1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một Số Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Thuỷ Sản Việt Nam Sang Thị Trường Mỹ.docx

74 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Thuỷ Sản Việt Nam Sang Thị Trường Mỹ
Tác giả Phạm Minh Huế
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 160,09 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU (8)
    • I. XUẤT KHẨU (8)
      • 1. Khái niệm (8)
      • 2. Các hình thức xuất khẩu (9)
        • 2.1 Xuất khẩu trực tiếp (9)
        • 2.2 Xuất khẩu gián tiếp (9)
        • 2.3 Buôn bán đối lưu (9)
        • 2.4 Gia công quốc tế (9)
        • 2.5 Tái xuất khẩu (9)
        • 2.6 Xuất khẩu theo Nghị định thư (10)
      • 3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu (10)
        • 3.1 Xuất khẩu tạo ra nguồn thu ngoại tệ (10)
        • 3.2 Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH - HĐH) đất nước (11)
        • 3.3 Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH (11)
        • 3.4 Xuất khẩu góp phần giải quyết việc làm cho xã hội và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế trong quan hệ thương mại quốc tế (11)
        • 3.5 Xuất khẩu là cơ sở để thực hiện phương châm đa dạng hoá và đa phương hoá trong quan hệ đối ngoại của Đảng (12)
    • II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU (12)
      • 1. Luật pháp (12)
      • 2. Hệ thống các chính sách và công cụ kinh tế (13)
        • 2.1 Thuế quan hay thuế xuất nhập khẩu (14)
        • 2.2 Hạn ngạch (Quota) (14)
        • 2.3 Hàng rào phi thuế quan (14)
        • 2.4 Trợ cấp xuất khẩu (14)
      • 3. Công nghiệp (15)
      • 4. Đặc điểm kinh tế - xã hội (16)
      • 5. Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ sau (16)
    • III. KINH NGHIỆM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI (19)
      • 1. Trung Quốc (19)
      • 2. Hàn Quốc (19)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT (21)
    • I. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG THUỶ SẢN MỸ (21)
      • 1. Thị trường tôm tại Mỹ (23)
      • 2. Thị trường cá da trơn tại Mỹ (24)
    • II. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG THUỶ SẢN VIỆT NAM (25)
      • 1. Tiềm năng thủy sản của Việt Nam (25)
      • 2. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (27)
    • III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ (31)
      • 1. Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ (31)
        • 1.1 Giá trị kim ngạch xuất khẩu (31)
        • 1.2 Cơ cấu xuất khẩu (38)
          • 1.2.1 Cơ cấu mặt hàng (38)
          • 1.2.2 Mặt hàng tôm (40)
          • 1.2.3. Mặt hàng cá (41)
          • 1.2.4 Nhóm nhuyễn thể (42)
      • 2. Những vấn đề còn tồn tại trong quá trình xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ (42)
        • 2.1 Khó khăn về luật pháp và những rào cản kĩ thuật (42)
        • 2.2 Những vấn đề về nguồn nguyên liệu thuỷ sản (44)
        • 2.3 Những vấn đề khác (44)
      • 3. Những nguyên nhân chủ yếu (45)
  • CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ (48)
    • I. CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM (48)
      • 1. Quan điểm đề xuất chiến lược (48)
      • 2. Phương hướng phát triển xuất khẩu thuỷ sản trong giai đoạn tới (48)
      • 3. Mục tiêu phát triển xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020 (48)
        • 3.1 Mục tiêu ngắn hạn (48)
        • 3.2 Mục tiêu dài hạn (51)
      • 4. Định hướng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Mỹ (51)
    • II. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ (53)
      • 1.1 Tổ chức hệ thống thông tin phản ánh kịp thời sự thay đổi nhu cầu, thị hiếu (53)
      • 1.2 Các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản cần hoàn thiện công tác thu mua, tạo nguồn hàng cho xuất khẩu (54)
      • 1.3 Các doanh nghiệp tăng cường đầu tư cho khâu chế biến (55)
      • 1.4 Chú trọng áp dụng KH- KT nâng cao chất lượng hàng thuỷ sản và hạ giá thành sản phẩm (56)
      • 1.5 Các doanh nghiệp phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thương mại và chú trọng việc giới thiệu sản phẩm khi xâm nhập vào thị trường Mỹ (58)
      • 1.6 Tăng cường liên doanh, liên kết với mục tiêu tăng sức cạnh tranh trên thị trường Mỹ (59)
      • 1.7 Đẩy mạnh phát triển mạng lưới phân phối rộng rãi trên thị trường Mỹ.54 (60)
      • 1.8 Các doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện phương thức xuất khẩu hàng thuỷ sản (61)
      • 1.9 Phát huy hơn nữa vai trò của Hiệp hội thuỷ sản Việt Nam (62)
      • 1.10 Luôn tiến hành công tác tổ chức nghiên cứu và nắm vững hệ thống luật pháp hiện hành của Mỹ (62)
      • 1.11 Các doanh nghiệp chú trọng công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng cách đào tạo và đào tạo lại (64)
      • 2. Một số kiến nghị với các cơ quan Nhà nước (65)
        • 2.1 Tăng cường đầu tư và quản lý tốt việc đánh bắt xa bờ và nuôi trồng thuỷ sản để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu (65)
        • 2.2 Hoàn thiện cơ chế chính sách xuất khẩu cũng như thủ tục hành chính. .61 (67)
        • 2.3 Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại hàng thuỷ sản trên thị trường Mỹ (69)
        • 2.4 Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển hệ thống dịch vụ để tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy phát triển thương mại (70)
        • 2.5 Tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ (70)
  • KẾT LUẬN (72)

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Chuyên đề thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 3 I XUẤT KHẨU 3 1 Khái niệm 3 2 Các hình thức xuất khẩu 3 2 1 Xuất khẩu trực tiếp 3 2 2 Xuất[.]

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

XUẤT KHẨU

Hoạt động xuất khẩu là hoạt động kinh doanh, buôn bán trên phạm vi quốc tế Nó không phải là hành vi mua bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và nâng cao mức sống của nhân dân.

Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực và vô cùng đa dạng Từ xuất khẩu nguyên liệu đến những mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao như phần mềm máy vi tính…Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên diện rộng cả về thời gian và không gian Có hoạt động xuất khẩu diễn ra trong thời gian ngắn, phạm vi hẹp ngược lại có những hoạt động kéo dài đến hàng năm và hàng hoá phải vượt qua hàng ngàn cây số Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác được lợi thế so sánh của từng

Như vậy, xuất khẩu là hoạt động kinh doanh có thể đem lại hiệu quả đột biến nhưng cũng có thể gây thiệt hại lớn vì phải đối đầu với một hoặc một số hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài mà các chủ thể trong nước tham gia xuất khẩu không dễ dàng khống chế được.

2 Các hình thức xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu có những hình thức chủ yếu sau:

Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu trong đó người bán (người sản xuất, người cung cấp) và người mua quan hệ trực tiếp với nhau (bằng cách gặp mặt, qua thư từ, điện tín) để bàn bạc thoả thuận về hàng hoá, giá cả và các điều kiện giao dịch khác.

Xuất khẩu gián tiếp là do việc nhà sản xuất thông qua dịch vụ độc lập của người trung gian thứ ba để tiến hành xuất khẩu các sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài Người trung gian phổ biến trong giao dịch quốc tế là đại lý và môi giới.

Buôn bán đối lưu còn được gọi là hình thức xuất nhập khẩu liên kết, là phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán hàng đồng thời là người mua, lượng hàng trao đổi với nhau có giá trị tương đương Mục đích của xuất khẩu không phải là thu ngoại tệ mà thu về một hàng hoá có giá trị tương đương Hai hình thức buôn bán đối lưu chủ yếu là hàng đổi hàng và trao đổi bù trừ.

Gia công quốc tế là hoạt động kinh doanh thương mại trong đó một bên (gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu bán bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công) Như vậy trong gia công quốc tế, hoạt động xuất khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất.

Tái xuất khẩu là hình thức thực hiện xuất khẩu trở lại sang các nước khác những hàng hoá đã mua ở nước ngoài nhưng chưa qua chế biến ở nước tái sản xuất.

Có hai hình thức tái xuất khẩu:

Kinh doanh chuyển khẩu: là mua hàng của một nước (nước xuất khẩu) để bán cho một nước khác (nước nhập khẩu) mà không làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá vào nước mình

Tạm nhập, tái xuất: là việc mua bán hàng hoá của một nước để bán cho nước khác trên cơ sở hợp đồng mua bán hàng hoá ngoại thương có làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá nên làm thủ tục xuất khẩu mà không qua gia công chế biến

2.6 Xuất khẩu theo Nghị định thư Đây là hình thức mà doanh nghiệp tiến hành theo chỉ tiêu mà Nhà nước giao cho một hoặc một số mặt hàng nhất định cho Chính phủ nước ngoài trên cơ sở Nghị định thư đã kí kết giữa hai Chính phủ.

Hình thức này cho phép doanh nghiệp tiết kiệm được các khoản chi phí trong việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm bạn hàng tránh được rủi ro trong thanh toán nhưng lại hạn chế về số lượng Chỉ tiêu xuất khẩu được quyết định trước theo Nghị định thư giữa hai Chính phủ.

3 Vai trò của hoạt động xuất khẩu

Thúc đẩy xuất khẩu – nhân tố quan trọng trong tăng trưởng và phát triển kinh tế Sự phát triển thương mại quốc tế giữa Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới là nhằm khai thác lợi thế so sánh của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển. Lợi thế so sánh bao gồm cả lợi thế tự nhiên và lợi thế đạt được nên sự phân công lao động trong tiến trình tăng trưởng trên cơ sở thúc đẩy xuất khẩu không ngừng thay đổi có lợi cho mỗi quốc gia.

3.1 Xuất khẩu tạo ra nguồn thu ngoại tệ

Trong các nguồn thu ngoại tệ cho Ngân sách quốc gia có một số nguồn thu chính: Xuất khẩu hàng hoá - dịch vụ, đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp, vay nợ của Chính phủ và tư nhân, kiều bào nước ngoài gửi về, các khoản thu viện trợ, Tuy nhiên, chỉ có thu từ xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ là tích cực nhất vì những lý do sau: không gây ra nợ nước ngoài như các khoản vay của Chính phủ và tư nhân; Chính phủ không bị phụ thuộc vào những ràng buộc và yêu sách của nước khác như các nguồn tài trợ từ bên ngoài; phần lớn ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu thuộc về các nhà sản xuất trong nước được tái đầu tư để phát triển sản xuất, không bị chuyển ra nước ngoài như nguồn đầu tư nước ngoài, qua đó cho phép nền kinh tế tăng trưởng chủ động, đỡ bị lệ thuộc vào bên ngoài.

3.2 Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH - HĐH) đất nước

Sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia đều đòi hỏi có các điều kiện về nhân lực, tài nguyên, vốn, kỹ thuật Song không phải bất cứ quốc gia nào cũng có đủ cả 4 điều kiện trên, trong thời gian hiện nay, các nước đang phát triển đều thiếu vốn, kỹ thuật, lại thừa lao động Mặt khác, trong quá trình CNH - HĐH, để thực hiện tốt quá trình đòi hỏi nền kinh tế phải có cơ sở vật chất để tạo đà phát triển Để khắc phục tình trạng này, các quốc gia phải nhập khẩu các thiết bị, máy móc, kỹ thuật công nghệ tiên tiến Hoạt động xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ và các quốc gia có thể dùng nguồn thu này để nhập công nghệ phục vụ cho sản xuất

3.3 Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, pháp luật thực hiện vai trò của nó trên hai phương diện:

Một là: Pháp luật là công cụ cưỡng chế hành vi của các doanh nghiệp nếu như hoạt động sản xuất kinh doanh của họ có thể làm tổn hại đến lợi ích của toàn xã hội.

Hai là: Pháp luật là công cụ tạo ra môi trường tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp bởi vì nhờ có pháp luật mà doanh nghiệp biết được cái gì được làm, cái gì không được làm, và đương nhiên cái gì được làm là được pháp luật bảo hộ quyền tự do.

Trong nền kinh tế thị trường, quyền tự do kinh doanh là trung tâm, mục tiêu động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế Tuy nhiên, tự do kinh doanh không có nghĩa là vô Chính phủ, là vô hạn mà nó được thực hiện trong sự tôn trọng lợi ích của xã hội, của nhân dân, của các chủ thể kinh doanh khác.

Pháp luật không thể là những quy định hạn chế quyền tự do kinh doanh mà phải tạo tiền đề pháp lí cho sự ổn định của các quan hệ kinh doanh Cơ chế thị trường lấy nguyên tắc “doanh nghiệp được làm những gì mà pháp luật không ngăn cấm” thay cho nguyên tắc “doanh nghiệp đựơc làm những gì mà pháp luật cho phép” Pháp luật chỉ quy định những điều cấm và để tạo hành lang pháp lí cho doanh nghiệp hoạt động.

2 Hệ thống các chính sách và công cụ kinh tế

Hệ thống các chính sách và công cụ kinh tế sẽ giúp Nhà nước có thể điều khiển hoạt động của các doanh nghiệp Có thể nói, mỗi chính sách kinh tế là một hành lang hướng dẫn hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động một cách phù hợp với lợi ích của toàn xã hội Chính sách thương mại là một trong những chính sách như vậy.

Chính sách thương mại hướng tới sự phát triển của thị trường trong nước và quốc tế Nhưng phần lớn các nhà hoạch định chính sách đều tập trung chủ yếu về thương mại quốc tế (TMQT) Chính sách TMQT có vai trò then chốt trong thương mại của quốc gia Chính sách TMQT thường nhằm tới các mục tiêu chủ yếu sau:

Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ

Định hướng tiêu dùng trong nước

Nội dung chính của TMQT bao gồm:

Chính sách thuế xuất nhập khẩu

Hạn ngạch xuất nhập khẩu

Chính sách tỉ giá hối đoái

Bên cạnh chính sách thuế và hạn ngạch, Chính phủ còn thực hiện các biện pháp khác nhằm hỗ trợ giá xuất khẩu như phá gía đồng tiền, trợ giá xuất khẩu, ưu đãi tín dụng, trợ giúp các doanh nghiệp tăng cường khả năng tiếp cận với các thông tin TMQT, đào tạo kĩ năng xúc tiến thương mại cho cán bộ hoạt động xuất nhập khẩu.

2.1 Thuế quan hay thuế xuất nhập khẩu

Thuế quan là loại thuế gián thu đánh vào hàng hoá XNK khi qua lĩnh vực thuế quan của một nước Nhà nước sử dụng công cụ thuế quan nhằm mục tiêu: Một là, quản lý XNK, nâng cao hiệu quả hoạt động ngoaị thương, góp phần bảo vệ sản xuất và hướng dẫn tiêu dùng; Hai là, tăng thu ngân sách Tại Mĩ, thuế trong TMQT chiếm 1% tất cả các nguồn thu về thuế Ở Việt Nam, thuế XNK chiếm khoảng 25% nguồn thu ngân sách của Nhà nước.

Hạn ngạch được hiểu là quy định của Nhà nước về số lượng (hoặc giá trị) của một mặt hàng hoặc một nhóm mặt hàng được phép xuất khẩu sang hoặc nhập khẩu từ một thị trường nhất định trong một thời gian nhất định, thông qua hình thức cấp giấy phép (quota xuất, nhập khẩu) Quota nhập khẩu là hình thức phổ biến hơn.

Hạn ngạch thường là những quy định hạn chế về số lượng đối với những mặt hàng dễ đo đếm và có giá trị cao còn hạn chế trị giá đối với những mặt hàng khó đo đếm.

2.3 Hàng rào phi thuế quan Đó là những quy định hành chính phân biệt đối xử nhằm chống lại hàng hoá nước ngoài và ủng hộ sản xuất nội địa Như vậy chúng ta có thể khái quát hàng rào phi thuế quan là những khác biệt trong những quy định hoặc tập quán của các quốc gia làm cản trở sự lưu thông tự do của các hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất với các nước.

Trợ cập xuất khẩu là những biện pháp của Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nhằm tăng nhanh số lượng hàng và trị giá kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ Trợ cấp xuất khẩu là những biện pháp mà Chính phủ áp dụng như trợ cấp trực tiếp hoặc cho vay với lãi suất thấp hoặc là miễn thuế cho các nhà xuất khẩu trong nước (kể cả các nhà sản xuất và kinh doanh XNK) Mặt khác, Chính phủ có thể thực hiện một khoản cho vay ưu đãi đối với các bạn hàng nước ngoài để họ có điều kiện mua các sản phẩm do nước mình sản xuất ra và để xuất khẩu ra bên ngoài.

Trong xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá, chính sách TMQT đã có những thay đổi căn bản về chất Với việc thành lập các khu vực tự do thương mại thì phần lớn những hàng rào cản thông qua thuế nhập khẩu hoặc hạn ngạch bị dỡ bỏ, những biện pháp hỗ trợ xuất khẩu phải thực hiện hạn chế.

Lợi thế cạnh tranh của một quốc gia trên một ngành công nghiệp phụ thuộc rất lớn vào sự hiện diện của các ngành công nghiệp liên quan và các ngành công nghiệp hỗ trợ Có lợi thế thương mại tồn tại nếu các quốc gia khác nhau về khả năng công nghệ để sản xuất ra các hàng hoá và dịch vụ Công nghiệp được định nghĩa là các kĩ thuật để biến đổi các tài nguyên thành các sản phẩm cần thiết Lý do của thương mại trong lý thuyết lợi thế so sánh là sự khác biệt về mặt công nghệ giữa các nước

Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu hoá như hiện nay thì cần đẩy mạnh việc áp dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh XNK Thương mại điện tử là sử dụng các phương pháp điện tử để làm thương mại.Thương mại điện tử (việc sử dụng Internet, Web…) sẽ giúp cho các doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về kinh tế - thương mại từ đó có thể xây dựng đựơc các chiến lược sản xuất và kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển của thị trường trong nước, khu vực và thị trường quốc tế…Thương mại quốc tế còn giúp các doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và tiếp thị.

KINH NGHIỆM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Kinh nghiệm đầu tiên, Chính phủ Trung Quốc xác định tập trung mở cửa kinh tế để phát triển thị trường hàng hoá xuất khẩu Trung Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp để tăng sức cạnh tranh hàng hoá xuất khẩu Bao gồm:

Trung Quốc ưu tiên phát triển các đặc khu kinh tế, mở cửa các cửa khẩu, chú trọng đến việc phát triển hoạt động biên mậu Để giúp các DNXK thoát khỏi tình trạng lệ thuộc và thiếu năng động, Trung Quốc đã từng bước thực hiện các chính sách trợ cấp xuất khẩu, các công cụ về thuế, hỗ trợ về tài chính, chính sách tỷ giá hối đoái, hỗ trợ xúc tiến thương mại và tìm cách vượt qua rào cản về hàng rào kĩ thuật của các nước nhập khẩu cũng là một kinh nghiệm thành công trong việc phát triển thị trường xuất khẩu

Bên cạnh đó Chính phủ Trung Quốc tiến hành đổi mới bộ máy tổ chức ngoại thương cho ngày càng gọn nhẹ, giảm bớt sự rườm rà trong thủ tục hành chính, giúp cho hoạt động xuất khẩu thuận lợi.

Kinh nghiệm quan trọng trong thúc đẩy thị trường hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc là việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Trung Quốc đề ra kế hoạch lấy khoa học kỹ thuật để phát triển mậu dịch Mục tiêu của kế hoạch này là hình thành môi trường kĩ thuật cao, đẩy nhanh tốc độ sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm kĩ thuật cao.

2 Hàn Quốc Đối với Hàn Quốc, xuất khẩu luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng GDP là thành quả của các biện pháp:

Hàn Quốc không đánh thuế đối với mặt hàng xuất khẩu Hàn Quốc cho phép tự do hoá xuất khẩu hầu hết các mặt hàng chỉ rất ít các mặt hàng chịu sự điều tiết của Nhà nước

Về tín dụng, Chính phủ Hàn Quốc thực hiện tín dụng xuất khẩu dưới ba hình thức: Vốn xuất khẩu dành cho nhà cung cấp trong nước, vốn trực tiếp dành cho người mua nước ngoài, vốn cho vay lại bằng cách EXIMBANK của Hàn Quốc cho ngân hàng nước ngoài vay tiền với lãi xuất thấp để ngân hàng này cho người mua vay lại để mua hàng hoá của Hàn Quốc

Cục xúc tiến thương mại của Hàn Quốc, Phòng Thương mại và Công nghiệp cùng với các Viện nghiên cứu thực hiện cung cấp miễn phí một cách dễ dàng các thông tin cần thiết về thị trường, cơ hội làm ăn Mạng lưới các trung tâm cung cấp thông tin này được đặt ở nhiều nơi trên thế giới nhằm mục đích thu thập thông tin thị trường, kinh tế, chính trị từ các nước một cách nhanh nhất và cập nhật nhất.

Chính phủ Hàn Quốc cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay ngắn hạn với lãi suất phù hợp để tìm kiếm, thâm nhập thị trường mới và những doanh nghiệp sản xuất để xuất khẩu những mặt hàng mới Nhà nước còn hỗ trợ một phần về tài chính để giúp các doanh nghiệp này có thể tham dự hội chợ hay triển lãm ở nước ngoài nhằm mục đích giới thiệu và quảng cáo mặt hàng của minh với nước ngoài.

Tóm lại, thị trường Mỹ đang mở ra nhiều triển vọng đối với sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam Tuy vậy, để nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam, tạo ra vị thế ngày càng vững chắc của hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường Mỹ, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần nỗ lực nghiên cứu thị trường

Mỹ, đánh giá đúng khả năng sản xuất và mạnh dạn đầu tư đổi mới trang thiết bị,nâng cao trình độ chế biến và áp dụng quy trình quản lý chất lượng chặt chẽ hàng thuỷ sản xuất khẩu; tăng cường hoạt động Marketing

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT

ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG THUỶ SẢN MỸ

Nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường năng động có sức tiêu thụ rộng lớn và có tính cạnh tranh cao Thị trường Mỹ vừa là nơi thuận lợi cho đầu tư nước ngoài lại vừa là nơi đầu tư ra nước ngoài hàng đầu thế giới Mỹ là nước đi đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực như công nghệ máy tính và viễn thông, nghiên cứu hàng không vũ trụ, công nghệ gen và hoá sinh và một số lĩnh vực kỹ thuật cao khác Mỹ cũng là nước nông nghiệp hàng đầu thế giới Mỹ còn là nước đi đầu trong quá trình quốc tế hoá kinh tế toàn cầu và thúc đẩy tự do hoá thương mại phát triển Nhưng Mỹ cũng là nước hay dùng tự do hoá thương mại để yêu cầu các quốc gia khác mở cửa thị trường của họ cho các công ty của mình nhưng lại tìm cách bảo vệ nền sản xuất trong nước thông qua hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường Đây là nước nhập khẩu lớn hàng đầu thế giới (mỗi năm nhập khẩu tới trên

1000 tỷ USD hàng hoá) với nhu cầu rất đa dạng, nắm những đỉnh cao về khoa học - công nghệ, công nghệ nguồn Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết và phê chuẩn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá của ta, đồng thời thúc đẩy các nước đầu tư vào VIệt Nam để xuất sang Hoa Kỳ.

Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vào Hoa Kỳ sẽ là dệt may, giày dép, sản phẩm nhựa, sản phẩm cơ khí - điện, sản phẩm gỗ, thủ công mỹ nghệ, hải sản, cà phê, hạt tiêu, nhân điều, chè, gia vị, rau quả và thực phẩm chế biến Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị công nghệ cao, phần mềm, máy bay, phương tiện vận tải, hoá chất, tân dược, sản phẩm cao su, chất dẻo nguyên liệu, lúa mỳ và nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc

Các ngành hàng trên, nhất là chế biến gỗ, chế biến thực phẩm, sản xuất đồ nhựa cần bắt tay ngay vào việc nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ để thâm nhập và đẩy mạnh xuất khẩu Riêng một số ngành như dệt may, giày dép, chế biến hải sản đã dành sự quan tâm khá thích đáng trong việc nghiên cứu thị trường Mỹ từ trước khi ký kết Hiệp định nên hầu như đã ở thế sẵn sàng để xuất phát

Mỹ là nước xuất khẩu hải sản lớn thứ hai trên thế giới và cũng là nước nhập khẩu hải sản lớn thứ hai thế giới, sau Nhật Bản Hàng năm, trung bình Mỹ phải nhập khẩu một lượng hải sản giá trị khoảng 4 tỷ USD từ các nước châu Á và cho đến năm 2006, thì giá trị xuất khẩu của Việt Nam chiếm khoảng 2,28% giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Mỹ từ các nước châu Á và 0,84% giá trị xuất khẩu thuỷ sản của

Mỹ từ các nước trên thế giới Nước Mỹ với trên 302 triệu dân được xem là một thị trường đầy tiềm năng đối với mặt hàng thủy sản Người Mỹ sử dụng gần 8%/ tổng sản lượng thủy sản thế giới, trong đó hơn một nửa có nguồn gốc nhập khẩu Hiện nay, Mỹ có khoảng trên 1.000 doanh nghiệp chế biến thủy sản phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu Mỗi năm, Mỹ nhập khẩu khoảng 13 tỷ USD thủy sản (trên 100 mặt hàng), trong đó, tôm chiếm 33%, cá hồi 10%, tôm hùm 9%, cá đáy 9%, cá ngừ 9%, sò điệp 2% và 27% các loại hải sản khác

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu các mặt hàng thuỷ sản được thị trường Mỹ nhập khẩu hàng năm

1 Thị trường tôm tại Mỹ

Tôm là mặt hàng được người tiêu dùng Mỹ rất ưa thích Vì thế mà mặt hàng nhập khẩu chính của thị trường Mỹ là tôm các loại trong khi đây cũng là mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam Trung bình một người Mỹ tiêu thụ khoảng 4 pound tôm/người/năm (trong đó, có 3 loại tôm được nhập khẩu nhiều nhất là tôm bóc vỏ còn đuôi, tôm chế biến và tôm còn vỏ bỏ đầu) Mỗi năm, Mỹ nhập khoảng 4 tỷ USD tôm từ các nước, chiếm 88% lượng tôm tiêu thụ của người Mỹ (trong đó, Thái Lan đứng vị trí thứ nhất và Việt Nam đứng vị trí thứ hai)

Tôm đông là mặt hàng nhập khẩu số một của Mỹ trong nhiều năm qua và và cả trong tương lai Mỹ đứng đầu thế giới về nhập khẩu mặt hàng này Sau 10 năm, nhập khẩu tôm đông của Mỹ tăng từ 1,79 tỷ USD năm 1991 lên 3,756 tỷ USD năm

2000, là mức tăng trưởng cao nhất thế giới và đứng đầu thế giới về giá trị cũng như sản lượng nhập khẩu Giá trị nhập khẩu tôm đông của Mỹ năm 2000 chiếm 37% tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản và tăng gần 20% so với năm 1999 (năm 1999 là 3,138 tỷ USD) Năm 2001, Mỹ nhập khẩu tôm đông với khối lượng là 398 nghìn tấn và giá trị là 3.617 triệu USD, trong 8 tháng đầu năm 2002, Mỹ nhập khẩu 254 nghìn tấn tôm đông , tăng 14% so với cùng kỳ năm 2001 Như vậy, thị trường nhập khẩu tôm của Mỹ vẫn tăng trưởng với tốc độ cao.

Cơ cấu các mặt hàng thuỷ sản được thị trường Mỹ nhập khẩu hàng năm

Các loại hải sản khác

2 Thị trường cá da trơn tại Mỹ

Bên cạnh mặt hàng tôm thì mặt hàng cá da trơn cũng là sản phẩm được thị trường Mỹ ưa chuộng và nhập khẩu với sản lượng tương đối lớn Theo số liệu mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ, trong tháng 9/2009, sản lượng chế biến cá da trơn nuôi nội địa tại nước này đạt tổng cộng 36,4 triệu pao, giảm 7% so với tháng 9/2008 Mức giá trung bình trả cho nhà sản xuất đạt 77,2 cent/pao, tuy có tăng 0,3 cent/pao so với tháng 8/2009 nhưng vẫn giảm 5,5 cent/pao so với cùng kỳ 2008. Như vậy, tình hình sản xuất của các nhà chế biến nội địa Mỹ vẫn chưa thể được cải thiện bất chấp nhiều nỗ lực của chính phủ nước này thời gian qua.Tuy nhiên cũng theo thống kê mới này, thị trường cá da trơn tại Mỹ đã có những tín hiệu tích cực rõ rệt Riêng trong tháng 9/2009, mức tiêu thụ cá da trơn chế biến của người dân nước này đã đạt 18,9 triệu pound, tăng 2,1% so với tháng 8/2009 và 4,6% so với cùng kỳ

2008 Trong đó, chứng kiến xu hướng chuyển dịch từ tiêu thụ cá tươi sang cá đông lạnh của người tiêu dùng Mỹ Cụ thể, trong khi lượng cá da trơn tươi bán ra chỉ đạt 6,4 triệu pound, giảm 2,8% so với tháng 8/2009 thì tổng lượng cá đông lạnh bán ra trong tháng 9 đã lên tới 12,48 triệu pound, tăng 4,8% so với tháng 8/2009 Điều đáng chú ý là lượng cá da trơn đông lạnh bán ra vẫn tăng dù mức giá trung bình cho

1 pound cá loại này cao hơn 4 cent so với giá 1 pound cá tươi (2,53 USD/pao so với mức 2,49 USD/pao) Đặc biệt, lần đầu tiên trong nhiều tháng qua, lượng tồn kho cá da trơn tại thị trường này đã giảm, chỉ đạt 11,7 triệu pound, giảm 3,7% so với tháng 8/2009 và giảm 9,87% so với cùng kỳ 2008 Tuy nhiên, dường như các nước xuất khẩu mới là những đối tượng chính hưởng lợi từ sự phục hồi phần nào của thị trường cá da trơn taị Mỹ Theo đó, lượng cá nước ngọt (bao gồm 2 loại chính là Ictalurus spp., và Pangasius spp.,) nhập khẩu vào nước này tính tới thời điểm tháng 8/2009 vẫn tiếp tục tăng mạnh, đạt 11,7 triệu pound, tăng 67% so với cùng kỳ 2008. Được coi là thị trường có nhiều thách thức đối với cá tra Việt Nam với những rào cản thuế quan và kỹ thuật, nhưng Mỹ vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng mạnh và ổn định về nhập khẩu mặt hàng này Tháng 9/2009, Mỹ đã nhập khẩu trên 4 nghìn tấn cá tra Việt Nam, trị giá 13,48 triệu USD, tăng 77% về lượng và 75% về giá trị so với cùng kỳ 9 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra sang thị trường này tăng gần 63% về giá trị đạt trên 95 triệu USD Đây thực sự là cơ hội tốt cho các DNXK cá tra, basa Việt Nam nhằm chiếm lĩnh và củng cố vị thế tại thị trường quan trọng này.

Tổ chức Nông Lương Liêp Hiệp quốc (FAO) dự báo tổng nhu cầu thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản trên thế giới sẽ tăng gần 50 triệu tấn, từ 133 từ 133 triệu tấn năm 1999/2000 lên đạt 183 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm, chậm lại chút ít so với tốc độ tăng 3,1% mỗi năm của 20 năm trước đó Nhu cầu thuỷ sản dùng làm thực phẩm sẽ chiếm 137 triệu tấn Tiêu thụ thuỷ sản tính theo đầu người trên toàn cầu sẽ tăng bình quân 0,8% trong giai đoạn đến năm

2015, giảm so với mức 1,5% đã đạt được trong 20 năm trước Đến năm 2010, trung bình mỗi ngướiẽ tiêu thụ 18,4 kg thủy sản mỗi năm, và 19,1 kg vào năm 2015, so với 16,1 kg năm 1999/2000 Tiêu thụ cá và sản phẩm cá bình quân đầu người dự báo sẽ đạt 13,7 kg vào năm 2010 và 14,3 kg vào năm 2015, trong khi đó nhu cầu thuỷ sản có vỏ và các sản phẩm nuôi khác sẽ đạt mức tương ứng 4,7 và 4,8 kg/người Hiện nay, Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thế giới và chiếm 16,5% tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản thế giới Tuy rằng Mỹ là một trong những quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế hiện nay Thương mại xuất nhập khẩu của Mỹ trong 7 tháng đầu năm giảm mạnh, tuy nhiên mặt hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Mỹ không hề suy giảm mà còn tăng đáng kể Đây là một điểm sáng trong thị trường xuất khẩu của Việt Nam

Vì thế đây là thị trường vô cùng rộng lớn và đầy triển vọng đối với ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản Việt Nam Sự năng động, khéo léo, thông minh của người Việt Nam cũng là yếu tố quan trọng để tăng vị thế của sản phẩm Việt Nam trên thị trường Mỹ.

ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG THUỶ SẢN VIỆT NAM

1 Tiềm năng thủy sản của Việt Nam

Việt Nam là đất nước nằm trong bán đảo Trung Ấn, đựơc thiên nhiên phú cho nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghành thuỷ sản Với bờ biển dài hơn

3200 km trải dài suốt 13 vĩ độ Bắc Nam tạo nên sự khác nhau rõ rệt về các vùng khí hậu, thời tiết, chế độ thuỷ học Ven bờ có nhiều đảo, vùng vịnh và hàng vạn hécta đầm phá, ao hồ sông ngòi nội địa, thêm vào đó lại có ưu thế về vị trí nằm ở nơi giao lưu của các ngư trường chính, đây là khu vực được đánh giá là có trữ lượng hải sản lớn, phong phú về chủng loại và nhiều đặc sản quí Việt Nam có thế mạnh về khai thác và nuôi trồng thuỷ sản trên cả 3 vùng nước mặn, ngọt, lợ Nhờ có những nét đặc trưng như vậy mà nghề thuỷ sản Việt Nam gồm cả đánh bắt và nuôi trồng đã tồn tại và phát triển từ lâu đời,đến nay đã trải qua nhiều thăng trầm Biển Việt Nam có trên 2.000 loài cá, trong đó khoảng 130 loài cá có giá trị kinh tế Theo những đánh giá mới nhất, trữ lượng cá biển trong toàn vùng biển là 4,2 triệu tấn, trong đó sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm, bao gồm 850 nghìn cá đáy, 700 nghìn tấn cá nổi nhỏ, 120 nghìn tấn cá nổi đại dương.Đến nay ngành thủy sản đã xác định được 544 loài cá thuộc 288 giống Tiềm năng nguồn lợi thủy sản ước tính dao động trong khoảng 4,5-5 triệu tấn, sản lượng khai thác bền vững từ 1,8 đến 2 triệu tấn Ngoài ra, nguồn lợi thủy sản nước ngọt cũng rất đa dạng như tôm càng xanh, cua đồng… sản lượng khai thác thủy sản nước ngọt hằng năm đạt khoảng 200.000 tấn, tập trung chủ yếu ở khu vực Nam bộ Nuôi trồng thủy sản có thể phát triển ở nhiều vùng sinh thái khác nhau Tổng diện tích có thể phát triển nông - thủy sản là 2,2 triệu héc ta mặt nước Từ năm 1985 đến 2008, ngành thủy sản tăng trưởng liên tục với tốc độ trung bình từ 6 - 10%/năm

Bên cạnh cá biển còn nhiều nguồn lợi tự nhiên như trên 1.600 loài giáp xác, sản lượng cho phép khai thác 50 - 60 nghìn tấn/năm, có giá trị cao là tôm biển, tôm hùm và tôm mũ ni, cua, ghẹ; khoảng 2.500 loài động vật thân mềm, trong đó có ý nghĩa kinh tế cao nhất là mực và bạch tuộc (cho phép khai thác 60 - 70 nghìn tấn/năm); hằng năm có thể khai thác từ 45 đến 50 nghìn tấn rong biển có giá trị kinh tế như rong câu, rong mơ v.v

Bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên,ngành thuỷ sản Việt Nam còn có lợi thế về tiềm năng lao động và giá cả sức lao động Lao động nghề cá ViệtNam có số lượng dồi dào, thông minh ,khéo tay ,chăm chỉ ,có thể tiếp thu nhanh chóng và áp dụng sáng tạo công nghệ tiên tiến Ngoài ra nước ta còn có lợi thế của người đi sau: suất đầu tư và mức độ lệ thuộc vào công nghệ chưa cao nên có khả năng đầu tư những công nghệ hiện đại tiên tiến nhờ các tiến bộ nhanh chóng của cách mạng khoa học công nghệ ,đặc biệt trong công nghệ khai thác biển xa,công nghệ sinh học phục vụ nuôi thuỷ sản nhất là nuôi cá biển và nuôi giáp xác

Từ những yếu tố trên chúng ta có thể thấy rằng Việt Nam rất có tiềm năng phát triển ngành thuỷ sản đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản.

2 Tình hình xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam

Thủy sản là một trong những ngành kinh tế đem lại kim ngạch xuất khẩu cao cho Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng bình quân 18%/năm Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hàng thủy sản đã có mặt ở khoảng 160 thị trường trên thế giới Sau khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mặt hàng thủy sản càng có điều kiện phát triển thuận lợi hơn Tuy nhiên, ngành thủy sản cũng gặp phải không ít thách thức từ việc áp dụng các qui định của WTO Việc xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về phát triển và tăng trưởng bền vững cho ngành thủy sản là rất cần thiết và cấp bách Năm 2008, xuất khẩu thủy sản đạt 4,5 tỉ USD với sản lượng trên 4,5 triệu tấn Hiện nay, trong cả nước có khoảng 120.000 tàu thuyền nghề cá Tổng diện tích sử dụng cho mục đích nuôi trồng thủy sản toàn quốc khoảng 1,1 triệu ha, với sản lượng (năm 2008) đạt 2,3 triệu tấn, trong đó cá tra, ba sa chiếm 1,3 triệu tấn, 450.000 tấn là tôm nước ngọt và lợ, còn lại là các mặt hàng thủy, hải sản khác Trong các nước xuất khẩu thủy sản trên thế giới, Việt Nam được coi là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng thủy sản nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn1998-2008 đạt 18%/năm Kể từ năm 2001, Việt Nam đã có tên trong nhóm 10 nước có xuất khẩu thuỷ sản mạnh nhất trên thế giới Hiện nay, hàng thủy sản Việt Nam chiếm 3,7% thị phần trên thế giới và 0,3% tổng kim ngạch của toàn thế giới Theo qui ước, nhóm sản phẩm nào có thị phần cao hơn chỉ số này được coi là “vượt mức” tức là có đủ năng lực cạnh tranh Ba khối thị trường chính của xuất khẩu thủy sản của ViệtNam là Nhật Bản, Mỹ và EU với khoảng 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.Ngoài ra, hàng thủy sản Việt Nam cũng đang bắt đầu thâm nhập vào thị trường mới phát triển như: Đông Âu, Trung Đông, châu Mỹ Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, hiện hàng thuỷ sản Việt Nam đang có mặt ở 120 nước và vùng lãnh thổ Trong 2 tháng đầu năm 2010, XK thuỷ sản tiếp tục tăng trưởng khá,với khối lượng trên 162 nghìn tấn, tương đương trên 540 triệu USD, tăng 21,9% về lượng và 18% về giá trị so với cùng kỳ năm 2009 EU tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất thuỷ sản của VN, chiếm 23,7% kim ngạch; tiếp đến là Mỹ với 17,4% và Nhật Bản: 16,6%.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu giá trị kim ngạch của các nước nhập khẩu thuỷ sản

Năm 2009 xuất khẩu thuỷ sản của cả nước đạt 1,216 nghìn tấn, trị giá 4,25 tỷ USD, giảm 1,6% về lượng và 5,7% về giá trị so với năm 2008, lần đầu tiên giảm sau 13 năm Góp phần đáng kể vào sự sụt giảm XK trong năm 2009 là thị trường

EU – nhà nhập khẩu lớn nhất thuỷ sản Việt Nam, chiếm 25,8% kim ngạch XK. Xuất khẩu sang thị trường này giảm 4,2% về giá trị, đạt 1,096 tỷ USD, trong đó 5 thị trường đơn lẻ là Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Italia và Bỉ chiếm 64% tổng nhập khẩu thuỷ sản từ Việt Nam vào khối này XK sang Italia giảm mạnh nhất về giá trị (- 26,5%), sang Hà Lan giảm 16,9% và sang Tây Ban Nha giảm 2,7% Sự vắng mặt của thị trường Nga 4 tháng đầu năm do lệnh cấm thuỷ sản Việt Nam từ cuối năm

2008 cũng là một yếu tố khiến XK thuỷ sản giảm, vì Nga vốn là thị trường đơn lẻ tiêu thụ nhiều nhất cá tra của Việt Nam trong năm 2008 Từ tháng 5 đến hết tháng

Mỹ Nhật BảnThị trường khác giảm lần lượt 62,1% và 61,2% so với cùng kỳ Thị trường Nhật Bản vẫn đứng vị trí thứ 2 trong tốp các thị trường nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam với 758 triệu USD, giảm 8,5% so với năm 2009, tiếp đến là Mỹ với 713,3 triệu USD, giảm 4,2% XK mực, bạch tuộc và cá ngừ, cá biển và các loại hải sản khác giảm đáng kể do sản lượng đánh bắt giảm do ảnh hưởng của các cơn bão lớn, Trung Quốc cấm biển và sự cạnh tranh giá thu mua nguyên liệu của giới thương gia Trung Quốc, dẫn đến tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng trong các DN chế biến Xuất khẩu cá ngừ giảm 4,1%, trong khi XK mực, bạch tuộc giảm 13,8% XK các sản phẩm cá khác giảm 16% Tuy nhiên, đây vẫn được coi là kết quả khả quan đối với các doanh nghiệp XK, trước những khó khăn về nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, những rào cản về kỹ thuật và thuế quan của các nước nhập khẩu Về thị trường, đứng vị trí thứ 4, thứ 5 và thứ 6 trong tốp các thị trường chính của thuỷ sản Việt Nam, Hàn Quốc, ASEAN và Trung Quốc là những thị trường ổn định nhất đối với XK thuỷ sản của Việt Nam trong năm qua với mức tăng trưởng lần lượt là 2,3% và 6,9% và 38,4% Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đây là những thị trường thuận lợi về vị trí địa lý, yêu cầu kỹ thuật không khắt khe như những thị trường lớn khác Năm

2009, Việt Nam XK 85 loại sản phẩm thuỷ sản sang 163 thị trường Số lượng sản phẩm và thị trường XK đều tăng so với năm 2008, nhờ sự linh hoạt đa dạng hoá sản phẩm và thị trường của các doanh nghiệp XK Trong đó, tôm đông lạnh là mặt hàng chiếm tỉ trọng cao nhất (39,4%), cá tra 31,6%, mực, bạch tuộc 6,45%, cá ngừ 4,26%, hàng khô 3,77%, cá biển và các loại hải sản khác chiếm 14,5% Dưới đây là những nước nhập khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam với giá trị lớn năm 2009 Đứng đầu vẫn là Nhật Bản với 16.8% giá trị tổng kim ngạch xuất khẩu, sau đó là Hoa Kì chiếm 15.7% và cuối cùng vẫn là các nước EU…

Bảng 2.1 Các nước nhập khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam có giá trị kim ngạch lớn nhất năm 2009

Tên nước Triệu USD Tỷ lệ

Tổng kim ngạch xuất khẩu 4525 100.0

(Nguồn Vụ Kế hoạch - Bộ Công thương)

Hoa Kì là một trong những quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế hiện nay Thương mại xuất nhập khẩu của Mỹ trong 7 tháng đầu năm giảm mạnh, tuy nhiên mặt hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Mỹ không hề suy giảm mà còn tăng đáng kể Đây là một điểm sáng trong thị trường xuất khẩu của Việt Nam.

7 tháng đầu 2009, kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước đạt 2.17 tỷ USD, giảm 8.9% so với cùng kỳ năm trước Mỹ là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ đứng sau Nhật Bản Xuất khẩu thủy sản 7 tháng đầu năm của Việt Nam vào Mỹ đạt 380.83 triệu USD, tăng 11.36% và là một trong ít thị trường có kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng.

Kim ngạch xuất khẩu 7 tháng năm 2009 và so với cùng kỳ năm 2008

Biểu đồ 2.3 Xuất khẩu thuỷ sản 7 tháng đầu năm 2009

Nguồn: TCTK và Vietstock tổng hợp

Quan sát biểu đồ trên cho thấy, 10 thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong 7 tháng đầu năm 2009 (chiếm 65.73% kim ngạch xuất khẩu thủy sản) có

5 thị trường tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2008 Trung Quốc tăng lớn nhất với gần 46%, tuy nhiên giá trị xuất khẩu vào thị trường này tương đối nhỏ (chỉ 52 triệu USD trong 7t/2009) Các thị trường khác như Hàn Quốc, Đức và Tây Ban Nha cũng đạt được tốc độ tăng trưởng khá Từ biểu đồ trên ta cũng thấy được tầm quan trọng của Hoa Kỳ đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam.

Bước sang năm 2010, đã có nhiều tín hiệu mới cho thấy, xuất khẩu thuỷ sản sẽ có kết quả khả quan hơn nhiều so với năm 2009 Kinh tế thế giới, nhất là các nước: Mỹ, EU, Nhật Bản, đang trên đà phục hồi là cơ hội tốt cho mặt hàng này Vì vậy Việt Nam càng có nhiều thuận lợi để thúc đẩy thị trường xuất khâủ các mặt hàng thuỷ sản.

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

1 Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ

1.1 Giá trị kim ngạch xuất khẩu

Sau gần 8 năm thực thi Hiệp định Thương mại song phương, Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất và đang vươn lên trở thành nhà đầu tư lớn thứ 7 của Việt Nam Năm 1995, Mỹ và Việt Nam chính thức bình thường hóa quan hệ.Năm 1998, hai nước ký kết biên bản hợp tác nghề cá Tháng 12/2001, Hiệp định thương mại Việt- Mỹ có hiệu lực Kể từ đó, Việt Nam và Mỹ đã hình thành và phát triển quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó, lĩnh vực thủy sản không ngừng phát triển và đưa Mỹ trở thành một trong những thị trường nhập khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam Cụ thể, năm 2001, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ khoảng 70.930 tấn thủy sản (trên 489 triệu USD), năm 2004 xuất trên 91.380 tấn (trên 602 triệu USD), năm 2008 xuất khoảng 1 triệu tấn (trên 850 triệu USD) Tuy không đứng đầu về sản lượng cũng như giá trị xuất khẩu sang thị trường Mỹ nhưng thuỷ sản luôn là mặt hàng chủ lực của Việt Nam Nó không chỉ đóng góp vào tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước mà còn là nguồn thu ngoại tệ lớn cho nước ta

Bảng 2.2 Giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ giai đoạn 2000 - 2009

(Nguồn: Hiệp hội chế biến & xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam )

Nhìn vào bảng thể hiện giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường

Mỹ giai đoạn 2000-2009 ta thấy con số này tăng lên nhanh chóng từ năm 2000 giá trị đạt 298triệu USD nhưng đến năm 2003 con số này đã lên tới 782 triệu USD tăng 162% so với năm 2000 Năm 2004 do ảnh hưởng của vụ kiện tôm, sản lượng và doanh thu xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Mỹ giảm đáng kể chỉ còn

593 triệu USD giảm 24,2% so với năm 2003 đưa Mỹ từ vị trí thứ nhất xuống còn vị trí thứ hai sau Nhật Bản song nhìn chung so với cùng kì năm 2004 về khối lượng xuất khẩu năm 2005 đạt 91.674 tấn tương ứng đạt giá trị là 634 triệu USD; so với cùng kì năm 2004 tổng khối lượng thủy sản xuất khẩu tăng +2,1%, giá trị tuyệt đối tăng +6,9%.Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thuỷ sản của cả nước đạt 3,7634 tỉ USD trong đó giá trị kim ngạch xuất sang thị trường Mỹ đạt 728,5 triệu USD tức là chiếm 19,35% tổng giá trị

Mỹ đạt 738,89 triệu USD chiếm 16,38% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu Nhìn vào bảng số liệu dưới đây ta thấy đầu trong 3 tháng đầu năm 2008 thi xuất khẩu sang thị trường này trong tháng 3 giảm khá mạnh cả về khối lượng (-13,5%) và giá trị (- 15%), chỉ đạt gần 15.900 tấn, trị giá 112,6 triệu USD trong khi đó các thị trường khác như EU và Nhật Bản thì giá trị và số lượng đều tăng Trong đó, EU là thị trường nhập khẩu lớn nhất, đạt trên 213 triệu USD, chiếm 26,7% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, có mức tăng trưởng 21,5% Điểm đáng chú ý là mặt hàng tôm đã có tốc độ tăng trưởng khá mạnh tại thị trường này với trên 39%, trong đó thị trường Anh đạt mức tăng nhảy vọt trên 226%.

Bảng 2.3 :Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Quý I năm 2008 phân theo nhóm thị trường

I/2008 phân theo nhóm thị trường

So với cùng kì năm 2007(%)

So với cùng kì năm 2007(%)

Năm 2008 có biến động như vậy cũng dễ hiểu là do nền kinh tế Mỹ từ giữa năm 2007 đến thời điểm đó, nền kinh tế Mỹ có những diễn biến sa sút, có nguy cơ đứng bên bờ suy thoái Do vậy, người dân Hoa Kỳ lo ngại trước các diễn biến xấu và hạn chế sức mua, trong khi đó hải sản, nhất là tôm, vốn được coi là những mặt hàng cao cấp càng bị ảnh hưởng rõ ràng hơn. Đến năm 2009, thì giá trị kim ngạch có giảm đôi chút do biến động của nền kinh tế Mỹ cũng như toàn thế giới con số này ở mức 711,145 triệu USD chiếm 15,7% tổng giá trị kim ngạch thuỷ sản xuất khẩu Như vậy trong vài năm gần đây tuy giá trị kim ngạch thuỷ sản xuất sang Mỹ giảm nhưng đây cũng là tình hình chung của các nước xuất khẩu thuỷ sản Cuối năm 2008, đầu năm 2009 nền kinh tế

Mỹ cũng như nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng trầm trọng, tỉ lệ lạm phát cao, nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm đáng kể do đó hầu hết các nước xuất khẩu thuỷ sản kể cả Trung Quốc - nước đứng đầu về xuất khẩu thuỷ sản cũng giảm về tỉ trọng cũng như về giá trị đáng kể Sang năm 2010, nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi nhanh chóng hứa hẹn một năm xuất khẩu thành công cho các mặt hàng trong đó có cả mặt hàng thuỷ sản Đặc biệt giai đoạn gần đây giá trị kim ngạch có lúc tăng lúc giảm nhưng vẫn chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước Với tốc độ tăng trưởng bình quân 9,08% trong giai đoạn này cho thấy tiềm năng của mặt hàng thuỷ sản Việt Nam ở thị trường Mỹ Trong những năm tiếp theo, khi mà nên kinh tế Mỹ phục hồi thì chắc chắn rằng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ sẽ còn tăng gấp nhiều lần Với tốc độ tăng trưởng đó Mỹ trở thành một trong những quốc gia nhập khẩu thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các nước nhập khẩu thuỷ sản lớn của thuỷ sản Việt Nam trong các năm tiếp theo

Biểu đồ 2.4: Giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ giai đoạn 2000-2009

Dưới đây là biểu đồ đường thể hiện kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ giai đoạn 2000-2010 (dự báo đến hết năm 2010).

Biểu đồ 2.5: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ giai đoạn 2000-2010

Giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường

Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ, trong năm 2009, kim ngạch xuất khẩu hàng thủy hải sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ là khoảng 677 triệu USD, đứng thứ tư về giá trị trong số những mặt hàng Việt Nam nhập vào Mỹ, sau hàng dệt may, đồ gỗ và giày dép Việt Nam vẫn là một trong 10 nước có kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản lớn nhất sang Mỹ Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 10/2009 Việt Nam xuất khẩu hàng hoá sang Hoa Kỳ đạt trên 1 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch 10 tháng đầu năm lên 9.287.108.598 USD (giảm 7,27% so cùng kỳ năm

2008) 10 tháng năm 2009, mặt hàng dệt may xuất sang thị trường này đạt kim ngạch cao nhất với 4,1 tỷ USD, chiếm 44,33% tổng kim ngach Đứng thứ hai là mặt hàng gỗ và sản phẩm với kim ngạch đạt 874,1 triệu USD, chiếm 9,41% Thứ ba là mặt hàng giày dép với kim ngạch 851,2 triệu USD, chiếm 9,17% Đứng thứ tư là mặt hàng thuỷ sản với kim ngạch 595,3 triệu USD, chiếm 6,4%.Tham khảo một số mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt kim ngạch trên 10 triệu USD trong 10 tháng năm 2009.

Bảng 2.4: Kim ngạch một số mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ

Mặt hàng Lượng Trị giá (USD)

Biểu đồ đường thể hiện giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ giai đoạn 2000-2010

G iá tr ị ( T ri ệu U SD )

Gỗ và sản phẩm gỗ 874.168.050

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 358.769.636

Túi xách, ví, va li, mũ ô dù 182.974.085

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 178.294.737

Phương tiện vận tải và phụ tùng 125.266.677

Sản phẩm từ chất dẻo 118.229.844

Tuy rằng giá trị kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng trong đó có cả mặt hàng thuỷ sản có giảm so với cùng kì năm 2008 song điều này cũng không đáng lo ngại do năm 2009 không chỉ nền kinh tế Mỹ mà toàn bộ nền kinh tế thế giới lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính và kinh tế Sang năm 2010, nền kinh tế thế giới cũng như kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi vì vậy theo dự báo của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản năm nay sẽ đạt 4,7 tỉ USD trong đó thị trường Mỹ sẽ đạt 760,77 triệu USD tức là tăng khoảng 7,1% so với năm 2009

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2009 có 182 doanh nghiệp của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ Công ty TNHH chế biến Thủy sản Minh Phát có kim ngạch lớn nhất và đạt 32 triệu USD, công ty đứng thứ 2 làHùng Vương Vĩnh Long Điều đáng chú ý là những công ty đứng đầu trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam như Hùng Vương, Vĩnh Hoàn, Nam Việt hay MinhPhú không phải là những công ty có kim ngạch xuất khẩu lớn vào Mỹ

Như vậy bất chấp kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ đều suy giảm mạnh nhưng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Mỹ vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá Có thể nói đây là một điểm sáng đối với ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Nguyên nhân có thể do thủy sản được xem là một mặt hàng cơ bản, mặt dù thu nhập giảm sút nhưng sức mua của mặt hàng này giảm không nhiều, thậm chí một số loại còn tăng lên do người tiêu dùng chuyển sang sử dụng mặt hàng rẻ hơn.

Theo nhận định của Bộ Công Thương xuất khẩu thủy sản vào những tháng cuối năm sẽ khả quan hơn khi kinh tế thế giới thoát khỏi tình trạng suy thoái Thực tế trong những năm qua, những tháng cuối năm là thời điểm mà xuất khẩu thủy sản thường cao hơn đầu năm Từ đó chúng ta có thể tin tưởng rằng, dù gặp một số rào cản và khó khăn nhất định nhưng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Mỹ tiếp tục tăng.

Với số lượng mặt hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ ngày càng được mở rộng, chủng loại càng phong phú hơn, kim ngạch cũng vì thế mà ngày càng tăng lên Năm 2000, xuất khẩu thuỷ sản chính ngạch toàn ngành theo mặt hàng cho thấy các mặt hàng là tôm đông lạnh, mực khô, cá đông lạnh, cá tra, cá basa Tiếp theo là các mặt hàng như mực động lạnh, nghêu, ghẹ, ốc, cá ngừ, bạch tuộc đông lạnh. Hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ tập trung chủ yếu là tôm và cá Cơ cấu hàng thuỷ sản xuất sang thị trường Mỹ phân theo mặt hàng, tôm vẫn là mặt hàng có giá trị lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ, kim ngạch 7 tháng năm 2009 đạt 185 triệu USD chỉ đứng sau thị trường Nhật Bản

(242 triệu USD) Tôm xuất khẩu vào Mỹ chiếm 24.5% kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam Điều này cho thấy Mỹ vẫn là một thị trường quan trọng đối với tôm xuất khẩu của Việt Nam.

Sản phẩm từ cá tra và basa đứng thứ 2 trong số các mặt hàng thủy sản lớn nhất xuất khẩu vào Mỹ Kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm đạt 88 triệu USD, chiếm 9.64% giá trị xuất khẩu của mặt hàng này Kể từ sau vụ kiện chống bán phá giá “Cat fish” ở Mỹ năm 2002 đến này, kim ngạch xuất khẩu loại cá này không ngừng tăng và thị trường cũng được mở rộng rất nhiều nước Thị trường Mỹ mặc dù không tăng mạnh như các thị trường khác nhưng vẫn đạt tốc độ tăng khả quan Đây vẫn là một thị trường lớn cho xuất khẩu cá tra và basa lớn của Việt Nam dù cho tháng 6/2009, Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ (ITC) vẫn quyết định duy trì thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cá tra của Việt Nam.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM

1 Quan điểm đề xuất chiến lược

- Xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục là mũi nhọn trong phát triển kinh tế thuỷ sản, giữ vai trò và vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước.

- Xuất khẩu và chế biến xuất khẩu thuỷ sản phải gắn bó mật thiết và trực tiếp với nhau, thúc đẩy sự phát triển của khai thác, nuôi trồng thuỷ sản, trên cơ sở cơ cấu hợp lý

- Xuất khẩu thuỷ sản phải chuyển sang kinh tế khai thác lao động kỹ thuật và công nghệ là chủ yếu, đổi mới công nghệ, kỹ thuật và trang thiết bị.

- Cần đổi mới công tác quản lý trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực.

2 Phương hướng phát triển xuất khẩu thuỷ sản trong giai đoạn tới

- Từng bước đưa ngành thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân.

- Chú trọng phát triển nuôi trồng thuỷ sản, đổi mới phương thức khai thác hải sản Từ đó có điều kiện thay đổi cơ cấu hàng thuỷ sản xuất khẩu.

- Nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng và đi từng bước vững chắc hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế

- Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào phát triển sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm và mở rộng thị trường xuất khẩu

- Tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Sử dụng có hiệu quả nguồn vố đầu tư từ nước ngoài

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới bộ máy tổ chức, sắp xếp lại cán bộ để đáp ứng một cách có hiệu quả yêu cầu của giai đoạn mới.

3 Mục tiêu phát triển xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020

Gắn chế biến xuất khẩu với sản xuất nguyên liệu, tạo cơ sở vững chắc cho

Theo Trung tâm nghề cá thế giới, đến năm 2020, nhu cầu thủy sản thế giới trên 183 triệu tấn Trong đó, các nước đang phát triển chiếm 77% tổng sản lượng tiêu thụ thủy sản toàn cầu Năm 2008, tỷ trọng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 4,5tỷUSD Ngành thủy sản phấn đấu phát triển với mục tiêu trở thành ngành kinh tế trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu với các chỉ số tăng trưởng năm 2010, sản lượng tăng bình quân 2,15%, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 4,8 – 5,0 tỷ USD; năm 2015, sản lượng tăng 2,76% năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 6,0 tỷ USD; đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 7,0 tỷ USD với khối lượng thành phần xuất khẩu đạt 1,8 tỷ tấn/4,7 tấn nguyên liệu thủy sản, chiến 74,6% Trước mắt, để đạt được mục tiêu kế hoạch trong năm 2010, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn yêu cầu các địa phương rà soát lại diện tích nuôi trồng thuỷ sản, đảm bảo các điều kiện cho các vùng nuôi thâm canh, an toàn dịch bệnh Bên cạnh việc mở rộng diện tích nuôi tôm công nghiệp, nuôi sinh thái; điều chỉnh quy mô sản xuất cá tra, tôm các loại theo thị trường, các địa phương cũng tạo điều kiện thuận lợi đầu tư nâng cao năng lực các các cơ sở sản xuất giống chất lượng và sạch bệnh, đủ cho sản xuất Mặt khác, các tỉnh còn đầu tư hạ tầng thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản tập trung, phát triển các hình thức liên kết giữa ngư dân và doanh nghiệp.

Dưới đây là bảng mục tiêu phân theo nhóm sản phẩm đến năm 2010

Bảng 3.1 : Bảng mục tiêu phân theo nhóm sản phẩm đến năm 2010

Nhóm sản phẩm Đơn vị tính Năm

Giá trị KNXK Tỷ USD 1,27 1,98 155,9

Giá trị KNXK Tỷ USD 0,32 0,6 187,5

Giá trị KNXK Tỷ USD 0,057 0,15 263,2

Giá trị KNXK Tỷ USD 0,227 0,24 105,7

Giá trị KNXK Tỷ USD 0,108 0,16 148,1

Giá trị KNXK Tỷ USD 0,305 0,31 131,1

Giá trị KNXK Tỷ USD

Giá trị KNXK Tỷ USD 0,03

Giá trị KNXK Tỷ USD 0,1

Giá trị KNXK Tỷ USD 0,213 0,33 154,9

Giá trị Xuất khẩu Tỷ USD 2,5 4,0 160,0

Biểu đồ 3.1 : Biểu đồ thể hiện mục tiêu tỷ trọng xuất khẩu thuỷ sản theo nhóm sản phẩm đến năm 2010

- Không ngừng tăng phần đóng góp của ngành thuỷ sản vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước bằng việc tăng cường xuất khẩu, gia tăng thu nhập ngoại tệ và nâng cao vị thế của thuỷ sản trên trường quốc tế, giải quyết công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân

- Đưa ngành thuỷ sản trở thành một ngành kinh tế được công nghiệp hoá và hiện đại hoá với khoa học và kỹ thuật tiên tiến

- Xây dựng một ngành thuỷ sản được quản lý tốt, phát triển ổn định, bền vững Không ngừng mở rộng thị trường quốc tế.

4 Định hướng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Mỹ

Căn cứ vào tiềm năng của ngành thuỷ sản Việt Nam và triển vọng xuất khẩu sang thị trường Mỹ, chúng ta có thể tin tưởng khả năng tiếp cận và phát triển trên thị trường Mỹ của thuỷ sản Việt Nam sẽ trở thành hiện thực Sản phẩm thủy sản của chúng ta có thể cạnh tranh được với các đối thủ khác trên thị trường quốc tế Tuy nhiên, cần nỗ lực khắc phục những mặt còn tồn tại.

Mục tiêu tỷ trọng xuất khẩu thủy sản theo nhóm sản phẩm đến năm 2010

Tôm Cá da trơn Cá ngừ Mực và bạch tuộc

Nhuyễn thể có vỏ Cá biển Cá rôphi Cá cảnh

Cua và ghẹ Sản phẩm

Với dung lượng nhập khẩu hàng thuỷ sản khoảng 10 tỷ USD/năm, Mỹ là thị trường tiêu thụ rất lớn Chỉ cần chiếm 5-6% giá trị nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ, kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành thuỷ sản Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể Nếu có những bước tiếp cận và thâm nhập thích hợp vào thị trường này thì dự báo kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ sẽ có mức tăng trưởng khả quan trong những năm tới Sau khi Hiệp định thương mại Việt Nam–Mỹ đã chính thức đi vào thực tiễn thì kim ngạch nhập khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam năm 2002 đạt trên 655 triệu USD; năm 2010 dự báo đạt 850 triệu USD và đạt 1,3 tỷ USD vào năm 2015, với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 15%/năm.

Tuy nhiên, một khó khăn lớn nhất của Việt Nam trong xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ hiện nay đó là việc Tổng thống Mỹ G.Bush đã thông qua Luật HR 2330, trong đó có điều luật số SA 2000 quy định FDA (Cục thực phẩm và dược phẩm Mỹ) Theo quy định của Luật này, cá tra và cá basa của Việt Nam trong nhóm cá da trơn mang tên “catfish” sẽ không được FDA cấp phép nhập khẩu Điều này, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức cạnh tranh và uy tín của thuỷ sản Việt Nam Mặt khác, thị trường Mỹ cũng đòi hỏi phải đáp ứng các quy định chặt chẽ về sản phẩm theo Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, tuân thủ các quy định của Luật thương mại Mỹ về thủ tục xuất nhập khẩu, về nhãn hiệu hàng hoá và xuất xứ sản phẩm cũng như quy định khắt khe về thời hạn giao hàng Từ ngày 18/12/1997, Mỹ đã áp dụng tiêu chuẩn HACCP cho việc nhập khẩu hàng thuỷ sản, điều này bắt buộc các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ phải tổ chức tạo nguồn thuỷ sản có chất lượng cao nếu không sẽ không xuất khẩu được Bên cạnh đó, Trung Quốc đã chính thức trở thành thành viên của WTO với những lợi thế về xuất khẩu hàng thuỷ sản cũng gây nhiều khó khăn cho chúng ta Mặc dù, phải đối phó với những khó khăn và thách thức nói trên, nhưng theo đánh giá thì khả năng đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam là khá lớn và nhu cầu của thị trường Mỹ vẫn còn xu hướng tăng trong những năm tới.

Trong chiến lược phát triển xuất khẩu 2001-2010, với chủ trương tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ đối ngoại, Việt Nam coi Mỹ là thị trường mang tính chất chiến lược và là thị trường ước tính sẽ chiếm 25-28% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành vào năm 2010 Và đưa thị phần lên 30-35% so với các thị trường khác của thuỷ sản Việt Nam Mới đây nhất trong kế hoạch phát triển giai đoạn 2010-2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu, giá trị xuất khẩu của riêng thủy sản phải đạt tối thiểu 7 tỷ USD (gấp đôi năm 2007), đòi hỏi ngành thủy sản phải có những bước chuyển cơ bản trong tư duy phát triển kinh tế thủy sản bền vững

Tóm lại, với một chiến lược phát triển đúng đắn, ngành thuỷ sản Việt Nam hoàn toàn có thể nâng cao năng lực sản xuất cũng như năng lực cạnh tranh, hơn nữa thị trường Mỹ đang dần rộng mở với sức tiêu thụ rất lớn Hai yếu tố khách quan và chủ quan đó đủ để ngành thuỷ sản Việt Nam có những triển vọng tốt đẹp trong tương lai.

CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

1 Giải pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam

1.1 Tổ chức hệ thống thông tin phản ánh kịp thời sự thay đổi nhu cầu, thị hiếu

Có một câu nói rằng “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” Người Mỹ đã học và áp dụng rất nghiêm túc mưu kế trên, một phương trâm có giá trị cho tất cả mọi nhà kinh doanh muốn chiếm lĩnh thị trường

Mỹ là quốc gia phát triển mạnh nhất thế giới về công nghệ thông tin, có những tập đoàn xuyên quốc gia Do đó, khi tham gia vào thị trường Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải làm việc với những đối tác có thể hiểu rõ về mình nhờ thông tin bằng nhiều nguồn khác nhau Trong khi đó, việc không nắm bắt được những thông tin về thị trường Mỹ vẫn đang là trở ngại lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam Trước khi xuất quân bước chân vào thị trường Mỹ thì điều cốt yếu nhất là phải tìm hiểu và nắm rõ phong tục, tập quán, luật pháp, cơ chế tổ chức kinh doanh của một Hợp chủng quốc gồm 50 tiểu bang lớn nhỏ riêng biệt Một số câu hỏi cần phải được trả lời một cách chính xác trước khi bước chân vào thị trường Mỹ đó là: Vì sao chất lượng là yếu tố hàng đầu trên thị trường Mỹ? Đối tác nhập khẩu nào, công ty, siêu thị bách hoá nào là khách hàng tiềm năng? Nhu cầu của thị trường Mỹ về mặt hàng này như thế nào? Đâu là nhu cầu thực sự và đâu là nhu cầu giả tạo? Và nhu cầu đó doanh nghiệp có thể đáp ứng được hay không? Ảnh hưởng của luật pháp Mỹ như thế nào đến những gì mà doanh nghiệp sẽ làm khi tiền hành xuất khẩu sang thị trường Mỹ? Tình hình các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn như thế nào?… Chính vì vậy, để có thể xây dựng được hệ thống thông tin này, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có sự liên kết, hỗ trợ, khai thác thông tin của các công ty bán lẻ trên thị trường Mỹ, nhanh chóng tiếp cận với phương thức thương mại điện tử (e-commerce) thông qua việc đưa vào và sử dụng hệ thống công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet, để giúp doanh nghiệp thu thập, dự báo thông tin về thị trường nhanh chóng và có độ chính xác cao Thông qua những hoạt động hỗ trợ của Chính phủ và của các trung tâm tư vấn, trung tâm phát triển ngoại thương, tổ chức tham quan, tham dự hội chợ hàng thuỷ sản… các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu nắm bắt thông tin về, những thông tin phản hồi từ thị trường của doanh nghiệp cũng như những bất cập để cùng tháo gỡ.

1.2 Các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản cần hoàn thiện công tác thu mua, tạo nguồn hàng cho xuất khẩu

Nâng cao hiệu quả thu mua tạo nguồn hàng đối với xuất khẩu là một trong những yếu tố quan trọng bảo đảm sự thành công của công tác xuất khẩu Việc tạo nguồn hàng tốt, chất lượng cao, giá rẻ, giao hàng nhanh sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện hợp đồng xuất khẩu thuận lợi, đảm bảo uy tín đối với khách hàng.

Trong thu mua hàng, vấn đề lựa chọn nguồn hàng rất quan trọng vì qua đây nó đáp ứng được các yêu cầu về chế biến và xuất khẩu Do đó, để lựa chọn nguồn hàng phù hợp, doanh nghiệp Việt Nam nên căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của mình, thị trường và yêu cầu của khách hàng Cần lưu ý rằng, trong kinh doanh, người Mỹ có một đặc đIểm là: đầu tiên họ đặt hàng với khối lượng nhỏ để thăm dò dung lượng thị trường, nếu dung lượng thị trường tiêu thụ lớn họ sẽ đặt hàng với số lượng lớn, và doanh nghiệp có thể tạo được nguồn hàng đáp ứng được nhu cầu không?.

Có 3 nguồn hàng chính nên khai thác như sau: Nguồn hàng do liên doanh liên kết; Nguồn hàng thu mua qua các đại lý; Nguồn ở các công ty, các cơ sở sản xuất chế biến.

Trong đó, nguồn hàng ở các công ty, các cơ sở sản xuất- chế biến là nguồn hàng cơ bản, bảo đảm về số lượng và chất lượng Tuy nhiên, giá cả thị trường thường cao hơn các nguồn hàng đại lý và việc ký kết hợp đồng mua hàng thường gắn với nhiều điều kiện do phía nguồn hàng đưa ra Vì thế, nguồn hàng này chỉ phù

Nguồn hàng thu mua qua các đại lý có đặc điểm là cơ động, phù hợp với việc thực hiện các hợp đồng có lô hàng nhỏ Nguồn hàng này thường được đảm bảo về số lượng, thời hạn giao hàng, giá cả tương đối rẻ Tuy nhiên, thường không ổn định, mang tính manh mún, nhỏ lẻ.

Vì vậy, để đảm bảo cho việc chủ động khai thác các nguồn hàng có tỷ lệ chế biến cao, đảm bảo về số lượng, chất lượng thì doanh nghiệp cần xây dựng thêm các cơ sở sản xuất để tạo ra nguồn hàng xuất khẩu dồi dào, tập trung, có chất lượng cao. Đồng thời, cũng cần có thêm nhiều chính sách, đầu tư, liên doanh, liên kết với các đơn vị chế biến sản xuất một cách thoả đáng Để nâng cao công tác tạo nguồn hàng, các doanh nghiệp cần chú trọng một số vấn đề sau:

- Lựa chọn nguồn hàng hợp lý, có khả năng về tài chính và năng lực sản xuất, đảm bảo việc thực hiện đầy đủ các hợp đồng kinh tế đã ký.

- Thiết lập mạng lưới thu mua hàng cơ động, thuận tiện, đồng thời bố trí các kho một cách hợp lý và khoa học.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho công tác thu mua Đặc biệt cần bổ sung thêm phương tiện vận chuyển, các thiết bị nhà kho, kiểm nghiệm hàng hoá

- Nâng cao hiệu quả công tác kiểm nghiệm chất lượng hàng hoá

- Nâng cao nghiệp vụ của cán bộ làm công tác thu mua.

- Giảm tổn thất trong khâu thu hoạch.

1.3 Các doanh nghiệp tăng cường đầu tư cho khâu chế biến Để nâng cao chất lượng hàng hoá và từ đó tạo thêm sức cạnh tranh, giảm giá thành sản phẩm các doanh nghiệp cần cải tiến, đầu tư công nghệ chế biến cho phù hợp với nguồn nguyên liệu và yêu cầu về sản phẩm của thị trường Mỹ Doanh nghiệp cần lập kế hoạch chi tiết về đổi mới công nghệ chế biến: về thời gian thực hiện, loại hình công nghệ định chọn, công suất dự kiến của máy móc, mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư…Lựa chọn công nghệ cũng phải dựa trên cơ sở phù hợp với đặc điểm vùng nguyên liệu, tuỳ theo là vùng nuôi trồng hay vùng đánh bắt Các doanh nghiệp cần huy động tối đa nguồn vốn tự có để mua sắm, nâng cấp trang thiết bị, mặt bằng nhà xưởng, và tiếp đến là có thể đề nghị vay tín dụng hoặc kêu gọi đầu tư từ nước ngoài Có chiến lược để đầu tư xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm thuỷ sản của doanh nghiệp phù hợp với tiêu chuẩn HACCP, GMP; đảm bảo sản phẩm thuỷ sản đạt tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm Liên doanh đầu tư với nước ngoài sản xuất hàng thuỷ sản dưới nhãn hiệu của các công ty đã có sẵn hệ thống kênh tiêu thụ tại thị trường Mỹ Công nghệ bao bì cũng cần được chú trọng sao cho vừa đảm bảo vệ sinh, vừa hấp dẫn khách hàng và góp phần tạo lập thương hiệu

1.4 Chú trọng áp dụng KH- KT nâng cao chất lượng hàng thuỷ sản và hạ giá thành sản phẩm

Mỹ là một thị trường khó tính nhất thế giới trong việc nhập khẩu hàng thuỷ sản Chất lượng là yếu tố hàng đầu trên thị trường Mỹ Việc đảm bảo an toàn thực phẩm là điều kiện sống còn để hàng thuỷ sản có thể thâm nhập vào thị trường Mỹ.

Vì vậy, các doanh nghiệp phải bảo đảm nâng cao chất lượng hàng thuỷ sản theo yêu cầu của thị trường Mỹ Muốn vậy, các doanh nghiệp phải chú ý đến các vấn đề sau:

Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

Cần khẳng định rằng: chất lượng, giá cả hàng hoá và trình độ tiếp thị là những vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sức cạnh tranh của hàng thuỷ sản và các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam Trong những năm tới, để đảm bảo hàng hoá đủ chất lượng xuất khẩu cần thực hiện đồng bộ các biện pháp.

 Nâng cao chất lượng nguyên liệu chế biến: Các doanh nghiệp nên xây dựng cho mình một nguồn nguyên liệu ổn định bằng cách ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với người nuôi trồng, giúp đỡ ngư dân về kỹ thuật nuôi trồng, về giống Cần có những hoạt động để phổ biến kỹ thuật xử lý, bảo quản nguyên liệu sau thu thu hoạch đối với ngư dân Đây là biện pháp tốt nhất để doanh nghiệp có thể chủ động được nguyên liệu, có thể kiểm soát được chất lượng của nguồn nguyên liệu bởi chất lượng nguyên liệu là cơ sở đầu tiên và không thể thiếu để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Ngày đăng: 20/06/2023, 17:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Khoa Khoa học quản lý - Giáo trình Khoa học quản lý - tập 1,2. Chủ biên:TS.Đoàn Thị Thu Hà – TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền. Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ Thuật. Năm 2001 – Hà Nội Khác
2. Khoa Khoa học quản lý – Giáo trình Quản lý kinh tế - tập 1,2. Chủ biên: GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn – TS. Mai Văn Bưu. Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ Thuật.Năm 2001 – Hà Nội Khác
3. Khoa Khoa học quản lý – Giáo trình Chính sách kinh tế - xã hôi. Chủ biên: TS.Đoàn Thị Thu Hà – TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền. Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ Thuật. Năm 2000 – Hà Nội Khác
4. Trường Đại học Kinh tế quốc dân – Giáo trình Thương mại quốc tế và phát triển thị trường xuất khẩu. Chủ biên: PGS. TS. Nguyễn Duy Bột. Nhà xuất bản Thống kê. Năm 2003 – Hà Nội Khác
5. Trường Đại học Kinh tế quốc dân – Chính sách thương mại trong điều kiện hội nhập. Chủ biên: PGS. TS. Hoàng Đức Thìn. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.Năm 2001 – Hà Nội Khác
6. TS. Hồ Sĩ Hưng - Nguyễn Việt Hưng – Cẩm nang về xâm nhập thị trường Mỹ.Nhà xuất bản Thống kê. Năm 2003 – Hà Nội Khác
7. TS. Nguyễn Hữu Khải – Phát triển thuỷ sản trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế - Trường Đại học Ngoại thương Khác
8. Báo Kinh tế Hợp tác Việt Nam, ngày 09 tháng 07 - Xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ: Cửa mở rộng nhưng vào không dễ, Ths. Lê Minh Tâm Khác
9. Trường Đại học Ngoại thương - Tổ chức quản lý nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu - Vũ Hữu Tửu. Nhà xuất bản Giáo dục.Hà Nội – 2000 Khác
10. Tạp chí Thương mại, số11/2003 - Một số suy nghĩ về thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu, Nguyễn Văn Long Khác
12. Http://www.tradefax.vn 13. Http://www.vneconomy.vn 14. Http://www.vietnamnet.vn 15. Tổng cục thống kê Việt Nam Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w