1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị tài chính tại Tổng công ty cổ phần xây dựng điện Việt Nam

127 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Việc quản trị tài chính giúp đảm bảo yêu cầu tối đa hóa giá trị cho chủ sở hữu và mục tiêu tăng tưởng của doanh nghiệp, tăng cường khả năng đối phó với những biến động của nền kinh tế, cũng như giúp công ty nâng cao uy tín, thương hiệu trên thị trường, đáp ứng được yêu cầu hội nhập tài chính quốc tế, đặc biệt khi nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới, những biến động của nền kinh tế thế giới đã ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế trong nước. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động quản trị tài chính và những kiến thức được trang bị trong suốt quá trình học, tôi xin lựa chọn đề tài “Quản trị tài chính tại Tổng công ty cổ phần xây dựng điện Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

Trang 1

LÊ TRẦN BẢO VIỆT

QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG ĐIỆN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐÀ NẴNG, 2017

Trang 2

LÊ TRẦN BẢO VIỆT

QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG ĐIỆN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: TS ĐOÀN TRANH

ĐÀ NẴNG, 2017

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, tài liệu mà tôi sử dụng trong đề tài là hoàn toàn có thực và dochính tôi thu thập thực tế.

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này.

Tác giả luận văn

Lê Trần Bảo Việt

Trang 4

MỞ ĐẦU 1

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

3 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

5 KẾT CẤU LUẬN VĂN 2

6 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANHNGHIỆP 81.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 8

1.1.1 Khái niệm về quản trị tài chính doanh nghiệp 8

1.1.2 Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp trong hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp 8

1.1.3 Mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp 9

1.1.4 Các quyết định chủ yếu của quản trị tài chính doanh nghiệp 10

1.2 NỘI DUNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 12

1.2.1 Quản trị nguồn vốn trong doanh nghiệp 12

1.2.2 Các quyết định tài chính trong doanh nghiệp 18

1.2.3 Rủi ro tài chính trong doanh nghiệp 21

1.2.4 Đánh giá tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính 24

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANHNGHIỆP 39

Trang 5

TỔNG CÔNG TY CP XÂY DỰNG ĐIỆN VIỆT NAM TỪ NĂM 2014-2016 47

2.2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán 47

2.2.2 Phân tích tỷ trọng bảng cân đối kế toán 58

2.2.3 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 64

2.2.4 Phân tích tỷ trọng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 68

2.3 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CP ĐIỆNVIỆT NAM 69

2.3.1 Phân tích cấu trúc vốn 69

2.3.2 Thực trạng đầu tư của doanh nghiệp 73

2.3.3 Quản trị rủi ro tại công ty 75

2.3.4 Thực trạng tài chính công ty thông qua các chỉ tiêu tài chính 79

2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢ TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY 89

3.1 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TYCP XÂY DỰNG ĐIỆN ĐẾN NĂM 2022 92

3.1.1 Phương hướng phát triển Công ty 92

3.1.2 Các mục tiêu tài chính của Công ty 93

3.2 CÁC GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CPXÂY DỰNG ĐIỆN VIỆT NAM 95

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện cấu trúc vốn 95

3.2.2 Giải pháp hoàn thiện hiệu quả đầu tư của Công ty 98

3.2.3 Giải pháp kiểm soát rủi ro tài chính 99

Trang 6

3.3.1 Vận dụng linh hoạt, có hiệu quả cơ chế, chính sách của Chính phủ 123

3.3.2 Nâng cao năng lực quản lý bộ máy công ty 124

Kết luận Chương 3 125

KẾT LUẬN 127TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

Bảng 2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán tổng Công ty CP Xây dựng Điện Việt

Nam 2014 - 2016 48

Bảng 2.2 tỷ trọng bảng cân đối kế toán 58

Bảng 2.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 64

Bảng 2.4 Phân tích kết cấu so với doanh thu thuần 68

Bảng 3.1 Bảng theo dõi các khoản nợ của VNECO 115

Bảng 3.2 Thời gian thi công một số công trình của VNECO 118

Bảng 3.3 Thời gian khấu hao TSCĐ của VNECO 119

Bảng 3.4 Bảng tính hệ số hao mòn máy móc, thiết bị của VNECO 119

Bảng 3.5 Cơ cấu lao động VNECO theo trình độ học vấn 124

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Những năm gần đây, tình hình kinh tế trong nước cũng như khu vực và thếgiới có nhiều bất ổn Đầu năm 2016, tình hình kinh tế thế giới có nhiều chuyển biếnphức tạp: lạm phát tăng, giá dầu thô, giá nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sảnxuất, giá lương thực, thực phẩm và giá vàng trên thị trường thế giới tiếp tục có xuhướng tăng cao đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế trong nước Bước sang năm2017, kinh tế - tài chính của Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinhtế thế giới, do khủng hoảng tài chính và nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết.Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới đã ảnh hưởng xấu đến hoạt độngsản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước.

Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập, sức nóng của nền kinh tế ngày càngmạnh chính là cơ hội để các doanh nghiệp mở rộng và khẳng định vị thế của mìnhtrên thị trường Các doanh nghiệp đang đứng trước những cơ hội lớn nhưng cũngkhông ít những khó khăn Do vậy, để đứng vững trên thị trường, vượt qua nhữngkhó khăn trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải đánh giá đượcthực trạng tài chính của mình để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lựcquản trị tài chính của doanh nghiệp.

Việc quản trị tài chính giúp đảm bảo yêu cầu tối đa hóa giá trị cho chủ sở hữuvà mục tiêu tăng tưởng của doanh nghiệp, tăng cường khả năng đối phó với nhữngbiến động của nền kinh tế, cũng như giúp công ty nâng cao uy tín, thương hiệu trênthị trường, đáp ứng được yêu cầu hội nhập tài chính quốc tế, đặc biệt khi nước ta đãgia nhập tổ chức thương mại thế giới, những biến động của nền kinh tế thế giới đãảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế trong nước.

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động quản trị tài chính và những kiến

thức được trang bị trong suốt quá trình học, tôi xin lựa chọn đề tài “Quản trị tài

chính tại Tổng công ty cổ phần xây dựng điện Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc

sĩ của mình.

Trang 9

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU2.1 Mục tiêu chung

Quản trị tài chính tại Tổng công ty cổ phần xây dựng điện Việt Nam.

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá quản trị tài chính dựa vào việc phân tích

- Nội dung quản trị tài chính tại Tổng công ty cổ phần xây dựng điện ViệtNam.

3 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU3.1 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Nghiên cứu hoạt động phân tích và quản trị tài chính tạiTổng công ty cổ phần xây dựng điện Việt Nam.

- Về thời gian: Sử dụng số liệu phân tích từ giai đoạn 2014-2016

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản trị tài chính tại Tổng công ty Cổ phần Xây dựng điện Việt Nam.

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Vận dụng nguyên lý cơ bản của kinh tế chính trị học, sử dụng kết hợp cácphương pháp nghiên cứu như thống kê kinh tế, so sánh đối chiếu, quan sát thực tếvà các phương pháp phân tích cơ bản và kỹ thuật trong phân tích tài chính.

5 KẾT CẤU LUẬN VĂN

Tên đề tài “Quản trị tài chính tại Tổng công ty cổ phần xây dựng điện ViệtNam VNECO”

Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của đề tài được chia thành 3phần:

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANHNGHIỆP

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY

CỔ PHẦN XÂY DỰNG ĐIỆN VN THỜI GIAN QUA

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠITỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG ĐIỆN VN

Trang 10

6 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Việc đổi mới doanh nghiệp trong đó có hoạt động quản trị tài chính cho phùhợp với nền kinh tế thị trường là quá trình lâu dài và phức tạp, phải giải quyếtbằng nhiều vấn đề như nhận thức, tổ chức bộ máy, quy trình hoạt động Trong quátrình nghiên cứu và thực hiện đề tài tác giả đã tham khải một số công trình nghiêncứu trước như:

- Nguyễn Thị Thu Hà (2012), luận văn thạc sĩ “Các giải pháp hoàn thiện

phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công ty sản xuất bao bì và hàng xuấtkhẩu” Đại Học Kinh Tế TP.HCM Phân tích tình hình tài chính ở các doanh

nghiệp nói chung và phân tích tình hình tài chính của công ty sản xuất bao bì vàhàng xuất khẩu nói riêng là vấn đề đáng quan tâm của chủ doanh nghiệp cũng nhưnhiều đối tượng liên quan khác Tình hình tài chính , quy mô tài sản, nguồn vốn,hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh và khả năng sinh lời cũng như tình hìnhcông nợ và khả năng thanh toán của Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu cónhiều mặt tích cực đáng khích lệ Song bên cạnh đó còn không ít những điểm tồnđọng đòi hỏi cần thiết được khắc phục để từng bước khẳng định vị trí của mình trênthương trường Bằng những kiến thức lý luận đã được trang bị kết hợp với thực tiễnnghiên cứu tìm hiểu tại Công ty Tác giả đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề xuấtvới mong muốn tăng cường hơn nữa nhằm phân tích và hoàn thiện tình hình chínhtại Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu nói riêng và các doanh nghiệp nóichung.

Bùi Ngọc Thiên (2010), luận văn thạc sĩ “Phân tích tình hình tài chính tại

công ty Sữa Việt Nam VINAMILK”, Đại Học Tài Chính Ngân Hàng TP.HCM.

Quản trị tài chính là một bộ phận quan trọng của quản trị doanh nghiệp Tất cả cáchoạt động kinh doanh đều ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp,ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu lại có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm quátrình kinh doanh Do đó, để phục vụ cho công tác quản lý hoạt động kinh doanh cóhiệu quả các nhà quản trị cần phải thường xuyên tổ chức phân tích tình hình tàichính cho tương lai Bởi vì thông qua việc tính toán, phân tích tài chính cho ta biết

Trang 11

những điểm mạnh và điểm yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpcũng như những tiềm năng cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục Từđó các nhà quản lý có thể xác định được nguyên nhân và đề xuất các giải phápnhằm cải thiện tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của đơnvị mình trong thời gian tới Với một doanh nghiệp hay bất kì tổ chức kinh doanh dùlớn hay nhỏ khi hoạt động đều mong muốn làm sao hoạt động có hiệu quả thu về lợinhuận nhiều nhất và đạt được mục tiêu mà công ty đề ra Để làm được điều đó đòihỏi cần có rất nhiều yếu tố cấu thành nên như vốn, nhân lực, công nghệ Qua thờigian nghiên cứu tại công ty Vinamilk tác giả đã đưa ra các giải pháp về quản trị tàichính bao gồm:

a Xác định chính sách tài trợ, cơ cấu vốn hợp lý

Mục tiêu ,chính sách kinh doanh của doanh nghiệp mỗi năm khác nhau.Vì vậyxây dựng một cơ cấu vốn linh động phù hợp theo mỗi kỳ kinh doanh là tạo nềnmóng tài chính vững mạnh cho doanh nghiệp.

* Một số chính sách huy động vốn hiệu quả:

+ Chính sách huy động tập trung: nghĩa là công ty chỉ tập trung vào một số ítnguồn Ưu điểm của chính sách này là chi phí hoạt động có thế giảm song sẽ làmcông ty phụ thuộc hơn vào một số chủ nợ.

+ Chiếm dụng vốn của nhà cung cấp: đây là hình thức mua chịu,mà cácnhà cung cấp lớn hơn bán chịu vốn

+ Nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng: đây là một trong những nguồn huy độngvốn hiệu quả.

b Quản lý dự trữ và quay vòng vốn:

Qua số liệu các năm 2010, 2011, ta thấy được hiệu quả sử dụng vốn có xuhướng giảm sút Vì thế cần có những biện pháp nhằm tăng cường khả năng quayvòng vốn của công ty: Áp dụng mô hình quản lý dự trữ hàng hóa có lựa chọn A-B-C: là phương thức khá hiệu quả và phù hợp với tình hình dự trữ của công ty Hànghóa được phân loại thành 3 nhóm như trên theo tiêu thức về: giá trị hàng hóa sửdụng hàng năm và số loại hàng hóa.

Trang 12

c Sử dụng hợp lý chính sách bán chịu để tăng doanh thu:

Trên thực tế nghiên cứu các chỉ số tài chính thấy được tình hình công ty chobán hàng chịu cho khách hàng còn chiếm tỷ lệ khá cao.Điều đó ảnh hưởng khôngnhỏ khả năng luân chuyển vốn cũng như thiếu vốn cho quá trình sản xuất của côngty Mà nguồn này có tốc độ giải ngân rất chậm Song với nền kinh tế hiện naykhông thể không bán chịu Vì thế công ty cần có những giải pháp sau:

- Xác định mục tiêu bán chịu: tăng doanh thu, giải tỏa hàng tồn kho, gây uy tín

về năng lực tài chính cho công ty.

- Xây dựng các điều kiện bán chịu: thông thường căn cứ vào mức giá, lãi suất

nợ vay và thời hạn bán chịu.

- Tính toán có hiệu quả các chính sách bán chịu:có nghĩa là so sánh chi phí

bán chịu phát sinh với lợi nhuận mà chúng mang lại.

- Kết hợp chặt chẽ chính sách bán nợ với chính sách thu hồi nợ trong thời gianngắn nhất.

d Quản lý thanh toán:

Công ty cần phải có chính sách thanh toán hợp lý:

- Giảm giá, chiết khấu thanh toán hợp lý đối với những khách hàng mua với sốlượng lớn và thanh toán đúng hạn.

- Thực hiện chính sách thu tiền linh động,mềm dẻo.Cần tập trung đầu tư mởrộng các phương thức thanh toán hiệu quả và hiện đại nhằm tăng khả năng thanh

toán thu hồi nợ cho công ty.

- Khi thời hạn thanh toán đã hết mà khách hàng vẫn chưa thanh toán công tycần có những biện pháp nhắc nhở, hối thúc và biện pháp cuối cùng là phải nhờ đếncơ quan pháp lý giải quyết.

e.Đầu tư đổi mới công nghệ:

Trong nền kinh tế thị trường,khả năng cạnh tranh quyết định bởi chất lượnghàng hóa trên một đơn vị chi phí thấp nhất Vài năm trở lại đây công ty khôngngừng đổi mới công nghệ sản xuất và đã mang lại hiệu quả cao.Song việc đổi mớicòn nhiều khó khăn và thiếu sự đồng bộ Vì thế cần không ngừng cập nhật ứng dụng

Trang 13

khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất kinh doanh cũng như quản lý, cụ thể:- Cần tính toán mục tiêu đầu tư cũng như quy trình tập trung đầu tư một cáchrõ ràng.

- Thường xuyên tiến hành bảo dưỡng nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc đápứng kịp thời cho hoạt động sản xuất.

- Để nâng cao năng lực công nghệ,công ty cần tạo lập mối quan hệ với các cơquan nghiên cứu,ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong và ngoài nước để phát triểncông nghệ theo chiều sâu và từng bước hoàn chỉnh công nghệ hiện đại.

- Tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý côngnhân lành nghề trên cơ sở bồi dưỡng vật chất thích đáng cho công nhân.

- Nâng cao trình độ quản lý trong đó cần lưu tâm đến vai trò quản lý kỹ thuật,bán hàng, nhân sự…

g Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lao động:

- Đội ngũ lao động là yếu tố then chốt quyết định đến hiệu quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Với sự phát triền ngày càng cao của khoa học kỹ thuậtcông nghệ hiện đại song một số khâu không thế thiếu bàn tay, óc sáng tạo củangười lao động Do đó công ty cần phát huy và khơi dậy sức mạnh tiềm ẩn trongmỗi lao động Công nghệ kỹ thuật kết hợp với óc sáng tạo của con người sẽ lànguồn lực to lớn nhất giúp doanh nghiệp hoạt động ngày càng hiệu quả

Hoàng Nhật Bắc (2013), luận văn thạc sĩ “ Giải pháp hoàn thiện quản trị tài

chính tại Công Ty TNHH Giao Nhận Hàng Hoá JuPiTer Pacific Chi nhánh HàNội” Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Công tác quản trị tài chính tại Công ty do kế toán

trưởng thực hiện hiện Thực tế công tác này chỉ mang tính hình thức, việc phân tíchchỉ mang tính tổng quát chưa đi sâu vào phân tích chi tết các nguyên nhân ảnhhưởng do đó không phản ánh được tình hình tài chính thực tế của Chi Nhánh Đểcông tác phân tích tài chính thực sự có hiệu quả tác giả đã đưa ra một số kiến giảipháp như:

Một là: Cần xác định đối tượng sử dụng tài liệu phân tích.

Xác định đối tượng sử dụng tài liệu phân tích giúp cho công tác phân tích đi

Trang 14

theo trọng điểm không tập trung vào những yếu tố không cần thiết.

Hai là: Cần lập kế hoạch phân tích.

Đưa ra một kế hoạch phân tích cụ thể trên cơ sở xác định đối tượng quan tâmtừ đó xác định: thời gian tiến hành, loại tài liệu, nguồn thông tin cần cho phân tích,phương pháp phân tích được sử dụng.

Trang 15

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP1.1.1 Khái niệm về quản trị tài chính doanh nghiệp

Quản trị tài chính doanh nghiệp là một môn khoa học nhằm phân tích các dữliệu, tìm các nguồn tài trợ, chọn các hình thức huy động vốn, giúp nhà đầu tư đưa ranhững quyết định, chính sách đầu tư sử dụng vốn trong phạm vi hoạt động củadoanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu, mục đích của doanh nghiệp đề ra.

Quản trị tài chính có quan hệ chặt chẽ với quản trị doanh nghiệp và giữ vị tríquan trọng hàng đầu trong quản trị doanh nghiệp Hầu hết mọi quyết định khác đềudựa trên những kết quả rút ra từ những đánh giá về mặt tài chính trong quản trị tàichính doanh nghiệp [1]

1.1.2 Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp trong hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, quản trị tài chính doanh nghiệp giữ vaitrò chủ yếu sau:

1.1.2.1 Huy động đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cầu vốnngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệpcũng như cho đầu tư phát triển Vai trò của tài chính doanh nghiệp trước hết thểhiện ở chỗ xác định đúng đắn các nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp trong thời kỳ và tiếp đó phải lựa chọn các phương pháp và hình thứcthích hợp huy động nguồn vốn từ bên trong và bên ngoài đáp ứng kịp thời cácnhu cầu vốn cho hoạt động của doanh nghiệp Ngày nay, cùng với sự phát triểncủa nền kinh tế đã nảy sinh nhiều hình thức mới cho phép các doanh nghiệp huyđộng vốn từ bên ngoài Do vậy, vai trò của tài chính doanh nghiệp ngày càngquan trọng hơn trong việc chủ động lựa chọn các hình thức và phương pháp huy

Trang 16

động vốn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng và liên tục với chiphí huy động vốn ở mức thấp.

1.1.2.2 Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc tổchức sử dụng vốn Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đánhgiá và lựa chọn dự án đầu tư trên cơ sở phân tích khả năng sinh lời và mức độ rủi rocủa dự án từ đó góp phần chọn ra dự án đầu tư tối ưu Việc huy động kịp thời cácnguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng để doanh nghiệp có thể chớp được các cơ hộikinh doanh Mặt khác, việc huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinhdoanh có thể giảm bớt và tránh được những thiệt hại do ứ đọng vốn gây ra, đồngthời giảm bớt được nhu cầu vay vốn, từ đó giảm được các khoản tiền trả lãi vay.Việc hình thành và sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp cùng với việc sử dụng cáchình thức thưởng, phạt vật chất hợp lý sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy cán bộ côngnhân viên gắn liền với doanh nghiệp từ đó nâng cao năng suất lao động, góp phầncải tiến sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả sử dụng tiền vốn.[2]

1.1.2.3 Giám sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp

Thông qua các hình thức chi tiền tệ hàng ngày, tình hình tài chính và thực hiệncác chỉ tiêu tài chính, người lãnh đạo và các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánhgiá khái quát và kiểm soát được các mặt hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện kịpthời những tồn tại vướng mắc trong kinh doanh, từ đó có thể đưa ra các quyết địnhđiều chỉnh các hoạt động phù hợp với diễn biến thực tế kinh doanh.

1.1.2.4 Đòn bẩy kích thích và điều tiết kinh doanh

Vai trò này thể hiện qua việc tạo ra sức mua hợp lý để thu hút vốn đầu tư, laođộng, vật tư, dịch vụ Đồng thời xác định giá bán hợp lý khi tiêu thụ hàng hóa, cungcấp dịch vụ và thông qua hoạt động phân phối thu nhập của doanh nghiệp, phânphối quỹ khen thưởng, quỹ lương, thực hiện các hợp đồng kinh tế.

1.1.3 Mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp

Mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp là tối đa hóa lợi ích của chủ

Trang 17

sở hữu:

Đối với doanh nghiệp quốc doanh lợi ích của chủ sở hữu là lợi ích của toàn bộnền kinh tế quốc dân

Đối với doanh nghiệp tư nhân đó là tối đa hóa lợi nhuận

Đối với các doanh nghiệp nhiều chủ đó là lợi ích của các cổ đông, tối đa hóagiá trị tài sản của doanh nghiệp

Đối với các công ty cổ phần đã niêm yết trên thị trường chứng khoán thì lợi íchcủa các cổ đông đó chính là tối đa hóa giá trị thị trường của các cổ phiếu [3]

1.1.4 Các quyết định chủ yếu của quản trị tài chính doanh nghiệp

Vì theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu, nên nhà quản trị doanhnghiệp khi tiến hành đầu tư luôn tìm cách sao cho hoạt động đầu tư đạt được hiệuquả kinh tế cao Các hoạt động đầu tư đạt được kết quả kinh tế cao chỉ khi nhà quảntrị có quyết định tài chính đúng đắn, hợp lý.

1.1.4.1 Quyết định đầu tư

Quyết định đầu tư là những quyết định liên quan đến: tổng giá trị tài sản và giátrị từng bộ phận tài sản(tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn) cần có, mối quan hệ cânđối giữa các bộ phận tài sản trong doanh nghiệp Quyết định đầu tư được xem làquyết định quan trọng nhất trong các quyết định tài chính của doanh nghiệp vì nótạo ra giá trị và giá trị mới cho doanh nghiệp Cụ thể có một số quyết định về đầu tưnhư sau:

- Quyết định đầu tư tài sản ngắn hạn như: quyết định tồn quỹ, quyết định tồnkho, quyết định chính sách bán chịu hàng hóa, quyết định đầu tư tài chính ngắn hạn.

- Quyết định đầu tư tài sản dài hạn như: quyết định mua sắm tài sản cố địnhmới, quyết định thay thế tài sản cố định cũ, quyết định đầu tư dự án, quyết định đầutư tài chính dài hạn.

- Quyết định quan hệ cơ cấu giữa đầu tư tài sản ngắn hạn và đầu tư tài sản dàihạn, quyết định sử dụng đòn bẩy hoạt động, quyết định điểm hòa vốn [4]

1.1.4.2 Quyết định nguồn tài trợ

Quyết định nguồn tài trợ là doanh nghiệp tìm kiếm nguồn vốn phù hợp nào để

Trang 18

tài trợ cho việc đầu tư Nên sử dụng vốn chủ sở hữu hay vốn vay, nên dùng vốnngắn hạn hay vốn dài hạn Ngoài ra, quyết định nguồn tài trợ còn xem xét mối quanhệ giữa lợi nhuận để lại tái đầu tư và lợi nhuận được phân chia cho các cổ đôngdưới hình thức cổ tức Giám đốc tài chính phải giải quyết hai vấn đề, trước tiêndoanh nghiệp sẽ đi vay bao nhiêu, thứ hai là chi phí sử dụng vốn trong tình huốngnào là có lợi nhất cho doanh nghiệp.

Khi xác định cơ cấu vốn phù hợp, giám đốc tài chính phải xác định tìm nguồn tàitrợ ở đâu và bằng cách nào Giám đốc tài chính thực hiện việc lựa chọn đối tượng chovay và loại hình vay như thế nào cho phù hợp Có một số quyết định tài trợ như sau:

- Quyết định huy động nguồn vốn ngắn hạn như: quyết định vay ngắn hạnhay sử dụng tín dụng thương mại, quyết định vay ngắn hạn ngân hàng hay là pháthành công cụ nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

- Quyết định huy động nguồn vốn dài hạn như: quyết định sử dụng nợ dài hạnhay vốn cổ phần, quyết định vay dài hạn ngân hàng hay phát hành trái phiếu doanhnghiệp, quyết định sử dụng vốn cổ phần phổ thông hay là vốn cổ phần ưu đãi.

- Quyết định quan hệ cơ cấu giữa nợ và vốn chủ sở hữu (đòn bẩy tài chính)- Quyết định vay để mua hay thuê tài sản [5]

1.1.4.3 Quyết định phân phối thu nhập

Phần còn lại của thu nhập sau khi bù đắp chi phí được gọi là lợi nhuận trướcthuế của doanh nghiệp Một phần lợi nhuận trước thuế sẽ nộp cho Ngân sách Nhànước dưới hình thức thuế thu nhập doanh nghiệp, số lợi nhuận còn lại được sử dụngđể bào toàn vốn, hình thành các quỹ khác nhau của doanh nghiệp, chia lời cho chủsở hữu(nếu có).

Trong quyết định phân chia cổ tức (chính sách chia cổ tức) của doanh nghiệp,giám đốc tài chính sẽ phải cân nhắc lựa chọn giữa việc sử dụng lợi nhuận sau thuếđể chia cổ tức hay là giữ lại để tái đầu tư Ngoài ra giám đốc tài chính phải quyếtđịnh xem doanh nghiệp nên theo đuổi một chính sách cổ tức như thế nào, liệu chínhsách cổ tức có tác động gì đến giá trị doanh nghiệp hay giá cổ phiếu trên thị trườnghay không.[5]

Trang 19

1.1.4.4 Các quyết định khác

Ngoài ba loại quyết định nêu trên, còn có rất nhiều loại quyết định khác liênquan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Những loại quyết định khác nhưquyết định hình thức chuyển tiền, quyết định tiền lương hiệu quả, quyết định tiềnthưởng bằng quyền chọn…

1.2 NỘI DUNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP1.2.1 Quản trị nguồn vốn trong doanh nghiệp

a Khái niệm về vốn sản xuất kinh doanh

Trong mọi nền kinh tế - xã hội, vốn luôn là một yếu tố rất quan trọng và cótính chất quyết định cho hoạt động kinh doanh của toàn xã hội nói chung và củamỗi doanh nghiệp nói riêng.

Vốn là tiền đề của mọi hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, làmột phạm trù tài chính, vốn kinh doanh của doanh nghiệp được quan niệm nhưlà một khối lượng giá trị được tạo lập và đưa vào kinh doanh nhằm mục đíchsinh lời Như vậy, vốn kinh doanh được biểu hiện bằng giá trị và đại diện chomột khối lượng tài sản nhất định Giữa vốn và tiền có mối quan hệ với nhau Muốncó vốn thì phải có tiền, song có tiền thậm chí những khoản tiền lớn cũng khôngphải là vốn Một khoản tiền được gọi là vốn kinh doanh của doanh nghiệp khi đápứng các điều kiện như tiền phải được đảm bảo bằng một lượng tài sản có thực,tiền phải được tích tụ và tập trung đủ để đầu tư cho một dự án; tiền phải đượcvận động nhằm mục đích sinh lời.

Đứng trên mỗi góc độ khác nhau sẽ có cách phân loại vốn khác nhau Sauđây là một số cách phân loại cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý và nâng cao hiệuquả sử dụng vốn cho doanh nghiệp.

- Căn cứ vào đặc điểm vận động của vốn thì vốn của doanh nghiệp gồm cóvốn cố định và vốn lưu động.

- Theo nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp được chia thành vốn chủsở hữu và nợ phải trả.

- Theo yêu cầu đầu tư và sử dụng, vốn được chia thành vốn trong doanh

Trang 20

nghiệp và vốn đầu tư ra bên ngoài [2]

b Huy động vốn của doanh nghiệp.

- Nguồn vốn tự bổ sung: bao gồm phần lợi nhuận giữ lại sau khi nộp thuế

thu nhập doanh nghiệp và toàn bộ số khấu hao để tái đầu tư TSCĐ

- Nguồn vốn liên doanh, liên kết: là nguồn vốn mà doanh nghiệp có được

thông qua hình thức hợp tác kinh doanh hoặc liên kết với các tổ chức và cánhân trong và ngoài nước để có thêm một khoản vốn nhất định nhằm đáp ứngnhu cầu vốn của doanh nghiệp

- Huy động vốn trên thị trường chứng khoán: Thị trường chứng khoán là nơi

diễn ra các hoạt động mua bán các loại chứng khoán và giấy ghi nợ trung và dàihạn Đây là nơi cung cấp các nguồn tài trợ và là công cụ điều tiết rất hiệu quả cácnguồn vốn của toàn xã hội.

+ Phát hành trái phiếu: Trái phiếu là giấy nhận nợ do doanh nghiệp pháthành khi vay vốn người khác để kinh doanh, trong đó có ghi một trị giá vay vốnnhất định, kỳ trả lãi và kỳ hạn thanh toán nợ Theo định kỳ người có trái phiếuthu được một số tiền lợi tức cố định do doanh nghiệp trả Đến kỳ hạn thanh toándoanh nghiệp phát hành trái phiếu phải thanh toán số tiền vay, chuộc lại tráiphiếu.

