1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu dòng chảy chất thải nhựa từ một số nguồn thải trên Địa bàn thành phố hà nội và Đề xuất biện pháp quản lý

86 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nghiên cứu dòng chảy chất thải nhựa từ một số nguồn thải trên Địa bàn thành phố hà nội và Đề xuất biện pháp quản lý Nghiên cứu dòng chảy chất thải nhựa từ một số nguồn thải trên Địa bàn thành phố hà nội và Đề xuất biện pháp quản lý

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

- -

Ngô Anh Tâm

NGHIÊN CỨU DÒNG CHẢY CHẤT THẢI NHỰA TỪ MỘT SỐ NGUỒN THẢI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội, 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

- -

Ngô Anh Tâm

NGHIÊN CỨU DÒNG CHẢY CHẤT THẢI NHỰA TỪ MỘT SỐ NGUỒN THẢI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường Mã số: 8520320.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS Trần Đình Trinh

GS TS Nguyễn Mạnh Khải

Hà Nội, 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Đình Trinh và GS.TS Nguyễn Mạnh Khải đã hướng dẫn, quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Khoa Môi trường - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung và Bộ môn Công nghệ môi trường nói riêng đã giảng dạy và trang bị cho tôi những kiến thức quý giá trong suốt khóa học

Xin gửi lời cảm ơn tới các thành viên trong nhóm nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Trọng điểm Vật liệu tiên tiến ứng dụng trong Phát triển xanh, Khoa hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn chia sẻ, ủng hộ và động viên em trong suốt thời gian qua

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng khoa học đã tạo điều kiện để tôi bảo vệ luận văn này

Học viên

Ngô Anh Tâm

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 3

1.1 Khái niệm 3

1.2 Phân loại nhựa 3

1.3 Thực trạng quản lý phát thải nhựa 7

1.3.1 Trên thế giới 7

1.3.2 Tại Việt Nam 11

1.4 Tác động của chất thải nhựa 14

1.4.1 Tác động đến môi trường 14

1.4.2 Tác động đến sức khoẻ con người 17

1.5 Các phương pháp xử lý chất thải nhựa 18

1.5.1 Phương pháp tái chế 18

1.5.2 Phương pháp chôn lấp và đốt 20

1.5.3 Phương pháp nhiệt phân 21

1.5.4 Phương pháp sinh học 22

1.6 Tổng quan về phân tích dòng vật chất (MFA) 23

1.6.1 Khái niệm về MFA 23

1.6.2 Quy trình thực hiện MFA 24

1.6.3 Ứng dụng của MFA 24

1.6.4 Hạn chế của MFA 25

1.7 Phân tích dòng vật chất với phần mềm STAN 26

1.7.1 Giới thiệu về STAN 26

1.7.2 Giao diện bên ngoài 26

1.7.3 Mô hình hóa hệ thống 27

1.8 Tổng quan về thành phố Hà Nội 28

1.8.1 Điều kiện tự nhiên 28

1.8.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 31

Trang 5

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 33

2.2 Phương pháp nghiên cứu 33

2.2.1 Phương pháp thu thập và kế thừa số liệu 33

2.2.2 Phương pháp điều tra, khảo sát 33

2.2.3 Phương pháp thu thập và phân loại nhựa 34

2.2.4 Phương pháp phân tích dòng vật chất (MFA) 36

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 38

3.1 Kết quả khảo sát các yếu tố từ các nguồn phát sinh 38

3.1.1 Hộ gia đình và hộ kinh doanh 38

3.1.2 Cơ sở giáo dục 41

3.1.3 Cơ quan công sở 44

3.1.4 Siêu thị 44

3.2 Kết quả phân tích thành phần nhựa trong các nguồn phát sinh 45

3.2.1 Kết quả phân tỉ lệ nhựa tại các nguồn phát sinh 45

3.2.2 Kết quả phân tích tỷ lệ các loại nhựa có tại các nguồn phát sinh 47

3.3 Phân tích dòng vật chất MFA 52

3.3.1 Dòng thải nhựa trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022 52

3.3.1 Dự báo dòng thải nhựa trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025 55

3.3 Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý rác thải nhựa trên địa bàn thành phố Hà Nội 58

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

PHỤ LỤC 67

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CTR: Chất thải rắn CTRSH: Chất thải rắn sinh hoạt EPA: Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ EPR: Chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất FT-IR: Quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier

HDPE: High density polyethylene LDPE: Low density polyethylene MFA Phân tích dòng vật chất OECD: Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Khối lượng sản phẩm nhựa sản xuất trên thế giới từ năm 1950 – 2020 [15]

Hình 1.4: Sản lượng sản phẩm nhựa sản xuất tại việt nam từ năm 2001 - 2018 12

Hình 1.5:Mức khối lượng rác thải nhựa phát sinh tại các địa phương năm 2021 13

Hình 1.6: các tác động của vi nhựa đến sức khỏe con người 18

Hình 1.7: Quy trình tái chế nhựa 19

Hình 1.8: Khả năng tái chế của các loại nhựa [15] 20

Hình 1.9: Chia nhỏ một “hộp đen” bằng cách tách một quá trình đơn thành một vài quá trình con cung cấp thông tin bổ sung vào quá trình chính 24

Hình 1.10: Giao diện bên ngoài của phần mềm stan 27

Hình 1.11: :Sơ đồ nguyên lý phân tích dòng vật chất 27

Hình 1.12: MFA được hệ thống hóa trên STAN 28

Hình 2.1: Bản đồ địa giới hành chính thành phố Hà Nội 29

Hình 2.2: Quy trình phân loại các mẫu rác thải nhựa 36

Hình 3.1: Tỉ lệ số thành viên trong mỗi gia đình 38

Hình 3 2: Tỉ lệ trình độ học vấn (trái) và tỉ lệ tuổi (phải) 38

Hình 3.3: Tỉ lệ thu nhập hàng tháng của các hộ gia đình 39

Hình 3.4: Tỉ lệ số lượng lao động tại các hộ kinh doanh 40

Hình 3.5: Tỉ lệ mức độ hiểu biết về rác thải nhựa hộ kinh doanh 40

Hình 3.6: Tỉ lệ mức độ hiểu biết về rác thải nhựa hộ gia đình 41

Hình 3.7: Tỉ lệ số lượng học sinh tại các cơ sở giáo dục 42

Hình 3.8: Tỉ lệ số lượng cán bộ tại các cơ sở giáo dục 42

Hình 3.9: Tỉ lệ các cấp học được khảo sát 43

Hình 3.10: Tỉ lệ hiểu biết về rác thải nhựa tại các cơ sở giáo dục 43

Trang 8

Hình 3.11: Tỉ lệ bán rác thải nhựa cho người thu gom (trái) và tỉ lệ phân loại rác tại

nguồn (phải) tại các cơ sở giáo dục 44

Hình 3.12:Tỉ lệ bán rác thải nhựa cho người thu gom (trái) và tỉ lệ phân loại rác tại nguồn (phải) tại các cơ quan công sở 44

Hình 3 13: Tỉ lệ mức độ hiểu biết về rác thải nhựa (trái) và tỉ lệ có dụng cụ phân loại rác (phải) tại các siêu thị 45

Hình 3.14: Tỉ lệ rác thải nhựa tại các nguồn thải 47

Hình 3.15: Tỉ lệ các loại nhựa trong chất thải nhựa 48

Hình 3.16: Biểu đồ khối lượng mẫu so với nhiệt độ 50

Hình 3.17: Phổ FT-IR của các mẫu nhựa 50

Hình 3.18: Dòng thải nhựa trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022 54

Hình 3.19: Dòng thải nhựa trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025 57

DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tính chất và ứng dụng của một số loại nhựa phổ biến [2] 4

Bảng 3.1: Khối lượng và tỉ lệ rác thải nhựa tại các nguồn phát sinh 46

Bảng 3.2: Hệ số sử dụng trong tính toán khối lượng rác thải nhựa của các hợp phần trong mô hình dòng rác thải nhựa năm 2022 52

Bảng 3.3: Khối lượng rác thải nhựa phát sinh trong mô hình dòng rác thải nhựa năm 2022 53

Bảng 3.4: Hệ số sử dụng trong tính toán khối lượng rác thải nhựa của các hợp phần trong mô hình dòng rác thải nhựa năm 2025 55

Bảng 3.5: Khối lượng rác thải nhựa phát sinh trong mô hình dòng rác thải nhựa năm 2025 56

Trang 9

MỞ ĐẦU

Ô nhiễm rác thải nhựa đang là một trong những nỗi lo của toàn cầu Đặc biệt là khi thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa đang ở mức báo động cao Trong số 6,3 tỷ tấn rác thải nhựa được thải ra trên toàn thế giới, chỉ có khoảng 9% được tái chế, 12% được xử lý bằng phương pháp thiêu đốt, và có tới 79% nằm lại tại các bãi rác hoặc thải trực tiếp ra môi trường Còn tại Việt Nam, có đến 60-70% lượng rác thải sau khi thu gom sẽ được xử lý bằng cách chôn lấp ở những bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, theo số liệu 2018 của Ngân hàng Thế giới Tình trạng bãi rác quá tải là một hiện thực trước mắt, không còn là nguy cơ, và thậm chí sẽ ngày càng trở nên nghiêm trong hơn Bởi theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, dự kiến Việt Nam sẽ thải ra 54 triệu tấn rác thải sinh hoạt vào năm 2030 Không chỉ làm ô nhiễm không gian sống, sự thất thoát của rác thải ra môi trường còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến muôn mặt cuộc sống con người Trẻ em đang mất dần những không gian trong lành, người lớn không còn chỗ để tập thể dục hay tản bộ mỗi sớm chiều Những tác động của các bãi rác quá tải không chỉ ảnh hưởng tiêu cực lên không gian sống mà còn lên sức khoẻ và tâm lý của người dân địa phương, đặc biệt là những khu dân cư gần khu vực bãi rác lộ thiên Những nỗi lo về nước rỉ rác ngấm vào nguồn nước, mùi hôi hay những hiểm hoạ về bệnh tật vẫn luôn hiện hữu

