- Đề tài nhằm góp phần vào việc tìm hiểu quan điểm thẩm mĩ của nhân dân lao động về vẻ đẹp của người phụ nữ xưa. - Đề tài cũng khẳng định những giá trị đã tạo nên vẻ đẹp, sức sống của người phụ nữ nói riêng và con người Việt Nam nói chung. Từ đó phát huy những vẻ đẹp đó để giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài khóa luận của tác giả có tên là :" Thân phận của người phụ nữ Việt trong ca dao". Vì vậy đối tượng nghiên cứu của tác giả là thân phận, hình ảnh của người phụ nữa Việt Nam được miêu tả trong ca dao Việt Nam. 3.2. Phạm vi Pham vi của khóa luận là nghiên cứu là những bài ca giao viết về người phụ nữ Việt trong kho tàng ca dao Việt Nam xưa. Chủ yếu là trong chế độ phong kiến.
Trang 1MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Lịch sử nghiên cứu 3
6 Cấu trúc của Báo cáo 5
CHƯƠNG 1 THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG XÃ HỘIPHONG KIẾN VÀ TRONG CA DAO 6
1.1 VỊ TRÍ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG XÃ HỘI PHONG KIẾN 6
1.1.1 Quan niệm "Tam tòng" 6
1.1.2 Người phụ nữ với " Tứ đức" (Công, Dung, Ngôn, Hạnh) 11
1.2 HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN VÀTRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT 12
1.2.1 Thân phận,vị thế người phụ nữ trong Văn học dân gian 12
1.2.2 Thân phận, vị thế người phụ nữ trong ca dao người Việt 16
CHƯƠNG 2 NÉT ĐẸP CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CA DAONGƯỜI VIỆT DƯỚI ÁP LỰC XÃ HỘI PHONG KIẾN 24
2.1 VẺ ĐẸP HÌNH THỨC CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CA DAONGƯỜI VIỆT 24
2.1.1 Quan niệm về vẻ đẹp của người phụ nữ trong ca dao 24
2.1.2 Vẻ đẹp về hình dáng của người phụ nữ trong ca dao 27
2.1.3 Trang phục của người phụ nữ trong ca dao 33
2.2 VẺ ĐẸP TINH THẦN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CA DAONGƯỜI VIỆT 49
Trang 2CHƯƠNG 3 NGHỆ THUẬT BIỂU ĐẠT THÂN PHẬN CỦA NGƯỜI
PHỤ NỮ TRONG CA DAO CỦA NGƯỜI VIỆT 56
3.1 NHẬN THỨC VÀ HƯỚNG LÝ GIẢI 56
3.2 MỘT SỐ YẾU TỐ THI PHÁP 56
3.2.1 Đặc điểm cấu trúc 56
3.2.2 Thế giới biểu tượng 68
3.2.3 Thời gian, không gian nghệ thuật 76
KẾT LUẬN 79TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài
Dân tộc Việt Nam có một kho tàng ca dao vô cùng phong phú, đa dạng.Ca dao là một bộ phận của văn học dân gian Là dòng sữa ngọt nuôi dưỡngtâm hồn Việt Nam qua bao thế hệ Từ cái thủa vẫn còn nằm nôi, chúng ta đãđược nghe những làn điệu dân ca ngọt ngào đằm thắm qua lời ru của bà, củamẹ Có thể nói ca dao có một sức lôi cuốn hết sức mạnh mẽ đối với con ngườiViệt Nam, bởi nó rất gần gũi với suy nghĩ, tâm hồn của nhân dân, gần với lờiăn tiếng nói hàng ngày của người lao động Trong kho tàng văn học dân gian,ca dao trữ tình người Việt là nơi thể hiện rõ nhất "điệu tâm hồn dân tộc" (TốHữu), bởi cảm hứng cội nguồn, chức năng chủ đạo và nội dung căn bản củaca dao là sự phô diễn trực tiếp thế giới tâm hồn của con người, biểu đạt nhữngtình cảm, cảm xúc đa dạng của nhân dân Do đó một trong những nét chủ đạocủa ca dao truyền thống là sự thể hiện hết sức phong phú tư tưởng tình cảmcủa con người nói chung, người phụ nữ nói riêng Ca dao viết về người phụnữ là một vấn đề hết sức hấp dẫn và lôi cuốn, bởi qua đó phần nào ta hiểuđược đời sống tâm hồn, tình cảm của họ trong xã hội xưa và nay
Trong xã hội phong kiến người phụ nữ không được coi trọng, họ khôngđược tham gia vào các hoạt động xã hội Nhưng trong văn học dân gian, nhấtlà ở ca dao người phụ nữ đã được ngợi ca cả về vẻ đẹp hình thức và tâm hồn.Vẻ đẹp của người phụ nữ đã góp phần làm nên vẻ đẹp của con người ViệtNam, khẳng định sức sống và bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam
Ngoài ra, trong số những tài liệu mà tác giả bao quát được từ trước đếnnay, tác giả nhận thấy chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về vấn đề này Dovậy tác giả đã chọn đề tài: Thân phận người phụ nữ Việt trong ca dao
Trang 42 Mục tiêu nghiên cứu
- Đề tài nhằm góp phần vào việc tìm hiểu quan điểm thẩm mĩ của nhân dân lao động về vẻ đẹp của người phụ nữ xưa
- Đề tài cũng khẳng định những giá trị đã tạo nên vẻ đẹp, sức sống của người phụ nữ nói riêng và con người Việt Nam nói chung Từ đó phát huy những vẻ đẹp đó để giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài khóa luận của tác giả có tên là :" Thân phận của người phụ nữViệt trong ca dao" Vì vậy đối tượng nghiên cứu của tác giả là thân phận, hìnhảnh của người phụ nữa Việt Nam được miêu tả trong ca dao Việt Nam
3.2 Phạm vi
Pham vi của khóa luận là nghiên cứu là những bài ca giao viết về ngườiphụ nữ Việt trong kho tàng ca dao Việt Nam xưa Chủ yếu là trong chế độphong kiến
4 Phương pháp nghiên cứu
Nhằm đạt được những mục đích đặt ra để triển khai đề tài này tác giảchú ý đến các phương pháp chủ yếu sau :
Trên cơ sở của việc thống kê, phân loại, tác giả tiến hành phân tích, hệthống hóa Dựa vào kết quả của sự phân tích, tác giả sẽ tổng hợp để rút ranhững kết luận khái quát
Trong quá trình đó tác giả có sử dụng phương pháp bình Đây khôngphải là phương pháp chủ yếu mà đây chỉ là cách tiếp cận sâu hơn khi cần kháiquát tư duy của các tác giả dân gian
Ngoài những phương pháp cơ bản trên đây, trong quá trình nghiên cứu tác giả còn vận dụng một số phương pháp liên ngành như: lí Báo cáo học, vănhọc sử, phong cách học, phương pháp so sánh.v.v
Trang 55 Lịch sử nghiên cứu
Tư liệu về ca dao rất dồi dào, phong phú, đa dạng biểu hiện ở nhiềucông trình, nên đối tượng khảo sát chính của tác giả là bộ phận ca dao cổtruyền của người Việt Cụ thể tư liệu khảo sát được khai thác chủ yếu là:Tổng tập Văn học dân gian người Việt ( 2002), Nxb khoa học xã hội, H Đâylà một công trình tập thể được biên soạn công phu gồm 19 tập về tất cả cácthể loại của văn học dân gian người Việt Tác giả sử dụng tập 15,16 (quyểnthượng, quyển hạ) là tập nói về ca dao người Việt
Năm 1969, ở tập chuyên luận Thi ca bình dân Việt Nam, hai tác giảNguyễn Tấn Long và Phan Canh đã phân tích một cách hết sức tỉ mỉ và sâusắc về nỗi khổ của người phụ nữ trong ca dao Hai ông khẳng định về nộidung: Người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi và áp bức nhất trong xã hội Họ bị lệthuộc vào người đàn ông và bị tước hết mọi quyền lực Họ phản ứng lại vớinhững bất công bằng nhiều cách khác nhau Họ dám chống lại luật lệ khekhắt, đi theo tiếng gọi của tình yêu đích thực
Năm 1973, giáo trình Văn học dân gian Việt Nam do Đinh Gia Khánhchủ biên và các tác giả Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn cũng đã được tái bảnbổ sung nhiều lần là một cuốn sách có đóng góp quan trọng cho việc học tậpnghiên cứu văn học dân gian nói chung, ca dao nói riêng Đặc biệt là chương3: Các thể loại văn học dân gian Việt Nam phần C; Các thể loại trữ tình dângian (phần II: Lịch sử và xã hội, đất nước và con người trong ca dao dân caViệt Nam ).Ở phần này các tác giả đã đề cập đến những vấn đề có ýnghĩa :Ca dao dân ca phản ánh lịch sử; Ca dao dân ca trữ tình về sinh hoạt giađình-Nhân vật chính là người phụ nữ lao động Việt Nam
Năm 1974, trong công trình nghiên cứu Tìm hiểu tiến trình văn học dângian Việt Nam, Cao Huy Đỉnh khẳng định rằng : Vấn đề thân phận con người,trước hết là số phận người dân nô lệ và người phụ nữ lao động của ca dao dân
Trang 6cẳ??) Cuộc đời người phụ nữ là một chuỗi những nỗi khổ đau dài dằng dặc.Sống một mình cũng khổ, lấy chồng cũng khổ và khổ hơn nữa nếu như phảilàm lẽ.
Về nghệ thuật, Cao Huy Đỉnh cũng nêu một nhận xét: Hình tượng concò thường được sử dụng để miêu tả hình ảnh người phụ nữ với một âm điệubuồn man mác
Năm 1978, trong cuốn Nghiên cứu tiến trình lịch sử của văn học dângian Việt Nam, nhà nghiên cứu văn học dân gian Đỗ Bình Trị cho rằng: hìnhtượng người phụ nữ thường được gặp nhiều nhất trong hai dạng thức là bài cavề sinh hoạt gia đình và bài ca trữ tình về tình yêu- hôn nhân( bài ca giaoduyên) Những nội dung mà ông Đỗ Bình Trị đề cập đến trong công trình nàylà: Bài ca về sinh hoạt gia đình chủ yếu diễn tả sâu sắc nỗi đau khổ của ngườiphụ nữ ở trong gia đình và ngoài xã hộị Tác giả công trình đã khẳng định: sựphản kháng mãnh liệt đó bắt nguồn từ những mâu thuẫn với ách áp bức nặngnề của chế độ gia trưởng Song mặt khác nó còn có cơ sở ở cách nhìn nhậnvấn đề tình yêu và hôn nhân của người trong cuộc:" Đối với người phụ nữ,hôn nhân trên cơ sở tình yêu trong thời đó là viễn cảnh hạnh phúc của sự tựdo tinh thần và đời sống sung sướng"
Năm 1992 với Thi pháp ca dao, Nguyễn Xuân Kính đã đi sâu nghiêncứu một cách có hệ thống các yếu tố thi pháp về các mặt: Ngôn ngữ, thể thơ,kết cấu thời gian không gian nghệ thuật, một số biểu tượng hình ảnh truyềnthống trong ca dao Đây là cuốn sách có giá trị rất lớn, cung cấp cho độc giảnhững tri thức cụ thể và khái quát về nhiều vấn đề, giúp ích cho việc nghiêncứu ca daọ
Ngoài ra tác giả có tham khảo thêm Kho tàng ca dao người Việt (1995),4 tập, do Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật chủ biên, Nxb văn hóa thôngtin, H; Tục ngữ ca dao dân ca (1957, tái bản 1998) của Vũ Ngọc Phan; Tuyển
Trang 7tập tục ngữ ca dao Việt Nam ( 2001) do Nguyễn Cừ, Nguyễn Thị Huế, TrầnThị An biên soạn, Nxb Văn học, H v.v
6 Cấu trúc của Báo cáo
Báo cáo ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, nội dung gồm 3 chương:Chương 1: Thân phận người phụ người phụ nữ trong xã hội phong kiếnvà trong ca dao
Chương 2: Những nét đẹp của người phụ nữ trong ca dao dưới áp lựccủa xã hội phong kiến
Chương 3: Nghệ thuật biểu đạt thân phận của người phụ nữ trong cadao cổ truyền người Việt
Trang 8CHƯƠNG 1THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG XÃ HỘI PHONG KIẾN
VÀ TRONG CA DAO1.1 VỊ TRÍ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG XÃ HỘI PHONG KIẾN.
1.1.1 Quan niệm "Tam tòng"
Xã hội phong kiến phụ quyền tồn tại hàng nghìn năm với những quanniệm bất công, khe khắt “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”,quan niệm trọng nam khinh nữ “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, đã dànhmọi ưu tiên, ưu đãi cho người đàn ông và đẩy người phụ nữ xuống địa vị thấpkém nhất trong gia đình cũng như xã hội Nỗi niềm ấy được họ gửi gắm vàonhững câu ca dao than thân:
- “Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”- “Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”- “Thân em như chổi đầu hè
Phòng khi mưa gió đi về chùi chânChùi rồi lại vứt ra sân
Gọi người hàng xóm có chân thì chùi”[21]Có biết bao nhiêu nỗi khổ mà người phụ nữ phải chịu đựng, nỗi khổ vậtchất “ngày ngày hai buổi trèo non”, “ngày thì dãi nắng đêm thì dầm sương”.Nhưng nỗi khổ lớn nhất, xuất hiện với tần số cao nhất vẫn là nỗi khổ về tinhthần, nỗi khổ của thân phận mong manh, bị động, ít giá trị Những người phụnữ ở đây bị “đồ vật hoá”, được định giá theo giá trị sử dụng Thân phận họ chỉđược ví với “hạy mưa sa”, “chổi đầu hè” Ta có thể cảm nhận được bao nỗixót xa của người phụ nữ khi cất lên những lời ca ấy Không phải người phụ
Trang 9nữ không ý thức được vẻ đẹp và phẩm giá đáng quý của mình Họ luôn vímình với “tấm lụa đào”, “giếng nước trong” nhưng những phẩm chất ấy đâucó được xã hội , người đời biết đến và coi trọng Cả đời họ chỉ lầm lũi, camchịu trong sự đau khổ, nhọc nhằn Và dường như sự bất hạnh ấy của ngườiphụ nữ trong xã hội xưa là một hằng số chung, ở tất cả các vùng miền Ngườiphụ nữ dân tộc Thái cũng từng đau đớn thốt lên: “Thân em chỉ bằng thân conbọ ngựa, con chão chuộc thôi”.
Thực chất sự ràng buộc tinh thần của " Đạo tam tòng" xuất phát từ cơsở kinh tế của nó Cơ sở ấy là quyền thừa kế tài sản Ðây cũng là khởi nguồncủa quan niệm phu tử tòng tử Bị tước mất quyền thừa kế tài sản, tất cả tài sảnđều thuộc sở hữu của người con trai, từ đó người phụ nữ bị rơi cảnh phụthuộc, nương nhờ vào con trai để sống Không những thế quan niệm tòng tửcòn trói buộc hạnh phúc của nhiều người phụ nữ Trong khi "trai năm thê bảythiếp" thì "gái chính chuyên chỉ có một chồng" Ðôi khi sức sống, niềm khátkhao của họ bị cái "chính chuyên" kiềm tỏa mà không thể thoát ra được Táigiá được xem là "phản bội", vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội Người tái giáđa số cũng chỉ làm tôi thiếp, bị thiệt thòi, hiếm có được ý nghĩa thật sự củahai từ hạnh phúc " Do pháp luật phong kiến cũng như lệ tục của làng xã, doảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo nên vị trí và vai trò của người phụnữ trong xã hội rất mờ nhạt, thậm chí họ phải chấp nhận sự đối xử bất bìnhđẳng so với nam giới Đạo tam tòng đã buộc chặt người phụ nữ vào nhữngkhuôn phép khắc nghiệt vô hình" [1]
Cho nên "Đạo Tam tòng" là một nghiêm lệnh tước đoạt hoàn toànquyền hạn của người phụ nữ trong đời sống
a Ý thức "tại gia tòng phụ"
Có ai đó đã nói, nếu dùng một từ để nói về số phận của những ngườiphụ nữ trong xã hội phong kiến thì đó là “tủi nhục” Quãng thời gian họ sống
Trang 10trên đời được đong đếm bằng những nỗi đau khổ mà họ phải gánh chịu Khicòn nhỏ, sống trong gia đình, người thiếu nữ đã phải chịu sự bất công củaquan niệm “trọng nam khinh nữ”:
- “Cô kia cắt cỏ đồng màuChăn trâu cho béo làm giàu cho chaGiàu thì chia bày chia ba
Phận cô là gái được là bao nhiêu”- “Em như quả bí trên cây
Dang tay mẹ bứt những ngày còn non”Nói tòng phụ tức phụ quyền được đề cao Người cha có quyền uy tuyệtđối trong gia đình Người con gái phải nghe theo cha, phục tùng mệnh lệnhcủa cha mẹ mà ít có những chính kiến cá nhân " Khi còn tại gia, mẹ thườngdạy con gái ăn ở làm sao cho tử tế, cho được tiếng gái lành "Tứ đức" đặc biệtđược chú trọng đưa vào giáo dục con gái trong giai đoạn này Với Tứ đức,bao giờ người con gái cũng phải thu mình với công, dung, ngôn, hạnh, luônluôn phải giữ gìn tiết hạnh làm câu sửa mình" [1] Người con gái trong giađình xưa được giáo dục rất bài bản cách ăn ở cư xử trước khi về nhà chồng Ýthức này bắt người con gái trong gia đình khi lớn lên phải phục tùng tuyệt đốicha mẹ Sự phục tùng ấy một mặt do guồng máy phong kiến áp đặt thành mộtluật lệ, một mặt do quan niệm giáo điều của Nho giáo đã ăn sâu vào dân giankhiến cho mọi người con gái lớn lên đều cảm thấy tự mình có nghĩa vụ nhưvậy và họ cho rằng sự định đoạt của cha mẹ là cái gì đó thiêng liêng cao cả.Khi đã tự mình cho không có quyền hạn gì họ đem số phận của mình ủy thácvào cha mẹ Hay như đoạn thơ sau:
“Tam tòng tích cũ còn ghiBé nghe cha mẹ, lớn thì nghe anhCó nghe anh thời trong ấm ngoài êm
Trang 11Không nghe thời anh đấm, anh đá, anh đạp, anh chọi, nó mềm như dưa”Hay:
– Thấy em anh cũng quý lòngHỏi em tứ đức, tam tòng là chi?– Theo cha rồi lại theo chồng,Khi chồng trăm tuổi, dốc lòng theo conTam tòng đạo ấy vuông tròn,
Thì câu tứ đức ai còn nghĩ suyCông, dung, ngôn, hạnh nữ nhi,Phận em là gái em thì phải theoNgười phụ nữ xưa luôn phải hết lòng nghe theo cha, theo anh Cho dùngười cha, người anh có đối xử tệ bạc với họ như thế nào Quan niệm vềthuyết tam tòng của nho gia đã ăn sâu vào tiềm thưc của người phụ nữ Việtthời phong kiến
b Ý thức " xuất giá tòng phu"
Khi đi lấy chồng, họ còn chịu thêm trăm điều cay cực Quan niệm“xuất giá tòng phu”, “lấy chồng làm ma nhà chồng” đã khiến bao người phụnữ xa quê phải ngậm ngùi nuốt đắng cay, thấm thía nỗi buồn, nhớ khi nghĩ vềquê mẹ:
- “Chiều chiều ra đứng bờ sôngMuốn về với mẹ mà không có đò”- “Chiều chiều ra đứng ngõ sautrông về quê mẹ ruột đau chín chiều”- “Chiều chiều xách giỏ hái rauNgó lên mả mẹ ruột đau như dần”Nhớ nhà nhớ mẹ mà không được về, những người đi làm dâu còn phảichịu sự đày đoạ của gia đình nhà chồng, đặc biệt là mẹ chồng Trong chế độ
Trang 12cũ, những người mẹ chồng xưa kia thường là “nỗi kinh hoàng” của nhữngnàng dâu vì xã hội phog kiến với quan niệm hôn nhân gả bán cho phép ngườita “mua” vợ cho con khác nào mua người lànm không công, trả cái nợ đồnglần mà chính người mẹ chồng trước đây phải gánh chịu:
- “Tiếng đồn cha mẹ anh hiềnCắn cơm không vỡ cắn tiền vỡ tan”- “Trách cha, trách mẹ nhà chàngCầm cân chẳng biết là vàng hay thauThực vàng chẳng phải thau đâuĐừng đem thử lửa mà đau lòng vàng” Rời nhà cha mẹ đẻ, phụ nữ bước vào cuộc đời xuất giá tòng phu Bêncạnh trách nhiệm người vợ, người phụ nữ còn làm thêm nghĩa vụ của ngườicon trong gia đình mới Có thể nói, cô con dâu mới phải quán xuyến hầu hếtnhững công việc, vừa tham gia lao động sản xuất với nhà chồng Đây là quyluật bắt buộc người phụ nữ có chồng phải đi theo chồng, tuân theo mệnh lệnhcủa chồng Ý thức này đã ăn sâu vào dân gian Nếu người con gái lúc ở nhàcha mẹ đã không có một quyền hạn nào định đoạt lấy thân phận của mình thìlúc lấy chồng cũng không có quyền sống cho mình mà phải sống cho chồng,cho gia đình chồng " Ý thức này gây cho phụ nữ một ấn tượng xem mình nhưkẻ phụ thuộc, sống nhờ vào người khác, có tư tưởng yếu đuối cầu an Họ chỉbiết làm sao cho chồng thương để nhờ vào sự che chở của chồng Hơn nữatình trạng đa thê được pháp luật và tập tục công nhận: Trai khôn năm, bảy vợ- Gái chính chuyên chỉ một chồng Không phải chỉ khi vợ, chồng không cócon hoặc không có con trai, người vợ vẫn phải chấp nhận để chồng có thêmvợ lẽ hoặc nàng hầu" [1]
c Ý thức " phu tử tòng tử"
Đây là quy luật biến người phụ nữ thành của riêng người đàn ông
Trang 13Chẳng những họ phải thờ chồng như lúc sống mà cả đến lúc chết cũng phảimột dạ thờ chồng "Chế độ phụ quyền dùng đạo "Tam tòng" để bắt người phụnữ phải sống trong khuôn khổ lệ thuộc đàn ông Trong quan hệ hôn nhân, xãhội cũng ít chấp nhận việc ly dị, nhất là khi phụ nữ là người chủ động" [1].Dư luận xã hội luôn có ác cảm đối với những người phụ nữ gặp phải điều bấthạnh này trong hôn nhân, dù trong nhiều trường hợp họ không phải là ngườicó lỗi Nhiều người phụ nữ đã phải cam chịu một cuộc hôn nhân không cóhạnh phúc trong suốt cả cuộc đời Lệ tục làng xã còn cư xử đầy nghiệt ngã đốivới những phụ nữ không chồng mà chửa, ngoài ra còn tước đi quyền làm mẹchính đáng của nhiều phụ nữ không may mắn có được một mái ấm gia đình,buộc họ phải suốt đời sống trong cảnh cô đơn Nhiều người đã phải bỏ làng rađi để giữ lấy thanh danh của gia đình, dòng họ.v.v
1.1.2 Người phụ nữ với " Tứ đức" (Công, Dung, Ngôn, Hạnh)
Thời phong kiến biết bao người vợ không quản gian nan “ngày thì dãinắng, đêm thì dầm sương”, nuôi chồng ăn học, công thành danh tọai Đóchính là nết đẹp công, dung, ngôn, hạnh của người phụ nữ Việt Nam
“Em thời canh cửi trong nhà Nuôi anh đi học đăng khoa bảng vàng Trước là vinh hiển tổ đường
Bỏ công đèn sách, lưu phương đời đời”, Hay: “Em là con gái Phụng Tiên
Bán rau mua bút, mua nghiên cho chồng Nữa mai chồng chiếm bảng rồng
Bỏ công tẩm tưới vun trồng cho rau”
"Theo quan niệm xưa, Công là sự khéo léo của phụ nữ trong việc làmtại gia đình Họ phải biết sắp xếp công việc sao cho hợp lý, việc gì cũng cầnchu đáo, không chỉ khéo léo về nữ công gia chánh, đảm đang nội trợ mà còn
Trang 14phải biết “đối nội, đối ngoại” khôn khéo, nuôi dạy con cái khỏe mạnh, chămngoan Dung là sự hòa nhã trong sắc diện Đó là vẻ đẹp của sự hài hòa giữahình thức và tâm hồn Các cụ ta có câu “Chim khôn kêu tiếng rảnhrang/Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”, lời nói có duyên bao giờ cũnggây được thiện cảm với người nghe Ngôn trong Tứ Đức là lời nói dịu dàng,có duyên Không thể phủ nhận sức thuyết phục của người phụ nữ mỗi khi lêntiếng khuyên chồng, dạy con ở nhà, cho đến dàn xếp công việc, thương lượngtrong kinh doanh, buôn bán Hạnh thể hiện phẩm chất đạo đức của người phụnữ Đó là thương chồng, thương con, giàu lòng nhân ái, đức hy sinh, son sắtthủy chung" Theo Vũ Thanh Phúc, “Đôi điều về Công, Dung, Ngôn, Hạnhcủa phụ nữ”
Người phụ nữ đảm đang, vị tha, chung thuỷ đã thể hiện cảm nghĩ củamột cách giản dị mà vẫn có sức cuốn hút lạ thường Cả khi khó khăn họ vẫnnhẫn nại:
- “Chồng em áo rách em thươngChồng người áo gấm , sông hương mặc người” - “Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”Chỉ những lời ca ngắn ngủi mà chất chứa trong đó bao ý tình sâu xa Đó làlời nhắn nhủ của những người phụ nữ trọn nghĩa vẹn tình Dù trong bất cứ hoàncảnh nào, họ vẫn đồng cam cộng khổ cùng chồng, xây dựng một gia đình đầmấm yên vui Do đó trong thước đo của xã hội phong kiến, Công, Dung, Ngôn,Hạnh là chuẩn mực quan trọng để đánh giá vẻ đẹp của người phụ nữ
1.2 HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN VÀTRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT
1.2.1 Thân phận,vị thế người phụ nữ trong Văn học dân gian
Trong kho tàng thần thoại và truyền thuyết của người Việt, hình ảnh
Trang 15người phụ nữ luôn được đề cao Truyện Lạc Long Quân và Âu Cơ kể về sự rađời của loài người, trong đó coi bà Âu Cơ là Mẹ ( Mẹ Tiên) Quan niệm củangười xưa cho rằng phụ nữ là mẹ của muôn loài, người đàn bà kết hợp với tựnhiên để sinh ra con người Với hình tượng bà Âu Cơ, rõ ràng là trong ý thứccủa người dân Việt Nam luôn luôn tồn tại hình tượng một người phụ nữ đượccoi như người sinh thành ra dân tộc Việt Bên cạnh hình tượng Mẹ Âu Cơ,thần thoại dân tộc Việt còn có hình tượng Mẹ Lúa Nữ thần lúa nước ở trêntrời là người đầu tiên dạy người dân đồng bằng làm lúa nước, ổn định cuộcsống lâu dài Thần thoại Mẹ Luá ghi lại công lao của người phụ nữ này, đánhdấu sự ra đời của một phương thức sản xuất mới Mẹ Lúa cũng mang dòngdõi tiên Cũng có thể giả thuyết rằng hình tượng Mẹ Lúa được xây dựng vàonhững công đoạn của nghề trồng luá phần nhiều do bàn tay người phụ nữ đảmnhiệm Hình tượng này đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam, hiển nhiên đượccoi như là nguồn gốc của nghề nông ở nước ta Cùng với hình tượng Mẹ nàylà hình tượng Phật Bà được thờ cúng ở khắp các chùa chiền trên mọi miền đấtnước Hình tượng Phật Bà nghìn tay nghìn mắt ngồi trên tòa sen là hình tượnghết sức đẹp đẽ, tức là Phật của người Việt cũng là phụ nữ Những hình ảnhnày in dấu ấn rõ rệt của chế độ mẫu hệ.
Trong văn học dân gian, truyện cổ tích là hiện thân về những giấc mơđẹp của người Việt cổ hướng tới một xã hội công bằng, con người được sốngtrong no ấm, dân chủ và hạnh phúc Các tác giả dân gian đã thể hiện nhữngước mơ đó qua hai tuyến nhân vật rõ ràng đó là cái Thiện và cái Ác Trongtruyện cổ tích, tiêu chí về cái thiện nằm ở chính nghĩa Có chính nghĩa thì sẽgặp được người tốt giúp đỡ, nhận được những phép màu kì diệu Còn cái ác(phi nghĩa) thì nhất định sẽ bị trừng phạt thích đáng Bởi thế nhân vật nữtrong cổ tích người Việt thường có sự phân tuyến rõ ràng theo tiêu chí “tuyệtđối” Tuyệt đối tốt hoặc tuyệt đối xấu, không có nhân vật nào phức tạp, bí ẩn
Trang 16Nhân vật nữ đại diện cho lí tưởng tốt đẹp của nhân dân thường có số phận bithảm, tiêu biểu cho những con người “thấp cổ bé họng” Đó thường là nhữngkẻ mồ côi, không nơi nương tựa, bị tước đoạt mọi quyền lợi, có khi phải chếtđi sống lại nhiều lần như cô Tấm (Tấm Cám) Hình tượng cô Tấm , tiêu biểucho quan niệm " Ở hiền gặp lành" của cha ông ta Cô Tấm gặp nhiều gian khổnhưng cuối cùng được sống sung sướng Hình tượng này sống với bao thế hệngười Việt Nam, tiêu biểu cho đức tính hiền thảo của người phụ nữ Chính sựquan tâm đến số phận những con người nhỏ bé đã thể hiện giá trị hiện thực vànhân đạo của truyện cổ tích Phẩm chất người phụ nữ trong cổ tích chính làđại diện cho những phẩm chất cao quý của nhân dân Họ là những người phụnữ giàu lòng nhân hậu, bao dung Cô Út lấy Sọ Dừa (Sọ Dừa), Tiên Dung lấyChử Đồng Tử (Chử Đồng Tử), cô Tấm lấy Vua (Tấm Cám) đó chính là thểhiện ước mơ về sự công bằng và dân chủ, theo quan điểm của người Việt xưakia Các nhân vật phụ nữ trong truyện cổ tích dường như luôn được tác giảdân gian nâng niu, trân trọng và có đời sống nội tâm phong phú Đoạn đầuđời, họ có thể gặp rất nhiều sự bất công, bị đe doạ, trắc trở, song cuối cùngbằng sự kiên trì nhẫn nại họ đều chiến thắng và hạnh phúc đã mỉm cười vớinhững người phụ nữ ấy Tấm mỗi lần hồi sinh lại duyên dáng hơn xưa (TấmCám), cô Út chui ra từ bụng cá vẫn hồn nhiên tươi tắn (Sọ Dừa), người vợ củaanh học trò nghèo khi trút bỏ lốt cóc là một cô gái thật xinh đẹp (Lấy vợ Cóc).…
Bên cạnh đó ở truyện cổ tích sinh hoạt còn có chuyện Gái ngoan dậychồng, Giết chó khuyên chồng, Truyện vợ chàng Trương, đề cao vai trò ngườiphụ nữ Những nhân vật nữ trong truyện tiêu biểu cho ý chí, nghị lực củangười phụ nữ Việt Nam đã cảm hóa được những người chồng từ chỗ xấu đếnchỗ tốt, từ chỗ nghi ngờ, không tin đến chỗ thương yêu, kính phục
Ở thể loại sân khấu dân gian cũng xuất hiện hình tượng những người
Trang 17phụ nữ với nhiều khía cạnh tình cảm khác nhau Đặc biệt hơn cả là trong chèo"Quan âm thị Kính", tập trung ba hình tượng phụ nữ Thị Kính là người congái ngoan nhưng gặp nhiều oan ức đến phải đi tu rồi gặp rất nhiều rắc rối ThịKính là hình tượng tiêu biểu cho đức hy sinh của người phụ nữ Việt Nam ThịMầu, một cô gái táo tợn, khát vọng yêu đương nồng nhiệt, lại là hình tượngngười phụ nữ dám chống lại tục lệ cổ hủ, lên tiếng đòi tự do yêu đương, sốngcho bản thân mình Bên cạnh hai hình tượng này còn có hình tượng Mẹ Đốp,người đàn bà sắc sảo, dùng lời nói của mình đánh vào bọn quan lại thống trị,lột trần bộ mặt thật của chúng.
Người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa là những người phải chịunhiều thiệt thòi, áp bức bóc lột của giai cấp cường quyền, thậm chí cuộc đờihọ vướng vào nhiều chông gai, sóng gió Người phụ nữ mang vẻ đẹp thanhthoát, nhẹ nhàng với tâm hồn và tình yêu trong sáng nhưng họ luôn bị các thếlực tàn bạo vùi dập một cách không thương tiếc Sự bất công dưới chế độkhông kiến càng được hiện hữu rõ khi theo tư tưởng “trọng nam khinh nữ”,họ chỉ coi phụ nữ như tầng lớp cuối của xã hội không có chỗ để họ vục dậyđấu tranh
Người phụ nữ xưa không được làm chủ chính cuộc sống của mình, phảithuận theo những khuôn phép chật hẹp chói buộc cuộc đời họ trong nhữngkhung sắt giam giữ tâm hồn họ không có gì gọi là cho riêng mình Đặc biệtkhi xã hội phong kiến rất coi trọng “tam tòng, tứ đức” thì đã biến cuộc đờimỗi phụ nữ khi được sinh ra là phải luôn sống hy sinh cho người khác, sốngvì người khác không phải cho mình Chúng ta có thể thấy được trong thơ HồXuân Hương hình ảnh người phụ nữ là chủ để chính cốt lõi luôn được bà nhắcđến và để giành một khoảng trống viết về từng cuộc đời thân phận của họ
Trang 181.2.2 Thân phận, vị thế người phụ nữ trong ca dao người Việt
a Thân phận, vị thế người phụ nữ trong ca dao người Việt
Từ xưa người phụ nữ Việt Nam đã hãnh diện là những người có đầy đủđức hạnh, họ lấy gia đình làm nền tảng để xây dựng xã hội, lấy việc nội trợ vàgiáo dục con cái làm nghề nghiệp, lấy sự tương ái làm việc giao hảo với bàcon xóm giềng Cho nên đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chịu ảnhhưởng sâu đậm của thời đại phong kiến ngày xưa, thời trọng nam khinh nữ,nhưng những đức tính của người phụ nữ, cho đến bây giờ vẫn còn có một chỗđứng vững vàng trong nên văn học nước nhà, đã ảnh hưởng rất nhiều đếnnhững thành quả trong việc học hành của con cháu chúng ta sau này, đặc biệtlà ở hải ngoại, mặc dù hai nền văn hóa khác nhau, nhưng không phải vì vậymà chẳng giúp ích gì, trái lại nó đã hỗ tương tích cực trong việc giáo dục
Người phụ nữ trong việc nội trợ và giáo dục con cái: trong một gia đìnhkhi người con gái lớn lên khoảng mười hai, mười ba tuổi, ngoài việc ngày haibuổi được đến trường học hỏi để mở mang về đức dục và trí dục, khi về nhàngười Mẹ cũng đã dạy dỗ cho con mình, những môn như nữ công gia chánh,để khi lớn lên hầu áp dụng vào đời sống, đem lại hạnh phúc cho gia đình, lợiích cho xã hội:
“Con ơi muốn nên thân ngườiLắng tai nghe lấy những lời mẹ chaGái thời giữ việc trong nhà
Khi vào canh cửi khi ra thêu thùaTrai thời đọc sách ngâm thơDùi mài kinh sử để chờ kịp khoaMai sau nối được nghiệp nhàTrước là đẹp mặt sau là ấm than”
Trang 19Ngoài việc dạy cho con gái mình những việc trong nhà, để trở thànhmột người đảm đang trong gia đình người Mẹ còn phục sức cho con nhữngnét thùy mị, đoan trang, dạy cho con gái biết chải tóc soi gương, để trở thànhmột thiếu nữ duyên dáng làm hành trang để bước vào ngưỡng cửa của cuộcđời.
Sự xác nhận vị trí tuổi tác của mình cũng là một cách đối đãi với thanhân, với bạn bè đôi lứa:
“Em còn nhỏ em chưa biết gìĐể em về chải tóc soi gương”Không phải chỉ trau chuốt bề ngoài, để trở thành cánh hoa hữu sắc vôhương mà người Mẹ còn dạy những đức tính tốt, hầu tạo cho con mình trởthành những người chín chắn, không đua đòi:
“Trai thời trung hiếu làm đầuGái thời tiết hạnh làm câu trau mìnhSong song với việc khuyên con gái phải giữ gìn tiết hạnh, người Mẹcòn chuẩn bị cho con gái một tâm tình phong phú, để đợi ngày sánh duyên kếtbạn Tình cảm người con gái thì luôn luôn e ấp, thẹn thùng vì cố giữ nhữngnét kín đáo của người phụ nữ Á Đông Cụ Nguyễn Du cũng đã diễn tả tâmtrạng của những thiếu nữ mới lớn, khi đứng trước ngưỡng cửa tình yêu đôilứa:
“Người quốc sắc, kẻ thiên tàiTình trong như đã, mặt ngoài còn eSự dè dặt trước tình yêu đôi khi là những nét quyến rũ nhất, tạo cho đốitượng những cảm giác không nhàm chán, luôn mơ ước và theo đuổi để khámphá những chân trời mới mẻ nhất trong tình yêu, như định nghĩa của một nhàvăn Tây phương rằng: "Tình yêu lứa đôi là một đóa hoa quý, nhưng nó chỉ nởtrong bóng tối"
Trang 20Khi bước chân vào đời, người thiếu nữ cũng cảm thấy phân vân lo lắngcho cuộc sống tình cảm đang còn lơ lửng trước những ước mơ thầm kín:
“Thân em như tấm lụa đàoPhất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
“Thân em như hạt mưa saHạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”
- “Thân em như chổi đầu hèPhòng khi mưa gió đi về chùi chân
Chùi rồi lại vứt ra sânGọi người hàng xóm có chân thì chùi”
Có biết bao nhiêu nỗi khổ mà người phụ nữ phải chịu đựng, nỗi khổ vậtchất “ngày ngày hai buổi trèo non”, “ngày thì dãi nắng đêm thì dầm sương”.Nhưng nỗi khổ lớn nhất, xuất hiện với tần số cao nhất vẫn là nỗi khổ về tinhthần, nỗi khổ của thân phận mong manh, bị động, ít giá trị Những người phụnữ ở đây bị “đồ vật hoá”, được định giá theo giá trị sử dụng Thân phận họ chỉđược ví với “hạy mưa sa”, “chổi đầu hè” Ta có thể cảm nhận được bao nỗixót xa của người phụ nữ khi cất lên những lời ca ấy Không phải người phụnữ không ý thức được vẻ đẹp và phẩm giá đáng quý của mình Họ luôn vímình với “tấm lụa đào”, “giếng nước trong” nhưng những phẩm chất ấy đâucó được xã hội , người đời biết đến và coi trọng Cả đời họ chỉ lầm lũi, camchịu trong sự đau khổ, nhọc nhằn Và dường như sự bất hạnh ấy của ngườiphụ nữ trong xã hội xưa là một hằng số chung, ở tất cả các vùng miền Ngườiphụ nữ dân tộc Thái cũng từng đau đớn thốt lên: “Thân em chỉ bằng thân conbọ ngựa, con chão chuộc thôi”
Tuy nhiên, người phụ nữ Việt Nam không phải chỉ biết xây dựng giađình mà đối với quốc gia xã hội, họ cũng đã có những đóng góp tích cực vàoviệc chống ngoại xâm để bảo vệ Tổ Quốc
Trang 21Ngày xưa, Bà Trưng, Bà Triệu là những vị anh thư dân tộc, đã đánhđuổi quân xâm lăng Đông Hán để giữ vững sơn hà Tiếp theo dòng lịch sửquật cường trước làn sóng Bắc xâm ấy, những người trai phải lên đường theonghiệp đao cung, người phụ nữ đã hi sinh hạnh phúc gia đình đưa chồng đilàm nghĩa vụ:
“Chàng đi đưa gói thiếp mangĐưa gươm thiếp xách cho chàng đi không”Những cử chỉ nhỏ nhặt như xách gói xách gươm cho chồng, cũng đãnói lên tinh thần trách nhiệm của người phụ nữ đối với chồng, với Tổ Quốcnhư thế nào rồi, Người phụ nữ luôn muốn sẽ chia gánh nặng với người chồngcủa mình, chưa đủ, họ còn muốn làm hơn thế nữa, đôi khi họ cũng ước là nếulàm được việc của nam nhi họ sẽ làm thay cho chồng nghỉ ngơi:
“Phải chi vác nổi súng đồngThì em đi lính thế cho chồng vài năm”Nhìn vào lịch sử Việt Nam đã trải dài trên bốn ngàn năm văn hiến, quabao thăng trầm, biết bao lần phương Bắc muốn gột rửa cái hồn Việt trongchúng ta để đồng hóa với nền văn hóa ngoại xâm, ngõ hầu tiêu diệt một dântộc để đem tất cả về làm con dân của họ, nhưng cuối cùng chúng ta vẫn còn,vẫn tồn taị cái Việt tính trong chúng ta Bởi vì nền văn hóa cổ truyền của dântộc Việt đã in sâu vào tâm khảm, vẫn tiềm tàng và phát triển từ thời đại nàyqua thời đại khác, như một dòng suối mát luân lưu bất tận Nhờ đó mà tâmhồn người Việt Nam rất phong phú, nhất là đối với người phụ nữ, họ khôngchỉ tận hưởng để làm thăng hoa cuộc sống riêng mình, mà còn gìn giữ chomai sau con cháu từ thuở còn nằm nôi
Hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam đã tạo nên một nền Văn Học dângian thật phong phú, được thể hiện qua những tấm lòng yêu thương rộng lớn,mà xưa nay tổ tiên chúng ta gói ghém như một khuôn vàng thước ngọc, như
Trang 22những bài học quý báu, cho con cháu chúng ta dùng làm phương tiện để xâydựng hạnh phúc gia đình, xã hội cũng như đóng góp chung cho nền hòa bìnhthế giới.
b Nguyên nhân của vị thế người phụ nữ trong ca dao
Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, NguyễnKhắc Phi: "Ca dao là danh từ chung chỉ toàn bộ những bái hát lưu hành phổbiến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu" và " do tác động của hoạtđộng sưu tầm nghiên cứu văn học dân gian, ca dao đã dần chuyển nghĩa Từmột thế kỉ nay, các nhà nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam đã dùng danhtừ ca dao để chỉ riêng thành phần nghệ thuật ngôn từ ( phần lời thơ) của dânca ( không kể những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi) Với nghĩa này, cadao là thơ ca dân gian truyền thống"
Các tác giả của bộ sách Tổng tập Văn học dân gian người Việt doNguyễn Xuân Kính chủ biên đã xác định rõ thuật ngữ ca dao, dân ca:
"Dân ca bao gồm phần lời ( câu hoặc bài), phần giai điệu ( giọng hoặclàn điệu), phương thức diễn xướng và cả môi trường, khung cảnh ca hát
Ca dao được hình thành từ dân ca Khi nói đến ca dao, người ta nghĩđến lời ca Khi nói đến dân ca, người ta nghĩ đến cả làn điệu và những thểthức hát nhất định" [2]
Khi xem xét kho tàng ca dao cổ truyền trên một nguồn tư liệu rộng lớn,phong phú và đa dạng, chúng ta sẽ thấy sự xác định nội dung khái niệm cadao được giới thuyết như trên về cơ bản là hoàn toàn có cơ sở thực tế Có thểnói: Ca dao là bộ phận chủ yếu và quan trọng bậc nhất của thơ ca dân gian cóphong cách riêng, có thi pháp riêng đặc trưng trong sự đối chiếu với thơ báchọc Qua ca dao đời sống tâm tư tình cảm của người lao động hiện lên vớimột vẻ đẹp giản dị và sinh động Nhà nghiên cứu folklore Đỗ Bình Trị đãtừng khẳng định: " Lĩnh vực nêu lên vấn đề con người một cách trực tiếp, sinh
Trang 23động và cảm động hơn cả là thơ ca dân gian, đặc biệt là ca dao"[59,tr.123].Về vấn đề thân phận con người, nói như Cao Huy Đỉnh: " trước hết là số phậnngười dân nô lệ và người phụ nữ lao động" [3]
Những yếu tố nào đã làm nên vị thế quan trọng của người phụ nữ ViệtNam trong ca dao như vậy? Ta sẽ đi phân tích và đánh giá một số nhữngnguyên nhân cơ bản có ảnh hưởng đến vấn đề này
Trải qua các thời đại, ở lĩnh vực nào, người phụ nữ Việt nam đều cónhững đóng góp đáng kể cho sự tồn tại, phát triển và tiến bộ của dân tộc, vìthế họ đã chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong tâm thức của mọi ngườidân Việt Nam Trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyềnthống, phụ nữ Việt Nam cũng giữ vai trò quan trọng và tích cực
Bất kỳ người Việt Nam nào cũng ghi nhớ trong lòng:- Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy raMột lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.[2]Người mẹ Việt Nam có vai trò quan trọng và quyết định đối với sự pháttriển, sự trưởng thành của người con cả về thể chất lẫn tinh thần cũng như vềnhân cách Nghĩa mẹ thường được đặt cao hơn: "Cha sinh không tày mẹdưỡng", "Phúc đức tại mẫu", "Đức hiền tại mẹ".v.v
Ngay từ khi còn trong bào thai của mẹ, đến khi ra đời, các thế hệ ngườiViệt Nam đã nhận lấy bầu sữa mẹ cùng với sự dạy dỗ của mẹ Qua những lờihát ru, những người bà, người mẹ, người chị dạy con em mình tình yêu đấtnước, lòng biết ơn đối với tổ tiên: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ Ăn gạo nhớ kẻđâm, say, giần, sàng" hay "Làm trai đứng ở trên đời/ Sống cho xứng đánggiống nòi nhà ta"Mẹ dạy con phải thương yêu đoàn kết: "Một cây làm chẳngnên non/ Ba cây chụm lại lên hòn núi cao".Mẹ dạy con cách sống của người
Trang 24Việt Nam: " Tiền tài nay đổi mai dời/ Nghĩa nhân gìn giữ trọn đời vớinhau"Mẹ dạy con phải yêu lao động như lẽ sống ở đời, không được lười laođộng: "Trời nào có phụ ai đâu/ Hay làm thì giàu có chí thì nên".Đối với congái, mẹ cũng là người dậy con:" Con đừng học thói chua ngoa/ Họ hàng ghétbỏ, người ta chê cười".hay " Giàu đâu những kẻ ngủ trưa/ Hay đâu những gáiđong đưa đến giờ".[2]
Trải qua hàng nghìn năm, các thế lực ngoại bang thù địch của dân tộcđã bao đời mưu toan thủ tiêu các giá trị văn hóa Việt Nam bằng cách truyềnvăn hóa nước ngoài vào Việt Nam: từ những giáo hóa về hôn nhân gia đìnhcủa quan lại nhà Hán, đến chính sách đồng hóa về y phục, phong tục của quanlại nhà Minh v.v Cùng với toàn dân tộc, phụ nữ Việt Nam không những cốgắng bảo vệ mà còn phát triển bản sắc của mình, bằng cách học và tiếp thu,biến thành của mình nhiều điều hay lẽ phải của người Bằng cách đó, nhữngthế hệ phụ nữ Việt Nam đã góp phần tích cực bảo vệ và phát triển nền vănhóa truyền thống của dân tộc
Ca dao là khúc hát tâm tình của người dân quê Việt Namđược lưutruyền qua bao năm tháng Nó bồi đắp tâm hồn ta từ những ngày thơ bé qualời ru êm đềm của bà của mẹ Nó rực rỡ, thơm ngát như bông sen trong đầm,gần gũi, quen thuộc như luỹ tre bao bọc xóm làng, như cánh cò bay lả trênruộng đồng Nó bồi đắp tâm hồn ta từ những ngày thơ bé qua lời ru của bàcủa mẹ, giúp ta cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp bình yên nơi thôn quê, nỗi nhọcnhằn cũng như vẻ đẹp khoẻ khoắn của người lao động, tình cảm gia đìnhthắm thiết, nghĩa vợ chồng tao khang của những con người quê chân chất,mộc mạc
Trong thế giới đó, lắng sâu hơn cả vẫn là hình ảnh của những ngườiphụ nữ xưa – đau khổ, cay đắng đến cùng cực nhưng cũng đẹp đẽ, cao quýđến vô ngần Có thể nói, ca dao đã làm tròn sứ mệnh của nó trong việc lưu
Trang 25giữ những nỗi lòng của người phụ nữ bình dân xưa và mang đến cho ta cáinhìn toàn diện về họ, trong khổ đau cũng như những vẻ đẹp tâm hồn ngờisáng.
Trang 26CHƯƠNG 2NÉT ĐẸP CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONGCA DAO NGƯỜI VIỆT DƯỚI ÁP LỰC XÃ HỘI PHONG KIẾN2.1 VẺ ĐẸP HÌNH THỨC CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CA DAONGƯỜI VIỆT
2.1.1 Quan niệm về vẻ đẹp của người phụ nữ trong ca dao
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong ca dao hiện lên với nét đẹpthanh tao, duyên dáng, một nét đẹp Á Đông đầy đức hạnh, chân thực, gầngũi.Hình ảnh đẹp ấy lẽ ra phải được nâng niu, trân trọng, nhưng trái lại cuộcsống của người phụ nữ lúc bấy giờ trăm đắng, ngàn cay bởi chế độ phongkiến hủ lậu, thối nát với tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” Ngay từ khi còn nhỏnhững em gái bé bỏng chưa trưởng thành đã phải gánh chịu nhiều trái ngang: “Em như quả bí trên cây
Dang tay mẹ bứt những ngày còn non” Hay: “Mẹ ơi đừng đánh con đau Để con bắt ốc, hái rau mẹ nhờ” Họ còn bị phân biệt đối xử, con gái chỉ cần biết việc trong nhà, khôngcần học hành
“Gái thì giữ việc trong nhà Khi vào canh cửi, khi ra thêu thùa”
Đến khi trưởng thành họ là những thiếu nữ duyên dáng, đẹp cả hìnhthức bên ngoài lẫn tâm hồn bên trong, nét đẹp của họ được ví như “hoa ngâu”,như “tấm lụa đào”…
“Nụ cười như thể hoa ngâu, Cái khen đội đầu như thể hoa sen” “Thân em như tấm lụa đào ”
Trang 27“Trúc xinh trúc mọc đầu đình Em xinh, em đứng một mình cũng xinh, Trúc xinh trúc mọc bờ ao
Em xinh em đứng chổ nào cũng xinh”
Từ xa xưa sự đề cao sắc đẹp người phụ nữ vẫn là câu chuyện hàng đầuđược đề cập tới Điều này được biểu hiện rõ rệt trong văn chương bình dânđặc biệt là ca dao Nhưng thế nào là một phụ nữ đẹp, điều này thiết nghĩ khómà đưa ra một mẫu số chung của tiêu chuẩn, bởi thẩm mỹ quan mỗi ngườimột khác nhau Hơn nữa mỗi thời đại người ta nhận định khác nhau về địnhmức sắc đẹp Nhưng dù xưa hay nay quan niệm người phụ nữ đẹp, đươngnhiên cả tinh thần lẫn thể xác, người ta dường như vẫn không sai khác quanniệm mấy:
-Tốt gỗ hơn tốt nước sơnXấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.[2]Trong văn chương bình dân, hình ảnh người con gái có nhan sắc đãđược các tác giả dân gian diễn tả bằng những câu đơn sơ nhưng thắm đượm ýtình, khơi gợi nơi mỗi con người những ý niệm ngút ngàn lan tỏa:
Cô kia má đỏ hông hồngCô chửa lây chồng còn đợi chờ ai.[4]Bài ca dao nói về "Mười Thương ", đã phác họa cho chúng ta thấy quanniệm về nhan sắc của người phụ nữ xưa như thế nào:
- Một thương tóc bỏ đuôi gàHai thương ăn nói mặn mà có duyênBa thương má lúm đồng tiền
Bốn thương răng lánh hạt huyền kém thuaNăm thương cổ yếm đeo bùa
Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng
Trang 28Bảy thương nết ở khôn ngoanTám thương miệng nói lại càng thêm xinhChín thương cô ở một nơi
Mười thương con mắt hữu tình với ai.[4]Xem như vậy tóc dài mới thật đẹp Phải nuôi tóc sao cho dài, quấnquanh đầu trong mảnh khăn nhung hay nhiễu Tam giang vẫn còn ló ra ngoàimột đoạn gọi là tóc bỏ đuôi gà, cho đúng thời và hợp ý thích của các chàngtrai thời bấy giờ Nhan sắc của người thiếu nữ đẹp lộng lẫy, kiêu sa bao nhiêu,bản thân họ đã tự cảm nhận thấy, bởi vậy họ không dễ gì chấp nhận ở đốitượng mọi sự dễ dàng, họ đã có điều kiện rõ rệt:
Lấy chồng cho đáng tấm chồngBõ công trang điểm má hồng răng đen.[4]Ngươì phụ nữ xưa thường nhuộm răng đen, một phong tục cổ mà ngàynay ít ai còn áp dụng:
-Răng đen nhoẻn miệng em cườiDẫu trời đương nực cũng nguôi cơn nồng Người phụ nữ phải kín đáo, giữ được sự đoan trang những khi ăn nói,không cười toe toét, dễ bị người ta chê cười :
- Vô duyên chưa nói đã cườiCó duyên hỏi chín hỏi mười chưa thưa.[5]Nói đến thân hình người phụ nữ thì từ xưa cho đến nay người ta đều ưavẻ đẹp thanh tú, duyên dáng:
- Những người thắt đáy lưng ongVừa khéo chiều chồng vừa khéo nuôi con.[2]Kinh nghiệm dân gian cho thấy, thường lưng ong đã đẹp (đẹp người)thì những cái khác cũng theo đó mà đẹp luôn (đẹp nết) Chọn vợ thì chọn cáilưng ong trước hết, vừa xinh giòn lại đảm đang vén khéo cho giang sơn nhà
Trang 29chồng, đẹp người đi liền với đẹp nết Thật có lí khi dân gian Việt phân tích:vẻ đẹp “lưng ong” thường lây lan sang vẻ đẹp tâm hồn và tính cách, biểu hiệnở hai phẩm chất đẹp nhất của người đẹp Việt Nam: " chiều chồng", " nuôicon" Rồi nữa, người đã lưng ong xinh, thì cái gì cũng xinh:
“Người xinh cái bóng cũng xinh Người giòn cái tỉnh tình tinh cũng giòn.”Chính vì thế các tác giả dân gian trong ca dao đã ca ngợi nét đẹp hìnhthức người phụ nữ, nhưng họ cũng luôn chú trọng tới vẻ đẹp của tâm hồn,phẩm chất bên trong theo quan điểm" Cái nết đánh chết cái đẹp"
2.1.2 Vẻ đẹp về hình dáng của người phụ nữ trong ca dao
Người phụ nữ ngày xưa xuất hiện trong văn học thường là những ngườiphụ nữ đẹp Từ vẻ đẹp ngoại hình cho đến tính cách Đều là đẹp nhưng mỗingười lại mang một vẻ đẹp khác nhau, mỗi thân phận có một đặc điểm ngoạihình riêng biệt.Trong tác phẩm " Bánh trôi nước" của nữ sĩ Hồ Xuân Hương,hiện lên hình ảnh người con gái "vừa trắng lại vừa tròn", một người mang vẻbề ngoài đầy đặn, tròn trịa Đó là vẻ đẹp tự nhiên, dân dã, không chăm chútmà mộc mạc, tự nhiên nhưng không kém phần duyên dáng với làn da trắngmịn màng Đấy chính là vẻ đẹp của người con gái lao động hay lam hay làm,đầy mạnh mẽ chốn thôn quê Ta cũng bắt gặp người phụ nữ như thế xuất hiệntrong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ Vũ Thị Thiếtcũng giống như cô gái trong "Bánh tôi nước", là một người phụ nữ tư dung tốtđẹp, chăm chỉ siêng năng,… khiến Trương Sinh phải đem lòng thương mếnmà bỏ ra trăm lạng vàng rước nàng về làm dâu
Từ những cô gái quê chân chất đến tiểu thư đài các con của viên ngoại"gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung" đều mang vẻ đẹp thật đáng yêu,đáng quý Như Thúy Vân và Thúy Kiều trong tác phẩm lớn của đại thi hàoNguyễn Du "Truyện Kiều", là hai tiểu thư cành vàng lá ngọc, thông minh
Trang 30xinh đẹp "mai cốt cách, tuyết tinh thần’ Tuy mỗi người một vẻ nhưng ai cũngvô cùng xinh đẹp, dáng vẻ thanh thoát, yêu kiều như nhành mai, còn tâm hồnlại trắng trong như băng tuyết, thanh cao, kiều diễm và quý phái…
Ca dao là khúc hát tâm tư sâu lắng của người bình dân Xuất phát từquan điểm thẩm mĩ của người bình dân xưa: "Cái răng cái tóc là góc conngười"[10,tr.23], nên trong việc thể hiện nét đẹp thể chất của người phụ nữ,ca dao thường chú ý nhiều tới vẻ đẹp của Mái tóc- Hàm răng- Đôi mắt, sau làMá hồng và các dáng vẻ khác Do đó nét đẹp về thể chất của người phụ nữtrong cuộc sống thường được ca dao mô tả qua vẻ đẹp của " Ánh mắt- máitóc- nụ cười" Vẻ đẹp của đôi mắt được diễn tả:
- Nghe đồn cặp mắt long lanhAi ai không ngó cứ anh em nhìn - Trời xanh con mắt là gươngNgười ghét ngó ít người thương ngó hoài
- Nhác trông con mắt đáng trămMiệng cười đáng chục, hàm răng đáng nghìn Nhác trông con mắt ưanhìn
Đáng trăm cũng chuộng, đáng nghìn cũng mua.[5] Đó là vẻ đẹp của mái tóc thề ngang vai hay mái tóc dài trong duyên gặpgỡ :
- Duyên là tóc, tóc là tơXe tơ kết tóc, tóc đà ngang vai [4]- Tóc em dài em cài hoa lý
Miệng em cười có ý em thương Còn đây là vẻ đẹp của nụ cười :- Năm quan mua lấy miệng cườiMười quan chẳng tiếc tiếc người răng đenRăng đen ai nhuộm cho mình
Trang 31Cho răng mình đẹp cho tình anh say Nhớ khi khăn mở trầu trao
Miệng thì cười nụ biết bao nhiêu tình.Đi sâu vào tìm hiểu, khám phá lối miêu tả, biểu hiện trực tiếp của cadao ta thấy rõ vẻ đẹp của lối diễn tả giản dị, ngôn ngữ bình dân, quan niệmthẩm mĩ dân gian sâu sắc, đặt bên cạnh vẻ đẹp ý nhị, ngầm ẩn và đa nghĩa.Chẳng hạn ca ngợi đôi mắt đẹp của người con gái :
- Những người con mắt lá dămLông mày lá liễu đáng trăm quan tiềnTừ thực tiễn cuộc sống, người nghệ sĩ dân gian đã dùng hình ảnh" ládăm" để so sánh với hình tượng đôi mắt mà không cần đến những từ "như","tựa", "hơn"," kém"," bằng" mà vẫn đạt được những dụng ý nghệ thuật sâusắc." Mắt lá răm" theo quan niệm của nhân dân ta là mắt dài và đẹp Hình ảnhchiếc lá rau răm xinh tươi, hay lá liễu dài mềm mại thường được ví tương ứngvới con mắt, lông mày của người thiếu nữ
Hay khi miêu tả miệng cười :Nhác trông thấy một bóng ngườiRăng đen nhưng nhức miệng cười như hoa.[6]Câu ca thật cụ thể, rõ ràng dễ hiểu Ví miệng cười như hoa nở thì khônggì hay hơn Đồng thời còn biểu đạt một thái độ trân trọng, ngưỡng mộ và yêuthương Người nghệ sĩ dân gian còn sử dụng gam màu thật đậm, thật sắc nétđặt trong thế tương phản "trắng phau phau" và "đen nhưng nhức"để miêu tảvẻ đẹp của người phụ nữ :
- Hai má nàng trắng phau phauRăng đen nhưng nhức như màu hạt dưa[6]Bên cạnh đó chúng ta cũng phải thấy rằng con mắt của người đương đạikhông hoàn toàn giống với con mắt của người nghệ sĩ dân gian xưa từ góc độ
Trang 32thẩm mĩ tới góc độ tâm lí Do đó mà ta phải hiểu răng đen là tiêu chuẩn cáiđẹp của người xưa khi nói về người phụ nữ đẹp về thể chất Còn trong quanniệm của người bình dân thời đó ai có "răng trắng " là không đẹp và bị lên án:
-Cô kia răng trắng hạt bầuHẳn cô ở khách bên Tàu mới sangCổ cô đeo chuỗi hạt vàng
Bây giờ cô lại vơ quàng vơ xiên.Ngày nay vẫn còn nhiều mái tóc dài đen mượt của hoa lý mà còn cóthêm những mái tóc cắt tỉa gọn gàng, phù hợp với thời đại công nghiệp.Không còn nụ cười răng đen lấp lánh mà thay vào đó là một hàm răng trắngbóng Nhưng ta cũng nhận thấy rằng tất cả sự thay đổi đó dù nhằm mục đíchgì đi chăng nữa thì cái tồn tại mãi với thời gian vẫn là nét duyên dáng, vẻ đẹpnữ tính dịu dàng, bình dị của người phụ nữ Việt Nam Chẳng hạn nét đẹp nụcười là yếu tố quan trọng giúp người con gái luôn tươi trẻ, ca ngợi nụ cườicũng hàm ý khen vẻ đẹp trẻ trung đầy sức sống:
- Anh chỉ quen một cô nàng da trắng tóc dàiMiệng cười như nhánh hoa nhài nở nang.Hoa nhài là loài hoa đẹp nhưng nhẹ nhàng bình dị, nó không cáo quýnhư hoa cúc, hoa lan mà gần gũi với cuộc sống, cho nên nói "Miệng cười nhưnhánh hoa nhài nở nang" là muốn nói đến vẻ đẹp khỏe khoắn bình dị củangười lao động Nụ cười bình dị ấy lấp lánh vẻ đẹp của sắc màu cuộc sống,cho nên không chỉ được so sánh với hoa nhài mà còn là " hoa quế" hay " taihoa hồng" :
- Miệng em cười như cánh hoa nhàiNhư nụ hoa quế như tai hồng.Hình ảnh tóc- răng- mắt được khắc họa nhiều khi nói về nét đẹp thểchất của người phụ nữ ngoài lí do là theo quan niệm của người bình dân, còn
Trang 33do phương thức hát đối giao duyên nặng tình Vào những đêm trăng thanh giómát, những câu hò câu hát chứa chân tình cảm đã được cất lên Trai- gái gặpnhau nơi " đầu mày cuối mắt", họ ấn tượng về nhau với một ánh mắt tha thiết,một nụ cười của hàm răng đen, một mái tóc, để rồi nhớ, rồi thương, rồi yêunhau Lẽ vậy nên khi nhớ nhau, họ thường ấn tượng nhất với một nét ngoạihình nào đó Hình ảnh đôi mắt vừa mang lại nét đẹp, vừa mang lại giá trị chongười phụ nữ :
-Những người con mắt lá rămLông mày lá liễu đáng trăm quan tiền.[3]Đôi mắt được đề cao "đáng trăm quan tiền" vì là " lá răm, lá liễu " vàcòn bởi đôi mắt ấy đã thể hiện cho tất cả nét đẹp tâm hồn của người phụ nữ:
- Trời xanh con mắt là gươngNgười ghét ngó ít người thương ngó nhiều.[5]Cho nên thông qua các cuộc hát giao duyên mà ấn tượng khó phai vềmái tóc-hàm răng - nụ cười - ánh mắt trao thương gửi nhớ đã được nói nhiềuđể ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ Mỗi người phụ nữ lại có một nét duyên,một sự hấp dẫn riêng để làm say đắm lòng người khác phái Nhưng tựu trung,nhan sắc của người phụ nữ cũng không ngoài những điều đã được ca daotruyền tụng Có người phụ nữ đẹp nhờ mái tóc rậm dài, bồng bềnh, và đôichân mày cong vòng như viền trăng non:
-Chân mày vòng nguyệt có duyênTóc mây gợn sóng đẹp duyên tơ hồng.Có khi là một mái tóc dài :
-Tóc đến lưng vừa chừng em búiĐể chi dài bối dối dạ anh ?Hay một nụ cười :
-Người bao nhiêu tuổi hỡi người
Trang 34Người bao nhiêu tuổi miệng cười nở hoa.Có người phụ nữ lại đẹp nhờ hai má có hai lúm đồng tiền, mỗi khi nóinói, cười cười tạo nên một cái duyên hấp dẫn lạ thường:
- Hai má có hai đồng tiềnCàng nom càng đẹp, càng nhìn càng ưa.- Mắt xanh tươi thắm môi trầu
Miệng cười lúm má, cho cầu thêm xinh.[7]Hay vì có nước da trắng nõn, đôi gò má đỏ au, đôi môi hồng hào vàchiếc cổ cao ba ngấn làm nét mặt trở nên tươi thắm vô ngần, khiến các chàngtrai vừa thoáng thấy đã phải chú ý rồi đem lòng trộm dấu thầm yêu:
“Ai xui má đỏ, môi hồngĐể anh nhác thấy đem lòng thương yêu”“Cổ cao ba ngấn cổ cao
Răng đen hột đỗ miệng chào có duyên”Sau hết phải kể tới vóc dáng Người phụ nữ đẹp là người có thân hìnhthon thả, thanh tú :
-Người thanh tiếng nói cũng thanhChuông kêu kẽ đánh bên thành cũng kêu.Người thanh tất nhiên sẽ không phải là người béo, cũng không phải làngười gầy, vì người đẹp phải là người có da, có thịt, cổ tay phải tròn lẳn:
-Cổ tay em trắng lại trònĐể cho ai gối đã mòn một bênGối chăn gối chiếu không êmGối lụa không mềm bằng gối tay em.Cộng vào đó người phụ nữ đẹp phải có eo thon, tạo nên sự cân đối vàlàm nổi bật được những đường nét yêu kiều cho vóc dáng :
- Hỡi người tóc tốt xanh non
Trang 35Lưng ong thắt đáy như con tò vò.- Những người thắt đáy lưng ongVừa khéo chiều chồng, lại khéo nuôi con.Như vậy, ta thấy rằng khi khắc họa vẻ đẹp của người phụ nữ trong cadao cổ truyền người Việt, người bình dân đã chú trọng nhiều tới nét đẹp trênkhuôn mặt: tóc- răng- mắt- má - miệng rồi mới đến giọng nói , vóc dáng, lànda
2.1.3 Trang phục của người phụ nữ trong ca dao
Bên cạnh sắc đẹp về thể chất, trang phục cũng giúp người phụ nữ thêmduyên dáng, xinh đẹp Trong bộ y phục của người phụ nữ Việt xưa, cái yếmche ngực lại được để ý hơn cả Nó được để lộ ra sau lớp áo cánh xẻ nách, cócổ thìa mổ trễ xuống gần lũng ngực và tấm áo dài không gài nút Cả hai đềumàu nhã, do đó cái yếm mặc trong thường được chọn màu cho thật nổi :
Khi thì là yếm trắng tinh :Hỡi cô yếm trắng lòa xòaYếm nhiễu, yếm vóc hay là trúc bâuHay là lụa bạch bên Tầu
Người cắt cũng khéo, người khâu cũng tài.Khi thì là yếm đào "Hỡi cô mặc yếm hồng đào khi lại là yếm thắm"Hỡicô yếm thắm bao xanh".Và bao giờ người phụ nữ cũng biết thắt thêm chiếcthắt lưng khác với màu yếm, thường là màu xanh hoa lý cho tăng phần duyêndáng " Cô kia thắt dải lưng xanh"
Hình ảnh người phụ nữ thôn quê giữa ngày hè nóng bức mặc yếmkhông, để cả phần lưng và lườn hở từng đươc coi là đẹp "Đàn bà yếm thắmhở lườn mới xinh."[10] Vì theo quan niệm truyền thống của người Việt, mộtngười phụ nữ đẹp là phải có cái lưng được thắt đáy nhỏ nhắn như cái lưngong Người Việt xưa cho rằng những cô gái với cái lưng ong không chỉ mang
Trang 36một dáng hình đẹp mà còn có đầy đủ tất cả những đức hạnh của một ngườivợ, người mẹ Bên cạnh sắc đẹp về thể chất, y trang cũng giúp nàng thêm phầnlộng lẫỵ Trong bộ y phục của người phụ nữ Việt Nam xưa, cái yếm che ngựclại được để ý hơn cả Nó được để lộ ra sau lớp áo cánh xẻ nách, có cổ thìa mổtrễ xuống gần lũng ngực và tấm áo dài không gài nút Cả hai đều màu nhã, dođó, nàng thường cố tình chọn màu yếm cho thật nổi:
Khi thì yếm trắng tinh
Hỡi cô yếm trắng lòa lòaYếm nhiễu, yếm vóc hay là trúc bâuHay là lụa bạch bên Tầu
Người cắt cũng khéo, người khâu cũng tài,
Khi thì yếm đào:
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Khi lại yếm thắm Và bao giờ nàng cũng thắt thêm chiếc thắt lưng khácvới màu yếm, nhưng thường là màu xanh hoa lý cho tăng phần diêm dúa:
Hỡi cô yếm thắm, bao xanhCó về Gia Định với anh thì về.
Ngày xưa, người đàn bà bước chân ra khỏi cửa là phải mặc áodàịCác nàng mặc áo dài tứ thân (áo phía sau nối suốt dọc sống kể là haithân, áo phía trước có hai vạt rời dài bằng nhau, không có nút gài mà buộcchéo trước bụng rồi thả thõng xuống), Nhiều nàng vì phải gánh gồng buônbán, vai áo chóng rách; để khỏi phải bỏ phí cả áo, người xưa nghĩ cách tiếtkiệm, chỉ thay nửa thân áo trên bằng loại vải có màu xẫm hoặc lạt hơn, gọi làáo vá vai hay vá quàng:
Thương em thuở áo mới mayBây giờ áo rách hai vai vá quàng.
Trang 37Áo vá quàng vì thêm màu sắc trông lại có duyên, nhiều nàng bắtchước, trở thành thời trang:
Có chồng bớt áo thay vaiBớt màu trang điểm kẻo trai nó lầm.
Nàng là gái hàng phố nên mặc áo năm thân, còn gọi là áo năm tà Nàngthường mặc để đi chơi hay khi phải tiếp khách (vạt trước và vạt sau đều nốidọc ở giữa thành mỗi vạt kể là hai thân, lại thêm một vạt con để cài khuy):
Vải nâu may áo, kìa áo năm tàAi may cho cô mình mặc
Xem hội cái đêm hôm rằm, rằm tháng giêng.
Nàng còn biết vấn khéo vành khăn, cố tình để lộ đuôi tóc dài như đuôigà ,vắt vẻo trên đầu, lại phất phơ, đong đưa theo bước đi, trông rất gợi cảm.Lối bỏ tóc đuôi gà này cũng đã tạo nên cái mốt một thời; 'Một thương tóc bỏđuôi gà' là vậỵ Trời lạnh, trên đầu nàng chít khăn, khăn chít khum khum, ômlấy khuôn mặt trẻ trung mơn mởn, khác nào như cánh hoa sen:
Miệng cười như thể hoa ngâuCái khăn đội đầu như thể hoa sen.
Ra đường, nàng đội thêm chiếc nón xứ Nghệ, có nơi còn gọi là nón batầm hay nón thượng quai thao, để làm duyên hơn là để che mưa nắng; chẳngthế mà khi đi xem hội ban đêm nàng cũng đội:
Chẻ tre đán nón - Kìa nón ba tầmAnh cho em đội xem hội cái đêm hôm rằm, là rằm tháng giêng.
Đây là một thứ nón mặt tròn, đường kính chừng 80cm, có bờ caochừng 5 hay 6cm, quai nón có tua thao dài, buông thõng xuống hai bên:
Cái nón ba tầm, quai thao mỏ vịt bịt bạc là nón ba tầmĐể cho em đội qua rằm tháng giêng.
Trang 38Nếu đi nhanh, hai tua thao sẽ quất vào mặt, nên khi đội nón này, nàngbắt buộc phải từ tốn chậm bước, tạo nên vẻ yểu điệu, dịu dàng Khi gặp chàngtrai nào có vẻ theo sát tán tỉnh, nàng ngượng quá, vội nghiêng vành nón là cácchàng phải khốn đốn mới nhìn được mặt người đẹp, mà cũng chỉ nhìn thoángđược thôị Như thế, nón quai thao đã vô tình tạo thêm vẻ duyên dáng cho phụnữ, khiến nhiều chàng đã phải chặc lưỡi:
Ai làm cái nón có thaoĐể cho anh thấy cô nào cũng xinh!
Tóm lại, quan niệm về dung nhan người đẹp xưa qua những câu ca daonhư vừa trình bầy, chúng ta thấy không khác ngày nay bao nhiêu.Tuynhiên,thời đại này, người ta thich răng trắng và chuộng những nàng có vócdáng cao lớn hơn Đặc biệt về y trang, quả đã có nhiều đổi thaỵ Nhưng tựutrung, thời nào người phụ nữ cũng thích điểm trang và có ý ăn mặc diêm dúađôi chút cho tôn thêm cái nhan sắc của mình
-Những người thắt đáy lưng ongVừa khéo chiều chồng, vừa khéo nuôi con Nhưng áo yếm không chỉđơn giản là một thứ trang phục mà còn có mnhững ý nghĩa và giá trị về tinhthần cũng như nghệ thuật Lãng mạn trong các câu ca dao, chiếc yếm ấm áptình người đã trở thành một hình ảnh đẹp, trong sáng của tình yêu:
- Ước gì sông hẹp chừng gangBắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi.[8]Hình ảnh chiếc yếm đã đi sâu vào ca dao Việt Nam Nó đã trở thànhmột chủ đề quán xuyến quen thuộc, tạo nên sự lãng mạn và đáng yêu chonhững câu ca dao tình tứ của dân tộc Từ những câu tỏ tình của các chàng traitrong các cuộc gặp gỡ:
- Hỡi cô yếm thắm đeo bùaBác mẹ có bán anh mua nửa người
Trang 39- Hỡi cô yếm trắng kia làLại đây anh gửi lược ngà cùng gương.Cho đến câu nhớ nhung, mong đợi của kẻ xa quê:Mình về mình có nhớ chăng
Ta về như lạt buộc khăn nhớ mình.Ta về ta cũng nhớ mình
Nhớ yếm mình mặc, nhớ tình mình trao.Rồi chiếc yếm lại trở thành vật trao tình của các cô gái trẻ:- Ở gần mà chẳng sang chơi Để em ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu.Mồng tơi chẳng bắc được đâu
Em cởi dải yếm bắc cầu anh sang.Hay dải yếm lại trở thành một biểu tượng cho tình yêu giữa đôi trai gái:-Trời mưa gió rét kìn kìn
Đắp dôi dải yếm hơn nghìn chăn bông.Tình yêu có biết bao điều kỳ diệu Chính vì vậy, người ta không thểmang những thực tế logic thường ngày để đánh giá nó Chỉ một đôi "dải yếm"thôi cũng có thể sưởi ấm lòng người vượt qua sự giá lạnh đáng sợ của mùađông Đối với những đôi trai gái không được nên duyên nên phận vợ chồngnhư mong ước, chiếc yếm lại hiện lên trong câu thơ xót thương tiếc nuối củacác chàng trai:
-Kiếp sau đừng hóa ra ngườiHóa ra dải yếm buộc người tình nhân.Tính phi thực tế của cách nói ngoa dụ trong ca dao mới tài tình, mớituyệt diệu làm sao khi chàng trai mượn đôi dải yếm để kéo đò mắc cạn cònnàng thôn nữ lấy đôi dải yếm để bắc chiếc cầu qua con sông tình cảm chongười mình yêu:
-Thuyền anh mắc cạn lên đây
Trang 40Mượn đôi dải yếm làm dây kéo thuyền - Ước gì sông hẹp chừng gang.
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi.Vì sao chàng trai hay cô gái không thích bắc cầu bằng một thứ khác?Dải lụa? Hay chiếc khăn buộc đầu? Mà cứ khư khư bắc cầu bằng dải yếm? Cólẽ vì cả chàng trai và cô gái đều ngầm hiểu một sự thật bí mật, tế nhị mà vôcùng táo bạo rằng, dải yếm chính là thứ mà chàng trai khát khao được chiêmngưỡng nhất trong trang phục, trên cơ thể người thiếu nữ Sự ngăn sông cáchnúi trong cách nói và trong thơ ca cổ xưa chính là sự xa cách của những tâmhồn, những nỗi lòng mong nhớ Nỗi niềm trong câu ca dao cũng giống nhưmột ước nguyện khó có thể và nói đúng hơn là không thể nào thực hiện được.Dòng sông sao có thể "chừng gang" và "dải yếm" sao có thể trở thành câycầu Đó là lối nói thậm xưng quen thuộc trong dân gian Dòng sông này cũngcó thể là tồn tại trên thực tế nhưng có thể chính là dòng sông ngăn trở tronglòng của mỗi người Câu ca dao này đã vượt qua khuôn khổ của lễ giáo phongkiến Chiếc cầu dải yếm là một sự tượng hình ý nhị đầy ẩn ý Nó cũng như làlời bày tỏ tình cảm của một cô gái ẩn chứa sự thẹn thùng trong mỏng manhcủa "cầu dải yếm" Nó vừa rất gần mà cũng rất xa Bước qua cây cầu "dảiyếm" là ngưỡng cửa của những tâm hồn, của những thể xác đang rạo rực,đang yêu Ý nhị và trữ tình hơn khi cô gái muốn mượn dải yếm nơi mình, ấpủ tình cảm trong sáng muốn gửi gắm tới chàng trai:
Trầu em têm tối hôm qua.Buộc trong dải yếm mở ra mời chàng.Không chỉ gợi cho người ta một vẻ đẹp cao quý, trong sáng mà hìnhảnh "áo yếm" còn là một cái gì đó hết sức thực tế và trần tục Yếm dùng đểche ngực bởi vậy xung quanh chiếc yếm này là những câu chuyện trữ tình.Theo quan niệm xưa những màu chói như màu đào, màu thắm chỉ các cô gái