1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu Đặc Điểm phân hóa và giá trị cảnh quan rừng ngập mặn tỉnh quảng ninh

106 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu Đặc Điểm phân hóa và giá trị cảnh quan rừng ngập mặn tỉnh quảng ninh
Tác giả Nguyễn Thị Lan Phương
Người hướng dẫn Trần Văn Trường, Ts
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Khoa học Tự nhiên
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 8,9 MB

Nội dung

Nghiên cứu Đặc Điểm phân hóa và giá trị cảnh quan rừng ngập mặn tỉnh quảng ninh Nghiên cứu Đặc Điểm phân hóa và giá trị cảnh quan rừng ngập mặn tỉnh quảng ninh

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-

NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN HÓA VÀ GIÁ TRỊ CẢNH QUAN

RỪNG NGẬP MẶN TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-

NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN HÓA VÀ GIÁ TRỊ CẢNH QUAN

RỪNG NGẬP MẶN TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

Mã số: 8850101.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Văn Trường

XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG

Giáo viên hướng dẫn Chủ tịch hội đồng chấm luận văn

thạc sĩ khoa học

TS Trần Văn Trường PGS.TS Phạm Quang Tuấn

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

iii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn khoa học

TS Trần Văn Trường đã định hướng, giảng dạy nhiệt tình và tạo mọi điều kiện để tác

giả thực hiện Luận văn

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến các quý thầy, cô và cán bộ đang công tác tại Khoa Địa Lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Viện Tài Nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội đã luôn giúp đỡ, hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi và cung cấp các số liệu để tác giả hoàn thành Luận văn

Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến đề tài “Nghiên cứu cảnh quan biển, đảo nhiệt đới ẩm, gió mùa ở Việt Nam phục vụ phát triển kinh tế biển xanh bền vững”, mã số:

ĐTĐL.CN-91/21 thuộc Chương trình phát triển khoa học cơ bản trong Hóa học, Khoa học sự sống, Khoa học Trái đất và Khoa học biển giai đoạn 2017-2025 (Chương trình 562), Bộ Khoa học và Công nghệ, đã hỗ trợ tác giả trong quá trình thực hiện Luận văn

Tác giả xin cảm ơn Quỹ Môi trường Thiên nhiên NAGAO (NEF) đã hỗ trợ tài chính để thực hiện hoạt động nghiên cứu rừng ngập mặn tại tỉnh Quảng Ninh Đồng thời xin gửi lời cảm ơn tới Đảng ủy, UBND xã Đồng Rui, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Yên và những người dân của xã Đồng Rui đã giúp đỡ và tạo điều kiện trong thời gian thực tế tại địa phương để thực hiện những nôi dung nghiên cứu của luận văn

Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn ở bên cạnh, đông viên, giúp đỡ tạo điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành luận văn này

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lan Phương

Trang 4

iv

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH viii

MỞ ĐẦU 9

1 Tính cấp thiết của đề tài 9

2 Mục tiêu, nhiệm vụ 10

3 Phạm vi nghiên cứu 11

4 Cơ sở dữ liệu 11

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 12

6 Cấu trúc báo cáo 12

CHƯƠNG 1.CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM RỪNG NGẬP MẶN 13

1.1.Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài 13

1.1.1 Các nghiên cứu về phân bố rừng ngập mặn 13

1.1.2 Các nghiên cứu về chức năng, dịch vụ HST rừng ngập mặn 16

1.1.3 Các nghiên cứu về lượng giá giá trị cảnh quan rừng ngập mặn 18

1.1.4 Các nghiên cứu có liên quan đến cảnh quan RNM tỉnh Quảng Ninh 22

1.2.Cơ sở khoa học về cảnh quan và giá trị cảnh quan rừng ngập mặn 24

1.2.1 Quan niệm về cảnh quan và cảnh quan rừng ngập mặn 24

1.2.2 Các nhân tố thành tạo và biến đổi cảnh quan rừng ngập mặn 25

1.2.3 Hệ thống phân loại và cấu trúc cảnh quan rừng ngập mặn 27

1.2.4 Dịch vụ cảnh quan, lợi ích và giá trị cảnh quan rừng ngập mặn 31

1.2.5 Lượng giá dịch vụ cảnh quan rừng ngập mặn 34

1.3.Quan điểm, phương pháp và quy trình nghiên cứu 36

1.3.1 Quan điểm nghiên cứu 36

1.3.2 Phương pháp nghiên cứu 37

1.3.3 Quy trình nghiên cứu 39

CHƯƠNG 2.ĐẶC ĐIỂM PHÂN HÓA CẢNH QUAN RỪNG NGẬP MẶN TỈNH QUẢNG NINH 41

Trang 5

v

2.1.Các yếu tố thành tạo cảnh quan rừng ngập mặn tỉnh Quảng Ninh 41

2.1.1 Vị trí địa lý 41

2.1.2 Điều kiện tự nhiên 42

2.1.3 Hoạt động nhân sinh thành tạo cảnh quan RNM 56

2.1.4 Các tai biến thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu 58

2.2.Đặc điểm cảnh quan rừng ngập mặn 62

CHƯƠNG 3.BƯỚC ĐẦU LƯỢNG GIÁ KINH TẾ CẢNH QUAN RỪNG NGẬP MẶN ĐỒNG RUI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG NGẬP MẶN 68

3.1.Nhận diện và lượng giá dịch vụ cảnh quan rừng ngập mặn Đồng Rui 68

3.1.1 Giá dịch vụ cung cấp 69

3.1.2 Giá dịch vụ duy trì và điều tiết 73

3.1.3 Giá dịch vụ văn hóa 74

3.1.4 Giá dịch vụ cảnh quan tổng thể 75

3.2.Đánh giá giá trị dịch vụ cảnh quan thành phần và tổng thể khu vực rừng ngập mặn Đồng Rui 79

3.3.Xác lập không gian tương quan trong mối quan hệ giá - giá trị sử dụng rừng ngập mặn Đồng Rui 82

3.4.Đề xuất các giải pháp định hướng sử dụng và bảo vệ phát triển rừng ngập mặn Đồng Rui 85

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89

1 Kết luận 89

2 Kiến nghị 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

PHỤ LỤC 101

Trang 6

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MEA Chương trình Đánh giá Hệ sinh thái Thiên niên kỷ

(Millennium Ecosystem Assessment)

CICES Phân loại quốc tế chung về các dịch vụ hệ sinh thái

(Common International Classification of Ecosystem Services)

DVHST Dịch vụ hệ sinh thái

DVCQ Dịch vụ cảnh quan

HST Hệ sinh thái

CSDL Cơ sở dữ liệu

BVMT Bảo vệ môi trường

BĐKH Biến đổi khí hậu

ONMT Ô nhiễm môi trường

ĐKTN Điều kiện tự nhiên

Trang 7

vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Số lượng các nghiên cứu về dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn giai đoạn 1982

- 2012 17

Bảng 1.2 Hệ thống đơn vị phân loại cảnh quan ngập mặn 28

Bảng 1.3 Phân loại DVHST của cảnh quan 32

Bảng 1.4 Các loại hình giá trị dịch vụ cảnh qua và phương pháp lượng giá tương ứng

39

Bảng 2.1 Tổng số giờ nắng trung bình tháng và năm tại khu vực Quảng Ninh 48

Bảng 2.2 Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm tại khu vực Quảng Ninh 48

Bảng 2.3 Biên độ ngày của nhiệt độ không khí trung bình tháng, năm tại khu vực Quảng Ninh 49

Bảng 2.4 Lượng mưa trung bình tháng và năm tại khu vực Quảng Ninh 50

Bảng 2.5 Độ ẩm tương đối không khí trung bình tháng và năm tại khu vực Quảng Ninh 50

Bảng 2.6 Số ngày mưa phùn và sương mù trung bình tháng và năm tại khu vực Quảng Ninh 59

Bảng 2.7 Số ngày có dông trung bình tháng và năm tại khu vực Quảng Ninh 60

Bảng 2.8 Mực nước biển dâng theo kịch bản phát thải trung bình (B2) tại vùng biển Móng Cái – Hòn Dáu 60

Bảng 2.9 Nguy cơ ngập tại khu vực tỉnh Quảng Ninh 61

Bảng 3.1 Tổng doanh thu đánh bắt thủy sản tự nhiên khu vực Đồng Rui 70

Bảng 3.2 Tổng doanh thu và chi phí đầu tư cho NTTS khu vực Đồng Rui 71

Bảng 3.3 Sản lượng thủy cầm nuôi trong 1 năm khu vực Đồng Rui 72

Bảng 3.4 Một số nghiên cứu về giá lưu trữ carbon của RNM 73

Bảng 3.5 Giá trị lựa chọn đóng góp của người dân cho quỹ bảo tồn, khôi phục và phát triển nguồn tài nguyên rừng ngập mặn 75

Bảng 3.6 Giá trị dịch vụ cảnh quan rừng ngập mặn khu vực Đồng Rui 75

Bảng 3.7 Tham số giá dịch vụ cảnh quan theo mức độ ưu tiên sử dụng tại khu vực rừng ngập mặn Đồng Rui 76

Bảng 3.8 Kết quả thống kê diện tích tương quan giữa giá – giá trị DVCQ khu vực ngập mặn Đồng Rui 83 Bảng 3.9 Một số định hướng sử dụng và bảo vệ phát triển rừng ngập mặn Đồng Rui 85

Trang 8

viii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1.Sự phân bố của rừng ngập mặn trên toàn cầu (Giri và cộng sự, 2011) 13

Hình 1.2.Biến đổi diện tích rừng ngâp mặn tại Việt Nam giai đoạn 1943 – 2011 (Nguyễn Trọng Cương, 2022) 14

Hình 1.3.Phân bố RNM (a) và phân vùng phân bố RNM Việt Nam (b) (Veettil và cộng sự, 2019) 15

Hình 1.4.Nghiên cứu dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn theo các châu lục 18

Hình 1.5.Phương pháp lượng giá rừng ngập mặn sử dụng trong các nghiên cứu được thống kê 21

Hình 1.6.Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển của cảnh quan RNM 26

Hình 1.7.Lát cắt ngang biến đổi cảnh quan RNM 31

Hình 1.8.Mô hình cấu trúc - chức năng - dịch vụ - giá trị của CQ RNM 31

Hình 1.9.Mô hình tổng giá trị kinh tế của cảnh quan RNM (Trí, 2006) 35

Hình 1.10.Phân chia các kỹ thuật lượng giá kinh tế tài tài nguyên 36

Hình 1.11.Quy trình nghiên cứu của luận văn 40

Hình 2.1.Sơ đồ vị trí tỉnh Quảng Ninh 41

Hình 2.2.Bản đồ địa chất khu vực ven biển tỉnh Quảng Ninh 43

Hình 2.3.Bản đồ địa mạo khu vực ven biển tỉnh Quảng Ninh 47

Hình 2.4.Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Quảng Ninh 53

Hình 2.5.Bản đồ phân bố rừng ngập mặn tỉnh Quảng Ninh 55

Hình 2.6.Bản đồ cảnh quan ngập mặn khu vực ven biển tỉnh Quảng Ninh 65

Hình 2.7.Bản đồ cảnh quan ngập mặn khu vực Đồng Rui 66

Hình 3.1.Bản đồ phân cấp tổng thể của dịch vụ cảnh quan ngập mặn khu vực Đồng Rui 78

Hình 3.1.Bản đồ giá trị dịch vụ cảnh quan thành phần và tổng thể khu vực rừng ngập mặn Đồng Rui 81

Hình 3.2.Bản đồ tương quan giữa giá - giá trị của dịch vụ cảnh quan rừng ngập mặn khu vực Đồng Rui 84

Trang 9

9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Rừng ngập mặn là những khu rừng nhiệt đới, chịu mặn, phân bố chủ yếu tại các khu vực bãi triều tiếp giáp giữa đất liền và biển Do nằm trong khoảng giữa 30oN-30oS (Giri và cộng sự, 2011) và phân bố trên 123 quốc gia (Spalding, Blasco, & Field, 1997), rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái nhiệt đới phổ biến nhất, chỉ chịu giới hạn

về sự phân bố của nhiệt độ nước biển dưới 20oC vào mùa đông (D.M Alongi, 2002) Với diện tích rừng ngập mặn toàn cầu duy trì ở mức ~152.400 km2, rừng ngập mặn mang lại rất nhiều lợi ích như cung cấp nhiều tài nguyên có lợi cho cộng đồng ven biển (Rönnbäck, 1999), bảo vệ bờ biển (E B Barbier, 2016), nơi ở cho nhiều loài động vật thủy sinh (Kuenzer, Bluemel, Gebhardt, Quoc, & Dech, 2011), điều tiết chất lượng nước (Analuddin và cộng sự, 2017) và các giá trị về thẩm mỹ, giáo dục khác (G James và cộng

sự, 2013; Thiagarajah, Wong, Richards, & Friess, 2015) Tuy nhiên, rừng ngập mặn lại

có sự khác biệt về mặt cấu trúc so với các khu rừng nhiệt đới khác Điều này được thể hiện thông qua mức độ đa dạng thực vật thấp, không có tầng dưới rõ rệt (phần lớn là các cây con rừng ngập mặn) và mang các đặc trưng thích nghi độc đáo để thích nghi tại vùng triều (hình thái rễ, lá, gỗ và đặc điểm sinh dưỡng thay đổi nhằm phù hợp với điều kiện thiếu ổn định của hoạt động thủy triều - đới bờ) (Peter, 2015) Điều này khiến các loài ngập mặn tuy chỉ tồn tại trong một không gian chật hẹp ven bờ nhưng lại hình thành các đặc điểm đa dạng về mặt phát sinh của chúng (Spalding, Kainuma, & Collins, 2010) Từ đây, các loài trong rừng ngập mặn thể hiện sự đa dạng chức năng lớn hơn các rừng nhiệt đới khác (Balun, 2011), tạo nên một trong những hệ sinh thái có năng suất sinh học cao với lượng sinh khối tích tụ cao nhất (Alongi, 2011) Bởi vậy, rừng ngập mặn thường đem lại giá trị kinh tế cao cho các quốc gia sở hữu chúng như: ~952.000 USD/km đường bờ biển tại Malaysia cho khả năng thay thế các bức tường đá chống bão và kiểm soát lũ (Kairo, Wanjiru, & Ochiewo, 2009), 20 triệu USD/năm cho khu vực vịnh Monreton (Úc) dựa trên các thu nhập từ sản lượng cá thu được hàng năm (Pascoe, Doshi, Dell, Tonks,

& Kenyon, 2014)

Về tổng thể, giá trị kinh tế từ rừng ngập mặn tính trung bình cho toàn cầu ước đạt 200.000-900.000 $/ha (Well và cộng sự, 2006) hay 181 tỷ USD (D.M Alongi, 2002) Điều này cho thấy rừng ngập mặn đã và đang mang lại nhiều lợi ích về mặt tự nhiên lẫn kinh tế cho cộng đồng dân cư ven biển Do đó, rừng ngập mặn phải đối diện với các thách thức: (i) biến mất vào năm 2100 nếu duy trì tốc độ suy giảm như hiện nay (Duke, Ball, & Ellison, 1998); (ii) gây tổn thương đường bờ do hiện tượng nước biển dâng (Lovelock, Barbier, & Duarte, 2022); (iii) suy giảm đa dạng sinh học (Polidoro và cộng

sự, 2010) và gia tăng giải phóng carbon dioxide hàng năm (Siikamäki, Sanchirico, & Jardine, 2012) Đặc biệt trong bối cảnh phát triển kinh tế-xã hội ồ ạt tại khu vực ven biển (Richards & Friess, 2016), quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại rừng ngập

Trang 10

10

mặn sang các loại đất khác (gồm nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, diêm điền, phát triển

đô thị, công nghiệp) trở nên phổ biến Chính bởi giá trị chức năng và đối tượng thụ hưởng các lợi ích từ chức năng đó là nguyên nhân chính tạo ra các xung đột phát triển kinh tế

và bảo vệ môi trường tại khu vực rừng ngập mặn, bất chấp những lợi ích vượt trội của chúng

Để đối phó với tình trạng này, xu thế lượng giá các giá trị cảnh quan rừng ngập mặn là giải pháp tối ưu nhất trong giai đoạn hiện nay (Hussain & Badola, 2010; Martinez-Alier, 2001; Mukherjee và cộng sự, 2014; Owuor, Mulwa, Otieno, Icely, & Newton, 2019) Điều này xuất phát từ chính quan điểm phát sinh của cảnh quan địa lý tương đồng với sự đa dạng phát sinh loài của hệ sinh thái rừng ngập mặn(Rogers, Macreadie, Kelleway, & Saintilan, 2019) Những khoanh vi rừng ngập mặn hình thành trong các điều kiện tự nhiên (địa chất-địa mạo, khí hậu-thủy văn, thổ nhưỡng-sinh thái)

và nhân sinh (văn hóa và tri thức bản địa) khác nhau sẽ có mục đích sử dụng, khai thác

và cách thức bảo vệ khác nhau (R de Groot, 2006) Cách thức tiếp cận lượng giá các giá trị cảnh quan cho phép xác định các giá trị khác nhau trên cơ sở phân loại các đơn

vị hình thái và cấu trúc khác nhau (Almeida và cộng sự, 2020; Cao và cộng sự, 2021), trong khi vẫn đảm bảo các đánh giá ở nhiều quy mô khác nhau (Worthington và cộng

sự, 2020) cho mục đích định hình chính sách quản lý môi trường từ tiếp cận kinh tế của cảnh quan (Lovelock và cộng sự, 2022; Slobodian, Vidal, & Saint-Laurent, 2020)

Quảng Ninh nằm ở vùng bờ biển Đông Bắc của Việt Nam với khoảng trên 36.000

ha đất bãi ngập mặn, trong đó, diện tích có rừng ngập mặn ước tính đạt trên 22.000 ha, phân

bố rộng tại vùng cửa sông, ven biển ở nhiều địa phương như: Móng Cái, Tiên Yên, Hải Hà, Quảng Yên, Vân Đồn Trong những năm gần đây, rừng ngập mặn Quảng Ninh liên tục suy giảm (Cương, 2022; Nguyen, Nguyen, & Vo, 2022) Tuy vậy, hầu hết các nghiên cứu hiện nay chỉ tập trung vào đánh giá sự biến đổi của lớp phủ RNM, chưa xem xét tổng hợp các yếu tố tự nhiên và nhân sinh ảnh hưởng đến sự phân hóa, biến đổi RNM Đặc biệt, chưa ước tính được giá trị kinh tế, nhất là giá trị của các dịch vụ điều tiết và duy trì, cũng như chưa khai thác được những giá trị văn hóa của RNM Điều đó dẫn đến bảo vệ RNM Quảng Ninh còn chưa được ưu tiên đúng mức, việc chuyển đổi RNM sang các loại hình sử dụng

đất khác còn diễn ra tại nhiều nơi Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm phân hóa và giá

trị cảnh quan rừng ngập mặn tỉnh Quảng Ninh” là hết sức cấp thiết nhằm tạo cơ sở cho

việc giải quyết những vấn đề thiếu xót kể trên

2 Mục tiêu, nhiệm vụ

a Mục tiêu: Xác định đặc điểm phân hóa và phân tích, đánh giá giá trị cảnh quan

RNM tỉnh Quảng Ninh, nghiên cứu điển hình tại khu vực RNM xã Đồng Rui, tỉnh Quảng Ninh, từ đó đề xuất một số giải pháp sử dụng và quản lý RNM

b Nhiệm vụ: Để thực hiện được mục tiêu trên, đề tài phải giải quyết các nhiệm

Trang 11

11

vụ sau:

1- Xác định mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu;

2- Thu thập các tài liệu, dữ liệu có liên quan đến vấn đề và khu vực nghiên cứu; 3- Tổng quan cơ sở khoa học về nghiên cứu đặc điểm phân hóa và lượng giá DVCQ RNM;

4- Điều tra, khảo sát thực địa và phỏng vấn người dân về RNM;

5- Đánh giá đặc điểm phân hóa của cảnh quan RNM tỉnh Quảng Ninh;

6- Triển khai thử nghiệm lượng giá DVCQ RNM cho khu vực xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên dựa trên đặc điểm phân hóa CQ RNM toàn tỉnh Quảng Ninh

7- Dựa trên đặc điểm phân hóa CQ RNM và giá trị DVCQ RNM Đồng Rui, đề xuất một số biện pháp quản lý hướng tới sử dụng bền vững, bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn xã Đồng Rui Đây là tiền đề để xác lập các biện pháp quản lý RNM ở quy mô lớn hơn

3 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian:

- Phạm vi nghiên cứu tổng thể: RNM toàn tỉnh Quảng Ninh, kéo dài từ Móng Cái

đến Yên Hưng và ra các đảo, bao gồm RNM và các bãi triều;

- Phạm vi nghiên cứu ở quy mô nhỏ: RNM xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên

Phạm vi khoa học: Tập trung nghiên cứu, làm rõ đặc điểm phân hóa của cảnh

quan RNM ở quy mô cấp tỉnh Quảng Ninh và lượng giá một số giá trị kinh tế của cảnh quan RNM cho khu vực nghiên cứu điển hình xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

4 Cơ sở dữ liệu

Cơ sở dữ liệu, tài liệu được sử dụng trong luận văn bao gồm:

1- Các tài liệu, dữ liệu không gian:

- Bản đồ hành chính, thổ nhưỡng, thảm thực vật tỉnh Quảng Ninh;

- Dữ liệu ảnh Sentinel-2 năm 2022;

- Bản đồ địa mạo đáy biển và dọc đường bờ vùng biển Hải Phòng-Quảng Ninh

từ 0-30 mét nước tỷ lệ 1/100.000 thuộc thuộc Dự án nhánh:"Điều tra đặc điểm địa động lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi trường và dự báo tai biến địa chất vùng biển Hải Phòng -Quảng Ninh từ 0-30m nước tỉ lệ 1/100.00 và vùng biển trọng điểm Bạch Long

Vĩ tỉ lệ 1/50.000";

- Bản đồ cấu trúc địa chất dải ven bờ biển Việt Nam thuộc Dự án “Điều tra, đánh

Trang 12

12

giá đặc điểm cấu trúc địa chất, địa chất công trình, đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng lãnh thổ phục vụ xây dựng và phát triển hạ tầng dải ven bờ biển Việt Nam”

2- Các tài liệu, dữ liệu do nhóm nghiên cứu thực hiện

- Các kết quả điều tra, khảo sát thực địa tại khu vực nghiên cứu vào tháng 1/2021;

- Kết quả điều tra, phỏng vấn 200 người dân địa phương và 50 cán bộ quản lý 3- Các tài liệu, dữ liệu khác

Hệ thống tài liệu: Các tài liệu, đề tài về lý luận và thực tiễn nghiên cứu về cảnh quan rừng ngập mặn đã được công bố trên thế giới và tại Việt Nam, các báo cáo của địa phương

Kết quả các đợt nghiên cứu, khảo sát thực địa gồm các tư liệu ghi chép, số liệu định vị GPS, các ảnh chụp

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung vào cơ sở lý luận về

nghiên cứu cảnh quan học và sinh thái cảnh quan rừng ngập mặn

Ý nghĩa thực tiễn: Làm rõ đặc điểm phân hóa rừng ngập mặn tỉnh Quảng Ninh,

đóng góp vào hệ thống tài liệu tham khảo, nền tảng trong nghiên cứu tổng thể về rừng ngập mặn Việt Nam Trên cơ sở nghiên cứu phân hóa CQ RNM, áp dụng lượng giá giá trị một số dịch vụ cảnh quan tại khu vực xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh nhằm đề xuất không gian sử dụng hợp lý tài nguyên rừng ngập mặn

6 Cấu trúc báo cáo

Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc báo cáo gồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu

- Chương 2: Đặc điểm phân hóa cảnh quan rừng ngập mặn tỉnh Quảng Ninh và khu vực Đồng Rui

- Chương 3: Phân tích sự phân hóa chức năng, giá trị cảnh quan RNM Quảng Ninh và khu vực Đồng Rui

Trang 13

13

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM

RỪNG NGẬP MẶN

1.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.1.1 Các nghiên cứu về phân bố rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là môi trường sống ven biển chiếm ưu thế ở các vùng nhiệt đới

và cận nhiệt đới trên thế giới Chúng được biết đến là hệ sinh thái có năng suất cao nhất trên thế giới và chúng chủ yếu xuất hiện ở môi trường sống ven biển tại các vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới (P Saranraj, 2015) Chúng phân bố chủ yếu tại khu vực nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới (P Saranraj, 2015) và các vùng giữa 30° bắc và nam của đường xích đạo, với những phần mở rộng tại phía bắc ở Bermuda (32°20'B) và Nhật Bản (3°22'B), và về phía nam ở Australia (38°45'N), New Zealand (38°03'N) và bờ biển phía đông Nam Phi (32°59'N) (Spalding và cộng sự, 2010) Cũng bởi sự giới hạn

về điều kiện nhiệt độ, rừng ngập mặn mặc dù sự phát triển theo vĩ độ của chung bị hạn chế dọc theo các bờ biển phía tây của châu Mỹ và châu Phi, so với các bờ biển phía đông Ở Thái Bình Dương, các cộng đồng rừng ngập mặn tự nhiên chỉ phân bố ở các khu vực phía tây, và chúng không xuất hiện ở nhiều đảo Thái Bình Dương Trong đó, hai trung tâm chính của các quần xã RNM tập trung ở phía Đông (Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương) và phía tây (bờ biển Châu Phi và Châu Mỹ của Đại Tây Dương, biển Carribean và vịnh Mexico, và bờ biển phía Tây (Thái Bình Dương) của châu Mỹ) (Tomlinson, 1986)

Hình 1.1 Sự phân bố của rừng ngập mặn trên toàn cầu (Giri và cộng sự, 2011)

Rừng ngập mặn được tìm thấy ở 123 quốc gia trên toàn cầu (Dahdouh-Guebas, 2011; Spalding và cộng sự, 2010) Tổng diện tích rừng ngập mặn bao phủ trên thế giới vào năm 2000 được ước tính là 137.760km2 (Giri và cộng sự, 2011) và hiện nay rừng

Trang 14

14

ngập mặn bao phủ khoảng 152.000 km2 (Yeo, S., 2014) Khoảng 75% rừng ngập mặn được tìm thấy ở 15 quốc gia với 6,9% trong số đó được bảo vệ (Thomas và cộng sự, 2017) Diện tích rừng ngập mặn lớn nhất được tìm thấy ở Châu Á (42%), tiếp theo là Châu phi (20%), Bắc và Trung Mỹ (15%), Châu Đại Dương (12%) và Nam Mỹ (11%)

Nhiều tác giả đã chỉ ra đặc điểm phân bố và các nhân tố phát sinh RNM Theo

đó RNM bao gồm chủ yếu là cây có hoa và cây bụi thích nghi độc đáo với điều kiện thủy triều và sự kết hợp đặc biệt của các yếu tố ảnh hưởng đến bờ biển và cửa sông, như nước biển, ngập lụt và phơi lộ định kỳ, sóng và gió, dòng chảy mặt, dòng chảy sông, biển, và trầm tích hạt mịn (Duke và cộng sự, 1998) Ở quy mô toàn cầu, nhiệt độ là yếu

tố chính hạn chế sự phân bố của rừng ngập mặn; ở quy mô khu vực, lượng mưa, thủy triều và sóng trở nên quan trọng; trong khi tại địa phương, địa mạo đặc trưng cho vị trí của rừng ngập mặn được cho là có ảnh hưởng đến hệ sinh thái và chức năng của các HST này (Duke và cộng sự, 1998; Rajkaran & B., 2012) Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự cạnh tranh về ánh sáng, không gian và nguồn dự trữ lớn các chất dinh dưỡng dưới mặt đất là động lực chính của các biến đổi không gian và thời gian của rừng ngập mặn (Duke và cộng sự, 1998; Rajkaran & B., 2012)

