1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Á Chi Nhánh Đà Nẵng

112 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Á Chi Nhánh Đà Nẵng
Tác giả Trần Anh Lâm
Người hướng dẫn TS. Phạm Văn Lâm
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh
Năm xuất bản 2017
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,34 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (0)
  • 2. Mục đích nghiên cứu (11)
  • 3. Đối tượng nghiên cứu (12)
  • 4. Phạm vi nghiên cứu (12)
  • 5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu (12)
  • 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN (14)
  • CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 5 1.1. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG (15)
    • 1.1.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng 5 1.1.2. Bản chất của tín dụng 5 1.1.3. Chức năng 6 1.2. RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN (15)
    • 1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng 7 1.2.2. Đặc điểm của rủi ro tín dụng 7 1.2.3. Phân loại rủi ro tín dụng ngân hàng 8 1.2.4. Những căn cứ chủ yếu để xác định rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân 11 1.2.5. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân11 1.2.6. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nền kinh tế xã hội 14 1.3. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN (17)
    • 1.3.1. Khái niệm quản trị rủi ro 17 1.3.2. Nội dung của công tác quản trị rủi ro 17 1.4. QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN (27)
    • 2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á CN ĐÀ NẴNG (55)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 45 2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng các phòng ban, chức năng và vai trò của Ngân hàng TMCP Việt Á – CN Đà Nẵng 46 2.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á CN ĐÀ NẴNG QUA 3 NĂM 2014-2015-2016 (55)
      • 2.2.1. Hoạt động huy động vốn 49 2.2.2. Họat động tín dụng 51 2.2.3. Kết quả họat động kinh doanh 52 2.3. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á CN ĐÀ NẴNG (59)
      • 2.3.1. Phân tích rủi ro tín dụng nợ quá hạn khách hàng cá nhân tại VAB Đà Nẵng 54 2.3.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng của ngân hàng qua thực tế phân tích 59 2.4. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIET A BANK CN ĐÀ NẴNG (64)
      • 2.4.1. Thực trạng hoạt động nhận dạng rủi ro tín dụng 64 2.4.2. Thực trạng hoạt động đo lường rủi ro tín dụng 67 2.4.3. Thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng 69 2.4.4. Thực trạng hoạt động tài trợ rủi ro tín dụng 71 2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á CN ĐÀ NẴNG (73)
      • 3.1.1. Định hướng kinh doanh của ngân hàng Việt Á Chi Nhánh Đà Nẵng trong điều kiện phát triển và hội nhập 77 3.1.2. Mục tiêu công tác quản trị rủi ro tín dụng 78 3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VAB ĐÀ NẴNG (87)
      • 3.2.1. Hoàn thiện công tác nhận dạng rủi ro tín dụng 79 3.2.2. Hoàn thiện đo lường và lượng hóa rủi ro tín dụng 81 3.2.3. Hoàn thiện kiểm soát, phòng ngừa rủi ro tín dụng 83 3.2.4. Hoàn thiện công tác tài trợ rủi ro tín dụng 86 3.3. NHÓM GIẢI PHÁP HỖ TRỢ (89)
    • 3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ..................................................................................92 1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 92 (0)

Nội dung

Hệ thống hoá lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống Ngân Hàng Thương Mại. - Định hình và hệ thống các dạng thức về thực trạng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng Việt Á CN Đà Nẵng nói riêng và đối với các NHTM nói chung.

Mục đích nghiên cứu

- Hệ thống hoá lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống Ngân Hàng Thương Mại.

- Định hình và hệ thống các dạng thức về thực trạng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng Việt Á CN Đà Nẵng nói riêng và đối với các NHTM nói chung.

BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

- Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về Quản trị rủi ro tín dụng - Chương 2 Thực trang quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Á CN Đà Nẵng.

- Chương 3 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tạiNgân hàng TMCP Việt Á CN Đà Nẵng.

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 5 1.1 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

Khái niệm về tín dụng ngân hàng 5 1.1.2 Bản chất của tín dụng 5 1.1.3 Chức năng 6 1.2 RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

Tín dụng Ngân hàng thương mại là giao dịch tài sản giữa Ngân hàng (TCTD) với bên đi vay (là các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế) trong đó Ngân hàng (TCTD) chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho Ngân hàng (TCTD) khi đến hạn thanh toán (Nguồn: Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng-tác giả Nguyễn Văn Tiến (2006), Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội ).

Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định Quan hệ này được thể hiện qua 3 đặc điểm cơ bản như sau:

- Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người khác.

- Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời.

- Khi hoàn lại giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải đi kèm một lượng giá trị dôi thêm gọi là lợi tức

Vậy có thể nói tín dụng Ngân hàng đó là quan hệ tín dụng phát sinh giữa các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các đối tác kinh tế - tài chính của toàn xã hội, bao gồm doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước.

1.1.2 Bản chất của tín dụngVề mặt hình thức, tín dụng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ trong một thời hạn nhất định từ người sở hữu sang người sử dụng và khi đến hạn, người sử dụng phải hoàn trả lại cho người sở hữu một lượng giá trị lớn hơn Khoản giá trị dôi ra này được gọi là lợi tức tín dụng.

Trong nền kinh tế thị trường, đồng tiền phản ánh quan hệ cung cầu và quy luật giá trị Mọi vận hành kinh tế đều được tiền tệ hóa Mỗi chủ thể tham gia nền kinh tế đều cần nguồn vốn để hoạt động trên thị trường hoặc nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình Tuy nhiên nguồn vốn tự có thường không đủ, trong khi đó, ở một nơi khác lại có người đang có vốn nhàn rỗi Sự tương tác giữa các chủ thể kinh tế giúp các khoản vốn được luân chuyển từ nơi thừa vốn tới nơi thiếu vốn, giúp cho người thừa vốn sử dụng nguồn vốn dư thừa của mình sao cho có lợi nhất, đồng thời người thiếu vốn tìm cách bù đắp được sự thiếu hụt vốn của mình với chi phí thấp nhất Vì vậy, tín dụng trở thành một yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy xã hội loài người đi tới văn minh thịnh vượng trong nền kinh tế thị trường dựa trên nền sản xuất lớn hiện đại.

1.1.3 Chức năng a Chức năng phân phối lại tài nguyên

Tín dụng là sự chuyển nhượng vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác, thông qua sự chuyển nhượng này tín dụng góp phần phân phối lại tài nguyên, thể hiện ở chỗ:

- Người cho vay có một số tài nguyên tạm thời chưa dùng đến, thông qua tín dụng, số tài nguyên đó được phân phối lại cho người đi vay.

- Ngược lại, người đi vay cũng thông qua quan hệ tín dụng nhận được phần tài nguyên phân phối lại. b Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển sản xuất

Nhờ tín dụng mà quá trình tuần hoàn vốn trong từng đơn vị nói riêng và trong toàn bộ nền kinh tế nói trung được thể hiện một cách bình thường và liên tục Tín dụng là công cụ tích tụ, tập trung vốn và tài trợ vốn cho các ngành kinh tế góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

Góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả và kiềm chế lạm phát Ổn định đời sống công ăn, việc làm cho người dân và ổn định xã hội.

1.2 RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

Khái niệm rủi ro tín dụng 7 1.2.2 Đặc điểm của rủi ro tín dụng 7 1.2.3 Phân loại rủi ro tín dụng ngân hàng 8 1.2.4 Những căn cứ chủ yếu để xác định rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân 11 1.2.5 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân11 1.2.6 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nền kinh tế xã hội 14 1.3 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

Theo Thomas P.Fitch: Rủi ro tín dụng là lọai rủi ro xảy ra khi người vay không thanh tóan được khoản nợ đúng trong thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ Cùng với rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu trong họat động cho vay của ngân hàng

Theo Hennie van Greuning –Sonja B rajovic Bratanovic: Rủi ro tín dụng được định nghĩa là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi, hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng Điều này gây ra sự cố đối với dòng luân chuyển tiền tệ và gây ảnh hưởng tới khả năng thanh khỏan của ngân hàng

Từ các định nghĩa chúng ta có thể rút ra các nội dung cơ bản về rủi ro tín dụng như sau: Rủi ro tín dụng xảy ra khi người đi vay trễ hẹn hoặc tồi tệ hơn là không thanh toán trong nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng, bao gồm vốn gốc và/hoặc lãi phát sinh Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến tổn thất tài chính, tức là giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trường của vốn Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến phá sản.