Khối lượng rác thải nhựa của một người Việt Nam thải ra trung bình mỗi năm cũng đã tăng đáng kể từ 3,8kg những năm 1990 tới 41kg năm 2015, tăng hơn 11 lần Có thể thấy, sự tiện dụng và giá thành rẻ của các sản phẩm nhựa dùng một lần cùng với nhịp sống hiện đại và thói quen tiêu dùng mới đã góp phần lớn trong việc gia tăng khối lượng RTN dùng một lần Chỉ riêng năm 2018 tổng số lượng rác thải nhựa tại Việt Nam đã lên tới hơn 5,1 triệu tấn Khối lượng rác thải lớn, tỷ lệ chôn lấp cao, cùng với khả năng không thấm nước, cản trở việc tiếp xúc với các điều kiện tự nhiên cần thiết như độ ẩm, độ thoáng khí, ánh sáng mặt trời… khiến quá trình phân huỷ của rác hữu cơ lâu hơn, rác thải nhựa khiến cho các bãi rác trở nên quá tải nhanh hơn

Trang 10

Hiện nay, trên thế giới đã có các nghiên cứu về dòng chảy chất thải nhựa từ đó có thể đưa ra các biện pháp quản lí giúp giảm thiểu lượng phát thải và giảm lượng thất thoát ra môi trường bên ngoài Tuy nhiên, hiện ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về dòng chảy chất thải nhựa, đặc biệt dòng chảy của chất thải nhựa trong đô thị, mặc dù lượng phát thải của chất thải nhựa trong đô thị là rất lớn, không điểm kiểm soát tốt sẽ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường

Từ những phân tích trên, đề tài : “Nghiên cứu dòng chảy chất thải nhựa từ một số nguồn phát sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội và đề xuất biện pháp quản lý” được lựa chọn nghiên cứu trong luận văn này

Mục tiêu của luận văn:

- Khảo sát, nghiên cứu hiện phát sinh RTN từ một số nguồn thải Phân loại, đánh giá tỷ trọng thành phần nhựa trong CTRSH từ một số nguồn phát sinh đã được chọn, xác định tỉ lệ các loại nhựa có trong CTRSH

- Nghiên cứu, thiết lập, dự báo mô phỏng dòng chảy chất thải nhựa từ những số liệu khảo sát và thu thập được

- Đề xuất các giải pháp, phương án nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nhựa

Trang 11

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

1.1 Khái niệm

Nhựa là các polyme, một phân tử rất lớn được tạo thành từ các phân tử nhỏ hơn gọi là monome nối với nhau thành chuỗi nhờ quá trình trùng hợp Các polyme thường chứa cacbon và hydro, đôi khi chứa các nguyên tố khác như oxy, nitơ, clo hay flo [2] Các loại nhựa tự nhiên gồm nhựa cánh kiến đỏ, đồi mồi, sừng và nhựa cây Tuy nhiên thuật ngữ “nhựa” thường đề cập đến các vật liệu được tạo ra theo phương pháp tổng hợp (tổng hợp hoặc bán tổng hợp) để sản xuât ra các vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày như quần áo, nhà cửa, ô tô, máy bay, bao bì, thiết bị điện tử, bảng hiệu, thiết bị giải trí và cấy ghép y tế, v.v

Những loại nhựa này không chỉ là các polyme có thể được đúc hay ép thành các hình dạng mong muốn, mà còn chứa các chất phụ gia để cải thiện tính năng của chúng Các loại nhựa tổng hợp và bán tổng hợp còn có thể được thiết kế để tạo ra nhiều tính chất khác nhau bằng cách bổ sung thêm các chất phụ gia Một số chất phụ gia bao gồm:

- Chất chống oxy hóa: được thêm vào để giảm tác động của oxy đối với nhựa trong quá trình lão hóa và ở nhiệt độ cao

- Chất ổn định: trong nhiều trường hợp được sử dụng để giảm tốc độ phân hủy polyvinyl clorua (PVC)

- Chất dẻo hay chất làm mềm: được sử dụng để làm cho một số polyme mềm dẻo hơn, giống như PVC

- Chất tạo độ xốp: được sử dụng để làm nhựa xốp như bọt - Chất chống cháy: được bổ sung thêm để giảm tính dễ cháy của nhựa - Chất tạo màu: được sử dụng để tạo thêm màu sắc cho vật liệu nhựa

1.2 Phân loại nhựa

Nhựa nhiệt dẻo: là loại vật liệu nhựa khi nung nóng đến nhiệt độ nóng chảy sẽ

bị biến đổi về hình dạng vật lý và giữ lại hình dạng đó khi giảm nhiệt độ Quá trình

Trang 12

này có thể áp dụng nhiều lần khiến cho nhựa nhiệt dẻo là loại vật liệu có khả năng tái sinh rất cao Một số loại nhựa nhiệt dẻo phổ biến là polyethylene (pe) và các dẫn xuất (HDPE, LDPE và lLDPE), polypropylene (PP), polystyren (PS), polyvinyl clorua (PVC), … [2]

Nhựa nhiệt rắn: là loại vật liệu nhựa khi nung nóng đến nhiệt độ nhất định sẽ

biến đổi cả về hình dạng vật lý lẫn tính chất hóa học tạo ra cấu trúc không gian ba chiều và không thể nóng chảy lại được nữa Do đó nhựa nhiệt rắn không có khả năng tái sinh Một số loại nhựa nhiệt rắn phổ biến là epoxy, vinyl este, melamine, polyurethane, …[2]

Bảng 1.1: Tính chất và ứng dụng của một số loại nhựa phổ biến [2]

Polyethylene terephthalate(PET)

PET có tính chất trong suốt, cứng, chống thấm khí, chống ẩm tốt Chúng thường được sử dụng để sản xuất chai nước giải khát và nhiều dạng sản phẩm tiêu dùng Các ứng dụng khác bao gồm dây đai đóng hàng, hộp đựng thực phẩm và phi thực phẩm Các loại PET tái chế dạng vảy và hạt đang được sử dụng ngày càng nhiều trong sản xuất sợi dệt thảm và vải địa kỹ thuật

Trong suốt, bền, dai, chống

chống thấm ẩm, chịu nhiệt

Chai nước ngọt, nước uống thể thao, bia, nước súc miệng, chai đựng nước sốt Lọ đựng bơ đậu nành, mứt, Màng bao gói thực phẩm (có thể cho vào lò nướng) và khay chế biến thức ăn

Trang 13

High-density polyethylene (HDPE)

HDPE được sử dụng để sản xuất chai dùng cho các sản phẩm sữa, nước trái cây, nước và sản phẩm giặt là Các chai không màu có đặc tính mờ (không trong suốt), chống thấm khí tốt và có độ cứng cao, rất phù hợp để làm bao bì cho các sản phẩm có thời hạn sử dụng ngắn, ví dụ như sữa Do HDPE có khả năng chống chịu hóa chất tốt nên chúng được sử dụng để đóng gói nhiều sản phẩm gia dụng và các hóa chất công nghiệp như chất tẩy rửa và thuốc tẩy Chai HDPE màu có khả năng chống nứt vỡ tốt hơn so với các loại chai HDPE trong suốt

Cứng, bền, dai, chịu được hóa chất và độ ẩm, chống thấm khí, dễ gia công và dễ định hình

Chai sữa, nước, nước trái cây, mỹ phẩm, dầu gội, nước giặt và nước rửa bát; hộp sữa chua và bơ thực vật, lớp lót hộp đựng ngũ cốc; hàng tạp hóa, thùng chất thải và túi bán lẻ

Polyvinyl clorua (PVC)

Ngoài tính chất vật lý ổn định, PVC có khả năng chống chịu rất tốt với hóa chất, thời tiết, tính

Đa năng, trong suốt, dễ pha trộn, bền, dẻo, có khả năng

Bao bì thực phẩm và phi thực phẩm, ống nghe y tế, dây

Trang 14

dẫn lưu và dẫn điện ổn định Các sản phẩmcó thể được chia thành vật liệu cứng và mềm Thị trường chính là sản xuất chai và bao bì, song cũng được sử dụng rộng rãi trong thị trường xây dựng như ống nước và ống nối, vật liệu ốp tường, lót thảm trải sàn và cửa sổ Vinyl mềm dẻo được sử dụng trong sản xuất dây và cáp cách điện, màng và các sản phẩm da tổng hợp trải sàn, lớp phủ, túi đựng máu, ống y tế và nhiều ứng dụng khác

chống dầu mỡ và hóa chất

và cáp cách điện, màng, vật liệu xây dựng như đường ống, ống nối, vật liệu ốp tường, lót thảm trải sàn và cửa sổ

polyethylene (LDPE)

Được sử dụng chủ yếu trong các ứng dụng làm màng do mềm dẻo, dễ uốn và tương đối trong, được sử dụng phổ biến trong các ứng dụng cần hàn nhiệt LDPE cũng được sử dụng để sản xuất một số chai và nắp

Dễ gia công, bền, dai, dẻo, dễ sử dụng, dễ hàn kín, chống ẩm

Túi giặt khô, túi đựng bánh mì và túi đựng

đông lạnh, chai có thể xoắn/ép được

Trang 15

đậy mềm dẻo; dây và cáp điện

Polypropylene (PP) Polypropylene có khả

năng chịu được các hóa chất, bền và có điểm nóng chảy cao do vậy rất phù hợp với việc chứa chất lỏng nóng PP được sử dụng trong sản xuất bao bì mềm dẻo và cứng từ các dạng sợi cho đến các phụ tùng ô tô và sản phẩm tiêu dùng

Bền, dai, chống nhiệt, hóa chất và dầu mỡ, dễ uốn, chống ẩm

Chai nước sốt, chai/hộp sữa Chua và bơ thực vật, chai thuốc

Polystyrene (PS) Polystyrene là loại nhựa

đa năng có thể ở dạng cứng hoặc xốp Nhìn chung nhựa polystyrene trong suốt, cứng và giòn Có nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp Ứng dụng phổ biến là bao bì, hộp, nắp đậy, ly, chai và khay

Đa năng, cách nhiệt, trong và dễ tạo hình

compact, các dụng cụ đựng

đựng trứng, chai aspirin, chén, đĩa, dao kéo

1.3 Thực trạng quản lý phát thải nhựa

1.3.1 Trên thế giới

Nhựa được phát minh vào thế kỷ XIX nhưng được bắt đầu sản xuất vào những năm đầu của thế kỷ XX Sản lượng nhựa trong năm 1950 trên toàn thế giới là 2 triệu tấn, nhưng đã tăng lên 348 triệu tấn vào năm 2017 và 368 triệu tấn vào năm 2019

Trang 16

[16] Tổng khối lượng nhựa đã sản xuất trên toàn cầu trong giai đoạn 1950 - 2021 là khoảng 8,3 tỉ tấn [19] Tổng khối lượng các sản phẩm nhựa được dự báo sẽ tăng gấp đôi vào năm 2040 Khối lượng nhựa trên thế giới có tốc độ gia tăng nhanh hơn bất kỳ loại hàng hóa nào khác, bao gồm thép, nhôm và xi măng

Hình 1.1: Khối lượng sản phẩm nhựa sản xuất trên thế giới từ năm 1950 –

2020 [15]

Khối lượng nhựa sử dụng trong các lĩnh vực bao bì, xây dựng và vận chuyển chiếm 60% tổng lượng nhựa sản xuất toàn cầu Nhựa còn được sử dụng trong các lĩnh vực khác gồm dệt may, sản phẩm tiêu dùng gia dụng và các sản phẩm phi gia dụng, điện tử, máy móc và lốp xe Nhu cầu sử dụng nhựa phụ thuộc vào quy mô dân số, thu nhập và chi tiêu của người dân Chỉ số sử dụng nhựa bình quân đầu người có sự khác nhau lớn giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ Trung bình hàng năm một người ở hoa kỳ sử dụng 255 kg nhựa, trong khi ở vùng cận sahara của châu phi chỉ bằng 1/10 của hoa kỳ [16]

Khả năng tái chế và khả năng thất thoát ra môi trường của rác thải nhựa phụ thuộc vào tính chất của polyme, hình dạng, kích thước, khối lượng, thành phần phụ gia,… của nhựa Các sản phẩm nhựa có thành phần PP, LDPE và HDPE xuất hiện nhiều trong rác thải nhựa do các loại polyme này thường được ứng dụng trong các sản phẩm bao bì (túi đựng thực phẩm, túi đựng rác, can nhựa, cốc nhựa,…) và có vòng đời sử dụng ngắn Tương tự, nhựa PET thường dùng để sản xuất chai nước uống, nước giải khát và được vứt bỏ ngay sau khi sử dụng nên chúng xuất hiện nhiều

Trang 17

trong CTRSH Ngược lại, nhựa PVC và PUR thường được sử dụng trong các sản phẩm có thời gian sử dụng dài nên ít xuất hiện trong rác thải nhựa

Hình 1.2: Khối lượng rác thải nhựa phát thải từ các lĩnh vực trên toàn cầu năm 2015 [16]

Do tỷ lệ nhựa được sử dụng để sản xuất các sản phẩm dùng một lần ngày càng tăng (hộp xốp, túi ni-lông, ly cốc, ống hút, màng bọc thực phẩm,…) nên việc gia tăng sản lượng nhựa chắc chắn sẽ dẫn đến gia tăng rác thải nhựa [15], đặc biệt là rác thải nhựa sử dụng một lần Khối lượng rác thải nhựa phát sinh phụ thuộc chặt chẽ vào năng lực thu gom, tái chế và quy định quản lý chất thải của quốc gia và các địa phương Sự khác nhau về năng lực quản lý rác thải nhựa của các quốc gia phụ thuộc vào các quy định pháp luật, đặc điểm địa lý, dân cư và các yếu tố khác Ở các nước thu nhập thấp, tăng trưởng dân số và phát triển kinh tế có thể vượt xa năng lực thu gom, tái chế và xử lý chất thải, dẫn đến khối lượng chất thải không được quản lý tăng lên tuy nhiên, ở các quốc gia này, chi phí lao động thấp nên có thể thúc đẩy các hoạt động thu gom và phân loại chất thải tái chế, bao gồm rác thải nhựa

Trang 18

Hình 1.3: Tỷ lệ rác thải nhựa được xử lý phân theo loại hình và không được

quản lý phù hơp tại một số quốc gia và trên thế giới [16]

Nhựa được sản xuất và tiêu thụ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhưng có sự khác nhau giữa các vùng địa lý Trung quốc là quốc gia sản xuất nhựa lớn nhất thế giới, với tổng sản phẩm nhựa trong năm 2020 chiếm 32% trên toàn cầu, tiếp theo là các nước thuộc khối hiệp định thương mại tự do bắc mỹ (NAFTA) chiếm 19%, các nước châu á còn lại chiếm 17%, châu âu chiếm 15% và phần còn lại 17% thuộc về trung đông, châu phi, mỹ la tinh, nhật bản và các nước thuộc cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS)

Tổng khối lượng rác thải nhựa được thu gom và tái chế trên toàn cầu là khoảng 55 triệu tấn Các nước phát triển ở châu âu, nhật bản và hàn quốc có tỉ lệ thu gom và tái chế rác thải nhựa cao do có các chính sách và cơ sở hạ tầng hoàn thiện, cũng như có chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR - extended producer responsibility), giúp thúc đẩy hoạt động tái chế đối với các sản phẩm nhựa và bao bì Theo báo cáo của OECD (2022), trong năm 2019 có 79 triệu tấn rác thải nhựa phát sinh trên phạm vi toàn cầu, với khoảng 34 triệu tấn rác thải nhựa được chôn vùi tại các bãi chôn lấp chất thải, 26 triệu tấn bị đốt ở các bãi lộ thiên (bao gồm các hoạt

Trang 19

động đốt rác của hộ gia đình và đốt tại các bãi thải) và khoảng 7 triệu tấn được cho là thất thoát vào môi trường [16]

Rác thải nhựa trong môi trường bao gồm nhiều loại và từ nguồn gốc khác nhau Để giám sát và đánh giá tác động đến hệ sinh thái và môi trường, rác thải nhựa được chia thành bốn nhóm gồm: rác thải nhựa kích thước >100 mm (mega plastic), rác thải nhựa kích thước >20 mm (macro plastic), rác thải nhựa kích thước từ 5 - 10 mm (meso plastic) và vi nhựa kích thước 20mm (macro plastic) chiếm 88% về khối lượng, tương ứng 19,36 triệu tấn và vi nhựa chiếm 12%, tương ứng 2,64 triệu tấn Rác thải nhựa không được quản lý có khối lượng lớn, lên đến 18,1 triệu tấn [16] Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản là nguồn phát sinh rác thải nhựa gồm ngư cụ, lưới đánh bắt, dây kéo, Vào đại dương Theo báo cáo của WWF [15], hàng năm có khoảng từ 0,5 - 1 triệu tấn ngư cụ đã bị bỏ lại trôi nổi trên đại dương Khối lượng vi nhựa, mảnh nhựa thất thoát vào môi trường lên đến 2,7 triệu tấn vào năm 2019 Theo báo cáo của oecd [16], khối lượng nhựa thất thoát vào môi trường nước trong năm 2019 là 6,1 triệu tấn và khoảng 1,7 triệu tấn đã bị phát tán ra đại dương qua các dòng chảy Các hạt vi nhựa hình thành ở đại dương do phân rã rác thải nhựa chủ yếu tại khu vực ven bờ, do tác động của dòng chảy và sóng biển Các loại vi nhựa cuối cùng sẽ bị lắng đọng xuống bề mặt trầm tích Khoảng 90% nhựa trong đại dương lắng đọng trong tầng nước đáy và trầm tích đáy biển

1.3.2 Tại Việt Nam

Nhựa bắt đầu được sản xuất ở việt nam từ năm 1959 tại nhà máy hóa chất việt trì Các sản phẩm ban đầu là nhựa PVC được sử dụng chủ yếu trong ngành công nghiệp quốc phòng Tuy nhiên, dây chuyền sản xuất nhựa PVC phải ngừng hoạt động vào năm 1976 do công nghệ lạc hậu và bị hư hỏng nặng Trong các thập niên 1980 - 1990, ngành nhựa của việt nam vẫn chưa phát triển, các sản phẩm nhựa chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu Trong thập nhiên 1990 - 1999, ngành nhựa có tốc độ phát triển nhanh với sản phẩm chính tập trung vào nguyên liệu PVC Giai đoạn từ 2000 - 2007, ngành nhựa có tốc độ phát triển khoảng 14%/năm, các sản phẩm nhựa có sự đa dạng về mẫu mã, chất lượng được cải thiện đáng kể Hiện nay, ngành nhựa phát triển mạnh

Trang 20

trên cả bốn mảng sản phẩm nhựa bao bì, nhựa dân dụng, nhựa xây dựng và nhựa kỹ thuật [3] Rác thải nhựa có thể được phát sinh từ một số nguồn, bao gồm: CTRSH, CTR trong nông nghiệp và công nghiệp, CTR trong xây dựng và các loại chất thải từ hoạt động khác Trong thực tế, khối lượng rác thải nhựa thất thoát vào môi trường có nguồn gốc chủ yếu từ CTRSH do các nguồn phát sinh khác được quản lý khá tốt

Hình 1.4: Sản lượng sản phẩm nhựa sản xuất tại việt nam từ năm 2001 - 2018

Khối lượng rác thải nhựa phát sinh tại các tỉnh thành phố trên toàn quốc có xu hướng tăng trong những năm gần đây Khối lượng rác thải nhựa phát sinh năm 2021 tại việt nam là 8.021 tấn/ngày tương đương với khoảng 2,93 triệu tấn/năm trong đó tổng khối lượng rác thải nhựa phát sinh ở khu vực đô thị khoảng 4.460 tấn/ngày, tương ứng với 1,63 triệu tấn/năm., tại khu vực nông thôn, tổng khối lượng rác thải nhựa phát sinh khoảng 3.561 tấn/ngày, tương ứng 1,3 triệu tấn/năm [3]

Trang 21

Hình 1.5:Mức khối lượng rác thải nhựa phát sinh tại các địa phương năm 2021

Hiện nay, Hà Nội đang thực hiện thu gom vận chuyển CTRSH theo chủ trương đổi mới công nghệ, cơ giới hóa trên địa bàn, đặc biệt ở khu vực nội thành là nơi có đủ điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, kinh tế và ý thức cộng đồng phù hợp Với chủ trương này, thành phố Hà Nội đạt tỷ lệ chôn lấp CTRSH là 89%, tỷ lệ đốt (không phát điện) là 11% Tuy nhiên, công nghệ tái chế phân compost ứng dụng tại khu xử lý cầu diễn và kiêu kỵ không đạt hiệu quả do hạn chế đầu ra, hiện cả hai cơ sở đều đã dừng hoạt động Từ quý I năm 2017, Hà Nội thực hiện chủ trương đấu thầu tập trung vệ sinh môi trường, theo đó trên địa bàn thành phố hiện có 20 đơn vị thực hiện công tác vệ sinh môi trường Trong đó, công ty môi trường đô thị Hà Nội trúng thầu vận hành xử lý CTR tại khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn và khu Xuân Sơn, với công suất xử lý trung bình tương ứng là 5000 - 5.200 tấn/ngày tại nam sơn và 1.400 - 1.500 tấn/ngày tại Xuân Sơn [1]

Nhận thức của đa số người dân trong việc thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý CTRSH, đặc biệt là chất thải nhựa và túi ni lông, vẫn còn nhiều hạn chế Thói quen sử dụng túi ni lông khó phân hủy của người dân vẫn còn phổ biến do chưa nhận thức

Trang 22

được những tác hại của việc thải chất thải nhựa đối với môi trường và hệ sinh thái; chưa nhận thức được lợi ích kinh tế của việc phân loại, thu gom và tái chế chất thải nhựa nên tỷ lệ thu gom chất thải nhựa so với lượng phát sinh còn thấp Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ, sản phẩm có phát sinh chất thải nói chung và chất thải nhựa khó phân hủy vào môi trường chưa thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm trong giảm phát thải và thực hiện tái sử dụng cũng như đẩy mạnh hiệu quả của ngành công nghiệp tái chế Mặt khác, công tác quản lý, xử lý CTRSH ở nước ta thời gian qua chưa được áp dụng theo phương thức quản lý tổng hợp, chưa chú trọng đến các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải

1.4 Tác động của chất thải nhựa

1.4.1 Tác động đến môi trường

Rác thải nhựa thất thoát vào môi trường sẽ gây tác động đến môi trường đất, môi trường khí, môi trường nước và trầm tích ở các thủy vực (hồ, sông, biển,…) Đặc điểm vận chuyển và phát tán của rác thải nhựa trong môi trường phụ thuộc vào kích thước, trọng lượng và đặc điểm của từng loại nhựa Các loại nhựa có tỉ trọng cao như PVC thường tập trung chủ yếu ở gần nguồn phát sinh, trong khi các loại nhựa nhẹ hơn như LDPE, PS có thể di chuyển với khoảng cách xa hơn Ngoài tỉ trọng, các hạt và vật liệu nhựa có cấu tạo rỗng, giữ khí bên trong có thể nổi trong nước và di chuyển xa hơn Quá trình di chuyển của nhựa trong môi trường cũng ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết, đặc điểm địa lý và các chướng ngại vật trên đường vận chuyển

a Môi trường đất Môi trường đất ngày càng bị đe dọa do sự tăng nhanh khối lượng rác thải nhựa phát sinh vào môi trường Các nguồn rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường đất bao gồm các loại nhựa sử dụng trực tiếp trong quá trình canh tác, trồng trọt như màng ni-lông che phủ và sử dụng làm nhà kính, bao bì phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn rác thải nhựa khác phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của người dân Nhiều khu vực đất nông nghiệp còn được tận dụng trở thành bãi tập kết rác thải tự phát, gây phát tán rác thải nhựa ra các môi trường xung quanh Rác thải nhựa trên bề mặt đất sẽ bị phân rã thành các mảnh nhỏ do các tác nhân vật lý, hóa học và sinh học Các mảnh

Trang 23

nhựa này trong môi trường đất có thể được phân chia thành dạng mesoplastic khi có kích thược từ 5 mm đến 2 cm và dạng vi nhựa (microplastic) khi có kích thước dưới 5 mm Thành phần của các mảnh nhựa trong đất có sự khác nhau trong phẫu diện đất, có xu hướng cao hơn trên bề mặt và giảm dần xuống theo độ sâu [24]

Các mảnh nhựa trong môi trường đất làm thay đổi thành phần và cấu trúc đất, chất dinh dưỡng, hoạt động của vi sinh vật và các loài sinh vật trong đất Các mảnh nhựa trong môi trường đất làm giảm khả năng thẩm thấu của nước mưa và nước tưới, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng giữ nước của đất và có thể gây ra tình trạng yếm khí đất Các màng phủ ni-lông trên bề mặt đất có thể phá hủy cấu trúc đất, làm giảm độ thoáng khí và khả năng thoát khí (CH4, CO2,…), gây ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ và năng suất của cây trồng Các hạt vi nhựa trong đất gây ảnh hưởng tiêu cực đến chu trình carbon và nitơ, hoạt động của vi sinh vật trong đất và khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng Các hạt vi nhựa tích tụ trong đất có thể làm gia tăng tích lũy hóa chất bvtv trong đất, làm thay đổi chất lượng môi trường đất Lượng màng phủ ni-lông tăng có thể làm giảm số lượng vi sinh vật [27] Các hạt vi nhựa trong đất cũng gây ra tác động đến các loài sinh vật có lợi cho đất như giun đất, mối,… hàm lượng vi nhựa tăng lên gây ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và khả năng sống của các loài giun đất Các tác động bất lợi của vi nhựa đối với sinh vật trong đất có thể do sự tích tụ đáng kể của vi nhựa trong hệ tiêu hóa của sinh vật, gây suy giảm hệ thống miễn dịch, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thức ăn và quá trình phát triển của chúng Sự suy giảm hoạt động của các loại sinh vật trong đất do ô nhiễm nhựa gián tiếp ảnh hưởng đến độ phì, độ xốp của đất

b Môi trường không khí Trong quá trình tái chế, đốt rác thải nhựa, các khí độc có thể bị phát tán vào khí quyển, gồm các kim loại nặng (Hg, Pb,Cd,…), các hợp chất hữu cơ (dioxin, PCBs, Furan, PAHs, VOCs), khí có tính axít (SO2, HCl, NOx, CO,…) Khí phát thải từ việc đốt rác thải nhựa có thể gây ra các tác động đến sức khỏe, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ, những người bệnh phổi, tim mạch Bụi sinh ra từ hoạt động đốt rác thải nhựa có

Trang 24

thể di chuyển quãng đường dài và cuối cùng lắng đọng xuống môi trường đất, nước, đi vào hệ sinh thái và tác động đến sức khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn

c Môi trường nước Rác thải nhựa tại các điểm ven sông sẽ thất thoát trực tiếp xuống mặt nước, theo dòng nước di chuyển đến các khu vực tại hạ lưu.khối lượng rác thải nhựa trong dòng sông sẽ gây cản trở dòng chảy, cản trở sự di chuyển của các loài thủy sinh và gây mất mỹ quan Mặt khác, các chất ô nhiễm như kim loại nặng, hợp chất hữu cơ khó phân hủy có nguy cơ bị rò rỉ từ rác thải nhựa vào môi trường nước và trầm tích, góp phần gây ô nhiễm môi trường Lượng rác nhựa trên bề mặt nước sông gia tăng cũng sẽ làm tăng khối lượng nhựa lắng đọng xuống trầm tích đáy

Rác thải nhựa trôi nổi trong nước biển gây ra các tác động trực tiếp đến các loài sinh vật biển do bị mắc hoặc nuốt phải rác thải nhựa Khi bị mắc vào rác thải nhựa, các loài động vật thường bị nghẹt thở hoặc bị cuốn vào và sẽ bị chết Một số trường hợp sinh vật có thể tự thoát ra ngoài nhưng bị thương làm giảm khả năng bơi, khả năng săn mồi dẫn đến bị chết đói hoặc dễ dàng bị các loài săn mồi tiêu diệt Các loại rác thải nhựa gây ra tác động lớn là các ngư cụ bỏ rơi như mảnh lưới, dây câu, mồi nhử, dây thừng, dây buộc Rác thải nhựa trên biển cũng có thể bị nuốt bởi các loài chim, cá và động vật biển Khi nuốt phải rác thải nhựa, các loài sinh vật sẽ chịu các ảnh hưởng vật lý và tác động sinh lý hoặc cả hai tác động kể trên Các tác động vật lý gây ra các vết thương khi các mảnh nhựa sắc nhọn đâm thủng niêm mạc của hệ tiêu hóa, gây viêm và nhiễm trùng, gây tắc nghẽn hệ tiêu hóa khi các mảnh nhựa cỡ lớn không được đào thải và tích lũy trong dạ dày và hệ tiêu hóa Hậu quả từ các quá trình này gây ra các tác động sinh lý như thiếu dinh dưỡng, hạn chế sự phát triển, suy giảm hệ miễn dịch và bị nhiễm độc Nhiều loại rác thải nhựa có chứa chất độc như kim loại nặng, hợp chất hữu cơ khó phân hủy (PAHs, PCBs, PDBEs, DDTs),… gây tác động lên quá trình phát triển, sinh sản và gây ra các hậu quả lâu dài Các loài sinh vật như chim nước, đồi mồi chịu tổn thương lớn do nuốt phải rác thải nhựa Các nhà khoa học đã thống kê hơn 13.000 cá thể sinh vật thuộc 208 loài bị mắc và hơn 30.000

Trang 25

cá thể sinh vật thuộc 243 loài đã nuốt phải rác thải nhựa trôi nổi trên biển và đại dương [22]

Rác thải nhựa trôi nổi trên biển còn gây ra các tác động trực tiếp đến các hệ sinh thái biển như san hô, cỏ biển và rừng ngập mặn Rác thải nhựa trôi nổi có thể vướng vào các rạn san hô và che phủ bề mặt rạn san hô, vi nhựa có thể bị nuốt bởi các loài san hô và gây ra các ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng, dẫn đến hiện tượng tẩy trắng và bùng phát dịch bệnh tại các quần xã san hô Các vi sinh vật gây bệnh có thể tồn tại trên bề mặt rác thải nhựa và có thể gây ra các bệnh dẫn đến hiện tượng tẩy trắng san hô [23] Rác thải nhựa trôi nổi cũng ảnh hưởng đến mức độ đa dạng sinh học ở hệ sinh thái rạn san hô, gây tổn thương cho các loài sinh vật cư trú trong hệ sinh thái này Tương tự như san hô, các thảm cỏ biển có khả năng làm giảm tốc độ dòng chảy, nên các loại rác thải nhựa cũng dễ dàng tích lũy tại hệ sinh thái này [18]

1.4.2 Tác động đến sức khoẻ con người

Con người phơi nhiễm nhựa thông qua các con đường hô hấp, ăn, uống và tiếp xúc trực tiếp qua da Trong quá trình sử dụng các vật dụng phổ biến hằng ngày như túi ni-lông, thìa nhựa, cốc, chai nhựa, quần áo sợi tổng hợp, đồ dùng cá nhân, nội thất và các dụng cụ bằng nhựa con người vô tình đã bị phơi nhiễm với nhựa Tại việt nam, tình trạng đốt rác thải nhựa diễn ra phổ biến, làm phát thải các chất độc hại như Dioxin, Furan, kim loại nặng,… các khí độc được xem là tác nhân gây nên căn bệnh ung thư và có tác động tiêu cực tới sức khỏe con người [29; 25]

Theo ước tính, hàng năm một người có thể hấp thụ từ 39.000 đến 52.000 hạt vi nhựa từ đồ ăn, quá trình này phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính Hạt vi nhựa sau khi thâm nhập, di chuyển, tích tụ và gây ra những rối loạn tới các cơ quan, bộ phận trong cơ thể con người Các bệnh liên quan tới hệ thần kinh bao gồm rối loạn sự phát triển của hệ thần kinh, rối loạn tăng động và giảm chú ý ở trẻ, chứng tự kỷ, tâm thần và ảnh hưởng tới nhận thức và sự phát triển trí tuệ Các bệnh liên quan tới tim mạch cũng được nghiên cứu liên quan tới vi nhựa Ngoài ra, các hạt vi nhựa làm ảnh hưởng tới nội tiết tố đi kèm các bệnh về tuyến giáp, nguy hiểm hơn có thể là ung thư tuyến

Trang 26

giáp Hội chứng chuyển hóa cũng bị ảnh hưởng dẫn tới làm tăng hoặc giảm lượng cholestol toàn phần

Do có kích thước siêu nhỏ, các hạt vi nhựa có thể xâm nhập sâu vào phổi của con người Dẫn tới các bệnh liên quan tới hệ hô hấp, điển hình như bệnh hen suyễn hay nặng hơn là ung thư phổi Sức khỏe sinh sản của nữ giới và nam giới cũng như sự phát triển của thai nhi trong quá trình mang thai cũng chịu tác động do ô nhiễm vi nhựa Như vậy có thể thấy, vi nhựa có ảnh hưởng vô cùng lớn tới sức khỏe con người [20; 34]

Hình 1.6: Các tác động của vi nhựa đến sức khỏe con người 1.5 Các phương pháp xử lý chất thải nhựa

1.5.1 Phương pháp tái chế

Các bước để tái chế nhựa bao gồm các công đoạn chính:

Trang 27

Phân loại: Sau khi được thu gom từ các bãi phế thải, nhựa được phân loại, mỗi loại nhựa khác nhau sẽ có máy xử lý khác nhau

Làm sạch: Tiếp ngay sau bước phân loại, các loại nhựa được đem đi làm sạch bằng nước

Nghiền nhỏ: Rác thải nhựa lúc này được đem đi nghiền nhỏ hơn để sẵn sàng bước vào các công đoạn tiếp theo

Công đoạn đùn: Nhựa sau khi được nghiền nhỏ, sẽ được cho vào một máy nhiệt có tác dụng làm nhựa chảy ra rồi đưa vào máy đùn để tạo ra các thành phẩm tiếp theo

Hình 1.7: Quy trình tái chế nhựa

Rác thải nhựa sau khi thu gom sẽ được phân loại, kèm theo nguồn thải là mùi chất hữu cơ phân hủy và các chất thải được loại bỏ trong quá trình phân loại Tiếp theo toàn bộ rác thải nhựa đã được phân loại được đem đi làm sạch bằng nước, quá trình này tạo ra nước thải, chất thải Sau khi làm sạch toàn bộ chỗ nhựa này được đem vào máy để xay nghiền nhỏ hơn, do hoạt động của máy nghiền nên đã tạo ra tiếng ồn, bụi và lượng nước dùng cho quá trình làm nguội này cũng thành nước thải (nhưng

Trang 28

được đưa vào sử dụng lại) Sử dụng ánh sáng mặt trời/ máy sấy để phơi/ sấy nhựa trước khi cho vào quá trình tạo hạt Quá trình này vô tình tạo ra một lượng bụi lơ lửng trong không trung Công đoạn tạo hạt có đầu vào năng lượng là điện và sử dụng dòng nước làm mát Sau khi tạo ra các hạt các cơ sở sẽ dùng các phương pháp ép đùn thổi tạo hình để tạo ra sản phẩm cuối cùng

Hình 1.8: Khả năng tái chế của các loại nhựa [15]

1.5.2 Phương pháp chôn lấp và đốt

Chôn lấp là phương pháp xử lý chất thải đang được áp dụng phổ biến tại Việt Nam Các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh hoặc bãi tập kết chất thải không được thiết kế đảm bảo các yêu cầu về môi trường gây nguy cơ gia tăng việc thất thoát chết thải nhựa ra môi trường Đối với các bãi chôn lấp hợp vệ sinh tại các thành phố lớn hầu hết đều gặp phải tình trạng quá tải, nguy cơ cao xảy ra sự cố môi trường và gia tăng khả năng thất thoát chất thải nhựa Bên cạnh đó, phương pháp chôn lấp cũng có rất nhiều những hạn chế như: yêu cầu diện tích chôn lấp lớn, quá trình phân huỷ keo

Trang 29

dài, cần phải đáp ứng tốt yêu cầu về kỹ thuật nếu không sẽ thất thoát các chất gây ô nhiễm ra môi trường

Phương pháp đốt chất thải nhựa trong chất thải rắn sinh hoạt được thực hiện theo 2 nhóm là đốt rác tự phát và đốt rác có kiểm soát tại các nhà máy xử lý chất thải Đốt rác tự phát thường diễn ra tại các bãi rác ở khu vực nông thôn hoặc tại các hộ gia đình không theo quy trình xử lý Việc đốt rác này gây phát tán khói và các chất độc hại như hợp chất hữu cơ khó phân hủy (Persistent organic pollutants, POPs), (Polybrominated diphenyl ethers, PBDEs) vào môi trường không khí Ngoài ra, các lò đốt chất thải rắn sinh hoạt cỡ nhỏ ở khu vực nông thôn chưa đáp ứng được các yêu cầu bảo vệ môi trường và có thể phát thải khí độc, khói, bụi ra môi trường xung quanh

Phương pháp xử lý có kiểm soát được thực hiện tại các nhà máy, khu liên hợp xử lý chất thải với quy mô từ vài chục tấn đến hàng nghìn tấn/ngày Năng lượng nhiệt tại các nhà máy đốt rác có thể thu hồi để phục vụ phát điện (nhà máy điện rác tại Tp Cần Thơ và Hà Nội)

1.5.3 Phương pháp nhiệt phân

Nhiệt phân là phương pháp phân hủy hóa học vật liệu hữu cơ trong điều kiện không có oxy Tuy nhiên, trong thực tế không thể đạt được trạng thái không có oxy hoàn toàn, nên trong sản phẩm nhiệt phân luôn chứa một phần nhỏ sản phẩm oxy hóa Nhiệt phân là phương pháp phổ biến hiện nay để thu nhiên liệu sinh khối Sản phẩm của quá trình nhiệt phân thông thường bao gồm: khí (methane, hydrogen, CO và CO2); lỏng (dầu nhiệt phân); và rắn (than) Bằng cách thay đổi các điều kiện nhiệt phân, có thể thay đổi cơ cấu sản phẩm phục vụ cho mục đích của con người

Rác thải nhựa khi chưa được xử lý bằng phương pháp tái sử dụng hoặc là loại khó tinh chế thường được xử lý bằng cách chôn lấp hoặc đốt Tuy nhiên, nhựa phế thải được chôn lấp sẽ phải mất thời gian dài mới có thể phân hủy được, đồng thời nếu đốt thì nhựa PVC có trong hỗn hợp nhựa phế thải sẽ tạo ra khí HCl có tính axit cao và chất dioxin (chất gây ung thư)

Polyethylene được làm từ các loại nhiên liệu hóa thạch và có thể chuyển đổi trở lại thành dầu, nhiên liệu diesel Dầu được sản xuất từ quá trình phân nhiệt nhựa phế thải thường dễ lưu trữ hoặc vận chuyển đến nơi cần thiết để sử dụng, nên có ưu

