1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu và Đề xuất giải pháp phát triển khu công nghiệp khai quang tỉnh vĩnh phúc theo hướng công nghiệp sinh thái

85 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển khu công nghiệp Khai Quang tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng công nghiệp sinh thái
Tác giả Nguyễn Phương Vân
Người hướng dẫn PGS. TS Lưu Đức Hải
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Khoa học bền vững
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,48 MB

Nội dung

Nghiên cứu và Đề xuất giải pháp phát triển khu công nghiệp khai quang tỉnh vĩnh phúc theo hướng công nghiệp sinh thái

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN PHƯƠNG VÂN

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂNKHU CÔNG NGHIỆP KHAI QUANG TỈNH VĨNH PHÚC

THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SINH THÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG

HÀ NỘI - 2020

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN PHƯƠNG VÂN

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂNKHU CÔNG NGHIỆP KHAI QUANG - TỈNH VĨNH PHÚC

THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SINH THÁI

Chuyên ngành: KHOA HỌC BỀN VỮNG

Mã số: 8900201.03QTD

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Lưu Đức Hải

HÀ NỘI - 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan và đảm bảo luận văn này là công trình nghiên cứu do tôi tựthực hiện với sự hướng dẫn của Phó giáo sư, Tiến sỹ Lưu Đức Hải, không sao chépcông trình nghiên cứu của người khác Số liệu, kết quả của luận văn chưa đượccông bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác

Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trích dẫnđầy đủ, trung thực, đúng quy cách theo yêu cầu

Tôi xin chịu hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và tính nguyên bảncủa luận văn

Học viên

Nguyễn Phương Vân

Trang 4

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã luôn sát cánh bêntôi trong mọi khó khăn, vất vả, tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần để tôihoàn thành được luận văn.

Học viênNguyễn Phương Vân

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 1

4 Kết cấu của luận văn 2

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU 3

1.1 Cơ sở lý luận 3

1.1.1 Khái niệm 3

1.1.2 Vai trò của khu công nghiệp sinh thái đối với sự phát triển của địa phương,quốc gia 4

1.1.3 Các đặc điểm chung của khu công nghiệp sinh thái 6

1.1.4 Các yêu cầu tối thiểu của khu công nghiệp sinh thái 7

1.2 Cách tiếp cận 9

1.2.1 Tiếp cận sinh thái hệ thống 9

1.2.2 Cách tiếp cận dựa vào cộng đồng 9

1.3 Phương pháp nghiên cứu 9

1.3.1 Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp số liệu 9

1.3.2 Phương pháp tiến hành điều tra, khảo sát thực địa 9

1.4 Phương pháp đánh giá khu công nghiệp sinh thái 10

1.4.1 Phương pháp đánh giá theo tiêu chí bắt buộc 10

1.4.2 Phương pháp đánh giá theo tiêu chí khuyến khích 10

1.4.3 Đánh giá bằng công cụ phân tích ma trận SWOT 14

CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆTNAM, KINH NGHIỆM VỀ XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP SINH THẢI,ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 16

2.1 Hiện trạng hoạt động các khu công nghiệp ở Việt Nam 16

2.2 Kinh nghiệm về xây dựng khu công nghiệp sinh thái 18

2.2.1 Kinh nghiệm về xây dựng khu công nghiệp sinh thái trên thế giới 18

2.2.2 Kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam 19

2.2.3 Phương pháp xây dựng khu công nghiệp sinh thái 21

2.3 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 23

Trang 6

2.3.1 Tổng quan về tỉnh Vĩnh Phúc 23

2.3.2 Tổng quan về Khu công nghiệp Khai Quang 24

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU 27

3.1 Đánh giá hiện trạng Khu công nghiệp Khai Quang 27

3.1.1 Hiện trạng về cơ sở hạ tầng, và ngành nghề thu hút đầu tư 27

3.1.2 Hiện trạng môi trường 29

3.1.3 Bộ máy quản lý của Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc 37

3.2 Đánh giá Khu công nghiệp Khai Quang theo tiêu chí khu công nghiệp sinh thái 38

3.2.1 Đánh giá theo tiêu chí bắt buộc 38

3.2.2 Đánh giá theo tiêu chí khuyến khích 41

3.3 Đánh giá khả năng áp dụng mô hình khu công nghiệp sinh thái cho Khu côngnghiệp Khai Quang thông qua phân tích SWOT 49

3.4 Đề xuất giải pháp cụ thể chuyển đổi Khu công nghiệp Khai Quang thành khucông nghiệp sinh thái 52

3.5 Đề xuất lộ trình cụ thể chuyển đổi Khu công nghiệp Khai Quang thành khucông nghiệp sinh thái 57

3.6 Các giải pháp bảo vệ môi trường trong hệ thống quản lý môi trường khu côngnghiệp sinh thái 58

3.6.1 Cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý môi trường khu công nghiệp sinh thái 58

3.6.2 Triển khai hiệu quả các công cụ quản lý môi trưường của khu công nghiệpsinh thái 61

3.7 Hệ thống quản lý chất thải của khu công nghiệp sinh thái 66

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Phân loại cấp độ sinh thái công nghiệp của một khu công nghiệp hiệnhữu 14Bảng 3.1 Tổng hợp các ngành nghề được đầu tư vào Khu công nghiệp Khai Quang 28Bảng 3.2 Cơ cấu sử dụng đất của khu công nghiệp theo điều chỉnh quy hoạch lần 6của Khu công nghiệp Khai Quang 29Bảng 3.3 Nguồn gây ô nhiễm không khí tại Khu công nghiệp Khai Quang 30Bảng 3.4 Kết quả quan trắc môi trường không khí Khu công nghiệp Khai Quangtháng 3 năm 2020 30Bảng 3.5 Lưu lượng nước thải trung bình của các cơ sở có hoạt động sản xuất ximạ trong Khu công nghiệp Khai Quang 31Bảng 3.6 Kết quả quan trắc chất lượng nước thải của Khu công nghiệp KhaiQuang sau xử lý tháng 3 năm 2020 32Bảng 3.7 Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt của khu vực 34Bảng 3.8 Đặc trưng loại chất thải rắn thông thường ở một số ngành sản xuất trongKhu công nghiệp 36Bảng 3.9 Đánh giá Khu công nghiệp Khai Quang theo tiêu chí bắt buộc 38Bảng 3.10 Đánh giá Khu công nghiệp Khai Quang theo tiêu chí khuyến khích 41Bảng 3.11 Rà soát các tiêu chí khuyến khích của Khu công nghiệp Khai Quang 46Bảng 3.12 Phân tích các điểm theo ma trận SWOT về phát triển Khu công nghiệpKhai Quang thành khu công nghiệp sinh thái 49

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Bản đồ tổng thể Khu công nghiệp Khai Quang 26Hình 3.1 Mức độ ưu tiên nâng cấp các tiêu chí khu công nghiệp sinh thái 53

Trang 9

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Tỉnh Vĩnh Phúc là một điển hình về tốc độ công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ.Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh GRDP năm 2019 là 118,4 nghìn tỷ, đứng thứ 05trong khu vực Đồng Bằng sông Hồng (sau Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, BắcNinh) và đứng thứ 14 trong cả nước Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lầnthứ XVI đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 - cơ bản hoàn thành hạ tầng khungđô thị tiến tới trở thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI

Với mục tiêu trên, tỉnh Vĩnh Phúc đang đứng trước cơ hội rất lớn về phát triểncông nghiệp, tăng trưởng kinh tế nhưng đồng thời đang tiềm ẩn rất nhiều nguy cơvề ô nhiễm môi trưởng Vấn đề này đòi hỏi các cấp, các ngành của tỉnh Vĩnh Phúcphải có sự quan tâm, đầu tư đúng mức Hiện nay, nhiều giải pháp trong công tácbảo vệ môi trường đã được đặt ra như: Phân loại rác thải đúng cách, áp dụng khoahọc công nghệ tiên tiến trong xử lý chất thải, trồng rừng, tăng tỷ lệ cây xanh đốivới các dự án đô thị, hạ tầng kỹ thuật, phát triển khu công nghiệp sinh thái, hệ sinhthái công nghiệp Trong đó, phát triển khu công nghiệp sinh thái đang là xu thếmới, là biện pháp mang lại hiệu quả cao cần được xây dựng và nhân rộng Đâyđược xem là hướng đi mới trước thực trạng phát triển công nghiệp mạnh mẽ tronggiai đoạn hiện nay

Chính vì, tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển Khucông nghiệp Khai Quang - tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng công nghiệp sinh thái”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài đánh giá thực trạng phát triển Khu công nghiệp Khai Quang so với tiêuchí của một khu công nghiệp sinh thải, đồng thời đề xuất giải pháp phát triển phùhợp với tiêu chí và với điều kiện thực tế

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng của Khu công nghiệp Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên,tỉnh Vĩnh Phúc

- Đưa ra được tiêu chí của khu công nghiệp sinh thái

Trang 10

- Khả năng áp dụng các yêu cầu được đưa ra vào Khu công nghiệp KhaiQuang, thành phố Vĩnh Yên.

- Đề xuất giải pháp phù hợp để từng bước phát triển Khu công nghiệp KhaiQuang theo hướng khu công nghiệp sinh thái

4 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, luận văn bao gồm ba chương:Chương 1 Cơ sở lý luận, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứuChương 2 Hiện trạng hoạt động các khu công nghiệp ở việt nam, kinhnghiệm về xây dựng khu công nghiệp sinh thải, địa bàn nghiên cứu

Chương 3 Kết quả thảo luận và nghiên cứu

Trang 11

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Khái niệm

Các khái niệm liên quan đến khu công nghiệp

Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quyđịnh về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế có một số khái niệm liên quan đếnkhu công nghiệp như sau:

"Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuấthàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, được thành lậptheo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này" [3]

"Khu công nghiệp gồm nhiều loại hình khác nhau, bao gồm: Khu chế xuất,khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp sinh thái (sau đây gọi chung là Khu côngnghiệp, trừ trường hợp có quy định riêng đối với từng loại hình)" [3]

"Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiệndịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, được thành lập theođiều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp quy định tại Nghịđịnh này"[3]

"Khu chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp dụngđối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu"[3];

"Khu công nghiệp hỗ trợ là khu công nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩmcông nghiệp hỗ trợ, thực hiện dịch vụ cho sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗtrợ Tỷ lệ diện tích đất cho các dự án đầu tư vào ngành nghề công nghiệp hỗ trợthuê, thuê lại tối thiểu đạt 60% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của khucông nghiệp"[3];

"Khu công nghiệp sinh thái là khu công nghiệp, trong đó có các doanh nghiệptrong khu công nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệuquả tài nguyên, có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động cộngsinh công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội của các

Trang 12

doanh nghiệp" [3].Cộng sinh công nghiệp trong khu công nghiệp là hoạt động hợp tác giữa cácdoanh nghiệp trong một khu công nghiệp hoặc với doanh nghiệp trong các khucông nghiệp khác nhằm tối ưu hóa việc sử dụng các yếu tố đầu vào, đầu ra nhưnguyên vật liệu, nước, năng lượng, chất thải, phế liệu trong quá trình sản xuấtkinh doanh Thông qua hợp tác, các doanh nghiệp hình thành mạng lưới trao đổicác yếu tố phục vụ sản xuất, sử dụng chung hạ tầng và các dịch vụ phục vụ sảnxuất, cải thiện quy trình công nghệ và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinhdoanh [3].

Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ gồm các khu chức năng: Khu công nghiệplà khu chức năng chính; khu đô thị - dịch vụ có chức năng hỗ trợ, cung cấp cácdịch vụ tiện ích xã hội cho khu công nghiệp (có thể bao gồm các phân khu chứcnăng như: Nhà ở, bệnh viện, trường học, trung tâm nghiên cứu và phát triển, trungtâm ươm tạo doanh nghiệp và một số hạng mục công trình kinh tế - xã hội khác cầnthiết cho sự phát triển đồng bộ, bền vững của khu), được đầu tư xây dựng để đảmbảo sự phát triển hiệu quả, bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường của khu côngnghiệp Quy mô diện tích khu đô thị - dịch vụ tối đa không vượt quá một phần ba(1/3) quy mô diện tích khu công nghiệp [3]

Trên thế giới có khoảng 30 khu công nghiệp sinh thái chia thành các nhómkhác nhau Tuy nhiên, có thể phân loại các khu công nghiệp sinh thái thành 5nhóm sau: khu công nghiệp sinh thái nông nghiệp; khu công nghiệp sinh thái tái tạotài nguyên; khu công nghiệp sinh thái năng lượng tái sinh; khu công nghiệp sinhthái nhà máy điện và khu công nghiệp sinh thái lọc hóa dầu hay hóa chất Sự khácnhau này tùy thuộc vào chính sách phát triển của mỗi quốc gia, đặc điểm điều kiệntự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tại khu vực đặt khu công nghiệp sinh tháihay các khu công nghiệp sinh thái được tái thiết lại từ những khu công nghiệp [17]

1.1.2 Vai trò của khu công nghiệp sinh thái đối với sự phát triển của địa phương,quốc gia.

a) Đối với nền kinh tế- Giống như khu công nghiệp, khu công nghiệp sinh thái tạo công ăn việc làm

Trang 13

cho người lao động, tạo động lực phát triển kinh tế của khu vực, thúc đẩy thu hútđầu tư, cơ hội.

- Hỗ trợ và phát triển các ngành công nghiệp nhỏ và vừa, các làng nghề truyềnthống

- Đẩy mạnh quá trình đổi mới, nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoahọc, đẩy mạnh tốc độ triển khai công nghệ mới

- Giảm thiểu chi phí, tăng hiệu quả sản xuất từ việc tiết kiệm, tái chế, tái sửdụng nguyên liệu, vật liệu, năng lượng tái chế và tái sử dụng chất thải

- Đạt hiệu quả kinh tế cao nhờ chia sẻ chi phí cho các dịch vụ chung bao gồm:đào tạo nhân lực, quản lý chất thải, nguồn cung cấp và hệ thống thông tin môitrường, cùng các dịch vụ hỗ trợ khác,

- Gia tăng giá trị cạnh tranh, giá trị thương hiệu và bất động sản cũng như lợinhuận của chủ đầu tư khu công nghiệp sinh thái đối với các doanh nghiệp

b) Đối với xã hội- Khu công nghiệp sinh thái là động lực thu hút đầu tư từ các tập đoàn lớntrong nước và quốc tế

- Tạo động lực hỗ trợ các dự án phát triển mở rộng của địa phương cải tạo vànâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, phát triểnnhà ở

- Tạo bộ mặt mới, một môi trường trong sạch và hấp dẫn cho toàn khu vực đểlàm thay đổi cách nhìn thiếu thiện cảm của cộng đồng đối với sản xuất công nghiệplâu nay

- Tạo điều kiện hợp tác với các cơ quan nhà nước trong việc thiết lập cácchính sách, luật môi trường và kinh doanh để ngày càng thích ứng với xu thế hộinhập và phát triển bền vững

c) Đối với vấn đề môi trường- Hạn chế gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng, quản lý chất thải cóhiệu quả, tái tạo tài nguyên thông qua các phương pháp quản lý môi trường và công

Trang 14

nghệ khác Giảm nguồn gây ô nhiễm môi trường, giảm thiểu lượng chất thải cũngnhư hạn chế nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

- Trong suốt quá trình hình thành và phát triển khu công nghiệp sinh thái luônphải đảm bảo cân bằng sinh thái Từ lựa chọn địa điểm, xây dựng, quy hoạch, lựachọn ngành nghề đầu tư… đều phù hợp với điều kiện thực tế, điều kiện về sinh tháicủa khu vực xây dựng và các khu vực xung quanh

Với phương châm vì mục tiêu bảo vệ môi trường, khu công nghiệp sinh tháicó mô hình phát triển và quản lý riêng, không ngừng nâng cao hiệu quả trong côngtác bảo vẹ môi trường

1.1.3 Các đặc điểm chung của khu công nghiệp sinh thái

Quá trình tiến hóa công nghệ sản xuất là yếu tố quan trọng để chuyển từ hệthống công nghiệp không bền vững hiện tại sang hệ thống công nghiệp sinh tháibền vững trong tương lai Với mục đích là xây dựng một hệ sinh thái công nghiệpbao gồm nhiều nhà máy hoạt động độc lập, nhưng kết hợp với nhau một cách tựnguyện, hình thành hệ cộng sinh giữa các nhà máy với nhau và với môi trường.Các doanh nghiệp (nhà máy) trong khu công nghiệp sinh thái luôn cố gắng đạtđược những lợi ích về kinh tế và hiệu quả về bảo vệ môi trường chung thông quaquá trình quản lý một cách có hiệu quả năng lượng, sử dụng tiết kiệm nước vànguyên liệu Một khu công nghiệp sinh thái gồm các nhà máy cộng tác với nhaubằng cách phối hợp đó là:

- Trao đổi các loại sản phẩm phụ.- Tại nhà máy, với các nhà máy khác cần phải tái sinh, tái chế, tái sử dụng sảnphẩm phụ và theo hướng bảo toàn tài nguyên thiên nhiên

- Các nhà máy cố gắng và phấn đấu sản xuất các sản phẩm thân thiện vớimôi trường

- Chất thải được xử lý theo hướng tập trung.- Quy hoạch các loại hình công nghiệp phát triển trong khu công nghiệp theođịnh hướng bảo vệ môi trường của khu công nghiệp sinh thái, phải quy hoạch phânkhu chức năng của từng nhà máy sản xuất trong khu công nghiệp

Trang 15

- Trong chu trình trao đổi vật chất (nguyên liệu, nhiên liệu, phế thải, chất thải)cần có sự phối hợp giữa vùng phát triển công nghiệp với các vùng khác (vùng nôngnghiệp, khu dân cư…)

Khi xây dựng khu công nghiệp sinh thải cần đạt có yếu tố sau:- Theo nhu cầu, nguyên vật liệu, năng lượng, các sản phẩm, các loại phế thải,phế phẩm, chất thải tạo thành cần phải có sự tương thích về loại hình công nghiệp

- Sự tương thích về quy mô tức là các nhà máy phải có quy mô sao cho có thểthực hiện trao đổi vật chất theo nhu cầu sản xuất của từng nhà máy mà nhờ đó,giảm được chi phí vận chuyển, chi phí giao dịch và gia tăng chất lượng của vật liệutrao đổi

- Để giúp hạn chế thất thoát tài nguyên vật liệu trong quá trình trao đổi, giảmkhoảng cách (vật lý) giữa các nhà máy Hơn nữa, để dễ dàng hơn trong việc truyềnđạt và trao đổi thông tin thì giảm chi phí vận chuyển và chi phí vận hành

1.1.4 Các yêu cầu tối thiểu của khu công nghiệp sinh thái

a) Tiêu chí về quản lýMột khu công nghiệp sinh thái phải đảm bảo các yêu cầu về mặt quản lý baogồm: (1) Tuân thủ mọi luật, tiêu chuẩn liên quan đến quản lý môi trường bao gồm:quản lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn nguy hại, tiêu chuẩn nước thải, khíthải; (2) Ban quản lý có hệ thống quan trắc về tuân thủ của doanh nghiệp; (3) Banquản lý có hệ thống thông tin về nguyên liệu, chất thải; (4) Có chiến lược phát triểnbền vững, có hệ thống quản lý về môi trường, năng lượng, và vấn đề xã hội của khucông nghiệp, có mục tiêu, kế hoạch cải thiện

b) Tiêu chí về sử dụng hiệu quả, hợp lý tài nguyên, sản xuất sạch hơnCác doanh nghiệp thực hiện sản xuất sạch hơn khi được đào tạo, doanh nghiệpcó quan trắc về suất tiêu thụ năng lượng, tiêu tụ nước và các nguyên liệu chính

Các doanh nghiệp có hệ thống quản lý nội bộ về môi trường, về sức khỏe,năng lượng Một số doanh nghiệp có các chứng chỉ ISO 14000, ISO 50001, ISO26000

c) Tiêu chí về thực hiện tuần hoàn, cộng sinh công nghiệp

Trang 16

Các tiêu chí về tuần hoàn bao gồm: (1) Tuần hoàn tái sử dụng nước nhiều nhấtcó thể trước khi thải; (2) Tuần hoàn tái sử dụng chất thải rắn.

Tiêu chí về cộng sinh công nghiệp bao gồm: Thực hiện trao đổi sản phẩm phụ,chất thải giữa các doanh nghiệp (tối thiểu 10 mạng lưới); các chất thải trao đổithông dụng nhất là trao đổi nhiệt thải, nước thải và vật liệu

d) Tiêu chí về sử dụng năng lượng tái tạoTiêu chí về sử dụng năng lượng tái tạo bao gồm: (1) Sử dụng năng lượngbiomass cho nồi hơi; (2) Sử dụng năng lượng mặt trời (hệ thống điện trời trên mái)

e) Tiêu chí xác định khu công nghiệp sinh thái theo Nghị định số82/2018/NĐ-CP bao gồm:

Nhà đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp đáp ứng đầy đủ các dịch vụ cơbản của khu công nghiệp theo quy định gồm: Dịch vụ về hạ tầng thiết yếu (điện,nước, thông tin liên lạc, giao thông, phòng cháy, chữa cháy ) và các loại dịch vụkhác có liên quan

Diện tích đất dành cho cây xanh trong khu công nghiệp cần tối thiểu là 25%tổng diện tích đất, hạ tầng về giao thông, thoát nước, xử lý nước thải và các hạ tầngdịch vụ phải được dùng chung theo quy định của Bộ Xây dựng

Ít nhất có 01 liên kết cộng sinh công nghiệp và ít nhất có 10% tổng số doanhnghiệp (nhà máy) trong khu công nghiệp có kế hoạch tham gia vào các liên kếtcộng sinh công nghiệp và cần phải được thực hiện

Có giải pháp đảm bảo về dịch vụ nhà ở và các công trình xã hội, văn hóa, thểthao cho người lao động trong khu công nghiệp

Nhà đầu tư kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và các doanh nghiệp có cơchế phối hợp thực hiện giám sát đầu vào, đầu ra của khu công nghiệp trong việc sửdụng năng lượng, nước, nguyên nhiên vật liệu sản xuất, quản lý hóa chất độc hại.Bên cạnh đó, phải lập báo cáo định kỳ hàng năm về các kết quả đạt được trong hoạtđộng vừa nêu, báo cáo Ban quản lý các Khu công nghiệp của địa phương

Hàng năm, nhà đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp thực hiện côngbố báo cáo về công tác bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội và sự đóng góp cho

Trang 17

cộng đồng xung quanh tới Ban quản lý các Khu công nghiệp của địa phương vàđăng tải trên diễn đàn, website của doanh nghiệp.

1.2 Cách tiếp cận

1.2.1 Tiếp cận sinh thái hệ thống

Cách tiếp cận này đề cập đến các vấn đề liên quan đến hệ sinh thái, tổ chức xãhội và bảo vệ môi trường Sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên của vùng, lãnh thổ,ảnh hưởng của các chính sách, cơ chế, tác động của khoa học công nghệ và các tácđộng tới môi trường Cách tiếp cận sinh thái hệ thống là công cụ để phát triển bềnvững, việc quản lý dựa trên hệ thống sinh thái là một cách tiếp cận chủ đạo trongphát triển bền vững

1.2.2 Cách tiếp cận dựa vào cộng đồng

Các tiếp cập này "thực hiện từ cộng đồng, dựa vào cộng đồng và làm lợi chocộng đồng" nhằm tìm các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện tăngtrưởng xanh hướng tới nền kinh tế xanh, đồng thời nâng cao tính chủ động, tích cựccủa người dân Cách tiếp cận này tạo ra sự linh hoạt, nhạy bén trong bảo vệ môitrường, tận dụng và huy động lực lượng, phương tiện sẵn có trong cộng đồng Cáctiếp cận này là phương pháp không hề dễ dàng để đạt được hiệu quả và thành công.Vì vậy cần nâng cao nhận thức của cộng đồng một cách tích cực và thường xuyên

1.3 Phương pháp nghiên cứu

1.3.1 Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp số liệu

Với mục đích nhằm tìm hiểu những luận cứ trong lịch sử nghiên cứu, giảmthiểu thời gian nghiên cứu, đây là phương pháp phổ biến và mang lại hiệu quả caotrong quá trình nghiên cứu Phương pháp này bao gồm: Thu thập, phân tích và tổnghợp, đánh giá những thông tin đã có Các thông tin, số liệu sau khi được thu thập sẽđược phân tích tổng hợp bao gồm: Cơ sở lý luận về khu công nghiệp sinh thái, tổngquan tài liệu về khu công nghiệp sinh thái, đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội địaphương nghiên cứu, thực trạng khu công nghiệp nghiên cứu

1.3.2 Phương pháp tiến hành điều tra, khảo sát thực địa

Khảo sát thực địa Khu công nghiệp Khai Quang: Quá trình khảo sát để nắmbắt thông tin về vị trí, cảnh quan, cơ sở hạ tầng và cảm quan về môi trường của khucông nghiệp Tiến hành phỏng vấn lãnh đạo, cán bộ trong Ban quản lý Khu công

Trang 18

nghiệp Khai Quang, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan về các tiêu chí củakhu công nghiệp sinh thái, kế hoạch phát triển khu công nghiệp sinh thái hướngđến phát triển khu công nghiệp bền vững của địa phương.

Thu thập thông tin doanh nghiệp thông qua phiếu: Đề tài xây dựng 01 mẫuphiếu (20 phiếu) thu thập thông tin về 20 doanh nghiệp đang hoạt động trong khucông nghiệp nghiên cứu như diện tích, lao động, công nghệ, quá trình tiêu thụ vậtchất cho sản xuất, thông tin về chất thải, các biện pháp quản lý, xử lý, hệ thốngquản lý môi trường, các tiêu chí của khu công nghiệp sinh thái và các ý kiến đềxuất với các cơ quan quản lý nhà nước Thu thập thông tin Chủ đầu tư (Công tyCổ phần phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc) gồm mẫu phiếu thu thập thông tin về cáctiêu chí khu công nghiệp sinh thái liên quan đến chủ đầu tư

1.4 Phương pháp đánh giá khu công nghiệp sinh thái

1.4.1 Phương pháp đánh giá theo tiêu chí bắt buộc

Các tiêu chí này để đánh giá mức độ tuân thủ các quy định của pháp luật vềbảo vệ môi trường của một khu công nghiệp bao gồm: (1) Mức độ chấp hành cácvăn bản pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp nằm trong khu côngnghiệp; (2) Mức độ chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môitrường của chủ đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp; (3) Năng lực quản lý và điềuhành giải quyết vấn đề môi trường; (4) Đánh giá tình hình thu hút đầu tư vào khucông nghiệp đáp ứng quy hoạch ngành nghề đã được phê duyệt Để đánh giá việckhu công nghiệp hiện hữu có thể trở thành khu công nghiệp sinh thái hay khôngcác tiêu chí bắt buộc sẽ được đánh giá theo 2 mức “đạt” và “không đạt”

1.4.2 Phương pháp đánh giá theo tiêu chí khuyến khích

Bộ tiêu chí khuyến khích để đánh giá quá trình chuyển đổi từ khu công nghiệphiện hữu thành khu công nghiệp sinh thái [10]

(1) Mức độ đáp ứng về năng lực quản lý môi trường gồm 3 tiêu chí:Tiêu chí về Hệ thống quản lý môi trường (EMS) của khu công nghiệp: Cơ sởđầu tư, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp có thành lập Phòng quản lý quy hoạchvà môi trường hay không? Có bao nhiêu người làm việc trong Phòng quản lý quyhoạch và môi trường? Điểm là không (0) nếu không có Phòng quản lý quy hoạchvà môi trường; điểm là năm (5) nếu có trên 10 người làm việc; điểm số giảm 0,5

Trang 19

nếu có ít hơn 1 người.

Tỷ lệ doanh nghiệp (%) có cán bộ chuyên trách về môi trường: Điều kiện đểđược tính là cơ sở có cán bộ môi trường chính là bằng cấp của cán bộ quản lý môitrường Tiêu chí này sẽ được xác định trên cơ sở điều tra tại mỗi doanh nghiệptrong khu công nghiệp có bao nhiêu cán bộ làm công tác môi trường Thang điểmtừ 0 đến 5, tỷ lệ khác biệt trong thang điểm này là 10 %

Tỷ lệ doanh nghiệp trong khu công nghiệp có hệ thống quản lý môi trường(EMS): Tiêu chí này được xác định trên cơ sở điều tra tại mỗi doanh nghiệp cóchứng nhận hệ thống quản lý môi trường đạt ISO 14000 hay không? Tỷ lệ doanhnghiệp áp dụng EMS sẽ cho thấy việc khu công nghiệp đã đạt được mức nào tronghệ thống phân loại khu công nghiệp sinh thái Hiện nay, việc áp dụng giải phápEMS còn khá ít nên việc đưa ra thang điểm đánh giá cần chi tiết từ 0 đến 5 điểm, tỷlệ khác biệt trong thang điểm này là 10%

(2) Mức độ đáp ứng về giải pháp kỹ thuật áp dụng cho khu công nghiệp sinhthái gồm 4 tiêu chí sau đây:

Tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng giải pháp sản xuất sạch hơn: Tiêu chí này đượcxác định trên cơ sở điều tra xem doanh nghiệp có thành lập đội sản xuất sạch hơnkhông? Doanh nghiệp có áp dụng giải pháp sản xuất sạch hơn theo đúng quy trìnhcủa UNEP từ kiểm toán chất thải, tính toán cân bằng, xác định các giải pháp, ápdụng và duy trì các giải pháp sản xuất sạch hơn không? Vì tỷ lệ doanh nghiệp hiệnnay áp dụng giải pháp này còn khá ít nên việc đưa ra thang điểm đánh giá cần chitiết từ 0 đến 5 điểm, tỷ lệ khác biệt trong thang điểm này là 10%

Tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng giải pháp sử dụng tài nguyên có thể tái tạo: Tiêuchí này được xác định trên cơ sở điều tra các doanh nghiệp có sử dụng năng lượngmặt trời hay năng lượng gió không? Doanh nghiệp có sử dụng biomass (củi, trấu,mùn cưa, bã mía), khí sinh học (biogas) thay cho nhiên liệu hóa thạch không (than,dầu, khí thiên nhiên)? Vì tỷ lệ doanh nghiệp hiện nay áp dụng biện pháp này khá ítnên việc đưa ra thang điểm đánh giá chi tiết từ 0 đến 5 điểm, tỷ lệ khác biệt trongthang điểm này là 10%

Tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng giải pháp tái sử dụng và tái chế chất thải: Xácđịnh trên cơ sở điều tra các doanh nghiệp có áp dụng giải pháp tái sử dụng nướcthải không? Có tái sử dụng nhiệt dư không? Có tái sử dụng hơi nước không? Có

Trang 20

phân loại chất thải để tái chế không? Vì tỷ lệ doanh nghiệp hiện nay áp dụng giảipháp này thấp nên việc đưa ra thang điểm đánh giá chi tiết từ 0 đến 5 điểm, tỷ lệkhác biệt trong thang điểm là 10%.

Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường: Xác địnhtrên cơ sở điều tra xem doanh nghiệp có sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, tiếtkiệm năng lượng không? Có thay thế nguyên vật liệu độc hại gây ô nhiễm, khóphân hủy sinh học bằng nguyên vật liệu ít gây ô nhiễm môi trường, dễ phân hủykhông? Có thay thế công nghệ cũ có định mức nguyên vật liệu cao bằng công nghệmới có định mức nguyên vật liệu thấp hơn không? Vì tỷ lệ doanh nghiệp áp dụnggiải pháp sản phẩm thân thiện môi trường còn khá ít nên việc đưa ra thang điểmđánh giá cần chi tiết từ 0 đến 5 điểm, tỷ lệ khác biệt trong thang điểm này là 10%

(3) Mức độ đáp ứng về thị trường trao đổi chất thải trong khu công nghiệpsinh thái gồm 5 tiêu chí:

Tiêu chí này được đánh giá là "có” và "không” có Trung tâm thông tin traođổi chất thải với các nhà máy bên trong và bên ngoài khu công nghiệp, thang điểmtương ứng là 5 và 0

Tỷ lệ chất thải rắn được thu hồi và tái sử dụng so với tổng khối lượng chấtthải rắn phát sinh từ khu công nghiệp thông qua Trung tâm thông tin trao đổi chấtthải (%): Thang điểm đánh giá chi tiết từ 0 đến 5 điểm, tỷ lệ khác biệt trong thangđiểm này là 10%

Tỷ lệ nước thải được tái sử dụng so với tổng thể tích nước thải phát sinh từkhu công nghiệp thông qua Trung tâm thông tin trao đổi chất thải (5): Thang điểmđánh giá chi tiết từ 0 đến 5 điểm, tỷ lệ khác biệt trong thang điểm là 10%

Tỷ lệ năng lượng nhiệt dư được thu hồi và tái sử dụng so với tổng năng lượngnhiệt phát sinh từ khu công nghiệp thông qua Trung tâm thông tin trao đổi chất thải(%): Thang điểm đánh giá cần chi tiết từ 0 đến 5 điểm, tỷ lệ khác biệt trong thangđiểm này là 10%

Tỷ lệ doanh nghiệp thay thế nguyên vật liệu từ loại tạo ra chất thải không táichế được bằng loại nguyên vật liệu tạo ra chất thải có thể tái chế (%): Thang điểmđánh giá chi tiết từ 0 đến 5 điểm, tỷ lệ khác biệt trong thang điểm là 10%

(4) Mức độ đáp ứng về chính sách ưu tiên thực hiện khu công nghiệp sinh thái

Trang 21

gồm 05 tiêu chí như sau:Có chính sách lựa chọn ngành nghề đầu tư theo định hướng trao đổi chất thảigiữa các doanh nghiệp trong khu công nghiệp: Tiêu chí này sẽ được xác định trêncơ sở điều tra xem Công ty Đầu tư và Kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệpcó ban hành chính sách liên quan đến lựa chọn ngành nghề đầu tư theo địnhhướngtrao đổi chất thải giữa các doanh nghiệp trong khu công nghiệp không?

Có chính sách ưu tiên đối với các nhà đầu tư thực hiện giải pháp trao đổi chấtthải trong nội bộ doanh nghiệp: Tiêu chí này sẽ được xác định trên cơ sở điều traxem Công ty Đầu tư và Kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp có ban hànhchính sách ưu tiên đối với các nhà đầu tư thực hiện giải pháp trao đổi chất thảitrong nội bộ doanh nghiệp không?

Có chính sách áp dụng hệ thống quản lý môi trường trong khu công nghiệptheo Tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000: Đơn vị đầu tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng khucông nghiệp có ban hành chính sách áp dụng hệ thống quản lý môi trường trongkhu công nghiệp theo Tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000 không?

Có duy trì thường xuyên hoạt động của Trung tâm thông tin trao đổi chất thảicủa khu công nghiệp: Đơn vị đầu tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp códuy trì hoạt động thường xuyên hoạt động của Trung tâm thông tin trao đổi chấtthải của khu công nghiệp không?

Có chính sách nâng cấp khu công nghiệp thành khu công nghiệp sinh thái:Đơn vị đầu tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp có chính sách từng bướcnâng cấp khu công nghiệp thành khu công nghiệp sinh thái bậc cao hơn không?

Các tiêu chí nhóm 4 này được đánh giá là "có" hay "không" với thang điểmtương ứng là 1 và 0

Các tiêu chí thuộc nhóm 1,2,3 có điểm từ 0 đến 5 Các tiêu chí được chiathành 10 bậc, mỗi bậc cách nhau 10% (ví dụ: Tiêu chí đạt 0% thì đạt bằng 0 điểm,tiêu chí >0% đến <10 % đạt 0,5 điểm; tiêu chí ≥ 90% đến 100% thì đạt 5 điểm) Sốđiểm của 12 tiêu chí này càng gần điểm 5 càng tốt Tổng số điểm cao nhất của 12tiêu chí này là 60 điểm

Tổng số điểm của 17 tiêu chí sẽ là 65 điểm và được chia thành 5 bậc có điểmcách đều nhau như bảng sau theo nguyên tắc điểm càng cao thì mức độ sinh tháicông nghiệp càng cao

Trang 22

Bảng 1.1 Phân loại cấp độ sinh thái công nghiệp của một khu công nghiệp

hiện hữu

Tổng điểm Tên gọi khu công

nghiệp sinh thái Đặc điểm

Kýhiệu

> 0-<13 khu công nghiệp

sinh thái cấp 1

Quan tâm đến quy hoạch tổng thểkhu công nghiệp, có yêu cầu, khuyếnkhích đối với từng doanh nghiệpthực hiện thu gom, tái chế chất thảivà áp dụng các giải pháp sản xuấtsạch hơn

E2

26 - <39điểm

khu công nghiệpsinh thái cấp 3

Có hệ thống quản lý môi trườnghoàn chỉnh, các doanh nghiệp ý thứcđược lợi ích môi trường của việc táisinh, tái chế chất thải

E3

39 - <52điểm

khu công nghiệpsinh thái cấp 4

Có hệ thống quản lý môi trườnghoàn chỉnh, việc trao đổi chất thảitrong khu công nghiệp được điềuphối bởi Ban quản lý các Khu côngnghiệp (hoặc Phòng môi trườngthuộc Ban quản lý các Khu côngnghiệp)

1.4.3 Đánh giá bằng công cụ phân tích ma trận SWOT

Trang 23

SWOT được bắt nguồn từ 4 chữ cái viết tắt điểm mạnh (Strengths), điểm yếu(Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) Thông qua phân tíchSWOT chúng ta sẽ nhìn rõ được yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến khảnăng chuyển đổi của Khu công nghiệp Khai Quang, từ đó đánh giá được khả năngáp dụng mô hình khu công nghiệp sinh thái cho Khu công nghiệp Khai Quang.

SWOT trình bày dưới dạng ma trận gồm 2 hàng 2 cột và chia làm 4 phần Mỗiphần ứng với những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức Mục đích phântích SWOT là nhằm xác định thế mạnh mà khu công nghiệp đang có để phát triểnthành khu công nghiệp sinh thái và những điểm hạn chế cần phải khắc phục

Trang 24

CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ỞVIỆT NAM, KINH NGHIỆM VỀ XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP SINH

THẢI, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU2.1 Hiện trạng hoạt động các khu công nghiệp ở Việt Nam

Qua hơn 30 năm đổi mới, tầm vóc và vị thế của Việt Nam đã có nhiều thayđổi Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng trong quá trình phát triển kinhtế - xã hội và đang hướng tới các mục tiêu, trở thành nước công nghiệp theo hướnghiện đại gắn với nền kinh tế tri thức… Quy hoạch xây dựng các khu công nghiệpcó vai trò và vị trí hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hộicủa quốc gia nhằm định hướng quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp Việt Namphát triển đồng bộ với hệ thống đô thị - nông thôn quốc gia, đảm bảo phát triển bềnvững

Theo UNIDO (2015), trong số hơn 1.000 khu kinh tế tại các quốc gia ASEANthì có tới 893 khu công nghiệp, 84 khu kinh tế đặc biệt, 25 khu công nghệ cao, chỉcó hai khu công nghệ sinh học và một công viên sáng tạo Tại Việt Nam, theo sốliệu của Vụ Quản lý các khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết năm 2018,toàn quốc có 326 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích tự nhiên hơn93 nghìn ha, chiếm 68% Trong đó, có 250 khu công nghiệp đã đi vào hoạt độngvới tổng diện tích đất tự nhiên 68 nghìn ha và 76 khu công nghiệp trong giai đoạnđền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với diện tích tự nhiên là 25 nghìnha Đối với khu kinh tế, có 18 khu kinh tế ven biển đã được thành lập với tổng diệntích tự nhiên mặt đất và mặt nước hơn 845 nghìn ha Lũy kế đến hết năm 2018, cáckhu công nghiệp, khu kinh tế trên cả nước thu hút được khoảng 7.500 dự án đầu tưtrong nước với tổng số vốn đăng ký ước đạt gần 970 nghìn tỷ đồng và khoảng8.000 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký ước đạt hơn 145tỷ đô la Mỹ Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đạt 73%

Hệ thống khu công nghiệp còn góp phần hiện đại hóa hệ thống cơ sở vật chấthạ tầng, đồng thời góp phần củng cố an ninh, quốc phòng Có 218/250 khu côngnghiệp có nhà máy xử lý nước thải tập trung hoạt động với tổng công suất xử lýnước thải đạt hơn 950.000 m3/ngày đêm Lao động trong các khu công nghiệp

Trang 25

khoảng trên 3 triệu lao động, trong đó nữ chiếm 60%, một số ngành như da giày,dệt may, chế biến thủy sản có doanh nghiệp tỷ lệ nữ chiếm tới 80% đến 90%.

Tuy nhiên, hệ thống các khu công nghiệp hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập,ảnh hưởng tới tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững Cụthể về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, số nhà máy xử lý nước thải trong khu công nghiệpmới đạt 88% thấp hơn so với chỉ tiêu đặt ra năm 2020 là 100% Nhiều địa phương,các quy định về môi trường, công nghệ còn lỏng lẻo, tiêu chí “lấp đầy” được đặtlên hàng đầu để giải quyết lao động thất nghiệp Thực trạng nhu cầu cung cấp điện,nước cho sản xuất còn thiếu, hiệu suất sử dụng năng lượng trong nhà máy còn thấp.Hệ thống công viên tập trung, cây xanh cách ly, chủng loại cây bố trí trong khucông nghiệp, nhà máy chưa hợp lý, hạn chế tác dụng điều hòa không khí và cảnhquan Việc tận dụng nước mưa, nước sản xuất cho tưới cây, vệ sinh trong khu côngnghiệp chưa được triển khai phổ biến Xây dựng mô hình khu công nghiệp sinh tháihướng tới mô hình khu công nghiệp bền vững còn hạn chế Việc chuyển đổi cáckhu công nghiệp truyền thống sang mô hình khu công nghiệp sinh thái, giai đoạn 1gắn các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch đã tiết kiệm mỗinăm hơn 22.000MW giờ điện, 600.000m3nước sạch… trị giá hơn 6,5 triệu USD

Giai đoạn 2010-2015, các địa phương đã đăng ký 110 dự án nhà ở cho côngnhân, 27 dự án được khởi công, 9 dự án hoàn thành Tỷ lệ công nhân lao động cónhà ở do doanh nghiệp và khu công nghiệp xây dựng tăng 10,3% so với 10 nămtrước đây Do quy mô lớn, vốn đầu tư cao, nhưng thu hồi vốn chậm, hiệu quả tháp,rất ít doanh nghiệp mặn mà đến việc xây dựng nhà ở cho công nhân Việc huy độngvốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp còn khó khăn… Mặc dầu cónhững chuyển biến tích cực nhưng vấn đề nhà ở, hạ tầng xã hội và đời sống côngnhân trong khu công nghiệp đặt ra hết sức cấp bách Tỷ lệ lao động nhập cư hiệnnay ở các khu công nghiệp khoảng trên 50%, địa phương có tỷ lệ lao động nhập cưcao như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, lao động ngoại tỉnhchiếm tới 70%, Hiện có khoảng 55% công nhân trong các khu công nghiệp tậptrung phải thuê nhà trọ Một số địa bàn xung quanh các khu công nghiệp đang quátải về hạ tầng, hệ thống an sinh xã hội chưa đáp ứng kịp, nhất là trường học từ mầmnon đến trung học và cơ sở khám, chữa bệnh Số học sinh các cấp từ mẫu giáo đến

Trang 26

trung học đều vượt chuẩn, thậm chí có nơi phải bố trí học ba ca Các dịch vụ thiếtyếu phục vụ công nhân như chợ, siêu thị, khu vui chơi giải trí… chủ yếu mang tínhtự phát, chưa được đầu tư bài bản gắn với địa bàn và nhu cầu thực tế của người dân.Sự phát triển quá nhanh có phần thiếu kiểm soát về quy mô, ranh giới đô thị khiếncho cấu trúc đô thị có phần bất ổn Nhiều khu vực trước đây được xác định thuộcngoại vi như các khu công nghiệp, khu xử lý chất thải, nghĩa trang, tuyến đường sắtvà nhà ga đường sắt… nay bị bao vây bởi các khu đô thị mới Tại nhiều đô thị cócác khu công nghiệp phát triển ở khu vực ven đô thì hệ thống nhà ở công nhânthiếu tiện ích đô thị, hạ tầng xã hội vì nằm xa các trung tâm đô thị.

Tỷ lệ lấp đấy ở nhiều khu công nghiệp còn thấp, đặc biệt ở các tỉnh miền núiphía Bắc và Trung Bộ vẫn dưới 30% Hạ tầng kết nối đa phương tiện thiếu đồng bộ,mất cân đối khi vận tải đường bộ chiếm tới 77% tổng lượng hàng hóa vận chuyểncủa cả nước Tiêu chuẩn kỹ thuật hạ tầng, nhà xưởng còn thấp…

2.2 Kinh nghiệm về xây dựng khu công nghiệp sinh thái

2.2.1 Kinh nghiệm về xây dựng khu công nghiệp sinh thái trên thế giới

a) Khu công nghiệp sinh thái Kalundborg, Đan MạchKCN Kalundborg, Đan Mạch được coi là KCN điển hình đầu tiên trên thếgiới ứng dụng những nghiên cứu vào việc phát triển một hệ thống cộng sinh côngnghiệp thông qua sự trao đổi năng lượng và nguyên vật liệu giữa các công ty

Doanh nghiệp chủ chốt trong hệ sinh thái công nghiệp này là nhà máy điệnAsnaes với công suất 1.500 MW Hầu hết các trạm phát điện sử dụng nhiên liệuhoá thạch, có hiệu suất cao để chuyển hoá năng lượng từ việc đốt than thành điệnnăng chỉ đạt 40%, 60% năng lượng còn lại bị thải bỏ ra môi trường dưới dạng nhiệt,phần lớn ở dạng hơi nước và khí Ethane và Methane, nhiệt thừa, thạch cao, xỉ than,bùn thải, tro bụi,

b) Khu công nghiệp sinh thái Fairfield, Baltimore, Maryland, USAKhu công nghiệp sinh thái Fairfield tập trung các ngành công nghiệp như: dầukhí, hóa chất hữu cơ (sản xuất và phân phối asphalt, các công ty dầu và hóa chất)và những cơ sở sản xuất nhỏ (lắp ráp lốp xe, sản xuất thùng chứa, ) Fairfield được

Trang 27

coi như là một hệ kinh tế “carbon” - nơi tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt độngtái sinh, tái chế các hợp chất hữu cơ Đây là một trong những lý do khiến khu côngnghiệp nêu trên trở thành bằng chứng tin cậy và là mô hình phát triển công nghiệplý tưởng cho tương lai.

c) Khu công nghiệp Quảng Châu, Trung QuốcKhu công nghiệp Quảng Châu là một khu công nghiệp sinh thái hóa chất vớidoanh nghiệp chủ chốt là Tập đoàn Juhua Khu công nghiệp này tập trung vào ba ngànhcông nghiệp hóa chất chính là folorua, clo và soda, sản xuất trên 180 sản phẩm hóa chấtkhác nhau Chất thải của doanh nghiệp này trở thành nguyên liệu cho doanh nghiệpkhác, do đó hạn chế đến mức thấp nhất chất thải bỏ ra môi trường

2.2.2 Kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam

a) Những kế quả đạt đượcDự án triển khai sáng kiến khu công nghiệp sinh thái hướng tới mô hình khucông nghiệp bền vững tại Việt Nam với sự tham gia của 72 doanh nghiệp từ 4 khucông nghiệp ở Ninh Bình, Cần Thơ và Đà Nẵng đã áp dụng các công nghệ và cácgiải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn, qua đó giúp hàng nămtiết kiệm được hơn 6,5 triệu USD

Dự án nêu trên do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tổ chức Phát triểnCông nghiệp của Liên Hợp quốc thực hiện vào năm 2014 Dự án thực hiện thíđiểm tại các khu công nghiệp Khánh Phú và Gián Khẩu (tỉnh Ninh Bình); khucông nghiệp Hòa Khánh (thành phố Đà Nẵng) và khu công nghiệp Trà Nóc 1 & 2(Cần Thơ) Mục tiêu của dự án là thúc đẩy quá trình chuyển giao, triển khai vànhân rộng các công nghệ và các giải pháp sạch nhằm giảm thiểu rác thải độc hại,phát thải khí nhà kính cũng như các chất gây ô nhiễm nguồn nước và quản lý tốthóa chất tại các khu công nghiệp thí điểm Các doanh nghiệp trong các khu côngnghiệp tham gia dự án được hỗ trợ cung cấp các thông tin về chuyển giao côngnghệ mới nhất và tư vấn các giải pháp sản xuất sạch hơn qua đó giúp hỗ trợ cácdoanh nghiệp tận dụng tối đa đầu vào nguyên liệu thô, sử dụng năng lượng hiệuquả hơn, sử dụng tiết kiệm nước cũng như đảm bảo an toàn về sử dụng hóa chất vàquản lý nước thải

Trang 28

Các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch do dự án tư vấn chocác doanh nghiệp triển khai đã giúp tiết kiệm được hơn 22.000 Mwh điện; hơn 600.000m3nước sạch; hơn 140 TJ (Terajun) nhiên liệu hóa thạch và gần 3.600 tấn hóa chất vàchất thải Các giải pháp này cũng đã giảm được 32 Kt khí CO2hàng năm.

Dự án cũng đã hỗ trợ Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình xây dựng cácchính sách và hướng dẫn về chuyển đổi các khu công nghiệp theo hướng khu côngnghiệp sinh thái Ngoài ra, Dự án đã xây dựng hướng dẫn cách tiếp cận tài chínhxanh, Sổ tay ngăn ngừa, chuẩn bị và ứng phó với các rủi ro về môi trường tại khucông nghiệp và nhiều hướng dẫn liên quan khác

b) Bài học kinh nghiệm cho Việt NamTăng trưởng gắn với phát triển, tuy nhiên, chúng ta đã phải bỏ ra nhiều nguồnlực cả về vật chất lẫn tinh thần để khắc phục hệ lụy về môi trường nảy sinh, đi cùngvới sự tăng trưởng trong sản xuất công nghiệp Do vậy, chúng ta không đặt mụctiêu tăng trưởng bằng mọi giá mà chính sự phát triển bền vững lại mở ra cho chúngta nhiều cơ hội hợp tác để cùng chia sẻ thành công ở một cách tiếp cận khác Vìvậy, cần tạo sự đồng thuận về nhận thức trong cả cộng đồng, từ các nhà quản lý,doanh nghiệp và người dân, điều đó mới có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng vàphát triển bền vững

Có bước đi phù hợp: Việc xây dựng khu công nghiệp sinh thái khó khăn hơnnhiều so với các khu công nghiệp thông thường Với khu công nghiệp sinh thái,việc thu hút đầu tư phải đảm bảo các tiêu chí của khu công nghiệp sinh thái, trongđó tiêu chí khó khăn nhất là phải đảm bảo “trao đổi chất thải” Do đó, phải xâydựng được quy hoạch cho giai đoạn lâu dài, quy mô lớn (vùng và liên vùng)

c) Thuận lợi và khó khăn trong quá trình chuyển đổi khu công nghiệp thôngthường trở thành khu công nghiệp sinh thái

Việc chuyển đổi khu công nghiệp thông thường trở thành khu công nghiệpsinh thái có thuận lợi là vị trí, địa điểm sẵn có mà không cần một địa điểm mới.Điều này không bị ảnh hưởng tới quỹ đất đô thị cũng như không xâm phạm tới đấtđai nông nghiệp hiện có của địa phương; có thể tận dựng hiệu quả hệ thống hạ tầngkỹ thuật có sẵn

Trang 29

Bên cạnh đó cũng có khó khăn bao gồm:(1) Đối với các loại phế thải, chất thải, nguyên nhiên liệu đầu vào và đầu ratrong một số doanh nghiệp hiện có phải chuyển đổi công nghệ bảo vệ môi trường,nên khó xây dựng được hệ sinh thái công nghiệp.

(2) Việc giải quyết các mâu thuẫn của các doanh nghiệp cũ và mới là tươngđối khó khăn

(3) Việc xác định chính xác khả năng đáp ứng của hệ thống hạ tầng kỹ thuậthiện tại để chuyển đổi sang hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chí của khu côngnghiệp sinh thái cũng tương đối khó khăn

(4) Khó khăn đối với các doanh nghiệp không đủ tiêu chí là doanh nghiệpthành viên của khu công nghiệp sinh thái, buộc phải di dời hoặc chuyển đổi để trởthành viên của khu công nghiệp sinh thái

2.2.3 Phương pháp xây dựng khu công nghiệp sinh thái

a) Cơ sở khoa họcKhu công nghiệp sinh thái là mô hình của phát triển bền vững trong phát triểncác khu công nghiệp Định hướng cơ bản nhất cho việc phát triển khu công nghiệpsinh thái là sinh thái học công nghiệp và công nghệ sản xuất sạch, thân thiện vớimôi trường

Hình thành và phát triển hệ sinh thái công nghiệp là một trong vấn đề quantrọng của sinh thái học công nghiệp Giống như hệ sinh thái tự nhiên, mỗi côngđoạn trong hệ sinh thái công nghiệp là một bộ phận phụ thuộc và liên kết với nhau

Trong hệ sinh thái công nghiệp, bốn lĩnh vực cơ bản là khai thác, sản xuất, tiêu dùngvà xử lý chất thải sẽ đem lại hiệu quả cao hơn và giảm tác động tới các hệ thống khác

b) Phương pháp xây dựng khu công nghiệp sinh tháiMô hình xây dựng khu công nghiệp sinh thái (không chất thải) gồm bốn bước:(1) Phân tích dòng vật liệu và năng lượng liên quan đến khu công nghiệp nghiêncứu; (2) Tập trung vào việc ngăn ngừa phát sinh chất thải tại nguồn; (3) Đánh giávà thiết kế các phương án thu hồi, tái sinh, tái sử dụng các chất thải còn lại sau khiđã áp dụng các biện pháp sản xuất sạch; (4) Trước khi thải chất thải vào môi trường,

Trang 30

phải xác định công nghệ xử lý phù hợp đối với loại chất thải này.Trong điều kiện ở Việt Nam, việc áp dụng các giải pháp ngăn ngừa và xử lýchất thải theo thứ tự ưu tiên nói trên sẽ ít khả thi do hạn chế về tài chính Để khắcphục hạn chế đã nêu, phải áp dụng theo thứ tự ưu tiên gồm: (1) Phân loại, tái sinhvà tái sử dụng chất thải; (2) Xử lý cuối đường ống; (3) Ngăn ngừa và giảm thiểuchất thải tại nguồn.

Phương pháp xây dựng mô hình khu công nghiệp sinh thái (TS Võ Thy Trang)phù hợp với điều hiện tại của Việt Nam như sau:

(1) Đánh giá quy trình, đánh giá năng lực công nghệ của các nhà máy: Nghiêncứu kỹ quy trình công nghệ của từng nhà máy để đánh giá năng lực công nghệthông qua một số chỉ tiêu: Chỉ số thiết bị hiện đại của các doanh nghiệp; chỉ tiêulao động làm việc trên thiết bị cơ khí và tự động hóa; chi phí năng lượng cho mộtsản phẩm tính theo giá trị; trình độ và năng lực công nghệ của doanh nghiệp mới ởgiai đoạn nào Từ đó, nghiên cứu quá trình xả chất thải của các nhà máy và khảnăng liên kết của các nhà máy đó trong khu công nghiệp

(2) Xác định khối lượng, mức độ chất thải: Đây là bước quan trọng, là cơ sởđể thực hiện các bước tiếp theo Trong các nhà máy, cần xác định các thành phần,khối lượng, phương pháp xử lý, các tác động của chất thải đến môi trường Ngoàira, nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất của các nhà máy đóng vai trò quan trọngtrong việc đánh giá khả năng tái sử dụng chất thải từ nhà máy này để thay thế mộtphần nguyên liệu của các nhà máy khác trong khu công nghiệp

(3) Lựa chọn phương án tối ưu về tái sinh và tái sử dụng chất thải: Việc tái sửdụng chất thải của cơ sở này cho cơ sở khác được phân thành hai dạng chính: Táisử dụng trực tiếp trong quy trình sản xuất của các cơ sở khác; xử lý hoặc tái chếthành nguyên liệu mới trước khi tái sử dụng Cần xác định rõ thành phần và đặctính của dòng chất thải, vật liệu và năng lượng có khả năng tái chế; lượng vật liệuvà năng lượng thải; sự phân bố của các dòng vật liệu và năng lượng thải theo thờigian; các cơ sở có khả năng tái sử dụng vật liệu và năng lượng thải

(4) Đánh giá, lựa chọn giải pháp tối ưu về xử lý cuối đường ống, thải bỏ hợpvệ sinh: Đối với các chất thải không có khả năng tái sử dụng, cần lựa chọn công

Trang 31

nghệ xử lý hợp lý Công nghệ xử lý cần được xem xét phải đảm bảo các yếu tố:Đặc tính và khối lượng chất thải; tiêu chuẩn môi trường về giảm thiểu ô nhiễm; yêucầu về bảo vệ môi trường; hiệu quả kinh tế…

2.3 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

2.3.1 Tổng quan về tỉnh Vĩnh Phúc.

Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng thuộc trung du vàmiền núi phía bắc, khoảng giữa của miền Bắc Việt Nam, khu vực trung du, nằm ởvùng đỉnh của châu thổ sông Hồng Vì vậy, có ba vùng sinh thái: đồng bằng ởphía nam tỉnh, trung du ở phía bắc tỉnh và vùng núi ở huyện Tam Đảo Phía bắcgiáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang; phía tây giáp tỉnh Phú Thọ với ranhgiới tự nhiên là sông Lô; phía nam giáp thị xã Sơn Tây và các huyện Ba Vì, PhúcThọ thuộc Hà Nội với ranh giới tự nhiên là sông Hồng; phía đông giáp haihuyện Sóc Sơn và Mê Linh thuộc Hà Nội Tỉnh có hệ thống giao thông thuận lợivới quốc lộ 2, cao tốc Hà Nội - Lào Cai và đường sắt Hà Nội - Lào Cai

Tỉnh Vĩnh Phúc có 09 đơn vị hành chính cấp tỉnh (02 thành phố và 07 huyện).Thành phố Vĩnh Yên là trung tâm của Vĩnh Phú, cách trung tâm thủ đô Hà Nội50km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km khá tiềm năng và thuận lợi cho giaothương, buôn bán, sản xuất với thủ đô và các tỉnh khác

Năm 2019, Vĩnh Phúc có dân số đông thứ 37 cả nước, với 1.115.154 ngườidân Vĩnh Phúc xếp thứ 15 về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), thứ09 về GRDP bình quân đầu người (105 triệu đồng/người) và đứng thứ 31 về tốc độtăng trưởng GRDP (118.400 tỉ đồng), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,06%

Về địa hình: Do nằm trong vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng Châu thổ SôngHồng và trung du nên có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Nó đượcchia làm 3 vùng sinh thái rõ rệt là đồng bằng, vùng núi và trung du Vùng trung dukế tiếp vùng núi, trải dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam có diện tích khoảng25.100ha, vùng đồng bằng có diện tích khoảng 33.500 ha, khu vực vùng núi códiện tích tự nhiên khoảng 65.500 ha

Về mặt khí hậu: Vĩnh Phúc nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa,nóng ẩm Nhiệt độ trung bình năm 23,2°C - 25°C, lượng mưa 1.500 - 1.700 ml; độ

Trang 32

ẩm trung bình 84 - 85%, số giờ nắng trong năm 1.400 - 1.800 giờ Hướng gió phổbiến là Đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, gió Đông Bắc thổi từ tháng 10 tớitháng 3 của năm sau, có kèm sương muối Riêng vùng núi Tam Đảo có kiểu khíhậu quanh năm mát mẻ với nhiệt độ trung bình 18°C, cùng với cảnh rừng núi xanhtươi, phù hợp cho phát triển các hoạt động du lịch, nghỉ ngơi, giải trí.

Về thủy văn: Toàn tỉnh có tổng cộng 184 hồ chứa nước với dung tich lên đến79,12 triệu m3; các đầm, ao, hồ với tổng dung tích là 26,4 triệu m3; các sông suối,khe, lạch nhỏ vào khoảng 5,5 triệu m3 Tỉnh có 4 con sông lớn chảy qua là: sôngHồng, sông Lô, sông Phó Đáy và sông Cà Lồ

Một số yếu tố hình thành nên nét đặc biệt của tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm:Vĩnh Phúc có khoảng 32,4 nghìn ha là đất lâm nghiệp Trong đó, 13,2 nghìnha là rừng sản xuất, 4,0 nghìn ha là rừng phòng hộ và 15,1 nghìn ha là rừng đặcdụng Đáng kể nhất là Vườn Quốc gia Tam Đảo với trên 15 nghìn ha Đây là nơibảo tồn nguồn gen động thực vật với trên 620 loài cây thảo mộc cùng với 165 loàichim thú Trong đó, có rất nhiều loại quý hiếm được ghi vào sách đỏ như cầy mực,sóc bay, vượn Đây không những là nơi bảo tồn nguồn gen động, thực vật mà còncó vai trò điều hoà nguồn nước, khí hậu để phục vụ cho phát triển các dịch vụ thămquan, du lịch

Vĩnh Phúc có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch tự nhiên và du lịch nhânvăn điển hình là dãy núi Tam Đảo có hình cánh cung, độ cao trên 1500m, dài 50km, rộng 10 km với phong cảnh thiên nhiên đẹp, khí hậu trong lành, mát mẻ Đặcbiệt, Vườn Quốc gia Tam Đảo và các vùng phụ cận thuộc loại rừng nguyên sinh cónhiều loài động thực vật được bảo tồn tương đối nguyên vẹn

2.3.2 Tổng quan về Khu công nghiệp Khai Quang

Theo Quyết định số 2032/QĐ-UBND ngày 04 tháng 9 năm 2018 của UBNDtỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng Khu côngnghiệp Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên - tỷ lệ 1/2000 (lần 6), Khu công nghiệpKhai Quang có tổng diện tích 216,24ha nằm trên địa bàn phường Khai Quang(thành phố Vĩnh Yên) và các xã Tam Hợp, Quất Lưu (huyện Bình Xuyên) Chủ đầutư hiện nay là Công ty Cổ phần phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc Phía Bắc của khu

Trang 33

giáp khu dân cư Minh Quyết, phường Khai Quang; phía Đông giáp núi Trống; phíaTây giáp khu dân cư Thanh Giã, phường Khai Quang; phía Nam giáp xã Quất Lưu,Tam Hợp, đường sắt Hà Nội - Lào Cai và quốc lộ 2.

Hạ tầng kỹ thuật đồng bộ gồm có: Trạm điện 110/35/22 kV với công suất 126MVA, có hệ thống đường giao thông thuận tiện, hệ thống thoát nước mưa và xử lýnước thải riêng, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, hải quan thuận tiện, nhà máynước Vĩnh Yên công suất 32.000m3 ngày đêm Với chi phí đầu tư có giá thuê đấtđã có hạ tầng khoảng 55- 65USD/m2/đời dự án Phí quản lý khu công nghiệp là0,35USD/m2/năm Có tổng số dự án đã đăng ký đầu tư 80 dự án, trong đó có 77 dựán đi vào hoạt động Số vốn đăng ký là 757,26 triệu USD và 362,53 tỉ đồng Tỷ lệlấp đầy là 92% Loại hình sản xuất, kinh doanh bao gồm: Sản xuất, chế tạo cácthiết bị cơ khí chính xác; điện tử, điện lạnh, thiết bị, phụ tùng ô tô, xe máy, sản xuấtkhuôn mẫu cho các sản phẩm kim loại và phi kim loại

Trang 34

Hình 2.1 Bản đồ tổng thể Khu công nghiệp Khai Quang

Trang 35

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU3.1 Đánh giá hiện trạng Khu công nghiệp Khai Quang

3.1.1 Hiện trạng về cơ sở hạ tầng, và ngành nghề thu hút đầu tư

a) Về cơ sở hạ tầngKhu công nghiệp Khai Quang là một trong số ít khu công nghiệp đầu tiên củatỉnh Vĩnh Phúc, nằm trên địa bàn phường Khai Quang (thành phố Vĩnh Yên), xãQuất Lưu và xã Tam Hợp (huyện Bình Xuyên) với tổng diện tích ban đầu là260,62ha, tuy nhiên do khu công nghiệp có vị trí nằm trong thành phố nên quy môđược điều chỉnh nhiều lần, đến nay tổng diện tích khu công nghiệp sau điều chỉnhlần thứ 6 là 216,24ha (theo Quyết định số 2032/QĐ-UBND ngày 04 tháng 9 năm2018 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc) Khu công nghiệp Khai Quang được thành lậpvới chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc Các vị trí tiếp giápcủa Khu công nghiệp như sau: Phía Bắc giáp khu dân cư Minh Quyết, phường KhaiQuang; phía Đông giáp núi Trống; phía Tây giáp khu dân cư Thanh Giã, phườngKhai Quang; phía Nam giáp xã Quất Lưu, Tam Hợp, đường sắt Hà Nội - Lào Caivà quốc lộ 2

Khu công nghiệp Khai Quang bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2008 Hiện tại,toàn bộ diện tích đất đã được xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xây dựngđồng bộ hệ thống đường giao thông nội bộ, hệ thống thu thoát nước mưa, thu gomnước thải và đường ngoài Khu công nghiệp, vỉa hè, điện chiếu sáng, trồng cây xanh.Các hạng mục công trình chính của khu công nghiệp bao gồm: Đất xây dựng nhàmáy công nghiệp trên 18 lô đất từ CN1 đến CN18 Mật độ xây dựng các lô đấttrung bình 60%, chiều cao trung bình 02 tầng; khu trung tâm hành chính, dịch vụkhu công nghiệp được bố trí dưới chân đồi Gò Rùa, có tổng diện tích 2,29 ha Mậtđộ xây dựng tối đa 40%, chiều cao trung bình từ 3 - 5 tầng Khu công nghiệp đã cócơ sở hạ tầng hoàn thiện về hệ thống thu gom nước mưa quanh khuôn viên khucông nghiệp tách riêng biệt với hệ thống thu gom nước thải Khu công nghiệp đã cóhệ thống xử lý nước thải tập trung với quy mô hệ thống xử lý nước thải tập trung:Tổng công suất của hệ thống là 9.800m3/ngày đêm, được chia làm 03 module : 01module công suất 1.800m3/ngày đêm đi vào vận hành từ năm 2008; 01 module

Trang 36

công suất 4.000m3 đi vào vận hành từ năm 2012 và 01 module công suất 4.000m3đi vào vận hành chính thức từ tháng 3 năm 2020.

b) Về thu hút đầu tưHiện nay, Khu công nghiệp Khai Quang đã có 72 doanh nghiệp đang hoạtđộng sản xuất, kinh doanh; trong đó có 55 doanh nghiệp ký hợp đồng thuê đất trựctiếp với Khu công nghiệp, 16 doanh nghiệp thuê lại nhà xưởng dư thừa của cácdoanh nghiệp thứ cấp Tỷ lệ lấp đầy của Khu công nghiệp Khai Quang là 92% Cácngành nghề thu hút đầu tư: Công nghiệp cơ khí: Sản xuất, lắp ráp ô tô; sản xuất phụtùng, linh kiện phục vụ cho việc lắp ráp ô tô, xe máy, các linh kiện, cơ khí chínhxác; công nghiệp điện tử; công nghiệp vật liệu xây dựng cao cấp, bao bì nhựa, sảnphẩm nhựa; công nghiệp nhẹ: Dệt (không nhuộm), may, mỹ phẩm, chế biến nôngsản, thiết bị đồ dùng học tập; sản xuất, pha chế hóa chất…

Bảng 3.1 Tổng hợp các ngành nghề được đầu tư vào Khu công nghiệp Khai

Quang

1Sản xuất, lắp ráp ô tô; sản xuất phụ tùng, linh kiệnphục vụ cho việc lắp ráp ô tô, xe máy, các linh kiện,chi tiết cơ khí chính xác

19

5 Sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm 5

Trang 37

[Nguồn: Tác giả tổng hợp]

c) Hiện trạng sử dụng, quản lý đất của Khu công nghiệp Khai Quang

Bảng 3.2 Cơ cấu sử dụng đất của khu công nghiệp theo điều chỉnh quy hoạch

lần 6 của Khu công nghiệp Khai Quang

[Nguồn: Công ty Cổ phần Phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc]

3.1.2 Hiện trạng môi trường

Khu công nghiệp Khai Quang đã hoàn thiện và được cấp có thẩm quyền phêduyệt các thủ tục pháp lý về bảo vệ môi trường đối với dự án xây dựng cơ sở, hạtầng khu công nghiệp 100% các dự án được cấp phép đầu tư vào khu công nghiệpcó hồ sơ môi trường (báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệmôi trường) được cấp có thẩm quyền phê duyệt Tuy nhiên, việc tuân thủ các nộidung đã được cam kết trong hồ sơ môi trường chưa thực sự nghiêm túc, đây là bàitoán khó trong công tác quản lý Đánh giá chất lượng môi trường không khí, nướcvà chất thải rắn là cơ sở quan trọng để có các giải pháp phù hợp giảm thiểu ô nhiễmmôi trường tiến đến xây dựng mô hình khu công nghiệp sinh thái cho Khu côngnghiệp Khai Quang

a) Môi trường không khíTheo nguồn tác giả tổng hợp tại bảng 3, ta có thể đánh giá được môi trườngkhông khí khu vực đặc trưng bởi bụi và khí thải phát sinh từ các nhóm ngành sảnxuất: Công nghiệp cơ khí; sản xuất linh kiện điện, điện tử; xử lý bề mặt kim loại;sản xuất các sản phẩm nhựa, cao su; sản xuất sơn; pha chế hoá chất…

Trang 38

Bảng 3.3 Nguồn gây ô nhiễm không khí tại Khu công nghiệp Khai Quang

TT Các ngành sản xuất Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí1 Cơ khí Tiếng ồn, rung động, khói hàn, bụi kim loại, hơidung môi hữu cơ pha sơn, bụi sơn, 2 Sản xuất đồ nhựa, cao su Bụi nhựa, cao su, các hơi hữu cơ,…

3 Pha chế hoá chất Hơi hoá chất mang tính Axit, bazơ cao4 Công nghiệp dệt may Bụi vải, sợi, tiếng ồn và rung động, 5 Công nghiệp hàng tiêu dùng,điện tử, điện gia dụng Bụi, khói, dung môi, hợp chất hữu cơ bay hơi, chấttẩy rửa

Trong đó, các ngành nghề sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất sơn, sản xuấtnhựa, cao su phát sinh ra các bụi lơ lửng, các khí thải hơi hữu có ảnh hưởng lớnđến môi trường không khí khu vực Ngành sản xuất pha chế hoá chất và xử lý bềmặt kim loại, xi mạ phát sinh các hơi hoá chất có tính axit, bazơ cao, các hơi hoáchất mang tính kim loại tác động ảnh hưởng tới môi trường rất lớn Do vậy, việcđưa ra các biện pháp giảm thiểu phù hợp và thực hiện nghiêm ngặt, hiệu quả cácbiện pháp đó vừa giảm thiểu ô nhiễm tác động tới môi trường vừa từng bước xâydựng mô hình khu công nghiệp sinh thái cho Khu công nghiệp Khai Quang

Để nghiên cứu về chất lượng môi trường không khí Khu công nghiệp KhaiQuang thông qua các chỉ số ô nhiễm, tiến hành đánh giá chất lượng không khí xungquanh tại 04 vị trí trong Khu công nghiệp: KK1 - Mẫu không khí tại khu vực trungtâm (giáp với Công ty HHCN Sun Hua); KK2 - Mẫu không khí tại khu vực gócphía Bắc Khu công nghiệp (giáp Công ty TNHH VPIC1); KK3 - Mẫu không khí tạikhu vực góc phía Nam Khu công nghiệp (giáp Công ty Orchem); KK4 - Mẫukhông khí tại khu vực góc phía Tây khu công nghiệp

Bảng 3.4 Kết quả quan trắc môi trường không khí Khu công nghiệp Khai

Trang 39

5 Tiếng ồn dBA 57,6 57,9 58,1 56,9 70(*)

[Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc]

Ghi chú: QCVN 05-MT:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chấtlượng không khí xung quanh; (*): QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuậtquốc gia về tiếng ồn

Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh của Khu côngnghiệp cho thấy: Tất cả các chỉ tiêu đo đạc đều nằm trong giới hạn cho phép; điềuđó cho thấy hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự án hiện khá tốt

Mẫu không khí tại các vị trí khác nhau trong khu công nghiệp không có nhiềusự biến động khác biệt

b) Chất lượng nước thải- Nước thải sinh hoạt: Theo hợp đồng đấu nối xử lý nước thải giữa các doanhnghiệp thứ cấp với Công ty Cổ phần Phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc, nước thải sinhhoạt từ các cơ sở sản xuất trong Khu công nghiệp được xử lý đạt cột B của QCVN40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp trướckhi chảy vào hệ thống thoát nước chung của Khu công nghiệp để tiếp tục xử lý tạitrạm xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp Khai Quang

- Nước thải công nghiệp:Nước thải công nghiệp phát sinh từ các quá trình sản xuất khác nhau của cácnhà máy trong khu công nghiệp có thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm khácnhau, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất có hoạt động xi mạ trong dây chuyềnsản xuất, nước thải này chứa hàm lượng axit, bazơ cao, chứa hàm lượng các kimloại nặng: Ni, Cu, Fe,…

Bảng 3.5 Lưu lượng nước thải trung bình của các cơ sở có hoạt động sản xuất

xi mạ trong Khu công nghiệp Khai Quang

2 Công ty TNHH Chính xác Việt Nam 1 436,23 Công ty TNHH Công nghệ Hsieh Yuan Việt Nam 152,114 Công ty HHCN Lâm Viễn Vĩnh Phúc 112,23

Trang 40

5 Công ty TNHH Diamond 145,25

7 Công ty TNHH MTV Thiện Mỹ Vĩnh Phúc 216,67

[Nguồn:Tác giả tổng hợp]

Theo Hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý nước thải giữa Công ty Cổ phầnphát triển hạ tầng Vĩnh Phúc với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp KhaiQuang, nước thải của các doanh nghiệp này phải được xử lý đạt cột B, QCVN40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải côngnghiệp, riêng các chỉ tiêu kim loại nặng phải xử lý đạt cột A trước khi đưa về xử lýtại trạm xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp Khai Quang

Hiện nay, Công ty Cổ phần phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc chưa lắp đặt đồng hồđo lưu lượng nước thải của từng doanh nghiệp trước khi đấu nối; lưu lượng nướcthải được tính bằng 80% lượng nước sạch sử dụng của các doanh nghiệp trong khucông nghiệp (100% các công ty trong khu công nghiệp sử dụng nước sạch, khôngsử dụng giếng khoan) Tổng lưu lượng nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tậptrung của khu công nghiệp trung bình khoảng 7.440 m3/ngày đêm

Công nghệ xử lý nước thải của trạm xử lý nước thải tập trung: Module 1 vàmodule 2 có công nghệ xử lý AO (phương pháp sử dụng vi sinh vật thiếu khí vàhiếu khí để phân giải các hợp chất hữu cơ có trong nước thải) Công nghệ xử lýnước thải module 3: sử dụng công nghệ SBR (viết tắt của tên tiếng Anh làSequency Batch Reactor, là công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệphản ứng sinh học theo mẻ), hệ thống này thiết kế để tiếp nhận nước thải với cácthông số ô nhiễm vượt 200% nước thải đầu vào so với QCVN 40:20110/BTNMT,cột B, tức là có thể vận hành vượt công suất 20%

Đánh giá về chất lượng nước thải của Khu công nghiệp Khai Quang sau xử lý,tác giả đã thu thập thông tin kết quả quan trắc nước thải sau xử lý xả ra hệ thốngthoát nước của phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên; tọa độ: X: 2355230, Y:565470, được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.6 Kết quả quan trắc chất lượng nước thải của Khu công nghiệp Khai

Quang sau xử lý tháng 3 năm 2020

Ngày đăng: 21/09/2024, 08:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Phùng Sỹ Chí (2015). “Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá quá trình chuyển đổi từ khu công nghiệp hiện hữu thành khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam”.Tạp trí phát triển Khoa học và công nghệ, 126-136 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá quá trình chuyểnđổi từ khu công nghiệp hiện hữu thành khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam
Tác giả: Phùng Sỹ Chí
Năm: 2015
15.Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc, Cục kinh tế liên bang Thụy Sỹ, Quỹ môi trường toàn cầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (2016). Tài liệu tập huấn về“Dự án triển khai sáng kiến khu công nghiệp sinh thái hướng tới mô hình khu công nghiệp bền vững tại Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự án triển khai sáng kiến khu công nghiệp sinh thái hướng tới mô hình khucông nghiệp bền vững tại Việt Nam
Tác giả: Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc, Cục kinh tế liên bang Thụy Sỹ, Quỹ môi trường toàn cầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm: 2016
17.Võ Thy Trang (2008). “Khu công nghiệp sinh thái - Mô hình hướng đến sự phát triển bền vững ở Việt Nam”. Tạp trí chí Khoa học và Công nghệ, 68(6), 25-31.Trang web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khu công nghiệp sinh thái - Mô hình hướng đến sự pháttriển bền vững ở Việt Nam”."Tạp trí chí Khoa học và Công nghệ
Tác giả: Võ Thy Trang
Năm: 2008
19.Tạp chí Quy hoạch Xây dựng (2020). Quy hoạch xây dựng và quản lý phát triển vùng ven đô. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2020 tại website https://www.viup.vn/vn/Tap-chi-QHXD-m17-Tap-chi-QHXD-so-103-104-BR-font-color-050404-QUY-HOA-CH-XAY-DU-NG-VA-QUA-N-LY-PHA-T-TRIE-N-VU-NG-VEN-DO-d362.html Link
1. Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc. (2019). Báo cáo tổng kết năm 2019 Khác
2. Bộ Công thương (2011). Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn. Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, Chương trình hợp tác phát triển Việt Nam- Đan Mạch về môi trường Khác
3. Chính phủ (2018). Quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế. Ban hành kèm theo Nghị định số 82/2018/NĐ-CP Khác
5. Vũ Cao Đàm (1999). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Bài giảng cho lớp cao học, ĐHQG Hà Nội Khác
6. Nguyễn Đình Hương (2006). Kinh tế chất thải. Hà Nội: NXB Giáo Dục Khác
7. Nguyễn Cao Lãnh (2007). Khu công nghiệp sinh thái - một mô hình cho phát triển bền vững ở Việt Nam. Hà Nội: NXB Khoa học và Kỹ thuật Khác
8. Sở Tài nguyên và Môi trường (2019). Báo cáo kết quả quan trắc hiện trạng môi trường tỉnh Vĩnh Phúc Khác
9. Sở Tài nguyên và Môi trường (2020). Báo cáo kết quả quan trắc hiện trạng môi trường tỉnh Vĩnh Phúc đợt 1, đợt 2, đợt 3 năm 2020 Khác
11.Thủ tướng Chính Phủ (2009). Phê duyệt chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020. Ban hành kèm theo Quyết định số 1419/QĐ-TTg Khác
12.Thủ tướng Chính Phủ (2012). Phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Ban hành kèm theo Quyết định số 1216/QĐ-TTg Khác
14.Thủ tướng Chính Phủ (2012). Phê duyệt Chiến lược quốc gia về Phát triển bền vững. Ban hành kèm theo Quyết định số 432/QĐ-TTg Khác
16.Tổng cục thống kê (2019). Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2019 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w