Tại Việt Nam, rừng ngập mặn phân bố dọc bờ biển thuộc 28 tỉnh và thành phố Ước tính rằng rừng ngập mặn ở Việt Nam có diện tích 400.000 ha trước Chiến tranh Việt Nam (Maurand, 1943) và việc sử dụng chất diệt cỏ và bom napalm trong chiến tranh đã phá hủy hơn 100.000 ha rừng ngập mặn (Hong & San, 1993) Kết quả thống kê diện tích RNM từ nhiều nguồn cho thấy, diện tích RNM Việt Nam đã suy giảm nhanh chóng từ 408.500 ha (1943) xuống còn 154.471 ha (2021) (Cương, 2022) Thảm thực vật rừng ngập mặn còn lại ở bờ biển Việt Nam chủ yếu bao gồm các quần xã thứ sinh

và đất bị suy thoái đã hạn chế khả năng tái sinh của thảm thực vật mới (Spalding và cộng

Trang 16

16

Hình 1.3 thể hiện sự phân bố và phần vùng RNM Việt Nam Trong đó, hệ động thực vật gắn liền với HST rừng ngập mặn và bản thân các loài cây ngập mặn có thể khác nhau ở bốn vùng này Bờ biển Đông Bắc Việt Nam (vùng 1) có điều kiện môi trường thích hợp cho HST rừng ngập mặn Tuy nhiên, điều kiện khí hậu trong mùa đông ở vùng

1 chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa đông bắc và nhiệt độ không khí thấp nên hạn chế sinh trưởng của rừng ngập mặn Đồng bằng Bắc Bộ (vùng 2) có điều kiện thổ nhưỡng

và thủy văn thích hợp cho thảm thực vật ngập mặn, chủ yếu do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp, mặc dù khu vực này dễ bị ảnh hưởng bởi gió mạnh và dòng triều Vùng 3 (ven biển miền Trung) có bờ biển không bằng phẳng, đất kém màu mỡ hơn các vùng khác, chịu ảnh hưởng của gió mạnh, dòng nước và bão thường xuyên nên điều kiện rừng ngập mặn kém thuận lợi nhất Bờ biển phía Nam Việt Nam (vùng 4) có điều kiện thuận lợi nhất cho hệ sinh thái rừng ngập mặn với địa hình trũng thấp, giàu dinh dưỡng

Nhìn chung, về mặt phân bố của rừng ngập mặn, các nghiên cứu đã xác lập được khoanh vi cư trú của rừng ngập mặn toàn cầu cũng như Việt Nam Trong đó, các đặc trưng trong nghiên cứu rừng ngập mặn phản ánh tính đa dạng, môi trường khắc nghiệt, quy mô phân bố và điều kiện nhân sinh chi phối vào quá trình sinh trưởng và phát triển rừng ngập mặn cho từng khu vực đặc thù

1.1.2 Các nghiên cứu về chức năng, dịch vụ HST rừng ngập mặn

Về các nghiên cứu chức năng hệ sinh thái, R S de Groot và cộng sự (2002) đã

quan niệm chúng là “năng lực của các quá trình và thành phần tự nhiên”, “…cung cấp hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của con người một cách trực tiếp hoặc gián tiếp”

(Rudolf S de Groot, Wilson, & Boumans, 2002) Thuật ngữ này được sử dụng để mô tả hoạt động bên trong của hệ sinh thái như chu trình dinh dưỡng và duy trì dòng năng lượng, tái chế chất dinh dưỡng, tương tác trong lưới thức ăn (Costanza và cộng sự, 1997; Daily, 1997; R S de Groot, 1992) Đối với rừng ngập mặn, các chức năng của chúng được phân chia thành ba nhóm chức năng: sinh hóa, sinh thái và nhân văn (Rudolf S de Groot và cộng sự, 2002) Các quá trình và chức năng của hệ sinh thái là các tương tác sinh học, hóa học và vật lỹ giữa các thành phần của hệ sinh thái; chúng là khâu trung gian để sản xuất các dịch vụ cuối cùng (Banzhaf, 2007)

Rừng ngập mặn cung cấp nguồn lợi thông qua việc cung cấp cá, cua, mật ong, lá dừa nước, gỗ, nhiên liệu và các nguồn tài nguyên y tế, du lịch cho cộng đồng ven biển địa phương (Barbier, 2007; Schwenke & Helfer, 2021), bảo vệ bờ biển (Badola & Hussain, 2005; E Barbier, 2016), nơi ở cho nhiều loài động vật thủy sinh (Claudia, Andrea, Steffen, Tuan Vo, & Stefan, 2011; Mumby và cộng sự, 2004), điều tiết chất lượng nước (Analuddin và cộng sự, 2017) và các giá trị về thẩm mỹ, giáo dục (G K James và cộng sự, 2013; Thiagarajah và cộng sự, 2015) Chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong các chu trình sinh địa hóa của môi trường ven biển (Feller, Whigham, McKee, & Lovelock, 2003; Jennerjahn & Ittekkot, 2002) Các khu vực đất ngập nước,

Trang 17

17

như rừng ngập mặn, cũng được biết đến là nơi lưu trữ carbon, đóng góp phần lớn vào việc giảm thiểu biến đổi khí hậu (Donato và cộng sự, 2011)

Với cách tiếp cận của chức năng HST, quan điểm trong báo cáo “Đánh giá Hệ

sinh thái Thiên niên kỷ” đã đề cập tới khái niệm “các chức năng và sản phẩm của hệ sinh thái mang lại lợi ích cho con người hoặc mang lại phúc lợi cho xã hội” với bốn

nhóm dịch vụ (cung cấp, hỗ trợ, điều tiết và văn hóa) (Millennium Ecosystem Assessment, 2005) Hệ thống phân loại của CICES đã phân DVHST thành 03 nhóm cung cấp, điều tiết và duy trì, và văn hóa (Haines-Young & Potschin, 2018) Trong những năm qua, nhiều nhà khoa học đã sử dụng khuôn khổ này để đánh giá và mô hình hóa các DVHST RNM trên toàn thế giới (Giri và cộng sự, 2011; Schwenke & Helfer, 2021) Từ cách tiếp cận này, hết các nghiên cứu đều thảo luận về lợi ích bảo tồn của hệ sinh thái rừng ngập mặn so với các mục đích sử dụng khác (Barbier, 2003; Himes-Cornell, Pendleton, & Atiyah, 2018)

Trên cơ sở thống kê 233 nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra tổng cộng 18 dịch vụ hệ sinh thái, phân chia thành 3 nhóm chính: cung cấp, điều tiết và duy trì, văn hóa, được thể hiện tại Bảng 1.2 Nhìn chung, số lượng các nghiên cứu về dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn trong giai đoạn 1982 - 2012 có sự gia tăng đáng kể, đặc biệt sau những năm

2000 Trong đó, các nghiên cứu chủ yếu vào nhóm dịch vụ cung cấp (54,13%), nhóm dịch vụ duy trì và điều tiết, nhóm dịch vụ văn hóa tương ứng 29,34%, 16,53% Kể từ những năm 2000, các nghiên cứu đã tập trung nhiều hơn vào nhóm dịch vụ duy trì và điều tiết, có thể liên quan đến nhận thức toàn cầu ngày càng cao về biến đổi khí hậu và nhu cầu về các biện pháp giảm thiểu khí hậu Đặc biệt, các nghiên cứu về HST RNM của Châu Á chứng minh mối quan tâm mạnh mẽ của các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách để nghiên cứu chức năng phòng hộ của rừng ngập mặn trước những rủi ro và hiểm họa ven biển

Bảng 1.1 Số lượng các nghiên cứu về dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn giai

Trang 18

Hình 1.4 Nghiên cứu dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn theo các châu lục

Nhìn chung, RNM khu vực Châu Á là đối tượng được nghiên cứu nhiều nhất bởi

sự phong phú về phân bố cũng như cấu trúc, đa dạng sinh học của chúng Các nghiên cứu về chức năng tập trung chủ yếu vào các hướng khả năng cung cấp các nguồn lợi trực tiếp cho con người và một số chức năng bảo vệ bờ biển

1.1.3 Các nghiên cứu về lượng giá giá trị cảnh quan rừng ngập mặn

Cảnh quan rất đa dạng về mặt không gian, việc cung cấp các dịch vụ của chúng phân bổ không đồng đều theo không gian Chúng là các hệ thống phức tạp đòi hỏi cách tiếp cận đa cấp độ để hiểu rõ hơn quá trình tương tác của các hợp phần tự nhiên nhằm quản lý và định hướng sử dụng đất (Levin, 1992) Các định hướng về sử dụng đất có thể

Trang 19

19

dẫn đến các tác động và sự đánh đổi tùy thuộc vào từng địa điểm cụ thể Do đó, việc nghiên cứu những thay đổi trong việc cung cấp dịch vụ cảnh quan một cách rõ ràng về mặt không gian là rất cần thiết (Holzkämper, Lausch, & Seppelt, 2006; Nelson và cộng

sự, 2009a; Willemen, 2010) Hơn nữa, các chính sách và công tác quản lý, cung cấp dịch

vụ và nhu cầu dịch vụ xã hội thường xảy ra ở các cấp độ không gian và đặc điểm xã hội khác nhau (Cash và cộng sự, 2006; R de Groot, 2006; Evans & Kelley, 2004) Do đó,

sự tương tác giữa xã hội và môi trường ở các cấp độ khác nhau phải được hiểu đầy đủ

và đưa vào quá trình ra quyết định để hỗ trợ công tác quản lý hiệu quả hơn (Kremen & Ostfeld, 2005; Paetzold, Warren, & Maltby, 2010; Veldkamp, Polman, Reinhard, & Slingerland, 2011)

Về giá trị, RNM là nơi cung cấp nhiều lợi ích khác nhau dựa trên sự đa dạng về chức năng cũng như giá trị năng suất sinh học cao của chúng Con người nhận được từ RNM những giá trị trực tiếp (nguồn lợi thủy sản, củi gỗ, du lịch,…) và gián tiếp (ổn định bờ biển, giảm thiểu tác động của sóng bão, điều hòa khí hậu,…) gọi chung là hàng hóa và dịch vụ hệ sinh thái (Spalding và cộng sự, 2010) Các dịch vụ này liên quan chặt chẽ với chức năng HSST, nằm cả ở trong và ngoài RNM, và hầu hết chúng không được mua bán trao đổi trên thị trường

Các nhà nghiên cứu đã và đang áp dụng ngày càng nhiều các phương pháp định giá kinh tế để định lượng hàng hóa của HST hỗ trợ chính quyền, các nhà hoạch định Lượng giá các dịch vụ hệ sinh thái là một cách đánh giá những gì xã hội sẵn sàng đánh đổi để bảo tồn một dịch vụ hệ sinh thái cụ thể bằng cách đánh giá định lượng hoặc định tính giá trị của nó (Xepapadeas, 2011) Lượng giá dịch vụ hệ sinh thái cung cấp thông tin về những dịch vụ và lợi ích mà hệ sinh thái cung cấp cho con người và cách các dịch

vụ có thể thay đổi trong các tình huống quản lý khác nhau, từ đó hỗ trợ trong việc ra quyết định về chính sách cũng như quản lý tài nguyên (Pendleton, Mongruel, Beaumont, Hooper, & Charles, 2015) Trong lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên, một trong những xung đột thường xảy ra tồn tại giữa việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế

Do đó, để lựa chọn mục đích sử dụng phù hợp, chính quyền cần phải biết giá trị kinh tế trực tiếp và gián tiếp của HST so với giá trị phát triển kinh tế mang lại, từ đó củng cố các lập luận để làm sáng tỏ các giá trị nội tại của HST

Về lượng giá giá trị trực tiếp, có nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau đã được

sử dụng để xác định các tác động kinh tế của những thay đổi trong khu vực rừng ngập mặn, hàng hóa và dịch vụ được sản xuất từ các quá trình sinh thái cơ bản và các chức năng môi trường Ví dụ, Lal (1990) và (Nickerson, 1999) giả định mối quan hệ tuyến tính giữa diện tích rừng ngập mặn và các loài phụ thuộc rừng ngập mặn được khai thác Sathirathai (1998) đã sử dụng mô hình tối ưu hóa tĩnh Cobb-Douglas và giả định về mối quan hệ tỷ lệ phi tuyến tính trực tiếp giữa số lượng động vật có vỏ, cá được khai thác và mức độ đánh bắt, giữ cho diện tích rừng ngập mặn không đổi Một số nghiên cứu áp

Trang 20

20

dụng các phương pháp phân tích chi phí và lợi ích để đánh giá mối liên kết giữa rừng ngập mặn và ngư nghiệp có thể được sử dụng cho nhiều hệ thống rừng ngập mặn và đất ngập nước ven biển trên khắp thế giới Sathirathai và Barbier (2001), ước tính giá trị kinh tế của rừng ngập mặn đối với cộng đồng địa phương ở miền nam Thái Lan nằm trong khoảng 27.264 - 35.921 USD/ha/năm, bao gồm giá trị đối với cộng đồng địa phương của việc sử dụng trực tiếp gỗ và các nguồn tài nguyên khác, nghề cá xa bờ và bảo vệ bờ biển Sự khác biệt này là do sự khác biệt giữa đặc thù địa lý và thời gian; cùng một kiểu hệ sinh thái có thể có các giá trị khác nhau ở các khu vực địa lý khác nhau do

sự khác biệt trong hoạt động kinh tế và văn hóa của người dân địa phương Kết quả cho thấy, mặc dù nuôi tôm tạo ra những lợi nhuận cá nhân lớn, nhưng không hiệu quả về mặt kinh tế khi bao gồm cả những tác động bên ngoài do phá hủy rừng ngập mặn và ô nhiễm nguồn nước

Về lượng giá giá trị gián tiếp, phương pháp chuyển giao lợi ích được sử dụng nhiều nhất Các nghiên cứu này tập trung đánh giá một số dịch vụ hệ sinh thái dựa trên

sự có sẵn của các giá trị chuyển giao lợi ích hoặc dễ dàng đo lường được với giá thị trường Do đó, nhiều dịch vụ hệ sinh thái quan trọng đối với cộng đồng dân cư địa phương như kiểm soát lũ lụt và phòng chống bão thường bị bỏ qua, hoặc định giá sau (Liu, Cubbage, & Ronald Pulliam, 1994) Mặt khác, nhiều nghiên cứu định giá dựa vào chuyển giao lợi ích mà không xem xét đầy đủ bối cảnh sinh thái, kinh tế và lối sống của người dân địa phương (Himes-Cornell và cộng sự, 2018; Satterfield, Gregory, Klain, Roberts, & Chan, 2013), cùng một loại hệ sinh thái có thể có các giá trị khác nhau ở các địa điểm và thời gian khác nhau (Burkhard và cộng sự, 2011) Việc ngoại suy các giá trị dịch vụ hệ sinh thái từ nơi này sang nơi khác có thể không phù hợp (Costanza và cộng

sự, 1997; Lautenbach, Kugel, Lausch, & Seppelt, 2011), và những lỗi đó phụ thuộc vào loại dịch vụ hệ sinh thái và tính không đồng nhất trong không gian giữa hai khu vực nghiên cứu Giá trị cũng phụ thuộc vào giá thị trường hiện tại và nhu cầu/sở thích trong khi chúng đều có thể thay đổi theo thời gian Thế hệ tương lai có thể đánh giá một dịch

vụ cụ thể khác với dịch vụ hiện tại Tính đặc thù về địa lý và thời gian của bất kỳ định giá dịch vụ nào cũng giới hạn việc ngoại suy các giá trị hiện tại (Daily, 1997; Turner và cộng sự, 2003) Đối với các mục đích sử dụng gián tiếp như phòng chống bão hoặc dịch

vụ lọc nước, phương pháp chi phí thay thế thường được sử dụng Uớc tính được quá trình lọc bỏ các chất kim loại từ nước thải công nghiệp và sinh hoạt của rừng ngập mặn tại vùng cửa sông Potengi khoảng 5,3 triệu USD, nếu xây dựng và lắp đặt một nhà máy

xử lý nước thải (Souza & Ramos e Silva, 2011)

Một trong những khó khăn khi định giá hàng hóa là những giá trị sử dụng gián tiếp không được mua bán trên thị trường (Curtis, 2004) Do đó, để đánh giá lợi ích sử dụng HST thì phương pháp phân tích chi phí lợi ích (CBA) được chấp nhận rộng rãi và thường được sử dụng Duvivier (1997) đã sử dụng CBA để đánh giá hiệu quả bảo vệ bờ

Trang 21

21

biển cho cồn cát Tramore, Ireland Một đánh giá về lợi ích kinh tế và chi phí của chức năng bảo vệ ven biển khác nhau đối với hệ thống cồn cát đang xuống cấp cho thấy phục hồi cồn cát là giải pháp tốt nhất từ cả hai khía cạnh môi trường và kinh tế

Hình 1.5 Phương pháp lượng giá rừng ngập mặn sử dụng trong các nghiên cứu được

thống kê

Các phương pháp định giá kinh tế khác nhau đã được thiết kế để tính toán các hệ sinh thái và dịch vụ có giá trị của RNM, vốn có liên quan đến việc ra quyết định sử dung đất và tài nguyên thiên nhiên (Costanza và cộng sự, 1997; Mukherjee và cộng sự, 2014;

Vo, Kuenzer, & Oppelt, 2015) Tuy nhiên, có khả năng là các phương pháp định giá khác nhau sẽ dẫn đến sự khác biệt lớn về các giá trị kinh tế được ấn định (Vo và cộng

sự, 2015) Điều này có thể do các điều kiện cụ thể của các hoạt động kinh tế và bối cảnh địa lý, xã hội và văn hóa (R de Groot và cộng sự, 2012; Salem & Mercer, 2012; Vo và cộng sự, 2015)

Nhìn chung, giá trị của hàng hóa và dịch vụ do RNM cung cấp đã được nghiên cứu từ những năm 1980, bao gồm cả giá trị trực tiếp và gián tiếp Các phương pháp lượng giá của những hàng hóa và giá trị này dựa trên giá thị trường cho các giá trị lâm nghiệp và thủy sản (Lal, 1990; Ruitenbeek, 1992, 1994; Barbier, 1994; Gilbert và Janssen, 1998; Sathirathai, 1998; Rönnbäck, 1999; Rubec, 1999), phương pháp ngẫu nhiên áp dụng cho các giá trị bảo vệ bờ biển (Naylor và Drew, 1998) hoặc chi phí thay thế cho các mục đích sử dụng gián tiếp như chắn bão, lọc nước (Lal, 1990; Sathirathai, 1998) Tuy nhiên, việc định giá một số dịch vụ nội tại như giá trị các quá trình sinh thái hoặc giá trị văn hóa vẫn chưa được tính toán rộng rãi

Đối với Việt Nam, hoạt động lượng giá dịch vụ hệ sinh thái cho rừng ngập mặn

Trang 22

22

đã diễn ra từ lâu, ở nhiều khu vực nghiên cứu khác nhau Một vài nghiên cứu đã xác định tổng giá trị kinh tế mà rừng ngập mặn Việt Nam mang lại là từ 1.000 đến 4.200 USD/ha/năm (V T Phuong, Ha, & Linh, 2012; Sam, Binh, Que, & Phuong, 2005) Giá trị các dịch vụ hệ sinh thái chiếm đến 80% tổng giá trị kinh tế của rừng ngập mặn (V Phuong, TTT, & NTM, 2012) Tại Cà Mau, dịch vụ duy trì và điều tiết tính toán dịch vụ lưu trữ khí gas khoảng 1.796,9 USD/ha/năm và dịch vụ phòng chống bão lũ 183,26 USD/ha/năm (Vo và cộng sự, 2015) Rừng ngập mặn Cần Giờ ước tính cung cấp khoảng 12,72 triệu USD/năm sản phẩm gỗ cho người dân địa phương (gỗ xây dựng và củi, không bao gồm các sản phẩm khắc lưu niệm) Giá trị chi phí đi lại của du lịch dao động từ 104 triệu USD - 176 triệu USD/năm, giá trị bảo vệ bờ biển dao động từ 137,42 đến 149,21 triệu USD/năm, quá trình cô lập carbon có thể đạt giá trị lên tới 68,89 triệu USD/năm (Vo

và cộng sự, 2015) Nhìn chung, các nghiên cứu về lượng giá giá trị rừng ngập mặn ở Việt Nam chỉ đang tập trung một phần nhỏ của giá trị thực tế, vì một số dịch vụ hệ sinh thái gián tiếp quan trọng như lọc nước, làm sạch đất, duy trì đa dạng sinh học và các giá trị văn hóa không thể được xác định

1.1.4 Các nghiên cứu có liên quan đến cảnh quan RNM tỉnh Quảng Ninh

Rừng ngập mặn Quảng Ninh được xếp vào khu vực I (ven biển Đông Bắc) trong

4 khu vực RNM của Việt Nam với 03 tiểu khu: từ Móng Cái đến Cửa Ông; từ Cửa Ông đến Cửa Lục; từ Cửa Lục đến mũi Đồ Sơn (Hồng, 2000)

Gần đây, nhiều nghiên cứu đã sử dụng tư liệu viễn thám và radar nhằm nghiên cứu hiện trạng và biến động RNM tỉnh Quảng Ninh (Nguyen và cộng sự, 2022; Quyet, Nguyen, Dai Nguyen, & Quang, 2021; Thuyet, Maier, & Austin, 2014) (H.-H Nguyen

và cộng sự, 2022; Quyet và cộng sự, 2021; Thuyet và cộng sự, 2014) đều chỉ ra sự suy giảm nhanh chóng của RNM tỉnh Quảng Ninh qua các thời kỳ do các hoạt động của con người Ngoài ra, BĐKH cũng được xem là một nhân tố làm suy thoái thảm RNM tại Quảng Ninh (Minh & Hoai, 2020) Nguyễn & Mai, 2018 trên cơ sở khảo sát thực địa và thiết bị bay không người lái đã nghiên cứu, đánh giá hiện trạng thảm thực vật rừng ngập mặn xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh và xây dựng bản đồ phân bố 14 kiểu quần xã thực vật rừng ngập mặn tại đây

Nguyễn Cao Huần và nnk (2017, 2022) đã xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn, xây dựng phương án quy hoạch khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui, huyện Tiên Yên

và phụ cận, đã hoàn thành hồ sơ đề nghị công nhận khu RAMSAR tại khu vực Đồng Rui - Tiên Yên Đây được xem là nghiên cứu toàn diện nhất, đề cập cả đến các điều kiện hình thành, phân loại các kiểu thảm thực vật ngập mặn, các điều kiện KT-XH tại khu vực cửa sông Tiên Yên Đồng thời đã đề xuất được các phương án quy hoạch và giải pháp thực hiện quy hoạch bảo tồn ĐDSH tại khu vực ĐNN cửa sông Tiên Yên

Trang 23

23

Liên quan đến dịch vụ HST của RNM, đã có một số nghiên cứu tập trung vào xác định trữ lượng lưu trữ các bon trong lớp phủ rừng và trầm tích dưới tán rừng tại Đồng Rui (P T Nguyen và cộng sự, 2016), Hải Lạng (Hanh và cộng sự, 2018); sinh khối rừng (Hong Tinh và cộng sự, 2020; Nguyen và cộng sự, 2022; Takeuchi, Tien, Phuong, Van, & Oo, 2011) Vai trò của cấu trúc RNM đến giảm sóng cũng được đề cập (Quang Bao, 2011) Tusinski & Verhagen, 2014 đã nghiên cứu rừng ngập mặn tại Mũi Chùa, Tiên Yên để mô hình hóa, xây dựng các kịch bản về mối liên hệ giữa chiều cao sóng suy yếu, thảm thực vật và địa hình trong các kịch bản có RNM và không có RNM nhằm tiết kiệm chi phí cho việc xây dựng đê biển phía sau RNM

Về lượng giá RNM tại Quảng Ninh, tổng giá trị kinh tế của HST rừng ngập mặn nước được ước tính khoảng 20 triệu USD/năm (Dang và cộng sự, 2022) Trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát thực địa và áp dụng các phương pháp lượng giá kinh tế khác nhau, ước tính 6 giá trị của RNM Đồng Rui, bao gồm: thủy sản, phòng hộ thiên tai, lựa chọn, tồn tại, để lại và sản xuất vật chất hữu cơ, từ đó tính giá trị kinh tế tổng thể (TEV) của toàn bộ RNM Đồng Rui khoảng 179 tỷ VNĐ/năm, trong đó, giá trị sử dụng chiếm 99% (Thường, 2017) Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa làm rõ được sự phân hóa chức năng và giá trị của cảnh quan RNM theo không gian, do vậy còn hạn chế trong việc quản

lý, sử dụng RNM ở quy mô địa phương

Tóm lại, thông qua các tổng quan ở trên có thể rút ra một số nhận xét như sau:

- Các nghiên cứu đều coi RNM là một hệ sinh thái nằm trong một hệ thống cảnh quan lớn như cảnh quan ven biển, cảnh quan biển Mặc dù đều thừa nhận RNM là tập hợp của nhiều quần xã có tính đồng nhất tương đối, nhưng các nghiên cứu chỉ tập trung về mặt sinh thái học, đa dạng sinh học (cấu trúc hữu cơ) của RNM mà ít chú ý đến tính tổng thể của các nhân tố hữu cơ, vô cơ và con người tạo nên phân hóa RNM theo các cảnh quan khác nhau Một số nghiên cứu đã sử dụng thuật ngữ cảnh quan RNM (mangrove/mangle landscape) để chỉ sự phân hóa không gian của các mảnh RNM hoặc

sự biến đổi của các quá trình sinh thái theo không gian Cấu trúc đứng của RNM ít được xem xét đầy đủ, chưa đưa ra định nghĩa cảnh quan RNM

- Các nghiên cứu về lượng giá dịch vụ hệ sinh thái RNM tại Việt Nam chỉ đang tập trung vào các giá trị trực tiếp như cung cấp thực phẩm, lâm sản, lâm sản ngoài gỗ, và một số giá trị gián tiếp như phòng chống bão, lưu trữ carbon thông qua các phương pháp giá trị trường, chuyển giao lợi ích, chi phí thay thế Tuy nhiên, một số dịch vụ về điều tiết dòng chảy, giá trị lưu truyền, kết nối với thiên nhiên chưa được đánh giá nhiều bởi chúng khó định lượng về mặt tiền tệ Chưa làm rõ được sự phân hóa không gian về dịch vụ và giá trị cảnh quan RNM theo không gian

Trang 24

24

1.2 Cơ sở khoa học về cảnh quan và giá trị cảnh quan rừng ngập mặn

1.2.1 Quan niệm về cảnh quan và cảnh quan rừng ngập mặn

Nhận thức đúng và đầy đủ về CQ là cơ sở để lựa chọn, sử dụng các phương pháp nghiên cứu hợp lý và áp dụng cho lãnh thổ cụ thể Các quan niệm về cảnh quan của các

nhà địa lý đều thống nhất coi Cảnh quan là một tổng hợp thể lãnh thổ - địa hệ thống vừa mang tính cá thể, vừa mang tính kiểu loại, bao gồm cả bộ phận nhìn thấy và bộ phận

“tư duy” Theo nghĩa phong cảnh, cảnh quan được xem là “ phần không gian xung quanh có thể quan sát được (the visual surroundings), bao gồm cả phần con người có

thể cảm nhận được” (Grano, 1928)

Trong nghiên cứu địa lý ứng dụng thực tiễn, CQ được xem xét ở cả ba khía cạnh: tổng hợp thể tự nhiên (theo khái niệm chung), đơn vị cá thể (mang tính cá thể) và đơn

vị kiểu loại (mang tính loại hình)

(i) Quan niệm CQ theo quan điểm hệ thống trong địa lý học: cảnh quan được quan

niệm là địa tổng thể (geosystem) hay tổng hợp thể lãnh thổ: “cảnh quan là toàn bộ đặc tính của một vùng trên Trái Đất ” (Humboldt, 1802), “sự thống nhất toàn diện trong cấu trúc khu vực định cư và vùng lãnh thổ” (Blache, 1922) hay "cảnh quan như một địa hệ", bởi lẽ cảnh quan là một phức hợp bao gồm các bộ phận cấu thành (đá mẹ, địa hình,

khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng và thực vật, ) tác động lẫn nhau bởi các dòng vật chất

và năng lượng Ixatsenko (1991)

(ii) Quan niệm CQ là các cá thể địa lý: Berg, Grigoriev, Kalexnik, Ixatsenko quan niệm “cảnh quan là những cá thể địa lý không lặp lại, là một bộ phận riêng biệt trong không gian, được quy định bởi vị trí địa lý của đơn vị cảnh quan”; “cảnh địa lý là một địa tổng thể, được phân hóa ra trong phạm vi một đới ngang ở đồng bằng và một đai cao ở miền núi, có một cấu trúc thẳng đứng đồng nhất về nền địa chất, về kiểu địa hình, kiểu khí hậu, kiểu thủy văn, về đại tổ hợp thổ nhưỡng và đại tổ hợp thực vật, và bao gồm một tập hợp có quy luật của những dạng địa lý và những đơn vị cấu tạo nhỏ khác theo một cấu trúc ngang đồng nhất” (Vũ Tự Lập , 1976)

(iii) Quan niệm CQ là đơn vị kiểu loại (loại hình): thể hiện trong các nghiên cứu của các nhà địa lý Xô Viết là Polưnov, Markov, Perelman, Gvozdetxky và Nhikolaiev

CQ là địa tổng thể, tập hợp một số tính chất chung điển hình cho khu vực này hoặc khu vực khác, không phụ thuộc vào đặc điểm phân bố của chúng

Mặc dù có những quan niệm khác nhau về cảnh quan, tuy nhiên tất cả đều thống

nhất: cảnh quan là một tổng hợp thể tự nhiên hay một địa hệ thống Quan niệm cảnh quan là các cá thể địa lý chặt chẽ hơn vì đơn vị cá thể là một địa hệ thống cụ thể, còn

đơn vị kiểu loại là những cá thể được gộp nhóm theo một số dấu hiệu chung

Trang 25

25

Ở Việt Nam, cảnh quan được hiểu theo nghĩa là tổng hợp thể lãnh thổ (quan niệm chung), đơn vị cá thể - không lặp lại trong không gian (đơn vị phân vùng), và đơn vị kiểu loại - lặp lại trong không gian (đơn vị phân kiểu) Vũ Tự Lập (1976); Nguyễn Cao Huần,

1992 ; Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997) Quan

niệm cảnh quan là các cá thể địa lý chặt chẽ hơn vì đơn vị cá thể là một địa hệ thống cụ

thể, còn đơn vị kiểu loại là những cá thể được gộp nhóm theo một số dấu hiệu chung Quan niệm kiểu loại được ứng dụng nhiều hơn khi xây dựng bản đồ cảnh quan các cấp

Shishenko (1988) nhấn mạnh cần phải hiểu cảnh quan đồng thời ở cả 3 khía cạnh: cảnh quan như một địa hệ thống hay tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên của bất kì lãnh thổ nào, cảnh quan là đơn vị loại hình (các đơn vị loại cảnh quan các cấp: kiểu, lớp, loại, ) và cảnh quan là đơn vị cá thể Ví dụ: một khoanh vi cảnh quan bất kì nào trước hết là một

tổng hợp thể tự nhiên (theo khái niệm chung) bản thân nó vừa là một cá thể (mang tính

cá thể) vì không thể có khoanh vi thứ hai giống nó tồn tại trong thực tế, vừa là một bộ phận nằm trong một đơn vị mang tính kiểu loại (mang tính loại hình)

Theo trường phái sinh thái cảnh quan Bắc Mỹ, Forman và Gordon (1986) định nghĩa cảnh quan là một khu vực đất đai không đồng nhất, bao gồm một nhóm các hệ sinh thái tương tác, được lặp lại trong các hình thức tương tự trong không gian; là một thể khảm của các hệ sinh thái tương tác (ở mọi quy mô); một khu vực bất đồng nhất không gian ở ít nhất một nhân tố quan tâm (M G Turner và cộng sự, 2001) Tại châu

Âu, cảnh quan được định nghĩa trong công ước Florence về cảnh quan (COE, 2000)

(Council of Europe, 2000), theo đó Cảnh quan là một khu vực được nhận thức bởi con người mà đặc tính của nó là kết quả của hoạt động và tương tác của các nhân tố tự nhiên và/hoặc nhân văn”

Cho đến nay, chưa có một định nghĩa nào về cảnh quan rừng ngập mặn, dựa trên quan điểm cảnh quan và các đặc trưng, các định nghĩa về rừng ngập mặn, trong nghiên

cứu này, chúng tôi quan niệm: Cảnh quan RNM là một loại cảnh quan đất ngập nước

triều tại vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, được tạo thành từ sự tương tác, đồng nhất tương đối của các quần xã cây gỗ và cây bụi chịu mặn trên nền của các yếu tố trầm tích, thổ nhưỡng, thủy, hải văn, địa hình ven biển và tác động của con người theo thời gian Hay “Cảnh quan RNM được tạo thành từ nhiều hệ sinh thái đất ngập nước triều tại vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, bất đồng nhất không gian ở ít nhất một nhân tố: quần xã cây gỗ và cây bụi chịu mặn, trầm tích, thổ nhưỡng, thủy, hải văn, địa hình ven biển và tác động của con người”

1.2.2 Các nhân tố thành tạo và biến đổi cảnh quan rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn sinh trưởng ở các khu vực ven biển của cửa sông, đồng bằng

Trang 26

26

châu thổ, đầm phá, bờ biển mở và các đảo thấp dưới đại dương; chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố vật lý như nhiệt độ, lượng mưa, địa hình ven biển, dòng hải lưu, tác động của sóng và nguồn cung cấp trầm tích dọc bờ hoặc từ ngoài biển, lưu lượng trầm tích được đưa ra từ lưu vực sông, biên độ thủy triều và tần suất ngập lụt (Ellison, 2021) Các yếu

tố này ảnh hưởng đến sự phân bố của rừng ngập mặn thông qua tần suất ngập lụt và tốc

độ bồi tụ khi thay đổi mực nước biển tương đối có thể làm thay đổi hoặc loại bỏ phạm

vi rừng ngập mặn theo thời gian

Rừng ngập mặn là hệ thống có khả năng đàn hồi, luôn có xu thế duy trì trong trạng thái cân bằng ổn định, cho phép phục hồi sau những xáo động nhỏ Tuy nhiên, các yếu tố ảnh hưởng đến RNM có thể vượt quá giới hạn sinh thái của RNM, gây ra sự thay đổi đột ngột về chức năng hệ sinh thái và phá vỡ trạng thái cân bằng của chúng

Hong và San (1993) đã thảo luận một số yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc và phân

bố rừng ngập mặn ở Việt Nam: khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa và gió), thủy văn (thủy triều, dòng hải lưu, dòng nước ngọt, độ mặn và xói mòn ở các vùng ven biển), đất và địa hình Ngoài những yếu tố này, một số hoạt động nhân tạo đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phân mảnh rừng ngập mặn ở Việt Nam Ngoài ra, các hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Việt Nam cũng đang bị đe dọa do mực nước biển dâng toàn cầu (Daniel M Alongi, 2008)

Hình 1.6 Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển của cảnh quan RNM

Các yếu tố thổ nhưỡng, địa hình ảnh hưởng mạnh đến HST RNM Việt Nam Sông Hồng ở Việt Nam đã giảm 76% lượng phù sa từ sông đổ vào vùng ven biển do sửa đổi dòng sông và xây đập (Gupta, Kao, & Dai, 2012), điều này có thể gây ra sự thiếu hụt trầm tích cho rừng ngập mặn (Ward, Friess, Day, & Mackenzie, 2016) Mặc dù rừng

Trang 27

27

ngập mặn có thể tồn tại trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng chúng thường phát triển tốt hơn trên đất sét phù sa, có nhiều ở bờ biển Việt Nam (Hong & San, 1993) Ngoài các đặc tính vật lý, thành phần hóa học (khoáng chất và chất hữu cơ, độ pH) của đất cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phân bố của RNM (Cahoon và cộng sự, 2006) Địa hình ảnh hưởng lớn đến sự phân bố của rừng ngập mặn vì yếu tố này ảnh hưởng đến hoạt động của sóng (Daniel M Alongi, 2008; Ward và cộng sự, 2016)

Các nhân tố gây sức ép, có thể làm suy giảm nghiêm trọng khả năng phục hồi của rừng ngập mặn là tác động của con người, biến đổi khí hậu, gia tăng ngập lụt ven biển, nguồn cung cấp phù sa giảm và mực nước biển dâng tương đối Kuenzer & Tuan,

2013 quan sát thấy các nguyên nhân khác như mật độ dân số ngày càng tăng và tốc độ phát triển đô thị kết hợp với khai thác gỗ trái phép cũng làm suy thoái RNM

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) đã quan sát thấy năm nguyên nhân chính dẫn đến mất rừng ngập mặn ở Việt Nam: (1) sử dụng không bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản, (2) bão, sóng và thiên tai, (3) phá rừng ngập mặn để lấy gỗ và tài nguyên thiên nhiên, (4) các chất gây ô nhiễm đa nguồn từ nông nghiệp và đô thị, (5) thiếu cơ chế điều tiết đầy đủ để bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn (Kuenzer & Tuan, 2013)

1.2.3 Hệ thống phân loại và cấu trúc cảnh quan rừng ngập mặn

Phân loại cảnh quan là một trong những vấn đề phức tạp của cảnh quan học, là khâu quan trọng để thành lập bản đồ cảnh quan Việc xây dựng hệ thống phân loại CQ đóng vai trò quyết định trong việc thành lập bản đồ CQ của lãnh thổ Cho đến nay, đã

có nhiều hệ thống phân loại CQ như A.G Ixatrenko (1961), V.A Nhikolaev (1976), vũ

Tự Lập (1976), Nguyễn Thành Long và nnk (1993), Phạm Hoàng Hải và nnk (1997),… Các hệ thống phân loại này cho thấy thứ tự cấp bậc không đồng nhất trong sơ đồ phân loại của các tác giả bởi cách tiếp cận và mục đích nghiên cứu khác nhau

- Hệ thống phân loại CQ của Vũ Tự Lập gồm: Hệ → Lớp → Phụ lớp → Nhóm

→ Kiểu → Chủng → Loại → Thứ cảnh quan

- Hệ thống phân loại CQ của V.A Nhikolaev gồm: Thống → Hệ → Phụ hệ → Lớp

→ Phụ lớp → Nhóm → Kiểu → Phụ kiểu → Hạng → Phụ hạng → Loại → Phụ loại

- Hệ thống phân loại của Nguyễn Thành Long và tập thể tác giả của Phòng Địa

lý tự nhiên thuộc Viện Khoa học Việt Nam gồm: Hệ → Phụ hệ → Lớp → Phụ lớp → Kiểu → Phụ kiểu → Hạng → Loại và 2 đơn vị cấu trúc hình thái bổ trợ: Dạng, nhóm

dạng địa lý và diện, nhóm diện địa lý

- Ngoài ra, hệ thống phân loại cảnh quan của các nhà địa lý ở Viện Địa lý và Đại học Quốc gia Hà Nội như nhóm tác giả Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng,

Trang 28

28

Nguyễn Ngọc Khánh và tác giả Nguyễn Cao Huần dựa theo bảng phân loại của

Nhicolaev, gồm 10 cấp đơn vị: Thống → hệ → phụ hệ → lớp → phụ lớp → nhóm → kiểu → phụ kiểu → hạng → loại cảnh quan

Qua hệ thống phân loại cảnh quan của các tác giả cho thấy: (i) Các hệ thống đều đảm bảo tính logic theo trình tự các cấp từ lớn đến nhỏ; mỗi cấp có chỉ tiêu xác định rõ ràng; (ii) Có sự khác nhau giữa các hệ thống phân loại, nếu nghiên cứu ở bản đồ tỷ lệ khác nhau sẽ xuất hiện các đơn vị phân loại khác nhau; (iii) Lãnh thổ càng nhỏ thì đơn

vị phân loại càng chi tiết

Các nguyên tắc xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan:

- Số bậc đơn vị phân loại phải đơn giản, sắp xếp logic từ đơn vị lớn đến đơn vị nhỏ nhất - bậc các đơn vị cơ sở phân loại tương ứng với tỷ lệ nghiên cứu

- Số bậc đơn vị cấp dưới liền kề phải lớn hơn hoặc bằng với cấp đơn vị lớn hơn trước đó

- Các tiêu chí phân loại cấp lớn phải phủ được không gian lớn hơn; các tiêu chí cho cấp nhỏ phải bao gồm các tiêu chí cấp lớn

Dựa vào các căn cứ khoa học – thực tiễn và các nguyên tắc nêu trên; hệ thống phân loại cảnh quan của Việt Nam và các nhân tố giới hạn rừng ngập mặn, nghiên cứu

đề xuất xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan rừng ngập mặn như sau:

- Đối với bản đồ tỷ lệ 1/25.000-1/250.000: Hệ → Phụ hệ → Lớp → Phụ lớp → Nhóm → Kiểu → Hạng → Loại Trong đó, loại cảnh quan là đơn vị cơ sở của loại bản

đồ này

- Đối với bản đồ tỷ lệ 1/25.000 hoặc lớn hơn: Hệ → Phụ hệ → Lớp → Phụ lớp

→ Nhóm → Kiểu → Phụ kiểu → Hạng → Phụ hạng → Loại → Dạng Với bản đồ tỷ

lệ lớn đòi hỏi mức độ chi tiết cao, trong đó việc phân định các quần xã/ưu hợp thực vật

Dạng cảnh quan được dùng là đơn vị cơ sở để đánh giá, vì đây là cấp phân vị thể hiện sự kết hợp giữa các quy luật phân hóa mang tính đặc thù của địa phương trong mối tương tác với hoạt động của con người, thể hiện trạng thái hiện tại trong sự phát triển cảnh quan

Bảng 1.2 Hệ thống đơn vị phân loại cảnh quan ngập mặn

1 Hệ Đặc trưng trong quy mô đới tự nhiên

được quy định bởi vị trí của lãnh thổ

so với Mặt Trời và các hoạt động tự quay của Trái đất xung quanh nó

- Hệ cảnh quan nhiệt đới ẩm gió mùa

Trang 29

29

2 Phụ hệ Đặc trưng định lượng của các điều

kiện khí hậu được quy định bởi sự hoạt động của chế độ hoàn lưu khí quyển trong mối tương tác giữa các điều kiện nhiệt và ẩm ở quy mô á đới, chủ đạo theo tính địa ô

- Hệ cảnh quan nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh

3 Lớp Cấu trúc hình thái của đơn vị cấp lớn - Đồng bằng cửa sông ven bờ

lục địa

- Đồng bằng cửa sông ven đảo

4 Phụ lớp Đặc trưng trắc lượng hình thái địa

hình trong khuôn khổ kiểu, thể hiện mức độ tương tác, mức độ ưu thế giữa các quá trình sông và biển

- Vũng - vịnh kín

- Vũng - vịnh Dalmat

- Cửa sông hình phễu

- Cửa sông trên đảo

5 Nhóm Chế độ tương tác ưu thế của các yếu

tố thủy - hải văn theo nhóm kiểu địa hình ven biển của phụ lớp cảnh quan

- Sóng - triều chiếm ưu thế

- Sóng chiếm ưu thế

- Sông chiếm ưu thế

- Sông - triều chiếm ưu thế

6 Kiểu Kiểu thảm thực vật ngập mặn tự nhiên

8 Hạng Các kiểu địa hình cùng nguồn gốc,

tính chất tham thạch và quá trình địa mạo ưu thế

- Bãi triều cao tuổi …

10 Loại Sự kết hợp của các quần xã thực vật

với các loại đất, cùng với các tác động của con người

- Rừng ngập mặn tự nhiên trên đất … và …

11 Dạng Sự kết hợp của các quần xã thực vật

với các tổ hợp trầm tích được phân theo loại trầm tích, mức độ mặn, thời gian phơi lộ và phèn, độ dốc địa hình

- Ưu hợp sú - vẹt trên bãi triều cao, độ dốc 3-80, mặn ít, trầm tích cát bùn

Sự phân bố và phong phú của rừng ngập mặn ở các vùng bãi triều có thể được coi là một chỉ số trực tiếp về sức khỏe môi trường sống của HST ven biển và chúng rất nhạy cảm với sự thay đổi môi trường Bảo vệ rừng ngập mặn là điều kiện tiên quyết để giải quyết các vấn đề hiện nay mà nhân loại phải đối mặt như xâm nhập mặn, ô nhiễm

và các môi trường sống đang bị đe dọa Rừng ngập mặn được đặc trưng bởi những đặc tính như khí hậu ẩm ướt, môi trường mặn, đất ngập nước hoặc đất bùn Cây ngập mặn mọc ở đất ngập úng và có khả năng chịu mặn từ 2% - 90% (Selvam và Karunagaran, 2004), đa dạng về kích thước Chiều cao trung bình của cây ngập mặn là 5–25 m

Trang 30

30

(MacNae, 1968), phụ thuộc vào tuổi và vị trí khu vực của lâm phần (Snedaker, 1978)

Nhiều nghiên cứu về cấu trúc của rừng ngập mặn đã được thực hiện ở các khu vực ngập mặn khác nhau trên thế giới Các khu vực này bao gồm khu vực Ấn Đô Dương – Thái Bình Dương (Cole và cộng sự, 1999; Perera và cộng sự, 2013; Tam và cộng sự, 1995); Đông Phi (Njana và cộng sự, 2018; Tamooh và cộng sự, 2008), Tây Phi (Ebigwai

& Akomaye, 2014) và Mỹ (Fromard và cộng sự, 1998; Sherman và cộng sự, 2003) Các nghiên cứu đều thực hiện phân tích về các loài và kích thước cây (đường kính ngang ngực (dbh), tổng chiều cao cây (ht), mật độ cây (N), thể tích (V), carbon trên mặt đất (AGC), lưu trữ carbon dưới mặt đất (BGC),…) khác nhau giữa các vùng ngập mặn và các quốc gia riêng lẻ Hướng nghiên cứu này cung cấp thêm thông tin về thành phần loài, kích thước cây có thể khác nhau giữa các khu vực cụ thể

Các hệ sinh thái rừng ngập mặn được cấu trúc bởi một số lượng tương đối nhỏ

các loài thực ngập mặn “thực sự” (true mangrove – “thực vật ngập mặn”) và các loài tham gia ngập mặn (mangrove associates – “thực vật tham gia ngập mặn”) (Tomlinson,

1986) Thực vật ngập mặn thường giới hạn ở các khu vực bãi triều, trong khi đó, thực vật tham gia ngập mặn có thể phân bố ở trên cạn hoặc dưới nước, nhưng cũng có thể xuất hiện trong môi trường rừng ngập mặn điển hình (Peter J Hogarth, 2015) Các loài thực vật ở rìa (cả trên mặt nước và trên cạn) có nhiều chi và tán lá thấp hơn, và thân của chúng mọc thành dải và hình sin, thay vì mọc thẳng Một số loài thường hình thành các

tán khép kín kết hợp như trong trường hợp của Mắm biển - Avicennia marina, Đước đôi

- Rhizophora apiculata, Vẹt tách - Bruguiera parviflora, Vẹt dù - B gymnorhiza, Camptostemon schultzii và Su ổi - Xylocarpus spp trong khi những loài khác thường được tìm thấy dưới dạng cây có tán dưới tán cây đã khép kín (ví dụ: Sú - Aegiceras, Cynometra, Acanthus, Acrostichum và Dà - Ceriops decandra)

Cấu trúc loài trong các khu rừng ngập mặn thường được cho là do phản ứng của các loài đối với sự thay đổi của mức độ ngập triều, độ mặn hoặc độ dốc khác nhau theo vùng triều (Ellison, 2000) Sự phân vùng của các loài ngập mặn có thể được xem xét ở các quy mô khác nhau Cấu trúc thảm thực vật rừng ngập mặn có thể thay đổi tùy theo

vị trí của hệ sinh thái rừng ngập mặn, cách quản lý và các quá trình (Sarno và cộng sự 2015) Sự tương tác phức tạp của các quá trình địa vật lý và các quá trình sinh thái có thể tạo nên sự đa dạng trong cấu trúc quần xã rừng ngập mặn và chức năng của hệ sinh thái (Thom, 1982, 1984; Twilley, 1995; Twilley và cộng sự, 1996; Woodroffe, 1992)

Cấu trúc cảnh quan của rừng ngập mặn ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện, chức năng, dịch vụ và giá trị của nó, và sự thay đổi của cấu trúc có thể ảnh hưởng đến chức năng, dịch vụ và giá trị của nó (Cavalcanti, Soares, Estradat, & Chavest, 2009) Do đó, việc mô

Trang 31

31

tả đặc tính cấu trúc của RNM tạo thành một công cụ quan trọng để hiểu cách CQ này phản ứng với các điều kiện môi trường hiện có, hỗ trợ trong các nghiên cứu nhằm đạt được mục đích bảo tồn CQ này Ví dụ, tác động của việc nhổ hoặc chặt cây để xây dựng các đầm nuôi trồng thủy sản, cho mục đích cộng đồng và thương mại, làm giảm năng lượng sẵn có trong

CQ, giảm năng suất và dẫn đến sức sống cấu trúc của rừng nhỏ hơn, đặc biệt là khi xem xét các giá trị thu được về chiều cao, đường kính, diện tích nền và mật độ trung bình của cây (Atheull, Din, Longonje, Koedam, & DahdouhGuebas, 2009)

Hình 1.7 Lát cắt ngang biến đổi cảnh quan RNM

Hình 1.8 Mô hình cấu trúc - chức năng - dịch vụ - giá trị của CQ RNM

1.2.4 Dịch vụ cảnh quan, lợi ích và giá trị cảnh quan rừng ngập mặn

Trong những năm gần đây, thuật ngữ “chức năng và dịch vụ cảnh quan” đã trở

Trang 32

32

nên quan trọng hơn trong các nghiên cứu (R S de Groot và cộng sự, 2010; Willemen, 2010) Đặc biệt, ở Trung và Đông Âu, cả việc phân tích mô hình và quy trình cảnh quan cũng như đánh giá chức năng cảnh quan làm cơ sở cho quy hoạch sử dụng đất đã có truyền thống lâu đời (Buchwald và Engelhardt, 1968; Lee và cộng sự, 1999) Dựa trên các định nghĩa về “chức năng hệ sinh thái” (R S de Groot và cộng sự, 2002; Millennium Ecosystem Assessment, 2003), thuật ngữ “chức năng cảnh quan” để chỉ khả năng cung cấp dịch vụ của cảnh quan cho con người, nó mới được đề cập trong số ít công trình vào những năm gần đây của một số tác giả (Burkhard, Kroll, Müller, & Windhorst, 2009; Vallés-Planells, Galiana, & Van Eetvelde, 2014; Willemen, Veldkamp, Verburg, Hein,

& Leemans, 2012) Dịch vụ hệ sinh thái là khái niệm được đưa ra và sử dụng rộng rãi nhằm thể hiện các lợi ích mà hệ sinh thái mang lại cho con người Khái niệm dịch vụ cảnh quan được đưa ra để phản ánh đầy đủ hơn về sự kết hợp của cả hai khía cạnh tự nhiên và văn hóa cùng được xem xét trên một phạm vi không gian cụ thể, phù hợp với bối cảnh về quy hoạch cảnh quan địa phương và có cân nhắc đến các bên liên quan (Burkhard và cộng sự, 2009; Termorshuizen & Opdam, 2009)

Tầm quan trọng của các dịch vụ cảnh quan, được cung cấp bởi cả cảnh quan tự nhiên và văn hóa, ngày càng được ghi nhận (Costanza và cộng sự, 1997; R de Groot, 2006; Termorshuizen & Opdam, 2009; Verburg, van de Steeg, Veldkamp, & Willemen, 2009) Cảnh quan là hệ thống sinh thái - xã hội không gian cung cấp nhiều chức năng khác nhau, được con người coi trọng về lợi ích kinh tế, văn hóa xã hội và sinh thái (Defries, Foley, & Asner, 2004; Termorshuizen & Opdam, 2009) Dịch vụ cảnh quan là

"hàng hóa và dịch vụ do cảnh quan cung cấp để thỏa mãn nhu cầu của con người, trực tiếp hoặc gián tiếp" (Termorshuizen & Opdam, 2009) Ở Việt Nam, “DVCQ được hiểu

là những lợi ích mà con người có được từ các hệ sinh thái trong phạm vi cảnh quan và

từ sự tương tác giữa hệ sinh thái với con người, có tính đến yếu tố không gian” (Trang,

Huần, & Khánh, 2019)

Cảnh quan rừng ngập mặn cung cấp ba nhóm loại DVHST: Dịch vụ cung cấp, dịch vụ điều tiết và duy trì, và dịch vụ văn hóa (Bảng 1.3) Có thể thấy loại dịch vụ điều tiết và cung cấp đa dạng nhất, chiểm tỷ lệ nhiều nhất trong 3 loại dịch vụ Đây cũng là những loại DVHST được quan tâm nhất từ cảnh quan RNM

Bảng 1.3 Phân loại DVHST của cảnh quan

Tài nguyên

CQ RNM Dịch vụ cung ứng Dịch vụ điều tiết và duy trì Dịch vụ văn hóa

- Sản phẩm lâm nghiệp (gỗ, củi, than, ), làm vật

- Điều hòa khí hậu (hấp thụ các khí gây ô nhiễm), giảm hiệu ứng nhà kính

- Nghiên cứu khoa học

- Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, cảnh quan

Trang 33

- Nguồn gen

- Nơi ở, trú ngụ của các loài động vật, vi sinh vật

- Cân bằng sinh thái

- Thức ăn chăn nuôi, các loài khác

- Dược liệu

- Nguồn giống, gen cho nuôi trồng thủy sản

- Lọc nước, loại bỏ một phần ô nhiễm nước

- Cân bằng sinh thái

- Phân hủy vật chất hữu cơ góp phần cấu trúc đất

- Bảo tồn, dự trữ nguồn gen

- Nghiên cứu khoa học

- Điều hòa khí hậu

- Bảo tồn tài nguyên đất, nước

- Cân bằng sinh thái

- Dịch vụ cung cấp: Hệ thực vật, động vật trong rừng ngập mặn đa dạng và phong

phú là điều kiện cho sự phát triển các hoạt động khai thác và nuôi trồng Các tài nguyên thiên nhiên rừng ngập mặn đã được con người sử dụng vào các hoạt động khác nhau như nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, làm thực phẩm, thức ăn cho cả gia súc, nguồn gen, nguồn giống

- Dịch vụ điều tiết và duy trì: RNM đóng vai trò quan trọng trong việc ứng phó

với biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác; giữ ổn định độ mặn lớp đất mặt, hạn chế sự xâm nhập mặn vào đất liền, hấp thụ CO2, thải ra

O2 làm không khí trong lành, giảm hiệu ứng nhà kính Hệ rễ cây ngập mặn có rất nhiều

vi sinh vật phân hủy, biến các chất thải trong sinh hoạt y tế, công nghiệp cùng với các hóa chất dư thừa thành thức ăn cho hệ sinh vật, làm trong sạch biển Rừng ngập mặn bảo vệ cư dân vùng ven biển hạn chế tác hại của gió bão, triều cường Là nơi cư ngụ của

Trang 34

34

nhiều loài động vật, vi sinh vật, là nơi lưu giữ nguồn gen quý hiếm

- Dịch vụ văn hóa: mang lại giá trị gián tiếp và không phải là nhu cầu thiết yếu

như nên ít nhận được sự quan tâm của cộng đồng địa phương Trong nhóm dịch vụ văn hóa, hoạt động tham quan, du lịch, giải trí được nghiên cứu và đề cập nhiều hơn còn các hoạt động nghiên cứu, học tập, bảo tồn, hoạt động lễ hội và nghệ thuật có số lượng tài liệu còn ít

