1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Thi Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam Sang Thị Trường Eu.pdf

50 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam Sang Thị Trường EU
Tác giả Nguyễn Thị Hoài, Nguyễn Quang Linh, Nguyễn Thị Trang, Lê Thị Chúc, Phạm Thị Mai Thùy
Người hướng dẫn TS. Trịnh Tùng
Trường học Học Viện Chính Sách Và Phát Triển
Chuyên ngành Kinh Tế Quốc Tế
Thể loại bài thi
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 5,01 MB

Nội dung

Bộ NN&PTNT Bộ nông nghiệp và phát triển nông thônVASEP Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam IUU Luật phải chứng minh được nguồn gốc thủy sản HACCP Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn

Trang 1

B KẾẾ HO CH VÀ ĐẦẦU T Ộ Ạ Ư

H C VI N CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRI N Ọ Ệ Ể KHOA KINH TẾẾ QUỐẾC TẾẾ

Lê Thị Chúc

Trang 2

Nội dung Trang

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THỦY SẢN VÀ XUẤT KHẨU THỦY

SẢN CỦA VIỆT NAM

10

1.1.3.Vị trí , vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân 11 1.1.4.Một số yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu thủy sản Việt Nam 18

1.2.3 Quy trình xuất khẩu Thủy sản 22 1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản 251.4 Nội dung và các hình thức xuất khẩu

Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

SANG THỊ TRƯỜNG EU

27

2.1 Tổng quan về thị trường EU và xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào

thị trường châu Âu:

27 2.1.1.Một số đặc điểm về thị trường EU: 27 2.1.2 Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU 28 2.2 Thực trạng xuất khẩu Thủy sản Việt Nam sang EU 29

Trang 3

2.2.3 Về phương thức xuất khẩu 33

EU nói chung và Thủy sản Việt Nam nói riêng vào EU

44 3.2.2: Quan điểm, định hướng và mục tiêu đến năm 2020 44 3.2.3: Dự báo nhu cầu nhập khẩu Thủy sản của EU đến năm 2020 463.3: Một số giải pháp nhằm gỡ bỏ rào cản và đẩy mạnh xuất khẩu Thủy

sản Việt Nam vào EU

47

Lời cảm ơn

Đề tài : “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU” làmột đề tài vô cùng lí thú và bổ ích Trước hết, chúng tôi xin được nói lời cảm ơnđến các thầy cô trong khoa Kinh tế Quốc tế đã tạo điều kiện cho chúng tôi có được

cơ hội làm quen, tiếp cận dần với việc nghiên cứu khoa học, đưa ra chủ đề mang

Trang 4

tính thực tiễn cao Chúng tôi xin cảm ơn đến Tiến sĩ Trịnh Tùng đã có nhữnghướng dẫn về hướng đi của đề tài, đưa ra kim chỉ nam giúp chúng tôi hoàn thiệnbài nghiên cứu này

Cuối cùng, chúng tôi xin chúc các thầy, các cô trong khoa Kinh tế Quốc tế dồi dàosức khỏe để cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”

Hà Nội, ngày 4 tháng 12 năm 2019 Thay mặt nhóm sinh viên

DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Trang 5

Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu tôm sang thị trường EU giai đoạn 2014-2018.Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trường EU giai đoạn 2014-2019.

Bảng 2.5 Xuất khẩu thủy sản 9 tháng đầu năm 2019

Sơ đồ quy trình chế biến công nghệ chế biến đông lạnh

DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Kí hiệu thuật ngữ và các chữ

viết tắt

Nghĩa của từ

Trang 6

Bộ NN&PTNT Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

VASEP Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy

sản Việt Nam IUU Luật phải chứng minh được nguồn gốc

thủy sản

HACCP Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

MỞ ĐẦU

1) Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam được coi là một nước có tiềm năng rất lớn về thủy sản cả nướcngọt và nước mặn , do đó có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghềđánh bắt và nuôi trồng thủy sản tạo ra nguồn cung nguyên liệu dồi dào chongành chế biến thủy sản phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu Nhờ vậy,xuất khẩu thủy sản đã trở thành một trong những lĩnh vực xuất khẩu quantrọng nhất của nền kinh tế mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước và luônnằm trong danh sách những ngành có giá trị xuất khẩu hàng đầu của Việt

Trang 7

Nam, tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân, ngư dân và doanh nghiệphoạt động trong lĩnh vực này

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2010 cả nước xuất khẩu được1,253 triệu tấn thủy sản trị giá 5,034 tỉ đô la (bao gồm cả lũy kế), tăng 11,3%

về khối lượng và 18,4% về giá trị so với năm 2009 Trong hai tháng đầu năm

2011 xuât khẩu thủy sản Việt Nam đạt 835 triệu USD, tăng 54,4% so vớicùng kì năm trước

Trong số các thị trường xuất khẩu thủy sản chủ yếu của Việt Nam , thịtrường EU đóng một vai trò vô cùng quan trọng Trong suốt nhiều năm liềnthị trường này( cùng Mỹ và Nhật Bản ) là mãột trong ba thị trường xuấtkhẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam

Mặc dù vậy, thị trường xuất khẩu thủy sản thế giới ngày càng xuất hiệnnhiều đối thủ cạnh tranh mới Tính cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu thủysản ngày càng tăng dưới tác động của xu hướng tự do hóa thương mại.Trong khi đó nền thủy sản trong nước dù đã có nhiều thành tựu nhưng cũngbộc lộ nhiều điểm yếu kém chưa khắc phục được, đồng thời cơ sở vật chấtlạc hậu không đáp ứng được các nhu cầu của thời đại Bên cạnh đó, trongnhững năm gần đây đã có rất nhiều vấn đề đặt ra với hoạt động xuất khẩuthủy sản ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sản xuất và xuất khẩu mặt hàngthủy sản Ngành thủy sản Việt Nam đã chứng kiến và bị lôi kéo vào những

vụ kiện bán phá giá, những tin đồn về chất lượng sản phẩm đồng thời đangphải đối mặt với rất nhiều bất lợi của thị trường Và các rào cản kĩ thuật-thương mai, lượng kháng sinh, nguồn gốc xuất xứ và hình thức điều kiệnđánh bắt, về kiểm dịch,… cũng đang là thách thức đối với ngành thủy sảnViệt Nam

Vì vậy, đề tài : “ giải pháp thúc đẩy xuất khẩu Thủy sản Việt Nam sang EU”được lựa chọn để nghiên cứu

2) Mục đích nghiên cứu đề tài:

Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU

Từ đó thấy được những thành công, hạn chế và nguyên nhân; đề xuất nhữnggiai pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu Thủy sản Việt Nam vào EU trongthời gian tới hiệu quả nhất

3) Đối tượng nghiên cứu

Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam vào thị trường EU

Trang 8

4) Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đếntrình độ và khả năng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU trongthời gian qua và giai đoạn 2019-2020 tới tập trung chủ yếu vào lĩnh vực thịtrường xuất khẩu, kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu, cơ cấu các mặt hàngxuất khẩu cũng như những mặt hạn chế còn tồn đọng trong giai đoạn trên

Về thời gian: Từ năm 2000 đến nay

5) Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích và đối chiếu giữa các số liệu

6) Giả thuyết nghiên cứu

Sản lượng xuất khẩu Thủy sản Việt Nam vào EU đến năm 2020 sẽ có cải thiện

7) Tổng quan nghiên cứu

- Phân tích làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu bao gồm: Khái niệm, vai trò và nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu

- Hệ thống hóa và làm rõ hơn các đặc điểm, vai trò và nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu

- Phân tích thực trạng xuất khẩu Thủy sản Việt Nam sang thị trường EU vàđánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân

- Đề xuất một số định hướng giải pháp nhằm thúc đẩy chất lượng xuất khẩu Thủy sản, góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế Việt Nam mộtcách bền vững

8) Kết cấu của đề tài

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THỦY SẢN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM

Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU

Trang 9

Chương 3: GIẢI PHÁP NHẰM GỠ BỎ RÀO CẢN ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM VÀO EU

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THỦY SẢN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA

VIỆT NAM 1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Khái niệm ngành thủy sản.

Ngành thủy sản là ngành kinh tế cấp I, bao gồm các hoạt động đánh bắt, nuôitrồng, chế biến thủy sản và các hoạt động dịch vụ thủy sản có liên quan

Là một ngành kinh tế sinh học , được phân nghành thuộc ngành nông nghiệp, rađời sớm và được nhà nước xác nhận là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn

Trang 10

trong công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước Qúa trình nuôi trồng thủysản được tiến hành trên các loại hình nước ngọt, nước mặn và nước lợ đượckhoanh nuôi Bên cạnh đó việc nuôi cấy nhân giống thủy sản được tiến hành songsong với quá trình nuôi.

Các hoạt động dịch vụ liên quan đến thủy sản như: dịch vụ mua, vận chuyển sảnphẩm, cung ứng các loại vật dụng cho công cuộc đánh bắt thủy hải sản trên biển,các tàu thường làm công việc đánh bắt đồng thời chuyên làm dịch vụ hỗ trợ đánhbắt thủy sản Dịch vụ cung ứng con giống, thức ăn , vật liệu kĩ thuật

1.1.2 Đặc điểm ngành thủy sản.

Thủy sản là một ngành kinh tế đặc trưng gồm các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng,chế biến , cơ khí hậu cần, dịch vụ thương mại; là một trong những ngành kinh tếquan trọng của đất nước Sản xuất kinh doanh thủy sản dựa trên khai thác có hiệuquả , lâu bền nguồn lợi thủy sinh , tiềm năng các vùng nước

Do vậy có mối liên hệ ngành với sản xuất nông nghiệp , vận tải du lịch , côngnghiệp biển Ngành thủy sản được xác định giữ vai trò quan trọng trong sự pháttriển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Nó khai thác và phát triển một trong những nguồn tài nguyên có thể tái sinh quantrọng của đất nước, những tài nguyên với tiềm năng có thể đóng góp lớn cho cácmục tiêu lớn về tài chính , về công ăn việc làm và về dinh dưỡng Xét một cáchtổng thể thì ngành thủy sản có những đặc điểm sau:

-Vừa mang tính nông nghiệp ,công nghiệp , thương mại, lại vừa chịu sự tácdụng tái sản xuất mở rộng

-Có nhiều thành phần kinh tế tham gia sản xuất đa dạng

Trang 11

-Có liên quan đến sử dụng diện tích mặt nước cũng nhiều khai thác sản phẩmcác sản phẩm có liên quan đến mặt nước Các sản phẩm thủy sản có giá trị dinhdưỡng cao, được nhiều nơi và nhiều quốc gia ưa chuộng

-Ngành thủy sản có khả năng thu hồi vốn nhanh có thể thu hoạch được sảnphẩm và tiêu thụ trong thời gian ngắn

-Ngành thủy sản có nguồn tài nguyên phong phú, với trữ lượng lớn, tạo khảnăng khai thác với quy mô lớn và con người có thể tái tạo nguồn tài nguyên này

1.1.3 Vị trí , vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân.

1.1.3.1.Mặt kinh tế:

Ngành thủy sản có đóng góp vô cùng to lớn trong việc giải quyết các vấn đề anninh lương thực , thực phẩm nhất là vấn đề giải quyết việc làm Ngày nay dân sốtăng nhanh với một mức độ chóng mặt vì thế các quốc gia gặp rất nhiều khó khăntrong vấn đề đảm bảo an ninh lương thực cũng như giải quyết các việc làm chothanh niên đến tuổi lao động

Mức sống của cộng đồng khiến cho nhu cầu đối với nhiều loại thủy sản mà ViệtNam có khả năng sản xuất đang và sẽ còn tăng mạnh Quan hệ cung –cầu trên thịtrường thế giới ngày càng thể hiện rõ sự thiếu hụt nguồn cung cấp Do đó , để đápứng nhu cầu của xã hội , vấn đề đặt ra là cần phát triển thủy sản ở trình độ cao

Thủy sản là khu cung cấp nguyên liệu to lớn , cần thiết cho các khu công nghiệpchế biến thủy sản Cũng từ đó giá trị của thủy hải sản tăng lên nhiều lần làm tăngkhả năng cạnh trạnh tranh , tăng thu nhập cho doanh nghiệp và nhà nước Nhu cầu

về sản phẩm thủy hải sản hiện nay đang phát triển mạnh theo hai hướng: sản phẩmgiá trị gia tăng , sản phẩm ăn liền đóng gói và các loại thủy sản tươi sống nhưng

Trang 12

không phải quốc gia nào cũng có sẵn thủy sản tươi sống để tiêu thụ nên các thủyhải sản qua chế biến và các sản phẩm có giá trị được chú ý phát triển nhiều hơn đểxuất khẩu, bởi sản phẩm thủy hải sản là sản phẩm thuộc loại “mau ươm , chóngthối”

Phát triển ngành thủy sản ở nhiều khu vực tạo ra khả năng phát triển khu du lịchsinh thái nhất là ngành nuôi trồng thủy hải sản Đây là một hướng lâu dài và hiệuquả bởi nuôi trồng thủy hải sản yêu cầu rất nhiều vốn như thế gây khó khăn rất lớnđối với bà con nông dân vì thế chúng ta kết hợp nuôi trồng với phát triển du lịchsinh thái sẽ tạo ra lượng tiền đáng kể , giảm bớt sức ép về nuôi trồng thủy hải sản.Phát triển sản xuất thủy sản sẽ tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn của công nghiệpbao gồm cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng Việc tăng cầu trong khu vực thủysản và nông thôn sẽ tác động trực tiếp đến khu vực phi nông nghiệp và thủy sản tạođiều kiện thuận lợi cho công nghiệp phát triển

Thủy sản là mặt hàng xuất khẩu rất quan trọng của Việt Nam hiện nay, mặc dùngành thủy sản là một ngành chứa đựng rất nhiều rủi ro nhưng giá trị sản phẩmngành mang lại là rất lớn nhất là đối với quá trình phát triển đi lên để hội nhập thếgiới của nước ta bởi hàng xuất khẩu thủy sản có đóng góp không nhỏ vào GDPhàng năm Đồng thời nước ta có tiềm năng lớn phát triển thủy sản vì thế xuất khẩuthủy sản cũng là một nhu cầu thiết yếu của bà con ngư dân để tăng giá trị sản phẩmthủy sản họ làm ra

1.1.3.2.Về mặt xã hội

Ngành thủy sản phát triển tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động , phần lớn

là các vùng nông thôn và ven biển Vì ở các quốc gia này dân số đông trong khitrình độ dân trí lại thấp nên phát triển ngành thủy sản đang là hướng đi chủ yếu ởcác nước có khí hậu thuận lợi, tạo ra việc làm , thu hút một khối lương nông nhân,

Trang 13

làm tăng thu nhập đảm bảo đời sống , góp phần làm giảm đi làn sóng di dân vàothành thị ở Việt Nam , phát triển thủy hải sản gắn liền với xóa đói giảm nghèo, đặcbiệt là vùng cao, vùng sâu thực phẩm thủy hải sản sản xuất tại chỗ , việc tập trungsản xuất ở venn sông , suối, ao, hồ còn giúp xóa bỏ tập quán du canh , du cư, tăngcường an ninh biên giới trên đất liền.

Ngoài ra , phát triển các hạng tàu khai thác biển cũng là góp phần tăng cường anninh quốc phòng , bảo vệ lãnh hải chủ quyền , biên giới hải đảo Năm 1997, thủtướng chính phủ đã kí kết Quyết định số 393/TTg phê duyệt Chương trình cho vayvốn tín dụng đầu tư đóng tàu khai thác hải sản xa bờ Thực hiện quyết định này, từnăm 1997 đến năm 1999, Tổng cục Đầu tư và Phát triển đã cho vay 867,871 triệuđồng , tương đương với 802 con tàu Năm 2000, Thủ tướng Chính Phủ ký quyếtđịnh số 64/2000 QĐ TTg về việc sửa đổi quy chế quản lí và sử dụng vốn tín dụngđầu tư phát triển của Nhà nước cho các dự án đóng mới , cài hoán tàu đánh bắt tàudịch vụ và đánh bắt hải sản xa bờ , tổng số vốn đã duyệt cho vay từ năm 2000 đếnnăm 2015 là 182,372 triệu đồng để đóng mới 166 conn tàu Việc gia tăng sốlượng tàu lớn đánh bắt xa bờ không chỉ nhằm khai thác các tiềm năng mới, cungcấp nguyên liệu cho chế biến mà còn góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng trên cácvùng biển của nước ta.Tính đến nay , rất nhiều cảng cá quan trọng đã được xâydựng theo chương trình biển Đông hải đảo , cụ thể là: Cô Tô(Quảng Ninh), BạchLong Vĩ và Cát Bà (Hải Phòng), Hòn Mê(Thanh Hóa), Cồn Cỏ(Quảng Trị), Lí Sơn( Quảng Nam ) Phú Qúy (Bình Thuận), Côn Đảo(Bà Rịa- Vũng Tàu), HònKhoai(Cà Mau), Nam Du , Thổ Chu, Phú Quốc (Kiên Giang) Hệ thống cảng cátuyến đảo này sẽ được hoàn thiện đồng bộ để phục vụ sản xuất nghề cá và gópphần bảo vệ chủ quyền an ninh vùng biển tổ quốc

1.1.3.3.Về môi trường

Trang 14

Phát triển ngành thủy sản hợp lí là điều kiện cơ bản để bảo vệ môi trường sinh thái.Nước ta có tiềm năng lớn về sinh vật biển , diện tích mặt nước rộng lớn những vấn

đề đặt ra hiện nay là việc khai thác sao cho đảm bảo cân bằng sinh thái , vì thếngành thủy sản đóng vai trì to lớn trong công cuộc bảo vệ môi trường và sự pháttriển bền vững Bảo vệ môi trường hành tinh chúng ta Trên thế giới ngành thủyhải sản được coi là người đi tiên phong trong việc tìm kiếm các giải pháp duy trì sựphát triển bền vững của môi trường nước, đặc biệt là các sinh vật biển

*Tiềm năng phát triển thủy sản Việt Nam

-Điều kiện tự nhiên

Việt Nam với bờ biển dài , hệ thống sông ngòi dày đặc đi sâu vào lãnh thổ quốc giatạo điều kiện thuận lợi cho ngành thủy sản phát triển

Việt Nam có bờ biển dài 3260km , 12 đầm phà ,112 cửa sông , lạch, trong đó 47cửa có độ từ 1,6-3,0m để đưa tàu cá có công suất 140cv ra vào khi có thủy triều ;

có hơn 4.000 hòn đảo , bãi đá ngầm lớn nhỏ , gần và xa bờ có thể xây dựng đượccác cơ sở hạ tầng khai thác xa bờ , nuôi trồng thủy sản và bảo vệ an ninh tổ quốc.Biển Việt Nam bao gồm 2 vùng chính :(1)vùng nội thủy và lãnh hải rộng226000km2 (2) vùng biển đặc quyền kinh tế rộng 1.000.000km2 Có nhiều vũng ,vịnh kín gió cho tàu thuyền trú đậu và để nuôi hải sản Các đảo Bạch Long Vĩ , LíSơn , Phú Qúy , Côn Đảo , Phú Quốc thuộc những ngư trường rất thuận lợi chokhai thác hải sản ( Theo Wikipedia)

-Đặc điểm môi trường và tiềm năng nguồn lợi

Diện tích vùng ven biển và vùng biển của đất nước ta gấp 3 lần diện tích đất liền ,trải dài trên 13 vĩ độ , vùng ven biển và biển Việt Nam được chia thành 4 khu vựcmôi trường:

Trang 15

-Môi trường nước mặn xa bờ:

Là vùng nước ngoài khơi thuộc vùng đặc quyền kinh tế Vùng biển tiếp giáp vớiThái Bình Dương ở phía Đông và phía Nam , đồng thời tiếp giáp với 2 lục địa Á-

Âu nên chế độ khí hậu vừa mang tính chất biển vừa mang tính chât lục địa Ngoàikhơi lại có 3 trũng sâu điển hình : trũng Bắc Hoàng Sa , trũng Á kinh tuyến kéo dài

từ ngang Đà Nẵng về phía Nam , trũng Palawan Vùng lòng chảo nước sâu nằm ởtrung tâm biển Đông Tất cả các vùng trên tạo nên một lợi thế to lớn cho ngànhthủy sản nước ta

Xét về nguồn lợi hải sản có thể liệt kê 3 loại hình chính là :cá nổi ngoài khơi , cáđáy biển sâu và cá rạn san hô…

-Môi trường nước mặn gần bờ:

Là vùng sinh thái quan trọng nhất đối với các loài thủy sinh vật vì có nguồn thức

ăn cao nhất do các cửa sông lạch đem phù sa và các lợi chất vô cơ , hữu cơ làm hòatan làm thức ăn tốt cho các loài sinh vật bậc thấp để rồi chúng trở thành thức ăncho tôm cá Ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ có sản lượng khai thác caonhất, chiếm tới hơn 60% tổng sản lượng khai thác của cả nước

Vịnh Bắc Bộ với trên 3.000 hòn đảo nên nhiều bãi triều quanh đảo có thể nuôi cácloài nhuyễn thể có giá trị cao như: trai ngọc ,vẹm, hầu sông , hầu biển ,bảo ngư, sòhuyết…

Nguồn lợi hải sản ước tính: 75 loài tôm , 25 loài mực ,7 loài bạch tuộc, 653 loài tảobiển có giá trị kinh tế cao, 90 loài rong biển, 289 loài san hô và 2.100 loài cá( trong đó trên 130 loài có giá trị kinh tế cao)

Cá biển Việt Nam rất đa dạng , phân bố theo mùa vụ rõ ràng nhưng số lượng loàitrong một giống không lớn Đa số cá biển phân bố rộng rãi ở vùng biển lân cận và

Trang 16

vùng biển thuộc khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, chủ yếu sống sát đáy bùn vùngbiển miền Trung.

Là vùng nước cửa sông , ven biển và rừng ngập mặn , đầm phá nơi có sự pha trộnnước biển và nước ngọt từ các dòng sông đổ ra Phụ thuộc vào mùa(mùa mưa vàmùa khô) và thủy triều , nồng độ muối của nước lợ luôn thay đổi , điều đó thíchhợp với những loài sinh vật thủy sinh có khả năng thích nghi, trong đó nhiều loạithủy sản có giá trị kinh tế cao

Tổng diện tích tiềm năng nước lợ trên toàn quốc là 621.009 ha, bao gồm 84.652 hacác tỉnh thành phía Bắc , 39.745 ha ở các tỉnh thành Bắc Trung Bộ , 33.622ha ở cáctỉnh Trung Nam Bộ , 25510 ha ở các tỉnh Đông Nam Bộ và 437.480 ha ở các tỉnhthành Tây Nam Bộ Rừng ngập mặn là một bộ phận quan trọng của vùng sinh tháinước lợ có nguồn thức ăn chính từ thảm thực vật cho các loài động vật thủy sinh ,

là nơi nuôi dưỡng chính cho ấu trùng của giống tôm he Trong rừng ngập mặnnước ta cũng như khu vực Đông Nam Á nói chung có khoảng 230 loài giáp xác ,

211 loài thân mềm , hàng tram các loài động vật không xương khác

-Môi trường nước ngọt

Bao gồm các ao hồ, sông suối, ruộng hồ chứa tự nhiên trong đất liền Nuôi cá ao

hồ nước ngọt là nghề nuôi truyền thống gắn với các hộ gia đình Theo thống kêchưa đầy đủ , tới năm 2008 đã có 92.700 ha diện tích ao hồ đã được để nuôi trồngthủy sản , chiếm 70% tiềm năng ao hồ nhỏ và tập trung ở các Đồng Bằng SôngHồng , Đồng Bằng Sông Cửu Long

-Các vùng kinh tế thủy sản :

Căn cứ vào phân vùng kinh tế chung của cả đất nước , ngành thủy sản được chiathành 7 vùng sinh thái các cụm kinh tế đó là:

Trang 17

 Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

-Tiềm năng con người

Việt Nam thuộc những nước đông dân trên thế giới , có khoảng 70% dân số sống ởnông thôn , trong đó dân cư sống ở ven biển có nhịp độ tăng trưởng cao hơn so vớibình quân chung của cả nước (khoảng 2,2%)

Dân cư Việt Nam có lợi thế đặc biệt đó là dân số trẻ Đối với dân cư vùng ven biển, do tỉ lệ sinh đẻ cao, đời sống thấp kém , tuổi thọ không cao nên tỷ trọng sức trẻtrong ngành thủy sản ngày một lớn Hiện nay lợi thế này vẫn chưa phát huy tốt vìtrình độ văn hóa cũng như trình độ chuyên môn của lực lượng lao động này cònthấp

Như vậy, với trạng thái dân hiện nay , số hộ và số nhân khẩu lao động trong ngànhthủy sản vẫn tăng đều qua các năm , có khả năng cung cấp đủ sức lao động dồi dàocho ngành , đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của ngành thủy sản tạo ra

1.1.4 Một số yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu thủy sản Việt Nam

1.1.4.1.Yếu tố địa lí , khí hậu

Việt Nam là quốc gia có hệ thống sông ngòi dày đặc đi sâu vào vùng lãnh thổ quốcgia tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản Tuy vậy , do chịu ảnhhưởng điều kiện về khí hậu như: gió , nhiệt độ , không khí , môi trường nước , chế

Trang 18

độ mưa , độ mặn tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật kéo theosản lượng đánh bắt cá sẽ bị thay đổi Ngoài ra , các trận lũ lụt , bão cũng có ảnhhưởng lớn đến hệ thống nuôi trồng thủy sản tạo bất lợi cho việc nuôi trồng tôm cua

cá nước lợ do bờ đê đập bị vỡ , ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu

Thêm vào đó , thủy sản là mặt hàng có đặc điểm là khó bảo quản sau khii đánh bắt

Do đó, thời tiết xấu dẫn đến thời gian tươi sống của các mặt hàng giảm nhanhchóng làm cho việc xuất khẩu các sản phẩm tươi gặp nhiều khó khăn

Các yếu tố tự nhiên có tác động vô cùng lớn đến hoạt động sản xuất nuôi trồngthủy sản cũng như hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ta

1.1.4.2.Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật.

Khoa học công nghệ kĩ thuật trong nước được đưa vào hoạt động , ứng dụng đemlại hiệu quả cao trong công tác nuôi trồng và chế biến thủy sản từ đó giúp cho chấtlượng và số lượng thủy sản tăng giúp cho xuất khẩu hàng thủy sản có nhiều thuậnlợi hơn

Những năm đầu , chúng ta thường sử dụng những tàu thuyền mang tính chất thủycông để đánh bắt , nhưng đến năm gần đây khối lượng tàu thuyền máy ngày càngđược sử dụng hơn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt Việc hình thành vàxây dựng cơ sở dịch vụ cho việc khai thác thủy sản diễn biến trên 3 lĩnh vực đó là

cơ khí đóng sửa thuyền , bến cảng và dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu ; thiết bị và

hệ thống tiêu thụ sản phẩm , tăng khả năng phát triển thủy sản

Về cơ sở hạ tầng giao thông vận tải , điều kiện hạ tầng giao thông vận tải cũng cóảnh hưởng lớn đến thương mại hàng thủy sản Giao thông thuận tiện sẽ giúp chothương mại hàng thủy sản diễn ra nhanh chóng hơn và chớp được nhiều thời cơ

Trang 19

1.1.4.3 Khả năng khai thác và tiếp cận thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp trong nước:

Các doanh nghiệp tiếp cận được với các thị trường khác trên thế giới từ đó sẽ tạođược nhiều đầu mối làm ăn, có nhiều sự lựa chọn hơn trong xuất khẩu thủy sản

1.1.4.4 Hệ thống luật pháp và chính sách quản lý của nhà nước:

Hệ thống luật pháp và chính sách quản lý của nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đênhoạt động xuất khẩu thủy sản thông qua các rào cản thương mại của chính phủ, đólà: các quy định về nuôi trồng và đánh bắt và chế biến thủy sản như các quy định

về vệ sinh, an toàn vệ sinh, ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước về nguồn vốn, về côngnghệ, hàng rào thuế quan, phi thuế quan, chính sách hỗ trợ, viện trợ từ nước ngoài:các chương trình hỗ trợ vốn, công nghệ cho ngành thủy sản từ các quốc gia, tổchức khác trên thế giới

Ngoài ra hệ thống luật pháp minh bạch thông thoáng cũng như các chính sách điều phối nền kinh tế đúng đắn, đặc biệt là chính sách đối ngoại sẽ là nhân tố quyết địnhtới khả năng thu hút, tìm kiếm và hợp tác các đối tác kinh tế, lựa chọn thị trường tiêu thị cho các sản phẩm xuất khẩu

1.1.4.5 Yếu tố bên ngoài

-Hàng rào kĩ thuật của quốc gia nhập khẩu

Rào cản kĩ thuật là các yêu cầu hàng hóa nhập khẩu phải đáp ứng một hệ thống cáctiêu chuẩn về: quy cách, mẫu mã bao bì nhãn mác, chất lượng, an toàn mức độ ô nhiễm, an toàn đối với người lao động, quy định điều kiện đánh bắt Tùy theo tình hình kinh tế của từng quốc gia mà mỗi quốc gia lai áp dụng những tiêu chuẩn khác nhau Các hàng hóa nhập khẩu vào các nước này phải thỏa mãn các điều kiện mới được phép nhập khẩu vào đây cũng là khó khăn đối với nước xuất khẩu nhưng tạo

Trang 20

điều kiện thúc đẩy phát triển về chất lượng và mẫu mã với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

-Thị hiếu người tiêu dùng

Đối với các sản phẩm thủy sản , đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng là rất quan trọng Tuy thuộc vào từng thị trường mà nhu cầu và thị hiếu khác nhau Thông thường đối với những sản phẩm thủy sản , người tiêu dùng ưa thích dùng sản phẩm tươi sống, đảm bảo chất lượng và thời gian chế biến nhanh Vì vậy

để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng các quốc gia nên có những biện pháp cụ thể như nghiên cứu và phân tích thị trường, quảng cáo

-Cầu về hàng thủy sản nhập khẩu

Trên thế giới , sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế xã hội là một trong nhữngnguyên nhân dẫn đến nhu cầu thủy sản trên toàn thế giới không ngừng tăng Thịtrường tiêu thụ ngày nay quan tâm nhiều hơn đến thủy sản như là nguồn thực phẩmdinh dưỡng vô cùng quann trọng không chỉ cung cấp 16% nhu cầu protein của conngười mà còn đáp ứng các chất khoáng và axit Omega 3 cần thiết cho cơ thể đểphát triển trí não ngăn ngừa một số loại bệnh tật như béo phì , các vụ ngộ độc haydịch bệnh hoành hành với hầu hết các loài gia súc gia cầm và thủy sản là lựa chọn

an toàn nhất

1.2 Giới thiệu về Thủy sản

Thủy sản là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho conngười từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu hoạch sửdụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường

Một số loài là cá Tra,cá trích, cá tuyết, cá cơm, cá ngừ, cá bơn, cá đối, tôm, cá hồi,hàu và sò điệp có năng suất khai thác cao và được xuất khẩu chủ yếu

Trang 21

1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản

- Cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước Sự liên kết giữacác doanh nghiệp trong nước còn khá lỏng lẻo Trong giai đoạn nhu cầu thị trườnggiảm sút, xuất khẩu thủy sản Việt Nam chứng kiến nhiều hoạt động cạnh tranhkhông lành mạnh như hạ giá bằng cách giảm chất lượng sản phẩm , tranh giành thịtrường xuất khẩu,… gây ảnh hưởng đến thương hiệu và uy tín của nghành thủy sảnViệt Nam

-Ngành thủy sản nước ta đã phải đối mặt với vô vàn khoa khan và thách thức Do

sự phát triển tự phát, thiếu quy hoạch, nên mặt hàng này luôn ở tình trạng mất cânbằng cung-cầu, với những biến động khôn lường Cái vòng luẩn quẩn khủnghoảng thừa-thiếu như đã và đang diễn ra do chưa có một quy hoạch rõ ràng về nuôi

cá để cân đối cho phù hợp cung-cầu

- Tỷ lệ sản phẩm có giá trị gia tăng còn thấp , chủ yếu mới chỉ xuất khẩu ở dạngfillet cấp đông đơn thuần nên giá trị xuất khẩu không cao.(bình quân 3USD/kg)

- Thiếu kho chứa hàng , thiếu các chợ đầu mối thủy sản tập trung để làm cầu nối ổnđịnh cho cả người sản xuất và các nhà máy chế biến

-Hệ thống xử lí nước thải và các công trình bảo vệ môi trường tuy đã được đầu tưnhưng chưa thường xuyên được nâng cấp nên vẫn còn tình trạng nước thải từ nhàmáy đổ trực tiếp ra sông mà chưa qua xử lí; chưa phổ biến rộng khắp quy trình sảnxuất sạch theo tiêu chẩn HACCP; vẫn còn việc mua bán và sử dụng hóa chất khángsinh

1.4 Các hình thức xuất khẩu.

1.4.1 Xuất khẩu trực tiếp.

Xuất khẩu trực tiếp là việc xuất khẩu các hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp sảnxuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước, sau đó xuất khẩu nhữngsản phẩm đó ra nước ngoài thông qua các tổ chức của mình

Ưu điểm:

Thông qua xuất khẩu trực tiếp, các doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận caohơn do giảm được các chi phí trung gian, việc xuất khẩu diến ra nhanh chóng vàmang lại hiệu quả cao hơn Hơn thế các doanh nghiệp còn có thể khắc phục đượcnhững thiếu sót và có điều kiện để chủ động thâm nhập vào thị trường thế giới

Trang 22

Nhược điểm:

Để tham gia hình thức xuất khẩu này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có đội ngũ cán

bộ chuyên nghiệp , giao tiếp tốt, được đào tạo một cách cơ bản , nắm vững và tinhthông những nghiệp vụ về thị trường ngoại thương , tâm huyết với nghề và có kinhnghiệm

1.4.2 Gia công ủy thác:

Đây là hình thức xuất khẩu diễn ra giữa một doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩumột loại hàng hóa nào đó nhưng không có điều kiện tham gia quan hệ xuất khẩutrực tiếp mà họ phải tiến hành hoạt động ủy thác cho một tổ chức trung gian có khảnăng tham gia xuất khẩu trực tiếp hàng hóa đó để tiến hành giao dịch mua bán vớibên tham gia nhập khẩu hàng hóa với danh nghĩa của mình nhưng mọi chi phí đều

do bên ủy thác thanh toán và họ còn nhận được một khoản tiền gọi là phí ủy thác

Ưu điểm:

Xuất khẩu hàng hóa thông qua hình thức này các doanh nghiệp sản xuất hàng xuấtkhẩu không phải tổ chức một bộ máy phục vụ cho công tác xuất khẩu nên giảmđược chi phí nên đồng thời cũng giúp doanh nghiệp giảm được rủi ro lớn trongkinh doanh xuất nhập khẩu Hình thức nhập khẩu này rất phù hợp với những doanhnghiệp đang gia nhập thị trường mới hay đang tung ra những sản phẩm mới có tínhchất thử nghiệm