Trang 30

điểm là trở thành nguyên liệu thay thế cho nguồn dầu thô nhập khẩu, do đó công nghệ xử lý nhựa phế thải thích hợp nhất với mục đích tuần hoàn tài nguyên thân thiện môi trường chính là công nghệ nhiệt phân

1.5.4 Phương pháp sinh học

Một số vi sinh vật (như nấm Mucor rouxii NRRL 1835, Aspergillus flavus, vi khuẩn Streptomyces) đã được chứng minh có khả năng phân hủy sinh học vật liệu nhựa Cụ thể, một số thành phần polymer trong nhựa trở thành chất nền cho quá trình trao đổi chất của các nhóm vi sinh vật dị dưỡng này Một phương pháp công nghệ sinh học khác được ghi nhận là sử dụng quá trình nhiệt phân để chuyển đổi nhựa thành các loại dầu, sau đó được vi khuẩn hấp thụ [17,21]

Trong quá trình phân hủy sinh học, các polymer trước tiên được phá vỡ thành các đơn phân, sau đó các monomer này tiếp tục được khoáng hóa Để tăng hiệu quả phân hủy, một số tác động vật lý (gia nhiệt) hoặc hóa học sẽ được áp dụng nhằm tạo ra các tổn thương cơ học (đứt gãy các polymer), tạo điều kiện cho sự xâm nhập của nấm hay các vi khuẩn tiết enzyme phân giải polymer, chủ yếu là hai dạng depolymerase ngoại bào và nội bào Quá trình thủy phân polymer được xúc tác bởi enzyme theo hai bước Đầu tiên, enzyme có nguồn gốc từ vi sinh vật bám vào bề mặt chất nền của polymer để xúc tác quá trình thủy phân polymer phức tạp, tạo ra các phân tử nhỏ hơn (monomer, dimer và oligomer) Các đơn phân này đi qua các màng ngoài bán thấm của vi khuẩn và trở thành nguồn năng lượng và carbon Tuy vậy, quá trình phân giải sinh học hợp chất polymer không diễn ra triệt để do một phần nhỏ của polymer được chuyển vào sinh khối của vi sinh vật, tạo ra mùn và các sản phẩm tự nhiên khác Ví dụ, các nhà khoa học đã phát hiện ra chủng vi khuẩn Ideonella sakaiensis có khả năng phân giải polyethylene terephthalate nhờ enzyme polyethylene terephthalatease Kết quả này đã mở ra hướng đi mới cho việc sử dụng enzyme mono-(2-hydroxyethyl) terephthalatease để phân giải polyethylene terephthalate.[17,21]

Tương tự, sự phân hủy sinh học polyethylene cũng được diễn ra qua hai cơ chế phân hủy sinh học Các tiền chất ôxy hóa và tinh bột được biết đến là hai phụ gia chính đóng vai trò trong việc sản xuất ra dạng polyethylene có thể phân hủy sinh học

Trang 31

Trong quá trình thủy phân, các vi sinh vật có thể tìm và loại bỏ các chất phụ gia này, làm cho cấu trúc liên kết của vật liệu nhựa yếu đi, thúc đẩy quá trình ôxy hóa quang và ôxy hóa nhiệt xảy ra Cuối cùng, vật liệu nhựa được phân rã dưới điều kiện áp suất thấp

1.6 Tổng quan về phân tích dòng vật chất (MFA)

1.6.1 Khái niệm về MFA

Phân tích dòng vật chất (material flow analysis viết tắt là MFA) là phương pháp ghi lại đường đi của các luồng vật liệu trong một không gian trong một thời gian xác định Cũng có thể hiểu các khác là sự cân bằng vật liệu hay chuyển hoá dòng nguyên liệu [19]

MFA là một phương pháp đánh giá có hệ thống về dòng di chuyển và khối lượng vật trong hệ thống được xác định theo không gian và thời gian Nó kết nối các nguồn, các con đường, các khâu trung gian của một vật liệu Do định luật bảo toàn vật chất, kết quả của MFA có thể được kiểm soát bằng cân bằng vật chất đơn giản, so sánh tất cả các yếu tố đầu vào, nguyên vật liệu và đầu ra của một quy trình Chính đặc điểm này này mà MFA làm cho phương pháp này trở nên hữu ích như một công cụ hỗ trợ quyết định trong quản lý tài nguyên, quản lý chất thải và quản lý môi trường [19]

Một hệ thống MFA có thể được áp dụng ở các quy mô khác nhau, có thể là mô hình của một nhà máy công nghiệp Một ngành công nghiệp hoặc một khu vực được quan tâm Mức độ chi tiết của mô hình tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu Hệ thống MFA luôn bao gồm ranh giới hệ thống, một hoặc nhiều quy trình, dòng nguyên liệu giữa các quy trình và trữ lượng vật liệu trong các quy trình Trao đổi vật lý giữa hệ thống và môi trường của nó xảy ra thông qua các dòng trao qua biên (ranh giới) của hệ thống MFA có thể đại diện cho các thực thể lớn hơn, trừu tượng hơn miễn là chúng được xác định rõ

MFA bắt đầu được nghiên cứu từ những năm 1990 bởi các nhà khoa học áo (steurer, 1992) và nhật (cơ quan môi trường nhật bản, 1992) Đến nay, MFA là một lĩnh vực được nhiều nhà khoa học quan tâm và thực hiện nhiều nghiên cứu, áp dụng trong các lĩnh vực đời sống

Trang 32

1.6.2 Quy trình thực hiện MFA

Trong MFA, mỗi quá trình đều có một tiến trình (flow) xuất phát và một tiến trình đến đích Kết quả là mỗi tiến trình được nối với các tiến trình khác bởi các quá trình (process) Một quá trình nào đó đi từ tiến trình a đến tiến trình b, được gọi là “đầu ra” (output) của tiến trình a và là “đầu vào” (input) của tiến trình b Một quá trình nhập được hiểu là quá trình đi vào hệ thống và quá trình xuất ra là quá trình ra khỏi hệ thống

Hình 1.9: Chia nhỏ một “hộp đen” bằng cách tách một quá trình đơn thành một vài quá trình con cung cấp thông tin bổ sung vào quá trình chính

Theo Brunner và Rechberger (2004) MFA bao gồm các bước chính sau đây: [19]

- Phân tích hệ thống; - Phân tích dòng luân chuyển vật chất; - Diễn đạt và trình bày các kết quả dưới dạng biểu đồ Mục tiêu chính của MFA là phát triển các mô hình đơn giản và đáng tin cậy để phác hoạ thực tế Theo như định luật bảo toàn khối lượng, khối lượng của các chất đi vào quá trình bằng khối lượng các chất đi ra quá trình cộng phần được lưu trữ thêm vào hoặc mất đi của vật chất trong quá trình Nếu dòng vào và dòng ra không bằng nhau, một hoặc nhiều dòng vật chất hoặc là thiếu hoặc là được xác định sai

1.6.3 Ứng dụng của MFA

Trang 33

MFA đã và đang được áp dụng rộng rãi trên thới, bởi đây là công cụ hữu dụng, linh hoạt trong quản lý môi trường Mô hình này có khả năng định lượng, dựa trên nền tảng của định luật bảo toàn vật chất, và mô tả trực quan những yếu tố ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường Nhờ đó, nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường có thể dễ dàng được tìm ra, và giúp các nhà quản môi trường có thể có những phương án hữu hiệu nhằm giảm thiểu ô nhiễm

MFA được ứng dụng trong các lĩnh vực dưới đây

Sinh thái công nghiệp

- Kiểm soát con đường sử dụng vật liệu và quy trình công nghiệp - Tạo ra các vòng tuần hoàn trong sản xuất công nghiệp

- Hệ thống hoá các mô hình sử dụng năng lượng - Cân bằng đầu vào và đầu ra công nghiệp với năng lượng hệ sinh thái tự nhiên

Quản lý và kỹ thuật môi trường

- Báo cáo tác động môi trường - Thiết kế các chiến lược kiểm soát ô nhiễm không khí - Quản lý chất dinh dưỡng ở vùng đầu nguồn

- Quy hoạch hệ thống quan trắc đất - Quản lý bùn thải

Quản lý tài nguyên và chất thải - Phân tích, lập kế hoạch và phân bố, khai tác và nâng cấp tài nguyên

- Đánh giá hiệu suất quản lý vật liệu trong các cơ sở tái chế/ xử lý chất thải - Thu hồi dòng vật chất trong các hoạt động sản xuất

1.6.4 Hạn chế của MFA

MFA đòi hỏi bộ cơ sơ dữ liệu đầy đủ, và không thể hiện hết mối tương quan giữa tất cả các quá trình trong hệ thống Ví dụ, sử dụng MFA có thể mô phỏng, lượng hoá quá trình chuyển hoá vật chất theo một số chỉ tiêu lựa chọn sẵn trong hệ thống quản lý chất thải theo các kịch bản – mô hình quản lý khác nhau, nhưng không đánh giá được nhu cầu hay phân tích được nhu cầu năng lượng của mỗi mô hình này Hạn chế này làm cho các kịch bản tưởng chừng như tối ưu hay hướng tới bền vững theo

Trang 34

một hay một số chỉ tiêu chọn lọc, lại trở nên khó khả thi khi đặt vào một hệ thống, với các mối quan hệ khác, ví dụng như năng lượng, tài chính, đất đai, … trong quá trình áp dụng MFA có thể nảy sinh một số vấn đề sau:

(1) Khi tiến hành một MFA, các mô hình của dòng luân chuyển vật chất được thiết kế và vẽ trên giấy bằng bút Sau đó, các số liệu và bảng tính toán sẽ được nhập và phần mềm tính toán Dựa trên các kết quả tính toán, các dòng luân chuyển vật chất sẽ được vẽ hình hoá bằng phần mềm đồ hoạ Do đó, các bước thực hiện MFA như vậy sẽ mất nhiều thời gian và dễ bị lỗi khi tính toán kiểm soát các dòng luân chuyển vật chất

(2) Bất cập trong các nghiên cứu MFA là cách quản lý sai số trong quá trình tính toán Thông thường quá trình tính toán MFA thường chỉ thể hiện con số trung bình mà không tính đến các sai số tính toán và sai số trong quá trình luân chuyển của vật từ quá trình này sang quá trình khác Điều này cũng làm giảm đi tính chính xác của MFA

1.7 Phân tích dòng vật chất với phần mềm STAN

1.7.1 Giới thiệu về STAN

Phần mềm STAN (substance flow analysis) là phần mềm miễn phí do nhóm chuyên gia của viện nghiên cứu chất lượng, tài nguyên nước và QLCT, trường đại học kỹ thuật Vienna phối hợp với công ty phần mềm Inka phát triển, nhằm giải quyết các vấn đề bất cập trong quá trình sử dụng MFA

1.7.2 Giao diện bên ngoài

Cửa sổ giao diện bên ngoài: cho phép đặt câu lệnh quan trọng nhất ở thanh công cụ bên phía tay trái để vẽ hình, thiết lập và tính toán MFA như: quá trình (process), các tiến trình (flows), đường biên của hệ thống (system boudary) và phần chữ (text) Mỗi quá trình cũng như tiến trình của mô hình có thể thay đổi thuộc tính (properties) hay dữ liệu tại phần thuộc tính nằm phía tay phải của màn hình tuỳ theo nội dung MFA Cửa sổ model explorer, mô hình MFA được mô tả từng quá trình và các tiến trình theo dạng hình cây nằm ở phía tay trái của màn hình Cửa sổ trace output sẽ thể hiện các lời nhắn và tiến trình tính toán cũng như các lỗi sai trong quá trình tính toán

Trang 35

(nếu có) nằm ở phía dưới của màn hình

Hình 1.10: Giao diện bên ngoài của phần mềm stan

1.7.3 Mô hình hóa hệ thống

Hệ thống được thiết kế từ các phần như quá trình, tiến trình, đường biên của hệ thống và chữ; sau đó hệ thống được mô phỏng dưới dạng sơ đồ

Hình 1.11: :Sơ đồ nguyên lý phân tích dòng vật chất

Nếu quá trình có tổn thất hay hệ thống nhỏ bên trong thì sẽ đánh dấu thêm vào ô “stock” hay “sub-system” ở cửa sổ thuộc tính Các tiến trình liên quan một quá trình được thể hiện bằng các mũi tên dọc theo chu vi của hình chữ nhật thể hiện quá trình đó Kết nối giữa hai quá trình là các tiến trình, còn tiến trình nhập (import flows) và

Trang 36

tiến trình xuất (export flows) được sử dụng để kết nối các hoạt động với các quá trình khác bên ngoài đường biên của hệ thống Phần chữ và các biến số của hệ thống có thể được chỉnh sửa riêng lẻ, sau đó, phần mềm sẽ tự cập nhật vào hệ thống Sơ đồ của MFA sẽ được tự động hệ thống hóa các tiến trình bằng cách đánh số sau khi thiết kế trên STAN

Hình 1.12: MFA được hệ thống hóa trên STAN 1.8 Tổng quan về thành phố Hà Nội

1.8.1 Điều kiện tự nhiên

Thành phố Hà Nội nằm ở phía tây bắc của vùng ĐBSH, có vị trí địa lý: theo chiều nam - bắc từ xã Hương Sơn (huyện Mỹ Đức) đến xã Ba Tường (huyện Sóc Sơn) là từ 20o34’01” đến 21o23’06” vĩ độ bắc; theo chiều tây – đông từ xã Bất Bạt (huyện Ba Vì) đến xã Đức Hiệp (huyện Gia Lâm) là từ 105o16’55” đến 106o01’14” kinh độ đông, nằm ở cả hai bên bờ sông hồng nhưng tập trung chủ yếu ở hữu ngạn Tổng diện tích tự nhiên toàn Thành phố năm 2020 là 3.359,84 km² Địa giới hành chính giáp với các tỉnh như sau:

- Phía bắc tiếp giáp tỉnh Thái Nguyên - Phía đông bắc tiếp giáp tỉnh Bắc Giang - Phía đông tiếp giáp tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên - Phía nam tiếp giáp tỉnh Hà Nam

- Phía tây nam tiếp giáp tỉnh Hoà Bình

Trang 37

- Phía tây giáp tiếp tỉnh Phú Thọ - Phía tây bắc tiếp giáp tỉnh Vĩnh Phúc Thủ đô Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã (12 quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm; 17 huyện: Sóc Sơn, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Ứng Hoà, Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Chương Mỹ, Ba Vì; 01 thị xã: Sơn Tây)

Hình 1.13: Bản đồ địa giới hành chính thành phố Hà Nội Địa hình

Trang 38

Thủ đô Hà Nội có điều kiện địa hình tương đối đa dạng (vùng núi cao, vùng đồi thấp và vùng đồng bằng) Địa hình Hà Nội có ảnh hưởng nhiều tới việc bố trí mạng lưới giao thông Hà Nội nằm ở trung tâm ĐBSH, địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và sản xuất kinh doanh, đồng thời thuận lợi cho việc phát triển hệ thống giao thông

Nhìn chung, địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ bắc (có độ cao khoảng 400m) xuống nam và từ tây (có độ cao 1.200m) sang đông với độ cao trung bình từ 5 – 20m so với mực nước biển Hầu hết diện tích Hà Nội đều có độ cao dưới 60m so với mực nước biển

Khí hậu

Thuộc vùng châu thổ bắc bộ, Hà Nội có khí hậu nhiệt đới gió với đặc điểm: - Mùa nóng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, nóng, ẩm, mưa nhiều, nắng nhiều, gió mùa đông - nam thịnh hành;

- Mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khí hậu mùa này tương đối lạnh, khô và ít mưa, hướng gió thịnh hành trong mùa lạnh là đông - bắc

Nhiệt độ không khí trung bình năm ở Hà Nội khá cao 23,5oc, mùa nóng nhiệt độ trung bình tháng đạt 27,4oc

Lượng mưa trung bình năm của Hà Nội là 1.676 mm, năm cao nhất đạt 1.917 mm Mùa mưa cũng trùng với mùa nóng, mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 9 và chiếm 89% tổng lượng mưa, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8, chỉ trong 2 tháng này lượng mưa đã chiếm gần 40% lượng mưa trung bình năm Mưa lớn và tập trung đã là một trong những nguyên nhân gây ngập úng ở những vùng đất địa hình thấp như ứng hòa, phú xuyên, mỹ đức…

Thuỷ văn

Hà Nội là thành phố có mạng lưới sông ngòi và hệ thống ao hồ khá phát triển với mật độ trung bình khoảng 0,5 - 1,0 km sông/1km2 diện tích Đây là đặc điểm tự nhiên độc đáo tạo nên bộ mặt địa lý đặc trưng của thủ đô

Trang 39

Có hai con sông lớn chảy qua thành phố Hà Nội là sông hồng và sông đà Đây cũng chính là hai con sông lớn nhất ở miền bắc nước ta Sông hồng có đoạn chảy qua Hà Nội dài tới 163 km, bắt nguồn từ trung quốc, chảy xuống đồng bằng bắc bộ rồi đổ ra biển đông bắc Sông đà là phụ lưu lớn của hồng, chảy vòng quanh phía tây bắc thủ đô, tạo thành ranh giới tự nhiên cho khu vực này Ngoài hai con sông trên, Hà Nội còn có các sông như: sông tô lịch, sông nhuệ, sông đáy, sông cà lồ, sông ngũ huyện khê Phân bố đều khắp các huyện nội thành và ven đô

Chế độ thủy văn của các con sông ở Hà Nội chịu ảnh hưởng lớn bởi lượng mưa theo mùa Cụ thể, từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm là mùa mưa, nước sông dâng cao; từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau là mùa khô, mực nước sông xuống thấp Tuy nhiên, sau khi có đập thủy điện hòa bình và sơn la trên dòng sông đà, chế độ dòng chảy của sông hồng khi chảy qua địa bàn Hà Nội đã có những thay đổi đáng kể Cụ thể, về mùa lũ, nước không dâng quá cao do phần lớn nước được tích trữ trong các hồ chứa thủy điện; về mùa khô, tình trạng cạn kiệt cũng được cải thiện nhờ việc xả nước từ các hồ chứa để chống hạn

1.8.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Kinh tế

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) theo giá so sánh năm 2022 sơ bộ tăng 8,96% so với năm 2021, vượt kế hoạch đề ra (7,0% - 7,5%) và là mức tăng cao trong nhiều năm gần đây, trong đó tăng trưởng các quý năm 2022 lần lượt là 5,91%; 8,22%; 15,30%; 6,99% Chia theo khu vực: Khu vực dịch vụ tăng 10,24%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,59%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,43%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 5,72% Tăng trưởng GRDP năm 2022 đạt mức cao, GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành đạt 141,9 triệu đồng (tương đương 6.098 USD), tăng 10,2% so với năm 2021

Chất lượng, hiệu quả tăng trưởng kinh tế và sức tranh được cải thiện Năng suất lao động năm 2022 đạt 291.6 triệu đồng/lao động (giá hiện hành), gấp 1,45 lần bình quân cả nước

Trang 40

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, tăng khu vực công nghiệp, dịch vụ Cụ thể: Khu vực dịch vụ năm 2022 chiếm 63,26%; Công nghiệp và xây dựng chiếm 24,02%; Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chỉ chiếm 2,07%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,65% (Cơ cấu GRDP năm 2021 tương ứng là 63,06%; 23,78%; 2,25% và 10,91%).