1.2.5 Lượng giá dịch vụ cảnh quan rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn cung cấp nhiều dịch vụ cho người dân địa phương Trong đó, một số hàng hóa được mua bán trên thị trường bao gồm nguồn lợi thủy sản, gỗ, củi đun,… Giá trị RNM mang lại cho con người còn ở khả năng cung cấp những dịch vụ cần thiết và quan trọng cho con người như bảo vệ bờ biển, điều tiết dòng chảy,… Các dịch vụ này liên quan chặt chẽ với chức năng hệ sinh thái, tuy nhiên hầu hết chưa được trao đổi trên thị trường Lượng giá kinh tế tài nguyên là một chủ đề mang tính chất khoa học, mang tính ứng dụng cao nhằm cung cấp thông tin chính xác, đáng tin cậy dựa trên đơn vị tiền tệ, giúp các nhà quản lý cân nhắc những chính sách, hoạt động quản lý, sử dụng tài nguyên một cách phù hợp Hiện nay, xu hướng chung là có ba cách tiếp cận đánh giá giá trị kinh tế của các dạng tài nguyên nói chung và rừng ngập mặn nói riêng:

Tổng giá trị kinh tế của RNM được cấu thành từ thành hai nhóm giá trị chính là các giá trị sử dụng (use value) và các giá trị phi sử dụng (non-use value)

* Giá trị sử dụng: là những hàng hóa và dịch vụ sinh thái mà CQ RNM cung

cấp cho con người và các hệ thống kinh tế và được chia thành 3 nhóm là giá trị sử dụng trực tiếp (direct use value), giá trị sử dụng gián tiếp (indirect use value) và giá trị lựa chọn (option value)

• Giá trị sử dụng trực tiếp: bao gồm những hàng hoá dịch vụ do CQ RNM cung cấp và có thể tiêu dùng trực tiếp như gỗ, củi, thủy sản, mật ong hay giá trị du lịch, giải trí;

• Giá trị sử dụng gián tiếp: là những giá trị, lợi ích từ những dịch vụ do CQ RNM cung cấp và các chức năng sinh thái như tuần hoàn dinh dưỡng, hấp thụ CO2, điều hoà khí hậu, phòng chống bão lũ

• Giá trị lựa chọn: về bản chất là những giá trị sử dụng trực tiếp hoặc giá trị sử dụng gián tiếp của RNM mặc dù có thể sử dụng ở hiện tại nhưng chưa được sử dụng vì một lý

do nào đó mà để lại để sử dụng ở tương lai Ví dụ giá trị du lịch, cảnh quan, dược phẩm

* Giá trị phi sử dụng:

Giá trị phi sử dụng là những giá trị bản chất, nội tại của CQ RNM và được chia thành giá trị tồn tại (existence value) và giá trị lưu truyền (bequest value)

Trang 35

35

• Giá trị tồn tại của CQ RNM là giá trị nằm trong nhận thức, cảm nhận và sự thỏa mãn của một cá nhân khi biết được các thuộc tính của CQ RNM đang tồn tại ở một trạng thái nào

đó và thường được đo bằng sự sẵn sàng chi trả của cá nhân để có được trạng thái đó

• Giá trị lưu truyền là sự thỏa mãn nằm trong cảm nhận của cá nhân khi biết rằng tài nguyên được lưu truyền và hưởng thụ bởi các thế hệ tương lai Giá trị này cũng thường được đo bằng sự sẵn sàng chi trả của cá nhân để bảo tồn tài nguyên cho các thế

hệ mai sau

Hình 1.9 Mô hình tổng giá trị kinh tế của cảnh quan RNM (Trí, 2006)

Dựa trên cơ sở lý thuyết kinh tế, các nhà kinh tế đã phát triển các phương pháp thực nghiệm để đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên Cho đến nay, chưa có một hệ thống phương pháp nào được xây dựng và áp dụng riêng biệt để đánh giá giá trị của RNM, thay vào đó người ta xây dựng các phương pháp chung rồi áp dụng cho CQ RNM

Trang 36

Hình 1.10 Phân chia các kỹ thuật lượng giá kinh tế tài tài nguyên

1.3 Quan điểm, phương pháp và quy trình nghiên cứu

1.3.1 Quan điểm nghiên cứu

a Quan điểm hệ thống

Lớp vỏ địa lý và các bộ phận cấu thành luôn là một chỉnh thể thống nhất các hợp phần tự nhiên, bao gồm đá mẹ, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật Những tác động riêng lẻ vào một hợp phần tự nhiên ở các mức độ khác nhau đều dẫn tới sự biến đổi của những hợp phần còn lại của chỉnh thể Chính vì vậy quan điểm tổng hợp đòi hỏi phải nghiên cứu toàn bộ các hợp phần của môi trường tự nhiên và mối quan hệ, sự tác động tương hỗ giữa các thành phần tự nhiên với các hoạt động kinh tế - xã hội Như vậy,

có thể thấy cái nhìn tổng hợp khi xem xét một vấn đề là hết sức quan trọng để đưa ra những kết luận chính xác và hướng giải quyết đúng đắn Quan điểm hệ thống được áp dụng trong đề tài là coi khu vực rừng ngập mặn là một địa hệ thống được hình thành từ mối quan hệ tương hỗ giữa các hợp phần tự nhiên với các yếu tố xã hội và các hình thức

sử dụng tài nguyên (du lịch, nông lâm ngư nghiệp,…)

b Quan điểm lãnh thổ

Mọi sự vật hiện trượng đều tồn tại và phát triển trong mọi không gian nhất định

Trang 37

c Quan điểm phát triển bền vững

Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại

mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai (WCED, 1987) Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, giữ gìn Với quan điểm phát triển bền vững, đề tài đã phân tích ảnh hưởng của các hoạt động phát triển kinh tế

- xã hội đến điều kiện tự nhiên, môi trường để đưa ra các định hướng, giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững Trên quan điểm phát triển bền vững, nghiên cứu đã phân tích ảnh hưởng của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đến tổng thể tự nhiên khu vực rừng ngập mặn, từ đó lập cơ sở khoa học quy hoạch quản lý để vừa đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế, vừa hạn chế những tác động tiêu cực đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đảm bảo sự phát triển cộng đồng trong khu vực

1.3.2 Phương pháp nghiên cứu

a Phương pháp tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp (Systematic review and Meta-analysis)

Phân tích tổng hợp đề cập đến phân tích thống kê dữ liệu từ các nghiên cứu sơ cấp độc lập tập trung vào cùng một câu hỏi, nhằm tạo ra ước tính định lượng về vấn đề nghiên cứu (Gopalakrishnan và Ganeshkumar, 2013) Phương pháp phân tích tổng hợp

có thể được sử dụng cả trong nghiên cứu cơ bản lẫn trong nghiên cứu ứng dụng Đây là một phương pháp nghiên cứu sử dụng kỹ thuật thống kê xác suất nhằm kết hợp định lượng những dữ liệu từ nhiều nghiên cứu thuộc về cùng một chủ đề chung, trên cơ sở

đó từng bước thu thập, đánh giá và tổng hợp dữ liệu nghiên cứu hiện có về vấn đề nghiên cứu Kỹ thuật thống kê được sử dụng trong nghiên cứu phân tích tổng hợp đã có những bước tiến quan trọng, giúp cho kết quả đánh giá trở nên dễ hiểu, chính xác, khách quan

Trang 38

38

Phạm vi phân tích phần lớn các nghiên cứu bao gồm các nghiên cứu sơ cấp từ các quốc gia trên thế giới Số lượng nghiên cứu nằm trong khoảng 30 đến 50 Nghiên cứu đánh giá các phần khác nhau của dịch vụ cảnh quan (dịch vụ cung cấp; duy trì và điều tiết; văn hóa xã hội)

b Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

Trên quan điểm tiếp cận tổng hợp, các cảnh quan được phân tích thành từng hợp phần thành tạo cơ bản của địa hệ theo những đặc điểm chi tiết và mối quan hệ tồn tại giữa các nhân tố Cách tiếp cận phân tích hệ thống giúp tìm ra các quy luật chung của lãnh thổ Điều này cho phép dự đoán các tính chất trong các địa hệ trong các điều kiện khác nhau, và cho phép thành lập bản đồ cảnh quan Khi đó, các đặc trưng cảnh quan có thể được thống kê theo nhiều phương diện cụ thể khác nhau Tác giả tiến hành khảo sát chi tiết các hợp phần cảnh quan khu vực Đồng Rui vào tháng 1/2021 và tháng 3/2021

c Phương pháp phỏng vấn, điều tra xã hội học

Phương pháp phỏng vấn được sử dụng chủ yếu để phỏng vấn hai loại đối tượng chính: một là, cán bộ quản lý ở các cấp khác nhau, với mục đích thu thập được những thông tin về kinh tế - xã hội - tài nguyên thiên nhiên và môi trường, xung đột sinh kế, các vấn đề về tai biến thiên nhiên và môi trường,… tại khu vực nghiên cứu trọng điểm; hai là đối tượng cộng đồng địa phương, với mục đích tìm hiểu sâu hơn về mâu thuẫn sinh kế, mâu thuẫn giữa các ngành kinh tế, xác định được mô hình sinh kế hiệu quả Nghiên cứu thực hiện 200 phiếu phỏng vấn người dân và 50 phiếu phỏng vấn cán bộ quản lý với mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu phù hợp về sinh kế, những lợi ích, giá trị

mà người dân địa phương nhận được từ rừng ngập mặn Kết quả khảo sát điều tra được

sử dụng để đánh giá giá trị kinh tế trực tiếp của rừng ngập mặn tại khu vực xã Đồng Rui

d Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý

Bản đồ có khả năng thể hiện rõ nhất, trực quan nhất các đặc trưng không gian của các đối tượng nghiên cứu Phương pháp bản đồ, viễn thám và GIS được sử dụng, cho phép nghiên cứu sự phân bố không gian các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới môi trường của khu vực nghiên cứu Với sự hỗ trợ của phương pháp bản đồ

và hệ thống tin địa lý nghiên cứu xây dựng được bản đồ cảnh quan rừng ngập mặn tỉnh Quảng Ninh và Đồng Rui, giá - giá trị rừng ngập mặn khu vực Đồng Rui, từ đó định hướng không gian sử dụng hợp lý tài nguyên rừng ngập mặn

Bivariate mapping là một kỹ thuật bản đồ được sử dụng để hiển thị hai biến số trên bản đồ bằng cách kết hợp hai bộ ký hiệu đồ họa hoặc màu sắc khác nhau Trên cơ

sở sự phân hóa đặc điểm thành tạo cảnh quan, giá và giá trị của các dịch vụ bên trong cảnh quan, nghiên cứu xác lập tầm quan trọng của dịch vụ cảnh quan bên trong lãnh thổ

Trang 39

39

theo các không gian đồng nhất khác nhau, thể hiện thông qua bản đồ tương quan giữa giá - giá trị DVCQ khu vực ngập mặn Đồng Rui

e Phương pháp lượng giá kinh tế

Rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng về mặt sinh thái và kinh tế, tổng giá trị kinh tế được tính theo công thức sau:

Tổng giá trị kinh tế = Giá trị sử dụng + Giá trị phi sử dụng

Các phương pháp lượng giá giá trị DVCQ RNM bao gồm:

- Đối với các giá trị sử dụng trực tiếp: sử dụng phương pháp giá thị trường, phương pháp chi phí du lịch, giá trị hưởng thụ

- Đối với các giá trị sử dụng gián tiếp: sử dụng các phương pháp Giá thị trường, chi phí thay thế, phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

Áp dụng cho nghiên cứu điển hình tại khu vực xã Đồng Rui, nghiên cứu tập trung lượng giá 7 dịch vụ cảnh quan rừng ngập mặn với 4 phương pháp lượng giá khác nhau,

cụ thể như sau:

Bảng 1.4 Các loại hình giá trị dịch vụ cảnh qua và phương pháp lượng giá tương ứng

Loại giá trị Dịch vụ CQ RNM Phương pháp lượng giá

Giá trị sử

dụng

Giá trị trực tiếp

Khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên

Giá thị trường Giá trị nuôi trồng thủy sản

Giá trị chăn nuôi thủy cầm Giá trị nuôi ong lấy mật Giá trị gián

tiếp

Hấp phụ carbon Chuyển giao lợi ích Giá trị chưa sử dụng Giá trị lưu truyền Đámh giá ngẫu nhiên

1.3.3 Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu đánh giá CQ RNM tỉnh Quảng Ninh và lượng giá DCVQ RNM xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh được thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Xác định mục tiêu, nhiệm vụ, cơ sở lý luận và phương pháp của nghiên cứu

- Bước 2: Tiến hành thu thập, tổng quan tài liệu có liên quan đến khu vực nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu Trên cơ sở đó tổng quan cơ sở khoa học và khảo sát ngoài thực địa, nghiên cứu xác định các nhân tố thành tạo cnarh quan của khu vực

- Bước 3: Căn cứ vào hệ thống phân loại và các nhân tố thành tạo, nghiên cứu xây

Trang 40

40

dựng bản đồ cảnh quan khu vực tỉnh Quảng Ninh và xã Đồng Rui

- Bước 4: Đánh giá đặc điểm đa dạng của các đơn vị cảnh quan khu vực tỉnh Quảng Ninh và chi tiết hơn tại khu vực Đồng Rui

- Bước 5: Xác định các loại dịch vụ cảnh quan ngập mặn khu vực Đồng Rui

- Bước 6: Lượng giá và xác định giá trị của các loại dịch vụ cảnh quan ngập mặn khu vực Đồng Rui

- Bước 7: Xác định mối tương quan giữa giá – giá trị dịch vụ cảnh quan ngập mặn khu vực Đồng Rui và đề xuất một số biện pháp sử dụng, khai thác và phát triển rừng ngập mặn

