1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu cấu trúc khu hệ cá Ở giai Đoạn Ấu trùng, cá con nhằm Đề xuất khu bảo vệ vùng Ương dưỡng tại khu vực Đất ngập nước ven biển tiên yên, tỉnh quảng ninh

90 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nghiên cứu cấu trúc khu hệ cá Ở giai Đoạn Ấu trùng, cá con nhằm Đề xuất khu bảo vệ vùng Ương dưỡng tại khu vực Đất ngập nước ven biển tiên yên, tỉnh quảng ninh

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-

Nguyễn Công Sơn

NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC KHU HỆ CÁ Ở GIAI ĐOẠN ẤU TRÙNG, CÁ CON NHẰM ĐỀ XUẤT KHU BẢO VỆ VÙNG ƯƠNG DƯỠNG

TẠI KHU VỰC ĐẤT NGẬP NƯỚC VEN BIỂN TIÊN YÊN,

TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-

Nguyễn Công Sơn

NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC KHU HỆ CÁ Ở GIAI ĐOẠN ẤU TRÙNG, CÁ CON NHẰM ĐỀ XUẤT KHU BẢO VỆ VÙNG ƯƠNG DƯỠNG

TẠI KHU VỰC ĐẤT NGẬP NƯỚC VEN BIỂN TIÊN YÊN,

TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 8420101.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

GVHD 1: TS Trần Trung Thành GVHD 2: TS Nguyễn Lê Tuấn

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Trần Trung Thành và TS Nguyễn Lê Tuấn, không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác Nguồn số liệu sử dụng trong luận văn là nguồn tin cậy và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác

Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng quy cách

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn

Học viên

Nguyễn Công Sơn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ đề tài luận văn tốt nghiệp lớp cao học chuyên ngành Động vật học tại Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo cùng toàn thể các thầy cô trong Bộ môn Động vật học và Bảo tồn cũng như các thầy cô trong Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Trong quá trình tham gia khóa học, tôi đã nhận được sự chỉ dạy tận tình của các thầy cô đối với từng môn học cũng như sự hỗ trợ nhiệt tình của các thầy cô, cán bộ Phòng Chính trị và Công tác sinh viện; thầy cô, cán bộ khác trong khoa

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Trần Trung Thành và TS Nguyễn Lê Tuấn, người thầy đã tận tình hướng dẫn, định hướng, giúp đỡ, khích lệ tôi trong quá trình thực hiện luận văn, truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức và những ý kiến quý giá để hoàn thiện bản luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn đề tài được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED): “So sánh vai trò của các sinh cảnh vùng đất ngập nước ven biển Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đối với ấu trùng, cá con”, mã số: 106.06-2020.22 do TS Trần Trung Thành làm chủ nhiệm và đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Nhà nước: “Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng mạng lưới điều tra cơ bản và giám sát môi trường biển giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn 2045”, mã số: ĐTĐL.CN-56/20 do TS Nguyễn Lê Tuấn làm chủ nhiệm đã hỗ trợ trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ

Học viên

Nguyễn Công Sơn

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN 4

1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu về ấu trùng, cá con 4

1.1.1 Tình hình nghiên cứu về ấu trùng, cá con ở một số khu vực trên thế giới 4

1.1.2 Tình hình nghiên cứu về ấu trùng, cá con ở trong nước 13

1.2 Tổng quan về khu vực nghiên cứu 21

CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.1 Đối tượng nghiên cứu 23

2.2 Thông tin mẫu vật 23

2.2.1 Địa điểm thu mẫu 23

2.2.2 Thời gian lấy mẫu 23

2.3 Phương pháp thu mẫu 24

2.3.1 Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa 24

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 24

CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27

3.1 Thành phần loài 27

3.2 Giai đoạn phát triển 33

3.3 Kích thước cơ thể 37

3.4 Phân bố 40

3.4.1 Phân bố theo thời gian 40

3.4.2 Phân bố theo không gian 45

3.5 Đề xuất khu bảo vệ vùng ương dưỡng 50

3.5.1 Đề xuất khu bảo vệ vùng ương dưỡng theo tiêu chí là nơi sinh sống thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm hoặc loài thủy sản di cư xuyên biên giới 51

3.5.2 Đề xuất khu bảo vệ vùng ương dưỡng theo tiêu chí là khu vực di cư sinh sản của loài thủy sản 53

3.5.3 Đề xuất khu bảo vệ vùng ương dưỡng là nơi tập trung sinh sản của các loài thủy sản, khu vực có mật độ phân bố trứng của các loài thủy sản cao hơn so với vùng lân cận 53

Trang 7

CPUE Catch Per Unit Effort Hiệu quả kéo lưới trên một

đơn vị thời gian

IUCN International Union for

Conservation of Nature

Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế

LC Least Concern Loài ít quan tâm

VU Vulnerable Loài sắp nguy cấp

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Tỉ lệ các họ, giống và loài trong các bộ của khu hệ cá ở giai đoạn ấu trùng, cá con tại khu vực đất ngập nước ven biển Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh 27 Bảng 2 Số lượng và tỉ lệ các giống, loài trong các họ của khu hệ cá ở giai đoạn ấu trùng, cá con tại khu vực đất ngập nước ven biển Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh 29

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 Sơ đồ các địa điểm thu mẫu tại khu vực đất ngập nước ven biển Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh từ tháng 3/2021 đến tháng 01/2022 23 Hình 2 Tỷ lệ phần trăm số lượng cá thể qua các giai đoạn phát triển trong khu vực nghiên cứu 34 Hình 3 Tỷ lệ phầm trăm số lượng loài thuộc ở các giai đoạn trong khu vực nghiên cứu 36 Hình 4 Một số loài biến thiên kích thước hẹp trong khu vực nghiên cứu 38 Hình 5 Một số loài biến thiên kích thước rộng trong khu vực nghiên cứu 39 Hình 6 Các yếu tố môi trường theo thời gian từ tháng 3/2021 đến tháng 1/2022 tại khu vực nghiên cứu 42 Hình 7 Số lượng loài và CPUE của các tháng tại khu vực nghiên cứu 43 Hình 8 Các yếu tố môi trường theo không gian ở các điểm thu mẫu tại khu vực nghiên cứu 46 Hình 9 Số lượng loài và CPUE theo điểm khảo sát tại khu vực nghiên cứu 48 Hình 10 Số lượng loài và CPUE ở các sinh cảnh tại khu vực nghiên cứu 50 Hình 11 Khu vực đề xuất khu bảo vệ vùng ương dưỡng ấu trùng, cá con của loài thủy sản thuộc Danh mục nguy cấp, quý, hiếm 52

Trang 9

MỞ ĐẦU 1 Đặt vấn đề

Khu vực ven biển Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh là một trong những vùng đất ngập nước tiêu biểu, đại diện cho vùng ven biển phía Bắc Việt Nam Sinh cảnh tại đây phong phú với nhiều loại hình nền đáy khác nhau, bao gồm: nền đáy cát, nền đáy đá, nền đáy bùn có cây ngập nước và nền đáy bùn không có cây ngập nước [5] Đặc biệt, tại đây có thành phần loài sinh vật rất đa dạng với nhiều loài thuộc vùng ôn đới, cận nhiệt; nhiều loài sinh vật có giá trị kinh tế, nhiều loài lại có giá trị bảo tồn nằm trong Sách Đỏ hoặc Danh mục loài IUCN Chính vì vậy, vùng đất ngập nước ven biển Tiên Yên đã được rất nhiều đề tài, dự án trong và ngoài nước lựa chọn làm khu vực để nghiên cứu [10]

Ấu trùng và cá con là giai đoạn cá nhạy cảm, dễ bị tác động nhất bởi các yếu tố môi trường nhưng lại có ý nghĩa quan trọng về mặt đa dạng sinh học và bảo tồn cũng như về mặt phát triển nguồn lợi thủy sản [22] Nhận thấy tầm quan trọng như vậy, giai đoạn này được các nước trên thế giới quan tâm và nghiên cứu từ rất sớm, thế nhưng việc bảo tồn vẫn chỉ được thực hiện nhiều ở giai đoạn trưởng thành mà ít chú ý đến giai đoạn sớm của cá Gần đây, thế giới mới bắt đầu quan tâm đến bảo vệ ấu trùng, cá con vì nhận thấy mặc dù nơi sinh sống của hai giai đoạn sớm và trưởng thành có thể không hoàn toàn giống nhau thế nhưng việc bảo vệ ở giai đoạn sớm này tạo cơ sở để bảo tồn đa dạng sinh học ở giai đoạn trưởng thành về sau [23]

Một số nghiên cứu để xác định khu vực ương dưỡng của ấu trùng cá đã được tiến hành trên thế giới, có thể kể đến: nghiên cứu năm 2013 của El-Regal về xác định mùa sinh sản và khu vực bãi đẻ của một số loài cá ở biển Đỏ Nghiên cứu đã thu thập tổng cộng có 2.453 ấu trùng đại diện cho 93 loài cá phân bố tại rạn san hô Thời gian xuất hiện của mỗi loài được sử dụng làm dấu hiệu để xác định mùa sinh sản Nhóm nghiên cứu kết luận rằng hầu hết các loài cá sinh sản vào những tháng ấm hơn trong năm (tháng 5 đến tháng 8) Vị trí các loài cá sinh sản ở xa rạn san hô và chỉ có một số loài sinh sản ở gần rạn san hô nơi chúng sống trên đó hoặc tại rừng ngập mặn,

Trang 10

thảm cỏ biển [28] Một nghiên cứu khác xác định khu vực ương dưỡng của cá ngừ vây xanh tại Thái Bình Dương của Kitagawa và cộng sự năm 2010 Nghiên cứu chỉ ra rằng cá ngừ vây xanh tại Thái Bình Dương sinh sản trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 7, ấu trùng của chúng phân bố vào tháng 8, tháng 9 trong năm Khu vực ương dưỡng của chúng thường là những vùng nước ôn đới đảm bảo điều kiện về nhiệt độ để tối ưu hóa việc tăng trưởng và sinh tồn [36]

Ở Việt Nam đã có rất nhiều đề tài, dự án, nhiệm vụ xác định khu vực, ranh giới biển như: Dự án điều tra, đánh giá hiện trạng nhận chìm và xác định các khu vực có thể nhận chìm tại vùng biển từ mức nước triều thấp nhất trung bình nhiều năm ra phía biển 12 hải lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Đề tài Quy hoạch chi tiết khu bảo tồn biển Cô Tô – Đảo Trần, tỉnh Quảng Ninh của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Ninh Không chỉ đơn thuần xác định những khu vực biển như vậy, Việt Nam còn xây dựng được rất nhiều bộ tiêu chí và đã được ban hành bằng những văn bản pháp luật để có thể áp dụng vào những khu vực khác nhau trên toàn bộ lãnh thổ như: tiêu chí phân cấp khu bảo tồn được quy định tại Điều 7 Nghị định 65/2010/NĐ-CP; tiêu chí xác định vùng đệm của khu rừng đặc dụng và vành đai bảo vệ của khu bảo tồn biển được quy định tại Thông tư 10/2014/TT-BNNPTNT; tiêu chí xác lập khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan được quy định tại Khoản 2, Điều 17 luật Thủy sản năm 2017

Về đối tượng ấu trùng, cá con Việt Nam đã có một số văn bản đề cập đến việc xác định khu vực ương giống của giai đoạn ấu trùng, cá con như: Điều 14 Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2018; Điều 17 Luật Thủy sản số 18/2017/QH2014 ngày 21 tháng 11 năm 2017 Tuy vậy, những văn bản trên các tiêu chí xác định vùng ương dưỡng chỉ mang tính chất định tính, chưa có con số định lượng gây khó khăn cho các nhà quản lý đưa ra chính sách phù hợp cũng như khó khăn cho các khoa học để xác định vị trí trong quá trình nghiên cứu Tại Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu về ấu trùng, cá con nhưng những nghiên cứu đó chỉ xoay quanh việc xác định đặc điểm hình thái ngoài, thành phần loài, sự xuất hiện hoặc phân

Trang 11

bố của chúng còn những nghiên cứu để xác định khu vực bãi ương giống ở giai đoạn ấu trùng, cá con thì rất hạn chế

Đề tài luận văn: “Nghiên cứu cấu trúc khu hệ cá ở giai đoạn ấu trùng, cá

con nhằm đề xuất khu bảo vệ vùng ương dưỡng tại khu vực đất ngập nước ven biển Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh” sẽ cung cấp dẫn liệu về các đặc điểm khu hệ cá ở

giai đoạn ấu trùng, cá con và đề xuất một số khu bảo vệ vùng ương dưỡng của chúng Tạo cơ sở để các nhà quản lý có những chính sách bảo tồn, quy hoạch và quản lý khai thác nguồn lợi thủy sản một cách hợp lý Ngoài ra, đề tài luận văn còn cung cấp những dẫn liệu cơ bản để các nhà khoa học có thể tiến hành những nghiên cứu sâu hơn trong thời gian tiếp theo

2 Mục tiêu nghiên cứu

Xác định đặc điểm cấu trúc khu hệ cá ở giai đoạn ấu trùng và cá con, bao gồm 4 tiêu chí cụ thể: thành phần loài, giai đoạn phát triển, kích thước cơ thể, phân bố ấu trùng, cá con, tạo cơ sở đề xuất khu bảo vệ vùng ương dưỡng của các loài cá tại khu vực đất ngập nước ven biển Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

3 Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá đặc điểm cấu trúc khu hệ cá ở giai đoạn ấu trùng cá, cá con tại vùng đất ngập nước ven biển Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh:

+ Xác định thành phần loài + Xác định giai đoạn phát triển + Xác định kích thước cơ thể + Xác định phân bố (không gian và thời gian) - Đề xuất khu bảo vệ vùng ương dưỡng của các loài ấu trùng, cá con tại khu vực đất ngập nước ven biển Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

Trang 12

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu về ấu trùng, cá con

1.1.1 Tình hình nghiên cứu về ấu trùng, cá con ở một số khu vực trên thế giới

Trong vòng đời của cá, giai đoạn sớm bao gồm 3 khoảng thời kỳ chính, bao gồm: trứng sau thụ tinh, ấu trùng và cá con [44] Tại các mốc thời gian này, hình thái cơ thể cá có nhiều thay đổi về kích thước, sắc tố trên thân, số lượng tia vây, tỷ lệ các phần cơ thể so với chiều dài cơ thể… cùng với đó môi trường sống của chúng cũng thay đổi có thể từ vùng cửa sông, ven bờ ra ngoài biển xa và ngược lại hoặc từ tầng mặt xuống tầng đáy [38, 61] Từ những thay đổi đó, các nhà nghiên cứu trên thế giới bắt đầu đi theo các hướng khác nhau như: nghiên cứu về thành phần loài, kích thước, giai đoạn phát triển và phân bố Những nghiên cứu cấu trúc khu hệ trên sẽ là cơ sở để xác định khu vực ương dưỡng hoặc thời gian ương dưỡng của cá

* Tình hình nghiên cứu về thành phần loài ấu trùng, cá con trên thế giới

Có rất nhiều những nghiên cứu về thành phần loài ấu trùng, cá con vùng biển ven bờ được thực hiện từ các khu vực khác nhau trên thế giới Có thể kể đến nhóm nghiên cứu của Fujita et al., (2002) đã nghiên cứu về thành phần loài và phân bố theo mùa của ấu trùng cá tại sông Shimanto, Nhật Bản với 49.101 mẫu bước đầu ghi nhận

100 loài thuộc 44 họ Về số lượng phổ biến về số lượng loài là Gerres equulus chiếm 20,02% tổng số, xếp hạng tiếp theo là Acanthopagrus latus, Acanthogobius flavimanus, Acanthopagrus schlegeli, Mugil cephalus và Parioglossus dotui [30]

Nghiên cứu của Pattrick et al., (2007) về thành phần và phân bố ấu trùng, cá con ở cửa sông Mngazi, Nam Phi với tổng số 8.343 mẫu đã xác định được 31 loài thuộc 18 họ Trong đó, họ Clupeidae và Gobiidae là những họ cá chiếm ưu thế, trong khi loài

chiếm ưu thế là Gilchristella aestuaria (Clupeidae) sống ở cửa sông [50] Trong công

bố của Montoya et al., (2009) đã mô tả thành phần loài và phân bố của ấu trùng ở 9 cửa sông khu vực phía Nam và phía Tây Nam Phi với tổng số 49.274 mẫu thu được ở giai đoạn ấu trùng, cá con nhóm tác giả đã xác định được 47 loài thuộc 29 giống, 20 họ và 9 bộ, trong đó số lượng ấu trùng, cá con thu được ở vùng cửa sông lên tới

Trang 13

96,4% [43] Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Ooi et al., (2011) tại khu bảo tồn rừng ngập mặn Matang thuộc Malaysia mang tên “Thành phần loài ấu trùng, cá con ở khu vực cửa sông, rừng ngập mặn và những vùng biển ven bờ lân cận” với tổng số 92.934 mẫu thu được tại khu vực nghiên cứu, nhóm tác giả đã xác định được 53 loài thuộc 19 họ ở cả giai đoạn ấu trùng, cá con và cá trưởng thành Trong đó, số họ ở giai đoạn ấu trùng, cá con là 17 họ với họ Gobiidae chiếm ưu thế (50,1%) và họ Engraulidae (38,4%), chúng có mặt ở khắp các vùng cửa sông, rừng ngập mặn và các vùng biển lân cận [48] Sloterdijk et al., (2017) có công bố về thành phần loài và cấu trúc của quần thể ấu trùng cá liên quan đến thông số môi trường vùng cửa sông bị ảnh hưởng bởi yếu tố biến đổi khí hậu Trong nghiên cứu này nhóm tác giả thu mẫu tại 16 trạm bước đầu đã xác định được 41 loài thuộc 34 chi, 24 họ con số này thấp hơn nhiều các khu vực cửa sông ven biển khác Clupeidae spp là đơn vị phân loại chiếm ưu thế, chiếm 28,9% tổng số ấu trùng cá đánh bắt, tiếp theo là Gerreidae spp (21,1%),

Hyporamphus picarti (18,8%), Diplodus bellottii (8,9%), Hypleurochilus langi

(4,8%), Mugilidae spp (4,4%) và Gobiidae sp.1 (3,5%) [53] Ở khu vực vùng sóng đổ tại Maritius nhóm tác giả Sato et al., (2008) với tổng số 9.429 mẫu ấu trùng và cá con, đại diện cho ít nhất 112 loài, 48 họ đã được thu thập Các loài phong phú là cá

bạc đầu cứng Atherinomorus lacunosus, cá đối đốm xanh Valamugil seheli và cá sơn Ambassis spp., mỗi loài đóng góp lần lượt 16,2; 12,4 và 11,8% tổng số lượng cá thể

trong khu hệ, các loài sống ở cửa sông chiếm ưu thế ở toàn bộ vùng sóng đổ đã được nghiên cứu [52]

Thành phần loài ấu trùng, cá con vùng biển xa bờ ít được nghiên cứu hơn do những khó khăn về việc đi lại cũng như kinh phí thực hiện Tuy vậy, tại vùng biển xa bờ cũng có một số những nghiên cứu tiêu biểu: Muhling et al., (2008) có công bố về thành phần ấu trùng, cá con ngoài khơi bờ biển phía Tây Nam Austraylia Nghiên cứu này được thực hiện tại vùng nước có độ sâu từ 18m-1000m ghi nhận tổng số 148 loài thuộc 93 họ ở giai đoạn ấu trùng, cá con Ấu trùng thuộc họ Gobiidae và Blenniidae có nhiều ở vùng ven bờ, trong khi ấu trùng thuộc họ cá nổi và sống ở rạn san hô như Clupeidae, Engraulidae, Carangidae và Labridae lại phổ biến ở vùng nước thềm lục

Trang 14

địa Ấu trùng thuộc các họ Myctophidae, Phosichthyidae và Gonostomatidae chiếm ưu thế tại các quần thể cá ngoài khơi [45] Nghiên cứu của Granata et al., (2011) về sự phân bố ấu trùng, cá con vùng biển Ionian phía Bắc Địa Trung Hải đã thu thập mẫu ở độ sâu hơn 600m, bước đầu đã ghi nhận 46 loài thuộc 38 giống và 22 họ Hơn 52% ấu trùng được xác định là loài sống ở tầng giữa, gần 27% là loài sống ở tầng đáy

và khoảng 21% là loài sống ở tầng nổi Tổng cộng có 307 ấu trùng myctophid, 69 ấu trùng clupeids và 61 ấu trùng gadid, chúng là những giống chiếm ưu thế tại quần xã Loài Benthosema glaciale (trung bình 6,1 mm SL) là loài phổ biến nhất (21,6%), xuất

hiện nhiều nhất trong các mẫu (28,8%) và chiếm ưu thế trong toàn bộ khu vực nghiên cứu [31] Beckley et al., (2019) đã nghiên cứu về thành phần loài dọc theo độ dốc của vùng biển xa bờ phía Đông Ấn độ dương, nghiên cứu này đã chỉ ra sự khác nhau giữa thành phần loài khu vực thềm lục địa và vùng biển xa bờ khi ở thềm lục địa thành phần loài chủ yếu thuộc các họ như Engraulidae và Gobiidae trong khi các vùng biển xa bờ thành phần loài chủ yếu thuộc các họ Myctophidae, Gonostomatidae và Phosichthyidae [25] Gần đây, Harith et al., (2021) đã nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ấu trùng cá trên khắp vùng biển Bắc Đại tây dương với tổng số 9.522

mẫu ấu trùng, cá con thu được đã xác định 79 loài thuộc 29 họ Trong đó, Scomber scombrus là loài phong phú nhất (38,82% trong tổng số lượng ấu trùng cá), tiếp theo là cá trắng xanh (Micromesistius poutassou) (15,9%) [32]

Từ việc tổng quan ở trên, chúng ta có thể thấy sự khác biết rõ rệt giữa thành phần loài khu vực cửa sông ven biển so với các vùng nước khác trên trái đất Tại vùng biển ven bờ thành phần loài ấu trùng, cá con thường đặc trưng bởi các nhóm loài thuộc họ cá bống (Gobiidae), họ cá trích (Clupeidae), họ cá trổng (Engraulidae,) họ cá móm (Gerreidae)… đặc biệt ấu trùng của họ trổng (Engraulidae) và họ cá trích (Clupeidae) phần lớn sinh sản ở ngoài khơi, chúng trôi nổi và di chuyển vào trong vùng cửa sông ven biển ở giai đoạn ấu trùng muộn hoặc cá con Trong khi đó, thành phần loài ấu trùng cá con khu vực xa bờ thường chiếm ưu thế là các họ Myctophidae, Gonostomatidae, Phosichthyidae…

Trang 15

* Tình hình nghiên cứu về giai đoạn phát triển của ấu trùng, cá con trên thế giới

Cùng với việc nghiên cứu xác định thành phần loài thì nghiên cứu về giai đoạn phát triển của ấu trùng, cá con cũng rất được quan tâm và luôn được thực hiện song hành trong các nghiên cứu Thực tế, nghiên cứu về giai đoạn phát triển của ấu trùng, cá con sẽ chia ra thành hai lĩnh vực lớn: lĩnh vực đầu tiên liên quan đến các chu kỳ, sự khác nhau về hình thái giữa các giai đoạn trong quá trình phát triển và lĩnh vực thứ hai liên quan đến những nguyên nhân ảnh hưởng để tạo ra sự khác nhau về hình thái các giai đoạn phát triển của ấu trùng, cá con

Lĩnh vực đầu tiên về chu kỳ, giai đoạn và sự khác nhau về hình thái trong quá trình phát triển của ấu trùng, cá con: từ những năm 1970 đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu về cấu trúc giai đoạn phát triển từ trứng, ấu trùng cho đến cá con Công trình của Panella (1970, 1971) cung cấp gián tiếp sự hiện diện của các lớp tăng trưởng hằng ngày thông qua các vòng của đá tai của ba loài cá từ phía Tây Bắc Đại Tây Dương, nghiên cứu đã đề xuất một phương pháp để tiến hành nghiên cứu về tuổi và tăng trưởng của các loài nhiệt đới Struhsaker et al., (1976) đã có nghiên cứu về Tuổi

và sự phát triển của ấu trùng, cá con loài Stolephorus purpureus từ quần đảo Hawai

Nghiên cứu đã đưa ra những bằng chứng trực tiếp về sự phát triển với mức tăng

trưởng hằng ngày của loài Stolephorus purpureus Việc đưa ra mức tăng trưởng theo

từng ngày như vậy cung cấp dữ liệu để thiết lập đường cong tăng trưởng trong 6 tháng đầu đời của loài cá này Chúng phát triển gần như tuyến tính với chiều dài tiêu chuẩn từ 30-60mm [54] Ahlstrom et al., (1976) đã nghiên cứu về sự phát triển qua các giai

đoạn của loài Lampanyctodes hectorzs phía bờ Tây Nam phi Nghiên cứu đã mô tả và minh họa được sự khác nhau giữa các giai đoạn của loài cá Lampanyctodes hectorzs này [24]

Lĩnh vực tiếp theo về nguyên nhân ảnh hưởng đến các giai đoạn, sự khác nhau về hình thái trong quá trình phát triển của ấu trùng, cá con: Năm 1943, Ahlstrom đã có nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ trên tốc độ phát triển của trứng và ấu trùng

cá mòi Sardinops caeculea khu vực Thái Bình Dương Trong nghiên cứu tác giả có

Trang 16

đưa ra kết quả: loài cá mòi Sardinops caeculea ở khu vực Thái Bình Dương chủ yếu

sinh sản vào lúc 8 giờ đêm và lúc nửa đêm Bằng cách xác định số lượng trứng trung bình sinh sản trong một ngày tác giả đưa ra mối quan hệ chính xác của nhiệt độ đối với từng giai đoạn phát triển của loài cá mòi cũng như xác định được khoảng thời gian sinh sản chủ yếu của chúng [22] Potthoff et al., (1974, 1975) đã có công bố về sự phát triển và cấu trúc phức hợp của đuôi – cột sống qua các giai đoạn phát triển của loài cá ngừ vây đen Nghiên cứu này mô tả chi tiết sự phát triển của cấu trúc sụn và xương của loài cá ngừ vây đen qua các giai đoạn phát triển trong vòng đời của chúng từ khi là ấu trùng đến lúc trưởng thành Osse et al., (1995) cũng có một ấn phẩm liên quan đến giai đoạn phát triển, sinh trưởng và môi trường của ấu trùng cá Nghiên cứu này đã so sánh các giai đoạn phát triển của cá trong các taxon khác nhau và đưa ra được mô hình chức năng của thức ăn, vận động và hô hấp đến các giai đoạn phát triển của cá ở giai đoạn sớm [49] Liên quan đến dinh dưỡng ảnh hưởng đến các giai đoạn phát triển của ấu trùng cá Chantal Cahu et al., (2003) đã đưa ra được những thay đổi lớn về hình thái giữa các giai đoạn phát triển của ấu trùng, cá con chúng bị ảnh hưởng bởi các chất dinh dưỡng liên quan đến phát triển xương và mô cơ, bao gồm: lipid, phospholipid, phosphatidy linositol, chất béo và DHA [26] Gần đây hơn, Ma et al., (2012) đã có công bố mang tên: “Sự thay đổi hình thái của ấu trùng cá biển và nhu cầu dinh dưỡng của chúng”, nghiên cứu này chỉ ra rằng: giai đoạn ấu trùng đại diện cho một phần vòng đời của cá, giai đoạn này có nhiều những thay đổi quan trọng về cấu trúc chức năng ở các mô, cơ quan trong hệ thống cơ thể cá Dinh dưỡng cho ấu trùng cá bắt đầu từ nguồn gốc nội sinh (ấu trùng lấy dinh dưỡng từ lòng đỏ giai đoạn trứng) sau đó phát triển lên để lấy thức ăn ngoại sinh Trong giai đoạn từ nội sinh sang ngoại sinh thức ăn của cá là hỗn hợp cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho sự sống của cá Những thay đổi về cấu trúc và chức năng của hệ tiêu hóa ấu trùng là điều cần thiết để lựa chọn thức ăn phù hợp nhằm nâng cao khả năng sống sót của cá trong giai đoạn ấu trùng Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng vòng đời của ấu trùng cá làm khuôn khổ để kiểm tra các yếu tố bên trong điều chỉnh sự phát

Trang 17

triển sinh học ở ấu trùng cá và các yếu tố môi trường góp phần gây ra tỷ lệ tử vong của cá trong giai đoạn đầu đời [39]

Vùng cửa sông, ven biển là một khu vực rất quan trọng bởi đây là nơi chuyển tiếp giữa các giai đoạn trong vòng đời của cá Trên thế giới đã nghiên cứu rất nhiều về giai đoạn phát triển của cá ở giai đoạn ấu trùng, cá con ở các phương diện khác nhau Tuy nhiên, những nghiên cứu này phần lớn chỉ đi sâu vào một loài cá cụ thể, ít mở rộng ra nghiên cứu giai đoạn của cả một khu hệ ở giai đoạn ấu trùng, cá con

* Tình hình nghiên cứu về kích thước của ấu trùng, cá con trên thế giới

Nghiên cứu kích thước cơ thể là một nội dung luôn đi kèm theo cũng với nghiên cứu về giai đoạn phát triển, bởi lẽ kích thước cơ thể của ấu trùng, cá con có mối quan hệ mật thiết với giai đoạn phát triển Các nghiên cứu về kích thước cơ thể thường liên quan đến những ảnh hưởng của các yếu tố môi trường làm tác động đến cấu trúc kích thước của ấu trùng, cá con Theilacker, (1980) có nghiên cứu về sự thay

đổi số đo cơ thể của ấu trùng cá cơm phương bắc Engraulis mordax, nghiên cứu này

đã đưa ra mối quan hệ giữa tỷ lệ chiều dài cơ thể của ấu trùng cá cơm với các bộ phận trên cơ thể của chúng [58] Công bố của McCormick et al., (2004) trong nghiên cứu về Lịch sử phát triển ấu trùng cá và tỷ lệ sống sót của chúng ở biển Nhiệt đới đã đưa ra con số những cá thể loài sống sót sau 9 ngày có kích thước dao động từ 11,9-12,3SL và chúng có tỷ lệ tử vong sau đó là rất thấp (dưới 25%), nhóm nghiên cứu còn đưa ra kết luận rằng thành phần loài và kích thước ấu trùng, cá con khác biệt giữa các môi trường sống do việc ảnh hưởng bởi đánh bắt và các loài săn mồi tại môi trường đó [40] Trong nghiên cứu của Fujita et al (2002) về thành phần và phân bố ấu trùng, cá con ở cửa sông Symanto, Nhật Bản đã đưa ra kết quả mẫu cá được thu ở cửa sông chủ yếu là cá giai đoạn ấu trùng muộn hoặc cá con, ngoại trừ cá trưởng

thành của một số loài thuộc họ Syngnathidae và Gobiidae Chiều dài của loài M cephalus, Siganus fuscescens và R bikolanus vượt quá 20 mm Hầu như tất cả các cá thể của hai loài trên đều bị giới hạn ở giai đoạn non, trong khi R bikolanus xuất hiện

ở các giai đoạn khác nhau từ ấu trùng muộn đến trưởng thành Phần lớn các cá thể

Trang 18

loài Chelon affinis có chiều dài 16,1–17,0 mm, cũng xuất hiện ở giai đoạn ấu trùng

muộn [30]

Cùng với sự đa dạng về thành phần loài, biến thiên khoảng kích thước của các loài ghi nhận ở khu vực cửa sông ven biển cũng thể hiện sự đa dạng Khoảng biến thiên kích thước này thể hiện thời gian sống của loài đó tại sinh cảnh đất ngập nước ven biển hay nói cách khác thể hiện tầm quan trọng của môi trường này đối với giai đoạn sớm như là vùng ương dưỡng lâu dài hay chỉ là khu vực kiếm ăn tạm thời

* Tình hình nghiên cứu về phân bố của ấu trùng, cá con trên thế giới

Nghiên cứu về phân bố của ấu trùng, cá con là lĩnh vực nghiên cứu rất phổ biến, chỉ sau nghiên cứu về thành phần loài Những nghiên cứu về phân bố này thường chia thành hai mảng nghiên cứu lớn, bao gồm: Nghiên cứu phân bố liên quan đến yếu tố thời gian và nghiên cứu phân bố liên quan đến yếu tố không gian

Nghiên cứu phân bố liên quan đến yếu tố thời gian: Ở khu vực Thái Bình Dương, Ahlstrom (1971, 1972) đã có liên tiếp 2 nghiên cứu công bố về đa dạng loài ở giai đoạn sớm thông quan việc thu mẫu chu kỳ hàng năm Kết quả của nghiên cứu này đã đưa ra sự thay đổi về thành phần loài và số lượng cá thể trong chu kỳ một năm của cả khu hệ cá Methot, R D (1983) nghiên cứu về sự thay đổi theo mùa về tỷ lệ

sống sót của ấu trùng cá cơm phương bắc Engraulis mordax, ước tính từ sự phân bố

tuổi của cá con, kết quả chỉ ra rằng tháng 3 và tháng 4 là hai tháng có tần suất sinh lớn nhất trong năm, so sánh sự phân bố theo thời gian của ấu trùng, cá con qua các

tháng trong năm, đặc biệt là trong các mùa sinh sinh của loài Engraulis mordax [41].

Tzeng et al., (1992) có nghiên cứu về cấu trúc thành phần loài ấu trùng, cá con thay đổi theo mùa ở khu vực cửa sông Tanshui, Đài Loan, nghiên cứu ngoài đưa ra được thành phần loài ấu trùng, cá con khu vực cửa sông còn chỉ ra được sự khác biệt giữa thành phần loài theo các mùa tại khu vực nghiên cứu [60] De Morais, (1994) công bố nghiên cứu sự phong phú và đa dạng của ấu trùng và cá con ở vùng cửa sông nhiệt đới, kết quả nghiên cứu chỉ ra sự biến đổi theo mùa về độ đa dạng và phong phú của thành phần và số lượng loài Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra việc thay đổi độ mặn

Trang 19

của nước hàng năm ảnh hưởng đến sự xuất hiện của ấu trùng, cá con [27] Trong nghiên cứu của Fujita et al., (2002) về thành phần và phân bố ấu trùng, cá con ở cửa sông Symanto, Nhật Bản đã đưa ra kết quả sự xuất hiện theo mùa của cá phụ thuộc vào yếu tố môi trường như: nhiệt độ, độ mặn, độ đục, nồng độ oxy hòa tan trong

nước… Tác giả chia các loài ưu thế thành 3 nhóm: Nhóm A bao gồm Nematalosa japonica, P altivelis, L japonicus, A latus, A schlegeli, A flavimanus và R bikolanus Nhóm B gồm có C affinis, M.c cephalus, Rhinogobius sp., và S fuscescens Nhóm C, kích thước dao động không đều, không liên quan đến mùa, cho các giai đoạn phát triển khác nhau của G equulus, R oxyrhynchus, Terapon jarbusa và P dotui nhóm tác giả kết luận rằng: các thuộc nhóm thường xuất hiện vào tháng

8-9 trong năm ngược lại nhóm A và B thì thường xuyên xuất hiện ở các tháng khác trong năm nhưng lại thấy ít đi ở trong tháng 8 và 9 [30]

Nghiên cứu phân bố liên quan đến yếu tố không gian: Miller et al., (1979) đã xây dựng một tập Atlas xác định/phân bố của ấu trùng cá của 46 loài cá ven bờ Hawaii [42] Những năm tiếp theo tác giả Ahlstrom, (1954; 1965; 1966; 1967; 1968) có thêm hàng loạt những công bố mới về phân bố và mật độ của loài cá Mòi và một số loài cá khác trên khắp vùng biển Thái Bình Dương Vào khoảng thời gian này chủ yếu các nghiên cứu xoay quanh việc tìm hiểu mỗi quan hệ của các yếu tố môi trường đến quá trình phát triển trong các giai đoạn sớm của cá và sự phân bố của trứng cá, ấu trùng trong các vùng biển Gần đây, trên thế giới đã có những nghiên cứu ở những vùng biển chưa được các nhà khoa học quan tâm đến hoặc những lĩnh vực nghiên cứu mới có liên quan đến giai đoạn sớm của cá Cụ thể: Tzeng et al, (1992) có nghiên cứu về cấu trúc thành phần loài ấu trùng, cá con thay đổi theo mùa ở khu vực cửa sông Tanshui, Đài Loan, ngoài việc chỉ ra sự khác nhau về thành phần loài theo tháng còn đưa ra được kết quả sự phân bố của ấu trùng, cá con giảm dần từ cửa sông lên phía thượng nguồn [60] Nhóm tác giả Olivar et al., (1997) đã nghiên cứu về sự phân bố theo chiều dọc của ấu trùng cá ở Tây Bắc biển Địa Trung Hải, nghiên cứu này đã đưa

ra kết quả hầu hết ấu trùng của các loài (ví dụ Boops boops, Diplodus sargus) phân bố chủ yếu ở tầng mặt có độ sâu tối đa 10m, những loài khác (ví dụ Arnoglossus sp.)

Trang 20

có phân bố rộng hơn ở 40m trong cột nước và một số ít loài (ví dụ: Gobiidae) phát hiện ở những nơi có độ sâu lớn hơn [47] Gần hơn, năm 2018 Faqihuddin và cộng sự đã nghiên cứu sự phân bố của ấu trùng cá dựa trên giá trị độ mặn ở ven biển Sukabumi, Tây Java, Indonesia Nghiên cứu này đã xác định và phân tích sự phân bố của ấu trùng cá ở ven biển Sukabumi, đưa ra phân tích mối quan hệ giữa giá trị của độ mặn với lượng mưa và các điều kiện hải văn Giá trị độ mặn trên môi trường sống của ấu trùng cá ở ven biển Sukabumi dao động từ 13,28‰ - 24,94‰ Dòng chảy dâng cao hơn, lượng mưa thấp và nước biển ở trạng thái thủy triều thấp làm cho giá trị độ mặn tăng lên Mặt khác, lượng mưa lớn hơn và nước biển ở trạng thái dòng triều di chuyển với vận tốc thấp làm cho giá trị độ mặn giảm [29] Nghiên cứu Ooi et al., (2011) kết quả về phân bố theo không gian cho thấy sự phân bố ấu trùng, cá con ở các sinh cảnh là khác nhau, ngoài ra chúng chúng thay đổi theo các yếu tố môi trường bên ngoài Cụ thể: ấu trùng của hai họ Engraulidae và Clupeidae phần lớn sinh sản ở ngoài khơi, chúng di chuyển vào trong vùng cửa sông ven biển ở giai đoạn ấu trùng muộn hoặc cá con Ngược lại, Ấu trùng của các loài cá thuộc họ Sciaenidae, Blenniidae và Cynoglossidae được sinh sản những vùng biển ven bờ sau đó chúng lại di cư ra ngoài biển xa [48]

Nghiên cứu về phân bố của ấu trùng, cá con đã có lịch sử nghiên cứu rất lâu đời Những nghiên cứu này cũng đã mô tả rất chi tiết những thay đổi về mặt thời gian, không gian ảnh hưởng đến thành phần loài cũng như mật độ cá thể ấu trùng, cá con trong khu vực nghiên cứu đó Các công bố này là tiền đề để những nghiên cứu xác định bãi giống, bãi đẻ và bãi ương dưỡng được thực hiện sau này

* Tình hình nghiên cứu xác định khu vực bảo vệ vùng ương dưỡng của ấu trùng, cá con trên thế giới

Trên thế giới việc nghiên cứu để xác định khu bảo vệ vùng ương dưỡng của cá còn rất hạn chế Trong nghiên cứu của Kitagawa et al., (2010) về xác định khu vực sinh sản và mùa sinh sản của cá ngừ vây xanh nhằm đưa ra các vùng ương dưỡng của

ấu trùng, cá con loài này Kết quả nghiên cứu cho thấy nơi sinh sản của Thunnus

Trang 21

Orientalis nằm ở khu vực giữa Philippines và quần đảo Ryukyu của Nhật Bản từ

tháng 4 đến tháng 6 và ở biển Nhật Bản vào tháng 8 So với các bãi sinh sản của cá

ngừ vây vàng T albacares, T obesus mắt to và cá ngừ vằn Katsuwonus pelamis ở

vùng biển nhiệt đới có tâm là Xích đạo ở Thái Bình Dương, khu vực sinh sản chính

của Thunnus Orientalis ở phía Nam Nhật Bản bị hạn chế về mặt không gian [36]

Nghiên cứu của Pattrich et al., (2014) về ảnh hưởng của thủy triều lên các khu vực ương dưỡng của ấu trùng, cá con đã đưa ra kết luận khi thủy triều dâng lên có nhiều ấu trùng, cá con xuất hiện tại các khu vực ương dưỡng của chúng hơn và ngược lại Tỉ lệ CPUE cũng thay đổi theo mùa giữa các hệ thống sông và giữa các vùng có điều kiện thủy triều khác nhau [51] Ngoài ra, còn một số những nghiên cứu liên quan đến các khu vực ương dưỡng của cá (Pearcy, 1974; Talias, 1986; Cushing, 1986; Martinho et al., 2007; Kneib et al., 1993; Teodosio et al., 2016)

1.1.2 Tình hình nghiên cứu về ấu trùng, cá con ở trong nước

* Tình hình nghiên cứu về thành phần loài của ấu trùng, cá con ở Việt Nam

Nghiên cứu về thành phần loài ấu trùng và cá con ở Việt Nam được quan tâm rất sớm và chia thành nhiều những khu vực riêng biệt, bao gồm: vùng xa bờ; vùng ven bờ (vũng, vịnh, đầm phá; vùng cửa sông và rừng ngập mặn…) [9]

Nghiên cứu về thành phần loài ấu trùng, cá con vùng nước xa bờ bắt đầu được biết đến từ năm 1930 Tuy vậy, mãi tới năm 1970 được sự tài trợ các chương trình hợp tác quốc tế, hướng nghiên cứu này mới thực sự được bắt tay vào thực hiện nhưng với số lượng vẫn còn hạn chế, chỉ có một số công bố của nhóm tác giả Nguyễn Hữu Phụng những năm 1971 và 1973 Tuy nhiên, những nghiên cứu này không được công bố rộng rãi nên rất ít người biết đến Về sau này, từ khoảng thời gian năm 2000 đến nay mới có nhiều nhưng nghiên cứu hơn về nhóm này Một số tác giả đã khái quát bức tranh toàn cảnh về thành phần loài cá ở giai đoạn trứng cá, ấu trùng và cá con ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ Có thể kể đến một số công bố tiêu biểu như: nghiên cứu Phạm Quốc Huy và cs (2014) về hiện trạng thành phần và mật độ ấu trùng, cá con vùng biển Việt Nam, nghiên cứ đã đưa ra kết quả thành phần loài trứng cá, cá con ở

Trang 22

vùng biển Việt Nam rất đa dạng: mùa gió Đông Bắc bắt gặp 79 giống, 64 loài/nhóm thuộc 61 họ; mùa gió Tây Nam xuất hiện 87 loài/nhóm thuộc 69 giống và 55 họ [14] Nghiên cứu của Võ Văn Quang và cs (2015) về biến động trứng cá, cá bột tại các rạn san hô vùng biển Nha Trang, kết quả cho thấy thành phần trứng cá và cá bột khá đa

dạng với trên 40 họ thuộc 10 bộ, trong đó cá cơm (Stolephorus spp), họ cá bống

(Gobiidae) và họ cá trích (Clupeidae) chiếm tỉ lệ cao và xuất hiện hầu như quanh năm Mật độ cá bột các họ cá rạn san hô như cá mó (Scaridae), cá bàng chài (Labridae), cá thia (Pomacentridae) và cá đuôi gai (Acanthuridae) tương đối thấp [17] Ở khu vực vùng đảo xa bờ Đặng Đỗ Hùng Việt và cs (2014), đã nghiên cứu về nguồn giống cá khu vực đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị Kết quả phân tích số mẫu vật thu được đã xác định được 05 bộ, 17 họ Trong đó, bộ cá vược (Perciformes) chiếm 94,34% với 11 họ; bộ cá Nóc gai (Tetraodontiformes) chiếm 2,81% với 1 họ, Bộ cá thân bẹt (Pleuronectiformes) chiếm 2,3% với 3 họ; bộ cá trích (Clupeiformes) chiếm 0,26% với 1 họ; bộ cá đối (Mugilliformes) chiếm 0,26% với 1 họ Về bậc họ, họ cá bống trắng (Gobiidae) chiếm tỷ lệ cao nhất với 46,43%; sau đó đến họ cá mó (Scaridae) với 38,52%; họ cá căng (Teraponidae) với 4,59%; họ cá nóc gai (Monacanthidae) chiếm 2,81%; họ cá khế (Carangidae) chiếm 1,79%; còn lại những họ khác rất thấp, tổng số chỉ chiếm 5,87% [21]

Thành phần loài ấu trùng và cá con tại hệ sinh thái ven bờ (cửa sông, rừng ngập mặn…) ít được quan tâm ở Việt Nam do mức độ phức tạp của sinh cảnh cũng như rất khó có thể thu mẫu Hệ sinh thái này thực sự được quan tâm từ năm 2010 đến nay với hàng loạt những nghiên cứu và công bố Tiêu biểu là cửa sông Ka Long và cửa sông Tiên Yên với rất nhiều những công bố trong một khoảng thời gian khá dài, bao gồm: công bố của nhóm tác giả Tạ Thị Thủy và cs (2011) đã đưa ra danh sách hơn 48 loài cá ở giai đoạn ấu trùng, cá con tại cửa sông Ka Long và cửa sông Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh sau thực địa mỗi tháng một lần từ tháng 10/2010 đến tháng 2/2011 [55] Sau đó, được tài trợ bởi Quỹ Nagao, Tạ Thị Thủy và cs (2014) đã tiến hành thu mẫu ven bờ cửa sông Tiên Yên từ tháng 3/2013 đến tháng 2/2014, kết quả thu được 50 loài của 25 họ cá ở giai đoạn sớm [56] Ngoài ra, được sự tài trợ của Quỹ

Trang 23

IFS, Tran et al., (2017) đã tiến hành thực địa, thu mẫu mỗi tháng một lần tại vùng nước giữa dòng và ven bờ ở cửa sông Ka Long từ tháng 9/2014 đến tháng 8/2015, kết quả thu được khoảng 100 loài của 33 họ trong 12 bộ cá ở giai đoạn sớm [59] Mới hơn, cũng ở khu vực cửa sông Ka Long nhóm tác giả Tạ Thị Thủy và cs (2022) có những công bố về phân bố không gian, thời gian và ghi nhận loài cá bống mới trong khu vực nghiên cứu này Ở cửa sông Sò, tỉnh Nam Định nhóm tác giả Trần Trung Thành và cs (2017) tiến hành thực địa với phương pháp tương tự như trên ở vùng sóng vỗ cạnh cửa sông Sò từ tháng 11/2013 đến tháng 10/2014 đã thu được 45 loài cá thuộc 23 họ và 9 bộ ở giai đoạn sớm [19]

Tại vùng biển ven bờ Việt Nam thành phần loài ấu trùng cá con thường đặc trưng bởi các nhóm loài thuộc họ cá bống Gobiidae, họ cá trích Clupeidae, họ Engraulidae, họ cá móm Gerreidae… Trong khi đó, thành phần loài ấu trùng, cá con vùng biển xa bờ các loài ưu thế thường thuộc các họ cá mó (Scaridae), họ cá nóc gai (Monacanthidae), họ cá khế (Carangidae)…

* Tình hình nghiên cứu về giai đoạn phát triển của ấu trùng, cá con ở Việt Nam

Những nghiên cứu về giai đoạn phát triển của ấu trùng, cá con ở Việt Nam thường ít được công bố riêng lẻ vì đây thường chỉ là một bước trong các nghiên cứu để xác định thành phần loài, phân bố, cấu trúc kích thước hay mô tả hình thái

Về nghiên cứu giai đoạn phát triển trong các nghiên cứu về thành phần loài, phân bố và kích thước: như nghiên cứu “Sự xuất hiện ấu trùng, cá con ở vùng nước ven bờ tại cửa sông Sò, tỉnh Nam Định” cấu trúc giai đoạn phát triển được thực hiện nhằm mục đích xác định xem thành phần loài ở đây trong các tháng chủ yếu là ở giai đoạn nào, có sự khác nhau về giai đoạn phát triển giữa các loài hay không [19] Ngoài ra, nghiên cứu xác định cấu trúc giai đoạn phát triển còn hỗ trợ cho các nghiên cứu phân loại những còn cùng giống nhưng có hình thái khá tương đồng, chúng chỉ khác nhau ở một số giai đoạn cụ thể trong vòng đời

Về nghiên cứu giai đoạn phát triển phục vụ mô tả hình thái: Mô tả đặc điểm hình thái là hướng nghiên cứu có nhiều ý nghĩa cơ bản trong nghiên cứu giai đoạn

Trang 24

sớm của cá vì công tác định loại ấu trùng gặp nhiều khó khăn khi chúng có hình thái khác với giai đoạn trưởng thành Dựa trên mẫu vật thu thập từ các cửa sông bắc Việt Nam, đến nay đã có 19 loài đã được vẽ hình, mô tả đặc điểm hình thái và sự phát triển

cá thể: Plecoglossus altivelis (Tran et al., 2012), Lateolabrax sp (Tran, 2013; Tran et al., 2017c), Sillago sihama (Trần Đức Hậu và nnk., 2014), Gerres limbatus (Tran et al., 2014b), Nuchequula nuchalis (Trần Trung Thành và cs., 2014), Terapon jarbua (Trần Trung Thành và cs., 2015), Oryzias curvinotus (Tran & Ta, 2016), Hypoatherina valenciennei (Tran et al., 2016b), Takifugu niphobles (Hà Mạnh Linh và cs., 2017), 5 loài thuộc bộ cá Pleuronectiformes (Pseudorhombus arsius, Tephrinectes sinensis, Brachirus orientalis, Solea ovata, Cynoglossus sp.) (Chu Hoàng Nam và cs., 2017), 3 loài thuộc bộ cá Clupeiformes (Stolephorus commersonnii, Sardinella fimbriata và Konosirus punctatus) (Trần Đức Hậu & Phạm Thị Thảo, 2017), Acanthopagrus latus (Nguyen et al., 2017) và Redigobius bikolanus

(Tran et al., 2018c) Hình thái ấu trùng, cá con thu được ở Việt Nam đều được so sánh với các mô tả khác và thấy rằng chúng có những biến dị nhất định, kể cả giữa các địa điểm khác nhau ở Việt Nam

Tương tự các nghiên cứu trên thế giới, những nghiên cứu ở Việt Nam về giai đoạn phát triển phần lớn chỉ đi sâu vào một loài cá cụ thể, chưa mở rộng ra nghiên cứu giai đoạn của cả một khu hệ ở giai đoạn ấu trùng, cá con

* Tình hình nghiên cứu về kích thước của ấu trùng, cá con ở Việt Nam

Những nghiên cứu về kích thước của ấu trùng, cá con ở Việt Nam thường được lồng ghép trong các nghiên cứu về thành phần loài và phân bố Trong nghiên cứu về

loài cá vược Lateolabrax sp ở sông Tiên Yên và sông Ka Long, Việt Nam của Trần

Đức Hậu và cs (2014) kết quả phân tích trên 270 mẫu cho thấy, kích thước cơ thể của đối tượng nghiên cứu có chiều dài từ 11,3-28,2mm, cá vược phân bố kích thước có sự thay đổi kích thước tăng dần từ cửa sông, do ấu trùng và cá con loài cá vược ở Việt Nam di cư từ cửa sông vào sâu trong sông [7] Trong nghiên cứu ở cửa sông Sò, tỉnh Nam Định nhóm tác giả Trần Trung Thành và cs (2017) chiều dài cơ thể của khu

Trang 25

hệ cá khác nhau tùy từng loài Ấu trùng, cá con của nhiều loài rất nhỏ như loài

Ambassis sp (3,3-10,1 mm), Gerres sp (3,7-11,5 mm), Eleutheronema tetradactylum

(5,7-7,4 mm) Ngược lại, có một số loài có kích thước lớn ngay từ giai đoạn sớm, đặc

biệt là nhóm cá dạng trích: Elops sp (32,7-32,9 mm), Stolephorus sp (6,9-16,4 mm) Sardinella fimbriata (7,8-18,3 mm) hay một số loài cá Kìm như Hyporhamphus limbatus (5,8-44,4 mm) và Zenarchopterus buffonis (29,8 mm) [19]

Ở khu vực cửa sông ven biển là nơi ấu trùng cá con biến động cơ thể rất lớn vì đây là khoảng thời gian mà chúng phải phát triển để trở thành những con trưởng thành tránh những tác động xấu của môi trường bên ngoài và vật dữ, con mồi làm ảnh

hưởng đến quần thể * Tình hình nghiên cứu về phân bố của ấu trùng, cá con ở Việt Nam

Nghiên cứu về phân bố của ấu trùng, cá con ở Việt Nam đã được tiến hành từ đầu thế kỉ XX Tuy nhiên, những năm gần đây các nhà nghiên cứu trong nước mới thực sự quan tâm nhiều đến lĩnh vực này Có thể kể tới khu vực cửa sông Ka Long và cửa sông Tiên Yên, tính đến nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu đặc điểm phân bố của 20 loài ở khu vực này cũng như chỉ rõ vai trò môi trường cửa sông đối với các loài cá, trong đó chủ yếu là do yếu tố độ mặn chi phối Các loài đã xác định được đặc

điểm phân bố ở khu vực cửa sông đó gồm: Plecoglossus altivelis (Tran et al., 2012, 2014, 2017a, 2018a), Lateolabrax sp (Trần Đức Hậu & Tạ Thị Thủy, 2014; Tran et al., 2017c), Sillago sihama (Trần Đức Hậu và cs., 2015a), Gobiopterus chuno (Trần Đức Hậu và cs., 2015b), Terapon jarbua (Trần Trung Thành và cs., 2015), Oryzias curvinotus (Tran & Ta, 2016), Nuchequula nuchalis (Tran et al., 2016a), Hypoatherina valenciennei (Tran et al., 2016b), Opsariichthys (Tạ Thị Thủy & Trần Trung Thành, 2016), Branchigobius (Phùng Hữu Thỉnh và cs., 2016), Takifugu niphobles (Trần Đức Hậu và cs., 2017a), 5 loài thuộc bộ cá Pleuronectiformes (Pseudorhombus arsius, Tephrinectes sinensis, Brachirus orientalis, Solea ovata, Cynoglossus sp.) (Nguyễn Hà My và cs., 2017), Ambassis vachellii (Tạ Thị Thủy và

Trang 26

cs., 2017), Redigobius bikolanus (Tran et al., 2018c) và 2 loài thuộc giống Gerres (Gerres japonicus và G limbatus) (Tran et al., 2018b)

Từ tính đa dạng ấu trùng, cá con ở 3 khu vực cửa sông trên, có thể thấy sự phân bố của nhiều loài chưa được hiểu rõ khi mỗi loài có xu hướng phân bố khác

nhau, ví dụ: loài Oryzias curvinotus (Tran & Ta, 2016) và loài Nuchequula nuchalis

(Tran et al., 2016a) phân bố rộng và tập trung khu vực giữa cửa sông; trong khi loài

Sillago sihama (Trần Đức Hậu và cs., 2015a) chủ yếu phân bố ở khu vực ngoài cửa sông Đối với các loài cá di cư (ví dụ Plecoglossus altivelis và Redigobius bikolanus)

thì cửa sông có vai trò quan trọng đối với giai đoạn chuyển tiếp trong quá trình phát triển cá thể (Tran et al., 2018a; Tran et al., 2018c) Ở cửa sông Sò, tỉnh Nam Định nhóm tác giả Trần Trung Thành và cs (2017) ngoài đưa ra được số liệu về thành phần loài thì nghiên cứu này còn tiến hành thu mẫu theo 3 thời điểm trong ngày (sáng, trưa, chiều) Sự phân bố ấu trùng, cá con biến đổi theo mùa (mùa mưa nhiều loài hơn mùa khô), theo thời gian trong ngày (buổi trưa nhiều nhất) và theo độ đục; Các kết quả này góp phần khẳng định môi trường cửa sông có liên quan đến bảo tồn các loài cá này Hơn nữa, đặc điểm phân bố các loài cá khác nhau giữa các khu vực và được quyết định bởi đặc điểm cửa sông, điều kiện nước ở đó [19]

* Tình hình nghiên cứu xác định khu vực bảo vệ vùng ương dưỡng của ấu trùng, cá con ở Việt Nam

Mặc dù nước ta nghiên cứu về ấu trùng, cá con đã thực hiện từ rất sớm Tuy vậy việc xác định bãi đẻ, vùng ương dưỡng của các loài cá thực hiện còn rất hạn chế Các nghiên cứu gần như chỉ dừng lại ở việc đưa ra phân bố của loài hoặc của khu hệ chứ chưa đề xuất được những khu vực cần bảo vệ vùng ương dưỡng hoặc bãi đẻ Gần đây, một số những nghiên cứu mới đề cập đến vẫn đề này nhưng chỉ trên một đối tượng cụ thể Trong nghiên cứu của Võ Văn Quang và cs (2014) “Khả năng tồn tại bãi đẻ và ương dưỡng của cá nhám/mập ở vùng biển vịnh quy nhơn và lân cận” nghiên cứu Xác định bãi đẻ cá mập dựa vào kích thước nhỏ nhất cá con bắt được và kích thước cá con được mang thai trong bụng cá mẹ Từ đó suy đoán khả năng sinh sản

Trang 27

của chúng ở vùng biển nghiên cứu theo Ngoài ra, xác định bãi ương dưỡng căn cứ vào sự tồn tại kích thước cá con của các loài thông qua thông tin phỏng vấn ngư dân, mẫu vật thu được từ ngư dân khai thác và khảo sát đánh bắt trực tiếp trên biển Kết quả nghiên cứu đưa ra bãi đẻ của cá mập được ngư dân xác nhận có khả năng là vùng ven đảo thuộc khu vực Hòn Đất và các đảo lân cận, xung quanh Hòn Ông Cân, Ông Cơ (Nhơn Lý), Cù Lao Xanh và Hải Giang (Nhơn Hải) Những khu vực này thường bắt được cá mập con Theo ngư dân vùng rạn khu vực Hòn Đất và các đảo lân cận là bãi đẻ của nhiều loài vì khu vực này đã bắt được nhiều cá mẹ mang thai [17] Nghiên cứu “Đặc điểm nguồn giống cá trong các thảm cỏ biển Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang” của tác giả Võ Văn Quang và cs (2016) có thảo luận rằng thảm cỏ biển được xem như một trong ba hệ sinh thái quan trọng và có vai trò là bãi ương dưỡng của cá con Nghiên cứu chỉ ra vị các thảm cỏ biển có vai trò là nơi định cư của cá con cũng như là nơi trú ẩn để tránh kẻ thù ăn thịt và ương dưỡng [18] Nghiên cứu của Trương Hoàng Minh và cs (2009) “Sự phân bố và cường lực khai thác cá kèo giống

(Pseudapocryptes elongatus, Cuvier 1816) ở vùng ven biển tỉnh sóc Trăng và Bạc

Liêu” Kết quả nghiên cứu đưa ra cá kèo có thể sinh sản ở ngoài khơi, sau đó con giống trôi dạt vào các khu vực ven bờ và cửa sông, rừng ngập mặn và các khu vực bãi bùn, nơi mà nguồn thức ăn sẵn có và là nơi ương dưỡng tự nhiên cho các loài thuỷ sản Nghiên cứu này cho thấy rằng, hệ sinh thái rừng ngập mặn là hệ sinh thái quan trọng và là nơi ương dưỡng cho sự phát triển của cá kèo giống Các vùng cửa sông và rừng ngập mặn được coi là nơi ương dưỡng, một phần của chu kỳ sống và nơi phát triển cho nhiều loài cá nước lợ như một số loài cá thuộc họ cá bống, những loài cá rộng mặn đặc thù ở vùng ven biển [11] Nghiên cứu của Võ Văn Quang và cs (2013) “Trứng cá và cá bột vùng ven biển Phú Yên” Kết quả ghi nhận mật độ trung bình của trứng cá và cá bột tương đương các vùng biển lân cận như Khánh Hòa, Bình Định, trung bình tháng 12/2008 là 36,43 trứng và 19,10 cá bột/100m3; tháng 04/2009: 387,69 trứng và 21,24 cá bột/100m3 Khu vực Vũng Rô là bãi đẻ và ương dưỡng của các loài cá vào tháng 04/2009, còn các trạm khu vực Xuân Đài và cửa Đà Rằng là bãi đẻ cá vào tháng 04/2009; khu vực Xuân Đài và An Hòa - An Chấn là bãi ương dưỡng

Trang 28

cá bột vào tháng 12/2008 [16] Nghiên cứu của Phạm Văn Chiến và cs (2021) “Ứng dụng kỹ thuật thủy âm sinh học thụ động trong việc xác định bãi đẻ của một số loài cá đù vùng cửa sông ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng” Kỹ thuật thủy âm sinh học thụ động có nguyên lý hoạt động là sử dụng thiết bị ghi âm thanh dưới nước, thu các tín hiệu âm thanh do cá phát ra trong mùa sinh sản, phân tích bằng phần mềm, qua đó có thể xác định được loài, kích thước quần đàn cũng như vị trí của đàn cá bố mẹ tập trung sinh sản trong khu vực nghiên cứu Trong nghiên cứu này, đã sử dụng kết hợp giữa phương pháp thủy âm sinh học thụ động và phương pháp phân tích mật độ trứng cá, cá bột của các loài cá đù ở vùng cửa sông Tiên Yên (tỉnh Quảng Ninh), cửa sông Bạch Đằng và cửa sông Văn Úc (thành phố Hải Phòng) nhằm xác định được các bãi đẻ của cá đù ở các khu vực này Qua phân tích mẫu trứng cá, cá bột và các tín hiệu âm thanh của cá bố mẹ thu được vào tháng 8/2018 và tháng 9/2019, nhóm nghiên cứu đã xác định được 4 bãi đẻ của cá đù ở vùng cửa sông Tiên Yên, 2 bãi đẻ của cá đù ở vùng cửa sông Bạch Đằng và 2 bãi đẻ của cá đù ở vùng cửa sông Văn Úc [4]

Ngoài những nghiên cứu cơ bản để xác định bãi đẻ, vùng ương dưỡng của ấu trùng, cá con thì nước ta còn có một số văn bản pháp luật có liên quan đến các tiêu chí xác định bãi ương dưỡng của ấu trùng, cá con Trong đó có thể kể đến Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT về “Hướng dẫn bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản”, Điều 14 có quy định khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn Trong đó tại điểm 1 Điều 14 có đề cập đến khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn được xác định bởi các tiêu chí, bao gồm: khu vực tập trung sinh sản của các loài thủy sản, khu vực có mật độ phân bố trứng của các loài thủy sản cao hơn so với vùng lân cận Trong Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 tại Điều 17 về Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản có đề cập đến khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản là nơi cư trú, tập trung sinh sản, nơi thủy sản còn non tập trung sinh sống thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm hoặc loài thủy sản bản địa hoặc loài thủy sản di cư xuyên biên giới

Trang 29

1.2 Tổng quan về khu vực nghiên cứu

Vùng nước khu vực cửa sông, ven biển Tiên Yên thuộc địa phận huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh Sông Tiên Yên đổ ra vịnh Tiên Yên, vịnh này thông ra biển qua cửa Mô và cửa Bò Vàng Chính vì vậy, có thể hiểu rằng vùng cửa sông, ven biển Tiên Yên là một bộ phận cấu thành của vịnh Tiên Yên-Hà Cối Khu vực này là vùng nước hình phễu, được chắn ngoài bởi các đảo như đảo Thoi Dây, Vạn Nước, Vạn Mặc, Sậu Nam [5]

Vùng nước khu vực cửa sông, ven biển Tiên Yên thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa hè nóng ẩm, mùa đông khô lạnh Do vị trí địa lý núi đồi chạy sát biển nên tạo cho khu vực những đặc trưng về khí hậu riêng, những tiểu vùng khí hậu hỗn hợp miền núi, ven biển Thời gian nắng nhất vào tháng 9, 10 trong năm Tháng nắng ít nhất vào tháng 2, tháng 3 Nhiệt độ mùa đông khá thấp, trung tháng 1 hàng năm có nhiệt đọ 15,8C Mùa hè nhiệt độ khá cao, nhiệt độ trung bình tháng 7 đặt 27,9C Khu vực Tiên Yên là một trong những nơi có nhiều mưa tại các tỉnh phía Bắc, là nơi có tổng lượng mưa lớn ở đồng bằng Bắc Bộ Tổng lượng mưa trung bình năm từ 2200-2400mm Trung bình có khoảng 130-160 ngày mưa/năm, lượng mưa trung bình mỗi ngày tính cả năm dao động 14-20mm, vụ hè thu 16-25mm, mùa đông 4-8mm Tháng 7 và 8 có lượng mưa lớn trong năm [5]

Sinh vật vùng cửa sông, ven biển Tiên Yên đa dạng và có giá trị lớn về nguồn lợi khai thắc và sinh thái Theo nghiên cứu của Nguyễn Chu Hồi và cs, (1996) cửa sông Tiên Yên ghi nhận đã phát hiện được 195 loài cá thuộc 68 họ, 15 bộ [12] Những họ cá có số lượng loài tương đối nhiều ở vùng đất ngập nước cửa sông Tiên Yên là họ cá khế (Carangidae) 20 loài, họ cá mú (Serranidae) 15 loài, họ cá bống trắng (Gobiidae) 8 loài, họ cá trích (Clupeidae) 7 loài, họ cá đối (Mugilidae) 5 loài Trong số 195 loài cá có 86 loài có giá trị kinh tế, 2 loài quý hiếm và 1 loài bị đe dọa có mặt trong Sách Đỏ Việt Nam [5] Tại đây có ba hệ sinh thái đặc trưng là bãi triều, cửa sông và rừng ngập mặn Hệ sinh thái bãi triều bao gồm bãi triều thấp và một phần của bãi triều cao thuộc kiểu đất ngập nước không phủ thực vật ngập mặn Hệ thống rừng

Trang 30

ngập mặn tại đây là nơi cư trú cửa nhiều loài đặc có giá trị kinh tế như cua bể, bạch tuộc, vạng cũng như cung cấp nguồn giống quan trọng của tôm, cua, cá cho vùng biển ven bờ Đây là nơi sản xuất năng suất sơ cấp rất lớn cho hệ sinh thái đất ngập nước cửa sông Tiên Yên

Trang 31

CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

Cấu trúc khu hệ cá ở giai đoạn ấu trùng, cá con và phương án đề xuất khu bảo vệ vùng ương dưỡng của chúng tại khu vực đất ngập nước ven biển Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

2.2 Thông tin mẫu vật

2.2.1 Địa điểm thu mẫu

Mẫu vật được thu bởi nhóm nghiên cứu TS Trần Trung Thành tại khu vực đất ngập nước ven biển Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh (Hình 1)

Hình 1 Sơ đồ các địa điểm thu mẫu tại khu vực đất ngập nước ven biển Tiên Yên,

tỉnh Quảng Ninh từ tháng 3/2021 đến tháng 01/2022

2.2.2 Thời gian lấy mẫu

Mẫu vật được nhóm nghiên cứu tiến hành thu theo mùa từ tháng 3/2021 đến tháng 01/2022 Với tần suất thu mẫu 1-2 tháng một lần (trong các tháng 3, tháng 5,

Trang 32

tháng 7, tháng 10, tháng 11 năm 2021 và tháng 01 năm 2022) ở các điểm khảo sát thuộc khu vực đất ngập nước ven biển Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

2.3 Phương pháp thu mẫu

2.3.1 Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa

* Phương pháp thu mẫu ấu trùng, cá con - Tiến hành thu mẫu bằng lưới kéo tại vùng nước nông ven bờ (nước sâu từ 0-1,5m) - Thời gian kéo lưới: 2 phút

- Dụng cụ thu mẫu: lưới rùng cỡ nhỏ (1x4m), mắt lưới 1mm - Mẫu ngay sau khi thu được ở hiện trường được cố định bằng formalin 5-7% - Sau 2-3h, tách mẫu ra khỏi hỗn hợp thu được; mẫu sẽ được bảo quản trong dung dịch ethanol 70-80% để tiến hành đo kích thước, xác định giai đoạn phát triển ở trong phòng thí nghiệm

* Phương pháp đo các yếu tố môi trường - Các yếu tố môi trường như: nhiệt độ nước (C), độ mặn (‰), độ đục (NTU), nồng độ oxy hòa tan (mg/L), pH được đo bằng máy TOA

- Các đặc điểm sinh cảnh, thời tiết, thủy triều, thời gian tại mỗi địa điểm thu mẫu đều được ghi chép lại trong quá trình thu mẫu

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

2.3.2.1 Phương pháp đo, đếm, quan sát các chỉ tiêu hình thái ngoài

Để xác định các đặc điểm về thành phần loài, kích thước, giai đoạn phát triển cần đo, đếm, quan sát các chỉ tiêu hình thái ngoài Phương pháp quan sát, đo, đếm các đặc điểm hình thái ngoài được thực hiện theo hướng dẫn của Leis và Carson-Ewart (2000), bao gồm:

- Các chỉ tiêu đo:

BL: chiều dài cơ thể

Trang 33

PAL: chiều dài từ hàm trên đến hậu môn

PDL: chiều dài trước vây lưng, từ mút mõm đến trước vây lưng

VAFL: chiều dài từ hậu môn đến trước vây hậu môn

HL: chiều dài đầu, từ mút mõm đến cuối rèm mang

BD: chiều cao cơ thể, chiều cao được đo qua gốc vây ngực

CPL: chiều dài cuống đuôi, từ gốc tia vây lưng hay tia vây hậu môn cuối cùng đến

hết cuống đuôi

CPD: chiều cao cuống đuôi, chiều cao từ vị trí hẹp nhất của cuống đuôi

ED: đường kính mắt

SnL: chiều dài mõm, từ mút mõm đến trước mắt

- Các chỉ tiêu số lượng tia vây:

D (Dorsal fin): tia vây lưng

A (Anal fin): tia vây hậu môn

C (Caudal fin): tia vây đuôi

P1 (Pectoral fin): tia vây ngực

P2 (Pelvic fin): tia vây bụng - Danh mục thành phần loài được sắp xếp theo hướng dẫn của Nelson et al., (2016) - Các chỉ tiêu về hình dạng dây sống của ấu trùng, cá con là cơ sở để xác định giai đoạn của ấu trùng, cá con Các giai đoạn của cá được phân chia theo hướng dẫn của Kendall et al., (1984)

Để xác định cấu trúc phân bố của ấu trùng, cá con cần đánh giá một số nội dung:

- Phân bố theo thời gian: + Đánh giá tổng số lượng loài ghi nhận được qua các tháng trong năm

Trang 34

+ Đánh giá CPUE theo các tháng trong năm => Đánh giá được vòng lặp theo thời gian về số lượng loài và CPUE - Phân bố theo không gian:

+ Đánh giá sự phân bố ấu trùng, cá con theo từng sinh cảnh + Đánh giá phân bố ấu trùng, cá con theo các yếu tố môi trường => Đánh giá sự phân bố theo không gian về số lượng loài và CPUE của từng điểm khảo sát và từng sinh cảnh nền đáy

2.3.2.2 Phương pháp xác định khu bảo vệ vùng ương dưỡng

Xác định khu bảo vệ vùng ương dưỡng dựa theo Điều 14 Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2018 và Điều 17 Luật Thủy sản số 18/2017/QH2014 ngày 21 tháng 11 năm 2017

Dựa vào kết quả nghiên cứu kết hợp với các tiêu chí đã được quy định trong Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT và Luật Thủy sản số 18/2017/QH2014 để xác định khu vực cần bảo vệ vùng ương dưỡng, bao gồm:

- Số liệu về thành phần loài là cơ sở để xác định những loài nằm trong Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm hoặc những loài di cư xuyên biên giới của từng điểm khảo sát phục vụ quá trình xác định khu bảo vệ vùng ương dưỡng

- Số liệu về giai đoạn phát triển của ấu trùng, cá con là cơ sở để xác định các giai đoạn trong vòng đời của các loài cá có tiếp nối với nhau không để phục vụ quá trình xác định khu bảo vệ vùng ương dưỡng

- Số liệu về kích thước là cơ sở để xác định về khoảng kích thước là lớn hay nhỏ tại từng thời điểm để phục vụ quá trình xác định khu bảo vệ vùng ương dưỡng

- Số liệu về phân bố là cơ sở để xác định nơi tập trung sinh sản của các loài thủy sản hoặc nơi có mật độ ấu trùng, cá con cao hơn các vùng lân cận Kết hợp với các yếu tố môi trường như: độ muối, sinh cảnh phục vụ quá trình xác định khu bảo vệ vùng

ương dưỡng

Trang 35

CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thành phần loài

Dựa trên tổng số 7.168 mẫu vật thu được tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi tiến hành thu thập, phân tích, định loại mẫu vật, tổng hợp, đối chiếu, cập nhật từng tên chính danh, tên đồng vật (synonym) các đơn vị phân loại đã xác định được thành phần loài cá ở giai đoạn ấu trùng, cá con gồm: tổng số 57 dạng loài, thuộc 42 giống, 24 họ và 12 bộ (Phụ lục 1)

Về bậc bộ: trong 12 bộ thu được trong khu vực nghiên cứu, bộ cá vược

(Perciformes) chiếm ưu thế với 5 họ (chiếm 20,83% tổng số họ của khu hệ); tiếp theo là 2 bộ cá bống (Gobiiformes) và bộ cá nhói (Beloniformes) đều có 4 họ (mỗi bộ chiếm 16,67% tổng số họ của khu hệ); 2 bộ cá chép (Cypriniformes) và bộ cá tráp (Spariformes) có 2 họ (mỗi bộ chiếm 8,33% tổng số họ của khu hệ); cuối cùng là 7 bộ, bao gồm: bộ cá trích (Clupeiformes), bộ cá đối (Mugiliformes), bộ cá suốt (Atheriniformes), bộ cá bơn (Pleuronectiformes), bộ cá chìa vôi (Syngnathiformes), bộ cá mù làn (Scorpaeniformes) và bộ cá nóc (Tetraodontiformes) chỉ có 1 họ (mỗi bộ chiếm 4,17% tổng số họ của khu hệ) (Bảng 1)

Bảng 1 Tỉ lệ các họ, giống và loài trong các bộ của khu hệ cá ở giai đoạn ấu trùng, cá con tại khu vực đất ngập nước ven biển Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

STT

Tên khoa học

Tên phổ thông

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

1 Clupeiformes Bộ cá

trích 1 4,17 4 9,52 5 8,77

2 Cypriniformes Bộ cá

Trang 36

STT

Tên khoa học

Tên phổ thông

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

1 4,17 1 2.,38 1 1,75

11 Spariformes Bộ cá

Trang 37

STT

Tên khoa học

Tên phổ thông

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

12 Tetraodontiformes Bộ cá

Về bậc họ: trong tổng số 42 giống thu được trong khu vực nghiên cứu thì họ

cá bống trắng (Gobiidae) có số giống nhiều nhất với 8 giống (chiếm 19,05% tổng số giống của khu hệ); tiếp theo là họ cá bống tượng (Oxudercidae) với 7 giống (chiếm 16,67% tổng số giống của khu hệ); họ cá trích (Clupeidae) có 4 giống (chiếm 9,52% tổng số giống của khu hệ); hai họ cá đối (Mugilidae) và họ cá kìm (Hemiramphidae) có 2 giống (mỗi họ chiếm 4,76% tổng số giống của khu hệ); cuối cùng 19 họ còn lại mỗi họ cá 1 giống (mỗi họ chiếm 2,38% tổng số giống của khu hệ) (Bảng 2)

Bảng 2 Số lượng và tỉ lệ các giống, loài trong các họ của khu hệ cá ở giai đoạn ấu trùng, cá con tại khu vực đất ngập nước ven biển Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Trang 38

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

14 Rhombosoleidae Họ cá bơn 1 2,38 1 1,75 15 Callionymidae Họ cá đàn lia 1 2,38 1 1,75

17 Terapontidae Họ cá căng 1 2,38 1 1,75 18 Leiognathidae Họ cá liệt 1 2,38 1 1,75 19 Scatophagidae Họ cá nâu 1 2,38 1 1,75

21 Scorpaenidae Họ cá mù làn 1 2,38 1 1,75

Trang 39

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

24 Tetraodontidae Họ cá nóc 1 2,38 1 1,75

Về bậc giống: trong tổng số 42 giống thu được trong khu vực nghiên cứu, xác

định được 9 giống đa loài (có từ 2 loài trở lên), bao gồm: Sardinella, Butis, Pseudogobius, Acentrogobius, Hyporhamphus, Zenarchopterus, Gerres, Sillago, Acanthopagrus (chiếm 21,41% tổng số giống của khu hệ) Trong đó, giống Sillago

chiếm ưu thế với 4 loài (chiếm 7,02% tổng số loài của khu hệ); 4 giống xếp tiếp theo,

bao gồm: giống Pseudogobius, Acentrogobius, Zenarchopterus và giống Gerres với 3 loài (mỗi giống chiếm 5,26% tổng số loài của khu hệ); tiếp đó là 3 giống Sardinella, Butis, Hyporhamphus, Acanthopagrus với 2 loài (mỗi giống chiếm 3,51% tổng số

loài của khu hệ); 33 giống còn lại đơn loài (tất cả chiếm 78,59% tổng số giống của khu hệ)

Về bậc loài: trong đơn vị phân loại bậc loài, ưu thế nhất thuộc bộ cá bống

(Gobiiformes) với 22 loài (chiếm 38,60% tổng số loài của khu hệ); tiếp đến là bộ cá nhói (Beloniformes) với 8 loài (chiếm 14,04% tổng số loài của khu hệ); bộ cá vược (Perciformes) có 7 loài (chiếm 12,28% tổng số loài của khu hệ); bộ cá tráp (Spariformes) với 6 loài (chiếm 10,53% tổng số loài của khu hệ); bộ cá trích (Clupeiformes) với 5 loài (chiếm 8,77% tổng số loài của khu hệ); hai bộ cá chép (Cypriniformes) và bộ cá đối (Mugiliformes) với 2 loài (mỗi bộ chiếm 3,51% tổng số loài của khu hệ); năm bộ còn lại mỗi họ chỉ có 1 loài (mỗi bộ chiếm 1,75% tổng số loài của khu hệ)

Trang 40

Đặc trưng của khu hệ cá giai đoạn ấu trùng, cá con tại khu vực đất ngập nước ven biển Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh: bộ cá bống (Gobiiformes) là bộ ưu thế với 4 họ (chiếm 16,67% tổng số họ của khu hệ); 16 giống (chiếm 38,10% tổng số giống của khu hệ); 22 loài (chiếm 38,60% tổng số loài của khu hệ)

* Các loài cá có giá trị về bảo tồn:

Thành phần loài trong khu hệ cá ở giai đoạn ấu trùng, cá con tại khu vực nghiên cứu đã ghi nhận được 1 loài cá có giá trị bảo tồn ở cấp độ Sắp nguy cấp (VU) trong

Sách Đỏ Việt Nam (Cá mòi cờ chấm Konosirus punctatus) (Phụ lục 3) và không ghi

nhận loài nào có mức độ nguy cấp trên mức LC nằm trong Danh lục Đỏ Thế Giới (IUCN)

* Các loài cá có giá trị kinh tế:

Dựa vào tài liệu có đề cập đến các loài cá có giá trị kinh tế kết hợp với tham khảo người dân địa phương, nghiên cứu đã đưa ra được 19 loài có giá trị kinh tế thuộc 03 nhóm loài, bao gồm: nhóm loài có giá trị về thương phẩm, nhóm loài có giá trị về làm cảnh và nhóm loài được sử dụng làm thiên địch (Phụ lục 2)

Nhóm loài có giá trị về thương phẩm: thành phần loài trong khu hệ cá ở giai đoạn ấu trùng, cá con tại khu vực nghiên cứu đã ghi nhận 11 loài cá có giá trị kinh tế

về thương phẩm, bao gồm: loài cá mòi (Sardinops melanostictus), cá bống chấm (Acentrogobius caninus), cá đối đuôi vuông (Ellochelon vaigiensis), cá móm bạc (Gerres oyena), cá đục phương đông (Sillago aeolus), cá đục Nhật Bản (Sillago japonica), cá đục bạc (Sillago sihama), cá nâu (Scatophagus argus), cá dìa trơn (Siganus fuscescens), cá tráp vây vàng (Acanthopagrus latus), cá tráp đen (Acanthopagrus schlegelii)

Nhóm loài có giá trị làm cảnh: Nghiên cứu cũng đã ghi nhận 05 loài cá có giá

trị làm cảnh, bao gồm: cá bống mắt tre (Brachygobius aggregatus); cá bống lùn (Pandaka lidwilli); cá bống thủy tinh (Gobiopterus chuno), cá sóc (Oryzias curvinotus); cá nâu (Scatophagus argus); cá căng (Pelates quadrilineatus)

Ngày đăng: 02/09/2024, 23:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN