Tiểu luận cuối kỳ ii hiệp định evfta cơ hội, thách thức và giải pháp cho ngành xuất khẩu thuỷ sản việt nam

23 0 0
Tiểu luận cuối kỳ ii hiệp định evfta   cơ hội, thách thức và giải pháp cho ngành xuất khẩu thuỷ sản việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

-*** -KINH TẾ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAMTIỂU LUẬN CUỐI KỲ II

ĐỀ TÀI

Hiệp định EVFTA - cơ hội, thách thức và giải pháp cho ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Minh Hiền Sinh viên thực hiện : Lương Diệp Bảo Khanh Mã sinh viên : KTQT48C10207

Hà Nội, tháng 6 năm 2023

Trang 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 5

3.1 Đối tượng nghiên cứu: 5

3.2 Phạm vi nghiên cứu: 5

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài 5

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7

1 Tổng quan về Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam và tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU 8

1.1 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) 8

1.1.1 Định nghĩa 8

1.1.2 Nội dung cơ bản về Hiệp định EVFTA 8

1.2 Các cam kết liên quan đến việc xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang châu Âu 9

1.2.1 Hàng rào thuế quan 9

1.2.2 Hàng rào phi thuế quan 10

1.3 Tác động của Hiệp định EVFTA đến nền kinh tế Việt Nam 10

1.3.1 Tác động tới tăng trưởng kinh tế 11

1.3.2 Tác động đến thương mại (xuất nhập khẩu) 11

1.3.3 Tác động đến ngân sách nhà nước (NSNN) 11

1.3.4 Tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài 12

1.3.5 Tác động thay đổi pháp luật, thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh 12

3 Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang EU trước và sau khi thực hiện EVFTA 14

3.1 Giai đoạn trước khi thực hiện Hiệp định EVFTA 14

3.2 Giai đoạn sau khi thực hiện Hiệp định EVFTA 15

4 Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam khi ký kết hiệp định EVFTA 17

4.1 Cơ hội đối với hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 17

4.1.1 Cơ hội tiếp cận thị trường tiêu thụ thuỷ sản khồng lồ 17

4.1.2 Cơ hội tăng trưởng 17

4.1.3 Cơ hội hưởng lợi 17

4.1.4 Cơ hội mở rộng mối quan hệ 18

4.1.5 Cơ hội nâng cao cạnh tranh 18

4.1.6 Cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) 18

4.1.7 Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng khu vực 18

4.2 Thách thức đối với hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 19

4.2.1 Thách thức từ “Thẻ vàng” và cảnh báo nguy cơ “thẻ đỏ” 19

Trang 3

TÓM TẮT

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay Nhờ những cam kết với mức độ tự do hóa sâu rộng và linh hoạt, đặc biệt đối tác đều là những nền kinh tế lớn có trình độ phát triển hàng đầu thế giới, chỉ tính riêng trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản, EU là một trong 05 thị trường lớn nhất của Việt Nam Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là thị trường xuất khẩu thủy sản đứng thứ hai trong khu vực châu Á, chỉ xếp sau Trung Quốc Lựa chọn vấn đề “Hiệp định EVFTA - Cơ hội, thách thức và giải pháp cho ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam”, bài viết sẽ:

- Nhận diện tổng quan về EVFTA và tác động của nó tới nền kinh tế Việt Nam nói chung - Nắm bắt kịp thời những cơ hội và thách thức đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam khi ký kết EVFTA

- Chủ động kiến nghị giải pháp nhằm giúp ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tận dụng được cơ hội phát triển và vượt qua thách thức

Từ khoá: EVFTA, EU, giải pháp, thách thức, Việt Nam, xuất khẩu thuỷ sản EVFTA- Opportunities, challenges and solutions for

Vietnam's seafood export industry

The EU-Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA) is a new generation FTA with the widest scope of commitments and the highest level of commitment of Vietnam ever Thanks to commitments with a wide and flexible level of liberalization, especially partners who are all major economies with the world's leading development level, in the field of seafood export alone, the EU is one of the five largest markets of Vietnam Besides, Vietnam is also the second largest seafood export market in Asia, just behind China Choosing the issue "EVFTA Agreement - Opportunities, challenges and solutions for Vietnam's seafood export industry", the article will:

- An overview of the EVFTA and its impact on the Vietnamese economy in general - Timely grasp opportunities and challenges for Vietnam's seafood export industry when signing EVFTA

- Proactively propose solutions to help Vietnam's seafood export industry take advantage of development opportunities and overcome challenges.

Keywords: EVFTA, EU, solutions, challenges, Vietnam, Seafood export

Trang 4

GIỚI THIỆU1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam được coi là một nước có tiềm năng rất lớn về thủy sản cả nước ngọt và nước mặn, do đó có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản tạo ra nguồn cung nguyên liệu dồi dào cho ngành chế biến thủy sản phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu Nhờ vậy, xuất khẩu thủy sản đã trở thành một trong những lĩnh vực xuất khẩu quan trọng nhất của nền kinh tế mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước và luôn nằm trong danh sách những ngành có giá trị xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, tạo nguồn thu nhập đáng kể cho nông - ngư dân và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2010 cả nước xuất khẩu được 1,353 triệu tấn thủy sản trị giá 5,034 tỉ đô la (bao gồm cả lũy kế), tăng 11,3% về khối lượng và 18,4% về giá trị so với năm 2009 Trong hai tháng đầu năm 2011 xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 835 triệu USD, tăng 54,4% so với cùng kỳ năm trước Trong số các thị trường xuất khẩu thủy sản chủ yếu của Việt Nam, thị trường EU đóng một vai trò vô cùng quan trọng Trong suốt nhiều năm liền thị trường này (cùng Mỹ và Nhật Bản) là một trong ba thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam.

Mặc dù vậy, thị trường xuất khẩu thủy sản thế giới ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ mới cũng như tính cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu thủy sản ngày càng tăng dưới tác động của xu hướng tự do hoá thương mại Trong khi đó nền thủy sản trong nước dù đã có nhiều thành tựu tiến bộ song vẫn bộc lộ những điểm yếu kém chưa khắc phục được, đồng thời cơ sở vật chất đã lạc hậu không đáp ứng được các nhu cầu của thời đại.

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây đã có rất nhiều vấn đề đặt ra với hoạt động xuất khẩu thủy sản ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sản xuất và xuất khẩu mặt hàng thủy sản Ngành thủy sản Việt Nam đã chứng kiến và bị lôi kéo vào những vụ kiện bán phá giá, những tin đồn về chất lượng sản phẩm đồng thời đang phải đối mặt với rất nhiều bất lợi của thị trường Bên cạnh đó, các rào kĩ thuật và thương mại, lượng kháng sinh, nguồn gốc xuất sứ và hình thức điều kiện đánh bắt, về kiểm dịch, đang là thách thức đối với ngành thủy sản Việt Nam.

Vì vậy, đề tài “Hiệp định EVFTA - cơ hội, thách thức và giải pháp cho ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam” được nghiên cứu.

Trang 5

2 Mục đích nghiên cứu

Thứ nhất, nghiên cứu tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU trong những năm qua Xem xét những cơ hội, thách thức, những quy định của EU và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam hiện nay.

Thứ hai, đề xuất một số giải pháp, định hướng nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU theo chiều hướng lâu dài

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu một số vấn đề về thủy sản và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Nghiên cứu những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Về nội dung: nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến trình độ và khả năng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian qua và sắp tới Về thời gian: số liệu thu thập và nghiên cứu chủ yếu từ năm 2018 đến nay

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Để đạt mục tiêu nghiên cứu, đề án đã sử dụng một số phương pháp sau đây:

- Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề vừa toàn diện, vừa cụ thể, có hệ thống để đảm bảo tính logic của đề tài nghiên cứu.

- Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp quy nạp, diễn giải, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích so sánh để phân tích, đánh giá vấn đề và rút ra kết luận.

Trang 6

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUTổng quan nghiên cứu và nguồn gốc lý thuyết liên quan

Hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề thương mại giữa Việt Nam và EU Chẳng hạn như “Đánh giá một năm thực hiện hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA): Tác động đến kinh tế Việt Nam và sự thay đổi chính sách” do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thực hiện vào năm 2021; “Đánh giá tác động theo ngành của Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU: Sử dụng các chỉ số thương mại” (Vũ Thanh Hương, Nguyễn Thị Minh Phương/ Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 3 (2016) 28-38)

Các nghiên cứu này chủ yếu hướng vào phân tích tác động EVFTA đến toàn bộ nền kinh tế vĩ mô, trong đó tác động đến thương mại chỉ là một nội dung nhỏ Do đó, các nghiên cứu trước đây chưa phân tích được toàn diện và sâu sắc tác động của EVFTA đến thương mại giữa hai bên, đặc biệt là tác động ở cấp độ chi tiết HS 6 và những tác động trong nội bộ một ngành dựa trên các phương pháp chuyên sâu thường được sử dụng trong các nghiên cứu về thương mại Các nghiên cứu đã thực hiện về tác động của EVFTA cũng chưa thể hiện được những cam kết của hai bên tính đến thời điểm hiện nay và chưa phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến tác động của EVFTA cũng như tác động tạo lập, chệch hướng thương mại của EVFTA

Chính vì vậy bài viết này giúp cho thấy những điểm mới cũng như đi sâu vào phân tích kỹ hơn về hiệp định EVFTA.

Trang 7

NỘI DUNG

1 Tổng quan về Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam và tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU

1.1 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)

1.1.1 Định nghĩa

Hiệp định EVFTA (European-Vietnam Free Trade Agreement) Hiệp định EVFTA hay còn gọi là Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU là hiệp định được ký kết giữa 27 quốc gia thành viên EU và Việt Nam.

Hiệp định không chỉ loại bỏ hơn 99% thuế quan đối với hàng hóa, mà còn mở ra thị trường dịch vụ của Việt Nam cho các công ty EU và tăng cường bảo hộ các khoản đầu tư của EU vào Việt Nam.

Bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/08/2020, EVFTA được kỳ vọng sẽ mang lại cơ hội vàng đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm thủy sản Việt Nam với những lợi thế cạnh tranh sẵn có.

1.1.2 Nội dung cơ bản về Hiệp định EVFTA

Hiệp định gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo với các nội dung chính là: thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề pháp lý – thể chế Hiệp định EVFTA cũng bao gồm các Chương liên quan tới hợp tác và xây dựng năng lực, pháp lý – thể chế, chính sách cạnh tranh và trợ cấp Các nội dung này phù hợp với hệ thống pháp luật của Việt Nam, tạo khuôn khổ pháp lý để hai bên tăng cường hợp tác, thúc đẩy sự phát triển của thương mại và đầu tư giữa hai bên.

Thương mại hàng hóa

Theo các thương vụ xuất khẩu, khi EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số mặt hàng thuế quan (tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam).

Như bạn có thể thấy, hiệp định EU hiện dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại và cam kết thuế nhập khẩu 0% trong hạn ngạch.

Trang 8

Như vậy, Việt Nam đã cam kết xóa bỏ thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu của EU ngay khi hiệp định có hiệu lực, với 48,5% các mặt hàng chịu thuế cụ thể, chiếm 64,5% kim ngạch nhập khẩu.

Theo hiệp định thương mại hóa này, xóa bỏ thuế quan sau 10 năm khoảng 98,3% số dòng thuế quan (tương đương 99,8% kim ngạch nhập khẩu) Đối với 1,7% số dòng thuế còn lại của EU, Việt Nam sẽ áp dụng lộ trình 10 năm để xóa bỏ thuế nhập khẩu hoặc hạn ngạch thuế quan theo cam kết WTO.

Thương mại dịch vụ và đầu tư

Bên cạnh các cam kết hiệp định, các cam kết giữa Việt Nam-EU về thương mại dịch vụ đầu tư nhằm tạo môi trường đầu tư cởi mở và thuận lợi cho cả hai công ty.

Mua sắm của Chính phủ

Theo đó, có thể thấy Việt Nam và EU đã thống nhất nội dung phù hợp với GPA của WTO Đối với một số sáng kiến như đấu thầu qua mạng và thiết lập cổng thông tin điện tử để đăng tải thông tin đấu thầu, Việt Nam đã có lộ trình thực hiện EU cũng đã cam kết hỗ trợ kỹ thuật để Việt Nam thực hiện các cam kết này.

Sở hữu trí tuệ

Cam kết sở hữu trí tuệ bao gồm các cam kết liên quan đến quyền tác giả, phát minh, sáng chế, dược phẩm và nghĩa vụ chỉ dẫn địa lý Nhìn chung, các cam kết về quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật hiện hành.

1.2 Các cam kết liên quan đến việc xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang thị trường châu Âu

1.2.1 Hàng rào thuế quan

Xóa bỏ ngay khoảng 50% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, trong đó phần lớn các sản phẩm thuế cao từ 6 - 22% được xóa bỏ về 0% như hàu, điệp, mực, bạch tuộc, nghêu, sò, bào ngư chế biến, tôm sú đông lạnh…

Đối với những sản phẩm thủy sản có lộ trình giảm thuế từ 3 đến 7 năm bao gồm: 50% số dòng thuế còn lại, thuế suất cơ sở từ 5,5 - 26%, sẽ được cắt giảm về 0% theo lộ trình 3 - 7 năm, như sản phẩm tôm, cá tra, cá ngừ… Đối với sản phẩm thủy sản có áp dụng hạn ngạch thuế quan bao gồm: Mặt hàng cá ngừ đóng hộp và Surimi (cá viên) áp dụng hạn ngạch thuế quan lần lượt là 11.500 tấn/năm và 500 tấn/năm.