Hình 1.11 Quy trình nghiên cứu của luận văn

Ngày đăng: 08/10/2024, 20:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Adame, M. F., Kauffman, J. B., Medina, I., Gamboa, J. N., Torres, O., Caamal, J. P., . . . Herrera-Silveira, J. A. (2013). Carbon Stocks of Tropical Coastal Wetlands within the Karstic Landscape of the Mexican Caribbean. PLOS ONE, 8(2), e56569.doi:10.1371/journal.pone.0056569 Sách, tạp chí
Tiêu đề: PLOS ONE, 8
Tác giả: Adame, M. F., Kauffman, J. B., Medina, I., Gamboa, J. N., Torres, O., Caamal, J. P., . . . Herrera-Silveira, J. A
Năm: 2013
2. Almeida, P. M. M. d., Cruz, C. B. M., Amaral, F. G., Furtado, L. F. A., Duarte, G. d. S., Silva, G. F. d., . . . Soares, M. L. G. (2020). Mangrove Typology: A Proposal for Mapping based on High Spatial Resolution Orbital Remote Sensing. Journal of Coastal Research, 95(sp1), 1-5. doi:10.2112/SI95-001.1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Coastal Research, 95
Tác giả: Almeida, P. M. M. d., Cruz, C. B. M., Amaral, F. G., Furtado, L. F. A., Duarte, G. d. S., Silva, G. F. d., . . . Soares, M. L. G
Năm: 2020
4. Alongi, D. M. (2008). Mangrove forests: Resilience, protection from tsunamis, and responses to global climate change. Estuarine, Coastal and Shelf Science, 76(1), 1-13. doi:10.1016/j.ecss.2007.08.024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Estuarine, Coastal and Shelf Science, 76
Tác giả: Alongi, D. M
Năm: 2008
5. Alongi, D. M. (2011). Carbon payments for mangrove conservation: ecosystem constraints and uncertainties of sequestration potential. Environmental Science &Policy, 14(4), 462-470. doi:https://doi.org/10.1016/j.envsci.2011.02.004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Environmental Science & "Policy, 14
Tác giả: Alongi, D. M
Năm: 2011
12. Barbier, E. B. (2003). Habitat–Fishery Linkages and Mangrove Loss in Thailand. Contemporary Economic Policy, 21(1), 59-77. doi:10.1093/cep/21.1.59 13. Barbier, E. B. (2007). Valuing ecosystem services as productive inputs.Economic Policy, 22(49), 178-229. doi:10.1111/j.1468-0327.2007.00174.x Sách, tạp chí
Tiêu đề: Contemporary Economic Policy, 21"(1), 59-77. doi:10.1093/cep/21.1.59 13. Barbier, E. B. (2007). Valuing ecosystem services as productive inputs. "Economic Policy, 22
Tác giả: Barbier, E. B. (2003). Habitat–Fishery Linkages and Mangrove Loss in Thailand. Contemporary Economic Policy, 21(1), 59-77. doi:10.1093/cep/21.1.59 13. Barbier, E. B
Năm: 2007
14. Barbier, E. B. (2016). The protective service of mangrove ecosystems: A review of valuation methods. Marine Pollution Bulletin, 109(2), 676-681.doi:10.1016/j.marpolbul.2016.01.033 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marine Pollution Bulletin, 109
Tác giả: Barbier, E. B
Năm: 2016
15. Bastian, O., Krửnert, R., & Lipský, Z. (2006). Landscape Diagnosis on Different Space and Time Scales – A Challenge for Landscape Planning. Landscape Ecology, 21(3), 359-374. doi:10.1007/s10980-005-5224-1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Landscape Ecology, 21
Tác giả: Bastian, O., Krửnert, R., & Lipský, Z
Năm: 2006
16. Birch, J. C., Newton, A. C., Aquino, C. A., Cantarello, E., Echeverría, C., Kitzberger, T., . . . Garavito, N. T. (2010). Cost-effectiveness of dryland forest restoration evaluated by spatial analysis of ecosystem services. 107(50), 21925- 21930. doi:doi:10.1073/pnas.1003369107 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 107
Tác giả: Birch, J. C., Newton, A. C., Aquino, C. A., Cantarello, E., Echeverría, C., Kitzberger, T., . . . Garavito, N. T
Năm: 2010
17. Burkhard, B., Kroll, F., Müller, F., & Windhorst, W. (2009). Landscapes‘ Capacities to Provide Ecosystem Services – a Concept for Land-Cover Based Assessments. Landscape Online, 15, 1-12. doi:10.3097/LO.200915 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Landscape Online, 15
Tác giả: Burkhard, B., Kroll, F., Müller, F., & Windhorst, W
Năm: 2009
20. Cao, J., Liu, K., Zhuo, L., Liu, L., Zhu, Y., & Peng, L. (2021). Combining UAV- based hyperspectral and LiDAR data for mangrove species classification using the rotation forest algorithm. International Journal of Applied Earth Observation and Geoinformation, 102, 102414. doi:10.1016/j.jag.2021.102414 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Applied Earth Observation and Geoinformation, 102
Tác giả: Cao, J., Liu, K., Zhuo, L., Liu, L., Zhu, Y., & Peng, L
Năm: 2021
21. Carpenter, S. R., Mooney, H. A., Agard, J., Capistrano, D., DeFries, R. S., Díaz, S., . . . Whyte, A. (2009). Science for managing ecosystem services: Beyond the Millennium Ecosystem Assessment. 106(5), 1305-1312.doi:doi:10.1073/pnas.0808772106 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 106
Tác giả: Carpenter, S. R., Mooney, H. A., Agard, J., Capistrano, D., DeFries, R. S., Díaz, S., . . . Whyte, A
Năm: 2009
22. Carstensen, L. W. (1984). Perceptions of Variable Similarity on Bivariate Choroplethic Maps. The Cartographic Journal, 21(1), 23-29.doi:10.1179/caj.1984.21.1.23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Cartographic Journal, 21
Tác giả: Carstensen, L. W
Năm: 1984
23. Carstensen, L. W. (1986). Bivariate Choropleth Mapping: The Effects of Axis Scaling. The American Cartographer, 13(1), 27-42.doi:10.1559/152304086783900158 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The American Cartographer, 13
Tác giả: Carstensen, L. W
Năm: 1986
24. Cash, D., Adger, W. N., Berkes, F., Garden, P., Lebel, L., Olsson, P., . . . Young, O. (2006). Scale and Cross-Scale Dynamics: Governance and Information in a Multilevel World. ECOLOGY AND SOCIETY, 11(2). doi:10.5751/ES-01759-110208 25. Cavalcanti, V., Soares, M., Estradat, G., & Chavest, F. (2009). Evaluating mangrove conservation through the analysis of forest. In: Journal of Coastal Research 56: 390- 394 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ECOLOGY AND SOCIETY, 11
Tác giả: Cash, D., Adger, W. N., Berkes, F., Garden, P., Lebel, L., Olsson, P., . . . Young, O. (2006). Scale and Cross-Scale Dynamics: Governance and Information in a Multilevel World. ECOLOGY AND SOCIETY, 11(2). doi:10.5751/ES-01759-110208 25. Cavalcanti, V., Soares, M., Estradat, G., & Chavest, F
Năm: 2009
26. Chapin, F. S., III, Carpenter, S. R., Kofinas, G. P., Folke, C., Abel, N., Clark, W. C., . . . Swanson, F. J. (2010). Ecosystem stewardship: sustainability strategies for a rapidly changing planet. Trends in Ecology & Evolution, 25(4), 241-249.doi:10.1016/j.tree.2009.10.008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trends in Ecology & Evolution, 25
Tác giả: Chapin, F. S., III, Carpenter, S. R., Kofinas, G. P., Folke, C., Abel, N., Clark, W. C., . . . Swanson, F. J
Năm: 2010
28. Costanza, R., d'Arge, R., de Groot, R., Farber, S., Grasso, M., Hannon, B., . . . van den Belt, M. (1997). The value of the world's ecosystem services and natural capital. Nature, 387(6630), 253-260. doi:10.1038/387253a0 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nature, 387
Tác giả: Costanza, R., d'Arge, R., de Groot, R., Farber, S., Grasso, M., Hannon, B., . . . van den Belt, M
Năm: 1997
30. Curtis, I. A. (2004). Valuing ecosystem goods and services: a new approach using a surrogate market and the combination of a multiple criteria analysis and a Delphi panel to assign weights to the attributes. Ecological Economics, 50(3), 163- 194. doi:10.1016/j.ecolecon.2004.02.003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ecological Economics, 50
Tác giả: Curtis, I. A
Năm: 2004
31. Dahdouh-Guebas, F. (2011). World Atlas of Mangroves: Mark Spalding, Mami Kainuma and Lorna Collins (eds). Human Ecology, 39. doi:10.1007/s10745-010- 9366-7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Human Ecology, 39
Tác giả: Dahdouh-Guebas, F
Năm: 2011
33. Dang, K. B., Phan, T. T. H., Nguyen, T. T., Pham, T. P. N., Nguyen, M. H., Dang, V. B., . . . Ngo, V. L. (2022). Economic valuation of wetland ecosystem services in northeastern part of Vietnam. Knowledge & Management of Aquatic Ecosystems(423), 12. doi:10.1051/kmae/2022010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Knowledge & Management of Aquatic Ecosystems
Tác giả: Dang, K. B., Phan, T. T. H., Nguyen, T. T., Pham, T. P. N., Nguyen, M. H., Dang, V. B., . . . Ngo, V. L
Năm: 2022
34. de Groot, R. (2006). Function-analysis and valuation as a tool to assess land use conflicts in planning for sustainable, multi-functional landscapes. Landscape and Urban Planning, 75(3), 175-186. doi:10.1016/j.landurbplan.2005.02.016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Landscape and Urban Planning, 75
Tác giả: de Groot, R
Năm: 2006

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2.  Biến đổi diện tích rừng ngâp mặn tại Việt Nam giai đoạn 1943 – 2011 - Nghiên cứu Đặc Điểm phân hóa và giá trị  cảnh quan rừng ngập mặn tỉnh quảng ninh
Hình 1.2. Biến đổi diện tích rừng ngâp mặn tại Việt Nam giai đoạn 1943 – 2011 (Trang 14)
Hình 1.3.  Phân bố RNM (a) và phân vùng phân bố RNM Việt Nam (b) - Nghiên cứu Đặc Điểm phân hóa và giá trị  cảnh quan rừng ngập mặn tỉnh quảng ninh
Hình 1.3. Phân bố RNM (a) và phân vùng phân bố RNM Việt Nam (b) (Trang 15)
Hình 1.5.  Phương pháp lượng giá rừng ngập mặn sử dụng trong các nghiên cứu được - Nghiên cứu Đặc Điểm phân hóa và giá trị  cảnh quan rừng ngập mặn tỉnh quảng ninh
Hình 1.5. Phương pháp lượng giá rừng ngập mặn sử dụng trong các nghiên cứu được (Trang 21)
Hình 1.6.  Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển của cảnh quan RNM - Nghiên cứu Đặc Điểm phân hóa và giá trị  cảnh quan rừng ngập mặn tỉnh quảng ninh
Hình 1.6. Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển của cảnh quan RNM (Trang 26)
Hình 1.9.  Mô hình tổng giá trị kinh tế của cảnh quan RNM (Trí, 2006) - Nghiên cứu Đặc Điểm phân hóa và giá trị  cảnh quan rừng ngập mặn tỉnh quảng ninh
Hình 1.9. Mô hình tổng giá trị kinh tế của cảnh quan RNM (Trí, 2006) (Trang 35)
Hình 1.10.  Phân chia các kỹ thuật lượng giá kinh tế tài tài nguyên - Nghiên cứu Đặc Điểm phân hóa và giá trị  cảnh quan rừng ngập mặn tỉnh quảng ninh
Hình 1.10. Phân chia các kỹ thuật lượng giá kinh tế tài tài nguyên (Trang 36)
Hình 1.11.  Quy trình nghiên cứu của luận văn - Nghiên cứu Đặc Điểm phân hóa và giá trị  cảnh quan rừng ngập mặn tỉnh quảng ninh
Hình 1.11. Quy trình nghiên cứu của luận văn (Trang 40)
Hình 2.1.  Sơ đồ vị trí tỉnh Quảng Ninh - Nghiên cứu Đặc Điểm phân hóa và giá trị  cảnh quan rừng ngập mặn tỉnh quảng ninh
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí tỉnh Quảng Ninh (Trang 41)
Hình 2.2.  Bản đồ địa chất khu vực ven biển tỉnh Quảng Ninh - Nghiên cứu Đặc Điểm phân hóa và giá trị  cảnh quan rừng ngập mặn tỉnh quảng ninh
Hình 2.2. Bản đồ địa chất khu vực ven biển tỉnh Quảng Ninh (Trang 43)
Hình 2.3.  Bản đồ địa mạo khu vực ven biển tỉnh Quảng Ninh - Nghiên cứu Đặc Điểm phân hóa và giá trị  cảnh quan rừng ngập mặn tỉnh quảng ninh
Hình 2.3. Bản đồ địa mạo khu vực ven biển tỉnh Quảng Ninh (Trang 47)
Hình 2.4.  Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Quảng Ninh - Nghiên cứu Đặc Điểm phân hóa và giá trị  cảnh quan rừng ngập mặn tỉnh quảng ninh
Hình 2.4. Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Quảng Ninh (Trang 53)
Hình 2.6.  Bản đồ cảnh quan ngập mặn khu vực ven biển tỉnh Quảng Ninh - Nghiên cứu Đặc Điểm phân hóa và giá trị  cảnh quan rừng ngập mặn tỉnh quảng ninh
Hình 2.6. Bản đồ cảnh quan ngập mặn khu vực ven biển tỉnh Quảng Ninh (Trang 65)
Hình 2.7.  Bản đồ cảnh quan ngập mặn khu vực Đồng Rui - Nghiên cứu Đặc Điểm phân hóa và giá trị  cảnh quan rừng ngập mặn tỉnh quảng ninh
Hình 2.7. Bản đồ cảnh quan ngập mặn khu vực Đồng Rui (Trang 66)
Bảng 3.3.  Sản lượng thủy cầm nuôi trong 1 năm khu vực Đồng Rui - Nghiên cứu Đặc Điểm phân hóa và giá trị  cảnh quan rừng ngập mặn tỉnh quảng ninh
Bảng 3.3. Sản lượng thủy cầm nuôi trong 1 năm khu vực Đồng Rui (Trang 72)
Hình 3.1.  Bản đồ phân cấp tổng thể của dịch vụ cảnh quan ngập mặn khu vực Đồng Rui - Nghiên cứu Đặc Điểm phân hóa và giá trị  cảnh quan rừng ngập mặn tỉnh quảng ninh
Hình 3.1. Bản đồ phân cấp tổng thể của dịch vụ cảnh quan ngập mặn khu vực Đồng Rui (Trang 78)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN