CHƯƠNG 2. NÉT ĐẸP CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT DƯỚI ÁP LỰC XÃ HỘI PHONG KIẾN
3.2. MỘT SỐ YẾU TỐ THI PHÁP
3.2.3. Thời gian, không gian nghệ thuật
a. Thời gian nghệ thuật
*Trong thơ ca dân gian, thời gian của tác giả và thời gian của người đọc hòa lẫn với thời gian người diễn xướng. Thời gian ở đây là thời gian hiện tại:
“Nào khi gánh nặng em chờ Qua truông em đợi bây giờ phụ em”
*Thời gian hiện tại được xác định là thời điểm được sáng tác, diễn xướng và thời gian thưởng thức, tiếp nhận hài hòa làm một. Nếu có thời gian quá khứ và tương lai thì đó là thời gian quá khứ gần và tương lai gần. Trong ca dao có câu :
“Tìm em đã tám hôm nay Hôm qua là tám, hôm nay là mười”
Hoặc
"Xa mình trời nắng nói mưa Canh ba tôi nói sáng, canh trưa tôi nói chiều”
Thời gian trong ca dao có tính công thức và ước lệ: trăm năm, ngàn năm, chiêù chiều, đêm đêm, đêm trăng thanh...
+Trăm năm: cuộc đời một con người mang nội dung là câu hẹn ước sự vĩnh viễn:
“Trăm năm ghi tạc chữ đồng Dù ai thêu phục vẽ rồng mặc ai”
+ Chiều chiều: tâm trạng nhớ nhung, sự khắc khoải chờ đợi tìm điểm nhìn hoài vọng bến cũ quê hương:
“Chiều chiều ngó ngược ngó xuôi/
Ngó không thấy mẹ, bùi ngùi nhớ thương”
*Ngoài ra trong ca dao còn có thời gian đối lập: khi xưa, bây giờ, khi đi, khi về... sự thay đổi trong tình cảm.
“Khi đi bóng hãy còn dài Khi về bóng đã vắng ai bóng tròn”
b. Không gian nghệ thuật
Gần gũi, bình dị ở làng quê, là phương tiện để nhân vật bộc lộ tâm tư, cảm xúc suy nghĩ cũa mình. Đây là không gian trần thế, đời thường gắn với môi trường sống thân thuộc với con người bình dân.
“Trên đồng cạn dưới đồng sâu Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”
Bên cạnh tính xác thực, không gian nhiều khi cũng mang tính phiếm chỉ và bị chi phối bởi cảnh quan của nhân vật trữ tình:
“Hôm qua tát nước đầu đình Bỏ quên chiếc áo tren cành hoa sen”
Ta thường bắt gặp trong ca dao không có không gian xác định trong những lời ru con:
“Gió mùa thu mẹ ru con ngủ Năm canh chày thức đủ vừa năm”
Không gian địa lí: những câu ca dao viết về miền quê cụ thể, địa danh cụ thể qua đó thể hiện niềm tự hào tình yêu quê hương thiết tha sâu nặng:
“Đường vô xứ Huế quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”
Ngoài ra còn có một số không gian tiêu biểu như:
+ Không gian thề nguyền: trăng sao, cây đa, bến đò...thể hiện sự bất biến, vĩnh hằng
“Bao giờ cạn nước Đồng Nai Nát chùa Thiên Mụ mới sai lời nguyền”
+ Không gian đối lập: xa-gần, đông-tây... thể hiện sự cách trở, không hòa hợp, ngang trái:
“Gần nhà xa ngõ nên khó đi thăm Hẹn sang mười bốn sao năm chưa sang”
+ Không gian tâm lí: không có thực, được nhận diện bằng cái nhìn khác thường đầy chủ quan.
+ Không gian phiếm chỉ:
“Núi Truồi ai đắp mà cao Sông Dinh ai đắp ai đào mà sâu”
+Không gian vật lí: ở đó người bình dân sinh sống, làm lụng, tình tự, than thở:
“Cô kia đứng ở bên sông Muốn sang anh ngã cành hồng cho”
+ Không gian xã hội: mối quan hệ đa dạng giữa người với người:
“Gặp nhau giữa chuyến đò đầy Một lần đã hẹn, cầm tay mặn mà.”
Trong những câu ca dao đượm buồn thì không gian thường đi liền với thời gian là lúc ban đêm.
Đêm qua ra đứng bờ ao Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ”
Tóm lại: Trong văn thơ thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật có mối liên hệ chặt chẽ, một mặt thuộc phương diện đề tài, mặt khác thể hiện nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức tác phẩm của từng tác giả, từng thể loại, từng hệ thống nghệ thuật.
KẾT LUẬN
Những bài ca dao cổ truyền người Việt biểu hiện nét đẹp của người phụ nữ thường sử dụng biện pháp nghệ thuật sau: Kết cấu đối đáp, kết cấu một vế, kết cấu gợi mở hay mượn chuyện này nói chuyện kia để biểu đạt sâu sắc nét đẹp tinh thần của người phụ nữ. Thể thơ lục bát uyển chuyển nhuần nhị diễn tả những trạng thái tâm hồn cao đẹp của người phụ nữ. Thế giới biểu tượng trong ca dao rất phong phú gần gũi đã biểu đạt rõ nét những nét đẹp của người phụ nữ Việt. Đặc biệt biểu tượng " hoa" với nét đẹp của người phụ nữ trong ca dao cổ truyền người Việt có giá trị thẩm mĩ rất sâu sắc. Bên cạnh đó yếu tố thời gian, không gian nghệ thuật tâm lí ở những lời ca dao đã góp phần biểu đạt vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam luôn có sự gắn bó chặt chẽ giữa vẻ đẹp hình thức và tâm hồn.
Ca dao là những bài hát thiên về thế giới nội tâm giãi bày tâm trạng.
Khi người lao động ca hát là lúc họ tự trò truyện với mình, tự phô diễn lòng mình trong những câu hát chất chứa những khát vọng chân chính, hướng tới cái đẹp toàn bích của con người.
Kho tàng ca dao người Việt đã phản ánh sinh động, đa dạng, phong phú và sâu sắc nét đẹp của người phụ nữ Việt. Dựa vào các phương pháp nghiên cứu, phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh kết hợp với định lượng đối tượng nghiên cứu, luận văn đã tiến hành tìm hiểu tổng quan về hình ảnh, vị trí của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, trong văn học dân gian và trong ca dao cổ truyền người Việt. Kết quả cho thấy dù cho ở xã hội phong kiến người phụ nữ có địa vị thấp kém nhưng trong văn học dân gian và nhất là ở ca dao cổ truyền, nội dung phản ánh về người phụ nữ chiếm một tỷ lệ khá cao so với những nội dung khác mà ca dao phản ánh. Điều này đã chứng minh, từ xa
xưa, người Việt đã thấy được vị trí, vai trò, vẻ đẹp của người phụ nữ trong đời sống của mỗi gia đình và toàn xã hội. Cho nên nét đẹp của người phụ nữ được in đậm dấu ấn trong ca dao cổ truyền người Việt, góp phần làm nên vẻ đẹp, sức sống và bản sắc Văn hóa dân tộc Việt nam ở mọi thời đại.
[1]. Phương Yến" Lệ tục làng xã cổ truyền và những ảnh hưởng đối với người phụ nữ ở xã hội phong kiến, báo điện tử thongtinphapluatdansu.wrdpres. com, (2008)
[2]. Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật chủ biên ( 2002), Tổng tập VHDG người
Việt ( tập 15), NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
[3]. Cao Huy Đỉnh(1974),Tìm hiểu tiến trình VHDG Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội.
[4]. Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật chủ biên ( 2002), Tổng tập VHDG người Việt ( tập 16 quyển hạ), NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
[5]. Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật chủ biên ( 2002), Tổng tập VHDG người Việt ( tập 16, quyển thượng), NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội
[6].Nguyễn Xuân Kính (1998), “ Văn học dân gian thể hiện bản sắc văn hóa dân gian”, Tạp chí văn hóa dân gian
[7]Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật chủ biên (1995), Kho tàng ca dao người Việt ( tập 1), NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
[8]. Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật chủ biên (1995), Kho tàng ca dao người Việt ( tập 2), NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
[9]. Nguyễn Thị Huế- Trần thị An, (2001), Tuyển tập tục nữ- ca dao Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.
[10]. Nguyễn Thị Huế (1986), “Người phụ nữ trong sinh hoạt dân ca”, Tạp chí văn học ( 3)
[11] Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật chủ biên (1995), Kho tàng ca dao người Việt ( tập 1), NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
[12]. Đỗ Thị Bảy (1999), Sự Phản ánh quan hệ gia đình, xã hội trong tục ngữ,