Nhược điểm:

Làm cho doanh nghiệp bị mất quan hệ trực tiếp với thị trường , bị phụ thuộc vàotrung gian , bị tách rời với thị trường nên hệ thống thông tin phản hồi từ kháchhàng và thị trường không chính xác và kịp thời , ngoài ra các doanh nghiệp xuấtkhẩu còn bị mất một khoản phí ủy thác

1.4.3 Giao dịch đối lưu:

Là hình thức trao đổi hàng hóa mà việc mua làm tiền đề và điều kiện cho việc bán

và ngược lại Hiện nay loại này chiếm khoảng 55% buôn bán quốc tế Trong hìnhthức xuất khẩu này, mục đích hoạt động là giá trị sử dụng , không là giá trị, khôngkiếm lời

Ưu điểm:

- Khắc phục được các trở ngại , hạn chế buôn bán của các nước và tìnhtrạng khan hiếm ngoại tệ

Trang 23

- Khắc phục hàng rào cản trở của các nước như sự điều chỉnh về xuất nhậpkhẩu các mặt hàng

Nhược điểm:

Các bên tham gia hình thức này phải xác định được hàng hóa có giá trị với mỗi bên, yêu cầu sự cân bằng về giá cả, điều kiện giao hàng,… nên kém linh hoạt

1.4.4 Gia công quốc tế:

Là hoạt động nhập khẩu nguyên liệu , bán thành phẩm hoặc linh kiện phụ tùng vềnước mình để chế biến, cải tiến hoặc lắp ráp chúng thành thành phẩm và lại giaohoặc bán ra nước ngoài nhằm thu về một số thù lao gọi là phí gia công Gia côngquốc tế còn được gọi là hình thức xuất khẩu lao động tại chỗ

Ưu điểm:

- Thị trường tiêu thụ đã có bên đặt gia công lo , các doanh nghiệp nhận giacông không phải bỏ chi phí cho hoạt động bán sản phẩm xuất khẩu

- Vốn đầu tư cho sản xuất thấp

- Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động

- Học hỏi kinh nghiệm sản xuất, tạo mẫu mã bao bì

Nhược điểm:

- Tính bị động cao vì toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nhận gia côngphụ thuộc vào bên phía đặt gia công, về thị trường, giá bán sản phẩm ,giá đặt gia công, nguyên vật liệu mẫu mã , nhãn hiệu sản phẩm

- Nhiều trường hợp bên phía nước ngoài lợi dụng hình thức gia công đểbán máy móc Khi không còn gia công nữa đưa thiết bị máy móc lạc hậu,

cũ về công nghệ sang dẫn tới công nhân làm việc nặng nhọc , môi trường

bị ô nhiễm

- Do năng lực tiếp cận kém nên nhiều doanh nghiệp bị bên đặt gia công lợidụng

1.4.5: Giao dịch tái xuất.

Các hàng hóa xuất khẩu không được sản xuất trongg nước mà do các doanh nghiệpnhập khẩu vào rồi đem xuất khẩu sang nước khác mà chưa thông qua mà chưathông qua chế biến để hưởng chênh lệch giá

Trang 25

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Xuất khẩu có 1 vai trò quan trọng cũng như có nhiều yếu tố ảnh hưởng lớn đến nênkinh tế của một quốc gia Xuất khẩu nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng cónhững ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến kinh tế, thủy sản Việt Nam cần phảivượt qua những yêu cầu về chất lượng, về nguyên liệu và về kĩ thuật để có thể đủđiều kiện xuất khẩu sang thị trường nước ngoài Bên cạnh đó xuất khẩu thủy sản cónhững ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu Nhữngnhân tố đó có ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế của 1 quốc gia

Ngày đăng: 22/05/2024, 16:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.0: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU giai đoạn 2014- 2014-2018. - Bài Thi Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam Sang Thị Trường Eu.pdf
Bảng 2.0 Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU giai đoạn 2014- 2014-2018 (Trang 29)
Bảng 2.2 : Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cá của Việt Nam sang EU giai đoạn 2014-2018 - Bài Thi Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam Sang Thị Trường Eu.pdf
Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cá của Việt Nam sang EU giai đoạn 2014-2018 (Trang 30)
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu tôm sang thị trường EU giai đoạn 2014-2018. - Bài Thi Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam Sang Thị Trường Eu.pdf
Bảng 2.3 Kim ngạch xuất khẩu tôm sang thị trường EU giai đoạn 2014-2018 (Trang 31)
Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu mực, bạch tuộc  sang thị trường EU giai đoạn 2014-2019 - Bài Thi Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam Sang Thị Trường Eu.pdf
Bảng 2.4 Kim ngạch xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trường EU giai đoạn 2014-2019 (Trang 32)
Bảng 2.5. Xuất khẩu thủy sản 9 tháng đầu năm 2019 - Bài Thi Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam Sang Thị Trường Eu.pdf
Bảng 2.5. Xuất khẩu thủy sản 9 tháng đầu năm 2019 (Trang 37)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w