Đánh giá thực trạng rác thải nhựa và Đề xuất các giải pháp quản lý góp phát triển bền vững vịnh hạ long, tỉnh quảng ninh
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Khái niệm về rác thải nhựa
Rác thải là các chất liệu, vật thể hoặc sản phẩm mà người sử dụng vứt bỏ đi sau khi chúng đã được sử dụng, bị hư hỏng hay vì buộc phải vứt bỏ đi vì lý do nào đó khác Rác thải được phân làm nhiều loại dựa trên đặc tính của chúng như: rác thải nhựa, rác thải giấy, rác thải kim loại, rác thải khí hay dựa trên tính chất hóa học: rác thải vô cơ hay rác thải hữu cơ, rác có thể phân hủy hoặc không thể phân hủy [18]
Chất dẻo, hay còn gọi là nhựa hoặc mủ, là các hợp chất cao phân tử, được dùng làm vật liệu để sản xuất nhiều loại vật dụng trong đời sống hằng ngày như là: áo mưa, ống dẫn điện cho đến những sản phẩm công nghiệp, gắn với đời sống hiện đại của con người Chúng là những vật liệu có khả năng bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp suất và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng Chất dẻo còn được sử dụng rộng rãi để thay thế cho các sản phẩm làm bằng: vải, gỗ, da, kim loại, thủy tinh Vì chúng bền, nhẹ, khó vỡ, nhiều màu sắc đẹp [6]
1.1.3 Khái niệm về rác thải nhựa
Rác thải nhựa là cụm từ dùng để chỉ chung những sản phẩm làm bằng nhựa đã qua sử dụng hoặc không được dùng đến và bị đem vứt bỏ Rác thải nhựa bao gồm: túi nhựa, chai nhựa, cốc nhựa, ống hút nhựa, đồ chơi bằng nhựa,… những sản phẩm này có đặc điểm là thời gian phân hủy lâu, có thể lên tới hàng trăm, hàng ngàn năm [6]
1.1.4 Khái niệm về rác thải nhựa dùng một lần
Rác thải nhựa dùng một lần là những sản phẩm được làm bằng nhựa, sản xuất với mục đích sử dụng một lần rồi vứt bỏ Đó có thể là cốc nhựa, thìa nhựa, đĩa nhựa hộp xốp … dùng một lần phục vụ quá trình sinh hoạt, sản xuất của con người [6]
1.1.5 Khái niệm về ô nhiễm rác thải nhựa Ô nhiễm rác thải nhựa (ô nhiễm chất dẻo) là hiện tượng tích tụ các đồ nhựa trong môi trường và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống, sức khỏe con người và động vật) [16]
1.1.6 Khái niệm về về ô nhiễm nhiễm trắng
Khái niệm “ô nhiễm trắng” có lẽ còn khá xa lạ với nhiều người, tuy nhiên đây là cụm từ được các nhà khoa học dùng để gọi tên loại ô nhiễm do túi nilon gây ra cho môi trường Nếu sau khi sử dụng túi nilon con người xử lý không đúng cách mà thải ra môi trường thì sẽ gây ra ô nhiễm trắng [6].
Phân loại rác
Có 2 tiêu chí chính để phân loại rác thải là dựa theo nguồn gốc phát sinh và theo mức độ nguy hại [6]
1.2.1 Phân loại theo nguồn gốc phát sinh
Căn cứ theo nguồn gốc phát sinh rác thải có thể được chia thành 6 loại rác thải sinh hoạt, rác thải nông nghiệp, rác thải xây dựng, rác thải công nghiệp, rác thải y tế và cuối cùng là rác thải văn phòng [18]
* Rác thải sinh hoạt là các vật, chất do con người, động vật thải ra môi trường trong quá trình sinh hoạt, sản xuất Loại rác này có tỉ lệ cao nhất do chúng xuất phát từ bất kỳ đâu, từ hộ gia đình, chung cư, khu mua sắm, văn phòng, bệnh viện, trường học… Vì thế nếu không xử lý sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường
Các loại rác thải sinh hoạt được chia thành 3 loại nhỏ là rác thải hữu cơ, vô cơ và tái chế:
+ Rác thải hữu cơ là nhưng loại rác thải dễ phân hủy Thông thường được tận dụng làm phân hữu cơ hay làm thức ăn cho vật nuôi Các loại này có thể kể đến như: thức ăn thừa, phần bỏ đi của rau củ quả, thực phẩm không sử dụng lá cây, rơm rạ…
+ Rác thải vô cơ: Là các loại rác không thể tái chế hay tái sử dụng Các loại này chỉ có cách chôn hoặc đốt Ví dụ đồ sành sứ, túii nilon, gỗ vụn
+ Rác thải tái chế: Là các loại rác thải có thể tái sử dụng Ví dụ vỏ hộp thức ăn, lon nước, chai nước…
* Rác thải nông nghiệp: Rác thải nông nghiệp là các thứ thải ra trong quá trình làm nông của con người Thường là các lọ thuốc trừ sâu, túi hay vỏ thuốc đã qua sử dụng Các loại rác thải này không được xử lý đúng cách hay bỏ đúng chỗ sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường nước, môi trường đất…
* Rác thải công nghiệp: Rác thải công nghiệp gây ra ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng nếu không xử lý đúng cách Loại rác này có thành phần cực độc ảnh hưởng tới sức khỏe con người Rác thải công nghiệp thường là chất hóa học, chất tẩy rửa, nước thải nhiễm chất hóa học… Một số nơi, có khu công nghiệp thải chất thải ra môi trường làm ô nhiễm nước, đất người dân xung quanh sẽ dễ mắc bệnh ung thư, đột biến gen…
* Rác thải xây dựng: Khi xây dựng nhà cửa công trình thường sẽ thải ra các vật liệu xây dựng không sử dụng đến Chúng chính là rác thải xây dựng Ví dụ: Cát, đá, gạch vụn, đất vụn…
* Rác thải y tế là các chất thải từ các trung tâm cơ sở y tế, bệnh viện gồm các dạng: rắn, lỏng khí Chúng được chia thành 5 loại như sau:
- Chất thải lây nhiễm: bông băng, băng gạc, đã qua sử dụng
- Các vật sắc nhọn: Mũi kim tiêm, dao mổ, kéo mổ…
- Chất thải thí nghiệm: Găng tay, ống nghiệm…
- Dược phẩm: Thuốc quá hạn sử dụng, thuốc bị hư…
- Bệnh phẩm: Là các chất thải xuất phát từ cơ thể người bệnh
* Rác thải văn phòng: Đây được sinh ra từ các văn phòng làm việc, gồm: Giấy vụn, giấy tờ không sử dụng, bút hỏng, đồ dùng văn phòng vứt đi…
1.2.2 Phân loại theo mức độ nguy hại
Với tiêu chí này rác thải được chia thành 2 loại sau:
+ Rác thải nguy hại là loại rác có chứa chất độc hại hay tương tác với chất khác gây chất nổ lây nhiễm, ngộ độc, ăn mòn… ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật
+ Rác thải không nguy hại là các loại rác không chứa hoặc rất ít độc tố, nên khNguồn gốc phát sinh rác thải nhựa
- Rác thải nhựa phát sinh từ đất liền từ các hoạt động nông nghiệp; hoạt động y tế không được thu gom và xử lý sẽ trôi theo các hệ thống thoát nước, dòng chảy, sông, suối và ra biển
- Hoạt động du lịch: Khách du lịch khi tham quan, tham gia các hoạt động vui chơi, ăn uống trên biển hoặc gần các bãi biển không được thu gom và xả trực tiếp xuống biển hoặc bờ biển
- Quy trình xử lí rác thải còn nhiều bất cập: quy trình xử lý rác còn lạc hậu, hiệu xuất kém, chưa xử lí, phân loại, tái sử dụng được triệt để
- Hoạt động quản lý, chế tài xử phạt của cấp cấp quản lý: Các quy định, luật lệ về xử lý rác thải còn được được thực hiện nghiêm túc, mức xử phạt hành chính đối với các hành động xả rác bừa bãi không đứng nơi quy định chưa sát sao trong việc quản lý hệ thống xử lý rác thải
- Rác thải nhựa do hoạt động đánh bắt hải sản: lưới, dụng cụ đánh bắt thủy hải sản khi bị hỏng, không sử dụng được thường bị vứt đi hoặc rơi xuống biển
-Rác thải từ tàu lưu thông trên biển cũng là nguyên nhân làm tăng rác thải nhựa trên biển
- Do thiên tai, sự tàn phá của bão, sóng thần cuốn theo đồ đạc, vật dụng bằng nhựa, rác thải nhựa từ đất liền xuống biển
- Ý thức con người: nguyên nhân căn bản và nghiêm trọng nhất nằm ở ý thức của con người còn chưa tốt, điều đó được thể hiện qua những hành động rất phổ biến hiện nay: lạm dụng sử dụng túi nylon, đồ nhựa dùng 1 lần, bởi giá thành rẻ, tiện dụng mà không quan tâm đến đặc tính khó phân hủy của nhựa; người dân xả rác bừa bãi, không đúng nơi qui định, không phân loại rác thải, chưa thật sự quan tâm đến việc phân loại rác thải
Vấn đề rác thải nhựa trên Thế giới
Biểu đồ Hình 1 cho thấy sự gia tăng của sản xuất nhựa toàn cầu, được tính bằng tấn mỗi năm, từ năm 1950 đến 2015 Năm 1950 thế giới chỉ sản xuất 2 triệu tấn mỗi năm Kể từ đó, sản lượng hàng năm đã tăng gần 200 lần, đạt mức 381 triệu tấn trong năm 2015 Đối với bối cảnh, điều này gần tương đương với khối lượng của hai phần ba dân số thế giới [8]
Hình 1 Biểu đồ thể hiện tình hình sản xuất nhựa toàn cầu từ năm 1950 – 2015
Rác thải được xử lý không đầy đủ là rác thải có ý định được quản lý thông qua các trang web thu gom hoặc lưu trữ chất thải, nhưng cuối cùng không được quản lý chính thức hoặc đầy đủ Điều này bao gồm xử lý tại các bãi rác hoặc bãi rác mở, không được kiểm soát; điều này có nghĩa là vật liệu không được chứa đầy đủ và có thể bị mất cho môi trường xung quanh Điều này khiến nó có nguy cơ bị rò rỉ và vận chuyển đến môi trường tự nhiên và đại dương thông qua đường thủy, gió và thủy triều
Các quốc gia có thu nhập cao, bao gồm hầu hết Châu Âu, Bắc Mỹ, Úc, New Zealand, Nhật Bản và Hàn Quốc có cơ sở hạ tầng và hệ thống quản lý chất thải rất hiệu quả; điều này có nghĩa là rác thải nhựa (thậm chí không được tái chế hoặc đốt) được lưu trữ trong các bãi chôn lấp kín, an toàn
