1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản đến năm 2025

57 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản đến năm 2025
Tác giả Dao Thi Ngoc Anh
Người hướng dẫn GS.TS Do Duc Binh
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế
Thể loại Chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 14,06 MB

Nội dung

Muc tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài: “Thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đến năm 2025" được chọn nghiên cứu nhằm tìm hiểu thị trường Nhật Bản day tiềm n

Quan hé vé lao dong

Đối với lao động Việt Nam, Nhật Bản là một thị trường tiềm năng Nước ta đã cử nhiều tu nghiệp sinh sang đất nước này từ năm 1992 đến nay Hiện nay, Việt Nam đứng thứ nhất về số lượng thực tập sinh nước ngoài tại Nhật Bản với hơn 230000 người Hai nước đã ký Bản ghi nhớ về việc Nhật Bản tiếp nhận hộ lý, điều dưỡng viên của Việt Nam (trong khuôn khô Hiệp định đối tác kinh tế song phương EPA tháng 10/2011), Việt Nam đã cử 470 điều dưỡng viên và y tá sang Nhật Ban; Bản ghi nhớ hợp tác về chế độ thực tập sinh kỹ năng (tháng 6/2017); Bản ghi nhớ hợp tác về chế độ lao động kỹ năng đặc định (tháng 5/2019); tiếp tục trao đổi về khả năng đàm phán

Hiệp định Bảo hiểm xã hội.

1.1.4 Quan hệ về giáo dục

Quan hệ hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa hai quốc gia đã phát triển đưới nhiều hình thức, Nhật Bản là một trong những nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ngành Giáo dục đào tạo của Việt Nam Hai nước đã ký kết nhiều văn kiện hợp tác trong lĩnh vực này Số lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản hiện đạt hơn 80000 người.

Việt Nam đang hợp tác với Nhật Bản để nâng cấp 4 trường đại học đạt đại học chất lượng cao (gồm Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Cần Thơ, Đại học Đà Nẵng), đang hợp tác xây dựng Trường Đại học Việt — Nhật nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho nước ta trong lĩnh vực quản lý và dịch vụ, khoa học công nghệ; hỗ trợ Việt Nam dạy tiếng Nhật tại một số trường tiêu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Hai nước đã ký Biên bản hợp tác về các biện pháp giảm thiểu tình trạng du học sinh Việt

Nam vi phạm pháp luật tai Nhật Bản (tháng 10/2018).

1.L5 Quan hệ về văn hóa

Nhật Bản và Việt Nam là hai nước châu Á, láng giềng với nhau Hai quốc gia cách nhau một vùng biển lớn Hai đất nước này có nhiều nét tương đồng về nền văn hóa truyền thống như: đều có tín ngưỡng đa thần thờ phụng tô tiên, đạo Phật được truyền bá rộng rãi, cùng thuộc nền văn minh lúa nước, Nhân dân của hai nước đều có nghị lực vươn lên và sức sáng tạo, cần cù chịu khó, tự lực tự cường đã làm nên nhiều thành tựu lớn Chăng phải tự nhiên mà nhân dân Việt Nam đã sớm coi nhân dânNhật Bản là những người anh em “đồng văn, dong chủng, đồng châu ”.

Về du lịch

Về mảng du lịch, đất nước mặt trời mọc trở thành đối tác hợp tác thứ ba của ViệtNam với gần 800000 khách du lịch đến từ Nhật Bản sang thăm Việt Nam trong năm

2017 Số lượng khách du lịch của hai nước tham quan lẫn nhau đã vượt mức triệu lượt khách trong một năm, tăng gấp 1,5 lần so với thời điểm năm 2013 Các lễ hội thường niên như Lễ hội Hoa anh đào Nhật Bản tại Việt Nam, Lễ hội Nhật Bản tại Việt Nam, Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản, là những sự kiện được đông đảo người dân hai nước mong chờ Năm 2018, kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, nhiều sự kiện đã được tô chức góp phần tăng cường hiểu biết và tin cậy giữa người dân hai đất nước.

1.2 Giới thiệu ngành thủy sản Nhật Bản

Trong đời sống thường ngày của người dân Nhật Bản, ngành thủy sản đóng một vai trò vô cùng quan trọng Ngay ké từ khi thời khai thiên lập dia, đất nước này đã có thói quen ăn thủy sản Do vậy, Nhật Ban là đất nước khai thác thuỷ hải sản lâu đời nhất trên thế giới Không những vậy, đối với Nhật Bản, ngành thủy sản có ý nghĩa tái thiết nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên chứ không phải tận diệt.

Nhật Bản đã biết phát huy thế mạnh của mình là: khai thác tài nguyên từ thiên nhiên, cụ thé là day mạnh việc phát triển ngành thủy sản, tiêu biểu là nghề khai thác cá biển trong những năm 1950 đến 1980 Nghề khai thác cá biển được hoạt động trên phạm vi rộng lớn tại Nhật Bản như: khai thác ở ven bờ, xa bờ và viễn dương Ngoài ra, ngành nuôi trồng thuỷ sản của Nhật Bản cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Nhờ vậy mà đã góp đáng ké cho sự phát triển của ngành nuôi trồng thuỷ sản trên thé gidi.

Mặt khác, với mục dich là nâng cao san lượng va tai tao nguồn lợi thuỷ sản, Nhật Ban đã đứng đầu thế giới về công tác bảo vệ nguồn lợi biển và nhân giống thuỷ sản vào năm 1951 Chính vì thế mà các hệ thống pháp luật và chính sách về thương mại thủy sản và nghề cá của Nhật Bản cũng được hình thành và thay đổi Các chính sách này luôn song hành cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia này.

Hàng năm, Nhật Bản đã khai thác, đánh bắt được cá với số lượng lớn nhất trên thế giới Vì đây là nguồn thức ăn chính của người dân đất nước này Do vậy, trong nhiều năm qua, người dân Nhật Bản đã tiêu thụ một lượng thủy sản đáng kể Trên thực tế, Nhật Bản nói riêng cũng như các quốc gia có ngành thủy sản phát triển khác nói chung đều phải chứng kiến tình trạng cạn kiệt của các thủy hải sản do sự đánh bắt bừa bãi của con người trong những năm gần đây Thêm vào đó, con người cũng là tác nhân chính gây ra sự phá hủy môi trường sống của các loài thủy hải sản; chính những điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới ngành thủy sản của Nhật Bản nói riêng và của thế giới nói chung.

Vi lượng cá bi cạn kiện mà ngành ngư nghiệp Nhật Bản bị giảm mạnh Ngoài ra còn có những quy định quốc tế về hạn chế đánh bắt cá tại các vùng biển sâu Do đó, Nhật Ban đã nhanh chóng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản dé bù đắp lượng thủy sản thiếu hụt hiện nay, với mục đích phục vụ đời sống có nhu cầu ngày càng cao của người dân nước này.

Bởi, cá vẫn là nguồn thức ăn chính của nhân dân Nhật Bản trong các bữa ăn hàng ngày Mặt khác, những tác hại mạnh mẽ đối với đời sống của thủy hải sản đều do sự ô nhiễm môi trường đã gây nên Điều này đã làm giảm sự sống, sự sinh trưởng và sự phát trién của các loài thủy hải sản Không những vậy, với sự đánh bắt quá nhiều thủy hải sản của người dân đã làm mắt cân bằng hệ sinh thái, đã dẫn đến số tàu đánh cá giảm, gây ra thất nghiệp ở một số vùng.

1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản 1.3.1 Nhân tô thuộc về Nhật Bản

Từ trước đến nay, Nhật Bản nổi tiếng là một thị trường khó tính, đòi hỏi cao về các tiêu chuẩn kỹ thuật Do vậy, để đưa được mặt hàng thủy sản vào đất nước này không hé dé dàng Việc nhập khâu hàng hóa nói chung và mặt hàng thủy sản nói riêng vô cùng nghiêm ngặt.

1.3.1.1 Mức thuế quan Nhật Bản áp dụng - Mức thuế chung: đây là mức thuế cơ bản căn cứ theo luật thuế quan Nhat Ban và được áp dụng trong một thời gian dài (nhưng không áp dụng với thành viên

- Mức thuế tam thời: đây là mức thuế được áp dụng trong một thời hạn nhất định.

- Mức thuế wu đãi phổ cập (GSP): day là mức thuế áp dụng cho việc nhập khâu hàng hóa từ các quốc gia dang phát triển hay các khu vực lãnh thé Mức thuế áp dụng có thê thấp hơn những mức thuế được áp dụng cho các hàng hóa được nhập khẩu từ các quốc gia phát triển.

- Mức thuế WTO: đây là mức thuế căn cứ vào WTO và các hiệp định quốc tế khác.

Về nguyên tắc, mức thuế áp dụng theo thứ tự như sau: mức thuế GSP — mức thuế WTO — mức thuế tạm thời — mức thuế chung Tuy nhiên, nếu mức thuế tạm thời thấp hơn ba mức thuế còn lại thì áp dung mức thuế này.

1.3.1.2 Các qui định về nhập khẩu a Luật vệ sinh an toàn thực phẩm

Luật vệ sinh thực phâm của Nhật Bản ban hành tháng 4 năm 2006 được sửa đôi, bổ sung từ luật số 48 ngày 23/5/2003 Mục đích của bộ luật này nhằm ngăn chặn những thực phẩm gây nguy hại cho sức khỏe của người tiêu dùng Hiện nay, nhiều quốc gia sản xuất đã sử dụng hóa chất trong nuôi trồng, chế biến thủy sản và bảo quản thực phẩm một cách quá mức Do đó, Nhật Bản đã đưa ra các quy định mới và cụ thể đối với từng sản phẩm thủy sản được nhập khâu; lên danh sách kháng sinh, hóa chất, phụ gia được phép hoặc không được phép, lên danh sách những kháng sinh, hóa chất bị cắm, định lượng cụ thé cho các kháng sinh, hóa chất được phép sử dụng trong thực phâm có

Việc thi hành Luật vệ sinh an toàn thực phâm có một số thay đổi trong quy định là: Nhật Bản duy trì tần suất kiểm tra 100% các chỉ tiêu Enrofloxacin, Sulfadiazine,

Furazolidone đối với các mặt hàng tôm được nhập khẩu từ Việt Nam Tuy nhiên, với quy định mới của Luật vệ sinh an toàn thực phẩm, Nhật Bản đã loại bỏ các chất

Nhân tố thuộc về Việt Nam 1 Các văn bản quy phạm pháp luật về thủy sản của Việt Nam

Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực hết mình trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để có mặt hàng thủy sản đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của các thị trường nhập khâu, rút ngắn khoảng cách giữa các quy định quốc tế và trong nước.

