Quan niệm về vẻ đẹp của người phụ nữ trong ca dao

Một phần của tài liệu Thân phận người phụ nữ việt trong ca dao (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG 2. NÉT ĐẸP CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT DƯỚI ÁP LỰC XÃ HỘI PHONG KIẾN

2.1. VẺ ĐẸP HÌNH THỨC CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT

2.1.1. Quan niệm về vẻ đẹp của người phụ nữ trong ca dao

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong ca dao hiện lên với nét đẹp thanh tao, duyên dáng, một nét đẹp Á Đông đầy đức hạnh, chân thực, gần gũi.Hình ảnh đẹp ấy lẽ ra phải được nâng niu, trân trọng, nhưng trái lại cuộc sống của người phụ nữ lúc bấy giờ trăm đắng, ngàn cay bởi chế độ phong kiến hủ lậu, thối nát với tư tưởng “trọng nam, khinh nữ”. Ngay từ khi còn nhỏ những em gái bé bỏng chưa trưởng thành đã phải gánh chịu nhiều trái ngang:

“Em như quả bí trên cây Dang tay mẹ bứt những ngày còn non”.

Hay: “Mẹ ơi đừng đánh con đau Để con bắt ốc, hái rau mẹ nhờ”

Họ còn bị phân biệt đối xử, con gái chỉ cần biết việc trong nhà, không cần học hành

“Gái thì giữ việc trong nhà Khi vào canh cửi, khi ra thêu thùa”.

Đến khi trưởng thành họ là những thiếu nữ duyên dáng, đẹp cả hình thức bên ngoài lẫn tâm hồn bên trong, nét đẹp của họ được ví như “hoa ngâu”, như “tấm lụa đào”…

“Nụ cười như thể hoa ngâu, Cái khen đội đầu như thể hoa sen”.

“Thân em như tấm lụa đào..”

“Trúc xinh trúc mọc đầu đình Em xinh, em đứng một mình cũng xinh, Trúc xinh trúc mọc bờ ao

Em xinh em đứng chổ nào cũng xinh”.

Từ xa xưa sự đề cao sắc đẹp người phụ nữ vẫn là câu chuyện hàng đầu được đề cập tới. Điều này được biểu hiện rõ rệt trong văn chương bình dân đặc biệt là ca dao. Nhưng thế nào là một phụ nữ đẹp, điều này thiết nghĩ khó mà đưa ra một mẫu số chung của tiêu chuẩn, bởi thẩm mỹ quan mỗi người một khác nhau. Hơn nữa mỗi thời đại người ta nhận định khác nhau về định mức sắc đẹp. Nhưng dù xưa hay nay quan niệm người phụ nữ đẹp, đương nhiên cả tinh thần lẫn thể xác, người ta dường như vẫn không sai khác quan niệm mấy:

-Tốt gỗ hơn tốt nước sơn Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.[2]

Trong văn chương bình dân, hình ảnh người con gái có nhan sắc đã được các tác giả dân gian diễn tả bằng những câu đơn sơ nhưng thắm đượm ý tình, khơi gợi nơi mỗi con người những ý niệm ngút ngàn lan tỏa:

Cô kia má đỏ hông hồng Cô chửa lây chồng còn đợi chờ ai.[4]

Bài ca dao nói về "Mười Thương ", đã phác họa cho chúng ta thấy quan niệm về nhan sắc của người phụ nữ xưa như thế nào:

- Một thương tóc bỏ đuôi gà Hai thương ăn nói mặn mà có duyên Ba thương má lúm đồng tiền

Bốn thương răng lánh hạt huyền kém thua Năm thương cổ yếm đeo bùa

Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng

Bảy thương nết ở khôn ngoan Tám thương miệng nói lại càng thêm xinh Chín thương cô ở một nơi

Mười thương con mắt hữu tình với ai.[4]

Xem như vậy tóc dài mới thật đẹp. Phải nuôi tóc sao cho dài, quấn quanh đầu trong mảnh khăn nhung hay nhiễu Tam giang vẫn còn ló ra ngoài một đoạn gọi là tóc bỏ đuôi gà, cho đúng thời và hợp ý thích của các chàng trai thời bấy giờ. Nhan sắc của người thiếu nữ đẹp lộng lẫy, kiêu sa bao nhiêu, bản thân họ đã tự cảm nhận thấy, bởi vậy họ không dễ gì chấp nhận ở đối tượng mọi sự dễ dàng, họ đã có điều kiện rõ rệt:

Lấy chồng cho đáng tấm chồng Bõ công trang điểm má hồng răng đen.[4]

Ngươì phụ nữ xưa thường nhuộm răng đen, một phong tục cổ mà ngày nay ít ai còn áp dụng:

-Răng đen nhoẻn miệng em cười Dẫu trời đương nực cũng nguôi cơn nồng.

Người phụ nữ phải kín đáo, giữ được sự đoan trang những khi ăn nói, không cười toe toét, dễ bị người ta chê cười :

- Vô duyên chưa nói đã cười Có duyên hỏi chín hỏi mười chưa thưa.[5]

Nói đến thân hình người phụ nữ thì từ xưa cho đến nay người ta đều ưa vẻ đẹp thanh tú, duyên dáng:

- Những người thắt đáy lưng ong Vừa khéo chiều chồng vừa khéo nuôi con.[2]

Kinh nghiệm dân gian cho thấy, thường lưng ong đã đẹp (đẹp người) thì những cái khác cũng theo đó mà đẹp luôn (đẹp nết). Chọn vợ thì chọn cái lưng ong trước hết, vừa xinh giòn lại đảm đang vén khéo cho giang sơn nhà

chồng, đẹp người đi liền với đẹp nết. Thật có lí khi dân gian Việt phân tích:

vẻ đẹp “lưng ong” thường lây lan sang vẻ đẹp tâm hồn và tính cách, biểu hiện ở hai phẩm chất đẹp nhất của người đẹp Việt Nam: " chiều chồng", " nuôi con". Rồi nữa, người đã lưng ong xinh, thì cái gì cũng xinh:

“Người xinh cái bóng cũng xinh Người giòn cái tỉnh tình tinh cũng giòn.”

Chính vì thế các tác giả dân gian trong ca dao đã ca ngợi nét đẹp hình thức người phụ nữ, nhưng họ cũng luôn chú trọng tới vẻ đẹp của tâm hồn, phẩm chất bên trong theo quan điểm" Cái nết đánh chết cái đẹp"

Một phần của tài liệu Thân phận người phụ nữ việt trong ca dao (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w