Bắt đầu từ 1995, ngành xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã đạt được nhữngbước tăng trưởng tương đối ôn định nhờ vào các lợi thế về địa lý, khí hậu cũngnhư thổ nhưỡng thuận lợi, các mặt hàn
Nguyên nhân thuộc về doanh nghiệp và hiệp hội
Về phía doanh nghiệp : mặc dù các doanh nghiệp xuất khẩu đang ngày càng chủ động hơn, năng động và linh hoạt hơn trong việc giới thiệu, tiếp cận các khách hàng “khó tính”, cố gắng đổi mới công nghệ sản xuất - chế biến nâng cao chat lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã sản phẩm ngày càng bắt mắt hơn, phù hợp với yêu cầu của khách hàng Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp này vẫn còn nhiều hạn chế, gặp nhiều khó khăn khiến cho năng lực cạnh tranh so với các đối thủ khác chưa được cao, như là : e Các doanh nghiệp van gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp cận các thông tin thị trường nước ngoài trong đó có Nhật Bản. e Nhiều doanh nghiệp thì hiện chưa tiếp cận được với khoa học kỹ thuật, máy móc sản xuất áp dụng công nghệ cao do giá thành của chúng còn cao ( mức thuế nhập khẩu cao ), quy trình phức tạp e_ Kênh phân phối còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn trong tiếp cân kênh phân phối bởi hoạt động phân phối ở Nhật Bản từ lâu được xem là một hàng rào phi thuế quan hiệu quả nhất với hệ thống phân phối nhiều cấp cùng với sự tham gia của các trung gian phân phối chuyên nghiệp Việc đưa được hàng
Việt vào hệ thống phân phối của các nhà bán lẻ lớn cũng chính là một cách đề phát triển thị phần, quảng bá thương hiệu Tuy nhiên, trước nhiều thách thức lớn từ các kênh phân phối ở nước ngoài, doanh nghiệp không thé lơ là bỏ qua hoặc "tự bơi", mà cần sự hỗ trợ nhiều hơn từ phía cơ quan xúc tiễn thương mại. e Vẫn còn tồn tại những doanh nghiệp có tư tưởng “ăn xôi”, chưa kiên nhẫn trong việc đáp ứng các yêu cầu kỹ lưỡng của các khách hàng “khó tính”, nhiều doanh nghiệp có tư tưởng xuất khẩu được một vài lô hàng rồi, các lô hàng sau lại lơ là việc giám sát chất lượng làm ảnh hưởng đến uy tín không chỉ của riêng doanh nghiệp đó mà còn ảnh hưởng đến cả ngành rau quả Việt Nam. e Doanh nghiệp còn ton tại hạn chế từ khâu tổ chức sản xuất chưa thực sự đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu đặc biệt là yêu cầu xuất khâu Nhiều doanh nghiệp còn thiếu mô hình sản xuất theo chuỗi, dây chuyền mà đa số vẫn còn lẻ té là do quy mô doanh nghiệp nhỏ, sản xuất manh min, hoạt động phân tán, khó khăn cho chính quyền trong việc hoạch định đầu tư, quản lý chất lượng và tiêu thụ Nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm trong việc liên kết sản xuất.
Mặc dù hiện nay ngành rau quả đã có sự cải thiện đáng kẻ, tuy nhiên nhìn vào mặt bằng chung năng suất cây ăn quả của Việt Nam còn thấp so với bình quân chung thế giới và khu vực Điều này đã làm cho khả năng cạnh tranh củaViệt Nam so với các thị trường khác bị suy giảm và chưa hiệu quả Vì thé công tác nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng giống cây ăn quả để có thé cho ra giống cây có chất lượng cao, màu sắc hương vị hap dẫn là điều quan trọng dé có thé cạnh tranh lại với các đối thủ khác
Nguyên nhân thuộc về người nông dân - 2 s¿ 41 3 GIAI PHAP THUC DAY XUAT KHAU MAT HANG RAU QUA CUA
Tại nhiều địa phương, nông dân vẫn còn canh tác theo lối truyền thống, xưa cũ, lạc hậu khiến cho chất lượng chưa được đảm bảo, đầu ra bấp bênh Số lượng địa phương người dân canh tác theo hướng tập trung chưa được nhiều Trong quá trình trồng trọt, nhiều người vẫn có tư tưởng thực hiện theo hướng qua loa, không thực hiện nghiêm túc quy trinh Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp thu mua ra quả dé xuất khâu Về lâu dai mà đánh mắt uy tin trong làm ăn.
3 GIẢI PHAP THÚC DAY XUÁT KHAU MAT HÀNG RAU
QUA CUA VIET NAM SANG NHẬT BẢN
3.1 Triển vọng xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Nhật Ban
Việt Nam là một quốc gia nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Được thiên nhiên ưu ái ban cho khí hậu thuận lợi, đất đai màu mỡ Việt Nam lại cơ cấu dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào Gần 70% dân số làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp Diện tích canh tác rau quả đạt khoảng 1,6 triệu ha Việt
Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển sản xuất rau quả và đây cũng là mặt hàng được các chuyên gia đánh giá cao về tiềm năng xuất khẩu, có thé đáp ứng được yêu cầu của nhiều thị trường Việt Nam có thể xuất khâu nhiều loại trái cây nhiệt đới có hương vị ngon, bao bì mẫu mã đẹp mắt và đa dạng chủng loại Từ trước đến nay, đây luôn được coi là ngành trồng trọt quan trọng trong nông nghiệp Việt Nam từ xưa đến nay Các sản phẩm rau quả thé mạnh của Việt Nam là các loại trái cây nhiệt đới đặc trưng với mùi vị thơm ngon, giàu dinh dưỡng như xoài, thanh long, vú sữa, nhãn, chuối, vải, sầu riêng, chôm chôm, măng cụt và một số loại rau củ.
Theo của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, "trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khâu mặt hàng rau củ tươi, trai cây tươi và các sản phâm đã được chế biến sẵn có mức tăng trưởng khá tốt và tương đối ôn định” Kim ngạch xuất khẩu rau quả từ năm 2015 đến nay tăng trưởng ở mức cao, bình quân 16,3% mỗi năm, từ 1.839 triệu USD năm 2015 lên gần 3.745 triệu USD vào năm 2019 Bên cạnh đó cũng đã thêm các thị trường “khó tính” yêu cầu các tiêu chuẩn cao như Mỹ, Nhật Bản, Australia đang mở rộng cánh cửa cho nhiều loại trái cây tươi của Việt Nam có thé thâm nhập vào thị trường của họ.
Có thể nói, hiện nay con đường xuất khâu hàng Việt Nam qua Nhật đang có nhiều điều kiện thuận lợi cho Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có được nhiều cơ hội dé tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường Nhật Ban Có được điều này là từ một số lý do chính sau:
Thứ nhất, gia tăng hợp tác thương mại giữa hai nước từ khi kí kết “Hiệp định Đối tác kinh tế Việt — Nhat” (VJEPA) Thời gian qua, Việt Nam va Nhật Bản đã ký kết nhiều thỏa thuận kinh tế quan trọng ( 2 hiệp định thương mại song phương va 1 hiệp định đa phương) như “Hiệp định Đối tác kinh tế Việt — Nhật”
(VJEPA) được triển khai đồng bộ vào năm 2010 đến nay Nhat Ban đã giảm thuế mạnh mẽ nhiều mặt hàng rau quả tại Việt Nam, tăng lợi thế đáng kê dé các dịch vu logistics liên kêt với nông sản Việt xuât khâu hàng hoá Ngoài ra từ
42 năm 2018, Việt Nam và Nhật Bản còn là đối tác với nhau hợp tác cùng 9 quốc gia khác trong Hiệp định toàn diện và tiến bộ cho quan hệ đối tác xuyên Thai
Thứ hai, Người tiêu dùng Nhật Bản ngày càng sự ưa chuộng mặt hàng rau quả nhiệt đới Do sự khác biệt giữa các mùa vụ, khác biệt về chủng loại rau quả do khác biệt về vùng khí hậu nên rau quả do thị trường trong nước cung cấp hầu hết là rau quả ôn đới Những loại hoa quả nhiệt đới thường có nhiều hương vị hơn, ngọt hơn phù hợp với sở thích của người Nhật Đặc biệt là hiện nay nhận thức của người tiêu dùng ngày càng cao, họ quan tâm hơn đến các sảm phẩm có lợi cho sức khỏe của họ nên các mặt hàng như chuối, đứa, đu đủ, xoài và bơ rất được thị trường này ưa chuộng Đây là một trong những lợi thé dé Việt Nam day mạnh việc nhập khẩu chuối vào thị trường Nhật Bản khi mà lượng tiêu thụ chuối tại quốc gia này là vô cùng lớn và tính đến hiện tại, đã có rất nhiều lô hàng chuối Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật và đang có xu hướng tăng cao trong thời gian tới Các doanh nghiệp xuất khâu cần đặc biệt chú ý trước khi xuất khẩu, cần kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng sản pham, khâu đóng gói, vận chuyên hàng hoá tránh tình trạng hàng bị trả về hoặc bị hủy ngang.
Thứ ba, nhu cầu nhập khẩu rau quả của Nhật gia tăng Hiện nay, Nhật Ban là quốc gia tiêu thụ trái cây khá cao với tông sản lượng khoảng 5.4 triệu tắn/năm, trong đó 1.8 triệu tấn được nhập khẩu từ các nước khác Trong đó, thị trường trái cây nhập khâu của Nhật Ban chủ yếu là chuối, trên 1 triệu tấn/năm và tiếp theo là dứa, khoảng 200.000 tấn/năm Trong nhiều năm qua, nhu cầu về mặt hàng rau quả của Nhật ngày càng tăng, khả năng đảm bảo tự cấp lương thực ở Nhật cũng giảm mạnh Tỷ lệ nông nghiệp trong cơ cấu GDP của Nhật ngày càng thu hẹp dần Năm 1960 tỉ lệ này là 13% Sau gần 60 năm, đến 2019, con số này chỉ còn khoảng 1%.
Trong những năm qua, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khâu và hướng tới các thị trường tiềm năng như Nhật Bản Việt Nam đã và đang áp dụng một số kỹ thuật tiên tiến trong nông nghiệp như hệ thống “Quản lý dịch hại tổng hợp” (IPM), tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap Các tiêu chuẩn này là dé phù hợp với xu thế, trồng ngày càng nhiều các loại trái cây không hạt, trái cây hữu cơ.
Các trái cây có tính chữa bệnh cũng được ưu tiên trông nhiều hơn trước vì đem lại giá trị cao Ngoài ra, khu vực nông nông cũng có xu hướng tăn các loại trái cây được trồng từ giống nhập khẩu, xây dựng nhiều nhà máy chế biến rau qua với trang thiết bị hiện đại được nhập khẩu từ EU, Mỹ, Nhật Bản
Giải pháp day mạnh xuất khâu rau quả của Việt Nam sang Nhật Bản
Giải pháp hỗ trợ từ phía nhà nước ¿2s s+s+zzxecxe¿ 44 3.2.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp và hiệp hội
Đề có thé khắc phục những hạn chế về xuất khẩu rau quả, nhà nước cần đứng ra xây dựng hệ thống tìm hiểu thông tin thị trường tại các nước trong đó có Nhật Bản thông qua đội ngũ hệ thống tham tán thương mại tại quốc gia đó cũng như kết nối với các tô chức chuyên nghiên cứu thị trường ở các nước xuất khẩu như về nhu cầu người tiêu dùng, thị hiếu tiêu dùng thay đổi ra sao, các đối thủ cạnh trang cũng như là cầu nối để kết nối doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp tại Nhật Bản, duy trì quan hệ làm an lâu dài Doanh nghiệp cần phải trả một khoản phí dé có thé sử dụng được thông Đây là một cách hiệu qua dé dé đảm bảo kinh phí hệ thống có thé tự vận hành và duy trì; đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp mà không tạo gánh nặng cho ngân sách
Cần phải thay đổi cách thức làm xúc tiến thương mai để nâng cao hiệu quả.
Có thể giảm bớt chi phí bằng cách cắt “giảm bớt tỷ lệ chi đoàn di, tăng ty lệ chi cho hiệp hội, doanh nghiệp đầu tàu có kế hoạch dài hơi thâm nhập một thị trường mới, chi đi gặp đối tác để trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và bảo vệ thương hiệu (sở hữu trí tuệ)”.
Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất chế biết hàng rau quả xuất khẩu nhập khâu công nghệ sản xuất hiện đại từ nước ngoài Giúp các doanh nghiệp có thể cập nhật các loại máy móc hiện đại phục vụ sản xuất - kinh doanh nông sản Các máy móc như :máy chiếu xạ, máy xử lý hơi nước nóng không thê thiếu được trong quá trình sản xuất Rất may mắn khi những loại máy nay nằm trong “danh sách máy móc được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu” Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao cơ sở vật chất, giảm chỉ phí, hạ giá thành sản phâm đề có thể nâng cao sức cạnh tranh với các đối thủ xuất khâu thanh long khác của Việt Nam.
Ngoài ra nhà nước cần ban hành thêm các chính sách cũng như ưu đãi hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khâu các hoạt động liên quan đến logistics dé có thé giảm các chi phí vận chuyển làm giảm gi thành sản phẩm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
3.2.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp và hiệp hội Đầu tư phát triển khoa học công nghệ Muốn nâng cao được kim ngạch xuất khẩu nói chung và ngành rau quả nói riêng thị cần phải nâng cao được khả năng cạnh tranh so với các đối thủ khác.
Một trong những các hiệu quả để có thê cải thiện điều này là nâng cao trình độ
44 khoa học công nghệ trong sản xuất Cần ứng dụng hiệu quả khoa học công nghệ vào các công đoạn sản xuất : khâu chế biến, bảo quản, vận chuyền sản phẩm
Các doanh nghiệp cần mạnh dạn trong việc loại bỏ những công nghệ, dây chuyền cũ, lạc hậu, hiệu quả thấp Thay vào đó đầu tư vốn vào các công nghệ hiện đại Việc này sẽ làm giảm bớt ty lệ rau qua sau thu hoạch bi hư hỏng, chất lượng rau quả cũng sẽ được đảm bảo hơn Đặc biệt nên chú trọng đầu tư vào công nghệ bảo quản tươi bởi rau quả là mặt hàng có yêu cầu đặc thù là độ tươi ngon phải được đảm bảo Các công nghệ bảo quản tiên tiến hiện nay đang có trên thị trường như “công nghệ Cells alive system, công nghệ điều chỉnh khí quyền, công nghệ đông lạnh nhanh, tiệt trùng bằng nước nóng” hay là đầu tư các phương tiện vận chuyên đường dài có hệ thống bảo quản mát
Dam bảo chất lượng sản phẩm Ngoài việc áp dụng khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng cho sản phẩm, các doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm bởi thị trường Nhật Bản yêu cau, kiêm tra rất khắt khe về van dé này.
Các doanh nghiệp nên dần áp dụng các hệ thống theo tiêu chuẩn quốc tế, quản lý chất lượng tiên tiến như “HACCP, ISO, SSOP, các tiêu chuẩn quản lý chất lượng tổng thể (TQM), và các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn khác của Nhật
Bản” Khi áp dụng các tiêu chuẩn này, các doanh nghiệp cần phải nghiêm túc thực hiện, tránh tình trạng đối phó qua loa Ngoài ra, Nhật Bản đã có “quy định về mức dư lượng hóa chất tối đa (MRLs) tạm thời cho 758 loại hóa chất nông nghiệp trong khoảng 10.000 MRLs” chính thức hiện nay Để đáp ứng Luật Vệ sinh thực phẩm của Nhật, các doanh nghiệp cần chủ động thiết lập hệ thống mức dư lượng hóa chất tối đa cho các hóa chất nông nghiệp Ngoài ra, cũng nên chủ động phối hợp với các co quan có thâm quyền của Nhật Bản dé kiêm tra va cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn quy định, tránh tình trạng hàng bị từ chối tại cảng và dẫn đến việc tăng cường giám sát (khoảng 30%) các hoạt động nhập khâu rau quả từ Việt Nam ở các lần sau. Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường
Khi xác định kinh doanh tại một thị trường, việc nghiên cứu thị trường là điều bắt buộc phải có Việc nghiên cứu thị trường không chủ là đối với doanh nghiệp mới mà cả các doanh nghiệp hoạt động lâu cũng rất cần bước này nếu muốn mở rộng cơ hội kinh doanh sang các lĩnh vực khác Các thông tin cơ bản như cung cầu thị trường, giá cả, chất lượng, thị hiếu tiêu dùng ra sao, các đối thủ cạnh tranh Các doanh nghiệp có thé sử dụng thông tin sơ cấp hoặc thứ cấp Đối với thông tin sơ cấp, doanh nghiệp có thé thu thập được thông qua các đại sứ
45 quán, qua các hiệp hội hỗ trợ các doanh nghiệp, qua hội chợ, triển lãm, qua các phương tiện thông tin đại chúng Thông tin thứ cấp sẽ do các doanh nghiệp tiến hành khảo khát dé thu thập.
Lựa chọn phân khúc thị trường và kênh phân phối hợp lý Đề kinh doanh đạt hiệu quả cao, việc đầu tiên các doanh nghiệp cần làm là tìm hiểu và lựa chọn phân khúc khách hàng mà mình muốn hướng tới Công đoạn này sẽ giúp doanh nghiệp xác định được nhu cầu của thị trường về mặt hàng đó, đặc điểm tiêu dùng của khách hàng mục tiêu như thế nào Đề từ đó, các doanh nghiệp sẽ chọn lựa cho mình một kênh phân phối phù hợp với mục đích.
Mỗi một quốc gia sẽ có những đặc điểm về các cách thức phân phối khác nhau.
Tại Nhật Bản, các kênh phân phối của quốc gia này rất đa dạng Không chỉ thé, nó còn khá là céng kénh nên dé chọn lựa ra kênh phân phối phù hợp nhất vô cùng quan trọng, công việc này sẽ tốn khác nhiều công sức Ví dụ như nêu muốn bán khối lượng lớn các loại rau quả thì nên tìm đến các công ty chế biến thực phẩm, hay các hệ thống siêu thị, còn khi muốn bán nhỏ lẻ hơn thì doanh nghiệp nên tìm đến các nhà phân phối nhỏ hơn Là đất nước có nhịp sống hối hả, bận rộn, thời gian làm việc của người trưởng thành tại Nhật thuộc hàng top đầu trên thế giới Chính vì thế thị trường tiêu dùng tại Nhật chủ yếu là siêu thị và các cử hàng tiện lợi Các chợ truyền thống thường không nhiều và chủ yếu xuất hiện ở khu vực nông thôn Các cửa hàng tiện ích của Nhật thường không cung cấp các sản phẩm rau quả tươi mà chủ yếu là rau quả đóng hộp Tại siêu thị sẽ có cả rau quả tươi và rau quả đóng hộp nên sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn cho người tiêu dùng Tùy vào phân khúc và kênh phân phối muốn hướng tới mà mỗi doanh nghiệp sẽ có một hướng đi phù hợp với mình.
Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm Xây dựng thương hiệu không chỉ giúp sản phẩm đến gần hơn với khách hàng mà còn giúp doanh nghiệp tạo dựng uy tín, lòng tin đối với khách hàng và đối tác, tăng tính cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các nước khác Việc xây dựng thương hiệu cũng cần gan liền với thương hiệu của doanh nghiệp xuất khẩu Đối với việc xây dựng được thương hiệu, các doanh nghiệp Việt Nam cần: e Chu động đăng ký nhãn hiệu riêng cho rau quả xuất khẩu tại thị trường
Giải pháp đối với người nông dân trồng rau quả
Xây dựng vùng chuyên canh trồng rau quả an toàn theo tiêu chuẩn
Nhật Bản là thị trường khó tính, yêu cầu về vệ sinh an toàn đối với sản phẩm rất cao, đặc biệt đối với mặt hàng rau quả Rau quả phải được trồng và đáp ứng theo tiêu chuẩn GlobalGAP, JGAP Từ năm 2007, Nhật Bản đã xây dựng bộ tiêu chuan JGAP va được công nhận tham chiếu tương đương với GlobalGAP.
“JGAP bao gồm 130 tiêu chí kiểm soát đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng đầu thé giới”.
Chú trọng mỗi liên kết giữa doanh nghiệp vi nông dân Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân sẽ khiến cho quy trình từ khi trông cho đến khi thu hoạch, xử lý chế biến, đóng gói để xuất khẩu và tiêu thụ được trơn tru, khép kín Làm được điều này, rau quả được đảm bảo đầu ra tiêu thụ, tránh tình trạng được mùa mất giá vì phụ thuộc vào thương lái như trước kia Doanh nghiệp cũng sẽ yên tâm hơn về chất lượng, là nguồn nguyên liệu đầu vào đáp ứng tốt cho việc sản xuất, chế biến rau quả ở giai đoạn sau dé cho ra sản phẩm hoàn chỉnh đạt chuẩn xuất khẩu.
Tăng cường quan hệ giữa doanh nghiệp và nông dân giúp hai bên duy trì được mối quan hệ làm ăn lâu dài, cùng chia sẻ lợi nhuận, khó khăn với nhau để có mối liên hệ ngày càng chặt chẽ, cả hai bên cùng có lợi và phát trién bền vững.
Tích cực tham gia các buổi tập huấn do Nhà nước tổ chức Hang năm, Hội nông dân, Hiệp hội rau qua vẫn duy trì tổ chức định kì các chương trình tập huấn tổ chức kĩ năng, truyền dạy kinh nghiệm cho người nông dân để nâng cao trình độ, kĩ thuật cho họ Bản thân những người nông dân trồng rau quả nên chủ động ý thức, tích cực tham gia các hoạt động này bởi đây là một cơ hội rất bồ ích trong công việc trông trọt, khi trồng trọt theo đúng kĩ thuật sẽ nâng cao được năng suất cây trồng và thông qua các hoạt động này, người nông dân sẽ được cung cấp các kiến thức về kỹ thuật tiên tiến (VietGap, GlobalGap).
Những kiến thức thiết thực này sẽ giúp mỗi người nông dân tạo ra các mặt hàng rau quả phong phú,đa dạng Không chỉ vậy còn đảm bảo về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm Chất lượng được nâng cao, đảm bảo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khâu tiêu thụ từ đó tạo nên được thương hiệu, tạo dựng niềm tin trong lòng người tiêu dùng
Những giải pháp nêu trên hi vọng sẽ giúp phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu của hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong những năm tới, trên cơ sở đó đạt được tốc độ tăng trưởng vượt bậc, góp phần nâng cao thị phần của rau quả Việt Nam trên thị trường Nhật Bản, đồng thời khẳng định được thương hiệu của rau quả Việt trên thị trường thế giới.
Ngành sản xuất và xuất khẩu rau quả Việt Nam hiện nay tuy không chiếm tỷ trọng cao như các ngành xuất khâu chủ lực khác nhưng nó mang lại cho Việt nam những khoản lợi nhuận không nhỏ Trong 7 tháng đầu năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 kim ngạch xuất khâu rau quả của cả nước đạt gần 1,98 tỷ USD, giảm 13,1% so với 7 tháng đầu năm 2019 Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường Nhật Bản đạt 79 triệu USD, tăng 11,75% so với cùng kì năm 2019 Đây là một tín hiệu tích cực trong thời buổi các nước đều chịu những ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19.
Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam vẫn nhiều lúng túng khi đưa một mặt hàng rau quả của Việt Nam sang một thị trường khó tính như Nhật Bản, hay các doanh nghiệp phải đối mặt với những hàng rào kỹ thuật nhằm bảo hộ nền nông nghiệp nội của quốc gia này hoặc việc thay đổi liên tục các quy định trong kiểm tra, giám định hàng hóa Đối mat với những trường hợp như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam phải hết sức cân thận trong từng hoạt đông kinh doanh của mình, không nên lơ là bất kì một bước nào vì chính những việc làm như vậy sẽ đây các doanh nghiệp Việt Nam có thê rơi vào tình huống tranh chấp, khó xử lý.
Do đó tận dụng những thế mạnh sẵn có và những cơ hội mà thị trường này mang lai dé các doanh nghiệp Việt Nam có thé khắp phục những điểm mình còn hạn chế và vượt qua những thách thức và từ đó các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả sẽ là những người tiên phong mang rau quả đi giới thiệu với bạn bè trên toàn thế giới.