Đối với mặt hàng tôm: Ngay khi EVFTA có hiệu lực, thuế xuất khẩu một số mặt hàng tôm Việt Nam sang EU sẽ về 0%.

Trang 9

Đối với các sản phẩm thăn / phi lê cá ngừ đông lạnh, EU sẽ xóa bỏ thuế quan cho Việt Nam theo lộ trình 3 năm, từ mức thuế cơ bản 18% Với các sản phẩm thăn/philê cá ngừ hấp (nguyên liệu để sản xuất cá ngừ đóng hộp), EU sẽ xóa bỏ thuế quan cho Việt Nam theo lộ trình 7 năm, từ mức thuế cơ bản 24% Riêng đối với các sản phẩm cá ngừ chế biến đóng hộp (như cá ngừ ngâm dầu đóng hộp, đóng túi, các sản phẩm cá thuộc họ cá ngừ đóng hộp…), EU sẽ miễn thuế cho Việt Nam trong mức hạn ngạch 11.500 tấn/năm 1.2.2 Hàng rào phi thuế quan

Xuất xứ: Để được hưởng mức thuế ưu đãi như trong Hiệp định EVFTA đã cam kết, các sản phẩm thủy sản phải chứng minh được nguồn gốc xuất xứ Tiêu chí xuất xứ đối với thủy sản nguyên liệu và thủy sản chế biến trong EVFTA là xuất xứ thuần túy Điều này có nghĩa là thuỷ sản thô, sơ chế và thuỷ sản chế biến xuất khẩu của Việt Nam được coi là có xuất xứ theo Hiệp định EVFTA khi nguyên liệu thuỷ sản dùng trong quá trình sản xuất có xuất xứ thuần tuý từ Việt Nam (được sinh ra hoặc nuôi dưỡng, đánh bắt và chế biến hoàn toàn tại Việt Nam), không được phép nhập khẩu từ nước thứ ba ngoài Hiệp định EVFTA bao gồm các cam kết về thực thi các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS) đối với hàng hóa, đặc biệt là thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp Như vậy, mặc dù nhiều dòng thuế đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam về 0%, nhưng việc Việt Nam bị áp dụng thẻ vàng với khai thác hải sản từ năm 2018 cũng có tác động bất lợi đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần áp dụng linh hoạt, trung thực quy tắc xuất xứ, chú trọng quy định, tiêu chuẩn về lao động, môi trường… để thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản sang EU.

1.3 Tác động của Hiệp định EVFTA đến nền kinh tế Việt Nam

Thương mại hai chiều và đầu tư từ EU vào Việt Nam sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức khá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết công việc làm cho người lao động Riêng thu ngân sách nhà nước sẽ được cải thiện và tăng trong trung hạn, dài hạn Bên cạnh các tác động chung tới các khía cạnh khác nhau của nền kinh tế (các chỉ số kinh tế vĩ mô), Hiệp định EVFTA có tác động khác nhau đối với các ngành do mức độ mở cửa, lợi thế cạnh tranh, năng lực của từng ngành là khác nhau Ngoài ra, tác động gián tiếp thông qua sức ép cải cách thể chế cũng sẽ mang lại những ảnh hưởng tích cực tới nền kinh tế Cụ thể:

Trang 10

1.3.1 Tác động tới tăng trưởng kinh tế

Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tác động của EVFTA, nếu các cam kết về cắt giảm thuế quan và phi thuế quan được thực thi triệt để, kết hợp với một số yếu tố từ chiến tranh thương mại, Anh rời khỏi EU (Brexit), sự thay đổi chính sách của các nước tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ được cải thiện trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Hiệp định EVFTA dự kiến sẽ góp phần làm GDP tăng thêm ở mức bình quân từ 2,18 đến 3,25% (cho giai đoạn 5 năm đầu thực hiện), 4,57-5,30% (cho giai đoạn 05 năm tiếp theo) và 7,07-7,72% (cho giai đoạn 05 năm sau đó).

1.3.2 Tác động đến thương mại (xuất nhập khẩu)

Tham gia Hiệp định EVFTA sẽ tác động mạnh đến kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam Dự kiến giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Châu Âu (EU) tăng thêm khoảng 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định Xét về tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới, dự kiến kim ngạch của Việt Nam sẽ tăng trung bình 5,21-8,17% (cho giai đoạn 05 năm đầu thực hiện), 11,12-15,27% (cho giai đoạn 05 năm tiếp theo) và 17,98- 21,95% (cho giai đoạn 05 năm sau đó).

Xét về tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thế giới, dự kiến kim ngạch của Việt Nam tăng trung bình 4,36-7,27% (cho giai đoạn 05 năm đầu thực hiện), 10,63-15,4% (cho giai đoạn 05 năm tiếp theo) và 16,41-21,66% (cho giai đoạn 05 năm sau đó) Nhóm hàng được dự báo tăng nhập khẩu nhiều nhất từ EU là phương tiện và thiết bị vận tải, chiếm khoảng 12% tổng giá trị nhập khẩu tăng thêm, nhóm hàng máy móc thiết bị (10%), dệt may và điện thoại và linh kiện điện tử (6-7%), nông, lâm, thủy sản (5%) Xét về tổng thể, EVFTA sẽ góp phần giúp đa dạng hóa thị trường của ta để không bị phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường nào, từ đó giúp bảo đảm an ninh kinh tế của Việt Nam 1.3.3 Tác động đến ngân sách nhà nước (NSNN)

Cắt giảm thuế quan theo Hiệp định EVFTA sẽ có tác động hai chiều đến nguồn thu NSNN, cụ thể: Giảm thu NSNN do giảm thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu; Tăng thu NSNN do có thu thêm từ thu nội địa dưới tác động tích cực của thương mại, đầu tư và tăng trưởng kinh tế Dự kiến, tổng mức giảm thu NSNN từ giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo lộ trình của Hiệp định EVFTA là 2.537,3 tỷ đồng.

Trang 11

Mặt khác, thu NSNN tăng lên do thu nội địa từ tác động tăng trưởng của EVFTA là 7.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2020-2030 Số thu sẽ tăng dần theo mức độ tác động của Hiệp định tới tăng trưởng Như vậy, lợi ích của Hiệp định EVFTA về thu ngân sách có thể sẽ được phát huy tốt hơn trong trung và dài hạn.

1.3.4 Tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khi EVFTA thực thi, Việt Nam kỳ vọng có nhiều đổi mới và thể chế, cải thiện môi trường đầu tư do thực hiện Hiệp định sẽ tạo ra sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư Các cam kết rộng và sâu về đầu tư của Hiệp định sẽ giúp Việt Nam tiếp tục đổi mới cơ cấu kinh tế, hoàn thiện thể chế và môi trường kinh doanh ở Việt Nam, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư EU kinh doanh tại Việt Nam.

Mặt khác, các cam kết về thuận lợi hóa đầu tư cùng với mức độ tự do hóa các ngành dịch vụ của Việt Nam dành cho các nhà cung cấp dịch vụ của EU tăng lên, đặc biệt là dịch vụ kinh doanh, dịch vụ môi trường, dịch vụ bưu chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải biển Điều này sẽ thúc đẩy dòng vốn FDI từ EU vào Việt Nam tăng trong thời gian tới Hiệp định EVFTA cũng mở ra kỳ vọng nâng cao chất lượng đầu tư vào Việt Nam từ các đối tác có nguồn gốc là các nước phát triển do Việt Nam tăng cường mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ Điều này sẽ tạo ra những động lực mới cho dòng vốn FDI vào Việt Nam Theo đó, cơ cấu lĩnh vực đầu tư cũng có thể thay đổi khi Việt Nam thu hút được các đối tác đầu tư mới và các lĩnh vực thu hút đầu tư được mở rộng Dòng vốn FDI vào những lĩnh vực đầu tư còn dư địa lớn tại Việt Nam và EU cũng có thể mạnh như năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.

1.3.5 Tác động thay đổi pháp luật, thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh

Hiệp định EVFTA là cơ hội để Việt Nam tiếp tục cải cách thể chế-pháp luật theo hướng tiệm cận với chuẩn mực quốc tế, hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch và dễ dự đoán hơn, từ đó thúc đẩy cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài cũng như các hoạt động kinh doanh khác, bao gồm các giao dịch xuyên quốc gia, các loại hình dịch vụ cung cấp qua biên giới.

Những điều chỉnh, sửa đổi quy định pháp luật để phù hợp với Hiệp định EVFTA trong một số lĩnh vực như sở hữu trí tuệ cũng sẽ góp phần giúp các DN được hưởng sự bảo hộ cao hơn đối với thành quả đầu tư cho hoạt động sáng tạo Đây là động lực để các DN tiếp tục đầu tư nhiều hơn vào hoạt động sáng tạo nhằm đổi mới công nghệ và tạo môi trường

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:32

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan