có phương tiện để truy cập Vì thế, một câu hỏi đặt ra là: học sinh trung học phổ thông Hà Nội thường sử dụng những phương tiện nào để truy cập Internet? Kết quả khảo sát thể hiện trong hình 2.3

Hình 2.3 Phương tiện sử dụng để truy cập internet

Nguồn: Khảo sát từ đề tài mã số 504.05-2020.301

Kết quả trên cho thấy, trẻ em truy cập internet chủ yếu bằng điện thoại di động (86,7%), tiếp đến là laptop (60,2%), tivi (48,7%) và máy tính để bàn (38,1%) Đồng hồ thông minh, máy chơi game và máy tính bảng không phải là vật dụng phổ biến với các em khi tỉ lệ học sinh sử dụng những công cụ này chiếm tỉ lệ thấp (tương ứng là 1,8%, 5,3% và 22,1%)

Số liệu trên cho thấy, hầu hết học sinh trung học phổ thông ở Tp.Hà Nội tham gia nghiên cứu đều có điện thoại di động, cứ 10 học sinh thì có gần 9 em có điện thoại

Máy tính để bàn Laptop Máy tính bảng Điện thoại di động

Tivi Đồng hồ thông minh 38.1

62 di động Với tỷ lệ cao học sinh trung học phổ thông có điện thoại di động như vậy (thường là điện thoại thông minh) rất thuận lợi cho học sinh truy cập internet và mạng xã hội, liên lạc, kết nối với bạn bè; đồng thời cũng là phương tiện để trao đổi, liên lạc với cha mẹ Tuy nhiên, nếu học sinh không tự giác và nhà trường không có quy định sử dụng điện thoại hợp lý, thì việc sử dụng điện thoại có thể ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh

Một điều đáng chú ý nữa, đó là có đến 98,3% học sinh trung học phổ thông ở Hà Nôi có máy tính, bao gồm 60,2% có laptop và 38,1% có máy tính bàn Những số liệu này không chỉ nói lên mức sống của gia đình, điều kiện học tập và tiếp cận công nghệ thông tin của học sinh, mà còn cho thấy học sinh đô thị có nhiều kênh tiếp cận Internet ở trong phòng riêng/góc học tập tại gia đình

Kết quả nghiên cứu khi được hỏi về thời gian sử dụng Internet trong ngày cho thấy, các em sử dụng Internet từ 3-5 tiếng mỗi ngày chiếm tỷ lệ nhiều nhất (48,7%) và đặc biệt là có đến trên 1/4 con sử dụng ở mức nhiều (trên 6 tiếng/ ngày), cá biệt có em trả lời sử dụng đến trên 10 tiếng/ngày Một phần tư học sinh sử dụng Internet từ 1-2 tiếng mỗi ngày

Bảng 2.4 Thời gian sử dụng Internet của Học sinh THCS, THPT

Nội dung Học sinh THCS, THPT

Nguồn: Khảo sát từ đề tài mã số 504.05-2020.301

Kết quả khảo sát cũng cho thấy tương đối phù hợp với các kết quả nghiên cứu khác đã công bố Ví dụ, thời gian sử dụng mạng xã hội hàng ngày của giới trẻ chiếm tỷ lệ cao nhất là: từ 1-3 tiếng (35,7%); từ 3-5 tiếng (25,7%); trên 5 tiếng chiếm (22,6%); ít hơn 1 tiếng (16,0%) Qua số liệu cho thấy, giới trẻ đang dành khá nhiều thời gian cho mạng xã hội, đó là nguyên nhân gây nên tình trạng “nghiện” mạng xã

63 hội đang ngày càng tăng Giới trẻ sử dụng tiếng Việt để giao tiếp chiếm tỷ lệ (45,7%), tiếng Anh (38,8%), ký hiệu khác nhau (29,7%) Cơ quan tiếp thị truyền thông xã hội Autralia cho rằng những người trẻ tuổi sử dụng chữ viết tắt để tăng tốc độ giao tiếp và là mật mã để người lớn không thể hiểu [42] Nghiên cứu 140 học sinh độ tuổi từ 12 đến 20 tại hai cuộc hội thảo tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh, có gần một nửa (47,3%) sử dụng mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày 26% sử dụng mạng xã hội từ 2-3 giờ, 22,7% sử dụng từ 1- 2 giờ và chỉ có 4,0% dưới 1 giờ [70] và

“Thời gian trung bình mà học sinh sử dụng Internet trong một ngày chủ yếu là 1-3 giờ (45,7%); ít hơn 1 giờ là 30,8%; 3-5 giờ là 12,3%; lớn hơn 5 giờ là 11,2%.” [54]

Số liệu bảng trên cho thấy học sinh trung học phổ thông ở Hà Nội sử dụng thời gian khá nhiều cho việc truy cập Internet Việc tốn thời gian quá nhiều cho sử dụng Internet không chỉ ảnh hưởng đến học tập, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, có thể dẫn đến nghiện Internet Điều này đã được các tác giả nước ngoài và trong nước đề cập Chẳng hạn, hai tác giả Đoàn Thị Ngọc Trâm, Cao Thị Như Ngọc (2020) đã thực hiện một nghiên cứu cắt ngang với khách thể khảo sát bao gồm 423 học sinh nhằm phân tích thực trạng nghiện Internet của học sinh trường THCS Lê Độ, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng Kết quả khảo sát cho thấy, 98,3% (416) học sinh tham gia khảo sát có sử dụng Internet, nữ chiếm 51,7% và nam chiếm 48,3% 39,7% (168) học sinh tham gia khảo sát là nghiện Internet Trong số đó, có 79,2% học sinh nghiện Internet ở mức độ nhẹ, 20,2% học sinh nghiện Internet ở mức độ vừa và 0,6% học sinh nghiện Internet ở mức độ nặng Kết quả nghiên cứu cũng đã phát hiện có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nghiện Internet và một số yếu tố như giới tính học sinh, khối lớp học, phương tiện truy cập Internet và thời gian truy cập Internet trong ngày của học sinh (p

Ngày đăng: 15/07/2024, 11:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Trần Văn Công và cộng sự (2015). “Xây dựng thang đo bắt nạt trực tuyến cho học sinh Việt Nam”. Kỷ yếu hội thảo khoa học cán bộ trẻ các trường Đại học sư phạm toàn quốc lần thứ V. NXB Giáo dục, tr.537-548 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng thang đo bắt nạt trực tuyến cho học sinh Việt Nam
Tác giả: Trần Văn Công và cộng sự
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2015
5. Trần Văn Công và cộng sự (2017). “Nhu cầu của học sinh trung học phổ thông về giáo dục an toàn mạng internet và một số giải pháp cho gia đình và nhà trường”. Kỷ yếu hội thảo khoa học toàn quốc lần thứ 2 “Tâm lý học, giáo dục học với tình yêu, hôn nhân và gia đình”. NXB Thông tin và truyền thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhu cầu của học sinh trung học phổ thông về giáo dục an toàn mạng internet và một số giải pháp cho gia đình và nhà trường”. Kỷ yếu hội thảo khoa học toàn quốc lần thứ 2 “Tâm lý học, giáo dục học với tình yêu, hôn nhân và gia đình
Tác giả: Trần Văn Công và cộng sự
Nhà XB: NXB Thông tin và truyền thông
Năm: 2017
6. Trần Văn Công và cộng sự (2018). Definition and Characteristics of “Cyberbullying” among Vietnamese Students. VNU Journal of Science:Education Research, 34(4). doi:10.25073/2588-1159/vnuer.4212 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cyberbullying
Tác giả: Trần Văn Công và cộng sự
Năm: 2018
7. Trần Văn Công, Nguyễn Thị Hoài Phương (2017). “Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông”. Kỷ yếu hội thảo khoa học: "Tâm lý học và sự phát triển bền vững con người trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0". NXB Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, tr.224 - 236 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông”. Kỷ yếu hội thảo khoa học: "Tâm lý học và sự phát triển bền vững con người trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0
Tác giả: Trần Văn Công, Nguyễn Thị Hoài Phương
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Năm: 2017
8. Trần Văn Công, Nguyễn Phương Hồng Ngọc (2018). “Tổng quan các chương trình can thiệp - phòng ngừa bắt nạt trực tuyến cho cho học sinh trên thế giới:Bằng chứng về hiệu quả và kinh nghiệm cho công tác nghiên cứu và thực hành ở Việt Nam”. Kỷ yếu hội thảo quốc tế: "Phát triển dịch vụ trị liệu trong công tác xã hội ở Việt Nam", tr. 178 -196 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan các chương trình can thiệp - phòng ngừa bắt nạt trực tuyến cho cho học sinh trên thế giới: Bằng chứng về hiệu quả và kinh nghiệm cho công tác nghiên cứu và thực hành ở Việt Nam”. Kỷ yếu hội thảo quốc tế: "Phát triển dịch vụ trị liệu trong công tác xã hội ở Việt Nam
Tác giả: Trần Văn Công, Nguyễn Phương Hồng Ngọc
Năm: 2018
1. Bộ LĐ,TB&XH-UNICEF.2017. Công tác xã hội với các cá nhân và gia đình. Tài liệu hướng dẫn thực hành (Dành cho cán bộ xã hội cấp cơ sở), Hà Nội Khác
2. British Council. (2020). Báo cáo nghiên cứu Thế hệ trẻ Việt Nam; Tháng 8 năm 2020 Khác
3. Nguyễn Thị Phương Châm (2013), Internet: Mạng lưới xã hội và sự thể hiện bản sắc, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Khác
9. Trần Văn Công, Lê Thị Hồng Sơn (2019). “Xây dựng video tình huống giáo dục ứng phó với bắt nạt trực tuyến cho học sinh trung học phổ thông tại Hà Khác
10. Trần Văn Công, Nguyễn Quỳnh Chi (2019). “Awareness on cyber-bullying among high-school students, teachers, and parents, Mental Health Literacy in Schools and the Community. Proceedings from the 5th International Conference on Child Mental Health in Vietnam, p.319-328 Khác
11. Lê Minh Công (2015), Ứng dụng liệu pháp nhận thức hành vi điều trị 5 trường hợp nghiện internet. Tạp chí Tâm lý học (9), 70-82 Khác
12. Lê Minh Công (2016). Nghiện Internet và tự đánh giá bản thân của học sinh trung học phổ thông cơ sở; Luận án tiến sĩ Tâm lý học Khác
13. Hồ Văn Dũng và cộng sự (2012). Phát triển thang đo khuynh hướng nghiện Internet cho thanh thiếu niên Việt Nam. Tạp chí Tâm lý học 6: 72-81 Khác
14. Vũ Dũng (2012)(chủ biên). Từ điển thuật ngữ Tâm lý học; Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội Khác
15. Lê Trần Hoàng Duy và cộng sự (2017). Hoạt động giao tiếp và việc sử dụng thiết bị công nghệ trong một số gia đình Việt Nam Khác
16. Trần Thị Minh Đức (chủ biên, 1996). Tâm lý học đại cương. Nxb Giáo Dục Hà Nội Khác
17. Trần Thị Minh Đức (chủ biên, 1994) Giáo trình Tâm lý học xã hội. Nxb Giáo Dục Hà Nội Khác
18. Đoàn Thùy Dương (2014). Sinh viên và mạng xã hội Facebook: Một phân tích về sự tiến triển vốn xã hội (Khảo sát tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Trường Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông). Luận văn thạc sĩ xã hội học Khác
19. Trương Văn Hà – Chu Đông Lương, 2010. Công tác xã hội gia đình; Bản thảo dịch của nhóm: Đào Tâm Khánh, Nguyễn Thị Nguyệt, Nguyễn Phúc Anh Khác
20. Mai Mỹ Hạnh (2014). Thử nghiệm nâng cao nhận thức của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh về hành vi nghiện game online. Tạp chí Khoa học 31: (202) Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 Năm cấp độ của thuyết nhu cầu Maslow. (Nguồn: Internet) - Ảnh hưởng của internet Đến giao tiếp giữa giữa cha mẹ và con cái trong gia Đình nghiên cứu tại hà nội.
Hình 1.1 Năm cấp độ của thuyết nhu cầu Maslow. (Nguồn: Internet) (Trang 49)
Hình 2.1. Mục đích sử dụng mạng xã hội của người Việt Nam - Ảnh hưởng của internet Đến giao tiếp giữa giữa cha mẹ và con cái trong gia Đình nghiên cứu tại hà nội.
Hình 2.1. Mục đích sử dụng mạng xã hội của người Việt Nam (Trang 60)
Hình 2.2. Tuổi của học sinh (%) - Ảnh hưởng của internet Đến giao tiếp giữa giữa cha mẹ và con cái trong gia Đình nghiên cứu tại hà nội.
Hình 2.2. Tuổi của học sinh (%) (Trang 63)
Bảng 2.1.  Kết quả học tập - Ảnh hưởng của internet Đến giao tiếp giữa giữa cha mẹ và con cái trong gia Đình nghiên cứu tại hà nội.
Bảng 2.1. Kết quả học tập (Trang 63)
Bảng 2.2. Kết quả học tập theo giới tính - Ảnh hưởng của internet Đến giao tiếp giữa giữa cha mẹ và con cái trong gia Đình nghiên cứu tại hà nội.
Bảng 2.2. Kết quả học tập theo giới tính (Trang 64)
Hình 2.3. Phương tiện sử dụng để truy cập internet - Ảnh hưởng của internet Đến giao tiếp giữa giữa cha mẹ và con cái trong gia Đình nghiên cứu tại hà nội.
Hình 2.3. Phương tiện sử dụng để truy cập internet (Trang 65)
Bảng 2.4. Thời gian sử dụng Internet của Học sinh THCS, THPT - Ảnh hưởng của internet Đến giao tiếp giữa giữa cha mẹ và con cái trong gia Đình nghiên cứu tại hà nội.
Bảng 2.4. Thời gian sử dụng Internet của Học sinh THCS, THPT (Trang 66)
Bảng 2.5. Nội dung truy cập trong dịch COVID-19 - Ảnh hưởng của internet Đến giao tiếp giữa giữa cha mẹ và con cái trong gia Đình nghiên cứu tại hà nội.
Bảng 2.5. Nội dung truy cập trong dịch COVID-19 (Trang 68)
Bảng 2.6. Nội dung truy cập trong dịch COVID-19 theo giới tính - Ảnh hưởng của internet Đến giao tiếp giữa giữa cha mẹ và con cái trong gia Đình nghiên cứu tại hà nội.
Bảng 2.6. Nội dung truy cập trong dịch COVID-19 theo giới tính (Trang 69)
Bảng 2.7. Mục đích sử dụng Internet của học sinh THCS, THPT (n = 113) - Ảnh hưởng của internet Đến giao tiếp giữa giữa cha mẹ và con cái trong gia Đình nghiên cứu tại hà nội.
Bảng 2.7. Mục đích sử dụng Internet của học sinh THCS, THPT (n = 113) (Trang 70)
Hình 2.4. Tỉ lệ chọn những nguồn thông tin dưới đây là nguồn được tin cậy nhất - Ảnh hưởng của internet Đến giao tiếp giữa giữa cha mẹ và con cái trong gia Đình nghiên cứu tại hà nội.
Hình 2.4. Tỉ lệ chọn những nguồn thông tin dưới đây là nguồn được tin cậy nhất (Trang 72)
Bảng 2.9. Mục đích sử dụng Internet và kết quả học tập - Ảnh hưởng của internet Đến giao tiếp giữa giữa cha mẹ và con cái trong gia Đình nghiên cứu tại hà nội.
Bảng 2.9. Mục đích sử dụng Internet và kết quả học tập (Trang 73)
Bảng 2.10. So sánh mục đích sử dụng Internet giữa cha mẹ và con cái - Ảnh hưởng của internet Đến giao tiếp giữa giữa cha mẹ và con cái trong gia Đình nghiên cứu tại hà nội.
Bảng 2.10. So sánh mục đích sử dụng Internet giữa cha mẹ và con cái (Trang 74)
Bảng 2.11.  So sánh cha mẹ và con cái về mục đích sử dụng Internet cả ngày - Ảnh hưởng của internet Đến giao tiếp giữa giữa cha mẹ và con cái trong gia Đình nghiên cứu tại hà nội.
Bảng 2.11. So sánh cha mẹ và con cái về mục đích sử dụng Internet cả ngày (Trang 77)
Bảng trên cho thấy, cả cha mẹ và con cái đều sử dụng Internet cả ngày. Có sự khác  biệt giữa hai thế hệ trong gia đình về mục đích sử dụng Internet - Ảnh hưởng của internet Đến giao tiếp giữa giữa cha mẹ và con cái trong gia Đình nghiên cứu tại hà nội.
Bảng tr ên cho thấy, cả cha mẹ và con cái đều sử dụng Internet cả ngày. Có sự khác biệt giữa hai thế hệ trong gia đình về mục đích sử dụng Internet (Trang 79)
Bảng 2.12. So sánh cha mẹ và con về mục đích sử dụng Internet theo thời điểm - Ảnh hưởng của internet Đến giao tiếp giữa giữa cha mẹ và con cái trong gia Đình nghiên cứu tại hà nội.
Bảng 2.12. So sánh cha mẹ và con về mục đích sử dụng Internet theo thời điểm (Trang 79)
Hình thức giao tiếp, nội dung giao tiếp, chất lượng giao tiếp, sự hài lòng và các yếu - Ảnh hưởng của internet Đến giao tiếp giữa giữa cha mẹ và con cái trong gia Đình nghiên cứu tại hà nội.
Hình th ức giao tiếp, nội dung giao tiếp, chất lượng giao tiếp, sự hài lòng và các yếu (Trang 83)
Hình 3.1. Chủ đề giao tiếp giữa cha mẹ và con cái (%) - Ảnh hưởng của internet Đến giao tiếp giữa giữa cha mẹ và con cái trong gia Đình nghiên cứu tại hà nội.
Hình 3.1. Chủ đề giao tiếp giữa cha mẹ và con cái (%) (Trang 85)
Bảng 3.2.  Nhận định về giao tiếp với cha mẹ     Mức độ đồng ý - Ảnh hưởng của internet Đến giao tiếp giữa giữa cha mẹ và con cái trong gia Đình nghiên cứu tại hà nội.
Bảng 3.2. Nhận định về giao tiếp với cha mẹ Mức độ đồng ý (Trang 87)
Bảng 3.3. Hình thức giao tiếp và chất lượng giao tiếp với bố mẹ (%) - Ảnh hưởng của internet Đến giao tiếp giữa giữa cha mẹ và con cái trong gia Đình nghiên cứu tại hà nội.
Bảng 3.3. Hình thức giao tiếp và chất lượng giao tiếp với bố mẹ (%) (Trang 90)
Bảng 3.4. Mức độ hài lòng khi giao tiếp với bố mẹ - Ảnh hưởng của internet Đến giao tiếp giữa giữa cha mẹ và con cái trong gia Đình nghiên cứu tại hà nội.
Bảng 3.4. Mức độ hài lòng khi giao tiếp với bố mẹ (Trang 91)
Bảng 3.5. Đánh giá mức độ hiệu quả việc giao tiếp giữa bố mẹ với con cái - Ảnh hưởng của internet Đến giao tiếp giữa giữa cha mẹ và con cái trong gia Đình nghiên cứu tại hà nội.
Bảng 3.5. Đánh giá mức độ hiệu quả việc giao tiếp giữa bố mẹ với con cái (Trang 93)
Bảng 3.7. Đánh giá về ảnh hưởng tích cực của Internet đến giao tiếp giữa cha mẹ - Ảnh hưởng của internet Đến giao tiếp giữa giữa cha mẹ và con cái trong gia Đình nghiên cứu tại hà nội.
Bảng 3.7. Đánh giá về ảnh hưởng tích cực của Internet đến giao tiếp giữa cha mẹ (Trang 95)
Bảng 3.8. Đánh giá về ảnh hưởng tiêu cực của Internet đến giao tiếp giữa cha mẹ và con - Ảnh hưởng của internet Đến giao tiếp giữa giữa cha mẹ và con cái trong gia Đình nghiên cứu tại hà nội.
Bảng 3.8. Đánh giá về ảnh hưởng tiêu cực của Internet đến giao tiếp giữa cha mẹ và con (Trang 96)
Bảng 3.9. Nhận định về cách thức giúp cải thiện hiệu quả giao tiếp giữa cha mẹ và con - Ảnh hưởng của internet Đến giao tiếp giữa giữa cha mẹ và con cái trong gia Đình nghiên cứu tại hà nội.
Bảng 3.9. Nhận định về cách thức giúp cải thiện hiệu quả giao tiếp giữa cha mẹ và con (Trang 97)
Bảng 3.10. Tương quan giữa sự lắng nghe, biểu đạt cảm xúc, chia sẻ quan điểm và - Ảnh hưởng của internet Đến giao tiếp giữa giữa cha mẹ và con cái trong gia Đình nghiên cứu tại hà nội.
Bảng 3.10. Tương quan giữa sự lắng nghe, biểu đạt cảm xúc, chia sẻ quan điểm và (Trang 98)
Bảng 3.11. Mức độ hài lòng về giao tiếp cha mẹ với con cái - Ảnh hưởng của internet Đến giao tiếp giữa giữa cha mẹ và con cái trong gia Đình nghiên cứu tại hà nội.
Bảng 3.11. Mức độ hài lòng về giao tiếp cha mẹ với con cái (Trang 99)
Hình 3.2. Mức độ phù hợp của các dịch vụ nhằm cải thiện giao tiếp giữa bố mẹ và con cái - Ảnh hưởng của internet Đến giao tiếp giữa giữa cha mẹ và con cái trong gia Đình nghiên cứu tại hà nội.
Hình 3.2. Mức độ phù hợp của các dịch vụ nhằm cải thiện giao tiếp giữa bố mẹ và con cái (Trang 100)
Bảng 3.13. Đánh giá của con cái về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới việc sử - Ảnh hưởng của internet Đến giao tiếp giữa giữa cha mẹ và con cái trong gia Đình nghiên cứu tại hà nội.
Bảng 3.13. Đánh giá của con cái về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới việc sử (Trang 102)
Bảng 3.14. Đánh giá của cha mẹ về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới việc sử - Ảnh hưởng của internet Đến giao tiếp giữa giữa cha mẹ và con cái trong gia Đình nghiên cứu tại hà nội.
Bảng 3.14. Đánh giá của cha mẹ về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới việc sử (Trang 103)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w