Trên nhiều quốc gia ở Nam Á và châu Phi cận Sahara, khoảng 80-90 phần trăm rác thải nhựa được xử lý không đầy đủ, và do đó có nguy cơ gây ô nhiễm các sông và đại dương Điều này được phản ánh mạnh mẽ trong việc phân phối toàn cầu chất thải được quản lý và đầu vào từ các hệ thống sông [30]
Hình 2 Rác thải nhựa được xử lý không đầy đủ ở các khu vực trên Thế giới
Trong biểu đồ, chúng ta thấy tỷ lệ phát sinh rác thải nhựa trên đầu người, được đo bằng kilogam mỗi người mỗi ngày Ở đây chúng ta thấy sự khác biệt của một mức độ lớn: rác thải nhựa bình quân đầu người hàng ngày trên các quốc gia cao nhất - Kuwait, Guyana, Đức, Hà Lan, Ireland, Hoa Kỳ - cao hơn mười lần so với nhiều quốc gia như Ấn Độ, Tanzania , Mozambique và Bangladesh [30]
Hình 3 Rác thải nhựa theo đầu người ở các khu vực trên Thế giới
Trong biểu đồ, chúng ta thấy tổng lượng RTN theo quốc gia, được tính bằng tấn mỗi năm Do đó, điều này tính đến việc tạo ra chất thải trên đầu người và quy mô dân số Ước tính này chỉ có sẵn cho năm 2010, nhưng như chúng ta sẽ thấy sau trong mục này, bức tranh toàn cầu tương đối giống nhau trong các dự đoán đến năm 2025 Với dân số đông nhất, Trung Quốc đã sản xuất số lượng nhựa lớn nhất, gần 60 triệu tấn Tiếp theo là Hoa Kỳ với 38 triệu, Đức là 14,5 triệu và Brazil là 12 triệu tấn
Hình 4 Tổng số rác thải nhựa theo quốc gia
Trong biểu đồ, chúng ta thấy các đầu vào nhựa sông vào đại dương được tổng hợp theo khu vực - điều này được đưa ra như là một phần của tổng số toàn cầu.Hầu hết nhựa sông có nguồn gốc từ châu Á, chiếm 86% tổng số toàn cầu Tiếp theo là Châu Phi với 7,8% và Nam Mỹ là 4,8% Nói chung, Trung & Bắc Mỹ, Châu Âu và khu vực Úc-Thái Bình Dương chỉ chiếm hơn một phần trăm tổng số thế giới [30]
Hình 5 Đầu vào rác thải nhựa sông theo vùng
Kể từ năm 2019 đến nay, toàn nhân loại đã, đang và sẽ phải đấu tranh với đại dịch toàn cầu - COVID-19 Tổ chức Y tế Thế giới đã yêu cầu tăng 40% sản xuất PPE dùng một lần [34] Nếu dân số toàn cầu tuân thủ tiêu chuẩn một khẩu trang dùng một lần mỗi ngày sau khi lệnh phong tỏa kết thúc, đại dịch có thể dẫn đến tiêu thụ toàn cầu hàng tháng và lãng phí 129 tỷ khẩu trang và 65 tỷ găng tay Các bệnh viện ở Vũ Hán, trung tâm của dịch COVID-19, đã sản xuất hơn 240 tấn chất thải y tế sử dụng một lần (như khẩu trang dùng một lần, găng tay và áo choàng) mỗi ngày vào thời kỳ đỉnh điểm của đại dịch, gấp 6 lần so với mức trung bình hàng ngày trước khi đại dịch xảy ra Nếu sự gia tăng được quan sát thấy ở Vũ Hán đúng ở những nơi khác, Hoa Kỳ có thể tạo ra cả năm chất thải y tế trong 2 tháng Ngoài ra, COVID-19 khiến việc mua hàng trực tuyến trở nên phổ hiến hơn bao giờ hết Nghiên cứu cũng báo cáo sự gia tăng mua sắm trực tuyến từ 12-57% ở các quốc gia như Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Ý và Đức trong cùng thời gian Một công ty nghiên cứu thị trường, Rakuten
Intelligence đã báo cáo mức tăng trưởng cao hơn 50% so với mức tăng trưởng 20% hàng năm trong mua sắm trực tuyến ở Mỹ từ tháng 3 đến giữa tháng 4 [11].
Vấn đề rác thải nhựa ở Việt Nam
Rác thải nhựa phát sinh từ đất liền được đưa ra đại dương chủ yếu qua các con đường: Do rác thải sinh hoạt khi không được thu gom và xử lý sẽ trôi theo các hệ thống thoát nước, dòng chảy, sông, suối và ra biển; Rác thải nhựa do hoạt động đánh bắt hải sản; Rác thải nhựa do hoạt động sinh hoạt hay do thiên tai, sự tàn phá của bão, sóng thần cuốn theo đồ đạc, vật dụng bằng nhựa, rác thải nhựa từ đất liền xuống biển dẫn đến ước tính 4 triệu đến 12 triệu tấn nhựa thải vào đại dương hàng năm [30]
Tại Việt Nam, cũng như trên thế giới, gần 50% sản phẩm nhựa được thiết kế, sản xuất phục vụ mục đích sử dụng một lần và sau đó bỏ thải Trong tống lượng chất thải nhựa thải bỏ, chỉ có một phần được thu hồi - tái chế, một phần được xử lý bằng biện pháp thiêu đốt hoặc chôn lấp [17]
Nhựa được sử dụng ngày càng nhiều trong đời sống kinh tế, xã hội và môi trường do giá rẻ và tiện ích cao nên loại vật liệu này được sản xuất với khối lượng rất lớn Do đó, rác thải nhựa đã và đang gây ra nhiều ảnh hưởng đến toàn bộ sự sống trên hành tinh, đặc biệt là ở đại dương bởi tính chất khó phân hủy của chúng Rác thải nhựa đang là vấn đề mang tính thời sự, đòi hỏi các cơ quan chức năng có thẩm quyền phải đưa ra những quyết định thay đổi một cách có hệ thống bằng việc xây dựng chính sách phù hợp; các tổ chức hoặc cá nhân đầu tư vào nghiên cứu khoa học trong việc đánh giá thực trạng, xử lý, quản lý loại rác thải này [1,4,7,10]
Hiện trạng rác thải nhựa tại Việt Nam: 43 % hộ gia đình thải từ 2-4 túi ni lông mỗi ngày trở lên Tương đương từ 60 - 120 túi ni lông mỗi tháng; 25% hộ gia đình thải dưới 2 túi ni lông/ ngày, 20% hộ gia đình thải từ 5-7 túi/ngày, tương đương 150-
210 túi ni lông mỗi tháng, 11% số hộ thải trên 7 túi ni lông tức trên 210 túi ni lông mỗi tháng trở lên
Có 46% hộ gia đình thải từ 2 - 4 chai nhựa hoặc hộp xốp, tương đương khoảng tối đa 60-120 chai nhựa hoặc hộp xốp mỗi tháng; 43% hộ gia đình thải dưới 2 chai nhựa hoặc hộp xốp, tương đương khoảng dưới 60 chai nhựa hoặc hộp xốp mỗi tháng; 6% hộ gia đình thải từ 5-7 chai nhựa hoặc hộp xốp, tương đương khoảng dưới 150-
210 chai nhựa hoặc hộp xốp mỗi tháng; 3% hộ gia đình thải trên 7 chai nhựa hoặc hộp xốp, tương đương khoảng trên 210 chai nhựa hoặc hộp xốp mỗi tháng[34]
Hình 6 Số lượng túi ni lông và đồ nhựa sử dụng một lần thải hàng ngày của hộ gia đình tại các tỉnh thành
Rác thải nhựa tại TP Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Ninh, năm
2019 cho thấy lượng RTSH, rác thải nhựa tại TP Hồ Chí Minh là lớn nhất (Theo WWF có RTSH 8900 tấn/ ngày, rác thải nhựa là 1800 tấn/ngày; URENCO 8462,09 tấn/ngày, rác thải nhựa là 1798 tấn/ngày); rồi đến tỉnh Quảng Ninh (Theo WWF có RTSH 1097 tấn/ngày, rác thải nhựa là 164,5 tấn/ngày; URENCO 1184 tấn/ngày, rác thải nhựa là 147,6 tấn/ngày) Mặc dù TP Đà Nẵng có lượng RTSH thấp hơn so với tỉnh Quảng Ninh (Theo WWF là 1073 tấn/ngày, URENCO 1061,5 tấn/ngày) nhưng lượng rác thải nhựa lại lớn hơn (7,18 tấn/ngày-WWF; 41,65 tấn/ngày-URENCO), cho thấy mức độ và nhu cầu sử dụng đồ nhựa tại Đà Nẵng là rất lớn [34]
Bảng 1 Tính toán rác thải nhựa tại TP Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và tỉnh
Qua Bảng 2 cách tính toán chênh lệch về các chỉ số giữa WWF và URENCO nhất định: chênh lệch lớn nhất là tại thành phố Đà Nẵng, rồi đến TP Hồ Chí Minh, thấp nhất là tại Tỉnh Quảng Ninh
Bảng 2 Tính toán chênh lệch về các chỉ số giữa WWF và URENCO tại TP Đà
Nẵng, TP Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Ninh, năm 2019
Tổ chức WWF cũng đưa ra kết quả nghiên cứu về sự ủng hộ những chính sách để giảm rác thải nhựa của cộng đồng tại các Tỉnh năm 2019 như sau: Việc cấm và phạt với hành vi xả rác bừa bãi được sự đồng tình cao nhất của 63% hộ gia đình, 63%
Tiêu chí Đà Nẵng Quảng Ninh TP Hồ Chí Minh
WWF URENCO WWF URENCO WWF URENCO
- Lượng rác thải nhựa (tấn/ngày)
Tiêu chí Đà Nẵng Quảng
- Chênh lệch tổng lượng RTSH của
Tỉnh giữa WWF và URENCO (%) -1 8 5
- Chênh lệch lượng rác thải nhựa của
Tỉnh giữa WWF và URENCO (%) 10 10 0,10 đối tượng thu gom, 57 % hộ kinh doanh; Đứng thứ 2 là chính sách giáo dục truyền thông về rác thải nhựa chiếm 50% hộ gia đình, 36 % hộ kinh doanh, 35% đối tượng thu gom; tiếp đến là đưa ra quy định về nhựa sử dụng một lần với 41% hộ gia đình,
51 hộ kinh doanh, 12% đối tượng thu gom ủng hộ Ngoài ra còn có hàng loạt các chính sách khác cũng giành được sự quan tâm của các đối tượng như tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp, tăng phí môi trường để xử lý rác tốt hơn, chính sách hỗ trợ tái chế, tổ chức nhóm giám sát xả rác trong cộng đồng, ưu đãi với mô hình từ rác sang năng lượng, cấm nhập khẩu phế liệu, doanh nghiệp thu hồi lại bao bì nhựa, tăng cường điểm thu hồi bao bì nhựa, trả tiền cho túi ni lông khi đi siêu thị, tổng vệ sinh định kỳ khu vực sinh sống như Hình 7
Hình 7 Sự ủng hộ những chính sách để giảm rác thải nhựa của cộng đồng tại các tỉnh năm 2019
Sự phát triển kinh tế đi kèm với việc gia tăng dân số đang khiến rác thải sinh hoạt và rác thải y tế tại những thành phố lớn ở Việt Nam tăng nhanh hơn cả các nước khác trên thế giới Hiện tại, mỗi ngày, Việt Nam phát sinh thêm 12 triệu tấn rác từ các hoạt động y tế, sinh hoạt Đa phần lượng rác phát sinh tại các thành phố lớn như Hà
Nội, TP HCM, Hải Phòng, [1] Việc quản lý và xử lý ở nước ta còn rất lỏng lẻo chủ yếu là chôn lấp Hà Nội đang có lượng rác trung bình tăng 15% một năm, khối lượng rác thải ra môi trường lên tới 5000 tấn/ngày TP.HCM có trên 8000 tấn mỗi ngày, ngân sách tiêu hủy rác mỗi năm lên đến 235 tỷ đồng [34].
Nguồn gốc phát sinh rác thải nhựa
- Rác thải nhựa phát sinh từ đất liền từ các hoạt động nông nghiệp; hoạt động y tế không được thu gom và xử lý sẽ trôi theo các hệ thống thoát nước, dòng chảy, sông, suối và ra biển
- Hoạt động du lịch: Khách du lịch khi tham quan, tham gia các hoạt động vui chơi, ăn uống trên biển hoặc gần các bãi biển không được thu gom và xả trực tiếp xuống biển hoặc bờ biển
- Quy trình xử lí rác thải còn nhiều bất cập: quy trình xử lý rác còn lạc hậu, hiệu xuất kém, chưa xử lí, phân loại, tái sử dụng được triệt để
- Hoạt động quản lý, chế tài xử phạt của cấp cấp quản lý: Các quy định, luật lệ về xử lý rác thải còn được được thực hiện nghiêm túc, mức xử phạt hành chính đối với các hành động xả rác bừa bãi không đứng nơi quy định chưa sát sao trong việc quản lý hệ thống xử lý rác thải
- Rác thải nhựa do hoạt động đánh bắt hải sản: lưới, dụng cụ đánh bắt thủy hải sản khi bị hỏng, không sử dụng được thường bị vứt đi hoặc rơi xuống biển
-Rác thải từ tàu lưu thông trên biển cũng là nguyên nhân làm tăng rác thải nhựa trên biển
- Do thiên tai, sự tàn phá của bão, sóng thần cuốn theo đồ đạc, vật dụng bằng nhựa, rác thải nhựa từ đất liền xuống biển
- Ý thức con người: nguyên nhân căn bản và nghiêm trọng nhất nằm ở ý thức của con người còn chưa tốt, điều đó được thể hiện qua những hành động rất phổ biến hiện nay: lạm dụng sử dụng túi nylon, đồ nhựa dùng 1 lần, bởi giá thành rẻ, tiện dụng mà không quan tâm đến đặc tính khó phân hủy của nhựa; người dân xả rác bừa bãi, không đúng nơi qui định, không phân loại rác thải, chưa thật sự quan tâm đến việc phân loại rác thải
Văn hóa môi trường gồm có nhận thức, lối sống, hành vi trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường (rác) chưa thực sự thấm vào đời sống người dân [26,27,28]
Người dân vẫn có thói quen xả rác bừa bãi, ý thức bảo vệ môi trường chưa cao, ít có hành động cụ thể để làm giảm ô nhiễm môi trường (rác) Đây được coi là vấn đề cốt lõi đòi hỏi phải giải quyết triệt để trong vấn đề bảo vệ môi trường Điều này khiến cho tất cả các loại rác đều được để chung một túi, một bao, tạo thành sự hỗn độn khó chịu cộng với tâm lý thờ ơ, “tiện tay” vứt rác, thấy chỗ nào hợp để quăng rác là quăng luôn
- Nguyên nhân gián tiếp từ ngành giáo dục: việc bồi đắp cho học sinh những kĩ năng và ý thức cần thiết nói riêng và việc bảo vệ môi trường nói chung Việc phân loại rác thải, hay vứt rác đúng nơi qui định chưa được sát sao nghiêm khắc, có chăng chỉ là vài buổi thuyết giảng nhàm chán, không được đầu tư để thu hút học sinh và giúp các em hiểu được tầm quan trọng của việc giảm thiểu rác thải
Trong thời gian tới việc giáo dục nhận thức cho công dân, đặc biệt là cho thế hệ trẻ về môi trường, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, thúc đẩy các sáng kiến để xử lý ô nhiễm môi trường (rác) là cần ưu tiên và thực hiện [27].
Hậu quả và biện pháp giải quyết tình trạng rác thải nhựa hiện nay
* Đối với sức khoẻ con người
Rác thải nhựa khi bị thải ra môi trường hoặc bị chôn lấp thì theo thời gian sẽ bị phân rã thành các mảnh nhựa với nhiều kích cỡ micro, nano, pico… khác nhau Những mảnh vi nhựa này sau đó sẽ lẫn vào môi trường nước, đất, không khí… khiến cho các sinh vật biển ăn phải Tiếp đến, con người ăn các loại sinh vật này và sẽ gián tiếp đưa hạt vi nhựa vào cơ thể, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe Còn với rác thải nhựa được xử lý theo hình thức đốt thì sẽ sinh ra các khí độc bao gồm dioxin, furan… làm ảnh hưởng tuyến nội tiết, làm giảm khả năng miễn dịch, gây ung thư… Nhiều sản phẩm nhựa kém chất lượng trong quá trình sử dụng sẽ sản sinh ra BPA là chất độc hại, gây ra các bệnh lý nguy hiểm ở người như vô sinh, tiểu đường, ung thư [9]
Sự tồn tại của rác thải nhựa trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng tới đất và nước, bởi túi nilon lẫn vào đất sẽ làm thay đổi tính chất vật lý của đất gây xói mòn, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, ngăn cản ôxy đi qua đất, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng [8]
* Ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của con người: Ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của con người: khi môi trường bị ô nhiễm thì du khách cũng có ấn tượng không tốt về các điểm du lịch, gây ảnh hưởng đến thu nhập du lịch của địa phương, đất nước, làm khu du lịch không thể phục hồi lại được và trở thành điểm du lịch “chết” [8]
* Ảnh hưởng đến hoạt động khai thác thủy sản của con người
Số lượng sinh vật chết vì rác thải nhựa nhiều thì sản lượng khai thác thủy hải sản giảm Rác thải nhựa chặn cửa hút nước hoặc bị cuốn vào chân vịt của tàu (lưới đánh cá bị vứt bỏ - ma lưới) trôi nổi thuyền có thể gây hỏng hóc thiết bị
* Đối với các loài sinh vật
Rác thải nhựa khi đổ ra biển sẽ gây phá hủy hoặc suy giảm đa dạng sinh học, làm chết các sinh vật biển nếu chúng không may bị mắc vào hoặc ăn phải điều đó làm giảm khả năng hấp thu thức ăn của sinh vật Khi sinh vật biển ăn phải chất phụ gia trong nhựa và tác động tiêu cực đến hệ thống nội tiết và điều hòa hormone trong cơ thể chúng Các sinh vật biển này có thể chết do nhựa hoặc bị thiếu thức ăn do nhựa đã giết chết các sinh vật trong chuỗi thức ăn của chúng
Hình 8 Rác thải nhựa đi vào đại dương gây hủy hoại nhiều loài sinh vật biển
Các mảnh vụn nhựa trôi nổi trở thành phương tiện di chuyển các loài sinh vật ngoại lai, trong số đó có nhiều loài xâm hại Nghiêm trọng và dễ nhận thấy nhất đối với công chúng và truyền thông là sự xuất hiện phổ biến của nhựa trong hệ tiêu hóa hoặc trở thành bẫy đối với các loài động vật hoang dã có kích thước lớn Hơn 260 loài, bao gồm động vật không xương sống, rùa biển, cá, chim biển và động vật có vú , đã được phát hiện ăn hoặc vướng vào các mảnh vụn nhựa, dẫn đến suy giảm khả năng tiêu hóa, vận động, sản lượng sinh sản và gây tử vong Một loạt các loài động vật không xương sống với kích thước nhỏ cũng có khả năng ăn phải các mảnh vụn nhựa nhưng những nghiên cứu về hậu quả của nhựa đối với các loài này còn nhiều hạn chế Một số quần thể có tỷ lệ rác thải nhựa trong hệ tiêu hóa có tỷ lệ rất cao như: cá chình bị dạt vào bờ chết ở Biển Bắc (95% có nhựa trong ruột), ước tính 90% các loài chim biển ăn phải nhựa, và con số này ước tính có thể lên tới 99% vào năm
2050, 35% đối với các loài cá ăn sinh vật phù du ở Bắc Thái Bình Dương, các loài động vật thân mềm, giáp xác [20] Bên cạnh đó, các hạt vi nhựa (kích thước 15m Rác nhựa từ tàu cá nhỏ