Việt Nam ban hành Luật thủy sản Việt Nam năm 2017 theo hướng chi tiết trên tinh than kế thừa những nội dung, quy định đã khang định tính phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn trong Luật Thủy sản năm 2003 Luật này quy định số lượng và phân bồ hạn ngạch giấy phép khai thác của tàu theo nghề trên các vùng biển và phân cấp cho địa phương đề cấp phép cho từng tàu cá; quy định hợp tác quốc tế về bảo tồn nguồn lợi sinh vật biển, bảo tồn và quản lý các loài di cư xa, và các loài tại vùng biển quốc tẾ

Về lĩnh vực hướng dẫn nuôi trồng các loại thủy sản, Việt Nam ban hành các văn bản như: Thông tư 04/2016/TT — BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, Nghị định 55/2017/ND — CP về quan lý nuôi, chế biến và xuất khâu sản phẩm cá tra do Chính phủ ban hành, Thông tư 44/2010/TT - BNNPTNT quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi cá tra thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Về lĩnh vực các chất cấm không được sử dụng trong hải sản, các văn bản được nước ta ban hành như: Thông tư 64/2010/TT — BNNPTNT về việc đưa các sản phẩm có chứa trifluralin ra khỏi danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, Thông tư 20/2010/TT — BNNPTNT bổ sung hoạt chat Trifluralin vào Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản,

Vẻ lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, Thông tư 61/2012/TT — BNNPTNT quy định việc giám sát an toàn thực phẩm thủy sản sau thu hoạch đo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, Thông tư 38/2018/TT — BNNPTNT quy định việc thâm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phâm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thông tư 55/2011/TT — BNNPTNT về kiểm tra, chứng nhận chat lượng, an toàn thực phẩm thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Vé hoạt động xuất khẩu thủy sản, Quyết định 822/QD — BTS về việc thành lập ban chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển xuất khẩu thuy san do Bộ Thủy sản ban hành, Quyết định 12/2002/QD — BTS về việc thành lập hội đồng quan lý và ban kiểm soát quỹ phát triển thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam do Bộ Thủy sản ban hành, Quyết định 11/2002/QD — BTS về việc thành lập quỹ phát triển thị trường xuất khâu thuỷ sản Việt Nam do Bộ Thủy san ban hành,

1.3.2.2 Tác động của các Hiệp định kinh tế

Hiện nay, Việt Nam có ký kết 3 Hiệp định với Nhật Bản là: Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam

— Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thai Bình Dương (CPTPP) Các Hiệp định kinh tế này tiến tới giảm và loại bỏ dần thuế nhập khâu hàng hóa, trong đó có sản phẩm thủy sản nhập khâu vào thị trường Nhật Bản từ khi ký kết.

Do việc giảm thuế nhập khâu giúp cho giá thủy sản của Việt Nam xuất khâu sang Nhật Bản thấp hơn và tăng tính cạnh tranh cho mặt hàng này của Việt Nam Do vậy, các doanh nghiệp sản xuất xuất khâu thủy sản của Việt Nam cần tận dụng những cơ hội mà các hiệp định mang lại để tăng giá tri xuất khâu sang thị trường Nhật Bản.

1.3.2.3 Sản lượng thủy sản của Việt Nam

Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc và đường biển dài Đây là những lợi thế thuận lợi cho phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản Sản lượng thủy sản của Việt Nam đã tăng trưởng liên tục trong l7 năm qua Với mục tiêu thúc đây phát triển của Chính phủ, hoạt động nuôi trồng thủy sản của nước ta đã có những bước phát triển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao trong các năm vừa qua, bình quân đạt 12.77%/năm, đóng góp đáng kề vào tăng trưởng tông sản lượng thủy sản của nước ta.

Nguồn: Theo Tổng cục Hải sản

Hình 1.1: Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản Việt Nam (triệu tấn)

Trong giai đoạn 2015 — 2019, sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác đều tăng qua các năm Năm 2015, tổng sản lượng thủy sản đạt hơn 6.56 triệu tấn, trong đó, sản lượng nuôi trồng đạt 3.53 triệu tấn và sản lượng khai thác đạt 3.03 triệu tấn. Đến năm 2016, ngành thủy sản trải qua nhiều thăng trầm với những bắt lợi từ yếu t6 thời tiết, dịch bệnh, rào can thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp Mặc dù vậy, ngành thủy sản vẫn ghi nhận nhiều thành tựu Nước ta có tổng sản lượng thủy sản ước đạt hơn 6.7 triệu tan, tăng 2.5% so với cùng ky năm 2015 Trong đó thi sản lượng nuôi trồng trên 3.6 triệu tấn (tăng 3.3% so với cùng kỳ năm 2015) và sản lượng khai thác gần 3.1 triệu tan (tăng 1.7% so với cùng kỳ năm 2015).

Bước qua năm 2017, tình hình thời tiết trên biển không thuận lợi đối với họat động khai thác, đánh bắt thủy sản, trong khu vực biển Đông xuất hiện nhiều cơn bão và áp thấp nhiệt đới Không những thé, tình hình tàu cá của ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ và xử phạt tiếp tục diễn biến phức tạp Tổng sản lượng thủy sản theo thống kê của Tổng cục Hải sản năm 2017 đạt 7.225 triệu tấn Trong đó sản lượng khai thác đạt 3.389 triệu tấn và sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 3.836 triệu tấn (tôm các loại 723.8 nghìn tan: tôm nước lg 683.4 nghìn tắn gồm, tôm chân trắng 427 nghìn tan, tôm sú 256.4 nghìn tấn; cá tra đạt 1.251 triệu tấn) So với năm 2016, giá trị sản xuất thủy sản tăng 6%; tổng sản lượng tăng 5.6%, sản lượng khai thác tăng 5.7%, sản lượng nuôi trồng tăng 5.5%.

Vào năm 2018, tổng sản lượng thủy sản của cả nước đạt khoảng 7.74 triệu tấn, tăng 7.2% so với năm 2017 Trong đó có sản lượng khai thác thủy sản ước dat 3.59 triệu tan (tăng 6% so với năm 2017), với mức khai thác nội địa 218000 tan và khai thác biển đạt gần 3.4 triệu tấn Sản lượng nuôi trồng ước đạt 4.15 triệu tấn, tăng 8.3% so với năm 2017 Đối với tình hình nuôi thủy sản như: nhuyễn thé, cá biển, rong biển, cua ghe, tôm hùm tiếp tục có sự tăng trưởng tốt với diện tích nuôi nhuyễn thể là 45 nghìn ha, sản lượng 320 nghìn tan; tôm hùm 1.6 nghìn tan, cua ghẹ hơn 60 nghìn tấn; cá biển là 6000 ha, sản lượng 32 nghìn tấn;.

Năm 2019, ngành hàng tôm và cá tra phải đối mặt với nhiều thách thức khi giá nguyên liệu giảm trong khi giá nhiên liệu tăng là khó khăn nỗi bật nhất với ngành thủy sản Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp nói chung và các sản phẩm ngành thủy sản nói riêng Ngoài ra còn có các rào cản kỹ thuật của một số nước nhập khẩu anh hưởng đến sản xuất thủy sản Với tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản đạt 6.25% so với năm 2018, tổng sản lượng năm 2019 đạt khoảng 8.15 triệu tan, tăng 4.9% Trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 4.38 triệu tấn, tăng 5.2% và khai thác đạt 3.77 triệu tan, tăng 4.5% Đối với hoạt động khai thác thủy san, trong năm 2019, các tàu cá nghề lưới chụp, lưới kéo, lưới vây hoạt động nhiều, hiệu quả khá nhờ thời tiết thuận lợi Tàu nghề lưới rê của nhiều địa phương hoạt động cầm chừng, có hiệu quả thấp.

VIỆT NAM SANG NHẬT BẢNNguyên nhân của những hạn chế 1 Nguyên nhân thuộc về Nhà nước

Thứ nhất, các văn ban, thông tư hướng dẫn triển khai các cơ chế chính sách tín dụng còn chậm trễ, kéo dài khiến nông dân, ngư dân và các doanh nghiệp sản xuất đang thiếu vôn đề phục vụ sản xuất tram trọng Điền hình như: Nghị định 36/2014/ND

—CP về chính sách tín dụng về nuôi, chế biến và xuất khâu cá tra đã ban hàng từ tháng 4 năm 2014 nhưng mãi đến tháng 7 năm 2014 mới có thông tư hướng dẫn;

Thứ hai, các điều kiện đáp ứng vốn vay theo quy định chưa phù hợp với thực tế ngành thủy sản, đo đó các ngư dân, nông dân và các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu khó tiếp cận vốn vay từ các nguồn vốn ưu đãi Cụ thé theo nghị định 36/2014/ND — CP, một trong những chứng từ bắt buộc đối với nông dân vay vốn là phải có đầy đủ hóa đơn mua — bán, yêu cầu này quá khó và nông dân không thé đáp ứng được vi thông thường nông dân thực hiện mua bán trao tay, do đó nông dân không thé vay vốn được.

Tại Nghị định 67/2014/ND — CP, Ngân sách Nhà nước dau tư kinh phí 100% để xây dựng các hạng mục thiết yếu nhưng các hạng mục đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cho cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão chưa đồng bộ, ngân sách nhà nước đầu tư còn hạn chế, việc cân đối, bố trí kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành thủy sản chưa được như quy định tại Điều 3 của Nghị định này: “Bo tri kinh phí hàng năm giai đoạn 2015 - 2020 với mức dau tu bình quân hàng năm tăng gap 2 lan so với mức bình quân giai đoạn 2011 — 2014” Ngoài ra, Nghị định này cũng khuyến khích đóng tàu mới có công suất máy chính từ 400 CV trở lên đề đánh bắt xa bờ, hoặc nâng cấp máy chính từ 400 CV trở lên đối với tàu có công suất dưới 400 CV Yêu cầu đối với ngư dân phải hoạt động có hiệu quả, có khả năng tài chính và có phương án sản xuất cụ thể Thực tế thì đa số các phương tiện đánh bắt khai thác của Việt Nam có công suất nhỏ, tàu có công suất cao nhất cũng chỉ đạt ở mức 200 CV Mặt khác, các ngư dân còn nhiều khó khăn nên sẽ khó đáp ứng được yêu cầu về tài chính Đối với doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, một trong hé sơ bắt buộc là không có nợ xấu, chứng minh được phương án kinh doanh hiệu quả, có tài sản thế chap, thị trường tiêu thụ 6n định quy định này chỉ phù hợp với doanh nghiệp lớn và không phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Vì các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đáp ứng được yêu cầu này, trong khi đó doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành thủy sản chiếm chủ yếu trên 70% tổng số doanh nghiệp Do đó, nông dân, ngư dân, doanh nghiệp đã khó còn khó hơn.

Thứ ba, hạn mức vốn vay thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất của nông dân, ngư dân và các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu;

Thứ tr, quy trình xem xét vay vốn kéo dai, thủ tục rườm rà phức tạp Nghị định số 67/2014/ND — CP ngày 28/5/2014 quy trình thiết kế tàu, chờ phê duyệt thiết kế của các cơ quan quản lý kéo dài và chậm trễ.

Thứ năm, các hoạt động về truy xuất nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm ở nước ta còn mới mẻ Do vậy mà nhà nước thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

Thứ sáu, chưa được chú trọng đúng mức công tác vận động, tuyên truyền phổ biến, người dân không sử dụng hóa chất độc hại, chất kháng sinh.

Thứ bảy, công tác quản lý thuốc thú y, thuốc kháng sinh trong thủy sản lỏng lẻo.

Không những vậy, công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng thuốc còn kém hiệu quả Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm hóa chất, thuốc thú y và chế phâm sinh học đang được dùng trong nuôi trồng thủy sản Tuy nhiên, những hóa chất này không có trong danh mục được phép lưu hành tại nước ta Cơ sở kinh doanh thuốc bán nguyên liệu kháng sinh trực tiếp cho người nuôi trồng thủy sản.

Trong đó, có nhiều sản phâm có nhãn mác không đúng với đăng ký, thông tin không đúng, ghi thêm nhiều công dụng so với bản chất của sản phẩm Hiện nay, ngày càng có nhiều hiện tượng các công ty thuốc thú y cử nhân viên tiếp thị và bán thuốc thú y, đặc biệt là các loại thuốc ngoài danh mục ngay tại cơ sở nuôi trồng thủy sản.

2.4.3.2 Nguyên nhân thuộc về các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Một là, chỉ phí sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu cao là một trong những lý do khiến giá sản xuất thủy sản trong nước ta cao Chỉ phí sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất xuất khâu cao là do:

(i) Thiếu nguyên liệu thủy sản sản xuất nên chưa tối da hóa được công suất hoạt động của nhà may và dây chuyền sản xuất, vì vậy không thé giảm giá thành sản phẩm nhờ quy mô; di) Trang thiết bị, dây chuyền sản xuất, nhà máy, công nghệ còn lạc hậu và cũ kỹ.

Theo số liệu thống kê của VASEP, ở Việt Nam, doanh nghiệp san xuất xuất khâu thủy sản chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ Trong đó, doanh nghiệp nhỏ chiếm khoảng 40%, doanh nghiệp vừa chiếm khoảng 58.52% Các doanh nghiệp nhỏ khó đầu tư dây chuyền sản xuất, nhà máy, trang thiết bị mới và hiện đại do còn hạn chê vê vôn

Hai là, nhiều doanh nghiệp sản xuất thực hiện chưa nghiêm chế độ giám sát, kiểm tra, xét nghiệm nguyên liệu thủy sản đầu vào từ các hoạt động nuôi trồng, khai thác mặt hàng thủy sản và nguồn thủy sản nhập khẩu từ nước ngoài về Vì thiếu nguồn nguyên liệu thủy sản đầu vào phục vụ sản xuất xuất khẩu do vậy các doanh nghiệp thu gom hang từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chưa thực hiện nghiêm chế độ kiểm tra chất lượng thủy sản đầu vào.

Ba là, tất cả các công đoạn trong doanh nghiệp chưa được chú trọng trong công tác quản lý, giám sát thực hiện các chương trình quản lý chất lượng.

Bốn là, các thông tin được ghi tại các khaautrong chuỗi sản xuất xuất khâu mặt hàng thủy sản không mang tính liên tục và chính xác Do đó mà không thể truy xuất nguồn gốc xuất xứ của mặt hàng thủy sản.

2.4.3.3 Nguyên nhân thuộc về các hộ nuôi trồng và đánh bắt thủy sản

Thứ nhất, ý thức của nông dân, ngư dân, các đại lý thu mua trung gian, cơ sở sản xuất, chế biến yếu kém Vì chạy theo lợi nhuận nên họ cố ý lạm dụng các chất kháng sinh mà không biết rõ cách sử dụng của các chất kháng sinh này Vì vậy, dễ dẫn đến tình trạng dùng quá liều hoặc thời gian dùng đến thời điểm thu hoạch quá ngăắn, Các dư lượng kháng sinh trong thủy sản chủ yếu là: flumequin, marbofloxacin, chloramphenicol, enrofloxacin, trifluralin, ciprofloxacin, difloxacin, ofloxacin, norfloxacin,

KHẨU THỦY VIỆT NAM SANG NHẬT BẢNBối cảnh quốc tế khu vực và của Nhật Ban ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy

3.1.1 Ảnh hướng của đại dịch Covid — 19

Theo VASEP, dich Covid-19 trên thế giới chưa được khống chế ảnh hưởng đến xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang các thị trường trong quý II Sau khi giảm 16% trong tháng 5, thì sang đến tháng 6 xuất khẩu thủy sản tiếp tục giảm 10%, ước đạt 626 triệu USD.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, xuất khâu mặt hàng thủy sản của nước ta ước đạt trên 3.5 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2019 Trong đó, mặt hàng cá tra giảm sâu nhất 31%; mực bạch tuộc và cá ngừ đều giảm 20%, các loại cá biển khác giảm nhẹ 2%; chỉ có tôm giữ được mức tăng khiêm tốn gần 3%.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, đại dich Covid-19 bùng phát mạnh và có những diễn biến khá phức tạp trên toàn cầu gây ảnh hưởng đến ngành thủy san thế giới, khiến cho tiêu thụ thủy sản giảm, xu hướng thay đôi, đơn đặt hàng giảm từ 35% đến 50% Giãn cách xã hội khiến sản xuất trong nước và thương mại quốc tế đình trệ, doanh nghiệp bị thiếu nguyên liệu chế biến, vận tải và thanh toán khó khăn dẫn đến thiếu vốn dé duy trì và phục hồi hoạt động.

Trong khi đó, lĩnh vực nhà hàng, dịch vụ ngưng trệ cũng khiến tiêu thụ các loài thủy sản chính cho phân khúc này giảm, kéo theo giá sản phẩm thủy sản giảm đồng loạt trên thị trường thế giới Các mặt hàng thủy sản chủ lực như cá tra, cá tuyết, cá hồi, cá chẽm, cá rô phi, mực, bạch tuộc, tôm đều bị giảm giá, khiến cho doanh thu của các nhà xuất khẩu giảm.

Xét về thị trường, tính đến hết tháng 6, xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang Liên minh Châu Âu giảm sâu nhất 35%, sang Mỹ giảm 6%, sang ASEAN giảm 17%, sang Hàn Quốc giảm 9%, Trung Quốc giảm 3% và sang Nhật giảm 5% Chỉ có một vài thị trường như Anh và Canada tăng nhẹ nhập khẩu từ nước ta, nhưng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng xuất khẩu sản phâm thủy sản của cả nước.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam dự báo, trong vài tháng tới, thương mại của ngành thủy sản trên thị trường thế giới sẽ chưa có dấu hiệu lạc quan khi dịch Covid — 19 còn diễn biến phúc tạp tại các thị trường lớn Mỹ, EU, Trung Quốc Cơ quan quản lý Trung Quốc cũng siết chặt kiểm tra hàng nhập khâu khiến cho

32 việc xuất khâu mặt hàng thủy sản của nước ta (tôm, cá tra) sang thị Trung Quốc bị chững lại và giá giảm.

Ngoài ra, chuỗi cung ứng thành phẩm và nguyên liệu bị gián đoạn cũng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid — 19, dẫn đến dòng tiền và hàng đều bị ùn ứ hay thiếu hụt.

Do vậy mà có nhiều khách hàng nước ngoài yêu cầu việc thanh toán lùi thời gian tới vài tháng Không những vậy, những khách hàng này còn yêu cầu việc giảm giá sâu các lô hàng đã nhận được trước đó Điều này khiến nhiều doanh nghiệp thủy sản không xoay vòng vốn được dé thực hiện việc thanh toán các khoản vay với ngân hàng và các chi phí khác phải trả như: thuế phí, lương, vật tư đầu vào, nguyên liéu,

Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu lạc quan cho xuất khẩu khi doanh số bán lẻ trên thị trường thế giới vẫn ôn định hoặc tăng đối với thủy sản đông lạnh, đóng hộp, ướp và hun khói với thời hạn sử dụng lâu hơn Giao dịch thủy sản trên thế giới trì trệ vì vận chuyên bị gián đoạn, nhưng xu hướng giao dịch điện tử, bán lẻ online sẽ bù đắp một phần cho sự sụt giảm nhu cầu trên thị trường.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng kỳ vọng EVFTA có hiệu lực từ 1/8/2020 có là một “cú hich” cho xuất khâu thủy sản Việt Nam trong những tháng cuối năm Đặc biệt là những mặt hàng được hưởng thuế về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực như tôm sú, tôm chân trắng đông lạnh, mực bạch tuộc chế biến, nhuyễn thé hai mảnh vỏ và các sản phẩm có hạn ngạch miễn thuế như cá ngừ đóng hộp và surimi.

3.1.2 Ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, các sản phâm tôm của Trung Quốc với các mã HS 16052105, 03061700, 16052905, 16052110, 16052910 bị Mỹ áp thuế 10% Trên thị trường Mỹ, các mặt hàng này cũng là thế mạnh của nước ta.

Trên thị trường nước Mỹ, các mặt hàng này có khả năng cạnh tranh về thuế suất và giá với Trung Quốc Vi vậy, đây có thé được coi là lợi thế cho nước ta khi tăng xuất khâu những sản phẩm này sang thị trường Mỹ Không những thế, tôm của nước ta đã có một chỗ đứng nhất định với trong lòng người tiêu dùng nước Mỹ Vì vậy, các nhà nhập khẩu Mỹ sẽ chọn sản phâm của nước ta là nhà cung cấp thay thé khi nguồn cung từ Trung Quốc sụt giảm.

Tuy nhiên, VASEP cho biết, vì phải chịu mức thuế suất cao khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ, nên Trung Quốc cũng sẽ giảm việc nhập khẩu mặt hàng tôm nguyên liệu dé chế biến và tái xuất khâu Do vậy có thé gây ảnh hưởng tới việc xuất khâu mặt hàng tôm nguyên liệu của nước ta vào thị trường Trung Quốc Trong khi đó, vào năm

2017, thị trường Trung Quốc nhập khẩu tôm nguyên liệu sống, tươi, đông lạnh (HS 03) chiếm 94% tổng xuất khẩu mặt hàng tôm của nước ta.

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ — Trung diễn ra, cả hai nước đều nghi ngờ lẫn nhau Vì vậy, hai nước này sẽ đặt ra những hàng rào tiêu chuan kỹ thuật gắt gao hơn với những hàng hóa của Việt Nam khi được xuất khẩu vào cả hai thị trường Mỹ và Trung Quốc Nước Mỹ sẽ kiểm tra chặt chẽ, gắt gao hơn về xuất xứ của tôm đến từ Việt Nam, vì có khả năng các doanh nghiệp tôm của Trung Quốc sẽ

"muon" Việt Nam dé lay xuất xứ va xuất khẩu sang thị tường Mỹ Mặc dù vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên coi đây là cơ hội để khang định vị trí của mình, nâng cao chất lượng và minh bạch hóa nguồn gốc sản phẩm Từ đó có thể giành được thị phần từ Trung Quốc trên thị trường Mỹ.

Một số quan điểm chủ yếu

Theo Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), ngành thủy sản của nước ta sẽ phát triển theo hướng hiện đại hóa, máy móc, công nghệ sẽ thay thế lao động chân tay Chính vì vậy, trong dự thảo chiến lược phát triển ngành, con số 3.9 triệu lao động tại thời điểm hiện tại sẽ giảm xuống còn 3.5 triệu vào năm 2030 và đến năm 2045 sẽ chỉ còn 3 triệu lao động Số lao động bị đào thải sẽ được đào tạo lại dé chuyên đổi nghề.

Cụ thể, đến năm 2030, ngành kinh tế thủy sản sẽ đóng góp 28 — 30% GDP trong cơ cấu của ngành nông nghiệp Tổng sản lượng ngành thủy sản đạt 10 triệu tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản khoảng 70 — 75% và sản lượng khai thác thủy sản khoảng 25 — 30% Giá trị kim ngạch xuất khâu mặt hàng thủy sản đạt 18 — 20 tỉ USD.

Trong đó xuất khẩu tại chỗ, thông qua du lịch và khách quốc tế khoảng 1.3 tỉ USD.

100% cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và các quy chuẩn bảo vệ môi trường.

Tầm nhìn dài hơn, đến năm 2045, Việt Nam sẽ là trung tâm chế biến mặt hàng thủy sản chất lượng cao trong khu vực ASEAN và Châu Á, thuộc nhóm 3 quốc gia sản xuất và xuất khâu mặt hàng thủy sản dẫn dau thé giới.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong chiến lược đề ra, ngành thủy sản phải dam bảo mục tiêu bảo vệ môi trường sông của các loài thủy sản; củng cố, mở rộng, thành lập mới các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đảm bảo diện tích các khu bảo tồn biển, bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven biến, phục hồi các hệ sinh thái biển đạt 6% diện tích biển Việt Nam;

3.3 Giải pháp thúc day xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản 3.3.1 Giải pháp đối với Nhà nước

Dé ngành thủy sản hoạt động có hiệu quả thì vai trò của Nhà nước là rất quan trọng Nhà nước tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và điều tiết cho ngành thủy sản phát triển đúng hướng Các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu mặt hàng thủy sản thực sự rất cần sự giúp đỡ của Nhà nước trong việc tăng cường khả năng tiếp thị, khả năng hiểu biết thị trường, mở các văn phòng đại diện

> Nâng cao tinh hiệu qua của các chính sách tin dung cho ngự dân, nông dan và các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu thủy sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì chỉ đạo lãnh đạo các địa phương tăng cường công tác tổ chức các cuộc gặp gỡ tiếp xúc giữa nông dân, ngư dân, doanh nghiệp sản xuất xuất khâu và các ngân hàng thương mại ở các địa phương Từ đó, tổng hợp các ý kiến phản hồi liên quan đến chính sách tín dụng ưu đãi như điều kiện vay vốn, thời hạn vay vốn, hạn mức vay vốn, mức lãi suất, trình tự, thủ tục vay vốn của các ngân hang thương mại, làm cơ sở cho việc đề xuất kiến nghị Chính phủ xem xét bổ sung, sửa đổi kịp thời và đáp ứng tốt nhất các nhu cau cần thiết của ngư dân, nông dân và các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu thủy sản.

Chính quyền địa phương các cấp cần đây mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức về các chính sách tín dụng ưu đãi rộng khắp bằng nhiều phương tiện truyền thông, kênh thông tin khác nhau nhằm đảm bảo các ngư dân, nông dân và các doanh nghiệp biết và hiểu được các điều kiện vay, thủ tục vay, quyền lợi và nghĩa vụ khi vay, các khoản phải trả, lãi suất,

Chính phủ cần chỉ đạo các ngân hàng thương mại phải minh bạch, công khai các thủ tục theo hướng đơn giản về: thông báo, các ưu đãi khác đến tận tay các đối tượng vay vốn, điều kiện cho vay, niêm yết công khai mức vay không có đảm bảo bằng tài sản, lãi suất vay ưu đãi Đồng thời, trong việc thâm định các phương án sản xuất — kinh doanh phải có sự kết hợp chặt chẽ với các ban ngành liên quan; xây dựng cơ chế khoanh nợ, giảm nợ và tiếp tục cho vay đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có phương án sản xuất — kinh doanh tốt nhưng gặp rủi ro.

Ngoài ra, Chính phủ cũng cần yêu cầu các ngân hàng thương mại thực hiện quy trình cho vay theo hướng tinh gọn và phù hợp với tình trạng của ngư dân, nông dân và các doanh nghiệp trong từng giai đoạn.

> Rà soát lại các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư, kinh doanh

Nhà nước nên tiếp tục xem xét các chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật về các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh nhằm sửa đổi, bố sung các nội dung thiếu nhất quán, không đồng bộ và bổ sung các nội dung còn thiếu, đồng thời loại bỏ các điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư không còn phù hợp với hiện nay.

Ra soát, b6 sung và sửa đổi kịp thời các thông tư hướng dẫn liên quan đến các gói tín dụng cho nông dân, ngư dân và các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là Nghị định số 67/2014/ND — CP ngày 28/5/2014 về việc khuyến khích dong tàu mới đánh bắt xa bờ với công suất máy từ 400 CV trở lên, nhằm đảm bao tính hiệu quả của các gói tín dụng đối với sự phát triển của ngành thủy sản nước ta.

> Nâng cao hiệu quả quản lý thuốc thú ý, thuốc kháng sinh, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hop vi phạm

Tăng cường vai trò của chính quyền các cấp ở địa phương về việc quản lý việc buôn bán, sử dụng thuốc thú y và thuốc kháng sinh tại địa phương Đồng thời, phối hợp với cơ quan chuyên ngành bảo vệ thực vật t6 chức hướng dẫn, tuyên truyền việc sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả.

Tăng cường công tác kiểm tra việc sử dụng thuốc thú y và thuốc kháng sinh của nông dân, phối hợp với chính quyền địa phương vận động, hướng dẫn, tuyên truyền với nông dân sản xuất theo quy trình an toàn, IPM, GAP, và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Trong đó đặc biệt chú trọng biện pháp xử lý thông báo công khai trên các phương tiện truyền thông thông tin đại chúng (đặc biệt là phương tiện thông tin

36 cấp xã, phường, thị tran) các trường hop vi phạm về sử dụng thuốc thú y và thuốc kháng sinh.

> Hoàn thiện các cơ chế quản lý và các quy định liên quan đến kiểm soát chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản xuất khẩu

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần day nhanh tiến độ phân tích hệ thống các tiêu chuẩn quốc tế nói chung và tiêu chuẩn của Nhật Bản nói riêng liên quan đến chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm Từ đó xây dựng danh mục tiêu chuẩn, quy chuẩn cho nước ta phù hợp với các tiêu chuẩn của Nhật Bản và cũng như của quốc tế với lộ trình cụ thẻ.

> Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về kiểm soát, kiểm dich an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sán xuất khẩu

Các kế hoạch hành động về kiểm dịch động thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm nên được Nhà nước xây dựng, ban hành các quy định theo nguyên tắc tiếp cận hệ thống toàn bộ ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất Từ đó, từng cơ quan sẽ được phân nhóm hành động theo trách nhiệm và chức năng.

KET LUẬN

Thủy sản là một ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta, hàng năm ngành thủy sản mang về một lượng ngoại tệ rất lớn Nhật Bản là một đối tác chiến lược quan trọng trong thương mại thủy sản của nước ta, là một thị trường xuất khẩu thủy sản chủ lực Việt Nam Nhưng để đứng vững trên thị trường này là không hề dễ dàng, đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp của các quốc gia là điều không thể tránh khỏi Do đó, cần một sự nỗ lực lớn của Nhà nước, doanh nghiệp và các hộ chăn nuôi thủy sản.

Những năm qua, thủy sản xuất khẩu đã dat được những thành tựu đáng ké Tuy nhiên, phải khăng định rằng, chúng ta chưa làm hết khả năng và tiềm năng của đất nước mình Những yêu cầu khắt khe về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nguồn sốc là những khó khăn mặt hàng thủy sản của Việt Nam cần phải vượt qua Trong tương lai, chúng ta có thé đạt niềm tin vào sự thành công hơn nữa của ngành thủy sản Việt Nam tại thị trường Nhật Bản tiềm năng này.

Ngày đăng: 01/09/2024, 03:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w