+ Phát hành cổ phiếu: Là một cách gọi thêm vốn cổ phần của công ty nhằmtăng thêm vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh Cổ phiếu là giấy chứng nhậngóp vốn cổ phần để tạo lập vốn cho doanh nghiệp, cho công ty cổ phần và chứngnhận quyền nhận thu nhập từ lợi nhuận của công ty, tức là quyền nhận lợi tức cổphần (cổ tức) Người mua cổ phiếu không phải là người cho vay vốn mà là đầutư bỏ vốn vào kinh doanh Vốn đã đầu tư thì không rút ra trừ khi doanh nghiệpgiải tán và thanh lý doanh nghiệp.

- Huy động vốn từ các tổ chức tài chính trung gian.

+ Ngân hàng thương mại: là tổ chức kinh doanh tiền tệ qua hệ thốngngân hàng Các nguồn vốn nhàn rỗi được huy động, sẽ cung cấp cho các tổ chứccá nhân có nhu cầu dưới hình thức cho vay nhằm phát huy tối đa hiệu quả đồng

Trang 21

vốn của toàn xã hội.

+ Các quỹ đầu tư: Quỹ đầu tư là một định chế tài chính trung gian Đây làloại hình doanh nghiệp đặc biệt Các quỹ này dùng vốn nhàn rỗi trong xã hội đểđầu tư trung và dài hạn thông qua các hình thức mua cổ phần, góp vốn liên doanh,cho vay …với mục đích tạo ra lợi nhuận.

+ Công ty tài chính: Công ty tài chính là một trong những định chế tàichính trung gian Công ty tài chính không nhận tiền gửi thường xuyên như cácngân hàng mà công ty chỉ sử dụng vốn của công ty để cho nhiều đối tượng khácvay, khi các đối tượng đó có nhu cầu về vốn.

Ngoài những nguồn vốn trên, doanh nghiệp còn có thể huy động vốn từnhững nguồn khác : mua trả chậm các loại máy móc thiết bị, vay từ cán bộ côngnhân viên, thuê tài chính Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể sử dụng tạm thờinguồn vốn từ những khoản phải trả khác nhưng chưa đến kỳ hạn trả mà doanhnghiệp có thể tạm thời sử dụng không phải tính lãi và theo nguyên tắc có hoàntrả khi đến kỳ hạn chi trả như các khoản phải thanh toán với công nhân viên, nộpthuế cho Nhà nước…

Trong điều kiện kinh tế thị trường, quyết định sử dụng vốn từ nguồn nào đểmang lại hiệu quả cao nhất và hạn chế được rủi ro là điều mà các doanhnghiệp hết sức quan tâm.

c Cấu trúc vốn

Cơ cấu vốn có ảnh hưởng đến lợi nhuận cho cổ đông nên công ty cầnthiết hoạch định cơ cấu vốn mục tiêu Cơ cấu vốn mục tiêu là sự kết hợp giữanợ, cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thường trong tổng nguồn vốn của công ty theo mụctiêu đề ra Hoạch định cơ cấu chính sách vốn có liên quan đến việc đánh đổigiữa lợi nhuận và rủi ro Sử dụng nợ nhiều làm gia tăng rủi ro Tỷ lệ nợ cao đưađến lợi nhuận kỳ vọng cao.

Cơ cấu vốn tối ưu là cơ cấu vốn cân đối được lợi nhuận và rủi ro và do đó tốiđa hóa giá trị cổ phiếu của công ty.

Trang 22

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa cơ cấu vốn:

- Rủi ro của doanh nghiệp : Rủi ro phát sinh đối với tài sản của công ty ngaycả khi công ty không sử dụng nợ Công ty nào có rủi ro doanh nghiệp càng lớnthì càng hạ thấp tỷ lệ nợ tối ưu

- Thuế thu nhập công ty: Do lãi vay là yếu tố chi phí trước thuế nên sử dụngnợ giúp công ty tiết kiệm được thuế Tuy nhiên, điều này sẽ không còn ý nghĩa gìnữa đối với những công ty nào được ưu đãi hay vì lý do đó mà thuế suất thuếthu nhập công ty ở mức thấp

- Sự chủ động về tài chính: Sử dụng nợ nhiều lần làm giảm đi sự tự chủ vềmặt tài chính đồng thời làm xấu đi tình hình bảng cân đối tài sản khiến chonhững nhà cung cấp vốn ngần ngại cho vay hay đầu tư vốn vào công ty

- Phong cách và thái độ của ban quản lý công ty: Một số ban giám đốc thậntrọng hơn những người khác, do đó ít sử dụng nợ hơn trong tổng nguồn vốn củacông ty.

d Chi phí sử dụng vốn

Chi phí sử dụng vốn là cái giá mà doanh nghiệp phải trả cho việc sử dụngnguồn tài trợ, đó là nợ vay, cổ phần ưu đãi, cổ phần thường, thu nhập giữ lại vàdoanh nghiệp sử dụng những nguồn tài trợ này để tài trợ cho các dự án đầu tưmới.

Chi phí sử dụng vốn vay dài hạn (trái phiếu) rD : là chi phí phải được

tính sau thuế khi doanh nghiệp gia tăng nguồn tài trợ dài hạn bằng nợ vay Đểthuận lợi, chúng ta giả định rằng nguồn vốn của doanh nghiệp được huy độngthông qua phát hành trái phiếu Trái phiếu được phát hành là loại trái phiếu trảlãi hằng năm.

Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế có thể được tính toán bằng cách dựatrên dòng tiền của trái phiếu đó và từ đó xác định tỷ suất sinh lợi nội bộ của tráiphiếu này Ta có thể tính gần đúng theo công thức sau:

Trang 23

Với :

R: lãi vay hằng năm

FV: Mệnh giá của trái phiếu

P0: Giá trị thị trường của trái phiếun: kỳ hạn của trái phiếu

Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế:

Với T: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi: Cổ phần ưu đãi được xem như một

loại nguồn vốn chủ sở hữu đặc biệt trong một doanh nghiệp Những cổ đông ưuđãi sẽ nhận được cổ tức cố định như đã công bố với thứ tự ưu tiên trước khi lợinhuận thuần được phân phối cho các cổ đông nắm giữ cổ phần thường.

Dp: Cổ tức cổ phần ưu đãi Pp: Mệnh giá cổ phần ưu đãi.

P’p: Doanh thu thuần từ việc phát hành cổ phần ưu đãi P’p = Pp(1-%chi phí phát hành cổ phần ưu đãi).

Dp: cổ tức cổ phần ưu đãi

Vì cổ tức cổ phần ưu đãi được trả từ dòng tiền sau thuế nên bản thân chiphí này là chi phí thực sau thuế nên ta không cần điều chỉnh thành chi phí sauthuế nữa.

Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường: là tỷ suất sinh lợi trên một cổ

Trang 24

phần do các nhà đầu tư trên thị trường vốn kỳ vọng Có hai dạng tài trợ dướidạng cổ phần thường (1) thu nhập giữ lại và (2) phát hành mới cổ phần thường.

- Mô hình định giá tăng trưởng đều:

P0: Giá cổ phần thường

D1: Cổ tức dự kiến vào cuối năm 1

re: tỷ suất sinh lợi cần thiết của cổ phần thườngg: tỷ lệ tăng trưởng đều hằng năm trong cổ tức.

Từ phương trình trên cho thấy chi phí sử dụng vốn cổ phần thường có thểđược tính toán bằng cách chia cổ tức mong đợi vào cuốin ăm 1 với giá trị hiệntại của cổ phần và cộng thêm tỷ lệ tăng trưởng mong đợi Vì cổ tức cổ phầnthường được thanh toán từ thu nhập sau thuế nên chi phí này không cần điềuchỉnh thuế.

- Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM)

 Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC)

Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) là chi phí bình quân gia quyềncủa tất cả các nguồn tài trợ dài hạn mà một doanh nghiệp đang sử dụng.

Trang 25

V ới :

WD: tỷ lệ % nguồn tài trợ bằng nợ vay dài hạn trong cấu trúc vốn Wp:tỷ lệ % nguồn tài trợ bằng cổ phần ưu đãi trong cấu trúc vốn We: tỷ lệ %nguồn tài trợ bằng cổ phần thường trong cấu trúc vốn WD + Wp + We =1.0

1.2.2 Các quyết định tài chính trong doanh nghiệp

a Quyết định đầu tư

Quyết định đầu tư là quyết định quan trọng nhất vì nó tạo ra giá trị cho doanhnghiệp Một quyết định đầu tư đúng đắn sẽ góp phần gia tăng giá trị doanh nghiệp,qua đó gia tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu Ngược lại một quyết định đầu tư saisẽ làm tổn thất giá trị tài sản của doanh nghiệp, qua đó làm giảm giá trị tài sản củachủ sở hữu.

Quyết định đầu tư là những quyết định liên quan đến (1) tổng giá trị tài sản vàgiá trị từng bộ phận tài sản (tài sản lưu động và tài sản cố định) cần có và (2) mốiquan hệ cân đối giữa các bộ phận tài sản trong doanh nghiệp Có thể liệt kê một sốquyết định đầu tư chủ yếu như sau:

- Quyết định đầu tư tài sản lưu động bao gồm: quyết định tồn quỹ, quyết địnhtồn kho, quyết định chính sách bán chịu hàng hóa, quyết định đầu tư tài chính ngắnhạn.

- Quyết định đầu tư tài sản cố định bao gồm: quyết định mua sắm TSCĐmới, quyết định thay thế TSCĐ cũ, quyết định đầu tư dự án, quyết định đầu tư tàichính dài hạn.

- Quyết định quan hệ cơ cấu giữa đầu tư TSLĐ và TSCĐ bao gồm: quyết địnhsử dụng đòn bẩy hoạt động, quyết định điểm hòa vốn [6]

b Quyết định tài trợ

Quyết định về nguồn tài trợ gắn liền với quyết định lựa chọn loại nguồn vốnnào cung cấp cho việc mua sắm tài sản, nên sử dụng vốn chủ sở hữu hay vốn vay,nên dùng vốn vay ngắn hạn hay dài hạn Ngoài ra quyết định về nguồn vốn còn xem

Trang 26

xét mối quan hệ giữa lợi nhuận để tái đầu tư và lợi nhuận để phân chia cho các cổđông Tiếp theo, các nhà quản trị tài chính phải quyết định làm thế nào để huy độngđược các nguồn vốn đó Cụ thể có thể liệt kê một số quyết định về nguồn vốn nhưsau:

- Quyết định huy động nguồn vốn ngắn hạn bao gồm: Quyết định vay ngắnhạn hay quyết định sử dụng tín dụng thương mại, quyết định vay ngắn hạn ngânhàng hay sử dụng tín phiếu công ty.

- Quyết định huy động nguồn vốn dài hạn bao gồm: Quyết định nợ dài hạn hayvốn cổ phần, quyết định vay ngân hàng hay phát hành trái phiếu công ty, quyết địnhsử dụng vốn cổ phần phổ thông hay cổ phần ưu đãi.

c Chính sách cổ tức

Chính sách cổ tức ấn định mức lợi nhuận của công ty được đem phân phối nhưthế nào Lợi nhuận sẽ được giữ lại để tái đầu tư cho công ty hay được chi trả chocác cổ đông Lợi nhuận giữ lại là một nguồn quan trọng cho việc tài trợ cổ phần chokhu vực tư nhân Mặc dù việc phân chia giữa phát hành cổ phần mới và lợi nhuậngiữ lại có xu hướng thay đổi theo thời gian, lợi nhuận giữ lại là nguồn vốn cổ phầnquan trọng hơn phát hành cổ phần mới.

- Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động

Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động xác nhận rằng một doanh nghiệp nêngiữ lại lợi nhuận khi nào mà doanh nghiệp có các cơ hội đầu tư hứa hẹn các tỷ suấtsinh lợi cao hơn tỷ suất sinh lợi mà các cổ đông đòi hỏi Nếu doanh nghiệp có thểđầu tư lợi nhuận của mình để đạt được tỷ suất sinh lợi cao hơn tỷ suất sinh lợimong đợi mà các cổ đông kỳ vọng thì doanh nghiệp không nên chi trả cổ tức bởi lẽviệc chi trả cổ tức sẽ dẫn đến kết cục là doanh nghiệp hy sinh các cơ hội đầu tư cóthể chấp nhận được hoặc phải huy động thêm vốn cổ phần cần thiết từ các thịtrường vốn bên ngoài tốn kém hơn nhiều so với lợi nhuận giữ lại.

Tuy nhiên, có những chứng cứ mạnh mẽ cho thấy rằng hầu hết các doanhnghiệp cố gắng duy trì một chính sách chi trả cổ tức tương đối ổn định theo thờigian Điều này không có nghĩa là các doanh nghiệp đã bỏ qua những nguyên lý về

Trang 27

chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động trong việc thực hành các quyết định phân phốibởi vì cổ tức có thể được duy trì ổn định hằng năm theo hai cách:

+ Doanh nghiệp có thể giữ lại lợi nhuận với tỷ lệ khá cao trong những năm cónhu cầu vốn cao Nếu công ty tiếp tục tăng trưởng, các giám đốc có thể tiếp tục thựchiện chiến lược này mà không nhất thiết phải giảm cổ tức.

+ Doanh nghiệp có thể vay vốn cho nhu cầu vốn mà mình cần và do đó tăng tỷlệ nợ trên vốn cổ phần lên một cách tạm thời để tránh giảm cổ tức Do chi phí sửdụng vốn vay dài hạn thấp hơn cho một số lượng lớn các nguồn vốn vay dài hạncho nên vốn vay dài hạn có khuynh hướng được huy động với một số lượng đángkể Nếu doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư tốt trong suốt một năm nào đó thìchính sách vay nợ sẽ thích hợp hơn so với việc cắt giảm cổ tức Doanh nghiệp cũngcần giữ lại lợi nhuận trong những năm sắp tới để đẩy tỷ số nợ trên vốn cổ phần vềmức thích hợp.

- Chính sách cổ tức bằng tiền mặt.

Có nhiều bằng chứng cho thấy hầu hết các doanh nghiệp và các cổ đông thíchchính sách cổ tức tương đối ổn định hơn Có nhiều lý do tại sao các nhà đầu tư thíchcổ tức ổn định Chẳng hạn, nhiều nhà đầu tư cảm thấy các thay đổi cổ tức có nộidung hàm chứa thông tin - họ đánh đồng các thay đổi trong mức cổ tức của mộtdoanh nghiệp với khả năng sinh lời Một cắt giảm cổ tức có thể được diễn dịch nhưmột tín hiệu là tiềm năng lợi nhuận dài hạn của doanh nghiệp đã sụt giảm Tươngtự một gia tăng trong lợi nhuận được coi như một minh chứng của dự kiến rằng lợinhuận tương lai sẽ gia tăng.

Ngoài ra, nhiều cổ đông cần và lệ thuộc vào một dòng cổ tức không đổi chocác nhu cầu lợi nhuận tiền mặt của mình Dù họ có thể bán bớt một số cổ phần nhưmột nguồn thu nhập hiện tại khác nhưng do chi phí giao dịch và các lần bán với lôlẻ cho nên phương án này không thể thay thế một cách hoàn hảo cho lợi nhuận cổtức đều đặn.

Một vài giám đốc tài chính thấy rằng một chính sách cổ tức tăng trưởng và ổnđịnh thường có xu hướng làm giảm sự bất trắc của nhà đầu tư về dòng cổ tức tương

Trang 28

lai Họ tin rằng các nhà đầu tư sẽ trả một giá cao hơn cho cổ phần của một doanhnghiệp chi trả cổ tức ổn định, do đó, làm giảm chi phí sử dụng vốn cổ phần củadoanh nghiệp.

- Chính sách chi trả cổ tức khác

Một vài doanh nghiệp chấp nhận một chính sách cổ tức có tỷ lệ chi trả khôngđổi Nếu lợi nhuận doanh nghiệp này thay đổi nhiều từ năm này sang năm khác, cổtức cũng dao động theo.

Các doanh nghiệp khác chọn chính sách chi trả một cổ tức nhỏ hàng quý cộngvới cổ tức thưởng thêm vào cuối năm Chính sách này đặc biệt thích hợp cho mộtdoanh nghiệp có thành tích lợi nhuận biến động, và nhu cầu tiền mặt biến động giữanăm này với năm khác hay cả hai Ngay cả khi lợi nhuận thấp, các nhà đầu tư vẫncó thể trông cậy vào việc chi trả cổ tức đều đặn của doanh nghiệp Khi lợi nhuậncao, và không có nhu cầu sử dụng ngay nguồn tiền dôi ra này, doanh nghiệp côngbố một cổ tức thưởng cuối năm Chính sách này cho ban điều hành một khả nănglinh hoạt để giữ lại lợi nhuận khi cần mà vẫn thỏa mãn được các nhà đầu tư muốnnhận một mức chi trả cổ tức bảo đảm.

Bên cạnh việc lựa chọn và ra quyết định tài chính, quản lý nguồn vốn có hiệuquả cũng là một vấn đề hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động của doanhnghiệp [7]

1.2.3 Rủi ro tài chính trong doanh nghiệp

Do tính bất ổn của thị trường cộng thêm những rủi ro phát sinh trong quá trìnhhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, quản trị rủi ro trở nên là một hoạt độngkhông thể thiếu trong quản trị doanh nghiệp hiện nay.

1.2.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro

Rủi ro là tình huống mà tại đó xảy ra những sự cố dẫn đến việc công ty bị thualỗ hay thậm chí phá sản Công ty luôn tìm cách né tránh rủi ro hay giảm rủi ro đếnmức tối thiểu (nếu có thể) trong mọi hoạt động kinh doanh của mình.

Một công ty khi bắt đầu kinh doanh đã chấp nhận một mức độ rủi ro nhất định,họ không phòng ngừa rủi ro mà xác định mức độ rủi ro hiện tại so với rủi ro mong

Trang 29

muốn Khi đó họ tập trung mọi nguồn lực vào công việc kinh doanh chính Một vàicông ty sử dụng công cụ phái sinh như là một hình thức đầu cơ dựa trên dự báo củahọ Nếu rủi ro xảy ra không liên quan đến hoạt động chính yếu của công ty và nếudự báo tồi, họ khó giải thích chi phí cho việc đầu cơ này cho cổ đông.

Quản trị rủi ro là hoạt động xác định mức độ rủi ro mà công ty mong muốn,nhận diện rủi ro hiện nay đang gánh chịu và sử dụng các công cụ phái sinh hoặc cáccông cụ tài chính khác để điều chỉnh mức độ rủi ro thực sự theo mức độ rủi ro mongmuốn Có thể nói quản trị rủi ro đã tạo ra một cuộc cách mạng trong dịch vụ tư vấnvà phát triển các phần mềm phục vụ cho nhu cầu né tránh những rủi ro từ các yếu tốngoại sinh của doanh nghiệp.

Trên thực tế, luôn có những ngờ vực về tính hiệu quả của việc sử dụng cáccông cụ phái sinh Nhưng qua thời gian, các công cụ này dần dần được thừa nhận làcông cụ tốt nhất để đối phó với những bất ổn ngày càng gia tăng cùng với cơn lốchội nhập kinh tế thế giới Quản trị rủi ro ngày nay không đơn thuần tập trung vàocác công cụ phái sinh mà là một quá trình được gọi là quản trị rủi ro tài chính.

1.2.3.2 Phân loại rủi ro

a Rủi ro kinh doanh

Rủi ro kinh doanh là rủi ro có liên quan đến bản chất của các hoạt động sảnxuất và kinh doanh dẫn đến sự không chắc chắn về lợi nhuận trước thuế và lãi vay(EBIT) của doanh nghiệp Những rủi ro thuộc về bản chất kinh doanh như trên là docó những yếu tố sau:

+ Bản chất của doanh số bất ổn theo chu kỳ kinh doanh

+ Bản chất của bất ổn trong giá bán Giá cả của một ngành công nghiệp càngcạnh tranh nhiều, rủi ro kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành đó càng lớn.

+ Bản chất của bất ổn trong chi phí.

+ Cạnh tranh trên thương trường: sức mạnh thị trường của một doanh nghiệpcàng lớn, rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp càng nhỏ Khi đánh giá sức mạnh thịtrường của một doanh nghiệp, nên xem xét không chỉ yếu tố cạnh tranh hiện tạidoanh nghiệp đang phải đối phó mà nên xem xét cạnh tranh tương lai, nhất là cạnh

Trang 30

tranh có thể phát sinh từ nước ngoài.

+ Phạm vi đa dạng hoá sản phẩm Nếu tất cả các yếu tố khác không đổi, cácchủng loại sản phẩm của doanh nghiệp càng được đa dạng hóa, EBIT của doanhnghiệp càng ít biến động.

+ Đầu tư tích lũy mà doanh nghiệp đã thực hiện qua thời gian.

+ Độ nghiêng của đòn bẩy kinh doanh: Một doanh nghiệp sử dụng đòn bẩykinh doanh càng nhiều, EBIT sẽ càng nhạy cảm với các thay đổi trong doanh số Độnghiêng của đòn bẩy kinh doanh là tác động số nhân do việc doanh nghiệp sử dụngcác chi phí hoạt động cố định.

Rủi ro kinh doanh có các yếu tố của rủi ro hệ thống lẫn không hệ thống Mộtphần của tính khả biến trong EBIT bắt nguồn từ rủi ro kinh doanh không thể đadạng hóa Ngược lại, tính khả biến do các quyết định quản trị đặc thù như đa dạnghóa các mặt hàng là không hệ thống.

b Rủi ro tài chính

Rủi ro tài chính chỉ tính khả biến tăng thêm của thu nhập mỗi cổ phần và xácsuất mất khả năng chi trả xảy ra khi một doanh nghiệp sử dụng các nguồn tài trợ cóchi phí tài chính cố định như nợ và cổ phần ưu đãi trong cấu trúc vốn của mình.Việc gia tăng sử dụng nợ và cổ phần ưu đãi làm tăng các chi phí tài chính cố địnhcủa doanh nghiệp, đến lượt mình các chi phí này lại làm tăng mức EBIT mà doanhnghiệp phải đạt được để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính và duy trì hoạt động Rủi rotài chính bao gồm:

- Rủi ro thị trường

Do sự gắn kết của thế giới ngày càng chặt chẽ, sự biến động mỗi mắt xích đềuảnh hưởng đến cả thế giới Những biến động không dự đoán được của tỷ giá, lãisuất và giá hàng hóa có thể đẩy một doanh nghiệp được điều hành tốt vào tình trạngphá sản

+ Rủi ro tỷ giá: có ba loại nhạy cảm liên quan đến rủi ro tỷ giá là độ nhạy cảmgiao dịch, độ nhạy cảm kinh tế và độ nhạy cảm chuyển đổi Độ nhạy cảm giao dịchphát sinh khi có những thay đổi trong giá hàng hóa, lãi suất và tỷ giá, và điều này sẽ

Trang 31

làm thay đổi giá trị của một khoản tiền thu được hoặc các khoản chi phí Độ nhạycảm kinh tế xuất hiện khi có những thay đổi trong tỷ giá hối đoái hay lãi suất hoặcgiá cả hàng hóa, và điều này sẽ làm tăng thêm các địch thủ cạnh tranh mới Độ nhạycảm chuyển đổi phản ánh những thay đổi trong giá trị của công ty khi tài sản ở nướcngoài được chuyển sang nội tệ, hầu hết các công ty trên thế giới đều có một điểmchung đáng chú ý là họ không quản lý rủi ro chuyển đổi.

+ Biến động lãi suất: biến động lãi suất tạo áp lực tăng chi phí Các DN códoanh thu thấp sẽ bị tác động bất lợi bởi lãi suất tăng lên và dễ dàng rơi vào tìnhtrạng kiệt quệ tài chính.

+ Biến động giá cả: biến động giá cả có thể đẩy công ty được điều hành tốtvào tình trạng phá sản Khi giá cả tăng, nguời tiêu dùng sẽ chuyển sang các sảnphẩm thay thế.

- Rủi ro do sử dụng đòn bẩy tài chính.

Đòn bẩy tài chính có khả năng làm gia tăng tỷ suất sinh lợi mong đợi của vốncổ phần nhưng cũng ngay lúc đó chúng sẽ đưa cổ đông tới một rủi ro lớn hơn: tỷsuất sinh lợi cao sẽ trở nên cao hơn nữa nhưng nếu tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tưthấp thì tỷ suất sinh lợi mong đợi trên vốn cổ phần thậm chí càng thấp hơn.Đánh giátài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính [3]

1.2.4 Đánh giá tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính

Xem xét tình hình chung là xem xét sự thay đổi về tổng tài sản và nguồn vốnqua các chu kỳ kinh doanh - thường là 1 năm Sự thay đổi này phản ánh sự thay đổivề quy mô tài chính của doanh nghiệp (Tuy nhiên đó chỉ đơn thuần là sự thay đổi vềsố lượng mà chưa giải thích gì về hiệu quả, chất lượng tài chính ) Đánh giá tổng tàisản tăng lên chủ yếu ở hạng mục nào (tài sản cố định/ tài sản lưu động) và đượchình thành từ nguồn nào (tăng lên ở khoản nợ hay vốn chủ sở hữu tăng)

Ngoài ra, cần phải phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn Về kết cấu tài sảncần xem xét Tỷ suất đầu tư:

Tỷ suất đầu tư = (Tài sản cố định + Đầu tư dài hạn) / Tổng tài sản

Tỷ lệ này phản ánh đặc điểm khác nhau giữa các ngành nghề kinh doanh.

Trang 32

Chính sách kinh doanh của doanh nghiệp ( có doanh nghiệp đầu tư tài sản, có doanhnghiệp không đầu tư mà đi thuê…) Tỷ lệ này thường cao ở các ngành khai thác,chế biến dầu khí (đến 90%), ngành công nghiệp nặng (đến 70%) và thấp hơn ở cácngành thương mại, dịch vụ (20%) Ngoài ra, tỷ lệ này cũng phản ánh mức độ ổnđịnh sản xuất kinh doanh lâu dài Tỷ lệ này tăng lên, phản ánh doanh nghiệp đangnỗ lực đầu tư cho một chiến lược dài hơn nhằm tìm kiếm lợi nhuận ổn định lâu dàitrong tương lai.

Về nguồn vốn, việc phân tích tập trung vào cơ cấu và tính ổn định của nguồnvốn, vốn chủ sở hữu, vốn vay ngân hàng, vốn vay cổ đông v.v…vốn chủ sở hữuchiếm tỷ lệ càng cao càng tốt, càng đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp.

Cần xem xét tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh thông qua chỉtiêu Vốn lưu chuyển:

Vốn lưu chuyển = (Tài sản lưu động+Đầu tư ngắn hạn) - Nợ ngắn hạn

Thông qua chỉ tiêu này để thấy được khái quát về tính chắc chắn ổn định củatài chính doanh nghiệp Yêu cầu của chỉ tiêu này là phải dương và càng cao càngtốt.

+ Nếu chỉ tiêu này dương biểu hiện tài sản cố định được tài trợ vững chắcbằng nguồn vốn ổn định, không xảy ra tình trạng sử dụng nguồn vốn ngắn hạn đểđầu tư tài sản cố định Có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Ngược lại, nếu chỉ tiêunày có giá trị âm, có nghĩa là doanh nghiệp đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầutư tài sản cố định Tài sản cố định không được tài trợ đầy đủ bằng nguồn vốn ổnđịnh làm cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp không đảm bảo.

Các chỉ tiêu trên chỉ có thể là những biểu hiện ban đầu về tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp, giúp cho các nhà phân tích, các đối tượng quan tâm có cái nhìnkhái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp Để có thể hiểu đúng, sâu sắc vềtình hình tài chính của doanh nghiệp, các nhà phân tích cần phân tích tài chínhdoanh nghiệp thông qua các chỉ số tài chính.

Phân tích tài chính

Như đã đề cập ở trên, để phân tích tài chính doanh nghiệp, các nhà quản lý có

Trang 33

nhiều phương pháp sử dụng, nhưng phương pháp truyền thống và phổ biến nhất làphương pháp tỷ số, được kết hợp với phương pháp so sánh Vì vậy, trước hếtchuyên đề xin được trình bày phân tích tài chính theo phương pháp tỷ số và thôngqua đó, các nhà quản lý có thể đánh giá được hiệu quả tài chính của doanh nghiệp

Trong phân tích tài chính, các tỷ số tài chính được sắp xếp thành các nhómchính:

Nhóm các tỷ số thanh khoản – Đánh giá năng lực thanh toánNhóm các tỷ số đòn cân nợ - Đánh giá năng lực cân đối vốnNhóm các tỷ số hoạt động – Đánh giá năng lực kinh doanhNhóm các tỷ số lợi nhuận – Đánh giá năng lực thu lời

Mỗi nhóm tỷ số có nhiều tỷ số mà trong từng trường hợp các tỷ số được lựachọn sẽ phụ thuộc vào bản chất, quy mô và mục đích của hoạt động phân tích tàichính.

Các tỷ số thanh khoản – Đánh giá năng lực thanh toán

Năng lực thanh toán của doanh nghiệp là năng lực trả được nợ đáo hạn của cácloại tiền nợ của doanh nghiệp, là một tiêu chí quan trọng phản ánh tình hình tàichính và năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá một mặt quan trọng vềhiệu quả tài chính của doanh nghiệp, thông qua việc đánh giá và phân tích về mặtnày có thể thấy rõ những rủi ro tài chính của doanh nghiệp

Năng lực tài chính thấp không những chứng tỏ doanh nghiệp bị căng thẳng vềtiền vốn, không có đủ tiền để chi tiêu trong việc kinh doanh hàng ngày, mà cònchứng tỏ sự quay vòng của đồng vốn không nhanh nhạy, khó có thể thanh toán đượccác khoản nợ đến hạn, thậm chí doanh nghiệp có thể đứng trước nguy cơ bị phá sản.Vì trong quá trình kinh doanh, chỉ cần mức thu lợi của tiền đầu tư lớn hơn lãi suấtvốn vay sẽ có lợi cho cổ đông nhưng vay nợ quá nhiều sẽ làm tăng rủi ro của doanhnghiệp Vay vốn để kinh doanh có thể làm tăng lợi nhuận của cổ phiếu từ đó làmtăng giá trị cổ phần của doanh nghiệp, nhưng rủi ro tăng lên thì trên mức độ nào đócũng làm giảm giá trị cổ phần [8]

Năng lực thanh toán của doanh nghiệp gồm: thanh toán nợ ngắn hạn và thanh

Trang 34

toán nợ dài hạn, trong đó nợ trung và dài hạn chủ yếu là cùng tiền lãi trong quá trìnhkinh doanh để thanh toán Nợ ngắn hạn chủ yếu là trông vào năng lực lưu động vàtài sản lưu động của doanh nghiệp làm đảm bảo Việc đánh giá năng lực thanh toáncủa doanh nghiệp phải bao gồm cả hai mặt: đánh giá năng lực thanh toán nợ ngắnhạn và năng lực thanh toán nợ dài hạn.

Năng lực thanh toán nợ ngắn hạn là năng lực chi trả các khoản nợ ngắn hạn.Các khoản nợ ngắn hạn còn được gọi là các khoản nợ lưu động, tức là các khoản nợcó thời hạn trong vòng một năm Loại nợ này phải thanh toán bằng tiền mặt hoặccác tài sản lưu động khác Các khoản nợ này có rủi ro cao đối với tài chính củadoanh nghiệp Nếu không thanh toán đúng hạn thì sẽ làm cho doanh nghiệp phảiđứng trước nguy cơ vỡ nợ Trong Bảng cân đối tài sản, các khoản nợ ngắn hạn vàtài sản lưu động có quan hệ đối ứng, phải dùng tài sản lưu động để đối phó với cáckhoản nợ ngắn hạn.

Tỷ số luân chuyển tài sản lưu động - Khả năng thanh toán hiện hành ( Thecurrent ratio – Rc )

Công thức tính:

Rc = Tài sản lưu động / Các khoản nợ ngắn hạn

Trong đó, tài sản lưu động bao gồm tiền, các chứng khoán ngắn hạn dễ chuyểnnhượng, các khoản phải thu và dự trữ ( tồn kho ) Còn nợ ngắn hạn bao gồm: cáckhoản vay ngắn hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, các khoảnphải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả, phải nộp khác Cả tài sản lưu động và nợngắn hạn đều có thời gian nhất định - thường là một năm.

Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành là thước đo khả năng thanh toán ngắnhạn của doanh nghiệp, cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn đượctrang trải bằng các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong một giai đoạn tươngđương với thời hạn của các khoản nợ đó.

Tỷ số này có được chấp thuận hay không tuỳ thuộc vào sự so sánh với giá trịtrung bình của ngành và so sánh với các tỷ số của năm trước.

Khi giá trị của tỷ số này giảm có nghĩa là khả năng trả nợ của doanh nghiệp

Trang 35

giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tài chính tiềm tàng Ngược lại,khi giá trị của tỷ số này cao hơn, có nghĩa là khả năng thanh toán nợ của doanhnghiệp tăng, là dấu hiệu đáng mừng Tuy nhiên, khi giá trị của tỷ số này quá cao thìcó nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động Điều này có thểdo sự quản trị tài sản lưu động còn chưa hiệu quả nên còn quá nhiều tiền mặt nhànrỗi hoặc do quá nhìều nợ phải đòi v.v…làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Nóichung, tỷ số luân chuyển tài sản lưu động hay tỷ số thanh toán hiện hành trongkhoảng 1 – 2 là vừa, nhưng trong thực tế khi phân tích tỷ số này cần kết hợp với đặcđiểm ngành nghề khác nhau và các yếu tố khác như: cơ cấu tài sản lưu động củadoanh nghiệp, năng lực biến động thực tế của tài sản lưu động Có ngành có tỷ sốnày cao, nhưng cũng có ngành nghề có tỷ số này thấp, không thể nói chung chungđược và cũng không thể dựa vào kinh nghiệm được….

Ngoài ra, khi đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đếnhạn, chúng ta cần phải quan tâm đến chỉ tiêu: Vốn lưu động ròng

Vốn lưu động ròng

Công thức tính:

Vốn lưu động ròng = Tổng tài sản lưu động – Tổng nợ ngắn hạn.

Vốn lưu động ròng còn được gọi là vốn kinh doanh, là phần tài sản lưu độngvượt quá các khoản nợ ngắn hạn, là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lựcthanh toán của doanh nghiệp Tình hình vốn lưu động không chỉ quan trọng đối vớinội bộ doanh nghiệp mà còn là một chỉ tiêu được dùng rộng rãi để ước lượng nhữngrủi ro tài chính của doanh nghiệp Trong trường hợp các nhân tố khác như nhau,doanh nghiệp có vốn lưu động ròng càng cao càng tốt vì càng có thể thực hiện đượcnhiệm vụ tài chính trong kỳ Vì vốn lưu động ròng là một chỉ tiêu quan trọng ướclượng các rủi ro tài chính, cho nên tình hình vốn kinh doanh còn ảnh hưởng tới nănglực vay nợ để tạo vốn Lượng vốn lưu động ròng cao hay thấp được quyết định bởimức độ tiền mặt vào ra của doanh nghiệp Có nghĩa, nếu lượng tiền mặt vào ra củadoanh nghiệp không có tính chính xác thì doanh nghiệp đó cần phải duy trì nhiềuvốn lưu động ròng để chuẩn bị trả nợ đáo hạn trong kỳ Do đó, cho thấy tính khó dự

Trang 36

đoán của lượng tiền mặt và tính không điều hoà của lượng tiền vào ra làm chodoanh nghiệp phải duy trì một mức vốn lưu động ròng cần thiết.

Trong thực tế, người ta thường hay so sánh lượng vốn lưu động với các trị sốcủa năm trước để xác định lượng vốn có hợp lý hay không Vì quy mô của doanhnghiệp là khác nhau nên so sánh giữa các doanh nghiệp khác nhau là không có ýnghĩa.

Khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanhvà khả năng nắm bắt thời cơ thuận lợi của nhiều doanh nghiệp phụ thuộc vào Vốnlưu động ròng Do vậy mà nhiều doanh nghiệp thể hiện sự phát triển ở sự tăngtrưởng Vốn lưu động ròng.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tỷ số luân chuyển tài sản lưu động - tỷ sốthanh toán hiện hành – không phản ánh chính xác khả năng thanh toán, do nếu hàngtồn kho là những loại hàng hoá khó bán thì doanh nghiệp rất khó biến chúng thànhtiền Do vậy, khi phân tích, chúng ta cần phải quan tâm đến tỷ số thanh toán nhanh.

Tỷ số thanh toán nhanh ( The quick Ratio – Rq )

Công thức tính:

Rq = ( Tài sản lưu động – Hàng tồn kho ) / các khoản nợ ngắn hạn

Trong đó, tài sản lưu động trừ đi hàng tồn kho còn được gọi là tài sản vòngquay nhanh Do hàng tồn kho ( Dự trữ ) là các tài sản có tính thanh khoản thấp nhấttrong tổng tài sản lưu động, mất nhiều thời gian và dễ bị lỗ nhất khi bán nên khôngđược tính vào tỷ số thanh toán nhanh.

Tỷ số thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạnkhông phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ ( tồn kho ) Do đó, có thể thấy tỷ sốthanh toán nhanh phản ánh chính xác hơn, chân thực hơn về khả năng thanh toánngắn hạn.

Tỷ số thanh toán nhanh thấp hơn năm trước có nghĩa là những thay đổi vềchính sách tín dụng và cơ cấu tài trợ đã làm khả năng thanh toán của doanh nghiệpyếu đi, và ngược lại Tuy nhiên, tỷ số này cũng cần tuỳ theo sự cần thiết của ngành:các ngành nghề khác nhau thì yêu cầu đối với tỷ số thanh toán nhanh cũng khác

Trang 37

nhau Ví dụ, các ngành dịch vụ thì cần tiêu thụ nhiều tiền mặt, các khoản cần thu lạitương đối ít, do đó cho phép duy trì tỷ số này thấp hơn 1 Ngoài ra, vì các khoản nợcủa doanh nghiệp không thể tập trung thanh toán vào cùng một thời kỳ, nên tỷ suấtthanh toán nhanh nhỏ hơn 1 không có nghĩa là không an toàn mà chỉ cần lượng tàisản lưu động nhanh lớn hơn những khoản nợ cần phải trả ngay trong kỳ gần nhất làcó thể chứng tỏ rằng tính an toàn được đảm bảo.

Các tỷ số hoạt động – Đánh giá năng lực kinh doanh

Năng lực kinh doanh của doanh nghiệp là năng lực tuần hoàn của vốn doanhnghiệp, là một mặt quan trọng đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Vì vốncủa doanh nghiệp được sử dụng để đầu tư vào các loại tài sản: tài sản lưu động vàtài sản cố định, nên cần phải đo lường hiệu quả sử dụng tổng tài sản, và từng bộphận cấu thành tổng tài sản Nói chung, sự tuần hoàn vốn của doanh nghiệp là sựvận động thống nhất của vốn tiền tệ, vốn sản xuất, vốn hàng hoá – dịch vụ Trongđó, sự vận động của hàng hoá – dịch vụ có ý nghĩa quan trọng vì hàng hoá, dịch vụcó được tiêu dùng thì mới thực hiện được giá trị, thu hồi được vốn và hoàn thànhvòng tuần hoàn của vốn Do vậy, nhà quản lý có thể thông qua mối quan hệ và sựbiến động của tình hình tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ và chiếm dụng vốn của doanhnghiệp để phân tích tình hình vận động của vốn Tình hình vận động vốn của doanhnghiệp tốt, chứng tỏ trình độ quản lý kinh doanh của doanh nghiệp cao, hiệu suất sửdụng tiền vốn cao Ngược lại, sẽ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệplà thấp.

Các tỷ số hoạt động được sử dụng để đánh giá năng lực kinh doanh, bao gồmcác tỷ số: Tỷ số vòng quay hàng tồn kho ( Vòng quay dự trữ ); Kỳ thu tiền bìnhquân; Hiệu quả sử dụng tài sản cố định; Hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản.

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho – Vòng quay dự trữ ( Inventory Ratio –Ri )

Công thức tính:

Ri = Doanh thu thuần / Hàng tồn kho.

Trong đó, doanh thu thuần là doanh số của toàn bộ hàng hoá tiêu thụ trong kỳ

Trang 38

không phân biệt đã thu tiền hay chưa, trừ đi phần hoa hồng chiết khấu, giảm giá hayhàng hoá bị trả lại Còn hàng hoá tồn kho bao gồm các loại nguyên vật liệu, sảnphẩm dở dang, thành phẩm, vật liệu phụ còn tồn trong kho Độ lớn của quy mô tồnkho tuỳ thuộc vào sợ kết hợp của nhiều yếu tố như: ngành kinh doanh, thời điểmphân tích, mùa vụ,…Trong quá trình tính toán chúng ta cần phải lưu ý: mặc dùdoanh thu được tạo ra trong suốt năm, nhưng giá trị hàng tồn kho trong Bảng cânđối là mức tồn kho tại một thời điểm cụ thể, do vậy khi tính chúng ta phải lấy giá trịtồn kho trung bình năm.

Tỷ số này đo lường mức doanh số bán liên quan đến mức độ tồn kho của cácloại hàng hoá thành phẩm, nguyên vật liệu, là chỉ tiêu phản ánh năng lực tiêu thụhàng hoá và tốc độ vòng quay hàng tồn trữ, đồng thời để ước lượng hiệu suất quảnlý hàng tồn trữ của doanh nghiệp và là căn cứ để người quản lý tài chính biết đượcdoanh nghiệp bỏ vốn vào lượng trữ hàng quá nhiều hay không Do đó, nhìn chunghàng tồn kho lưu thông càng nhanh càng tốt Nếu mức quay vòng hàng tồn kho quáthấp, chứng tỏ lượng hàng tồn quá mức, sản phẩm bị tích đọng hoặc tiêu thụ khôngtốt sẽ là một biểu hiện xấu trong kinh doanh Vì hàng tồn trữ còn trực tiếp liên quanđến năng lực thu lợi của doanh nghiệp Cho nên trong trường hợp lợi nhuận lớn hơnkhông, số lần quay vòng hàng tồn kho nhiều chứng tỏ hàng lớn trữ chỉ chiếm dụngsố vốn nhỏ, thời gian trữ hàng ngắn, hàng tiêu thụ nhanh, thu lợi sẽ càng nhiều.

Kỳ thu tiền bình quân ( Average Collection Period – ACP )

Công thức tính:

ACP = Các khoản phải thu / Doanh thu bình quân một ngày

Trong đó, các khoản phải thu là những hoá đơn bán hàng chưa thu tiền có thểlà hàng bán trả chậm, hàng bán chịu hay bán được mà chưa thu tiền, các khoản tạmứng chưa thanh toán, các khoản trả trước cho người bán.

Doanh thu bình quân ngày = Tổng doanh thu / 360

Trong phân tích tài chính, kỳ thu tiền bình quân được sử dụng để đánh giá khảnăng thu tiền trong thanh toán, cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lựckinh doanh của doanh nghiệp Vì rằng nếu các khoản phải thu của doanh nghiệp

Trang 39

không được thu hồi đủ số, đúng hạn thì không những gây tổn thất đọng nợ chodoanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tới năng lực kinh doanh Số ngày trong kỳ bìnhquân thấp chứng tỏ doanh nghiệp không bị đọng vốn trong khâu thanh toán, khônggặp phải những khoản nợ khó đòi, tốc độ thu hồi nợ nhanh và hiệu quả quản lý cao.Tính lưu động của tài sản mạnh, năng lực thanh toán ngắn hạn rất tốt, về một mứcđộ nào đó có thể khoả lấp những ảnh hưởng bất lợi của tỷ suất lưu động thấp Đồngthời, việc nâng cao mức quay vòng của các khoản phải thu còn có thể làm giảm bớtkinh phí thu nợ và tổn thất tồn đọng vốn, làm cho mức thu lợi của việc đầu tư tàisản lưu động của doanh nghiệp tăng lên tương đối Ngược lại, nếu tỷ số này cao thìdoanh nghiệp cần phải tiền hành phân tích chính sách bán hàng để tìm ra nguyênnhân tồn đọng nợ Trong nhiều trường hợp, có thể do kết quả thực hiện một chínhsách tín dụng nghiêm khắc, các điều kiện trả nợ hà khắc làm cho lượng tiêu thụ bịhạn chế, nên công ty muốn chiếm lĩnh thị trường thông qua bán hàng trả chậm haytài trợ nên có Kỳ thu tiền bình quân cao.

Điều đáng lưu ý khi phân tích là kết quả phân tích có thể được đánh giá là rấttốt, nhưng do kỹ thuật tính toán đã che dấu những khuyết điểm trong việc quản trịcác khoản phải thu Nên cần phải phân tích định kỳ các khoản phải thu để sớm pháthiện những khoản nợ khó đòi để có biện pháp xử lý kịp thời.

Hiệu quả sử dụng tài sản cố định ( The Fixed Assets Utilization – FAU )

Công thức tính:

FAU = Doanh thu thuần / Giá trị tài sản cố định

Trong đó, giá trị tài sản cố định là giá trị thuần của các loại tài sản cố định tínhtheo giá trị ghi sổ kế toán, tức nguyên giá của tài sản cố định khấu trừ phần hao mòntài sản cố định dồn đến thời điểm tính.

Tỷ số này còn được gọi là Mức quay vòng của tài sản cố định, phản ánh tìnhhình quay vòng của tài sản cố định, và là một chỉ tiêu ước lượng hiệu suất sử dụngtài sản cố định Như vậy, tỷ số này cho biết hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sảncố định của doanh nghiệp, hay nói cách khác là một đồng tài sản cố định tạo rađược bao nhiêu đồng doanh thu trong một năm Tỷ số này cao chứng tỏ tình hình

Trang 40

hoạt động của doanh nghiệp tốt đã tạo ra doanh thu thuần cao so với tài sản cố định,chứng tỏ việc đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp là xác đáng, cơ cấu hợplý, hiệu suất sử dụng cao Ngược lại, nếu vòng quay tài sản cố định không cao thìchứng tỏ hiệu suất sử dụng thấp, kết quả đối với sản xuất không nhiều, năng lựckinh doanh của doanh nghiệp không mạnh Mặt khác, tỷ số còn phản ánh khả năngsử dụng hữu hiệu tài sản các loại.

Hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản ( The Total Assets Utilization – TAU )

Công thức tính:

TAU = Doanh thu thuần / Tổng tài sản có

Trong đó, tổng tài sản có là tổng toàn bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp baogồm cả tài sản cố định và tài sản lưu động tại thời điểm tính toán và dựa trên giá trịtheo sổ sách kế toán.

Tỷ số này còn được gọi là vòng quay toàn bộ tài sản, nó cho biết hiệu quả sửdụng toàn bộ các loại tài sản của doanh nghiệp, hoặc thể hiện một đồng vốn đầu tưvào doanh nghiệp đã đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.

Nếu như trong các thời kỳ, tổng mức tài sản của doanh nghiệp đều tương đốiổn định, ít thay đổi thì tổng mức bình quân có thể dùng số bình quân của mức tổngtài sản đầu kỳ và cuối kỳ Nếu tổng mức tài sản có sự thay đổi biến động lớn thìphải tính theo tài liệu tỉ mỉ hơn đồng thời khi tính mức quay vòng của tổng tài sảnthì các trị số phân tử và mẫu số trong công thức phải lấy trong cùng một thời kỳ.

Mức quay vòng của tổng tài sản là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng tổnghợp toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao càng tốt Giá trị của chỉtiêu càng cao, chứng tỏ cùng một tài sản mà thu được mức lợi ích càng nhiều, do đótrình độ quản lý tài sản càng cao thì năng lực thanh toán và năng lực thu lợi củadoanh nghiệp càng cao Nếu ngược lại thì chứng tỏ các tài sản của doanh nghiệpchưa được sử dụng có hiệu quả.

Các tỷ số về đòn cân nợ - Đánh giá về năng lực cân đối vốn

Năng lực cân đối vồn chính là khả năng tự chủ về mặt tài chính của doanhnghiệp Các nhà quản lý cần đánh giá hiệu quả huy động vốn nhằm đảm bảo đạt

Ngày đăng: 19/08/2024, 11:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w