Xã hội

Dân số trung bình năm 2022 là 8.435,6 nghìn người, tăng 1,3% so với năm 2021, trong đó dân số khu vực thành thị chiếm 49,1%; khu vực nông thôn chiếm 50,9%

Đến cuối năm 2022, Thành phố có 7,7 triệu người tham gia Bảo hiệm y tế, tăng 3.4% so với cuối năm 2021; tỷ lệ bảo phủ Bảo hiểm y tế đạt 92,9% dân số (chưa bao gồm lực lượng vũ trang)

Tính hết năm 2022, toàn Thành phố có 2800 trường mầm non và phổ thông với gần 2,2 triệu học sinh, 122 nghìn giáo viên Về giáo dục nghề nghiệp, Thành phố có 355 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Hệ thống bệnh viện cơ bản duy trì tốt, công tác khám chữa bệnh thường xuyên, số lượng bác sỹ đạt 13,7 bác sỹ/vạn dân; số giường bệnh bình quân 1 vạn dân đạt 27,5 giường Hiện nay 100 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế

Ngày đăng: 02/09/2024, 22:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Khối lượng sản phẩm nhựa sản xuất trên thế giới từ năm 1950 – - Nghiên cứu dòng chảy chất thải nhựa từ một số nguồn thải trên Địa bàn thành phố hà nội và Đề xuất biện pháp quản lý
Hình 1.1 Khối lượng sản phẩm nhựa sản xuất trên thế giới từ năm 1950 – (Trang 16)
Hình 1.2: Khối lượng rác thải nhựa phát thải từ các lĩnh vực trên toàn cầu năm  2015 [16] - Nghiên cứu dòng chảy chất thải nhựa từ một số nguồn thải trên Địa bàn thành phố hà nội và Đề xuất biện pháp quản lý
Hình 1.2 Khối lượng rác thải nhựa phát thải từ các lĩnh vực trên toàn cầu năm 2015 [16] (Trang 17)
Hình 1.3: Tỷ lệ rác thải nhựa được xử lý phân theo loại hình và không được - Nghiên cứu dòng chảy chất thải nhựa từ một số nguồn thải trên Địa bàn thành phố hà nội và Đề xuất biện pháp quản lý
Hình 1.3 Tỷ lệ rác thải nhựa được xử lý phân theo loại hình và không được (Trang 18)
Hình 1.4: Sản lượng sản phẩm nhựa sản xuất tại việt nam từ năm 2001 - 2018 - Nghiên cứu dòng chảy chất thải nhựa từ một số nguồn thải trên Địa bàn thành phố hà nội và Đề xuất biện pháp quản lý
Hình 1.4 Sản lượng sản phẩm nhựa sản xuất tại việt nam từ năm 2001 - 2018 (Trang 20)
Hình 1.5:Mức khối lượng rác thải nhựa phát sinh tại các địa phương năm 2021 - Nghiên cứu dòng chảy chất thải nhựa từ một số nguồn thải trên Địa bàn thành phố hà nội và Đề xuất biện pháp quản lý
Hình 1.5 Mức khối lượng rác thải nhựa phát sinh tại các địa phương năm 2021 (Trang 21)
Hình 1.6: Các tác động của vi nhựa đến sức khỏe con người - Nghiên cứu dòng chảy chất thải nhựa từ một số nguồn thải trên Địa bàn thành phố hà nội và Đề xuất biện pháp quản lý
Hình 1.6 Các tác động của vi nhựa đến sức khỏe con người (Trang 26)
Hình 1.7: Quy trình tái chế nhựa - Nghiên cứu dòng chảy chất thải nhựa từ một số nguồn thải trên Địa bàn thành phố hà nội và Đề xuất biện pháp quản lý
Hình 1.7 Quy trình tái chế nhựa (Trang 27)
Hình 1.10: Giao diện bên ngoài của phần mềm stan - Nghiên cứu dòng chảy chất thải nhựa từ một số nguồn thải trên Địa bàn thành phố hà nội và Đề xuất biện pháp quản lý
Hình 1.10 Giao diện bên ngoài của phần mềm stan (Trang 35)
Hình 1.12: MFA được hệ thống hóa trên STAN - Nghiên cứu dòng chảy chất thải nhựa từ một số nguồn thải trên Địa bàn thành phố hà nội và Đề xuất biện pháp quản lý
Hình 1.12 MFA được hệ thống hóa trên STAN (Trang 36)
Hình 1.13: Bản đồ địa giới hành chính thành phố Hà Nội  Địa hình - Nghiên cứu dòng chảy chất thải nhựa từ một số nguồn thải trên Địa bàn thành phố hà nội và Đề xuất biện pháp quản lý
Hình 1.13 Bản đồ địa giới hành chính thành phố Hà Nội Địa hình (Trang 37)
Hình 2.1: Quy trình phân loại các mẫu rác thải nhựa - Nghiên cứu dòng chảy chất thải nhựa từ một số nguồn thải trên Địa bàn thành phố hà nội và Đề xuất biện pháp quản lý
Hình 2.1 Quy trình phân loại các mẫu rác thải nhựa (Trang 44)
Hình 3.1: Tỉ lệ số thành viên trong mỗi gia đình - Nghiên cứu dòng chảy chất thải nhựa từ một số nguồn thải trên Địa bàn thành phố hà nội và Đề xuất biện pháp quản lý
Hình 3.1 Tỉ lệ số thành viên trong mỗi gia đình (Trang 46)
Hình 3. 2: Tỉ lệ trình độ học vấn (trái) và tỉ lệ tuổi (phải) - Nghiên cứu dòng chảy chất thải nhựa từ một số nguồn thải trên Địa bàn thành phố hà nội và Đề xuất biện pháp quản lý
Hình 3. 2: Tỉ lệ trình độ học vấn (trái) và tỉ lệ tuổi (phải) (Trang 46)
Hình 3.4: Tỉ lệ số lượng lao động tại các hộ kinh doanh - Nghiên cứu dòng chảy chất thải nhựa từ một số nguồn thải trên Địa bàn thành phố hà nội và Đề xuất biện pháp quản lý
Hình 3.4 Tỉ lệ số lượng lao động tại các hộ kinh doanh (Trang 48)
Hình 3.5: Tỉ lệ mức độ hiểu biết về rác thải nhựa hộ kinh doanh - Nghiên cứu dòng chảy chất thải nhựa từ một số nguồn thải trên Địa bàn thành phố hà nội và Đề xuất biện pháp quản lý
Hình 3.5 Tỉ lệ mức độ hiểu biết về rác thải nhựa hộ kinh doanh (Trang 48)
Hình 3.7: Tỉ lệ số lượng học sinh tại các cơ sở giáo dục - Nghiên cứu dòng chảy chất thải nhựa từ một số nguồn thải trên Địa bàn thành phố hà nội và Đề xuất biện pháp quản lý
Hình 3.7 Tỉ lệ số lượng học sinh tại các cơ sở giáo dục (Trang 50)
Hình 3.9: Tỉ lệ các cấp học được khảo sát - Nghiên cứu dòng chảy chất thải nhựa từ một số nguồn thải trên Địa bàn thành phố hà nội và Đề xuất biện pháp quản lý
Hình 3.9 Tỉ lệ các cấp học được khảo sát (Trang 51)
Hình 3.11: Tỉ lệ bán rác thải nhựa cho người thu gom (trái) và tỉ lệ phân loại - Nghiên cứu dòng chảy chất thải nhựa từ một số nguồn thải trên Địa bàn thành phố hà nội và Đề xuất biện pháp quản lý
Hình 3.11 Tỉ lệ bán rác thải nhựa cho người thu gom (trái) và tỉ lệ phân loại (Trang 52)
Hình 3.12:Tỉ lệ bán rác thải nhựa cho người thu gom (trái) và tỉ lệ phân loại - Nghiên cứu dòng chảy chất thải nhựa từ một số nguồn thải trên Địa bàn thành phố hà nội và Đề xuất biện pháp quản lý
Hình 3.12 Tỉ lệ bán rác thải nhựa cho người thu gom (trái) và tỉ lệ phân loại (Trang 52)
Hình 3.14: Tỉ lệ rác thải nhựa tại các nguồn thải - Nghiên cứu dòng chảy chất thải nhựa từ một số nguồn thải trên Địa bàn thành phố hà nội và Đề xuất biện pháp quản lý
Hình 3.14 Tỉ lệ rác thải nhựa tại các nguồn thải (Trang 55)
Hình 3.15: Tỉ lệ các loại nhựa trong chất thải nhựa - Nghiên cứu dòng chảy chất thải nhựa từ một số nguồn thải trên Địa bàn thành phố hà nội và Đề xuất biện pháp quản lý
Hình 3.15 Tỉ lệ các loại nhựa trong chất thải nhựa (Trang 56)
Hình 3.16: Biểu đồ khối lượng mẫu so với nhiệt độ - Nghiên cứu dòng chảy chất thải nhựa từ một số nguồn thải trên Địa bàn thành phố hà nội và Đề xuất biện pháp quản lý
Hình 3.16 Biểu đồ khối lượng mẫu so với nhiệt độ (Trang 58)
Bảng 3.3: Khối lượng rác thải nhựa phát sinh trong mô hình dòng rác thải - Nghiên cứu dòng chảy chất thải nhựa từ một số nguồn thải trên Địa bàn thành phố hà nội và Đề xuất biện pháp quản lý
Bảng 3.3 Khối lượng rác thải nhựa phát sinh trong mô hình dòng rác thải (Trang 61)
Hình 3.18: Dòng thải nhựa trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022 - Nghiên cứu dòng chảy chất thải nhựa từ một số nguồn thải trên Địa bàn thành phố hà nội và Đề xuất biện pháp quản lý
Hình 3.18 Dòng thải nhựa trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022 (Trang 62)
Hình 2: Chất thải nhựa sau khi được làm sạch và ký hiệu - Nghiên cứu dòng chảy chất thải nhựa từ một số nguồn thải trên Địa bàn thành phố hà nội và Đề xuất biện pháp quản lý
Hình 2 Chất thải nhựa sau khi được làm sạch và ký hiệu (Trang 85)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w