TÓM LẠI: “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình đúng trong cam kết”

1.2.2 Đặc điểm của rủi ro tín dụng - Rủi ro tín dụng ngân hàng mang tính chất gián tiếp Đặc điểm này xuất phát từ nguyên nhân là trong quan hệ tín dụng, ngân hàng chuyển giao quyền sử dụng vốn cho khách hàng trong một thời gian nhất định nên những thiệt hại, thất thoát về vốn xẩy ra trước hết là trong quá trình sử dụng vốn của khách hàng Biểu hiện rõ ràng của đặc điểm này là trong thực tế, ngân hàng thường là biết sau cũng như không đầy đủ và chính xác những khó khăn, thất bại trong hoạt động kinh doanh của của khách hàng có thể gây ra rủi ro tín dụng.

Xuất phát từ đặc điểm này, biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng muốn hiệu quả cần tập trung nghiên cứu các thông tin về khách hàng, thiết lập hệ thống thông tin theo dõi dấu hiệu rủi ro, xây dựng và đảm bảo mối quan hệ mimh bạch giữa cán bộ tín dụng và khách hàng vay vốn.

- Rủi ro tín dụng ngân hàng có tính chất đa dạng và phức tạp Đây là đặc điểm tất yếu của rủi ro tín dụng do đặc trung ngân hàng là trung gian tài chính kinh doanh tiền tệ Đặc điểm này cũng là hệ quả của đặc điểm thứ nhất vì mối liên hệ gián tiếp với rủi ro tín dụng khiến sự đa dạng và phức tạp của rủi ro tín dụng ngân hàng càng thể hiện rõ hơn.

Nhận thức và vận dụng quan điểm này, khi thực hiện phòng ngừa rủi ro cần áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp, không chủ quan với bất cứ một dấu hiệu rủi ro nào để đưa ra biện pháp cho phù hợp.

- Rủi ro tín dụng ngân hàng có tính tất yếu vì nó luôn luôn gắn liền với sự vận động của nền kinh tế thị trường

Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất kinh doanh không thể biết trước được thị trường sẽ tiêu thụ sản phẩm của họ vói số lượng là bao nhiêu và giá cả như thế nào, vì vậy chỉ khi họ sản xuất xong và đưa sản phẩm vào thị trường tiêu thụ họ mới biết họ thành công hay thất bại Nếu thành công họ sẽ trả nợ cho ngân hàng đúng hạn, nếu thất bại việc trả nợ sẽ khổ khăn và gây rủi ro cho ngân hàng cho vay.

Do đó ngân hàng cần chủ động có các biện pháp tích hợp xử lý vấn đề thông tin không cân xứng để đối phó vói rủi ro.

1.2.3 Phân loại rủi ro tín dụng ngân hàng Rủi ro tín dụng ngân hàng được phân ra 2 loại đó là rủi ro hệ thống và rủi ro không hệ thống

Rủi ro hệ thống: là rủi ro tác động đến toàn bộ hoặc hầu hết các khỏan vay của ngân hàng Sự bấp bênh của môi trường kinh tế nói trung như sự sụt giảm GDP, biến động lãi suất, tốc độ lạm phát thay đổi là những minh chứng cho rủi ro hệ thống, những biến đổi này tác động đến khả năng trả nợ của các khách hàng

- Trong rủi ro hệ thống trước hết phải kể đến rủi ro thị trường Rủi ro thị trường xuất hiện do phản ứng của các nhà kinh doanh đối với các hiện tượng trên thị trường.Chẳng hạn như sự thiếu quy họach phân bổ đầu tư một cách hợp lý, công khai đã dẫn đến khủng hỏang thừa về đầu tư trong một số ngành Nền kinh tế thị trường tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh, các nhà kinh doanh sẽ tìm kiếm ngành nào có lợi nhất để đầu tư và sẽ rời bỏ những ngành không mang lại lợi nhuận, và do đó dẫn đến sự chuyển dịch vốn từ ngành này sang ngành khác Nếu để sự cạnh tranh phát triển một cách tự phát mà không có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước sẽ dẫn đến sự gia tăng quá đáng vốn đầu tư ở một số ngành, gây khủng hỏang thừa, lãnh phí tài nguyên quốc gia

- Kế đến là rủi ro về lãi suất tín dụng: Rủi ro này xảy ra khi biến đổi của lãi suất thay đổi không theo như dự tính của ngân hàng Sự thay đối lãi suất thị trường có thể tác động mạnh đến thu nhập và chi phí của ngân hàng Rủi ro lãi suất có thể biểu hiện dưới dạng rủi ro xác định lại lãi suất, rủi ro đường cong lãi suất, rủi ro tương quan lãi suất, rủi ro quyền chọn đính kèm Rủi ro xác định lại lãi suất xảy ra khi có sự khác biệt giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động Trong trường hợp lãi suất cho vay cố định trong suốt thời gian vay mà lãi suất huy động lại phụ thuộc vào biến động thị trường Khi lãi suất huy động tức là giá vốn đầu vào biến động theo chiều hướng tăng mà lãi suất đầu ra cố định hoặc cho dù có thay đổi nhưng không theo như ý ngân hàng thì ngân hàng gánh chịu thiệt hại về lợi nhuận Rủi ro đường cong lãi suất phát sinh khi có sự thay đổi về độ dốc và hình dạng của đường cong lãi suất Đây chính là rủi ro về mặt kỳ hạn của các khoản tín dụng Ví dụ Ngân hàng cấp tín dụng 10 năm nhưng lại dùng nguồn vốn trung hạn 3 năm để tài trợ thì ngân hàng sẽ thua lỗ nếu có sự gia tăng không cân xứng của lãi suất với thời hạn ngắn hơn .

- Rủi ro tương quan lãi suất: Phát sinh khi có một sự tương quan không hoàn hảo trong sự điều chỉnh của lãi suất thu được và lãi suất phải trả trên các công cụ khác nhau mà đáng lẽ ra có các đặc điểm tương tự về xác định lại lãi suất Ví dụ: một khoản cho vay 1 năm bằng đô la mỹ được xác định lại lãi suất hàng tháng và tham chiếu lãi suất Sibor hoặc Libor Nếu khoản vay đó lại được tài trợ bằng nguồn vốn tham chiếu lãi suất tín phiếu kho bạc của Hoa Kỳ với thời hạn 1 tháng, ai có thể hy vọng rằng hai loại lãi suất này sẽ thay đổi song song với nhau (như vẫn thường thấy) Tuy nhiên, nếu mối quan hệ của hai loại lãi suất này lại ngoài dự kiến, ngân hàng có thể phải gánh chịu một khoản lỗ tiềm năng…

1.2.3.2 Rủi ro không hệ thống

Rủi ro không hệ thống là rủi ro chỉ tác động đến một loại tài sản hoặc một nhóm tài sản, nghĩa là rủi ro này chỉ liên quan đến một loại khỏan vay cụ thể nào đó Rủi ro không hệ thống bao gồm rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính Trong quá trình kinh doanh, định mức thực tế không đạt được như theo kế hoạch gọi là rủi ro kinh doanh, chẳng hạn lợi nhuận trong năm tài chính thấp hơn mức dự kiến Rủi ro kinh doanh được cấu thành bởi yếu tố bên ngoài và yếu tố nội tại trong công ty Rủi ro nội tại phát sinh trong quá trình công ty hoạt động Rủi ro không hệ thống bao gồm các lọai rủi ro sau:

Khái niệm quản trị rủi ro 17 1.3.2 Nội dung của công tác quản trị rủi ro 17 1.4 QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

“Quản lý rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được mục tiêu an toàn, phát triển bền vững, tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ xấu, nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng, từ đó tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chất lượng và hiệu qủa hoạt động kinh doanh trong cả ngắn hạn và dài hạn của ngân hàng thương mại”.

Như vậy, ngân hàng luôn phải tổ chức ra các thiết chế, bộ máy để vận hành với những phương pháp và các chính sách, công cụ thích hợp Cấp quản trị cao nhất có trách nhiệm hoạch đinh chiến lược và chính sách, trong đó phải xác định được mối tương quan giữa lợi nhuận kỳ vọng và mức rủi ro tương ứng Bộ máy giúp việc phải triển khai các chính sách cụ thể và các thủ tục cần thiết để nhận diện, đo lường, giám sát và kiểm soát được rủi ro tín dụng Cả bộ máy quản trị được gắn kết vói nhau thông qua hệ thống thông tin quản lý được tổ chức thông suốt và hiệu quả

1.3.2 Nội dung của công tác quản trị rủi ro Từ định nghĩa trên ta có thể rút ra nội dung cơ bản của quản lý tín dụng như sau:

- Hoạch định chiến lược tín dụng, xây dựng các quy trình, chính sách tín dụng: Chiến lược tín dụng là hoạch định phát triển trong một khoảng thời gian xác định của ngân hàng (thông thường 05 - 10 năm) Chiến lược hoạt động tín dụng phản ánh thái độ sẵn sàng chấp nhận với rủi ro, khoản rủi ro chấp thuận Thông qua chiến lược tín dụng, các chính sách quy trình tín dụng được đặt ra nhằm đảm bảo họat động tín dụng đạt được những kết quả khả quan như chiến lược đã đề ra

- Phân tích tín dụng: Đây là nội dung cơ bản nhất của quản lý rủi ro tín dụng, phân tích tín dụng là việc thu thập thông tin, phân tích thông tin, xem xét đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng làm cơ sở cho việc đưa ra các quyết định cho vay phù hợp.

- Phân tán rủi ro tín dụng: Thực hiện tốt quy định phân loại và trích lập dự phòng rủi ro cũng như các quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng, thành lập hệ thống nội bộ cho điểm và xếp hạng khách hàng trên cơ sở giám sát thường xuyên tình hình hoạt động của khách hàng với các chỉ số cảnh báo sớm như các chỉ số phân tích tài chính và các thông tin liên quan đến khách hàng vay.

1.4 QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ

Quy trình quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại được thể hiện tóm tắt qua sơ đồ 1.1 như sau:

Nhận biết rủi ro –>Đo lường rủi ro –>Quản lý rủi ro –>Kiểm soát và xử lý rủi ro –>Nhận biết rủi ro

[Nguồn: Chrinko R.S Guill (2000) “A framework for assessing credit risk in depository institution”]

1.4.1 Nhận dạng rủi ro Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của tổ chức Bao gồm các bước sau:

Nhận dạng = theo dõi + nghiên cứu => thống kê rủi ro => dự báo => đề xuất biện pháp, giải pháp Đây được coi là bước đầu tiên trong quá trình quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nhận biết rủi ro được xét trên hai góc độ: (Về phía ngân hàng): rủi ro tín dụng sẽ được phản ánh rõ nét qua quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, nợ quá hạn, nợ xấu và DPRR (Về phía khách hàng): Khi khách hàng có những dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro, ngân hàng cần nhận biết được khả năng xảy ra rủi ro để ứng phó kịp thời.

Các nội dung chủ yếu trong giai đoạn nhận biết rủi ro gồm có:

(i) Phân tích danh mục tín dụng của ngân hàng: để nhận biết những nguy cơ rủi ro phát sinh từ quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, ngành nghề, loại tiền…

(ii) Phân tích đánh giá khách hàng: nhằm phát hiện những nguy cơ rủi ro trong từng khách hàng và từng khoản nợ cụ thể Phân tích đánh giá khách hàng là cả một quá trình từ khi tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận các thông tin từ phía khách hàng, tiến hành phân tích, thẩm định khách hàng trước, trong và sau khi cho vay

Nhận dạng rủi ro tín dụng là quá trình xác định liên tục và có hệ thống trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nhận dạng rủi ro tín dụng bao gồm các công việc: theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động tín dụng và toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng, nhằm thống kê được tất cả các rủi ro, không chỉ những loại rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo được những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện đối với ngân hàng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp đo lường, kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng phù hợp. Đối với một tổ chức tín dụng, yêu cầu nhận dạng rủi ro phải được thực hiện với toàn bộ hoạt động tín dụng (để phục vụ cho công tác quản trị điều hành kinh doanh tín dụng), và cả với từng khoản cấp tín dụng/khách hàng cụ thể (để phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng).

* Các phương pháp nhận dạng rủi ro tín dụng:

- Lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra: Việc đặt và trả lời các câu hỏi thích hợp sẽ giúp ta nhận dạng được rủi ro và đề xuất được các biện pháp quản trị rủi ro Các câu hỏi xoay quanh những vấn đề như: các khoản cấp tín dụng tương tự đã gặp phải những rủi ro nào? Tổn thất là bao nhiêu? Số lần xuất hiện của loại rủi ro đó trong một thời kỳ nhất định? Những biện pháp phòng ngừa, biện pháp tài trợ đã được sử dụng? Kết quả đạt được? Những rủi ro chưa xảy ra nhưng có thể xuất hiện?

- Phân tích tình hình tài chính của khách hàng để xác định được nguy cơ rủi ro của khách hàng về tài sản, cấu trúc nguồn vốn, dòng tiền, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán…

- Thanh tra hiện trường: là phương pháp nhận dạngrủi ro nhờ vào việc quan sát, theo dõi trực tiếp tình hình thực tế về địa điểm thực hiện phương án, dự án sản xuất kinh doanh, quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng…sau đó sẽ tiến hành phân tích, đánh giá để nhận dạng rủi ro.

- Tham khảo các ý kiến của chuyên gia là thông qua các giao tiếp thường xuyên và có hệ thống với các bộ phận khác trong tổ chức Các giao tiếp này bao gồm:

+ Mở rộng việc thăm viếng các nhân viên quản lý và nhân viên ở các bộ phận khác qua đó nhà quản trị rủi ro cố gắng có được những hiểu biết đầy đủ về các hoạt động cũng như các tổn thất có thể có từ các hoạt động này.

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á CN ĐÀ NẴNG

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Việt Á

Ngân hàng TMCP Việt Á CN Đà Nẵng là tiền thân của Ngân hàng TMCP Việt Á được thành lập vào ngày 04/07/2003 tại Đà Nẵng trên cơ sở hợp nhất hai tổ chức tín dụng đã hoạt động lâu năm trên thị trường tiền tệ, tài chính Việt Nam: Công ty tài chính cổ phần Sài Gòn và Ngân hàng TMCP Nông thôn Đà Nẵng Đến nay, năm 2017 vốn điều lệ đạt 3.500 tỷ đồng, tổng tài sản uớc tính 60.000 tỷ, với 160 điếm giao dịch trên 20 tỉnh thành cả nước, số lượng nhân viên đạt 2.100, và có Hội Sở đặt tại TP Hà Nội

Ngân hàng đã hoạt động đầy đủ các chức năng kinh doanh của một Ngân hàng thương mại và có thế mạnh trong các hoạt động tài chính như: Kinh doanh vàng, kinh doanh ngoại tệ, đầu tư, tài trợ các dự án…

Ngân hàng TMCP Việt Á thực hiện nhiều hình thức huy động vốn, tham gia thị trường liên ngân hàng nội tệ, ngoại tệ và thị trường mở Mở rộng hoạt động tín dụng cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các thành phần kinh tế.

Trong đó chủ yếu tập trung đầu tư tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu, phục vụ đời sống…

Ngân hàng TMCP Việt Á phát triển các hình thức liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế, mở rộng hoạt động dịch vụ cung ứng các tiện ích cho khách hàng ngày càngthuận lợi Đội ngũ nhân viên luôn đảm bảo phục vụ nhanh chóng, tận tình, văn minh, lịch sự với phương châm: “Đồng hành cùng khát vọng” đội ngũ các bộ nhân viên Ngân hàng Việt Á luôn cố gắng phục vụ tận tình,nhanh chóng, thuận lợi tối đa cho khách hàng.

Ngân hàng TMCP Việt Á sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động, tăng cường năng lực tài chính, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, chấp hành nhiêm chỉnh luật pháp của Nhà nước và các qui chế của Ngành nhằm không ngừng nâng cao uy tín trên thị trường.

Hòa cùng với cả nước trong công cuộc phát triển kinh tế cả nước, Ngân hàng TMCP Việt Á đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2.1.1.2 Quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP Việt Á – CN Đà Nẵng

Mặc dù chịu ảnh hưởng của những diễn biến phức tạp về tình hình giá cả và những thay ủổi về lói suất trờn thị trường cũng như mụi trường cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng ngày càng gay gắt Với sự chỉ đạo sâu sắc kịp thời của ban Giám đốc và sự nổ lực không ngừng Ngân hàng TMCP Việt Á CN Đà Nẵng đã thu được những kết quả đáng khích lệ Để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2020, Ngân hàng đã có nhiều nổ lực trong việc nâng cao chất lượng các mặt hoạt động, đa dạng hóa các dịch vụ, tạo thêm nhiều tiện ích cho khách hàng đến giao dịch.

Bên cạnh đó, Ngân hàng còn tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên để nâng cao trình độ chuyên môn trong cơ quan mình, nâng cao hiệu quả tín dụng và tạo sự tin cậy ngày càng cao đối với khách hàng, góp phần đáng kể vào hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Ngoài trụ sở chính đặt tại trung tâm của Thành phố Đà Nẵng, Ngân hàng còn thành lập thêm 0 5 phòng giao dịch trong địa bàn thành phố, điều này chứng tỏ Ngân hàng ngày càng phát triển, có xu hướng đi lên theo kịp với tiến độ phát triển của nền kinh tế ngày nay.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng các phòng ban, chức năng và vai trò của Ngân hàng TMCP Việt Á – CN Đà Nẵng

Có thể nói một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công của ngân hàng là việc tổ chức nhân sự Trong công tác tổ chức, Ban giám đốc rất quan tâm đến việc tuyển chọn và đề bạt cán bộ tín dụng có năng lực, đúng người đúng việc nhân viên luôn được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ tin học.

Nhất là trong điều kiện thị trường hiện nay, sự cạnh tranh cao giữa các ngân hàng thì việc tổ chức một đội ngũ cán bộ cùng nhân viên trình độ cao sẽ là nhân tố quyết định đến sự phát triển lớn mạnh của ngân hàng.

Hình 2.1 Bộ máy tổ chức và quản lý của VAB Đà Nẵng 2.1.2.2 Chức năng các phòng ban

- Ban Giám Đốc: Là người trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của Chi

Nhánh, ký duyệt hợp đồng tín dụng trong giới hạn ủy quyền của Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị Hướng dẫn, giám sát thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ phạm vi hoạt động cấp trên giao, thường xuyên theo dõi hoạt động tài chính, huy động vốn, công tác tín dụng Có quyền quyết định các việc tổ chức, miễn nhiệm hoặc khen thưởng cán bộ công nhân viên trong Chi Nhánh.

- Phòng Hành chính – Quản trị: Sắp xếp, bố trí nhân sự tại đơn vị, xây dựng cơ chế làm việc, tham mưu xây dựng mạng lưới kinh doanh tại chi nhánh.

Nghiên cứu, đề xuất thực hiện định mức laođộng, tiền lương, tiền thưởng, chế độ bảo hiểm theo quy định, chăm lo đời sống nhân viên Phân công cán bộ trực cơ quan đầy đủ Thực hiện việc xây dựng thương hiệu, xây dựng cơ bản.

- Phòng Tín dụng: Tham gia xây dựng chiến lược kinh doanh: tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định dự án và đưa ra mức đề nghị cho vay để trình lên Giám đ ốc, Hội đồng tín dụng, Tổng giám đốc xét duyệt, chịu trách nhiệm chính trong

Phòng hành chính quản trị

Phòng kế toán ngân quỹ

Phòng kiểm soát tín dụng

Ngày đăng: 02/09/2024, 14:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.9. Bảng xếp hạng tín dụng nội bộ của VAB 68 - Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Á Chi Nhánh Đà Nẵng
2.9. Bảng xếp hạng tín dụng nội bộ của VAB 68 (Trang 9)
Bảng 1.1. Các chỉ số phản ảnh chất lượng hoạt động tín dụng - Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Á Chi Nhánh Đà Nẵng
Bảng 1.1. Các chỉ số phản ảnh chất lượng hoạt động tín dụng (Trang 32)
Hình 2.1. Bộ máy tổ chức và quản lý của VAB Đà Nẵng 2.1.2.2. Chức năng các phòng ban - Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Á Chi Nhánh Đà Nẵng
Hình 2.1. Bộ máy tổ chức và quản lý của VAB Đà Nẵng 2.1.2.2. Chức năng các phòng ban (Trang 57)
Bảng 2.1. Doanh số huy động vốn VAB Đà Nẵng (2014-2016) - Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Á Chi Nhánh Đà Nẵng
Bảng 2.1. Doanh số huy động vốn VAB Đà Nẵng (2014-2016) (Trang 60)
Bảng 2.2. Doanh số tín dụng VAB Đà Nẵng (2014-2016) - Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Á Chi Nhánh Đà Nẵng
Bảng 2.2. Doanh số tín dụng VAB Đà Nẵng (2014-2016) (Trang 61)
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NH Việt Á CN Đà Nẵng - Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Á Chi Nhánh Đà Nẵng
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NH Việt Á CN Đà Nẵng (Trang 62)
Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện tổng dư nợ quá hạn, tổng dư nợ xấu Khách hàng cá - Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Á Chi Nhánh Đà Nẵng
Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện tổng dư nợ quá hạn, tổng dư nợ xấu Khách hàng cá (Trang 65)
Bảng 2.5. Nợ qúa hạn Khách hàng cá nhân tại VAB Đà Nẵng (2014 - 2016) - Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Á Chi Nhánh Đà Nẵng
Bảng 2.5. Nợ qúa hạn Khách hàng cá nhân tại VAB Đà Nẵng (2014 - 2016) (Trang 65)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w